What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Trung tâm tài chính quốc tế Vietnam

LOBBY.VN

Administrator
Trung tâm tài chính quốc tế Vietnam
-Với tất cả những thiên thời, địa lợi, nhân hoà và với các kế hoạch bài bản đã được ấp ủ từ hơn một thập niên qua, TP.HCM hoàn toàn có khả năng và xứng đáng trở thành một trung tâm tài chính quốc tế (IFC) của Việt Nam



169646646_vvsi.jpg

IFC - tại sao ?

Trong tuyên bố mới đây về tầm nhìn Việt Nam đến năm 2045, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kỳ vọng: “Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia phát triển; dân tộc chúng ta không hề thua kém bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới và khả năng con người Việt Nam không hề kém hơn so với dân tộc khác”

IFC chẳng những phục vụ dịch vụ tài chính cho các cư dân trong nước, mà còn vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Đó có thể là IFC mang tính toàn cầu, hoặc khu vực, hoặc chuyên biệt. IFC yêu cầu hệ thống cơ sở hạ tầng vô cùng tinh vi, phức tạp, như hệ thống công nghệ thông tin, vận chuyển hàng không, dịch vụ tài chính kế toán, các ngành công nghiệp hỗ trợ khác. Đây là điểm chú ý đầu tiên khi bàn về IFC Việt Nam. Sẽ rất không hiệu quả nếu IFC phân tán nhiều thị trường khác nhau trong cùng một quốc gia, vì nó sẽ dẫn đến một cuộc đua xuống đáy

Các khoản đầu tư trọng điểm chẳng những phát sinh ở nước chủ nhà, mà còn ở phạm vi toàn cầu. Chỉ có một vài định chế tài chính riêng lẻ thì khó thể thu xếp vốn và chia sẻ rủi ro, đặc biệt đối với những dự án đầy tham vọng như tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam

IFC như là một thiên đường để tất cả các bên liên quan trên toàn thế giới tập họp trao đổi các ý tưởng huy động được các khoản tài chính khổng lồ toàn cầu để đáp ứng các nhu cầu vốn lớn, chẳng những cho nước chủ nhà, mà còn ở quy mô quốc tế. Vai trò của các IFC đối với tăng trưởng kinh tế hầu như đã được khẳng định. Tầm nhìn Việt Nam đến năm 2045 sẽ khó thành hiện thực, nếu không huy động được các khoản tiết kiệm toàn cầu từ IFC cho cơ sở hạ tầng thiết yếu trong tương lai

Với sự phát triển của công nghệ 4.0, nhiều nghiên cứu cho thấy, IFC chưa đánh mất vai trò quan trọng của mình. Có chăng, chúng sẽ chuyển sang một diện mạo mới. Đó cũng là thời cơ cho các quốc gia đến sau như Việt Nam

IFC còn để khẳng định vị thế đang lên của Việt Nam

Vị thế đang lên của Việt Nam ở khu vực và quốc tế, cùng với sự dịch chuyển dòng vốn quốc tế sang các quốc gia có mức độ ổn định kinh tế chính trị trong bối cảnh bất định của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung càng là thời điểm thuận lợi để hình thành IFC. Nói cần có một IFC còn là khẳng định vị thế đang lên của Việt Nam trên trường thế giới

Đó có phải suy nghĩ viển vông? Gần 20 năm trước, ngày 4/6/2001, trong một phát biểu trước Hội đồng Tiền tệ Singapore, Phó thủ tướng Lý Hiển Long lúc đó khẳng định, ông sẽ làm mọi cách để IFC của đảo quốc này tạo ra sự thịnh vượng chẳng những cho dân tộc mình, mà còn cho cả khu vực. Đến nay, còn xa hơn cả kỳ vọng, IFC Singapore chỉ còn kém London và New York

Với vị trí địa lý và tầm quan trọng đặc biệt, Việt Nam có quyền kỳ vọng, rồi đây, IFC tại xứ sở này chẳng những sẽ góp phần tạo sự thịnh vượng cho dân tộc Việt, cho toàn khu vực, mà còn đem lại hoà bình cho thế giới

Không dám thật sự mở cửa và đa dạng hoá thì sẽ thất bại

IFC không phải là một cuộc chơi zero-sum game với người thắng, kẻ thua. Thế giới ngày nay hầu như luôn tìm thấy sự hợp tác giữa các quốc gia trong ngành công nghiệp tài chính và do đó là giữa các IFC với nhau. Qatar, Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ đang kết hợp để khai thác tổng quy mô lên đến 2.000 tỷ USD lẫn nhau, tất cả đều cùng sử dụng một nền hệ thống và công nghệ (của Qatar). IFC của Kazakhstan thì hợp tác với Thành phố Tài chính Công nghệ Quốc tế Gujarat của Ấn Độ (thành phố GIFT). Ngoài việc hợp tác, các IFC ra đời sau luôn dựa trên điều độc nhất của nước mình để làm đòn bẩy cho sự phát triển, như IFC Seoul dựa vào thế mạnh là các công ty điện tử

IFC là một giải pháp 2 bên cùng thắng. Nhưng sẽ thua thật và thua lớn, nếu các IFC không thật sự dám mở cửa và đa dạng hoá. Năm 2018, Kazakhstan chính thức khai trương IFC Astana, với tham vọng sẽ trở thành một trong top 30 IFC hàng đầu thế giới. Năm 2017, Kazakhstan được cho là quốc gia thứ hai trên thế giới dám mở cửa và đa dạng hoá bằng việc nghiên cứu hình thành đồng tiền mật mã. Kazakhstan và IFC Astana đang có những bước đi vững chắc để điều chỉnh các quy định về các tài sản blockchain và một nền kinh tế mã hóa

Kazakhstan biết mình không thể có được đồng tiền mạnh chuyển đổi như Nhật; không thể chiếm được cơ sở của Hồng Kông với ưu thế địa lý sát Trung Quốc. Họ chỉ còn duy nhất cách tiếp cận là tạo ra hầu như toàn bộ các tiêu chuẩn đẳng cấp thế giới cho IFC Astana. Tuy mới thành lập khoảng 1 năm, nhưng trong Báo cáo Chỉ số trung tâm tài chính toàn cầu GFCI 2019, số lần được nhắc đến của IFC Astana là 20 trong 24 tháng

Đây là ví dụ về cách tiếp cận thiết lập IFC theo lối dám nghĩ lớn, làm lớn. Nếu chúng ta không dám nghĩ lớn, làm khác biệt, mà chỉ việc dành ra một quỹ đất vàng tạo ra một trung tâm tài chính chỉ ở tầm quốc gia thì có nên? Có ngân hàng nội địa nào làm trụ sở với sự cô đơn và chi phí đắt đỏ ở đó

Nếu lưỡng lự, tốt nhất không nên làm gì

Rất khó để nhận diện yếu tố nào là cốt lõi và bất biến để hình thành một IFC. Theo mô hình Anh, Mỹ hay Nhật, hoặc tiếp cận theo dạng thiết lập IFC trong một khu kinh tế đặc biệt (như Thượng Hải, Dubai, Ấn Độ) ? Cho dù theo cách tiếp cận nào, thì bài học thất bại từ các IFC tên tuổi sẽ là kinh nghiệm cho người đến sau

Trước hết, cần lưu ý, nếu chỉ có một tầm nhìn vượt thời gian thì vẫn chưa đủ. Hàn Quốc đã cho toàn thế giới thấy họ có một tầm nhìn vượt thời gian thế nào trong kế hoạch phát triển IFC. Tuy nhiên, cách triển khai quá thận trọng khiến IFC Seoul ngày càng tụt hậu so với Thượng Hải, Singapore. Trong khi nhân dân tệ và đô-la Singapore từng bước chuyển đổi mạnh mẽ thành đồng tiền quốc tế, thì won Hàn Quốc vẫn án binh bất động. Hoá ra, càng thận trọng với các rủi ro mơ hồ nào đó, Hàn Quốc càng gánh chịu thêm các rủi ro mới nghiêm trọng hơn (các quỹ đầu tư quốc tế rút lui, các công ty fintech giảm hoạt động)

Ở một thái cực khác, Nhật có đủ điều kiện mà nhiều IFC khác không có, nhưng IFC Tokyo xem ra đang dần mất sức cạnh tranh. Nghịch lý thay, đó là do Nhật chưa có một thị trường trái phiếu đa dạng hoá, cũng như thiếu các kế hoạch bài bản để phát triển ngành công nghệ tài chính...

Sự lưỡng lự của kẻ này là cơ hội không thể tốt hơn với kẻ khác. Tận dụng cơ hội không thể tốt hơn, Hội đồng Tiền tệ Singapore cam kết chi 225 triệu đô la cho các sáng kiến fintech. Hồng Kông cũng có sáng kiến tương tự. Trong thế giới mà các luồng tài chính vận động cực nhanh như ngày nay, lập tức có đến 122 công ty nước ngoài đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Tokyo chuyển sang các IFC Singapore, Hồng Kông, New York

Những bài học thất bại về sự lưỡng lự của các nước cho thấy, nếu không dám đặt chiến lược phát triển IFC ở tầm quốc gia, xin đừng nói đến tầm nhìn xa vài chục năm, mà hãy cứ mãi lên các kế hoạch ăn đong từng năm theo tư duy nhiệm kỳ cho mọi thứ đều an toàn. Với câu thần chú ổn định vĩ mô, ta sẽ dễ dàng bác bỏ tất cả các ý tưởng đột phá

Bài học về một thiết kế chi tiết đến từng dấu chấm, phẩy

Phát triển IFC cần được đặt ở tầm quốc sách, thể hiện trong việc chuẩn bị đề cương các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng sắp đến

Dám chơi lớn, nghĩ lớn, nhưng không thể chỉ là khẩu hiệu để rồi chuốc lấy sự thất bại. Quốc hội khóa XIII của nước ta đã thừa nhận mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 đã không thành hiện thực. Nguyên nhân cốt lõi của sự thất bại này, như Chủ tịch Quốc hội nhận định, chính là sự mơ hồ trong các kế hoạch hành động. Tương tự, với các IFC, vấn đề càng tinh vi và phức tạp hơn nhiều, vì liên quan đến các rủi ro hệ thống

