What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Người đàng hoàng thì luôn mang giá trị lớn

thoidaianhhung

Administrator
Người đàng hoàng thì luôn mang giá trị lớn

Một sinh viên Việt sau khi tốt nghiệp Đại học Johns Hopkins đã được nhận vào làm cố vấn ở Quốc hội Hoa Kỳ. Sau đó một thời gian, anh trở về Việt Nam và trở thành một chuyên gia kinh tế có uy tín… Đó là Trần Sĩ Chương - nhân vật của cuộc trò chuyện.


Đường vào Hạ viện…

- Thưa anh, vì sao anh chọn Quốc hội để làm việc sau khi ra trường?

Chuong.jpg

Anh Trần Sĩ Chương, Managing Principal của Le&Associates

Anh Trần Sĩ Chương: Đấy là một may mắn sau quãng thời gian dài nỗ lực, và phải thực sự nỗ lực thì mới nắm bắt được cơ hội may mắn.

Lúc đi học ngành Quan hệ quốc tế tại trường Đại học Johns Hopkins ở Washington DC, tôi thấy học là một chuyện, phải vào trong hệ thống của xã hội Mỹ, chính trường Mỹ thì mới hiểu được thực chất cái anh học là cái gì, áp dụng nó ra sao.

Bộ phận quyền lực cao nhất ở Mỹ là Quốc hội, ông Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Quốc hội quan trọng hơn ông Bộ trưởng Tài chính nhiều, vì Quốc hội Mỹ nắm hầu bao. Chính Quốc hội sẽ quyết định chi bao nhiêu tiền, cho chuyện gì, và ai làm. Xác định vậy, nên tôi quyết định đi làm cho Quốc hội.

Ở Quốc hội cũng có phòng nhân sự, cũng nhận đơn nhưng mà không ai xem đơn xin việc để tuyển dụng cả, vì họ nhận được nhiều quá, ai mà coi hết được (sau này khi tôi vào làm mới biết, mỗi ngày Văn phòng nhận khoảng 200 đơn xin việc).

Tôi đã nộp đơn xin việc tới 535 Văn phòng Thượng nghị sĩ ở Quốc hội, nhưng chẳng có ai trả lời. Trước thời điểm ra trường vài tháng, mỗi buổi chiều tôi đi tới 5-7 văn phòng hỏi xin việc nhưng mà đến đâu người ta cũng thờ ơ.

Cứ thế, ghé cả trăm nơi cũng không thấy ai tiếp nhận. Trong khi các bạn ra trường đi làm ở Phố Wall lương cơ bản đã cả trăm ngàn USD, tiền thưởng cuối năm có bạn được 500 nghìn USD, có người được 2-3 triệu USD… Còn tôi, nếu làm ở Quốc hội, lương chỉ được có 50 nghìn USD, một khoản thu nhập rất nhỏ. Nhưng tôi coi đi làm ở đây như là việc để học thêm, một trường học cho những điều lớn hơn…


* Tốt nghiệp Trường Kỹ sư, ĐH U.C Berkeley, Trường Kinh tế và Chính trị London (LSE) và ĐH Johns Hopkins. Anh từng nhận được giải thưởng William Foster từ Đại học Johns Hopkins cho thành tích học tập và lãnh đạo xuất sắc.

* Hiện nay anh Chương là nhà đầu tư độc lập, Chuyên gia tư vấn Quản lý Tài chính & Chiến lược doanh nghiệp cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Anh cũng từng là Chuyên viên cố vấn kinh tế, ngân hàng và trợ lý pháp lý ngọai giao và ngọai thương Quốc hội Hoa Kỳ.

* Từ 1995 đến 2005 anh làm việc tại Việt Nam với chức danh Giám đốc điều hành của James Riedel Associates Inc., một công ty tư vấn kinh tế quản lý quốc tế có trụ sở tại Washington D.C, cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các tổ chức quốc tế ; và các dịch vụ quản trị và đầu tư cho các ngân hàng và các tập đoàn kinh tế đa quốc gia.

Trước đây, tại Mỹ, anh đã tự thành lập và điều hành doanh nghiệp của mình trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính, xây dựng, đầu tư và phát triển bất động sản.

- Anh làm thế nào để được nhận làm cố vấn cho Hạ viện?

