What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Angola ThinkTank

LOBBY.VN

Administrator
Angola đẩy mạnh hợp tác làm ăn với Việt Nam​

- Thúc đẩy sự hợp tác giữa Việt Nam và Angola trong nhiều lãnh vực, đặc biệt thương mại, đầu tư và nông nghiệp, là mục đích chính của Phó tổng thống Fernando Dias dos Santos khi ông dẫn đầu một đoàn doanh nghiệp sang thăm Việt Nam từ ngày 12 đến 16-2. Điều này được đề cập trong buổi hội kiến tối ngày 13-2 giữa Phó tổng thống Angola và Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân.

2a8ec_angola_1.jpg

Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đón Phó tổng thống Angola Fernando Dias dos Santos vào ngày 13-2​

Tại buổi tiếp, Phó tổng thống Angola Dias dos Santos cho biết những lãnh vực mà đất nước ông muốn hợp tác với Việt Nam. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của

“Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Angola: Đối tác mới cho sự phát triển”

Theo thông tin của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư này sẽ diễn ra ở khách sạn Melia Hà Nội sáng 16-2 tới đây sẽ có 14 doanh nghiệp hàng đầu Angola thuộc các lĩnh vực dầu khí, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, kim cương, hội chợ triển lãm, đầu tư tư nhân, mỹ phẩm và xuất nhập khẩu...

Việt Nam và Angola thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1975. Cho đến nay, hai nước đã ký nhiều thỏa thuận quan trọng, bao gồm hiệp định thương mại, hiệp định khung về hợp tác kinh tế, văn hóa và khoa học - kỹ thuật, thỏa thuận hợp tác thủy sản, nghị định hợp tác dầu lửa – khí đốt… Hai bên cũng đã ký hiệp định về việc cử chuyên gia Việt Nam sang làm việc trong lãnh vực giáo dục (năm 1995) và y tế (1996)

Tuy nhiên, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Angola vẫn còn rất thấp. Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2010 Việt Nam xuất 111,16 triệu đô la Mỹ gồm gạo, hàng dệt may, nước hoa, nước trái cây, giày dép, sản phẩm chất dẻo… và nhập 4,69 triệu đô la Mỹ, chủ yếu là sắt thép phế liệu từ Angola

Vài năm gần đây, Angola thu hút nhiều dự án đầu tư của Việt Nam, cụ thể là từ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Dầu khí (PetroVietnam) và Viettel. Ngoài ra, nước châu Phi này cũng có khá nhiều lao động Việt Nam

Lobby Vietnam Club: Hiện tại cộng đồng người Việt Nam đang làm ăn, buôn bán tại Angola khoảng 6.000 người; trong đó có 300 bác sĩ, y tá và 70 giáo viên, và khá nhiều cá nhân kinh doanh thành công tại đây

Kinh Luân
 
Người xứ Nghệ làm ăn tại Angola​

Cắm rễ" ở lục địa Đen đã hơn 20 năm, Tổng Giám đốc công ty xuất nhập khẩu MQ - Comércio General Lê Thiết Thảo vừa là một bạn hàng tin cậy của nhiều đối tác nước bạn, vừa trở thành một nhịp cầu quan trọng nối hàng hoá và cả các đoàn doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Angola

Ông được cộng đồng hơn 1.000 kiều bào ta tại Angola tín nhiệm bầu là Chủ tịch đầu tiên của Hội Người VN tại Angola và năm 2002 đã được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

1. Từ Hà Tĩnh tới Luanda

Trả lời câu hỏi đầu tiên của chúng tôi về lý do chọn Châu Phi xa xôi làm địa điểm làm ăn, ông Thảo đùa: "Thì dân Nghệ Tĩnh chúng tôi còn biết đi đâu hơn là xông vào những nơi khó khăn, nóng bỏng !"

Xuất thân từ một làng quê nghèo khó ở Kỳ Châu - Kỳ Anh - Hà Tĩnh, anh Thảo đã trải qua thời kỳ quân ngũ, bị thương trong chiến dịch Xuân Lộc ngay trước ngày giải phóng Sài Gòn năm 1975. Xuất ngũ rồi trúng tuyển vào học tiếng Pháp tại trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, chỉ sau hai năm học tập anh Thảo được đưa sang Mozambique học thêm tiếng Bồ Đào Nha

Vốn ngoại ngữ có lẽ là viên gạch đầu tiên "lót đường" đưa Lê Thiết Thảo đến với nghề phiên dịch, bước đầu là trong ngành nông nghiệp và sau đó sang Ban Hợp tác chuyên gia của Hội đồng Bộ trưởng suốt thập niên 1980

Song lần "chạm ngõ" với miền đất Châu Phi - sau này đã trở thành quê hương thứ hai của ông Thảo - phải tới năm 1990 mới diễn ra, khi ông được chuyển sang làm công tác quản lý chuyên gia ở Đại sứ quán Việt Nam tại Angola

Sau gần năm năm công tác tại nước bạn, ông Thảo "tự ngộ" ra một điều rằng đây là một miền đất nhiều tiềm năng còn chưa được khám phá


2. Mỗi ngày một "viên gạch"


Đó có thể coi là phương châm của Lê Thiết Thảo, khi đường đời đưa ông chuyển sang lĩnh vực kinh doanh, bước đầu là qua trao đổi giữa Cty Xuất nhập khẩu chuyên gia lao động (IMF) - nơi ông Thảo chuyển sang làm việc từ năm 1993 - với công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ (VTC) của Đài Truyền hình Việt Nam

Từ vị trí Giám đốc Văn phòng đại diện VTC ở Angola, ông Thảo đã dần thiết lập được mạng lưới đối tác xuất và nhập hàng tiêu dùng từ Việt Nam sang nước bạn, tiến tới đứng ra thành lập công ty xuất nhập khẩu tổng hợp riêng MQ có kho hàng rộng 1.000m2 tại trung tâm thương mại sầm uất Sao Paulo ở thủ đô Luanda và có chi nhánh ở 12 trên 18 tỉnh thành của Angola

Từng bước một, với phương thức bước đầu đặt cơ sở làm ăn, tiến tới mở rộng cơ sở và đưa dần người lao động Việt Nam sang cùng làm việc với bạn, tới nay MQ đã dần mở rộng quy mô lên 200 nhân viên có lương bình quân 500 USD/tháng

Cùng với các doanh nghiệp Việt Nam khác, mỗi tuần MQ nhập khẩu 4 container với tổng trọng tải 160 feet để cung cấp hàng hoá cho hầu khắp cả đất nước Angola. Và tuy chưa được rộn rã náo nhiệt như các tiểu khu Việt Nam khác ở các nước phát triển, song tầng trệt khu thương mại Sao Paulo giờ đây cũng đã mang đậm sắc Thái Việt với gần 20 kios của các doanh nghiệp Việt Nam rực rỡ các mặt hàng được người tiêu dùng Angola vốn chuộng màu sắc rất ưa thích vì chất lượng cao mà giá cả lại vừa túi tiền

Mô hình do MQ khởi xướng "1 laboratory ảnh + 1 cửa hàng", kiên trì cung cách làm ăn đi từ nhỏ tới trung bình, mở rộng địa bàn dần theo kiểu cắm chân rết được đánh giá là một trong những mô hình kinh doanh phù hợp và thành công tại thị trường Angola nói riêng và Châu Phi nói chung

Lê Thiết Thảo
 
Đưa quan hệ hợp tác Việt Nam – Angola ngày càng sâu rộng, hiệu quả​

– Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam mong muốn và sẽ làm hết mình để cùng với Angola tiếp tục đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực ngày càng đi vào sâu rộng và hiệu quả

_BAC0124.jpg

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Tổng thống Cộng hòa Angola Fernando Dias Dos Santos​

