What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Kinh Tế Công Nghệ Lobby.vn

17 tuổi bán ứng dụng cho Yahoo kiếm chục triệu USD

- Hãng Yahoo vừa thông báo đã ký thỏa thuận mua lại ứng dụng trên điện thoại di động Summly của cậu học sinh 17 tuổi người Anh Nick D'Aloisio

623669_zpsd3173608.jpg

Nick D'Aloisio trở thành triệu phú sau khi bán ứng dụng điện thoại di động cho Yahoo​

Yahoo vẫn chưa tiết lộ về số tiền bỏ ra, tuy nhiên giới truyền thông cho rằng thương vụ có giá trị vào khoảng 30 triệu USD

Truyền thông ca ngợi Nick là một trong những người trẻ nhất thế giới có thể tự kiếm được hàng chục triệu USD. Ứng dụng Summly được cậu viết vào năm 12 tuổi tại nhà riêng (London) nhằm phục vụ cho việc học

Trước khi đi đến thỏa thuận với Yahoo!, ứng dụng này có hơn 1 triệu lượt tải về trên App Store. Summly có chức năng giúp tổng hợp những nội dung quan trọng trên các báo và tích hợp nó thành “bài báo” hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, Summly còn ký được thỏa thuận hợp tác với hơn 250 nhà xuất bản trực tuyến (online)

Adam Cahan, giám đốc bộ phận điện thoại của Yahoo!, nói về ứng dụng: “Ứng dụng Summly sẽ giúp người đọc dễ dàng, nhanh chóng tìm được những câu chuyện, những thông tin họ muốn”

Nick và nhóm phát triển ứng dụng Summly của mình đã quyết định “đầu quân” cho Yahoo! nhằm tích hợp ứng dụng này vào những phần mềm điện thoại di động của hãng trong thời gian tới

Nick chia sẻ: “Tôi chưa bao giờ tưởng tượng được Summly lại thành công như bây giờ. Tôi rất cảm ơn những nhà đầu tư, những người đã tin tưởng và giúp đỡ tôi hết mình. Đầu tiên, tôi sẽ dùng số tiền mua một đôi giày và máy vi tính mới, toàn bộ số tiền còn lại tôi sẽ gửi tiết kiệm”

Quỳnh Thy
 
Google, Facebook... thèm nhân lực giỏi nước ngoài
- Google hay Facebook sẵn sàng trả lương khởi điểm 100.000 USD cho sinh viên giỏi mới ra trường và kêu gọi Chính phủ Mỹ cấp thêm nhiều visa H1-B cho người nước ngoài đến Mỹ làm chuyên môn


Nhân lực luôn nhận được sự quan tâm của các ông lớn ngành công nghệ Mỹ​

CNN ngày 15-5 cho hay nước Mỹ đang khát nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực lập trình, kỹ sư máy tính. Ước tính sẽ có 150.000 việc làm mới liên quan đến điện toán mỗi năm trong vòng 10 năm tới

Mặc dù lương khởi điểm trung bình cho sinh viên ngành khoa học máy tính mới ra trường là 64.400 USD/năm, những người trong cuộc cho biết con số này thường cao hơn. Trong các công ty lớn như Google hay Facebook, lương cho sinh viên giỏi mới ra trường gần 100.000 USD chưa kể thưởng và cổ phiếu. Lương của ngành công nghệ, kỹ thuật máy tính luôn đứng đầu các ngành nghề của Mỹ, chỉ xếp sau ngành hóa học

Tuy nhiên, nước Mỹ đang thiếu lực lượng lao động giỏi cung ứng cho nhu cầu của các công ty công nghệ Mỹ. Giới chuyên gia trong ngành và các nhà hoạch định chính sách lo ngại nước Mỹ sẽ tụt hậu nếu thiếu nhân lực

Mark Zuckerberg – ông chủ của Facebook, đã phải kêu gọi thay đổi chính sách nhập cư để các công ty Mỹ có thể thu hút thêm các nhà khoa học máy tính giỏi nước ngoài. Lãnh đạo các công ty khác cũng kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ cấp thêm nhiều visa H1-B để các chuyên gia nước ngoài có thể đến Mỹ làm chuyên môn một cách dễ dàng

Bill Gates, Mark Zuckerberg và nhiều lãnh đạo công nghệ khác cũng từng tham gia một chương trình khuyến khích thanh niên theo đuổi môn lập trình phần mềm, học tốt môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán

Kỹ sư giỏi hãy đi dạy !

Microsoft nhận định sự thiếu hụt nhân lực công nghệ một phần là do thiếu người trẻ theo đuổi khoa học máy tính, phần vì thiếu người dạy giỏi. Hãng đã hỗ trợ sáng kiến đưa giáo sư dạy công nghệ cao về các trường phổ thông để dạy bán thời gian, nhằm khơi gợi sự yêu thích công nghệ của học sinh

Kevin Wang - cử nhân khoa học máy tính và kỹ thuật điện Trường UC-Berkeley đồng thời là thạc sĩ giáo dục của Harvard, là người đưa ra sáng kiến này. Anh cho hay ngoài công việc phát triển phần mềm tại Microsoft, anh vẫn dạy thêm ở một trường phổ thông gần nhà

Mục tiêu của Wang là mỗi trường phổ thông của nước Mỹ đều có khóa học về khoa học máy tính. Mới đầu anh định nghỉ làm ở Microsoft để theo đuổi sáng kiến này nhưng không ngờ nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của lãnh đạo, tạo điều kiện cho anh làm hai công việc song song

“Nước Mỹ tạo ra những kỹ sư máy tính tốt nhất thế giới nhưng chúng tôi vẫn chưa có đủ nhân lực - Wang nói - Sinh viên giỏi ra trường thường đầu quân cho các công ty lớn ngay mà không chú ý đến việc giảng dạy”

Hiện các tình nguyện viên làm việc cho sáng kiến của anh đa số là đồng nghiệp tại Microsoft. Họ dạy tiết đầu kết thúc lúc 9g sáng rồi đến công ty làm việc

“Tất cả đều vì mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ và không ai đi dạy vì tiền”, Wang thổ lộ

Phan Anh
 
Google chi 1,3 tỉ USD mua ứng dụng bản đồ Waze
Theo thông tin của tờ Globes business (Israel), Google đã hoàn tất thương vụ mua lại ứng dụng bản đồ Waze với giá lên tới 1,3 tỉ USD

CNet ngày 10.6 dẫn lại thông tin trên cho biết, Google và Waze hiện đã "tìm được tiếng nói chung" và chốt được giá giao dịch hợp lý làm hài lòng cả hai bên. Thương vụ này sẽ giúp Google củng cố vị thế dịch vụ bản đồ của mình, trước sự phát triển không ngừng từ Facebook


Giao diện làm việc của ứng dụng bản đồ Waze trên thiết bị di động​

Được biết, vào tháng 5 qua, giới thạo tin đã lan truyền thông tin Facebook đang muốn mua lại ứng dụng bản đồ Waze với giá từ 800 đến 1 tỉ USD. Tuy nhiên, không lâu sau đó, các nguồn tin thân cận của Facebook nói rằng hãng này đã rút khỏi thương vụ do không tìm được tiếng nói chung với Waze

Theo đó, Facebook gặp rắc rối với Waze vì bất đồng trong việc có duy trì trung tâm nghiên cứu và phát triển của Waze ở Israel hay không. Bên cạnh đó, cũng có thông tin cho rằng giá của Facebook đưa ra chưa làm thỏa mãn Waze

Được biết, trong thời gian gần đây ứng dụng bản đồ của Waze, được thành lập từ năm 2007 và có trụ sở đặt tại Israel, nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng

Waze hoạt động giống như một dịch vụ bản đồ kiêm mạng xã hội thu nhỏ thông qua sự chia sẻ về tình hình hoạt động giao thông từ hơn 47 triệu người dùng tại 193 quốc gia và vùng lãnh thổ

Thành Luân
 
Nhiều hãng phần mềm 'săn' người tự kỉ
- Nhiều hãng công nghệ thông tin (IT) đang chạy đua tuyển mộ người tự kỉ, vì tính tự kỉ cản trở cuộc sống bình thường, nhưng lại rất hữu ích trong lĩnh vực phát triển phần mềm

SAP, hãng phát triển phần mềm khổng lồ của Đức, vừa tuyên bố dự định tuyển hàng trăm người tự kỉ trong 7 năm tới. Đến năm 2020, họ sẽ chiếm 1% trong tổng số 65.000 nhân viên của hãng


Người tự kỉ thường đòi hỏi chuẩn mực tuyệt đối, suy nghĩ logic tới tận cùng​

Sau những thành công trong việc tuyển dụng người tự kỉ làm công việc lập trình và thử nghiệm phần mềm tại Ấn Độ từ 2011, tại Ireland từ 2012, SAP sẽ mở rộng sang 8 nước khác

Anka Wittenberg, người chịu trách nhiệm về sự đa dạng và hòa nhập của nhân viên trong SAP, nhấn mạnh: Những đặc tính được coi như bệnh lí trong môi trường bình thường, như đòi hỏi chuẩn mực tuyệt đối, suy nghĩ logic tới tận cùng, chính là những tính chất không thể thiếu trong thử nghiệm phần mềm

Bí quyết thành công của SAP là đặc biệt quan tâm tạo dựng nơi làm việc hợp lí. “Điều cần nhất với người tự kỉ là sự ổn định được tính trước trong công việc cũng như trong điều kiện làm việc. Những thay đổi rất nhỏ cũng khiến họ rất khó chịu, như thay đổi vị trí bàn làm việc, ánh sáng mạnh, tiếng ồn hơn bình thường... Điều quan trọng trong việc trao đổi thông tin với người tự kỉ là họ không hiểu nghĩa ẩn, nghĩa bóng, sự hài hước đằng sau những câu nói

Đối với họ, các cấp bậc trong cơ quan không có ý nghĩa. Theo một góc nhìn khác, điều này có lợi vì họ luôn nói thẳng, nói thật”, Wittenberg nhận định. Người tự kỉ cần lịch trình chính xác, công việc xác định cụ thể, và sự truyền đạt thông tin chuẩn xác, rõ ràng

Specialisterne, công ty bảo vệ quyền lợi và giới thiệu việc làm Đan Mạch, đưa ra mục tiêu tạo dựng một triệu việc làm cho người tự kỉ. Với sự hợp tác của hãng, người tự kỉ đã nhận được công việc tại Bỉ, Áo, Scotland, Ireland, Mỹ, chủ yếu trong lĩnh vực thử nghiệm và lập trình. SAP cũng thực hiện chương trình của mình với sự hợp tác của hãng này

Với 0,5-1% trẻ em có biểu hiện tự kỉ trên toàn thế giới, việc tạo dựng môi trường làm việc mới này thực là một giải pháp đáng quan tâm. Tại Hungary, hướng chính trong sử dụng lao động tự kỉ là gây dựng nông trại

Hiện đã có 15 nông trại như vậy. Nhưng công việc nông trại chỉ là giải pháp đối với những người tự kỉ nặng hay bị thiểu năng trí tuệ, chưa hợp lí với người tự kỉ được đào tạo, tốt nghiệp cao đẳng, đại học và có thể tự lo cho bản thân

Tại Mỹ, thung lũng Silicon là nơi có tỉ lệ trẻ tự kỉ cao nhất. Tại Hà Lan cũng xuất hiện chiều hướng này: khả năng một đứa trẻ tự kỉ được sinh ra tại trung tâm IT thành phố Eindhoven cao gấp 2-4 lần so với các thành phố khác. Một số người nhận định rằng, cả Bill Gates, nhà sáng lập Microsoft, và Mark Zuckenberg, nhà sáng lập Facebook, cũng có biểu hiện tự kỉ nhẹ

Phan Bình
 
Người tự kỷ hợp làm lập trình viên
SAP đang tiến hành xem xét tuyển người mắc chứng tự kỷ đảm nhiệm công việc kiểm thử phần mềm và lập trình viên

Theo Gigaom, biểu hiện phổ biến của người mắc bệnh tự kỷ là khả năng phân tích và tập trung cao. SAP là công ty đa quốc gia đầu tiên phát động phong trào khai thác những đặc điểm này cho những công việc liên quan đến CNTT

Sau những thí điểm thành công, SAP sẽ đẩy mạnh tuyển dụng người mắc chứng tự kỷ. Hợp tác với một tổ chức có tên gọi Specialisterne đến từ Đan Mạch, công ty sẽ tuyển dụng hàng trăm nhân viên mắc chứng tự kỷ trên toàn thế giới làm việc trong các lĩnh vực như kiểm thử phần mềm, lập trình và đảm bảo chất lượng dữ liệu

