What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Viettel Thinktank

LOBBY.VN

Administrator
Lần đầu tiên doanh thu giảm sau 1 thập kỷ tăng liên tục
Vững chân ở vị thế dẫn đầu ngành viễn thông Việt Nam với doanh thu, lợi nhuận chiếm 60-70% toàn ngành, nhưng bản thân Viettel những năm gần đây đang chịu áp lực lớn trước bài toán tăng trưởng khi ngành kinh doanh chính đã dần bão hòa

Tập đoàn viễn thông Quân Đội (Viettel) đã công bố sơ bộ kết quả kinh doanh năm 2018. Theo đó, doanh thu Viettel đạt khoảng 234.000 tỷ đồng và lợi nhuận là 37.600 tỷ đồng. So với toàn ngành viễn thông Việt Nam, riêng Viettel chiếm tới 60% tổng doanh thu và 70% tổng lợi nhuận của toàn ngành

Kết quả kinh doanh của Viettel vượt xa so với các doanh nghiệp viễn thông khác, như VNPT lãi gần 6.500 tỷ đồng, Mobifone hơn 6.000 tỷ đồng. Mức đóng góp vào ngân sách nhà nước của Viettel cũng vượt trội, đạt 37.000 tỷ đồng


photo-1-1548666970365227795858.png

Mặc dù vẫn giữ vững vị thế số 1 trong ngành viễn thông Việt Nam cũng như ghi dấu ấn đậm nét tại nhiều thị trường trên thế giới, nhưng kết quả kinh doanh của Viettel phần nào cho thấy khả năng tăng trưởng của ngành viễn thông dường như đã đi tới giới hạn

So với năm 2017, doanh thu Viettel giảm gần 7%, và là năm đầu tiên tăng trưởng âm trong hơn 1 thập kỷ trở lại đây. Nguyên nhân được phía Viettel đưa ra, là do thị trường viễn thông Việt Nam đã bão hòa, khiến doanh thu các dịch vụ viễn thông trong nước chỉ tăng 4,2%. Bên cạnh đó, tỷ trọng tiêu dùng dịch vụ di động hầu như không tăng trưởng, trong khi những năm trước đây mức tăng trưởng luôn ở 2 chữ số

Doanh thu giảm tác động mạnh tới lợi nhuận của Viettel. Năm nay, Viettel báo lãi 37.600 tỷ đồng, giảm hơn 15% so với năm trước và xuống thấp nhất kể từ năm 2014. Những năm gần đây, các nhà mạng cạnh tranh nhau khốc liệt và chủ yếu cạnh tranh về giá, khiến Viettel phải điều chỉnh chính sách, chiến lược, khiến lợi nhuận bị ảnh hưởng

Bên cạnh đó, lãnh đạo Viettel đánh giá, áp lực dành cho doanh nghiệp viễn thông không chỉ đến từ các đối thủ cạnh tranh trong nước, mà còn đến từ các tập đoàn lớn trên thế giới, như Facebook, Google... Thực tế, cho dù đây không phải các tập đoàn viễn thông, mà là các tập đoàn công nghệ, nhưng các tập đoàn này đều có cung cấp các dịch vụ nhắn tin, gọi điện, ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu truyền thống của các doanh nghiệp viễn thông

photo-1-15486669734251184667291.png


Khi nguồn thu truyền thống bị ảnh hưởng, các nhà mạng cần thay đổi mô hình kinh doanh, hướng tới các nguồn doanh thu mới

Mô hình thinktank độc lập của các tập đoàn kinh tế

Đối với Viettel, trong chiến lược của Tập đoàn giai đoạn 2018-2030, Viettel xác định đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0 cho nền kinh tế với vai trò dẫn dắt và lan tỏa cả về công nghệ, dịch vụ, mô hình kinh doanh, nghiên cứu sản xuất, sản phẩm. Trong đó tập trung vào các dự án 4.0 cho Chính phủ điện tử, giáo dục, nông nghiệp, thành phố thông minh,… từ cấp Trung ương đến cấp địa phương, tới từng lĩnh vực cuộc sống

Đây sẽ là áp lực không nhỏ đối với Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, người mới được giao Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel. Ông Dũng cho rằng, việc chuyển đổi số sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp viễn thông như Viettel. Trong những năm gần đay, Viettel đã tổ chức lại hệ sinh thái hỗ trợ cho chuyển đổi số, như sãn sàng hạ tầng công nghệ 5G, đầu tư trung tâm dữ liệu theo chuẩn toàn cầu sẵn sàng cho dịch vụ IoT; đầu tư nghiên cứu sản xuất các sản phẩm cho mạng lưới cung cấp dịch vụ số...

