What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Doanh nhân Việt trên đất Nhật Bản

LOBBY.VN

Administrator
Có một thương nhân Việt trên đất Nhật​

- Còn mấy hôm nữa là đến ngày Doanh nhân Việt Nam, nên khi nghe Đại sứ Nguyễn Phú Bình dành ngày nghỉ để đi dự lễ khai trương Trung tâm kinh doanh hoa tươi của một doanh nhân Việt tại Chiba tôi theo ngay

Thấy Tokyo đất chật người đông tôi cứ hình dung, khang trang lắm thì Trung tâm này cũng chỉ như cái siêu thị hoa trên đê Nghi Tàm mà mỗi lần ra sân bay tôi thường để ý. Té ra, đây cũng là siêu thị hoa trên đường ra sân bay quốc tế Narita, được xây dựng trên khuôn viên rộng tới 4.000m2, giữa khu phố buôn bán khá khang trang

photo_54a9d.jpg

Đại sứ Nguyễn Phú Bình (giữa) cùng ông bà Ngô Hùng Lâm cắt băng khai trương siêu thị thứ hai​

Ngôi nhà bán hoa rộng tới hơn 1.500m2. Ông chủ trung tâm Fuji Toujiki Garden Center có tên Nhật là Fuji Minoru nhưng chính là một người Viêt tên khai sinh là Ngô Hùng Lâm, quê ở Vũng Tàu

Gặp quan khách và bạn bè Việt, Nhật... lạ và quen, ông không giấu giếm: Ông là người vượt biên năm 1980, ông sang Nhật với bàn tay trắng, cùng với việc kiếm ăn hằng ngày thì mỗi khi nhớ về quê hương ông tìm sách báo để đọc

Và, từ đất Nhật ông tìm thấy một người thanh niên Viêt Nam đã ra đi cách ông nửa thế kỷ, một mình giữa trời tây lạnh giá không chỉ vật lộn để kiếm sống mà làm một việc vĩ đại đó là tìm đường cứu nước

Không làm được việc lớn lao như Bác Hồ thì ít nhất mình cũng phải lo được cho mình cuộc sống không để người địa phương họ khinh thường. Nghĩ thế, ông lao vào học tiếng, học nghề. Không có cái chữ, không bằng cấp ông bắt đầu cái nghề thợ mộc

Và đến bây giờ khi vốn liếng có hàng chục triệu đôla Mỹ, khi bỏ ra không ít tiền làm ra để làm từ thiện,thì ông vẫn tự tay mình cùng bạn bè dựng lên ngôi nhà rộng 1.500 mét vuông để kinh doanh mà không cần thuê mướn

Lấy Bác Hồ làm niềm tự hào, làm thần tượng để học tập vượt qua khó khăn từ lúc bôn ba kiếm sống, nên ông quý những gì mà bác Hồ để lại. Bởi vậy, vượt qua định kiến của những người di tản, ông tìm đến với những người đi theo Bác trên đất Nhật, và hướng về Hà Nội

Và thật may mắn cho ông khi gặp người bạn đời lớn lên từ miền bắc, Hà Nội. Nghĩ gì có lợi cho quê hương là ông làm. Nhìn cờ đỏ sao vàng, cờ ngũ hành Việt Nam, rồi phong cảnh Hạ Long và hàng gốm sứ Bát Tràng bày ở những nơi bắt mắt nhất trong hôm khai trương siêu thị, đại sứ Nguyễn Phú Bình cho rằng đây sẽ là một điểm đến của cộng đồng người Việt trên đất Nhật

Cái siêu thị rộng 4.000 mét vuông này, là siêu thị thứ 2. Thật là vui, khi ông bà đang tiếp chúng tôi, thì điện thoại của cô con gái - cô chủ của siêu thị số 1 điện tới tấp yêu cầu chi viện vì trên đó đang khan hàng. Bán hàng mà "cháy hàng" đó là niềm vui

Ông kể, đúng dịp này năm ngoái, kỷ niệm Nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, ông làm các món đặc sản Viêt Nam mời một nghìn khách. Không ngờ ông được bạn bè Nhật, Việt hưởng ứng đến đông hơn nhiều so với dự tính, dẫu có lúng túng tí chút nhưng niềm vui được nhân lên gấp bội. Lễ, tết, Quốc khánh ông thường làm như vậy để giới thiệu Việt Nam với bạn bè

