What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Xinomics

LOBBY.VN

Administrator
Xinomics
Trung Quốc đang tái tạo lại mô hình phát triển kinh tế

photo1597477453075-15974774532791946765363.jpg

Chủ tịch Tập Cận Bình đang định nghĩa lại khái niệm chủ nghĩa tư bản nhà nước cho những năm còn lại của thập kỷ 2020

Cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng trở nên khốc liệt. Tổng thống Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp cấm 2 ứng dụng của Trung Quốc là TikTok và WeChat, trừng phạt một số nhà lãnh đạo Hồng Kông và 1 thành viên nội các vừa có chuyến thăm tới đảo Đài Loan

Điều này không có gì khó hiểu khi cứng rắn với Trung Quốc là một trong những nội dung chủ chốt trong chiến dịch vận động tái tranh cử của ông Trump. Đồng thời những sự kiện gần đây cũng phản ánh quan điểm tạo nên thái độ mà chính quyền Trump thể hiện đối với vấn đề Trung Quốc suốt từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại đến nay: rằng cách tiếp cận này chắc chắn sẽ có hiệu quả, bởi vì chủ nghĩa tư bản nhà nước mà Trung Quốc đang theo đuổi không mạnh như vẻ bề ngoài

Logic đằng sau nhận định này khá đơn giản. Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng như vũ bão, nhưng chỉ bằng cách phụ thuộc vào công thức không bền vững bao gồm nợ, trợ cấp, chủ nghĩa thân hữu và ăn cắp tài sản trí tuệ. Nếu chịu áp lực quá lớn, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ bị lung lay, buộc các nhà lãnh đạo nước này phải nhượng bộ và cải cách theo ý muốn của phương Tây. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng nói "các quốc gia yêu tự do trên thế giới cần phải hành động để buộc Trung Quốc phải thay đổi"

Tuy nhiên đến thời điểm này có thể nhận thấy đó là đánh giá sai lầm. Cuộc chiến thuế quan không làm tổn hại kinh tế Trung Quốc nhiều như dự đoán. Trung Quốc cũng tỏ ra khá kiên cường trước đại dịch Covid-19. IMF dự báo tăng trưởng GDP của nước này là 1% trong năm 2020, so với mức suy giảm 8% của kinh tế Mỹ. TTCK Thâm Quyến là một trong những TTCK lớn tăng điểm mạnh nhất từ đầu năm đến nay – chứ không phải New York

Và tạp chí The Economist cho rằng Chủ tịch Tập Cận Bình đang định nghĩa lại khái niệm chủ nghĩa tư bản nhà nước cho những năm còn lại của thập kỷ 2020. Hãy quên đi những nhà máy thép nhả khói lên bầu trời và hạn ngạch. Chương trình nghị sự mới của ông Tập theo đuổi mục tiêu làm cho thị trường và các cải tiến sáng tạo hoạt động hiệu quả hơn nhưng là trong khuôn khổ những giới hạn được định nghĩa rất rõ ràng và nằm dưới sự giám sát của đảng Cộng sản Trung Quốc. Đó không phải là mô hình kinh tế như Milton Friedman miêu tả mà là sự kết hợp giữa mô hình quyền lực tập trung, công nghệ và nền kinh tế năng động sẽ có thể tạo ra tăng trưởng trong nhiều năm

Đánh giá thấp nền kinh tế Trung Quốc không phải là hiện tượng mới. Tỷ trọng của kinh tế Trung Quốc trong GDP toàn cầu đã tăng từ mức 2% trong năm 1995 lên 16% ở thời điểm hiện tại bất chấp sự hoài nghi của phương Tây. Các lãnh đạo doanh nghiệp ở thung lũng Silicon gọi các công ty công nghệ Trung Quốc là kẻ đạo nhái; giới bán khống ở phố Wall quả quyết những thị trấn ma sẽ khiến hệ thống ngân hàng Trung Quốc sụp đổ; các nhà nghiên cứu thống kê cho rằng Trung Quốc làm giả số liệu GDP và giới đầu cơ cảnh báo dòng vốn tháo chạy sẽ khiến Trung Quốc rơi vào cuộc khủng hoảng tiền tệ. Tuy nhiên, những dự báo này vẫn chưa trở thành sự thật