Chiều 15/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Phó Tổng thống Cộng hòa Angola Fernando Dias Dos Santos đang ở thăm chính thức nước ta

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Tổng thống Fernando Dias Dos Santos bày tỏ hài lòng trước những bước phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Angola thời gian qua; cho rằng quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả

Đánh giá cao kết quả hội đàm giữa Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và Phó Tổng thống Fernando Dias Dos Santos, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam mong muốn và sẽ làm hết mình để cùng với Angola tiếp tục đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực ngày càng đi vào sâu rộng và hiệu quả

Trên nền tảng của mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp Việt Nam – Angola, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên phối hợp lập trường, ủng hộ nhau trên các diễn đàn đa phương; thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao, các Bộ, ngành, doanh nghiệp, nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước

Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Angola tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ cộng đồng người Việt đang sinh sống ở Angola có cuộc sống ổn định, đóng góp vào vào sự phát triển của Angola cũng như đóng góp vào thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước

Nêu rõ kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Angola năm 2010 đạt khoảng 160 triệu USD là con số còn khá khiêm tốn, tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, thông qua Ủy ban hợp tác liên Chính phủ, hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động trao đổi thương mại 2 chiều giữa hai nước nhất là trao đổi những mặt hàng hai bên có nhu cầu lớn và được coi là thế mạnh của nhau

Cùng với đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị phía Angola hỗ trợ, ủng hộ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư vào Anglola, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, viễn thông, dầu khí, xây dựng…

Hoan nghênh Angola đã mở Đại sứ quán tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng thông qua Đại sứ quán, quan hệ hợp tác giữa hai nước sẽ ngày càng được tăng cường nhất là hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, đưa quan hệ hợp tác trong lĩnh vực này ngày càng tương xứng với quan hệ hợp tác chính trị tốt đẹp vốn có giữa hai nước

Phó Tổng thống Fernando Dias Dos Santos bày tỏ đồng tình với các ý kiến đề xuất nêu trên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; cho biết Angola luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Việt Nam và mục đích chuyến thăm Việt Nam lần này của đoàn Angola là tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa và đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước lên bước phát triển mới

Phó Tổng thống Fernando Dias Dos Santos khẳng định Angola sẽ phối hợp chặt chẽ với với các Bộ, ngành chức năng Việt Nam để triển khai các thỏa thuận hợp tác mà hai bên đã thống nhất; đồng thời khẳng định luôn chào đón và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp của Việt Nam đầu tư và làm ăn hiệu quả tại Angola

Phó Tổng thống Fernando Dias Dos Santos cũng có những nhận xét rất tốt về cộng đồng người Việt Nam tại Angola; cho biết cộng đồng người Việt Nam tại Angola luôn là những công dân gương mẫu, chấp hành tốt pháp luật của nước sở tại, luôn năng động, sáng tạo, cần cù trong lao động sản xuất, có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Angola cũng như có những đóng góp thiết thực trong vai trò cầu nối hữu nghị Việt Nam – Angola

Ngoài ra, các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục… cũng là những lĩnh vực lớn mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Tổng thống Fernando Dias Dos Santos cho rằng hai bên cần tăng cường hợp tác chặt chẽ và sâu rộng hơn nữa
 
Việt Nam – Angola điểm nhìn từ 3 tỉ USD​

Sáng 16/2, tại Hà Nội, diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Angola đã được tổ chức nhân chuyến thăm Việt Nam của ngài Fernado Dias Dos Santos - Phó Tổng thống Angola và đoàn đại biểu cấp cao

IMG9139copy.jpg

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và nhiền cán bộ ban ngành đã tham dự diễn đàn

Đây là một trong những hoạt động quan trọng trong chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Angola từ ngày 12 – 16/2. Đoàn doanh nghiệp của Angola bao gồm 14 doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực như: Dầu khí, nông nghiệp, xây dựng, kim cương, mỹ phẩm…

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho biết, việc hợp tác với Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác làm ăn cho các doanh nghiệp Angola vươn tới các thị trường giàu có phía Đông Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc

Phó Chủ tịch nước cũng cho biết thêm, Việt Nam đang có hợp tác thương mại với 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đã có 12.000 dự án của hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số vốn là 192 tỉ USD

Việt Nam cũng đầu tư nhiều tỉ USD ra nước ngoài, chủ yếu trong lĩnh vực dầu khí, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan hy vọng diễn đàn doanh nghiệp lần này là cơ hội để hai bên tìm hiểu các lĩnh vực đầu tư và thương mại

DSC_4662.jpg

Ngày Fernado Dias Dos Santos, phát biểu: “Việc gặp gỡ và hợp tác này là thể hiện quyết tâm chính trị của hai bên, là cơ hội để doanh nghiệp 2 nước trao đổi thông tin và kinh nghiệm”. Hiện nay, Angola đã tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng để chào mời các nhà đầu tư nước ngoài

Năm 2011, GDP của Angola tăng trưởng 3,4% và năm nay, Angola dự kiến sẽ đưa GDP tăng trưởng 9%

Tại diễn đàn, trước sự chứng kiến của lãnh đạo cao cấp hai nhà nước Việt Nam và Angola, Công ty CP Thiết bị Công nghiệp Xây dựng CMS J.S.C (Việt Nam) và Tổng công ty TAMAR (Angola) kí kết hợp đồng xây dựng nhà ở cho quân nhân Bộ Quốc phòng Angola với trị giá 3 tỉ USD

Đây không chỉ là một trong những hợp đồng hợp tác quan trọng giữa hai doanh nghiệp Việt Nam – Angola mà còn là dấu mốc quan trọng để hai bên thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác lâu dài trong lĩnh vực kinh tế

Về thương mại, Việt Nam và Angola đã kí Hiệp định Thương mại vào năm 1978. Hai bên đã kí lại Hiệp định này cho phù hợp với hoàn cảnh mới vào tháng 5/2008 nhân chuyến thăm Angola của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.

Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Angola đã có sự gia tăng mạnh. Nếu như năm 1999, Việt Nam chỉ xuất khẩu sang Angola khoảng 7,2 triệu USD thì năm 2010, Việt Nam đã xuất sang thị trường Angola gần 111,2 triệu USD

Các sản phẩm xuất khẩu chính là gạo (chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu sang Angola), hàng dệt may, giày dép, máy móc thiết bị phụ tùng, thủy sản, xe máy…

Nhập khẩu của Việt Nam từ Angola đang ở mức khiêm tốn, năm 2010 là xấp xỉ 5 triệu USD. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là sắt thép phế liệu, thức ăn gia súc và nguyên liệu

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp Angola cho biết nền nông nghiệp Angola ở trong tình trạng hết sức khó khăn do nội chiến kéo dài. Hàng năm, Angola phải nhập khẩu khoảng nửa triệu tấn gạo. Phía bạn rất mong được sự hỗ trợ, hợp tác và học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, xóa đói giảm nghèo

Trong lĩnh vực dầu khí, hai bên đã kí Nghị định Thư về hợp tác dầu khí. Trong diễn đàn doanh nghiệp này, ngài Kiala N. Gabriel, Quốc vụ khanh phụ trách Công nghiệp, Khoáng sản Angola cho biết, hiện nay Angola có khoảng 100 mỏ chưa được khai thác ở vùng nước sâu và rất sâu. Dầu khí của Angola tập trung nhiều ở vũng cạn Kwanza, vũng cạn Baixo Congo…

Đức Chính
 
Angola sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam​

Chiều 15.2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Phó Tổng thống nước Cộng hòa Angola Fernando Dias Dos Santos đang thăm chính thức Việt Nam.