Có tầm nhìn dài hạn và ước mơ thôi cũng chưa đủ. Chúng đòi hỏi phải có một kế hoạch và chương trình hành động dài hạn chi tiết đến từng dấu chấm, phẩy. Và Thổ Nhĩ Kỳ là bài học đáng để tham khảo. Năm 2007, Thủ tướng nước này đã đưa ra một cam kết chính trị thể hiện sự ủng hộ tuyệt đối của Chính phủ trong việc tạo ra một IFC đẳng cấp quốc tế. Điều quan trọng nhất, các cam kết chính trị này thể hiện bằng một bản “kế hoạch chiến lược và hành động”, Chính phủ đã thành lập 9 nhóm công tác, với hơn 80 định chế công và tư, hơn 300 chuyên gia đóng góp vào bản kế hoạch này. Chúng chi tiết đến từng ngóc ngách của mọi vấn đề

Tổng kết đến năm 2016, tuy chỉ mới khoảng 80% trong số 71 các chương trình hành động đã được thực thi, IFC Istanbul vẫn luôn nằm trong top hàng đầu toàn cầu, với sức mạnh kinh tế, quân sự luôn nằm trong nhóm dẫn đầu thế giới, bất chấp bất ổn chính trị đang diễn ra

IFC TP.HCM, cần một vụ nổ lớn

Nói gì thì nói, chúng ta vẫn phải thật tỉnh táo khi đặt vấn đề về IFC. Câu hỏi tối quan trọng duy nhất được đặt ra: “Có khả thi để tạo ra một trung tâm tài chính đẳng cấp quốc tế Việt Nam?”. Với tất cả những thiên thời, địa lợi, nhân hoà và với các kế hoạch bài bản đã được ấp ủ từ hơn một thập niên qua, TP.HCM hoàn toàn có khả năng và xứng đáng trở thành một IFC của Việt Nam

Như đã đề cập, IFC ở các nước luôn là câu chuyện chính sách tầm quốc gia. Điều này đòi hỏi phải có sự ủng hộ tuyệt đối từ Trung ương. Phát triển IFC cần được đặt ở tầm quốc sách, thể hiện trong việc chuẩn bị đề cương các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng sắp đến

Trong khi chờ đợi sự lan toả từ các quyết sách, TP.HCM sẽ ngày càng bị tụt hậu xa dần. Trong khi đó, fintech được dự báo sẽ làm thay đổi cuộc chơi của các IFC trên toàn thế giới. Phải chăng, điều này sẽ gợi ý về việc phát triển một IFC của Việt Nam, với TP.HCM là điểm đến lý tưởng để triển khai, bước đầu bằng việc tập trung vào lĩnh vực fintech

Nói đến fintech là nói đến lập trình của các tài năng kiệt xuất vừa hiểu được mảng dữ liệu, vừa thông thạo các lĩnh vực tài chính. Tìm các tài năng thật sự trong fintech giống như đãi cát tìm vàng. Nhưng liệu chúng ta chỉ hướng đến nguồn nhân lực của hơn 96 triệu dân (nội địa) hay là gần 8 tỷ dân (thế giới) cho giải pháp fintech? Sự linh hoạt của thị trường lao động là điều tương đối dễ xử lý nhất trong IFC, so với các vấn đề phức tạp khác như đồng tiền chuyển đổi hay tự do hoá dòng vốn. Nhưng nếu điều dễ làm nhất, sử dụng nguồn nhân lực quốc tế, vẫn còn là một trở ngại lớn, IFC cho Việt Nam vẫn sẽ là câu chuyện bàn tiếp cho vài kỳ chiến lược phát triển của vài chục năm sau

Một gợi ý khác, với những bất cập về thể chế hiện hành mà còn rất lâu nữa mới có thể khắc phục, có thể cần đến một cách tiếp cận theo kiểu một vụ nổ lớn (Big Bang). Thiết lập IFC trong một đặc khu kinh tế đặc biệt tại TP.HCM với những chuẩn mực đẳng cấp quốc tế cao nhất, tại sao không ?

GS-TS. Trần Ngọc Thơ
 
Last edited:
Nhà nước giỏi làm ăn, mỗi người dân Na Uy lận lưng 4,6 tỉ đồng


Quỹ đầu tư nhà nước của Na Uy đã thay đổi chiến lược đầu tư và giảm dần phụ thuộc vào dầu mỏ

Giá trị của Quỹ hưu trí chính phủ Na Uy - quỹ đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới - đã cán mốc 10.000 tỉ Krone Na Uy - tương đương 1,09 ngàn tỉ USD, trong ngày 25-10 nhờ vào giá cổ phiếu tăng và đồng USD, euro mạnh

Quỹ đầu tư quốc gia hay quỹ đầu tư chính phủ (Sovereign Wealth Funds - SWF) là khái niệm dùng để chỉ một quỹ đầu tư nhà nước với những tài sản có giá trị như cổ phiếu, trái phiếu, tài sản, kim loại quý…

Khi thu ngân sách dư thừa, một quốc gia có thể đem số tiền dư thừa đó đi đầu tư để thu về lợi nhuận

"Khi quỹ này được thành lập, chưa ai nghĩ nó vượt qua con số đó. Chúng tôi may mắn vì đã phát hiện ra dầu mỏ. Việc đầu tư vào thị trường tài chính toàn cầu đem lại lợi nhuận lớn như việc tìm thấy dầu mỏ thêm một lần nữa vậy" - ông Yngve Slyngstad, giám đốc điều hành Quỹ hưu trí Na Uy, hồ hởi công bố

Hồi tháng 7, quỹ này đã quyết định rút 100 tỉ USD khỏi thị trường chứng khoán châu Âu và đổ vào Mỹ. Theo các chuyên gia, việc đầu tư vào chứng khoán thay vì dầu mỏ cho thấy Ngân hàng Trung ương Na Uy - đơn vị quản lý quỹ hưu trí - cảm thấy bất an trước giá dầu mỏ lên xuống

Na Uy cũng được cho là cân nhắc đến các yếu tố khác như bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu nếu tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực dầu khí

Với việc cán mốc 1,09 ngàn tỉ USD, mỗi người dân Na Uy bất kể già trẻ lớn bé đều đã có trong tay khoản tiền hơn 200.000 USD, theo tính toán của Hãng tin Reuters

Mặc dù là quỹ đầu tư nước ngoài, được thành lập với mục đích cơ bản là đem lợi nhuận về cho đất nước, Quỹ hưu trí chính phủ Na Uy có những nguyên tắc của riêng họ, không đặt mục tiêu tạo ra lợi nhuận bằng mọi cách

Theo đó, quỹ này chỉ đầu tư vào cổ phiếu, chứng khoán và bất động sản ở nước ngoài. Với các lý do liên quan tới đạo đức, họ tuyệt đối không đầu tư vào những công ty sản xuất thuốc lá, vũ khí hạt nhân hay mìn sát thương. Ít nhất 64 công ty dạng này đã bị quỹ liệt vào danh sách không nên đầu tư
 
Tổ chức tài chính quốc tế muốn được nhận thế chấp sổ đỏ ở Việt Nam

photo1573132595359-157313259535923074889-crop-15731325986461255126096.JPG

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tư pháp nghiên cứu đề xuất này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định...

Chiều 7/11, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp đoàn Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) do bà Stephanie von Friedeburg, Giám đốc điều hành dẫn đầu đang có chuyến công tác tại Việt Nam

Bà Stephanie von Friedeburg cho biết, IFC đánh giá cao các cơ hội đầu tư tài chính ở Việt Nam trong thời gian tới và đề nghị Chính phủ cho phép các tổ chức tài chính quốc tế được nhận thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất ở Việt Nam

IFC cũng mong muốn thúc đẩy hợp tác, phát triển thị trường vốn tại Việt Nam bằng cách đưa ra các sản phẩm mới cho thị trường chứng khoán, hỗ trợ phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ bày tỏ ghi nhận các hoạt động đầu tư của IFC vào một số ngân hàng, tổ chức tài chính Việt Nam trong thời gian qua, đã đóng góp vào quá trình cổ phần hoá, phát triển khối kinh tế tư nhân và huy động các nguồn vốn không cần bảo lãnh của Chính phủ xây dựng cơ sở hạ tầng,...

Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã nhận thức rõ việc mất cân đối trong thị trường vốn để cơ cấu lại, phát triển thị trường này và đang đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng cho biết Việt Nam sẽ triển khai nhiều dự án quan trọng về hạ tầng như sân bay Long Thành, cao tốc Bắc-Nam,... và đề nghị IFC tham gia tài trợ vốn cho các doanh nghiệp, ngân hàng đầu tư xây dựng các dự án này cũng như khuyến khích IFC tham gia đầu tư mua cổ phần tại các ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam

Phó Thủ tướng cũng ủng hộ những đề xuất của IFC trong phát triển thị trường vốn, nhất là thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh Chính phủ vừa phải kiểm soát trần nợ công và gia tăng năng lực trả nợ, vừa phải đầu tư phát triển các dự án quan trọng

Ghi nhận những đề xuất của IFC, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết pháp luật Việt Nam chưa quy định cho tổ chức tài chính quốc tế đa phương như IFC nhận thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Việt Nam. Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tư pháp nghiên cứu đề xuất này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định

Bà Stephanie von Friedeburg khẳng định, IFC cam kết sẽ tiếp tục đầu tư vào các dự án lớn của Việt Nam trong thời gian tới như cao tốc Bắc-Nam, sân bay Long Thành, đường sắt cao tốc,... và tham gia tích cực cơ cấu lại thị trường vốn của Việt Nam

Thành Chung
 
Nhóm người giàu nhất thế giới lao đao vì Covid-19 chỉ sau 1 đêm

photo1584145847693-1584145847871-crop-1584145931272654738949.jpg

Từ New York đến Paris, từ Sao Paulo đến Hồng Kông, giới nhà giàu thế giới chưa từng chứng kiến khối tài sản sụt giảm mạnh đến vậy, khi thị trường toàn cầu trải qua một phiên đỏ lửa, giảm sâu hơn so với khủng hoảng tài chính năm 2008

Chỉ trong 1 ngày 12/3, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 331 tỷ USD, mức sụt giảm mạnh nhất trong 8 năm theo dõi của Bloomberg Billionaires Index. Theo đó, từ đầu năm đến nay, giới nhà giàu đã mất tới 950 tỷ USD

