What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Bài học từ Franklin D. Roosevelt và Vannevar Bush

thoidaianhhung

Administrator
Ngày 17 tháng 11 năm 1944, tổng thống Franklin D. Roosevelt (FDR) viết một bức thư gửi tiến sĩ Vannevar Bush (không có quan hệ gì với các tổng thống Bush), nguyên giám đốc phòng nghiên cứu và phát triển khoa học của chính phủ Mỹ. Tôi lược dịch nội dung bức thư dưới đây. Qua thư có thể thấy FDR là người rất hiểu biết và có viễn kiến về phát triển khoa học và quan hệ của nó đến tiến bộ xã hội.

Tiến sĩ Bush thân mến,

Phòng nghiên cứu và phát triển khoa học là một thử nghiệm vô song của sự hợp tác giữa nhiều ban ngành trong việc điều phối nghiên cứu khoa học và ứng dụng tri thức khoa học giải quyết các vấn đề kỹ thuật hóc búa của thời chiến. Các tác vụ của phòng đã được giữ bí mật tuyệt đối, không được công chúng biết đến mà tán thưởng; trong khi các kết quả thực tế của nó có thể được tìm thấy ở mọi chỗ mọi nơi trên toàn thế giới. Hy vọng rằng một ngày nào đó lịch sử sẽ kể lại các thành công của phòng cho thế hệ mai sau.

Không có lý do gì chúng ta không tiếp tục thử nghiệm này trong thời bình. Những thi trức, kinh nghiệm, kỹ thuật mà phòng và nhiều nghìn khoa học gia ở các trường đại học và công ty tư nhân đã tích lũy trong thời chiến nên được dùng trong những ngày hòa bình sắp tới, để cải thiện sức khỏe cộng đồng, tạo nhiều doanh nghiệp và công ăn việc làm mới, và tổng quát hơn là để tăng chuẩn sống quốc gia.

Với mục đích vừa nêu, tôi nhờ tiến sĩ đề xuất các giải pháp cho các vấn đề sau đây:

Một: chúng ta phải làm gì để công bố cho toàn thế giới các tri thức khoa học đã được khám phá trong thời chiến, miễn là các công bố này không gây nguy hại đến an ninh quốc gia?

Sự truyền bá các tri thức này sẽ kích thích các doanh nghiệp mới, mang lại việc làm cho cựu binh giải ngũ và các lao động thời chiến khác, và giúp đất nước tiến những bước dài hơn trong việc cải thiện cuộc sống nói chung.

Hai: nói riêng về cuộc chiến chống bệnh tật, ta phải làm gì để nối tiếp các thành tựu thời chiến về y dược? Có một thực tế đáng buồn là số tử vong hàng năm trên đất nước chỉ vì một hai chứng bệnh nào đó đã nhiều hơn toàn bộ số tử vong trong chiến tranh. Đây là điều chúng ta đang nợ các thế hệ đi sau.

Ba: nhà nước có thể làm gì để giúp các hoạt động nghiên cứu của các tổ chức công và tư? Vai trò và mối tương quan của nghiên cứu công và tư cần phải được xem xét cụ thể.

Bốn: có thể đề nghị một chương trình hiệu quả để phát triển tài năng khoa học trẻ Hoa Kỳ để tiếp nối những thành tựu của thế hệ cha anh trong chiến tranh không? Cánh đồng tri thức nhân loại đang trải dài trước chúng ta. Nếu chúng ta biết cách đi tiên phong với cùng một viễn kiến, cùng sự dũng cảm và lòng kiên trì như cách chúng ta chiến đấu trong cuộc chiến vừa qua, thì chúng ta có thể kiến tạo một cuộc sống đầy đủ và đa dạng hơn nhiều.

Tôi hy vọng rằng, sau khi tham khảo với các đồng nghiệp và những chuyên gia khác, tiến sĩ sẽ đề xuất cho tôi những giải phảp thiết thực cho các vấn đề trên trong thời gian sớm nhất, báo cáo tiến độ cụ thể thay vì chờ hoàn thành toàn bộ các kế hoạch rồi mới báo cáo.

