What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Bill Clinton & Nội các Do Thái

LOBBY.VN

Administrator
Bill Clinton & Nội các Do Thái​

Bill.jpg



I. Nhóm lợi ích Do Thái trong hoạt động kinh tế và chính trị Hoa Kỳ

Nước Mỹ là quốc gia của người nhập cư, tại Mỹ có rất nhiều sắc tộc người chung sống. Cộng đồng sắc tộc dù sống ở Mỹ, làm việc và định cư ở đây song những nhóm nhập cư đều giữ mối liên hệ với Đất Mẹ, đất nước mà họ ra đi. Họ tập hợp với nhau để tìm cách tác động lên chính phủ Mỹ nhằm lái chính sách của Mỹ theo hướng tích cực cho chính phủ của họ. Trong số các nhóm hoạt động mạnh nhất hiện nay phải kể đến nhóm người Mỹ gốc Phi, nhóm người Mỹ gốc Ailen, nhóm người Mỹ gốc Hy Lạp…trong đó tiêu biểu nhất và hoạt động mạnh nhất là nhóm Do Thái

1. Lịch sử hình thành nhóm Do Thái ở Mỹ

Người Do Thái tuy đã sớm có mặt trong những dòng người di cư đến Mỹ nhưng đến năm 1800 cộng đồng người Do Thái ở Mỹ mới có 2000 người. Sang thế kỷ 19 người Do Thái từ các nước Châu Âu bắt đầu di cư ồ ạt đến đây để chạy trốn phong trào bài Do Thái đang phát triển mạnh ở các nước Châu Âu, đặc biệt là Đông Âu và Nga

Ngày đầu trên đất Mỹ người Do Thái vẫn chịu sự phân biệt đối xử của nhóm sắc tộc khác, trong khó khăn người Do Thái đoàn kết gắn bó, họ vươn lên trong mọi mặt của đời sống, khẳng định vị trí trong xã hội Mỹ

Đến năm 1940 cộng đồng người Do Thái ở Mỹ lên đến 4,2 triệu, người Do Thái vươn lên mạnh mẽ, tạo dựng sức mạnh kinh tế đáng kể. Người Do Thái thành công nắm giữ, sở hữu, kiểm soát ngành tài chính Mỹ và thành công trong những lĩnh vực ngành nghề cao cấp nhất trong xã hội như khoa học công nghệ, luật sư, bác sỹ, nhà quản lý, nhà tư tưởng, nhà ngoại giao…

Sau chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc người Mỹ nói chung và người Do Thái tại Mỹ đều bàng hoàng trước thảm cảnh mà người Do Thái ở Châu Âu phải trải qua dưới thời Hitlet. Các nhóm Do Thái đã tăng cường hoạt động, vận động không chỉ quốc hội và chính quyền Mỹ mà cả công chúng Mỹ tạo nên sự ủng hộ mạnh mẽ trong nước Mỹ cho việc thành lập nhà nước Do Thái. Đây là một trong những nguyên nhân khiến chính quyền Mỹ đã công nhận Israel chỉ 11 phút sau khi nước này chính thức tuyên bố thành lập

Israel nhà nước đầu tiên và duy nhất của người Do Thái được thành lập đã thu hút người Do Thái từ khắp nơi trở về. Đa phần người Do Thái ở Mỹ đã không di chuyển về sống ở Israel mà vẫn ở lại định cư tại Mỹ. Song họ cảm thấy có trách nhiệm với sự tồn vong và thịnh vượng của nhà nước này. Đây không chỉ đơn thuần là một trạng thái tình cảm mà còn là sự gắn kết chặt chẽ về tôn giáo. Hơn thế nữa ủng hộ nhà nước Do Thái được coi là cách tốt nhất để người Do Thái khẳng định “chất Do Thái” và bản sắc cộng đồng của mình

2. Tiềm lực kinh tế của nhóm Do Thái ở Mỹ

Người Do Thái ở Mỹ có mặt và thành công trong mọi lĩnh vực kinh tế. Người Do Thái trở thành cộng đồng được đào tạo tốt nhất và có thu nhập cao nhất trên toàn nước Mỹ. 37% người Do Thái có thu nhập bình quân trên 85 000 USD/năm trong khi số này chỉ là 13% đối với phần còn lại của dân số Mỹ

Trong lĩnh vực tài chính, lĩnh vực huyết mạch và có vai trò chi phối sự phát triển của nền kinh tế Mỹ hiện đại, người Do Thái đã tạo lập và duy trì được một ảnh hưởng rất lớn. Ba nhà kiến trúc sư quan trọng nhất của hệ thống tiền tệ, tài chính Mỹ hiện nay đều là người Do Thái
.
Paul Warburg người viết đạo luật dự trữ liên bang, Emamuel Goldenweiser người đã điều khiển hoạt động của Cục dự trữ Liên Bang (FED) trong suốt 30 năm đầu và Harry Dexter While người đã có công thành lập quỹ tiền tệ Quốc Tế (IMF). Hiện nay hoạt động của FED phụ thuộc chặt chẽ vào 8 ngân hang của 8 gia đình Do Thái. Với sức mạnh này nhóm Do Thái có thể gây sức ép trực tiếp lên bất cứ một chính quyền nào

Nhóm Do Thái còn nắm giữ sức mạnh khác đó là giới truyền thông, thông tin đại chúng. Người ta tính cứ 36 người Mỹ mới có một người Do Thái song gần như tất cả những người”định hình nên khái niệm về thực tế, về cái tốt và cái xấu, cái có thể và cái không thể cho công chúng Mỹ” đều là những người Do Thái. Họ nắm trong tay 3 công ty lớn nhất trong ngành truyền hình Mỹ là Amerian Broadcasting Companies(ABC), Columbia Broadcasting System(CBS), National Broadcasting Company(NBC) và 8/10 công ty giải trí lớn nhất của Mỹ tiêu biểu là các tập đoàn Time Warner, Walt Disney, Paramount, 20th Century Fox, Columbia Pictures, Viacom Inc và MCA Inc

Người Do Thái cũng nắm trong tay hang chục tờ báo trong đó quan trọng nhất là 3 tờ: Thời báo New York, Nhật báo phố Wall và tờ Bưu điện Washington cùng hang chục các nhà xuất bản sách trên khắp nước Mỹ. Hai đế chế công nghệ và truyền thông của thời đại Internet là Google và Facebook cũng là do người Do Thái sáng lập. Những nhà công nghệ sáng lập đã nhận sự các khoản đầu tư mạo hiểm từ cộng đồng Do Thái giai đoạn đầu để phát triển công ty lớn mạnh như ngày nay


Do hoạt động của chính quyền Mỹ đặc biệt là trong lĩnh vực đối ngoại phụ thuộc và chịu tác động lớn từ những thông tin mà họ có nên nắm được lĩnh vực này nhóm Do Thái đã gián tiếp tác động đến toán bộ hoạt động của chính quyền Mỹ. Bên cạnh đó thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhóm Do Thái còn tác động đến toàn bộ công chúng Mỹ

Người Do Thái với tài năng và trí tuệ của mình qua hàng trăm năm đã nắm giữ và kiểm soát tất cả các giá trị vô hình và là nền tảng sức mạnh quốc gia của Mỹ. Khác với giá trị văn hóa Do Thái, giá trị văn hóa Việt nam thường ủng hộ việc sở hữu các tài sản hữu hình như đất đai, khoáng sản, chiếm hữu tư liệu sản xuất. Gia đình, dòng họ, xã hội thường ngưỡng mộ những cá nhân chiếm hữu được nhiều tài sản nhất, những người cả cuộc đời theo đuổi mục tiêu xây dựng các giá trị vô hình thường không được tôn trọng

Nguồn tài nguyên lớn nhất của người Do Thái đó là nguồn lực con người và nguồn tài nguyên trí tuệ, sang tạo không bao giờ cạn. Đó là nền tảng giá trị tạo nên sức mạnh, thành công trên mọi lĩnh vực của dân tộc Do Thái

3. Mạng lưới quan hệ nhóm Do Thái toàn cầu

Người Do Thái ở Mỹ ủng hộ Israel còn vì một nỗi sợ rằng, một ngày nào đó họ sẽ bị buộc phải rời Mỹ đi tỵ nạn như điều đã từng thường xuyên xảy ra với tổ tiên của họ và với chính họ. Khi đó Israel sẽ là một đảm bảo cho họ rằng dù có chuyện gì xảy ra thì người Do Thái vẫn luôn có một mái nhà thực sự của mình – Nhà nước Israel

Dân tộc có cùng một đức tin, khát vọng, cùng một nền văn hóa lâu đời đó là những giá trị kết nối dân tộc Do Thái suốt 2000 năm lưu lạc khắp thế giới. Mỗi người Do Thái trên khắp thế giới liên kết với nhau tạo nên sức mạnh tập thể, sức mạnh đó giúp họ chiến thắng được các dân tộc hung mạnh trên thế giới có quy mô dân số và lãnh thổ lớn hơn Israel rất nhiều lần

Hệ tư tưởng chính trị cao nhất mà dân tộc này theo đuổi đó là sự to do, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, mọi người dân Do Thái ở khắp nơi trên thế giới có mong muốn đất nước Israel trở nên hùng mạnh, được các dân tộc và quốc gia khác nể trọng

Người Do Thái sống tập trung ở các quốc gia phát triển nhưng tài sản và hoạt động kinh doanh của họ trải rộng khắp toàn cầu. Các tập đoàn kinh tế Do Thái khắp thế giới liên kết với nhau hiệu quả dựa trên đức tin của cả dân tộc giúp cho các tập đoàn kinh tế Do Thái có ảnh hưởng toàn cầu, chi phối các quốc gia khác

Tại Việt nam doanh nhân Do Thái đã có hoạt động kinh doanh mạnh mẽ sau khi Việt Nam mở cửa đầu năm 90, doanh nhân Do Thái đã bắt đầu sở hữu các giá trị cốt lõi của Việt nam như tham gia lĩnh vực thương mại nông sản café, hạt tiêu, gạo, cao su, sở hữu các bất động sản du lịch nổi tiếng…tham gia gián tiếp thông qua hoạt động đầu tư tài chính ở nhiều lĩnh vực của nền kinh tế

II. Quốc hội Mỹ & Vùng đất bị chiếm đóng của Israel

Hệ thống chính trị Mỹ với sự phân chia quyền lực giữa 3 nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp theo hướng “kiểm soát và cân bằng” là điều kiện hình thành và phát triển các nhóm lợi ích

Cơ chế kiểm soát cân bằng không phép bất cứ một nhánh nào giành được quá nhiều quyền lực hoặc sử dụng không đúng quyền lực của mình trong các quyết sách chính trị. Cả tổng thống và quốc hội đều có thể sử dụng nguyên tắc “Một người đề nghị, người kia bác bỏ”

Hiểu được văn hóa chính trị Mỹ các nhóm lợi ích Do Thái có thể tác động đến nhánh lập pháp để ngăn cản hoặc thúc đẩy nhánh hành pháp thực thi một chính sách nào đó hoặc ngược lại

Thượng nghị sỹ, Hạ nghị sỹ Quốc hội tạo dựng ví trí trong quốc hội dựa trên hoạt động thu hút phiếu bầu của cử chi. Để được bầu hay được tái đắc cử các ứng viên phải luôn chứng tỏ mình là đại diện tốt cho quyền lợi của cử chi, bảo vệ các lợi ích của cử chi. Các ứng cử viên cần vận dụng tất cả các kênh vận động tranh để định hướng lá phiếu của cử chi

Trong một nền chính trị thực dụng như ở Mỹ hiện nay các ứng viên phải trông chờ vào sự vận động dồn phiếu của các nhóm lợi ích. Chi phí vận động tranh cử đắt đỏ và ngày càng tăng trong các cuộc bầu cử ở Mỹ buộc các ứng cử viên phải dựa vào sự ủng hộ tài chính của các nhóm lợi ích. Chính vì điểm này nên ảnh hưởng của các nhóm lợi ích càng được tăng cường, đặc biệt khi nhóm có nguồn lực kinh tế mạnh và khả năng huy động phiếu cao như trong nhóm Do Thái

Với sức mạnh kinh tế to lớn cho phép các nhóm Do Thái giữ quan hệ với gần như tất cả các đại biểu quốc hội. Đa số các nghị sỹ quốc hội nhận nhận các khoản đóng góp tranh cử của nhóm Do Thái

Khi các nhóm Do Thái cần vận động chính sách ủng hộ Israel và lợi ích của nhóm Do Thái ở nước Mỹ cũng như toàn cầu, các nghị sỹ thay mặt cho nước Mỹ phải có trách nhiệm trả nợ cho những người đã giúp họ thắng cử

Các nhóm Do Thái trực tiếp đưa người của mình tham gia vào hoạt động của quốc hội Mỹ,. Trong quốc hội luôn có 10% thượng nghị sỹ và 7% hạ nghị sỹ là người Do Thái

Hoạt động vận động hành lang của nhóm Do Thái ở Mỹ hiệu quả đến mức suốt 60 năm từ ngày thành lập nhà nước Israel mọi chính sách của quốc hội và chính phủ Mỹ luôn ủng hộ Israel. Mỹ ủng hộ Israel trên mọi hoạt động ngoại giao quốc tế, thiên vị Israel trong các vấn đề hòa bình Trung Đông. Các nhà ngoại giao quốc tế, đặc biệt là các nhà ngoại giao các nước Arap không thể hiểu nổi tại sao các chính sách đối ngoại của Mỹ luôn bị chi phối với mong muốn của Israel. Người ta cảm tưởng rằng chính sách đối ngoại của quốc hội và chính phủ Mỹ được xây dựng ở Tel Aviv và được thông qua ở Washington. Quốc hội Mỹ như là một vùng đất bị Israel chiếm đóng, hoạt động vì lợi ích của Israel

Thành công của hoạt động vận động hành lang của nhóm Do Thái tại Mỹ là hình mẫu hiệu quả mà các nhóm vận động hành lang nước ngoài khác tại Mỹ theo đuổi


III. Bill Clinton & Nội các Do Thái

1. Sức mạnh tri thức, trí tuệ và năng lực của lãnh đạo Do Thái

Cộng đồng Do Thái còn được biết đến là cộng đồng có chiến lược xây dựng hệ thống lãnh đạo tốt nhất ở Mỹ. Nhóm Do Thái biết cách lựa chọn trong cộng đồng của mình những cá nhân có tố chất lãnh đạo tốt. Ngay từ nhỏ nhóm Do Thái đã sử dụng nguồn tài chính của cộng đồng tài trợ cho các cá nhân có tố chất lãnh đạo này được đào tạo tốt nhất. Học hành trong các trường học danh giá nhất của nước Mỹ, học đại học, thạc sỹ hay tiến sỹ tại các trường đại học hàng đầu nước Mỹ và hàng đầu thế giới

Những nhân tố lãnh đạo này được tạo điều kiện tham gia lãnh đạo trực tiếp các tổ chức kinh tế của người Do Thái ở Mỹ, các tập đoàn ngân hàng, tài chính lớn nhất toàn cầu. Các công ty công nghệ, công ty truyền thông, tập đoàn đa quốc gia…

Những nhân tố lãnh đạo này được thế hệ người Do Thái thành công dìu dắt, được tham gia đóng góp và điều hành các quan trọng khi còn rất trẻ. Từ thực tế nhóm lãnh đạo này đã trưởng thành, họ có năng lực cao hơn rất nhiều so với nhóm bạn cùng trang lứa của nhóm dân tộc khác đang sinh sống trên đất Mỹ

Những cá nhân được lựa chọn này được đào tạo để trở thành nhà lãnh đạo trong các tổ chức kinh tế xã hội trọng yếu của nước Mỹ trong tương lai. Thế hệ lãnh đạo trẻ này sẽ tiếp tục bảo vệ và duy trì lợi ích của người Do Thái ở Mỹ trong tương lai rất xa