Thutuongjpg-085202.jpg

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Ngài Fernando Dias Dos Santos, Phó Tổng thống Cộng hòa Angola​

Thủ tướng đề nghị hai bên tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương, tăng cường trao đổi đoàn nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực, thúc đẩy hợp tác giáo dục, văn hóa, du lịch và tiếp tục hỗ trợ cộng đồng người Việt đang làm ăn, sinh sống tại Angola

Thủ tướng cho rằng, kim ngạch thương mại VN - Angola đạt 160 triệu USD trong năm 2011 là chưa xứng với tiềm năng và quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Vì vậy, Thủ tướng đề nghị thông qua Ủy ban Hợp tác liên chính phủ, hai bên thúc đẩy mạnh thương mại hai chiều, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Angola trong lĩnh vực nông nghiệp, dầu khí, xây dựng, viễn thông...

Phó Tổng thống Fernando Dias Dos Santos khẳng định Angola sẽ làm hết sức mình để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng hiệu quả, đặc biệt là triển khai có hiệu quả các thỏa thuận hợp tác đã ký kết. Phó Tổng thống Fernando Dias Dos Santos cũng khẳng định, Angola sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư tại nước này cũng như cộng đồng người Việt làm ăn, sinh sống tại Angola...

Cùng ngày, Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan đã hội đàm với Phó Tổng thống Angola Fernando Dias dos Santos. Tại cuộc hội đàm, Phó Tổng thống Angola khẳng định mong muốn tăng cường và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt với Việt Nam

Sau hội đàm, Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan và Phó Tổng thống Angola chứng kiến lễ ký 2 văn bản: Nghị định thư về hợp tác kỹ thuật về giáo dục đại học và nghị định thư hợp tác về văn hoá

Khai trương Đại sứ quán Angola tại Việt Nam. Ngày 15.2, Đại sứ quán Angola tại Việt Nam chính thức khai trương tại Hà Nội. Tham dự buổi lễ có Phó Tổng thống Angola Fernando Dias dos Santos, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, Chủ tịch Uỷ ban Liên chính phủ Việt Nam - Angola, đại diện Bộ Ngoại giao...
 
Việt Nam giúp Angola khôi phục ngành cà phê​

cafe06.jpg

- Việt Nam, nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazil, sẽ giúp Angola khôi phục lại ngành cà phê sau thời gian bị chiến tranh tàn phá

Tập đoàn Thái Hòa - nhà sản xuất, kinh doanh cà phê arabica của Việt Nam cùng với một công ty tư vấn của Brazil và một công ty sản xuất cà phê ở Angola đã thành lập liên doanh trồng 6.000 hecta cà phê robusta vào 3 năm tới. Thỏa thuận chính thức đã được ký kết tại Hà Nội

“Giờ đây chúng tôi muốn lấy lại vị thế trong lĩnh vực sản xuất cà phê, cùng trồng bông và các sản phẩm nông nghiệp khác,” Đại sứ Angola tại Việt Nam, Joao Bernardo Manuel, cho Reuters biết sau lễ ký

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch Tập đoàn Thái Hòa nhận định nếu giai đoạn đầu tiên của sự hợp tác diễn ra thành công, liên doanh sẽ huy động thêm 250 triệu USD ngân quỹ cho toàn bộ dự án cà phê robusta thông quan viện trợ phát triển của Brazil cũng như các nguồn tài chính khác

Sản phẩm cà phê sản xuất ở Angola có thể được xuất khẩu sang Brazil để đáp ứng nhu cầu đang tăng ở nước này

Ông Nguyễn Văn An cho biết sẽ cử chuyên gia của công ty sang giúp Angola phát triển cây trồng

Trước năm 1975, Angola là nhà sản xuất cà phê đứng thứ 4 thế giới với sản lượng hàng năm lên tới 4 triệu bao. Tuy nhiên, cuộc nội chiến kéo dài từ năm 1975 đến năm 2002 đã tàn phá các khu vực trồng cà phê của quốc gia ở khu vực Nam Phi này

Đại sứ Bernardo ước tính sản lượng cà phê hiện nay của Angola là khoảng 4.000 tấn/năm, trong khi, theo dữ liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), các nhà sản xuất cà phê lớn ở châu Phi như Ethiopia và Uganda có sản lượng hơn hẳn lần lượt là 390.000 tấn và 193.000 tấn

Trong niên vụ 2011/2012, toàn châu Phi sản xuất được gần 17 triệu bao cà phê arabica và robusta, tăng 2,4% so với niên vụ trước và chiếm 12,7% sản lượng cà phê quốc tế, theo báo cáo của ICO
 
Tiếng gọi Angola​

13809_Tran-Quang-Hien.jpg

Anh Trần Quang Hiền, Việt kiều Angola​

Angola là mảnh đất nhiều cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào những lĩnh vực mà nước này còn bỏ ngỏ. Thông tin này được Trần Quang Hiền, Việt kiều Angola, chia sẻ với NCĐT nhân chuyến về thăm quê hương mới đây để tìm kiếm đối tác cho các dự án đầu tư

Sinh sống và làm ăn tại đất nước châu Phi này đã hơn 4 năm, hiện anh Hiền đang điều hành một công ty riêng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gạch, gỗ và vận chuyển hàng hóa

Anh cũng đang giữ vị trí Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng Việt Nam tại Angola. Anh cho biết, Angola là một đất nước rất rộng lớn, tài nguyên phong phú, có nhiều mỏ dầu và kim cương nhưng tốc độ phát triển kinh tế, xã hội còn chậm

Nước này chưa thu hút được nhà đầu tư nước ngoài do khoảng cách địa lý, môi trường sống khắc nghiệt. “Nếu biết chấp nhận những yếu điểm này, tôi tin rằng doanh nghiệp Việt Nam nếu mạnh dạn đầu tư qua đây sẽ có nhiều cơ hội phát triển và tôi sẽ hỗ trợ họ các thủ tục pháp lý với tư cách là đồng hương với nhau”, anh cho biết

Cơ duyên nào đã đưa anh đến với một đất nước xa xôi đến vậy ?

Trước khi dấn thân vào thương trường tôi là người hoạt động trong ngành ngoại giao nên đã quen với việc thích nghi với cuộc sống ở nước ngoài

Tôi đã từng sinh sống và làm việc ở Ukraina và Thổ Nhĩ Kỳ trước khi qua Angola. Khi ở Thổ Nhĩ Kỳ, qua một người bạn, tôi biết có một nhà máy sản xuất gạch của một người bản xứ làm ăn không hiệu quả nên rao bán với giá rẻ. Sau một thời gian tìm hiểu và đàm phán, tôi mua lại nhà máy này và đưa gia đình sang đó sinh sống

Tình hình hoạt động của nhà máy sau đó ngày càng tốt hơn và dần dần công ty tôi đã mở rộng thêm ra nhiều lĩnh vực khác, lĩnh vực mới nhất là phân phối sản phẩm rượu, bia, nước giải khát

Chắc hẳn khi qua đây, anh đã học cách chấp nhận những yếu điểm như anh đã chia sẻ ?

Môi trường sống ở Angola đúng là rất khắc nghiệt, giá nước thậm chí còn đắt hơn xăng dầu. Do đây là đất nước mà người dân còn rất lạc hậu nên đa phần họ sống trong cảnh nhà cửa tạm bợ, vệ sinh kém, bệnh sốt rét vì thế có cơ hội hoành hành

Những người kinh doanh như tôi, do có điều kiện về kinh tế thì ở trong những khu cao cấp hơn giống như khu Phú Mỹ Hưng ở TP.HCM. Tuy vậy, Angola lại có lợi thế là đất rộng, chưa có nhiều ngành nghề sản xuất với công nghệ cao mà chủ yếu là xuất khẩu lúa gạo, nông lâm sản và vật liệu xây dựng nên nếu đầu tư vào đây, các doanh nghiệp sẽ được cho thuê ưu đãi những quỹ đất lớn. .

