What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vận động thu xếp vốn cho các dự án công nghệ

LOBBY.VN

Administrator
Chàng trai vật liệu mới​

- Năm 2010 được xem là “mùa gặt” của hai thầy trò Phan Thanh Sơn Nam và Lê Khắc Anh Kỳ, với hai bài báo công bố về vật liệu thuộc họ MOFs trên tạp chí quốc tế được Trung tâm Phân tích bài báo khoa học toàn cầu (ISI) xếp loại, ba bài đăng trên tạp chí trong nước và hai lần đi báo cáo toàn quốc

Với công trình nghiên cứu về MOF-5, Anh Kỳ đã đoạt giải đặc biệt Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học - Euréka lần 12-2010


474908.jpg

Sinh viên Lê Khắc Anh Kỳ (phải) và người thầy - PGS.TS Phan Thanh Sơn Nam - tại phòng thí nghiệm Manar, Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM)​

Cái duyên đến với MOF-5

Cuối năm 2008, khi đang học năm 3, Lê Khắc Anh Kỳ được tham gia nhóm nghiên cứu lĩnh vực vật liệu khung cơ kim (MOF) của Đại học Bách khoa TP.HCM do PGS TS Phan Thanh Sơn Nam làm trưởng nhóm. Kỳ đến với nhóm nghiên cứu MOF như một mối duyên định sẵn và đến nay MOF đã trở thành “người yêu” của Kỳ - theo như lời đùa của đồng nghiệp tại phòng thí nghiệm

Kỳ nhớ lại: “Năm đó thầy Nam đang chọn sinh viên xuất sắc vào nhóm nghiên cứu MOF. Lúc đó MOFs là đề tài rất mới và rất khó ở Việt Nam, tôi còn chưa rõ MOF là gì. Một anh lớp trên cùng hoạt động Đoàn đã tin tưởng và tiến cử tôi với thầy Nam. Trong nhóm MOF, chỉ có tôi là sinh viên năm 3 với học lực ở mức khá trong khi bốn người còn lại đều là sinh viên năm cuối và học xuất sắc nhất khoa”. Thế nhưng Kỳ đã nhanh chóng thuyết phục được thầy bởi khả năng và tác phong làm việc của mình

Thầy yêu cầu tổng hợp cho ra được bốn loại vật liệu MOFs là MOF-5, MOF-199, ZIF-8 và ZiF-7 trong điều kiện Việt Nam. Mất bốn tháng, Kỳ mới tổng hợp được vật liệu MOF-5 và MOF-199

Công trình nghiên cứu tổng hợp MOF-5 ứng dụng làm chất xúc tác của Kỳ đã được đăng trên tạp chí chuyên ngành ISI ScienceDirect. Đây là một công trình đăng báo quốc tế hiếm hoi được thực hiện hoàn toàn ở Việt Nam. Bài báo đã góp phần nâng cao thứ hạng của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM trong khu vực ASEAN

Ước mơ đưa vật liệu mới vào thực tiễn

Là con đầu trong một gia đình ngư dân nghèo ở Bình Thuận, ba mẹ phải gửi Kỳ cho người dì nuôi ăn học. Ngay từ nhỏ Kỳ đã học rất giỏi môn hóa, sinh và mơ ước trở thành bác sĩ. Hai lần thi ĐH y rớt cộng với gia đình khuyên can học y rất tốn kém đã làm nhụt chí Kỳ

Kỳ chọn ngành hóa Đại học Bách khoa TP.HCM trong tâm trạng “không học y thì học trường nào cũng vậy”, nhưng những giờ thực hành và phòng thí nghiệm lôi cuốn từ lúc nào không hay. Những ngày quên ăn quên ngủ bên chiếc tủ sấy hồi hộp chờ kết quả, đam mê với MOFs đã cho Kỳ quyết định gắn bó luôn với phòng thí nghiệm khi tốt nghiệp. Kỳ ở lại khoa làm cán bộ nghiên cứu và được giao trực phòng thí nghiệm MANAR của ĐHQG TP.HCM

Khi thầy cô trong bộ môn khuyên mang công trình nghiên cứu MOF-5 đi dự giải thưởng Euréka, Kỳ hi vọng qua giải thưởng sẽ có nhiều người biết đến một lĩnh vực vật liệu mới - vật liệu MANAR (cấu trúc nano và phân tử) trong đó có vật liệu MOFs, hi vọng đóng góp của mình trong lĩnh vực này được công nhận và một lý do hồn nhiên: “Vừa rồi tôi phải mượn tiền một cô giáo trong khoa đóng học phí cao học, tôi đã trả được một phần, giải thưởng sẽ giúp tôi trả hết phần còn lại”

Giấc mơ làm bác sĩ của tuổi thiếu niên đã đi qua, giấc mơ mới của Lê Khắc Anh Kỳ bây giờ là làm sao đưa ứng dụng vật liệu MOFs vào thực tiễn. Chỉ đơn giản thôi, có thể đó là làm vật liệu chứa khí biogas. “Bà con ở quê làm ra rất nhiều biogas nhưng không có chỗ chứa, vật liệu MOFs có thể giải quyết được bài toán này” - một ý tưởng đơn giản nhưng lại là đề tài khó cho người làm khoa học như Kỳ

MOF là gì ?

PGS TS Phan Thanh Sơn Nam cho biết MOFs là nhóm vật liệu lai mới được sản xuất từ kim loại và các hợp chất hữu cơ có khả năng lưu trữ an toàn hydro và metan. Đây được xem là loại vật liệu “hot” nhất hiện nay và đang làm thay đổi diện mạo của hóa học chất rắn và khoa học vật liệu trong 10 năm gần đây

Vật liệu MOFs (Metal Organic Frameworks) đã được các nhà khoa học tìm ra từ lâu nhưng chỉ đến khi giáo sư Yaghi (Trường đại học California, Los Angeles - UCLA) nghiên cứu và phát triển theo hướng ứng dụng vật liệu MOFs và ZIFs trong lưu trữ hydrogen, carbon dioxide và các loại khí khác thì người ta mới chú ý nhiều đến MOFs

Trên thế giới người ta đang nghiên cứu việc dùng MOFs để chứa khí gas, khí hydro cho các loại xe có động cơ chạy bằng hydro hoặc khí thiên nhiên. Trước đây, người ta lo lắng việc lưu giữ hydro trong bình khí nén sẽ có khả năng gây cháy nổ hay phải sử dụng bình dung tích lớn mới đủ dùng, thì việc dùng MOFs chứa khí đã giải tỏa được nỗi lo trên