Bất chợt, một bữa nọ, sau khi đi đến một loạt các văn phòng nghị sĩ để xin việc mà chả ai thèm quan tâm, buồn buồn ghé vào bar gọi một chai 7-up. Người đàn ông ngồi kế bên tay đang cầm ly whisky, thấy tôi như thế anh ấy thắc mắc: Sao vô bar mà uống 7-up thế này. Thế rồi 2 người bắt chuyện và làm quen. Rồi một vài câu chuyện phiếm, về quan hệ quốc tế lúc bấy giờ.

Tranh luận xong, người đàn ông ngồi kế bên để lại name card, tôi cũng bỏ vào túi và chẳng suy nghĩ gì về câu chuyện phiếm tại quầy bar cả. Cho đến 2-3 hôm sau, lấy cái name card ra tôi thấy anh ta là Chánh Văn phòng của một ông nghị sĩ.

Thế rồi anh ta dắt tôi vào gặp ông sếp của anh ấy. Mới nói được vài câu thì chuông reo (để đi bỏ phiếu), ông nghị sĩ vừa khoác lên người cái áo choàng vừa nói với tôi: Xin lỗi, tôi đi đã, bao giờ anh đi làm được? Tôi hơi bất ngờ khi được nhận vào làm việc, và công việc được giao là làm trợ lý cho ông ấy về ngoại giao và ngoại thương.

Tôi vào được chừng 6 tháng, ông này lên làm Phó Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng của Quốc hội, Ủy ban này có 2 đại diện: một người là từ đảng cầm quyền chiếm đa số trong Quốc hội, một người là cho đảng thiểu số. Sếp của tôi thuộc đảng thiểu số, ông là đại diện cho hơn 200 Văn phòng nghị sĩ của đảng đối lập về chuyện này.

Một ông ở cấp đó có quyền chỉ định nhân viên của mình vào làm đại diện cho ông. Tự nhiên bữa đó ông vào phòng làm việc của tôi, bảo: Anh qua làm đại diện cho tôi, nghĩa là tất cả các Văn phòng của đảng đối lập nếu có vấn đề gì liên quan đến chính sách tiền tệ, ngân hàng thì họ sẽ gọi đến Văn phòng của anh để nhờ tham vấn...

Tôi giật bắn người, vì công việc này lớn lắm….

- Nó lớn như thế nào, thưa anh?

Thật ra mấy ông nghị sĩ này bận nhiều công việc, nên các ông không biết gì sâu, hầu hết là do ban tham mưu quyết định hết. Khi bỏ phiếu, người Trợ lý gật đầu thì ông chọn YES, không gật đầu thì ông chọn NO.

Hơn 90% là như vậy, chỉ có gần 10% là chuyện gì mà ông rất quan tâm thì ông chỉ đạo cho người Trợ lý: Cái chuyện này theo anh thì lý luận ra sao, anh cho tôi cái cơ sở?! Nhưng những chuyện này ít lắm. Thành thử chuyên viên - người đại diện, có ảnh hưởng rất lớn. Bộ trưởng Tài chính, Chủ tịch FED mỗi năm ra điều trần trước Quốc hội một lần là phải qua hội ý với ban chuyên viên cố vấn Quốc hội trước.

- Nhưng chẳng ai tin là việc chọn một vị trí quan trọng như thế kia lại đơn giản và may mắn đến vậy?

Khi ông sếp đề nghị tôi vào vị trí mới, tôi bảo: Tôi đang quen làm công việc của một trợ lý ngoại giao và ngoại thương… Ông bảo: Không, anh cứ làm đi. Anh kiêm 2 chức này luôn. Sau này tôi mới hỏi là: Ông nghĩ sao mà giao cho tôi vị trí này, tôi cũng đã học về ngân hàng nhưng chưa làm một ngày nào trong ngân hàng hết.

Ông bảo không sao, tôi thấy anh làm việc này được, vì Chủ tịch FED lúc đó là ông Paul Volker (người tiền nhiệm của ông Alan Greenspan, và bây giờ là Chủ nhiệm Hội đồng Kinh tế cho Tổng thống Obama- PV), cùng học ở trường Kinh tế Luân đôn. (The London School of Econimics) ra giống tôi. Hai đồng môn thì sẽ giúp công việc “thông đồng bén giọt” hơn.

