What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vietnam - Đất nước hùng mạnh nhất ASEAN năm 2040

thoidaianhhung

Administrator
Trung Quốc và Ấn Độ đang phát triển rất nóng. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Theo đại diện của một công ty Nhật Bản đến Việt Nam từ những ngày đầu tiên, sức mạnh lớn nhất của Việt Nam chính là nguồn nhân lực...

Việc tập đoàn Intel đầu tư vào Việt Nam đã gây một tiếng vang lớn với các nhà đầu tư nước ngoài. Kể từ khi hãng này công bố xây dựng nhà máy sản xuất chip trị giá 1 tỷ USD tại Việt Nam, Việt Nam đã trở thành tâm điểm của báo giới suốt năm 2007.


Tiếp theo sau đó là liên tiếp các dự án đầu tư trị giá vài tỷ USD của tập đoàn Foxconn Technology, hoạt động nghiên cứu của Panasonic, trung tâm phát triển phần mềm của Toshiba, nhà máy sản xuất camera kỹ thuật số của Olympus…

Những thành tựu trên là kết quả của cả yếu tố bên trong và bên ngoài.

Xét về yếu tố bên ngoài, các công ty nước ngoài cần có các công ty liên quốc gia để tiết kiệm chi phí kinh doanh mà vẫn giữ được thế cân bằng nhất định. Đây là một phần trong chính sách Trung Quốc + 1, theo đó một công ty không muốn quá phụ thuộc vào Trung Quốc.

Bản thân chính Việt Nam gần đây đã có những bước tiến nhất định trong cải cách kinh tế. Sự thay đổi thật sự bắt đầu năm 2001 khi Việt Nam ký hợp đồng thương mại song phương (BTA) với Mỹ và thay đổi luật để phù hợp với BTA. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam gia nhập WTO vào đầu năm 2007.

Chính phủ trợ lực cho nền kinh tế

Theo một chuyên gia phần mềm nước ngoài của tập đoàn Altera – tập đoàn tháng 9 sẽ đầu tư vào một trung tâm công nghệ tại Việt Nam, chính phủ Việt Nam đã thật sự thành công trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Ông Adam Pick, một chuyên gia kinh tế của nước ngoài nhận xét, trên thực tế chính phủ đã thật sự nỗ lực để thu hút đầu tư nước ngoài. Sau khi gia nhập WTO, chính phủ đã có thái độ hết sức cởi mở với nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài hiện nay đã có thể sở hữu đến 49% cổ phần tại các công ty địa phương và tham gia trực tiếp vào điều hành công ty. Và thái độ cùng như nỗ lực của chính phủ Việt Nam đã được đền đáp xứng đáng, theo số liệu từ Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài năm 2007 là 16 tỷ USD, tăng hơn 30% so với năm 2006.

Theo ông Pick, ngoài ra còn một số yếu tố khác giúp cho Việt Nam thu hút được nhiều đầu tư. Xét trên phương diện chi phí, chi phí tại Việt Nam cũng gần tương đương tại Trung Quốc. Thế nhưng điều làm cho thị trường Việt Nam khác biệt chính là chi phí lao động hỗ trợ, đây là yếu tố hết sức có lợi, đặc biệt là cho ngành sản xuất đồ điện tử.

Sức mạnh lớn nhất của Việt Nam


Theo ông Hirotaka Ohno, đại diện của một công ty Nhật Bản đến Việt Nam từ những ngày đầu tiên, sức mạnh lớn nhất của Việt Nam chính là nguồn nhân lực.

Giám đốc một doanh nghiệp nhận xét Trung Quốc cũng có một lực lượng lao động hết sức tiềm năng thế nhưng lực lượng này lại chỉ tập trung tại một số thành phố lớn nơi có đầy đủ hệ thống giáo dục và cơ sở hạ tầng sẵn có cho đầu tư nước ngoài. Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại Ấn Độ, chi phí kinh doanh ngày càng cao. Ấn Độ có một lợi thế so với Trung Quốc, đó là số lượng người dân nói được tiếng Anh rất lớn.

Việt Nam, với dân số gần 90 triệu người với 95% người dân biết chữ. Toàn bộ dân số Việt Nam chỉ sống trong một dải đất hẹp thuận lợi cho việc quản lý tập trung và đa dạng lao động trong công ty. Hơn một nửa dân số dưới độ tuổi 35, đây sẽ là lực lượng lao động nòng cốt trong vòng ít nhất 20 năm nữa. Người lao động Việt Nam chịu khó, ham học hỏi và biết chấp nhận cái mới để phát triển nền kinh tế.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Việt Nam đã thành công trong việc tạo ra dấu ấn riêng cho mình trong cộng đồng đầu tư. Tuy nhiên vẫn còn nhiều điều Việt Nam cần phải cải thiện, đó là cải thiện quy trình cấp phép kinh doanh, cải thiện hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, và khả năng ngoại ngữ của người dân.

Hệ thống thuế của Việt Nam thật sự cần được cải thiện để khuyến khích đầu tư nội địa và tư nhân. Ở Mỹ, khi các công ty có dự án đầu tư kết hợp với trường đại học, họ thường nhận được sự hỗ trợ nhất định về thuế để cải tiến và thương mại hóa ý tưởng. Thế nhưng điều này ở Việt Nam điều này chưa có. Nếu làm được điều đó, nền kinh tế nội địa sẽ hết sức phát triển, các ý tưởng sẽ được hiện thực hóa nhiều hơn để tạo ra sản phẩm tốt cho xuất khẩu.

Ông Ohno nhận xét cơ sở hạ tầng xã hội và mức tiêu dùng của Việt Nam đang ngày càng cao, tạo tiền đề quan trọng đưa Việt Nam thành một nước phát triển theo định hướng công nghệ.

"Đầu tư vào lĩnh vực công nghệ - con đường ngắn nhất để trở thành người khổng lồ"
 
Tiềm năng con người là tiềm năng quan trọng nhất

Phát triển tiếp ý của Thoidaianhhung, mình có nhận xét rằng con người Việt còn có những điểm mạnh sau dễ thu hút nhà đầu tư:

1. Con người Việt rất flexible, tức là có một văn hóa tự do, linh hoạt. So với văn hóa của người Nhật, người Đức thì họ sống rất có kỷ luật. Điều đáng nói ở đâu là tuy ý thực kỷ luật của dân tộc Việt kém nhưng lại rất dễ ép vào một kỷ luật nào đó. Ví dụ như trường hợp luật đội mũ hiểm, hay là ý thức kỷ luật trong quân đội. Dân tộc có tính flexible xem ra có lợi thế hơn dân tộc có tính "fixed" (kỷ luật) vì ép họ vào môi trường kinh doanh, môi trường kinh tế xã hội nào cũng được. Ngoài ra, flexible giúp cho con người Việt thông minh, sáng dạ, "cái khó ló cái khôn" hơn.

2. Con người Việt ưa hòa bình, không hiếu chiến hiếu thắng. Đây là điểm mạnh vì doanh nghiệp nước ngoài khi làm ăn với Trung Quốc không cẩn thận thị bị đối tác xơi tái. Việt Nam không có tính bành trướng nhiều như Trung Quốc nên làm ăn với Việt Nam an toàn hơn. Việt Nam cũng chỉ cần làm bạn, sánh vai với cường quốc năm châu chứ không muốn làm bá chủ thiên hạ. Do đó, làm ăn với Việt Nam lâu dài, bạn bè hơn. Việt Nam không cần làm anh cả, mà chỉ cần làm đàn em của Mỹ, Nhật, Trung Quốc nhưng quyết không để bị chèn ép.

3. Bản tính hiếu học, chăm chỉ cần cù...
:)
 
Việt Nam có trở thành quốc gia giàu có !

Doanh nhân Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ suy nghĩ và trăn trở cùng bạn đọc Tuần Việt Nam với mong muốn đóng góp ý kiến và cổ vũ để 50 năm nữa, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia giàu có. Đây là bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, mời bạn đọc cùng tham gia, tranh luận.

Chúng ta muốn chậm nhất là 50 năm nữa VN sẽ nằm trong số các quốc gia giàu có. Đây cũng là khát vọng của tất cả các quốc gia trên trái đất, vì thế là cuộc đua tranh cực kỳ khốc liệt của tất cả các quốc gia.


