What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Trung tâm tài chính Singapore

LOBBY.VN

Administrator
Singapore bất ngờ tuyên bố nâng giá đồng nội tệ

Chính phủ Singapore đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát lên cao hơn mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Ngân hàng Trung ương Singapore bất ngờ tuyên bố sẽ chấp thuận nâng giá đồng đôla Singapore để ngăn lạm phát ngay cả nếu kinh tế có thể tăng trưởng chậm lại

Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore hôm nay tuyên bố sẽ mở rộng biên độ giao dịch của đồng đôla Singapore và dần dần nâng giá nhẹ đồng tiền này

Trong quý 3/2010, GDP của Singapore suy giảm 19,8% so với quý trước đó. Trong khi đó mức tăng trưởng của GDP quý 2/2010 đạt 27,3%

Ông Robert Prior-Wandesforde, trưởng bộ phận kinh tế tại Credit Suisse Group AG ở Singapore, cho rằng: “Nhìn chung hiện nay có thể thấy Singapore lo lắng về lạm phát nhiều hơn tăng trưởng kinh tế”

Động thái của chính phủ Singapore đối nghịch hoàn toàn với nhiều chính phủ khác, từ Thái Lan cho đến Nhật. Tháng vừa qua, chính phủ nhóm nước trên đã đưa ra nhiều biện pháp hạ giá đồng nội tệ để hỗ trợ cho xuất khẩu khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại

Thủ tướng Singapore, ông Lý Hiển Long, cho rằng tăng trưởng kinh tế Singapore có thể suy yếu trong những tháng tới sau khi bùng nổ trong nửa đầu năm 2010 do chịu ảnh hưởng từ châu Âu và Mỹ

Ông Alvin Liew, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng Standard Chartered ở Singapore, nhận xét: “ Xuất khẩu của Singapore đóng vai trò chỉ báo quan trọng đối với triển vọng xuất khẩu của khu vực. Kinh tế Singapore cũng phát đi tín hiệu chững lại đầu tiên khi kinh tế toàn cầu chững lại. Những mối lo đối với tăng trưởng kinh tế châu Á cần phải kể đến ảnh hưởng nhạt dần của các gói kích cầu, thất nghiệp cao và các biện pháp thắt chặt chi tiêu có khả năng ảnh hưởng xấu đến tiêu dùng tại phương Tây”

Bloomberg
 
Last edited:
Singapore muốn mua ASX của Úc

Thị trường chứng khoán Singapore (SGX) tiết lộ đề nghị nhiều tỷ đô la mua công ty sở hữu Thị trường chứng khoán Úc, Australian Stock Exchange (ASX), tại Sydney

Nếu được phê chuẩn, vụ mua bán với giá 8,3 tỷ đô la sẽ đánh dấu sự hợp nhất thị trường chứng khoán đầu tiên trong vùng Châu Á Thái Bình Dương

Thỏa thuận sẽ tăng cường vị thế của Singapore như một trung tâm tài chính lớn trong khu vực và sẽ có lợi cho các nhà đầu tư Úc bằng cách đem lại cho họ tiếp cận rộng lớn hơn tới thị trường châu Á.

Một thỏa thuận sáp nhập hy vọng sẽ giúp cạnh tranh hiệu quả hơn với thị trường Hồng Kông.

Cổ phiếu ASX đã tăng hơn 20% lên 43,49 đô Úc (tương đương 43,17 đô Mỹ) sau công bố này, trong khi cổ phiếu SGX giảm 4,35% xuống còn 9,13 đô Singapore (tương đương 7,05 đô Mỹ).

Thỏa thuận sáp nhập sẽ tạo ra thị trường chứng khoán lớn thứ hai trong khu vực với số lượng lên tới 2.700 công ty niêm yết.

Tuy nhiên, về mặt giá trị thị trường của các công ty niêm yết, thị trường chứng khoán mới vẫn sẽ tụt hậu so với thị trường chứng khoán Hong Kong, Tokyo và Thượng Hải.

Giám đốc điều hành SGX, ông Magnus Bocker, cho biết: "Các dòng vốn chúng ta thấy hôm nay thật sự là chảy từ Tây sang Đông. Đây sẽ là cửa ngõ vào thị trường vốn châu Á."

Mức bỏ giá thầu ASX mà Singapore đánh giá là 48 đô Úc ($ 47,50) một cổ phiếu, cao hơn gần 40% so với giá giao dịch mới nhất trước khi có công bố này

Đề nghị này gồm kết hợp giá 22 đô Úc cộng thêm 3,473 giá cổ phần SGX cho mỗi cổ phần ASX

Bất kỳ thỏa thuận sáp nhập sẽ đòi hỏi sự phê chuẩn của cơ quan quản lý ở cả hai nước

Ông Graeme Samuel, Chủ tịch Ủy Ban cạnh tranh và người tiêu dùng Úc, nói rằng ông không thấy bất kỳ vấn đề gì tiềm tàng về thỏa thuận được đề xuất này

"Tôi nghĩ đó là một vấn đề giữa Thị trường chứng khoán Singapore và Thị trường chứng khoán Úc, và tôi không thể thấy rằng nó sẽ gia tăng vấn đề cạnh tranh cho chúng tôi"
 
Last edited:
Ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á mở chi nhánh tại Việt Nam

DBS_260.jpg

Lễ khai trương chi nhánh DBS tại Tp.HCM

DBS (Singapore) ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á chính thức mở chi nhánh, tham gia kinh doanh tại thị trường Việt Nam

Chí nhánh này vừa khai trương tại Tp.HCM, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của DBS ở Việt Nam, sau kế hoạch mở văn phòng đại diện từ năm 2008

Ngân hàng DBS được cấp phép thành lập chi nhánh Tp.HCM vào tháng 1/2010. Sự ra đời của chi nhánh ở Việt Nam giúp mở rộng mạng lưới của DBS ở châu Á và tăng cường phát triển mảng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp

Cụ thể, DBS Tp.HCM sẽ triển khai các dịch vụ tài trợ thương mại, thanh toán, quản lý tiền mặt và tiếp cận với thị trường vốn. Trong tương lai, chi nhánh sẽ mở rộng cung cấp dịch vụ và sản phẩm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các khách hàng cá nhân nhiều tiềm năng

Chi nhánh DBS Tp.HCM hiện có 20 nhân viên chính thức. DBS cũng đã thành lập một văn phòng đại diện tại Hà Nội từ năm 2008

Ông Piyush Gupta, Tổng giám đốc Điều hành DBS nhận định: “Việt Nam ngày càng được nhìn nhận như một điểm đến nhiều cơ hội với một nền kinh tế đổi mới và phát triển. Nhiều doanh nghiệp, trong đó có DBS, nhìn nhận Việt nam như một thị trường đang nổi với nhiều triển vọng to lớn. Mới đây, các doanh nghiệp Việt Nam và Singapore đã ký kết thỏa thuận đầu tư trị giá gần 300 triệu USD để phát triển các dự án bất động sản ở Việt Nam. Với tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo ở Việt Nam và với sức mạnh của Châu Á đang thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu phát triển, tương lai phía trước thật là tươi sáng”

Theo thông tin từ DBS, năm 2009, Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 5 của Việt Nam. Tính tới tháng 9/2010, khu vực tư nhân của Singapore đã đầu tư vào hơn 800 dự án, trị giá gần 18 tỷ USD vào nhiều ngành khác nhau của Việt Nam
 
Last edited:
Singapore sẽ sở hữu hệ thống giao dịch chứng khoán nhanh nhất thế giới

singapore2.jpg

- Hệ thống mới có thể xử lý 1 triệu lệnh giao dịch mỗi giây cho từng phân vùng, công suất gấp 100 lần công suất của hệ thống hiện tại

Sàn chứng khoán Singapore ngày 19/1 tuyên bố, họ sẽ khởi động một hệ thống giao dịch chứng khoán nhanh nhất thế giới vào ngày 15/8 năm nay

Hệ thống mới, có tên SGX Reach, sẽ thực hiện nhận lệnh và hồi đáp trong khoảng thời gian 90 micro giây. Hệ thống có thể xử lý 1 triệu lệnh giao dịch mỗi giây cho từng phân vùng, công suất gấp 100 lần công suất của hệ thống hiện tại

Ông Magnus Bocker, Tổng giám đốc điều hành của sàn giao dịch chứng khoán Singapore cho biết: "Hệ thống mới này sẽ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ hàng đầu với tốc độ giao dịch cao nhất, được điều khiển bằng công nghệ tầm cỡ thế giới. Các bộ sản phẩm đa dạng sẵn có trong hệ thống này sẽ giúp Singapore có bước nhảy vọt, vượt lên các thị trường tài chính toàn cầu và trở thành một trung tâm thu hút vốn và đầu tư của thế giới"

Sở giao dịch chứng khoán Singapore cho biết, độ trễ trong giao dịch là cực thấp và công suất hoạt động vượt trội của SGX Reach sẽ tăng cường vị thế của Singapore, trở thành một trung tâm tài chính lớn

Sàn chứng khoán Singapore hiện đang làm việc với các đối tác công nghệ để chuẩn bị triển khai hệ thống này. Singapore là một trong những thị trường niêm yết lớn nhất ở châu Á, hiện cũng đang đàm phán để mua lại quyền điều hành thị trường chứng khoán ASX của Úc
 