Nghĩ lại tôi thấy mình thật may mắn, nhưng nếu thực sự lúc đó tôi không nỗ lực thì cơ hội cũng sẽ chẳng bao giờ gõ cửa.

- Thế tại sao anh không tiếp tục xây dựng sự nghiệp ở Hoa Kỳ...?

Nếu ở Mỹ, tôi có thể có một mức sống tốt hơn. Nhưng ở quê hương mình, chính những lúc khó khăn tôi lại thấy giá trị đóng góp tương đối của mình sẽ cao hơn… Vấn đề không chỉ dừng lại ở chỗ, tôi kiếm được gì và làm ra bao nhiêu tiền, mà là ở chỗ tôi đóng góp thế nào để gia tăng giá trị thực của con người tôi, bằng cái tâm của tôi.

Cố gắng sống đàng hoàng

- Theo anh, làm sao để người trẻ định vị được giá trị bản thân trong "kỷ nguyên hỗn loạn" này?

Tôi nghĩ cách hay nhất là các bạn phải làm sao để người khác cần mình. Giá trị của tất cả chúng ta không phải là cái giá trị chủ quan của mỗi người là gì, mà đó là cái khả năng mỗi người chúng ta tạo được điều kiện gì để xã hội cần mình, và mình có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội như thế nào.

Câu hỏi của bạn làm tôi nghĩ đến tình huống là bây giờ bạn muốn vào xem một buổi diễn kịch, nếu bạn không có tiền mua vé thì làm sao bạn có thể vào xem? Có nhiều cách, ví dụ như bạn tình nguyện vào soát vé, kéo màn hay tắt đèn. Bạn vào được vì đó là những công việc mà những người làm tổ chức cần. Bạn vào xong rồi thì mới có cơ hội nhận ra trong này có việc gì đang cần người, và ở đó mình mới có cơ hội cao hơn để thể hiện giá trị của bản thân cho người khác thấy.

Các bạn trẻ phải xông vào cuộc chơi, khát vọng chinh phục mục tiêu và làm gì là làm hết sức… Phải luôn xác định làm thế nào để người khác luôn cần mình.

- Bí quyết thành công của anh là gì?

Thành công là một khái niệm rất tương đối. Tôi chỉ biết là mình cố gắng trang bị để làm được những gì mình thích làm và có giá trị cho chính mình và cho xã hội là sung sướng rồi. Một chút may mắn, nỗ lực hết sức từ chuyện học đến chuyện làm, và… cố gắng sống đàng hoàng.

- Quan niệm về thành công của anh hơi... "lạ". Sống đàng hoàng cũng là một bí quyết để thành công?

Điều quan trọng đầu tiên tôi nghĩ là thanh niên phải có ý thức sống cho đàng hoàng. Có như vậy các bạn trẻ mới khẳng định được giá trị của mình.

Những người trẻ biết tạo ra giá trị riêng của mình một cách bền vững thì sẽ luôn được đánh giá cao. Và tôi đánh giá cao những người trẻ biết sống đàng hoàng!

Tôi quan niệm, đàng hoàng là đứng đắn, đứng đắn là phải biết quan tâm đến những người xung quanh mình. Khi tuyển dụng một ví trí trong công ty của mình, tôi không coi trọng bằng cấp và lĩnh vực người đó học, mà chủ yếu quan tâm đến con người của ứng viên…

- Tiêu chí có vẻ khá mơ hồ, thưa anh?

Không đâu. Rõ ràng lắm chứ, vì ngay cả trong một tập thể chỉ có hai người mà không biết sống đàng hoàng với nhau thì cũng không cùng nhau làm được chuyện gì.

Mà chuyện biết sống đàng hoàng cũng không phải đi học trường lớp nào, chỉ cần có ý thức, trách nhiệm, biết quan tâm đến người khác. Ông Trời hay lắm, ông cho chúng ta cái thước đo trong người rồi. Khi ta làm cái gì không đúng đắn thì trong bụng có cảm giác ngượng, nhắc cho chúng ta biết là mình đang làm chuyện không đúng. Bạn trở thành một người đàng hoàng thì luôn mang giá trị lớn, và làm người khác an tâm về bạn.

- Cho đến thời điểm này, anh thấy thất bại lớn nhất của anh là gì?