Phần I: Tầm nhìn cho sự giàu có

Không thể có một mô hình phát triển kinh tế nào của các quốc gia giàu có, đi trước chúng ta mà chúng ta có thể sao chép. Tại sao vậy? Đơn giản là vì điều kiện để áp dụng là không giống nhau như: vị trí địa lý, dân số, dân trí, diện tích đất đai, tài nguyên, khí hậu, phong tục tập quán… và quan trọng hơn cả là thế giới này đang thay đổi từng ngày, cách kiếm tiền của mỗi quốc gia cũng thay đổi từng ngày để thích ứng với hoàn cảnh mới.

Chẳng lẽ Việt Nam không thể trở thành quốc gia giàu có?

Có nhiều cách làm giàu, nhưng có 3 cách làm giàu cơ bản mà các nước giàu trên thế giới như Anh, Pháp Đức, Mỹ, Nhật Bản... đã và đang làm là bán tài nguyên (như các nước ở khu vực Trung Đông có nguồn tài nguyên dầu lửa rất lớn); bán các sản phẩm công nghiệp (ôtô, máy bay, máy móc, thiết bị…) và bán các sản phẩm trí tuệ (bản quyền sản xuất, kinh doanh, sản phẩm phần mềm…)

Về nguồn tài nguyên thiên nhiên thì trữ lượng của Việt Nam ở mức rất khiêm tốn, thực tế ta còn chưa đủ dùng thì lấy đâu ra để xuất khẩu!

Về sản xuất các sản phẩm công nghiệp thì ta mới “chập chững những bước đi đầu tiên” trong khi các nước giàu đã có lịch sử phát triển công nghiệp hàng trăm năm với cơ sở vật chất cực lớn và dây chuyền sản xuất hiện đại, lại được tích luỹ và đổi mới không ngừng.

Hơn nữa, Trung Quốc hiện nay đã là “công xưởng của thế giới” và dường như không có thứ hàng hoá gì mà họ không sản xuất để tung ra thị trường toàn cầu với giá cả mà không một quốc gia nào có thể cạnh tranh được. Nếu cạnh tranh với Trung Quốc trên lĩnh vực này chúng ta có rất ít cơ hội.

Về sản phẩm trí tuệ thì thế giới mới thực sự bắt đầu khoảng hơn 20 năm nay và chính phủ Việt Nam đã xác định là không được để lỡ “chuyến tàu cách mạng tri thức” toàn cầu này, vì sự thực có nhiều cơ hội phát triển kinh tế trong quá khứ đã bị chúng ta bỏ lỡ.


Trên thực tế, chúng ta đã có những bước đi khởi đầu bằng việc qui hoạch các khu công nghệ cao và khu công nghiệp phần mềm ở khu vực Hà nội và TP. Hồ Chí Minh. Chúng ta cũng đã có một số hợp đồng gia công phần mềm cho các công ty nước ngoài tuy giá trị còn rất khiêm tốn so với Ấn Độ, do nguồn nhân lực của chúng ta còn rất yếu và nhân lực yếu cũng chính là rào cản lớn nhất của lĩnh vực này.

Đi đầu trong lĩnh vực sản xuất phần mềm là Mỹ với các công ty khổng lồ như Microsoft mà doanh số của nó còn lớn hơn cả thu nhập quốc dân của Việt Nam ta.

Ấn Độ hiện là nước có sự phát triển rất mãnh liệt trong lĩnh vực gia công phần mềm và rất có khả năng trong tương lai sẽ trở thành “công xưởng phần mềm” của thế giới.

Như vậy có thể nói cơ hội kiếm tiền để trở thành nước giàu của Việt Nam là rất ít vì ta tiến một bước thì các quốc gia khác cũng tiến một bước, thậm chí do họ “cao lớn” hơn nên bước chân của họ còn “dài hơn” của ta và vì thế, khoảng cách giữa ta với họ ngày càng xa vời!

Chúng ta tự hào là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới nhưng mỗi năm cũng chỉ thu được về được vài tỷ USD trong khi sản xuất ngô một năm của Mỹ là hơn 100 tỷ USD nhưng thực tế nước Mỹ giàu có không phải là do xuất khẩu ngô.

Ai cũng biết Thái Lan nhiều năm nay là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nhưng cái đích để trở thành nước giàu đối với họ cũng còn ở rất xa.

Vậy thì chẳng lẽ Việt Nam lại không thể trở thành một quốc gia giàu có? và mong muốn của Bác Hồ và nhân dân Việt Nam được “sánh vai các cường quốc năm châu” lại mãi mãi vẫn chỉ là một giấc mơ?

Việt Nam có thể trở thành nước giàu và mong muốn của Bác Hồ và nhân dân Việt Nam có thể trở thành hiện thực nếu tất cả các nhà lãnh đạo và nhân dân Việt Nam thực sự coi đó là một cuộc đấu trí lớn của ta với các quốc gia khác trên thế giới và cả dân tộc sẵn sàng quyết chiến!

Muốn trở thành 1 quốc gia giàu có thì việc làm trước tiên là cả dân tộc ta phải chuẩn bị về mặt tầm nhìn để có sự giàu có!

Tầm nhìn cho sự giàu có là gì?

Đó chính là ta phải lấy sự giàu có của các quốc gia như Nhật, Mỹ, Anh, Pháp làm tầm nhìn và làm thước đo để so sánh với Việt Nam ta ngay từ bây giờ chứ không thể so sánh ta với các nước như Thái Lan, Malaysia hay Singapore để làm đích phấn đấu. Lại càng không thể duy trì thói quen cứ lấy hiện tại của ta mà so sánh với quá khứ của ta cách đây 30 hay 40 năm để làm tầm nhìn cho cả dân tộc được!

Tại sao cần phải có tầm nhìn cho sự giàu có? Vì chỉ khi đã có tầm nhìn cho sự giàu có thì ta mới nhận biết được hiện nay ta là ai và ta đang đứng ở đâu trên bản đồ thế giới!

Thực tế cho thấy, những quốc gia có nền kinh tế lạc hậu và đói nghèo thì khó có thể được thế giới tôn trọng. Mà cuộc chiến chống lại đói nghèo và lạc hậu thì thực chất là cuộc chiến chống lại những yếu kém về trí tuệ của chính dân tộc mình. Muốn chống được những yếu kém về trí tuệ của chính mình thì bắt buộc chúng ta phải có lòng tự trọng dân tộc.

Vậy thì bước tiếp theo là cả dân tộc ta từ người lãnh đạo cao nhất của đất nước cho đến người dân cùng phải có trách nhiệm xây dựng lòng tự trọng quốc gia.

Nói thì dễ, nhưng làm thế nào để cả dân tộc ta xây dựng được lòng tự trọng dân tộc!



Câu trả lời là: trong quá khứ chúng ta đã xây dựng được lòng tự trọng dân tộc, chính vì thế trong công cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của thực dân và kẻ thù xâm lược ta đã chiến thắng, giành được độc lập và thống nhất đất nước.

Ngày nay, để đất nước trở thành quốc gia giàu có chúng ta phải coi tất cả các rào cản như: tiêu cực cá nhân, các lợi ích cục bộ, bè phái, các chính sách lỗi thời… là sự yếu kém về trí tuệ của cả dân tộc, là kẻ thù của dân tộc vì chính nó cản trở con đường làm giàu của nước Việt Nam ta.

Để xây dựng được lòng tự trọng dân tộc thì trước tiên Việt Nam phải có những con người có lòng tự trọng cao. Những con người có lòng tự trọng cao là những con người luôn tự đòi hỏi ở chính bản thân mình và những người khác nhiều hơn và cao hơn về: trí tuệ, năng lực, lòng trung thành, đức tính hy sinh, tinh thần quả cảm, tính cần cù lao động… Những con người với phẩm chất đó sẽ lan toả và tạo thành một phản ứng dây truyền từ người này sang người khác, từ vùng này sang vùng khác và lan toả toàn dân tộc.

Điều đó chỉ có được nếu sự bùng nổ xảy ra từ các nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước vì nó sẽ là tấm gương soi cho toàn dân tộc! Vinh quang thuộc về những người dám hy sinh lợi ích cá nhân vì dân tộc! Dân tộc ta và các thế hệ mai sau sẽ tôn vinh họ trong cuộc chiến gian khổ để Việt Nam ta trở thành quốc gia giàu có!
 
Công nghệ hạng 2 chỉ giúp ta thoát nghèo !

Bước tiếp theo khi cả dân tộc đã có tầm nhìn cho sự giàu có và xây dựng được lòng tự trọng dân tộc là chúng ta phải lập cho được qui hoạch phát triển quốc gia.