Có lẽ bởi vì mô hình chủ nghĩa tư bản nhà nước của Trung Quốc đã thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh. Ví dụ, 20 năm trước kinh tế Trung Quốc chú trọng vào thương mại nhưng giờ xuất khẩu chỉ đóng góp khoảng 17% GDP. Trong suốt những năm 2010, các lãnh đạo Trung Quốc đã đem lại cho những công ty công nghệ như Alibaba và Tencent đủ không gian để lớn mạnh thành những gã khổng lồ

Có thể gọi giai đoạn tiếp theo của mô hình phát triển mà Trung Quốc đang đi theo là Xinomics. Kể từ khi nắm quyền năm 2012, ông Tập đã làm nhiều thứ để tăng cường sức mạnh của kinh tế Trung Quốc trước những mối đe dọa như nợ tăng cao, chủ nghĩa bảo hộ và những rào cản đối với khu vực tư nhân

Xinomics có 3 trụ cột chính. Đầu tiên là thắt chặt kiểm soát chu kỳ kinh tế và nợ. Các gói kích thích tài khóa khổng lồ và những "đại tiệc nợ" giờ đã là câu chuyện rất xa xưa. Các ngân hàng buộc phải thể hiện rõ những hoạt động ngoại bảng và tăng vốn. Các công ty phát hành nợ trên thị trường trái phiếu, tăng tính minh bạch và theo cơ chế thị trường nhiều hơn. Không giống như cách phản ứng với khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-09, phản ứng của Trung Quốc với Covid-19 dè dặt thận trọng hơn. Gói giải cứu của Trung Quốc chỉ tương đương khoảng 5% GDP và chưa bằng một nửa so với những gì Mỹ đã tung ra

Trụ cột thứ hai là cải thiện hệ thống hành chính công. Đại lục đã xây dựng được 1 hệ thống pháp luật thương mại phản ứng nhanh nhạy hơn với các hoạt động kinh doanh. Số vụ việc liên quan đến phá sản và bằng sáng chế - vốn rất hiếm – đã tăng gấp 5 lần kể từ khi ông Tập nắm quyền năm 2012. Trung bình chỉ cần 9 ngày để thành lập 1 doanh nghiệp ở Trung Quốc

Yếu tố cuối cùng là nỗ lực xóa nhòa ranh giới giữa các tập đoàn nhà nước và công ty tư nhân. Các công ty quốc doanh đang được cải tổ để nâng cao sức khỏe tài chính và thu hút nhà đầu tư tư nhân. Trong khi đó chính phủ tăng cường kiểm soát công ty tư nhân thông qua các tổ chức đảng nằm trong chính các công ty đó. Hệ thống chấm điểm tín dụng trừng phạt các công ty hành động sai trái

Thay vì những chiến dịch mang tính bề nổi nhiều hơn như "Made in China 2025" được triển khai từ 2015, ông Tập đang chuyển hướng tập trung sang giải quyết những điểm tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng, nơi Trung Quốc dễ bị tổn thương trước những sự kiện từ bên ngoài hoặc đó cũng là những điểm mà Trung Quốc có thể tận dụng để tăng cường tầm ảnh hưởng ở nước ngoài. Điều đó đồng nghĩa với xây dựng nội lực trong những ngành công nghệ chủ chốt như pin và chip bán dẫn

Ít nhất thì trong ngắn hạn Xinomíc đang tỏ ra hiệu quả. Trước khi Covid-19 ập đến, Trung Quốc đang có những tiến bộ trong việc giảm nợ và sau đó cú sốc kép gồm chiến tranh thương mại và đại dịch đã không thể dẫn đến khủng hoảng tài chính. Sản lượng của nhóm doanh nghiệp nhà nước đang tăng lên và các nhà đầu tư nước ngoài đổ nhiều tiền của vào thế hệ các doanh nghiệp công nghệ mới của Trung Quốc

Tuy nhiên, bài kiểm tra thật sự vẫn còn chưa đến. Trung Quốc đang hi vọng rằng chiến lược kế hoạch tập trung lấy công nghệ làm trung tâm sẽ có thể giúp duy trì đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên lịch sử cho thấy những yếu tố mang đậm tính phương Tây như mở cửa hoàn toàn, tự do ngôn luận ở mức độ cao hơn và hoạch định chính sách phi tập trung sẽ là những điều thần kỳ dẫn đến thành công