Theo Anh Kỳ, MOF-5 là vật liệu được tìm thấy sớm nhất và dễ tổng hợp hơn các MOFs khác, đặc biệt nguồn nguyên liệu có thể kiếm được tại Việt Nam với chi phí rẻ
 
Trí thức Việt rạng danh trên thế giới​

Nhiều bạn trẻ Việt Nam đã chứng tỏ năng lực nghiên cứu vượt trội so với bè bạn năm châu

52240_400.jpg

Nghiên cứu sinh Cao Đình Hùng trong phòng thí nghiệm tại Úc​

Đột phá mới trong sản xuất giống cây trồng

Anh Cao Đình Hùng - nghiên cứu sinh ở Úc - vừa nghiên cứu thành công phương pháp sản xuất hạt nhân tạo “Kiểu mới" (“New Type" synthetic seed) mang tính đột phá trong việc nhân giống loại cây gỗ cứng nhiệt đới

Cơ hội phát triển trong nước

Theo anh Hùng, Việt Nam có hơn 400 doanh nghiệp xuất khẩu đồ trang trí nội thất làm bằng gỗ và hơn 800 cơ sở chế biến các sản phẩm từ gỗ, nhưng đều phải phụ thuộc vào nguồn gỗ nhập khẩu. Dự báo tổng sản lượng gỗ lâm nghiệp ở nước ta sẽ đạt 44,3 triệu m3 vào năm 2020, hướng tới xuất khẩu gỗ đạt kim ngạch 4 tỉ USD. Vì vậy, nhu cầu chuyển giao công nghệ để đưa giống cây bạch đàn lai năng suất cao trồng ở Việt Nam sẽ vô cùng có lợi cho sự phát triển của lĩnh vực lâm nghiệp và kinh tế

Theo giáo sư Stephen Trueman thuộc khoa Khoa học thực vật tại University of Sunshine Coast (USC - Úc), kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn đối với ngành công nghiệp lẫn môi trường, mở ra trang sử mới trong việc sản xuất các giống cây trồng. Bước đột phá này đã giải quyết được vấn đề tái sinh cây mà các phương pháp nhân bản vô tính thực vật đang gặp khó khăn hoặc không hiệu quả hoặc khó ứng dụng vào thực tế do lúc nào cũng phải thực hiện trong phòng thí nghiệm. Các ưu điểm của việc nhân bản vô tính thực vật bằng hạt nhân tạo "Kiểu mới" là ứng dụng vào thực tế dễ dàng, thiết lập các cánh rừng mới một cách hiệu quả, đồng thời có thể chuyển giao sản phẩm đến tận tay người nông dân

Đây là công trình khoa học mang tính đột phá trong 30 năm qua, kể từ những năm 1977-1982, khi ý tưởng về sản xuất hạt nhân tạo ra đời. Với phát hiện này, theo USC, ABC News và Sunshine Coast Daily, anh đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới vinh danh

Đề tài Nghiên cứu sản xuất và cải thiện các giống cây trồng quý hiếm được anh đầu tư từ khi còn học thạc sĩ. Cao Đình Hùng cho biết: “Cây gụ cho gỗ quý hơn cả cây bạch đàn và có thể được dùng để chữa nhiều bệnh như ung thư, sốt rét, tiêu chảy và lị. Loại cây này có thể trồng ở Việt Nam và có giá trị bảo vệ rừng, chống xói mòn, cung cấp gỗ để xây dựng, làm giấy, nhiên liệu hay lá cung cấp tinh dầu... Tuy nhiên, do nhiều người chưa biết những giá trị của nó nên ở Việt Nam chỉ mới được trồng rải rác mà thôi”. Với phương pháp mới, anh dùng các hạt giống tổng hợp/nhân tạo để nhân giống cây bạch đàn, cây gụ. Quá trình xử lý bao gồm cấy chồi cây con vào một hạt làm bằng gel. Sau một thời gian nuôi dưỡng và xử lý trong phòng thí nghiệm, hạt gel này sẽ phát triển chồi, rễ và có thể tự phát triển trong các vườn ươm

Anh cho biết nếu áp dụng kết quả nghiên cứu này tại Việt Nam thì sẽ làm giảm áp lực rừng tự nhiên và giúp cân bằng sinh thái. Ước tính trong khoảng 4-5 năm (từ khi trồng cây con) là có thể phủ xanh đất trống đồi trọc, và trong vòng 8-10 năm là có thể thu hoạch được gỗ. Cách đây 1 tháng, anh đã gửi hạt nhân tạo đến vườn ươm ở các đồn điền ở phía bắc Queensland trồng để lấy gỗ cho ngành xây dựng

Sinh năm 1974, Cao Đình Hùng tốt nghiệp trường ĐH Khoa học Huế với tấm bằng loại giỏi. Cách đây hơn 7 năm, anh nhận được học bổng của Chính phủ Úc (AusAID) học thạc sĩ tại Sydney. Tốt nghiệp thạc sĩ tại trường ĐH Công nghệ Sydney với hạng "First Class" (hạng ưu) kèm theo những công bố khoa học trên tạp chí In vitro-Plants về vi nhân giống và chiết tách thành công chất allyl isothiocyanate chữa bệnh ung thư ở cây dược liệu wasabi, anh được rất nhiều trường danh tiếng ở Anh mời làm tiến sĩ nhưng anh quyết định ở lại Úc để tiếp tục thực hiện đề tài nghiên cứu của mình sâu hơn
 
Kinh doanh không cần tiếp thị​

Nếu có những nhà máy, công ty sản xuất mà chẳng cần phải tiếp thị quảng cáo thì những nhà máy sản xuất men sinh học, nghiên cứu và phát triển các công thức dinh dưỡng trong các lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, hóa mỹ phẩm, thức ăn gia súc… ở Thụy Sĩ và Đan Mạch là những công ty như thế!

kdtiepthi.jpg

Các công ty sản xuất sữa như Vinamilk là một bộ phận khách hàng của các hãng sản xuất men sinh học hàng đầu thế giới​

Khi ông Reto Zenhuser, Giám đốc Phát triển qui trình Công ty Lonza (Thụy Sĩ) nói với chúng tôi cứ một ml sản phẩm sữa có khoảng 5 tỷ men vi sinh (pro-biotic) có lợi được đưa vào nhằm tăng dưỡng chất cho sữa, ông đồng thời chỉ cho chúng tôi xem cách mà các “con men” được “sản xuất” ra thế nào