Đây là động thái mới nhất trong một xu hướng khá thú vị. Công ty dữ liệu CMR, Alliance Data, có trụ sở tại Texas, Mỹ, hay các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT như công ty tư vấn Auticon có trụ sở tại Berlin, Đức, cũng đã bắt đầu tìm kiếm nhân sự từ những người mắc chứng bệnh tự kỷ. SAP là công ty đa quốc gia đầu tiên có chính sách tuyển dụng tương tự


Chỉ bằng cách sử dụng những người có suy nghĩ khác biệt và có trí thông minh sắc sảo thì SAP mới được chuẩn bị tốt để sẵn sàng đối đầu với những thách thức của thế kỷ 21​

Người tự kỷ có khả năng xã hội kém, vì thế họ thường gặp khó khăn trong môi trường làm việc. Kết quả là nhiều người mắc chứng tự kỷ cảm thấy khó khăn để tìm kiếm một công việc và giữ công việc ấy. Tuy nhiên, rối loạn tự kỷ có khá nhiều dạng và nhiều người trong số đó chỉ bị rối loạn ở mức độ nhẹ. Chẳng hạn như những người mắc hội chứng Asperger vẫn có thể hoạt động trong môi trường công việc bình thường

Những người bị rối loạn tự kỷ thường có khả năng tập trung cao độ và phân tích sắc sảo, và đây là những đặc điểm mà các công ty như SAP và Alliance Data để đem lại lợi ích cho họ, đặc biệt trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm và lập trình. Trong tuyên bố mới đây của mình, SAP cho biết, “họ nhìm thấy một lợi thế cạnh tranh tiềm năng từ việc thúc đẩy những tài năng khác thường của người mắc chứng tự kỷ”

Luisa Delgado, Giám đốc nguồn nhân lực của SAP, nhận định: "Bằng cách tập trung vào khả năng mà mỗi tài năng mang lại, chúng ta có thể định nghĩa lại cách quản lý sự đa dạng của tài năng. Chúng tôi tin rằng sự đổi mới chỉ đến trong một môi trường đầy áp lực hay trong lúc nguy khốn. Chỉ bằng cách sử dụng những người có suy nghĩ khác biệt và có trí thông minh sắc sảo thì SAP mới được chuẩn bị tốt để sẵn sàng đối đầu với những thách thức của thế kỷ 21”

SAP đã thực hiện thí điểm chính sách này ở Ấn Độ, bằng cách hợp tác với công ty Specialisterne, để tuyển 6 nhân viên mắc chứng tự kỷ cho vị trí kiểm thử phần mềm. Và kết quả là hiệu suất công việc đã tăng lên đáng kể

SAP cũng vừa hoàn thành quá trình sàng lọc để tuyển dụng 5 nhân viên mắc chứng tự kỷ ở Ireland. Công ty cũng cho biết sẽ mở rộng chính sách này trên toàn cầu và trong năm nay sẽ áp dụng tại Mỹ, Canada và Đức

Na Vy
 
Thương mại điện tử - thế giới của những nhà tỉ phú mới nổi
- Không phải là điều ngẫu nhiên khi một loạt nhà tỉ phú mới nổi lên đều xuất thân từ ngành thương mại điện tử, bởi trước hết đây chính là sức mạnh của công nghệ trực tuyến, và rồi được tiếp nối bởi sức mạnh của công nghệ di động hóa

Jeff Bezos đã đi tiên phong trong việc khai thác công nghệ trực tuyến và tự tin đưa Amazon vào vị trí ngang hàng với những nhà kinh doanh siêu thị hàng đầu như Walmart. Trong khi đó, Sachin Bansal và Binny Bansal cũng nhanh chóng gia nhập câu lạc bộ tỉ phú toàn cầu nhờ phát triển thương mại di động. Thương mại điện tử không chỉ tiến nhanh mà còn tiến vững chắc nhờ vào khả năng kết nối mở rộng, liên kết các lĩnh vực với nhau để tạo nên một hệ sinh thái

Sức mạnh của trực tuyến

Viện nghiên cứu Hurun tại Bắc Kinh (Trung Quốc) đã công bố danh sách những người giàu nhất thế giới tính đến ngày 15-1 năm nay, gồm 2.188 vị tỉ phú. Trong đó, ông chủ Amazon Jeff Bezos được xếp ở vị trí thứ 4, vượt lên 18 bậc, với 53 tỉ đô la so với con số 24 tỉ đô la của một năm trước đó. Điều đáng chú ý là Jeff Bezos đã vượt lên trên ba vị chủ nhân của hệ thống siêu thị lớn nhất thế giới Walmart là Rob, Jim và Alice Walton. Trong khi đó, Binny Bansal và Sachin Bansal của công ty Flipkart (Ấn Độ) lần đầu được ghi tên trong câu lạc bộ tỉ phú, ở thứ hạng 1510 và 1546, với giá trị tài sản cá nhân lên đến 1,4 tỉ đô la

Câu lạc bộ nhà giàu đang dần chuyển dịch về phía châu Á, và lần đầu tiên Bắc Kinh qua mặt New York để trở thành kinh đô của các tỉ phú. Số lượng tỉ phú Trung Quốc đã lên đến 568, bao gồm cả 60 người ở Hồng Kông và 34 người ở Đài Loan, vượt qua con số 535 của Mỹ. Bên cạnh đó, Ấn Độ có số lượng tỉ phú tăng thêm 14 người, giữ vững vị trí thứ ba với 111 tỉ phú trên bảng xếp hạng. Công nghệ thông tin và viễn thông vẫn là lĩnh vực có nhiều người giàu có nhất, với 307 người, chiếm 14% danh sách. Trong đó, có 39 người đến từ AirBnB, Kulun Tech, Jetsen và Flipkart. Mỹ vẫn là nước dẫn đầu về tỉ phú công nghệ, nhưng Trung Quốc lại là cái tên đáng chú ý khi đóng góp cho làng công nghệ thế giới đến chín nữ tỉ phú

Tờ tạp chí Retail Week liệt kê danh sách 100 tỉ phú hàng đầu trong ngành bán lẻ thế giới, và ở đó có đến chín người xuất thân từ thương mại điện tử gồm Jeff Bezos (vị trí thứ 2) của Amazon, Jack Ma (thứ 8) của Alibaba, Michael Otto (thứ 13) của Otto Group, David và Frederick Barclay (thứ 23) của Shop Direct, Pierre Omidyar (thứ 28) của eBay, Hiroshi Mikitani (thứ 32) của Rakuten, Liu Qiangdong (thứ 39) của JD.com – đối thủ của Alibaba, Joseph Tsai (thứ 42) của Alibaba, và Jeff Skoll (thứ 58) của eBay. Vị trí hàng đầu vẫn là Amancio Ortega thuộc tập đoàn thời trang Inditex, người mà trong một khoảng thời gian ngắn đã vượt qua người giàu nhất thế giới Bill Gates. Các vị trí từ thứ 3 đến thứ 5 thuộc về nhà Walton, chủ nhân của hệ thống siêu thị Walmart lớn nhất thế giới, và vị trí thứ 7 thuộc về nhà đầu tư nổi tiếng châu Á là Li Ka-Shing, chuyên ngành mỹ phẩm

Theo sau Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á đang trở thành một trung tâm thương mại điện tử năng động với 600 triệu dân. Nơi đây đang diễn ra cuộc tranh đua ráo riết giữa những công ty kinh doanh trực tuyến nội địa, công ty khu vực và công ty quốc tế. Một luồng vốn đầu tư chưa từng thấy đã đổ vào vùng này từ năm 2014, và 2015 đã trở thành một năm sôi động nhất với sự nổi lên của một số thương hiệu lẫn sự bỏ cuộc của một số khác. Những cuộc mua bán, chuyển nhượng, sáp nhập đã nói lên sự cạnh tranh quyết liệt để chiếm phần trong một thị trường thương mại điện tử đang trên đà tăng trưởng nhanh chóng. Sức mạnh trực tuyến đang chuyển về Đông Nam Á, và người ta không thấy lạ khi Alibaba và JD.com trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau ở thị trường này, tuy cùng đến từ Trung Quốc

Tiên phong và mạo hiểm

Hai yếu tố tạo nên bản lĩnh nơi một doanh nghiệp là nhận biết cơ hội và dám mạo hiểm. Nền thương mại điện tử của thế giới ngày nay đã bắt đầu từ những doanh nhân và doanh nghiệp đi tiên phong như thế, đặc biệt với Jeffrey Preston Bezos, khi ông nhận ra tương lai phía sau sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của Internet trong thập niên 1990. Năm 1994, vào tuổi 30, doanh nhân mạo hiểm đó đã lập nên công ty thương mại điện tử đầu tiên mang tên dòng sông hùng vĩ Amazon, để khai phá tài nguyên Internet vào việc bán hàng, bắt đầu bằng những cuốn sách. Dưới mắt Jeff lúc bấy giờ “Internet là tương lai của nhân loại. Đó không chỉ là một thư viện khổng lồ mà còn là một thị trường rộng lớn cho việc kinh doanh mọi lĩnh vực, mọi dịch vụ và sản phẩm”. Từ khám phá đến khai phá, Bezos đã viết nên trang sử mới cho nền thương mại hiện đại của thế giới

Đến nay, khi thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu thì người ta càng ngưỡng mộ và thán phục ý tưởng của Bezos. Lấy cảm hứng từ Amazon, tháng 12-1998, Jack Ma cùng với 17 người khác đã thành lập công ty thương mại điện tử đầu tiên cho lục địa Trung Quốc, lấy tên là Alibaba. Alibaba nay không chỉ là tên của một tập đoàn thương mại trực tuyến hàng đầu thế giới mà còn là nhà cung cấp dịch vụ từ bán sỉ, bán lẻ, bán đấu giá, tìm kiếm, mua sắm đến thanh toán điện tử và dữ liệu đám mây

Jack Ma của Alibaba và Ren Zhengfei của Huawei là hai người đã mở ra thời đại Internet cho Trung Quốc. Trong khi Huawei tập trung vào việc sản xuất trang thiết bị và công nghệ viễn thông thì Alibaba chuyên chú vào việc phát triển ứng dụng phần mềm tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh nền tảng thương mại điện tử

Gầy dựng hệ sinh thái

Năm 2008, khi nền kinh tế Nhật Bản đi xuống theo cơn suy thoái toàn cầu thì công ty thương mại điện tử Rakuten do Hiroshi Mikitani sáng lập vẫn đạt mức tăng trưởng 16,8%. Người Nhật vốn rất bảo thủ với các thói quen truyền thống đã nhận ra giá trị của giải pháp mà ‘hệ thống kinh tế Rakuten’ đem lại. Tập đoàn kinh tế mang đậm dấu ấn Á Đông này tạo nên một môi trường kinh doanh hài hòa, từ mô hình thương mại B2B2C đến du lịch và bảo hiểm, từ việc cho người nghèo vay tiêu dùng đến việc hỗ trợ các nhà buôn bán nhỏ bán hàng

Quay về quá khứ, vào tháng 10-1996, Mikitani bắt đầu thử thời vận với hai nhân viên và một trang web kinh doanh trực tuyến vốn rất xa lạ với người Nhật. Tháng 2 - 1997, ông tiếp tục mạo hiểm thành lập công ty MDM và đến tháng 5 năm đó khu chợ trực tuyến Rakuten Ichiba ra đời với chỉ 22 nhà buôn để rồi đến tháng 6-1999, ông chủ trẻ đổi tên MDM thành Rakuten Inc., và một năm sau đó cổ phiếu của tập đoàn này xuất hiện trên sàn chứng khoán Jasdaq

Được thành lập trễ hơn các đối thủ, vào năm 2007, nhưng Flipkart đã trở thành công ty thương mại điện tử lớn nhất Ấn Độ – thị trường đông dân thứ hai của châu Á. Công ty nhanh chóng qua mặt Amazon.india và vượt xa các công ty thương mại bản địa nhờ vào sáng kiến khai thác ứng dụng phần mềm di động. Cũng như ở Trung Quốc, Việt Nam hay các nước Đông Nam Á, tiềm năng thương mại di động ở Ấn Độ rất lớn nhờ vào sự xâm nhập nhanh chóng của các dòng thiết bị di động, đặc biệt là điện thoại thông minh. Khác với việc đầu tư vào trang web thương mại kiểu Amazon hay eBay, việc đầu tư ban đầu vào thương mại di động giúp rút ngắn thời gian, đơn giản và ít tốn kém hơn. Và khi mà điện thoại thông minh ngày càng trở nên phổ biến thì việc sử dụng chúng như một công cụ trong hoạt động mua sắm cũng đang dần trở thành một thói quen của người tiêu dùng. Sachin Bansal và Binny Bansal đã cùng thành công với ý tưởng khai thác phần mềm ứng dụng di động vào việc bán hàng