Cộng đồng Do Thái ở Mỹ đã thành công hơn cộng đồng các dân tộc thiểu số khá vì họ có tầm nhìn đạo tạo ra những cá nhân có tài năng, trí tuệ đủ tầm lãnh đạo nước Mỹ. Nước Mỹ cường quốc số một thế giới, trở thành nhà lãnh đạo nước Mỹ có nghĩa là các hạt giống lãnh đạo Do Thái trở thành người lãnh đạo thế giới

2. Nội các Do Thái

Nhìn lại lịch sử nước Mỹ và lịch sử chính trị của Bill Clinton chúng ta có thể hiểu được tại sao Bill Clinton có trở thành tổng thống nước Mỹ. Ngay từ khi còn trẻ Bill Clinton đã có tham vọng trở thành một tổng thống Mỹ trong tương lai, ông đã có chiến lược để hiện thực hóa điều đó. Bill Clinton đã tiếp cận được các nhóm lợi ích Do Thái, ông được các nhóm lợi ích Do Thái ủng hộ

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1992 là cuộc bầu cử đầu tiên ở Mỹ sau thời kỳ chiến tranh lạnh. George H.W. Bush hay còn gọi là Bush Cha lúc đó đã phản đối quốc hội thông qua khoản viện trợ 6,9 tỷ USD để giúp di cư người Do Thái ở Nga và Đông Âu trở về Israel. Ngay lập tức các nhóm vận động hành lang Do Thái đã hành động, ủng hộ Bill Clinton, chi tiền vận động phiếu bầu, loại bở Bush Cha

Bill Clinton trở thành tổng thống Mỹ hai nhiệm kỳ (1993-2001) là một trong những thành công nổi bật của nhóm vận động hành lang Do Thái trong nền văn hóa và chính trị Mỹ

Bill Clinton cần trả ơn những người đã đưa Bill lên, Bill cần xây dựng nội các mạnh giúp ông điều hành nền kinh tế Mỹ phát triển. Cộng đồng người Do Thái đã chuẩn bị sẵn cho Bill những nhà lãnh đạo tài năng nhất nước Mỹ để Bill đưa vào hệ thống chính quyền của mình

Chính phủ của Bill Clinton được coi là chính phủ thân Do Thái nhất trong lịch sử nước Mỹ, 35 % thành viên nội các của Bill là người Mỹ gốc Do Thái. Người Do Thái đã gọi đây là “Thập kỷ vàng của người Do Thái trong nền chính trị Mỹ”, chỉ trong 8 năm cầm quyền Bill Clinton đã bổ nhiệm số quan chức Do Thái bằng tất cả số các quan chức mà tất cả các đời tổng thống trước đã từng bổ nhiệm

Quan chức Do Thái có mặt ở trong tất cả các vị trí nhạy cảm như

-Bộ trưởng Bộ ngoại giao
-Bộ trưởng Bộ tài chính
-Bộ trưởng Bộ quốc phòng
-Bộ trưởng Bộ thương mại
-Bộ trưởng Bộ Lao động
- Bộ trưởng Nông nghiệp
- Giám đốc CIA

Thành viên hội đồng an ninh quốc gia, cố vấn an ninh quốc gia, đại sứ Mỹ ở hơn 30 quốc gia quan trọng trên thế giới là người Mỹ gốc Do Thái. Người Do Thái tác động lên chính sách đối ngoại của Mỹ với thế giới, chính sách đối ngoại của Mỹ trở thành vũ khí bí mật hỗ trợ các tập đoàn kinh tế Do Thái mở rộng ảnh hướng đến mọi ngóc ngách thế giới

Nước Mỹ với vai trò siêu cường số một thế giới về kinh tế, chính trị, quân sự, các chính sách của chính quyền Mỹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, sự ổn định chính trị và an ninh của nhiều quốc gia trên thế giới

Chính phủ một quốc gia nước ngoài có chiến lược xây dựng đội ngũ vận động hành lang tại Mỹ điều hiểu rằng “Hiểu và tác động đến chính sách của chính phủ hay thái độ của Mỹ có thể sẽ đem đến các khoản viện trợ kinh tế, quan sự quan trọng, cơ hội để mua vũ khí hay sự hậu thuẫn tối cần thiết tại các thể chế tài chính tiền tệ quốc tế và Liên Hợp Quốc”

Chính phủ nhiều quốc gia đã vận động thành công khi họ biết phải chơi với nhóm lợi ích nào đủ năng lực tác động lên chính sách đối ngoại Mỹ. Nhóm lợi ích Do Thái được các chính phủ nước ngoài lựa chọn, xây dựng kênh quan hệ lợi ích mật thiết để vận động các chính sách đối ngoại có lợi cho họ như quyền tiếp cận nguồn tài chính Mỹ, tiếp cận công nghệ và thị trường Mỹ…

Mối quan hệ ngoại giao, chính trị và lợi ích kinh tế của Việt nam với Mỹ ngày càng lớn, thương mại 2 chiều năm 2010 đạt gần 18 tỷ USD. Hoạt động vận động hành lang Việt nam tại Mỹ ngày càng quan trọng, phương thức tiếp cận vận động hành lang của Việt nam như thế nào doanh nghiệp và người dân không hề biết. Xây dựng cơ chế thông tin như thế nào để doanh nghiệp và mỗi công dân Việt hỗ trợ chính phủ thực hiện các chiến lược vận động hành lang thành công tại Mỹ. Chính phủ Việt nam giành được các chính sách ưu đãi đặc biệt cho chính phủ và quốc hội Mỹ sẽ mang lại cơ hội phát triển rất lớn cho cả nền kinh tế Việt nam

Lobby Israel Club: Bài viết được hoàn thành dựa trên tư liệu một trong những khóa luận suất sắc nhất của Học Viện Ngoại Giao Việt Nam trong 10 năm gần đây của tác giả Phạm Quốc Đạt. Khóa luận phân tích làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Mỹ với Israel và ảnh hưởng của các nhóm lợi ích Do Thái trong nền chính trị Mỹ

Tác giả cho rằng trong một thế giới phát triển và thay đổi liên tục như hiện nay những kiến thức về hoạt động ngoại giao, kiến thức về các nền chính trị quốc tế, yếu tố chính trị của từng quốc gia trên thế giới không còn là kiến thức đặc thù, chỉ một nhóm người tinh hoa trong xã hội biết đến. Kiến thức ngoại giao chính trị quốc tế cần phổ biến để mỗi người dân có hiểu biết về thế giới, mỗi cá nhân sẽ xây dựng chiến lược xác định giá trị của mình trong mối quan hệ toàn cầu đó

Mỗi công dân Việt nam có tư duy, chiến lược toàn cầu sẽ giúp cho nền kinh tế Việt nam hội nhập toàn cầu nhanh nhất và sẽ mang lại nhiều thành công hơn nữa cho quá trình phát triển đất nước


Tran Dai Thang
Lobbyist Manager - Lobby Israel Club
Mobile: 0122.6699.668
Website: http://Israel.com.vn
 
Ảnh hưởng của nhóm Do Thái tới quá trình
Thực thi chính sách Israel của chính quyền Clinton​

RealAmericansdefendIsrael.jpg

Thứ nhất: Nhóm Do Thái đã có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ lên chính sách Israel của chính quyền Bill Clinton và các bước triển khai chúng. Quan điểm và thái độ của nhóm trong các vấn đề quan hệ song phương giữa hai nước như vấn đề viện trợ cũng như trong các vấn đề mà hai bên có liên quan cụ thể là tiến trình hòa bình Trung Đông đã trở thành một nhân tố đầu vào quan trọng mà tất cả các nhà hoạch định và thực thi chính sách Israel của Mỹ phải tính đến. Các nhóm Do Thái đã thành công trong việc lái các chính sách của chính quyền Mỹ theo hướng có lợi nhất cho Israel. Trên thực tế nhóm đã thực hiện được mục tiêu mà nhóm đặt ra đó là củng cố mối quan hệ thân thiết giữa Mỹ và Israel trong đó “là một người bạn của Israel hay ủng hộ Israel đồng nghĩa với một điều gì đó thực sự đơn giản rằng: tự Israel sẽ quyết định khuôn khổ quan hệ của mình với các nước láng giềng và Mỹ sẽ ủng hộ bất cứ khuôn khổ nào mà Israel đưa ra”

Thứ 2: Nhóm Do Thái đã có tác động lên cả Quốc hội và Nhà Trắng hai cơ quan có vai trò chính trong việc hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại nói chung và chính sách Israel nói riêng của Mỹ. Trong 8 năm nhiệm kỳ của Bill Clinton quốc hội đã ủng hộ và thông qua mọi khoản viện trợ dành cho Israel mà chính quyền đề nghị thậm chí còn thông qua các khoản viện trợ nhiều hơn yêu cầu ban đầu của chính quyền. Quốc hội Mỹ cũng thường xuyên bày tỏ thái độ ủng hộ Israel và nhiều lần đã gây sức ép với chính quyền để chính quyền có những chính sách ủng hộ Israel nhiều hơn nhất là trong các vấn đề đàm phán hòa bình. Về cơ bản chính quyền, đặc biệt là tổng thống cũng chịu ảnh hưởng lớn từ các nhóm Do Thái cho nên mọi phản ứng gây sức ép hay chỉ trích Israel đều rất nhẹ nhàng. Chính quyền Mỹ cũng đã liên tục đứng về phía Israel và bảo vệ nước này trên các diễn đàn quốc tế đặc biệt là tại Liên Hiệp Quốc

Thứ 3: Ảnh hưởng của nhóm Do Thái đã làm cho chính quyền Bill Clinton và Tổng thống không thực hiện được một số mục tiêu đã đề ra trong chính sách khu vực. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng tổng thống Clinton vẫn không thực hiện được mục tiêu đề ra ban đầu là dàn xếp để các bên có thể ký kết được một hiệp định toàn diện và lâu dài chấm dứt cuộc xung đột dai dẳng giữa Israel và các nước Arap. Ông đã phải rời Nhà Trắng khi mà tiến trình hòa bình Trung Đông bị đổ vỡ, làn song bạo lực đẫm máu lại nổ ra, còn quân đội Israel lại có mặt khắp các vùng đất và thành phố tự trị của người Palestine. Không những thế uy tín của Mỹ đối với các nước trong khu vực bị suy giảm, làn song chống Mỹ, bài Mỹ nổ ra khắp nơi trong thế giới Arap

Thứ 4: Các nhóm Do Thái tác động đến chính quyền Mỹ thông qua đó tác động lên chính sách Israel của Mỹ theo nhiều cách khác nhau trong đó có hiệu quả nhất là thông qua bầu cử và số lượng quan chức Do Thái trong chính quyền. Thông qua bầu cử các nhóm Do Thái với túi tiền lớn đã tạo dựng được một “Tổng thống thân Do Thái nhất trong lịch sử nước Mỹ” Tổng thống Bill Clinton bị giới hạn hành động do ông mang ơn nhóm Do Thái. Trong cả hai kỳ bầu cử(1992, 1996) 78% phiếu của người dân Do Thái đã bầu cho ông và khoảng 60% quỹ vận động tranh cử của ông là từ các PAC của nhóm Do Thái và cộng đồng Do Thái ở Mỹ. Còn tại Quốc hội đa số các nghị sỹ đều nhận tiền của nhóm Do Thái do vậy quan điểm của người Do Thái có sức nặng nhất định đối với các lựa chọn chính sách và lá phiếu của họ khi thông qua các văn bản có liên quan đến Israel. Số tiền ủng hộ các ứng cử viên trong bầu cử được công bố công khai chỉ là phần nổi của tảng băng. Còn thực tế số tiền mà nhóm Do Thái huy động được sẽ lớn hơn nhiều đặc biệt nếu tính vào đó các khoản không thuộc mục chi trong các năm bầu cử như quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, các ưu đãi dành cho các nghị sỹ, quan chức, Nhà Trắng và gia đình họ…Đây cũng là đặc điểm của hoạt động vận động hành lang vốn là hoạt động sau hậu trường, không rõ rang đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến tiền bạc, tài chính

Mặt khác khó có thể không có sự thiên vị trong chính sách của Mỹ với Israel khi mà đa số các thành viên nội các và những bộ phận có liên quan trực tiếp đến chính sách Trung Đông của Mỹ do Tổng thống chỉ định đều là những người Do Thái. Từ bộ trưởng Bộ ngoại giao đến Bộ trưởng Bộ quốc phòng, từ cố vấn An ninh Quốc gia đến Đặc phái viên về tình hình Trung Đông hay đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc đều là người gốc Do Thái. Tờ báo Hebrew ở Jesuralem đã mô tả phái đoàn Mỹ đến Trung Đông để làm nhiệm vụ trung gian hòa giải dẫn đầu bởi đặc phái viên Denis Ross là một phái đoàn của người Do Thái. Còn tại Quốc hội ngoài 10% thượng nghị sỹ và 7% hạ nghị sỹ là người Do Thái trong khi các Nghị sỹ khác thường đều có ít nhất một nhân viên giúp việc hay một cố vấn là người Do Thái. Rất nhiều trong số các cố vấn và nhân viên này đã được thực tập hay đào tạo trước tại AIPC

Như vậy nhóm Do Thái nói riêng và các nhóm lợi ích nói chung đã trở thành một trong 3 đỉnh tam giác hoạch định chính sách công nói chung và chính sách đối ngoại nói riêng ở Mỹ. Nó là nhân tố đặc biệt quan trọng trong quá trình chọn giải pháp và thông qua chính sách của cả Quốc hội và Tổng thống. Đây là một đặc điểm cần tính đến khi xem xét chính sách đối ngoại của Mỹ với bất cứ một quốc gia nào trên thế giới
 
Ảnh hưởng của nhóm Do Thái tới quá trình
Thực thi chính sách của chính quyền George Bush​

bush_israel.jpg


Thứ 1: Các cơ sở cho ảnh hưởng của nhóm Do Thái từ thời chính quyền Clinton vẫn còn tồn tại. Mặc dù số lượng quan chức trong chính quyền George Bush là người Do Thái không nhiều như trong thời kỳ Clinton nhưng sức mạnh quan trọng nhất là sức mạnh kinh tế của người Do Thái vẫn đang được củng cố. Tuy trong cuộc bầu cử tổng thống đóng góp của người Do Thái cho quỹ vận động tranh cử của Bush không có tính chất quyết định nhưng cũng chiếm trên 34% tổng số tiền quyên góp được của các PACs ủng hộ Israel. Còn ở Quốc hội tiếng nói của các nhóm Do Thái vẫn có ảnh hưởng vô cùng lớn. Hơn thế nữa sau sự kiện 11/9 tâm lý chống Hồi giáo ở Mỹ lại có phần mạnh them làm phần đông công luận ủng hộ Israel. Theo điều tra mới đây của tớ USA Today phối hợp với CNN là Gallup Poll có 50% người được hỏi ủng hộ Israel trong khi chỉ có 15% nói thông cảm với Palestine

Thứ 2: Nhóm Do Thái có them đồng minh tự nhiên là nhận thức chính trị của Bush và bộ máy nhân sự của ông cũng như sự tương đồng về mục tiêu với nhóm vận động hành lang tổ hợp công nghiệp quân sự.Tổng thống Bush và bộ máy nhân sự của ông là những người Cộng hòa lại đa phần là các quan chức quốc phòng vốn luôn được coi là cứng rắn, bảo thủ. Trong chính sách đối ngoại chính quyền Bush lấy chủ nghĩa hiện thực chính trị làm nền tảng nhấn mạnh việc xử dụng và dựa vào sức mạnh để củng cố vị trí của Mỹ trên phạm vi toàn cầu. Đường lối chính sách của chính quyền Bush khá phù hợp với đường lối cứng rắn của Sharon và đảng Kikud cực hữu nên các chính sách của Israel về cơ bản sẽ được sự hậu thuẫn của Mỹ. Vì vậy AIPAC sẽ có thể tranh thủ một cách có lợi tư duy chính trị này của đội ngũ lãnh đạo quốc gia

