What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây StartUp

Microsoft chính thức thâu tóm Skype​

8d951_skype----u-v----tay-g-u-kh-_200.jpg

Microsoft chính thức thâu tóm Skype với giá 8,5 tỉ đô la Mỹ​

– Tập đoàn Microsoft ngày 10-5 đồng ý mua dịch vụ điện thoại internet Skype với giá 8,5 tỉ đô la Mỹ. Đây là thượng vụ lớn nhất từ trước đến nay của Microsoft

Skype hiện có 663 triệu người dùng trên toàn cầu. Điều này sẽ giúp Microsoft có được chỗ đững vững chắc trên thị trường viễn thông đầy tiềm năng

Giám đốc điều hành Microsoft Steve Ballmer cho rằng sự kết hợp giữa Skype và Microsoft sẽ tạo ra nền truyền thông của tương lai - nơi con người có thể dễ dàng kết nối với gia đình, bạn bè, khách hàng và đồng nghiệp ở bất cứ nơi nào trên thế giới

Skype có thể được kết hợp với phần mềm Microsoft như Outlook để hấp dẫn người dùng doanh nghiệp. Ngoài ra, Skype tích hợp vào Windows 8 sẽ đem đến lợi thế cho Microsoft trên thị trường máy tính bảng

Giám đốc điều hành Tony Bates của Skype sẽ phụ trách và báo cáo trực tiếp cho Giám đốc điều hành Microsoft Steve Ballmer

Dù 8,5 tỉ đô la Mỹ không phải là vấn đề quá lớn với Microsoft nhưng nó cũng gây ngạc nhiên cho các nhà phân tích bởi đó là mức giá khá cao đối với một công ty đổi chủ sở hữu nhiều lần trong thời gian ngắn như Skype
 
Tình cờ" thành nữ doanh nhân giàu bậc nhất Ấn Độ​


Từ một doanh nghiệp trẻ vất vả đi vay vốn ngân hàng, Kiran Mazumdar - Shaw đã trở thành một trong số những người phụ nữ giàu có nhất tại Ấn Độ. Bà đã sáng lập ra Biocon - một công ty công nghệ sinh học và là nhà sản xuất insulin lớn nhất châu Á

22komp-kiran-108955f-1.jpg

Kiran Mazumdar - Shaw là một trong số những người phụ nữ giàu có nhất tại Ấn Độ. Bà đã sáng lập ra Biocon - một công ty công nghệ sinh học và là nhà sản xuất insulin lớn nhất châu Á​

Tuy nhiên, vị chủ tịch kiêm giám đốc quản lý này cho rằng, thành công đến với bà là nhờ tinh thần tự lực cánh sinh chứ không hẳn là nhờ tinh thần doanh nhân. Trước khi trở về Ấn Độ để theo bước cha là một bậc thầy về ủ bia, bà Mazumdar-Shaw đã được đào tạo chuyên ngành sản xuất bia tại Úc. Lúc mới về nước, bà đã phải rất chật vật đi tìm việc do ngành này gần như chưa có đất cho nữ giới dấn thân vào. Bà nói: "Đàn ông hoàn toàn chiếm ưu thế trong ngành công nghiệp sản xuất bia. Đây chính là pháo đài vững chắc của họ"


Kiran Mazumdar - Shaw là một trong số những người phụ nữ giàu có nhất tại Ấn Độ. Bà đã sáng lập ra Biocon - một công ty công nghệ sinh học và là nhà sản xuất insulin lớn nhất châu Á


Từ một sự tình cờ...

Bà đã nỗ lực hết sức để không bị từ chối, bởi "bà thực sự muốn làm một điều gì đó ý nghĩa trong cuộc đời mình". Chính cá tính mạnh mẽ này là động lực để bà thành lập công ty riêng, dù vẫn phải thú nhận rằng cơ hội đến một cách rất tình cờ

Bà kể: "Đây là lý do tại sao tôi nói mình "tình cờ" trở thành một doanh nhân. Tôi có cơ hội gặp gỡ một doanh nhân muốn mở một cửa hàng ở Ấn Độ và đề nghị tôi cùng tham gia". Cuộc gặp đó đã giúp bà có thêm tự tin để dấn thân vào lĩnh vực phát triển và sản xuất các loại enzim. Bà không hề nản nòng khi phải chuyển từ chuyên ngành sản xuất bia sang kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ sinh học

"Sản xuất bia cũng là một dạng công nghệ sinh học. Tôi có thể nói rằng mình là một chuyên gia công nghệ thực thụ. Do vậy dù có sản xuất bia hay enzim thì công nghệ về cơ bản cũng như nhau"

Trở thành nữ doanh nhân

Dần dần bà chuyển sang lĩnh vực sản xuất dược phẩm. Doanh thu từ sản phẩm enzim được bà đầu tư cho nghiên cứu và sản xuất dòng sản phẩm mới này. Bà cho rằng đây là một động thái kinh doanh khá khôn ngoan. Bà kể lại: "Do không có quỹ đầu tư ở Ấn Độ nên tôi buộc phải tạo ra mô hình kinh doanh dựa trên doanh thu và lợi nhuận của công ty. Điều này khiến chúng tôi trở thành một mô hình khác biệt so với mô hình công ty công nghệ sinh học điển hình, phần lớn phụ thuộc vào các quỹ đầu tư mạo hiểm".Tuy nhiên, bà cũng gặp không ít khó khăn do định kiến giới tính vẫn còn rất mạnh mẽ ở Ấn Độ. Các ngân hàng sợ không dám cho bà vay vốn vì sợ gặp rủi ro cao.Kiran Mazumdar-Shaw cho rằng, chính chuyên ngành đào tạo về sản xuất bia đã giúp bà tự tin sáng lập công ty công nghệ sinh học Biocon

"Tôi trẻ - mới 25 tuổi đời, các ngân hàng thường sợ cho doanh nhân trẻ vay vốn vì họ nghĩ chúng tôi không có kinh nghiệm kinh doanh...và rồi tôi lại là một trong số những người tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh mới là công nghệ sinh học mà không ai có thể hiểu được"

Kiran Mazumdar-Shaw cho biết, kinh nghiệm thất bại ban đầu đã cho bà sự kiên cường để theo đuổi mục tiêu. "Tôi quyết tâm thành công trong lĩnh vực này vì tôi đã không thể trở thành bậc thầy trong ngành sản xuất bia. Tôi kiên trì gõ cửa và đề nghị người ta giúp đỡ. Và cuối cùng tôi đã thành công khi thuyết phục một số người ủng hộ và cấp vốn cho tôi. Tôi đã bắt đầu công việc kinh doanh này như thế"

Bà Mazumdar-Shaw thành lập Biocon năm 1978 khi Bangalore vẫn chưa trở thành trung tâm công nghệ sầm uất ở miền Nam Ấn Độ. Bà nhớ hồi đó Bangalore chỉ giống như một "thành phố già cỗi đang chìm trong giấc ngủ" nhưng cũng rất đáng để thử nghiệm

"Chúng tôi là thế hệ doanh nhân đầu tiên muốn bắt đầu kinh doanh công nghệ cao như công nghệ thông tin, các dịch vụ hay công nghệ sinh học. Khoảng thời gian đó phát ra một nguồn năng lượng khổng lồ, bởi con người được hoàn toàn giải phóng"

Bà cho biết quá trình chuyển đổi từ một Bangalore yên bình thành một "trung tâm sôi động và tăng trưởng cao" đã tạo ra những nghich cảnh của Ấn Độ. Theo bà, sự tương phản giữa những người cực giàu và cực nghèo - thường có thể thấy rõ nét ở những nơi chỉ cách nhau có vài ki-lô-met, chính là hệ quả của việc không tuân theo chương trình phát triển kinh tế toàn diện của đất nước


101679286-e69913aae0.jpg

Từ một thành phố yên bình, Bangalore đã phát triển thành một trung tâm công nghệ sầm uất miền Nam Ấn Độ​

Tinh thần doanh nhân xã hội

Cùng với việc quản lý Biocon, bà Kiran Mazumdar-Shaw cũng thực hiện một vài dự án doanh nghiệp vì cộng đồng. Lĩnh vực bà tham gia là sức khỏe quần chúng

Bà trăn trở: "Tôi rất phiền lòng vì Ấn Độ ko có hệ thống y tế quốc gia, do đó tôi quyết tâm làm một điều gì đó, hy vọng chính phủ sẽ thực sự xây dựng một hệ thống y tế phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân". Hiện tại bà đã tạo ra một mạng lưới gồm nhiều phòng khám nhỏ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản cho người dân vùng nông thôn. Đây là một phần trong "chương trình bảo hiểm y tế vi mô" do bà tài trợ phần lớn và chỉ nhận một khoản đóng góp rất nhỏ từ những người được hưởng dịch vụ

Tự mình đứng lên sau thất bại

Theo Kiran Mazumdar-Shaw, tự tin là một nhân tố quan trọng trong tinh thần doanh nhân. Thái độ "tôi làm được" là vô cùng cần thiết, bởi trong thực tế, những khó khăn trở ngại là không thể tránh khỏi. Bà đã nhiều lần thất bại trong công nghệ...trong kinh doanh..và thậm chí là trong nghiên cứu. Nhưng với bà, điều quan trọng là phải biết đối mặt với thất bại, quản lý thất bại và phải thành công sau vấp ngã đó

Quan trọng là phải phân biệt được thất bại hoàn toàn với vấp ngã tạm thời có thể vượt qua. "Trong trường hợp cụ thể của tôi, tôi đã nhận ra rằng đó không phải là những thất bại hoàn toàn. Khi đó, bạn có thể xây dựng và thay đổi những thất bại này để vươn tới thành công"
 
Bong bóng dot-com đang trở lại ?​

- Các công ty kinh doanh công nghệ internet đang tăng trưởng với tốc độ chóng mặt. Liên tiếp diễn ra các thương vụ mua bán, sáp nhập trị giá hàng tỉ USD giữa các ông lớn và các ngôi sao đang lên trong khoảng thời gian gần đây. Tâm trạng phấn khởi quá mức của một số nhà đầu tư đã khiến giá trị của các công ty dot-com bị thổi phồng quá nhanh

Tuy vậy, sự phát triển quá nhanh của những doanh nghiệp internet khiến giới đầu tư lo ngại bong bóng dot-com đang trở lại

Thị trường dot-com đang sôi động

Bến tàu bên bờ sông San Francisco từng là nơi người nhập cư Trung Quốc đổ bộ để xây dựng đường sắt trong cơn sốt đào vàng tại California ngày trước. Bến tàu đó bây giờ là nơi trú đóng của các doanh nghiệp kinh doanh smartphone, máy tính

Trong cuộc chạy làm giàu nhờ kinh doanh internet, những người trẻ tuổi khởi nghiệp với những cái tên kỳ lạ như NoiseToys, Adility và Trazzler. Sự thành đạt của họ được biểu hiện qua những chiếc du thuyền neo đậu gần đó

Ryan Spoon, người điều hành Dogpatch Labs, thuê văn phòng tại bến tàu này, bày tỏ mong muốn đạt được thành công giống như Facebook và Zynga - nhà sản xuất nhiều trò chơi trực tuyến phổ biến. Một số công ty nổi bật đang chuẩn bị niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc sắp sửa được mua lại bởi các công ty đàn anh

LinkedIn - mạng xã hội kết nối người lao động đã đạt doanh thu 243 triệu USD năm ngoái. Ngày 9.5, LinkedIn ấn định thời điểm phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) tại thị trường chứng khoán New York (NYSE), với giá trị lên đến 3,3 tỷ USD . Ngay ngày hôm sau, Microsoft công bố mua lại Skype (dịch vụ gọi điện thoại internet) với giá 8,5 tỷ USD

Cổ phiếu của một số các công ty khác như Groupon (cung cấp phiếu giảm giá trực tuyến) sẽ sớm phát hành ra công chúng. IPO của các ông lớn cũng đang từng bước trở lại thị trường

Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh tại Đại học New Hampshire ước tính các nhà đầu tư ở Mỹ bơm khoảng 20 tỷ USD vào các doanh nghiệp trẻ năm ngoái, so với 17,6 tỷ USD năm 2009

DST - công ty bây giờ đổi tên thành Mail.ru của Nga, và quỹ đầu tư DST toàn cầu đã kích thích sự bùng nổ của các doanh nghiệp dot-.com. Năm 2009, khi hầu hết các nhà đầu tư tại Mỹ đang chần chừ, DST đã mạnh tay đổ hàng trăm triệu USD vào các doanh nghiệp nhiều triển vọng như Facebook và Groupon

Lập tức các quỹ đầu tư, ngân hàng Mỹ kéo theo làn sóng này. Ngân hàng Goldman Sachs và JPMorgan Chase đã lập quỹ để giúp khách hàng giàu có mua cổ phần các công ty công nghệ

Tăng trưởng cùng thị trường Trung Quốc khổng lồ

Trung Quốc không đứng ngoài trào lưu này. Số người sử dụng internet tại nước này dự kiến tăng từ 457 triệu vào năm ngoái lên 700 triệu người vào năm 2015

Người dân Trung Quốc online không chỉ để chơi game mà còn sử dụng nhiều ứng dụng, dịch vụ khác, đặc biệt là mua sắm. Trong giai đoạn 2010 - 2015, thị trường thương mại điện tử của Trung Quốc dự kiến tăng gấp bốn lần, từ 71 tỷ USD lên 305 tỷ USD

Cổ phiếu của các công ty Trung Quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ. Kể từ đầu năm, giá cổ phần của các công ty lớn đã tăng hơn một phần ba. Cổ phiếu của Baidu (công cụ tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc), tăng từ 60 USD lên 150 USD.10 công ty dot-com lớn nhất Trung Quốc được định giá 150 tỷ USD

Tuy vậy, các công ty công nghệ Trung Quốc có rủi ro về yếu tố pháp lý và chính trị. Chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa một loạt công ty web vì vấn đề kiểm duyệt

Thị trường dot-com đang bị thổi phồng quá mức ?