Việc Flipkart chọn thương mại di động làm môi trường khởi nghiệp đã tránh được cuộc đụng đầu trực diện với Amazon.india vốn đang sử dụng những trang web làm môi trường kinh doanh vào lúc bấy giờ. Khi mà công ty thương mại điện tử hàng đầu thế giới Amazon không coi Flipkart là đối thủ cạnh tranh thì công ty khởi nghiệp này đã có cơ hội để phát triển. Nhưng rồi đến lúc Amazon nhận ra phải giành miếng bánh thương mại điện tử vốn thích hợp hơn với văn hóa Ấn Độ thì cũng là lúc mà Flipkart đã chuẩn bị sẵn sàng cho chiến lược tạo dựng hệ sinh thái thương mại của riêng mình. Công ty này hiệp áp dụng rộng rãi nhiều phương thức thanh toán khác nhau, từ trả tiền mặt khi khách nhận hàng (COD) đến việc chi trả bằng thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ, và lẽ dĩ nhiên cả bằng phương thức thanh toán điện tử

Anh Vũ
 
Steve Jobs của giới đầu tư
Sa thải ngay nhân viên nào không phê bình sếp

Khuyến khích nhân viên phê bình cấp trên là cách Ray Dalio giúp công ty vượt qua sức ì để phát triển


Tỷ phú tự thân Ray Dalio là nhà sáng lập kiêm giám đốc tài chính của quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới, Bridgewater Associates. Quỹ này quản lý số vốn lên tới 150 tỷ USD

“Mặc dù được gọi là Steve Jobs của giới đầu tư, các nhân viên không xem Dalio là người đặc biệt và có thể thẳng thắn nói chuyện với ông”, Adam Grant, giáo sư đại học Wharton và là người từng phỏng vấn Dalio để viết cuốn sách kinh doanh bán chạy ở Mỹ “Originals”

Hãy xem bức email mà nhân viên gửi cho Dalio, sau cuộc họp với một khách hàng quan trọng của công ty

Ray, anh đáng được điểm D cho ngày hôm nay … Anh chỉ nói luyên thuyên trong 50 phút liền … Chúng tôi thấy rõ là anh chưa chuẩn bị gì cho cuộc họp. Nếu anh chuẩn bị trước, anh đã chẳng bối rối như thế ngay từ đầu ... Hôm nay anh thật sự tệ và chúng ta không thể để điều này tái diễn

Grant cho biết, ở một công ty bình thường, gửi thư chỉ trích sếp như này đồng nghĩa với việc tự sát. Nhưng ở Bridgewater, nhân viên được khuyến khích phê bình người khác, kể cả cấp trên. Thành tích của họ sẽ được đánh giá dựa trên việc họ có dám nói lên quan điểm của mình hay không

“Trên thực tế, họ có thể bị sa thải nếu không dám thách thức quan điểm của người khác”, Grant tiết lộ

Đây là tôn chỉ được quán triệt ngay từ ngày đầu nhân viên vào công ty. “Trong quá trình đào tạo, khi nhân viên học các quy tắc, họ thường xuyên được hỏi: Anh có đồng ý không?”, Grant cho biết

Về cơ bản, Dalio muốn nhân viên nghĩ cho bản thân và thách thức các chuẩn mực khi cần. “Đừng để lòng trung thành cản bước chân lý và sự cởi mở. Ai cũng phải học cách nói lên quan điểm phản biện của mình”, Dalio nói

Nam Nguyễn
 
Tại sao người sáng tạo hiếm khi được xem là lãnh đạo
Con người chúng ta phải lòng mấy chữ Eureka. Cũng dễ hiểu. Năng lực sáng tạo là điều kỳ diệu: đó là khả năng biến không thành có, tạo ra các kết nối mà người khác không nhìn thấy được

Mọi người đều muốn làm việc hoặc đầu tư cho hầu hết các công ty sáng tạo nhất thế giới. Đặc biệt là ngày nay. Các CEO xếp năng lực sáng tạo vào hàng kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhất đối với các tổ chức thành công trong tương lai (theo một cuộc khảo sát năm ngoái do Viện Giá trị Kinh doanh IBM thực hiện). “Đổi mới” là từ cửa miệng yêu thích của mọi người

Tuy nhiên, một nghiên cứu được tiến hành bởi trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania cho thấy: Những người thể hiện năng lực sáng tạo thực sự, có những ý tưởng không chỉ hữu ích mà còn độc đáo, lại hiếm khi được xem là nhà lãnh đạo. Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu nhân viên tại một công ty đa quốc gia ở Ấn Độ đánh giá năng lực sáng tạo và tiềm năng lãnh đạo của đồng nghiệp. Họ cũng yêu cầu sinh viên Mỹ đánh giá tương tự với bạn học của mình. Trong cả hai trường hợp, những người sáng tạo nhất lại không được xem là nhà lãnh đạo

Jennifer Mueller, trợ lý giáo sư về quản lý tại Wharton và là người đứng đầu cuộc nghiên cứu, phỏng đoán rằng những người sáng tạo có xu hướng không làm những điều mà các nhà lãnh đạo truyền thống thường làm: thiết lập mục tiêu, duy trì hiện trạng, bảo đảm sự chắc chắn. Mueller nói với CNN: “Tôi đi họp, và khi có ai đó nêu lên ý tưởng sáng tạo, thì ngay lập tức sẽ có người trợn ngược mắt lên và nói móc: ‘ở đó mà sáng tạo đi.’ Tuy nhiên, nếu hỏi họ, ‘Các bạn có muốn có lãnh đạo sáng tạo không?’ Họ sẽ trả lời, ‘Tất nhiên là có chứ!’”

Tôi tin rằng một lý do khác cho sự thiếu sáng tạo trong hàng ngũ lãnh đạo là nhiều nhà tư tưởng sáng tạo thường là người hướng nội. Các nghiên cứu cho rằng sự đổi mới thường đòi hỏi trạng thái cô đơn, và đa số người sáng tạo nổi bật trên một loạt các lĩnh vực là người hướng nội, hoặc ít nhất thấy thoải mái khi bỏ hết thời gian làm việc một mình

Những người thích dành thời gian ở một mình rõ ràng là xa lạ với văn hóa tổ chức theo nhóm hiện nay. Theo nghiên cứu quản lý, người hướng nội ít có khả năng được chọn cho các vị trí lãnh đạo như người hướng ngoại, mặc dù một nghiên cứu khác (ở Wharton, dẫn đầu bởi giáo sư Adam Grant) lại cho thấy rằng các nhà lãnh đạo hướng nội làm tốt hơn các vị hướng ngoại khi quản lý những nhân viên có tính chủ động – chính xác vì họ trao quyền tự do mơ mộng và thực hiện những ý tưởng mới cho nhân viên

Trong Drive, một cuốn sách hấp dẫn của ông về động lực của Daniel Pink, tác giả đã kể câu chuyện về một CEO như thế: William McKnight, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc của 3M trong thập niên 30 và 40. Ông là “một người có phong cách trầm lặng khiêm tốn, phản ánh tầm nhìn xa trong suy nghĩ.” McKnight tin tưởng ở một cương lĩnh đơn giản nhưng rất mới ở thời bấy giờ: “Thuê người tốt, và hãy để họ một mình”

McKnight thực hiện điều này bằng cách cho phép nhân viên kỹ thuật của 3M lên đến 15% thời gian dành cho các dự án mà họ lựa chọn. Cách làm này đã đem lại lợi ích lớn: trong 15% thời gian này, một nhà khoa học đã nghĩ ra giấy Post-it (giấy ghi chú dính). Ngoài ra, hầu hết các phát minh chủ đạo của 3M ngày nay đều xuất phát từ những thời khắc… vẽ vời bâng quơ trong 15% ấy!

Nếu thật sự nghiêm túc về một tương lai đổi mới, và nếu không chỉ xem “đổi mới” là một từ cửa miệng hay hay để nói chơi, thì ta thực sự cần nghĩ ra một giải pháp sáng tạo cho vấn đề này: quan điểm về các tư chất cần có của một lãnh đạo và của một con người sáng tạo đang quá khác nhau !

Để giải quyết được vấn đề này, ta cần xem xét lại định kiến của bản thân về người lãnh đạo điển hình. Ngoài ra, cần xem xét lại vai trò thực sự của lãnh đạo. Ngày nay, đa phần lãnh đạo cần thực hiện các nhiệm vụ truyền thống như phát biểu, tập hợp binh lính, và thiết lập mục tiêu. Nhưng ngoài ra, họ cũng cần phải khắc cốt ghi tâm đổi mới nghĩa là gì

Nếu cùng một người không thể làm tất cả những điều này đồng thời, thì ta cũng phải đối mặt với sự thực này: có bao nhiêu người vừa hoạt bát vừa đơn độc, vừa định hướng mục tiêu vừa cực kỳ độc đáo? Ta nên suy nghĩ thêm về chia sẻ quyền lãnh đạo, nơi mà hai người chia nhiệm vụ lãnh đạo theo thế mạnh và tài năng tự nhiên của họ. Một ví dụ của mô hình này là con người hướng nội Mark Zuckerberg “có tầm nhìn xa về sản phẩm,” CEO của Facebook, và con người hướng ngoại COO Sheryl Sandberg “người của mọi người”

Lời bình: Thật nghịch lí, đa phần mọi người thích trải nghiệm kết quả của sự đổi mới, nhưng lại vô cùng sợ hãi quá trình đổi mới. Người sáng tạo vẽ cho họ viễn cảnh, nhưng đồng thời tạo cho họ sự bất an. Ngược lại, nhà lãnh đạo truyền thống với đủ thứ công cụ làm tăng năng suất và đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu cho họ sự an toàn, nhưng kèm theo sự nhàm chán. Có lẽ vì vậy mà các công ty thành công luôn phải có sự hiện diện của một CEO sáng tạo và một COO với tư duy hệ thống chăng (Larry Page và Eric Schmidt; Steve Jobs và Tim Cook…) ?

Đã đến lúc nhìn lại cách cấu trúc tổ chức của mình để có thể hòa hợp sự sáng tạo và tính hệ thống. Đó là mô hình tiến hóa tổ chức, và sẽ là mô hình duy nhất có thể tồn tại qua quá trình chọn lọc tự nhiên

Đó là mô hình của tương lai

COO
 
Tại sao Google không còn thiết tha "săn" những sinh viên ưu tú nhất
Sinh viên ưu tú từ các trường đại học danh giá không còn là đối tượng mà Google đặt mục tiêu phải giành lấy bằng được

20170417151025-tuyen-dung-2.jpg

Văn phòng của Google

Trong một cuộc phỏng vấn với The Times, ông Laszlo Bock – phó chủ tịch cấp cao về các hoạt động nhân sự của Google – lưu ý rằng, Google đã xác định rằng “điểm GPA là vô giá trị trong quyết định tuyển dụng, điểm số các bài kiểm tra cũng tương tự… Chúng tôi phát hiện ra rằng những thứ đó không dự đoán được bất cứ điều gì”

Ông Bock cũng cho biết thêm rằng “tỷ lệ những nhân sự không có bằng đại học ở Google ngày càng tăng” – với một số bộ phận lên tới 14%. Trong khi nhiều phụ huynh đang đặt câu hỏi “Làm thế nào để con tôi có việc làm?” thì việc đến thăm Google và lắng nghe cách mà Bock trả lời có thể rất hữu ích

Đừng hiểu nhầm – Bock nói. “Điểm tốt chắc chắn là không có hại”. Nhiều vị trí ở Google đòi hỏi các kỹ năng toán học, máy vi tính, viết mã, vì thế nếu điểm số thực sự phản ánh kỹ năng của bạn trong những công việc mà bạn ứng tuyển thì đó sẽ là một lợi thế. Tuy nhiên, Google để mắt tới nhiều thứ hơn

“Có 5 đặc điểm tuyển dụng trong công ty của chúng tôi” – ông Bock giải thích. “Nếu đó là vị trí kỹ thuật thì chúng tôi sẽ đánh giá khả năng mã hóa của bạn, và có một nửa số vị trí trong công ty là kỹ thuật. Tuy vậy, ở vị trí nào thì tiêu chí số 1 mà chúng tôi tìm kiếm cũng là khả năng nhận thực chung. Nó không phải là IQ, mà là khả năng học tập. Đó là khả năng xử lý ngay tại chỗ. Đó là khả năng thu thập thông tin. Chúng tôi đánh giá điều đó bằng cách sử dụng những cuộc phỏng vấn hành vi mà chúng tôi cho rằng có khả năng dự đoán khả năng đó ở ứng viên

Thứ hai là “khả năng lãnh đạo. Nó khác với khái niệm lãnh đạo truyền thống. Lãnh đạo truyền thống là: bạn có phải là chủ tịch câu lạc bộ cờ vua không ? Bạn có phải phó giám đốc bán hàng không ?... Chúng tôi không quan tâm tới những thứ đó. Điều mà chúng tôi quan tâm là, khi phải đối mặt với một vấn đề và bạn là một thành viên trong nhóm, thì bạn có bước lên và lãnh đạo nhóm hay không ?