Sau một thời gian có thể mua lại vì giá bất động sản rất rẻ. Có thể ví như giá đất tại Việt Nam thời điểm hơn 10 năm về trước. Người nước ngoài nếu có giấy phép định cư là có thể mua được nhà, đất mà không cần phải có quốc tịch

Về thủ tục đầu tư thì thế nào ?

Cơ chế chính sách thu hút đầu tư tại Angola khá thông thoáng, tuy nhiên Chính phủ nước này chỉ chấp nhận cấp giấy phép cho nhà đầu tư có dự án trị giá 2 triệu USD trở lên

Tôi đang dự tính triển khai 3 dự án lớn và muốn kêu gọi các đối tác trong nước góp sức với tỉ lệ vốn góp 50-50 hoặc tôi bỏ vốn, họ tham gia quản lý, vận hành

Dự án thứ nhất là đầu tư một nhà máy bia, dự án thứ hai là lập một trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, dự án thứ ba là đầu tư nhà máy sản xuất thuốc tây, mà chủ đạo là thuốc chống sốt rét

Tại Angola có một loại nguyên liệu làm thuốc chống rốt rét rất hiệu quả đó là cây xoan rừng. Hoặc nếu doanh nghiệp nào muốn sang đây tìm cơ hội đầu tư khác thì cũng rất tốt như chế tác kim cương vì ở đây, chuyện khi đào móng xây dựng một công trình nào đó, đụng phải mỏ kim cương không phải chuyện hy hữu. Angola đang triển khai xây dựng dự án sân bay quốc tế lớn tại thủ đô sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho việc thu hút đầu tư

Hiện người Việt sinh sống ở đó thế nào ?

Hiện cộng đồng người Việt sinh sống và làm việc tại Angola vào khoảng 40.000 người, thủ đô Luanda là nơi tập trung đông người Việt nhất. Trong số này có một phần là kiều bào, một phần là người trong nước qua đó học tập, nghiên cứu trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, công nhân đi xuất khẩu lao động...

Ở Angola cũng có các hiệp hội của người Việt như Hội Người Việt, Hội Phụ nữ... Vì sống ở một quốc gia rất xa quê hương, nên cộng đồng người Việt ở Angola rất đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau, người qua trước luôn hỗ trợ giúp đỡ người qua sau

Mai Lan
 
Chàng trai Việt một mình sang Châu Phi lập nghiệp​

Tốt nghiệp ĐH, anh chàng này xách balo sang châu Phi lập nghiệp. Tưởng chừng sẽ khó kiếm sống ở mảnh đất khô cằn này nhưng cuối cùng anh chàng đã thành công với thu nhập khá hằng tháng

Trở thành một ông chủ nhỏ ở đất nước Angola xa xôi, anh chàng Nguyễn Lương Huy Hoàng hiện đang có một cuộc sống rất mới mẻ, thú vị ở lục địa Đen. Từ một ý tưởng được xem là "điên rồ" - sang châu Phi lập nghiệp, Huy Hoàng là một minh chứng cho việc dám nghĩ dám làm và dám chịu

Hiện Hoàng đang sở hữu hai cửa hàng game nhỏ, mở hàng ngày phục vụ nhu cầu giải trí cho trẻ em nơi đây. Thời gian đầu, cửa hàng game của Hoàng tạo thành cơn sốt" nhỏ, được nhiều người yêu thích

IMG_7214-7aa0c.jpg

Quán game nhỏ dành cho trẻ em Angola biết đến các trò giải trí​


Nguyễn Lương Huy Hoàng

Facebook: Hoàng La Mã

Ngày sinh: 13-07-1988

Trường: Tốt nghiệp khoa Công nghệ thông tin - ĐH Hồng Bàng 2010

Năng khiếu: Hát

Sở thích: Du lịch trong và ngoài nước, câu cá

Thành tích: Huy chương Bạc giải trẻ Teakowndo



Chào Huy Hoàng, điều gì đã khiến bạn quyết tâm sang Châu Phi - vùng đất khắc nghiệt để lập nghiệp một thân một mình ?

Từ bé mình đã muốn kinh doanh. Nhưng bây giờ để làm một gì đó ở Việt Nam hay các nước tiên tiến thì môi trường cạnh tranh rất khốc liệt, mình còn “non” và khả năng lẫn kinh nghiệm nên cũng chưa dám thử. Vì thế, mình chọn Châu Phi - một thị trường hoàn toàn mới mẻ. Ở đây dân trí còn thấp nên nhu cầu của họ không cao, mình đầu tư cũng ít tốn kém nữa – mình thấy những điều đó thích hợp với điều kiện và mơ ước của mình nên đã quyết tâm thực hiện nó

Và mình cũng nghĩ là mình còn trẻ, đi cho biết đó biết đây. Nếu có thất bại thì cũng là một kinh nghiệm cho mình trong cuộc sống. Suy nghĩ này đã giúp mình thêm tự tin với quyết định chọn Châu Phi cho bước chân đầu tiên trên đường đời của mình

Hoàng đã mất bao nhiêu thời gian để ấp ủ và thực hiện kế hoạch này ?

Ngay khi ra trường, mình đã thử tham gia vào một số công việc trong vòng vài tháng, tuy nhiên, mình không có cảm hứng để làm việc. Và ý tưởng lập nghiệp từ con số 0 ở một nơi hoàn toàn xa lạ được nảy ra vào thời điểm đó

Mình nôn nóng lắm, chỉ muốn đi ngay, thực hiện ngay tất cả những dự tính của mình ở vùng đất xa xôi ấy nhưng để làm giấy tờ sang Châu Phi cũng mất khá nhiều thời gian, mình mất 1 năm để có thể xách balô lên đường

Ngay khi được thông báo giấy tờ đã hoàn tất, mình mừng và hồi hộp lắm, đặt ngay vé bay vào tuần sau, mọi thứ gấp gáp đến mức mình không kịp thông báo và chào bạn bè nữa. Đến khi biết chuyện thì đều rất ngạc nhiên nhưng rồi ai cũng ủng hộ, chúc mình thành công

Lần đầu tiên đặt chân đến nơi xa lạ đó, bạn có cảm xúc như thế nào ?

Lúc máy bay chuẩn bị hạ cánh, nhìn từ máy bay xuống thấy đất đai khô cằn, nhà cửa lụp xụp – dù đúng như những gì mình mường tượng từ trước những vẫn không khỏi bỡ ngỡ. Đã chuẩn bị sẵn tâm lý nhưng mình vẫn hơi shock…

Nhìn mọi thứ đều lạ lẫm và to lớn (người Châu Phi da đen và thường cao to), mình thấy sợ - đó là những cảm xúc đầu tiên về nơi này mà bây giờ, đôi khi nghĩ lại, mình vẫn còn nguyên cảm giác lạ lẫm ấy

Để hòa đồng được ở châu Phi, đó là sự chân thành. Người châu Phi khá tinh tế và họ nhận ra bạn có chân thành hay không. Bằng tất cả nhiệt huyết và niềm tin của mình, mình đã sớm hòa đồng, hòa nhập vào môi trường ở đây

IMG_3703-fdd0f.jpg

Chắc hẳn những ngày đầu tiên sẽ gặp không ít khó khăn ?