Giá trị của các công ty hoạt động trong lĩnh vực này đang bị thổi phồng quá mức. Một số cựu binh nhìn thấy một bong bóng mới đang hình thành, khiến giới công nghệ liên tưởng đến diễn biến của thảm họa dot-com năm 2000

Ngay cả một doanh nghiệp có tên tuổi như Twitter mà vẫn đang loay hoay tìm kiếm mô hình kinh doanh khả quan sau 5 năm hoạt động. Trong khi một số công ty non trẻ có phần hiếu thắng khi tuyên bố có sẵn nhiều người mua như Microsoft

Thị trường kinh doanh internet đang biến đổi bởi công nghệ hiện đại cho phép biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực đơn giản và rẻ hơn trước. Hơn nữa, sự bùng nổ của các công ty công nghệ bây giờ mang tính toàn cầu. Nếu có tiềm năng thật sự, các công ty internet Trung Quốc cũng được chú ý ngang ngửa với doanh nghiệp Mỹ

Việc mở một công ty web trở nên dễ dàng hơn trước nhiều. Bằng cách sử dụng các nền tảng sẵn có để kết nối hàng triệu khách hàng tiềm năng, một công ty công nghệ chỉ cần khoảng vài ngàn USD đầu tư, thay vì cả triệu USD trong thập niên 1990

Các công ty internet bây giờ không lo thiếu nhà đầu tư, từ quỹ đầu tư mạo hiểm đến các cá nhân. Một cá nhân sẵn lòng bỏ ra một triệu USD cho một công ty công nghệ không phải là chuyện hiếm thấy

Một số nhà đầu tư lập luận rằng bong bóng năm 2011 giống thời điểm năm 1995 hơn so với năm 1999: Tâm trạng phấn khởi quá mức của một số nhà đầu tư đã khiến giá trị của các công ty dot-com bị thổi phồng quá nhanh. Color - mạng xã hội chia sẻ hình ảnh được định giá khoảng 100 triệu USD, dù sản phẩm chưa được kiểm chứng trên thị trường

Sự kì vọng quá lớn, vượt quá khả năng thực sự của chính những công ty internet này có thể diễn đến bong bóng internet 2.0

Do vậy, bí quyết của một nhà đầu tư khôn ngoan là kịp thời bán hoặc thả nổi các công ty dot-com trước khi bong bóng phát nổ
 
Bill Gates đầu tư cho công ty sản xuất pin metal lỏng​

Thiết kế pin đột phá của công ty Liquid Metal Battery đã thu hút sự chú ý của nhà sáng lập Microsoft và công ty khoan dầu Total

Nhiều công ty về năng lượng đang nghiên cứu phương pháp thay thế công nghệ pin hiện tại. Liquid Metal Battery đã tiếp cận một cách hoàn toàn mới với hy vọng sẽ giảm chi phí sản xuất cũng như có thể mang đến những thỏi pin với khả năng lưu trữ vài giờ năng lượng gió và mặt trời

battery-2.jpg

Mô hình pin metal lỏng​

Công ty này tạo pin với cực âm, cực dương và chất điện phân đều có dạng lỏng ở nhiệt độ cao. Trong khi đó, đa số pin thông thường như pin axit chì và lithium ion có cực âm và dương ở dạng cứng

Giải pháp sử dụng kim loại lỏng giúp hạn chế sự hao mòn của các điện cực. Quan trọng hơn, giáo sư hóa học Donald Sadoway, nhà đồng sáng lập Liquid Metal Battery, khẳng định thiết kế này cho phép sản xuất với các thành phần tương đối rẻ

battery-1.jpg

Giáo sư hóa học Donald Sadoway​

Công nghệ này đã được Liquid Metal Battery đăng ký bản quyền sáng chế. Trong bản đánh giá nhân kỷ niệm 150 năm thành lập Viện công nghệ MIT, Bill Gates đã đánh giá cao công trình của Sadoway và quyết định đầu tư (chi tiết sẽ được công bố chính thức vào tháng tới)

Hiện Liquid Metal Battery cũng nhận được khoản tài trợ 6,9 triệu USD trong vòng 3 năm từ tổ chức ARPA-E thuộc Bộ Năng lượng Mỹ và 4 triệu USD trong 2 năm từ công ty dầu Total
 
“Trùm” đầu tư kêu gọi CEO Microsoft từ chức​

20110526160930_Trum.jpg

Giám đốc quỹ đầu tư rất có thế lực ở Silicon Valley đã “gây sốc” khi kêu gọi CEO Steve Ballmer từ chức vì đã để hãng phần mềm lớn nhất thế giới “mắc kẹt ở quá khứ” quá lâu

Theo “tố cáo” của ông David Einhorn – Giám đốc quỹ đầu tư Greenlight Capital, Microsoft đã để mất vị thế công ty có giá trị thị trường lớn nhất thế giới hồi cuối thập niên 90 bởi họ không thể tấn công vào các thị trường điện toán di động và Internet mới nổi, để tuột ngôi dẫn đầu ngành công nghệ cho Apple đồng thời giá cổ phiếu của Microsoft đã gần như đứng yên trong suốt 10 năm qua

Thực ra, đây không phải là người đầu tiên lên tiếng phê phán ông Steve Ballmer nhưng những người khác phê bình một cách kín đáo hơn còn những lời của Einhorn được coi là nhận xét chua cay nhất từ một nhà đầu tư có tầm ảnh hưởng rất lớn trong giới kinh doanh công nghệ Mỹ

Quỹ đầu từ Greenlight Capital của Einhorn mới đây đã mua cổ phiếu của Microsoft với giá khá rẻ bởi nhiều người đã hạ mức thu nhập từ cổ phiếu của hãng này xuống thấp hơn 10 lần so với mong đợi

Theo số liệu của Thomson Reuters, Greenlight hiện nắm khoảng 9 triệu cổ phiếu của Microsoft, hoặc 0,11% cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường

Phát biểu tại Hội nghị thường niên về nghiên cứu đầu tư Ira Sohn tại New York hôm thứ Tư (25/5), Einhorn cho rằng đã đến lúc Ballmer – người kế nhiệm Bill Gates từ năm 2000 – “lui sang một bên vào nhường cơ hội cho người khác”

Ông nói rằng ‘Sự tiếp tục hiện diện của Ballmer sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với cổ phiếu của Microsoft”

Hôm thứ Ba, lần đầu tiên Microsoft bị IBM đánh bại về giá trị thị trường trong vòng 15 năm. Năm ngoái Apple đã bứt lên dẫn trước trở thành hãng công nghệ đáng giá nhất thế giới

Theo tính toán, một nhà đầu tư bỏ ra 100.000 USD để mua cổ phiếu của Microsoft 10 năm trước giờ sẽ chỉ thu được khoảng 69.000USD

Einhorn - chủ tịch của Greenlight Capital – người sở hữu tài sản trị giá 7,8 tỷ USD cũng chính là người đầu tiên đưa ra lời cảnh báo về các vấn đề kiểm toán của Lehman Brothers trước khi ngân hàng này bị sụp đổ
 
Toyota từ chối Facebook, ra mắt mạng xã hội riêng​

- Nhà sản xuất ô tô Toyota và dịch vụ điện toán đám mây Salesforce Chatter vừa thông báo sẽ cho ra mắt mạng xã hội riêng dành cho các khách hàng sử dụng xe của hãng mang tên Toyota Friend thay vì lập một cộng đồng trên Facebook như nhiều tập đoàn khác hiện nay

d6a7b_1306293433-13889995-11n.jpg

Toyota và Salesforce cùng hợp tác để làm mạng xã hội Toyota Friend​

Theo thông báo phát đi ngày 23-5, Toyota Friend sẽ là mạng xã hội riêng dành cho các khách hàng của Toyota trên toàn cầu trong tương lai. Dự kiến, dự án mạng xã hội của Toyota sẽ bắt đầu triển khai tại Nhật Bản vào năm 2012. Đi tiên phong sẽ là các mẫu xe điện và plug-in hybrid của Toyota

Sự kiện Toyota cho ra mắt mạng xã hội riêng khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: tại sao nhà sản xuất ô tô số 1 thế giới không sử dụng các mạng xã hội hiện có như Facebook hay Twitter như nhiều tập đoàn kinh doanh lớn thế giới vẫn làm. Facebook với 500 triệu thành viên, Twitter với 200 triệu thành viên chắc chắn là cộng đồng mà tất cả các nhà sản xuất trên thế giới muốn xâm nhập

Về mặt tài chính, Salesforce.com sẽ đầu tư 2,7 triệu đô la Mỹ và hãng Toyota sẽ đầu tư 5,4 triệu đô la Mỹ vào Toyota Media Service. Bộ phận này có nhiệm vụ giám sát việc phát triển nền tảng đám mây toàn cầu của Toyota

Tuy nhiên, theo lý giải của hãng thông tấn Reuter, lý do để Toyota muốn cho ra mắt một mạng xã hội riêng là sự khác biệt trong mục tiêu mà hãng này muốn nhắm tới

“Toyota muốn mọi người làm một thứ mà các tài khoản trên Facebook không thể làm được: làm bạn với chiếc xe của họ”, tờ Reuter bình luận

Toyota Friend cho phép khách hàng tận dụng tối đa các khả năng kết nối thông qua công nghệ điện toán đám mây để sử dụng tối ưu chiếc xe của mình cũng như gia nhập cộng đồng những người sử dụng xe Toyota trên toàn cầu

Ví dụ, nếu chiếc xe điện của khách hàng sắp hết nhiên liệu, hệ thống Toyota Friend sẽ nhắc nhở lái xe thông qua một thông báo ngắn (giống như cơ chế đưa tin (tweet) trên mạng xã hội Twitter). Bên cạnh đó, Toyota Friend cũng cho phép người dùng mở rộng giao tiếp với gia đình, bạn bè và cộng thông trên các mạng xã hội phổ biến hiện nay như Twitter hay Facebook

Theo thông tin từ Toyota, dịch vụ này có thể truy nhập thông qua hầu hết các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng và nhiều thiết bị di động khác nữa

“Các mạng xã hội đã và thay đổi cách thức tương tác giữa con người cũng như các phương thức truyền thông. Ngành công nghiệp ôtô cũng cần tham gia vào bước chuyển hóa đó. Tôi luôn kêu gọi Toyota sản xuất những mẫu xe ngày càng tốt hơn. Mạng xã hội Toyota Friend là một bước quan trọng để chúng tôi hoàn thành mục tiêu đó", ông Akio Toyoda, chủ tịch tập đoàn Toyota lý giải cho quyết định ra mắt mạng xã hội của hãng

Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau khi tin tức về mạng xã hội riêng của Toyota được công bố, nhiều tờ báo đã đặt câu hỏi về khả năng thực tiễn của ý tưởng này. Phóng viên Mark Schaefer của trang webproNews đặt câu hỏi: Liệu bạn sẽ tham gia một mạng xã hội chỉ để nhận được tin nhắn về tình trạng chiếc xe của bạn? Hay làm thế nào bạn có thể trở thành “bạn bè” với những tay lái xe Toyota khác? Hay liệu chủ đề gì sẽ lôi cuốn trên một mạng xã hội dành cho một hãng xe ô tô ?

Tờ webproNews bình luận thêm: nếu trả lời được những câu hỏi trên chắc chắn sự sự bắt tay giữa Toyota và Salesforce Chatter là một thỏa thuận tuyệt vời
 
Dự án PPP trong khoa học công nghệ​

Lobbyvietnam.jpg

Bẫy thu nhập trung bình luôn là rào cản khó vượt qua đối với sự phát triển của các quốc gia chậm phát triển có thu nhập thấp và trung bình. Để vượt qua được “tường thuỷ tinh”cần có sự đổi mới mạnh mẽ về chất lượng nguồn lực nhân lực và công nghệ trong sản xuất, nhanh chóng đổi mới phương thức để thu hút đầu tư cho các dự án khoa học công nghệ (KH&CN) là biện pháp thiết thực thực hiện chủ trương tăng cường việc xã hội hoá đầu tư cho KH&CN ….

Đầu tư cho các dự án KH&CN tại Việt Nam

Dự án KH&CN là một nhiệm vụ KH&CN, trong đó bao gồm một số đề tài nghiên cứu khoa học và một số dự án sản xuất thử nghiệm gắn kết hữu cơ, đồng bộ được tiến hành trong một thời gian nhất định. Dự án KH&CN nhằm giải quyết các vấn đề KH&CN chủ yếu phục vụ cho việc sản xuất một sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm trọng điểm, chủ lực có tác động nâng cao trình độ công nghệ của một ngành, một lĩnh vực và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kết quả của một dự án KH&CN có tính định hướng thị trường và định hướng sản phẩm rõ rệt. Để phát triển sản xuất, tạo ra các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao, tạo động lực cho sự phát triển thì nhất thiết cần phát triển loại hình dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ (R&D)

Trên thực tế các chương trình hành động của Chính phủ, Bộ KH&CN đã đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp KH&CN, đặc biệt chú trọng đến vấn đề đổi mới cơ chế đầu tư cho hoạt động KH&CN nhất là đối với R&D thông qua các dự án KH&CN

Đối với thế giới và khu vực, nguồn vốn đầu tư cho các dự án R&D không nhất thiết chỉ có từ ngân sách nhà nước. Tại Việt Nam khi Chính phủ đang tiến hành thắt chặt chi tiêu công do lạm phát đã đạt mức 17,5% và mức tăng GDP chỉ đạt 6,5% thì việc tìm kiếm một nguồn đầu tư khác ngoài nguồn ngân sách nhà nước cho các dự án R&D là hết sức cấp thiết. Đây là trách nhiệm của các nhà quản lý KH&CN từ trung ương đến địa phương, cũng như quyền lợi của chính các doanh nghiệp, các nhà đầu tư

Hiện nay, ngoài các dự án đuợc đầu tư sử dụng 100% vốn ngân sách nhà nước, một số lĩnh vực, ngành như: xây dựng, giao thông, mô hình xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) đã thu được các kết quả tốt và đang được các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm. Với mô hình này nhiều công trình giao thông, nhà máy đã được đầu tư xây dựng và nhanh chóng đi vào khai thác thu được hiệu quả kinh tế cao, ví dụ các đường cao tốc, nhà máy điện,…. Theo phương thức BOT nhà nước có thể kêu gọi các công ty bỏ vốn xây dựng trước (Built) thông qua đấu thầu, sau đó khai thác vận hành một thời gian (Operation) và sau cùng là chuyển giao (Transfer)

Thời gian gần đây một hình thức đầu tư mới Public Private Partnerships (PPP) ra đời ở Anh cách đây 25 năm đã được áp dụng thử tại Việt Nam. Hình thức PPP tạm gọi là hợp tác công – tư. Theo đó, nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dự án của nhà nước. Trong mô hình PPP, nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ, hình thức hợp tác này sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và nhà đầu tư vì tận dụng được nguồn lực tài chính và quản lý từ tư nhân, trong khi vẫn đảm bảo các lợi ích cho người đầu tư

Theo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư ở hình thức PPP: để có sức hấp dẫn các nhà đầu tư thì các dự án PPP cần được nghiên cứu và xây dựng có tính khả thi, khoa học và chính xác, minh bạch. Đây luôn là vấn đề mang tính sống còn của các dự án PPP. Tiếp theo là cần xây dựng các dự án PPP với kế hoạch chiến lược cụ thể, chi tiết phải làm rõ, nêu bật được những lợi ích của các bên khi tham dự vào dự án. Bên cạnh đó là việc xây dựng cơ chế chia sẻ rủi ro bao gồm cả quản lý cơ sở hạ tầng và quản lý khai thác dự án R&D một cách tối ưu với doanh nghiệp, các nhà đầu tư