Một yếu tố khác cũng quan trọng không kém là bạn có chịu lùi bước để cho người khác lãnh đạo mình trong những thời điểm cần thiết hay không? Bởi vì, yếu tố quan trọng để trở thành một người lãnh đạo hiệu quả trong môi trường này là bạn phải sẵn sàng từ bỏ quyền lực”

Còn yếu tố gì nữa ? Đó là sự khiêm nhường và tính sở hữu. “Đó là sự ý thức về trách nhiệm, ý thức về tính sở hữu, để cống hiến, để cố gắng giải quyết bất cứ vấn đề gì, là sự khiêm nhường - chấp nhận đứng lùi lại để nhường chỗ cho những ý tưởng tốt hơn của người khác”


“Mục tiêu cuối cùng là chúng ta có thể cùng nhau làm gì để giải quyết vấn đề. Tôi đóng góp ý kiến của tôi, rồi tôi lùi bước” – ông giải thích

Không chỉ là sự khiêm nhường trong việc tạo không gian để người khác đóng góp, mà còn là “sự khiêm nhường về trí tuệ”. Nếu không có sự khiêm nhường này, bạn không thể học hỏi. Đó là lý do tại sao các nghiên cứu cho thấy nhiều sinh viên tốt nghiệp từ các trường kinh doanh danh giá nhất lại có phần cao ngạo. “Những người thành công sáng lán hiếm khi phải trải nghiệm thất bại, vì thế họ không học được cách học hỏi từ thất bại ấy” – Bock nói

“Thay vào đó, họ mắc những lỗi lầm quy kết cơ bản. Nếu có điều gì tốt đẹp xảy ra, đó là nhờ công của họ. Nếu có gì xấu xảy ra, đó là tại kẻ ngốc nào đó hoặc do họ không đủ nguồn lực… Những người mà chúng tôi muốn thuê sẽ phải rất quyết liệt. Họ sẽ tranh luận tới cùng. Họ sẽ cương quyết bảo vệ quan điểm của mình. Nhưng rồi khi bạn nói “Có một thực tế mới”, thì họ sẽ đáp “Ồ, điều đó đã thay đổi mọi thứ. Bạn nói đúng”. Bạn cần một cái tôi lớn và một cái tôi nhỏ trong cùng một con người ở cùng một thời điểm”


Ông Laszlo Bock – phó chủ tịch cấp cao về các hoạt động nhân sự của Google

Tóm tắt lại cách thức tuyển dụng của Bock: Tài năng có thể tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau và ngày nay nó có thể được gây dựng ở nhiều cách phi truyền thống ngoài những trường đại học tên tuổi

"Những người không học đại học và đi theo cách riêng của mình trên thế giới này là những người đặc biệt. Và chúng ta nên làm mọi thứ có thể để tìm ra họ”. Có quá nhiều trường đại học “không cung cấp những gì họ hứa hẹn. Bạn chỉ nhận về một đống nợ, mà không học được những thứ hữu ích nhất cho cuộc sống của mình. Đó chỉ là thời niên thiếu kéo dài”

Google đang thu hút được rất nhiều tài năng có thể vượt ra khỏi những chỉ số truyền thống như điểm GPA. Dù vậy, với hầu hết những người trẻ, việc học đại học và làm tốt ở đó vẫn là cách tốt nhất để làm chủ những công cụ bạn cần cho công việc của mình trong tương lai. Tuy nhiên, bằng cấp không phải là giấy chứng nhận bạn có thể làm được bất kỳ công việc gì. Thế giới này chỉ quan tâm và trả tiền cho thứ mà bạn làm được nhờ những gì mà bạn biết (mà không quan tâm bạn đã học nó như thế nào)

Và trong một thời đại mà sự cải tổ là nỗ lực của cả nhóm thì kỹ năng mềm là thứ được quan tâm rất nhiều. Đó là khả năng lãnh đạo, tính khiêm nhường, sự hợp tác, khả năng thích ứng, sự ham học hỏi và tái học hỏi. Điều này luôn đúng dù bạn làm việc ở bất cứ đâu


Nguyễn Thảo
 
Last edited:
Dữ liệu trở thành tài nguyên quan trọng nhất thế giới
Trong lịch sử kinh tế, đôi lúc lại có một loại hàng hoá mới xuất hiện, tạo ra một ngành công nghiệp phát triển nhanh và nhiều lợi nhuận, khiến chính phủ phải can thiệp để kiềm chế những doanh nghiệp lớn

Cách đây một thế kỷ, loại hàng hóa đó chính là dầu mỏ. Giờ đây, đang có nhiều mối quan ngại tương tự xuất hiện xung quanh dữ liệu, vốn là thứ dầu mỏ của kỷ nguyên số. 5 tập đoàn CNTT khổng lồ Alphabet (công ty mẹ của Google), Amazon, Apple, Facebook và Microsoft dường như đã trở thành một thế lực không thể ngăn cản được, còn được gọi là "Bộ năm đáng sợ" (Frightful Five) hay FAMGA

Đây là 5 công ty niêm yết có giá trị vốn hóa lớn nhất trên thế giới. Chỉ trong quý I/2017, tổng lợi nhuận ròng của nhóm này là hơn 25 tỷ USD. Amazon thu về một nửa số tiền chi tiêu trực tuyến ở Mỹ, còn Google và Facebook chiếm gần như tất cả tăng trưởng doanh thu trong quảng cáo số ở Mỹ năm ngoái

Sự thống trị này của FAMGA đã làm nảy sinh các lời kêu gọi nên chia tách các công ty này ra, như trường hợp của Standard Oil vào đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, khổng lồ không phải là một cái tội. Sự thành công của những doanh nghiệp này đã mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Rất ít người muốn sống mà không có công cụ tìm kiếm của Google, dịch vụ giao hàng trong một ngày của Amazon hoặc những cập nhật tin tức trên Facebook

Nếu áp dụng các tiêu chuẩn chống độc quyền thông thường thì các công ty này cũng không mắc phải điểm nào. Thay vì tận dụng thị phần lớn để ép giá người tiêu dùng, nhiều dịch vụ của họ lại được cung cấp hoàn toàn miễn phí (để đổi lại dữ liệu từ người dùng). Và sự trỗi dậy của những công ty mới nổi như Snapchat cho thấy những doanh nghiệp mới tham gia thị trường vẫn có thể tạo ra chỗ đứng

Nhưng chúng ta vẫn có nhiều lý do để lo lắng. Việc các công ty Internet kiểm soát dữ liệu mang lại cho họ sức mạnh to lớn. Những quan điểm về cạnh tranh hiện nay, vốn xuất phát từ thời đại dầu lửa, đã trở nên lỗi thời trong cái gọi là "nền kinh tế dữ liệu". Đây là lúc để thay đổi tư duy

Số lượng tự thân nó cũng là một chất lượng

Những điều gì đã thay đổi trong một thập kỷ qua? Điện thoại thông minh và internet đã làm dữ liệu trở nên phong phú, phổ biến và có giá trị hơn rất nhiều. Cho dù bạn đang chạy, xem truyền hình hay thậm chí chỉ ngồi trên xe hơi, hầu như mọi hoạt động của bạn đều tạo ra dấu vết số - nguyên liệu thô để tạo ra dữ liệu. Khi các thiết bị từ đồng hồ đến ôtô đều được kết nối Internet, lượng dữ liệu ngày càng tăng: có một số ước tính rằng một chiếc xe tự lái sẽ tạo ra 100 gigabyte mỗi giây

Trong khi đó, các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo (AI) cũng giúp tạo ra nhiều giá trị hơn từ dữ liệu. Các thuật toán có thể dự đoán khi nào khách hàng sẵn sàng mua một món hàng, một động cơ phản lực cần được bảo trì hoặc một người có nguy cơ mắc bệnh. Những gã khổng lồ về thiết bị công nghiệp như GE và Siemens bây giờ cũng tự xem mình là những công ty dữ liệu

Việc gia tăng lượng dữ liệu làm thay đổi bản chất của cạnh tranh. Những gã khổng lồ công nghệ luôn được lợi từ hiệu ứng mạng (network effect): càng có nhiều người sử dụng Facebook, thì nó sẽ càng trở nên hữu ích đối với những người khác. Việc ứng dụng dữ liệu sẽ tạo ra thêm nhiều hiệu ứng mạng nữa: Bằng cách thu thập thêm dữ liệu, một công ty dễ dàng cải tiến sản phẩm, thu hút thêm người dùng, tạo ra nhiều dữ liệu hơn,...

Nếu hãng xe Tesla càng thu thập được nhiều dữ liệu hơn từ những chiếc xe tự lái, thì những chiếc xe này sẽ càng hoạt động hiệu quả hơn. Đây là một phần nguyên nhân vì sao mà hãng Tesla dù chỉ bán được 25.000 chiếc ô tô trong quý I/2017 nhưng lại có giá trị vốn hóa cao hơn GM với doanh số 2,3 triệu chiếc. Những bộ cơ sở dữ liệu khổng lồ có thể tạo thành những thành trì vững chắc bảo vệ giá trị của doanh nghiệp

Việc có trong tay lượng lớn dữ liệu cũng là một cách bảo vệ các công ty khỏi sự cạnh tranh với các đối thủ khác. Tính cạnh tranh trong ngành công nghiệp công nghệ cao chỉ có thể được bảo đảm, nếu vẫn còn tồn tại khả năng cho phép những công ty mới nổi lật đổ những gã khổng lồ, hoặc có những công nghệ mới làm thay đổi hoàn toàn luật chơi. Nhưng cả hai khả năng trên ngày cảng ít xảy ra hơn trong thời đại dữ liệu

Hệ thống giám sát và thu thập dữ liệu của những doanh nghiệp CNTT khổng lồ bao trùm lên hết cả nền kinh tế: Google có thể nhìn thấy những gì mọi người tìm kiếm, Facebook biết những gì họ chia sẻ, Amazon biết những gì họ mua. Những công ty này cũng sở hữu luôn các chợ ứng dụng, hệ điều hành và cho những công ty khởi nghiệp thuê lại hệ thống đám mây của họ. Họ có một “đôi mắt của Chúa" để biết được hoàn toàn các hoạt động trong thị trường. Họ có thể nhìn thấy khi nào một sản phẩm hoặc dịch vụ mới bắt đầu thu hút sự chú ý, cho phép họ sao chép lại nó hoặc đơn giản là mua lại luôn những công ty có khả năng trở thành đối thủ. Việc Facebook bỏ ra 19 tỷ USD để mua lại WhatsApp, một ứng dụng nhắn tin với chưa đầy 60 nhân viên, được xem một vụ sáp nhập nhằm loại bỏ các đối thủ tiềm năng (shoot-out acquisition). Như vậy, dữ liệu có thể làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường

Thế thì việc chống độc quyền cần phải thay đổi ra sao ?

Bản chất của dữ liệu làm cho các biện pháp chống độc quyền của quá khứ trở nên kém hiệu quả. Việc tách một công ty như Google thành năm công ty con (Googlets) sẽ không ngăn chặn được hiệu ứng mạng từ các công ty này: tới một lúc nào đó, một trong số họ sẽ trở lại thành một người khổng lồ như xưa. Việc thay đổi cách tư duy chống độc quyền là rất cần thiết, và hiện đang có hai ý tưởng nổi bật hơn hẳn

Ý tưởng thứ nhất là các cơ quan chống độc quyền cần phải chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp cuối thế kỷ 19 sang kỷ nguyên số của thế kỷ 21. Ví dụ, khi xem xét một vụ sáp nhập, các cơ quan này thường quan tâm đến quy mô của các doanh nghiệp để quyết định khi nào cần can thiệp. Bây giờ họ cần phải tính đến khối dữ liệu của các công ty khi đánh giá tác động của một giao dịch M&A

Giá mua cũng có thể là tín hiệu cho thấy bên mua đang muốn ngăn chặn một mối đe dọa mới. Ví dụ, việc Facebook sẵn sàng vung ra gần 20 tỷ USD cho WhatsApp, dù công ty này chưa có nhiều doanh thu, sẽ là một dấu hiệu về hành vi "bóp chết cạnh tranh". Các cơ quan chống độc quyền cũng cần phải ứng dụng dữ liệu hiệu quả hơn, ví dụ bằng cách sử dụng phương pháp mô phỏng để săn lùng việc các thuật toán dàn xếp giá cả, hoặc xác định cách tốt nhất để thúc đẩy cạnh tranh

Ý tưởng thứ hai là giảm bớt quyền kiểm soát dữ liệu của các tập đoàn lớn, và tăng thêm quyền lực cho người dùng. Các công ty có thể buộc phải tiết lộ cho người tiêu dùng về những thông tin mà họ đang nắm giữ, và họ kiếm được bao nhiêu tiền từ nó

Các chính phủ có thể khuyến khích sự xuất hiện của các dịch vụ mới bằng cách mở cửa kho dữ liệu mà họ đang quản lý, hay đóng luôn vai trò quản lý những phần quan trọng của nền kinh tế dữ liệu như đang làm với các hệ thống cơ sở hạ tầng. Ấn Độ đã làm điều này với hệ thống căn cước số Aadhaar. Chính phủ cũng có thể yêu cầu các tập đoàn phải chia sẻ lại một số loại dữ liệu nhất định, với sự đồng ý của người dùng - Châu Âu đang yêu cầu các ngân hàng phải cho phép các bên thứ ba có thể tiếp cận dữ liệu khách hàng của họ

Việc tăng cường chống độc quyền cho thời đại thông tin là chuyện không dễ dàng. Nó sẽ gây ra những rủi ro mới: ví dụ, việc chia sẻ dữ liệu nhiều hơn có thể đe dọa đến sự bảo mật thông tin cá nhân. Nhưng nếu các chính phủ không muốn một nền kinh tế dữ liệu bị thống trị bởi một vài tập đoàn khổng lồ, họ sẽ phải hành động sớm trước khi quá muộn

Bá Ước
 
Last edited:
Startup công nghệ
Vì sao sinh ra nhiều thành công chẳng có bao nhiêu ?