10 lần dân số thế giới nằm trong… kính hiểm vi

VISP là một thị trấn nhỏ nằm giữa thung lũng cách trung tâm thành phố Zurich (Thụy Sĩ) khoảng 4 tiếng xe ôtô chạy, bao quanh là dãy núi Alps, tiếp giáp với biên giới Ý. Công ty Lonza - chuyên nghiên cứu và sản xuất các loại men vi sinh trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm và dược phẩm có tuổi đời hơn một thế kỷ, đã chọn nơi đây làm địa điểm đóng đô

Lonza ở VISP có khoảng 3.000 nhân viên làm việc, đội ngũ nhân viên đa quốc tịch, đến từ trên 30 quốc gia, vừa là khu vực nghiên cứu và phát triển, vừa là khu vực sản xuất, trong đó khu vực nghiên cứu và phát triển dành để nghiên cứu các sản phẩm theo đơn đặt hàng. Ông Stéphane Mischler, Giám đốc Nhà máy của Lonza cho biết có những sản phẩm đã được bắt đầu nghiên cứu và sản xuất từ cách đây 80 năm nay vẫn đang tiếp tục được sản xuất với nhiều mức giá khác nhau. Chẳng hạn, có những sản phẩm sản lượng lớn, nhưng chỉ cần 1 frans Thụy Sĩ (khoảng 25.000 đồng/fr) cũng có thể mua được cả ký; nhưng cũng có loại phải mất trên 2.000 frans Thụy Sĩ mới mua được “một nhúm” (như các loại dưỡng chất, vitamin, protein…)

Stéphane Mischler cũng không giấu niềm tự hào khi những dưỡng chất bổ dưỡng như Vitamin B3 đã được nghiên cứu và sản xuất tại Lonza từ cách đây hơn 20 năm, hay L-Carnitine cũng trên 32 năm

Để tạo ra được “con men” vi sinh, Reto Zenhuser chỉ cho chúng tôi thấy vi khuẩn được nuôi cấy bằng hệ thống robot tự động khép kín, được đựng trong các khuôn vỉ có kích thước 8x12 ô (mỗi vỉ có thể cấy 96 con), theo dõi và điều khiển hoàn toàn bằng lập trình trên máy vi tính. Khi đã “lớn khôn”, chúng được giữ đông ở nhiệt độ -80 độ C và được bán cho các nhà sản xuất để ứng dụng trong thực phẩm, thức ăn gia súc, các sản phẩm hóa dược cần thiết. Chúng tôi thật sự “choáng” khi Reto cho biết số men vi sinh trong một viên thuốc có số lượng bằng với dân số của cả thành phố Thượng Hải, dù dưới kính hiển vi phóng đại chỉ thấy những đường cong ngoằn ngèo không rõ hình dáng! Chưa hết, Lonza còn có riêng một ngân hàng tế bào là những tủ lạnh chuyên dụng cỡ lớn, luôn chứa khoảng 5.000 - 6.000 chủng men vi sinh có lợi, được cất giữ trên tầng cao nhất của nhà máy, “phòng khi có chuyện gì sẽ có trực thăng đến câu những tủ lạnh này đi sơ tán”, Reto Zenhuser tiết lộ

Thế giới đường ống ở DSM

Cùng lĩnh vực với Lonza, nhưng “thế giới” của tập đoàn DSM tại thành phố Sisseln (Thụy Sĩ) có vẻ đa dạng hơn rất nhiều khi sản xuất đủ thứ, từ vi chất, dưỡng chất, vitamin cho đến cả chất lên men, tạo màu, được ứng dụng rất nhiều trong thực phẩm, dược phẩm, hóa mỹ phẩm, thức ăn gia súc… “Hiểu nôm na là chúng tôi không chỉ sản xuất các loại dưỡng chất mà còn làm luôn cả những việc làm sao để sản phẩm trở nên bắt mắt, hấp dẫn hơn đối với thị giác, thính giác và cả khứu giác của người tiêu dùng”, bà Anna-Maria Stiefel, Giám đốc Tiếp thị toàn cầu của DSM chia sẻ

Có thể gọi DSM là “đại bản doanh” của những đường ống, khi sự vận hành của nhà máy này đều được kết nối bằng hàng ngàn ống kim loại chằng chịt, mà khi nhìn chúng tôi cứ tự hỏi làm sao ai có thể “nghĩ” ra quy trình vận hành của một “rừng” thiết bị như thế để kết nối chúng lại với nhau trong cả quá trình sản xuất? Đứng giữa nhà máy chuyên sản xuất các loại vitamin rộng mênh mông, kiếm đỏ mắt mà vẫn không thấy bóng người nào xuất hiện, chỉ thấy ống nối ống giăng mắc khắp nơi trên đầu, dù trước đó chúng tôi được giám đốc nhà máy sản xuất vitamin cho biết có 40 nhân viên và kỹ sư đang làm việc, cho ra khoảng 25.000 tấn vitamin/năm. Thì ra hầu hết các bộ phận trong nhà máy sản xuất đều điều khiển bằng hệ thống quản lý được lập trình trên máy tính do trung tâm điều khiển kiểm soát, không có con người tham gia hay can thiệp

kinhdoanhkhong36a3.jpg

Chủng men vi sinh do Vinamilk “đặt hàng” để ứng dụng trong các sản phẩm của mình là công trình nghiên cứu của Chr.Hansen trong 8 năm​

Trong khu trung tâm thí nghiệm, có hàng loạt các phòng phân tích thành phần dinh dưỡng của nhiều loại sản phẩm tiêu dùng khác nhau, từ nước ngọt, bánh qui, sữa bột, cho đến viên bổ sung vitamin, thuốc viên dạng nén… Các chuyên gia của từng bộ phận làm việc đều phải trải qua các công đoạn như một nhà sản xuất hoàn chỉnh, nhưng ở qui mô nhỏ, để phân tích và kiểm định từng thành phần dưỡng chất (cả về khối lượng và chất lượng) nhằm đảm bảo độ ổn định của các dưỡng chất đang thử nghiệm có đạt chuẩn để đưa vào sản xuất thương mại hay không. Đây chính là bước hỗ trợ kỹ thuật của DSM đối với các khách hàng trong quá trình ứng dụng các sản phẩm dưỡng chất của hãng cho các loại sản phẩm riêng biệt