Mô hình đầu tư mới đối với các dự án R&D ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015

Có thể nói rằng, mô hình PPP đã thể hiện được nhiều tính ưu việt trong tình hình và bối cảnh kinh tế nước ta. Giả định nếu xây dựng được cơ chế thu hút đầu tư cho các dự án R&D áp dụng hình thức đầu tư PPP có thể sẽ tạo ra một môi trường đầu tư mới, một cách thức mới trong việc tìm kiếm nguồn kinh phí đầu tư cho các dự án R&D trong bối cảnh nguồn đầu tư nhà nước hạn chế

Trên thực tế, các dự án R&D cần được đầu tư chính cho nghiên cứu, giải mã công nghệ, chuyển giao công nghệ mới, mua sắm trang thiết bị thử nghiệm, sản xuất thử nghiệm, nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình nghiên cứu, chế tạo, sản xuất thử nghiệm,… Do vậy, lượng kinh phí cần thiết lớn và yếu tố rủi do trong quá trình thực hiện cũng lớn

Theo nhận định của nhiều chuyên gia ngân hàng để có thể áp dụng được hình thức PPP khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ xã hội Việt Nam đang rất lớn khoảng 40 -50 tỷ USD thì: Trước hết, Ngành KH&CN từ trung ương đến các địa phương cần đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng chiến lược phát triển KH&CN theo hướng phải xây dựng được một danh mục dự án R&D cụ thể, cập nhật thường xuyên để phù hợp với thị trường với các sản phẩm định hướng thị trường rõ rệt để kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP. Trong quá trình tiến hành cần xây dựng được lộ trình công nghệ cho các dự án R&D và các cam kết thực hiện, nên lựa chọn những dự án R&D tạo ra các sản phẩm trọng điểm không yêu cầu lớn về mặt kỹ thuật và tài chính để làm thí điểm nhằm rút kinh nghiệm cho việc thu hút đầu tư theo hình thức PPP sau này

Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN cần xây dựng hành lang pháp lý để tạo thuận lợi cho cho hình thức đầu tư mới nhiều yếu tố rủi do này. Hỗ trợ tăng cường năng lực cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp trong nước để có đủ năng lực tham gia vào hoạt động đấu thầu các dự án

Thứ ba, Có biện pháp khuyến khích những doanh nghiệp tiên phong tham gia vào các dự án PPP. Cần xem xét tính khả thi về tài chính của các đối tác tư nhân, vì nếu các yêu cầu đặt ra quá cao dự án sẽ không khả thi về tài chính, không quá khắt khe và đòi hỏi quá cao trong quá trình giao nhận dự án, khi kết thúc để thu hút sự quan tâm của khối tư nhân tham gia dự án
 
Google thống lĩnh thị trường quảng cáo trực tuyến như thế nào ?​

Googlelogo3300x211.jpg

Cứ mỗi một USD dành cho quảng cáo trực tuyến thì có 54 cent chi cho Google

Doanh thu từ hoạt động quảng cáo trực tuyến tại Mỹ đạt mức 7,3 tỷ USD trong quý 1 năm 2011, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này là một trong những dấu hiệu cho thấy bong bóng công nghệ mới đang hình thành

Bởi vì trong điều kiện kinh doanh thông thường, khó có một ngành công nghiệp nào duy trì được mức tăng trưởng 23% trong dài hạn

Bên cạnh đó, bằng việc phân tích cách IAB (Interactive Advertising Bureau) đã thu thập và tổng hợp số liệu doanh thu cũng như xem xét ai là chủ nhân thực sự của khoản doanh thu khổng lồ 7.3 tỷ USD nêu trên, chúng ta có thể trả lời được câu hỏi, bong bóng công nghệ (nếu đã hình thành) sẽ kéo dài bao lâu trước khi vỡ

Điều đầu tiên cần quan tâm là làm thế nào quảng cáo trực tuyến lại phát triển bùng nổ đến như vậy. Các cuộc “Đại suy thoái” ít khi xuất hiện trong thế giới internet:

google-chart.jpg

Dựa theo thống kê về tốc độ tăng trưởng doanh thu quảng cáo trực tuyến hàng năm giai đoạn 1999-2010 có thể thấy, trong năm 2009, doanh thu quảng cáo trực tuyến đã có sự sụt giảm

Tuy vậy, doanh thu năm 2009 vẫn cao hơn so với năm 2007, năm mà bong bóng bất động sản đổ vỡ kéo theo cuộc khủng hoảng tín dụng tồi tệ. Có thể thấy sự sụp đổ tập đoàn Lehman Brothers năm 2008 không tác động tiêu cực tới thị trường kinh doanh nhiều như sự kiện 11/9 và bong bóng dot-com đã tác động thị trường năm 2001

Mặt khác, theo thống kê của IAB thì 54% doanh thu từ quảng cáo trực tuyến tại Mỹ thuộc về Google

Theo báo cáo từ Google, doanh thu quảng cáo trong quý 1 năm nay đạt 8,5 tỷ USD, trong đó 4,57 tỷ USD là doanh thu từ thị trường nước ngoài và 4,01 tỷ USD là doanh thu từ thị trường nội địa. Con số này đã được tính vào tổng doanh thu 7,3 tỷ USD từ quảng cáo trực tuyến trong quý 1 của toàn nước Mỹ

Có nhiều nguyên nhân giải thích cho doanh thu quảng cáo khổng lồ của Google. Những số liệu từ IAB cho thấy, dòng tiền có xu hướng chảy mạnh sang lĩnh vực truyền thông số

Tuy nhiên, quan sát tại các công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến như LinkedIn, ValueClick, FriendFinder và Pandora thì không có bất kì dòng tiền lớn nào đổ vào

Điều này chứng tỏ tất cả dòng tiền khổng lồ đó đã chảy vào túi Google. Biểu đồ dưới đây thể hiện doanh thu quảng cáo gần đây của Google, số liệu từ biểu đồ khá tương đồng với số liệu của IAB

google-chart.jpg

Hiện nay, cả Facebook cũng đang cố gắng để cạnh tranh với Google

Facebook hiện chỉ chiếm 8,8% trên thị truờng quảng cáo hiển thị (display advertising), tương đương 238 triệu USD trong quý 4 năm 2010 (theo báo cáo của IDC)

Trong khi đó, Google chiếm 14,7%, tương đương 396 triệu USD. Nguyên nhân là vì phương thức quảng cáo hiển thị - gồm các dạng banner hay cột – đã bị thu hẹp bởi phương thức quảng cáo qua công cụ tìm kiếm (search advertising), mảng không thuộc hoạt động của Facebook.

Mặc dù Google sẽ tiếp tục chiếm thị phần áp đảo và các công ty khác sẽ cạnh tranh nhau để giành thị phần còn lại, thì liệu mức tăng truởng 23% sẽ tiếp tục hay không ?

Câu trả lời đó là : Có thể. Sự tăng trưởng ở đây không có nghĩa là toàn bộ nền kinh tế cùng tăng truởng. Mà bởi vì dòng tiền quảng cáo đang dịch chuyển từ các phương tiện truyền thông truyền thống như ti vi, đài, báo… sang truyền thông số. Đó là xu thế tất yếu sẽ tiếp tục trong tương lai mà không phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Có thể thấy dựa trên biểu đồ của IAB, doanh thu của quảng cáo trực tuyến mặc dù bị ảnh hưởng bởi sự kiện 11/9 và những tác động gần đây, nhưng vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng trong dài hạn

Chi phí dành cho quảng cáo trên toàn cầu hàng năm là hơn 400 tỷ USD. Nếu ta ước lượng rằng 54% doanh thu quảng cáo tại Mỹ thuộc về Google, thì dựa vào doanh thu quý 1 của Google 8,58 tỷ USD nhân lên 4 lần ta tính được tổng chi phí quảng cáo trực tuyến trên toàn cầu là khoảng 63,6 tỷ USD mỗi năm, tương đương 16% tổng chi phí dành cho quảng cáo trên toàn cầu

Quảng cáo hiển thị (cũng như Google) đang còn rất nhiều tiềm năng để phát triển mạnh trong tương lai

Dù sao đây cũng chỉ là tính toán lý thuyết, con số thực tế có thể lớn hơn rất nhiều lần. Đó cũng không phải vấn đề. Vấn đề ở đây là dù có xét thế nào đi chăng nữa thì Google hiện vẫn đang chiếm lĩnh thị phần khổng lồ trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Các công ty khác buộc phải cạnh tranh để giành thị phần ít ỏi còn lại

Một số nhà kinh tế vĩ mô nghiên cứu về quảng cáo trực tuyến cho rằng mặc dù Google vẫn chiếm áp đảo, nhưng những trang web quảng cáo trực tuyến khác như LinkedIn vẫn còn rất nhiều cơ hội để phát triển

Một lần nữa, nếu chúng ta phân tích báo cáo thu nhập của Linkedln, Pandora, Friendfinder và các công ty khác, thì sẽ thấy một thực trạng là cho dù các công ty này có tăng doanh thu, thì họ đều phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ. Doanh thu quảng cáo thường không tự nhiên mà có, các công ty này sẽ phải trả phí cho bên thứ ba (cụ thể là các công ty cung cấp công cụ tìm kiếm) để hướng người dùng đến với các quảng cáo được hiển thị ở trang của mình. Và chúng ta không ngạc nhiên khi công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên mạng chính là Google
 
Người giàu nhất nước Nhật muốn xây hàng loạt nhà máy điện mặt trời​


Vị tỷ phú Nhật gốc Hàn rất ủng hộ năng lượng tái sinh sau khi thảm họa động đất, sóng thần Nhật buộc hơn 50.000 hộ gia đình phải di tản, gây ô nhiễm nguồn nước và thực phẩm

Con đường trở thành người giàu nhất nước Nhật của Masayoshi Son
Ông Masayoshi Son, tỷ phú có tài sản lớn nhất Nhật, đang đặt kế hoạch thay đổi nhà máy điện của Nhật sau khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất trong 25 năm

Ông có kế hoạch xây dựng nhà máy điện mặt trời để sản xuất điện với hỗ trợ từ khoảng ít nhất 33/47 quận tại Nhật

Để đổi lại, ông đang yêu cầu được tiếp cận với hệ thống truyền tải hiện thuộc sở hữu của 10 công ty và thỏa thuận mua điện do nhà máy của ông sản xuất ra

Hiện nay, tại khu vực Đông Bắc của Nhật, phóng xạ tiếp tục rò rỉ

Thủ tướng Nhật Naoto Kan cho biết ông sẽ xem xét lại mục tiêu năng lượng hạt nhân cung cấp 50% lượng điện của nước này, con số trước đó là 30%. Năng lượng tái sinh hiện cung cấp 10% điện cho Nhật. Tỷ phú giàu nhất Nhật đặt mục tiêu đến năm 2020 nâng được gấp 3 lần con số này

Trong bài phát biểu trước ủy ban của chính phủ Nhật vào ngày đầu tuần, ông nói: “Vấn đề ở chỗ Nhật sẽ tồn tại như thế nào sau khi giảm năng lượng hạt nhân. Cần có khung hành động cụ thể để giúp các doanh nghiệp muốn tham gia vào cung cấp điện hoạt động hiệu quả và thuận lợi”

Vị tỷ phú Nhật gốc Hàn này đã rất ủng hộ năng lượng tái sinh sau khi thảm họa động đất, sóng thần Nhật đã buộc khoảng hơn 50.000 hộ gia đình phải di tản và làm ô nhiễm nguồn nước và thực phẩm

Công ty điện Tokyo, công ty đang quản lý nhà máy điện Fukushima Daiichi, hiện đang vẫn tiếp tục cố gắng kiềm chế khủng hoảng hạt nhân

Sau buổi họp với Thủ tướng và ban làm việc của chính phủ Nhật, tỷ phú Son đã thông báo về kế hoạch sản xuất điện. Ông yêu cầu các bên quản lý đất đai dành ra khoảng 540 nghìn hecta đất nông nghiệp hiện không được sử dụng để xây nhà máy năng lượng mặt trời
 
Nhân viên Facebook muốn bán tháo cổ phiếu

Các cổ đông của Facebook, trong đó có nhiều nhân viên Công ty và các nhà đầu tư khác, đang muốn bán tháo một lượng cổ phiếu trị giá cả tỷ USD vì e ngại giá trị thị trường của mạng xã hội này đã vượt quá so với giá trị thực của nó

Nhóm các cổ đông của mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook đang muốn nhanh chóng bán ra thị trường thứ cấp các cổ phiếu của Công ty mà họ nắm giữ với tổng trị giá lên tới 1 tỷ đô la Mỹ (1 tỷ USD, ~20.410 tỷ đồng). Hãng tin Reuter dẫn nguồn tin tin cậy cho biết như vậy

Trong thỏa thuận 1 tỷ USD nói trên - một trong những thỏa thuận mua bán lớn nhất trong lịch sử mạng xã hội - tổng giá trị của mạng xã hội Facebook được xác định là 70 tỷ USD (~1.428.571 tỷ đồng). Thoạt đầu, nhóm cổ đông định bán cổ phiếu của mình trên cơ sở xác định giá trị của mạng xã hội này là 90 tỷ USD (~1.836.735 tỷ đồng), nhiều hơn so với giá trị của các nhà khổng lồ Time Warner và News Corp gộp lại. Tuy nhiên, dưới sức ép của người mua, thỏa thuận đã phải giảm mức giá trị mong đợi xuống còn 70 tỷ USD

Theo các nguồn tin, hợp đồng "tỷ đô" bao gồm việc bán các cổ phiều của nhân viên Facebook hiện đang chờ ban lãnh đạo Facebook (bao gồm của cả CEO Mark Zuckerberg và Giám đốc tài chính David Ebersman) phê chuẩn. Tuy nhiên, các đại diện Facebook từ chối bình luận chính thức thông tin về vụ việc này

Các nhà phân tích cho biết, mức tăng trưởng khổng lồ của giá cổ phiếu của Facebook khiến nhiều nhà đầu tư vào Công ty từ thuở đầu và những nhân viên đang nắm giữ cổ phiếu của Công ty sợ rằng mức tăng trưởng thực của mạng xã hội này đang không theo kịp đà gia tăng giá trị thị trường của nó

"Với mức định giá như hiện tại, thực sự rất khó biện hộ cho việc đầu tư vào Facebook. Thật khó để hình dung trong vài năm tới, Facebook có thể trở thành công ty trị giá 270 tỷ USD", Sumeet Jain, đối tác ở Công ty đầu tư mạo hiểm CMEA Capital trước đây từng có ý định mua cổ phiếu của Facebook nhưng đã từ bỏ ý định đó nói

