What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây Brazil

LOBBY.VN

Administrator
Brazil soán ngôi nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới của Anh

Brazil đã vượt Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới trong năm nay, BBC dẫn nguồn từ Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) cho biết hôm 26.12

Sở dĩ nền kinh tế của Brazil tăng trưởng nhanh như vậy là do nước này có nguồn dự trữ tài nguyên thiên nhiên phong phú và tầng lớp trung lưu, giàu có ở quốc gia Nam Mỹ này tăng nhanh chóng, theo bảng báo cáo trên

Trong khi đó, Anh lại ngập chìm trong "gọng kìm" của cuộc khủng hoảng nợ công

Theo Bảng xếp hạng Kinh tế Thế giới mới nhất của CEBR thì Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức và Pháp lần lượt chiếm 5 vị trí hàng đầu

Các vị trí thứ 7, 8, 9 thuộc về Anh, Ý và Nga, trong khi đó, Ấn Độ đứng ở vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng

Bảng xếp hạng Kinh tế Thế giới mới nhất của CEBR cũng cho thấy, các nước châu Á tăng thứ hạng trong khi các nước châu Âu lại thụt lùi

CEBR cũng dự đoán nền kinh tế Anh sẽ vượt qua Pháp vào năm 2016

Trước đó, một báo cáo dựa trên dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được công bố hồi đầu năm nay cũng cho thấy, nền kinh tế Brazil sẽ vượt Anh vào năm 2011
 
Last edited by a moderator:
Thặng dư thương mại Brazil đạt kỷ lục trong 2011

Bộ Thương mại Brazil ngày 2/1 công bố thặng dư thương mại của nước này năm 2011 đã tăng vọt lên gần 30 tỷ USD, tăng 47,8% so với năm 2010

Bộ Thương mại Brazil ngày 2/1 công bố thặng dư thương mại của nước này năm 2011 đã tăng vọt lên gần 30 tỷ USD, tăng 47,8% so với năm 2010. Đây cũng là mức tăng kỷ lục kể từ năm 2007 tới này

Theo ông Alessando Teixeira, một quan chức cấp cao của bộ trên, kim ngạch xuất khẩu năm ngoái của Brazil là 256 tỷ USD (tăng 26,8%) trong khi kim ngạch nhập khẩu tăng 25,7% lên 226 tỷ USD

Như vậy, cán cân thương mại của Brazil năm 2011 đạt 482,2 tỷ USD, tăng 25,7% so với năm trước đó và là mức cao nhất kể từ năm 2007

Brazil chủ yếu nhập các mặt hàng như nguyên liệu thô, nhiên liệu, hàng may mặc và đồ gia dụng. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của nước này cũng tăng mạnh nhờ giá cả và nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt như đậu nành và quặng sắt trên thị trường thế giới tăng cao

Mỹ, Trung Quốc và Argentina hiện là những đối tác thương mại lớn nhất của Brazil. Ngoài ra, còn một lý do nữa khiến thặng dư thương mại của Brazil lập kỷ lục trong năm qua, đó là các chính sách ưu đãi xuất khẩu của chính quyền và sự tăng giá của đồng USD so với đồng nội tệ real của Brazil

Trong năm 2012 này, Chính phủ Brazil đặt mục tiêu duy trì thặng dư thương mại và cán cân thương mại ở mức cao. Tuy nhiên, ông Teixeira cảnh báo về những yếu tố bất lợi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại của Brazil như cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu, tăng trưởng kinh tế chậm chạp tại Mỹ và Trung Quốc cũng như nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tiền tệ, ám chỉ một số nước phát triển có thể áp dụng các chính sách thao túng tiền tệ

Brazil hiện là một cường quốc nông nghiệp chuyên xuất khẩu đậu nành, thịt bò, càphê, đường và các hàng hóa khác. Tháng trước, quốc gia Nam Mỹ này đã soán ngôi Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới
 