Last edited:
Singapore trở thành trung tâm giao dịch đồng nhân dân tệ quốc tế

Singapore đang cố gắng trở thành trung tâm giao dịch đồng nhân tệ lớn nhất thế giới ở bên ngoài Trung Quốc. Con đường quốc tế hóa của đồng nhân dân tệ sang một chương mới

Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore cho biết chính phủ Bắc Kinh sẽ sớm chọn ra một ngân hàng Trung Quốc để quản lý hoạt động giao dịch đồng nhân dân tệ tại Singapore. Như vậy các ngân hàng Singapore sẽ có thể tiếp cận với nguồn vốn nhân dân tệ ngay trong nội địa chứ không phải giao dịch thông qua ngân hàng tại Hồng Kông hay ngân hàng thương mại tại Trung Quốc Đại lục

Ông Mirza Baig, chiến lược gia tiền tệ tại ngân hàng Deustche Bank tại Singapore, nhận xét: “Đó là sự phát triển đáng kể. Hãy nghĩ đến một ngân hàng thanh toán bù trừ trực tiếp từ Trung Quốc đại lục sang Singapore. Ngân hàng Singapore sẽ không cần thiết phải qua trung gian Hồng Kông”

Ông Goh Chok Tong, cựu Thủ tướng Singapore hiện nay là chủ tịch cơ quan quản lý tiền tệ Singapore, cho biết Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, sẽ sớm chấp nhận cho một chi nhánh của ngân hàng tại đại lục hoạt động tại Singapore chuyên về giải quyết thanh toán bù trừ

Ngân hàng này được dự báo sẽ là Ngân hàng Công thương Trung Quốc hoặc ngân hàng Bank of China, 2 ngân hàng Trung Quốc hoạt động mạnh mẽ nhất tại Singapore

Ông Goh không nói rõ ngân hàng này sẽ công bố tất cả những dịch vụ nào. Chi tiết dịch vụ sẽ quyết định động thái có lợi đến mức nào cho Singapore và giảm đi hạn chế của dòng chảy đồng nhân dân tệ ra và vào biên giới Trung Quốc

Hiện nay, bên ngoài biên giới Trung Quốc, nơi duy nhất có ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ đồng nhân dân tệ là Hồng Kông. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã chỉ định Bank of China quản lý các giao dịch đồng nhân dân tệ giữa người có nhu cầu ở đây với Trung Quốc đại lục

Khi đồng nhân dân tệ được chuyển ra ngoài thông qua thương mại, ngân hàng Hồng Kông đã tận dụng được tiền gửi đồng nhân dân tệ và dùng nó để phát triển sản phẩm tài chính định giá bằng đồng tiền này

Tiền gửi bằng đồng nhân dân tệ tại Hồng Kông trong tháng 2/2011 tăng lên 408 tỷ nhân dân tệ tương đương 62 tỷ USD, gấp 8 lần so với 2 năm trước

Tham vọng thực hiện giao dịch đồng nhân dân tệ phản ánh lịch sử cuộc cạnh tranh dài trong lĩnh vực tài chính giữa Singapore và Hồng Kông
 
Last edited:
Yếu tố nào đã giúp Singapore trở thành trung tâm tài chính thế giới

Tổ chức, công ty hoạt động tại Singapore được nhận giấy phép cực nhanh mà không mất phí ngầm, thuế thấp, hạ tầng tốt. Internet tại Singapore nhanh gấp 100 lần Trung Quốc

Thập niên 1950, Ngân hàng Bank of China, 1 trong 4 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc, sử dụng tòa nhà 20 năm tuổi gần bưu điện trung tâm làm trụ sở. Từ các tòa nhà cho đến công ty, dòng chảy của mọi thứ tại Singapore lúc đó dường như hết sức chậm chạp

Năm 2011, tòa nhà Bank of China dường như lạc lõng bởi gần như tất cả mọi thứ tại Singapore đã thay đổi

Citigroup đã chuyển trụ sở chính đến cùng quận với Bank of China, đầu đường Shenton Way (trung tâm tài chính) và sau đó chuyển đến khu trung tâm Suntec City. Citigroup sẽ sớm chuyển đến cùng khu vực với ngân hàng Standard Chartered tại Marina Bay

Trung tâm giành cho nhân viên văn phòng được đặt gần sân bay đẳng cấp. Tại khu vực gần khu phố của người Trung Quốc, trước đây từng được biết đến với nhà chứa, nhà thổ, nay sừng sững tòa nhà trung tâm của các tổ chức đầu tư, luật và nhiều tổ chức như vậy

Tốc độ và quy mô của các thay đổi đã đủ để đưa Singapore lên tầm cỡ trung tâm tài chính thế giới. Trong khi chính trị gia thuộc chính phủ Anh hay Thụy Sỹ còn đang bận tranh cãi xem có nên chào đón các ngân hàng hay trừng phạt họ, Singapore đã mở trường riêng để đào tạo các nhân viên ngân hàng; chính phủ Singapore cho ngân hàng UBS thuê một tòa nhà để đào tạo và Credit Suisse cũng đưa ra kế hoạch tương tự

Càng phát triển, Singapore càng cần nhân sự tài năng. Cho đến nay, khoảng 2.880 tổ chức tài chính đã đăng ký hoạt động chức năng này hay khác với Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore. Trong đó có cả tên tuổi lớn cũng như công ty nhỏ

Chính phủ Singapore luôn biết tận dụng cơ hội tốt để phát triển ngành tài chính. Ông Gerard Lee, trưởng điều hành tại Lion Global Investors và từng tham gia trong Quỹ thịnh vượng của chính phủ Singapore, nhớ lại năm 1971, khi người Mỹ bỏ neo đồng USD vào vàng, Singapore lập tức tranh thủ cơ hội này để phát triển thành trung tâm ngoại tệ của khu vực

Ngày nay, mọi chuyện cũng không khác mấy: Singapore đang tự định vị để trở thành trung tâm giao dịch đồng nhân dân tệ lớn bên ngoài biên giới Trung Quốc khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu muốn quốc tế hóa đồng nhân dân tệ

Các ngành kinh doanh liên quan cũng nhờ vậy mà phát triển. Một trong những ngân hàng lớn cho biết hơn một nửa khối lượng giao dịch OTC trong hàng hóa được thực hiện tại Singapore

Theo Barclays Capital, chỉ riêng trong thị trường nhà đầu tư lẻ, khối lượng giao dịch các sản phẩm liên quan đến ngoại hối đã tăng 29 lần từ năm 2005, khối lượng giao dịch sản phẩm lãi suất tăng tới 43 lần

Chính phủ Singapore đã dự báo trước được ảnh hưởng sẽ đến sau khi Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc năm 1997. Thập niên 1990, môi trường hoạt động của các tổ chức quản lý quỹ khắc nghiệt đến nỗi chỉ một vào tổ chức tồn tại được

Điều đó đã thay đổi. Singapore tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở công ty và thay đổi lại quy định để giảm đi một số chi phí tốn kém cho các doanh nghiệp, đặc biệt thuế giao dịch

Khi quá trình trao trả Hồng Kông hoàn tất, rất nhiều khách hàng đã tìm đến Singapore. Hiện nay, tài sản của các tổ chức tại Singapore lớn hơn so với Hồng Kông

Để giữ chân số tài sản này, chính phủ Singapore phát triển khung chấp thuận tài khoản tín thác. Luật pháp thông thoáng, khả năng quản lý tài sản và ngoại tệ khiến Singapore trở thành địa điểm hấp dẫn cho mọi loại hình quản lý

Cách tiếp cận của chính phủ Singapore được coi như phản đề của thuyết tự do kinh tế. Nói rộng ra, Singapore quản lý chặt chẽ tài chính nội địa và đưa ra biện pháp thu hút các công ty quốc tế

Các công ty có thể giành được giấy phép nhanh chóng, dễ dàng, một điểm sáng trong thế giới đầy quan liêu. Nhân sự chủ chốt cũng có thể nhanh chóng được nhận visa làm việc. Các công ty có tầm quan trọng nhất định được giãn thuế và chi phí thay đổi địa điểm làm việc được đền bù

Các nhân viên ngân hàng và chuyên gia quản lý quỹ đầu tư kể một cách nhiệt tình về môi trường kinh doanh an toàn, sạch sẽ và hiệu quả. Tốc độ Internet nhanh gấp 100 lần so với mạng Internet Trung Quốc với quá nhiều “tường lửa”, và nhanh gấp 8 lần so với Hồng Kông. Thuế thấp và ổn định, không giống Mỹ và châu Âu

Ngày một nhiều công ty cho biết nhiều người từ chối chuyển nơi làm việc bởi dù lương của họ sẽ được tăng nhưng lập tức thuế thu nhập cao sẽ “cuốn bay” mức tăng lương đó

Khó có thể kể hết ưu điểm của Singapore. Gần đây ở Singapore người ta thường nhắc đến câu chuyện có 2 đối tượng đã đọc hết đạo luật cải tổ ngành tài chính Mỹ, thứ nhất là nhóm các học giả Mỹ (đọc xong vẫn cảm thấy hoa mắt) và Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (vốn tranh thủ tìm kiếm cơ hội để tăng thêm sức hút cho đảo quốc này)