Một mặt, Việt Nam phải căn cứ vào các xu hướng phát triển của thế giới, điều kiện tự nhiên, nguồn lực của đất nước mình để từ đó qui hoạch phát triển đất nước một cách thông minh nhất, hiệu quả nhất.

Qui hoạch đó nhất thiết phải coi nguồn nhân lực được đào tạo có trình độ cao của Việt Nam là phương tiện duy nhất để đạt được mục tiêu quốc gia giàu có. Vì xét về bản chất, đây chính là cái gốc cho mọi sự phát triển.

Chiến lược phát triển quốc gia xếp theo thứ tự ưu tiên là:

1. Phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam có trình độ cao: phát triển giáo dục và đào tạo.
(Đây là chiến lược quan trọng nhất).
2. Phát triển công nghiệp tri thức: sản phẩm phần mềm, các bản quyền phát minh sáng chế.
3. Phát triển công nghiệp du lịch kết hợp dịch vụ thương mại.
4. Phát triển công nghiệp công nghệ cao.
5. Phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, qui mô lớn.

Mặt khác, chúng ta phải không ngừng dõi theo các nhu cầu biến động của thị trường thế giới trong từng ngày từng giờ để sẵn sàng ứng phó, điều chỉnh linh hoạt các chính sách của chúng ta trên cơ sở kiên định các định hướng nền tảng của các xu hướng phát triển đất nước trong thời gian dài hạn.

Cuối cùng là phải tập hợp được sức mạnh của toàn dân tộc hành động một cách quyết liệt nhất. Đối với Việt Nam hiện nay đây là điều khó khăn lớn nhất phải vượt qua.

Tại sao vậy? Vì nhược điểm lớn nhất của dân tộc ta hiện nay từ nhà lãnh đạo cho đến người dân là thói quen quyết định mọi việc dựa trên tình cảm chứ ít dựa trên lý trí.


Tại sao lại qui hoạch như vậy?

Để có ngành công nghiệp hiện đại như hiện nay các nước Anh, Pháp, Mỹ phải mất hơn 100 năm. Nhật Bản mất hơn 80 năm. Hàn Quốc mất hơn 40 năm. Trung quốc mất hơn 30 năm nhưng hiện nay vẫn chưa được coi là nước có nền công nghiệp phát triển.

Việt Nam có nhất thiết phải chọn con đường phát triển công nghiệp mà các nước khác đã đi qua và bắt đầu từ đầu? Và Việt Nam sẽ đóng vai trò gì trong ngành công nghiệp toàn cầu sau 50 năm nữa? Với thời gian đó Việt Nam sẽ được gì và mất gì?

Hơn 20 năm đổi mới kinh tế với phương châm “đi tắt, đón đầu” ta đã kêu gọi và tạo ra rất nhiều ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, với mong muốn Việt Nam có được ngành công nghiệp ôtô đã không trở thành hiện thực thì đây chính là một phần thực tế đã trả lời cho câu hỏi đó.

Tại sao lại như vậy?


Vì nhà đầu tư chỉ đầu tư những gì có lợi cho họ chứ họ không đầu tư theo mong muốn chủ quan của chúng ta.

Một thực tế là các nước giàu có thể giàu lên được là vì họ sở hữu các công nghệ tiên tiến hơn các nước nghèo. Hơn nữa, để duy trì sự giàu có, chính phủ của các nước giàu còn kiểm soát và hạn chế các công ty nước họ xuất khẩu hay đầu tư ra nước ngoài các loại công nghệ và kỹ thuật cao.

Vì sao ư? Không bao giờ các nước giàu lại đi đầu tư hay cung cấp cho các nước nghèo hơn họ các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến nhất vì làm như vậy vị trí là nước giàu của họ sẽ bị nước khác lấy mất!

Điều đó chứng minh rằng Việt Nam kêu gọi đầu tư và mong đợi các nước giàu sẽ đầu tư xây dựng ngành công nghiệp hiện đại tiên tiến tại Việt Nam là điều không thể xảy ra. Chính xác hơn sẽ chỉ là các loại công nghệ hạng 3 hay hạng 2 là cùng! Vậy thì với công nghệ lạc hậu như thế thì Việt Nam làm sao có thể trở thành quốc gia giàu có được!

Suy cho cùng, chúng chỉ có thể giúp chúng ta xoá được đói, giảm được nghèo!

Rõ ràng, muốn trở thành quốc gia giàu có thì phải sở hữu được các công nghệ và kỹ thuật cao. Các công nghệ này nhiều khi có tiền cũng không mua được chứ đừng hy vọng nước ngoài đầu tư cho chúng ta. Vậy thì làm thế nào để có được chúng?

Muốn có công nghệ cao thì không còn con đường nào khác là phải tự đầu tư cho R&D (Research & Development).

Như vậy, có thể kết luận là giáo dục, đào tạo cùng với đầu tư cho nghiên cứu phát triển là con đường duy nhất để một quốc gia phấn đấu trở thành giàu có.

Nhưng đầu tư cho R&D là rất tốn kém, đất nước ta lại đang rất nghèo, lo ăn không xong còn lấy đâu ra tiền cho đầu tư R&D!

Tiếp sau đó là ứng dụng ở đâu để có thể thu hồi vốn đầu tư cho nghiên cứu? Lại còn vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nếu không sẽ bị sao chép lậu?

Đến đây thì chúng ta hiểu vì sao Mỹ là quốc gia giàu nhất thế giới nhưng luôn đi đầu trong các đòi hỏi cao đối với các nước khác về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và họ luôn tìm cách gắn nó với các hiệp định thương mại và đầu tư của Mỹ với các nước khác.

Tại sao lại qui hoạch phát triển nguồn nhân lực trình độ cao: phát triển giáo dục đào tạo là ưu tiên số 1 trong chiến lược quốc gia?

Vì thực tế cho thấy chỉ có những dân tộc thông minh, người dân có trình độ cao mới tạo nên được một quốc gia giàu có!

Những nước thiếu nhân lực có trình độ cao thì không bao giờ các nhà đầu tư lại đến để đầu tư các nhà máy có công nghệ hiện đại, sử dụng lao động có kỹ thuật cao.

Thay vào đó, họ chỉ đầu tư các nhà máy với công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều lao động thủ công với đồng lương chi trả rẻ mạt và hay gây ra ô nhiễm môi trường. Nước tiếp nhận đầu tư luôn phải chịu thiệt thòi về mọi phương diện.

Xuất khẩu lao động có tay nghề, trình độ đạt tiêu chuẩn quốc tế là một hướng giải quyết rất tốt cho quá trình khởi đầu chặng đường làm giàu cho quốc gia. Đây cũng chính là giải pháp tốt nhất cho bài toán một lực lượng lớn trong số 75% dân số nước ta là lao động nông thôn sẽ bị dôi ra khi thực hiện phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, qui mô lớn. Trong khi chúng ta chưa có đủ các cơ sở sản xuất công nghiệp trong nước có khả năng tiếp nhận họ.

Chúng ta cũng phải nhận thức là: Một lực lượng lao động lớn có trình độ, tay nghề cao sẽ là sức mạnh của một quốc gia, nhưng ngược lại nếu không có trình độ, tay nghề thì họ lại trở thành gánh nặng quốc gia!

Như vậy, rõ ràng là chúng ta phải có chiến lược quốc gia cho đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực và nó phải là ưu tiên số 1 của dân tộc ta không chỉ hiện tại mà còn mãi mãi về sau.

Source
 
Muốn xây dựng chiến lược cho cả một dân tộc cần phải có những nhà lãnh đạo đủ Tầm. Đất nước với quá nhiều mối quan hệ ràng buộc, quá khứ, hiện tại...lợi ích giữa các cá nhân và nhóm lợi ích đặc quyền.

8X open :D kết nối thế giới thế mà vẫn chưa nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của thế hệ đi trước. 8X cần kiên trì hơn nữa, tự thân vận động, vượt qua khó khăn...rồi sẽ nhận được kết quả xứng đáng.

Espromote đã xác định tìm kiếm nhà lãnh đạo cho mình là công đồng chuyên gia công nghệ và công ty công ty của Việt Kiều :) vẫn kiên trì lầm lũi tiến về phía trước :D phải biết vượt qua cảm giác cô đơn của người đi đầu mới có cơ hội tiếp cận đỉnh cao của thành công trong tương lai.
 
