What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Xây dựng mới trạm thủy văn trên các sông biên giới !

thoidaianhhung

Administrator
Giải pháp tự động hóa hệ thống quan trắc thủy văn khí tượng

Xây dựng mới trạm thủy văn trên các sông biên giới​

- Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chỉ đạo Bộ Tài nguyên - Môi trường sớm hoàn thành dự thảo Chiến lược quốc gia mới về tài nguyên nước; đồng thời xây dựng quy hoạch tổng thể về khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên nước với tầm nhìn lâu dài; cấp bách triển khai kế hoạch đầu tư, trình dự án xây dựng các trạm thủy văn, quan trắc tự động, quan trắc chất lượng nước theo hướng hiện đại, tự động; tăng cường công tác đo địa hình, thủy văn, giám sát tác động liên quan đến nguồn nước trên các sông biên giới.

Việt Nam có trên 200 sông, suối có mối quan hệ nguồn nước với các nước láng giềng. Tổng chiều dài các đoạn sông, suối chảy dọc đường biên giới nước ta với 3 quốc gia Trung Quốc, Lào, Campuchia trên khoảng 1.136km. Hàng năm, các sông, suối xuyên biên giới chuyển vào nước ta lượng nước khoảng trên 500 tỷ m³, bằng khoảng 60% tổng lượng nước trung bình hàng năm của hệ thống sông cả nước ta.

Trong khi đó, Việt Nam không còn được coi là phong phú về tài nguyên nước. Nguy cơ khan hiếm, thiếu nước, căng thẳng về nước đã biểu hiện khá rõ trên nhiều vùng, lưu vực sông. Yêu cầu xây dựng trạm thủy văn trên các sông biên giới và các trạm quan trắc tự động chất lượng nước để giám sát lưu lượng và chất lượng nước ra, vào Việt Nam được coi là cấp bách trong thời gian tới.

http://www.sggp.org.vn/moitruongdothi/2009/3/184248/
 
Last edited by a moderator:
Dear all,
Ý tưởng này rất hay, hiện tại BinhAnh Electronics đã có giải pháp tổng thể để tự động hóa/số hóa trong lĩnh vực này. Chi tiết xin xem tại:
http://210.245.124.81/BA-GTV_Brochure.pdf

Mình đang xúc tiến tìm kiếm các nhà đầu tư cho vụ này. Sẽ triển khai solution này với số trạm quan trắc thủy văn tự động BA_GTV lên tới 1000 trạm. (chú ý ở VN bây giờ chỉ có ~ 250 trạm quan trắc thủy văn khí tượng).

Còn trong để lắp được 10.000 trạm BA_GTV trên khắp đất nước thì số vốn cũng không quá lớn (~80 tỷ) mà chi phí vận hành cực nhỏ (~150.000/trạm/tháng tức là cỡ 1.5 tỷ/tháng/10.000 trạm --> một con số khổng lồ trạm quan trắc đủ để manage mọi biến động về khí tượng thủy văn trên toàn quốc). So với chi phí xây dựng và trả lương cho cán bộ thủy văn thông thường thì chi phí này quá rẻ mà tính năng vượt trội (xem brochure).

Sau khi hệ thống quan trắc thủy văn khí tượng được triển khai thành công thì sẽ là đà chạy tuyệt vời để lắp các hệ thống cảnh báo cháy rừng, lũ, sóng thần,hệ thống đo đạc rung chấn địa chất, đo đạc nguồn nước ngầm, đo đạc nồng độ khí thải ở các tuyến đường. quan trắc mật độ giao thông ... vì nguyên tắc hệ thống giống nhau, chỉ khác nhau cơ bản ở hệ thống cảm biến.

Do khách hàng của sản phẩm này là cơ quan khí tượng thủy văn nên cần những sponsor về cả finance và lobby. Hi vọng trong tháng 3 mình sẽ start up được dự án này.

Mời anh em cùng hợp tác.

Best Regards,
 
Trung hơi tham vọng, thiết bị chỉ là hỗ trợ con người đo đạc số liệu nhanh, hiệu quả hơn thôi. Công nghệ có thể giúp giảm nhân sự thủ công tại các trạm thủy văn ở vùng sâu vùng xa, đó là hiệu quả lớn nhất.

