What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ

LOBBY.VN

Administrator
Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được định giá 100 triệu USD

hoanmy.jpg

Tập đoàn Fortis Healthcare của Ấn Độ đang tiến hành các cuộc đối thoại để mua cổ phần kiểm soát tại tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ

Theo một số nguồn tin, tập đoàn Fortis Healthcare đang tiến hành các cuộc đối thoại để mua cổ phần kiểm soát tại tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vốn được hỗ trợ bởi ngân hàng Deutsche Bank AG

Các cổ đông của tập đoàn có kế hoạch bán khoảng hơn 50% cổ phần của tập đoàn trong thỏa thuận định giá của Hoàn Mỹ khoảng 100 triệu USD

Vụ mua bán cổ phần này sẽ giúp Fortis tăng sự hiện diện tại châu Á, nơi mà Bộ phận tình báo kinh tế (EIU) thuộc Economist dự báo chi phí y tế tính trên mỗi đầu người sẽ tăng 55% trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015

Tại thành phố Hồ Chí Minh, tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ hiện đang quản lý 5 bệnh viện; 2 phòng khám và ngoài ra có kế hoạch mở thêm nhiều bệnh viện trên khắp nước

Fortis đang sử dụng các vụ thâu tóm để mở rộng hoạt động ra khắp thế giới. Tập đoàn mẹ Fortis Global Healthcare Holdings đã đồng ý mua lại Quality HealthCare Asia trụ sở tại Hồng Kông với giá khoảng 1,5 tỷ đôla Hồng Kông tương đương 192,5 triệu USD vào tháng 10/2010 sau khi rút ra khỏi cuộc chiến giành cổ phần tại Parkway Holdings, tập đoàn y khoa lớn nhất châu Á

Quỹ DWS Vietnam Fund thuộc Deustche Bank và VinaCapital Investment Management, mỗi quỹ đầu tư 10 triệu USD vào tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ để giành được tổng số 40% cổ phần vào tháng 10/2009

Ở thời diểm đó, đại diện của bệnh viện cho biết số tiền đầu tư sẽ giúp tập đoàn tập trung vào phục vụ đối tượng khách hàng có thu nhập cao

Đại diện của Fortis, Hoàn Mỹ, Deustche Bank và VinaCapital đều từ chối không đưa ra bình luận gì về vụ mua bán cổ phần mới nhất

Tháng 6/2011, chính phủ Việt Nam hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2011 lần thứ 2 trong 1 tháng, xuống mức 6%. Chính phủ Việt Nam đang cố gắng kiềm chế lạm phát, hiện đang ở mức cao nhất tại châu Á.


0208.jpg

Theo website của tập đoàn, Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ gồm hệ thống 1 công ty mẹ: Công ty Cổ phần Y Khoa Hoàn Mỹ

Và ngoài ra có các công ty thành viên: Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn bao gồm Công ty Cổ phần Phòng Khám Quốc Tế Hoàn Mỹ Thảo Điền và Công ty TNHH Phòng Khám Nhũ; Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng; Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long; Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt; Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Minh Hải, Công ty Cổ phần Đầu Tư Y Khoa Huế, Công ty Cổ phần Đầu Thiên Thể Hoàn Mỹ (HMO)

Thông tin từ website của Fortis cho thấy tập đoàn này thành lập năm 2001 và khai trương bệnh viện đầu tiên tại Mohali - Ấn Độ cùng năm. Đến năm 2005, doanh thu của tập đoàn tăng gấp 4 lần. Năm 2007, tập đoàn niêm yết cổ phiếu tại Bombay Stock Exchange và National Stock Exchage. Đến năm 2010, tập đoàn đã có sự hiện diện tại Úc, Hồng Kông, Singapore và Sri Lanka

Lobby & Y Khoa Hoan My
 
Last edited:
Tập đoàn Hoàn Mỹ mở trường đại học y khoa

- Ngày 2-8, Chính phủ đã cho phép Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ, chủ đầu tư của một số bệnh viện tư nhân Hoàn Mỹ tại TPHCM và các tỉnh thành phía Nam, thành lập trường Đại học Y khoa Hoàn Mỹ, trường đại học y khoa tư nhân đầu tiên của Việt Nam sau giải phóng

Theo thông tin từ Tập đoàn Hoàn Mỹ, trường dự kiến sẽ bắt đầu tuyển sinh vào mùa thu năm 2012 với số lượng tuyển sinh ban đầu là 100 sinh viên. Trường sẽ liên kết, hợp tác với một số trường y khoa của Mỹ như Đại học Y khoa Illinois ở Chicago, Đại học Y khoa Kansas, Đại học Y khoa Tufts để thực hiện chương trình giáo dục y khoa 4 năm. Vì thế, tiêu chuẩn thi tuyển đầu vào là cử nhân sinh học hoặc tương đương, có trình độ tiếng Anh khá tốt