Một chiến binh trong kinh tế tri thức cần có độ lỳ - độ bền tinh thần thì mới dễ thành công. ^_^
 
Tài nguyên khoáng sản hay khoa học công nghệ?​

ImageHandlerLargeashx-1.jpg

Ngay từ đầu, khi nhận định về vai trò của tài nguyên khoáng sản, Ph. Ăngghen đã đưa ra nhận định rằng “chẳng có ai trong chúng ta có mặt khi ông trời sinh ra Trái đất, vì vậy, chẳng có ai biết ông trời đã nhét những thứ gì vào trong lòng Trái đất”. Và lịch sử cho thấy điều kiện khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản cùng vai trò của tài nguyên khoáng sản trong phát triển xã hội loài người đang thường xuyên thay đổi. Nhưng vai trò của KHCN luôn là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của mọi quốc gia. Vì vậy, không thể tiếp tục tư duy về phát triển kinh tế theo định hướng dựa vào tài nguyên khoáng sản.

Cho đến nay, khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra, về khía cạnh chính trị-kinh tế học, ở tầm các học thuyết, nhiều người đã và đang muốn đưa ra các luận điểm khác nhau mang tính “bác học” và “kinh điển” cho cuộc khủng hoảng đang xảy ra. Điều đó cũng có thể có lý, vì vài chục năm nay chưa có một thực tế nào bị xáo trộn sâu và rộng đến như thế trong nền kinh tế toàn cầu, và đã từ lâu, lợi thế cạnh tranh quốc gia dựa trên nguồn tài nguyên khoáng sản cũng cần được định nghĩa lại.

Vai trò của khoáng sản và KHCN trong chiến tranh...

Trong quá khứ, nước Nga Xô Viết đã chiến thắng cả trong hai cuộc đại chiến thế giới không phải nhờ vào nguồn tài nguyên khoáng sản (vì phần lớn các tài nguyên khoáng sản chủ yếu của Liên Xô (cũ) sau này mới được phát hiện ra). Mặc dù Liên Xô (cũ) có nguồn tài nguyên khoáng sản cũng rất phong phú, nhưng vai trò quyết định trong cả hai cuộc chiến tranh lại thuộc về khoa học và công nghệ. Vào năm 1918, trong các thành phố và làng bản của nước Nga Xô Viết đâu đâu cũng thấy khẩu hiệu của Lenin “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đang lâm nguy”. Vòng vây của kẻ thù đang ngày càng thiết chặt xung quanh Nhà nước Xô Viết trẻ tuổi. Các nhà máy đóng cửa vì không có than. Baku (nơi duy nhất đang khai thác dầu mỏ khi đó) bị chia cắt, các vùng còn lại không có dầu mỏ. Các phi công dũng cảm của Hồng quân chiến đấu trên những phi cơ với tỷ lệ một phi cơ của nước Nga Xô Viết đã hết khấu hao chọi với mười phi cơ “made in England” mới tinh. Phi cơ của Hồng quân quá cũ, nhiên liệu thiếu, phải dùng không đúng chủng loại, khi xung trận đã để lại những vệt khói đen xì làm mồi cho hoả tiễn. Chỉ có lòng dũng cảm đã không đủ. Bộ chiến tranh đã phải cầu cứu và các nhà khoa học đã vào cuộc. Nhà Hoá học nổi tiếng của trường MGU là N.D. Zelinski đã điều chế được loại xăng cho máy bay từ những khoáng vật bỏ đi của dầu mỏ. Chiến tranh đã kết thúc với chiến thắng thuộc về phe của N.D. Zelinski.

son.jpg

Nhà Hoá học nổi tiếng N.D. Zelinski đã điều chế được loại xăng cho máy bay từ những khoáng vật bỏ đi của dầu mỏ, góp phần vào chiến thắng của Hồng quân Liên Xô.​

Vì không có nguồn dầu mỏ, từ trước đại chiến thế giới lần thứ nhất, năm 1913, theo lệnh của Hitler các nhà khoa học của Đức đã nghiên cứu để chế tạo được nhiên liệu từ than đá. Nhờ vậy, mặc dù rất nghèo về dầu mỏ, nước Đức quốc xã và nước Nhật Bản phát xít sau đó đã quyết tâm gây hấn đại chiến thế giới lần thứ hai nhờ có trong tay công nghệ “Fiser-Trop” sản xuất được đủ nhiên liệu cho xe tăng và máy bay từ than thay thế cho xăng dầu vốn được điều chế từ dầu mỏ và khí đốt. Sản lượng nhiên liệu tổng hợp từ than đá hằng năm của Đức trong thời gian chiến tranh (năm 1944) đã lên tới 124.000 thùng/ngày, tương đương với 6,5 triệu tấn dầu. Thế mạnh trên chiến trường đã không thuộc về phe có nhiều tài nguyên khoáng sản!! (độc giả có thể tham khảo thêm các thông tin tại địa chỉ: http://www.fe.doe.gov/aboutus/history/syntheticfuels­_history.html).

Trong tương lai của xã hội loài người: Khi nguồn năng lượng hoá thạch (than, dầu mỏ, khí đốt) được thay thế bằng hydro, dự kiến đến năm 2100, tổng số phương tiện vận tải của hành tinh chúng ta (theo quy đổi của EC) sẽ lên tới 2,5 tỷ đơn vị, dân số sẽ lên tới 10 tỷ người, và nhu cầu nhiên liệu sẽ đạt con số quy đổi 450 triệu tấn hydro/năm (hiện nay, chúng ta đang dùng chủ yếu là nhiên liệu từ cacbon có đơn vị tính là TOE “tấn dầu quy đổi”. Ý nghĩa và vai trò của tài nguyên khoáng sản như than đá, dầu mỏ, khí đốt, uranium v.v. sẽ không còn nữa. Vấn đề quyết định là công nghệ điều chế hydro từ nước. Còn nước, và đặc biệt là nước biển, nước sông, hồ thì quốc gia nào cũng có thể khai thác gần như “vô tư”, chẳng hơi đâu phải lo về vấn đề “chủ quyền”, “tranh chấp”, hay “chồng lấn”.

... và trong phát triển kinh tế


Yếu tố bất định về tài nguyên khoáng sản có ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định chính sách. Những kỳ khủng hoảng giá khoáng sản giảm trong những năm 80, và vào năm 1998, hay những cú “sốc” tăng giá khoáng sản trong năm 2007, đầu năm 2008, và cú “sốc” giảm giá một cách thảm hại vào cuối 2008 đã đủ để cho phép chúng ta rút ra một nhận xét khiêm tốn nhất là không thể dựa vào khoáng sản để phát triển bền vững nền kinh tế.

Có rất nhiều ví dụ về sự phát triển kinh tế xã hội không dựa vào tài nguyên khoáng sản. Về mặt quốc gia, Nhật Bản có thể coi là một hình mẫu phát triển kinh tế không dựa trên nguồn tài nguyên khoáng sản. Bên cạnh Việt Nam, nếu xét về tiềm năng tài nguyên khoáng sản thì Thái Lan thua xa Việt Nam, trong khi Việt Nam đang tụt hậu so với Thái Lan hơn nửa thế kỷ về phát triển kinh tế. Về mặt công nghệ, có thể nói United
Russian_sector_1388939c.jpg

rusal-pic.jpg

UC Rusal- đại gia số 1 của hành tinh về sản xuất nhôm lại đã hình thành gần như từ “hai bàn tay trắng” về bauxite​

Để hoạch định phương hướng, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, chúng ta phải dựa vào những cơ sở, yếu tố tương đối hiện thực và chắc chắn. Tài nguyên khoáng sản là một yếu tố rất “mập mờ”. Trữ lượng của tài nguyên khoáng sản thường được đánh giá theo các tiêu chí, tiêu chuẩn khác nhau. Số lượng và chất lượng khoáng sản cũng mang tính chất so sánh tương đối. Ngay cả hiệu quả kinh tế của từng loại tài nguyên khoáng sản cũng chỉ mang tính tương đối. Ví dụ: Hiện nay, với giá dầu khoảng 40USD/thùng việc khai thác dầu ở những mỏ có điều kiện khó khăn (ví dụ ngoài thềm lục địa) có thể không có lãi. Trong đất liền, bình quân 1 giếng dầu có thể chỉ phải chi khoảng 5 triệu USD, nhưng ở ngoài biển chi phí sẽ tăng 10 -12 lần. Như vậy, xét tính khả thi về mặt kinh tế của trữ lượng, dầu trên đất liền có giá trị cao hơn dầu ngoài biển. Theo số liệu hiện có được công bố, trên thế giới, khoảng 35% sản lượng dầu khai thác ngoài biển có giá thành khai thác cao hơn dầu khai thác trên đất liền của Nga; giá thành dầu của Nga cao hơn giá thành dầu của các nước OPEC v.v. Tuy nhiên có một thực tế mà chúng ta thấy rõ là mặc dù chi phí khai thác dầu ngày càng tăng (loài người phải đi ra biển, đến những vùng xa hơn, sâu hơn để chinh phục các mỏ dầu mới), theo quy luật, giá dầu sẽ phải tăng, nhưng hiện nay đang giảm. Vấn đề cũng lại nằm ở yếu tố rất “mập mờ” của dầu. Yếu tố “mập mờ” của dầu càng gia tăng khi hiện nay, nhiều nước coi các thông tin về dầu khí là “bí mật quốc gia”. Thực chất, ở Nga việc không minh bạch thông tin về dầu khí chỉ là “ngón bài” của các doanh nghiệp lớn, nhất là các doanh nghiệp có liên quan đến Nhà nước (do Nhà nước nắm cổ phần chi phối và/hoặc thực hiện các đơn hàng của Nhà nước). Chưa và sẽ không có doanh nghiệp dầu khí nào của Nga bị “chết” khi giá dầu ở mức chỉ có 10USD/thùng.