Last edited by a moderator:
Brazil tham vọng dẫn đầu về cây trồng công nghệ sinh học
- Tổ chức dịch vụ quốc tế về ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA) ngày 8-2 cho biết Brazil đang nuôi tham vọng đánh bật Mỹ để trở thành nước sản xuất cây trồng công nghệ sinh học (CNSH) hàng đầu thế giới trong những năm tới

Hiện, Mỹ dẫn đầu với 69 triệu héc ta (tương đương 170 triệu mẫu Anh) diện tích đất trồng cây CNSH trong năm 2011, vượt Brazil với 30,3 triệu héc ta, Argentina với 23,7 triệu héc ta và Ấn Độ với 10,6 triệu héc ta

Theo Quỹ chính phủ về tài trợ quốc tế và thúc đẩy sử dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp Brazil, năm 2011, Brazil đã tăng 20% diện tích đất trồng cây CNSH so với năm 2010, tương đương 4,9 triệu héc ta

Chủ tịch ISAAA - ông Clive James - cho biết dù ứng dụng CNSH trong nông nghiệp của Mỹ đi trước rất lâu, Brazil đang tiến gần và thu hẹp khoảng cách với Mỹ và đã ứng dụng CNSH vào nhiều cây trồng mới như đường mía lau

Hiện, Brazil có 8 triệu héc ta diện tích đất trồng mía - nước trồng mía nhiều nhất thế giới. Nước này dự kiến sẽ tăng 50% diện tích trong năm năm tiếp theo để sản xuất ethanol và đường. Trong dài hạn, mục tiêu của Brazil là trở thành nước số một thế giới về diện tích trồng đậu tương

Ông James cho biết thêm Brazil sẽ mất một thời gian để thực hiện điều trên nhưng với mục tiêu đề ra, Brazil sẽ tăng được năng suất thu hoạch thông qua ứng dụng CNSH. Sản lượng thu được được tiêu thụ ở thị trường trong nước và các thị trường xuất khẩu lớn, đặc biệt là Trung Quốc

Ứng dụng CNSH trong nông nghiệp là biến đổi gen của cây trồng để cải thiện sức đề kháng trước sâu bệnh, dịch bệnh, thời tiết hạn hán, lạnh giá và có thể ứng dụng CNSH để nâng cao hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm
 
Last edited by a moderator:
Mỹ Latinh – Khu vực bạo lực nhất thế giới

Trái với suy nghĩ của nhiều người, các quốc gia diễn ra tình trạng bạo lực đẫm máu nhất thế giới không phải Iraq hay Afghanistan mà chính là các quốc gia Mỹ Latinh

Tội phạm tràn lan

Trong số các nước Mỹ Latinh, Honduras là quốc gia bạo lực nhất với tỉ lệ giết người là 82,1/100.000 người năm 2010, dựa theo báo cáo về tình trạng mất an ninh và bạo lực của Liên Hiệp Quốc vào tháng 11/2011

Con số này vượt quá những gì đang diễn ra Iraq và Afghanistan. Bản báo cáo cũng chỉ ra tỉ lệ giết người trung bình ở Mỹ Latinh là khoảng 27/100.000 và của thế giới là 9/100.000

Tại Trung Mỹ, vấn đề bạo lực đã biến thành vấn đề nội chiến vũ trang do hậu quả từ nạn buôn bán vũ khí tại các trợ đen từ thời Chiến tranh lạnh để lại. Cộng với đó, nạn buôn lậu ma túy như đổ thêm dầu vào lửa

Để tránh các cuộc truy kích của lực lượng anh ninh Mexico, những băng đảng buôn lậu ma túy Mexico lớn đã mở rộng mạng lưới buôn lậu xuyên Trung Mỹ, tận dụng tối đa sự yếu kém của chính quyền địa phương và lực lượng an ninh

Tình trạng bạo lực dễ dàng bùng phát bất kỳ lúc nào và cocaine giống như xăng là mồi châm cho tất cả các cuộc bạo lực. Theo báo cáo của Quốc hội Mỹ, 95% cocaine vận chuyển tới Mỹ và 60% cocaine vận chuyển tới Trung Mỹ thông qua Mexico