Dù đang nắm nhiều lợi thế, Singapore cũng có những sai lầm. Thị trường chứng khoán, thường được hiểu sai là cái cốt yếu tạo nên vị thế một trung tâm tài chính, đã cố gắng thu hút các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc và cuối cùng rất nhiều rắc rối xảy ra quanh việc này

Gần đây, vài công ty đã hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore và niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông vốn có sức hút như một cửa ngõ để tiếp cận với Trung Quốc Đại Lục

Nỗ lực thâu tóm sàn Australia’s exchange của Singapore Exchange gần đây đã bị bác bỏ bởi lý do lợi ích quốc gia. Quyết định này có thể bắt nguồn từ văn hóa huy động vốn khác nhau giữa 2 quốc gia. Công ty Úc thường sử dụng các đợt chào bán nhỏ để có tiền cho hoạt động khai khoáng và chấp thuận môi trường truyền thông thông thoáng hơn

Chính sách tại các quốc gia khác có thể hạn chế tăng trưởng của Singapore. Hiện nay, nhiều tổ chức tài chính thế giới tại Singapore không muốn làm ăn với người Mỹ giàu có do cách tiếp cận thô bạo của nước Mỹ với vấn đề thuế

Thế nhưng để làm được tốt hơn người Singapore, chính phủ nước khác cần phải tạo ra được môi trường an toàn, thuế thấp và không có nạn quan liêu. Trên phương diện này, chẳng có gì để lo lắng
 
Last edited:
Singapore nỗ lực thu hút các quỹ đầu cơ thế giới

Singapore sẽ cố gắng hút thêm các quỹ đầu cơ bởi tăng trưởng kinh tế châu Á lên mạnh khiến các tổ chức tài chính thế giới chú ý nhiều hơn đến khu vực này

Ông Ng Nam Sin, trợ lý cho giám đốc điều hành Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore, mới đây đã cho biết: “Chúng tôi thấy nhu cầu từ phía các tổ chức quản lý quỹ vẫn tiếp tục tăng lên”

Các tổ chức quản lý quỹ bao gồm Fortress Investment Group LLC và Algebris Investments LLP cho đến nay đã lập chi nhánh tại Singapore bởi tin tưởng vào triển vọng khi tăng trưởng của kinh tế châu Á lên cao hơn nhiều hơn so với tăng trưởng chung của thế giới.

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện có số triệu phú tương đương với châu Âu bởi họ đang cố gắng tìm kiếm lựa chọn đầu tư thay thế lên 8% danh mục đầu tư trong năm nay từ mức 5% vào năm 2009

Ông Tim Rainsford, chuyên gia quản lý quỹ tại Man Investments ở châu Á, nhận xét: “Châu Á hiện nay liên tục tăng trưởng và tiếp tục thu hút dòng vốn và các quỹ đầu cơ sẽ theo sát biến động của dòng vốn đầu tư toàn cầu. Qua thời gian, các quỹ sẽ coi châu Á như một địa điểm quan trọng”

Mới đây, Sirios Capital Management LP, quỹ đầu cơ chứng khoán được đồng sáng lập bởi giám đốc đầu tư của MFS Investment Management, đã đăng ký mở văn phòng tại Singapore

Yếu tố căn bản tốt hơn của nhóm nền kinh tế mới nổi tại châu Á và yêu cầu kiếm lợi suất cao hơn cũng như lãi suất cơ bản tại nhóm nước phát triển quá thấp đã khiến dòng vốn vào khu vực châu Á tăng trưởng mạnh hơn

Ông Ng chỉ ra các nước châu Á cần cân bằng tốt giữa lợi ích của việc dòng vốn vào mạnh với khả năng mất ổn định tài chính khi dòng vốn sau này có thể biến động mạnh
 
Last edited:
Singapore thành Trung tâm quản lý tài sản lớn nhất

Theo khảo sát của tập đàon PWC, năm 2013 Singapore sẽ trở thành trung tâm quản lý tài sản lớn nhất thế giới

Yếu tố nào đã giúp Singapore trở thành trung tâm tài chính thế giới ?

Singapore chạy đua để trở thành trung tâm giao dịch đồng nhân dân tệ quốc tế

Nhật báo địa phương "Thời đại doanh nhân" ngày 22/6 đưa tin, theo cuộc khảo sát của Tập đoàn Thanh toán và Tư vấn PricewaterhouseCoopers (PwC), Singapore dự kiến sẽ vượt Thụy Sĩ và London để trở thành Trung tâm quản lý tài sản lớn nhất thế giới vào năm 2013

Số liệu mới nhất về quản lý tài sản và nghiệp vụ ngân hàng tư nhân đã cho thấy tốc độ gia tăng và tích lũy tài sản tăng lên nhanh chóng ở các thị trường mới nổi, cũng như những áp lực điều tiết ở các nơi khác sẽ giúp gia tăng sự phát triển thị trường Singapore

Hiện Singapore là trung tâm quản lý tài sản lớn thứ ba thế giới, sau Thụy Sĩ và Anh
 
Last edited:
WB thành lập trung tâm tài chính ở Singapore

02cb0_wb_thanh_lap_trung_tam_tai_chinh_o_singapore.jpg

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Singapore Tharman Shanmugaratnam (phải) và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick tại buổi ký kết thỏa thuận ngày 6-9

- Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Singapore Tharman Shanmugaratnam và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick ký thỏa thuận thành lập trung tâm tài chính nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG)-Singapore vào ngày 6-9 tại Singapore

Đây là là văn phòng phối hợp đầu tiên của WBG bên ngoài nước Mỹ, có chức năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của WBG cho khách hàng

Việc thành lập trung tâm này sẽ giúp giải tỏa các vấn đề quan tâm của khu vực tư nhân trong các dự án cơ sở hạ tầng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Đông Á

WB cho biết trung tâm này sẽ phát triển đội ngũ nhân sự lên 70 người trong vòng ba năm tới. Kinh tế trưởng phụ trách khu vực Đông Á của WB, ông Bert Hofman, sẽ làm giám đốc trung tâm

Trung tâm cũng sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn và đầu tư từ Công ty Tài chính quốc tế (IFC). IFC sẽ thăm dò ý tưởng hợp tác với các ngân hàng thương mại và công ty ở Singapore để giới thiệu các khoản đầu tư chứng khoán và trái phiếu ở các thị trường mới nổi cho nhà đầu tư trên khắp thế giới

Trung tâm tài chính nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG)-Singpore cũng sẽ cung cấp cho khách hàng các dịch vụ của Công ty bảo đảm đầu tư đa phương (MIGA) thuộc WBG. Các hoạt động của MIGA bao gồm hỗ trợ các khoản đầu tư đến châu Á và từ châu Á ra bên ngoài bằng cách đứng ra bảo lãnh rủi ro cho ngân hàng, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác

Với lợi thế trong việc hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng liên hợp, sự hiện diện của MIGA ở Singapore sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản đầu tư tư nhân từ các nhà đầu đầu tư châu Á vào cơ sở hạ tầng
 
Last edited:
Dòng vốn từ Singapore đang chực chờ vào Việt Nam

tony-tuan.jpg

Ông Tony Tuấn tại PwC cho rằng, riêng ở Singapore những quỹ đầu tư nhỏ “size” 20 triệu 30 triệu USD đang tìm kiếm cơ hội ở VN khá nhiều.
Ông Tony Đặng Quốc Tuấn - Giám Đốc Bộ Phận Dịch vụ Thị trường vốn tại PwC Việt Nam, trước đó ông đã từng có một thời gian dài làm việc ở PwC Singapore

Ở PwC Singapore, ông Tony Tuấn cũng được phân công phụ trách thị trường Việt Nam, hỗ trợ các vấn đề kinh doanh về Việt Nam, bao gồm giới thiệu thị trường và hỗ trợ triển khai các đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng tại thị trường chứng khoán Singapore cho các công ty Việt Nam

Trao đổi với chúng tôi, ông Tony Tuấn cho rằng: Riêng ở Singapore, nguồn vốn ngoại sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam là rất lớn. Những quỹ đầu tư nhỏ “size” 20 triệu 30 triệu USD đang tìm kiếm nhiều cơ hội là khá nhiều. Vấn đề chỉ còn là doanh nghiệp trong nước quảng bá hình ảnh như thế nào

Ông đánh giá thế nào về khả năng thu hút vốn ngoại của Việt Nam trong thời gian tới ?