Ở thời điểm hiện tại, rõ ràng là Mỹ đã sai lầm khi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ dễ dàng đầu hàng. Mỹ và các đồng minh nên chuẩn bị cho 1 cuộc chiến dài hơn hơn rất nhiều giữa phương Đông và phương Tây. Không giống như Liên Xô trước đây, nền kinh tế khổng lồ quy mô 14.000 tỷ USD của Trung Quốc rất phức tạp và kết nối cao với phần còn lại của thế giới. Phương Tây vẫn nên tìm ra những cách mới và bền vững để hợp tác với Trung Quốc trên một số lĩnh vực, ví dụ như chiến đấu chống lại biến đổi khí hậu và dịch bệnh. Nền kinh tế tư bản nhà nước của Trung Quốc không thể bị phủ nhận sạch trơn. Giờ là lúc để xóa bỏ ảo tưởng đó
 
Trung Quốc có thể đã đưa ra gói giải cứu bất động sản lớn chưa từng có

photo1668329807221-1668329810808374512195.jpg

Biện pháp cứu thị trường bất động sản mới nhất toàn diện hơn, bao gồm 16 biện pháp, từ việc giải quyết cuộc khủng hoảng thanh khoản tại doanh nghiệp bất động sản cho đến nới điều kiện thanh toán cho người mua nhà

Trung Quốc đã công bố gói giải cứu quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm cứu thị trường bất động sản hiện vẫn đang trong trạng thái suy giảm nghiêm trọng trong bối cảnh thanh khoản bị thắt chặt, theo những nguồn tin có hiểu biết về vụ việc mà Bloomberg có được

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) và Ủy ban Giám sát Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc (CBIRC) vào ngày thứ Sáu đã chính thức ra thông cáo chung đến các tổ chức tài chính nhằm yêu cầu lên kế hoạch đảm bảo cho sự phát triển bền vững và ổn định của lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, thông tin này chưa được công bố công khai

Không giống các lần giải cứu trước đây trong quá khứ, biện pháp cứu thị trường bất động sản mới nhất toàn diện hơn, nó bao gồm 16 biện pháp, từ việc giải quyết cuộc khủng hoảng thanh khoản mà các doanh nghiệp bất động sản đang đương đầu cho đến việc nới điều kiện thanh toán cho người mua nhà

Theo kế hoạch giải cứu này, các khoản nợ ngân hàng của các doanh nghiệp trong vòng 6 tháng tới có thể được gia hạn đến 1 năm, cùng lúc đó, việc trả lại các khoản tiền trái phiếu cũng có thể được kéo dài hoặc thực hiện điều chỉnh điều khoản thông qua đàm phán

Động thái mới nhất từ các nhà chức trách Trung Quốc có thể coi như dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hiện đang nới lỏng các biện pháp kiểm soát và trừng phạt các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, một trong những yếu tố quan trọng nhất kéo lùi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Giới chức Trung Quốc hiện cũng đưa ra thêm nhiều biện pháp nhằm tính toán đến phản ứng của họ trước đại dịch COVID-19 trong ngày thứ Sáu. Các quan chức đồng thời phác thảo ra chính sách nhắm đến gảim ảnh hưởng kinh tế và xã hội từ chính sách không COVID-19

Tính chung, việc thay đổi định hướng chính sách mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình áp dụng sẽ hạ nhiệt đi hai yếu tố gây căng thẳng kinh tế Trung Quốc cho đến hiện tại đồng thời sẽ giúp cho thị trường chứng khoán hồi phục trở lại. Chỉ số cổ phiếu của doanh nghiệp Trung Quốc tại Hồng Kông đã tăng 17% trong vòng 2 tuần qua

Rõ ràng, bối cảnh của các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc hiện trái ngược hoàn toàn với tình cảnh u ám từng kéo các chỉ số chứng khoán giảm điểm sâu vào thời điểm cuối tháng 10/2022. Chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hồng Kông đã lấy lại phần nào số điểm đã mất, chỉ số đã tăng trưởng tốt nhất thế giới từ trạng thái giảm điểm sâu nhất thế giới vào trước đó

Trong thời gian gần đây, giới chức Trung Quốc đã cố gắng ngăn chặn khủng hoảng trên thị trường bất động sản bằng nhiều biện pháp, trong đó có việc hạ lãi suất, hối thúc các ngân hàng trung ương cấp các khoản tín dụng trị giá ước tính khoảng 1 nghìn tỷ nhân dân tệ tương đương khoảng 140 tỷ USD trong những tháng cuối cùng của năm, đồng thời cung cấp các khoản vay đặc biệt thông qua các ngân hàng chính sách nhằm đảm bảo các dự án bất động sản được triển khai