Công ty khởi nghiệp công nghệ thành công nhất thời gian trở lại đây chính là Facebook – tới nay đã 13 năm tuổi !

Thung lũng Silicon được xem là mảnh đất “mát tay” bởi nó đã giúp rất nhiều chàng trai trẻ khởi nghiệp từ garage ô tô hoặc phòng ký túc xá để rồi sau đó tạo nên những công ty thay đổi thế giới

Đó đúng là những gì đã xảy ra với Apple và Microsoft vào những năm 1970; AOL vào năm 1980; Amazon, Yahoo và Google vào những năm 1990 và Facebook vào năm 2000

Tuy nhiên, kể từ năm 2010, thế giới dường như trở nên “khát” startup hơn bao giờ hết. Mọi người vẫn khởi nghiệp, dĩ nhiên là thế. Thậm chí startup còn trở thành xu hướng phổ biến nhưng, công ty khởi nghiệp công nghệ thành công nhất thời gian trở lại đây chính là Facebook – tới nay đã 13 năm tuổi !

Cho tới năm ngoái, Uber vẫn được kỳ vọng trở thành gã khổng lồ công nghệ mới nhất của Thung lũng Silicon. Tuy nhiên, hiện tại tình hình đang trở nên rối hơn bao giờ hết. CEO đồng thời là đồng sáng lập Uber đã từ chức, hàng loạt vị trí lãnh đạo cấp cao khác bị bỏ trống và tương lai của công ty hiện hoàn toàn bất định

Cũng có nhiều công ty công nghệ khác hình thành trong vòng 10 năm qua cũng chưa ai đạt được thành tựu thực sự xuất sắc. Airbnb – công ty công nghệ Mỹ giá trị nhất thế giới chỉ sau Uber hiện được định giá 31 tỷ USD, chỉ bằng khoảng 7% giá trị của Facebook. Một số khác gồm Snap, Square và Slack thậm chí giá trị còn thấp hơn rất nhiều

Vậy điều gì đang diễn ra ?


“Khi chứng kiến Google và Amazon những năm 1990, tôi cảm thấy họ giống những nhà thám hiểm đại tài như Columbus và Vasco da Gama khi lần đầu tiên lái tàu ra khỏi lãnh thổ Bồ Đào Nha vậy”, Jay Zaveri – một nhà đầu tư tại thung lũng Silicon chia sẻ

Zaveri cho rằng những người tiên phong trong ngành công nghiệp Internet đã nhanh chân lấy được “những trái ngon dễ hái” và cực kỳ may mắn khi “tóm” được những lĩnh vực thực sự sinh lời gồm tìm kiếm, mạng xã hội và thương mại điện tử. Chính vì vậy cơ hội cho những kẻ đến sau như Pinterest và Blue Apron không còn nhiều

Tuy nhiên, câu chuyện không hẳn đơn giản như vậy !

Những công ty công nghệ khổng lồ hiện nay đã trở nên rất khôn khéo trong việc tiên đoán và đối phó với những đe dọa rình rập đối với vị trí thống trị của họ. Việc này được tiến hành bằng cách liên tục mở rộng mạnh mẽ ra các thị trường mới và mua lại những đối thủ tiềm năng khi chúng vẫn còn khá nhỏ. Một số chuyên gia thì chỉ trích rằng các công ty này đang kiểm soát và nắm giữ chặt một cơ sở hạ tầng Internet, khép cánh cửa bước vào thị trường đối với những công ty Internet nhỏ

Kết quả là, một ngành công nghiệp vốn nổi tiếng mở cửa cho tất cả mọi người bỗng trông giống như một sân chơi độc quyền với sự thống trị của một vài công ty lớn với vị trí vững chắc

Cá lớn nuốt cá bé


Ai ở thung lũng Silicon cũng đều biết câu chuyện về những công ty từng cực kỳ to lớn như Digital Equipment Corporation, Sun Microsystem, AOL và Yahoo cuối cùng đều bị mua lại bởi những công ty công nghệ khác. Nhà đầu tư Phin Barnes cho rằng những gã khổng lồ công nghệ hiện nay đã nghiên cứu cẩn thận những sai lầm mà các công ty kể trên mắc phải và quyết tâm không bao giờ lặp lại

Đội ngũ quản lý tại những công ty công nghệ lớn hiện nay như Facebook, Amazon, Google và Microsoft “hiểu rõ những rủi ro tiềm ẩn”

Với Facebook, thử nghiệm đầu tiên tới từ việc ra mắt điện thoại thông minh. Khởi đầu, Facebook ra mắt công chúng thông qua giao diện cho màn hình máy tính tuy nhiên để không chịu chung số phận với Yahoo, công ty này đã nhanh chóng chuyển tập trung sang giao diện cho các thiết bị điện thoại và yêu cầu đội ngũ kỹ sư tạo ra những ứng dụng di động tiên phong

Zuckerberg cũng tích cực “mua sắm”. Anh này thường xuyên săn lùng những công ty đang xây dựng được lượng khách hàng lớn trên các thiết bị di động. Trong năm 2012, Facebook đã mua lại Instagram – khi ấy mới chỉ có một vài nhân viên với giá 1 tỷ USD. Hai năm sau đó, Mark tiếp tục cho mua startup nhắn tin WhatsApp với giá 19 tỷ USD

Zuckerberg đã theo đuổi cách làm giống như vị tiền bối của mình là Google. Trong năm 2006, Google đã trả 1,65 tỷ USD cho YouTube – một kênh video hàng đầu trên mạng Internet. Ấn tượng nhất là việc Google mua một công ty phần mềm di động ít được biết đến có tên Android vào năm 2005 và sau đó biến đây trở thành hệ điều hành di động phổ biến bậc nhất toàn thế giới

Hiện tại, những thương vụ này đều cho thấy đó là quyết định đúng đắn: WhatsApp và YouTube hiện là những mạng xã hội hàng đầu trên Internet chỉ sau Facebook. Instagram đứng vị trí tiếp theo trong danh sách – loại trừ những đối thủ tới từ Trung Quốc. Nếu những công ty này vẫn còn độc lập, rất có thể chúng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh với Google và Facebook. Thay vào đó, hiện chúng lại trở thành một phần của những đế chế khổng lồ như Google và Facebook

Amazon hiện cũng đang theo đuổi chiến lược tương tự. Họ đã mua hãng giày Zappos vào năm 2009 và một năm sau đó là Quidsi – công ty đứng đằng sau website Diapers.com

Chấp nhận bị mua thì sống, ngược lại chắc chắn chết


Dẫu vậy, không phải startup nào cũng chấp nhận lời đề nghị thâu tóm từ những gã khổng lồ. CEO Snapchat Evan Spiegel là một ví dụ. Anh này đã từ chối lời chào mua trị giá 3 tỷ USD từ Mark Zuckerberg vào năm 2013 và sau đó đổi tên công ty thành Snap để IPO vào tháng trước

Tuy nhiên, thông qua Instagram, Facebook đã tự xây dựng những tính năng giống hệt Snapchat. Cụ thể, Instagram đã cho ra mắt 6 phiên bản khác nhau của dạng stories như Snapchat vào năm ngoái và trong vòng 6 tháng Instagram stories đã có lượng người dùng hàng ngày nhiều hơn cả chính Snapchat

Trước áp lực cạnh tranh quá gay gắt từ Instagram, cổ phiếu Snap đã lao dốc không phanh sau ngày IPO

CEO Yelp là Jeremy Stoppelman cũng đã quyết từ chối lời chào mua của Google và Yahoo để đưa công ty IPO vào năm 2012. Google đã phản ứng lại bằng cách phát triển dịch vụ tương tự của riêng họ. Và theo CEO Stoppelman thì Google đã tận dụng lợi thế công cụ tìm kiếm của mình để tạo ra cạnh tranh không công bằng với Yelp

“Google bắt đầu xếp lại và thay đổi thứ tự kết quả tìm kiếm”, CEO Stoppleman nói trong bài phỏng vấn vào tháng 6. Yelp thường xuất hiện ở những trang sau trong kết quả tìm kiếm từ Google và bởi vậy họ rất khó thu hút được người dùng. Kết quả là Yelp hiện chỉ đủ khả năng để sinh tồn ở thị trường Mỹ còn nỗ lực mở rộng ra nước ngoài của công ty này là thực sự khó khăn

Chứng kiến viễn cảnh phải cạnh tranh gay gắt như vậy khiến nhiều công ty khởi nghiệp mới nổi sợ hãi và họ đành chấp thuận "bán mình". Quidsi – công ty đứng đằng sau Diapers.com ban đầu tư chối lời mời mua lại từ Amazon. Amazon ngay lập tức giảm giá loại tã trẻ con bán trên trang web này

CEO Quidsi đã ngồi tính toán phí vận chuyển cộng với hiểu biết về giá mua buôn từ P&G và đưa ra kết luận rằng Amazon đã phải chi khoảng 100 triệu USD trong vòng 3 tháng để theo đuổi chiến lược giảm giá này. "Vừa khởi nghiệp kinh doanh, Quidsi không thể có đủ tiềm lực để chịu chi như vậy vì thế công ty cuối cùng buộc phải bán cho Amazon vào năm 2010"

Trong quá khứ, những startup Internet cổ điển như Yahoo, eBay, Google và Facebook thường ra đời bằng một khoản tiền khiêm tốn và sau đó có lợi nhuận sau vài năm

“Mark Zuckerberg có một lợi thế to lớn khi thành lập Facebook bởi chi phí để vận hành một website không lớn, kể cả là có hàng triệu người dùng”, theo Mike Maples – một nhà đầu tư tại công ty Floodgate. Chính vì vậy, Zuckerberg có thể nhanh chóng tạo ra lợi nhuận và khi tiếp tục phát triển, website này có sẵn tiền để tham gia những thương vụ thâu tóm

Tuy nhiên, những năm gần đây mọi chuyện đã khác !

Khi các nhà đầu tư nhận thấy tiềm năng thu được lợi nhuận của một công ty công nghệ, họ sẵn sàng rót tiền và nguồn lực vào để đảm bảo startup được đầu tư sẽ trở thành một trong những kẻ thống trị thị trường. Nhưng chính điều đó, khiến khả năng thu được lợi nhuận càng thấp

Đó là tình huống đang diễn ra trong thị trường chia sẻ xe. Uber và Lyft đã tham gia cuộc chiến về giá trong suốt nhiều năm, "ngốn" của Uber hàng tỷ USD còn Lyft cũng mất cả triệu. Tình huống tương tự cũng đang diễn ra trong thị trường vận chuyển đồ ăn khi nhiều công ty đã tốn hàng triệu USD để thu hút khách hàng

Một điểm khác cần lưu ý là: Các công ty công nghệ khổng lồ ngày một gia tăng kiểm soát đối với những startup xây dựng nền tảng tiếp cận người dùng

Facebook đang ngày càng phát triển lượng người dùng và bất kỳ ai muốn tiếp cận khách hàng qua kênh này đều phải trả tiền. "Hãy đưa cho chúng tôi 4 USD cho mỗi lần cài đặt và chúng tôi sẽ giúp bạn có người dùng và kiếm được thật nhiều tiền nhờ quá trình này”

Vì vậy, mặc dù chi phí để xây dựng một dịch vụ trực tuyến ngày một rẻ hơn nhưng nhiều công ty sẵn sàng chi ra hàng triệu USD cho quảng cáo để đưa ứng dụng và dịch vụ của họ tiếp cận những người dùng tiềm năng. Và một phần lớn số tiền ấy đã chảy vào túi Google và Facebook

Rõ ràng với những thách thức mà các startup phải đối mặt, có một sự lo ngại nho nhỏ rằng một sản phẩm đại chúng, mang tính đổi mới có thể tiếp cận được tới khách hàng. Lý do cực kỳ đơn giản để giải thích tại sao đã quá lâu rồi thế giới không có thêm bất kỳ công ty Internet lớn nào là bởi thị trường đã bị những gã khổng lồ khai thác gần cạn kiệt rồi !