Bên cạnh đó nhóm Do Thái cũng nhận được sự ủng hộ từ phía các tổ hợp công nghiệp quân sự. Đây chính là nhóm có quan hệ mật thiết với chính quyền Bush là nhóm đưa ông lên nắm quyền. Vì vậy nhóm có tiếng nói khá quan trọng trong chính sách đối ngoại của chính quyền Bush. Nhóm này không muốn khu vực Trung Đông có hòa bình vì sẽ mất đi các hợp đồng vũ khí béo bở, đồng thời đây cũng là nhóm ủng hộ mạnh mẽ viện trợ an ninh của Mỹ cho các nước trong đó đặc biệt là cho Israel

Thứ 3: Tổng thống Bush và các nghị sỹ đều có nhận thức rõ rang về sức mạnh của nhóm Do Thái. Với tổng thống George Bush các bài học của các tổng thống tiền nhiệm trong thế kỷ 20 đặc biệt của chính người cha đi trước vẫn luôn còn mới. Còn đối với các nghị sỹ chắc chắn họ chưa quên được các chiến dịch của nhóm Do Thái nhằm loại bỏ những người chống Israel ra khỏi quốc hội như trường hợp của thượng nghị sỹ Percy. Tổng thống Bush và các nghị sỹ thừa hiểu sức mạnh của nhóm Do Thái cũng như các hậu quả có thể có của việc chống lại ý chí của nhóm này đối với tương lai chính trị của mình. Vì vậy cả tổng thống và các nghị sỹ vẫn sẽ tiếp tục tìm cách tranh thủ nhóm Do Thái một cách có lợi nhất cho mình. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ tiếp tục ủng hộ quan điểm của nhóm Do Thái trong chính sách Israel nói riêng và khu vực Trung Đông nói chung
 
Bill Clinton - Kẻ đúng thời cơ​

Lá số tử vi Ông Bill Clinton

Lúc 8 giờ 51 sáng ngày 19 tháng 8, 1946, tức giờ Thìn ngày 23 tháng 7 năm Bính Tuất

Bé trai Bill Clinton khóc oe oe chào đời tại tiểu bang Arkansas Hoa Kỳ. Cậu được đặt cùng tên với cha, William Jefferson Blythe, vì cha cậu đã chết trong một tai nạn ba tháng trước khi cậu sinh ra đời. Bốn năm đầu cậu được gửi ở nhà ông bà ngoại trong khi mẹ cậu vật lộn tìm miếng sống với nghề y tá ở một nơi khác. Bốn năm sau, mẹ cậu tái giá với một người đàn ông làm nghề bán xe tên Roger Clinton và hai người mang cậu về nuôi. Cậu lấy tên William (tức Bill) Clinton từ đó. Người cha ghẻ Roger Clinton là một tay nghiện rượu, nên mẹ con Clinton nhiều lúc bị hành hạ rất khổ sở. Nhưng đến năm 15 tuổi ta (tức 14 tuổi tây) Bill Clinton bỗng nổi gan chống lại những hành động vô lý của người cha ghẻ, và từ đó được đối xử rất lịch sự

Tuổi ấu thơ rất đặc biệt của Bill Clinton hiện rõ qua cung phụ mẫu. Thái Âm (tượng mẹ) chính cung hãm địa may được Triệt hóa giải được tự hóa Khoa nên mẹ biết xoay xở trong khó khăn và có nghề nghiệp. Trong khi đó Thái Dương (tượng cha) hãm địa không có gì cứu giải từ Dậu chiếu về thêm Hỏa Tinh (lửa dương) ngộ Tuyệt rất xấu, cộng với Lộc Tồn hết sức bất lợi cho mọi cung liên quan đến thân nhân chuyện cha chết sớm xét cũng hợp lý thôi

Năm 15 tuổi đại hạn ở phụ mẫu nên được cách Thái Âm tự Khoa khôn ngoan, thêm tiểu hạn ở cung phúc đức có Kình Hổ (liều lĩnh) cộng với Xương Thai Cáo Khoa (khéo léo), nhờ đó mà thoát được cảnh địa ngục trần gian như đã kể để thành tựu lớn sau này

Cung mệnh tưởng không có gì đặc biệt, Phủ bị Triệt và Liêm Trinh hóa Kỵ có vẻ rất phá cách. Thế nhưng Kỵ vào tứ mộ dầu mang hơi hướng xấu vẫn khó hoành hành thêm nhờ Đà La đắc địa nên suy tính thâm trầm biết tránh họa, nhất là được cả cặp Tả Hữu một chính một xung dễ có vây cánh mạnh mẽ. Tóm lại mệnh phải coi là tốt

Yếu tố quyết định trong trường hợp này là hai cung quan lộc và tài bạch. Quan Lộc được cách Vũ Tướng có Hữu chiếu về đã dễ thở rồi, lại thêm Mã Khốc Khách ngộ Tràng Sinh Song Hao đắc địa đúng là cách của kẻ may mắn giật được thời cơ trong tay kẻ khác. Run rủi làm sao năm 47 tuổi (1992) đại hạn ở cung quan lộc do đó tiểu hạn Nhâm Thân đến cung Dần (hung hăng nhưng không mấy tốt đẹp) mà vẫn thắng lợi bởi ngoài chuyện kinh tế lụn bại ra, có ai ngờ đến chuyện Ross Perot chia phiếu đảng Cộng Hòa ? Nhờ yếu tố bất ngờ này Bill Clinton chỉ được tổng cộng 43% tổng số phiếu mà vẫn hạ George Bush Sr. (38%) để thành vị tổng thống trẻ thứ nhì của nước Mỹ từ trước đến nay. Năm 1996 khi đấu với Bob Dole, Bill Clinton 51 tuổi vẫn còn trong đại hạn quan lộc, thế nên lại chiến thắng oanh liệt thêm một nhiệm kỳ nữa. Giả như chỉ nhích thêm 1 năm thành 52, vào hạn nô bộc thì tình hình đã đổi khác hẳn rồi...

Cung tài bạch rất đáng chú ý vì đây chính là cung thân; định nghĩa phần 2 của cuộc đời. Tử Vi cư Tý là vị trí rất yếu, lại bị Kình Đà xâm phạm không thể là bậc minh quân; mặc dù được Khoa Hữu Xương Khúc Thai Tọa Trường Sinh Mã Khốc Khách chiếu về phù trợ vẫn chắc chắn phải có vết nhơ đáng tiếc

Thế nên mặc dù 8 năm Clinton làm tổng thống kinh tế lên như diều no gió, riêng cá nhân lại đầy lúng túng. Nhiệm kỳ 1 hai vụ Whitewatergate và travelgate tưởng đã lớn đến nhiệm kỳ 2 thì bùng nổ cuộc ngoại tình với cô tập sự Monica Lewinsky bị kết tội coi thường tòa án (Clinton là tổng thống Mỹ đầu tiên phạm tội này) và suýt bị quốc hội truất phế khỏi chức tổng thống năm 1998. Đã thế, khi Clinton hết nhiệm kỳ đến ngày cuối vẫn muối mặt làm một số việc chẳng ra gì, khiến người đời không thể nào không khinh bỉ (muối mặt ân xá cho một số phạm nhân chỉ vì đã lỡ nhận tiền của họ trước đó, tẩu tán một số gia dụng lẽ ra là tài sản quốc gia vân vân...)

Trong khoa tử vi, muốn biết rạch ròi về tính tình ngoài cung mệnh phải đào sâu cung phúc đức. Ở đây ta thấy chính tinh là Tham Lang hãm địa nằm chơ vơ, không được Hỏa Tinh hoặc Linh Tinh phù tá. Tham Lang tượng sự yếu đuối, dễ sa ngã của tâm hồn, lại thêm Thai Vượng nên dễ tác quái. May mà có Văn Xương hóa Khoa là hai sao của đầu óc suy tính, Thai Phụ Phong Cáo là ý muốn thành công và Long Phượng Hổ Cái là niềm tự hào về vị trí cao sang của mình kềm hãm lại, bằng không Kình Dương cư Ngọ (mã đầu đới kiếm yểu chiết hình thương) đã hoành hành khiến Tham Lang Thai Vượng phạm tội ác tầm thường rồi

Nhưng khuynh hướng xấu của phúc đức vẫn phải có nơi phát tiết. Oái oăm làm sao, nơi phát tiết lại là cung nô bộc. Tại sao thế ? Xin thưa vì hai lẽ

Thứ nhất cung nô bộc an ở Dậu có cách Đào Hồng Binh Tướng phụ thêm vào với Thai Vượng của phúc đức thành cách "Thai Vượng Tướng Binh Đào Hồng" nên dễ có oan nghiệt tình dục

Thứ hai chính tinh của cung nô bộc là Nhật Lương hãm địa nên ứng với suy tính sai lầm. Thứ ba, cung nô bộc ở vào vị trí mộc dục của cục (thủy nhị cục dương nam khởi trường sinh ở Thân do đó Mộc Dục ở Dậu) nên đã hơi bấp bênh nhưng trầm trọng hơn là nó cũng ở nhằm vị trí mộc dục của mệnh (mệnh là ốc thượng thổ tức thổ mệnh, khởi trường sinh ở Thân do đó Mộc Dục ở Dậu). Vị trí mộc dục của mệnh gọi là bại địa. Sách có câu "Sinh phùng bại địa, phát dã hư hoa" nói lên cái xấu của vị trí mộc dục của bản mệnh. Nô bộc vì thế suýt trở thành mồ chôn hào kiệt trong trường hợp Bill Clinton

Theo tài liệu thì cuộc tư thông giữa Bill Clinton và cô tập sự Monica Lewinsky xảy ra năm 1995, tiểu hạn ở Tỵ tam hợp với cung nô bộc có các sao Tướng Quân Quốc Ấn, Mộc Dục, Hồng Loan, Thiên Quan nên dễ vọng động tình dục. May vì Lộc Tồn bảo thủ thêm Hỏa phùng Tuyệt mà ngay khi phạm tội đã biết tính đường thoát. Thành thử sau này chối bai bải xong bị bắt quả tang là nói dối mà vẫn thoát tội trong đường tơ kẽ tóc

Năm 1995 (50 tuổi ta) đại hạn còn ở cung quan lộc nên ăn mặn mà chưa khát nước, đến 1998 (tức 53 tuổi) đại hạn đã sang cung nô bộc, tiểu hạn lại có Mã Khốc Khách thành thử mọi việc bùng vỡ thành to lớn. Ngoài việc bị ông tòa Kenneth Starr làm nhục và suýt bị quốc hội truất phế Clinton còn phải bịt miệng Paula Jones bằng một số tiền đáng kể (nghe đâu 850 ngàn mỹ kim) để cho yên việc cô này tố cáo ông xách nhiễu tình dục trước đó. Quả thật là một năm đầy khổ ải

Còn lại một câu hỏi: Clinton đối xử với vợ thế nào ? Theo tài liệu năm 1974 Clinton thử lửa chính trị lần đầu bằng cách ra tranh một ghế hạ viện. Ông thua trận này mặc dù là ứng viên Dân Chủ được nhiều phiếu nhất. Năm sau 1975 ông thành hôn với cô Hillary Rodham (tức bà Hillary Clinton sau này). Sau khi lấy vợ một năm ông lại tranh cử lần này chức Attorney General của tiểu bang Arkansas và thắng cử vẻ vang. Chỉ trừ một bước lùi trong năm 1980. Sự nghiệp chính trị của ông lên như diều kể từ lúc ấy

Đằng Sơn
 
Hillary Clinton - Đàn chị thiên hạ​

Lá số tử vi bà Hillary Clinton

Sinh lúc 8:02 giờ sáng ngày 26 tháng 10, 1947 nhằm giờ Thìn ngày 13 tháng 9 năm Đinh Hợi (mệnh Ốc Thượng Thổ, âm nữ)

Chỉ cần xem theo cách cũ cung mệnh của Hillary đã là phi thường cách: Thiên Cơ ngộ Tuần đắc Tả Hữu Xương Thai Cáo tứ Hóa, Song Lộc (Lộc Tồn chính cung mệnh, hóa Lộc ở quan lộc chiếu). Chỉ có điểm phá là Linh Tinh cư mệnh (Thiên Cơ rất kỵ Hỏa Linh) nên có một số quyết định thiếu suy nghĩ, gây ra hậu quả trầm trọng sau này; thêm Lộc Tồn cư mệnh dù tốt đẹp cũng khiến bản chất có chỗ hẹp hòi. Thân cư tài bạch tốt đẹp có phần hơn cả cung mệnh, Đồng Lương ngộ Tuần đắc Quyền Hữu Xương Khúc Thai Cáo Tam Hóa Song Lộc

Theo cách xem mới, mệnh thêm hai sao tự Quyền (biến từ Thiên Cơ), tự Khoa (biến từ Văn Xương) Tài Bạch (Thân) thêm tự Lộc (biến từ Thiên Lương), quan lộc thêm tự Khoa (biến từ Thái Âm) lá số thật hết sức mạnh mẽ. Đây không phải số đệ nhất phu nhân cũng là đàn chị thiên hạ, đạp lên đầu đám đàn ông tầm thường mà đi, như Lã Hậu, Võ Tắc Thiên. Cùng một lá số cũng có người nọ kẻ kia. Dĩ nhiên bà Hillary là kẻ phi thường trong nhóm phi thường. Nên bà kiêm cả hai: Vừa là đệ nhất phu nhân vừa là đàn chị tối cao của thiên hạ

Nhưng cũng nhờ cách xem mới mà ta nhìn ra nỗi đau lòng của bậc mẫu nghi. Cung phu quân Thái Dương cư Thìn (dương cư dương địa) lại đắc cả bộ tam minh Đào Hồng Hỷ có khác gì ánh nắng mùa xuân chiếu xuống vạn hoa lầu xinh đẹp, chồng thành tựu là quá phải rồi, nhưng sao trời lại oái oăm bắt Thái Dương tự Kỵ ? Còn cung phúc đức nữa. Cung này vô chính diệu, tam hợp hai sao Cự Nhật đều hóa Kỵ cả (tự Kỵ và hóa Kỵ) trong khi cung xung chiếu (tức cung Tài Bạch kiêm Thân) lại tốt quá. Có thể đoán bà Hillary không muốn chỉ là một bóng mờ hạnh phúc bên cạnh người chồng thành công, bởi bà biết rõ rằng nếu giữa hai người có một kẻ phi thường, người ấy phải là bà

Nhưng sách đã có câu má hồng phận bạc, có lẽ sự tự tin của bà Hillary Clinton đã dẫn đến cảnh "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen !" Hậu quả là một cuộc trao đổi xót xa. Muốn được sự nghiệp phải mất đi hạnh phúc

Đời bà Hillary khởi sắc mạnh mẽ từ khi bước vào đại hạn quan lộc (42-51 tuổi, tức 1988-1997). Dễ hiểu bởi đại hạn này tốt quá. Thái Âm là trung thiên đế tinh của phái nữ, miếu địa hóa Lộc thêm tự Khoa, thêm hai Quyền, hai Lộc (tự Lộc và Lộc Tồn), một Kỵ chiếu về, Tướng Ấn Thai Cáo Xương Hữu hội họp, thế khác gì mưa lũ tràn xuống đồng bằng ? Chính trong đại hạn này chồng bà đắc thắng hai cuộc chạy đua vào tòa Bạch Ốc, đưa bà lên chức đệ nhất phu nhân. Không những thế khi còn đang tranh cử cho nhiệm kỳ 1 quần chúng Mỹ và thế giới đã thấy rõ rằng bà sẽ là một nhân vật quan trọng chi phối nhiều quyết định của Bill Clinton sau này