Chứng khoán thế giới không ngừng lao dốc, sụt giảm thê thảm, đánh dấu sự kết thúc của đà khởi sắc trong suốt cả thập kỷ và "easy money" đã giúp những người giàu có nhất hành tinh kiếm được tới 6,1 nghìn tỷ USD chỉ trong chưa đầy 2 tháng trước. Tuy nhiên, đà tăng trưởng đó đã bị "quét sạch" chỉ trong 4 ngày vì những lo ngại xung quanh diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 và giá dầu lao dốc, khiến cả thị trường chìm trong "biển lửa"

Theo Bloomberg Billionaires Index, kể từ đầu năm, khối tài sản ròng của những tỷ phú giàu nhất thế giới đã giảm 16%. Cơn hoảng loạn của thị trường đã càn quét khối tài sản của các tỷ phú trên toàn cầu, hoạt động trên mọi lĩnh vưc

Charles Doraine, chủ tịch của Doraine Insurance Group, nhận định: "Nhà đầu tư giờ đang đang rất sợ hãi. Mọi thứ đang diễn ra đối với giới đầu tư là chưa từng có, đó là rủi ro về sức khoẻ, y tế. Đây là thứ vượt ra khỏi tầm kiểm soát của thị trường, vượt ra khỏi nỗ lo ngại và sợ hãi bình thường"

"Ông trùm" ngành dầu mỏ Harold Hamm đã rớt khỏi bảng xếp hạng tỷ phú hôm 9/3 sau khi khối tài sản bị "cuốn trôi" 1 nửa, do giá dầu sụt giảm thảm hại. Sheldon Adelson - ông chủ của as Vegas Sands - công ty điều hành sòng bạc lớn nhất thế giới, mất 11,7 tỷ USD kể từ đầu năm đến nay do các casino không có người đến, nhiều triển lãm thương mại bị huỷ bỏ. Con số này tương đương với 1/4 giá trị tài sản của ông

Chủ tịch của Carnival, Micky Arison, rớt 6 hạng trong bảng xếp hạng tỷ phú vào ngày 12/3, sau khi cổ phiếu của công ty kinh doanh du thuyền lớn nhất thế giới lao dốc tới 31%, xuống mức thấp nhất trong 23 năm. Công ty này thông báo đình chỉ toàn bộ chuyến đi sử dụng du thuyền Princess trong 2 tháng

Những tỷ phú đứng đầu bảng xếp hạng cũng không thể tránh khỏi tình trạng này. Tỷ phú "hàng hiệu" Bernard Arnault - chủ tịch của LVMH, chứng kiến khổi tài sản giảm 9,5 tỷ USD, Jeff Bezos cũng mất 8,1 tỷ USD. Tổng cộng có 53 tỷ phú ghi nhận khối tài sản sụt giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi gia nhập chỉ số Bloomberg Billionaires Index

Khối tài sản của tỷ phú Brazil cũng rớt thảm hại, do giá cổ phiếu lao dốc và tình trạng tồi tệ vốn có của công ty. Guilherme Benchimol - nhà sáng lập XP Inc. - đã không còn là tỷ phú sau khi cổ phiếu của công ty này mất 34% so với giá IPO hồi tháng 12. Trong khi đó, hơn 10 người giàu có nhất nước Nga cũng mất 65 tỷ USD trong năm nay, một phần nguyên nhân là do cuộc chiến giá dầu của Tổng thống Vladimir Putin với Ả Rập Xê Út

Nỗi lo ngại của giới siêu giàu là bằng chứng cho việc nhu cầu đối với chuyên cơ cá nhân tăng lên, các sự kiện từ thiện bị huỷ bỏ và họ kéo đến những căn nhà ở nơi vắng người. Các biện pháp hạn chế đi lại trên toàn cầu do sự lây lan của Covid-19 đã cho thấy những hoạt động hiếm thấy của với tầng lớp thượng lưu trên toàn cầu - nhóm người có thể tiếp cận và sử dụng những dịch vụ vốn hạn chế đối với người bình thường

Hôm thứ Năm, những du khách giàu có đã tranh nhau đặt các chuyến bay riêng từ châu Âu về Mỹ khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh đình chỉ hoạt động đi lại bằng đường hàng không giữa 2 khu vực

Bài phát biểu của Tổng thống Trump không thể trấn an nhà đầu tư, thậm chí còn khiến thị trường giảm sâu hơn và khiến khối tài sản của một số người giàu ủng hộ ông chứng kiến sự sụt giảm
 
Ám ảnh “siêu bong bóng” nợ công
“Siêu bom” kích hoạt

Lãi suất thấp và các quy định lỏng lẻo đã nuôi dưỡng bong bóng nhà ở. Khi giá nhà tăng vọt, các chủ nhà có thể lấy được tiền mặt từ chính căn nhà của họ. Nhưng sau “giấc mơ Mỹ” thì nhiều gia đình đã mất tất cả, đó là tình cảnh sau khủng hoảng tài chính năm2007

Quay lại xa hơn chút, thời khủng hoảng dot.com năm 2001. Hãy thử xem những chính sách cắt giảm thuế cho người giàu (chủ nghĩa phúc lợi doanh nghiệp), giải pháp tài chính tiền tệ mà cựu Tổng thống George W. Bush đã tuyên bố là “liều thuốc” dành cho mọi căn bệnh kinh tế có giống những gì Tổng thống Donald Trump đang làm hay không ?

Nếu đúng, thử xem thêm Jerome Hayden Powell có giống Alan Greenspan (cựu Chủ tịch FED) đã giảm lãi suất, thị trường tràn ngập thanh khoản. Nhưng với năng lực dư thừa trong nền kinh tế, không ngạc nhiên khi thấy lãi suất thấp đã không dẫn đến mức đầu tư nhiều hơn cho nhà xưởng và thiết bị. Hậu quả là sự thay thế bong bóng công nghệ bằng một bong bóng bất động sản… đã gây khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn năm 2007

Thị trườngnăm2020 cũng sẽ tràn ngập thanh khoản với liều lượng gấp nhiều lần so với năm 2007. Ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra, CụcDự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết sẽ triển khai chương trình mua trái phiếu với số lượng không xác định trước để hỗ trợ thị trường hoạt động thông suốt. Bên cạnh đó, FED cũng thực hiện nhiều biện pháp khác nhằm giúp đỡ doanh nghiệp và người dân như “rải tiền trực thăng” (Helicopter money), phát cho mỗi người hơn 1.000 USD để chi tiêu kích cầu, giữ tổng cung không quá suy giảm

Cùng với gói cứu trợ 2000 tỉ USD và hàng ngàn tỉ nới lỏng định lượng (QE) trước đó, song hành mức lãi suất cận âm và giảm thuế cho người giàu, có lẽ bong bóng bất động sản đã được nhường sân cho một “siêu bong bóng” mới: Nợ công

Khi bong bóng nợ công đổ vỡ, bong bóng bất động sản cũng sẽ vỡ theo. Dù khủng hoảng toàn cầu đợt này chưa thể xảy ra và lạm phát vẫn thấp, nhưng trong tất cả các dạng khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng nợ công mới là “siêu bom” làm tê liệt khả năng trả nợ và điều hành quốc gia của các chính phủ. Chính phủ có thể giải cứu thị trường, nhưng chính phủ không thể tự giải cứu chính mình
screen-shot-2020-04-04-at-10.05.25-am_4106887.png

Bộ ba “giảm phát, dân số già hoá và vỡ nợ trái phiếu”

QE hiểu nôm na là “in tiền”. Khi FED nới lỏng định lượng để mua nợ chính phủ, về cơ bản đây là việc rút ngắn cơ cấu đáo hạn nợ chính phủ do công chúng nắm giữ. QE thực sự chỉ hoán đổi khoản nợ này sang khoản nợ khác. Bằng cách giảm nguồn cung nợ chính phủ dài hạn nằm trong tay công chúng, chính phủ hy vọng sẽ hạ thấp lãi suất dài hạn vì các quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm và những nhà đầu tư nợ dài hạn thuần tuý khác bị buộc vào thế phải cạnh tranh nguồn cung nhỏ hơn của trái phiếu chính phủ dài hạn. Liều lượng QE trên GDP lớn nhất là Nhật với hơn 70%, Mỹ mới hơn 25%, vẫn có thể vỗ béo thêm các tập đoàn thuộc "chủ nghĩa phúc lợi doanh nghiệp"

Trên lý thuyết, người ta vẫn tin rằng nếu tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn mức lãi vay thì nợ công tạm thời chưa có vấn đề. Như Nhật nợ công đã vượt 200% GDP, Anh là 85% GDP năm 2019. Ngược lại, nguồn cung nợ ngắn hạn nằm trong tay công chúng tăng lên sẽ có vấn đề và thông thường sẽ dẫn đến lãi suất ngắn hạn gia tăng nhằm thúc đẩy khu vực tư nhân nắm giữ nguồn cung cao hơn
screen-shot-2020-04-03-at-3.32.57-pm_315334.png

Đây cũng là thỏi nam châm hút ròng nguồn vốn quốc tế quay về Phố Wall- nơi trú ẩn mỗi khi kinh tế thế giới bất ổn. Rõ đây không phải là “bữa trưa miễn phí”, vì khi chính phủ Mỹ - con nợ vĩ đại sẽ trở nên dễ tổn thương hơn với sức ép đột ngột từ lãi suất toàn cầu gia tăng. Nhưng hiện tại thì EU, Nhật, Anh… lãi suất vẫn cận âm và có xu hướng âm, nên vẫn tạm ổn

Làm thế nào để Mỹ “lo liệu” được khoản tiền 2.000 tỉUSD? Câu trả lời là đi vay. Chỉ cần Quốc hội cho phép, Bộ Tài chính Mỹ có thể phát hành bao nhiêu trái phiếu cũng được, nhằm chi trả cho các khoản chi của chính phủ. Bộ Tài chính Mỹ bán trái phiếu cho các nhà đầu tư - chính phủ nước ngoài, ngân hàng, quỹ đầu tư, hay bất cứ ai muốn một khoản đầu tư an toàn. Và trái phiếu chính phủ Mỹ thuộc loại an toàn nhất trong các loại chứng khoán, vì chính phủ Mỹ luôn có thể in tiền trả lại gốc