“Mệt nhất là mỗi khi di chuyển từ phòng thí nghiệm này qua phòng thí nghiệm khác, dù cách nhau chưa đầy 2m, chúng tôi đều phải thay đổi trang thiết bị an toàn lao động như áo tiệt trùng, nón, găng tay, bao giày, rửa tay và khử trùng… vì ở đây ai cũng bắt buộc phải như vậy để đảm bảo độ chính xác tuyệt đối trong công việc”, ông N.Goetz, chuyên viên phòng nghiên cứu nói

Chr.Hansen và kho lạnh âm 55 độ C

Khi đi xuyên qua những cánh rừng bạt ngàn, ngang qua những ngôi nhà xinh xắn như trong truyện cổ Grim mọc sát bên cung đường biển đẹp tuyệt đầy thơ mộng; chúng tôi hiểu vì sao Chr.Hansen - tập đoàn sở hữu những chủng men vi sinh vào loạt tốt nhất thế giới - chọn Horsholm (Đan Mạch) để làm nơi tập trung nguồn lực và chất xám của mình. Phải chăng phong cảnh hữu tình, khí hậu lý tưởng sẽ làm cho việc nghiên cứu công nghệ lên men các chủng vi sinh ứng dụng trong các sản phẩm sữa và rượu trở nên dễ dàng hơn ?

Với tiềm năng nghiên cứu mạnh, trình độ cao về công nghệ sinh học được thế giới xác nhận, Chr.Hansen hiện đang sở hữu 9 chủng loại pro-biotic với hàng loạt khái niệm ứng dụng khác nhau. Theo ông Hendrik Dalboge, Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Chr.Hansen, từ những nghiên cứu đầu tiên vào năm 1998, xuất hiện sản phẩm thương mại đầu tiên vào năm 2002, ngày nay pro-biotics được ứng dụng tại trên 30 quốc gia trên toàn thế giới. Đối với mỗi khách hàng, Chr.Hansen sẽ nghiên cứu và “thiết kế” những chủng men vi sinh riêng. Đặc biệt như chủng men vi sinh do Công ty cổ phần Sữa Việt nam - Vinamilk “đặt hàng” để ứng dụng trong các sản phẩm của mình, là công trình nghiên cứu của Chr.Hansen trong 8 năm và chỉ sử dụng độc quyền cho Vinamilk

Chú trọng đến tính “chuyên sâu” của nghiên cứu và phát triển sản phẩm, Chr.Hansen có nguyên một cỗ máy mô phỏng hệ tiêu hóa của con người với các bộ phận đường ống có chức năng như dạ dày, ruột non, ruột già…, hoạt động như hệ đường ruột con người, có hệ Enzym, và được “cho ăn” hàng ngày theo chế độ ăn của người bình thường để kiểm tra độ sống/tồn tại của pro-biotic

Tại nhà máy của Chr.Hansen luôn có hơn 20.000 chủng men vi sinh khác nhau được nghiên cứu để tìm ra loại nào là tốt nhất. Chủng men sau khi lấy ra khỏi phòng nuôi cấy sẽ được trữ trong nhiệt độ -22 độ C trong 2 ngày trước khi đưa vào trộn và công đoạn làm sạch. Sau khi kiểm tra ở từng công đoạn, nếu đủ điều kiện, sẽ đưa vào bồn ly tâm, sau đó đưa vào bồn lên men, hoạt động 24h/7 ngày trong tuần. Khi các công đoạn này hoàn tất, sản phẩm được tiếp tục chuyển qua kho trữ lạnh -55 độ C, để chuẩn bị phân phối đi khắp nơi

Không tiếp thị sản phẩm ?

Do sản phẩm mang tính đặc thù nên việc tiếp thị, quảng cáo của men không giống như các sản phẩm thông thường khác. Ông Henning Villadsen cho biết, ngoài việc các công ty trong lĩnh vực thực phẩm, dinh dưỡng chủ động tìm đến Chr.Hansen mua các chủng men đã được thương mại hóa, hoặc đặt hàng riêng theo nhu cầu, công tác tiếp thị - quảng cáo còn được thực hiện thông qua “kênh” tự công bố kết quả nghiên cứu thành công ở các diễn đàn khoa học uy tín nhất trên thế giới, nơi vốn được rất nhiều thành phần, lĩnh vực có liên quan đến “con men” săm soi tin tức hàng ngày

Và để có thể “di chuyển” các “con men” đến nơi đặt mua, Chr.Hansen sử dụng hệ thống các container đặc biệt có hệ thống giữ lạnh ở nhiệt độ -80 độ C để lưu giữ các men vi sinh trong quá trình di chuyển đi khắp mọi nơi trên thế giới. Các container này luôn được kiểm soát ở nhiệt độ đảm bảo ở -80 độ C trong suốt quá trình di chuyển từ hệ thống điều khiển trung tâm đặt tại “tổng hành dinh” được Chr.Hansen kiểm soát hết sức chặt chẽ

Thú vị nhất có lẽ là kho lạnh -55 độ C. Đây là kho lạnh lớn nhất thế giới hiện nay, sử dụng công nghệ đông lạnh hiện đại giống như trên vũ trụ để nuôi cho các vi khuẩn sống (sản phẩm thành phẩm) và được Chr.Hansen bảo vệ như bí mật quốc gia. Chúng tôi đã được tự mình thử nghiệm sức chịu đựng độ lạnh này trong vòng 30 giây. Kho lạnh có sức chứa 1.000 tấn nguyên liệu, có gắn hệ thống báo động khi có người làm việc bên trong. Các nhân viên làm việc theo ca 2h/lần và đều được huấn luyện rất kỹ về cách xử trí trong nhiệt độ -55 độ C như thế nào. Các chuyên gia ở đây cho biết, kho được đào sâu xuống lòng đất 5,5m, sàn được kết cấu bằng nhiều lớp đệm đan xen để hơi từ dưới lòng đất có thể đi lên nhằm có thể trao đổi nhiệt để tránh việc phòng kho bị phá hủy vì nhiệt độ quá lạnh

Khi rời DSM, Lonza hay Chr. Hansen, những hình thù kỳ dị của những “con men” pro-biotics tự nhiên… thân thuộc đến kỳ lạ. Ở đó có một thế giới sản xuất men vi sinh hướng đến những đỉnh cao của thành tựu khoa học dinh dưỡng, với qui mô và tầm vóc hiện đại cùng những công nghệ chuyên sâu nhằm mang lại những giải pháp dinh dưỡng hiệu quả và phù hợp để cải thiện sức khỏe, nâng cao tầm vóc và trí tuệ người dân