Đại hạn nô bộc (52-61 tuổi, tức 1998-2007) là một khúc quanh to lớn trong đời bà Hillary. Vừa vào đại hạn thì vụ Monica Lewinsky nổ bùng. Một tạp chí chạy tít "Hillary's choice?" (Bà Hillary sẽ lựa chọn thế nào ?) Như để trả lời ta thấy trên TV bà Hillary nghiêm nghị giới thiệu người chồng tội lỗi của mình "Tôi xin giới thiệu tổng thống Clinton, một biểu tượng của sự trung thành !" Nghe lời giới thiệu đầy gượng ép đó người ta hiểu bà đã cố dằn đau đớn mà tha thứ cho chồng. Nạn nhân trực tiếp đã tha thứ cho kẻ phạm tội thì có lý do gì cho đám đông ném đá ? Nên sự tha thứ của bà Hillary trong thời điểm nóng bỏng ấy có thể đã là cái phao cứu sống đời chính trị của Bill Clinton

Nhưng về một phương diện nào đó, lời giới thiệu của bà Hillary vẫn chính xác. Tổng thống Bill Clinton trong hai năm cuối đã tặng cho người vợ độ lượng và tham vọng của mình một món quà hết sức quý giá. Đường vào thượng viện qua ngả New York (mặc dù hai người không phải là dân New York)

Tử Vi nói gì về những việc này ? Thứ nhất cung phu của đại hạn (trong trường hợp này vì đại hạn ở nô bộc nên cung phu của đại hạn ở điền trạch) có Thiên Phủ hãm lại gặp hai khắc tinh là Đại Tiểu Hao, cộng với Riêu Y Mộc Dục liên hệ bất chính khó hòng tránh khỏi. Thế nhưng, như Thiên Lương tiên sinh đã phát hiện, đại hạn thuộc vòng Thái Tuế phải có sự đắc ý. Chính cung yếu quá (Liêm Tham hãm địa) nên phải mượn thế nơi khác. Nơi khác đây là các sao hội họp, được cách Long Phượng Hổ Cái dễ gần sự quyền quý, thêm cách Tử Phá Không Kiếp Kình nên phát bất ngờ là phải. Do đó, như số trời đã an bài từ trước, địch thủ hết sức đáng ngại trong cuộc chạy đua vào thượng viện năm 2000 là Rudolph Guiliani bỗng dưng rút lui, khiến bà Hillary chưa tranh đã thắng, dễ dàng trở thành một trong hai thượng nghị sĩ đại diện tiểu bang New York

Mới vài tuần trước đây báo chí loan tin là cô con gái rượu của hai ông bà Clinton, tức Chelsea Clinton đã tìm được việc làm với đồng lương hàng năm ở mức "tính theo đơn vị của trăm ngàn mỹ kim". Đây lại thêm một thành tựu lớn nữa của bà Hillary Clinton trong đại hạn 52-61

Câu hỏi chót Bà Hillary đối với Bill Clinton thế nào ? Hai người lấy nhau năm 1975. Bà Hillary (lúc ấy là cô Hillary Rodham) 29 tuổi, đại hạn phúc đức ở cung Thân có Đào Hồng Hữu Bật, tiểu hạn ở cung Dậu có Riêu Y Mộc Dục Đại Tiểu Hao đều hợp cách cả. Thế nên đây chính là mối duyên âm dương tiền định sẵn rồi

Trường hợp vợ chồng Bill và Hillary Clinton nhắc lại cho ta một bài học muôn đời. Không có gì toàn hảo ngay cả những người xinh đẹp nhất, giỏi giang nhất, thành công nhất, trong đời thế nào cũng phải gặp những phút giây đầy đau đớn, xót xa và sự tha thứ luôn luôn là biện pháp tốt đẹp hơn hết, bởi đến một lúc rồi tất cả sẽ trôi qua như ảo ảnh phù vân
 
Mỹ phủ quyết dự thảo nghị quyết lên án Israel​

Theo BBC, ngày 19-2, Mỹ đã phủ quyết một dự thảo nghị quyết của khối Ảrập trình HĐBA LHQ lên án các khu định cư của Israel trên lãnh thổ Palestine cũng như việc Tel Aviv cản trở hòa bình. Tất cả 14 thành viên còn lại của HĐBA LHQ đều bỏ phiếu thuận. Đây là lần phủ quyết đầu tiên của chính phủ Tổng thống Barack Obama bất chấp cam kết của ông Obama cải thiện quan hệ với thế giới Hồi giáo

Lá phiếu phủ quyết của Washington đã khiến các nước Ảrập thêm tức giận trong bối cảnh Washington ủng hộ các cuộc biểu tình ở nhiều nước Trung Đông và Bắc Phi. Phát biểu tại khu vực Bờ Tây, Tổng thư ký Tổ chức Giải phóng Palestine, ông Yasser Abed Rabbo là “không thích hợp” và “ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền Mỹ”

Theo đại sứ Mỹ tại LHQ Susan Rice, mặc dù Washington không ủng hộ việc Israel xây dựng các khu định cư mới trên đất Palestine, nhưng việc đưa vấn đề này ra LHQ sẽ “làm phức tạp thêm cho tiến trình hòa đàm vốn đang ngưng trệ giữa Israel và Palestine”
 
Israel xin Mỹ thêm 20 tỷ USD để chặn biểu tình​


Israel định đề nghị Mỹ viện trợ quân sự thêm 20 tỷ USD để giúp nước này đối phó với các mối đe dọa có thể phát sinh từ các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Trung Đông

Trả lời phỏng vấn báo Wall Street Journal, Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak cho biết, Israel đang cân nhắc đưa ra đề xuất trên trong khi thế giới Ả rập xem xét những rạn nứt của "trận động đất lịch sử"

Ông Barak nói, Israel lo lắng những kẻ thù chính của nước này là Iran và Syria có thể những nước cuối cùng cảm nhận được sức nóng của các cuộc nổi dậy. Và rằng, các lãnh đạo mới của Ai Cập - trước sức ép của công chúng, sẽ rút khỏi hiệp ước hòa bình năm 1979 với Israel.
"Vấn đề chất lượng viện trợ quân sự cho Israel trở nên thiết yếu đối với chúng tôi, và tôi tin rằng nó cũng cần thiết với bạn", báo Mỹ trích lời ông Barak nói

Quan chức này còn tuyên bố: "Một Israel mạnh, có trách nhiệm, có thể trở thành nhân tố bình ổn tại một vùng hỗn loạn như thế này". Nếu không đưa ra một đề xuất táo bạo, Israel không thể kiếm thêm viện trợ, ông Barack nói

Israel hiện đã nhận 3 tỷ USD viện trợ quân sự một năm từ Mỹ. Tuy nhiên, bất cứ sự gia tăng nào về viện trợ cũng có thể liên quan tới mối quan hệ giữa Israel và Palestine. Có lẽ có đôi chút ngạc nhiên khi ông Barak nói, Thủ tướng Benjamin Netanyahu dự định đề xuất về một nhà nước Palestine nằm trong biên giới tạm thời

Đây là lần đầu tiên, Israel có kế hoạch phá vỡ bế tắc đàm phán hòa bình về vấn đề Palestine
 
Ngẫm lại "quả bom" trong chính trị Mỹ của Stephen Walt​

israel-lobby-2.jpg

Cuốn sách "Các nhóm vận động hành lang Israel" (Isreal Lobby) GS Stephen Walt, ĐH Harvard cùng cộng sự tác phẩm đã gây tiếng vang lớn trên chính trường quốc tế bởi nó như một quả bom phá vỡ một húy kỵ trong chính trị Mỹ: ảnh hưởng đặc biệt của cộng đồng Do Thái

Trong số ra ngày 23/3/2006, London Review of Books, tờ tạp chí uy tín của Anh, đăng bài luận nhan đề Các nhóm vận động hành lang Israel (The Israel Lobby) của hai học giả danh tiếng người Mỹ (GS. Stephen Walt của ĐH Harvard và GS. John Mearsheimer của ĐH Chicago). Bài luận sau này đã được phát triển thành cuốn sách cùng tên của hai tác giả

Dù đã lường trước, bài viết vẫn vấp phải không ít lời chỉ trích và bác bỏ. Một số nhà phê bình nghi ngờ sự uyên thâm của hai ông và rằng lý lẽ của họ, theo ngôn ngữ của cây bút Christopher Hitchens, "thoáng một thứ mùi không thể lẫn vào đâu được". Dĩ nhiên, mùi đang nói đến ở đây là mùi của tư tưởng chống Do Thái

Tuy nhiên, những nhận định có phần thái quá như vậy về hai tác giả là điều rất đáng tiếc. Dù tựa đề khá khiêu khích, nhưng bài luận dựa trên rất nhiều nguồn chuẩn và gần như "miễn bàn cãi". Nhưng nó lại đưa ra hai luận điểm khác biệt và quan trọng

Trước tiên là sự ủng hộ "đặc biệt" cho Israel suốt nhiều thập niên qua không phục vụ lợi ích cao nhất của Mỹ. Đây là khẳng định còn đang được bàn luận

Nhận định thứ hai của các tác giả gây tranh cãi hơn: Lựa chọn chính sách đối ngoại của Mỹ trong nhiều năm đã bị bóp méo bởi một nhóm gây áp lực từ trong nước mang tên "Israel Lobby" (Nhóm vận động hành lang cho Israel)

Việc một nhóm vận động hành lang Israel quyền lực đang tồn tại là điều khó có thể phủ nhận với những ai am hiểu cách thức hoạt động của Washington. Nòng cốt của nó là Ủy ban Công vụ Mỹ Isreal, cùng với rất nhiều các tổ chức Do Thái quốc gia

Liệu Nhóm vận động hành lang Israel có tác động tới lựa chọn chính sách đối ngoại của Mỹ? Dĩ nhiên là có - đó là một trong những mục tiêu của nhóm. Và nó đã khá thành công: Isreal là nơi tiếp nhận viện trợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ và phản ứng của Mỹ đối với cách hành xử của Isreal hoặc mang tính ủng hộ, hoặc không chỉ trích

Nhưng có phải áp lực phải ủng hộ Israel đã bóp méo các quyết định của Mỹ? Đó là vấn đề đang cần đánh giá. Các nhà lãnh đạo lỗi lạc của Israel cùng những người ủng hộ phía Mỹ đã gây áp lực rất lớn để Mỹ tiến hành cuộc tấn công Iraq; nhưng Mỹ hiện nay có lẽ sẽ vẫn ở Iraq ngay cả khi không có cuộc vận động của Israel

Liệu Israel, theo cách nói của hai tác giả Mearsheimer và Walt, "có là một bên có trách nhiệm trong cuộc chiến chống khủng bố". Có thể có, nhưng đó cũng là điều đáng tranh luận

Bài luận và các vấn đề nó nêu ra về chính sách đối ngoại Mỹ đã được mổ xẻ và thảo luận ở nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, tại Mỹ, đó lại là chuyện khác: giới truyền thông chính thống gần như hoàn toàn im lặng. Tại sao? Mấy lý do đưa ra cũng rất dễ hiểu

Thứ nhất, một báo cáo học thuật tương đối khó hiểu thường khó nhận được nhiều quan tâm chung của độc giả. Tiếp đến là khẳng định về ảnh hưởng của Do Thái đối với chính phủ Mỹ cũng khó có căn cứ xác đáng và cuộc tranh luận về chúng không tránh khỏi thu hút sự quan tâm từ giới cực đoạn chính trị. Và cuối cùng là quan điểm cho rằng Washington dù sao cũng đã đầy những cuộc vận động hành lang kiểu này để gây áp lực lên các nhà hoạch định chính sách và bóp méo lựa chọn của họ

Mỗi lý do trên đều giải thích cho sự thờ ơ ban đầu của báo giới chính thống đối với bài luận của Mearsheimer và Walt. Nhưng chúng không thể lý giải thuyết phục tại sao họ vẫn giữ im lặng ngay cả khi bài viết đặt ra những vấn đề nóng bỏng trong giới hàn lâm, cộng động Do Thái, các tạp chí bình luận, các trang Web, và trong phần còn lại của thế giới

Có một điều khác đang ngự trị ở đây: sự sợ hãi. Sợ bị nghĩ là châm ngòi cho cuộc tranh cãi về "âm mưu Do Thái". Sợ bị nghĩ là chống Israel; và ,vì thế, cuối cùng sợ bị cho là phát ngôn chống Do Thái

Kết quả cuối cùng: việc không thể xem xét một vấn đề lớn trong chính sách công là điều hết sức đáng tiếc. Vì thế, bạn sẽ hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu người châu Âu cũng hào hứng tranh luận chủ đề này như thế? Liệu châu Âu không phải là điểm nóng của những người phản Do Thái vốn luôn tận dụng cơ hội để tấn công Israel và người bạn Mỹ của nước này ?

Nhưng chính David Aaronovitch, cây bút của tờ Thời báo London, dù chỉ trích cả Mearsheimer và Walt, vẫn thừa nhận: "Tôi thông cảm với mong muốn nhìn nhận lại lịch sử của họ, bởi Mỹ đã không thông hiểu hoàn cảnh khó khăn của người Palestine"

Và chính nhà văn Đức Christoph Bertram, một người bạn bấy lâu của Mỹ tại đất nước nơi mọi nhân vật chính phủ đều phải hết sức cẩn trọng khi đánh giá những vấn đề như thế, đã viết trên tờ Die Zeit, "hiếm khi thấy có học giả nào lại khao khát và cam đảm phá vỡ điều cấm kỵ đến thế"

Làm sao có thể giải thích được thực tế rằng ngay tại Israel, các vấn đề khó chịu đặt ra bởi giáo sư Mearsheimer and Walt lại được triệt để "phát sóng" nhất. Chính một nhà báo Israel của tờ Haaretz hàng ngày đã miêu tả các cố vấn chính sách đối ngoại Mỹ Richard Perle and Douglas Feith là "đang duy trì một sự cân bằng mong manh giữa lòng trung thành với chính phủ Mỹ và lợi ích của Israel"

Còn tờ Jerusalem Post bảo thủ thì miêu tả Paul Wolfowitz, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ thời bấy giờ, là "quá thân Israel". Liệu chúng ta có thể kết luận người Israel là "chống chủ nghĩa phục quốc ?"

Tác hại gây ra bởi sự e ngại chống chủ nghĩa Do Thái của Mỹ khi thảo luận về Israel thể hiện ở ba mặt

- Gây hại cho người Do Thái: hoạt động chống Do Thái là thực tế khó phủ nhận. Nhưng không thể chỉ vì lý do đó mà nhầm lẫn với các chỉ trích chính trị nhắm vào Israel

- Không tốt cho Israel: bằng cách đảm bảo sự ủng hộ vô điều kiện, Mỹ khuyến khích Israel hành động bất chấp hậu quả. Phóng viên người Israel Tom Segev đã miêu tả bài viết của Mearsheimer-Walt là ngạo mạn nhưng cũng thẳng thắn thừa nhận: "Họ đúng. Nếu Mỹ để mặc Israel trước đây, cuộc sống hôm nay sẽ tốt hơn... nhóm vận động hành lang Israel tại Mỹ cũng sẽ làm tổn hao lợi ích thực của Israel"

- Nhưng trên tất cả, sự khắc kỷ còn làm hại cho chính Mỹ. Người Mỹ đang phủ nhận sự tham gia của chính mình vào những cuộc đối thoại chuyển động không ngừng trên trường quốc tế

Daniel Levy (từng là nhà đàm phán hòa bình Israel) viết trên tờ Haaretz, bài luận của Mearsheimer-Walt sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh, một sự nhắc nhở về thiệt hại mà việc vận động hành lang của Israel đang gây ra cho cả hai nước

Vì thế, sẽ khó hiểu cho các thế hệ tương lai của Mỹ rằng tại sao sức mạnh to lớn và thanh danh quốc tế của Mỹ lại gắn liền đến vậy với một nhà nước đối tác Trung Đông nhỏ và nhiều tranh cãi

Sẽ khó hiểu với cả châu Âu, Mỹ Latinh, châu Phi và châu Á. Họ sẽ hỏi tại sao Mỹ lại lựa chọn để mất liên lạc với phần còn lại của cộng đồng quốc tế về vấn đề này ?