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm đến các ngân hàng đầu tư và các nhà kinh doanh giàu có bất chấp mọi thứ, cốt sao có được ít nhất một "gói nhỏ" cổ phiếu của Facebook trước khi công ty này phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) - việc đã được dự tính vào năm tới

Trong khi đó, nhiều chuyên gia lên tiếng rằng giá trị thị trường của Facebook trong thời gian qua đã tăng quá mạnh và thậm chí đã không còn khớp với giá trị thực của Facebook nữa. Một nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng nói với Reuters rằng trong tháng này, ông đã xem xét khả năng mua cổ phần của Facebook, tuy nhiên đã từ bỏ ý định vì giá quá cao

Còn một nhà đầu tư lớn nữa cũng tuyên bố từ bỏ ý định hợp đồng mua cổ phiếu Facebook vì bị đề nghị mua trên cơ sở mức định giá Facebook là 90 tỷ USD. "Giá cổ phiếu trên thị trường thứ cấp đã tới mức cực đại. Tôi không muốn mua thứ mà tôi không thể bán lại ngay cho dù là với cùng một giá", ông nói
 
News Corp "bán tháo" MySpace giá 35 triệu USD​

- MySpace, mạng xã hội từng đứng trên ngôi cao nhất đã bị công ty chủ quản là News Corp bán "đại hạ giá" 35 triệu USD cho hãng quảng cáo Specific Media

505223.png

MySpace bị bán "đại hạ giá" hơn 150 lần so với mức giá ban đầu News Corp bỏ ra để mua mạng xã hội này​

Ra đời vào tháng 8-2003, MySpace đã tiến lên ngôi vị số một trên thị trường mạng xã hội vào năm 2005, đè bẹp đối thủ Friendster còn Facebook khi ấy chỉ là một "bé hạt tiêu" chưa được biết đến. "Người khổng lồ" trong lĩnh vực truyền thông đã không ngần ngại móc hầu bao và chi hậu hĩ cho Intermix Media đến 580 triệu USD để có được MySpace. Tính đến thời điểm tháng 8-2006, 3 năm sau khi thành lập, MySpace đã có được 100 triệu thành viên đăng ký sử dụng

Thời cuộc đổi thay, sự lớn mạnh nhanh chóng của Facebook và sự ì ạch chậm cải tiến của MySpace đã dẫn đến cột mốc tháng 4-2008, "ốc tiêu" Facebook chính thức vượt MySpace về lượng truy cập, điều không tưởng đã thành sự thật. Mặc dù khoảng thời gian vài năm trở lại đây, News Corp đã làm nhiều cách để đổi mới MySpace nhằm thu hút và giữ chân người dùng nhưng đều không đạt được kết quả như ý muốn

Giấc mơ "con gà đẻ trứng vàng" đã không thành hiện thực. MySpace phải cắt giảm 500 nhân sự vào đầu năm nay và liên tục các đợt cắt giảm đã làm hao hụt đi nhân tài cho các chiến dịch phát triển nhằm khôi phục vị thế trước Facebook

Việc bán MySpace vội vã trước khi kết thúc năm tài chính sẽ là một thiệt hại lớn cho News Corp. Mức giá mà News Corp gợi ý là 100 triệu USD nhưng mức giá thực để bán đi chỉ là 35 triệu USD kèm theo thỏa thuận News Corp tiếp tục nắm giữ một ít cổ phần của MySpace, không quá 5%

Specific Advertising tham gia thương vụ đấu giá MySpace khá trễ, chỉ một tháng trở lại đây

Được sáng lập vào năm 1999, Specific Advertising cung cấp dịch vụ trợ giúp các nhà quảng cáo mua các sản phẩm quảng cáo trực tuyến thông qua các thiết bị di động hay TV. Hãng này cũng thu thập thông tin và dữ liệu người dùng để tạo ra các quảng cáo theo nhu cầu. Tháng 5-2011, Specific Advertising đã nắm gần 79% người dùng internet tại Mỹ

Thương vụ mua lại MySpace thực chất là để chạm tay tới cơ sở dữ liệu người dùng từ mạng xã hội này để Specific Advertising có thể tạo ra một nền tảng truyền thông mới như cho phép người dùng chia sẻ thông tin quảng cáo mà họ yêu thích đến bạn bè

Hiện chưa rõ số phận của MySpace ra sao nhưng một đợt sa thải 400 nhân viên MySpace bao gồm cả CEO Mike Jones và ban điều hành sẽ diễn ra sau khi kết thúc việc ký kết. Nhiều chuyên gia dự đoán một lượng lớn người dùng MySpace cũng sẽ rời bỏ mạng xã hội này để chuyển sang sử dụng các đối thủ MySpace như Facebook hoặc ngôi nhà mới Google+ vừa ra mắt. Đơn giản là vì họ không muốn trở thành mục tiêu của quảng cáo và tất cả những thông tin cá nhân, các cập nhật chia sẻ sẽ bị thu thập cho mục đích quảng cáo
 
Ron Conway: “Bố già” của Silicon Valley​

bogiasilicon.jpg

Michael Arrington (trái) và Ron Conway (phải)​

Trong những tên tuổi đình đám giới công nghệ, nhà đầu tư Ron Conway được coi là người quyền lực nhất thung lũng Silicon. Chuyện của ông được xem như một huyền thoại

Quyền lực của Ron Conway được gây dựng từ các mặt tích cực và tiêu cực, ông đón nhận cả sự khen ngợi, kính trọng đồng thời là sự chỉ trích và nỗi sợ hãi của mọi người. Từ năm 2005 tới nay, quỹ SV Angel của Conway đã đầu tư cho ít nhất 228 công ty

Ron Conway là một nhà đầu tư “angle”. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những cá nhân giàu có, có khả năng cấp vốn cho một doanh nghiệp mới thành lập, đổi lại, họ sẽ có quyền sở hữu một phần công ty. Khác với các nhà đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư này thường đầu tư bằng chính tiền của mình

Phương pháp đầu tư của Conway có vẻ kì lạ nhưng lại đem về lợi nhuận cho Conway và các doanh nghiệp tại thung lũng Silicon. Ngoài ra, cách đầu tư này còn giúp Conway tạo lập mối quan hệ với những nhân vật quyền lực ở Silicon trong khi ông cũng là một trong những nhân vật được kiêng nể nhất tại thung lũng này

“Bố già” của thung lũng Silicon

Conway quá quyền thế và đáng sợ đến nỗi ít người được phỏng vấn về ông dám phát ngôn công khai. Hầu hết họ đều sợ bị Conway trả đũa và lật đổ

Hoạt động đầu tư “angle” của Ron Conway được miêu tả gần giống như hoạt động từ thiện. Ông nói rằng mình đầu tư vì sự phát triển của các doanh nghiệp chứ không phải để kiếm tiền

Năm ngoái, khi một nhóm các nhà đầu tư “angle” thông đồng để ra giá thấp, Conway đã gửi email khiển trách những các nhà đầu tư này. Email tràn đầy nhiệt huyết của ông có đoạn viết “tôi đầu tư vì tấm lòng đối với các doanh nghiệp, tôi thực sự muốn nhìn họ trải nghiệm và thành công. Theo tôi thấy, động cơ đầu tư của các ngài chỉ là nhằm mưu lợi cá nhân, để thể hiện cái tôi và kiếm tiền. Động cơ và giá trị của tôi khác các ngài nhiều”

Chân dung của Conway nổi bật lên như một người đàn ông đáng sợ. Quyền lực của ông quá lớn đến nỗi những người ở ngoài thung lũng Silicon khó tưởng tưởng được, còn những người trong cuộc lại cảm thấy bất an. Giống nhiều nhân vật quyền thế khác, sức ảnh hưởng của Conway là sự kết hợp của cả những yếu tố tích cực và tiêu cực. Nhiều người ở Silicon cần sự giúp đỡ của Conway. Và cũng nhiều người quá sợ hãi và không dám qua mặt ông

Hãy nghe chia sẻ của một số nhân vật nổi tiếng về Conway

Đe dọa

Trước khi rời khỏi Twitter, Alex Payne quyết định bán cổ phần tại Twitter. Cổ phiếu của Twitter lúc bấy giờ khá nóng trên thị trường tư nhân

Twitter đã có 500 cổ đông. Việc có quá nhiều cổ đông gây khó khăn rất lớn cho quá trình quản lý và Twitter không muốn tăng con số này lên. Để tự bảo vệ, Twitter đã ban hành bốn quỹ có “quyền ưu tiên mua” giao cho những người tin cẩn điều hành. Bốn quỹ này do nhiều người góp vốn, nhưng những người này chỉ là các nhà đầu tư, chứ không phải cổ đông của Twitter. Ron Conway điều hành một quỹ đầu tư của Twitter có tên RC Chirp

Để mua được cổ phần của Twitter không hề dễ dàng. Khi một nhân viên của Twitter muốn rút vốn, việc tranh giành mua cổ phần diễn ra rất quyết liệt

Khi Alex Payne bán cổ phần, anh đã không thông qua các kênh phân phối được Twitter chấp nhận (chính là các quỹ có “quyền ưu tiên mua” và các cổ đông công ty) mà lựa chọn thị trường thứ hai được coi là trả giá cao hơn. Sau khi Payne đã hoàn tất cả thủ tục giấy tờ và cam kết bán thì nhận được email của Conway

bogiasilicon2.jpg

Alex Payne​


Email này nói rằng Payne nên bán cho một quỹ “chính thức và có phê chuẩn” của Twitter. Đồng thời Payne nên suy nghĩ về “mối quan hệ lâu dài với Twitter và cộng đồng công nghệ”

Email của Conway là một lời khuyên hữu nghị, nhưng cũng có thể coi là một lời đe dọa. Payne rất lo ngại sẽ làm xấu đi mối quan hệ với Conway, nhưng không thể làm gì hơn khi hợp đồng đã kí kết xong

Sau khi thời báo BusinessWeek đưa tin là Conway đe dọa người khác, Conway đã đích thân xin lỗi Payne, còn Payne xoa dịu mâu thuẫn bằng cách nói rằng “chỉ là sự hiểu lầm giữa Ron và Twitter”

Trừng phạt

Dave Morin, nhà sáng lập công ty chia sẻ hình ảnh Path mà Ron Conway đầu tư vốn đã chống lại Conway và cũng phải gánh chịu hậu quả

bogiasilicon3.jpg

Dave Morin

Google đề nghị mua công ty chia sẻ hình ảnh di động Path của Morin với giá 100 triệu USD

Thỏa thuận này đáng lẽ đã đem về lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư cũng như những nhà đồng sáng lập của Path. Nhưng Morin từ chối vì muốn xây dựng công ty theo cách của riêng mình. Mặt khác, Conway lại muốn “kiếm lời nhanh chóng”. Khi Morin dứt khoát không bán Path cho Google, Conway vô cùng tức giận, đích thân đe dọa lật đổ Morin

Ngoài việc đe dọa đơn thuần, có nguồn tin cho rằng Conway còn tìm cách làm nhục Morin khi gửi thông tin chi tiết về vụ việc cho Michael Arrington của thời báo TechCrunch. Arrington từ chối bình luận về việc này

Trước khi việc xảy ra, Morin luôn coi Conway là “người thầy lớn nhất”. Sau khi mối quan hệ đổ vỡ, Morin và Conway không còn nhìn mặt nhau nữa

Đe dọa lật đổ không phải là cách duy nhất mà Ron Conway sử dụng để thể hiện quyền lực của mình ở Silicon. Ngoài ra, ông còn tận dụng mối quan hệ mật thiết với nhà sáng lập Michael Arrington của blog công nghệ TechCrunch để thực thi quyền lực của mình

Ưu ái

Nhà sáng lập Michael Arrington của TechCrunch phát biểu “Conway có vị trí quan trọng đối với tôi. Cũng như Mark Zuckerberg, Marc Andreessen, giữa chúng tôi không có mối quan hệ công việc”

Mọi người trong ngành công nghiệp công nghệ đều biết về mối quan hệ mật thiết giữa Michael Arrington và Ron Conway. Thậm chí có người còn nói rằng “Nếu bạn nhận được 10.000 USD của Ron Conway, bạn sẽ xuất hiện trên TechCrunch, và bạn sẽ có tiền vì các nhà đầu tư mạo hiểm đều đọc TechCrunch”

Không có gì là sai trái khi kết bạn với một người, nhất là một người có mối quan hệ rộng rãi như Conway. Nhưng đối với nhiều doanh nghiệp đây là điều nên ghi nhớ về sức ảnh hưởng của Conway đối với ngành công nghệ

Chiến lược “cây gậy” và “củ cà rốt”

Chiến lược đầu tư của Conway thường bị chế giễu là “vung tiền rồi cầu may”. Ông bơm những khoản tiền nhỏ vào hàng trăm các công ty mới thành lập và hi vọng “vớ” được người thành công

Đây là một cách miêu tả vui về chiến lược đầu tư, nhưng dễ gây hiểu lầm là Conway thiếu thận trọng và không nghiêm túc trong đầu tư tiền bạc

Conway có chiến lược tấn công túi tiền của ngành công nghệ. Nhà đầu tư này rót tiền vào những công ty đã được gợi ý từ những nguồn tin đáng tin cậy, và thực tế ông chỉ chọn lựa 1/25 những cơ hội được giới thiệu đó

Có câu chuyện kể rằng một doanh nhân đã “bốc hơi” cùng khoản đầu tư của Conway sau khi doanh nghiệp của người này phá sản. Giả sử như Conway đầu tư vào hàng trăm doanh nghiệp và các doanh nghiệp này đều phá sản một lúc, có phải là Conway mất hàng núi tiền không? Không hề.