Trung Quốc đồng thời mở rộng kênh hỗ trợ tài chính lớn chưa từng có được thiết kế để giúp các doanh nghiệp tư nhân trong đó có các doanh nghiệp bất động sản, động thái sẽ giúp các doanh nghiệp bất động sản bán thêm được trái phiều và làm dịu tình hình thanh khoản

Một trong những thách thức chính sách quan trọng nhất chính là việc nới lỏng dần dần điều kiện tín dụng các ngân hàng cho doanh nghiệp bất động sản

Trung Quốc bắt đầu hạn chế tín dụng bất động sản từ năm 2021, giới chức Trung Quốc muốn hạn chế bong bóng trong ngành bất động sản cũng như kiềm chế tình trạng vay nợ quá mức tại nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn nhất. Những ngân hàng không đáp ứng được các yếu tố hạn chế hiện tại sẽ có thêm thời gian để thực hiện nó

Không chỉ vậy, các nhà quản lý khuyến khích các ngân hàng đàm phán với chủ mua nhà để gia hạn thanh toán thế chấp, đồng thời nhấn mạnh rằng các điểm tín dụng của người mua sẽ được đảm bảo. Điều này sẽ lảm giảm rủi ro bất ổn cho những người mua nhà đã tham gia vào các đợt tẩy chay thanh toán tiền nhà theo tiến độ từ tháng 7/2022 đến nay

Thị trường nhà mới quy mô 2,4 nghìn tỷ USD tại Trung Quốc hiện vẫn đang trong trạng thái mong manh, tình trạng vỡ nợ trên thị trường bất động sản leo thang. Tháng 9/2022, giá nhà hiện đang được sử dụng giảm sâu nhất trong gần 8 năm. Tại các ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu liên quan đến bất động sản đã vọt lên mức khoảng 30%, theo tính toán của Citigroup
 
Trung Quốc tăng trưởng trì trệ, châu Á bị vạ lây

Nhu cầu tiêu dùng và hoạt động sản xuất suy yếu kết hợp với cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang ảnh hưởng đến các nước láng giềng có quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới

Trung-Quoc-tang-truong-tri-tre.jpg

Nhu cầu tiêu dùng và hoạt động sản xuất suy yếu, cùng với khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang tác động đến tăng trưởng ở các nước châu Á

Hàn Quốc ghi nhận sản lượng công nghiệp suy giảm tính theo tháng dài nhất trong gần nửa thế kỷ, trong khi các nhà xuất khẩu lớn khác ở khu vực Đông Á cũng bị tác động do nhu cầu chậm lại ở Trung Quốc

Các hoạt động sản xuất ở Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ tư châu Á, được coi chỉ báo hàng đầu về sức khỏe của chuỗi cung ứng công nghệ trong khu vực, giúp củng cố tăng trưởng toàn cầu trong nhiều thập niên

Xuất khẩu của nước này trong tháng 7 giảm với tốc độ mạnh nhất trong hơn ba năm, dẫn đầu là các lô hàng chip bán sang Trung Quốc. Chỉ số nhà quản trị mua hàng của ngành sản xuất ở Hàn Quốc, công bố hôm 1-9, cho thấy hoạt động của nhà máy giảm trong tháng 8, đánh dấu tháng thứ 14 suy giảm liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất trong lịch sử

Dữ liệu cũng cho thấy hoạt động sản xuất của Nhật Bản giảm tháng thứ 5 liên tiếp . Trong khi đó, Đài Loan chứng kiến sản lượng nhà máy giảm và nhu cầu nước ngoài yếu hơn

Mối lo ngại gia tăng trong những tuần gần đây sau khi nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng giảm phát, làm dấy lên lo ngại về tiêu dùng yếu, đồng nội tệ mất giá, lĩnh vực bất động sản tiếp tục bất ổn và mức nợ chính quyền địa phương không bền vững

Theo dữ liệu chính thức công bố hôm 31-8, lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc suy giảm tháng thứ 5 liên tiếp trong tháng 8

“Khi Trung Quốc hắt hơi, châu Á sẽ bị cảm lạnh. Với việc các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cự tuyệt các lời kêu gọi thúc đẩy tăng trưởng đang suy yếu thông qua kích thích mạnh mẽ, toàn khu vực châu Á sẽ cảm nhận hậu quả”, Vincent Tsui, nhà phân tích của hãng nghiên cứu Gavekal ở Bắc Kinh, nói