Mỹ có thể không thích ẩn ý của câu hỏi này. Nhưng nó rất cấp thiết. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến vị thế và ảnh hưởng quốc tế của Mỹ; và không liên quan gì tới chống Do Thái. Mỹ không thể thờ ơ việc này

Đình Ngân
 
Vì sao Obama mất lòng người Do Thái ?​

Từ khi nhậm chức Tổng thống Obama vấp phải không ít khó khăn trong việc lấy lòng người Do Thái. Nhiều nỗ lực cải thiện quan hệ với Israel của ông chỉ khiến cho tình hình thêm phức tạp

Vừa qua, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, kết quả bầu cử tại New York bị ảnh hưởng bởi chính sách với Israel của Tổng thống Obama. Đảng Dân chủ phải nỗ lực hết sức để giành phiếu bầu nhưng đảng Cộng Hòa vẫn chiến thắng tại New York, nơi vốn là "địa bàn" của phe Dân chủ

Trong cuộc thăm dò dư luận trước ngày cuộc bầu cử, đa số cử tri cho rằng vấn đề Israel "cực kỳ quan trọng" trong việc quyết định lá phiếu của họ. Kết quả thăm dò cho thấy ứng viên đảng Cộng hòa Robert Turner chiến thắng với tỷ lệ 71/22. Chỉ có 22% cử tri Do Thái ủng hộ chính sách của Tổng thống Obama với Israel

Thậm chí, thành viên đảng Dân chủ và cũng là cựu thị trưởng New York ông Ed Koch còn ủng hộ ứng viên Turner vì muốn gửi thông điệp phản đối tới Tổng thống Obama về chính sách với Israel

Đây được coi là tín hiệu xấu gửi tới Tổng thống Obama khi ông vừa khởi động chiến dịch tái tranh cử

tg219Obamain.jpg

Tổng thống Obama trong cuộc gặp với Thủ tướng Benjamin Netanyahu tại Nhà Trắng​

"Điểm danh" những lần ông Obama "chọc giận" người Israel:

Tháng 7/2009, Tổng thống Obama đón tiếp các nhà lãnh đạo Do Thái tại Nhà Trắng. Khi đó, ông tìm cách "công khai" quan hệ Mỹ và Israel bởi theo ông, trong 8 năm dưới chính quyền Bush, "không có sự công khai giữa Mỹ và Israel; và quan hệ này chẳng có gì tốt đẹp.

Cũng tại cuộc gặp đó, ông Obama tuyên bố với phía Israel rằng họ cần "tự phê bình một cách nghiêm túc”. Tuyên bố này khiến cho nhiều người choáng váng.

Tháng 9/2009, trong bài phát biểu đầu tiên của mình tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Obama dành 5 lần đề cập đến cuộc xung đột Israel - Palestine mà trong đó, ông tuyên bố rằng: "Mỹ không chấp nhận các khu định cư bất hợp pháp tiếp tục được xây dựng Jerusalem”. Đồng thời, ông cũng chỉ trích các cuộc tấn công bằng rocket vào thường dân Israel .

Tháng 3/2010, khi Phó Tổng thống Joe Biden thăm Israel, nước này công bố kế hoạch mở rộng khu định cư tại Jerusalem - hành động bị coi là "vuốt mặt mà không nể mũi". Sau đó, Tổng thống Obama phát động cuộc "tấn công" kéo dài hàng tuần chưa từng có chống lại Israel và ông Biden lập tức rời Israel.

Cùng thời điểm, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chỉ trích Thủ tướng Benjamin Netanyahu trong một cuộc điện đàm nổi tiếng 45 phút, rằng Israel đã "làm tổn hại đến mối quan hệ song phương”.

Gần như cùng thời điểm, cố vấn của Tổng thống Obama là ông Axelrod chỉ trích Israel, cáo buộc kế hoạch mở rộng khu định cư Do thái là sự "xúc phạm" và "sỉ nhục" Mỹ. Đồng thời, thư ký báo chí Robert Gibbs chỉ trích trên kênh Fox News, buộc tội ông Netanyahu "phá vỡ lòng tin" giữa hai nước.

Mười ngày sau đó, ông Benjamin Netanyahu đến Washington với tuyên bố rằng Israel sẽ không từ bỏ kế hoạch xây dựng 1.600 căn hộ mới cho người Do thái. Động thái này như "gáo nước lạnh" dội vào những hy vọng từ phía Mỹ.

Khi đó, cuộc tranh cãi giữa Mỹ và Israel về việc xây dựng thêm các khu định cư ở Đông Jerusalem khiến một số nhà phân tích băn khoăn rằng, phải chăng Mỹ đang tìm kiếm sự "thay đổi chế độ" với hy vọng, một Chính phủ mới tại Israel có thể kiến tạo hòa bình với người Palestine.

Tháng 4/2010, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu quyết định không tới khỏi hội nghị thượng đỉnh về vấn đề hạt nhân Washington. Ông e ngại sẽ bị chỉ trích về chính sách hạt nhân của nước mình sau khi biết có một số nước như Thổ Nhĩ Kì, Ai Cập và Hy Lạp cũng sẽ tham dự

Tháng 3/2011, ông Obama lại kêu gọi Israel “tự phê bình”, mời các nhà lãnh đạo cộng đồng Do Thái tới Nhà Trắng và hướng dẫn họ "tìm kiếm" sự cống hiến của Israel cho hòa bình thế giới

Tháng 5/2011, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông báo rằng Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg đến thăm Israel, Jesusalem và Bờ Tây. Việc tách riêng ba địa điểm ông James đến thăm đồng nghĩa với việc Mỹ ám chỉ Jerusalem không phải là một phần của Israel

Do lá phiếu của các cử tri Do Thái tại Mỹ rất "nặng" nên việc ông Obama xử lý quan hệ với cộng đồng này và Israel thế nào góp phần quyết định ông có tái nhiệm hay không
 
Bênh Israel - Sai lầm lớn nhất của Obama ?​

Dư luận đang hết sức hồi hộp suy đoán về những đổi thay trong vài tháng tới sau khi Palestine đệ trình đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc với quy chế quốc gia độc lập

Một số người cho rằng, động thái này có thể giúp Palestine có được tư cách thành viên Liên Hiệp Quốc thực sự, một số khác lại khẳng định thắng lợi nếu có cũng mang tính tượng trưng trong không ít người đánh giá, hệ quả của nỗ lực ngoại giao đơn phương sẽ chỉ khiến Palestine gặp khó khăn hơn khi Mỹ và Israel quay sang theo đuổi các chính sách cứng rắn

Theo giới phân tích, dù hệ lụy của hành động đơn phương của Palestine là thế nào thì động thái này chắc chắn sẽ được ghi nhận trong lịch sử nhân loại bởi hai yếu tố mang tính bước ngoặt

Bước ngoặt thứ nhất đó là chiến dịch ngoại giao này khiến cho cuộc xung đột giữa thế giới Arab với Israel biến thành cuộc “so găng” giữa cộng đồng Arab với Israel - Mỹ, để rồi hậu quả sẽ là sự thất bại của liên minh Mỹ - Israel

tg_310_Pa1in.jpg

Chiến dịch ngoại giao đơn phương của Palestine tại Liên Hiệp Quốc sẽ đi vào lịch sử nhân loại​


Chiến lược ngoại giao trong khoảng thời gian dài vừa qua của Mỹ là ủng hộ nhà nước Israel cũng như bảo đảm an ninh cho quốc gia này song vẫn tìm mọi cách để đưa ra được một giải pháp hòa giải cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, theo đó, tạo điều kiện cho Palestine tuyên bố độc lập dựa trên cơ sở biên giới năm 1967

Tuy nhiên, chiến lược đó cuối cùng cũng thất bại thảm hại khi Palestine tự mình đệ trình đơn xin công nhận quy chế quốc gia độc lập tại Liên Hiệp Quốc. Điều đáng chú ý là khi mọi nỗ lực ngoại giao đổ vỡ, Washington “lật bài ngửa” quay sang bênh vực Tel Aviv và thừa nhận rằng, Nhà Trắng coi trọng quyền lợi của Israel hơn của Palestine

Do đó, cân bằng lực lượng trong cuộc xung đột tại Trung Đông lập tức thay đổi với việc thế giới Arab phải đối mặt với thách thức tổng lực của Mỹ Israel

Tuy nhiên, tờ Dailystar nhận định, liên minh này sẽ bị đánh bại, song không phải bằng các phương tiên quân sự như cuộc chiến tranh Arab-Israel hồi năm 1948. Thay vào đó, cuộc xung đột với sự góp mặt của Mỹ sẽ diễn biến một cách hòa bình với việc thế giới Arab cùng những người ủng hộ và anh em của mình trên toàn thế giới sẽ khai thác triệt để giải pháp chính trị để thách thức và lật đổ liên minh Washington – Tel Aviv giống như cách chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid của Nam Phi bị “xóa sổ”

tg_310_pa2in.jpg

Theo Dailystar, liên minh Mỹ - Israel rốt cuộc sẽ bị đánh bại bằng giải pháp hòa bình, giống như cuộc lật đổ chế độ Apartheid tại Nam Phi​

Lý giải cho nhận định này, Dailystar cho rằng, Mỹ giờ công khai ủng hộ quan điểm của Israel về các vấn đề chủ quyền quốc gia, tâm điểm của cuộc xung đột giữa Palestine và Israel và trên quy mô lớn hơn là giữa thế giới Arab và Israel

Điều này khiến cho Mỹ và Israel đi ngược hoàn toàn với quan điểm chung của cộng đồng quốc tế là công nhận nhà nước Palestine nhằm đem lại hồi kết cho các nỗ lực hòa giải bất thành của Washington, đồng thời mang lại công bằng cho tất cả các bên trong cuộc xung đột tại Trung Đông

“Với sự trái khoáy này, liên minh Mỹ - Israel sẽ bị thế giới kịch liệt phản đối và hợp sức chống lại như cuộc lật đổ chế độ Apartheid năm 1991”, Dailystar khẳng định

Bước ngoặt thứ 2 đó là cộng đồng Arab cũng như phần còn lại của thế giới giờ sẽ không do dự trong việc đối đầu với liên minh Mỹ - Israel. Quyền lực mạnh mẽ của liên minh này sẽ không còn là mối đe dọa, ngăn cản những quốc gia phản đối các hành động tội lỗi mà Mỹ và Israel gây ra với Palestine cũng như các nước Arab khác

Lý do cho sự dũng cảm này xuất phát từ thực tế rằng, một lãnh đạo Palestine nhỏ bé như Mahmoud Abbas còn có thể khiến Mỹ và Israel phải lo sợ trong suốt vài tuần qua thì chẳng có lý gì các quốc gia lớn mạnh khác trong thế giới Arab lại không thể đứng lên thẳng thắn chống lại sự chiếm đóng của Israel đối với Palestine cũng như thách thức quan điểm chính trị của Mỹ và Israel

Dailystar khẳng định, nếu những động thái chính trị mạnh bạo như việc đệ trình lên Liên Hiệp Quốc của Palestine kết hợp với làn sóng phản đối của cộng đồng người Arab thì chắc chắn sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đối với Israel và Mỹ, đồng thời đưa cuộc xung đột tại Trung Đông đến hồi kết một cách êm đẹp
 
Bí mật thế giới lobby tại Washington​

- Nếu ảnh hưởng của giới lobby lên chính sách kinh tế đã là tiêu cực thì sự thao túng của dân vận động hành lang đối với chính sách đối ngoại của Washington càng cho thấy mặt trái đen tối hơn của vấn đề

Trong nhiều trường hợp, chính sách đối ngoại Washington không hẳn nằm ở bàn nghị sự Nhà Trắng hay Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mà xuất phát từ kết quả thành công của những tay lobbyist chuyên nghiệp mà tiếng nói của họ thậm chí còn nặng ký hơn cả nghị sĩ; và hậu quả của nó lại ảnh hưởng trực tiếp lên chính nước Mỹ…

Giới lobbyist có thể thao túng chính sách đối ngoại Mỹ ?

Vụ tiết lộ mới đây liên quan việc tình báo Pakistan từng chi đậm (hơn 4 triệu USD) để tạo ảnh hưởng lên chính sách Mỹ đối với vấn đề Kashmir là một ví dụ. Trong vài tiết lộ mới liên quan Libya, bây giờ người ta biết rằng vào giữa năm 2011, Hội đồng chuyển tiếp quốc gia Libya (NTC) đã nhờ hai hãng PR chính trị Patton Boggs và Harbour Group giúp vận động hành lang tìm kiếm hậu thuẫn Washington trong cuộc chiến lật đổ Muammar Qaddafi

Và trước đó chỉ khoảng một năm, Hãng lobby của Randa Fahmy Hudome chính là nơi vận động Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Libya thời chế độ Qaddafi khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố (Randa Fahmy Hudome được Libya chi 300.000USD/quý)… Những chi tiết mâu thuẫn tương tự trong hậu trường lobby chính trị tại Mỹ có thể nói là nhiều vô thiên lủng. Điều đó có thể một phần giúp giải thích tại sao đường lối đối ngoại Mỹ tưởng chừng nhất quán nhưng có khi lại thay đổi 180o. Yếu tố ảnh hưởng bởi thời cuộc đã đành nhưng tác động của giới vận động hành lang rõ ràng không thể bỏ qua…

11-2ds.jpg

Trong chuyến kinh lý Bắc Kinh với tư cách Chủ tịch Hạ viện tháng 5/2009, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi chỉ bàn về các vấn đề liên quan đến thay đổi khí hậu !​

Hạ tuần tháng 9/2011, Nội các Obama chuẩn y việc nâng cấp dàn chiến đấu cơ F-16A/B cho Đài Loan. Ít người biết rằng, đây là kết quả “bán phần” của 9 công ty vận động hành lang chi hơn 1 triệu USD từng miệt mài lobby Quốc hội Mỹ trong suốt thời gian dài. Nổi bật trong số đó là Văn phòng đại diện văn hóa – kinh tế Đài Bắc (TECRO) đóng tại Washington. Hồ sơ Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết, các cựu thượng nghị sĩ Cộng hòa Alfonse D’Amato và Frank Murkowski cùng cựu dân biểu Cộng hòa Vito Fossella là những người nằm trong “bảng lương” Đài Loan

Chuyên gia lobby thuộc Park Strategies (của D’Amato) đã móc nối với các thành viên Quốc hội Mỹ 44 lần và chi tổng cộng 250.000USD từ đầu năm 2011 để thực hiện chiến dịch vận động Washington bán F-16 cho Đài Bắc

Ngoài ra, còn có hãng lobby Orion Strategies của Randy Scheunemann, vốn là cố vấn chính sách đối ngoại trong chiến dịch tranh cử tổng thống của thượng nghị sĩ John McCain năm 2008. Scheunemann đã bỏ túi 78.000USD cho chiến dịch F-16

Một trong những thành công của các công ty lobby trong vụ F-16 là thuyết phục được 181 dân biểu và 45 thượng nghị sĩ cùng hạ bút ký “thỉnh nguyện thư” hối thúc Tổng thống Barack Obama bán “đồ chơi” F-16 cho đồng minh Đài Loan. Tuy nhiên, cuối cùng ông Obama đã thận trọng không bán F-16C/D (loại mới) mà thay vào đó chỉ nâng cấp F-16A/B. Dù không được như ý nhưng dẫu sao cũng thành công phần nào, đối với giới lobby và nó cho thấy tiền chi cho chiến dịch vận động hành lang chẳng phải đổ sông đổ biển…


Gương mặt lobbyist nổi tiếng nhất Washington

Nói đến kỹ năng lobby đối với các vấn đề liên quan chính sách thương mại, có lẽ Kirsten Chadwick thuộc Hãng Fierce, Isakowitz & Blalock là nhân vật thành công nhất Washington hiện thời, người đang đại diện cho nhiều tập đoàn, công ty tên tuổi, từ Ford, Home Depot đến ­JPMorgan Chase…

Gần đây, Chadwick đã đứng sau một hiệp định mậu dịch giữa Mỹ và Hàn Quốc, liên quan đủ lĩnh vực, từ bản quyền, tài chính – ngân hàng đến viễn thông. Với trị giá gần 68 tỉ USD, đây là hiệp định thương mại lớn nhất đối với Mỹ kể từ NAFTA (Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ) năm 1994. Với “đường dây” quen biết Quốc hội phải nói là rất rộng và sâu, Chadwick là một lobbyist có thể chuyển không thành có hoặc ngược lại


Trong nhiều vụ, giới lobby thậm chí đã tạo ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động của giới chức ngoại giao Hoa Kỳ. Hạ tuần tháng 1/2009, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton loan bố việc bổ nhiệm Richard Holbrooke làm “công sứ đặc biệt tại Afghanistan và Pakistan”. Một công sứ ngoại giao Mỹ đối với Nam Á đáng lý phải phụ trách cả Ấn Độ và Kashmir nhưng lần này tại sao lại không ?