Tập đoàn hiện đang chuẩn bị khởi công khu liên hợp trường - viện trên diện tích 6 hec ta ở khu đô thị tây bắc Củ Chi, TPHCM. Trong thời gian chờ khu này hoàn thành, dự kiến trong vòng 5 năm, sinh viên của trường sẽ được đào tạo y học cơ bản tại cơ sở y khoa của tập đoàn ở trung tâm TPHCM và sẽ thực hành tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, 60 Phan Xích Long, quận Phú Nhuận. Bệnh viện này sẽ được khai trương vào cuối năm 2011

Hoàn Mỹ chưa công bố tổng vốn đầu tư cho khu liên hiệp trường - viện nhưng cho biết chỉ tính riêng vốn đầu tư cho lập hệ thống phòng thí nghiệm, phòng thực hành mô hình bệnh viện, thư viện điện tử.. cho cơ sở đào tạo cơ bản tại trung tâm TPHCM đã lên đến 100 tỉ đồng

Tập đoàn này hiện có 2 bệnh viện, 2 phòng khám đang hoạt động và 1 bệnh viện sắp khai trương ở TPHCM cùng ba bệnh viện ở Cần Thơ, Cà Mau và Đà Lạt
 
Last edited:
Khởi động làn sóng FDI đầu tư vào y tế

Thương vụ Fortis Healthcare mua cổ phần chi phối tại bệnh viện Hoàn Mỹ được chú ý bởi hoạt động (M&A) trong lĩnh vực y tế khá im lặng

Tập đoàn Fortis Healthcare đang tiến hành cuộc đối thoại để mua cổ phần kiểm soát tại Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ của Việt Nam. Theo đó, các cổ đông của Hoàn Mỹ có kế hoạch bán hơn 50% cổ phần của Tập đoàn trong thỏa thuận định giá Hoàn Mỹ khoảng 100 triệu USD

Hoàn Mỹ hiện quản lý 5 bệnh viện, 2 phòng khám và nhiều cơ sở khác tại Việt Nam. Được biết, tháng 10/2009, Quỹ DWS Vietnam Fund thuộc Deustche Bank và VinaCapital, mỗi quỹ đầu tư 10 triệu USD vào Tập đoàn Hoàn Mỹ

Hiện tại, các bên liên quan từ chối bình luận về thương vụ mua cổ phần của Hoàn Mỹ. Đại diện của VinaCapital cho biết, vụ Fortis Healthcare mua cổ phần tại Hoàn Mỹ chưa đi đến kết thúc và nếu không có gì thay đổi thì đến giữa tháng này sẽ có những thông tin cụ thể hơn

Theo một nguồn tin riêng của Báo Đầu tư, lãnh đạo của các bên đã làm việc với nhau tại Ấn Độ, nhưng chưa gặp gỡ tại Việt Nam để hoàn thiện những vấn đề về pháp lý và tài chính

Lý do thương vụ Fortis Healthcare mua cổ phần chi phối tại bệnh viện Hoàn Mỹ được chú ý bởi hoạt động mua bán – sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực y tế khá im lặng. Tuy nhiên, trước đó đã có sự hiện diện của không ít nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực y tế

Chẳng hạn, Công ty TNHH Y tế Viễn Đông, chủ đầu tư Bệnh viện Pháp – Việt tại TP.HCM đang tiếp tục mở rộng quy mô, sau gần 5 năm đi vào hoạt động. Đại diện của Bệnh viện Pháp – Việt cho biết, Bệnh viện đang xây dựng mở rộng thêm 3 tầng lầu. Dự kiến, tòa nhà mở rộng này sẽ hoàn chỉnh vào cuối tháng 9/2011

Theo ông Nguyễn Trung Thành, Đại sứ Việt Nam tại Singapore, Việt Nam còn có thể tận dụng dòng vốn đầu tư trực tiếp từ các tập đoàn y tế hàng đầu của Singapore, bởi phía đối tác cũng đang thể hiện ý định đầu tư các bệnh viện tại một số địa phương, như Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Hải Phòng

Theo một nguồn tin riêng của Báo Đầu tư, Thomson Medical (Singapore) đang là một trong những ứng cử viên để trở thành nhà tư vấn, quản lý cho một dự án bệnh viện tại Khu đô thị mới Nam Thăng Long (Ciputra Hà Nội) và họ đang tìm đối tác trong lĩnh vực y tế để tiếp tục hợp tác