Sau khi một công ty lụn bại, giám đốc công ty này đã nhận được một cú điện thoại của Conway mà người đó coi là “cú điện thoại đáng sợ nhất trong đời.” Conway nhiếc móc, chửi bới và đay nghiến “Tôi sẽ nghiền nát ông như một con kiến”

Conway đã từng được nhắc đến về những hành vi “đe dọa”. Nhưng vị giám đốc này cho biết, hành động của Conway còn tệ hơn là đe dọa. Người này coi những lời lẽ của Ron ngang những trận “hành hung”

Bất chấp những tin đồn đáng sợ về “bố già Silicon”, vẫn có những câu chuyện tích cực về những gì Conway đã làm cho các doanh nghiệp. Đã từng có một công ty đứng bên bờ vực phá sản, sự hỗ trợ về mặt tài chính của Conway đã cứu sống doanh nghiệp này, và đó không phải trường hợp duy nhất. Nhà đầu tư Jason Calacanis nhận xét: “Ron Conway là nguồn giúp đỡ đáng kinh ngạc đối với những doanh nghiệp non trẻ. Tôi không biết nói gì hơn ngoài sự kính trọng những gì ông đã làm”. Một nhà đầu tư khác đã từng chỉ trích Conway trong quá khứ nay lại nói rằng: “Tôi quý mến Ron, tôi nghĩ những gì ông làm thực sự có ý nghĩa với các doanh nghiệp”

Một doanh nhân cho biết: “Có nhiều doanh nghiệp và thậm chí là các nhà đầu tư ở Silicon nhận được “những lời đề nghị không thể chối từ” từ Ron. Nếu họ không đồng ý, Ron sẽ đe dọa cho tới khi nào họ chấp nhận thì thôi”

Sức mạnh thực sự có thể là sự kết hợp giữa “củ cà rốt” và “cây gậy” – từ sự ủng hộ và cả nỗi sợ hãi. Conway có thể đem đến cả hai, vì thế không phải điều đáng ngạc nhiên khi ông được coi là người quyền lực nhất thung lũng Silicon
 
Câu chuyện tế bào gốc của Tiến sĩ Phan Toàn Thắng​

9226_Phan-Toan-Thang.jpg

Tiến sĩ Bác sĩ Phan Toàn Thắng​

Công trình nghiên cứu tách tế bào gốc từ màng cuống rốn từng gây tiếng vang lớn trên thế giới năm 2005 là nỗ lực của một nhà khoa học gốc Việt:

Mùa hè năm 2005, nhiều tờ báo chuyên ngành y học lớn trên thế giới đưa tin: Một công ty công nghệ sinh học tại Singapore đã nghiên cứu thành công công nghệ tách tế bào gốc từ màng cuống rốn. Tác giả phát minh đó là nhà khoa học gốc Việt làm việc tại Singapore: Tiến sĩ Bác sĩ Phan Toàn Thắng. Với thành công này, Công ty CordLabs Pte Ltd (Singapore), nơi Tiến sĩ Thắng làm Giám đốc Khoa học lúc đó, đã bỏ ra 200.000 USD để đăng ký bản quyền với Cục Sở hữu Bản quyền Mỹ

Phát minh được các cường quốc công nhận

Câu chuyện về công trình của nhà khoa học này thật giản dị. Năm 1995, khi đang làm việc tại Viện Bỏng Quốc gia Việt Nam, ông được cử sang Anh thực tập nghiên cứu về công nghệ nuôi cấy tế bào da tại Đại học Oxford. Chính môi trường nghiên cứu tại Oxford đã giúp khởi đầu cho những giấc mơ làm khoa học công nghệ cao trong ông. Năm 1997, ông sang Singapore làm nghiên cứu tại Khoa Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Đa khoa Singapore. Tại đây, từ nghiên cứu tế bào da để chữa trị cho bệnh nhân bỏng, ông chuyển sang nghiên cứu tế bào giác mạc mắt

Năm 2000, công nghệ tế bào gốc phát triển rất mạnh mẽ và trở thành xu hướng mới trong nghiên cứu khoa học của thế giới. Hơn 60.000 tỉ tế bào trên mỗi cơ thể người sẽ bị chết, lão hóa, hoặc tổn thương và cần được thay thế. Việc tìm tế gốc từ tế bào trưởng thành được nhiều nhà khoa học thực hiện và không đạt chất lượng như mong muốn trong khi giá thành lại quá cao

“Phải tìm hướng đi khác, làm thế nào để vừa có tế bào gốc chất lượng nhưng giá thành không cao. Phôi thai sẽ là nguồn nghiên cứu tốt nhưng khó được chấp nhận bởi liên quan đến tính nhân đạo và tôn giáo. Cuối cùng, tôi tìm thấy nguồn mô lớn từ nhau thai”, ông Thắng tâm sự

Năm 2005, báo chí Singapore và các nước gọi Tiến sĩ Thắng là nhà khoa học đầu tiên tìm được tế bào gốc từ cuống rốn. Tuy nhiên, chính thông tin này lại khiến không ít người ngần ngại, bởi trong khoa học, để chứng minh được chủ nhân một phát minh, phải mất một thời gian dài và cả lượng tài chính lớn để được chấp nhập sở hữu bản quyền. Đặc biệt, khi nghiên cứu này được công bố bởi một nhà khoa học gốc Việt Nam, việc đăng ký càng gặp không ít khó khăn hơn. “Thói quen của nhiều người trên thế giới khi nói đến Việt Nam thường nghĩ đó là vùng đất chịu nhiều mất mát từ các cuộc chiến tranh và nay đã hòa bình thì họ biết thêm “thương hiệu” nhân công giá rẻ”, ông Thắng bộc bạch

Đăng ký sở hữu trí tuệ ở Mỹ đầu tiên vào năm 2004, đến nay, kết quả nghiên cứu đã được đăng ký tại nhiều quốc gia như: Anh, Nga, Úc. Hiện nay, dự án đang ở giai đoạn phản biện cuối cùng tại một số nước châu Âu, Mỹ và Nhật. “Các cường quốc công nhận phát minh của tôi. Và tại các nước đó, việc đăng ký bản quyền không gặp khó khăn”, ông nói

Chi phí đăng ký bản quyền đến nay đã lên đến gần 300.000 USD. Ngoài ra, tác giả còn liên tục đầu tư vào nghiên cứu để có những bằng chứng khoa học, chứng minh cho hiệu quả của công nghệ trên các ứng dụng khác nhau. “Nếu thương mại hóa thành công, con số thật sự quá nhỏ so với thị trường rất lớn đang có nhu cầu sử dụng công nghệ tế bào gốc”, ông Thắng nói thêm. Theo ông, công nghệ tế bào gốc không chỉ được sử dụng cho các sản phẩm làm đẹp, chống lão hóa, mà còn được ứng dụng để sản xuất thuốc điều trị tổn thương gan, tim, mắt…

Từ thành công này, năm 2009, Chính phủ Singapore đã phê duyệt 20 triệu đô la Singapore để xây dựng dự án nghiên cứu, bào chế thuốc từ tế bào gốc theo công nghệ y sinh do ông Thắng làm chủ nhiệm. Dự án kéo dài 5 năm, từ 2009-2014, được hợp tác với Viện Khoa học Công nghệ Israel

Nhà khoa học làm doanh nhân


Mục đích cuối cùng của công trình, theo ông Thắng là phải tạo ra sản phẩm có chất lượng và không quá đắt tiền

Để việc thương mại hóa một nghiên cứu khoa học thành công, ông Thắng lập CellResearch Corp vào năm 2004. Công ty này có nhiệm vụ giao dịch với mọi đối tác muốn chuyển giao công nghệ tế bào gốc từ màng cuống rốn để làm thương mại. Ứng dụng lớn nhất của công nghệ này phải được sử dụng để chữa trị các bệnh nan y

Theo nhà khoa học và cũng là doanh nhân này, để thương mại hóa thành công, cần tiến hành theo 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu là lưu trữ tế bào gốc từ cuống rốn và CellResearch Corp cung cấp dịch vụ này cho nhiều công ty tại Ấn Độ, Hồng Kông, Đài Loan, Úc, Mỹ để sản xuất mỹ phẩm dưỡng da. “Đây cũng là thị trường hấp dẫn nhất cho các nhà kinh doanh. Tuy nhiên, đây là công nghệ đang “nóng” bởi sản phẩm được làm từ tế bào gốc thường rất được ưa chuộng. Nên xét về mặt kinh doanh, sẽ có không ít cạnh tranh trên thương trường”, ông nói

Giai đoạn thứ 2 là thực hiện các nghiên cứu ngắn, tạo nên sản phẩm tăng chức năng chuyển hóa trong cơ thể

Giai đoạn thứ 3 là ứng dụng công nghệ tế bào gốc để chưa trị các bệnh tổn thương về não, gan, tim, tụy... Đây chính là giai đoạn quan trọng và lâu dài nhất. Đây cũng là mục tiêu nhà khoa học này muốn thực hiện tại Việt Nam và các nước trong khu vực trước khi đưa ra thế giới

Tại Việt Nam, do nhiều lợi thế ở sân nhà, nên chi phí chuyển giao công nghệ tế bào gốc cho các công ty trong nước chỉ khoảng 1/3 so với các nước khác. Đối với các công ty ứng dụng làm mỹ phẩm dưỡng da, thông thường nhà chuyển giao công nghệ có thể thu từ 10-15% trên mỗi sản phẩm bán ra

Ông Thắng cũng hài lòng với kết quả thương mại hóa công trình nghiên cứu qua việc chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm làm đẹp, chống lão hóa cho Công ty FNC (thuộc Tập đoàn FPT) sản xuất và tiêu thụ trong nước. Sản phẩm dưỡng da JuviSkincare được bán tại Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2008 đạt doanh thu 500 triệu đồng; đến năm 2009 thu được 10 tỉ đồng và năm 2010 xấp xỉ 58 tỉ đồng. Kế hoạch 2011, theo ông Thắng, vào khoảng hơn 100 tỉ đồng. Ông cho rằng, tốc độ tăng trưởng của sản phẩm này khoảng 100% mỗi năm
 
Google và Facebook chạy đua “lobby” ở mức kỷ lục​

facebook-money-1.jpg

Cả Google và Facebook đang bỏ ra những khoản tiền kỷ lục trong lịch sử của các công ty này cho các hoạt động “lobby” (vận động hành lang)

Đã một quý trôi qua kể từ khi Facebook đưa ra lời thanh minh với Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) về nỗ lực đảm bảo tính riêng tư, và một tháng kể từ khi Google xác nhận họ là mục tiêu trong một cuộc điều tra chống độc quyền của FTC. Giờ đây, dường như 2 "đại gia" công nghệ này đang vung tiền ra nhiều hơn để gây tác động với Washington

Một tài liệu được tiết lộ hôm 21/7/2011 cho biết, Google đã tăng ngân sách cho hoạt động lobby từ 1,48 triệu USD trong quý 1 lên đến 2,06 triệu USD trong quý 2. Đây là lần đầu tiên công ty này chịu chi cho lobby với số tiền nhiều hơn cả Microsoft

Trong khi đó, Facebook cũng tăng khoản chi này từ 230.000 USD (quý 1), lên thành 320.000 USD (quý 2). Trước đó, ngân sách cao nhất mà mạng xã hội này dành cho hoạt động lobby chưa bao giờ vượt quá con số 130.000

Thực ra, đó không phải là điều bất thường với một công ty lớn khi chấp nhận chi ra hàng trăm ngàn USD cho các hoạt động lobby mỗi quý. Gần đây nhất, các công ty như Sony, Tyson và cả Walmart cũng bỏ ra không ít tiền cho mục đích này (Sony dành ra 490.000 USD, Tyson dành ra 600.170, và Walmart là 1,49 triệu USD). Thậm chí, hãng General Electric còn chi ra số tiền lên đến 6,8 triệu USD

Tuy nhiên, trong lịch sử của mình, cả Google và Facebook hiếm khi chấp nhận bỏ ra khoản chi được mô tả tăng theo một biểu đồ dựng đứng như thế này

Hai công ty khổng lồ đang cố gắng giải quyết những rắc rối gặp phải

Google đang phải đối mặt với các quy định về quảng cáo trực tuyến, các vấn đề về riêng tư, nhập cư, tính cạnh tranh và tính mở của dịch vụ trực tuyến, điện toán đám mây

Còn Facebook, ít vấn đề hơn, cũng phải giải quyết rắc rối với các quy định quốc tế của các công ty phần mềm, vấn đề bị một số chính phủ hạn chế truy cập, các luật về quyền riêng tư và các nhóm hành động bảo vệ sự riêng tư của trẻ em trên mạng
 
Những lĩnh vực kinh doanh của tương lai​

- Cách mạng khoa học kỹ thuật đang tiến như vũ bão và công nghệ mới sẽ làm thay đổi bộ mặt thế giới, tạo ra những lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn trong tương lai

dientoandammay.jpg

Điện toán đám mây​

Thế giới sẽ ra sao, sau 10 năm nữa ? Đó là câu hỏi mà nhiều nhà khoa học và xã hội đặt ra

Trao đổi với giới báo chí ngày 22/7, Davis Evans - giám đốc dự án thương mại Cisco - cho biết 9 công nghệ mới sau đây sẽ làm thay đổi bộ mặt thế giới cũng như nhận thức của con người. Đây cũng là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư trên thế giới lựa chọn đưa ra chiến lược kinh doanh. Theo ông, những công nghệ này bao gồm:

1. Người máy có chức năng gần như con người

Ông Evans cho rằng kỹ thuật sản xuất người máy hiện đang tiến triển rất nhanh. Người máy đã nhận biết được âm thanh, tới đây nhận biết được chữ viết để chuyển hóa thành tiếng nói. Đến năm 2020, người máy có nhiều chức năng vượt trội so với con người. Hãng IBM hiện đang nghiên cứu sản xuất ra người máy “Watson” có bộ não như con người. Đến năm 2025, số lượng người máy sẽ nhiều hơn dân số ở các nước phát triển. Đến năm 2035, người máy “Watson” của IBM có thể hoàn toàn thay thế con người làm công việc nặng nhọc và trong môi trường khắc nghiệt. Hơn nữa nó còn có thể trả lời con người người hỏi bằng ngôn ngữ của chính họ. Người máy còn trở thành y tá, hộ lý gia đình chăm sóc người bệnh. Đầu tư vào lĩnh vực người máy có tương lai rất sáng sủa

2. Điện toán đám mây

Dự đoán tới năm 2020 có tới 1/3 cơ sở dữ liệu được chứa trong những đám mây điện toán và thu nhập từ dịch vụ này hàng năm tăng thêm 20%. Tới năm 2014, các hãng IT sẽ chi tới 1.000 tỉ USD đầu tư vào xây dựng cơ sở dữ liệu trên các đám mây. Ông Evans cho biết kỹ thuật lưu trữ số liệu điện toán đám mây rất tiên tiến, giúp con người giao lưu trao đổi với nhau cũng như thu thập số liệu cần thiết rất nhanh với độ tin cậy cao. Phương thức trao đổi qua mạng Internet của con người sẽ có cuộc cách mạng lớn, những máy điện thoại di động thông minh Android, Google đang được thiết kế để trao đổi qua điện toán đám mây. Nhiều hãng IT, điện thoại di động bắt đầu đầu tư khoản tiền lớn vào thiết kế theo hướng này

3. Internet lượng tử

Kể từ khi ra đời năm 1990 tới nay, Internet đã tăng trưởng gấp 170.000 lần. Mười năm tới, tốc độ mạng Internet gia đình sẽ gấp 3 triệu lần hiện nay, trong đó phần lớn là mạng 40G hay 100G chứ không phải 3G như hiện nay. Mạng Internet lượng tử có thể ra đời trong thời gian vài chục năm nữa. Đây sẽ là cuộc cách mạng lớn về kỹ thuật mạng đòi hỏi các nhà đầu tư tham gia

Hiện nay số lượng và thiết bị liên quan tới Internet phục vụ cho con người đã nhiều hơn cả dân số thế giới. Protocol Ipv6 của Internet tới đây dường như có thể kết nối vô hạn. Tới năm 2020, số lượng kết nối Internet loại này tới 50 tỉ thiết bị, tức mỗi người trên trái đất có tới 6 thiết bị kết nối mạng. Hiện nay mỗi hộ gia đình ở các nước phát triển có từ 3 thiết bị kết nối mạng trở lên, như máy tính cá nhân (PC), điện thoại di động thông minh, PC, TIVI màn hình phẳng nối mạng...