Số vụ giết người tại khu vực này có xu hướng gia tăng. Ví dụ như tại Honduras, năm 2005 là 2.417 vụ, năm 2010 là 6,329 và con số này vào năm 2011 vượt quá 10.000 vụ

Tỉ lệ giết người cao nhất xảy ra tại thành phố San Pedro Sula và thành phố này được mệnh danh là Juarez của Trung Mỹ (một thành phố thuộc Mexico, giáp với Mỹ có tỉ lệ giết người cao nhất thế giới)

Tình trạng giết người lên tới mức báo động khiến Bộ Ngoại giao Mỹ phải lên tiếng cảnh báo công dân không nên du lịch tới 14 trong tổng số 31 bang của Mexico vì “vô cùng nguy hiểm”, kể cả các bang giáp biên giới với Mỹ như: Tamaulipas, Nuevo Leon, Coahuila, Chihuahua và Sonora

Năm ngoái, đã có 120 công dân Mỹ bị giết, so sánh với 35 người vào năm 2007

Theo như nghiên gần đây của Hội đồng công dân về an ninh công cộng Mexico dựa trên những số liệu chính thức, 40/50 thành phố bạo lực nhất trên thế giới ngày nay nằm tại khu vực Mỹ Latinh

Trong số 9 thành phố có tình trạng bạo lực hàng đầu tập trung ở Mỹ Latinh thì: 5 ở Mexico, hai ở Brazil, một ở Hodurus và một ở Venezuela

Với tỉ lệ giết người là 159/100.000, San Pedro Sula là thành phố bạo lực nhất thế giới năm 2011. Sau ba năm liên tiếp chiếm vị trí hàng đầu, thành phố Mexican Juarez (148/100.000) chuyển xuống vị trí thứ 2, sau đó là Acapulco (128), Tower (88), Chihuahua (83) và Durango (80)

Trong tương quan về tình hình bạo lực và giết người toàn thế giới thì tình trạng này ở Mỹ Latinh là một ngoại lệ. Năm 2001 cả thế giới có 557.000 người là nạn nhân của các vụ giết người, gấp đôi con số 208.000 người bị chết trong chiến tranh

Nhưng kể từ năm 2002, tình trạng giết người đều đặn giảm ở khắp mọi nơi, theo con số của Liên Hiệp Quốc thì có 332.000 bị giết chết tại 94 nước trong năm này. Đến năm 2008, con số này giảm xuống 289.000. Khoảng thời gian giữa hai mốc này, tỉ lệ giết người giảm ở 68 quốc gia và chỉ tăng ở 26 quốc gia, hầu hết là các nước Mỹ Latinh

Nguyên nhân khiến Mỹ Latinh là một sự loại trừ

Sự bất bình đẳng về thu nhập là một nguyên nhân. Mặc dù khoảng cách giàu nghèo liên tục được chính phủ các nước nỗ lực thu hẹp trong những năm gần đây, tuy nhiên Mỹ Latinh vẫn là khu vực bất đẳng nhất thế giới, với tỷ lệ người giàu chỉ dưới 10% dân số nhưng thu nhập lại chiếm phần lớn của GDP

Ví dụ tại Brazil, Mexico và Chile, ba nước đại diện cho 70% GDP và dân số của cả khu vực Mỹ Latinh, số lượng người giàu của ba nước này chiếm 10% dân số nhưng lại nhận 42% tổng thu nhập quốc gia, con số này ở Mỹ thấp hơn nhiều, khoảng 29%

Chế tài thiếu tính răn đe. Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới về tội phạm tại khu vực Mỹ Latinh chỉ ra rằng người phạm tội luôn tính toán về lợi ích thu được từ việc phạm tội với cái giá họ phải trả cho các hình phạt khi phạm tội

Ví dụ như tại Venezuela và Mexico, lợi ích mà các băng nhóm tội phạm thu được từ hành vi bắt cóc lớn gấp nhiều lần so với hình phạt chính phủ các nước này đặt ra nên các băng đảng tại các nước này coi các hoạt động phạm tội cũng là một loại hình “kinh doanh” siêu lợi nhuận