Nền kinh tế của thế giới và tài nguyên khoáng sản


Trên trang báo điện tử của Chính phủ Việt Nam chúng ta có thể thấy hai số liệu sau:

1/ Thu chi ngân sách Nhà nước: Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm 2008 đến hết 15/9 ước đạt 292,3 nghìn tỷ đồng; trong đó thu nội địa đạt 160,5 nghìn tỷ đồng, thu từ dầu thô đạt 56,4 nghìn tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 71,6 nghìn tỷ đồng.

2/ Về tình hình xuất khẩu 8 tháng 2008: Giá xuất khẩu tăng vẫn là yếu tố quan trọng giúp giá trị xuất khẩu tăng trong khi lượng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2008 tăng 12,2 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2007 thì trong đó tăng do giá khoảng 8,5 tỷ USD, chiếm 70% tổng kim ngạch tăng thêm.
images985077_gold_oil_usd.jpg

Yếu tố bất định về giá cả của khoáng sản trong đó có dầu lửa có ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định chính sách và không thể dựa vào khoáng sản để phát triển bền vững nền kinh tế​

Từ các số liệu trên cho thấy, ngân sách của Việt Nam còn rất phụ thuộc vào giá dầu. Trên thế giới, giá dầu đã giảm xuống mức kỷ lục. Từ trước đến nay, giá dầu phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố địa chính trị và chưa bao giờ chúng ta có thể hiểu rõ về giá dầu.

Các nhà phân tích của Goldman Sachs & Merrill Lynch dự đoán trong năm 2009 giá dầu có thể đạt mức 25USD/thùng. Chính phủ Nga của ông Putin đã tính tới kịch bản của nền kinh tế Nga với giá dầu chỉ còn 10USD/thùng (hiện nay đang dao động ở mức 35-37USD). Nền kinh tế của Việt Nam chắc không thể hình dung được nếu mới nghĩ đến giá dầu mỏ chỉ còn 10USD/thùng.

Cũng giống như Nga, nguồn thu chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam đang sống dựa vào xuất khẩu dầu. Giá dầu giảm, khó khăn sẽ tăng. Với lượng xuất khẩu dầu thô như hiện nay, ngân sách của Việt Nam chỉ có thể “dễ thở” trong các cân đối với mức giá trên 100USD/thùng. Còn với mức giá đang giảm dần như dự báo trên của Goldman Sachs & Merrill Lynch, nếu nói nền kinh tế của Việt Nam sẽ “có ảnh hưởng” là rất khiêm tốn.

Giá dầu không những có ảnh hưởng lớn, mà còn có ảnh hưởng rất khó tiên lượng. Ngay trong các tháng 6 và 7 năm ngoái, khi giá dầu đạt mức 140USD/thùng, có nhiều nhà “tiên tri” đã dự tính đến cuối năm giá dầu sẽ lên tới 180USD - 200 USD/thùng. Nhưng thực tế đã không xảy ra như vậy, mà hoàn toàn ngược lại.

Nền kinh tế của Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh, nhưng với một cấu trúc hết sức mỏng manh. Chúng ta có tham vọng rất lớn, có nhu cầu phát triển rất cao, nhưng có tầm nhìn và khả năng dự báo hết sức hạn chế v.v... Tất cả những vấn đề đó đang đặt ra cho chúng ta một sự lựa chọn rất rõ ràng là phải phát triển một nền kinh tế bền vững, trong sạch và hiệu suất cao. Đó chính là nền kinh tế dựa vào tri thức. Tài sản vô tận của quốc gia là tri thức, còn khoáng sản chỉ là tài sản có hạn, không thể tiếp tục tư duy về phát triển kinh tế theo định hướng dựa vào tài nguyên khoáng sản.

Vấn đề là ở chỗ sự thay đổi lên xuống của giá dầu không theo một quy luật tin cậy nào để dự báo chính xác. Tất cả các nguyên lý, nguyên tắc cơ bản về giá cả thị trường trong các sách giáo khoa và trên thực tế chỉ đúng với các sản phẩm khác, chứ không đúng với dầu mỏ-“vàng đen”. Cuộc khủng hoảng hiện nay chúng ta đang phải đối mặt, được nhiều chuyên gia lý giải rằng, thế giới đã bước vào thời kỳ suy thoái, 3 nền kinh tế hàng đầu (Mỹ, Nhật, EC) đã đạt mức phát triển “kịch trần”, còn 4 nền kinh tế phát triển rầm rộ gần đây (Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Brazil) cũng đang đạt trần, cho nên nhu cầu về năng lượng đang giảm và vì vậy giá dầu giảm. Mới nghe thì có vẻ đúng sách vở. Nhưng thực tế không đúng: tháng 11 so với tháng 6 của năm 2008 giá dầu giảm 3,5 lần, nhưng nhu cầu về dầu của thế giới không giảm như vậy. Các nước như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và Nga vẫn có mức tăng trưởng dương!

Mặt khác, “ngón bài” quen thuộc của các nước OPEC (cắt giảm sản lượng để tăng giá dầu) cũng tỏ ra không có hiệu lực trong tình hình khủng hoảng hiện nay. Trước đây, mỗi khi các nước OPEC nhóm họp là các nhà đầu tư phố Wall cứ phải chăm chú theo dõi để kịp đưa ra các lệnh mua/bán kiếm lời. Hôm nay, OPEC có họp xong rồi cũng chẳng ai thèm để ý. Hai lần cắt giảm sản lượng khai thác nhưng giá dầu cứ vẫn đi xuống đều đều. Dự tính, ngoài OPEC sẽ có sự tham gia cả của Nga về việc cắt giảm sản lượng, nhưng chẳng có ai dám hy vọng giá dầu sẽ chững lại.

Về mặt khách quan, giá dầu trên thế giới rất nhạy cảm và phụ thuộc vào tình hình chính trị nhiều hơn là phụ thuộc vào mối quan hệ cung -cầu. Trong thời gian tới, giá dầu sẽ rất phụ thuộc vào chính sách của chính quyền mới của Mỹ về Trung Đông.

Khoáng sản của VIỆT NAM trong khủng hoảng toàn cầu

thiec131108.jpg

Giá “hoà vốn” của một tấn kim loại kẽm thỏi của Công ty kim loại màu Thái Nguyên (một đơn vị thuộc Tcty Khoáng sản của TKV) khoảng 1500USD/tấn, nhưng hiện nay, hàng nghìn công nhân của công ty này đang cầu mong bán được thành quả lao động của mình với giá chỉ có 1100USD/tấn để được lĩnh lương trước khi nghỉ ăn tết, còn giám đốc của công ty đang hy vọng rất vô tư vào “gói cứu trợ 6 tỷ USD” của Chính phủ để duy trì được công ăn việc làm cho công nhân trước khi về nghỉ hưu và để lò nấu kẽm lạc hậu sẽ không bị phá hủy.​

Những khoáng sản xuất khẩu của Việt Nam cũng đang phải chịu đựng cơn bão rớt giá thảm hại. Ngay trong tháng 7, tháng 8 năm 2008, thị trường xuất khẩu than của Việt Nam được coi là của “người bán”, do người bán (TKV) quyết định. Nhiều đối tác nước ngoài tìm mua than của TKV đã phải “khứ hồi” ngay khi đến Hà Nội. Nhưng chỉ đến cuối năm 2008 và đầu năm 2009 thị trường than lại chuyển sang tay của “người mua”. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của hòn than Việt Nam là Trung Quốc - nước có sản lượng than lớn nhất thế giới (trên 2,5 tỷ tấn/năm). Các doanh nghiệp của Trung Quốc phải nhập khẩu than từ Quảng Ninh của Việt Nam về các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây chạy các nhà máy nhiệt điện, nhưng vẫn có thừa điện rẻ tiền để bán lại cho Việt Nam. Chúng ta đang bán than cho các nhà máy điện của Trung Quốc với giá cao hơn giá bán than cho các nhà máy điện của Việt Nam (khoảng 30-40%). Trong khi đó, lại phải nhập khẩu điện của Trung Quốc vì giá nhiệt điện của Trung Quốc rất cạnh tranh. Đây cũng là một ví dụ rất điển hình, có thể đưa vào sách giáo khoa để giảng dạy cho sinh viên đại học về bài học với chủ đề “khoa học công nghệ chứ không phải tài nguyên khoáng sản đang quyết định sự phát triển của nền kinh tế”.