Thời gian tới, các nước còn cho ra đời “mạng cảm xúc” dựa trên tiêu chuẩn Zigbee, 6LoWPAN và Z-wave, trong đó Zigbee có thể gắn kết vào các đồ điện gia dụng thông minh trong nhà, 6LoWPAN có thể gắn kết với hệ thống theo dõi khí hậu, còn Z-wave là thiết bị gắn kết với dịch vụ tự động hóa thông minh trong gia đình. Với những thiết bị này, các máy móc dụng cụ thông minh trong gia đình giống như “người có cảm xúc” hiểu được ý định của con người để phục vụ theo ý muốn. Hiện nay Công ty sáng chế Hà Lan đã sản xuất được thiết bị này có tên “Sparked” để giám sát đàn gia súc ở các trang trại

4. Sản xuất điện từ năng lượng mặt trời

Cùng với sự phát triển về dân số, trong vòng 20 năm tới, mỗi năm sẽ lại mọc lên một thành phố có dân số 1 triệu người. Việc cung cấp điện trở thành vấn đề lớn. Khi đó kỹ thuật năng lượng mặt trời sẽ có tiến bộ rất lớn, đủ để cung cấp điện cho các thành phố. Để giải bài toán cấp điện ở các nước, thế giới cần xây dựng thêm 25 nhà máy điện siêu cấp năng lượng mặt trời, với diện tích mỗi nhà máy tới 93 km2. Thời gian xây dựng mỗi nhà máy điện kéo dài trong 3 năm. Đây cũng là lĩnh vực rất hấp dẫn các nhà đầu tư thời gian qua và trong thời gian tới

5. Kỹ thuật in 3D

Kỹ thuật in 3D cho phép con người thiết kế và in ra rất nhanh bất kỳ sản phẩm nào và tiết kiệm thời gian. Trong tương lai, kỹ thuật này có thể được áp dụng rộng rãi để thiết kế và sản xuất các loại sản phẩm mới và được ứng dụng vào y học: có thể lập tức in ra các cơ quan, bộ phận cơ thể con người, từ đó có thể chữa trị các căn bệnh hiểm nghèo. Lĩnh vực này đòi hỏi vốn đầu tư không cao lắm, nhưng có tương lai phát triển mạnh mẽ

6. Trang thiết bị, dụng cụ y tế tiên tiến

Nhờ có các máy tính thông minh, nên kỹ thuật y học cũng có bước tiến vượt bậc. Nhiều thiết bị nhân tạo đã thay thế các cơ quan cơ thể con người. Những bộ não nhân tạo ra đời có thể làm cho người bị tổn thương cột sống trở lại hoạt động bình thường. Hãng Intel đã sản xuất được phần mềm theo dõi hoạt động bộ não con người, tìm hiểu con người đang suy nghĩ gì, từ đó phán đoán hành động tiếp theo của con người. Đây là lĩnh vực đã có nhiều công ty bắt đầu nghiên cứu đầu tư

7. Con người tự mình đưa ra lộ trình tiến hóa

Đó là đánh giá của nhà khoa học Stephen Horpkin khi nghiên cứu những thiết bị để con người tự nâng cao bản thân mình. Những phát hiện y học mới đây làm chúng ta kinh ngạc, như tháng 7/2009 Viện nghiên cứu con người của Tây Ban Nha đã phát hiện ra loại vật chất “ghi nhớ sự vật vừa nhìn thấy”. Tiếp đó, tháng 10/2009 các nhà khoa học Italia và Thụy Điển chế tạo ra bàn tay đầu tiên trên thế giới “có cảm giác như con người”. Tháng 3/2010, kỹ thuật cấy võng mạc đã giúp người mù khôi phục thị lực. Tháng 6/2011 Viện nghiên cứu y học bang Texas đã nghiên cứu và sản xuất ra quả tim vận chuyển tuần hoàn máu không cần các động mạch, nên không bị tắc động mạch hoặc bị sơ vữa động mạch

Nhà khoa học viễn tưởng Virginia Cruz từng có ý nghĩ táo bạo “Tới lúc nào đó con người và máy móc trên thế giới hòa thành một, biến dạng thành một loại người mới nửa người nửa máy móc”. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện nay, ý nghĩ táo bạo của ông có thể trở thành hiện thực ngay trong nửa đầu của thế kỷ 21
 
Khác biệt để thành công​

tieudiemkhacbiet-1.jpg

Trở về Việt Nam với nguyện vọng tham gia xây dựng những giá trị mới cho cộng đồng, ông Dung Tấn Trung, Việt kiều Mỹ bắt tay vào xây dựng công ty cổ phần hỗ trợ dịch vụ thanh toán Việt phú, với thương hiệu MobiVi’ cho ví điện tử và các giải pháp thanh toán thương mại điện tử(TMĐT)

Sau 4 năm, MobiVi’ đang dần chiếm thị phần bởi hướng đi khác biệt - các giải pháp cho cộng đồng. Ông Trung đã có cuộc trò chuyện với DNSG cuối tháng, chia sẻ về định hướng, sự phát triển và chiến lược của MobiVi’

Điều ấn tượng nhất đối với tôi khi bắt đầu phát triển MobiVi’ là nguồn năng lượng dồi dào của một nền kinh tế sôi động, và một thị trường của người tiêu dùng trẻ với tỷ lệ tiếp cận internet và điện thoại cao trên thế giới

Thị trường Việt Nam lại có thêm thuận lợi là sự ủng hộ về đường lối, chủ trương chính sách của Chính phủ đối với việc phát triển các giải pháp thanh toán phi tiền mặt

Đây là điều kiện cần cho sự phát triển của TMĐT và các giải pháp thanh toán trực tuyến. Vì có được “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” như thế, không chỉ riêng MobiVi’, mà nhiều công ty khác đã giới thiệu nhiều giải pháp và dịch vụ ví điện tử và TMĐT vào thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây

* Những giải pháp và dịch vụ đó là gì, thưa ông ?

- Tại Việt Nam đồng thời xuất hiện nhiều giải pháp thanh toán hỗ trợ TMĐT: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước, tiền điện tử, ví điện tử... Mỗi hình thức có ưu, nhược điểm riêng, phục vụ cho từng loại đối tượng và từng phân khúc thị trường riêng

Ví dụ: thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ thường phổ biến hơn với nhân viên văn phòng có thu nhập khá và nguồn thu nhập tương đối ổn định. Trong khi đó, thẻ trả trước, tiền điện tử và ví điện tử phù hợp hơn với đối tượng có thu nhập thấp hoặc nguồn thu nhập không ổn định, như công nhân hoặc sinh viên

Với định hướng trở thành người bạn đồng hành của cộng đồng, MobiVi’ có những sản phẩm dịch vụ và ứng dụng phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau

Với ví điện tử cá nhân, khách hàng có thể sử dụng internet hoặc tin nhắn SMS để mua hàng trực tuyến, mua thẻ điện thoại, thanh toán hóa đơn hằng tháng cho các khoản phí như điện, nước, thanh toán cước taxi...

Ví điện tử doanh nghiệp, ngoài giúp doanh nghiệp theo dõi đơn hàng, thống kê giao dịch, phân quyền quản lý giao dịch cho bộ phận liên quan, còn trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, giới thiệu sản phẩm dịch vụ

Đặc biệt nhất là Ví điện tử đại lý. MobiVi’ trao cho người yêu thích kinh doanh một cơ hội kinh doanh chân chính - làm đại lý cung cấp các sản phẩm và dịch vụ từ MobiVi’

Bên cạnh ví điện tử, chúng tôi còn xây dựng những giải pháp chuyên ngành như dịch vụ thanh toán và quản lý xe taxi (hiện đã áp dụng cho taxi Mai Linh), dịch vụ thanh toán phí kho bãi, cảng (sẽ triển khai với Tân Cảng Sài Gòn vào giữa tháng 7 này) và dịch vụ đặt vé xe khách...

* “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” như vậy, nhưng vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng TMĐT vào kinh doanh. Theo ông đâu là nguyên nhân ?

- Những yếu tố được nhắc đến như trên là các điều kiện cần để các công ty phát triển các giải pháp TMĐT. Cần có thời gian để người tiêu dùng đón nhận, sử dụng và tin tưởng các phương tiện thanh toán mới mẻ này, đặc biệt là giải pháp ví điện tử

Khác với những thị trường phát triển, phương tiện thanh toán chủ yếu cho TMĐT là thẻ tín dụng. Ở Việt Nam, chúng tôi tin rằng ví điện tử sẽ chiếm tỷ lệ quan trọng trong TMĐT trong tương lai

Hiện tại, theo chúng tôi dự đoán, tuy rằng số người sử dụng ví điện tử nói chung chỉ khoảng vài trăm ngàn, nhưng cũng đã có ngày càng nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực này. Hằng ngày, chúng tôi liên tục nhận được thư ngỏ từ các doanh nghiệp yêu cầu kết nối cổng thanh toán điện tử MobiVi’

* Để có thể tồn tại và phát triển ổn định, mỗi giải pháp, dịch vụ phải có thế mạnh riêng. MobiVi có gì khác biệt ?

Chúng tôi có một số khác biệt cơ bản. Một là, nền tảng công nghệ bảo mật hiện đại với 20 bằng sáng chế từ Mỹ của đội ngũ sáng lập viên của MobiVi’, chẳng hạn công nghệ OTP (mật mã sử dụng 1 lần) trên internet và trên điện thoại di động

Hai là, sự chú trọng đặc biệt vào mục tiêu sáng tạo những giá trị mới, thiết thực, mang lại lợi ích đồng bộ giữa ngân hàng, doanh nghiệp (đối tác), cộng đồng và cá nhân, cụ thể là giải pháp thanh toán cước taxi qua SMS, hoặc thanh toán học phí cho sinh viên đại học, mô hình kinh doanh các loại thẻ trả trước

Ba là, kết nối với cộng đồng thông qua một hệ thống đại lý lan rộng trong từng phường xã, khu phố.

Bốn là, MobiVi’ có được sự đóng góp nhiệt tình của một đội ngũ nhân sự trẻ tuổi, chuyên nghiệp, nhiều tâm huyết. Chúng tôi không coi mình là một công ty phần mềm về giải pháp thanh toán, mà xác định mình là người bạn đồng hành của doanh nghiệp, cộng đồng, doanh nghiệp, cá nhân

Hiện tại, ví điện tử MobiVi’ thu hút hơn 100.000 khách hàng đăng ký và sử dụng, trong đó có hơn 30.000 khách hàng sử dụng thường xuyên; hơn 200 website chấp nhận thanh toán bằng MobiVi’. Các khách hàng lớn của MobiVi’ là: Taxi Mai Linh, FPT, Viettel, chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động, siêu thị điện máy Topcare, chuỗi cửa hàng bán lẻ G7Mart...

* Có vẻ như MobiVi’ toàn gặp thuận lợi...

- Hẳn nhiên không, “vạn sự khởi đầu nan” mà. Những khó khăn mà MobiVi’ gặp cũng là khó khăn chung của các công ty về thanh toán trực tuyến hiện nay

Đó là thói quen của người dùng vẫn còn e ngại khi sử dụng ví điện tử. Đối với MobiVi’, để lấy được niềm tin của khách hàng, ngoài năng lực tài chính và bề dày kinh nghiệm của đội ngũ nhân sự, chúng tôi khẳng định uy tín bằng việc hợp tác với các ngân hàng lớn và các đơn vị kinh doanh hàng đầu để mang đến những tiện ích mới, có uy tín và chất lượng cho khách hàng của họ
 
Steve Jobs từ chức giám đốc Apple​

110825052556_steve_jobs_304x171_bbc_nocredit.jpg

Steve Jobs đã làm hồi sinh Apple và biến nó thành công ty hùng mạnh nhất thế giới​


Người sáng lập hãng máy tính Apple Steve Jobs đã từ chức Giám đốc điều hành của hãng công nghệ khổng lồ này và Giám đốc quản lý Tim Cook sẽ lên thay

Steve Jobs nói rằng ông không còn khả năng đáp ứng các trách nhiệm và yêu cầu công việc của một giám đốc điều hành sau khi phải phẫu thuật ghép gan vì bị chẩn đoán ung thư tụy


Nhân vật huyền thoại của thung lũng Silicon sẽ trở thành chủ tịch tập đoàn

Vị giám đốc 55 tuổi này đã nghỉ ốm từ ngày 17/1 với một điều kiện không được tiết lộ

Trong một lá thư ngắn gửi đến Hội đồng quản trị Apple, Steve Jobs viết: “Tôi đã luôn nói rằng nếu có một ngày mà tôi không thể đảm đương được những trách nhiệm và đòi hỏi của giám đốc điều hành Apple thì tôi sẽ là người đầu tiên thông báo điều này với quý vị”

"Tôi tin rằng những ngày sáng sủa nhất và sáng tạo nhất của Apple vẫn còn ở phía trước"
Steve Jobs, giám đốc điều hành Apple


“Điều không may là ngày đó đã đến. Tôi xin từ chức giám đốc điều hành của Apple”

“Tôi tin rằng những ngày sáng sủa nhất và sáng tạo nhất của Apple vẫn còn ở phía trước. Tôi mong đợi được chứng kiến và góp phần vào thành công của Apple với một vai trò mới”

Trong lá thư ngắn thông báo việc từ chức của mình, Steve Jobs không chỉ phát biểu với Hội đồng quản trị mà còn với toàn thể cộng đồng Apple – và hàng triệu người trên khắp thế giới có cảm giác rằng ông đang nói với họ

Lãnh đạo xuất chúng

Kiểu nhà lãnh đạo mạnh mẽ mà tính cách của họ định hình tất cả mọi thứ về công ty ngày nay không còn hợp thời, theo ý kiến của các chuyên gia