Mới đây, Parkway Health (Singapore), tập đoàn y tế tư nhân hàng đầu châu Á trở thành nhà quản lý cho Khu y tế kỹ thuật cao TP.HCM (do liên doanh Hoa Lâm – Shangri-La đầu tư)
 
Last edited:
Tập đoàn Ấn Độ chi 64 triệu USD mua 65% CP Y khoa Hoàn Mỹ

- Theo thông tin trước đó, Hoàn Mỹ có kế hoạch bán khoảng hơn 50% cổ phần của tập đoàn với giá khoảng 100 triệu USD

Tập đoàn Fortis Healthcare của Ấn Độ đã mua 65% cổ phần của Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ với giá 64 triệu USD

Theo thông tin trước đó, các cổ đông của tập đoàn có kế hoạch bán khoảng hơn 50% cổ phần của tập đoàn trong thỏa thuận định giá của Hoàn Mỹ khoảng 100 triệu USD

Fortis đang có kế hoạch mở rộng hoạt động ra khắp thế giới và hiện đang sở hữu các phòng khám và bệnh viện tại nhiều nước châu Á như Úc, Hồng Kông, Singapore

Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ vốn được hỗ trợ bởi ngân hàng Deutsche Bank AG. Quỹ DWS Vietnam Fund thuộc Deustche Bank và VinaCapital Investment Management, mỗi quỹ đầu tư 10 triệu USD vào tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ để giành được tổng số 40% cổ phần vào tháng 10/2009
 
Last edited:
700 tỷ đồng đầu tư cho bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Ngày 31/3, Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn Premier – một trong những bệnh viên tư nhân có quy mô hiện đại nhất tại TP Hồ Chí Minh, đã khai trương đi vào hoạt động

Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn có tổng vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng, được xây dựng trên diện tích 2.168m2, tổng diện tích sàn xây dựng là 18.550m2. Bệnh viện được thiết kế hợp lý với kỹ thuật y khoa hiện đại, ứng dụng phương pháp quản lý hiệu quả

Theo Bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ, bệnh viện này có quy mô 200 giường, 42 phòng khám, 8 phòng mổ, phục vụ được 2.000 bệnh nhân mỗi ngày

Bệnh viện có những dịch vụ nổi bật như: mổ tim hở, thay khớp, phẫu thuật nội soi, thần kinh cột sống, tán sỏi thận. Máy móc thiết bị tại đây được nhập từ các nước tiên tiến, trong đó có máy chụp điện toán cắt lớp MSCT 64 lát cắt, máy chụp cộng hưởng từ MRI 1.5 tesla, máy chụp mạch máu xóa nền kỹ thuật số DSA, máy chụp X-quang kỹ thuật số…

Ông Đồng Ngọc Khanh, Giám đốc bệnh viện cho biết thêm: bệnh viện có 544 nhân viên, trong đó có 124 bác sĩ và 46 giáo sư bác sĩ, chuyên gia hợp tác thường xuyên. Ông cam kết sẽ nhanh chóng nắm bắt những kiến thức mới nhất về y khoa trên thế giới, đồng thời hoàn thiện lề lối làm việc với cung cách quản lý hiện đại để phục vụ tốt nhất cho bệnh nhân

Ông Vishal Bali, Tổng giám đốc Tập đoàn y khoa quốc tế Fortis – đơn vị liên doanh với Tập đoàn Hoàn Mỹ, khẳng định Fortis sẽ tiếp tục tập trung đầu tư công nghệ chuyên sâu vào Hoàn Mỹ để trở thành một bệnh viện chuẩn, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh hơn nữa

Bác sĩ Phạm Viết Thanh, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết: TP Hồ Chí Minh hiện có 101 bệnh viện, trong đó có 34 bệnh viện tư nhân. Với việc có thêm bệnh viện Hoàn Mỹ được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, công suất đầu tư lớn (hơn 3,5 tỷ đồng/giường bệnh), ông tin tưởng bệnh viện sẽ đóng góp tích cực vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân thành phố, tham gia vào các hoạt động khám chữa bệnh từ thiện, tham gia hỗ trợ y tế tuyên quận huyện và nghiêm chỉnh chấp hành luật bảo vệ môi trường

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên nhấn mạnh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế rất quan tâm tới công tác xã hội hóa về y tế, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cơ sở y tế ngoài công lập hoạt động và phát triển