Một vài tháng trước, mạng Internet đã sục sôi về một startup kỳ cục mang tên Juicero – họ bán một chiếc máy ép hoa quả với giá "cắt cổ" cùng cách thức hoạt động khá kỳ cục. Dẫu vậy việc thiết bị này vẫn nhận được sự tin tưởng của một vài nhà đầu tư cho thấy khó khăn trên thị trường để tung ra một sản phẩm thật sự cải cách

Thậm chí một vài startup mới đây như Snap, Square và Pinterest cũng chưa tạo ra được cuộc cách mạng thật sự giống như Apple, Amazon và Google từng làm

Hiện tượng này từng xảy ra trước đây vào những năm 1950, 1960 và 1970 khi ngành sản xuất chất bán dẫn bùng nổ. Tuy nhiên, cuối cùng thị trường lại lắng xuống với một vài công ty lớn như Intel, Samsung, Qualcomm thống trị thị trường

Vào những năm 1980, các công ty lớn như Microsoft, Adobe và Intuit đã tạo ra những phần mềm cho máy tính. Đến nay họ vẫn tiếp tục kiếm được tiền bởi vậy không còn nhiều cơ hội để những startup mới nổi phát triển phần mềm cho PC

Tình huống tương tự có lẽ đang xảy ra với ứng dụng và dịch vụ trực tuyến. Hiện tại chúng ta đang có quá nhiều việc để làm trên một trình duyệt web và điện thoại thông minh và đã phần những "miếng bánh ngon nhất" đều đang được Google, Facebook và Snap kiểm soát

Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là tinh thần đổi mới tại thung lũng Silicon đã dừng lại, chỉ có điều sẽ khác một chút so với những gì xảy ra trong 20 năm trước

Lấy Tesla là một ví dụ. Đây là một công ty thung lũng Silicon cổ điển. Họ có trụ sở tại Palo Alto và có đội ngũ nhà phát triển riêng để thiết kế mọi thứ từ giao diện màn hình tới phần mềm tự lái

Tuy nhiên nhìn ở một góc độ khác, Tesla lại đại diện cho một thứ gì rất mới mẻ. Trong khi Apple sản xuất iPhone tại Trung Quốc thì Tesla lại vận hành nhà máy sản xuất ô tô tại Fremont, California. Khi những công ty như Uber và Airbnb kêu gọi mọi người không cần sở hữu xe và nhà, Tesla lại chi hàng tỷ USD cho những nhà máy pin

Vì vậy ngay cả khi những gã khổng lồ như Google, Facebook và Amazon tiếp tục thống trị thị trường dịch vụ trực tuyến thì điều đó không có nghĩa là họ vẫn duy trì là người dẫn đầu trong việc đổi mới công nghệ

Thay vào đó, sự đổi mới có thể đi theo những hướng khác nhau – như xe điện và máy bay không người lái thay vì ứng dụng điện thoại thông minh. Chúng ta quen với suy nghĩ thung lũng Silicon, Internet và sự đổi mới là những thứ có thể hoán đổi cho nhau. Nhưng, rất có thể làn sóng đổi mới tiếp theo sẽ rất khác so với trước đây

 
Last edited:
Mô hình Alibaba và Tencent

104346398-gettyimages-598020194530x298-1509521883386.jpg

“Một khía cạnh quan trọng trong mô hình kinh doanh của Trung Quốc là khả năng làm việc với chính quyền”, Fan Bao, CEO của China Renaissance, nói với CNBC

Với 2/3 dân số dưới 30 tuổi và một nền kinh tế sẵn sàng đa dạng hóa để thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ, Ả-rập Xê-út hiện là mảnh đất màu mỡ cho những doanh nghiệp nước ngoài

Tuy nhiên, theo CEO của một ngân hàng đầu tư được hãng tin CNBC phỏng vấn, chính những ông lớn công nghệ đến từ Trung Quốc, chứ không phải từ Mỹ, mới là những người sẽ chiến thắng trong cuộc đua giành được thị trường mang lại lợi nhuận lớn này

“Các đại gia công nghệ của Trung Quốc như Alibaba và Tencent đều được hình thành bằng cách kết hợp nhiều công ty lại với nhau và đang theo đuổi nhiều ngành kinh doanh hơn so với những đối thủ đến từ Mỹ của họ như Google và Facebook”, Fan Bao, CEO của China Renaissance, nói với CNBC

Ông Bao giải thích rằng vì những đại gia này là ngôi nhà chung của nhiều doanh nghiệp nên điều này hết sức hữu ích trong việc hấp dẫn các tài năng công nghệ hàng đầu. Đây là vấn đề chủ chốt đối với những thị trường mới nổi vì ở khu vực này khó có thể tìm được các nhân viên với nền tảng kiến thức phù hợp

Ngoài ra, ông Bao cũng cho biết thêm rằng “một khía cạnh quan trọng trong mô hình kinh doanh của Trung Quốc là khả năng làm việc với chính quyền”. Cảm thấy thoải mái khi hoạt động trong mối quan hệ gần gũi với nhà nước có thể mang lại hiệu quả đặc biệt cho họ ở những quốc gia như Ả-rập Xê-út và khu vực Trung Đông, nơi mà chính phủ đóng một vai trò lớn trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế

Tuy vậy, kinh doanh với sự phụ thuộc tương đối vào chính phủ cũng có thể mang đến những điều tích cực. Mohamed Abdelmeguid, chuyên gia phân tích về Trung Đông và châu Phi tại Economist Intelligence Unit, nói với CNBC: “Chính phủ Ả-rập Xê-út, với lượng tài sản lớn đang nắm giữ trong tay, có thể cung cấp sự bảo đảm nợ, làm giảm bớt yếu tố rủi ro cho một thương vụ đầu tư – đặc biệt là vào thời điểm giá dầu xuống thấp”

Chưa cần nói đến những sự bảo đảm này thì Abdelmeguid cũng đồng ý với ông Bao rằng các công ty Trung Quốc cảm thấy thoải mái hơn so với những đối thủ đến từ Mỹ khi bước vào các thị trường còn ở giai đoạn ban đầu. Điều này được minh chứng qua kế hoạch “Một vành đai, một con đường” của Bắc Kinh, dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới của Trung Quốc

Thứ Tư tuần trước, khi trò chuyện với CNBC tại hội nghị sáng kiến đầu tư tương lai ở Riyadh, Ả-rập Xê-út, Winston Cheng, chủ tịch phụ trách mảng quốc tế của công ty thương mại điện tử đến từ Trung Quốc JD.com nói rằng ông đã thấy một cơ hội quan trọng trong khu vực này, với rất nhiều sự thay đổi đang diễn ra ở đây. Ông Cheng cho biết thêm JD.com đang tìm kiếm những đối tác trên thị trường quốc tế


Abdelmeguid cho rằng sự kết nối của Trung Quốc với thị trường Ả-rập Xê-út là khá mạnh, đặc biệt khi Trung Quốc là khách hàng mua dầu lớn nhất của quốc gia vùng Vịnh này

Nhưng xét cho cùng, mối quan hệ này là một sự cộng sinh hữu ích. “Trong khi Ả-rập Xê-út đang tìm kiếm những nguồn tiền mới cho các kế hoạch đa dạng hóa kinh tế của mình thì Trung Quốc sẵn sàng bảo đảm những cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận lớn ở vương quốc này – chẳng hạn như vụ chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên (IPO) sắp tới ở công ty dầu mỏ quốc gia Saudi Aramco”, ông nói

Thanh Hải
 
Last edited:
Block.one đầu tư 1 tỷ USD cho hoạt động vận động hành lang
Số tiền "khủng" huy động được ngang với các hãng công nghệ lớn khiến Block.one bị hoài nghi và lấy ra làm ví dụ để cảnh báo về bong bóng đầu cơ và rủi ro khi đầu tư vào tiền ảo...

Tính đến ngày 31/5, startup về công nghệ chuỗi khối (blockchain) Block.one có trụ sở tại Cayman Islands, phía tây Caribbe, đã huy động được 4 tỷ USD, làm lu mờ những thương vụ chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO) lớn nhất thế giới trên các sàn giao dịch chứng khoán từ đầu năm. Tuy nhiên, Block.one thậm chí vẫn chưa có sản phẩm gì

Block.one đang huy động vốn để phát triển nền tảng công nghệ blockchain tên Eos.ios bằng việc phát hành tiền ảo - quá trình được gọi là ICO (Initial coin offering). Tuy nhiên, các nhà đầu tư của Block.one hiện vẫn không biết phần lớn số tiền khổng lồ trên sẽ sử được dùng như thế nào

Để huy động vốn, Block.one phát hành tiền ảo có Eos. Nhưng không giống với IPO, mà ở đó nhà đầu tư nhận được cổ phiếu của công ty, một ICO sẽ bán cho nhà đầu tư các mã tiền ảo dựa trên cam kết rằng nền tảng sử dụng các tiền ảo này sẽ trở nên hữu dụng khi phát triển hoàn thiện

Những người tham gia ICO của Block.one dùng tiền ảo Ether để mua Eos thay vì dùng đồn USD. Theo Token Report, thuộc hãng tư vấn blockchain New Alchemy, tính đến đêm 30/5, Block.one huy động được tổng cộng 7,12 triệu đơn vị Ether. Tính theo giá 576 USD/Ether ngày 31/5, công ty này nhận được số tiền tương đương 4,1 tỷ USD. Giá trị của ICO này có thể thay đổi phụ thuộc vào giá Ether khi thương vụ được chốt

Với mức độ và tốc độ huy động vốn tương đương với các hãng công nghệ lớn, Block.one bị hoài nghi và lấy ra làm ví dụ để cảnh báo về bong bóng đầu cơ hay rủi ro của việc đầu tư vào tiền ảo. John Oliver của chương trình "Last Week Tonight" trên đài HBO từng nó rằng đây là "startup phần mềm nhưng không có ý định bán bất kỳ phần mềm nào"

Theo các nhà sáng lập của Block.one, hệ thống của công ty sẽ hỗ trợ hoạt động của các "ứng dụng phi tập trung" hiệu quả hơn so với các nền tảng hiện tại như Ethereum. Theo những người ủng hộ công ty này, nếu thành công, Eos.ios có thể giúp thúc đẩy hơn nữa việc ứng dụng các công nghệ liên quan tới tiền ảo. Tuy nhiên, Block.one vẫn còn rất nhiều thứ phải làm để chứng minh điều đó

"Họ đã đặt ra những kỳ vọng rất lớn", William Mougayar, đối tác quản lý tại JM3 Capital và là tác giả của cuốn "The Business Blockchain". "Giờ đã đến lúc họ phải đưa ra công nghệ chứ không chỉ phát hành tiền ảo"

Theo dữ liệu của hãng nghiên cứu Autonomous Next, năm 2017, các thương vụ ICO huy động được tổng cộng 6,6 tỷ USD, trong khi chỉ từ đầu năm đến nay đã đạt 9,1 tỷ USD

Mougayar xem ICO của Block.one là "bất thường". So với các IPO trên sàn chứng khoán, ICO của công ty là rất lớn. Theo dữ liệu từ Pitchbook, IPO lớn nhất từ đầu năm đến nay là của công ty AXA Equitable Holdings, huy động 2,8 tỷ USD vào 10/5, theo sau là ADT với 1,5 tỷ USD hồi tháng 1

Những ICO "khủng" bên cạnh Block.one có Telegram Open Network với 1,7 tỷ USD, Dragon Coin với 320 triệu và Huobi với 300 triệu USD

Một số nhà phân tích cho rằng các nhà đầu tư đặt niềm tin vào Brendan Blumer - CEO của công ty và giám đốc công nghệ Dan Larimer. Larimer đã thành lập các công ty về tiền ảo có tiếng gồm Bitshares và Steemit

"Dan là một trong những nhà phát triển blockchain thành công nhất hành tinh", Kyle Samani, đối tác quản lý tại Multicoin Capital - công ty đầu tư vào Eos, nhận xét

Cũng giống như cuộc chiến giữa hệ điều hành iOS của Apple và Android của Google, các công ty blockchain cũng đang cạnh gay gắt bằng việc tạo ra những ứng dụng "phi tập trung". Nhưng điểm khác là có tới ít nhất 10 công ty trong cuộc cạnh tranh này

Block.one cho biết sẽ chi 1 tỷ USD vào việc tuyển dụng các nhà phát triển tài năng, 1 tỷ USD nữa cho việc vận động hành lang đối với giới chức trách trên toàn cầu và xây dựng quan hệ với các ngân hàng