Đối với các khoáng sản thuộc loại “quý” và “hiếm” khác “made in Vietnam” trong thời gian cuối năm 2008 cũng tương tự. Giá kim loại đồng thỏi “ba con chín” của Việt Nam đã rớt một cách thảm hại từ trên 8.400USD/tấn xuống còn hơn 2.900USD/tấn, giá thiếc thỏi rớt từ 25.000USD/tấn xuống còn trên 11.000USD/tấn, giá kẽm thỏi rớt từ 4500USD/tấn xuống còn 1.100USD/tấn, giá gang đúc rớt từ 12,5 tr.đ/tấn xuống còn 7,5 tr.đ/tấn v.v. mà các đối tác nhập khẩu truyền thống từ Trung Quốc cứ “ngoảnh mặt làm ngơ”. Mới chỉ năm 2007 và nửa đầu năm 2008, cứ mỗi sáng thức dậy là Giám đốc Tổng công ty Khoáng sản của tập đoàn TKV đã có thêm gần 2 tỷ VNĐ lãi “nhảy” vào tài khoản. Còn đến cuối năm 2008, và đầu năm 2009 chính ông Giám đốc của Tổng công ty Khoáng sản này trước khi ký Hợp đồng phối hợp kinh doanh với Tập đoàn, đã tình nguyện đề xuất đưa tất cả các sản phẩm khoáng sản (vàng, đồng, kẽm, thiếc, gang đúc, quặng sắt v.v.) của tổng công ty này vào “xếp hàng” để chờ trợ cấp của Tập đoàn có nguồn thu lãi duy nhất từ hòn than anthracite xuất khẩu của Quảng Ninh (cũng đang “sống dở chết dở”). Nhập khẩu những công nghệ luyện đồng, luyện kẽm lạc hậu khoảng 50 năm, sản xuất ra các sản phẩm chỉ có thể bán lại cho các đối tác Trung Quốc để làm nguyên liệu, đầu năm nay Tổng công ty Khoáng sản này của TKV đang tồn kho sản phẩm trị giá hơn 800 tỷ đồng (gần bằng 50% doanh thu).

Thay cho lời kết


Loài người đã bước sang thế kỷ 21 được gần chục năm. Thế giới đang ngày một phẳng và ngày một nhỏ lại. Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra gần 300 năm nay sẽ lùi vào quá khứ để nhường chỗ cho cuộc cách mạng về khoa học công nghệ. Nền công nghiệp ống khói đang được thay thế bằng nền công nghiệp văn phòng. Việt Nam đã gia nhập một cách thành công vào WTO. Nền kinh tế của Việt Nam đã có hệ số mở lớn hơn 1, nhưng vẫn tụt hậu hàng trăm năm so với những nước mà chỉ cách đây vài chục năm còn thua kém Việt Nam. Có dân số và mật độ dân số thuộc loại lớn trên thế giới, nhưng Việt Nam chỉ có nguồn tài nguyên khoáng sản rất manh mún và một môi trường sống (đất, nước, và không khí) đang ngày càng bị hủy hoại nhanh chóng. Nền kinh tế của Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh, nhưng với một cấu trúc hết sức mỏng manh. Chúng ta có tham vọng rất lớn, có nhu cầu phát triển rất cao, nhưng có tầm nhìn và khả năng dự báo hết sức hạn chế v.v. Tất cả những vấn đề đó đang đặt ra cho chúng ta một sự lựa chọn rất rõ ràng là phải phát triển một nền kinh tế bền vững, trong sạch và hiệu suất cao. Đó chính là nền kinh tế dựa vào tri thức. Tài sản vô tận của quốc gia là trí thức, còn khoáng sản chỉ là tài sản có hạn, không thể tiếp tục tư duy về phát triển kinh tế theo định hướng dựa vào tài nguyên khoáng sản.


Giám đốc Công ty Năng lượng Sông Hồng-TKV
Nguyễn Thành Sơn
 
Việt Nam - Đất nước hùng mạnh nhất ASEAN năm 2040
asean_map.jpg

Đã có dịp đi qua gần hết các tỉnh thành ở Việt Nam cũng như nhiều nước ở Đông Nam Á, tôi có thể chắc chắn đến 90% rằng, chỉ cần thêm một thế hệ tức khoảng 30 năm nữa thôi, Việt Nam sẽ trở thành đất nước hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. Còn TPHCM và vùng phụ cận sẽ trở thành trung tâm kinh tế tài chính của khu vực này.

Tất nhiên sẽ có nhiều người thắc mắc dựa trên căn cứ nào mà tôi có thể đưa ra dự đoán như vậy! Và sau đây sẽ là các lý do cho lập luận của tôi:

1. Việt Nam có một vị trí địa lý cực kì chiến lược là trung tâm của vùng Đông Nam Á cũng như cửa ngõ vào lục địa Châu Á. Đó là một điều mà không ai có thể phủ nhận.

2. Với vị trí chiến lược như vậy cùng với tình trạng phát triển sau, Việt Nam đang nhận được hàng loạt các dự án lớn từ rất nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư vào với hình thức ..."xí phần" ;). Ngoài ra còn phải kể đến hơn 3 triệu kiều bào đã phải ra đi sau năm 1975 giờ đang quay trở lại với một trình độ khoa học công nghệ cao cùng một lượng ngoại tệ khổng lồ góp phần vào việc đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước.

3. Việt Nam phát triển sau nhiều nước khác xét ở một khía cạnh nào đó thì cũng có những cái hay. Bởi Việt Nam sẽ tránh được rất nhiều vấn đề mà các nước phát triển hoặc công nghiệp hóa khác đang mắc phải như: ô nhiễm môi trường, rối loạn xã hội... Bản thân cá nhân, tôi hoàn toàn không tán thành VN sẽ cần phải có những thành phố với các tòa nhà cao chọc trời, mà thay vào đó chúng ta nên xây dựng những thành phố xinh xắn bao quanh bởi những thắng cảnh hùng vĩ thiên nhiên mà Việt Nam đang có rất nhiều.

4. Hiện tại tuy Việt Nam còn nhiều bất cập, do các thế hệ "chú bác" đã lạc hậu và gây ra khá nhiều cản trở. Nhưng chỉ cần thêm một thế hệ nữa, hầu hết các vai trò quản lý lãnh đạo sẽ được thay bằng thế hệ trẻ của ngày hôm nay. Tức là đều có kỹ năng sử dụng máy tính, Internet... và tiếp cận được với nguồn thông tin khổng lồ từ thế giới bên ngoài và sẽ có những suy nghĩ, hành động chiến lược dứt khoát hơn nhiều so với ngày hôm nay.

Đứng ở góc nhìn này có thể thấy rằng việc mà Việt Nam cần gấp rút thực hiện trong giai đoạn này là phải đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng như: giao thông, đường xá, viễn thông, y tế... cũng như phải tăng cường chất lượng giáo dục để có được những thế hệ kế thừa xứng tầm cho những năm kế tiếp. Đó có lẽ cũng là điều mà chính phủ Việt Nam đang rất nỗ lực hiện nay, cho dù vẫn còn nhiều bất cập.