Ít người biết việc chức danh chính thức của Holbrooke không có tên “Ấn Độ” là kết quả thành công của một chiến dịch vận động hành lang. Không ưa Holbrooke bởi tin rằng nhân vật này có thiện cảm với Pakistan, Ấn Độ đã bắt đầu chạy cửa sau hậu trường để Holbrooke không dính dáng đến họ trong các sứ mạng ngoại giao chính thức, ngay khi vừa nghe được tin Washington sắp bổ nhiệm ông làm công sứ Nam Á

Để tiến hành chiến dịch lobby, Ấn Độ đã thuê nhiều tay lobbyist chuyên nghiệp trong đó có Hãng BGR vốn từng làm lobby cho New Dehli từ vài năm trước. Từ năm 2005 đến 2009, Ấn Độ đã chi cho BGR khoảng 2,5 triệu USD. Ngoài ra, Tòa đại sứ Ấn tại Washington cũng móc nối với Hãng lobby Patton Boggs…

Khi Trung Quốc thâm nhập Capitol Hill!

Cách đây hơn 10 năm, giới nghị sĩ Mỹ đã cáo buộc Công ty Tàu thủy Trung Quốc (COSO) là một ổ gián điệp lén lút chơi trò bẩn trong các thương vụ “đầu tư” vào Mỹ. Cho nên, các ông nghị Mỹ đã ngăn kế hoạch đầu tư mở rộng cảng Long Beach (California) của COSO. Tuy nhiên, năm 2009, một số nghị sĩ Mỹ bỗng quay ngoắt thái độ khi tán dương COSO

Thượng nghị sĩ Dân chủ John F. Kerry hớn hở hoan hô việc COSO thuê hàng ngàn công nhân Mỹ cũng như giúp môi trường biển Alaska trong sạch. Đứng trong phòng họp Quốc hội, dân biểu Dân chủ Stephen F. Lynch cũng nhiệt liệt khen ngợi COSO hết lời, gọi tay tổng giám đốc công ty này là “đại sứ của nhân dân” đối với nước Mỹ sau khi COSO cứu sống được khu cảng tại Boston…

Vụ trên là một trong những trường hợp cho thấy Trung Quốc đã thành công đáng kể trong các chiến dịch vận động hành lang tại Washington, đến mức một số ông nghị bắt đầu nói rằng chớ nên tiếp tục nghĩ “Trung Quốc là dân Cộng sản” mà hãy nghĩ “người Trung Quốc đơn giản là người Trung Quốc” – như phát biểu của dân biểu Dân chủ Earl Blumenauer đại diện tiểu bang Oregon (Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Oregon, sau Canada – tính đến đầu năm 2009). Sự “đánh giá” lại “vấn đề Trung Quốc” đối với Quốc hội Mỹ còn thể hiện ở một “cử chỉ đẹp” vào tháng 10-2009, khi Quốc hội thông qua nghị quyết tưởng niệm lần thứ 2.560 ngày sinh Khổng Tử !

11-3ds.jpg

Kirsten Chadwick - một trong những tay lobbyist nổi tiếng nhất Washington hiện nay​

Trong 4 năm đầu làm đại sứ tại Mỹ, Chu Văn Trọng (nhiệm kỳ 2005-2010) đã đến thăm khoảng 100 thượng nghị sĩ và dân biểu – điều hiếm xảy ra đối với các đại sứ Trung Quốc tiền nhiệm. Cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, Tòa đại sứ Trung Quốc tại Washington chỉ có một nhà ngoại giao đặc trách các vấn đề liên quan Quốc hội Hoa Kỳ. Gần như mọi “giao dịch” không liên quan chính trị ngoại giao, Tòa đại sứ Trung Quốc đều giao khoán cho các tổ chức thương mại Mỹ chẳng hạn Phòng Thương mại Hoa Kỳ

Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới năm 2001, những nhóm vận động hành lang trên tỏ ra thận trọng và miễn cưỡng giúp Trung Quốc, nước mà bây giờ bắt đầu là đối thủ kinh tế của Mỹ. Điều này khiến Trung Quốc tăng cường công tác vận động hành lang. Năm 2005, khi chuẩn bị ráo riết kế hoạch đấu thầu mua Công ty Dầu Mỹ Unocal, Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc Hải Dương thạch du (CNOOC) đối đầu trực tiếp với Hãng dầu Mỹ Chevron. Lần đó, Trung Quốc quyết định chi đậm, đến 4 triệu USD, để vận động hành lang. Tuy nhiên, cuối cùng, họ thất bại trước Chevron, khi Quốc hội Mỹ thông qua một nghị quyết ngăn cản CNOOC với lý do an ninh quốc gia…

11-1ds.jpg

Quốc hội Mỹ - nơi tập trung tác chiến của giới lobby nước ngoài​


Thời gian gần đây, Trung Quốc đã rút ra được nhiều bài học về kỹ thuật lobby cũng như kỹ xảo chơi trò hậu trường chính trị ở Mỹ. Năm 2009, họ đã khánh thành trụ sở tòa đại sứ mới (chi phí 200 triệu USD) tại Đại lộ Van Ness; tăng cường hoạt động lobby, đồng thời móc nối làm thân với giới chính trị Mỹ. Phòng đặc trách các vấn đề Quốc hội trong Tòa đại sứ Trung Quốc bây giờ có hơn 10 nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Gọi như vậy bởi họ được đào tạo bài bản, hầu hết đều tốt nghiệp đại học Mỹ với khả năng nói tiếng Anh như gió và rành rẽ văn hóa chính trị Mỹ. Cách tiếp cận vấn đề trong kỹ thuật đối ngoại của Trung Quốc cũng bắt đầu khác, linh hoạt hơn. Mềm nắn rắn buông. Đúng kiểu dân chơi đầu có sạn

Năm 2005, khi thượng nghị sĩ Dân chủ Charles E. Schumer và thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey O. Graham đề xuất một dự luật, dọa “chặt” 27,5% thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, trừ khi Bắc Kinh điều chỉnh chính sách định giá nhân dân tệ. Thay vì “rủa” hai nghị sĩ trên Nhân Dân nhật báo như vẫn thường làm trong quá khứ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại trải thảm mời họ sang Trung Quốc. Cuối chuyến công du, Charles E. Schumer nói với các phóng viên rằng, ông sẽ không còn muốn thúc đẩy việc bỏ phiếu dự luật trên(!) và rằng bây giờ ông thấy “lạc quan hơn” đối với cái nhìn về “đất nước và con người” Trung Quốc…

Từ năm 2005-2009, theo Washington Post, lần đầu tiên Trung Quốc đã tổ chức mời tiệc thết đãi giới chính trị gia Mỹ nhiều hơn Đài Loan. Từ năm 2006 đến 2009, Trung Quốc cũng tăng gấp ba tiền chi cho các hãng lobby trong đó có những hãng sừng sỏ như Patton Boggs và Hogan & Hartson (dù vẫn còn thua Đài Bắc)…

Năm 1991, trong chuyến công du Trung Quốc, dân biểu Nancy Pelosi đã tung một băngrôn tại Quảng trường Thiên An Môn với nội dung tưởng nhớ những người chết trong cuộc chính biến năm 1989. Năm 2009, trong chuyến ghé thăm Bắc Kinh với tư cách Chủ tịch Hạ viện, bà Pelosi dù vẫn đề cập nhân quyền nhưng đã tập trung nghị sự hơn vào các vấn đề liên quan… thay đổi khí hậu !

Theo thống kê mới nhất được Bộ Tư pháp Hoa Kỳ công bố giữa tháng 9/2011, các tổ chức chính phủ (nói đúng hơn là những tổ chức lobby) từ hơn 130 quốc gia đã chi gần 460 triệu USD năm 2010 để “chạy cửa sau” tại hành lang Quốc hội cũng như các cơ quan hành pháp Hoa Kỳ…
Với Trung Quốc, bài học lớn nhất rút ra khi chơi với Mỹ là phải biết vận động hành lang, trong các vấn đề những tưởng chỉ thông qua con đường đối thoại ngoại giao thuần túy

Trung tuần tháng 10/2011, Bắc Kinh đã tăng cường hoạt động lobby tại Washington, nhằm giết chết một dự luật trừng phạt kinh tế Trung Quốc (do bị Thượng viện Mỹ cáo buộc liên quan đến chính sách tỉ giá nhân dân tệ). Theo Reuters, “Nhóm liên lạc Quốc hội” gồm 12 thành viên trong Tòa đại sứ Trung Quốc đã được tung ra gặp tùy viên của những ông nghị chủ chốt; gọi điện í ới đến các văn phòng Quốc hội; và liên lạc cả Phòng Thông tin trong Nhà Trắng. Tòa đại sứ Trung Quốc đã chi cho một hãng lobby 35.000USD/tháng để giúp họ “chạy thuốc” ở hành lang Quốc hội

Cần biết, dự luật trên đã được Thượng viện Mỹ thông qua và đang chờ Hạ viện xét. Cho nên, “đạn pháo” lobby Trung Quốc vẫn đang dội tới tấp đến các văn phòng dân biểu và thậm chí đến “tất cả ban, ngành Chính phủ Mỹ, trong đó có Nội các Obama” – theo lời một viên chức ngoại giao (giấu tên) tại Tòa đại sứ Trung Quốc nói với Reuters

Theo hồ sơ Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (nơi kiểm soát hoạt động lobby nước ngoài tại Washington), Tòa đại sứ Trung Quốc đã chi cho Hãng lobby Patton Boggs 104.090USD vào ngày 5/5/2011 và 105.000USD vào ngày 13/5/2011

Chẳng biết có phải ảnh hưởng từ chiến dịch lobby Trung Quốc hay không nhưng thượng nghị sĩ Cộng hòa Orrin Hatch đã bắt đầu có ý kiến rằng vấn đề (tỉ giá nhân dân tệ) bây giờ phải nhất thiết “lắng nghe Trung Quốc trình bày cái đã”…

Mạnh Kim - Petrotimes
 
Israel đang xúi giục Mỹ tấn công Iran​

1326423182img.jpg

Thư kí Hội đồng An ninh Liên bang Nga Nikolai Patrushev bình luận, việc đe dọa tấn công quân sự của Mỹ đối với Iran chịu ảnh hưởng rất lớn từ các nỗ lực vận động hành lang của Israel

Cựu Giám đốc Cục An ninh Liên bang Nga FSB mà tiền thân là KBG từ năm 1999-2008 phân tích, việc Mỹ để bản thân dính líu vào một cuộc chiến tranh mới có ít nhất một phần nguyên do là sức ép từ phía Israel

"Người Mỹ đang bị Israel đẩy vào một nguy cơ leo thang xung đột quân sự" - Ông Patrushev tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn trên Interfax

Cục Điều tra dân số Mỹ cho hay, số người Mỹ tự nhận gốc Do Thái (không bao hàm yếu tố tôn giáo) ước tính khoảng 6,5 triệu người, chiếm 2,2% dân số quốc gia này

Tuy nhiên, con số tưởng chừng khá nhỏ bé này lại đang tạo dựng được sức ảnh hưởng lớn hơn gấp nhiều lần trên chính trường Mỹ với sự ráo riết của các nhóm vận động hành lang kiểu như Ủy ban người Israel tại Mỹ

Một số nhà nghiên cứu cho rằng nhiều quyết định quan trọng của Mỹ, như việc xâm chiếm Iraq đa phần chịu sự thúc đẩy từ các nhóm ủng hộ Israel

Trong một nghiên cứu, John J. Mearsheimer và Stephen Walt bình luận: "Không cần nghi ngờ nhiều về việc Israel và vận động hành lang là những nhân tố quan trọng trong việc cho ra đời quyết định chiến tranh. Nếu không có những nỗ lực vận động hành lang, Mỹ khó lòng dấn thân vào cuộc chiến tháng 3/2003"

Gần đây, Liên minh Cộng hòa của người Do Thái từ chối mời ứng viên hàng đầu của đảng Cộng hòa Ron Paul tham gia cuộc chạy đua với Tổng thống Barack Obama trong cuộc họp chọn ứng viên Tổng thống của mình hồi tháng 11 với lí do nghị sĩ bang Texas này "có quan điểm sai lầm và cực đoan"

Trên thực tế, Paul là người ủng hộ mạnh mẽ việc kiểm toán của Cục Dự trữ Liên bang cũng như kết thúc việc xâm chiếm nước ngoài. Ông cũng là ứng viên Cộng hòa duy nhất đưa ra một tuyên bố bằng văn bản rằng mình không ủng hộ một cuộc tấn công vào Iran

Trước mặt cử tri Iowa, Paul thẳng thắn khẳng định ông chống lại việc phát động tấn công phủ đầu vào Iran bởi "họ không đe dọa an ninh quốc gia của chúng ta" và "nếu một số nước khác (- ám chỉ Israel) nghĩ rằng họ cần đi đến chiến tranh với Iran, thì đó là việc riêng của họ." Ông cũng cho rằng không có bằng chứng về việc Iran đang chế tạo vũ khí hạt nhân

Mặc dù các phương tiện truyền thông chính thống của Mỹ dường như bỏ quên Ron Paul, thông điệp "đưa quân về nhà" của ông vẫn tạo được sự đồng cảm với đông đảo những người Mỹ đang mệt mỏi nhìn tiền thuế của mình "cuốn theo chiều gió" theo các cuộc viễn chinh ở nước ngoài

Patrushev cho rằng, những cư dân mới của Nhà Trắng đang tìm cách biến Iran thành "đối tác trung thành"

"Tại thời điểm hiện tại, Mỹ coi Iran là vấn đề chính của mình. Họ đang tìm cách biến kẻ thù Tehran thành đối tác trung thành, và vì mục đích đó, ho tìm cách thay đổi chế độ cầm quyền ở đó bằng bất cứ giá nào"

Ông cũng khẳng định, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác đang nõ lực để giải quyết vấn đề Iran một cách hòa bình và hữu nghị; tuy nhiên "những nỗ lực này đã đạt được kết quả không tương xứng do các bên, cả Mỹ và Iran dường như rất ít quan tâm đến nó, vì nhiều nguyên do khác nhau" và do đó, căng thẳng xung quanh vấn đề hạt nhân của Iran vẫn cứ tiếp diễn

"Các biện pháp trừng phạt kinh tế đang được áp dụng trên thực tế có thể là sự giúp đỡ cho các lực lượng đối lập ở Iran để tiến hành một cuộc cách mạng màu" Thư kí Hội đồng An ninh Liên bang Nga bình luận
 