FED lần đầu tiên thực hiện mua vào trái phiếu doanh nghiệp, những chứng khoán được xếp hạng đầu tư trên thị trường sơ cấp và thứ cấp thông qua các quỹ giao dịch ETF. Đầu tư nắm giữ tài sản tư nhân vốn không phải là ưu tiên của của các Ngân hàng trung ương do tính rủi ro cao hơn nợ chính phủ. Nhưng rõ là, khi nợ chính phủ là khó có thể tăng thêm, gia tăng nợ tư nhân sẽ là lựa chọn cuối để kéo dài thêm dây sợi dây nổ chậm. FED sở hữu nhiều công cụ để điều tiết cung tiền, hấp thụ các lượng thanh khoản dư thừa, như các gói QE ngược - tức bán trái phiếu dài hạn để hút tiền về
FED cũng có thể tăng lãi suất đối với dự trữ ngân hàng để duy trì nhu cầu. Tuy nhiên, cả hai chính sách đều sẽ cộng thêm chi phí trả nợ của chính phủ và sẽ khiến lãi suất thực tế tăng nhanh hơn trên thị trường tư nhân. Con nợ càng khát tiền thì lãi suất sẽ càng cao. Không quốc gia nào là không thể vỡ nợ, kể cả Mỹ với những “đặc quyền tài chính” vô đối


screen-shot-2020-04-03-at-3.32.19-pm_3153427.png

Tính đến thời điểm này, tổng dư nợ thế giới đã hơn 250.000 tỉ USD, tức hơn 3 lần GDP toàn cầu. Riêng thị trường trái phiếu Mỹ là hơn 40.000 tỉ USD, lớn hơn nhiều so với 30.000 tỉ USD thị trường chứng khoán Mỹ

Để mua nợ chính phủ, FED phải phát hành dự trữ ngân hàng ở phía bên kia bảng cân đốinhưng khoản này lại không tính vào nợ liên bang. Trong môi trường lãi suất bằng không - đến âm - nếu phải xảy ra, dự trữ của ngân hàng hầu như không mất chi phí gì

Vấn đề là khi nền kinh tế phục hồi, FED không thể sử dụng nợ trái phiếu kho bạc đang nắm giữ để hấp thụ lượng thanh khoản dư thừa và kiềm chế lạm phát. Vay ngắn hạn trong môi trường lãi suất thấp đến âm thì chỉ vỗ béo cho các hoạt động vay đầu cơ toàn cầu, được hậu thuẫn bởi sự tự do dòng chảy vốn và nới lỏng quy định kiểm soát tài chính

Suy thoái thì đã, còn khủng hoảng thì đợi... chu kỳ tới vỡ nợ trái phiếu và quả bom nợ công toàn cầu phát nổ. Dù điều tồi tệ nhất là chưa tới, nhưng nó có thể đến bất kể khi nào… còn tuỳ vào cục diện và trật tự thế giới hậu COVID-19

Khi các cường quốc kết thúc nợ nần cùng nhau thì cục diện kinh tế thế giới mới sẽ bắt đầu. Nhưng trước hết, các nước với đồng tiền yếu hơn lo lạm phát là vừa. Khi thị trường toàn cầu cùng suy thoái, mảng xuất khẩu sẽ cạnh tranh khó hơn nhiều

Phạm Việt Anh
 
63 tỉnh thành thu ngân sách trong năm 2019
Tổng thu ngân sách cả nước là 1.539.322 tỷ đồng

1. TPHCM : 409.923 tỷ ( chiếm 27% )
2. Hà Nội : 268.244 tỷ ( chiếm 17% )
3. Hải Phòng : 94.100 tỷ
4. BR - VT : 86.958 tỷ
5. Bình Dương : 59.604 tỷ
6. Đồng Nai : 54.430 tỷ
7. Quảng Ninh : 45.976 tỷ
8. Vĩnh Phúc : 35.000 tỷ
9. Bắc Ninh : 30.431 tỷ
10. Thanh Hoá : 28.806 tỷ
11. Đà Nẵng : 28.170 tỷ
12. Quảng Nam : 22.711 tỷ
13. Quảng Ngãi : 20.496 tỷ
14. Hải Dương : 19.231 tỷ
15. Khánh Hoà : 19.047 tỷ
16. Long An : 18.000 tỷ
17. Nghệ An : 16.180 tỷ
18. Tiền Giang : 15.835 tỷ
19. Ninh Bình : 15.798 tỷ
20. Thái Nguyên : 15.328 tỷ
21. Hưng yên : 14450
22. Bình Định : 13870
23. Bình Thuận : 13000
24. Hà Tĩnh : 12650
25. Bắc Giang : 12051
26. Cần Thơ : 11124
27. Kiên Giang : 11018
28. Tây Ninh : 9523
29. Hà Nam : 9500
30. Lào Cai : 9400
31. Thái Bình : 9215
32. Bình Phước : 9054
33. Lâm Đông : 8369
34. Đồng Tháp : 8350
35. TT- Huế : 7787
36. Phú Thọ : 7034
37. Phú Yên : 7000
38. Dak Lak : 6910
39. Vĩnh Long : 6794
40. An Giang : 6700
41. Lạng Sơn : 6383
42. Quảng Bình : 5842
43. Cà Mau : 5754
44. Nam Định : 5605
45. Bến Tre : 4984
46. Gia Lai : 4908
47. Trà Vinh : 4906
48. Ninh Thuận : 4050
49. Sơn La : 4009
50. Hoà Bình : 4000
51. Sóc Trăng : 3915
52. Hậu Giang : 3506
53. Yên Bái : 3250
54. Bạc Liêu : 3236
55. Kon Tum : 3124
56. Quảng Trị : 3100
57. Dak Nông : 2600
58. Cao Bằng : 2210
59. Hà Giang : 2205
60. Lai Châu : 2159
61. Tuyên Quảng : 2106
62. Điện Biên : 1233
63. Bắc Cạn : 700
 
Trái phiếu Chính phủ
Lời giải bài toán cân đối ngân sách năm 2020

Việc huy động vốn từ các nguồn khác nhau để đảm bảo cân đối ngân sách là nhiệm vụ cấp thiết và huy động vốn từ trái phiếu Chính phủ được coi là một trong những kênh quan trọng nhất


Diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 và những hệ quả tiêu cực đối với nền kinh tế sẽ tạo áp lực không nhỏ lên cân đối ngân sách Nhà nước trong năm 2020

Chính vì vậy, việc huy động vốn từ các nguồn khác nhau để đảm bảo cân đối ngân sách là nhiệm vụ cấp thiết và huy động vốn từ trái phiếu Chính phủ được coi là một trong những kênh quan trọng nhất. Đây là nội dung trao đổi giữa phóng viên Thông tấn xã Việt Nam và Tổng thư ký Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam (VBMA), ông Đỗ Ngọc Quỳnh

- Ông có nhận định gì về phát hành trái phiếu Chính phủ trong thời gian qua ?

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh: Tính từ đầu năm đến ngày 20/4/2020, phát hành trái phiếu Chính phủ thông qua hình thức đấu thầu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) là 33.513 tỷ đồng, đạt 13% kể hoạch đấu thầu của năm 2020

Kế hoạch đấu thầu trái phiếu Chính phủ năm 2020 là 260.000 tỷ đồng. Riêng trong quý 1/2020, kết quả đấu thầu trái phiếu Chính phủ chỉ đạt 55,5% kế hoạch của quý trong khi quý 1/2019, kết quả đấu thầu đạt 95% kế hoạch quý

Xét trên một góc độ khác, lãi suất trúng thầu trái phiếu Chính phủ (lãi suất đi vay của Chính phủ) đã có một giai đoạn giảm liên tục kể từ đầu năm 2020 và tạo nên những kỷ lục mới: kỳ hạn 5 năm còn 1,8%/năm, kỳ hạn 10 năm 2,18%/năm và kỳ hạn 30 năm còn 3%/năm - mức giảm rất sâu so với năm 2019, giúp cho Chính phủ giảm chi phí huy động vốn

Một điểm rất tích cực nữa là tỷ trọng phát hành các kỳ hạn dài từ 20 - 30 năm chiếm khoảng 30% khối lượng phát hành, tăng mạnh so với tỷ trọng gần 4% cùng kì năm 2019, giúp kéo dài kỳ hạn danh mục thị trường trái phiếu Chính phủ, ổn định được nguồn vốn vay

- Ông đánh giá như thế nào về vai trò của vốn trái phiếu Chính phủ với nền kinh tế trong giai đoạn này ?

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh: Diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 và những hệ quả tiêu cực đối với nền kinh tế sẽ tạo áp lực không nhỏ lên cân đối ngân sách của Chính phủ trong năm 2020

Cụ thể, thu ngân sách nhà nước dự kiến sẽ sụt giảm so với dự toán năm 2020 ở tất cả cấu phần thu nội địa, thu dầu thô và thu xuất nhập khẩu do sự lao dốc của giá dầu, sự đình trệ của các hoạt động thương mại xuất nhập khẩu, hoạt động kinh doanh trong nước và các biện pháp ưu đãi giảm thuế phí để hỗ trợ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chi ngân sách nhà nước cũng chịu áp lực gia tăng từ các khoản chi cho y tế, phòng chống dịch bệnh và các khoản chi an sinh xã hội

Để góp phần kích cầu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, chi đầu tư phát triển sẽ được đẩy mạnh với tổng vốn dự kiến lên đến 700.000 tỷ đồng. Theo đó, bội chi ngân sách nhà nước được Bộ Tài chính ước tính sẽ tăng thêm khoảng 1,5-1,6% GDP so với dự toán lên mức 5-5,1% GDP

Mức gia tăng thâm hụt này cũng đồng nghĩa với việc Bộ Tài chính sẽ phải xem xét huy động vốn từ các nguồn khác nhau để đảm bảo cân đối ngân sách; trong đó, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ được coi là nguồn quan trọng

- Từ đầu năm đến nay, thị trường trái phiếu Chính phủ sơ cấp có dấu hiệu hạ nhiệt, theo ông đâu là nguyên nhân ?