Sự tham nhũng của lực lượng bảo vệ pháp luật. Theo kết quả điều tra của tổ chức phi chính phủ Latinobarómetro có trụ sở tại Chile cho thấy, chỉ 1/3 số người được hỏi tại 18 nước Mỹ Latinh tin tưởng vào cảnh sát (trừ Chile là 60%)

TạiMexico, 75% số người được hỏi trải lời không có niềm tin vào ngành tư pháp. Vấn đề tham nhũng phát sinh phần nhiều là do việc chi trả của chính phủ các nước cho lực lượng bảo vệ pháp luật quá thấp

Ví dụ như, trong khi giá cả chi phí ở Brazil ngang với mức ở Mỹ thì lương tháng của lực lượng cảnh sát Brazil đã bao gồm tất cả các khoản phụ cấp chỉ khoảng 1.200 USD, còn ở Mỹ là khoảng 4.300 USD. Khi niềm tin của người dân không đặt vào các cơ chế giải quyết nhà nước thì họ sẽ tìm tới thế giới ngầm và điều này làm phát sinh bạo lực

Tình trạng sở hữu vũ khí tràn lan. Theo như tổ chức Ân xá Quốc tế, tại Brazil có 15 triệu súng ngắn đang được sở hữu tư nhân, trong đó có khoảng 9 triệu súng sở hữu bất hợp pháp và 4 triệu được sử dụng trong hoạt động tội phạm.Brazil là nhà sản xuất và xuất khẩu vũ khí dân dụng loại nhỏ lớn nhất Mỹ Latinh

Từ thập niên 70, Mexico gần như không cấp giấy phép sử dụng vũ khí. Nhưng nước này là một thị trường buôn bán khổng lồ cho những kẻ buôn lậu vũ khí từ Mỹ, nơi có 38/50 bang có quy định khá thoáng về việc bán vũ khí

Theo kết quả điều tra của tờ Thời báo Los Angeles, 95% vũ khí sở hữu bất hợp pháp thu được tại Mexico là được mua từ Mỹ

Cơ hội để ngành dịch vụ an ninh bùng nổ

Ngân hàng Liên châu Mỹ ước tính GDP đầu người của khu vực Mỹ Latinh sẽ tăng lên 25% nếu như tỉ lệ phạm tội tại đây được giữ ở mức trung bình của thế giới

Sao Paulo, một trong những thành phố đông dân nhất thế giới với dân số gần 20 triệu người có số lượng trực thăng lớn hơn cả New York bởi sự lo sợ của các quan chức chính quyền về sự tấn công trả thù của các băng nhóm tội phạm. Thành phố này cũng có nhu cầu cao nhất thế giới về xe bọc thép dành cho dân sự

Những người giàu có nhất tại thành phố này đã giải quyết vấn đề đảm bảo an ninh bằng cách lập ra các hàng rào bao vây các khu ổ chuột bằng các vành đai an ninh do các cảnh sát tư nhân bảo vệ, một hiện tượng cho thấy rõ sự phận biệt tầng lớp trong xã hội

Mặt trái của hiện tượng này là hình thành những khu vực rộng lớn mà công lý, an ninh, thuế và dịch vụ xã hội gần như không tồn tại

Tắc đường và tội phạm gia tăng đã khiến trực thăng trở thành phương tiện đi lại an toàn nhất của quan chức, giới nhà giàu Sau Paolo

Ngành dịch vụ an ninh tư nhân đã hình thành nhanh chóng tại nhiều quốc gia tại khu vực. Theo như thống kê chính thức của Mexico, số lượng các công ty an ninh tư nhân tăng gấp đôi từ năm 2006 với khoảng 1.600 công ty được cấp phép nhưng con số thực tế khoảng 10.000

Ngành dịch vụ an ninh, có khả năng cung cấp hàng loại các loại hình dịch vụ, từ cho thuê cảnh sát tới bán các phương tiện giám sát điện tử chống bắt cóc, đã tăng lên 20%/năm tại Mexico