Trước mắt, trong năm 2019, dự kiến doanh thu và lợi nhuận Viettel sẽ hồi phục trở lại, đạt tương ứng 251.000 tỷ đồng (tăng 7,3%) và 39.000 tỷ đồng (tăng 4,6%). Tuy nhiên, mục tiêu doanh thu này vẫn chỉ ngang 2017 trong khi lợi nhuận vẫn thấp hơn giải đoạn 2014-2017

Giai đoạn 2018-2030, mục tiêu cơ cấu doanh thu của Viettel là doanh thu viễn thông và công nghệ thông tin sẽ chiếm 55%, công nghiệp công nghệ cao chiếm 25%, lĩnh vực đầu tư vào đổi mới, sáng tạo chiếm 10% và lĩnh vực truyền thống là 10%

Hà My
 
Last edited:
Viettel đề xuất quyền khai thác dữ liệu cá nhân
- Doanh nghiệp được quyền khai thác dữ liệu tới đâu để vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhưng không ảnh hưởng tới quyền bảo mật thông tin của người dùng là vấn đề được bàn thảo tại cuộc hội thảo có liên quan đến cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra chiều 24-6

75819_nqh01132.jpg

Các lãnh đạo cấp cao tham dự hội thảo

Ông Nguyễn Việt Dũng, Trưởng ban chiến lược, Tập đoàn công nghệ viễn thông quân đội Viettel, tại hội thảo “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam” cho hay, thiếu quy định về khai thác, bảo vệ dữ liệu cá nhân đang là rào cản tới hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành công nghệ

Thực tế, các cơ quan, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động đã có nguồn dữ liệu khách hàng rất lớn. Nhưng việc khai thác, sử dụng dữ liệu cho hoạt động này còn gặp nhiều hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng. Điều này, theo lý giải của ông Dũng, một phần là do chưa có quy định pháp luật để bảo vệ “quyền” được khai thác dữ liệu cá nhân một cách hợp lý

“Đây là tài nguyên, là lợi ích của mô hình kinh doanh số mới mà chúng ta cần có hành lang pháp lý”, ông Dũng nói và giải thích: Công nghệ mới như big data, trí tuệ nhân tạo đều dựa trên việc khai thác và thu thập dữ liệu

“Chúng tôi mong cơ quan nhà nước nhanh chóng có quy định để đảm bảo quyền khai thác dữ liệu của doanh nghiệp", ông Dũng nói

Cũng liên quan tới bảo mật thông tin cá nhân, đại diện Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) cho hay, với xu hướng phát triển công nghệ, việc thu thập, lưu trữ, chuyển giao và phân tích dữ liệu cá nhân ngày càng trở nên dễ dàng và đơn giản. Điều này gây ra thách thức cho việc bảo vệ dữ liệu và thông tin cá nhân

Cũng theo đại diện VNPT, một số khía cạnh trong việc bảo vệ thông tin cá nhân chưa được quy định rõ trong các văn bản hiện hành. Ví dụ, việc tiết lộ thông tin cá nhân mà chưa có sự đồng ý của chủ thể, thông tin cá nhân nhậy cảm, hoặc chủ thể thông tin cá nhân có quyền cấm sử dụng thông tin cá nhân nhằm mục đích nghiên cứu thói quen tiêu dùng…

Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà trên thế giới cũng diễn ra nhiều cuộc tranh cãi liên quan tới quyền được khai thác dữ liệu của doanh nghiệp và quyền bảo mật thông tin của khách hàng. Trong khi doanh nghiệp muốn tối đa hóa dữ liệu mình có được thì khách hàng lại muốn biết thông tin cá nhân của mình đang được xử lý ra sao, sử dụng vào mục đích gì

Dữ liệu lớn (Big Data) và quyền bảo mật thông tin cũng là những vấn đề đang được thảo luận sâu tại Hàn Quốc. Trình bày tại hội thảo, Kim Sang Woo, Phó Tổng giám đốc điều hành khối Pháp chế của Công ty Samsung Electronics cho hay, Hàn Quốc đã ban hành Luật Bảo vệ thông tin cá nhân trong đó có quy định: “Khi thu thập, khai thác thông tin cá nhân phải có sự đồng ý của chủ thể thông tin”

Đồng thời, Hàn Quốc cũng đã có hướng dẫn về việc xử lý bảo mật nhằm mục đích có thể khai thác bigdata một cách an toàn mà vẫn đảm bảo không xâm hại các thông tin cá nhân

Ông Kim Sang Woo cũng đưa ra các bước trong quy trình xử lý bảo mật thông tin cá nhân được quy định tại Hàn Quốc như sau: (1) Kiểm tra bước đầu xem có phải là thông tin cá nhân hay không, (2) Xử lý dữ liệu bằng cách xóa những thông tin có thể định danh cá nhân trong cơ sở dữ liệu, (3) Đánh giá tính phù hợp của việc xử lý bảo mật, (4) Quản lý và Giám sát

Big data là những dữ liệu số có quy mô, chủng loại, khả năng biến động rất lớn nên khó có thể phân tích bằng những phương thức truyền thống. Trong thời đại công nghệ 4.0 thì dữ liệu chính là tiền và tài nguyên. Nếu không có dữ liệu thì sẽ không thể phát triển được trí tuệ nhân tạo

“Do phạm vi có thể khai thác của Big Data rất rộng nên cần phải có phương án để vừa có thể khai thác sử dụng Big Data một cách hiệu quả, vừa đảm bảo được yêu cầu về bảo mật thông tin cá nhân”, Kim Sang Woo nhận định

Vũ Dung
 
Sếp Viettel “Chúng tôi muốn có cơ chế đầu tư mạo hiểm đúng nghĩa chấp nhận mạo hiểm”

photo1570159660225-1570159660338-crop-1570159671471803294526.jpg

"Viettel mong muốn có cơ chế đầu tư mạo hiểm theo đúng nghĩa là chấp nhận mạo hiểm chứ không phải đầu tư dự án với nhiều thủ tục phức tạp như hiện tại"...