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh: Nguyên nhân làm cho thị trường trái phiếu Chính phủ sơ cấp hạ nhiệt, theo tôi có thể do một số yếu tố như cân đối ngân sách giai đoạn đầu năm khá dư dả. Sau năm 2019 đạt thặng dư khá lớn (số liệu hết 11 tháng năm 2019 cho thấy thặng dư đạt khoảng 114.000 tỷ đồng) thì quý 1/2020, dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, cán cân ngân sách tiếp tục cho tín hiệu tích cực với mức thặng dư 48.000 tỷ đồng theo báo cáo của Bộ Tài chính. Điều này có thể đã làm giảm áp lực huy động vốn của chính phủ qua các kênh vay nợ; trong đó có việc phát hành trái phiếu Chính phủ

Trong khi đó, do tác động của dịch bệnh COVID-19 lên nền kinh tế dẫn đến việc Chính phủ phải đưa ra các gói hỗ trợ kích thích nền kinh tế. Điều này khiến một số nhà đầu tư có kỳ vọng nguồn cung trái phiếu Chính phủ sẽ gia tăng trong thời gian tới nên có tâm lý chờ đợi, làm cho tỷ lệ trúng thầu thấp

Ngoài ra, vì kỳ vọng của bên phát hành và các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp và thứ cấp có khoảng cách khá lớn dẫn đến lãi suất trái phiếu Chính phủ phát hành trên thị trường sơ cấp trong nhiều thời điểm thấp hơn nhiều lãi suất giao dịch trên thị trường thứ cấp

- Theo ông hiện nay Việt Nam có những khó khăn, thuận lợi gì khi phát hành trái phiếu Chính phủ ?

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh: Dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng nền tảng kinh tế của Việt Nam đã được củng cố trong 10 năm thực hiện tái cấu trúc gần đây đang cho thấy khả năng chống đỡ với khủng hoảng đã tốt hơn rất nhiều thể hiện ở sự ổn định về lãi suất, tỷ giá, sự hồi phục của chỉ số chứng khoán, các chỉ số kinh tế vĩ mô… tạo niềm tin cho các các nhà đầu tư


Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)

Bên cạnh đó, các khung khổ chính sách và cơ sở hạ tầng của thị trường trái phiếu đã được hoàn thiện, rõ ràng minh bạch. Tính thanh khoản của thị trường thứ cấp khá cao giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán trái phiếu nên nhu cầu đối với đầu tư sơ cấp cũng nhiều hơn

Các ngân hàng hiện nay hướng tới quản lý cơ cấu tài sản an toàn các tiêu chuẩn quốc tế như Basel II hay hay Thông tư 41/2016/TT-NHNN (Thông tư 41 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 30/12/2016, chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2020). Theo đó, nhu cầu đối với các tài sản phi rủi ro như trái phiếu Chính phủ sẽ nhiều hơn

Cơ cấu nhà đầu tư cũng đa dạng hóa hơn; trong đó, vai trò của các tổ chức phi ngân hàng như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm nhân thọ ngày càng lớn giúp cho độ ổn định của thị trường cao hơn

Dù vậy, trong ngắn hạn, những diễn biến phức tạp và khó lường của dịch bệnh đang ảnh hưởng lớn đến tâm lý các nhà đầu tư

Ngoài ra, sản phẩm trên thị trường cũng chưa đa dạng, các nhà đầu tư chưa có các công cụ để phòng vệ rủi ro hiệu quả

Chênh lệch lãi suất giữa thị trường thứ cấp và sơ cấp hiện ở mức cao, dẫn đến việc phát hành trên thị trường sơ cấp không hấp dẫn nhà đầu tư

- Ông có đề xuất gì để tăng tính hấp dẫn cho thị trường trái phiếu Chính phủ trong giai đoạn hiện nay ?

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh: Trong điều kiện hiện nay, để tăng tính hấp dẫn của thị trường trái phiếu, Chính phủ có thể xem xét tăng phát hành thêm các trái phiếu có kỳ hạn ngắn, phù hợp với nhu cầu đầu tư của các tổ chức tín dụng; thực hiện hoán đổi các kỳ hạn lẻ về kỳ hạn chẵn giúp thị trường tăng tính thanh khoản; miễn hoặc giảm phí giao dịch trái phiếu Chính phủ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn thị trường khó khăn

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý có thể phát triển công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất và tỷ giá cho nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào thị trường trái phiếu Việt Nam

Về dài hạn, Bộ Tài chính, cụ thể là Kho bạc Nhà nước nên có sự dẫn dắt thị trường theo hướng lãi suất mục tiêu của các kỳ hạn trái phiếu Chính phủ; chủ động nâng khối lượng gọi thầu trong các giai đoạn thị trường thuận lợi, nhu cầu đầu tư nhiều và ngược lại nhằm hạn chế và giảm thiểu các tình huống lãi suất trái phiếu Chính phủ thứ cấp giảm nhanh và mạnh do thiếu các nguồn cung hàng trong ngắn hạn. Vì sự sụt giảm này cũng tiềm ẩn mức bật tăng mạnh lại nhiều hơn dẫn tới tác động tiêu cực tới nhà đầu tư

- Trân trọng cảm ơn ông !

Văn Giáp
 
Thu hút dòng vốn FII cho Việt Nam từ "núi tiền" 6.000 tỉ USD
Lượng vốn lớn gấp 3 lần so với cuộc khủng hoảng trước

FII hay còn gọi là đầu tư gián tiếp nước ngoài tham gia vào thị trường vốn thông qua giao dịch cổ phiếu và trái phiếu, hoặc đầu tư vào cổ phần tư nhân, hoặc thông qua các quỹ mạo hiểm. FII ảnh hưởng trực tiếp vào khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán. Năm 2019, khối lượng giao dịch đạt khoảng 150 triệu USD/ngày và hiện nay là khoảng 200 triệu USD/ngày. Khối lượng giao dịch hiện nay chủ yếu là từ các tổ chức/nhà đầu tư tư nhân trong nước. Vậy làm thế nào để thu hút được thêm vốn FII vào thị trường chứng khoán và tăng chất lượng của nguồn vốn cũng như dòng tiền đi vào ?

Tình hình hiện tại của nền kinh tế toàn cầu ra sao? Chúng ta đang ở trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Dịch bệnh đã khiến nhiều quốc gia rơi vào tình trạng khó khăn về kinh tế. Và để hỗ trợ cho kinh tế phục hồi, Chính phủ các nước, đặc biệt là các nước phát triển bắt đầu in tiền mới. Hiện tại, chúng tôi tin là các nước phát triển đang bơm vào khoảng 6.000 tỉ USD để hỗ trợ kinh tế phục hồi

Vậy làm cách nào để chúng ta có thể thu hút một phần dòng tiền mới này vào Việt Nam dưới dạng FII? Chúng ta rõ ràng là cần thu hút thêm vốn vào Việt Nam để hỗ trợ thị trường chứng khoán, và chúng ta cũng cần dòng tiền này để hỗ trợ thị trường vốn trong nước. Đây là một cơ hội lớn giúp Việt Nam thực hiện những thay đổi và cải cách để thu hút được thêm vốn FII từ dòng tiền mà các ngân hàng trung ương toàn cầu dùng để hỗ trợ cho các nền kinh tế của họ

FII hỗ trợ thị trường chứng khoán toàn cầu. Một ví dụ điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các ngân hàng trung ương đã bơm khoảng 2.000 tỉ USD vào các nền kinh tế và hiện nay, lượng vốn mới khoảng 6.000 tỉ USD được bơm vào thị trường để hỗ trợ kinh tế phục hồi sau dịch, và lượng vốn này lớn gấp 3 lần so với cuộc khủng hoảng trước

Quay trở lại với khủng hoảng tài chính 2008, sau 11 năm, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ tăng gấp 5 lần trong khi lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ tăng gấp đôi. Rõ ràng là thanh khoản, vốn và tiền được bơm vào các nền kinh tế đã hỗ trợ thị trường chứng khoán nhiều hơn đáng kể so với tăng trưởng lợi nhuận

Chúng tôi cũng tin rằng những nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp cận với nguồn vốn đang được bơm vào các nền kinh tế này cũng chú ý nhiều hơn tới thị trường Việt Nam bởi Việt Nam mang lại cho họ lợi nhuận lớn hơn so với các lựa chọn đầu tư tại quốc gia của họ, nơi mà trái phiếu được giao dịch ở mức lãi suất âm, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cũng ở mức dưới 0. Trong khi đó tại Việt Nam, họ có thể hưởng mức lãi từ chia cổ tức ở mức 3-4%, lãi suất trái phiếu ở mức 3-4%, và tiền gửi có kỳ hạn ở mức 6-7%, đây thực sự là một nguồn lợi lớn khi đầu tư vào Việt Nam

Bên cạnh đó, tình hình chính trị và môi trường kinh doanh tại Việt Nam đang rất ổn định. Đồng nội tệ ổn định. Khi một nhà đầu tư quyết định đầu tư vào Việt Nam, họ có thể thấy tài sản khấu hao và đồng tiền duy trì ổn định, không bị mất lợi nhuận do tiền đồng mất giá

Thêm vào đó, Việt Nam hiện có 97 triệu dân trong đó một nửa dân số ở dưới độ tuổi 35 và thu nhập bình quân nhóm phổ thông ở mức 3.000 USD/năm. Mức thu nhập này đang tăng dần và theo đó sức mua cũng tăng lên. Điều này là lợi thế lớn thu hút nhiều doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư trong và ngoài nước

Tóm lại là chúng ta cần tiếp cận với nguồn vốn nước ngoài đang được các ngân hàng trung ương bơm vào. Chúng ta cần thay đổi để trở nên hấp dẫn hơn với nhà đầu tư nước ngoài. Chúng ta đều biết, bằng kinh nghiệm và trải nghiệm rằng dòng vốn này chắc chắn sẽ hỗ trợ đáng kể cho thị trường chứng khoán

Chỉ số VN-Index tăng gần 50% trong năm 2017 khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu phát hành 1.000 tỉ USD tiền mới. Chúng ta cũng thấy được Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài do dân số đông, trẻ, thu nhập tăng, và sự ổn định về kinh tế - chính trị. Điều quan trọng là chúng ta cần có những cải cách trong thị trường vốn để thu hút thêm dòng vốn FII