Công thức thành công của Obama và Bill Clinton: Xa mẹ từ nhỏ ?​

Bill Clinton và Barack Obama lớn lên trong hoàn cảnh tương tự nhau và có chung nhiều tính cách song mỗi người lại có một cách tiếp cận cuộc sống và vai trò Tổng thống khác nhau

Cả hai bước vào thế giới trong hoàn cảnh mà ít người cho rằng hai người sẽ trở thành Tổng thống Mỹ. Khó mà tưởng tượng được, hai nơi xa trung tâm quyền lực như Arkansas và Hawaii lại sản sinh ra Tổng thống. Trước đây, chưa có một Tổng thống nào xuất thân từ hai bang này

vcizybvm.jpg

Cả hai đều chào đời vào tháng 8 nhưng cách nhau 15 năm, ở hai đầu của thế hệ bùng nổ trẻ em. Bill Clinton (trái) sinh năm 1946 còn Barack Obama sinh năm 1961​

William Jefferson Blythe III và Barack Hussein Obama II là những người cha mà cả hai không biết mặt. Cha của Bill Clinton, một người bán hàng nay đây mai đó ở Texas, thiệt mạng trong một tai nạn xe hơi từ trước khi con trai ra đời

Cha của Obama - một sinh viên tới từ Tây Kenya, cũng thiệt mạng trong một tai nạn ô tô. Khi đó, Obama 21 tuổi nhưng chưa bao giờ sống chung với cha. Mẹ của Bill Clinton lẫn Barack Obama đều tạo nên những điều huyền bí về cha họ để xoa dịu nỗi đau nhưng trên thực tế, hai người còn sống tốt hơn khi không có cha

Cả Bill Clinton và Barack Obama đều có một người mẹ mạnh mẽ, họ có thể rời xa con để theo đuổi sự nghiệp. Mẹ của Bill Clinton là Virginia đi xa khi ông lên 3 và 4 tuổi để có thể học tiếp y tá ở Louisiana. Mẹ của Obama là Stanley Ann để lại con tại Hawaii khi học lớp 5 để có thể tiếp tục theo đuổi công việc về nhân loại học tại Indonesia

Trong cả hai trường hợp, Bill Clinton và Barack Obama đều sống với ông bà. Bà của Clinton là một y tá nhưng nghiện morphine. Ông của Obama, một quan chức ngân hàng, thực tế là một người nghiện rượu. Bill Clinton cũng phải đương đầu với người cha dượng nghiện rượu. Obama cũng có cha dượng là người Indonesia, một người không kiên định

Clinton lớn lên ở miền Nam khi khu vực này bắt đầu thay đổi, khía cạnh duy tâm trong bản chất của người đàn ông này bị định hướng bởi quyền tự do cá nhân. Từ trong sâu thẳm, Bill biết mình từ đâu tới

Obama lớn lên ở Oahu, một nơi có rất ít người Mỹ gốc Phi. Obama là một đại diện của người hai chủng tộc, văn hóa giao thoa và không giống Bill Clitnon, Obama đến từ mọi nơi và không từ đâu cả

Trong số các tính cách mà Bill và Obama cùng có đó là ý chí cạnh tranh. Có một câu chuyện về Bill Clinton như sau, khi một cậu con trai của một trong những trợ lý của Bill dành một buổi chiều cuối tuần để chơi với máy bắn bóng ở dinh thự của Thống đốc Arkansas và ghi điểm cao, Bill thấy đây là một thách thức và quyết định thức suốt đêm, rèn giũa cho tới khi đạt kỷ lục như đứa trẻi. Obama cũng vậy

Will Burns, người làm việc cho Obama khi ông này còn là thượng nghị sĩ nhắc lại câu chuyện xảy ra vào mùa thu 1997, khi họ đi xin chữ ký ủng hộ cho chiến dịch tái cử lần đầu của Obama. “Obama thậm chí còn đua tranh trong việc lấy chữ ký. Chúng tôi tới từng nhà và sau đó Obama nói: Xem mọi việc trôi chảy chưa kìa. Hãy nhìn xem tôi làm tốt như như thế nào. Tôi có đủ một trang còn anh chỉ có một nửa”, Burns kể lại

Clinton là người không thể ở một mình. Có lúc Bill cần tới bạn bên cạnh đến mức ông nổi tiếng vì việc mời bạn bè đến chỉ để xem ông giải ô chữ. Trong khi đó, Obama lại là người biết kìm nén, một người có cái đầu lạnh

Cách tiếp cận của Bill Clinton là quên đi quá khứ, thức tỉnh và tha thứ cho bản thân lẫn thế giới mỗi ngày, bước qua những điều thiếu cân bằng trong quá khứ và hướng về phía trước. Bill luôn tìm ra một cách để sống sót và tiếp bước

Obama lại thấy rằng bản thân không thể tìm ra tương lai khi chưa giải quyết xong vấn đề quá khứ. Sau khi bước sang tuổi 18, Obama dành cả thập niên tiếp theo để giải quyết những bí ẩn trong cuộc đời. Obama viết về những đấu tranh của bản thân trong các lá thư và các bài viết mỗi ngày, sau đó xuất bản một cuốn hồi ký trước khi bước sang tuổi 35

Những cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau khiến hai người đàn ông đến được nơi mà họ muốn và giúp họ định hình nhiệm kỳ Tổng thống của mình. Tính không quyết đoán của Bill theo ông vào Nhà Trắng và khiến ông gặp nhiều rắc rối song Bill vẫn tiến bước. Về phần Obama, người đàn ông này nỗ lực rất nhiều để tạo liên kết cho những điểm bị chia rẽ trong cuộc sống, những điều trái ngược của thế giới để thực hiện công việc cần làm
 
Mỹ hỗ trợ kinh phí cho Israel chống tên lửa tầm ngắn​

- Bộ Quốc phòng Mỹ vừa yêu cầu Quốc hội hỗ trợ thêm kinh phí để nâng cấp hệ thống chống tên lửa của Israel, tuyên bố của Lầu Năm Góc ngày 28-3.

166405_450.jpg

Isreal đã có nhiều hoạt động phát triển hệ thống tên lửa Iron Dome​

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, nước này sẽ tài trợ 205 triệu USD cho Israel để nâng cấp hệ thống chống tên lửa tầm ngắn. Hệ thống tên lửa này của Israel đã ngăn chặn được hơn 80% mục tiêu tấn công trong tháng qua với gần 300 quả rocket và đạn cối ở vùng nam Israel

“Bộ Quốc phòng Mỹ đã có cuộc đàm phán với chính phủ Israel về việc hỗ trợ cho hệ thống chống tên lửa. Kinh phí tài trợ lần này dựa theo yêu cầu tài trợ và khả năng sản xuất vũ khí của Isreal”- dẫn lời thư ký Lầu Năm Góc George Little

Bộ Quốc phòng Mỹ cũng tuyên bố, hỗ trợ an ninh Israel là ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Panetta

Israel đã phát triển hệ thống chống tên lửa Iron Dome nhằm ngăn chặn các chiến binh Palestine ở Dải Gaza. Cuộc chiến tại khu vực này kéo dài trong nhiều năm qua đã khiến khoảng 1.500 người Palestine thiệt mạng

Miền bắc Isreal cũng thường xuyên hứng chịu các cuộc tấn công của nhóm vũ trang Shiite Hezbollah với khoảng 4.000 tên lửa tầm ngắn từ năm 2006

Theo một số nguồn tin khác, Isreal cần khoảng 3,1 tỷ USD để phát triển hệ thống tên lửa. Số chi phí này nằm trong ngân sách quân sự quốc gia Israel
 
Mỹ viện trợ gần 1 tỷ USD giúp Israel phát triển tên lửa​
nushi20120508012732793.jpg

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak thăm một cơ sở vận hành hệ thống Iron Dome​

- Hạ viện Mỹ đã thông qua khoản ngân sách gần 1 tỷ USD trong năm tài chính 2013 nhằm tài trợ cho Israel phát triển hệ thống tên lửa

Theo trang tin PressTV, ngày 7/5, Ủy ban Quốc phòng Hạ Viện Mỹ đã phân bổ khoản ngân sách trị giá 947 triệu USD nhằm giúp Israel phát triển hệ thống tên lửa Iron Dome, David’s Sling và chương trình tên lửa tầm xa Arrow

Một quan chức thuộc Ủy ban này cho biết đây là khoản viện trợ cao nhất trong một năm dành cho chương trình tên lửa của Israel

Tuy nhiên, khoản viện trợ này cần phải được Thượng viện phê chuẩn trước khi Tổng thống Barack Obama ký thông qua

Tel Aviv có kế hoạch dành khoảng 680 triệu USD để phát triển hệ thống tên lửa Iron Dome. Khoản ngân sách còn lại sẽ được sử dụng cho các các chương trình tên lửa tầm ngắn và tầm xa khác

Trước đó, một báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) tiết lộ Washington đã viện trợ hơn 115 tỷ USD cho Israel trong nhiều năm qua

Theo báo cáo này, hơn 67 tỷ USD viện trợ của Washington là dành cho quân đội. Chỉ riêng trong năm nay, Mỹ đã chi 3,1 tỷ USD, khoảng 1% ngân sách quốc phòng, cho Israel. Washington cũng cho phép quân đội Israel sử dụng kho vũ khí dự trữ khẩn cấp của họ tại Israel. Giá trị của các loại vũ khí này tương đương 1,2 tỷ USD

Báo cáo cho thấy Mỹ đã chi hàng tỉ USD hỗ trợ Tel Aviv mỗi năm dưới các hình thức viện trợ quân sự và kinh tế, được hợp pháp hóa như một phần trong gói viện trợ nước ngoài của chính phủ Mỹ

Washington chưa từng cắt giảm 3 tỉ USD viện trợ hằng năm cho Israel mặc dù nước này trải qua cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, buộc chính phủ phải đưa ra các biện pháp cắt giảm lớn trên hầu hết các chương trình dịch vụ công cộng
 
Hillary Has Jewish Roots
In New York, where one of every eight voters is Jewish, it certainly won't hurt that First Lady Hillary Rodham Clinton can note the Jewish branch on her family tree

Mrs. Clinton, who is Methodist, "has very fond childhood memories" of the second husband of her grandmother, Max Rosenberg, a Russian-born Jew, said Howard Wolfson, a spokesman for the first lady's Senate exploratory committee

Wolfson said Thursday that he doesn't "expect it will have an electoral impact, and we don't see it in that context"

Mrs. Clinton's maternal grandmother, Della, married Rosenberg in 1933, seven years after she and Mrs. Clinton's grandfather, Edwin Howell, divorced, according to a weekly Jewish newspaper, The Forward

They had filed a petition for Max to adopt Della's children, including Mrs. Clinton's mother, Dorothy, but the attempt failed. Max Rosenberg died in Los Angeles in 1984

Mrs. Clinton angered potential Jewish voters last year by voicing support for a Palestinian state, but has recently told Jewish leaders she considers Jerusalem "the eternal and indivisible capital" of Israel

She has also said she favors moving the U.S. Embassy for Israel from Tel Aviv to Jerusalem. The United States has never recognized Jerusalem as Israel's capital
 
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton chuyển sang Phật giáo

clinton1_zps1e1168c7.jpg

Có thể ta chưa có vinh hạnh là Thầy Tu chuyên nghiệp, nhưng trong trong cuộc sống chắc chúng ta có đôi lần nghĩ về sự kỳ bí của vũ trụ hữu hình và vô hình. Điều này thật là thú vị

Những lúc gặp khó khăn trong cuộc sống, có thể ta lặng lẽ phấn đấu hay hối hả tìm cách để vượt qua. Có cái ta qua được, và có cái ta không thể qua được. Tuy nhiên cuộc sống có những ngã rẽ mà ta không thể biết trước, dù lặng lẽ hay hối hả thì cuối cùng ta phải chấp nhận và phải nhẹ nhàng bước tới

Không ít người cho rằng khi khó khăn người ta hay tìm đến Phật giáo để nương nhờ. Tuy nhiên không phải không có trường hợp người ta lại tìm đến Phật khi người ta quá sung sướng, theo nghĩa đã đạt được hầu hết những gì mà người ta mong đợi trước đó. Phải chăng trường hợp thứ hai là do người ta bắt đầu ý thức được sự huyền bí của vô thường ?

Cũng cần phân biệt giữa Phật giáo (Buddhism) và Phật học (Buddhistology). Việc trở thành một Thầy Tu chuyên nghiệp thì còn phải tuỳ duyên; tuy nhiên, Phật học là một môn khoa học mà ai cũng có thể học tập

Sự liên hệ giữa Phật học, Toán học, Vật lí, Hoá học và Sinh học thật là thú vị. Ý nghĩa sâu xa của những môn này, chứ không phải những kỹ năng tính toán thông thường, có thể góp phần lớn vào sự nhận thức của ta về vị trí hiện tại của ta và những gì xung quanh. Một khi ta biết một cách tương đối rằng ta từ đâu, sẽ đi về đâu thì tự nhiên ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và thanh thản. Khi đó, ta sẽ dễ dàng tịnh tâm hơn cho những công việc mà ta đang làm

Hôm nay đọc được bài viết thật là thú vị: “Former US president Bill Clinton turns to Buddhism”. Không thể phủ định rằng ông Clinton đang ứng dụng Phật học vào đời sống của ông. Đây là một ví dụ rất thú vị về việc sử dụng giá trị của Phật học vào cuộc sống. Xin giới thiệu chi tiết bài viết này, thay cho nhiều điều muốn viết

“Theo trang tin tức thebuddhism.net, trong một bài viết ngày 10.01.2013, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã thuê riêng một tu sĩ Phật giáo để dạy ông làm thế nào để thiền định đúng cách

Bill đang học thiền định và được cho biết là đã chuyển sang một chế độ ăn chay. Tất cả các thay đổi này rõ ràng đã bị ảnh hưởng bởi một nguy cơ về tim gần đây của ông, mà vào tháng 02.2004 khi ông được đưa vào Bệnh viện Columbia Presbyterian ở thành phố New York vì ông bị một số cơn đau ngực khủng khiếp

Vào thời điểm đó, đã có hai dụng cụ trợ tim được đặt vào tim của ông và vài tháng sau đó, vào tháng 09, ông đã phải trải qua phẫu thuật tim “độ bốn”. Trong năm 2010, một động mạch của ông bị tắc và các bác sĩ phẫu thuật đã mở lại được trong một cuộc phẫu thuật tim lần thứ hai của ông trong vòng năm năm

Dường như căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính yếu đối với bệnh tim của ông. Ông nói rằng việc học thiền giúp ông thư giãn. Ông di chuyển rất nhiều và công việc của ông thì rất căng thẳng. Ông cho biết là học thiền để thư giãn và ông đang cảm thấy tốt hơn nhiều sau hai quyết định thay đổi cuộc sống của mình

Ông cho biết ông cũng có một câu thần chú yêu thích mà ông ấy thích tụng khi mọi thứ mọi thứ trở nên hỗn độn, và điều đó thực sự giúp ông thư giãn và suy nghĩ rõ ràng hơn nhiều. Theo vài nguồn tin, ông từng ăn nhiều thức ăn nhanh, nhưng bây giờ ông ấy đã quyết định từ bỏ tất cả và thay thế nó với rất nhiều các loại trái cây và rau quả với cá biển! Đặc biệt ông nói rằng chúng ta cần thêm nhiều nhân viên chính phủ chuyển sang những cách sống lành mạnh và các phương pháp thiền trong Phật giáo để thư giãn và có thể quốc gia của chúng ta sẽ tốt hơn

Như chúng ta đã biết, trong năm 2010 và 2011, thiền trong Phật giáo và chế độ ăn uống lành mạnh hơn đang bắt đầu để tạo ra một xu hướng cho tất cả mọi người. Càng có nhiều người đang nhận thấy những lợi ích đến từ một cuộc sống với thiền thư giãn và ăn uống lành mạnh và thay đổi cuộc sống của họ

Từ Tiger Woods cho đến Steve Jobs (A Di Đà Phật), giá trị của Phật giáo đang bắt đầu được tìm thấy ở những tầm rất cao. Sự thật là thiền mang lại sự thư giãn và hòa bình cũng như sức khỏe. Mọi người đều có thể học hỏi từ những thay đổi mà ông Clinton đã thực hiện, và tốt cho ông ấy”

Thì ra là thế !