Không may là tổng thống FDR qua đời ngày 12 tháng tư năm 1945 do xuất huyết não. Phó tổng thống Henry Truman kế nhiệm. Tiến sĩ Vannevar Bush hoàn tất bản báo cáo và gửi cho Truman. Bản báo cáo này đã đề nghị thành lập, và sau đó trực tiếp dẫn đến sự thành lập của Quỹ Khoa Học Quốc Gia Mỹ (National Science Foundation, viết tắt là NSF) dựa trên National Science Foundation Act. Phần lớn các ngành nghiên cứu khoa học cơ bản của Mỹ đều dùng tiền của quỹ này là chính, mặc dù nó chỉ đóng góp khoảng 20% tổng số ngân quỹ liên bang tài trợ khoa học. (NIH, DARPA, DoD, DoE, v.v. đóng góp 80% còn lại. Riêng NIH, dành cho các ngành y sinh học, có ngân sách cực lớn, khoảng 30 tỉ USD một năm.)

Một trong những ý tưởng quan trọng nhất của bản báo cáo là “xem trọng nghiên cứu cơ bản”, “biết phân biệt nghiên cứu cơ bản và phát triển ứng dụng công nghệ”. Nhiều công ty lớn sau đó đã được tổ chức theo ý này: thành lập cả phòng nghiên cứu cơ bản và nuôi các khoa học gia làm “chuyện trên trời”. Tờ Economist gần đây có bài đề cập đến bản báo cáo này, trong đó có đoạn:

Cách tiếp cận này dẫn đến thành công đáng kinh ngạc. AT&T’s Bell Labs thắng 6 giải Nobel với các phát kiến như laser và con transistor. IBM có 3 giải Nobel. Palo Alto Research Centre của Xerox sáng chế nhiều thành phần không thể thiếu của máy tính cá nhân (con chuột, giao diện đồ hoạ, Ethernet), v.v.

Bản báo cáo của Vannevar Bush được chia thành những phần chính sau đây:

* Tóm tắt báo cáo
* Chương 1: Giới thiệu
* Chương 2: Chiến tranh chống bệnh tật
* Chương 3: Khoa học và phúc lợi công cộng
* Chương 4: Làm mới tài năng khoa học
* Chương 5: Một vấn đề chuyển hóa khoa học
* Chương 6: Các phương thức hoàn thành mục đích
* Phụ lục

Trong phần Tóm tắt báo cáo có đoạn:

Và về phúc lợi công cộng

Chúng ta muốn có nhiều doanh nghiệp mới thành đạt. Nhưng các sản phấm và chu trình không phải cứ ra đời là đã trưởng thành. Chúng được xây dựng trên các nguyên tắc và khái niệm do nghiên cứu khoa học cơ bản mang lại. Nghiên cứu khoa học cơ bản chính là nguồn vốn khoa học. Chúng ta không còn có thể lệ thuộc vào Châu Âu, xem Châu Âu như nguồn vốn khoa học chính được nữa. Rõ ràng là nghiên cứu khoa học nhiều hơn và tốt hơn là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của chúng ta.

Thế làm thế nào để tăng vốn khoa học? Thứ nhất, ta phải có rất nhiều nhân lực được đào luyện về khoa học, vì họ chính là những người tạo ra tri thức mới và ứng dụng chúng vào cuộc sống. Thứ hai, chúng ta phải củng cố các trung tâm nghiên cứu khoa học cơ bản, bao gồm các đại học và viện nghiên cứu. Những cơ quan này là những môi trường tốt nhất cho việc khởi tạo tri thức khoa học và ít bị chi phối bởi các đòi hỏi kết quả ngắn hạn. Ngoại trừ vài ngoại lệ, hầu hết các nghiên cứu trong công nghiệp và của nhà nước là nhằm ứng dụng tri thức khoa học vào các vấn đề thực tế. Chỉ có các trường đại học và các viện nghiên cứu mới có thể tập trung khai phá biên giới của tri thức.

Để các trường đại học và viện nghiên cứu làm được chức năng này, chúng ta cần tăng tài trợ cho họ dùng nguồn tài chính công cộng.