Hiện tại thị trường Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để đón nhận nguồn vốn ngoại mặc dù đang có cả những khó khăn và thuận lợi

Khó khăn lớn nhất tại thị trường Việt Nam phải kể đến chính là lạm phát quá cao và tỷ giá biến động theo chiều hướng không tốt. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong thời gian lạm phát cao sẽ gặp nhiều bất lợi như giá trị luồng tiền đầu tư giảm

Tỷ giá biến động mạnh theo hướng bất lợi cũng là khó khăn lớn của nhà đầu tư. Giả sử, năm 2011 nếu tỷ giá biến gần 10% cộng lạm phát sẽ khiến nhà đầu tư một năm phải có lợi nhuận trên 25% hoặc 30% mới thu hồi được vốn

Tuy nhiên, thị trường Việt Nam vẫn còn đó rất nhiều thuận lợi. Khủng hoảng kinh tế khiến cơ hội đầu tư ở hai thị trường lớn là Mỹ và Châu Âu giảm mạnh. Cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư chiến lược và các nhà đầu tư Châu Á hạn chế đáng kể. Vì vậy, nguồn tiền vẫn còn. Đây là cơ hội rất lớn cho Việt Nam

Khoảng 2 - 3 năm trước đây, nhắc đến khu vực Châu Á là người ta nhắc đến Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Nhưng năm 2011, Indonesia là đất nước được nói tới nhiều nhất. Indonesia là nước được hưởng lợi hơn Việt Nam

Hiện tại, nguồn vốn quốc tế đang chảy về Châu Á. Nếu giải quyết tốt vấn đề nội tại, vấn đề lạm phát và tỷ giá thì nguồn vốn đó sẽ đổ vào Việt Nam

Còn đối với các doanh nghiệp thì điều gì khiến họ đang quan tâm đặc biệt
Các nhà đầu tư quan tâm đến tiềm lực thực sự của doanh nghiệp. Trong khó khăn, tiềm lực này không biến mất mà còn tạo cơ hội lớn cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước mua doanh nghiệp với mức giá rẻ hơn

Tuy nhiên, vấn đề gây khó khăn nhất cho nhà đầu tư chính là chuẩn mực báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính được đánh giá là “không thể đọc được”. Nếu tuân thủ theo chuẩn mực báo cáo Việt Nam, báo cáo sẽ dựa vào nguyên giá hơn là dựa vào giá trị hiện tại và giá trị thực.
Chúng ta không thể ghi giảm giá trị của một tài sản

Chẳng hạn, mua nhà 2007, doanh nghiệp mua một ngôi nhà có giá 10 tỷ. Nhưng hiện tại, căn nhà đó chỉ bán được 7 tỷ. Nhưng sổ sách không thể ghi giảm. Đây là khó khăn của nhà đầu tư cả trong và ngoài nước

Bằng kinh nghiệm của mình, theo ông làm thế nào để doanh nghiệp nên làm thế nào để thu hút nguồn vốn ngoại trong bối cảnh hiện nay ?

Tôi nghĩ các doanh nghiệp Việt Nam nên đầu tư cho quảng bá hình ảnh và tạo được kênh thông tin thu hút. Như tôi được biết, nhiều nhà đầu tư nhỏ ở Đông Nam Á đang tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Việt Nam nhưng họ gặp nhiều khó khăn để tiếp cận thông tin

Còn diễn biến trên TTCK thời gian gần đây có ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài không ?

Nhà đầu tư chiến lược thường đầu tư trực tiếp vào công ty. Tại thị trường Việt Nam, một số quỹ trực tiếp mua bán chứng khoán nên diễn biến giá cả có ảnh hưởng đến quyết định của họ. Giá chứng khoán trên sàn giảm mạnh có thể giúp họ mua được các doanh nghiệp chưa lên sàn ở mức giá rẻ hơn

Thực tế là hiện nay khối ngoại bán ròng khá nhiều, ông có cho rằng đó là động thái họ rút vốn khỏi thị trường Việt Nam ?

Do ảnh hưởng biến động giá cổ phiếu, tâm lý nhiều nhà đầu tư bị ảnh hưởng. Tại một số thời điểm, đúng là họ có ý định rút vốn vì có thể họ tìm được cơ hội tốt hơn ở thị trường của họ hoặc công ty mẹ cần vốn.
Nhưng phân tích tổng quát thị trường vốn trong nước năm 2012 sẽ tốt hơn

Bên cạnh đó, nhiều người còn lo ngại dòng vốn này sẽ bị rút vì năm 2012 sẽ thời hạn đóng của nhiều quỹ ?

Các quỹ đầu tư có thời gian 5 đến 7 năm. Hết thời hạn, họ quyết định đóng hay không. Việc đóng quỹ không đơn thuần phải là bán tống bán tháo toàn bộ danh mục nên nguồn tiền của họ vẫn còn đó chứ không phải bán để mang tiền ra nước ngoài. Vấn đề chỉ là cơ hội nào dùng nguồn tiền đó bước tiếp theo

Nghĩa là có rủi ro dòng vốn ngoại sẽ rời khỏi Việt Nam trong năm tới?
Rủi ro đó là có nhưng không cao vì tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam vẫn khá lớn. Cần phải thấy rằng nếu họ rút vốn ra khỏi Việt Nam họ cần tìm nơi đầu tư mới. Trong Đông Nam Á, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn còn như đã nói ở trên, cơ hội đầu tư ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu đều đang rất hạn chế

Nửa đầu năm 2012, nền kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Cơ hội giải ngân dòng vốn phụ thuộc vào khi nào lạm phát được kiềm chế, vấn đề tỷ giá được giải quyết. Nếu thực hiện nhanh, cơ hội sẽ đến nhanh hơn

Trong khu vực, Indonesia từng đối mặt với tình trạng tương tự Việt Nam, khoảng 3 - 4 năm trước họ phát triển nóng, lạm phát cao. Họ mất hơn một năm để kiềm chế lạm phát. Hiện giờ Indonesia phát triển rất nhanh. Nguồn vốn vào đó rất nhiều. Việt Nam cũng đang trong xu hướng như vậy
 
Last edited:
Mong ước về một “Temasek” Việt Nam

SCIC đang hoạt động trong chiếc áo pháp lý quá chật, lại càng chật hẹp hơn so với mong ước về một Temasek Việt Nam trong tương lai

Là nhà đầu tư của Chính phủ, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đang hoạt động trong chiếc áo pháp lý quá chật và chưa thực sự vận hành linh hoạt nhất theo chức năng và nhiệm vụ của mình

Trong khi đó, thị trường kỳ vọng vào một nhà đầu tư tầm cỡ có vai trò và vị thế nổi bật hơn, một “Temasek” trong tương lai không xa của Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay, SCIC đang tập trung thoái vốn nhà nước tại những doanh nghiệp trong diện Nhà nước không cần nắm giữ vốn.

Tình hình kinh tế vĩ mô năm 2011 đã tác động mạnh đến các hoạt động nghiệp vụ của Tổng công ty, nhất là công tác bán vốn với nhiều trường hợp doanh nghiệp đưa ra đấu giá không có nhà đầu tư quan tâm

Bên cạnh sức cầu suy giảm do thị trường vốn ảm đạm, danh mục bán vốn của Tổng công ty gồm nhiều doanh nghiệp nhỏ, hoạt động kém hiệu quả, tình hình phức tạp

Mặt khác, cơ chế định giá đất đã đẩy giá trị một số DN lên cao hơn nhiều so với mức giá mà thị trường có thể chấp nhận. Những nguyên nhân trên đã làm cho một số DN bán vốn nhiều lần không thành công

Đặc biệt, cuối 2011, một số CTCK thực hiện bán vốn cho Tổng công ty gặp rủi ro thanh khoản, thậm chí có nguy cơ phá sản, do đó không còn đủ điều kiện về tài chính, nhân lực để tiếp tục tư vấn bán vốn

Để tránh rủi ro thất thoát tiền bán vốn của Nhà nước, SCIC đã phải thay đổi quy trình thanh toán tiền bán vốn thông qua các CTCK, theo đó tài khoản đặt cọc và nhận tiền bán vốn chuyển thẳng về Tổng công ty (thay vì chuyển qua các CTCK), nhằm đảm bảo an toàn dòng tiền thu về cho Nhà nước

Sau khi thực hiện cơ bản việc bán vốn nhà nước, SCIC sẽ tập trung đầu tư vào những dự án lớn. Tổng công ty đã làm việc với JICA và USAID về khả năng SCIC tham gia góp vốn vào Quỹ Đầu tư cơ sở hạ tầng Việt Nam nhằm thúc đẩy nguồn vốn đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam dưới hình thức hợp tác công - tư. Năm 2011, nhà đầu tư của Chính phủ dự kiến giải ngân 833 tỷ đồng đầu tư vào 6 dự án lớn, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, việc giải ngân không thực hiện được

Sau 5 năm hoạt động, dù còn một số tồn tại nhất định, nhưng SCIC đã đạt được những thành công cơ bản trên nhiều mặt. SCIC đã nỗ lực tập trung giải quyết dứt điểm tồn tại của một số doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt với những bệnh phổ biến như kinh doanh thua lỗ lớn; tranh chấp trong nội bộ ban lãnh đạo DN, tranh chấp với đối tác, khiếu kiện nội bộ và bên ngoài kéo dài...