Cả nước hiện đã có 133 bệnh viện ngoài công lập, trên 30.000 phòng khám ngoài công lập, hoạt động khá hiệu quả, góp phần quan trọng vào những thành tựu chung của ngành y tế, góp phần giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến Trung ương

Thứ trưởng mong muốn Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn đoàn kết, phát huy hết khả năng chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và tình thương đối với người bệnh, tận tình chăm sóc bệnh nhân, trở thành địa chỉ tin cậy của nhân dân
 
Last edited:
Ấn Độ sẽ cấp thuốc chữa bệnh miễn phí

- Từ tháng 10, tất cả bệnh nhân tại các cơ sở chữa bệnh nhà nước ở Ấn Độ sẽ được cấp miễn phí nhiều loại thuốc chữa bệnh

Được Thủ tướng Manmohan Singh ủng hộ, Chương trình thuốc chữa bệnh miễn phí cho mọi người sẽ có kinh phí gần 286 tỷ rupee (khoảng 5 tỷ USD) trong 5 năm tới

Bộ Y tế đã gửi danh sách 348 loại thuốc, bao gồm thuốc chữa AIDS, thuốc giảm đau, thuốc gây mê, thuốc an thần… tới các bang để họ xây dựng danh mục thuốc cấp miễn phí cho phù hợp

Các bang sẽ trực tiếp mua thuốc từ nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu thông qua đấu thầu công khai. Thuốc sẽ có nhãn “không bán” trên bao bì. Khoảng 75% chi phí sẽ do các trung tâm y tế địa phương chi trả, phần còn lại do bang chịu trách nhiệm

Ấn Độ đang xây dựng các phác đồ điều trị tiêu chuẩn để tránh điều trị không cần thiết hoặc không phù hợp
 
Last edited:
Richard Chandler Corp chi 80 triệu USD mua Y khoa Hoàn Mỹ


Một trong những thương vụ doanh nghiệp Việt “bán mình” cho nước ngoài đình đám nhất năm 2011 là việc Fortis Healthcare của Ấn Độ chi ra 64 triệu USD để sở hữu 65% cổ phần Y khoa Hoàn Mỹ, một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam

Chưa đầy 2 năm sau thương vụ trên, theo trang Economic Times của Ấn Độ thì Fortis đang thương lượng bán số cổ phần của Hoàn Mỹ cho Richard Chandler Corp, một tập đoàn đa ngành có trụ sở tại Singapore. Giá trị của thương vụ vào khoảng 80 triệu USD

Người quen với những thương vụ khủng

Tại Việt Nam, Richard Chandler Corp (RCC) được biết đến qua 2 thương vụ đầu tư vào FPT và Masan Group thông qua công ty con Orchid Fund (nay đổi tên thành Orchid Capital Investments)

Tháng 10/2010, Orchid Fund mua 20 triệu cổ phiếu Masan Group với giá 49.000 đồng/cp. Giả sử không mua bán gì thêm thì hiện khoảng đầu tư này có trị giá trên 100 triệu USD với mức lãi hơn gấp đôi so với giá đầu tư (lâu năm cổ phiếu Masan ít khi xuống dưới mức 100.000 đồng/cp)

Sau đó, Orchid Fund tiến hành gom 10,7% cổ phần và là cổ đông lớn nhất của FPT. Số cổ phần này có trị giá khoảng 64 triệu USD theo thị giá hiện tại. Bà Lê Nữ Thùy Dương, Phó TGĐ công ty Golf Long Thành, được RCC ủy quyền tham gia vào HĐQT FPT

Ông chủ của RCC, tỷ phú Richard F. Chandler (54 tuổi) là một tỷ phú gốc New Zealand nhưng cư trú tại Singapore. Theo Forbes, hiện Richard Chandler là người New Zealand giàu thứ 2 và là người giàu thứ 5 tại quốc đảo Singapore

Năm 2012 là năm đáng buồn đối với vị tỷ phú này khi giá trị tài sản tụt từ mức 4,6 tỷ USD vào tháng 3/2012 xuống còn 2,85 tỷ USD vào tháng 3/2013


Em trai của Richard, ông Christopher cũng là một tỷ phú với tài sản 1 tỷ USD. Hai người ban đầu cùng kế thừa cơ nghiệp từ cha mình sau đó thành lập Sovereign Global với hoạt động chính là đầu tư vốn

Đến năm 2006, hai người có mâu thuẫn nghiêm trọng đã chia tách công ty. Richard thành lập Orient Global, sau đó đổi tên thành RCC như ngày này. Còn Christopher thành lập Legatum Capital, đặt trụ sở ở Dubai