Đó cũng chính là mục đích mà các quốc gia phát triển bậc nhất vẫn luôn đeo đuổi, cũng như các quốc gia đang trên đà phát triển luôn tìm kiếm cơ hội để mở rộng hợp tác nghiên cứu và ứng dụng, nâng tầm nghiên cứu khoa học của chính quốc gia mình
 
Các doanh nghiệp học hỏi được gì từ Biệt đội Hải quân SEAL 6 ?​

size0armymil4261320090624070612252.jpg

Hãy tưởng tượng một công ty có thể lập ra một đội đặc biệt, hoạt động trên 10 năm để giải quyết các vấn đề chiến lược nan giải, đây có khi lại là điều thú vị

Khi nhắc đến lính biệt kích người ta thường liên tưởng tới hình ảnh của những thanh niên trẻ trong bộ quần áo ngụy trang, có tinh thần kỷ luật cao cùng với sức khỏe dẻo dai

Tuy nhiên, đội biệt kích SEAL số 6 của hải quân Mỹ - nổi tiếng gần đây với nhiệm vụ tiêu diệt Bin Laden - lại là một “câu lạc bộ trung niên”, theo cách gọi của một chuyên gia. Các thành viên đều tầm tuổi 30-40, mỗi người đều trải qua những năm huấn luyện khắc nghiệt và bền bỉ để có khả năng thực hiện các nhiệm vụ từ cấp độ đơn thuần cho đến các nhiệm vụ siêu đặc biệt

Biệt đội SEAL số 6 thì liệu có mối liên hệ gì đến lĩnh vực kinh doanh ?

Hãy tưởng tượng một công ty có thể lập ra một đội đặc biệt, hoạt động trên 10 năm để giải quyết các vấn đề chiến lược nan giải, đây có khi lại là điều thú vị

Theo ta thấy thì các tổ chức hiếm khi mà nếu có thì cũng khó mà theo đuổi một kế hoạch đào tạo và phát triển nhân tài trong dài hạn giống như đội biệt kích SEAL số 6 đã làm như được mô tả trong các bài báo gần đây

Thay vì có một chiến lược đào tạo và phát triển nhân lực dài hạn thì các công ty thường đào tạo nhân lực ngắn hạn và thường không phù hợp với nhu cầu. Một nghiên cứu gần đây trên 1.800 công ty trong 2 năm qua đã chỉ ra 5 lý do cho vấn đề này:

1. Rủi ro kinh doanh

Lời giải thích dễ hiểu nhất cho vấn đề là việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có sự tương quan mật thiết tới khả năng tài chính trong ngắn hạn. Có đến 70% các công ty đối mặt với các rủi ro gia tăng, rất nhiều trong số này sẵn sàng xóa bỏ việc thực hiện các cam kết về đào tạo và huấn luyện kĩ năng chuyên môn, hoặc nếu có thì chỉ đào tạo một cách thủ tục

Việc dựa vào những thay đổi trong dự báo hàng quý mà có điều chỉnh nội dung đào tạo và huấn luyện hoàn toàn ngược lại với nguyên tắc đào tạo của biệt đội SEAL 6 - được tạo lập, phát triển và huấn luyện theo một hệ thống và cơ cấu tổ chức riêng

2. Sự tham gia của rất nhiều đội tạm thời

Điều trở ngại tiếp theo là làm thế nào để có thể cùng một lúc nâng cao khả năng tập trung, kỹ năng và kiến thức của tất cả đội ngũ nhân viên tại một thời điểm.

Theo nghiên cứu trong 18 tháng qua, phần lớn nhân viên (61%) đang phải cùng lúc làm việc trong nhiều dự án mà đôi khi không trực thuộc phòng ban họ quản lý. Thay vì làm việc và đào tạo về một mảng riêng biệt để hoàn thành một nhiệm vụ then chốt, nhân viên thường tham dự vào nhiều dự án chồng chéo

Ví dụ, một nhân viên nói rằng cô mất rất nhiều thời gian để xử lí các tình huống phát sinh với các nhà tư vấn và nhà thầu hơn là với đồng nghiệp của cô

3. Việc tự đào tạo trong mạng lưới xã hội

Trong thời buổi kinh tế cạnh tranh hiện nay, nhân viên thường yêu cầu phải có trình độ nhất định (chiếm 55%), điều này cũng đúng trong môi trường kinh doanh chất lượng cao đòi hỏi khả năng làm việc cho các dự án ngắn hạn. Hãy xem cách một kỹ sư phải thiết lập các mối quan hệ với các đối tác khi cô ta muốn tìm kiếm nguồn đầu tư lớn để phát triển một dự án nghiên cứu mới

Với mỗi một dự án, cô ta sẽ phải trích một khoản hỗ trợ tài chính cho những người có cùng quan tâm đến dự án, họ có tài chính, biết cách để có thể tiếp cận các nguồn lực cũng như cách thông qua quyết định giải ngân ngân sách

Phong cách làm việc theo nhiều cửa và nhập nhằng này hoàn toàn trái ngược với việc chỉ tập trung rèn luyện bền bỉ và tích lũy kinh nghiệm là nền tảng trong sự huấn luyện biệt đội SEAL 6

Hơn nữa, thông thường việc báo cáo tới một bên thứ ba để cung cấp nguồn lực và mối quan hệ sẽ làm sao nhãng việc thực hiện kế hoạch của công ty

4. Nhu cầu của khách hàng

Sự cần thiết phải đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng là một yếu tố khác khiến công ty không thể duy trì hệ thống đào tạo

Chẳng hạn, có tới 71% các công ty cho biết nhu cầu khách hàng hiện nay luôn thay đổi chóng mặt, buộc các công ty phải luôn đào tạo lại đội ngũ để ứng phó với những tình huống thay đổi về công nghệ, dịch vụ, và sản phẩm

Một công ty trong lĩnh vực công nghệ chế biến thực phẩm cho biết có sự chồng chéo, thiếu nhất quán trong việc đào tạo chuyên môn và huấn luyện kỹ năng cho nhân viên và họ “chỉ mong muốn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất của khách hàng”

Điều này có thể làm cho nhân viên không có trọng tâm về kiến thức chuyên môn, tham gia quá nhiều các khóa huấn luyện hơn là có một chương trình đào tạo bài bản tập trung vào mục tiêu chiến lược của công ty

5. Chiến lược không tồn tại trong thời gian dài

Vấn đề cuối cùng đó là sự thay đổi thường xuyên chiến lược phát triển của công ty. Ví dụ trong 18 tháng qua, có tới 51% các công ty đã thay đổi chiến lược hoạt động của mình