Nếu theo phương thức truyền thống thì sản phẩm cho những dự án này thường được các công ty chào thầu thiết bị ngoại nhập. Chất lượng được kiểm định, yếu tố nước ngoài làm tăng tính thuyết phục để chủ đầu tư lựa chọn. Đó là hướng đi sai lầm để lại hậu quả lâu dài cho sự tồn tại của dự án. Thiết bị ngoại nhập kỹ sư trong nước chỉ biết vận hành hầu như không thể tiếp cận hiểu biết công nghệ nguồn của sản phẩm. Khó mở rộng tính năng cho phù hợp điều kiện Việt Nam.

Triển khai dự án nhập khẩu số lượng lớn thì được ưu đãi giá nhưng về sau nhập khẩu thiết bị thay thế số lượng ít nên giá rất cao. Nếu thiết bị hỏng nhiều không có vốn để mua thiết bị...dự án sẽ phá sản, đầu tư lớn mà thời gian sử dụng ngắn.

Chủ đầu tư hỗ trợ một công ty công nghệ trong nước phát triển sản phẩm này là hướng đi chiến lược, đảm bảo khả năng thành công dự án trong dài hạn.
 
gview-4.png

gview1-3.png

gview2-4.png

gview3-2.png

 
Last edited by a moderator:
Lập bản đồ, phân giới đường biên trên biển​

- Trong Nghị quyết vừa được ban hành về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN&MT) đẩy nhanh tiến độ đo đạc, thành lập bản đồ, tài liệu phục vụ việc đàm phán, hoạch định và phân giới đường biên giới các vùng biển Việt Nam.

Thủ tướng yêu cầu Bộ TN&MT hoàn thiện cơ sở dữ liệu về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển phục vụ cho việc xây dựng các định hướng, chủ trương về phát triển kinh tế biển "tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng biển".

Ngoài lĩnh vực biển đảo, Chính phủ cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành khẩn trương tiến hành các công việc cụ thể về quản lý đất đai, khoáng sản, bảo vệ môi trường...

Theo đó, các địa phương cần xác định rõ diện tích đất trồng lúa nước để bảo vệ nghiêm ngặt, tiến hành cắm mốc phân giới.

Trong năm 2010, bảo đảm hoàn thành cơ bản việc đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bộ TN&MT tăng cường kiểm tra giải quyết triệt để các “điểm nóng” môi trường.

Thủ tướng cũng yêu cầu xác định danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng, đề xuất giải pháp xử lý, khôi phục trình Thủ tướng trong năm nay. Đồng thời, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện đề án kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, đề án quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước các lưu vực sông, vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm.

Về hợp tác quốc tế, Bộ TN&MT cần xây dựng cơ chế quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước biên giới; xây dựng kế hoạch hợp tác với Trung Quốc trong việc chia sẻ nguồn nước trên lưu vực sông Hồng, sớm trình Thủ tướng phê duyệt.
 
Trạm thu ảnh vệ tinh Việt Nam đã sẵn sàng​


Trạm thu ảnh vệ tinh sử dụng công nghệ viễn thám đầu tiên của VN (đặt tại Từ Liêm, Hà Nội) sẽ được Trung tâm Viễn thám quốc gia, Bộ Tài nguyên - Môi trường khánh thành vào đầu tháng 7 tới.


images1819264_sodo.jpg

Sơ đồ hệ thống vệ tinh, trạm nhận hình ảnh, trạm xử lý dữ liệu và người sử dụng - Ảnh: VNN​


Theo ông Nguyễn Xuân Lâm, Giám đốc Trung tâm, nhân lực cho việc vận hành hệ thống này đã sẵn sàng. Trước mắt, các ảnh vệ tinh thu được sẽ dành phục vụ công tác điều tra cơ bản, kiểm kê đất, kiểm kê rừng, nắm bắt vị trí khu vực cháy rừng và khu vực rừng bị chặt phá… Ngoài ra, trong điều kiện thiên tai lũ lụt, ảnh vệ tinh còn giúp các cơ quan quản lý nắm bắt thông tin kịp thời từ việc phân tích các bức ảnh khi không thể đến hiện trường.

Ông cho biết thêm: “Hiện ở Việt Nam, ảnh vệ tinh mới chỉ phục vụ các cơ quan quản lý nhà nước. Trong tương lai, công nghệ này có thể ứng dụng rộng rãi như một dịch vụ phục vụ các đơn vị tư nhân trong việc phát triển nhà ở, đầu tư du lịch…”.
 