Khi bước chân sang đây bố mình chỉ cho 200 USD ( khoảng 4 triệu đồng) để lo tiền ăn ở và tiêu vặt. Mình dự tính là sẽ tìm việc làm thuê và học thêm ngoại ngữ trong thời gian đầu làm quen cuộc sống. Nhưng khi vừa xuống máy bay thì cảnh sát đã thu một khoản khá lớn từ mình, phải nộp gần hết số tiền bố cho. Mình đã cố gắng liên lạc với một người sống ở đây và xin ở nhờ trong lúc khó khăn này

Hằng ngày mình àm các việc vặt trong nhà như rửa chén bát, nấu ăn và phụ bán hàng. Đó cũng là thời gian mình tập tiếp xúc với người bản xứ và học thêm tiếng Bồ Đào Nha (ngôn ngữ chính ở đây)

Khoảng 6 tháng sau mình bắt đầu tìm địa điểm để làm cửa hàng cho riêng mình – khởi đầu cho ước mơ mà hơn cả năm qua mình ấp ủ

Hoàng đã dùng hết bao nhiêu tiền cho việc khởi nghiệp của mình ? Kết quả ra sao ?

Tất cả mất khoảng 5000 USD (khoảng 100 triệu VNĐ). Đó là số tiền mình vay mượn từ bạn bè và gia đình sau khi đã đủ tự tin khởi nghiệp. Mình mở một phòng game Play Station để phục vụ cho trẻ em ham mê với bóng đá đến chơi, với giá 200kz/h ( Kwanzat là mệnh giá tiền ở Châu Phi ) – tương đương với 40.000 đồng tiền Việt

Để tiết kiệm chi phí và dễ quản lý phòng game, mình sống luôn tại phòng. Sau 4 tháng, mình đã mở rộng kinh doanh bằng một phòng game thứ 2 nhỏ hơn nhờ vào tiền lãi tích góp được từ phòng game đầu. Chỗ này thì mình nhờ một người bản xứ quản lý – đây là một nhân viên mà mình rất tin tưởng

Bạn có thể chia sẻ về số tiền "cá kiếm" được của mình mỗi tháng được không ?

Trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận là 1.500 USD mỗi tháng (khoảng 30 triệu VNĐ) - nghe thì thấy nhiều nhưng cũng là một con số bình thường so với mệnh giá tiền ở nơi đây

Mọi thứ ở đây cũng đắt đỏ hơn hẳn Việt Nam nên mình cũng phải rất tiết kiệm để mỗi tháng có được từng ấy tiền lãi. Ngoài việc đi chợ cuối tuần (tiêu tốn khoảng 100 USD), dự tiệc cưới hỏi, sinh nhật ... thì mình còn tham gia các hoạt động cộng đồng nữa

Mình đang là admin của trang cộng đồng người Việt ở đây với khoảng gần 300 thành viên trên cả nước. Đây là nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm cho người Việt đang và sẽ sang sinh sống tại Angola

sinh-hoat-cong-dong-46bec.jpg

Cộng đồng người Việt ở Angola​

Có được một khởi đầu có thể đánh giá là thành công, bạn có phải "mất điều gì không ?

Cuộc sống hiện tại rất thoải mái tự do. Thời gian qua đã giúp mình trưởng thành lên rất nhiều. Ngoài việc xa gia đình thì cuộc sống bên này cũng vui lắm. Biển ở đây có nguồn hải sản rất phong phú. Đi tắm biển cuối tuần nếu chịu khó vác theo lưới hay cần là có một bữa thịnh soạn ngay. Bào ngư, cua ghẹ gì cũng không thiếu

Đặc biệt, vùng mình ở (tỉnh Lobito thuộc thành phố Benguela của Angola) nổi tiếng Tôm hùm có quanh năm, muốn ăn là có, thích lắm

Về chuyện lập nghiệp, ngoài việc kiếm được thu nhập ổn định thì mình còn học được nhiều điều mới mẻ, cũng như cảm thấy rất vui vì đã đem lại niềm vui cho các bạn nhỏ ở Angola này, nhìn bọn trẻ vui cười hạnh phúc với những trò giải trí - mình như thấy được tuổi thơ của mình trong đó

Nói chung, mình chưa thấy "mất" gì khi sống ở đây. Có thể nhiều người sẽ cho rằng cuộc sống ở đây khắc nghiệt, nhưng tùy theo cách nghĩ của mỗi người. Đối với mình, cuộc sống ở đây rất ổn

Dự định cho tương lai xa của bạn trong thời gian tới như thế nào ?

Hiện tại mình đang vận động một số người bạn ở Việt Nam sang để hổ trợ quản lý, phát triển kinh doanh. Tương lai xa thì mình muốn mở rộng ra các nghành nghề khác như làm văn phòng phẩm, Photocopy, chụp ảnh lấy ngay.. làm photoshop, quay chụp biên tập phim cho đám cưới cũng như đám ma…

Ngoài ra còn có dự định làm một cửa hàng sửa chữa điện lạnh và máy tính. Mình thấy những dịch vụ này sẽ kiếm được lợi nhuận tốt và gáp phần cải thiện đời sống tinh thần cho người dân ở nơi đây

Với những gì đã trải qua, bạn có bài học nào cho mình và có điều gì chia sẻ với mọi người không ?

Mình rút ra được nhiều điều nhưng những điều đó cũng có thể thấy trước mắt, đó là không gì quý bằng tình bạn bè. Sang bên này sống xa gia đình nếu không có bạn bè thì chắc mình cũng không bám trụ được đến bây giờ

Người Châu Phi rất mạnh mẽ, họ rất có lập trường và cá tính mạnh. Điểm này cũng giống người Việt Nam, tuy nhiên, người Việt Nam ở mức "nhẹ" hơn. Vì vậy, khi ở Châu Phi, mình luôn tôn trọng tuyệt đối họ. Không phải họ ở một châu lục nghèo có nghĩa là họ không có lòng tự tôn

Mình không dám nói là mình có thể thân thiết với họ nhưng mình cũng rất nể phục và học được nhiều điều từ họ. Vì vậy, muốn sống được ở châu Phi bạn cần phải tìm hiểu rõ về văn hóa, bản sắc, con người ở đây để đồng cảm với họ trước đã

Còn về việc khởi nghiệp, mình nghĩ, các bạn trẻ hãy sáng tạo cho chính tương lai của mình. Mình có một trải nghiệm rất thú vị mà nếu mình ở Việt Nam mình không có được. Bạn hãy rủ bỏ lối mòn và làm những gì con tim mách bảo xem sao, nếu mục đích tốt đẹp, gia đình sẽ ủng hộ bạn đến cùng

Cám ơn Hoàng về những chia sẻ thú vị của bạn, chúc Hoàng ngày càng thành công trong cuộc sống

Vietnam - Angola
 
Cậu bé đánh giày thành tỉ phú ở châu Phi
Từ Luanda (thủ đô của nước Angola), câu chuyện lập nghiệp của Đặng Văn Hòa (Alex Hòa) có quỹ lương cho nhân viên 40.000 USD/tháng. Ít ai ngờ rằng, thuở mới lớn, Hòa đã từng bỏ nhà lên Hà Nội đánh giày

httpimg2newszingvn20121125hoa4jpg.jpg

Từ đôi bàn tay trắng

Sinh năm 1987 ở thôn Khang Giang, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, nhiều hàng xóm bây giờ kể lại vẫn nhớ về tuổi thơ của cậu bé Hòa nghịch ngợm. Năm 14 tuổi, đang yên đang lành, cậu đùng đùng bỏ nhà lên Hà Nội để đi đánh giày. Về sau, gia đình tìm được mang về nhưng việc học hành cũng kể từ đó mà trễ nải

hoa51.jpg

Câu chuyện làm giàu ở châu Phi của bạn trẻ Đặng Văn Hòa rất đặc biệt​

Không chọn được học vấn để tiến thân, Hòa chọn nghề xây dựng vì đơn giản đó là công việc anh đam mê và phù hợp với năng lực của mình. Cậu bé Hòa bắt đầu theo các chú, các anh để học nghề xây dựng, một công việc vất vả