Để có được cơ ngơi hôm nay, ông phải làm việc cật lực, vì vậy hai con ông sau khi tốt nghiệp Đại học, muốn vào làm việc ở cơ sở của ông, ông yêu cầu phải làm đơn xin việc và khi xét thấy đủ điều kiện nhận vào làm việc thì trong hợp đồng lương có một điều khoản là hàng tháng phải dành 10 phần trăm tiền lương để làm từ thiên

Làm từ thiện là niềm vui, là chí nguyện của ông. Khoản lớn thì có kế hoạch trích từ doanh thu, khoản nhỏ thì bằng tiết kiệm chi tiêu. Khi ông đi công việc hay về Viêt Nam vợ thu xếp cho khoản tiền ăn nghỉ ở khách sạn hạng sang, ông ở hạng thường để dành tiền gặp những trường hợp lang thang cơ nhỡ thì giúp

Ông không giấu giếm ý định sẽ cố gắng giúp xây một ngôi trường cho trẻ em nghèo ở vùng sâu vùng xa quê nhà. Bởi vậy, khi gặp tôi - một người công tác ở báo Dân trí - ông xin ngay địa chỉ để giúp ông thực hiện ý nguyện của mình một cách hiệu quả

Khai trương đúng dịp ngày Doanh nhân Viêt Nam, với mong muốn thông qua Trung tâm cây cảnh này để giới thiệu Việt Nam với bạn bè thế giới, ông đang nhập những loại hoa đẹp từ Việt Nam để bổ sung cho hơn hai trăm mặt hàng hoa mà ông đang bán

Đúng là cưỡi ngựa xem hoa, trong vài tiếng đồng hồ, tôi không thể nào thưởng lãm vẻ đẹp từ giản dị đến kiêu sa của các loài hoa ở đây, bởi có mặt hàng giá chỉ một vài trăm yen, nhưng cũng có những cây hoa có giá tới hàng vạn yen. Cùng với hoa sẽ có thêm văn hoá phẩm và những mặt hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ của các miền Việt Nam

Thăm siêu thị thứ hai của Ngô Hùng Lâm bất giác hình ảnh trong bộ phim Ôsin của Nhật đã chiếu ở Việt Nam khá lâu lại trở về trong tôi. Những thương nhân bắt đầu khởi nghiệp bằng hai bàn tay trắng và sự đùm bọc cộng đồng, họ đã đi lên đi lên từng bước một. Ôsin có cả một hệ thống siêu thị khắp nước Nhật. Ngô Hùng Lâm chắc cũng sẽ không dừng lại...

Nguyễn Lương Phán
 
50 năm ở nước ngoài vẫn giữ quốc tịch Việt Nam​

11522_Huynh-Tri-Chanh.jpg

Việt kiều Huỳnh Trí Chánh​

72 tuổi, Việt kiều Huỳnh Trí Chánh vẫn giữ nét ngang ngạnh của thời tuổi trẻ và tính quyết đoán của người lãnh đạo phong trào từ trước ngày đất nước thống nhất

Có hơn 50 năm sống và làm việc tại Nhật, đã kết hôn với vợ là người Nhật, song Huỳnh Trí Chánh vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Ông giải thích: “Tại sao phải đổi quốc tịch của mình ?”

Thoát chết li kỳ

Còn nhớ, sau cơn động đất và sóng thần dữ dội xảy ra tại Nhật vào tháng 3.2011, hơn một ngày sau, bạn bè trong và ngoài nước mới nhận được dòng tin nhắn gửi qua email của ông Huỳnh Trí Chánh: “Tôi đang ở trại tị nạn sau khi xảy ra động đất lớn nhất trong lịch sử động đất Nhật

Huỳnh Trí Chánh chưa chết, được phát cơm và nước uống... Tôi không thể viết nhiều hơn vì hàng trăm người đang sắp hàng chờ đến lượt sử dụng máy tính ở trại tị nạn này”

Trường hợp thoát chết của ông khá li kỳ. Chiều 11.3.2011, trận động đất xảy ra, ông rời trường cùng với 4 đồng nghiệp là người nước ngoài để về nhà, nơi ông đang trọ để dạy ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa Việt cho đội ngũ chuyên viên làm việc cho các chương trình ODA của Nhật tại Việt Nam, gọi là Trung tâm đào tạo của Tổ chức Hợp tác Quốc tế của Nhật - JICA