Hội thảo
Sự tham gia của cộng đồng, cơ chế đền bù và chia sẻ lợi ích trong phát triển thuỷ điện


small_1251697159nv.jpg

Trong 2 ngày 28-29/8/2009, tại Gia Lai, Cục Quản lý tài nguyên nước đã phối hợp với Cục Tài nguyên nước và Năng lượng Na Uy (Bộ Ngoại giao Na Uy) tổ chức Hội thảo “Sự tham gia của cộng đồng, cơ chế đền bù và chia sẻ lợi ích trong phát triển thuỷ điện”. Đây là Hội thảo nằm trong chương trình thực hiện Dự án “Tăng cường năng lực cấp phép khai thác sử dụng tài nguyên nước cho thuỷ điện” do Chính phủ Na Uy tài trợ.

Hội thảo có sự tham gia của nhiều đại biểu đại diện cho các cơ quan quản lý tài nguyên nước; các khối cơ quan đoàn thể cấp huyện, xã và đại diện lãnh đạo các công ty thuỷ điện, các công ty khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Lê Hữu Thuần chủ trì Hội thảo.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe ông Knut Gakkestad- chuyên gia Na Uy, Cố vấn trưởng Dự án trình bày 2 tham luận về Sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình cấp phép cho thuỷ điện ở Na Uy và Cơ chế chia sẻ đền bù và chia sẻ lợi ích trong phát triển thuỷ điện ở Na Uy. Một số tham luận về sự tham gia của công chúng, cơ chế đền bù và chia sẻ lợi ích trong phát triển thủy điện ở Việt Nam từ các cơ quan liên quan khác nhau như Sở TN&MT tỉnh, Nhà đầu tư dự án thủy điện Se San 3A, và Phòng TN&MT cấp huyện,.. cũng đã được trình bày tại Hội thảo.

Trên cơ sở các bài tham luận và thực tế tại địa phương các đại biểu đã sôi nổi thảo luận, đề xuất các ý kiến liên quan đến việc cung cấp thông tin về các dự án phát triển thuỷ điện, ảnh hưởng của các dự án thuỷ điện, tác động tiêu cực đối với cá nhân và cộng đồng địa phương, lợi ích mà các dự án thuỷ điện mang lại và vấn đề đền bù khi xây dựng các công trình thuỷ điện.

Kết luận tại Hội thảo, Phó Cục trưởng Lê Hữu Thuần nhấn mạnh, các ý kiến đóng góp tại hội thảo sẽ được Cục tiếp thu và đề xuất trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật về tài nguyên nước nói chung; xây dựng quy trình cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ cho phát triển thủy điện nói riêng.

Bên lề Hội thảo, các đại biểu đã đi thăm Nhà máy thủy điện Yaly - một trong những công trình thủy điện quốc gia tiêu biểu trên sông Sê San thuộc địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

Cucquanlytainguyennuoc
 
Đàm phán vay vốn của Pháp để giám sát tàu cá bằng vệ tinh​

f19cb_tau-ca_200.jpg

Tàu cá Việt Nam trang bị hệ thống thông tin lạc hậu, cần phải đầu tư giám sát qua vệ tinh​

- Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đàm phán với Pháp để vay 13,9 triệu euro vốn vay từ Nghị định thư Việt- Pháp để thực hiện dự án “giám sát tàu cá sử dụng công nghệ vệ tinh”, nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển.

Ông Đào Hồng Đức, Cục phó Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cho biết dự án đã được Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải phê duyệt, làm cơ sở cho đàm phán vay vốn với phía Pháp, trong đó, vốn đối ứng của Việt Nam khoảng 8 tỉ đồng. Theo dự kiến, dự án sẽ được thực hiện trong 3 năm, từ nay tới hết năm 2011.

“Dự án này nhằm sử dụng vệ tinh để giám sát thông tin khai thác thủy sản trên biển cũng như phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai”, ông Đức cho hay.

Theo dự án, Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản sẽ tập trung vào 3 mục tiêu chính, đó là kiểm soát vị trí hoạt động của các tàu cá trên các vùng biển, trước mắt, dành cho 3.000 trong 15.000 tàu cá khai thác xa bờ của cả nước; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về ngư trường, nguồn lợi hải sản với sự tham gia của các tàu khai thác; và hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc giữa bờ với các tàu.