Và để đồng bộ, công ty sẽ lại phải bỏ tiền để đào tạo lại nhân viên sao cho phù hợp với chiến lược phát triển mới này. Như vậy, cần phải nhấn mạnh tiến trình xây dựng chiến lược phát triển công ty một cách độc lập hướng tới giá trị kinh doanh tiềm năng nhất

Đặc biệt, nghiên cứu chỉ ra rằng một số công ty đang thực hiện chiến lược phát triển đồng bộ theo cách thức mới đều có tăng trưởng nổi bật trên thị trường. Như một công ty đề cập vấn đề, chiến lược phát triển mới của họ coi trọng việc tìm kiếm nhân tài nhưng không chú trọng đến phương pháp phát triển tài năng đó. Sau cùng ta có thể rút ra được giải pháp

Các công ty cần có chiến lược phát triển ổn định, lâu dài, duy trì trên 10 năm, có như vậy cam kết của các chủ doanh nghiệp về các kế hoạch đào tạo mới có thể thực hiện được. Để đạt được điều này, các công ty cần hỗ trợ các nhân viên mới nhanh chóng định hình bộ máy cơ cấu tổ chức trong công ty cũng như bộc lộ giá trị riêng của bản thân và hướng phát triển

Một công ty đã chỉ ra rằng, các nhà quản lý cần có những “cánh tay nối dài” - một đội ngũ chuyên nghiệp để thúc đẩy công việc kinh doanh cũng như sáng tạo các dòng sản phẩm mới

Công ty bạn sẽ bắt đầu xây dựng một “biệt đội” như vậy hay tiếp tục để cho đội ngũ nhân viên làm việc không định hướng như trước đây ?

Lê Mai
 
Công nghệ lọc nước sạch bằng cát​

110408092316_water_abobo_466x262_afp.jpg

Người dân nhiều nơi trên thế giới vẫn chưa có đủ nước sạch để sử dụng​

Nước bị ô nhiễm có thể được làm sạch hiệu quả hơn nhiều bằng cách sử dụng một loại vật liệu giá rẻ, các nhà nghiên cứu nói

Được mệnh danh là "siêu cát", nó có thể được dùng như một cách lọc nước ít tốn kém tại các nước đang phát triển

Đây là loại cát được tráng bên ngoài một loại ô-xit có từ loại vật liệu khá phổ biến, than chì - thường được sử dụng làm lõi bút chì

Nhóm nghiên cứu đã mô tả cụ thể trong tạp chí của Hiệp Hội Hóa học Mỹ.

Ở nhiều nước trên thế giới, việc tiếp cận với nước sạch và các cơ sở vệ sinh đạt tiêu chuẩn vẫn còn rất hạn chế

Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng "chỉ 60% dân số ở vùng Hạ Sahara của châu Phi và 50% dân số ở Oceania (một quần đảo nhiệt đới thuộc Thái Bình Dương) được dùng các nguồn nước uống đã được cải thiện"

Cát được tráng lớp graphite là một giải pháp có thể cân nhắc, đặc biệt là khi con người đã biết dùng cát để lọc nước sạch từ thời cổ đại

Xử lý cát

110629131910_super_sand_226x170__nocredit.jpg

"Siêu cát" được coi là một biện pháp tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả trong việc lọc nước​


Với cát thường, việc lọc nước có thể không mấy thuận tiện

Wei Gao từ trường Đại học Rice ở tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, nói với BBC News rằng khi dùng để lọc nước nhiễm mầm bệnh, các chất gây ô nhiễm hữu cơ hay các ion kim loại nặng, cát thô cho hiệu quả kém hơn nhiều so với cát mịn

Tuy nhiên, lọc bằng cát mịn cho tốc độ lọc rất chậm

"Chúng tôi kết hợp chất liệu cát thô với chất liệu carbon, khiến cho sản phẩm có khả năng lọc giữ cao các chất ô nhiễm, đồng thời cho phép dòng nước lưu thông nhanh", nhà nghiên cứu giải thích

Bà nói rằng nhóm nghiên cứu đã ngâm cát trộn ô-xit graphite vào nước rồi trộn với cát thường

"Chúng tôi sau đó làm nóng hỗn hợp lên đến 105 độ C trong vài giờ để nước bay hơi hết, còn lại thành phẩm 'cát đã được tráng vỏ', dùng để lọc sạch nước ô nhiễm"

Tiết kiệm chi phí

Khoa học gia dẫn đầu nhóm nghiên cứu, Giáo sư Pulickel Ajayan, nói rằng có thể tỷ lệ ô-xit graphite có thể được điều chỉnh để cho ra sản phẩm có chọn lọc hơn, phù hợp hơn trong việc lọc một số chất ô nhiễm, chẳng hạn như các chất ô nhiễm hữu cơ hoặc một số kim loại nhất định có trong nước bẩn

Một thành viên khác trong nhóm, tiến sĩ Mainak Majumder từ Đại học Monash ở Melbourne, Australia, nói rằng sản phẩm còn có một lợi thế khác nữa, đó là giá thành rẻ

"Vật liệu này cho hiệu quả tương đương với một số chất liệu carbon đang được bán trên thị trường," ông nói

"Nhưng bởi chỉ cần dùng nhiệt độ thông thường và các nguồn graphite rẻ tiền để xử lý, cho nên sản phẩm rất tiết kiệm chi phí"

Ông chỉ ra rằng tại Úc, có nhiều công ty khai thác than chì và các hãng xả ra khá nhiều chất thải giàu graphite

"Chất thải này có thể được dùng để lọc nước," ông nói
 
Xây dựng nhà máy chíp công nghệ 180 nanomet​

Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS) đã có dự án đầu tư 200 triệu USD để lập một nhà máy sản xuất chíp và đã được UNBD TP.HCM chấp thuận về mặt chủ trương từ cuối năm 2010

Ông Đặng Ngọc Hùng, Phó tổng Giám đốc Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn (CNS) đã cho biết như trên tại hội thảo về dự án xây dựng nhà máy sản xuất chíp điện tử tại Việt Nam, tổ chức tại TP.HCM vào ngày 30.6

CMS_chip02.jpg

Các nhà khoa học và doanh nghiệp trao đổi về xây dựng nhà máy sản xuất chip​

Nhà máy này được đặt tại Khu Công nghệ cao TP.HCM và sản xuất chíp có kích cỡ bản mạch 180 nanomet. Công suất mỗi năm khoảng 300 triệu chíp. Đây là loại chíp có nhiều ứng dụng trong các thiết bị điện tử gia dụng; thẻ thanh toán ngân hàng …

Theo giới chuyên môn, với xu thế thiết kế chíp ngày càng nhỏ, hiện nay công nghệ sản xuất chíp tiên tiến nhất là chíp 65 nanomet. Chỉ riêng việc sản xuất ra con chip 90 nanomet, Việt Nam phải mất thêm từ 3-5 năm nữa thì mới có thể
 
Yêu cầu giao nộp công nghệ sản xuất thuốc thuốc diệt bọ đậu đen​

Sở KH-CN tỉnh Bình Dương vừa có công văn yêu cầu PGS.TS Hồ Sơn Lâm, Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng tại TP.HCM giao nộp quy trình sản xuất thuốc diệt bọ đậu đen để “sở KH-CN căn cứ quy trình sản xuất thuốc này triển khai nhân rộng kết quả nhằm sản xuất thuốc diệt bọ đậu đen...”