Tuy nhiên Steve Jobs là một điển hình hiếm hoi của một giám đốc điều hành mà tên tuổi cũng đồng nghĩa với công ty; một người cầu toàn lúc nào cũng ám ảnh với từng chi tiết và là gương mặt xuất hiện trước công chúng mỗi lần Apple ra mắt sản phẩm quan trọng trong vòng 10 năm qua.
Khó có thể tưởng tượng Apple mà không có Steve Jobs. Nhưng ông ra đi sau khi đã làm hồi sinh một doanh nghiệp ốm yếu khi ông trở lại vào cuối những năm 1990 và biến nó trở thành một trong những công ty có giá trị tài sản lớn nhất thế giới và là công ty đã làm được nhiều hơn bất cứ công ty nào khác trong việc định hình công nghệ dành cho người tiêu dùng trong những năm gần đây

“Ở Apple tôi đã có những người bạn tốt nhất trong đời, và tôi cảm ơn mọi người vì tôi đã có thể làm việc bên cạnh các bạn trong ngần ấy năm.”
Art Levinson, thành viên hội đồng quản trị Apple đã bày tỏ sự tôn kính với những đóng góp của Steve Jobs cho Apple: “Tầm nhìn và tài lãnh đạo xuất chúng của Steve đã cứu Apple và dẫn dắt nó đến vị trí công ty công nghệ có giá trị lớn nhất và tiên phong nhất như ngày nay”

Các nhà phân tích cho rằng bước đi này của Steve Jobs không phải là bất ngờ và không có tác động gì nhiều đến công việc điều hành hàng ngày của công ty

“Steve vẫn sẽ có thể đóng góp như là một giám đốc điều hành,” Colin Gillis ở công ty tài chính BGC Financial nói

“Tuy nhiên Tim Cook đã là giám đốc điều hành trên thực tế trong một thời gian và công ty đã rất thành công. Tầm nhìn và các bước đi vẫn không có gì thay đổi”

Các nhà phân tích cho rằng các khách hàng của Apple cũng không thấy gì khác biệt

“Suy cho cùng thì khách hàng không mua các sản phẩm của Apple bởi vì Steve Jobs. Họ mua vì các sản phẩm đó đáp ứng được nhu cầu của họ và chúng là những sản phẩm tốt,” Michael Gartenberg ở công ty Gartner nói

"Tầm nhìn và tài lãnh đạo xuất chúng của Steve đã cứu Apple và dẫn dắt nó đến vị trí công ty công nghệ có giá trị lớn nhất và tiên phong nhất như ngày nay"
Art Levinson, thành viên hội đồng quản trị Apple


“Khách hàng sẽ vẫn tiếp tục mua các sản phẩm của Apple,” ông nói thêm

Tuy nhiên, cổ phiếu Apple vẫn mất hơn 5% giá trị trong phiên giao dịch vào cuối ngày. Điều này có nghĩa là một số nhà đầu tư cảm thấy ít tự tin hơn với triển vọng công ty khi không có Jobs ở vai trò lãnh đạo

Nhờ vào những sản phẩm mang tính tiên phong và rất được ưa chuộng như iPod, iPhone và gần đây là iPad, Apple đã trở thành một trong những nhãn hiệu được săn lùng nhiều nhất trên thế giới

Trong quý 2 năm nay, Apple đã đạt lợi nhuận 7,3 tỷ đô la trong tổng doanh thu 28,6 tỷ đô la. Cũng trong quý này công ty đã bán được hơn 20 triệu chiếc iPhone và 9,25 triệu chiếc iPad

Mới đây Apple cũng trở thành công ty Mỹ có giá trị cao nhất khi mức vốn hóa trên thị trường chứng khoán vượt qua công ty dầu mỏ Exxon Mobil

Sản phẩm cách mạng

Steve Jobs thành lập Apple vào những năm 70 của thế kỷ trước và máy tính Macintosh của nó đã trở nên rất thông dụng trong những năm 80.
Jobs rời Apple năm 1985 sau khi có mâu thuẫn với đồng nghiệp và cho đến năm 1997 mới trở về và bắt đầu công cuộc cải tổ Apple với việc cho ra đời máy tính iMac nhiều màu sắc

Máy nghe nhạc iPod, vốn tạo nên một cuộc cách mạng trên thị trường máy nghe nhạc cá nhân mà sau đó đã xuất hiện vô số sản phẩm nhái, được tung ra thị trường vào năm 2002 và đặt nền móng cho thành công của công ty trong thập niên vừa qua

Sau đó đến lượt iPhone cũng tạo nên một cuộc cách mạng trên thị trường điện thoại thông minh, trong khi máy tính bảng iPad đã vượt qua được những nghi ngờ ban đầu và trở nên hết sức phổ biến

Nhiều phiên bản của các sản phẩm này được tung ra trong khi Steve Jobs đang nghỉ ốm, và những phiên bản khác vốn đã được lên kế hoạch trong nhiều tháng sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự ra đi của Steve Jobs, các nhà phân tích nói
 
7 nguyên tắc làm nên Steve Jobs

stevejobs.gif

Hãy sống với đam mê của mình, và giúp người khác vươn tới ước mơ của họ - đó là 2 trong số 7 nguyên tắc định hình nên con người Steve Jobs - CEO huyền thoại trong giới kinh doanh

Tin Steve Jobs từ chức CEO đã gây chút bất ngờ cho những ai chưa kịp theo dõi tình hình sức khỏe của ông. Nhưng nó cũng đánh dấu sự kết thúc của một trong những sự nghiệp gây cảm hứng nhất trong lịch sử thế giới kinh doanh. Có rất ít người trên thế giới này có thể cách mạng hóa cả một nền công nghiệp. Còn Steve Jobs, ông đã làm điều đó với vài nền công nghiệp: điện toán, viễn thông, âm nhạc và phim ảnh. Do sức ảnh hưởng sâu sắc của Steve Jobs đối với thế giới, tôi nghĩ chúng ta cũng nên tự hỏi mình xem ông đã làm điều đó như thế nào, và chúng ta có thể giải phóng “Steve Jobs” trong mỗi chúng ta bằng cách nào để thúc đẩy sự nghiệp kinh doanh của chúng ta, cũng như cả thế giới

Qua những nghiên cứu của mình trong vai trò tác giả của 2 cuốn sách viết về Steve Jobs, tôi đã phát hiện ra 7 nguyên tắc dẫn đường cho Steve Jobs và Apple đến với thành công

Dưới đây là 7 nguyên tắc cải cách của Steve Jobs được đúc kết từ một buổi hội thảo tại châu Âu

Nguyên tắc 1: Hãy làm những gì bạn thích

Steve Jobs đã dạy chúng ta rằng bạn không thể mang đến những sản phẩm mới, cách tân và thú vị trừ khi bản thân bạn thấy có cảm hứng và đam mê đối với việc thúc đẩy xã hội tiến lên phía trước. Jobs từng nói “Những người có đam mê có thể thay đổi thế giới tích cực hơn.” Ông nói, cuộc sống quá ngắn ngủi để bạn có thể thực hiện giấc mơ của kẻ khác. Và nếu bạn không tìm thấy niềm đam mê của mình, thì hãy tiếp tục tìm kiếm, chứ đừng tự hài lòng và dừng lại

Nguyên tắc 2: Hãy nhìn đến lõm cả vũ trụ

Steve Jobs tin vào uy lực của tầm nhìn. Và ông đương nhiên có một tầm nhìn lớn. Vào giữa những năm 1970 khi máy tính vẫn chỉ phát triển giới hạn trong một nhóm người chung sở thích, Steve Jobs đã tin rằng ông có thể mang máy tính đến cho mọi người sử dụng hàng ngày. Và thế là ông đã thách thức người đồng sáng lập Steve Wozniak và nhóm làm việc Apple cùng tạo ra một chiếc máy tính mà mọi người cảm thấy thoải mái khi sử dụng hàng ngày. Kết quả của việc này là sự ra đời của một chiếc máy tính đã làm thay đổi tất cả - chiếc máy tính mang tên Macintosh. Art Levinson, Chủ tịch Genentech, thay mặt ban điều hành Apple, nói: “Tầm nhìn phi thường của Steve và sự lãnh đạo của ông đã cứu Apple và đưa đường chỉ lối cho hãng tới vị trí công ty công nghệ sáng tạo nhất và giá trị nhất thế giới”

Nguyên tắc 3: Kết nối mọi thứ để khơi dậy sức sáng tạo của bạn

Steve Jobs từng nói sự sáng tạo là kết nối mọi thứ. Ý ông là mọi người với đủ các kinh nghiệm sống thường có thể nhìn thấy những điều mà người khác bỏ lỡ. Jobs thường kết nối ý tưởng từ những lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, ông học thư pháp ở trường đại học. Thư pháp không có ứng dụng thực tế nào cho cuộc sống của ông. Nhưng ông rất thích thú và đam mê lĩnh vực này. Sau này, kinh nghiệm thư pháp của ông cũng đã tìm được con đường của mình khi đến với Mac, chiếc máy tính đầu tiên với những phông chữ đẹp mắt. Sáng tạo là kết nối những điều thuộc các lĩnh vực khác nhau

Nguyên tắc 4: Nói “không” với 1000 điều

Steve Jobs rất tự hào với những gì Apple làm được, song ông cũng tự hào bởi cả những gì Apple đã lựa chọn không làm. Steve Jobs từng nói rằng cải cách đến từ việc nói “không” với 1000 thứ. Tôi tin rằng câu này ám chỉ sự đơn giản. Trong thế giới của Apple, đơn giản có nghĩa là loại bỏ những thứ rườm rà. Bất cứ thứ gì gây loạn cho trải nghiệm của người dùng đều bị loại bỏ. Đó là lý do tại sao mặt trước iPad chỉ có đúng 1 nút bấm, hay tại sao iPhone không có một bàn phím thực nào. Các sản phẩm của Apple phổ biến bởi chúng đơn giản, trang nhã và dễ dùng. Nhưng tất cả những điều đó đều được bắt đầu từ một câu hỏi của Steve Jobs: Chúng ta có thể loại bỏ những gì ?

Nguyên tắc 5: Hãy tạo ra những trải nghiệm khác biệt điên rồ

Không chỉ tạo ra nhiều cải cách sản phẩm, Steve Jobs còn cải tiến nhiều trải nghiệm dịch vụ khách hàng, và tôi cho rằng đó là một phần gia tài của ông chưa được người đời đánh giá đúng mức. Các cửa hàng bán lẻ Apple kiếm được nhiều tiền trên mỗi m2 hơn mọi cửa hàng khác kể cả những thương hiệu xa xỉ, và lúc nào cũng đông khách từ sáng đến tối. Trung bình mỗi cửa hàng tiếp đón 17.000 lượt khách mỗi tuần! Khi Steve Jobs lần đầu thiết lập quan niệm cho các cửa hàng bán lẻ Apple, ông đã nói rằng chúng cần phải khác biệt bởi thay vì chỉ bán hàng, chúng còn phải làm cho cuộc sống của khách hàng thêm phong phú. Tất cả những gì bạn trải nghiệm khi bước vào cửa hàng Apple sẽ làm phong phú thêm cuộc sống của bạn và tạo ra sự kết nối cảm xúc giữa bạn và thương hiệu Apple

Nguyên tắc 6: Làm chủ thông điệp

Bạn có thể có ý tưởng tốt nhất thế giới, nhưng nếu bạn không thể truyền đạt ý tưởng đó, bạn sẽ chẳng làm được gì. Steve Jobs là người kể chuyện doanh nghiệp giỏi nhất thế giới. Thay vì chỉ đơn giản thuyết trình như hầu hết mọi người vẫn làm, ông thông báo, ông đào tạo, ông truyền cảm hứng và ông giúp mọi người giải trí, tất cả chỉ trong một bài thuyết trình. Nếu có điều gì bạn có thể làm được ngay hôm nay để trở nên “giống Steve Jobs”, thì đó là tư duy trực quan. Có rất ít chữ xuất hiện trên mỗi trang thuyết trình của Steve Jobs. Đó là triết lý mang tên “tính siêu việt của hình ảnh”. Mọi người thường ghi nhớ thông tin tốt hơn khi chúng được trình bày dưới dạng chữ và tranh ảnh thay vì chỉ có chữ. Tôi nghĩ hiếm có ai lại không tự nhìn lại bài thuyết trình của mình sau khi đã xem Steve Jobs thuyết trình. Hãy truyền đạt ý tưởng của bạn theo cách của Steve Jobs

Nguyên tắc 7: Hãy bán ước mơ thay vì sản phẩm

Steve Jobs nắm bắt được sự tưởng tượng của chúng ta bởi ông thực sự hiểu khách hàng của mình. Năm 1997, khi Apple suýt phá sản, Steve Jobs đã nói ông sẽ giảm chủng loại sản phẩm của Apple nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cốt lõi của họ. Lúc đó, ông nói rằng “một vài người nghĩ rằng bạn thật điên khi mua một chiếc máy tính mac, nhưng trong sự điên rồ đó, chúng ta lại nhìn thấy những thiên tài, những người mà chúng ta làm ra máy tính cho họ.” Khách hàng của bạn không quan tâm đến sản phẩm của bạn. Cái họ quan tâm là chính họ, hi vọng của họ, tham vọng của họ. Steve Jobs đã dạy chúng ta rằng nếu bạn giúp khách hàng của mình đạt được ước mơ, bạn sẽ có được họ

Có một câu chuyện mà tôi nghĩ có thể tổng kết lại sự nghiệp của Steve Jobs ở Apple. Một nhà điều hành với công việc tái phát minh cửa hàng Disney đã từng gọi cho Jobs để hỏi xin lời khuyên. Lời khuyên của Steve là gì ư? Hãy mơ ước lớn hơn. Tôi nghĩ đó là lời khuyên tốt nhất mà ông gửi tới chúng ta ngày hôm nay, cũng là lời khuyên mà ông sẽ tiếp tục đưa ra cho Apple trong vai trò chủ tịch của hãng. Hãy tìm thiên tài ngay trong sự điên rồ của bạn, hãy tin tưởng chính mình, tin tưởng tầm nhìn của mình, và luôn luôn sắn sàng bảo vệ ý kiến của mình. Bởi đó là những ý kiến rất có thể sẽ thay đổi cả thế giới

Tác giả bài viết là Carmine Gallo, người đào tạo truyền thông cho nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới. Ông cũng là diễn giả nổi tiếng và là tác giả của một vài cuốn sách bán chạy nhất, trong đó có 2 cuốn viết về Steve Jobs là “Bí quyết thuyết trình của Steve Jobs” và “Bí quyết cải cách của Steve Jobs”
 