Đội tàu khai thác thủy sản cả nước hiện nay có hơn 131.000 chiếc, trong đó có khoảng 15.000 chiếc có công suất lớn, trên 90 mã lực và chuyên đánh bắt xa bờ. Theo ông Đức, các quốc gia có khai thác và đánh bắt hải sản trên thế giới thì tàu đánh bắt xa bờ gần như bắt buộc phải được cơ quan quản lý giám sát trên biển thông qua vệ tinh.

Trong khi hiện tại, các tàu đánh bắt xa bờ của Việt Nam nếu có trang bị thì chủ yếu là thiết bị rà bắt sóng của các đài phát sóng duyên hải, bộ đội biên phòng để cập nhật thông tin về thời tiết, thiên tai và các thiết bị định vị qua vệ tinh. Thường các tàu đánh bắt xa bờ trang bị hiện đại nhất của Việt Nam chủ yếu là đội tàu hơn 1.000 chiếc câu cá ngừ đại dương của ngư dân các tỉnh miền Trung.

9 tháng đầu năm cả nước đã khai thác được 1,68 triệu tấn thủy hải sản, đạt 76% kế hoạch năm, riêng khai thác biển đạt 1,5 triệu tấn.
 
Phê duyệt đề án hiện đại hoá dự báo khí tượng thuỷ văn​

- Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt đề án “Hiện đại hoá công nghệ dự báo và mạng lưới quan trắc khí tượng thuỷ văn (KTTV) giai đoạn 2010 – 2012” với vốn đầu tư và kinh phí thực hiện khoảng 1.391 tỉ đồng

Mục tiêu của đề án là tiến hành gia tăng mật độ và tự động hoá hệ thống quan trắc KTTV nhằm cung cấp số liệu chính xác, kịp thời phục vụ công nghệ dự báo bằng mô hình số, công nghệ hiện đại dự báo mưa, lũ. Từ mùa mưa bão năm nay, dự báo thiên tai, lũ lụt tại các địa phương trên cả nước sẽ tăng đáng kể do có sự cải tiến của rađa thời tiết Dopler, các trạm quan trắc khí tượng tự động, trạm thuỷ văn tự động đo mưa, đo mực nước đang được khẩn trương lắp đặt
 
Phần mềm kiểm soát lũ lụt sông Hồng​

Viện Cơ học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vừa áp dụng các phần mềm thủy văn, thủy lực để phục vụ công tác kiểm soát lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và sông Thái Bình

Mô hình Thủy văn là một trong những công cụ hàng đầu của hệ thống các công cụ dự báo và kiểm soát lũ lụt đã được xây dựng, thử nghiệm và khai thác

Mô hình thủy văn có chức năng mô tả tình trạng thu gom nước trên bề mặt các lưu vực từ mưa và tập trung nước ra các sông chính.

Mô hình thủy lực có chức năng mô tả dòng chảy trên hệ thống sông.

Sau đó, các phần mềm này sẽ được kết nối với nhau để tạo ra các công cụ phục vụ công tác kiểm soát lũ lụt nói chung và kiểm soát lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng nói riêng

Đồng thời, nó còn cho phép dự báo được lưu lượng vào các hồ chứa ở thượng nguồn hệ thống sông Hồng; điều hành hệ thống các hồ chứa (Sơn La ,Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang); dự báo trước mực nước và lưu lượng tại các vị trí quan trọng ở hạ du (Hà Nội, Phả Lại)

Hiện nay, các công cụ này đang được triển khai ứng dụng tại một số nơi như Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, Bộ Tài nguyên Môi trường, Cục Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Cơ học, Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam

Được biết, nhiều trong số những sản phẩm phần mềm nói trên được đánh giá cao
 
Vận hành hệ thống tự động giám sát hồ chứa đầu tiên​

– Ngày 25/7, tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kiểm tra việc đưa vào thử nghiệm hệ thống thông tin giám sát hồ chứa đầu tiên tại Việt Nam

Pttgkiemtravanhanhhethonggiamsat.jpg

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kiểm tra việc vận hành hệ thống giám sát​

Đây là công trình cấp bách nhằm phục vụ công tác phòng chống lụt bão ngay trong năm 2011

Được triển khai lắp đặt tại cống Xuân Quan, công trình đầu mối của hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải nổi tiếng trước đây, hệ thống giám sát hồ chứa do Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chế tạo và tích hợp