Trên đường đi, vì có kế hoạch mời một số bạn bè đến nhà dùng bữa vào ngày hôm sau, ông Chánh ghé siêu thị để mua thực phẩm nên khi trận động đất xảy ra, ông đã được an toàn. Còn 4 đồng nghiệp của ông, người Scotland, Úc, New Zealand và Thái làm việc tại Nhật đều chết trên đường về nhà

Hiện tại, có trên 50 chuyên viên người Nhật làm việc cho các dự án ODA tại Việt Nam là học trò của ông từ chương trình đào tạo nói trên

Ông Chánh nguyên là Chủ tịch Tổng Hội người Việt Nam tại Nhật trong suốt thời gian từ năm 1982 đến 2009. Trước đó, ông là Tổng Thư ký của Tổng hội và được coi như người anh cả trong phong trào phản chiến tại Nhật trước năm 1975

Đón Xuân Nhâm Thìn vừa qua, Ủy Ban Nhân dân TP.HCM đã thay mặt Chính phủ, trao Bằng khen của Thủ tướng cho ông vì đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng, củng cố và phát triển cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đoàn kết hướng về cội nguồn, góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương

Trước đó, năm 2006, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã trao ông bằng khen vì đóng góp đặc biệt cho sự phát triển quan hệ 2 nước

Ông Chánh từ chối nói những chuyện đã qua, song thực tế, Tổng hội người Việt Nam tại Nhật do ông làm Tổng Thư ký và sau đó là Chủ tịch từ năm 1975 có nhiều đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển tại quê nhà

Trong Thông báo giải tán Tổng hội vào năm 2009, ông Chánh viết: Sự ra đời của Tổng hội là do tình hình khách quan lúc bấy giờ đòi hỏi cộng đồng người Việt tại Nhật cần có một tổ chức tập hợp mọi người Việt tại Nhật để cùng chung sức đóng góp...

Tiền thân của Tổng hội là “Tổ chức người Việt tại Nhật đấu tranh đấu cho hòa bình thống nhất đất nước” (được thành lập năm 1969 và giải tán năm 1976). Trong thời bình, những thành viên của Tổng hội theo lời kêu gọi xây dựng đất nước đã trở về làm kinh doanh từ rất sớm

Đó là ông bà Tô Bửu Lưỡng - Đào Thị Minh, thành lập Công ty Lotus chuyên xuất khẩu nông sản Việt sang Nhật từ thời Việt Nam còn bị cấm vận. Đó là ông Hồng Lê Thọ, về nước lập Công ty Mỹ phẩm Đại Phú Sỹ từ những năm 90 của thế kỷ trước

Đó là ông Nguyễn An Trung lập công ty nhập khẩu xe (từ những năm đầu của thập niên 1980) nhằm tìm đường cho Việt Nam thông thương với nước ngoài ngay trong thời gian còn bị cấm vận

1 trong 200 nhân vật làm thay đổi nước Nhật

Trong cộng đồng Việt kiều Nhật về nước kinh doanh, ông Chánh tuy không làm kinh doanh, song vai trò ngoại giao kinh tế chính trị của ông với Nhật, đặc biệt thời kỳ trước cấm vận, đóng vai trò quan trọng

Có lẽ chính vì lẽ đó, ông Chánh, cùng với những vị thủ tướng nổi tiếng của Nhật cũng như các nhân vật nổi tiếng khắp thế giới, đã được giới thiệu trong quyển “200 nhân vật đã làm thay đổi đất nước Nhật”, xuất bản năm 1993

Ông Chánh cũng là một Việt kiều Nhật về nước thường xuyên từ sau 1975 để thực hiện các nhiệm vụ không tên. Ông bộc bạch: “Tôi trưởng thành trong “phong trào chống Mỹ” tại Nhật. Đó là lợi thế để tạo niềm tin và làm được việc mình mong muốn để đóng góp cho đất nước trong hoàn cảnh éo le”

Ông Chánh được đào tạo chuyên ngành Thủy sản hàng hải học tại một đại học công lập ở Tokyo (Nhật). Trước ngày về hưu (năm 2001) và dạy ngôn ngữ học cho JICA, ông có hơn 20 năm giảng dạy tại Đại học Ngoại ngữ Tokyo

Nguyên Nga
 
Top