Còn ở góc độ cá nhân, tôi hoàn toàn cảm thấy hài lòng với những gì đang diễn ra ở Việt Nam. Và có lẽ điều duy nhất tôi cần phải làm là tiếp tục chuẩn bị năng lực thật tốt để có thể tiếp quản những nhiệm vụ mang tính chất quyết định vận mệnh đất nước trong giai đoạn kế tiếp. Trở thành lãnh đạo một công ty công nghệ góp phần đưa VN vươn ra thế giới hay đảm nhận vị trí lãnh đạo của một thành phố năng động, tôi nghĩ rằng tất cả đều có thể làm được bởi những con người có năng lực và tâm huyết một khi Việt Nam đã qua được quá trình công nghiệp hóa và có nhiều cơ chế thoáng hơn so với hôm nay ^_^

Phạm Hữu Ngôn:
 
Tại sao Việt Nam không có thương hiệu nổi tiếng​

"Nhật Bản có Panasonic hay Sony, Hàn Quốc nổi tiếng vì Daewoo và Samsung. Nhưng không có bất kỳ thương hiệu nào tiêu biểu cho Việt Nam".

Giáo sư Tom Cannon, nhà hoạch định kinh tế nổi tiếng thế giới đã có trao đổi về vấn đề này.

- Là cố vấn của nhiều thương hiệu lớn toàn cầu như American Express, Goldman Sachs, Microsoft, Airbus, HSBC, Ernst & Young, IBM..., ông có lời khuyên nào cho Việt Nam trong phát triển thương hiệu?

- Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp. Để khai thác thế mạnh và xây dựng thương hiệu về lĩnh vực này, cần phát triển nhiều loại thực phẩm mới, có giá trị vượt trội so với thế giới. Nếu như Italy nổi tiếng vì mỳ, các bạn cũng cần đem lại tầm cao hơn cho gạo. Quy trình sản xuất hạt gạo Việt Nam vẫn không thay đổi nhiều so với sau giải phóng. Trong khi đó tại các nước khác, họ đã trồng lúa bằng phương pháp hiện đại, sử dụng năng lượng sạch. Bên cạnh sản xuất, việc tiếp thị hình ảnh, marketing, giới thiệu thương hiệu đến cộng đồng quốc tế cũng rất cần thiết.

Nói đến Nhật Bản, người ta nghĩ đến Sony hay Panasonic. Hàn Quốc nổi tiếng thế giới vì Daewoo hay Samsung. Nhưng nói đến Việt Nam, người ta không nhớ ra bất cứ thương hiệu nào. Đây là cả một câu chuyện dài và đòi hỏi một thời gian khá lâu mới có thể giải quyết. Xây dựng thương hiệu của riêng mình rất cần thiết. Thay vì cứ đi gia công sản xuất cho các hãng, cần có thương hiệu của riêng mình và sẽ không bị ảnh hưởng khi hãng chuyển nhà máy sang quốc gia khác.

- Đa số doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ, sẽ phát triển thương hiệu theo cách nào?

- Bạn của tôi, tỷ phú Richard Branson đã một tay xây dựng nên đế chế Virgin từ một đống đổ nát. Từ những việc kinh doanh ban đầu như xuất bản tạp chí cho sinh viên, bán đĩa hát, hiện nay Virgin đã trở thành một tập đoàn đa quốc gia, với hơn 250 công ty lớn nhỏ và doanh thu 5 tỷ USD mỗi năm.

Richard là người có mối quan hệ tốt với giới truyền thông và không e ngại báo chí. Giới truyền thông đã khiến Richard Branson dần trở nên quen thuộc trong tâm trí người dân. Cái tên Richard Branson thành một thương hiệu vì nhắc tới tập đoàn Virgin là mọi người nghĩ ngay đến Richard. Công chúng luôn yêu mến ông vì hình ảnh gần gũi, đời thường và uyên bác. Ông còn viết khá nhiều sách. Cuốn Cách thức dẫn đầu trong kinh doanh do tôi và Richard viết chung từng lập kỷ lục Guiness về lượng xuất bản.

Bên cạnh đó, thần tượng của tôi là Muhammad Ali, võ sĩ quyền Anh người Mỹ. Tôi thích Ali vì ông tuy nhỏ con nhưng luôn giành phần thắng trước các đối thu to lớn hơn mình. Bằng những đường võ tuyệt đẹp, Muhammad biết cách đánh lạc hướng đối thủ trước khi bất ngờ ra đòn quyết định. Mọi người đều yêu quý ông vì sự khôn ngoan và thông minh, chứ không phải vì tầm vóc.

Giáo sư Tom Cannon hiện giảng dạy môn Phát triển chiến lược của Đại học Liverpool, Anh. Ảnh: BBC

- Vậy yếu tố nào mang tính quyết định để biến một thương hiệu trở nên phổ biến?

- Có hai yếu tố tiên quyết đó là chất lượng và con người. Chất lượng là yếu tố dễ hiểu. Còn yếu tố con người đòi hỏi doanh nghiệp phải có trách nhiệm với cộng đồng, phải có sự khôn ngoan và biết tính toán. Con gái tôi từng mở một cửa hiệu bán đồ làm đẹp. Cửa hàng xinh xắn, nằm trong một thành phố cũng rất lãng mạn, bán những món đồ đáng yêu. Nhưng vấn đề là khách hàng không tới. Về mặt này, sản phẩm đẹp hay không đẹp không quan trọng bằng có thu hút được khách hàng hay không.

- Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng phát triển thương hiệu của Việt Nam?

- Khi nói chuyện với hiệu trưởng của trường đại học Liverpool, ông ấy nhận xét Việt Nam là quốc gia có tiềm năng nhất ở châu Á về lĩnh vực phát triển. Nhiều cố vấn cấp cao và chuyên gia tại Mỹ cũng chia sẻ quan điểm tương tự. Việt Nam có những mối liên hệ với châu Âu, châu Á, Mỹ và đây là lợi thế tiềm năng. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã cam kết đầu tư cho giáo dục, yếu tố tiên quyết để phát triển kinh tế dài hạn. Tôi cũng bị ấn tượng bởi tài năng và trí tuệ của con người Việt Nam khi gặp họ ở khắp nơi trên thế giới.

- Nếu Việt Nam đã có nhiều lợi thế như vậy, điều gì ngăn cản các doanh nghệp của chúng tôi vươn xa ra tầm thế giới?

- Đây thực sự là điều tôi cũng đang cảm thấy khó hiểu. Tối qua khi một người bạn gọi điện cho tôi để thông báo kết quả trận đấu bóng đá tại Liverpool, họ đã thốt lên rằng "Tôi cũng muốn đến Việt Nam" khi biết tôi đang ở Hà Nội. Bản thân tôi, cũng như nhiều người bạn khác tại London, từng có mặt tại trước cửa Đại sứ quán Pháp để biểu tình hồi Hội nghị Paris vì chúng tôi ngưỡng mộ Việt Nam. Với sự yêu mến của cộng đồng quốc tế, đáng lẽ ra các bạn phải có những thương hiệu nổi tiếng hơn nữa.

- Đặt Việt Nam vào trong bối cảnh kinh tế quốc tế hiện tại, theo ông suy thoái sẽ chạm đáy vào thời điểm nào và quá trình phục hồi sẽ kéo dài trong bao lâu?

- Dù kinh tế thế giới trong quý II có những kết quả khá khả quan, nhưng chắc chắn suy thoái vẫn chưa kết thúc. Thậm chí tháng 9 và tháng 10 tới sẽ là thời điểm khó khăn. Trong quý đầu tiên của 2009, ai cũng cho rằng thế giới đang chìm trong thảm họa. Sang quý II, tâm lý lạc quan bắt đầu nhen nhóm trong giới đầu tư. Tuy nhiên, chính lòng lạc quan đó có thể tạo ra những kết quả trái ngược vào quý III. Trung Quốc sẽ tiếp tục dẫn đầu thế giới về đà tăng trưởng, trong khi Mỹ và châu Âu vẫn đi xuống tiếp vào cuối quý III, đầu quý IV năm nay.

Cũng phải nói thêm rằng kinh tế toàn cầu, nhất là các nước giàu, sẽ khó có thể phục hồi đầy đủ vào năm 2012, 2013. Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á sẽ phục hồi trước, sau đó là Mỹ và cuối cùng là châu Âu. Việt Nam sẽ đi lên khá nhanh, trước Mỹ và Anh nhờ vào hệ thống ngân hàng vẫn giữ được sự ổn định.

- Ông đánh giá như thế nào về cơ hội mà châu Á, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi nhận được sau khủng hoảng tài chính?