Trước đó, đề tài tổng hợp thuốc diệt bọ đậu đen do PGS.TS Hồ Sơn Lâm làm chủ nhiệm đề tài đã được Sở KH-CN tỉnh Bình Dương cấp kinh phí nghiên cứu và đã được nghiệm thu vào tháng 2/2010

Sở KH-CN tỉnh Bình Dương cho biết, sau khi nhận được quy trình sản xuất thuốc, sở sẽ chọn doanh nghiệp đủ năng lực để tiến hành sản xuất thuốc. Tuy nhiên, sở đã không đề cập đến tỷ lệ phân chia lợi ích cho nhóm tác giả nghiên cứu tạo ra công nghệ theo Luật Chuyển giao công nghệ đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006

Hiện bọ đậu đen không chỉ hoành hành tại các tỉnh miền Đông Nam bộ mà còn xuất hiện diện rộng tại khu vực Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Kontum) nhưng không có thuốc để diệt
 
Trồng rau ở đô thị bằng vườn treo thẳng đứng

Một giảng viên trường Đại học Nông lâm Huế vừa tạo ra vườn treo thẳng đứng, tiết kiệm diện tích hơn vườn treo nằm ngang thông thường

Giảng viên khoa Nông học Nguyễn Văn Quy cho biết anh nhận thấy diện tích ở khu vực đô thị chật hẹp, việc phát triển cây xanh khó khăn, từ đó nảy ra ý tưởng làm vườn thẳng đứng

"Tại khu vực đô thị thường có diện tích trống như ban công, sân trước nhà. Do đó, nếu thiết kế được các bộ dụng cụ phù hợp, có thể giúp các hộ gia đình tận dụng các diện tích này để sản xuất rau sạch cho bữa ăn gia đình hay trồng các loại cây cảnh để phục vụ cho giải trí", Nguyễn Văn Quy chia sẻ về ý tưởng thực hiện đề tài của anh

Từ đó, Quy đã nghiên cứu và thiết kế ra bộ dụng cụ vườn treo, có thể đặt ở bất cứ vị trí nào trong ban công, sân thượng để trồng rau hay cây cảnh

1-5.jpg

Nguyễn Văn Quy và mô hình trồng rau vườn treo​

Tác giả cho biết với bộ dụng cụ vườn treo này, chỉ cần 5m2 mặt bằng cũng có thể trồng được hàng trăm gốc rau hay cây cảnh các loại

Trồng rau bằng bộ dụng cụ này còn góp phần giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp, hay xây dựng các trang trại trồng rau trên các vùng đất cát, sa mạc, vùng đất ngập nước, nhiễm mặn, nhiễm phèn, hay các vùng hải đảo

Bộ dụng cụ gồm 4 bộ phận: bộ phận phân phối và thu hồi dinh dưỡng, bộ phận trồng cây, modul khung cố định vườn và modul điều khiển thời gian tưới. Nó hoạt động theo phương pháp thủy canh hồi lưu, được treo thẳng đứng trong không gian

Người trồng chỉ cần trải tấm thảm trồng ra, dùng móc treo lên khung, sau đó kết nối đồng hồ, thùng nước và hệ thống tưới lại với nhau. Tiếp theo là dùng một ít trấu hun hoặc mụn dừa bỏ vào túi trồng rồi gieo hạt hoặc cây con vào đó. Đến thời gian thiết lập, đồng hồ sẽ cấp điện cho bơm hoạt động để bơm nước và dinh dưỡng lên phía trên vườn

"Hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động nên không tốn công lao động, sử dụng hiệu quả lao động và thời gian. Sản phẩm hoàn toàn sạch do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật", Quy nói

Nghiên cứu trên của Nguyễn Văn Quy vừa nhận giải thưởng vì môi trường xuất sắc do Hội đồng Anh trao tặng
 
Quá khó vay vốn phát triển công nghệ​

- Quỹ phát triển khoa học - công nghệ TP.HCM với vốn điều lệ 50 tỉ đồng được cho là quá ít so với nhu cầu của hơn 14.000 doanh nghiệp. Thế nhưng kỳ lạ là sau năm năm hoạt động, quỹ mới cho vay được 25 tỉ đồng

565874.jpg

Dây chuyền sản xuất tại Công ty Đô Thành​

Một trong những công ty ít ỏi được vay vốn từ quỹ này là Công ty cổ phần kỹ nghệ Đô Thành. Tháng 9-2009 công ty được duyệt vay gần 3,3 tỉ đồng, chiếm 70% tổng kinh phí thực hiện dự án “Đầu tư dây chuyền thiết bị công nghệ sản xuất nắp nhựa chịu gas và không gas theo công nghệ dập nén thay thế công nghệ ép phun”. Đến nay doanh nghiệp này đã trả cho quỹ gần hết số nợ trên

Phải vay vốn ngoài

Chưa may mắn như Đô Thành, Công ty TNHH nghiên cứu sản xuất tinh dầu Handa được duyệt vay 4,7 tỉ đồng cho dự án “Đầu tư công nghệ sản xuất tinh dầu trầm bằng phương pháp CO2” từ ngày 18-1. Thế nhưng, đến nay công ty vẫn chưa được giải ngân

"Chúng tôi đang lấn cấn giữa việc quyết định cho vay có thế chấp hay không. Sở Khoa học - công nghệ muốn chấp nhận rủi ro bởi Sở đã thẩm định kỹ công nghệ, tính khả thi của dự án nhưng các đối tác khác là HFIC, Sở Tài chính lại không chấp nhận"