TS. Lê Văn Út
 
Người hùng của Israel có thể giải cứu kinh tế Mỹ ?

nguoi-hung-cua-israel-co-the-giai-cuu-kinh-te-my_zpsa69ef3f4.jpg

Fischer trò chuyện cùng Ben Bernanke tại Wyoming mùa hè năm ngoái​

Rất có thể Stan Fischer sẽ trở thành người nước ngoài đầu tiên đảm nhiệm một trong những vị trí quan trọng nhất của chính phủ Mỹ

Cuối năm 2001, Stan Fischer rời khỏi Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Một vài tháng sau, ông gia nhập Citigroup với vị trí phó chủ tịch. Đến năm 2005, Fischer được mời về làm Thống đốc NHTW Israel

Tại thời điểm đó, NHTW Israel rất tập trung và thống đốc gần như có quyền lực tuyệt đối để theo đuổi bất cứ chính sách nào mà ông muốn. Và, mặc dù không từ bỏ quốc tịch Mỹ, ông ngay lập tức được cấp quốc tịch Israel

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu Fischer làm việc với đất nước này. Thời kỳ giữa những năm 1980, ông đã cố vấn cho chính phủ Israel, giúp nước này thoát khỏi khủng hoảng lạm phát. Trong thập kỷ sau đó, ông cùng với Anna Karasik, Leonard Hausman và nhà kinh tế học đã đạt giải Nobel Thomas Schelling làm việc trong 1 dự án với nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế trong bối cảnh xung đột Israel-Palestine

Trở thành thống đốc NHTW của 1 đất nước nhỏ bé trong bối cảnh khủng hoảng tài chính đang hoành hành trên khắp thế giới không phải là 1 công việc đơn giản. Giống như rất nhiều quốc gia khác, Israel cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi mớ hỗn độn trên phố Wall

Trên lý thuyết, đáng lẽ ra các nhà hoạch định chính sách của nước Mỹ đã có thể ngăn chặn cuộc khủng hoảng và chỉ mình họ làm được điều này. Là thống đốc NHTW Israel, Fischer không có khả năng ấy. Tuy nhiên, ông có thứ vũ khí của riêng mình: shekel – đồng nội tệ của Israel

Các NHTW có quyền năng vô hạn đối với đồng nội tệ, phá giá đồng nội tệ có thể làm gia tăng giá trị của hàng hóa xuất khẩu và cuối cùng là tạo ra tăng trưởng kinh tế

Thông thường, NHTW của các nền kinh tế lớn rất thận trọng khi sử dụng đòn bẩy này. Nếu như Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Ben Bernanke bóp méo giá trị của đồng USD, hoạt động xuất khẩu của nước này được đẩy mạnh

Tuy nhiên, động thái này cũng có thể gây nên thảm họa cho hệ thống tài chính toàn cầu. Giá trị của mọi tài sản được niêm yết bằng đồng USD, trong đó có tất cả các loại trái phiếu, sẽ lao dốc không phanh

Ngược lại, phá giá tiền tệ chính là lợi thế của các nước nhỏ. Các nước khác không tích trữ đồng shekel nhiều như đồng USD và euro. Fischer đã tận dụng được lợi thế ấy. Ngày 30/5/2008, 1 USD có thể đổi được 3,2 shekel. Ngày 6/3/2009, tỷ lệ là 4,2 shekel. Trong vòng chưa đến 1 năm, Fischer đã giảm giá đồng shekel tới 25%

Chính sách này đã tỏ ra hiệu quả. Với xuất khẩu tăng vọt, cán cân thương mại của Israel chuyển từ trạng thái thâm hụt 2 tỷ USD trong năm 2008 lên thặng dư 5 tỷ USD trong năm 2009. Trong khi các quốc gia khác chìm sâu hơn vào suy thoái, nền kinh tế của Israel khởi sắc

Ứng viên hoàn hảo thay thế Ben Bernake ?

Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ là chức vụ đi kèm với rất nhiều trọng trách, trong đó có việc đưa ra các chính sách tiền tệ phù hợp với diễn biến của nền kinh tế. Trong bối cảnh hầu hết các nước đã hạ lãi suất xuống mức gần 0 như hiện nay, Chủ tịch Fed còn phải quyết định sẽ sử dụng công cụ đặc biệt nào để thúc đẩy tăng trưởng

Trong bối cảnh đặc biệt hiện nay, chủ tịch Fed cũng phải là 1 nhà ngoại giao tài tình để có thể đại diện cho nước Mỹ tại các diễn đàn kinh tế thế giới. Ông phải đứng ra chịu trách nhiệm khi khủng hoảng xảy đến, đưa ra các giải pháp một cách nhanh gọn nhưng chính sách

Vị chủ tịch của Fed cũng phải là một nhà quản lý tài năng hiểu rõ những mối đe dọa xuất phát từ thị trường tài chính. Người này còn phải là 1 chính trị gia tài ba có thể xoa dịu cơn giận của các nhà làm luật và ứng phó với nhiều câu hỏi hóc búa của các nhà báo

Trên thực tế, gần như không ai có đầy đủ tất cả các kỹ năng trên khi mới bắt đầu công việc này. Bản thân Ben Bernanke không có nhiều kinh nghiệm về thị trường tài chính, luật lệ quản lý ngân hàng hay tình hình chính trị khi ông được bổ nhiệm năm 2006

Những người đã từng làm thống đốc NHTW như Fischer là 1 trường hợp ngoại lệ. Và, tên tuổi của ông đang bắt đầu xuất hiện trong các cuộc bàn luận giữa các nhà quan sát động thái của Fed. NHiều người cho rằng Fischer dày dặn kinh nghiệm trong việc xử lý các cuộc khủng hoảng toàn cầu và đạt được thỏa thuận với các chính phủ nhờ vào thời gian làm việc ở IMF. Ông cũng đã trải qua 3 năm làm lãnh đạo ở 1 ngân hàng lớn. Ông cũng được biết đến là 1 người khá ôn hòa – tố chất đặc biệt quan trọng để lãnh đạo Ủy ban thị trường mở FOMC

Fischer càng được hoan nghênh sau khi Carney được bổ nhiệm làm Thống đốc NHTW Anh. Trước đó, người ta dễ dàng gạt bỏ ý tưởng bổ nhiệm thống đốc 1 NHTW của nước khác. Tuy nhiên, đã có tiền lệ xảy ra. Hơn nữa, Fischer còn gắn bó với nước Mỹ nhiều hơn so với Carney gắn bó với nước Anh. Ông đã sống ở Mỹ trong gần 50 năm, làm việc ở Học viện công nghệ Massachuset, Chicago, World Bank và IMF

Mùa hè này, Tổng thống Obama và nội các của ông sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Nhiệm kỳ của Bernanke sẽ kết thúc vào tháng 1 năm 2014 và nhiều nguồn tin thân cận cho hay ông sẽ từ nhiệm sau 8 năm chống chọi với khủng hoảng

Nước Mỹ chưa có tiền lệ bổ nhiệm 1 người nước ngoài vào một trong những vị trí quan trọng nhất trong chính phủ. Tuy nhiên, thời gian làm việc ở Israel có thể là một điểm cộng rất lớn cho Fischer trong con mắt đánh giá của nội các Tổng thống Obama

Thu Hương
 
Bàn về quan hệ kinh tế Israel – Hoa Kỳ​

F110921GPO31-965x543-568x319_zpsb6db12f5.jpg

Về chuyến thăm Israel của tổng thống Mỹ Obama vừa qua – chuyến thăm ngoại giao đầu tiên trong nhiệm kì thứ hai, ngoài nguyên nhân là những giá trị dân chủ mà 2 bên cùng chia sẻ còn là những vấn đề nóng cần thảo luận công khai và thảo luận kín, trong đó có vấn đề hòa bình với người Palestine, nội chiến ở Syria, và khả năng phát triển vũ khí hạt nhân của Iran

Bên canhh đó, còn một nguyên nhân quan trọng và thường ít được nhắc đến: Israel đang hỗ trợ Hoa Kỳ giải quyết những thách thức về kinh tế, môi trường và an ninh phi quân sự trong tương lai

An ninh mạng – vấn đề được Lầu Năm Góc cho là đe dọa chiến lược đối với cơ sở hạ tầng Hoa Kỳ – là một lĩnh vực hợp tác mũi nhọn. Các hệ thống an ninh mạng của Israel có tỷ trọng đáng kể và ngày càng tăng trong ngành công nghiệp viễn thông, giao dịch tài chính, tính khả dụng và các hoạt động tin học tại Hoa Kỳ. Năm ngoái, Cisco đã trả 5 tỷ Đô la để mua lạ công ty NDS của Israel, một trong những nhà cung cấp công nghệ mã hóa cho truyền hình và video hàng đầu

Các chuyên gia và công ty khởi nghiệp của Israel thường xuyên hợp tác với các công ty của Mỹ để phát triển các ứng dụng như: nhắn tin, Điện thoại internet (Voice Over Internet Protocol) và khai thác dữ liệu. Vào tháng 1, Greg Slater – người điều hành Intel cho biết rất nhiều công nghệ của công ty này trong vài ba thập kỷ vừa qua bắt nguồn từ Israel – trong đó phải kể đến bộ vy xử lý “Ivy Bridge” và “Sandy Bridge” mới đây, chiếm tới 40% doanh thu của Intel trong năm 2011

Ông nói rằng Intel chưa từng vi phạm bản quyền nghiêm trọng hay có bất cứ vấn đề gì về sáng chế hay dây chuyền sản xuất tại Israel. Bill Gates, người sáng lập Microsoft vào năm 2006 đã từng nói “đổi mới đang diễn ra ở Israel đóng vai trò then chốt đối với tương lai của ngành công nghệ”

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) xếp Israel vào một trong những quốc gia đổi mới và kinh doanh công nghệ hàng đầu thế giới. Những nhà sản xuất lớn hàng đầu Hoa Kỳ — từ General Electric đến General Motors, Microsoft, IBM, Google, Apple v.v đều có trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) và trung tâm nuôi dưỡng công nghệ tại Israel

Tại đó, họ triển khai các dự án nghiên cứu với khoảng ½ cho tới 2/3 chi phí tại Hoa Kỳ (nhờ vào tiền công lao động, chi phí thuê và các chi phí qui định thấp hơn, cùng các ưu đãi về thuế và đầu tư công)

Israel luôn đáp lại sự ủng hộ với việc hàng năm đóng góp hàng nghìn chuyên gia có tay nghề cao, hàng trăm dự án chung về ứng dụng sáng chế, và hàng trăm bài viết khoa học và kĩ thuật cho nền kinh tế Hoa Kỳ – gần như chiếm một nửa tỷ trọng của Đức, nơi có dân số gấp 10 lần Israel

Trong các lĩnh vực này, theo tiến sỹ E. William Colglazier – cố vấn Cục Khoa học công nghệ Hoa Kỳ – “Israel dẫn đầu thế giới và là mô hình mẫu không chỉ cho các quốc gia nhỏ mà còn cho tất cả các quốc gia trên thế giới”

Với chỉ 3% dân số Trung Đông, Israel đã chiếm tới khoảng 25% xuất khẩu Hoa Kỳ sang khu vực này năm 2011. Trong 7 năm, xuất khẩu Hoa Kỳ sang Israel đã bằng hoặc vượt qua lượng xuất khẩu HK sang các nước giàu nhờ dầu mỏ như Arab Xeut. Tại Mỹ, các công ty Israel hoặc các công ty con đã xây dựng các nhà máy sản xuất sử dụng hàng chục nghìn lao động Mỹ

Mỗi năm, Israel bán cho ngành quân sự Mỹ khoảng 1.5 tỷ Đô la với các vũ khí tối tân, từ các loai đạn đặc biệt đến áo chống đạn và bộ cảm biến giám sát tình báo và trinh sát. Nhiều sản phẩm trong số đó do các công ty Israel phối hợp với đối tác Hoa Kỳ sản xuất (như General Dynamics, Northrop Grumman), hoặc do các công ty con của Israel tại Hoa Kỳ sản xuất. U.S

Hiện nay, các nhà sản xuất Israel đang cộng tác để bán tên lửa và tên lửa đánh chặn Israel cho các nước đồng minh của Mỹ, như ví dụ như sản phẩm David’s Sling and Arrow

Sự hợp tác này đã giúp Hoa Kỳ duy trì lợi thế quân sự của mình. Khi Hoa Kỳ viện trợ quân sự cho Israel 3 tỷ Đô la hàng năm thì 75% trong số đó được dành để mua hàng hóa và dịch vụ sản xuất tại Hoa Kỳ. Là quốc gia sáng tạo hàng đầu trong các công nghệ chiến tranh hiện đại như – an ninh mạng, các phương tiện quân sự không người lái, robot, phòng thủ tên lửa… Israel sẽ tiếp tục là một nguồn quan trọng đối với các nhà thầu quốc phòng và quân đội Mỹ

Israel cũng đi đầu thế giới trong lĩnh vực tưới tiêu vi mô, quản lý nước thải và khử mặn bằng công nghệ thẩm thấu ngược. Netafim, một công ty Israel cung cấp các sản phẩm tưới nhỏ giọt (hiện đang được sử dụng rất rộng rãi tại Việt Nam), hiện có một cơ sở sản xuất tại California và chiếm một nửa thị phần toàn cầu trong lĩnh vực này nhằm đối phó với nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu

Những đột phá trong nông nghiệp công nghệ cao của Israel giúp nông dân và những người nuôi trồng thủy sản tăng năng suất, và nhờ đó thúc đẩy sự bền vững và ổn định chính trị tại các nước đang phát triển

Mặc dù đi sau các nền kinh tế tiên tiến khác trong việc sử dụng năng lượng thay thế và năng lượng tái tạo, Israel luôn đứng đầu các cuộc thi GE Ecomagination toàn cầu. Năm 2011, công ty Pythagoras Solar của Israel với sản phẩm cửa sổ năng lượng mặt trời sản sinh điện năng để cung cấp đủ năng lượng cho các tòa nhà lớn. Hiện nay sản phẩm này đã được sản xuất và có mặt trên thị trường với sự hợp tác với một công ty Hoa Kỳ

Mối quan hệ Hoa Kỳ – Israel không hoàn toàn đối xứng, do Hoa Kỳ luôn trợ giúp Israel về ngoại giao và quân sự. “Tôi cho rằng chúng ta vẫn còn đánh giá thấp mối quan hệ về kinh tế giữa hai quốc gia,” theo Thượng nghị sỹ Marco Rubio (R., Fla.) sau chuyến thăm tới Israel vào tháng trước. “ Israel là một nơi để khởi đầu một doanh nghiệp, hoặc .. để hơp tác với một công ty lớn hơn – như Johnson & Johnson hay IBM”

Các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, kỹ sư, doanh nhân, y sỹ… của Israel hiện đang hỗ trợ Hoa Kỳ thúc đẩy xây dựng quốc gia tại nước nhà và thúc đẩy an ninh và ổn định bên ngoài. Tổng thống Obama sau chuyến thăm đã thấy rằng “đổi mới công nghệ có vai trò quan trọng ngang với hợp tác an ninh trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Mỹ” —một điều mà các nhà lãnh đạo cần khẳng định trong tương lai, trong các cuộc thảo luận ít chính thức về Trung Đông

Eisenstadt và Pollock, tác giả bài viết là những nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Chính sách Cận Đông Washington (Washington Institute for Near East Policy) và là tác giả của “Asset Test: How the United States Benefits from its Alliance with Israel” (đăng trên Washington Institute, 2012)

Michael Eisenstadt và David Pollock
 
Top