Tháng 9/2008, được người thân giới thiệu, Hòa quyết định sang Angola với mục đích ban đầu là làm thợ xây vì thu nhập ở đây khá hơn tại Việt Nam. Hòa kể: “Ban đầu sang mới sang, mình làm thuê cho người Angola, mỗi tháng trừ tiền ăn ở, lương được 500 USD/tháng

Được 6 tháng, công ty làm ăn thua lỗ, cắt giảm lương của anh em người Việt. Để xoay sở thu nhập, mình phải kéo anh em ra ngoài nhận thêm công trình để làm”

httpimg2newszingvn20121125hoa10jpg.jpg


httpimg2newszingvn20121125h8jpg.jpg

Sau những công trình nhỏ, Hòa mạnh dạn đột phá chuyển sang kinh doanh và nhận về những công trình lớn hơn​

Khó khăn ban đầu lớn nhất của Hòa khi tự lập nghiệp chính là những bất đồng về ngôn ngữ và giấy tờ để hợp pháp hóa công việc xây dựng mà anh đang theo đuổi. Khi mới tách ra, vốn liếng của Hòa chỉ là một ít quan hệ với người bản xứ, ban đầu, anh chỉ nhận được những công trình rất nhỏ, số tiền thu về chỉ đủ để chi tiêu, sinh hoạt hằng ngày. Có một số vốn nhỏ kèm theo vay mượn, anh mở cửa hàng đầu tiên với dịch vụ chụp ảnh và photocopy

Hòa cho biết: “Ban đầu thiếu vốn nên chạy vạy cũng vất vả lắm, lãi cũng không có nhiều. Nhưng mình may mắn được nhiều anh em giúp đỡ, thêm nữa, điểm đặt cửa hàng lại nằm ở khu vực trung tâm nên lấy lại vốn cũng nhanh. Trong một năm sau khi mở cửa hàng, mình không gửi được một đồng nào về nhà, nhưng đồng thời cũng đã mở được 3 cửa hàng để bán đồ điện tử và dịch vụ internet”

Gần một năm sau khi tách ra làm riêng, Hòa mới đủ tiền lo giấy tờ hợp pháp để lao động ở xứ người, tránh được nỗi lo canh cánh việc chính quyền Angola kiểm tra

httpimg2newszingvn20121125hoa2jpg.jpg

httpimg2newszingvn20121125hoa3jpg.jpg


Cho đến nay, Hòa đã có 5 cửa hàng kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ tại Angola​

Khi trở nên hợp pháp, ngoài những công trình về nhà ở, Hòa bắt đầu nhận những công trình lớn hơn như trường học. Anh đã thêm trong tay 5 cửa hàng điện tử, quán net, dịch vụ chụp ảnh, photocopy và các dịch vụ giải trí khác…

Cho đến thời điểm này, Hòa đã có một lực lượng lao động với 30 người Việt Nam và 10 người bản xứ. Anh đang liên kết để thành lập một công ty, dự kiến khai trương vào đầu năm 2013

Làm giàu - không thể thiếu đam mê

“Với quỹ lương 40.000 USD/tháng, hiện tại, lương của thợ đầu cánh mình trả là 1.500 USD/tháng; lương bình quân của các thợ và phụ khác khoảng 1.100 – 1.200 USD/tháng; nhân viên của cửa hàng là 700 – 900 USD/tháng. Tất cả đã bao ăn ở và chu cấp tiền thuốc men khi bệnh tật, tai nạn”, Hòa cho biết

Nguồn lao động người Việt Nam của Hòa chủ yếu là các thanh niên lành nghề cùng quê với anh. Hòa cho rằng, tuyển người đồng hương để làm việc cùng nơi đất khách, ngoài việc có thể tin tưởng thì cũng là một cách để xây dựng quê hương

Thành công đến với Hòa là bởi sự nỗ lực và niềm đam mê

Đất nước châu Phi Angola rất giàu tài nguyên và phát triển kinh tế bằng việc xuất khẩu kim cương, dầu mỏ… Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ năm 1975, hiện nay có hàng nghìn người Việt Nam đang sinh sống ở Angola với nhiều nghề như xây dựng, kinh doanh và các chuyên gia giáo dục và y tế…

Bên cạnh sự phát triển kinh tế, tình hình an ninh đối với người Việt Nam ở đất nước này còn nhiều bất ổn. Hòa kể: “Tháng 7/2011, 7 tên cướp có vũ trang mang theo dao và súng đến đe dọa mà cướp đi của mình 50.000 USD cùng với nhiều tài sản quý khác. Kể từ đó, mình cũng phải cẩn thận hơn, chuyển chỗ ở và lắp camera để đảm bảo an ninh cho anh em yên tâm làm việc”

Angola là một đất nước đang phát triển

Hiện tại, hoạt động xây dựng và kinh doanh của Hòa đã đi vào ổn định, anh cho biết, tất cả các mục tiêu anh đặt ra từ đầu năm cho đến nay đều đã đạt được. Về tương lai gần, anh dự định mở tiệm làm gạch và cửa hàng bán vật liệu xây dựng để hỗ trợ thêm cho nghề xây dựng vốn là sở trường của anh. Hiện tại, anh đã mua máy móc và phương tiện, và đang tìm kiếm địa điểm thuận lợi để đặt xưởng. Dù những may mắn và thành công đến với Hòa nhanh nhưng anh vẫn mong một ngày được trở về Việt Nam, vì chẳng nơi nào an toàn hơn quê hương mình

Lập nghiệp thành công dù con đường học hành trắc trở, Hòa tâm sự: “Nếu được lựa chọn lại, mình sẽ đi học và vẫn chọn nghề xây dựng để lập nghiệp. Được đi đó đi đây với những công trình là niềm yêu thích của mình từ ngày còn nhỏ”.

Dang Van Hoa
 
Viettel muốn "nhắm" tới thị trường viễn thông Angola

481457_309144949191919_1450936119_n_zps1608b6d1.jpg

Lào là một trong ba thị trường nước ngoài rất thành công của Viettel​

ICTnews - Với 5 năm kinh nghiệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đang xúc tiến tìm cơ hội đầu tư cung cấp dịch vụ viễn thông cho thị trường Angola

Tại Diễn đàn Việt Nam - Angola có chủ đề "Đối tác mới cho sự phát triển" diễn ra sáng nay, 16/2/2012, ông Nguyễn Đức Quang, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư quốc tế Viettel (Viettel Global) là đại diện doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam bày tỏ mong muốn hợp tác phát triển kinh doanh tại Angola

Để chứng minh năng lực của mình, đại diện Viettel dẫn ra những thành công đã đạt được tại 3 quốc gia gồm Campuchia (cung cấp dịch vụ với thương hiệu Mefone từ tháng 2/2009), Lào (thương hiệu Unitel, cung cấp dịch vụ từ tháng 10/2009), Haiti (thương hiệu Natcom, cung cấp dịch vụ từ tháng 9/2011). Ở mỗi thị trường này, Viettel đều nhanh chóng trở thành nhà mạng có hạ tầng viễn thông lớn nhất, mở rộng vùng phủ cung cấp dịch vụ cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, biển đảo... Trong năm 2012, Viettel sẽ tiếp tục phát triển kinh doanh tại 2 thị trường khác là Mozambique và Peru

"Ở mọi thị trường mà Viettel có hoạt động kinh doanh, Viettel đều muốn tạo ra hạ tầng viễn thông lớn mạnh không chỉ để phục vụ cho riêng doanh nghiệp mà chung cho đất nước sở tại để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông cho người dân, cộng đồng xã hội