Kiến nghị được ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) nêu tại Phiên toàn thể Diễn đàn cao cấp về công nghiệp 4.0 diễn ra ngày 3/10 do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức

Theo ông Dũng, trong Nghị quyết của Bộ Chính trị (Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay còn gọi là Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của Bộ Chính trị có đề cập tạo cơ chế để doanh nghiệp nhà nước đầu tư mạo hiểm

"Do đó chúng tôi rất mong muốn có cơ chế đầu tư mạo hiểm theo đúng nghĩa là chấp nhận mạo hiểm chứ không phải đầu tư dự án với nhiều thủ tục phức tạp như hiện tại", ông Dũng nói

Lãnh đạo Tập đoàn Viettel cho rằng, hạ tầng viễn thông là nền tảng cho chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0. Để xây dựng kinh tế số, một xã hội thông minh thì phải tạo ra hàng trăm triệu kết nối vạn vật, kết nối dữ liệu siêu lớn, phát triển các siêu ứng dụng số, điều đó yêu cầu phải có một hạ tầng viễn thông siêu băng rộng và độ tin cậy siêu cao

Do đó, theo lãnh đạo Viettel, mạng viễn thông cần được xây dựng đi trước một bước, tức là ngay thời điểm hiện tại phải có mọi điều kiện pháp lý xây dựng mạng 4G, 5G, như giấy phép thiết lập mạng, tần số vô tuyến, giấy phép xây dựng hạ tầng thụ động

"Lúc này cấp phép nhanh, kịp thời là quan trọng nhất. Chúng ta nên chọn phương án cấp phép có thủ tục gọn nhẹ nhất, không nên đặt quá nặng về thu ngân sách hay phân vân quá việc cân đối giữa các doanh nghiệp. Nên đi theo nguyên tắc mũi nhọn, doanh nghiệp nào mạnh, đầy đủ nguồn lực thì đi trước doanh nghiệp mới đi sau một chút", theo Tổng giám đốc Viettel

Cũng theo ông Dũng, hạ tầng quan trọng như cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tài nguyên quốc gia… đang triển khai chậm và đề xuất cần nhanh chóng giao cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện, đủ năng lực tài chính, con người và công nghệ để thực hiện các dự án này

Và để tránh đầu tư lãng phí, Bộ Thông tin và Truyền thông có thể đóng vai trò giám sát, bắt buộc các doanh nghiệp phải tập trung đầu tư vào những công nghệ tiên tiến nhất như mạng 4G, mạng 5G, ảo hoá, cloud… Lãnh đạo Viettel đồng thời cũng kiến nghị cơ quan quản lý cần nhanh chóng cấp phép Mobile Money, chuyển mạch tài chính số cũng như các sản phẩm dịch vụ mới để sử dụng hiệu quả hạ tầng mà doanh nghiệp đã xây dựng

Liên quan đến ý kiến doanh nghiệp tại Phiên toàn thể Diễn đàn cao cấp về công nghiệp 4.0 trên, ông Trần Thanh Hải, CEO Be Group - một start-up Việt hoạt động trong lĩnh vực gọi xe công nghệ, kiến nghị Chính phủ và các cơ quan quản lý cần có chính sách kích thích đầu tư cụ thể và sâu rộng các lĩnh vực như cơ sở dữ liệu lớn, máy học, trí thông minh nhân tạo...

Bởi theo ông Hải, để hiện thực hoá Nghị quyết 52, Việt Nam phải có đầy đủ nguồn lực cả con người lẫn nền tảng công nghệ nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng. Theo đó là các chính sách ưu đãi thuế để khuyến khích cho doanh nghiệp đang đầu tư sâu hay chính sách thuế thu nhập cá nhân cho các nhân sự trong ngành. Từ đó có thể kêu gọi khối doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư và phát triển các ứng dụng sáng tạo, đầu tư vào các nền tảng công nghệ 4.0

CEO Be Group cũng cho rằng cần có cơ chế thí điểm cho các doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh mới. Tuy nhiên nên có những chế tài khống chế về không gian, thời gian hay thị phần nhất định trong khuôn khổ thí điểm sandbox, tránh để vài doanh nghiệp trong cơ chế thí điểm chiếm những thị phần lớn mà tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh

Thuỷ Diệu
 
Top