Ông Phan Minh Tân


Oái oăm hơn, ông Huỳnh Văn Hải, giám đốc Công ty công nghệ thực phẩm Bảo Long kiêm chủ tịch Hội doanh nghiệp Hóc Môn, cho hay đơn vị của ông đã nộp hồ sơ xin vay vốn đầu tư dự án dây chuyền sản xuất thực phẩm chức năng cả năm nay nhưng vẫn chưa có phản hồi từ Sở Khoa học - công nghệ

Tổng kinh phí dự án là 10 tỉ đồng và ông mong muốn được quỹ hỗ trợ vay 2 tỉ để trang bị hệ thống dây chuyền máy móc. “Tôi nhất định phải làm dự án này cho dù tốn 5 năm, 10 năm hay lâu hơn để chứng minh cho các doanh nghiệp hội viên thấy rằng muốn tăng trưởng kinh doanh, muốn đi lên phải ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản xuất”

Thế nhưng cuối cùng ông Hải đã phải vay ở ngoài để thực hiện dự án. Ông Hải chua chát: “Ánh sáng của chủ trương, đường lối tốt đẹp kia bao giờ mới đến được với doanh nghiệp, đến vùng xa? Bao giờ nhà quản lý biết thật sự doanh nghiệp đang cần gì ?”

Ông Lê Quang Hiệp, tổng giám đốc Công ty cổ phần kỹ nghệ Đô Thành, cho biết việc lập dự án không khó nhưng đến khâu giải ngân thì lại bị bắt bẻ đủ thứ. Các thành viên tài chính không quan tâm đến công nghệ, không mặn mà xuất tiền cho doanh nghiệp. Ở phía khoa học, doanh nghiệp được ủng hộ nhưng phía tài chính thì không cần biết đến hiệu quả ứng dụng công nghệ, chỉ quan tâm đến khả năng thu hồi vốn

Tối thiểu sáu tháng

Giải thích về quy trình vay vốn, bà Huỳnh Lưu Thanh Giang, chuyên viên phòng quản lý công nghệ Sở Khoa học - công nghệ TP.HCM, nói vì cho vay không thế chấp nên quỹ đưa ra nhiều điều kiện chặt chẽ, yêu cầu doanh nghiệp phải chứng minh được hiệu quả đầu tư, khả năng thu hồi vốn

Các doanh nghiệp tìm đến quỹ thường là doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập nên thường gặp khó khăn khi phải chứng minh năng lực tài chính bằng báo cáo tài chính ba năm liền tăng trưởng tốt, chứng minh năng lực sản phẩm bằng hợp đồng hoặc biên bản ghi nhớ thương mại hóa sản phẩm...

Do vậy, một dự án thường mất sáu tháng trở lên để chỉnh sửa, thẩm định, xét duyệt rồi sau đó mới chuyển qua Công ty Đầu tư tài chính thành phố (HFIC) làm thủ tục giải ngân

Ông Phan Minh Tân, giám đốc Sở Khoa học - công nghệ TP.HCM kiêm chủ tịch hội đồng quản lý Quỹ phát triển khoa học - công nghệ, nhìn nhận điều kiện vay hiện nay chưa thoáng cho doanh nghiệp. Thế nhưng, ông cũng khẳng định là không còn cách nào khác vì theo ông, việc cho vay không có thế chấp sẽ đi kèm với rủi ro mà quỹ phải chịu và thực tế thời gian vừa rồi đã có trường hợp không thu hồi được vốn do doanh nghiệp gặp khó khăn theo bối cảnh chung của thị trường

Xét duyệt 7 hồ sơ

Quỹ phát triển khoa học - công nghệ TP.HCM ra đời nhằm mục đích hỗ trợ triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong nước, thúc đẩy phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ và đổi mới trên địa bàn TP.HCM. Quỹ ra đời từ năm 2007, với vốn điều lệ 50 tỉ đồng, chính thức xét duyệt và cho vay từ năm 2008

Đến nay có hơn 20 hồ sơ nộp về sở nhưng mới thẩm định được 10. Số hồ sơ được xét duyệt là bảy và mới chỉ giải ngân được cho sáu doanh nghiệp, trong đó có một doanh nghiệp được vay tối đa theo quy chế quỹ là 10 tỉ đồng (chiếm 70% vốn đầu tư dự án) với lãi suất ưu đãi, tối đa bằng 50% lãi suất ngân hàng thương mại

Hồng Nhung
 
Ưu đãi đối với doanh nghiệp khoa học công nghệ​

17d6681dbatdau.jpg

Các doanh nghiệp khoa học và công nghệ được hưởng chế độ ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về tín dụng đầu tư.
Đó là nội dung được nêu trong dự thảo Luật Khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và công nghệ chủ trì xây dựng vừa được công bố lấy ý kiến nhân dân

Dự thảo Luật đã bổ sung thêm một mục quy định về doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Cụ thể, ngoài miễn lệ phí trước bạ, ưu tiên cho thuê đất... dự thảo đề xuất các doanh nghiệp khoa học và công nghệ được hưởng chế độ ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghệ cao kể từ khi có thu nhập chịu thuế đối với phần doanh thu từ hoạt động khoa học và công nghệ

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn được ưu tiên sử dụng trang thiết bị nghiên cứu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại các Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà nước

Phân chia lợi nhuận từ hoạt động khoa học và công nghệ

Nhằm gắn lợi ích giữa các bên trong hoạt động khoa học và công nghệ, dự thảo quy định lợi nhuận thu được khi chuyển nhượng, chuyển giao kết quả nghiên cứu và phát triển được phân chia cho tác giả, cho chủ sở hữu kết quả, cho tổ chức khoa học và công nghệ chủ trì thực hiện nhiệm vụ và cho người môi giới

Tỷ lệ phân chia được thoả thuận trong hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ giữa các bên. Trong trường hợp công nghệ được tạo ra do sử dụng ngân sách nhà nước thì tác giả được nhận tối đa 30% giá thanh toán chuyển giao công nghệ

Tác giả và tập thể tổ chức áp dụng thành công kết quả khoa học và công nghệ được bên sử dụng kết quả khoa học và công nghệ thưởng trị giá tối đa 30% thu nhập tăng thêm sau thuế trong thời hạn 03 năm

Bên cạnh đó, người môi giới cho việc ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước cũng được hưởng tối đa 10% giá thanh toán chuyển giao công nghệ, mức cụ thể và trách nhiệm thanh toán khoản kinh phí này do các bên thoả thuận

Trần Mạnh - Chinhphu.vn
 
Top