- Chắc chắn các nước châu Á được rất nhiều từ suy thoái vì tôi thích nhìn suy thoái theo khía cạnh tích cực hơn là các hậu quả. Mỗi cuộc khủng hoảng đều tạo ra một cuộc cách mạng mới, tạo ra những biến đổi sâu rộng về kinh tế toàn cầu. Sau khủng hoảng, sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm mới, nhiều ngành kinh doanh mới cũng như nguồn công ăn việc làm và sự thịnh vượng mới. Quốc gia và doanh nghiệp nắm bắt và vận dụng được thời cơ sẽ phát triển hơn, ngược lại sẽ nghèo nàn đi.

Châu Á có lợi thế đặc biệt do có nền kinh tế năng động và có nhiều kinh nghiệm sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Những nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc hay Ấn Độ đang chớp thời cơ để vươn lên vị thế mới trên bản đồ kinh tế quốc tế. Để tận dụng thời cơ này, điều cần làm vẫn là tập trung đầu tư cho giáo dục, giới trẻ và công nghệ.

Tom Cannon là một trong những giáo sư xuất sắc về chuyên ngành Phát triển Chiến lược của trường ĐH Liverpool (Anh quốc), đồng thời là Giám đốc điều hành của Công ty TNHH Quốc tế Ideopolis (Ideopolis International Ltd). Ông từng làm cố vấn cho nhiều chính phủ của nhiều quốc gia như làm cố vấn cho Singapore thời Thủ tướng Lý Quang Diệu, cố vấn cho Trung Quốc thời Thủ tướng Chu Dung Cơ, cố vấn cho Nga thời Tổng thống Vladimir Putin và cố vấn cho Anh thời Thủ tướng Tony Blair. Bên cạnh đó, ông là cố vấn cao cấp của trên 30 tập đoàn xuyên quốc gia lớn như American Express, Goldman Sachs, Microsoft, Airbus, Tesco, BT, NatWest Bank, BP, Shell, Hong Kong & Shanghai Banking Corporation (HSBC), Ernst & Young, Dow Chemicals, IBM, ICI, Wessex Water, Virgin,Trinity Mirror Newspaper, General Electric. Ngoài ra, ông cũng là một chuyên gia đối với vấn đề kinh tế và tài chính trong thể thao. Tom Cannon thường xuyên xuất hiện trên các kênh Sky Sports, BBC TV, Bloomberg và nhiều hãng truyền hình quốc tế cũng như đài phát thanh, tạp chí bóng đá và thể thao chuyên gia. Tờ Academics in the Media đã xếp ông ở vị trí thứ ba về tần suất xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng tại Anh. Ông sang Việt Nam từ ngày 27/7 đến ngày 4/8. Vào tối 28/7, ông sẽ có buổi gặp gỡ với Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng và các CEO cấp cao, trước khi có các buổi diễn thuyết tại Hà Nội và TP HCM.
 
Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nên hợp tác hơn nữa​


01-10.jpg

- Giáo sư Tom Cannon, nhà hoạch định kinh tế nổi tiếng thế giới, và là cố vấn của nhiều thương hiệu lớn toàn cầu như American Express, Goldman Sachs, Microsoft, Airbus, HSBC, Ernst & Young, IBM...trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị về cái nhìn của ông đối với doanh nghiệp và thương hiệu ở Việt Nam

Những gì ông thấy ở Việt Nam trong chuyến đi lần này có khác với những gì ông hình dung trước chuyến đi hay không?

Có một điều ở Việt Nam mà tôi thấy và rất ngạc nhiên đó là con người Việt Nam rất có mong muốn cho sự thay đổi. Người ta chấp nhận, đón nhận và sẵn sàng cho sự đổi mới, đó là điều tôi rất mong đợi. Hơn nữa, tôi thấy rằng, con người và xã hội Việt Nam khác hẳn với của Trung Quốc tôi từng biết trước đây. Đó là hai cái hoàn toàn khác nhau... Điều thứ hai mà tôi rất quan tâm và thú vị, là các doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam có tuổi đời rất trẻ. Hơn nữa, họ rất có ý chí và tìm tòi trong công việc… Tôi đã nhìn thấy những điều này ở những con người Việt Nam khi đến đây.

Lời khuyên của ông cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh thế giới đã đổi thay vì khủng hoảng toàn cầu đang diễn ra?

Tôi mong muốn doanh nhân Việt Nam hãy nhìn về phía trước, đừng để cuộc khủng hoảng bây giờ và những điều tối tăm che khuất và đừng bao giờ sợ hãi. Điều quan trọng, là các doanh nghiệp hãy tập trung đầu tư vào những lĩnh vực họ muốn một cách nghiêm túc và mang tính dài hơi. Doanh nghiệp phát triển đồng nghĩa với nó là một đất nước sẽ phát triển. Cũng như bạn biết, dân số thì trẻ, tốc độ phát triển rất nhanh từ việc đô thị hoá đến các ngành công nghiệp ở Việt Nam là một điều rất ấn tượng với tôi.

Hơn 95% doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ. Làm sao để họ có thể áp dụng lời khuyên của ông, một người thực ra chỉ có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc với các tập đoàn xuyên quốc gia?

Thực ra tỷ lệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ở Việt Nam cũng không là điều gì ngạc nhiên vì là 60 – 70% các doanh nghiệp trên thế giới cũng là ở cỡ vừa và nhỏ. Có điều cách biệt là cách thức vận hành của các doanh nghiệp Việt Nam khác với các doanh nghiệp mà tôi đã từng đi làm và biết ở các nước khác. Sự khác nhau nằm ở chỗ, các doanh nghiệp Việt Nam luôn luôn mong tới sự phát triển, hợp tác với bên ngoài nhưng chắc chắn sẽ có những hạn chế nhất định bởi vì những điều kiện đặc biệt ở Việt Nam. Thứ hai, giữa các DNVVN ở Việt Nam nên có sự hợp tác với nhau hơn nữa, nên thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, bởi trong lúc hợp tác họ có thể học hỏi, trao đổi được rất nhiều điều với nhau để cùng phát triển. Nhiều khi các doanh nghiệp Việt Nam có sự hợp tác, liên kết rất ít. Điều này khác với các doanh nghiệp nước ngoài.

Ông có biết thương hiệu của các sản phẩm gạo, cà phê, tiêu, hay cá basa của Việt Nam, những mặt hàng mà Việt Nam luôn là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất trên thế giới hay không?

Tôi đã đi khắp nơi trên thế giới, từ châu Mỹ, châu Âu đến châu Á và có thể gặp, uống cà phê Brazil, Argentina, Columbia… nhưng tuyệt nhiên không thấy quán nào bán cà phê Việt Nam mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới.

Nói đến Nhật Bản, người ta nghĩ đến Sony hay Panasonic, hay Hàn Quốc thì liên hệ tới Samsung hay Daewoo. Nhưng nói đến Việt Nam, người ta không nhớ ra bất cứ thương hiệu nào. Đây là cả một câu chuyện dài và đòi hỏi một thời gian khá lâu mới có thể giải quyết. Xây dựng thương hiệu của riêng Việt Nam là rất cần thiết. Thay vì cứ đi gia công sản xuất cho các hãng nước ngoài, Việt Nam cần có thương hiệu của riêng mình. Như vậy mới không bị ảnh hưởng, chẳng hạn khi hãng đó chuyển nhà máy sang quốc gia khác.

Việt Nam có những lợi thế mà một số nước Đông Nam Á không có được. Nhưng bản thân Việt Nam lại không phát huy được những lợi thế của mình. Ví dụ như, sức liên kết của các công ty rất nhỏ và hạn chế cho nên đưa ra thương hiệu của Việt Nam trên thế giới là không có. Đây là điều mà Chính phủ và các doanh nghiệp nên suy nghĩ một cách nghiêm túc.

Ông là một trong những học giả đến Việt Nam diễn thuyết về vấn đề doanh nghiệp và thương hiệu. Ông đánh giá thế nào về thính giả Việt Nam so với các thính giả khác trong khu vực?

Khi tôi nói ở Hong Kong, Dubai hay Singapore – những nền kinh tế phát triển, người nghe thường chú tâm đến những gì tôi nói. Họ không bị phân tán. Còn ở những nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, nhiều khi nói những vấn đề này, mặc dù tôi đã dùng những ngôn từ rất bình dân, nhưng tôi cảm nhận được có một số người không mấy chú tâm. Trong quá trình thuyết giảng, tôi có để ý khuôn mặt của người nghe, thì thấy những người trong khu vực họ có nét mặt thanh thản. Còn ở Việt Nam thì không.
 
Top