Triết lý kinh doanh của Viettel là lợi nhuận thu được sẽ được dùng để phục vụ việc phát triển của xã hội và quốc gia mà Viettel cung cấp dịch vụ, trong đó có nhiều chương trình ưu tiên dành cho các cơ quan Chính phủ, các trường học, và đặc biệt là những tầng lớp khó tiếp cận dịch vụ viễn thông như người thu nhập thấp", ông Quang nhấn mạnh

Cũng theo ông Quang, từ năm 2010, Viettel đã có nghiên cứu ban đầu về thị trường viễn thông Angola. Theo đánh giá của Viettel, hạ tầng dịch vụ viễn thông của Angola đã phát triển nhưng chưa phát triển đủ mức (vùng phủ, phổ cập dịch vụ viễn thông vẫn còn chưa vươn tới nhiều khu vực địa lý xa xôi)

"Với năng lực của Viettel, chúng tôi mong muốn tìm kiếm cơ hội để hợp tác kinh doanh tại thị trường Angola", ông Quang chia sẻ

Được biết, Angola hiện đang tăng cường thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài để tái thiết đất nước, giảm thiểu nghèo đói. Viễn thông là 1 trong 7 lĩnh vực cơ sở hạ tầng đang được Angola ưu tiên đầu tư (6 lĩnh vực còn lại gồm năng lượng, nước, đường bộ, đường sắt, cảng biển, sân bay)

Năm 2007, Viettel thành lập Viettel Global với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, nhằm mục tiêu đầu tư ra nước ngoài. Năm 2011, doanh thu từ đầu tư ra nước ngoài của Viettel đạt trên 10.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt xấp xỉ 70 triệu USD

Ngọc Mai
 
Nữ tỷ phú đầu tiên của châu Phi
Sở hữu lượng cổ phần lớn tại các ngân hàng, công ty trong nước và tại Bồ Đào Nha, Isabel dos Santos - con gái đầu của Tổng thống Angola đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên của châu Phi với tài sản ước tính trên một tỷ USD

Trong những năm gần đây, Isabel dos Santos, con gái đầu của Tổng thống Angola Jose Eduardo Dos Santos, đã tăng cường mua cổ phiếu của các công ty niêm yết tại Bồ Đào Nha, trong đó có một ngân hàng và công ty truyền hình cáp

Số cổ phần này, cùng khoản sở hữu tại ít nhất một ngân hàng Angola đã đưa cô trở thành tỷ phú với hơn một tỷ USD tài sản. Dos Santos cũng là nữ tỷ phú châu Phi đầu tiên trên thế giới

Isabel dos Santos năm nay 40 tuổi, từng học kỹ sư tại Đại học King ở London (Anh). Cô đã sống tại đây với mẹ sau khi bố mẹ li dị. Dos Santos bắt đầu kinh doanh từ năm 1997 ở tuổi 24 tại Luanda (Angola)

Đó là một nhà hàng có tên Miami Beach. Kể từ đó, sự nghiệp của Santos lên như diều gặp gió. Cô ngồi vào ghế thành viên HĐQT của nhiều công ty ở Angola, Tây Ban Nha và đóng vai trò tích cực trong việc ra quyết định kinh doanh

isabel_dos_santos_490_zps03797afc.jpg

Isabel dos Santos - nữ tỷ phú đầu tiên của châu Phi​

Tháng 5/2012, Santos được cho là đã tăng cổ phần sở hữu tại ZON Multimedia - công ty truyền hình cáp lớn nhất Bồ Đào Nha, từ 4,9% lên 14,9%. Sau đó, cô lại tăng tỷ lệ này một lần nữa thông qua hai công ty mình đang điều hành là Kento và Jadeium, để lên 28,8%

Tài sản của Santos lúc này đã là 385 triệu USD. Cô hiện là cổ đông lớn nhất của ZON. Con gái Tổng thống Angola cũng sở hữu 19,5% Banco BPI, một trong những ngân hàng lớn nhất Bồ Đào Nha. Số cổ phần này được định giá 465 triệu USD

Ở Angola, Isabel dos Santos được thông báo nắm 25% cổ phần Banco BIC với giá trị 160 triệu USD. Một vài nguồn tin cho biết Santos còn là thành viên HĐQT Unitel - một trong hai mạng điện thoại lớn nhất nước này với 25% cổ phần. Theo ước tính của các chuyên gia viễn thông, chỉ riêng số cổ phần này đã có giá tối thiểu 1 tỷ USD

Tuy nhiên, có rất nhiều người nghi ngờ độ chân thực của những thông tin trên. Họ băn khoăn bằng cách nào từ một nhà hàng nhỏ, Santos có thể có khối tài sản lớn như bây giờ. Peter Lewwis, giáo sư môn châu Phi học tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cho biết: "Đảng cầm quyền và thân thích của Tổng thống có rất nhiều đặc quyền kinh doanh. Nguồn vốn và cả việc quản trị doanh nghiệp ở đây đều khá mập mờ. Vấn đề là Angola hoàn toàn thiếu minh bạch và chúng tôi không thể xác minh được những nguồn vốn này"

Angola nằm ở bờ biển phía Tây của Nam Phi, có 18 triệu dân, giàu dầu mỏ và kim cương. Nước này chỉ vừa thoát cuộc nội chiến 27 năm một thập kỷ trước. Jose Eduardo dos Santos đã làm Tổng thống từ năm 1979, bốn năm sau khi nước này giành độc lập từ Bồ Đào Nha. Giáo sư Lewis cho biết: "Khi bóc tách tài sản và quyền sở hữu tại Angola, bạn sẽ biết ngay ai là người nhà Tổng thống, quan chức chính phủ và lãnh đạo quân đội"

Tuy nhiên, người phát ngôn của Isabel dos Santos tại Bồ Đào Nha cho rằng những suy luận trên là vô căn cứ. Những khoản đầu tư của nữ tỷ phú này đã được công khai hoàn toàn tại các công ty niêm yết, theo đúng luật của châu Âu

Thùy Linh
 
Người Việt tại Angola rất được lòng người bản xứ
Ngay từ khi đất nước còn trong chiến tranh, thì Việt Nam và Angola đã mối quan hệ hữu nghị thân thiết. Chỉ sau khi nước Cộng hoà nhân dân Angola tuyên bố độc lập vào ngày 11 tháng 11 năm 1975, Việt Nam đã công nhận và đã thiết lập quan hệ ngoại giao.Từ đó đến nay, nhân dân hai nước luôn dành cho nhau tình cảm hết sức đặc biệt cùng đồng cam cộng khổ và chia ngọt sẻ bùi với nhau

Mở đầu cuộc trò chuyện với Kiều Bào Việt về tình hình đời sống kiều bào tại Angola, chị Nghiêm Nhật Mai, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại nước Cộng hòa nhân dân Angola (châu Phi) đã nhắc lại truyền thống tốt đẹp trong mối quan ngoại giao giữa hai nước. Và theo chị Mai, đó là nền tảng, là nguyên nhân khiến người Angola yêu mến Việt Nam hơn các nước khác trong cùng khu vực

Hơn nữa, người Việt Nam vốn có tinh thần hòa đồng, vui vẻ, không có việc kỳ thị và phân biệt sắc tộc nên người Angola rất thích. Thậm chí, họ quý mến người Việt Nam đến mức nhờ người Việt giữ hộ tiền tiết kiệm, tiền để dành

Sự nhiệt tình, tin cẩn của người dân bản địa từ lâu đã trở thành chất xúc tác giúp người Việt gắn bó với mảnh đất này hơn. Có lẽ nhờ vậy, mà người Việt Nam đến đây sinh sống, làm ăn ngày càng nhiều