Bên cạnh đó, phát huy hiệu quả đồng vốn nhà nước tại những doanh nghiệp chủ lực thuộc nhóm A,B

Tuy nhiên, để mô hình SCIC thực sự phát huy hiệu quả, rất cần một định hướng rõ ràng về đầu mối quản lý vốn nhà nước. Đã có tình trạng một số bộ, một số địa phương có công văn đề xuất được tiếp nhận, quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, trên cơ sở đề nghị của các địa phương, SCIC đã chuyển giao lại quyền đại diện chủ sở hữu vốn của không ít doanh nghiệp

Bước qua tuổi lên 5, dù đã làm được nhiều việc, song vai trò của SCIC với thị trường vốn và cả nền kinh tế luôn là câu hỏi nhiều nhà đầu tư quan tâm tại các diễn đàn đối thoại giữa cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Theo ông Lại Văn Đạo, Tổng giám đốc SCIC, khi ra quyết định đầu tư, SCIC luôn tuân thủ theo một nguyên tắc: là tổ chức đầu tư tài chính của Chính phủ thực hiện đầu tư theo nguyên tắc thị trường

Để thực hiện thành công sứ mệnh của mình, thể hiện rõ vai trò là nhà đầu tư của Chính phủ, SCIC rất cần khung pháp lý cụ thể để hoạt động một cách năng động. Một Nghị định về đầu tư kinh doanh vốn đang được dự thảo để trình Chính phủ, theo đó SCIC sẽ tăng vốn điều lệ, từng bước hoàn thiện hệ thống quy trình nghiệp vụ, tổ chức bộ máy và mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trong nước và quốc tế

Tinh thần của Kết luận số 78-KL/TW của Bộ Chính trị “tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho SCIC hoạt động hiệu quả”, nhiều thành viên thị trường kỳ vọng rằng, trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ có một “Temasek” phát triển nhanh mạnh, năng động và hiệu quả

Anh Việt
 
Last edited:
Singapore soán ngôi Thụy Sĩ
Trở thành thiên đường cho các công ty giao dịch hàng hóa

Thuế thấp, các qui định pháp lý thân thiện với doanh nghiệp và dân chủ – đó là những yếu tố giúpThụy Sĩ thu hút các công ty hàng hóa đa quốc gia. Tuy nhiên, có vẻ như điều này đang thay đổi

Vị trí quán quân của Thụy Sĩ đang bị đe dọa bởi Singapore. Một trong những diễn biến mới nhất là việc Trafigura – công ty giao dịch hàng hóa lớn thứ 3 thế giới – hồi tháng trước công bố đang chuyển dịch trung tâm giao dịch tới quốc đảo Singapore

Vậy điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn của Singapore? Một trong những lý do quan trọng nhất là nước này nằm ở vị trí trung tâm của châu Á – châu lục đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ nhu cầu về nguyên liệu thô. Quốc đảo này nằm gần rất nhiều thị trường hàng hóa vật chất chủ chốt

Tuy nhiên, Singapore cũng đánh bại Thụy Sĩ trên một khía cạnh khác – thuế. Theo Benjamin Knowles, cộng tác viên tư vấn tại công ty giao dịch hàng hóa Clyde & Co, không còn nghi ngờ gì nữa, Singapore đang trở nên hấp dẫn hơn Thụy Sĩ xét về góc độ thuế. Theo số liệu từ hãng kiểm toán KPMG, trong 5 năm qua, thuế thu nhập doanh nghiệp ở đây đã xuống mức từ 3% đến 17%. Trong khi đó, thuế ở Thụy Sĩ luôn luôn được giữ ổn định ở mức trên 21%

Tuy nhiên, đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng. Điều thực sự thu hút các nhà giao dịch quốc tế là mức mà họ có thể thỏa thuận. Theo nguồn tin trong ngành, rất khó để các công ty mới hoạt động có thể thỏa thuận thuế xuống dưới mức 10 – 12% vốn thường được áp dụng cho các công ty lớn tại Thụy Sĩ. Trong khi đó, các nhà giao dịch có thể dễ dàng có được mức thuế 5 – 10% ở Singapore thông qua chương trình nhà giao dịch toàn cầu (Global Trader Programme)

Được bắt đầu áp dụng từ năm 2001, chương trình này đã nhiều lần được mở rộng để thu hút các nhà đầu tư. Thu nhập từ các giao dịch phái sinh cũng được đưa vào chương trình này kể từ năm 2011 và đây chính là nhân tố chính khiến Trafigura chuyển đến Singapore

Một điểm yếu khác của Thụy Sĩ chính là nước này phải đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng từ phía châu Âu buộc nước này phải kiểm soát gắt gao các vụ trốn thuế. Tập đoàn tư vấn Boston trong một nghiên cứu vừa được công bố trong tháng này đã nhận định áp lực này đang khiến các công ty đa quốc gia có trụ sở đặt tại Geneva và Vaud lo lắng. 2 bang này bị cảnh báo sẽ phải thực hiện các cuộc kiểm toán liên bang gắt gao nhằm tìm ra các công ty trốn thuế sau vụ trốn thuế trị giá tới 221,75 triệu USD của hãng Vale đến từ Brazil

Vị trí địa lý, chi phí sống, đồng franc và phong cách sống cũng là những điểm bất lợi của Thụy Sỹ. Năm ngoái, đồng franc Thụy Sỹ đã tăng 20% chỉ trong một vài tháng do khủng hoảng nợ eurozone lên đến đỉnh điểm. Mặc dù đã được áp mức trần vào tháng 9 năm ngoái, đồng tiền này vẫn phải chịu áp lực tăng giá

Trong khi giá nhà ở tăng lên là vấn đề của tất cả các nước, lợi thế về chi phí sống ở mức thấp giúp Singapore trở nên hấp dẫn. Frederic, một chuyên gia giao dịch dầu mỏ đã chuyển đến sinh sống ở Singapore từ năm 2011 và mang theo cả gia đình. Anh cho biết tất cả mọi người ở công ty anh đều muốn chuyển đến đây

Mặt khác, Singapore có lực lượng người bản địa được đào tạo bài bản có thể đáp ứng yêu cầu đối với các vị trí giao dịch và hỗ trợ. Trong khi đó, theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), “lực lượng lao động không được đào tạo thỏa đáng” là một trong những nhân tố bất lợi đối với các doanh nghiệp khi hoạt động tại Thụy Sĩ

Để đối phó với tình trạng này, Thụy Sĩ cũng đã có những nỗ lực đáng ghi nhận. Đại học Geneva đang triển khai các chương trình sau đại học các ngành giao dịch thương mại quốc tế, tài chính trong giao dịch hàng hóa và vận tải nhằm tăng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, các biện pháp cải cách thuế cũng được xem xét
 
Last edited:
Người giàu châu Á né ngân hàng cá nhân

Người giàu châu Á hầu như đã mất niềm tin vào các ngân hàng cá nhân và các giám đốc quản lý tài sản của họ trong suốt giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008

Các tập đoàn quản lý tài sản lớn trên thế giới sẽ khó có thể kỳ vọng vào sự tăng trưởng lợi nhuận nhờ phục vụ đối tượng người giàu ở châu Á

Clinton Ang, Giám đốc Điều hành Hock Tong Bee, công ty kinh doanh rượu lâu đời tại Singapore, đang quản lý một khối lượng tài sản trị giá khoảng 80 triệu USD của anh và 3 người em của mình

Điều đó khiến Ang trở thành mục tiêu săn đón của các công ty quản lý tài sản tại Singapore, vốn được mệnh danh là “thủ phủ ngân hàng cá nhân của châu Á”. Tuy nhiên, gần đây Ang đã “sa thải” 2 công ty quản lý tài sản và tự quản lý danh mục đầu tư của gia đình

Hiện anh đã giảm lượng tiền do các công ty quản lý xuống còn chưa đầy 5%, từ mức 25% cách đây 3 năm. “Chúng tôi nhận thấy tự mình quản lý tiền vẫn tốt hơn”, Ang nói

Thất vọng vì các sản phẩm đầu tư và khoản lợi nhuận ít ỏi từ các công ty quản lý tài sản đã khiến người giàu châu Á (có ít nhất từ 1 triệu USD trở lên) quyết định kiểm soát chặt chẽ hơn tiền của mình. Diễn biến tâm lý mới này là nỗi đau đầu của nhiều công ty quản lý tài sản trên thế giới, vốn đã đặt cược lớn vào sự tăng trưởng của châu Á, nơi có số triệu phú nhiều hơn cả Bắc Mỹ

Các nhà quản lý tài sản tại các ngân hàng HSBC Holdings (Anh), UBS (Thụy Sĩ), Citigroup (Mỹ) hiện được toàn quyền quyết định chỉ 4% tài sản quản lý, giảm từ mức 7% năm 2006, theo báo cáo của hãng tư vấn Mỹ Boston Consulting Group. Trong khi đó, tại châu Âu, con số này là 23%, tăng từ mức 18% cách đây 6 năm. Điều đáng nói là con số ít ỏi 4% nói trên đang có dấu hiệu giảm xuống nữa

“Người giàu châu Á hầu như đã mất niềm tin vào các ngân hàng cá nhân và các giám đốc quản lý tài sản của họ trong suốt giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008”, Peter Damisch, Giám đốc Điều hành Boston Consulting Group, cho biết

Những vị khách hàng châu Á khó tính

Các nhà điều hành tại các công ty quản lý tài sản cho biết cách tư duy của người giàu châu Á hoàn toàn khác với châu Âu và Mỹ. “Không ít người đã làm giàu từ các thị trường bất động sản châu Á và đây lại là những thị trường mà bạn phải trải nghiệm thực tế

Nghĩa là không ai có thể bảo bạn phải làm gì. Cái mà bạn cần là khả năng cảm nhận về nó”, Akbar Shah, người đứng đầu bộ phận ngân hàng cá nhân của Citigroup khu vực Đông Nam Á và Úc, nhận xét