Tsui cảnh báo, các trung tâm thương mại và tài chính trong khu vực như Hồng Kông và Singapore sẽ dễ bị tổn thương nhất khi kinh tế Trung Quốc suy yếu. Điều này là do nhu cầu của Trung Quốc lần lượt chiếm 13% và 9% GDP của Hồng Kông và Singapore

Bộ Tài chính Hàn Quốc đã thành lập nhóm chuyên trách để theo dõi tình hình kinh tế của Trung Quốc. Hàn Quốc cũng công bố một ngày nghỉ lễ quốc gia mới nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước

“Hàn Quốc khó có thể sớm phục hồi trừ khi nền kinh tế Trung Quốc bật dậy nhanh chóng”, Park Chong-hoon, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của chi nhánh của ngân hàng Standard Chartered ở Seoul, nói

Ông cũng lưu ý những thách thức đối với kinh tế Hàn Quốc xuất phát từ căng thẳng Mỹ-Trung và chính sách tăng cường năng lực tự cung tự cấp của Trung Quốc nhằm thay thế hàng nhập khẩu

Nền kinh tế Úc đã chứng tỏ sự kiên cường trong những năm gần đây khi trải qua căng thẳng thương mại với Trung Quốc, nước đã áp thuế quan đối với một số hàng hóa từ than đá, lúa mạch đến tôm hùm. Trong năm này, Bắc Kinh đã dỡ bỏ một số chính sách thuế đó

Tuy nhiên, hiện tại, Úc dường như dễ bị tổn thương trước tình trạng bất ổn kinh tế của đối tác thương mại lớn nhất, với đồng đô la Úc giảm xuống mức thấp nhất so với đồng đô la Mỹ trong 10 tháng do kỳ vọng về tăng trưởng của Trung Quốc suy giảm

Các doanh nghiệp lớn nhất Úc , bao gồm cả tập đoàn khai mỏ BHP, bắt đầu bày tỏ lo ngại về triển vọng kinh doanh của họ nếu Trung Quốc không thành công trong nỗ lực kích thích tăng trưởng

Việt Nam, nước xuất khẩu chủ chốt về hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ cũng như đồ điện tử, báo cáo xuất khẩu quí 2 giảm 14% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy sản xuất công nghiệp chậm lại trong năm nay

Dữ liệu trong tháng này chỉ ra rằng, tốc độ tăng trưởng của Malaysia chậm nhất trong gần hai năm, do thương mại với Trung Quốc suy giảm

Nền kinh tế Thái Lan cũng tăng trưởng với tốc độ chậm hơn nhiều so với dự kiến trong quí 2, do bất ổn chính trị trong nước và lượng du khách Trung Quốc thấp hơn kỳ vọng

Các nhà phân tích của Gavekal cảnh báo các khu vực khác bên ngoài châu Á cũng sẽ hứng chịu nhiều tổn thất hơn khi kinh tế Trung Quốc trì trệ

“Khi nền kinh tế Trung Quốc suy yếu, các nhà cung cấp nước ngoài trong lĩnh vực nguyên liệu thô và máy móc sẽ phải đối mặt với thời kỳ khó khăn. Cú sụp đổ của thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ không nhanh chóng đảo ngược và tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi được cải thiện”, họ viết trong một báo cáo
 
Ông Tập Cận Bình
Kinh tế Trung Quốc 'không sụp đổ trong quá khứ và vẫn chưa đạt' đỉnh'

Bắc Kinh đang tìm cách khôi phục niềm tin của nhà đầu tư khi lo ngại về tình trạng dư cung và khả năng bán phá giá gia tăng

Ngày 27/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có buổi làm việc với CEO của các doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ. Sự kiện diễn ra bên lề Diễn đàn cao cấp Phát triển Trung Quốc (CDF) 2024

Tap%20Can%20Binh.webp

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ở giữa, gặp gỡ các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ

Tại buổi gặp, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết nền kinh tế Trung Quốc chưa "đạt đỉnh" và triển vọng tăng trưởng vẫn "tươi sáng" khi Bắc Kinh tìm cách khôi phục niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào quốc gia lớn thứ hai thế giới