Có thất bại chứ. Nhưng nếu tôi có ý chí và làm hết sức thì sẽ bước qua thất bại một cách dễ dàng. Chẳng hạn tôi làm hết sức trên Quốc hội, nhưng ví dụ như, sau 6 tháng không có kết quả thì tôi cũng sẽ không thất vọng, vì mình đã làm hết sức có thể rồi. Tôi xem đó như là một cuộc chơi, ngã giá với chính mình rất rõ ràng, chiến đấu hết sức nhưng nếu ta thua, thì sự thua này sẽ là bài học để chiến thắng trong lần sau…
 
Trần Bảo Minh và khoảng cách còn lại​

- Tin Trần Bảo Minh rời chức vụ phó tổng giám đốc Vinamilk cùng êkíp làm việc gồm sáu giám đốc và các chuyên viên cao cấp khác được cộng đồng doanh nhân bàn tán nhiều, không chỉ về nguyên nhân ra đi mà còn là dấu ấn ông Minh tạo dựng ở công ty sữa hàng đầu của Việt Nam

011.jpg

Ông Trần Bảo Minh (giữa) và êkíp của mình tại Vinamilk. Ảnh: TL​

Câu chuyện khuếch trương thương hiệu

Cuối năm 2006, nhiệm vụ mà Trần Bảo Minh được Vinamilk trao cho là xây dựng hình ảnh thương hiệu. Mục tiêu ấy được Trần Bảo Minh thiết kế thành các bước đi cụ thể. Trước tiên cấu trúc lại cơ cấu nhãn hiệu, mạnh dạn cắt bỏ một số nhãn hiệu nhỏ, tập trung vào các nhóm sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao như sữa tươi và sữa bột. Cùng với đó là chiến lược quảng cáo, tiếp thị, tạo dấu ấn với người tiêu dùng.

02-6.jpg

Thay vì nói về tác dụng của sữa, việc xây dựng hình ảnh “Tình yêu của mẹ” cho sữa bột của Vinamilk dễ chiếm cảm tình của người xem. Để chứng minh cho người tiêu dùng về chất lượng “hàng nội địa”, Vinamilk đã bắt tay viện Dinh dưỡng quốc gia làm một cuộc thử nghiệm lâm sàng, chứng minh sự phù hợp của sữa bột trong nước sản xuất với thể trạng của người Việt. Hai chiến dịch quảng cáo về sữa tươi đã được giải bạc châu Á cho quảng cáo hiệu quả nhất.

Trong bài phân tích về Vinamilk, nhóm phân tích của công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) nhận xét: “Sau công cuộc cải tổ thương hiệu một cách toàn diện và các chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ, đặc biệt là cho các nhãn hàng sữa tươi, năm 2007, cuộc cách mạng marketing của Vinamilk đã đạt được thành công khi tạo ra hình ảnh tươi mới cho các nhãn hàng chính của mình. Người tiêu dùng ấn tượng với nhãn hiệu mới “sữa tươi tiệt trùng 100%” có sự khác biệt rõ ràng với các nhãn sữa tươi khác”.

Cũng theo HSC, năm 2007, Vinamilk chi 975 tỉ đồng cho tiếp thị và bán hàng. Nhưng sau đó, Vinamilk sẽ giảm khoản chi phí này xuống trong hai năm 2008 và 2009, theo phân tích của HSC.

Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, Vinamilk đã tung ra chiến dịch quảng cáo, marketing toàn diện cho sữa chua như một loại thức ăn thiết yếu cho sức khoẻ mọi đối tượng trong gia đình. Từ chỗ lo ngại suy giảm, sản phẩm sữa chua Vinamilk đã tăng đột biến, trở thành nhu cầu không thể cắt bỏ, làm thay đổi cục diện của Vinamilk, biến rủi ro tiềm tàng thành cơ hội.

Hỏi Trần Bảo Minh điều gì đã giúp ông sáng tạo nên những ý tưởng này? Ông cười hào hứng: “Trước tiên là nghĩ từ cái tâm của mình, để người tiêu dùng được hưởng những gì tốt nhất, có như vậy thì chính mình mới vui, mới cảm thấy thanh thản. Sau đó mới là kinh nghiệm, kiến thức cạnh tranh tích tụ từ nhiều năm”.