Đức Anh
 
Last edited:
Startup gọi vốn thành công 4 tỷ USD dù chưa có sản phẩm
Sản phẩm chưa thành hình, startup có trụ sở tại Hong Kong vẫn huy động được nhiều tiền hơn bất cứ vụ IPO nào trên thế giới từ đầu năm đến nay

Block.one là công ty khởi nghiệp được đăng ký thành lập tại quần đảo Cayman, đặt trụ sở tại Hong Kong. Người sáng lập là doanh nhân 31 tuổi Brendan Blumer. Công ty có 200 nhân viên với văn phòng đại diện ở cả California và Virginia, Mỹ

Startup này lên kế hoạch huy động vốn để đầu tư phát triển nền tảng công nghệ blockchain mới với tên gọi Eos.ios, thông qua việc phát hành tiền ảo lần đầu ra công chúng (ICO). Cụ thể, công ty bán ra token EOS và người mua sẽ mua bằng đồng ether, một loại tiền thuật toán mới có tính cạnh tranh cao thay vì sử dụng USD để giao dịch

CNBC cho biết, phiên ICO hôm thứ tư tuần trước (30/5) đã thu về 7,12 triệu đồng ether, tương đương 4,1 tỷ USD theo giá trị quy đổi ngày 31/5 ở 576 USD mỗi ether. Với 4,1 tỷ USD, vụ ICO của Block.one đắt giá hơn mọi cuộc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) kể từ đầu năm đến nay và gấp đôi vụ ICO lớn thứ hai. Giá trị tính theo USD có thể thay đổi tùy thuộc vào sự biến động của đồng ether

1-15634-7455-1528105978.jpg

Brendan Blumer - CEO và cũng là người sáng lập Block.one

Không giống với IPO khi các nhà đầu tư được nắm giữ cổ phiếu, ICO đưa ra token để sử dụng, dựa trên lời hứa về một nền tảng công nghệ sẽ hữu ích trong mạng lưới kỹ thuật số khi nó được hoàn thành. Tuy vậy với trường hợp của Block.one, công ty này vẫn chưa có sản phẩm nào thành hình

Tuy vậy, nhiều nhà đầu tư vẫn tin tưởng rót tiền cho dự án một phần vì nghe theo xu hướng, phần vì lời hứa hẹn của nhà sáng lập Block.one rằng anh này sẽ lặp lại những thành công như các dự án blockchain trước đó

Brendan Blumer, CEO, Block.One cho biết, hệ thống của công ty sẽ vận hành "ứng dụng phi tập trung" một cách hiệu quả hơn so với các nền tảng hiện có như Ethereum. Theo những người ủng hộ Block.one, nếu nền tảng eos.ios được xây dựng thành công, nó sẽ giúp ứng dụng công nghệ liên quan đến tiền thuật toán hiệu quả hơn rất nhiều

Tốc độ phát tiển nhanh của Block.one cũng nhận nhiều ý kiến trái chiều. Trong chương trình Last Week Tonight, người dẫn chương trình nổi tiếng John Oliver đã lấy ví dụ trường hợp của đồng eos khi nói về những rủi ro khi đầu tư vào tiền thuật toán. Oliver nhận xét: "Đây là một startup về phần mềm nhưng không có kế hoạch bán bất cứ phần mềm nào"

Còn Wiliam Mougaya, tác giả cuốn sách "The Bussiness Blockchain" cho biết: "Công ty này đã thiết lập một rào cản quá cao cho chính bản thân họ trong việc đặt ra kỳ vọng, hiện giờ là thời điểm để phát triển công nghệ kèm theo chứ không chỉ là phát hành một loại tiền thuật toán". Mougaya cho rằng trường hợp gọi vốn của Block.one là bất bình thường

MDZIz2a4J6RddU5BdODSGiNjcB4mX0-2616-4641-1528105978.jpg

Tốc độ phát tiển nhanh của Block.one cũng nhận phải ý nhiều ý kiến chiều

Các nhà đầu tư chạy đua để đầu cơ tích trữ không phải là trường hợp hiếm trong môi trường giao dịch tiền thuật toán. Ngoài ra, sự hậu thuẫn của những người nổi tiếng cũng dẫn đến việc đầu tư vào tiền kỹ thuật số tăng mạnh. Các số liệu của New Alchemy cho thấy, giao dịch ICO đã tăng mạnh mẽ trong một vài năm qua, từ 88 triệu USD năm 2016 lên 6,4 tỷ USD năm 2017 và có thể vươn đến con số 11 tỷ USD trong năm nay

Lĩnh vực công nghệ mới này cũng "lọt vào mắt xanh" của những kẻ lừa đảo. Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ phải lập riêng một website lấy ví dụ về những trường hợp lừa đảo ICO để hướng dẫn công chúng về các rủi ro có thể gặp phải

Matt Hougan, một chuyên gia trong lĩnh vực gây quỹ nhận định, đầu tư vào Block.one có thể là cá nhân muốn nhận về lợi nhuận khi đồng này phát triển, nhưng cũng có cả những nhà đầu tư lớn muốn rót tiền cho nhiều loại tiền khác nhau chứ không muốn chỉ tập trung vào một đồng duy nhất

Hougan chia sẻ: "Hệ sinh thái tiền thuật toán mới đang ở những bước đầu tiên của quá trình phát triển, cũng như khởi điểm của các lĩnh vực công nghệ khác. Không phải những người đi đường dài mới chiến thắng. Đôi khi đơn vị hoạt động lâu như Amazon thắng, nhưng cũng đôi khi Myspace dù nhiều tuổi hơn vẫn thua cuộc với Facebook. Nhà đầu tư thông minh sẽ đa dạng hóa các nguồn đầu tư của mình"

Nhiều chuyên gia cũng nhận định, nhiều người đầu tư vì đặt niềm tin lớn vào CEO Brenda Blumer và giám đốc công nghệ Dan Larima của Block.one. Larimer là người đã sáng lập hai công ty tiền ảo nổi tiếng khác là Bitshare và Steemit. Kyle Samani, đối tác quản lý của quỹ đầu tư Multicoin Capital, đơn vị cũng đang rót tiền cho eos token cho biết: "Dan là một trong những nhà phát triển blockchain thành công nhất hành tinh, được nhiều người tôn trọng"

Với số tiền gọi vốn được, Block.one cho biết sẽ dành một tỷ USD để thuê nhân sự cấp cao, và nhiều tỷ USD nữa cho việc vận động hành lang với giới làm luật trên thế giới và xây dựng mối quan hệ kinh doanh với các ngân hàng

Vi Vũ
 
Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ Trung Quốc tham gia vào hệ thống chính trị

photo1531219342228-1531219342228601194667.jpg

1 vị trí trong hệ thống chính trị có thể đem đến sự bảo vệ nhất định

Thường thì Pony Ma, đồng sáng lập, Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Tencent Holdings sẽ không chủ động trả lời câu hỏi của phóng viên trong các buổi họp báo. Ông dành công việc đó cho "cánh tay phải" của mình là Chủ tịch Martin Lau chi – ping và các lãnh đạo khác của Tencent. Tuy nhiên, khi phóng viên đặt câu hỏi về sáng kiến của đảng Cộng sản Trung Quốchối thúc các công ty công nghệ đang niêm yết ở bên ngoài quay trở về niêm yết tại đại lục, Ma lại là người trả lời

"Nếu điều kiện chín muồi, chúng tôi sẽ xem xét việc đó", Ma nói tại buổi họp báo công bố kết quả kinh doanh năm hồi tháng 3. Tencent đặt trụ sở ở Thâm Quyến nhưng hiện đang niêm yết cổ phiếu ở Hồng Kông. Tính đến ngày 21/5 giá trị vốn hóa của nó đạt 3.870 tỷ HKD (tương đương 493,9 tỷ USD), đang bám theo sát nút Alibaba (đang niêm yết tại sàn New York, có giá trị thị trường 507,8 tỷ USD) để trở thành công ty Trung Quốc có giá trị vốn hóa lớn nhất

Bắc Kinh đang cố gắng khuyến khích các công ty đại diện cho nền kinh tế mới như Tencent niêm yết trên sàn Thượng Hải và Thâm Quyến bằng cách cho ra mắt sản phẩm chứng chỉ tiền gửi Trung Quốc (CDRs). Alibaba và Baidu cùng với Tencent – thường được gọi là nhóm BAT – đã phản ứng khá tích cực với lời kêu gọi này

Tại buổi thông báo kết quả kinh doanh thường niên hôm 4/5, Maggie Wu Wei, giám đốc tài chính của Alibaba, cho biết công ty đang "tích cực nghiên cứu" về CDR. Robin Li, đồng sáng lập, Chủ tịch kiêm CEO của Baidu thì miêu tả việc niêm yết ở đại lục là "ước mơ từ lâu". Hiện cổ phiếu Baidu đang niêm yết trên sàn Nasdaq

Mặc dù vẫn chưa rõ việc niêm yết tại đại lục thực sự đem lại những lợi ích kinh tế gì cho các công ty tư nhân đã niêm yết thành công trên các sàn ngoại, 1 bài xã luận đăng trên cơ quan ngôn luận của chính phủ Trung Quốc hồi tháng 3 đã vạch ra một số lợi thế

Trong khi mục tiêu chính của sáng kiến là để "giúp phát triển và nâng cấp ngành công nghệ cao và các ngành mới nổi lên nhưng được xếp vào loại mang tính chiến lược", còn có 1 mục tiêu khác cũng quan trọng không kém: "triển khai và hoàn thành tinh thần của đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19" và đi theo "chủ nghĩa xã hội thời đại mới mang đậm màu sắc Trung Quốc" mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhắc đến

Là người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong bài phát biểu quan trọng hồi tháng 10 năm ngoái, ông Tập khẳng định chương trình nghị sự kinh tế được ưu tiên hàng đầu là "thúc đẩy phát triển các ngành tân tiến". Ông đặc biệt đề cập đến "tích hợp nền kinh tế thực với internet, công nghệ big data và trí thông minh nhân tạo"

Dù là các công ty tư nhân chứ không phải doanh nghiệp nhà nước, lãnh đạo của nhóm BAT cũng tham gia khá sâu vào bộ máy chính trị Trung Quốc. Mùa xuân vừa qua Pony Ma tiếp tục được chọn làm đại biểu quốc hội thêm 1 nhiệm kỳ 5 năm nữa, còn Robin Li thì là thành viên của CPPCC, cơ quan cố vấn lập pháp cao nhất của Trung Quốc. Ông chủ Jack Ma của Alibaba không là thành viên của tổ chức nào như vậy nhưng Wang Jian, giám đốc công nghệ của mảng phần mềm Alisoft đã trở thành đại biểu quốc hội của tỉnh Chiết Giang

Lãnh đạo của các công ty Trung Quốc khác niêm yết trên TTCK Mỹ - gồm JD.com, NetEase, Qihoo 360 Technology và Sogou – vừa trở thành thành viên của CPPCC. Lei Jun, ông chủ của nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi, đã nhiều năm là đại biểu Quốc hội

Đối với các lãnh đạo doanh nghiệp, có 1 vị trí trong hệ thống chính trị có thể đem đến sự bảo vệ nhất định. Còn đối với giới cầm quyền, chọn lựa những lãnh đạo doanh nghiệp vào hệ thống là 1 cách để đảm bảo các doanh nghiệp tư nhân sẽ hợp tác với các chính sách mà họ đề ra

Thanh Thanh
 
Amazon có thỏa thuận tỉ đô bán hàng cho các thành phố Mỹ
Một tiết lộ mới đây cho biết Amazon đã ký được hợp đồng mua sắm đồ dùng học tập và văn phòng, thiết bị điện tử, sách thư viện… cho 1.500 thành phố, quận và trường học trên khắp nước Mỹ
Theo Business Insider, vào năm 2017, Amazon đã ký một hợp đồng với US Communities để cung cấp sản phẩm cho 1.500 cơ quan trên khắp Mỹ. Thương vụ này mang về cho Amazon tới 5,5 tỉ USD trong vòng 11 năm tới (tương đương khoảng nửa tỉ đô mỗi năm). Thỏa thuận bao gồm một loạt danh mục cho các sản phẩm từ chương trình Amazon Basics và các thương hiệu khác nhau

Hợp đồng này giúp Amazon củng cố vị thế của mình trở thành nền tảng thống trị cho thương mại trực tuyến, đặc biệt giữa các chính quyền địa phương. Hiện Amazon đã bán sản phẩm cho hàng chục ngàn cơ quan và chính quyền địa phương tại Mỹ

Không giống như hầu hết thỏa thuận mà các nhà bán lẻ đã ký kết với chính quyền địa phương trong quá khứ, hợp đồng của Amazon không bao gồm bảo đảm giá hoặc chiết khấu theo số lượng