Lấn sân vào y tế

Hoạt động kinh doanh của RCC hiện được tổ chức thành 4 mảng bao gồm: Năng lượng & Môi trường; Hàng tiêu dùng; Dịch vụ tài chính và Y tế

RCC mới đầu tư vào mảng y tế từ năm 2009 với việc thành lập Viva Healthcare, hiện hoạt động tại Philippines, Indonesia, Ai Cập và Kenya

Trong các lĩnh vực còn lại, RCC đầu tư vào nhiều công ty và ngân hàng lớn trên thế giới như LG Group, Gazprom, SK Corporation, Mizuho, UFJ Holdings, Citigroup, Bank of America

Trong năm 2012, RCC đã có nhiều thương vụ lớn vào lĩnh vực năm lượng và chi 112 triệu USD mua 13,4% cổ phần của Union Bank of Nigeria

Hoạt động kinh doanh của gia tộc Chandler khởi thủy từ năm 1903 khi ông của Richard lập một công ty quảng cáo tên là Chandler & Co

Năm 1972, Robert R. Chandler, cha của Richard đã mở một của hàng bách hoá mang tên Chandler House tại Hamilton. Sau đó, hai con trai của của ông là Richard và Christopher Chandler đã tiếp quản cơ ngơi từ người cha

Richard chính thức trở thành CEO của Chandler House khi tuổi đời mới có 24.Bốn năm sau, 2 anh em đã mở rộng công việc kinh doanh sang thiết kế thời trang, sản xuất, hệ thống phân phối bán lẻ bao gồm 10 nhà kho và 4 văn phòng tại Auckland, Wellington, Christchurch và Dunedin

Tổng số nhân công đã lên tới 200 người.Năm 1986 chứng kiến bước chuyển đổi mục tiêu quan trọng trong công việc kinh doanh khi 2 anh em Richard và Christopher bắt đầu chú tâm vào việc đầu tư vốn

Họ đã xoá bỏ công ty buôn bán đang phát triển để thành lập nên quỹ Sovereign Global. Những năm tháng bươn chải trước đó đã giúp cả 2 có những kinh nghiệm quý báu khi tiến ra một sân chơi rộng lớn hơn mang tính toàn cầu

Kể từ đó, Sovereign Global bắt đầu tham gia nhiều thương vụ đầu tư lớn, có thể kể đến như những bất động sản ở Hồng Kông năm 1987, sau cuộc vỡ bong bóng tài chính nhà đất tại đặc khu kinh tế này

Richard đã nhắm đúng thời điểm để đầu tư khi thị trường có những dấu hiệu hồi phục đầu tiên. Sau đó là những thương vụ đầu tư vào Brazil năm 1991 trong thời kỳ siêu lạm phát, tham gia đầu tư tái thiết thị trường nước Nga năm 1994 theo xu hướng chuyển sang nền kinh tế thị trường

Tiếp theo nữa là những thương vụ đầu tư lớn vào hệ thống ngân hàng Nhật Bản, Ấn Độ, hệ thống điều hành doanh nghiệp của Hàn Quốc.Năm 2006 là một năm quan trọng khi 2 anh em nhà Chandler có những mâu thuẫn không thể giải quyết và họ đã chia tách Sovereign Global thành 2 phần riêng biệt

Richard nắm khu vực đầu tư vào các nước ở khu vực châu Á, thành lập quỹ đầu tư với tên Oriented Global, đặt trụ sở tại Singapore. Còn Christopher lập nên Legatum Global có trụ sở tại Dubai

Đến năm 2010, sau hơn 100 năm kể từ ngày người ông của mình thành lập nên công ty quảng cáo Chandler & Co, Richard đã đổi tên Oriented Global chính thức thành Richard Chandler Corporation


KAL
 
Last edited:
Chandler mua lại 80% cổ phần của Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ
- Ông David Walker, CEO của Công ty Chandler cho biết vừa hoàn tất thủ tục mua lại 80% cổ phần của Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ trị giá 99 triệu USD

Công ty Chandler có trụ sở tại Singapore, hoạt động trong lĩnh vực y tế, năng lượng, môi trường, hàng tiêu dùng và dịch vụ tài chính. Hiện Chandler có hoạt động tại châu Á, châu Âu, châu Mỹ, Trung Đông và châu Phi

Trong lĩnh vực y tế, Chandler đang vận hành các cơ sở tại Indonesia, Philippin và Kenya trước khi tiến hành đầu tư vào Hoàn Mỹ tại Việt Nam