Hệ thống sẽ tự động thu thập các thông số mực nước, lưu lượng đến và xả, lượng mưa trên lưu vực, tình trạng các cửa xả,… rồi kịp thời truyền tải thông tin này tới các cơ quan quản lý nhằm phục vụ công tác chỉ đạo phòng chống lụt bão của các cấp

Ngoài ra, với chức năng giám sát hồ chứa mọi lúc, mọi nơi và tự động cảnh báo khi có thông số vượt ngưỡng cho phép, hệ thống cũng là công cụ hữu hiệu giúp các đơn vị dễ dàng khai thác, vận hành hồ chứa

XuanQuan-congtrinhdaumoiDaithuynongBacHungHai.jpg

Cống Xuân Quan - công trình đầu mối của hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải​


Trực tiếp thị sát hệ thống, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh tính chất quan trọng trong việc điều hành, bảo đảm an toàn cho công trình hồ chứa, chức năng giảm nhẹ tác động lũ lụt của hồ chứa. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống thông tin giám sát là một trong những yêu cầu hết sức cần thiết đối với mỗi công trình cũng như toàn hệ thống hơn 2.000 hồ chứa của nước ta

Phó Thủ tướng chỉ đạo đơn vị chế tạo, vận hành hệ thống tiếp tục hoàn thiện công trình, hệ thống sơ đồ vận hành, hệ thống tiêu chuẩn để từ đó thống nhất về một kế hoạch đầu tư đồng bộ, kịp thời đối với toàn bộ hệ thống hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa có tính xung yếu

Mặt khác, Phó Thủ tướng lưu ý vấn đề phương án xử lý, kết nối thông tin giữa các hồ chứa, ban hành các quy phạm để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hồ lưu ý như hệ thống camera giám sát, hệ thống dự báo lũ, ngập lụt

Dự kiến, thời gian tới Viettel sẽ triển khai lắp đặt hệ thống tại 10 hồ chứa lớn khu vực miền Trung, giúp ứng phó trong mùa mưa bão 2011, sau đó sẽ mở rộng tại tất cả các hồ chứa trên phạm vi toàn quốc
 
50 triệu USD cho quản lý ô nhiễm ở các khu công nghiệp​

- Ít nhất sẽ có bảy văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới việc quản lý ô nhiễm nước thải công nghiệp được xây dựng mới, điều chỉnh, bổ sung và ban hành; xây dựng và đưa vào hoạt động 17 trạm quan trắc chất lượng nước tự động trên hai lưu vực sông Đồng Nai và sông Nhuệ Đáy thuộc bốn tỉnh Hà Nam, Nam Định, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu

Đây là những nội dung trong hợp phần 1 của dự án “Quản lý ô nhiễm các khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Đồng Nai, sông Nhuệ – Đáy” với tổng vốn vay IDA 50 triệu USD từ ngân hàng Thế giới (vốn đối ứng của Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam là 8,85 triệu USD), được bộ Kế hoạch và đầu tư, ngân hàng Thế giới chính thức công bố ngày 2.4 tại Hà Nội

Cụ thể, dự án được thực hiện từ năm 2013 – 2018 gồm ba hợp phần: tăng cường năng lực thể chế và thực thi (hợp phần 1 do bộ Tài nguyên và môi trường thực hiện); thí điểm cho vay đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp (hợp phần 2 do quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thực hiện)

Tăng cường năng lực cán bộ quản lý ô nhiễm nước thải công nghiệp, hỗ trợ kỹ thuật và quản lý dự án (hợp phần 3 do bộ Kế hoạch và đầu tư thực hiện). Sau khi dự án kết thúc, một hệ thống thông tin tích hợp về quản lý chất lượng nước tự động được thiết lập và vận hành 100% (34 khu công nghiệp) đang hoạt động trên địa bàn bốn tỉnh

Theo báo cáo môi trường khu công nghiệp Việt Nam được công bố vào tháng 6.2010, môi trường xung quanh của các khu công nghiệp Việt Nam đang bị suy thoái nghiêm trọng: khoảng 70% trong số hơn 1 triệu m3 nước thải/ngày từ các khu công nghiệp được xả thẳng không qua xử lý đã gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt

57% khu công nghiệp đang hoạt động chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung; việc thu gom, xử lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp còn nhiều bất cập, nhất là việc quản lý, vận chuyển và đăng ký nguồn thải đối với chất thải nguy hại…

Thanh Tuyền
 
Top