Các công ty như Dyn Corp, một công ty quân sự tư nhân của Mỹ chuyên tuyển chọn cựu quân nhân gửi tới Iraq hay Afghanistan làm vệ sĩ, đã tìm thấy tìm thấy nhu cầu đang tăng mạnh mẽ tại Mỹ Latinh cho dịch vụ này bất chấp lệnh cấm không mang theo vũ khí áp đặt với người nước ngoài

Tháng 11 năm ngoái, cơ quan chịu trách nhiệm về chương trình phòng chống khủng bố và buôn lậu ma túy của Lầu Năm góc đã đưa ra một hợp đồng trị giá lên tới ba tỉ USD cho bất kỳ công ty nào có khả năng cung cấp phương tiện và dich vụ an ninh

Tất nhiên, phần lớn của bản hợp đồng trị giá hàng tỉ USD này được triển khai tại Mexico. Mức tiêu dùng của Mexico trên lĩnh vực an ninh đã tăng vọt từ 1,7 tỉ USD năm 2005 lên hơn 12 tỉ USD năm 2011
 
Last edited by a moderator:
Brazil sắp siết chặt hàng nhập khẩu từ châu Á
- Theo Thương vụ Việt Nam tại Argentina, Brazil đặt kế hoạch kiểm soát nghiêm ngặt số lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước châu Á khác để ngăn chặn làn sóng hàng giá rẻ, bắt đầu từ quí 2-2012

Theo đó, hàng hóa từ châu Á, đặc biệt từ Trung Quốc, bị kiểm tra từ cửa khẩu và phải thỏa mãn các tiêu chuẩn của Viện Đo lường quốc gia Brazil (Inmetro) và thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn, được áp dụng cho các loại hàng hóa gia dụng

Các hàng hóa không đáp ứng được các tiêu chuẩn kiểm tra sẽ không được phép nhập khẩu vào nước này. Các biện pháp trên được xem như là rào cản phi thuế quan, áp dụng đối với 240.000 các loại mẫu mã hàng hóa trong các lĩnh vực dệt may, luyện kim, phụ tùng ô tô, đồ chơi trẻ em…

Việc kiểm tra sẽ bắt đầu áp dụng từ quí 2 năm nay, do Bộ Tài chính và Dịch vụ thuế Liên bang, phối hợp với Viện Inmetro thực hiện

Theo một quan chức cấp cao của Brazil, làn sóng nhập khẩu hàng giá rẻ của Trung quốc tăng mạnh vào Brazil. Cũng quan chức trên cho biết, năm 2011, kim ngạch hai chiều giữa Brazil và Trung Quốc đạt 77 tỉ đô la Mỹ. Trong đó, Brazil nhập siêu từ Trung Quốc là 11,5 tỉ đô la

Trước đó, vào tháng 10- 2011, Brazil chính thức khởi tố điều tra chống lẩn tránh thuế đối với nguyên phụ liệu giày dép xuất xứ từ Trung Quốc và các sản phẩm giày dép xuất xứ từ Việt Nam và Indonesia.

Theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), Brazil đã áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm giày dép của Trung Quốc từ năm 2009 và họ điều tra để xác định xem liệu có tình trạng giày dép của Trung Quốc được đưa qua nước thứ ba và xuất vào Brazil nhằm lẩn trốn thuế này không

Do đó, Hiệp hội da giày Việt Nam dự báo, xuất khẩu sản phẩm giày dép của Việt Nam vào thị trường Brazil trong năm 2012 sẽ chững lại do phía Brazil đang thực hiện cuộc điều tra đối với giày dép nhập khẩu từ Việt Nam

Vào tháng 9-2011, Brazil cũng chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sợi nhập khẩu từ Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ. Vào thời điểm này, hãng thông tấn Nam Đại Tây Dương MercoPress cho rằng, việc sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại là một phần trong nỗ lực của Tổng thống Brazil Dilma Rousseff để siết chặt nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc, và thúc đẩy sản xuất trong nước vốn đang bị mất lợi thế cạnh tranh