Hệ thống y khoa Hoàn Mỹ là hệ thống y tế tư nhân được thành lập từ năm 1997. Đến nay, Hoàn Mỹ có 5 bệnh viện và 4 phòng khám với khoảng 800 giường bệnh

Việc Chandler đầu tư vào Hoàn Mỹ nằm trong chiến lược phát triển thành nhà cung cấp dịch vụ y tế hàng đầu khu vực Châu Á, ông David Walker cho biết

Năm 2011, tập đoàn y khoa lớn thứ 3 của Ấn Độ là Fortis Healthcare đã bỏ ra 64 triệu USD để mua 65% cổ phần của Hoàn Mỹ. Fortis đang bắt đầu thoái vốn ở nhiều bệnh viện khác và tái cơ cấu lại danh mục bằng việc bán đi các tài sản của tập đoàn ở Việt Nam và Hồng Kông (Trung Quốc) nhằm thu về khoản 400 triệu USD

Trước đó Fortis cho biết đã đồng ý bán toàn bộ 65% cổ phần của Hoàn Mỹ cho Chandler với mức giá dự kiến là 80 triệu USD

Hoàn Mỹ là một trong những Tập đoàn Y khoa tư nhân lớn nhất Việt Nam. Ngoài Fortis, còn có Quỹ DWS Vietnam Fund của Deustche Bank và Quỹ Vinacapital là cổ đông lớn (nắm giữ tổng cộng 40% cổ phần)

Đình Bắc
 
Last edited:
Đằng sau thương vụ mua đi bán lại bệnh viện Hoàn Mỹ
- Ngày 12.6, tập đoàn Fortis Heathcare (Ấn Độ), đã ra thông cáo báo chí chính thức nhượng lại 65% cổ phần của công ty cổ phần y khoa Fortis Hoàn Mỹ cho Richard Chandler, tập đoàn đầu tư New Zealand có trụ sở tại Singapore


Richard Chandler đã trở thành nhà đầu tư chiến lược của tập đoàn Hoàn Mỹ, liệu họ có đầu tư thật sự vào y tế Việt Nam hay chỉ là tiếp nối câu chuyện mua đi bán lại kiếm lợi. Câu trả lời còn ở phía trước

Sáp nhập hay mua đi bán lại là chuyện bình thường trong lĩnh vực đầu tư. Thế nhưng câu chuyện của Fortis Healthcare lại gây ồn ào vì sự ra đi quá chóng vánh của tập đoàn nước ngoài này

Không hấp dẫn !

Thật vậy, cuối năm 2011 sự kiện Fortis Healthcare mua lại 65% cổ phần của Hoàn Mỹ với giá 64 triệu USD đã gây ít nhiều chú ý, vì Hoàn Mỹ là một tập đoàn y tế tư nhân lớn nhất Việt Nam. Càng chú ý hơn nữa khi nhiều người kỳ vọng với tiềm lực kinh tế mạnh và kinh nghiệm đầu tư của một tập đoàn y tế lớn nhất Ấn Độ, Fortis sẽ thổi luồng sinh khí mới cho thị trường chăm sóc sức khoẻ Việt Nam, mang lại ít nhiều cơ hội phát triển cho nền y tế nước nhà. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Fortis phải chia tay dù thương vụ đầu tư này giúp họ lãi 16 triệu USD (Richard Chandler mua lại 80 triệu USD)

Hai năm lãi 16 triệu USD, số tiền lãi có thể lớn với nhiều nhà đầu tư, nhưng đối với tầm cỡ của Fortis Healthcare, dường như nó chẳng là gì, đặc biệt trong bối cảnh tập đoàn này đối mặt với một số vấn đề tài chính

Thật vậy, cùng với việc rút khỏi Việt Nam, vừa qua Fortis Healthcare cũng đang thoái vốn ở nhiều thị trường khác để thu về 400 triệu USD nhằm tập trung vào bốn thị trường chính: Singapore, Mauritius, Sri Lanka và Dubai

Câu hỏi đặt ra ở đây: Phải chăng so với những quốc gia khác, thị trường chăm sóc sức khoẻ Việt Nam không hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài? Trả lời một tờ báo trong nước, một chuyên gia tài chính giấu tên cho biết, thật ra khi vào Việt Nam Fortis cũng muốn trở thành nhà đầu tư lâu dài, thế nhưng với thời gian tập đoàn này nhận ra mọi chuyện không diễn ra như họ mong đợi, vì thế họ quyết định ngưng lại