Cơ hội của dòng vốn lớn

Vậy Việt Nam cần những thay đổi và cải cách nào? Xin nhớ là hiện nay có khoảng 6.000 tỉ USD đang bơm vào các nền kinh tế thông qua các ngân hàng trung ương khắp toàn cầu và chúng ta cần tiếp cận với nguồn tiền này

Trước khi nói tới những đề xuất cho việc cải cách, chúng ta nên nhìn vào những điều mà các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài quan tâm khi tiếp cận thị trường vốn Việt Nam, cụ thể là thị trường chứng khoán Việt Nam
Đầu tiên, họ muốn thấy nhiều cơ hội tăng trưởng. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp phát triển. Nhà đầu tư muốn thấy những cơ hội để tăng đầu tư vào những công ty này trên thị trường chứng khoán. Họ muốn thấy những doanh nghiệp lớn hơn niêm yết trên sàn

Họ muốn thấy việc đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, và càng có nhiều doanh nghiệp được cổ phần hóa thì cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài càng nhiều

Nhà đầu tư cũng muốn có cơ hội đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Ở thời điểm này, nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài khó tiếp cận với trái phiếu doanh nghiệp bởi những khoản trái phiếu này thường chưa được niêm yết

Nhìn chung, nhà đầu tư muốn thị trường chứng khoán đa dạng hơn. Hiện nay chỉ có một số loại cổ phiếu đang chi phối thị trường, bao gồm cổ phiếu của ngân hàng và bất động sản. Nhà đầu tư nước ngoài muốn có nhiều lựa chọn hơn từ thị trường, như cổ phiếu viễn thông, điện, phân bón... thậm chí là y tế

Nhà đầu tư cũng muốn giao dịch cổ phiếu của những doanh nghiệp không còn room cho khối ngoại. Hiện nay, có 30 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường đang được giao dịch ở mức hạn định cổ phần dành cho khối ngoại (FOL - Foreign Ownership Limits). Vì vậy, các nhà đầu tư ngoại mới sẽ phải mua lại cổ phiếu từ những nhà đầu tư nước ngoài hiện hữu ở mức giá cao hơn giá cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường


Điều này khiến chính họ phải hạ giá giao dịch 10-15% so với giá mua khi cần giao dịch khớp lệnh. Sau năm 2015, trên thị trường đã có 82 doanh nghiệp được nới lỏng mức FOL, Nhưng hiện nay khoảng 30 doanh nghiệp đã hết room cho khối ngoại. Điều này gây khó khăn cho những nhà đầu tư mới khi họ muốn mua lại cổ phần của các doanh nghiệp

Nhà đầu tư cũng muốn có thêm nhiều cổ phiếu có tính thanh khoản cao, điều này đồng nghĩa với doanh nghiệp có chất lượng cao, có tiềm năng

Vậy có những khuyến nghị nào để giúp thị trường thay đổi và hấp dẫn hơn cho dòng vốn FII ?

Đầu tiên là chúng ta nên cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp hơn, đặc biệt là trong những ngành như viễn thông, điện hoặc liên quan tới dầu khí. Chúng tôi cũng hy vọng lượng cổ phần bán ra ngoài thị trường sẽ lớn hơn, thay vì 3-5% sẽ là 20-30%. Chúng tôi muốn có bảng lưu thông tin về giá giao dịch của các cổ phiếu do khối ngoại thực hiện, theo đó nhà đầu tư không cần quy theo giá thị trường cổ phiếu mà họ vừa mua với mức giá “trả thêm - premium")

Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ sớm gia nhập nhóm thị trường mới nổi: MSCI-Emerging Market. Hiện nay chúng ta đang ở nhóm MSCI-Frontier Market (nhóm thị trường cận biên). Khi Việt Nam trở thành thị trường mới nổi, chúng ta có thể tiếp cận nguồn vốn lớn gấp hàng trăm lần so với hiện nay
Chúng ta sẽ có nguồn vốn lớn gấp hàng trăm lần cho các công ty nhận đầu tư tại Việt Nam. Để trở thành thị trường mới nổi, chúng ta cần một cơ chế thông tin minh bạch rõ ràng và quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế

Chúng tôi cũng muốn có cơ chế hoạt động tốt hơn cho loại hình quỹ hưu trí. Hiện nay thị trường chứng khoán chưa có hoạt động đầu tư cho phần này nhưng quỹ hưu trí được xem là xương sống cho nhiều thị trường vốn toàn cầu. Nó tạo ra một nền tảng vững chắc cho thị trường vốn phát triển ổn định và chất lượng hơn. Thêm vào đó, trong khoảng 6-12 tháng tới, chúng tôi hy vọng thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được giảm để thúc đẩy tăng trưởng

Chúng tôi cũng khuyến nghị việc giảm lãi suất tiền gửi ở ngân hàng, từ đó thúc đẩy việc đầu tư vào nhà xưởng, kinh doanh, chứng khoán và bất động sản. Hiện nay mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn đang ở mức 6-7% và nếu mức này giảm xuống thấp nữa thì người dân sẽ có thể chuyển hướng qua đầu tư vào chứng khoán nhiều hơn

Chúng tôi cũng khuyến nghị Việt Nam nên tham gia vào chương trình marketing như Hội nghị các nhà đầu tư toàn cầu được tổ chức bởi các công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ. Những chương trình này sẽ giúp Chính phủ Việt Nam giới thiệu tiềm năng tới các nhà đầu tư nước ngoài

Đó là những khuyến nghị dành cho thị trường chứng khoán

Còn đối với trái phiếu, bên cạnh trái phiếu chính phủ, nhà đầu tư muốn tiếp cận tới những trái phiếu có tính thanh khoản tốt hoặc những trái phiếu doanh nghiệp đã được niêm yết

Để trái phiếu doanh nghiệp có thể được chấp thuận niêm yết, chúng ta cần một quy trình đánh giá xếp hạng. Ngày nay có rất nhiều tổ chức xếp hạng đánh giá quốc tế uy tín như S&P, Moody’s, và Fitch. Chúng ta nên mời họ tới Việt Nam và thực hiện đánh giá đối với trái phiếu doanh nghiệp. Những tổ chức này có thể kết hợp với các định chế tài chính hoặc các ngân hàng thương mại trong nước để thực hiện việc xếp hạng cho trái phiếu doanh nghiệp

Và sau đó phát hành trái phiếu doanh nghiệp thông qua quy trình bảo lãnh phát hành cũng là một cách để niêm yết trái phiếu doanh nghiệp. Khi niêm yết, chúng ta cần có giao dịch trên thị trường để tạo thanh khoản cho trái phiếu doanh nghiệp, khiến trái phiếu trở nên hấp dẫn hơn
 
Last edited:
“Đại bàng” tài chính có rời Hồng Kông để mắt tới Việt Nam
- Sự leo thang bất ổn khiến cho Hồng Kông có khả năng đánh mất vị thế là trung tâm tài chính ở châu Á và đó chính là cơ hội cho các thị trường tài chính mới nổi, nhưng dường như Việt Nam không nằm trong số này

0a145_3007644.jpg


Việt Nam không những có những lợi thế về vị trí địa lý khi nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, môi trường kinh doanh ổn định, triển vọng tăng trưởng kinh tế cao mà còn là một trong những điểm đến cho các hoạt động dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc trong thời gian tới. Khi đó, các hoạt động kinh tế dịch chuyển sẽ được kỳ vọng kéo theo các hoạt động tài chính đi kèm

Bài viết này sẽ đưa ra những đánh giá về những khả năng thật sự để Việt Nam có thể hiện thực hóa được xu hướng trên

2835c_untitled_2_01.jpg


Trung tâm tài chính (financial hub) là một thành phố hay khu vực đầu mối cho các dịch vụ tài chính. Nơi đây sẽ quy tụ được các ngân hàng lớn và các công ty cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, đồng thời cũng là nơi quy tụ các trị trường giao dịch chứng khoán sôi nổi bậc nhất. Ngoài ra, một trung tâm tài chính còn đem đến cơ sở hạ tầng thông tin và thương mại phục vụ cho lượng lớn các giao dịch trong nước và quốc tế. Chẳng hạn London, New York, Hồng Kông và Tokyo là những trung tâm tài chính lớn trên thế giới

Một trung tâm tài chính phát triển sẽ thu hút được các dòng vốn đầu tư từ nước ngoài qua đó và chảy đến các lĩnh vực đang cần vốn của cả doanh nghiệp và chính phủ. Nhờ đó mà các doanh nghiệp có thể tiếp cận được với nguồn vốn dồi dào và giúp giảm thiểu chi phí sử dụng vốn. Việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài còn giúp gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia. Hơn thế nữa, khi quốc gia có được một trung tâm tài chính năng động sẽ thu hút các công ty tài chính then chốt trên thế giới đến đặt trụ sở và kết nối các hoạt động tài chính trong nước với phần còn lại của thế giới

Như vậy, một trung tâm tài chính năng động sẽ góp phần vào sự phát triển của cả hệ thống tài chính quốc gia và lấy đó làm động lực thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế. Hầu hết những quốc gia phát triển đều có thị trường tài chính phát triển bền vững, không chỉ cho quốc gia đó mà còn cho các nền kinh tế trong khu vực

576dd_untitled_2_05.jpg

Việc đánh giá liệu một quốc gia nào đó có thể trở thành một trung tâm tài chính hay không sẽ phức tạp hơn nhiều so với chúng ta nghĩ. Các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế hoặc thu hút dòng vốn đầu tư chỉ là một trong rất nhiều chỉ tiêu được các nhà đầu tư quốc tế xem xét đến

Theo xếp hạng chỉ số tài chính toàn cầu 25 (GFCI 25), sẽ có những tiêu chí sau đây để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính:

1) môi trường kinh doanh

2) nguồn nhân lực

3) cơ sở hạ tầng

4) mức độ phát triển của lĩnh vực tài chính

5) uy tín của thành phố đặt thị trường tài chính. Bên dưới các tiêu chí trên sẽ các tiêu chí nhỏ hơn cấu thành để có thể đánh giá khả năng hình thành trung tâm tài chính ở từng thị trường tài chính

Dựa trên các tiêu chí trên, ở khu vực châu Á Hồng Kông đang xếp hạng cao nhất và đứng hạng 3 xét trên toàn cầu, sau New York và Luân Đôn. Hồng Kông luôn duy trì vị trí thứ ba toàn cầu ổn định trong nhiều năm qua