Theo Citigroup và công ty tư vấn bất động sản Knight Frank, những người giàu tại châu Á thường có tới 31% tài sản đầu tư của họ gắn liền với bất động sản. Tỉ lệ này tại châu Âu và Nga là 16%, tại Bắc Mỹ là 20%

Easaw Thomas, một chuyên viên gây mê tại Singapore, là một ví dụ. Ông đang sở hữu chiếc Porsche 911 Turbo trị giá 562.000 USD, 1 bộ sưu tập rượu rất hoành tráng và sống trong 1 căn hộ tại khu dành cho người giàu ở Singapore. Phần lớn tài sản ông kiếm được là từ kinh doanh bất động sản, mà không hề nhờ đến tư vấn của các chuyên gia

Một sự khác biệt khác giữa triệu phú châu Á và châu Âu là 41% triệu phú châu Á ở độ tuổi 45 hoặc trẻ hơn, theo một báo cáo năm 2011 của Capgemini và Merrill Lynch. Trong khi đó, tại châu Âu, chưa tới 20% là thuộc nhóm tuổi này

Ngoài ra, theo Enrico Mattoli, đứng đầu mảng sản phẩm và dịch vụ đầu tư của bộ phận quản lý tài sản châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ngân hàng UBS, có một tỉ lệ rất lớn các triệu phú trẻ tuổi châu Á đã làm giàu từ 2 bàn tay trắng hơn là từ thừa kế như đa số các triệu phú châu Âu (theo Akbar Shah, đứng đầu bộ phận ngân hàng cá nhân của Citigroup khu vực Đông Nam Á và Úc, vì đa phần giàu lên nhờ thừa kế, nên xưa nay các triệu phú châu Âu thường nhờ các ngân hàng cá nhân quản lý tài sản cho họ)

Và quan trọng là các triệu phú trẻ châu Á đã rất thành công khi tự thân vận động. Vì thế, họ dễ thất vọng khi các ngân hàng cá nhân không thể mang lại mức sinh lời cao

Clinton Ang, chàng trai chưa quá 40 tuổi đời nói trên, là một ví dụ. Ang cũng đã kiếm được 1 triệu USD đầu tiên từ kinh doanh bất động sản. Khi đang theo học tại Đại học bang Arizona vào đầu thập niên 1990, anh đã mua 50 căn hộ diện tích khoảng 90 m2/căn, với giá 17.500 USD/căn tại Mỹ bằng tiền vay mượn từ cha mình. Anh cho biết đã bán các căn này vào năm 2000 với giá 90.000 USD/căn

Năm 2009-2010, khi chỉ số MSCI Asia-Pacific (ngoại trừ Nhật) tăng 94%, các ngân hàng cá nhân đã cho Ang 20% lãi. Trong khi đó, cùng thời kỳ, các khoản đầu tư anh thực hiện lại có mức sinh lời tới 200%. Trong những năm qua, các thị trường biến động mạnh, mức lợi thu về từ các tài sản do ngân hàng quản lý đã giảm mạnh. Vì thế Ang đã quyết định tự kiểm soát hết tài sản của mình

Ang cho biết không phải chuyên gia tư vấn ngân hàng nào cũng có trải nghiệm thực tế về đầu tư. “Họ cần phải là những người đầu tư chung với mình. Nếu không thì sẽ chẳng khác gì bán cho mình một loại vitamin mà cơ thể không thể dung nạp được”, Ang nhận xét

Nỗi khổ của các ngân hàng cá nhân

Đối với những tập đoàn quản lý tài sản đã đầu tư mạnh vào mảng ngân hàng cá nhân tại châu Á, việc các triệu phú châu Á quyết định nắm quyền kiểm soát tài sản của họ chặt hơn đồng nghĩa với việc lợi nhuận sẽ giảm xuống

Theo HSBC Holdings, năm ngoái, ngân hàng này đã kiếm được ít lợi nhuận hơn năm 2007, mặc dù lượng tài sản do bộ phận ngân hàng cá nhân quản lý tại châu Á - Thái Bình Dương đã tăng thêm 25%. Cụ thể, thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh của bộ phân ngân hàng cá nhân khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2007 là 748 triệu USD trên 26,7 tỉ USD giá trị tài sản. Nhưng đến năm 2011, con số trên đã giảm xuống còn 712 triệu USD trong khi tài sản được quản lý tăng đến 33,5 tỉ USD

Điều đó có nghĩa HSBC chỉ kiếm được 2,10 USD (không tính các chi phí) cho mỗi 100 USD giá trị tài sản mà Ngân hàng quản lý tại châu Á- Thái Bình Dương trong năm ngoái, giảm tới 25% so với năm 2007

Deutsche Bank AG (Đức), 1 trong 10 ngân hàng cá nhân lớn nhất tại châu Á, mới đây cũng cho biết lợi nhuận trước thuế của bộ phận quản lý tài sản và của cải cá nhân đã giảm 85% còn 43 triệu USD trong quý II/2012

Lợi nhuận của các thị trường ngoài khu vực Bắc Mỹ tại UBS cũng đã giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái còn chỉ 515 triệu USD, do hoạt động giao dịch của khách hàng giảm xuống

Giữa lúc thị trường tài chính ảm đạm và các quy định tài chính được siết chặt, sự giảm sút này quả là đáng ngại, nhất là khi mọi kỳ vọng của các ngân hàng đều dồn vào khách hàng giàu có ở châu Á. Đây quả là thực trạng đáng buồn cho các công ty quản lý tài sản
 
Last edited:
Singapore tuyên chiến với danh hiệu 'thiên đường tiền bẩn'

Điều kiện thuận lợi tại Singapore khiến giới giàu có đổ xô đến đây gửi tiền vào ngân hàng, chi hàng chục triệu USD mua bất động sản siêu sang, chuyển cả gia đình tới sinh sống hay thậm chí đổi hẳn cả quốc tịch

Singapore là quốc gia có mật độ triệu phú cao nhất thế giới. Tuy nhiên, đảo quốc 5,3 triệu dân này cũng bị kết tội là thiên đường rửa tiền cho giới giàu có toàn cầu. Đó là do quốc gia này có luật ngân hàng rất bí mật, đánh thuế thấp và là trung tâm tài chính hàng đầu châu Á

Để xóa bỏ danh hiệu không mấy đẹp đẽ này, Singapore và Đức vừa đồng ý thắt chặt thỏa thuận đánh thuế hai lần, đồng thời cam kết tuân theo các chuẩn mực quốc tế về chia sẻ thông tin. Giới truyền thông cho biết số tiền người Đức chuyển sang Singapore hiện đã lên tới hàng chục tỷ USD

Ông Ronen Palan, giáo sư tại Đại học thành phố London cho biết: "Họ đều quan niệm một khi Thụy Sĩ tuyên bố nước này không còn là thiên đường trốn thuế nữa, thì Singapore sẽ là địa điểm lý tưởng tiếp theo"

Singapore_490_zpsdb47964c.jpg

Singapore được mệnh danh là thiên đường trốn thuế của giới siêu giàu

Cả Singapore và Hong Kong đều được hưởng lợi từ tâm lý này. Họ hiện giữ tới 1.000 tỷ USD tiền gửi từ nước ngoài, khoảng 75% số đó đến từ các nước trong khu vực. Tuy nhiên, theo hãng tư vấn Boston Consulting Group, cả hai quốc gia trên đều có thể vượt Thụy Sĩ - trung tâm tài sản nước ngoài lớn nhất thế giới hiện tại với khoảng 2.100 tỷ USD, trong 15 - 20 năm tới

Singapore đánh thuế thu nhập cá nhân tối đa 20% và không có thuế thặng dư vốn. Vì vậy, Eduardo Saverin - đồng sáng lập Facebook đã từ bỏ quốc tịch Mỹ để đến đây trước khi mạng xã hội lớn nhất thế giới này IPO. Thuế đất 10% áp dụng cho người nước ngoài cũng không thể ngăn chặn làm sóng giới siêu giàu tại Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia ném tiền vào bất động sản Singapore

Tỷ phú khai mỏ Australia - Gina Rinehart được cho là vừa chi 46,7 triệu USD mua hai căn hộ tại Seven Palms Sentosa Cove, một khu chung cư xa xỉ ven biển. Trong khi đó, tỷ phú Australia Nathan Tinkler cũng vừa đưa cả gia đình đến quốc đảo này sinh sống

Trong ba năm qua, Singapore đã nâng cấp hơn một nửa trong số 70 điều luật thuế với các quốc gia khác để dễ dàng trao đổi thông tin về những vụ trốn thuế. Bắt đầu từ năm 2013, các ngân hàng giúp khách trốn thuế cũng sẽ bị buộc tội rửa tiền

Ông Palan cho biết việc cố gắng rà soát các giấy ủy nhiệm của Singapore là rất khó khăn, một phần do họ khó tiếp cận các thông tin chi tiết về khu vực tài chính nước ngoài tại đây. Ông cho biết: "Làm nghiên cứu tại Thụy Sĩ tương đối dễ dàng. Nhưng ở Singapore thì không"