Last edited:
Amazon: Walmart của thế giới ảo

kindle.jpg

Walmart có thể mở siêu thị ở mọi góc của nước Mỹ, với Kindle Fire và “đám mây”, cửa hàng của Amazon nằm trên tay tất cả mọi người.
Hai năm sau khi chào đời năm 1995, Amazon là chủ đề của một bản báo cáo chẳng mấy thân thiện với nhan đề “Amazon.Toast” (tạm dịch: “Amazon.Nướng”. Vị “chuyên gia” đã chấp bút viết nên bảo báo cáo ấy dự đoán rằng công ty bán sách trực tuyến non nớt này sẽ sớm bị Barnes & Noble (B&N) đè bẹp. Khi ấy người khổng lồ bán lẻ sách cũng vừa khai trương website của riêng mình

Không những không bị chèn ép, Amazon mới là người đè bẹp các đối thủ khác. Chuỗi cửa hàng sách từng một thời hùng mạnh Borders vừa đóng cửa năm nay. B&N giờ như chú chuột bé nhỏ run lập cập trước người nữ chiến binh Amazon. Amazon còn là cái tên hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến. Hơi thở của Amazon thậm chí còn đang phả vào gáy Apple

Ngày 28/09, Chủ tịch Amazon Jeff Bezos giới thiệu chiếc máy tính bảng có tên gọi Kindle Fire. Sản phẩm này sẽ cạnh tranh với Nook Color của B&N và iPad của Apple. Máy tính bảng mới của Amazon có màn hình nhỏ hơn iPad và chỉ có kết nối Wifi. Có lẽ nó mới chỉ là loạt súng đầu tiên trong một cuộc đại chiến

Giống Apple, Amazon cũng có kho nội dung số khổng lồ, bao gồm sách điện tử (e-book), phim và nhạc. Và cũng giống Apple, Amazon cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu của mình trong một “đám mây” điện toán và truy xuất chúng từ gần như từ bất kỳ đâu

Nhưng xét đến yếu tố giá thì hai bên lại có khác biệt. Kindle Fire (sẽ được bày bán ở Mỹ từ giữa tháng 11) có giá chỉ 199 đôla, tức là thấp hơn nhiều so với chiếc iPad rẻ nhất (có giá 499 đôla)

B&N đáp lại bằng cách giảm giá Nook Color xuống còn 224 đôla. Sau đó Amazon còn tung ra một dòng máy đọc sách Kindle với mức giá cho loại rẻ nhất chỉ 79 đôla. “Chúng tôi đang tạo nên những sản phẩm đỉnh cao và bán chúng ở mức giá bình dân,” ông Bezos nói

“Giá rẻ làm khách vui lòng”

Quyết định cạnh tranh về giá của Amazon là một phần trong chiến lược tấn công thị trường máy tính bảng vốn vẫn đang nằm dưới sự thống trị của iPad. Công ty nghiên cứu Gartner cho rằng iPad chiếm tới ¾ trong số 64 triệu máy tính bảng bán ra trên toàn cầu năm nay. Chiến lược giá của Amazon cũng phản ánh một trong những giá trị cốt lõi của công ty: “giá rẻ làm khách vui lòng”. Amazon chính là Walmart của thế giới ảo

Giá rẻ không phải là yếu tố duy nhất làm nên thành công của Amazon. Công ty này còn vừa làm chủ công nghệ, vừa rất biết chiều lòng khách hàng. Ví dụ như gói dịch vụ “Amazon Prime” với mức phí 79 đôla/năm trong đó thời gian giao hàng được giảm chỉ còn 2 ngày cùng nhiều ưu đãi khác

Những sản phẩm ấy đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của hãng. Nhưng khả năng giảm giá của tất cả mọi thứ từ điện toán đám mây tới máy chụp ảnh mới mang lại cho Amazon một lợi thế so sánh khổng lồ

Nghiên cứu mới đây của ngân hàng đầu tư William Bair nhấn mạnh tới sự chênh lệch về giá giữa Amazon và các đối thủ khác trong ngành bán lẻ. Báo cáo trên so sánh giá của 100 mặt hàng được lựa chọn ngẫu nhiên tại một trong 24 hãng bán lẻ ở Mỹ với mức giá của cùng mặt hàng này trên Amazon.com

Nghiên cứu cho thấy một nửa số mặt hàng trên có bán tại Amazon.com, và với mức giá trung bình thấp hơn 11%. Báo cáo cũng lưu ý rằng mức chiết khấu của Amazon đôi khi còn cao hơn cả khi mua trên website của chính công ty bán lẻ

Vì là công ty trực tuyến nên Amazon không phải trả thuế theo doanh số (sales tax) ở các bang công ty không đặt văn phòng đại diện. Nhiều bang bị thâm thủng ngân sách đã sẵn sàng thông qua các đạo luật bịt lỗ hổng này (một hành động Amazon lớn tiếng phản đối)

Nhưng nghiên cứu của William Bair kết luận rằng kể cả có phải nộp thuế, Amazon vẫn có thể bán hàng với giá thấp hơn nhiều đối thủ. Quy mô khổng lồ cùng với website danh tiếng của công ty là một trong những lý do

Amazon còn có một lợi thế nữa. “Amazon không phải lo chuyện giá cả ảnh hưởng tới hệ thống cửa hàng”, GS Kirthi Kalyanam tại Viện Quản lý bán lẻ tại ĐH Santa Clara nói (vì Amazon bán hàng trên mạng, nên họ có cửa hàng nào đâu!)

Các vị thần luôn ở sau “đám mây”

Amazon Web Services (AWS) là dịch vụ cho thuê dung lượng điện toán ở trung tâm dữ liệu khổng lồ của Amazon. Dịch vụ này cũng nổi tiếng là giá cả phải chăng. Khó mà so sánh được giá cả của dịch vụ điện toán đám mây, nhưng các nhà quan sát thị trường này cho rằng AWS là một trong những nhà cung cấp dịch vụ rẻ nhất

“Tính kinh tế theo quy mô của Amazon khó có thể so bì được,” Reuven Cohen từ Enomaly, công ty điều hành chợ điện tử SpotCloud chuyên bán dung lượng điện toán đám mây thừa, cho biết

Chiến lược của Amazon phụ thuộc rất nhiều vào “đám mây” này. Phần lớn các nhà phân tích cho rằng Amazon bán lỗ các thiết bị phần cứng. Nhưng công ty hy vọng máy tính bảng giá rẻ sẽ trở nên phổ biến và nhờ đó tăng doanh số các dịch vụ nội dung dựa trên nền tảng đám mây, tương tự như hiệu ứng của Kindle với doanh số sách điện tử. Chiến lược này cũng tương tự như việc ở ngoài siêu thị Walmart được đỗ xe miễn phí

Tin tốt cho Amazon là người dùng máy tính bảng hay chi tiền mua sắm hơn là người mua hàng trực tuyến sử dụng máy tính cá nhân (PC). Điều này có thể là do người dùng máy tính bảng thường giàu hơn; cũng có thể là do những trải nghiệm tuyệt vời cùng chiếc máy tính bảng khiến người ta dễ rút ví ra hơn

Dù lý do có là gì đi chăng nữa, Amazon vẫn hy vọng canh bạc này sẽ thành công, vì mô hình kinh doanh của họ ít nhất cũng tồn tại một điểm yếu. Đó là biên lợi nhuận quá mỏng, chỉ 3-4%, một phần là vì công ty đã đổ quá nhiều tiền vào điện toám đám mây

Nay Amazon đang đối đầu trực tiếp với Apple, công ty đang thu về lợi nhuận ròng 7,3 tỷ đôla trên doanh thu 28,6 tỷ đôla quý gần đây nhất. Có thể Apple không muốn khơi mào một cuộc chiến tranh về giá trên thị trường máy tính bảng vốn còn có quá nhiều dư địa tăng trưởng. Nhưng nếu Apple đáp trả, ắt hẳn Amazon sẽ gặp không ít khó khăn
 
Last edited:
Trung Quốc còn lâu mới có một Steve Jobs

Trung Quốc sẽ khó mà có được doanh nhân công nghệ tầm cỡ như Steve Jobs hay Mark Zuckerberg bởi doanh nhân Trung Quốc quá thực dụng, luôn đặt việc kiếm tiền lên trên hết

Khi Dave McClure, một nhà đầu tư mạo hiểm đến từ thủ phủ ngành công nghệ Mỹ Silicon Vallry, phát biểu tại hội nghị doanh nhân ở Trung Quốc vào tuần trước, ông hết lời khen ngợi giới doanh nhân tại đây

Ông nói: “Doanh nhân Trung Quốc thông minh và táo bạo hơn doanh nhân Mỹ. Bắc Kinh là một trong số ít nơi trên thế giới mà tốc độ đổi mới còn nhanh hơn tại thủ phủ ngành công nghệ Mỹ”

Thế nhưng tại Trung Quốc thời gian gần đây, tâm trạng của giới doanh nhân trở nên không được hứng khởi như vậy. Cái chết của “thiên tài” công nghệ Steve Jobs khiến người Trung Quốc đau đầu suy nghĩ tại sao Trung Quốc không có được doanh nhân công nghệ tầm cỡ như Steve Jobs của Apple, Mark Zuckerberg của Facebook, người đưa ra sản phẩm thay đổi thế giới

Ông Lee Kaifu, người từng đứng đầu Google Trung Quốc và nay đang quản lý Innovation Works, nơi hỗ trợ cho các công ty Internet mới tại Trung Quốc, nhận xét: “Các công ty Trung Quốc có thể có giá trị thị trường và mô hình kinh doanh y hệt Apple chỉ trong 10 năm thế nhưng thật khó để mong Trung Quốc có được sự đổi mới nào theo kiểu Apple”

Dù số lượng người dùng Internet tại Trung Quốc hiện đã lên mức 500 triệu, cao hơn tổng dân số của Liên minh châu Âu và con số này tiếp tục tăng trưởng hàng ngày, phần lớn ý tưởng của ngành công nghệ Mỹ được bắt chước từ Mỹ

Ví dụ điển hình nhất có thể kể đến Baidu, công cụ tìm kiếm trực tuyến lớn nhất Trung Quốc tính theo doanh thu, là phiên bản của Google. Trong khi đó Renren, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc, được thực hiện đúng theo kiểu mẫu của Facebook. Ngoài ra, Trung Quốc có khoảng 5 nghìn phiên bản của groupon, trang chuyên kinh doanh hàng hóa dịch vụ giảm giá của Mỹ

Người Trung Quốc tự khẳng định rằng họ không hề kém sáng tạo. Ông Gong Yu, doanh nhân Internet kiêm giám đốc điều hành của Qiyi, trang video thuộc sở hữu của Baidu, phân tích: “Bởi thị trường Internet Trung Quốc lạc hậu quá nhiều năm so với Mỹ, vì vậy doanh nhân Internet tại Mỹ chắc chắn sẽ phải đối đầu với nhiều vấn đề trước”

Nhiều doanh nhân Internet Trung Quốc đồng ý với luận điểm này. Ông Wang Xing, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành tại Meituan, một trong những trang bắt chước Groupon tại Trung Quốc nói: “Vấn đề không phải ở chỗ thông minh như thế nào mà ở chỗ làm sao đến được đó trước, giống như việc đi hái nấm vậy”

Ông Wang từng được coi như Mark Zuckerberg của Trung Quốc bởi ông học theo Facebook, sáng lập ra mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc Renren vào năm 2005. Chưa đầy 1 năm sau đó, ông bán nó với giá chưa đầy 4 triệu USD cho Oak Pacific Interactive, một công ty Internet mới tiến hành IPO trong năm nay. Renren hiện được định giá ở mức 2,25 tỷ USD

Ông phân trần: “Tôi học về hệ thống máy tính vì vậy tôi hiểu về mạng xã hội. Nó cũng giống nhau cả thôi.” Tuy nhiên khi ông đưa ra được định nghĩa về mối liên kết đó, Friendster và Facebook đã tồn tại

Ông Wang cũng chẳng lấy gì làm tiếc. Ông tin thu nhập và thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc thực ra chưa phát triển đến độ cần đến sản phẩm Internet mang tính cách mạng: “Khi tiêu dùng phát triển, có thể kể đến 3 giai đoạn. Thứ nhất, hãy xem xét đến số lượng, cung cấp đủ sản phẩm để đáp ứng nhu cầu. Thứ hai, đảm bảo chất lượng hàng hóa. Cuối cùng mới đến giai đoạn người tiêu dùng phát triển về thị hiếu. Thị trường Internet Trung Quốc hiện mới ở giai đoạn thứ 2”

Nhiều chuyên gia cho rằng, xét đến quy mô khổng lồ của thị trường Trung Quốc, cũng hoàn toàn bình thường khi người ta muốn tận dụng nhanh chóng cơ hội kinh doanh. Ông McClure nói: “Tại Mỹ, doanh nhân trước tiên phải luôn đổi mới để tìm kiếm thị trường. Nếu bạn sống tại một đất nước có dân số tới 1,3 tỷ dân và nhìn thấy một ý tưởng kinh doanh có thể kiếm được tiền, thật ngớ ngẩn nếu không học theo”

Doanh nhân Internet phần đông đều thực dụng như vậy. “Nhiều công ty công nghệ mới tại Mỹ đưa ra ý tưởng mà họ muốn hiện thực hóa và đến mãi sau đó họ mới quan tâm đến lợi nhuận. Tại Trung Quốc, mọi chuyện khác hoàn toàn. Tiền đến trước, đổi mới đến sau”

Nếu nhìn vào tiểu sử của giới doanh nhân Internet Trung Quốc, người ta có thể thấy được nhiều điều. Rất ít người bỏ học giữa chừng như doanh nhân Internet tại Mỹ. Phần đông họ có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực đang làm trước khi tự khởi nghiệp kinh doanh

Robin Li làm kỹ sư phần mềm cho Dow Jones và Infoseek, một website chuyên về tìm kiếm trực tuyến tại Mỹ, sau đó ông mới lập ra Baidu vào năm 2000. Jack Ma dậy môn thương mại quốc tế và quản lý một công ty công nghệ thông tin do Bộ Thương mại Trung Quốc thành lập trước khi sáng lập ra Alibaba, công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc tính theo doanh thu và giá trị giao dịch vào năm 1999

Ông Lei Jun, một trong những nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghệ nổi nhất tại Trung Quốc, chỉ hỗ trợ cho những công ty của bạn bè hay người liên quan và những doanh nhân nào có khả năng thành công lớn hơn theo thời gian. Ông đã đầu tư vào hơn 20 công ty như Vancl, công ty kinh doanh quần áo trực tuyến, và Keniu, công ty chuyên cung cấp phần mềm bảo vệ

Nhóm nhà đầu tư nước ngoài cũng như nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, người mang lại nguồn cung vốn lớn hơn cho các công ty công nghệ Trung Quốc mới thành lập, thực hiện theo nguyên tắc tương tự. Hàng ngàn trang bắt chước Groupon tại Trung Quốc đã hình thành nhờ tiền từ nhóm nhà đầu tư này
 
Last edited:
Top