Cũng theo GFCI 25, chỉ có bốn trung tâm tài chính thuộc Đông Nam Á là có tên trong bảng xếp hạng. Trong đó, Singapore nổi lên như là một trung tâm tài chính lớn vượt qua các trung tâm tài chính ở các nền kinh tế tài chính như Nhật Bản… để vươn lên vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng toàn cầu. Việt Nam có hai trung tâm tài chính hàng đầu quốc gia là Hà Nội và TPHCM nhưng không có trung tâm nào đáp được đủ các tiêu chí để có tên trong bảng xếp hạng nói trên. Điều đó thể hiện một khoảng cách khá lớn về mức độ phát triển của các thị trường trong nước so với các chuẩn của khu vực và quốc tế

Dựa trên việc duy trì tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong những năm qua cộng với những xu hướng hưởng lợi từ việc dịch chuyển dòng vốn nên việc kỳ vọng TPHCM trở thành trung tâm tài chính của khu vực từ cộng đồng và chính phủ là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhìn nhận một điều là chặng đường đó sẽ còn rất xa, nếu chúng ta nhìn trên bảng xếp hạng ở trên cũng như là phân tích một vài đặc điểm của thị trường tài chính ở Việt Nam hiện tại

24954_untitled_2_02.jpg


Quy mô thị trường chứng khoán của Việt Nam còn rất nhỏ và hạn chế so với nguồn vốn vay từ ngân hàng. Nguồn vốn từ thị trường cổ phiếu, trái phiếu và vay ngân hàng được xem là chiếc kiềng ba chân trên thị trường vốn. Việc thị trường ngân hàng phát triển vượt trội so với hai thị trường còn lại khiến thị trường tài chính vận hành không hiệu quả. So sánh thị trường vốn của Việt Nam với thị trường vốn các nước trong khu vực thì có thể thấy sự thống trị tuyệt đối của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam

Thị trường chứng khoán được đánh giá là có hiệu quả hay không không chỉ thể hiện bằng giá trị vốn hóa của thị trường hay là sự gia tăng của tỷ lệ này như thế nào qua các năm mà còn phải cho thấy được lượng vốn mà các doanh nghiệp có thể huy động được thông qua kênh này qua các năm có sự tăng trưởng hay không. Năm 2017 là một năm tăng trưởng tốt của thị trường chứng khoán và nguồn vốn doanh nghiệp huy động từ thị trường chứng khoán cũng đạt mức cao nhất với 56.000 tỉ đồng. Trong khi đó, số tiền gia tăng nợ vay của các doanh nghiệp niêm yết lên đến 550.000 tỉ đồng, tức là gần gấp 10 lần số tiền doanh nghiệp niêm yết huy động từ thị trường cổ phiếu


4c7d8_untitled_2_03.jpg


Sự phát triển của thị trường quản lý tài sản cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển của một thị trường tài chính. Biểu đồ trên cho thấy Việt Nam đang là một quốc gia có thị trường quản lý tài sản cực kỳ kém phát triển trong khu vực. Với tổng tài sản đang quản lý của các quỹ chỉ bằng 1,3% GDP, trong khi con số này ở các nước trong khu vực cũng đã cao hơn rất nhiều

Những phân tích trên chưa thể hiện đầy đủ các đặc điểm cần đánh giá của một thị trường tài chính để có thể trở thành một trung tâm tài chính. Ngoài ra, chúng ta sẽ còn phải đánh giá các yếu tố liên quan đến yếu tố nguồn lực con người, cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp lý… Các nhà đầu tư quốc tế sẽ rất cân nhắc các yếu tố nền tảng để quyết định mức độ lựa chọn nơi thực hiện giao dịch tài chính. Các nhà đầu tư có thể vẫn rất lạc quan vào nền kinh tế Việt Nam nhưng họ hoàn toàn có thể lựa chọn một trung tâm tài chính khác, như Singapore chẳng hạn, để thực hiện các hoạt động kinh tế ở Việt Nam

Để trở thành một thị trường tài chính thì chúng ta không những nỗ lực mà còn phải chứng minh các lợi thế so sánh so với các thị trường phát triển hơn trong khu vực đang hiện có. Mọi việc sẽ phải bắt đầu từ việc chúng ta đầu tư một chặng đường dài hơi chứ không phải chỉ với những chiến dịch truyền thông và tuyên truyền dựa trên niềm tin hay chỉ một vài tín hiệu tích cực từ thị trường quốc tế


07769_2.jpg

Lê Hoài Ân (CFA) - Nguyễn Duy Khánh (BUH)
 
Last edited:
Phải được nuôi dưỡng trong cái nôi của thị trường
- Không chỉ vấn đề tái cơ cấu chuỗi cung ứng trong lĩnh vực sản xuất, biến động của thế giới trong những năm gần đây có thể thúc đẩy việc định hình lại dòng chảy tài chính toàn cầu. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tìm kiếm chỗ đứng trong lĩnh vực được ví như trái tim của nền kinh tế này. Vấn đề là Việt Nam có thực sự muốn nắm bắt hay không ?

4520f_trungtamtaichinhvietnam_thanhhoa_600.jpg

TPHCM - đầu tàu kinh tế của cả nước

Tài chính được ví như hệ tuần hoàn hay hình tượng hơn là trái tim của nền kinh tế. Do vậy, trung tâm tài chính, một cách tự nhiên, được hình thành trong cái nôi của thị trường ở mỗi quốc gia. Đây chính là lý do thị trường chứng khoán Việt Nam, cấu phần quan trọng nhất của trung tâm tài chính quốc gia, được đặt ở TPHCM

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước tiến rất đáng kể sau hai thập niên hình thành và phát triển. Tuy nhiên, nhịp đập trái tim của nền kinh tế chưa có được sự hối hả và mạnh mẽ như mong đợi. Việt Nam chưa tận dụng được những cơ hội quý giá để đưa nền kinh tế bước lên những nấc thang giá trị cao hơn và trung tâm tài chính có thể kết nối toàn cầu

Thế giới đang có những thay đổi và dịch chuyển mạnh mẽ. Việt Nam dường như đang đứng trước cơ hội mới cho phát triển và đi đến thịnh vượng. Để có thể tận dụng được cơ hội và định vị mình, việc có được chỗ đứng trong dòng chảy tài chính toàn cầu là hết sức quan trọng

TPHCM đang có những nỗ lực đưa vai trò và vị thế trung tâm tài chính quốc gia lên tầm cao mới. Cơ hội và thách thức đang là hai mặt của một đồng xu. Làm thế nào khi đồng xu rơi xuống, mặt ngửa sẽ là cơ hội thay vì thách thức như trong quá khứ ?

86377_untitled_3_01.jpg

Trước khi có dịch Covid-19, nhiều nước đã nhận ra những trục trặc của việc các chuỗi giá trị toàn cầu phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc và để cho nước này đóng một vai trò quá lớn. Do vậy, giảm sự phụ thuộc này là điều mong muốn của rất nhiều nước

Đó là nguyên nhân sâu xa tạo ra sự đồng thuận của rất nhiều nước trên thế giới trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, cho dù nhiều khi cách hành xử và chính sách của người đứng đầu Nhà Trắng không nhận được sự đồng thuận

22c1b_untitled_3_05_300.jpg

Với sự xuất hiện của dịch Covid-19, những vấn đề nêu trên trở nên rõ ràng hơn. Quyết tâm của các nước trở nên mạnh mẽ hơn để các chuỗi giá trị toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc, hay ít nhất là ít phụ thuộc hơn vào quốc gia đông dân nhất thế giới này

Hồng Kông đã được xem là một địa điểm chiến lược để các nước phương Tây có những tác động vào Trung Quốc, và ngược lại để Trung Quốc tạo ra sự kết nối và thu hút với thế giới bên ngoài. Việc các nước phương Tây trao cho Hồng Kông cơ chế đặc biệt và Trung Quốc đưa ra mô hình một quốc gia hai chế độ thuộc về ý đồ này

Tuy nhiên, ý đồ đằng sau mô hình một quốc gia hai chế độ sau hơn hai thập niên đã lộ. Trên “chiến trường” Hồng Kông, Trung Quốc với mục tiêu trở thành cường quốc dường như đã thắng thế và phương Tây đã thấy sự thua thiệt của mình nên đã hành động dứt khoát. Việc Mỹ tước quy chế đặc biệt cho Hồng Kông là một động thái như vậy

Vị thế của Hồng Kông đã giảm sút rất nhiều từ năm 1997 sau khi trở về Trung Quốc. Ở trong nước thì những thành phố trong đại lục, nhất là Thượng Hải và Thẩm Quyến, với các cơ chế đặc biệt, có lợi thế hơn. Ở bên ngoài thì những nơi như Singapore dần lấn lướt

Vị thế của Hồng Kông tiếp tục trên đà giảm sút. Điều đáng chú ý là Singapore đã tận dụng rất tốt những lợi thế mà Hồng Kông bị mất đi, đặc biệt là vị thế trung gian hay đầu mối giao thương của tất cả các bên

Với những gì đang xảy ra, Việt Nam nói chung, trung tâm tài chính của Việt Nam nói riêng, đang đứng trước những cơ hội rất lớn

Cơ hội thứ nhất là trở thành một mắt xích quan trọng trong các chuỗi giá trị toàn cầu đang dịch chuyển khỏi Trung Quốc. Vị trí chiến lược và ở cạnh Trung Quốc là một lợi thế rất lớn của Việt Nam

Cơ hội thứ hai là trở thành đầu mối trung chuyển và giao thương giữa các nước với Trung Quốc và ngược lại. Thêm vào đó, quan hệ kinh tế, thương mại với Trung Quốc là hết sức quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam

Trước sức ép của phương Tây, trên thực tế, Trung Quốc rất cần mối quan hệ với các nước như Việt Nam. Nói cách khác, cả hai bên đều cần mối quan hệ về nhiều mặt với Việt Nam như vị trí của Singapore hay Hồng Kông hiện tại. Đây chính là lợi thế và cơ hội của Việt Nam

c66ed_untitled_3.jpg

Cơ hội đi liền với thách thức. Trong quan hệ toàn cầu, các nước lớn luôn muốn các nước khác chọn bên và ngả về phía mình. Do vậy, các điều kiện ràng buộc luôn được đưa ra với những quan hệ mang lại lợi ích cho một nước nào đó