Trước khi cuộc khủng hoảng tài chính 2008 nổ ra, phần lớn các nghi vấn về vai trò của Singapore đều tập trung vào hàng tỷ USD mà người Indonesia gửi tại đây. Tuy nhiên, hiện tại, khi các nước châu Âu kẹt tiền đang nỗ lực tăng thuế và ngân hàng Thụy Sĩ công khai sổ sách, thì Singapore lại đối mặt với cáo buộc số tiền đó có thể là phi pháp

Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) đang thúc giục các nhà băng nước này kiểm tra gắt gao giao dịch của khách hàng. Bộ Thương mại nước này cho biết, năm 2010 và 2011, 44 người đã bị kết tội rửa tiền tại Singapore, phần lớn liên quan đến lừa đảo, và gần 106,5 triệu USD đã bị thu giữ hoặc phong tỏa

MAS cho biết: "Singapore luôn áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nạn rửa tiền. Chúng tôi cũng không ngần ngại theo đuổi và đưa những vụ việc này ra tòa"

Thùy Linh - CNBC
 
Last edited:
Singapore vượt Hồng Kông
Trở thành điểm đến lý tưởng nhất của nhà giàu châu Á

iAy68yX1IbIc.jpg

Những người có thu nhập cao với tầm nhìn toàn cầu cho sự nghiệp cũng như gia đình của họ đang chọn Singapore là nơi để sinh sống và đầu tư

Theo kết quả khảo sát vừa được công ty quản lý tài sản RBC thực hiện, Singapore đã vượt qua Hồng Kông để trở thành đất nước “hot” nhất ở châu Á, thu hút nhiều tỷ phú đến định cư nhất với sức hút chủ yếu đến từ chất lượng cuộc sống

Theo đó, gần 1/3 tỷ phú châu Á hiện đang sinh sống, làm việc hoặc trải qua hơn 1 nửa thời gian ở nước ngoài đã chọn lựa Singapore là điểm đến lý tưởng nhất. Trong khi đó, 24% người được hỏi chọn Hồng Kông

Báo cáo cũng cho thấy bất động sản đứng đầu danh sách các tài sản được nhà đầu tư ưa chuộng nhất. 23% người được hỏi ở Singapore cho rằng họ có xu hướng đầu tư vào bất động sản. Trong khi đó, tỷ lệ ở Bắc Mỹ chỉ là 7%. Giá nhà đất ở đảo quốc này đã tăng lên mức kỷ lục trong quý III, buộc chính phủ phải hạn chế các khoản cho vay mua nhà cũng như các dự án bất động sản

Wai Ho Leong, chuyên gia kinh tế cao cấp tại chi nhánh Singapore của Barclays, nhận định Singapore vẫn luôn có vị thế là thiên đường an toàn không chỉ cho tiền bạc mà còn cho cả gia đình

Đối với các triệu phú đã chuyển đến Singapore, 89% cho rằng chất lượng cuộc sống là điều quan trọng nhất trong khi 83% cho rằng ổn định chính trị là nhân tố quan trọng hơn. Cơ sở hạ tầng và cơ hội giáo dục cũng là những lý do khiến cuộc sống ở Singapore trở nên hấp dẫn

Theo 1 báo cáo khác được tập đoàn tư vấn Boston công bố hôm 31/5, số gia đình triệu phú ở Singapore đã tăng 14%, lên 188.000 trong năm ngoái – khi khu vực châu Á – Thái Bình Dương chứng kiến sự suy giảm ở Tây Âu và Mỹ. Tỷ lệ hộ gia đình triệu phú ở đây là 17%, cao nhất trên thế giới

Báo cáo được RBC Wealth Management (công ty quản lý tài sản trực thuộc Royal Bank of Canada) và Economist Intelligence Unit (EIU) (cơ quan nghiên cứu thuộc tạp chí uy tín The Economist) thực hiện. 558 tỷ phú có tài sản từ 1 triệu USD trở lên đã tham gia khảo sát
 
Last edited:
Tập đoàn khổng lồ Singapore sở hữu Tháp Hà Nội là ai?

tap-doan-khong-lo-singapore-so-huu-thap-ha-noi-la-ai.jpg

Những du khách đặt chân đến Hà Nội có lẽ không ai là không ghé qua thăm nhà tù Hỏa Lò một lần. Được xây dựng từ năm 1896, nhà tù Hỏa Lò được thực dân Pháp cho xây dựng nhà tù này nhằm giam giữ những người đấu tranh chống chế độ thực dân Pháp.

Gần 100 năm sau, khi chiến tranh đã lùi xa nhường chỗ cho sự phát triển của kinh tế, phần lớn nhà tù Hỏa Lò đã được dỡ bỏ, một phần còn sót lại trở thành di tích lịch sử Cách mạng.
Trên nền đất cũ Hỏa Lò cũ, một trung tâm thương mại đã được xây dựng với cái tên Somerset Grand Hanoi.

Somerset là một trong 3 cái tên chủ lực của Ascott Limited – tập đoàn Singapore chuyên cung cấp dịch vụ căn hộ quốc tế lớn nhất thế giới.

Ascott hiện sở hữu khoảng 22,000 căn hộ dịch vụ đang được khai thác tại các thành phố lớn của Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu và Trung Đông. Ascott ngày nay được biết đến rộng rãi qua thương hiệu Somerset Serviced Residence – chuyên cung cấp căn hộ dịch vụ

Tập đoàn này hiện quản lý 3 thương hiệu chính: Ascott, Somerset và Citadines. Các dự án căn hộ dịch vụ của Ascott trải dài trên 70 thành phố tại hơn 20 nước.

Riêng tại Việt Nam, Ascott sở hữu 5 bất động sản chính đều mang thương hiệu Somerset bao gồm: Somerset Grand Hanoi (Hanoi Tower), Somerset Hòa Bình, Somerset Westlake, Somersett Chancellor Court HCMC và Somerset HCMC.

tap-doan-khong-lo-singapore-so-huu-thap-ha-noi-la-ai.jpg

Lịch sử đi liền với những cuộc thâu tóm

Cái tên Ascott Ltd gắn liền với vô số các cuộc thâu tóm, sáp nhập giữa những tập đoàn bất động sản hàng đầu Singapore. Việc thâu tóm, sáp nhập kéo dài tới 2 thập kỷ cho tới khi chính Ascott Ltd giờ cũng thuộc quyền sở hữu của một tập đoàn khác. Cả 3 thương hiệu chính hiện tại của tập đoàn là Ascott, Somerset và Citadines đều từng tồn tại một cách độc lập.

Câu truyện bắt đầu vào năm 1984, khi Scott Holding, một tập đoàn nổi tiếng ở Singapore trong lĩnh vực đầu tư bất động sản, căn hộ dịch vụ và trung tâm mua sắm đã thành lập nên Ascott Singapore với mục đích cung cấp dịch vụ có đẳng cấp quốc tế đầu tiên tại châu Á Thái Bình Dương
.
Năm 1998, Pindemco Land xây dựng Somerset International, thương hiệu căn hộ dịch vụ mới của mình. Tập đoàn này cũng đã mua lại Liang Court Holding, một trong những nhà cung cấp căn hộ dịch vụ lớn nhất châu Á thời điểm đó, và lập nên Somerset Holding. Somerset Holding lúc đó đã sở hữu hơn 3200 đơn vị phòng cho thuê nằm trên 15 thành phố lớn tại châu Á.

Cùng khoảng thời gian đó, Scott Holding sát nhập với Stamp Group – tập đoàn con chuyên cung cấp căn hộ dịch vụ của DBS Land để trở thành Ascott Ltd, sở hữu 1500 đơn vị phòng cho thuê tại 8 thành phố. Cần nói thêm là DBS Land là công ty con của DBS Bank – ngân hàng có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á và được thành lập bởi chính phủ Singapore.

Từ năm 2000, Somerset Holdings sát nhập với Ascott Ltd. Tới năm 2002, Ascott Ltd tiến hành thâu tóm nốt cổ phần của Citadines và trở thành tập đoàn lớn nhất châu Á trong lĩnh vực căn phòng dịch vụ.

Trở thành tập đoàn chuyên điều hình kinh doanh căn hộ dịch vụ lớn nhất thế giới nhưng Ascott cũng chỉ là công ty thành viên của một người “khổng lồ” còn lớn hơn – Tập đoàn Capitaland.

Capitaland là một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất châu Á và sở hữu 100% vốn của Ascott. Sau khi bị Capitaland thâu tóm, Ascott đã hủy niêm yết vào năm 2008.

Capitaland cũng có khoản đầu tư vào Việt Nam thông qua các dự án chính đó là Mulberry Lane (Hà Đông, Hà Nội), The Vista (quận 2, TP HCM) và dự án nhà ở tại Thạnh Mỹ Lợi (quận 2).

tap-doan-khong-lo-singapore-so-huu-thap-ha-noi-la-ai.png

Dấu ấn Ascott

Bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Ascott được biết đến với những khoản đầu tư lớn tại Việt Nam.

Những bất động sản nằm dưới quyền sở hữu của Ascott ở nước ta đều có giá trị “khủng”, nằm ở vị trí trung tâm Hà Nội hoặc Tp Hồ Chí Minh – hai trung tâm lớn nhất Việt Nam.