Để khoa học có thể đóng vai trò mạnh mẽ cho phúc lợi quốc gia, các nghiên cứu ứng dụng của nhà nước và các ngành công nghiệp phải thật mạnh mẽ. Để tăng chất lượng nghiên cứu khoa học của các tổ chức nhà nước, cần cải thiện thủ tục tuyển nhân công, phân loại nhân công, và trả lương nhân công để giảm thiểu sự què quặt của các tổ chức khoa học nhà nước trong cạnh tranh nhân tài với các công ty và các trường đại học. Để điều phối các hoạt động quản lý ngân sách và chính sách khoa học, cần phải thành lập một ban cố vấn khoa học thường trực để cố vấn các nhánh hành pháp và lập pháp của nhà nước trong các vấn đề này.

Trong Chương 1, báo cáo có đoạn

Quyền tự do tìm tòi phải được đảm bảo

Các đại học và viện nghiên cứu công và tư là các trung tâm nghiên cứu khoa học cơ bản. Chúng là nguồn suối của tri thức và hiểu biết. Nếu để cho các tổ chức này phát triển đầy khí lực, để cho các khoa học gia của họ được tự do theo đuổi chân lý bất kể chân lý dẫn đến đâu, thì sẽ có một dòng tri thức khoa học chảy đến những nơi ứng dụng được chúng, như nhà nước và các công ty.

Rất nhiều bài học trong chiến tranh có thể ứng dụng trong hòa bình. Nhà nước có một số chức năng rất quan trọng, như việc điều phối tài nguyên cho các chương trình lớn có ích cho quốc gia. Thế nhưng chúng ta phải cực kỳ thận trọng trong việc mang tâm thức và phương pháp của thời chiến vào thời bình. Chúng ta phải bỏ đi lối kiểm soát chặt chẽ đã từng rất cần thiết trong chiến tranh, phải trả lại sự tự do tìm hiểu, trả lại tinh thần tìm tòi khoa học lành mạnh tối cần thiết cho việc mở mang biên giới tri thức.

Quá trình phát triển khoa học nói chung là kết quả của tương tác tự do giữa các trí thức tự do, nghiên cứu các đề tài tự thân họ chọn, theo kiểu mà sự tò mò khám phá tự nhiên của họ dẫn dắt. Sự tự do tìm tòi phải được bảo toàn, cho dù dưới bất kỳ kế hoạch tài trợ nào …

Chương 3 có đoạn (mà đọc nó không khỏi liên tưởng đến hàng loạt bài viết trên Tia Sáng về một câu hỏi với câu trả lời hiển nhiên: “làm khoa học có cần đăng báo quốc tế hay không?“)

Trao đổi thông tin khoa học với quốc tế

Nhà nước có thể làm vài việc: trợ giúp tổ chức hội thảo quốc tế, ghi nhận các khoa học gia Mỹ tham dự, ghi nhận các khoa học gia nước ngoài, giúp tăng tốc trao đổi thông tin khoa học, bao gồm giúp biên dịch và cải tạo các học bổng quốc tế. Nhà nước cần đóng vai trò chủ động trong việc đây mạnh giao tiếp quốc tế của thông tin khoa học.

Và, Chương 4 có đoạn

Gỡ bỏ các rào cản

… Giáo dục đại học và sau đại học trên đất nước này vẫn còn chủ yếu dành cho nhũng người có khả năng tài chính. Nhưng có rất nhiều người tài trong bất kỳ nhóm công dân nào. Vậy mà nhũng người thiếu khả năng tài chính vẫn không được học hành đầy đủ. Đây là một phí phạm tài nguyên quốc gia rất lớn. Việc đảm bảo cho công dân được học hành theo khả năng thay vì theo gia tài là việc rất quan trọng trong tăng trưởng chất lượng ở mọi mức độ của hoạt động khoa học.

Ngoài “dân khí, dân trí” như trong các bài học từ Nhật Bản, ngoài các chương trình tài chính cụ thể như chương trình NDEA, chúng ta còn có thể học hỏi thêm nhiều ở nhũng tư tưởng tiến bộ của FDR và Vannevar Bush.

http://www.procul.org/blog/2008/01/02/bai-học-từ-franklin-d-roosevelt-va-vannevar-bush/#more-817
 
Stefan Vilsmeier - từ thần đồng trở thành doanh nhân !