Trong tháng 1-2012, Việt Nam nhập siêu từ Brazil 13 triệu đô la Mỹ. Hiện Việt Nam xuất khẩu sang nước này một số sản phẩm như thủy sản, sản phẩm cao su, túi xách, va li, ô dù, giày dép, hàng may mặc, sắt thép, sơ, sợi dệt, máy vi tính, sản phẩm điện tử, máy móc, phụ tùng. Trong đó, giày dép (chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Brazil), thủy sản và hàng dệt may là ba mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu nhiều nhất

Tình trong tháng đầu năm nay, xuất khẩu giày dép qua Brazil chiếm trên 3% kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam. Trong khi đó, thị trường này chiếm khoảng 0,25% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Điều này cho thấy, việc siết chặt nhập khẩu của Brazil có ảnh hưởng đến ngành dệt may của Việt Nam, nhưng mức độ ảnh hưởng có thể không lớn
 
Last edited by a moderator:
Braxin vượt Anh trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới
Mới đây, Bộ trưởng tài chính Braxin cho biết quốc gia này đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới. Trước đó, vị trí này thuộc về nước Anh

Theo số liệu chính thức, trong năm ngoái, nền kinh tế của quốc gia Mỹ La tinh này đã đạt tăng trưởng 2,7%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng chỉ với 0,8% của Anh. Trị giá của nền kinh tế này cũng đã đạt tới 2,5 nghìn tỷ USD. Với kết quả đó, Viện quốc gia về nghiên cứu xã hội và kinh tế (NIESR) và các nhà dự báo kinh tế khác khẳng định rằng Braxin đã soán ngôi vị của nền kinh tế Anh

Braxin đang trải qua một cuộc bùng nổ kinh tế nhờ giá dầu và nhiên liệu cao dẫn tới tốc độ tăng trưởng mạnh. Theo Qũy tiền tệ thế giới (IMF), trong năm 2010, nền kinh tế Braxin trị giá 2,09 nghìn tỷ USD, thấp hơn mức 2,25 nghìn tỷ USD của Anh xét theo giá trị đồng USD hiện hành

Tuy nhiên, theo NIESR, nếu sử dụng những số liệu của IMF ở tỷ lệ trao đổi hiện nay thì của Braxin sẽ là 2,52 nghìn tỷ USD và của Anh là 2,48 nghìn tỷ USD. Một phát ngôn viên của Bộ tài chính Anh cho biết “Tăng trưởng kinh tế mạnh và dân số đông tại các quốc gia mới nổi lớn sẽ giúp một số quốc gia bắt kịp các nền kinh tế phát triển như Anh. Đó là lý do tại sao chính phủ này đã đúng khi đặt tầm quan trọng cao cho những mối quan hệ kinh tế của họ với các nền kinh tế mới nổi lớn”

Trong những năm gần đây, Braxin -nền kinh tế Mỹ La tinh đồng thời là một trong những thành viên của nhóm Bric cùng với Nga, Anh và Trung Quốc đã chứng kiến sự tăng vụt trong những năm gần đây. Tỷ lệ tăng trưởng của quốc gia này vượt xa so với Mỹ và Tây Âu mặc dù tỷ lệ lạm phát lại cao hơn

Ngoài ra, với lượng dự trữ ga và dầu lớn trong những năm gần đây nhờ phát hiện từ các bờ biển của Braxin, hiện tại, quốc gia này đã trở thành quốc gia sản xuất dầu lớn thứ 9 thế giới và chính phủ này cũng mong muốn sẽ sớm bước vào top 5

Tuy nhiên, Bộ trưởng tài chính Guido Mantega lại không muốn quan trọng hóa sự chuyển dịch tiếp theo sự hoán đổi ngôi vị của Trung Quốc và Nhật vào năm ngoái. “Điều quan trọng không phải là trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới mà quan trọng là có nằm trong số các nền kinh tế động lực nhất và có tăng trưởng bền vững hay không thôi”, ông Mantega cho biết. Còn theo ông Will Landers của BlackRock Latin American Fund, sẽ ngày càng có nhiều người đầu tư vào Braxin
 
Last edited by a moderator:
Top