Chị Mai cho biết thêm, cộng đồng người Việt tại Angola hình thành cách đây đã khoảng hơn nửa thế kỉ trong chương trình trao đổi chuyên gia của Việt Nam và Angola. Sau đó tăng dần, nhất là sau khi Angola tuyên bố độc lập năm 1975. Hiện nay, đã có hơn mười ngàn người Việt Nam đang làm ăn và sinh sống tại Cộng hòa Angola

Sở dĩ, Angola là điểm đến hấp dẫn của người lao động Việt Nam nói riêng và người nước ngoài nói chung vì quốc gia này có nguồn tài nguyên rất dồi dào và phong phú, nhất là dầu mỏ. Angola được xem là quốc gia sản xuất dầu lớn nhất vùng cận sa mạc Sahara, với sản lượng khai thác một triệu thùng dầu thô/ngày

Người Việt hiện có mặt ở 18 tỉnh, thành của Angola. Họ là các chuyên gia giáo dục, y tế hoặc là những người sinh sống bằng các nghề dịch vụ như làm nail, sửa chữa máy vi tính, đánh máy văn bản, làm ảnh màu…

Trong số các lao động tự do, nhiều nhất (và đang có xu hướng tăng lên) là đội ngũ công nhân xây dựng làm các công trình dân dụng vừa và nhỏ. Nhìn chung, cộng đồng người Việt tại Angola luôn hướng về Tổ quốc, đi đầu trong các hoạt động từ thiện. Hiện nay, Việt Nam đã mở Đại sứ quán tại cộng hòa Angola (www.vietnamembassy-angola.org/vi/). Hội người Việt Nam tại Angola luôn sát cánh, hỗ trợ cho cơ quan đại diện ngoại giao trong nhiều hoạt động tại xứ sở xa xôi ở Phi châu này

Kể từ năm 2002 đã có các vị lãnh đạo cấp cao sang thăm Angola để kí kết, điều tra, tìm kiếm cơ hội đầu tư phát triển. Nhưng cho đến hiện nay, vẫn chưa có nhiều nhà đầu tư Việt Nam đến Ăngola. Nếu như có các công ty xây dựng lớn của VN tại Angola chắc chắn sẽ góp phần giải quyết được nhiều công việc cho công nhân xây dựng người Việt

Bên cạnh đó, bệnh sốt rét vẫn là căn bệnh nguy hiểm, luôn rình rập và cướp đi nhiều sinh mạng ở Angola. Do vậy, theo chị Nhật Mai, đầu tư xây dựng bệnh viện tại đây vừa là một việc làm nhân đạo vừa có khả năng sinh lợi lớn

Sau những thông tin vể cuộc sống của cộng đồng người Việt Nam tại Angola, chị Nghiêm Nhật Mai còn chia sẻ với chúng tôi về công việc và gia đình mình. Hiện tại, các con chị đã lớn khôn đang học tập và làm việc tại Mỹ. Hai người con của chị thấy chị tham gia công tác cộng đồng vất vả quá, mới khuyên chị rút khỏi danh sách để cử Ban chấp hành Hội Người Việt Nam tại Angola

Để các con vui lòng, chị cũng đã làm theo ý con cái. Thế nhưng, các đại biểu dự hội nghị, không ai đồng ý để một người giàu năng lực và tâm huyết thế ra đi. Không còn cách nào khác, chị Mai lại tiếp tục ở lại làm công việc “vác tù và hàng tổng” này

Sợ con cái lo lắng mình làm việc chung mà quên chăm sóc sức khỏe riêng cho bản thân nên chị giấu không cho các con biết mình vừa tiếp nhận vai trò lãnh đạo Hội người Việt Nam tại Angola thêm một nhiệm kỳ nữa. Mỗi lần nói chuyện với con, mỗi khi lỡ miệng nói đến công tác hội, chị lại nhanh chóng chuyển hướng sang chuyện khác để các con yên lòng

Cuộc trò chuyện tuy ngắn ngủi nhưng chị Nghiêm Nhật Mai đã giúp chúng tôi hiểu thêm về đời sống kiều bào tại Angola, cũng như tiềm năng của vùng đất này. Thiết nghĩ, đó là những thông tin vô cùng quý báu đối với những người hoạt động trong lĩnh vực kiều bào như chúng tôi

Hy vọng trong thời gian sắp tới, Kiều Bào Việt sẽ có điều kiện tiếp cận đất nước này và đến thăm chị Mai ở nơi mà chị vẫn thường nói đó là quê hương thứ hai của chị

Thu Ba
 
Thủ đô Angola vượt Tokyo trở thành nơi đắt đỏ nhất thế giới


Giá nhà ở và hàng hóa nhập khẩu quá cao khiến Luanda trở thành thành phố đắt đỏ nhất cho người nước ngoài đến sinh sống và làm việc

Luanda, thủ đô của đất nước Nam Phi Angola, đã vượt qua Tokyo để trở thành thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới đối với người nước ngoài đến đây sinh sống và làm việc. Đây là kết quả của khảo sát vừa được hãng khảo sát Mercer thực hiện

Có chi phí sinh hoạt ở mức cao và phải nhập khẩu nhiều hàng hóa đắt đỏ, Luanda đã quay trở lại đứng đầu bảng xếp hạng sau khi rơi xuống vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng năm ngoái. Năm 2010 và 2011, Luanda đều xếp số 1

Châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương, mỗi khu vực có 4 thành phố nằm trong top 10

Moscow là thành phố có vị trí cao nhất ở châu Âu, theo sau đó là 3 thành phố của Thụy Sĩ. Geneva, Zurich và Bern lần lượt xếp ở vị trí số 7,8 và 9

Trong khi đó, thành phố đắt đỏ nhất ở châu Á nằm ở Nhật Bản. Tokyo tuột xuống vị trí số 3 sau khi đứng đầu trong năm 2012

Khảo sát này được thực hiện ở 214 thành phố trên khắp thế giới trong tháng 3 vừa qua, tính toán chi phí bao gồm hơn 200 hạng mục như nhà ở, phương tiện di chuyển, thực phẩm và quần áo… New York được chọn là thước đo cơ sở

Angola là nơi sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai của châu Phi (đứng sau Nigeria), thu hút được nhiều tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên, một ngôi nhà phù hợp là một trong những chi phí đắt đỏ nhất mà các chuyên gia nước ngoài gặp phải khi đến đây làm việc và sinh sống

Barb Marder – lãnh đạo của Mercer – nhận định mặc dù là nước sản xuất dầu mỏ lớn, Angola vẫn còn là một nước nghèo và người nước ngoài đến đây sẽ phải chịu chi phí cao do hàng hóa nhập khẩu rất đắt đỏ

Năm ngoái, chi phí trung bình để thuê một căn hộ gồm 2 phòng ngủ thuộc dạng sang trọng ở Luanda ở mức 6.500 USD – chỉ thấp hơn 500 USD so với Hồng Kông (vốn là thành phố có giá bất động sản cao nhất thế giới)

Các thành phố châu Âu tiếp tục thống trị bảng xếp hạng bất chấp giá cả ở đây chỉ tăng nhẹ. Thụy Sĩ vẫn có nhiều thành phố mặc dù chi phí sinh hoạt khá ổn định, thậm chí còn giảm xuống

Ở châu Á, ngoài Tokyo còn có Singapore (đứng thứ 5), Hồng Kông (thứ 6) và Sydney (thứ 9). Tuy nhiên, các đồng nội tệ biến động và ảnh hưởng của lạm phát lên hàng hóa dịch vụ đã ảnh hưởng đến xếp hạng chung của châu Á. Khoảng một nửa thành phố châu Á bị tụt hạng so với năm ngoái. Kể từ đầu năm đến nay, đồng yên đã giảm giá tới hơn 15% so với đồng USD

Thu Hương
 
Top