Gặp nhóm khoảng 20 CEO của các “ông lớn” hàng đầu nước Mỹ, trong đó có Evan Greenberg của Chubb, Stephen Schwarzman của Blackstone và Cristiano Amon của Qualcomm tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ông Tập nhấn mạnh rằng Bắc Kinh vẫn cam kết cải cách

“Những cải cách của Trung Quốc sẽ không bị đình trệ và việc mở cửa của chúng tôi sẽ không dừng lại”, nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh các đối tác thương mại của Trung Quốc ngày càng lo ngại rằng Bắc Kinh đang đầu tư mạnh vào sản xuất để khắc phục tình trạng suy thoái bất động sản sản sâu sắc, dẫn đến tình trạng dư cung và khả năng bán phá giá trên thị trường quốc tế

Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm nay, bằng với con số của năm ngoái và là mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, nhưng các nhà phân tích tin rằng sẽ khó đạt được mục tiêu này nếu không tăng nhu cầu trong nước

“Sự phát triển của Trung Quốc, sau khi vượt qua nhiều khó khăn và thách thức, vẫn không sụp đổ trong quá khứ và bây giờ nó vẫn chưa đạt đỉnh” ông Tập nói với các giám đốc điều hành

Về quan hệ song phương, ông Tập cho biết: “Thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế thế giới và giải quyết các vấn đề nóng bỏng quốc tế và khu vực đều cần Trung Quốc và Mỹ phối hợp hợp tác”

Ông nói thêm rằng các nước có thể không đồng ý nhưng nên “tìm kiếm điểm chung trong khi bảo lưu những khác biệt”

Tháng 11 năm ngoái, ông Tập đã gặp các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ vào trong một bữa tối được tổ chức bên lề diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại San Francisco được tổ chức bởi Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-Trung và Ủy ban quốc gia về quan hệ Mỹ-Trung

Người đứng đầu của cả hai tổ chức, Craig Allen và Stephen Orlins, cũng tham gia cuộc gặp với ông Tập vào ngày 27/3. Greenberg của Chubb là chủ tịch NCUSCR và giám đốc Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-Trung

Nền kinh tế Trung Quốc đã sa lầy bởi cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản, trong đó các nhà xây dựng đang phải vật lộn với hàng núi nợ nần và người mua đang phải trả hết các khoản vay cho những căn hộ có thể không bao giờ được hoàn thiện

Các vấn đề khác, chẳng hạn như dân số già và tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao, đang khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc tập trung nhiều hơn vào việc thúc đẩy sản xuất xuất khẩu để bù đắp cho nhu cầu yếu trong nước

Căng thẳng bùng phát

Quan hệ Mỹ-Trung đã phần nào ổn định kể từ khi ông Tập và Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức hội đàm song phương bên lề diễn đàn APEC


tap%20can%20binh%202.webp

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) chụp ảnh cùng các giám đốc điều hành và lãnh đạo tập đoàn kinh doanh Mỹ tại Bắc Kinh ngày 27/3

Nhưng căng thẳng vẫn tiếp tục bùng phát. Mỹ đã cam kết điều tra xem liệu xe điện nhập khẩu của Trung Quốc có phải là mối đe dọa an ninh hay không, trong khi Bắc Kinh đã cấm sử dụng iPhone của Apple trong các văn phòng chính phủ. Bắc Kinh ngày 26/3 cũng đã đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm phản đối trợ cấp xe điện của Mỹ

Trung Quốc đã tìm cách thể hiện sự cở mởi hơn với hoạt động kinh doanh quốc tế trong những tháng gần đây sau khi đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm vào năm ngoái xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết căng thẳng song phương xuất phát từ việc Mỹ “hiểu sai” rằng Trung Quốc là một mối đe dọa chiến lược

Ông Sean Stein, chủ tịch Phòng Nghiên cứu Mỹ cho biết: “Các công ty [Mỹ] đến đây để phục vụ thị trường Trung Quốc hoặc bán hàng vào Trung Quốc, tôi nghĩ họ lạc quan hơn một chút so với trước đây một năm”

Trong khuôn khổ Diễn đàn cao cấp Phát triển Trung Quốc những năm trước đây, các lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có buổi gặp gỡ thủ tướng trong khuôn khổ sự kiện

Tuy nhiên, những cuộc gặp song phương với các bộ trưởng tại CDF đã diễn ra nhiều hơn và các cuộc đối thoại cũng trực tiếp hơn so với năm ngoái, những người tham dự cho biết
 
Top