Việt Nam đang chịu sức ép như vậy từ cả Trung Quốc và các nước phương Tây. Do vậy, làm thế nào để cân bằng trong quan hệ với các bên là thách thức rất lớn đối với Việt Nam

Thách thức tiếp theo của Việt Nam là khả năng tận dụng cơ hội để leo lên những nấc thang giá trị cao hơn. Hơn ba thập kỷ qua, Việt Nam đã rất thành công trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, do khả năng đổi mới sáng tạo, năng lực nghiên cứu kém đã cản trở Việt Nam tận dụng các cơ hội. Làm sao để có thể thay đổi quán tính này không phải là vấn đề đơn giản

Thách thức thứ ba đối với Việt Nam đó là sự cạnh tranh từ các nước khác, nhất là các nước trong khu vực có quy mô lớn và trình độ phát triển cao hơn Việt Nam như Indonesia, Thái Lan chẳng hạn. Họ cũng có lợi thế, nhưng các nền tảng khác tốt hơn Việt Nam

Đối với các hoạt động tài chính, mức độ phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam ở cả bốn cấu phần gồm: các thị trường tài chính, các tổ chức tài chính, các công cụ tài chính và cơ sở hạ tầng tài chính còn rất sơ khai. Làm thế nào để có thể chen chân vào dòng chảy tài chính toàn cầu là vấn đề không hề đơn giản

92b61_untitled_3_03.jpg

Trung tâm tài chính chỉ có thể phát triển và có vai trò quan trọng khi nền kinh tế phát triển tốt và có khả năng cạnh tranh cao. Việt Nam cần tận dụng các cơ hội và hóa giải những thách thức nêu trên với những vấn đề có thể xem xét sau

Ở góc độ quốc gia, cần xác định một cách dứt khoát rằng trung tâm tài chính của Việt Nam đang ở TPHCM. Đây là điều cần thống nhất từ những nhà hoạch định chính sách để có thể bắt tay ngay vào việc chuẩn bị và tận dụng các cơ hội thay vì làm phân tán nguồn lực và chậm mất cơ hội vì lưỡng lự và mong muốn chuyển trung tâm tài chính ra Hà Nội

Việc tiếp theo là trung ương cần xem xét các cơ chế và chính sách cần thiết cho một trung tâm tài chính toàn cầu ở Việt Nam. Để giảm thiểu rủi ro, Việt Nam có thể áp dụng cơ chế đặc biệt hay đặc khu cho TPHCM, nơi đang chuẩn bị hình thành thành phố phía Đông

“Lót ổ đại bàng” là điều mà lãnh đạo quốc gia đã nhắc đến. Trong bối cảnh hiện tại thì TPHCM có thể xem là nơi tốt nhất của Việt Nam. Do vậy, nguồn lực và cơ chế ưu tiên nên tập trung cho trung tâm kinh tế quan trọng nhất của cả nước

Đối với TPHCM, với lợi thế có sẵn của vùng đất phía Đông, việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết và nhanh chóng hình thành một mô hình đặc khu giống như Phố đông của Thượng Hải là việc cần làm ngay

Tóm lại, cơ hội để đưa trung tâm tài chính của Việt Nam lên một quy mô và tầm cao mới gắn liền với những dịch chuyển trên thế giới hiện nay đang đến. Việt Nam nói chung, TPHCM nói riêng cần bắt tay cho những việc cần làm để không bỏ lỡ cơ hội

Huỳnh Thế Du
 
S&P Global đồng ý chi 44 tỉ đô la thâu tóm IHS Markit
Hôm 30-11, hãng thông tin và phân tích tài chính S&P Global (Mỹ) nhất trí chi 44 tỉ đô la Mỹ để thâu tóm hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit (Anh) trong một thương vụ sáp nhập hai nhà cung cấp dữ liệu tài chính lớn nhất cho Phố Wall

Thương vụ thâu tóm lớn nhất năm 2020

Với trị giá 44 tỉ đô la, bao gồm nợ, đây là thương vụ thâu tóm có giá trị lớn nhất thế giới trong năm nay, theo dữ liệu của Dealogic. Hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit có trụ sở ở London, mức vốn hóa thị trường khoảng 37 tỉ đô la trước khi thương vụ được thông báo và con số này của S&P Global là 82 tỉ đô la

50ced_anh_bai.jpg

S&P Global nhất trí chi 44 tỉ đô la Mỹ để thâu tóm hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit

Cả hai bên cho biết các cổ đông của IHS Markit sẽ nhận được 0,2838 cổ phiếu của S&P Global quy đổi cho mỗi cổ phiếu IHS Markit. Douglas Peterson, Giám đốc điều hành (CEO) S&P Global sẽ tiếp quản ghế CEO của công ty mới sau khi sáp nhập

Thương vụ này sẽ kết hợp một trong những tên tuổi lâu đời nhất trên thị trường tài chính với một công ty còn tương đối non trẻ. Tiền thân của S&P Global là một ấn phẩm tóm tắt thông tin cho các nhà đầu tư đường sắt từ thập niên 1860. Công ty này giờ đây nổi tiếng với dịch vụ xếp hạng tín nhiệm nợ của các doanh nghiệp và chính phủ cũng như và các chỉ số theo dõi thị trường chứng khoán quan trọng trên toàn cầu

IHS Markit được thành lập vào năm 2003 ở ngoại ô London bởi Lance Uggla, một cựu lãnh đạo của Ngân hàng đầu tư TD Securities. Công ty này tiến hành chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 2014 và huy động được 1,3 tỉ đô la

Năm 2016, IHS (Mỹ), chuyên cung cấp các báo cáo phân tích cho các doanh nghiệp và chính phủ, mua lại hãng nghiên cứu Markit ở London và di chuyển trụ sở đến Anh, đổi tên thành IHS Markit

Vào thời điểm IHS và Markit tiến hành sáp nhập, hai công ty này có tổng vốn hóa thị trường khoảng 13 tỉ đô la. Hiện nay, mức định giá của IHS Markit đã tăng gần gấp ba lần, một dấu hiệu cho thấy thị trường dữ liệu tài chính nóng như thế nào

IHS Markit theo dõi hàng triệu điểm dữ liệu trên các thị trường tài chính. Công ty này sở hữu một phần mềm mà các ngân hàng lớn ở Phố Wall đang sử dụng để ra các quyết định bảo lãnh phát hành cổ phiếu và trái phiếu của các doanh nghiệp đồng thời theo dõi dữ liệu trên thị trường năng lượng và vận tải

Thị trường dữ liệu tài chính ngày càng nóng

Thị trường dữ liệu tài chính bùng nổ trong hai thập kỷ qua khi các thị trường ngày càng dựa vào các chiến lược đầu tư cổ phiếu do máy tính đưa ra, thay thế cho những quyết định của con người

Trong những năm gần đây, các nhà cung cấp dữ liệu tài chính chấp nhận sáp nhập vào một số hãng thông tin tài chính khổng lồ khi các nhà cung cấp dữ liệu như S&P Global và FactSet cạnh tranh quyết liệt với các sàn giao dịch lớn đang nỗ lực kiếm tiền bằng cách bán dữ liệu định giá cổ phiếu của họ để bù đắp cho mức doanh thu phí giao dịch đang sụt giảm

Thương vụ S&P Global thâu tóm IHS Markit, công ty đang có đội ngũ hùng hậu gồm hơn 5.000 nhà phân tích, nhà khoa học dữ liệu, chuyên gia tài chính... là một phần của cuộc chạy đua mở rộng quy mô kinh doanh khi các tay chơi lớn nhất trong ngành dữ liệu tài chính tận dụng nhu cầu đang tăng vọt đối với các dữ liệu và báo cáo phân tích thị trường trên các thị trường tài chính ngày càng được vi tính hóa

Năm 2018, Tập đoàn đầu tư Blackstone đã mua lượng cổ phần kiểm soát ở đơn vị dữ liệu tài chính của Công ty Thomson Reuters Corp. và đổi tên thành Refinitiv. Một năm sau đó, Blackstone bán lại Refinitiv cho chủ sở hữu của Sàn giao dịch chứng khoán London với giá 27 tỉ đô la. Hồi tháng 8, Intercontinental Exchanges, chủ sở hữu Sàn giao dịch chứng khoán New York, chi 11 tỉ đô la để thâu tóm Ellie Mae, nhà cung cấp dữ liệu vay thế chấp bất động sản tại Mỹ

S&P Global giờ đây đang mở rộng kinh doanh sau nhiều năm thu hẹp. Doanh thu của S&P Global tăng 9% trong quí 3 vừa qua và ghi nhận sự cải thiện ở tất cả các mảng kinh doanh, đặc biệt là mảng xếp hạng tín nhiệm nợ của doanh nghiệp. Mảng kinh doanh này được hưởng lợi khi các doanh nghiệp ồ ạt phát hành trái phiếu để tận dụng các mức lãi suất thấp kỷ lục

Cổ phiếu của S&P Global, IHS Markit và các đối thủ bao gồm MSCI Inc., tăng mạnh trong những năm gần đây, cung cấp cho họ lượng tiền mặt dồi dào để săn lùng các thương vụ thâu tóm và sáp nhập (M&A)

“Đây là vụ sáp nhập khổng lồ về dịch vụ và dữ liệu tài chính. S&P Global có thể suy luận rằng việc mở rộng dần dần sẽ không có hiệu quả vì vậy, công ty này quyết định thực hiện vụ thâu tóm lớn để giúp mở rộng các sản phẩm”

Tuy nhiên, Craig A. Huber, người sáng lập Công ty of Huber Research Partners, lưu ý sự giám sát của các cơ quan quản lý có thể là rào cản cho thương vụ S&P Global - IHS Market vì cả hai bên có nhiều mảng kinh doanh giống nhau

Đồng tình với nhận định này, Giám đốc chi nhánh Công ty tư vấn và đầu tư United First Partners tại Singapore, nói: “Các quy định chống độc quyền có thể là vấn đề lớn cho thương vụ này vì cả hai bên đều là các nhà cung cấp dữ liệu thị trường”, Jin Rui Oh

Chánh Tài
 
Top