Hợp đồng này báo hiệu tham vọng lớn hơn của Amazon để tiếp cận các khoản chi tiêu của khu vực công. Vào năm 2016, công ty đã thuê Anne Rung - người giữ vai trò hàng đầu trong việc mua sắm của chính quyền - lãnh đạo bộ phận chính phủ của mình. Amazon cũng bắt đầu làm việc với Cơ quan quản lý dịch vụ tổng hợp (General Services Administration) chuyên cung cấp hàng hóa thương mại cho các cơ quan liên bang

Trong một cuộc phỏng vấn đầu năm nay với Bloomberg, Rung cho biết các doanh nghiệp nhỏ hơn có thị trường trực tuyến sẽ được hưởng lợi từ luật mới khi cho phép các cơ quan liên bang mua sắm từ các nhà bán lẻ trực tuyến

Hiếu Trung
 
Last edited:
Công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng về chính sách

(NDH) Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, các quốc gia đang phát triển với khuôn khổ chính sách không quá chặt chẽ sẽ sẵn sàng thích nghi, linh hoạt hơn khi áp dụng các công nghệ mới

Trong khi các Chủ tịch khác của Hội nghị báo chí diễn đàn Kinh tế Thế giới ASEAN, ngày 12/9 (WEF 2018) nhận được câu hỏi về việc thúc đẩy phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng được hỏi về khả năng theo kịp của Việt Nam ở cuộc cách mạng lần thứ 4 này trong khi đã không kịp tham gia 3 cuộc cách mạng trước đó

Ông Hùng cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trong tương lai không phụ thuộc nhiều vào quá khứ. "Các quốc gia đang phát triển không có quá nhiều những hạ tầng, ràng buộc kết quả trước đó, có nghĩa là họ ít gánh nặng hơn trên vai và có thể di chuyển tốt hơn", vị Bộ trưởng cho biết

Theo ông Hùng, thực chất, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không quá nặng về cách mạng công nghệ mà liên quan nhiều hơn đến cách mạng chính sách. Vì vậy, các quốc gia đang phát triển với khuôn khổ chính sách không quá chặt chẽ sẽ sẵn sàng thích nghi, linh hoạt hơn khi áp dụng các công nghệ mới

Vị Bộ trưởng chia sẻ diễn đàn là một chủ đề rất thú vị về quản lý công nghệ, cách mạng công nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo. Đây cũng là cơ hội để chia sẻ các câu chuyện, trường hợp điển hình, ý tưởng và sáng kiến mới đối với ASEAN

Ông Hùng cho hay, Việt Nam tham dự sự kiện này với ba sáng kiến: Làm cho ASEAN phẳng, không có sự chênh lệch về khoảng cách, thúc đẩy để các trường đại học trong khu vực theo kịp các kỹ năng công nghệ thông tin của cuộc cách mạng 4.0. Trong bối cảnh cuộc sống đang phụ thuộc vào Internet như hiện nay, Bộ trưởng Hùng chia sẻ ý tưởng về trung tâm đảm bảo an ninh mạng ASEAN

"Cuộc sống chúng ta và sự thịnh vượng phụ thuộc vào Internet. Tương lai an toàn phụ thuộc vào an ninh mạng", ông Hùng phát biểu

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0 và thế giới ngày càng phẳng hơn, làm thế nào để các nền kinh tế mới nổi như ASEAN có thể bảo vệ và hỗ trợ được thị trường trong nước song hành với hội nhập là vấn đề được quan tâm tại buổi họp báo

Chia sẻ kinh nghiệm của mình, Bộ trưởng Tài chính Indonesia cho biết nước này có thâm hụt vãng lai 2% GDP. Trong môi trường kinh tế chính trị toàn cầu thông thoáng, Indonesia hoàn toàn có thể tự cân đối được. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều biến động như FED tăng lãi suất ảnh hưởng đến chi phí vay của các nước, căng thẳng thương mại, nước này phải có những biện pháp bảo vệ, ví dụ như phát triển những ngành nghề trong dài hạn

Theo bà Bộ trưởng, trong tương lai nếu có cú shock khác, các quốc gia ASEAN phải kết nối chặt chẽ hơn nữa. Đơn lẻ một mình khó chống đỡ

"Một số nền kinh tế có tăng trưởng khá hài hòa nhưng đâu đó có cú shock như khủng hoảng quỹ lương hưu, chiến tranh thương mại sẽ ảnh hưởng tới các quốc gia. Chúng ta phải bảo vệ không chỉ thị trường mà cho chính người dân", vị Bộ trưởng Indonesia nói

NDH
 
Last edited:
Amazon và Microsoft cạnh tranh giành hợp đồng 10 tỉ USD với Lầu Năm Góc
Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo Amazon và Microsoft đã được chọn vào vòng tiếp theo, để đấu thầu dự án cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cho Lầu Năm Góc
Theo Reuters, đại diện của Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận AWS (Amazon Web Services) và Microsoft là những công ty đáp ứng được yêu cầu tối thiểu trong tài liệu mời thầu. Lầu Năm Góc cho biết đã gửi lời mời đến các nhà thầu vào năm ngoái và hạn chót để nộp hồ sơ đấu thầu là tháng 10.2018

Được biết, đơn vị chiến thắng sẽ giành về hợp đồng cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cho Bộ Quốc phòng trong dự án đầu tư Cơ sở hạ tầng Quốc phòng (Joint Enterprise Defense Infrastructure), gọi tắt là JEDI. Hợp đồng này là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin của Lầu Năm Góc, và có thể trị giá tới 10 tỉ USD trong khoảng thời gian 10 năm

AWS, IBM, Microsoft và Oracle đã được xem là những ứng cử viên sáng giá trong cuộc đua giành thầu. Tại thời điểm đó, AWS là công ty duy nhất được chính phủ Mỹ phê duyệt cho quyền xử lý dữ liệu bí mật và tối mật nên rõ ràng họ có lợi thế hơn

Tuy nhiên, Microsoft đã rất nỗ lực để rút ngắn khoảng cách. Giới chuyên gia nhận định, nếu công ty của CEO Satya Nadella đoạt được hợp đồng, điều này có thể thay đổi hoàn toàn diện mạo của ngành công nghiệp điện toán đám mây

Công ty nào đấu thầu thành công dự án chắc chắn sẽ đạt được nhiều lợi ích lâu dài theo kiểu hiệu ứng domino. Thứ nhất, họ nhiều khả năng sẽ giành về thêm các hợp đồng khác của chính phủ Mỹ trong tương lai. Các nhà phân tích nói rằng chính phủ Mỹ có khả năng chi đến 20 tỉ USD cho dịch vụ điện toán đám mây. Tiếp đó, khách hàng dạng doanh nghiệp khó lòng mà từ chối đề nghị hợp tác kinh doanh từ một công ty đã được chính phủ chính thức lựa chọn

Phú Uy
 
Last edited:
Gia nhập nền kinh tế iPhone

edigi_26178180.jpg

Ngày càng nhiều doanh nghiệp toàn cầu chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam

Sự gia tăng quy mô của "nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới" gửi nhiều thông điệp cho kinh tế Việt Nam

Nhiều thông tin cho thấy Apple và các nhà cung ứng đang đàm phán để chuyển lắp ráp MacBook và đồng hồ thông minh sang Việt Nam

Thực tế, chuỗi cung ứng của Apple đã vào Việt Nam nhưng các nhà sản xuất, cung ứng mới chỉ sản xuất, lắp ráp các sản phẩm có giá trị gia tăng và mức độ phức tạp chưa cao. Vì vậy, gần đây, trong chuyến thăm và làm việc với Apple, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị Apple chú trọng đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và Việt Nam sẽ trở thành một trong những thị trường tiêu biểu của hãng này ở khu vực châu Á. CEO của Apple Tim Cook khẳng định sẽ tích cực xem xét đề nghị của Chính phủ Việt Nam về việc tăng số lượng nhà cung ứng nội địa và nâng tỉ lệ sử dụng dịch vụ, hàng hóa nội địa cao hơn trong các sản phẩm của Apple trong thời gian tới

Apple hiện không có nhà máy sản xuất trực tiếp tại Việt Nam nhưng có 31 nhà máy của các đối tác sản xuất thiết bị gốc tại 14 tỉnh, thành với khoảng 160.000 lao động. Các đối tác này chuyên sản xuất các cấu phần điện tử (bảng điện, camera, màn hình...) và lắp ráp hoàn thiện sản phẩm. Hầu hết các đối tác sản xuất cho Apple như Foxconn, Luxshare, Goertek, BYD... đều đã có nhà máy ở Việt Nam. Trong đó, đối tác chính của Apple là Foxconn đã đầu tư lần hơn 1 tỉ USD để mở rộng quy mô nhà máy sản xuất tại đây

f-studio_26179464.jpg

Việc mở rộng sản xuất và lắp ráp các sản phẩm mới của Apple như MacBook tại Việt Nam là việc sớm hay muộn

Đối tác lắp ráp đồng hồ thông minh cho Apple là Luxshare ICT có cả dây chuyền sản xuất ở Trung Quốc và Việt Nam. Việc lắp ráp ở Việt Nam đã được thực hiện từ thế hệ Watch 7 và sẽ tăng mạnh tỉ trọng ở phiên bản tiếp theo. Ước tính khoảng 60-70% đồng hồ Apple Watch 8 sắp ra mắt của Apple được sản xuất tại Việt Nam

Vì thế, việc mở rộng sản xuất và lắp ráp các sản phẩm mới của Apple như MacBook tại Việt Nam là việc sớm hay muộn. Vấn đề của Việt Nam là giải quyết những thách thức trong cắt giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm của Apple. Apple hiện chiếm 18% thị trường điện thoại thông minh tại Trung Quốc và Trung Quốc chiếm gần 1/4 doanh số toàn cầu của Apple. Vì Trung Quốc đóng vai trò tăng trưởng quan trọng nên Apple không dễ dàng từ bỏ thị trường này

p-9_261711146.png



Tuy nhiên, Việt Nam là một phương án “cộng thêm” với nhiều ưu thế cho Apple trong làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. CEO Apple cũng nhận định, hãng này lập kỷ lục doanh số trong quý II nhờ các thị trường mới nổi như Brazil, Việt Nam và Indonesia. Thực tế, đại diện của Thế Giới Di Động cho biết, năm nay, doanh thu của Apple tại thị trường Việt Nam dự tính đạt khoảng 1,5-1,8 tỉ USD

Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), cho rằng trong bối cảnh chuyển dịch của chuỗi cung ứng toàn cầu và sự phân bổ rủi ro từ các nhà đầu tư không muốn tập trung vào một thị trường duy nhất, cộng với việc Trung Quốc thực hiện chính sách Zero Covid..., một số nhà đầu tư đã rục rịch chuyển sản xuất sang Việt Nam, trong đó có chuỗi cung ứng của Apple

Theo số liệu của World Bank, với mức vốn hóa thị trường vượt mốc 3.000 tỉ USD, Apple sẽ trở thành “nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới”, đứng trên cả Anh, quốc gia có GDP đạt 2.700 tỉ USD. Vì vậy, sự gia tăng quy mô của chuỗi cung ứng Apple gửi nhiều thông điệp đối với kinh tế Việt Nam. Đáng chú ý, vài năm trở lại đây, Việt Nam đang dần trở thành một trung tâm sản xuất công nghệ mới tại khu vực khi thu hút hàng loạt thương hiệu lớn như Samsung, Intel, LG, Nokia, Foxconn... Vì vậy, thêm một thương hiệu lớn toàn cầu như Apple sẽ làm tăng vị thế của ngành công nghiệp điện tử trong nước trên bản đồ công nghiệp điện tử thế giới

p-10_261712825.png


Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài, đánh giá các doanh nghiệp công nghệ, điện tử lớn toàn cầu vào Việt Nam sẽ mang lại giá trị lan tỏa, thu hút sự tham gia của các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng, đóng góp cho sự phát triển của công nghiệp điện tử Việt Nam

Xu hướng ngày càng nhiều doanh nghiệp toàn cầu chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam không phải là tạm thời, mà mang tính chiến lược và lâu dài. Sự dịch chuyển sản xuất của tập đoàn công nghệ khổng lồ như Apple sang Việt Nam được dự báo sẽ ảnh hưởng tích cực đến hệ sinh thái gia công phần cứng, chuỗi cung ứng cũng như môi trường đầu tư ở Việt Nam

Thêm vào đó, Việt Nam sẽ sớm gia nhập “nền kinh tế iPhone” với nhiều nguồn lợi cụ thể, đặc biệt khi doanh nghiệp trong nước gia nhập chuỗi cung ứng cho Apple. Theo Credit Suisse, ước tính Apple trả cho các công ty Đài Loan từ 100-150 USD mỗi chiếc iPhone cho chi phí linh kiện và lắp ráp. Theo đó, hoạt động sản xuất iPhone mang lại doanh thu từ 17,9- 26,9 tỉ USD cho các công ty Đài Loan. Tương tự như vậy là khoản tiền khổng lồ cho các đối tác đến từ Nhật, Hàn Quốc với những đơn hàng về màn hình, chip
 
Top