Trở ngại

Tuy nhiên, nhìn sự kiện Fortis rút khỏi Việt Nam, một chuyên gia hiểu biết về thị trường sức khoẻ Việt Nam (giấu tên) chia sẻ với Sài Gòn Tiếp Thị: “Câu chuyện ở đây là nhà đầu tư nước ngoài có thực lòng muốn làm ăn lâu dài ở Việt Nam hay không, hay họ chỉ diễn vở kịch tạo ra những giá trị ảo để mua đi bán lại kiếm lợi”

BS Phan Thanh Hải, chủ tịch hội Hành nghề y tư nhân TP.HCM, băn khoăn: “Trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay, đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ rất khó khăn. Làm phòng khám quy mô nhỏ may ra còn có lợi, chứ làm bệnh viện thì nguy cơ thua lỗ rất lớn”

Theo BS Hải, khó khăn lớn nhất với nhà đầu tư nước ngoài hay tư nhân vào thị trường chăm sóc sức khoẻ là không tìm ra được nguồn nhân lực chất lượng cao

Thật vậy, báo cáo tổng quan chung ngành y tế do bộ Y tế và các đối tác phát triển y tế thực hiện vào năm 2011, cho thấy chất lượng đào tạo nhân lực ngành y nước ta còn nhiều hạn chế do các trường đào tạo chưa đi theo những xu hướng mới về giáo dục y khoa; thiếu tài liệu, vật liệu giảng dạy; giảng viên thiếu và không được đào tạo thường xuyên

Do thực trạng trên, nên bác sĩ ra trường hàng năm tuy nhiều, nhưng số bác sĩ giỏi lại rất ít, khó được các bệnh viện tư nhân tuyển dụng. Không tìm được nhân lực giỏi, phần lớn bệnh viện tư nhân phải “chèo kéo” bác sĩ giỏi từ khu vực công lập, tạo ra những quan hệ khó kiểm soát và có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.

ThS. BS Trương Vĩnh Long, giám đốc bệnh viện đa khoa Fortis Hoàn Mỹ Sài Gòn, nói: “Bác sĩ giỏi Việt Nam đếm trên đầu ngón tay, nếu không tìm được nhân lực giỏi, bệnh viện tư nhân ở Việt Nam khó thu hút được bệnh nhân”. “Vậy giải pháp đưa bác sĩ giỏi nước ngoài vào Việt Nam thì sao ?”, chúng tôi đặt câu hỏi. Theo BS Long, điều này rất tốn kém và còn bị ràng buộc bởi quy định của luật Khám chữa bệnh

Theo đó bác sĩ nước ngoài muốn hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam thì phải biết tiếng Việt thành thạo; trường hợp không biết tiếng Việt thành thạo thì phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng và có người phiên dịch. BS Long nói: “Ai xác nhận người nước ngoài nói được tiếng Việt thành thạo ?

Trường hợp không nói được tiếng Việt dĩ nhiên phải có phiên dịch, nhưng tìm người phiên dịch y khoa thời nay đâu dễ. Nếu có khả năng này, người ta làm chuyện khác thu nhập cao hơn”

Cần thông thoáng

Tiếp xúc với người viết, gần như tất cả những người quản lý các bệnh viện tư nhân hiện nay đều băn khoăn chuyện nhân sự chất lượng cao. BS Nguyễn Hữu Tùng, người sáng lập tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ, cho biết dù có chính sách, quy định nhưng việc hợp tác y tế công tư hiện nay khó xảy ra. Ông nói: “Nhiều bác sĩ giỏi làm việc ở bệnh viện công chưa hết công suất, nhưng khi đặt vấn đề hợp tác và tận dụng đội ngũ này, lãnh đạo của họ thường từ chối chúng tôi”

BS Trương Vĩnh Long chia sẻ, cách đây 30 năm Malaysia cũng trải qua giai đoạn như y tế Việt Nam hiện nay. Nhưng từ khi chính phủ tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài vào, giờ đây nền y tế nước này đã cất cánh, qua mặt cả Thái Lan, thu hút lượng ngoại tệ rất lớn từ dịch vụ y tế du lịch. Ông Long nhìn từ một góc cạnh khác, nếu có đầu tư mạnh mẽ từ nước ngoài, bệnh viện mới xây dựng được những chuẩn quốc tế về chất lượng bệnh viện như JCI (Joint Commission International), từ đó mới liên kết đưa bệnh nhân từ nước ngoài sang điều trị. Nếu y tế tư nhân phát triển, y tế công lập sẽ bị cạnh tranh, từ đó nền y tế mới phát triển và mang lại lợi ích cho bệnh nhân

Thế nhưng, điều đó chỉ xảy ra khi những nhà quản lý y tế tạo điều kiện cho cạnh tranh công bằng giữa y tế công lập và y tế tư nhân, đặc biệt là có chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế chất lượng cao. Chứ như trong hoàn cảnh hiện nay, theo BS Phan Thanh Hải thì “vô vọng” !