Cùng với việc tái cấu trúc thương hiệu, marketing, quảng cáo, là sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất đón đầu cho chu kỳ phát triển mới. Mạnh dạn đầu tư hệ thống xe tải, kho lạnh, tủ đông, tủ mát, nhà phân phối, bảo đảm giao hàng tận nơi, kịp thời, bất kể trời mưa nắng… chiến lược đầu tư đi trước một bước đã thể hiện tầm nhìn xa của Vinamilk, để khi chiến lược sữa chua, sữa tươi tung ra là đáp ứng kịp thời. Với việc liên tục đưa ra những ý tưởng mới, Vinamilk đã thay đổi “luật chơi” của thị trường sữa Việt Nam, khiến các doanh nghiệp trong ngành khó lòng ứng phó kịp thời.

Gặp mặt báo chí tối 30.6, bà Mai Kiều Liên, tổng giám đốc Vinamilk nói: “Trong thời gian ở Vinamilk, ông Trần Bảo Minh có đóng góp rất tốt cho Vinamilk. Ông Minh chấm dứt làm việc tại Vinamilk từ 17.7. Việc tìm môi trường làm việc mới là hoàn toàn bình thường”.

Đến và… đi

Sau khi Trần Bảo Minh về Vinamilk, công ty sữa này ngoài việc giữ lại 70% giám đốc bán hàng, giám đốc khu vực trong hệ thống kinh doanh cũ có tâm huyết, đã chấp nhận “thay máu” hầu hết các vị trí chủ chốt trong kinh doanh bằng các nhân sự có kinh nghiệm công tác ở các công ty đa quốc gia. Ngoài vị phó tổng giám đốc đầu quân từ Pepsi, còn có giám đốc tiếp thị, giám đốc kinh doanh, giám đốc hoạch định và kiểm soát ngân sách, giám dốc xây dựng thương hiệu, giám đốc kênh phân phối hiện đại, giám đốc thương mại, giám đốc nhân sự…

Nỗ lực của Trần Bảo Minh chính là thiết lập lại một môi trường làm việc chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế, tạo động lực cho mọi người cùng cống hiến. Ông Minh nói: “Xây dựng đội ngũ mạnh mới thực sự là cuộc cách mạng ở Vinamilk. Trước đó, làm sao các giám đốc có xe hơi riêng, có mức lương bằng hoặc hơn so với các công ty đa quốc gia. Rồi chính sách lương, thưởng, công tác phí… Phải đãi ngộ xứng đáng mới mong có người tài. Thay đổi này đã xoá bỏ tâm lý làm việc cầm chừng vốn đã ăn sâu bắt rễ vào các công ty nhà nước. Thiết lập chương trình đánh giá mục tiêu, năng lực của từng cá nhân, để rút ngắn khoảng cách giữa mục tiêu và năng lực hiện có, đào tạo kịp thời và đúng nhu cầu”.

Sự thay đổi ở Vinamilk, theo ông Minh, sẽ không thành công nếu không có sự ủng hộ vô điều kiện của tổng giám đốc Mai Kiều Liên. “Bà là người thiết kế, tạo ra những chính sách tốt, sử dụng lực lượng tư vấn hiệu quả. Bằng sự quyết tâm, kiên trì, thẳng thắn, bà đã chinh phục được tất cả anh em chúng tôi với mục đích kinh doanh cao đẹp” – ông Minh nói.

Hỏi ông Minh lý do rời khỏi Vinamilk khi tất cả đang tốt, ông cười tự tin: “Ba năm đủ cho một cuộc đổi dời, một cuộc “làm mới” chính mình.

Bình luận của giới trong ngành

Theo giới kinh doanh, khi về Vinamilk, trước tiên Bảo Minh đã xử lý khủng hoảng thành công đối với tai nạn mạt sắt trong sữa bột, đẩy bán hàng sữa bột lên rất nhanh. Sữa bột qua mặt Nuti. Sau đó, ông Minh cũng đã đẩy sữa nước qua xử lý khủng hoảng vụ sữa hoàn tươi. Sữa nước qua mặt Dutch Lady. Ngoài ra, Bảo Minh còn cắt giảm được chi phí quảng cáo rất lớn, qua việc gom các nhãn sữa lại và chú trọng tập trung làm truyền thông và quảng cáo cho nhãn.