Doanh thu của Ascott tại Việt Nam năm 2012 đạt hơn 33 triệu USD (hơn 600 tỉ đồng). Trong đó, chỉ tính riêng Somerset Grand Hanoi trong năm 2012 đã đem lại cho Ascott hơn 10 triệu USD (hơn 200 tỉ đồng) tiền cho thuê phòng. Đây cũng là bất động sản có giá trị cao nhất của Ascott khi được định giá tới hơn 74 triệu USD (khoảng 1.500 tỉ đồng).

tap-doan-khong-lo-singapore-so-huu-thap-ha-noi-la-ai.png

Ngoài những bất động sản do công ty trực tiếp quản lý, Ascott còn đầu tư vào nhiều dự án khác như Somerset Central TD Hải Phòng, Somerset Đà Nẵng Bay, hay đầu tư vào chính những dự án của chính công ty mẹ Capitland như Somerset Vista HCMC,…

Dù trong năm 2012, thị trường văn phòng cho thuê hạng A đã giảm 19% tại Hà Nội và 11% tại
HCMC so với năm 2011 nhưng Ascott vẫn nhận định thị trường Việt Nam sẽ phát triển tốt nhờ kinh tế dần hồi phục và tăng trưởng trong ngành du lịch.
 
Giới siêu giàu sẽ rút tiền khỏi ngân hàng Thuỵ Sĩ
- Mặc dù Thuỵ Sĩ vẫn đang là điểm đến số một cho giới siêu giàu thế giới, nhưng theo dự báo của Tập đoàn nghiên cứu ngân hàng tư nhân WealthInsight, Thuỵ Sỹ sẽ mất vị trí này cho đến năm 2020 và Singapore có thể sẽ kế vị vị trí này

Báo cáo từ tập đoàn nghiên cứu các ngân hàng tư nhân WealthInsight cho biết, trong năm 2011, tổng số tiền mà các ngân hàng thế giới quản lý là 19,3 nghìn tỷ USD

Trong đó, các ngân hàng ở Thụy Sĩ nắm giữ tới 2,8 nghìn tỷ USD trong số tiền đó. Điều đó có nghĩa nước này đang chiếm 34% của chiếc bánh, nhiều hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới

Tuy nhiên, điều đó đang thay đổi nhanh chóng. Một phần lý do là vì chính phủ nước này gần đây đang rà soát khá chặt các trung tâm ngân hàng tư nhân truyền thống. Vì vậy, những người giàu có đang tìm kiếm những nơi yên tĩnh hơn để cất giữ tiền mặt của họ


Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ​

Bên cạnh đó, những người giàu mới ở các nước như Trung Quốc và Indonesia đang góp phần vào động thái đổi hướng này. Hầu hết các thị trường mới nổi có số lượng người giàu ngày càng tăng, nhưng thiếu cơ cấu ngân hàng để phục vụ họ

Đến Singapore là một chuyến bay nhanh chóng nhất cho người giàu châu Á. Singapore có một hệ thống ngân hàng được kiểm soát khá an toàn. Ngoài ra, nước này cũng đang khởi động hệ thống các ngân hàng tư nhân. Chẳng hạn như ngân hàng Portcullis TrustNet có trụ sở tại Singapore, đã được đề cập tới trong một báo cáo của các nhà báo điều tra. Báo cáo nghiên cứu về cách những người siêu giàu đầu tư vào những nước có mức thuế thu nhập thấp với sự giúp đỡ của các ngân hàng tư nhân tài năng

Trong năm 2011, Singapore quản lý tới 550 tỷ USD tài sản trong các nhân hàng tư nhân. Trước đó năm 2000, quốc gia này chỉ có 50 tỷ USD. Đó là sự tăng trưởng lớn mà WealthInsight chỉ ra

Vì vậy, có vẻ như Singapore sẽ dễ dàng bắt kịp và vượt qua cả ngôi vị số một của các ngân hàng ở Thụy Sĩ

Trước đó, giới siêu giàu Nga cũng đã bí mật rút tiền trước khủng hoảng Síp

Việc đảo Síp rơi vào khủng hoảng đã được giới siêu giàu đoán định từ trước bằng chứng là có rất nhiều người rút tiền ra khỏi Síp từ cách đây vài tháng. Không chỉ những người siêu giàu ở Nga mà còn 916 công ty đăng ký kinh doanh tại Síp đã rút hơn 900 triệu USD trong 2 tuần, trước khi Síp chính thức rơi vào khủng hoảng

Ed Mermelstein, một luật sư tư vấn bất động sản tại New York cho biết: "Rất nhiều khách hàng của tôi đều biết trước việc này. Síp đã bắt đầu đàm phán cứu trợ từ năm ngoái rồi". Vì vậy, nhiều người Nga cảm thấy bị xúc phạm trước những lời bóng gió rằng tình hình tại Síp là điều bất ngờ lớn với họ. Theo Bộ trưởng Tài chính Síp - Michael Sarris, các nhà băng nước này đã bị "rút tiền hàng loạt" nhiều tuần trước khi lâm vào khủng hoảng

Khủng hoảng tại Síp lại là cơ hội dành cho New York. Người Nga đang đầu tư vào bất động sản tại đây mạnh hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, giá trị các khoản đầu tư của họ luôn luôn là một ẩn số."Họ rất kín miệng và chỉ làm việc với vài ba người" - Luật sư David Newman (Mỹ) cho biết

Bên cạnh đó, việc Cộng hòa Síp phải bán vàng trong kho dự trữ quốc gia của mình để chi trả cho gói cứu trợ cũng là nhân tố khiến giá vàng giảm mạnh trong thời gian vừa qua. Síp hiện đang dự trữ 13,9 tấn vàng, đạt giá trị tương đương 697 triệu USD, và Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng Síp đang sẵn sàng bán ra 10,4 tấn vàng, có giá trị tương đương với 400 triệu euro (520 triệu USD)

Duyên Duyên
 
Singapore muốn thành "thủ phủ" ngân hàng ảo của châu Á
Singapore muốn thu hút các hãng công nghệ tài chính đang trong giai đoạn đầu phát triển và cho phép họ tiếp cận với thị trường ngân hàng nội địa...

sg20191108090531bloomberg-15734344371291973452951-crop-15734344428211841692285.jpg

Singapore dự kiến cấp phép hoạt động ngân hàng số cho 5 công ty phi tài chính, gồm 3 công ty nước ngoài

Ravi Menon, giám đốc điều hành của Cơ quan Tiền tệ Singapore, mới đây cho biết Singapore muốn trở thành "thủ phủ" cho các hãng công nghệ với lợi thế về dữ liệu tại châu Á để giúp cải thiện dịch vụ ngân hàng trong nước cũng như các quốc gia khác ở Đông Nam Á, Bloomberg cho biết

"Singapore muốn trở thành cứ địa cho những công ty này khi họ phát triển trong khu vực", ông Menon, người đứng đầu Cơ quan Tiền tệ Singapore từ năm 2011, cho biết trong một cuộc phỏng vấn mới đây. "Điều này đồng nghĩa với việc thu hút những công ty này đến đây trong giai đoạn đầu phát triển của họ và cho phép họ tiếp cận với thị trường ngân hàng nội địa"

Đông Nam Á, nơi đang có hàng triệu người chưa tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng, mang đến cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng ảo, đặc biệt là cho vay. Thị trường dịch vụ ngân hàng qua các kênh điện tử tại khu vực này được dự báo sẽ tăng trưởng gấp 4 lần lên 110 tỷ USD vào năm 2025, theo một báo cáo của Bain & Co., Google và Temasek Holdings Pte

Tâm điểm của tham vọng này là việc Singapore công bố kế hoạch cấp phép hoạt động ngân hàng số cho 5 công ty phi tài chính, gồm 3 công ty nước ngoài. Thời hạn nộp đơn xin cấp phép là hết tháng 12/2019

Các ngân hàng truyền thống của Singapore như DBS Group Holdings Ltd., Oversea-Chinese Banking Corp. và United Overseas Bank Ltd. hiện đã có dịch vụ số qua nền tảng di động cũng như một số kênh khác. Tuy nhiên, theo ông Meno, vẫn còn nhiều dư địa cho các công ty công nghệ

"Những công ty này sử dụng nhiều loại dữ liệu nhau khác để đưa ra những đánh giá nhanh chóng và giải ngân khoản vay trong khoảng thời gian ngắn", ông Menon cho biết. "Những điều này hiện đang không được đáp ứng, không dễ để đáp ứng, hoặc cần chi phí và nỗ lực lớn đối với các ngân hàng truyền thống"

Các công ty vừa và nhỏ tại Đông Nam Á hiện không được phục vụ đúng nhu cầu với hệ thống ngân hàng truyền thống. Hơn 70% người trưởng thành, tương đương khoảng 296 triệu người, tại khu vực này hiện chưa được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ ngân hàng

Menon cho biết ông kỳ vọng các công ty phi tài chính sẽ hợp tác với ngân hàng truyền thống thông qua các liên doanh và hình thức khác

Điều này có thể sẽ sớm trở thành hiện thực, khi công ty cho vay ngang hàng Validus Capital mới đây tuyên bố hợp tác với ngân hàng OCBC và hai công ty khác để xin cấp phép ngân hàng số, theo Bloomberg

"Điều quan trọng nhất với chúng tôi, những nhà lập pháp, là đảm bảo rằng khách hàng được hưởng lợi", giám đốc Cơ quan Tiền tệ Singapore cho biết


Ngọc Trang
 
Top