Đúng là vô vọng vì trung tâm y khoa Medic không ít lần muốn hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao với nước ngoài, thế nhưng những ước muốn này lần lượt không thành vì những rào cản của quy định, chính sách

Tương tự, dự án xây dựng trường y khoa tư nhân mà BS Nguyễn Hữu Tùng ấp ủ nhiều năm nay, với mục đích đào tạo nguồn bác sĩ chất lượng cao, cũng khó thành vì thiếu sự tiếp sức từ những nhà quản lý.

Miếng ngon chưa đến phần Việt Nam

Trong khi các nước chung quanh như Singapore, Malaysia, Thái Lan đang phát triển du lịch y tế tạo nên nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước, thì nước ta vẫn chưa có chiến lược nào để tham gia thị trường này dù những nhà quản lý luôn tự hào “bác sĩ Việt Nam không thua gì bác sĩ nước ngoài”

Tại TP.HCM, trung tâm y tế mạnh nhất nước, nhiều năm trước sở Y tế thành phố cũng đặt vấn đề du lịch y tế, theo đó biến bệnh viện đa khoa Sài Gòn thành cơ sở y tế tầm cỡ để thu hút khách du lịch nước ngoài sang chữa bệnh. Thế nhưng ý tưởng này là mơ mộng vì hiện nay bệnh viện đa khoa Sài Gòn vẫn là một cơ sở y tế nhếch nhác, xấu xí giữa lòng trung tâm thành phố

Tuần qua, thêm một thành phố Hàn Quốc đã có mặt tại TP.HCM đặt vấn đề liên kết đưa bệnh nhân Việt Nam ra nước ngoài chữa bệnh. Nước nghèo, nhưng ngoại tệ cứ chảy ra bên ngoài

Phan Sơn
 
Last edited:
Bệnh viện mắt Quốc tế Hoàn Mỹ khám miễn phí cho dân trong 1 tháng
- Bệnh viện Mắt Quốc tế Hoàn Mỹ đã trở thành bệnh viện thứ 15 trong hệ thống 21 bệnh viện và phòng khám của Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ hôm 17-10. Nhân dịp đi vào hoạt động, bệnh viện thực hiện chương trình miễn phí 100% khám mắt ban đầu cho tất cả người dân từ ngày 20-10 đến 20-11, cùng nhiều ưu đãi về dịch vụ cận lâm sàng và phẫu thuật điều trị nhãn khoa

f0ad3_bv_mat.jpg

Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ đã khai trương Bệnh viện Mắt Quốc tế Hoàn Mỹ hôm 17-10, thành viên mới nhất của hệ thống 21 cơ sở khám, chữa bệnh

Hoàn thành vào tháng 10-2018, Bệnh viện Mắt Quốc tế Hoàn Mỹ được đầu tư xây dựng với tổng diện tích gần 5.000 m2 tại quận 3 (TPHCM), bao gồm 2 hầm và 12 tầng nổi, mỗi tầng là một phân khu dịch vụ riêng biệt. Hướng đến mục tiêu xây dựng một bệnh viện mắt theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, có khả năng phục vụ hàng trăm lượt người bệnh thăm khám mỗi ngày, Hoàn Mỹ đã trang bị hệ thống trang thiết bị hiện đại, bao gồm hệ thống máy phẫu thuật khúc xạ, hệ thống phẫu thuật dịch kính võng mạc, máy chụp cắt lớp võng mạc và chụp mạch không cần tiêm thuốc cản quang...

Bệnh viện Mắt Quốc tế Hoàn Mỹ cũng là bệnh viện chuyên sâu về nhãn khoa đầu tiên của Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ. Tập đoàn hiện có hệ thống 21 cơ sở trên khắp cả nước, với hơn 2.500 giường bệnh hoạt động (trên quy mô hơn 3.400 giường bệnh) cùng đội ngũ hơn 800 bác sĩ và 4.000 điều dưỡng và nhân viên hỗ trợ, có khả năng khám, chữa bệnh cho hơn 3.7 triệu lượt bệnh nhân mỗi năm. Các bệnh viện, phòng khám trong hệ thống có thể đáp ứng nhu cầu khám và điều trị kỹ thuật cao cho đa chuyên khoa như: tim mạch, tiêu hóa-gan-mật, sản nhi, cơ xương khớp, nhãn khoa…

Đông Mai
 
Top