Ông Nguyễn, giám đốc tiếp thị của công ty sản xuất sữa nằm trong bốn công ty sản xuất sữa lớn trong nước nói: “Ba năm ông Trần Bảo Minh làm việc ở Vinamilk, là ba năm các công ty sữa phải cạnh tranh khá vất vả. Thể hiện trước công chúng, ông Minh là người làm việc khôn ngoan, biết cách phát biểu lúc nhu, lúc cương tuỳ từng trường hợp khác nhau qua các vụ sữa của nhà máy Dielac bị nghi có vấn đề, vụ sữa nhiễm melamine, vụ giá thu mua sữa của nông dân…; với giới chuyên ngành, ông Minh được đánh giá cao bởi đã kéo được những nhân sự giỏi từ Pepsi cũng như một số công ty khác về góp lửa cho Vinamilk. Từng là giám đốc tiếp thị khu vực của Pepsi, ông ta mang suy nghĩ toàn cầu áp dụng vào hoạt động cụ thể của địa bàn (Global thinking, local action) nên cho các hiệu quả khá cao”.

Ông Phạm, phó giám đốc công ty truyền thông tiếp thị chuyên về ngành thực phẩm và dinh dưỡng cho rằng: “dấu ấn của Trần Bảo Minh thực hiện cho thương hiệu Vinamilk thể hiện rõ nhất qua chiến dịch tiếp thị truyền thông về sữa tươi - con bò trăm phần trăm, sữa chua có lợi cho sức khoẻ và sắc đẹp, nước ép trái cây tốt cho sức khoẻ…”

Không có tỉ nào cả. Bởi tôi đã xác định sẽ thay đổi công việc nên không mua cổ phiếu Vinamilk từ đầu năm 2009

Khi về Vinamilk, Trần Bảo Minh được giao nhiều quyền. Ông đã “bốc” một giám đốc nhân sự từ một công ty sữa khác để phục vụ cho việc tuyển dụng thành lập đội ngũ chuyên nghiệp về sale và marketing. Các giám đốc này cũng được ưu đãi “ngất ngưỡng”. Ông Phạm cho rằng, việc ông Minh rời Vinamilk là tất yếu, bởi ngay từ ban đầu ông Minh đã “xây dựng đất nước Thuỵ Sĩ ngay trong lòng lục địa châu Phi nghèo khổ” - thể hiện qua mức lương của êkíp cao ngất so với mặt bằng chung của cả công ty vẫn còn ở mức thấp chung của thị trường Việt Nam, chưa kể đến các ưu đãi như trả phí ôtô sang cho các cán bộ… Hố sâu càng lớn, thì khó có tiếng nói chung…”

Ông P.N.C, phó tổng giám đốc công ty sữa có nhà máy ở cả miền Bắc và miền Nam nhận xét: “Nếu so với tiềm lực của Vinamilk, thì cách làm thương hiệu lẫn các chiến dịch tiếp thị của đơn vị này do ông Trần Bảo Minh lãnh đạo trong ba năm vừa qua là chưa xứng tầm của công ty sữa quốc gia, cũng như chưa đáng với số tiền phải chi. Quan trọng hơn, là Vinamilk được coi là đầu đàn của ngành sản xuất sữa Việt Nam, nhưng bao lâu nay các chương trình của Vinamilk chưa kết hợp với các đơn vị trong nước, chưa tạo vị thể dẫn dắt cho các công ty sản xuất sữa nhỏ khác”.

Giới thạo tin nói rằng để ra đi, ông Minh được đền hợp đồng và bán lại cổ phần thưởng trong suốt thời gian ở đây là 300 tỉ. Trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, ông Minh khẳng định: “không có tỉ nào cả. Bởi tôi đã xác định sẽ thay đổi công việc nên không mua cổ phiếu Vinamilk từ đầu năm 2009”. Và với vai trò là người chủ động thay đổi công việc, ông Minh nêu lý do quan trọng nhất để ông rời khỏi Vinamilk là muốn tìm kiếm cơ hội và thể hiện khả năng cạnh tranh tốt hơn, lớn hơn cho thương hiệu nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, một ý kiến cho rằng, sau khi kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt, Vinamilk không chọn đầu tư chi phí quá lớn cho marketing nữa, nên buông Trần Bảo Minh.

Ngoài ra, ông Minh có công ty quảng cáo riêng “thầu” quảng cáo của Vinamilk, mặc dầu với giá cạnh tranh nhất.
 
Top