Stefan Vilsmeier cho rằng bước chuyển từ phát minh tới kinh doanh không khó. Điều quan trọng nhất là yếu tố con người.

159810.jpg

Stefan Vilsmeier

Trong khi nhiều doanh nhân khác thường tìm kiếm những người có tính cách gần giống mình để cộng tác, Stefan Vilsmeier đi theo hướng khác. Ông tuyển các nhân viên với những đặc điểm hoàn toàn khác mình, để học tập những điều mới ở họ.

Điều cốt yếu để tham gia BrainLab của Stefan Vilsmeier là bạn phải có năng lực, có cách nhìn ở tầm toàn cầu và... lôi cuốn người khác. Stefan Vilsmeier nói: “Tôi bao giờ cũng cố gắng tuyển những người luôn cười tươi”.

Ông còn cho rằng tài năng quan trọng hơn kinh nghiệm, bởi “người ta thường phải mất rất nhiều thời gian để… quên đi những gì được dạy từ trước để phát huy tính sáng tạo của mình”.

Stefan Vilsmeier không có việc làm cố định. Ấy thế nhưng nhiều chuyên gia giải phẫu thần kinh trên thế giới vẫn cứ trầm trồ thán phục những sản phẩm do ông tạo ra, còn giám đốc các tập đoàn tầm cỡ quốc tế thì lại đánh giá Stefan Vilsmeier là nhà lãnh đạo tài ba.

Tất cả những thành tích kể trên có ý nghĩa đặc biệt, nếu bạn biết rằng Stefan từng bị đuổi khỏi trường đại học sau... 20 ngày nhập học!

Stefan Vilsmeier là giám đốc điều hành của BrainLab. Ông được Cty Earst&Young bình chọn là doanh nhân thế giới năm 2002. Ông cũng là thành viên tham gia Hội thảo kinh tế quốc tế năm 2003 với chủ đề “Những nhà lãnh đạo tầm cỡ quốc tế của tương lai”.

Nở một nụ cười điềm đạm, Stefan Vilsmeier tâm sự: “Có lẽ tôi là người quá thiếu kiên nhẫn để theo học một chương trình giáo dục bình thường”.

Nhưng điều quan trọng là dù “thất học”, Stefan Vilsmeier vẫn trở thành một doanh nhân được công nhận ở cấp quốc tế và là người đứng đầu công ty nổi tiếng BrainLab.

Tất cả bắt đầu từ năm 1983, khi cậu bé Stefan Vilsmeier, lúc đó mới 13 tuổi, sắm được chiếc máy vi tính đầu tiên trong đời - chiếc Commodore 64. Không lâu sau đó Stefan trở thành lập trình viên và tới năm lên 17 đã là tác giả của cuốn giáo khoa dạy chương trình đồ họa ba chiều trên máy tính.

Ngay lập tức, cuốn sách được in ra 50.000 bản và mang lại cho Stefan Vilsmeir một khoản thù lao đầu tiên trong đời - 150.000 mác Đức (khoảng 75.000 đô la Mỹ).

Ba năm sau đó, sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học Stefan Vilsmeier nhận được giấy mời tới học ở trường tổng hợp Vienna (Áo), và được đề nghị viết một chương trình đồ họa ba chiều chuyên dành cho các nhà giải phẫu thần kinh.

Dự án thất bại, nhưng bù lại nhờ đó Stefan Vilsmeier hiểu được rằng ngành y rất cần có các chương trình máy tính để phục vụ cho công việc của mình. Thế là Stefan bèn quyết định không vào học đại học nữa, mà dùng tiền thu được do bán sách để mở đầu công việc kinh doanh.

Vilsmeier có ý định hợp tác với một công ty chuyên sản xuất thiết bị giải phẫu thần kinh, nhưng khi thấy đối tác lăm le định “cuỗm” mất ý tưởng của mình, Stefan quyết định tự mình thực hiện dự án.

Phòng thí nghiệm của ông ban đầu chỉ vẻn vẹn là… gara ô tô mượn của bố mẹ ở thành phố Munich (Đức). Ông thiết kế một buồng nhỏ đặc biệt chuyên để thuyết trình về sản phẩm của mình cho cả một hội trường nhiều người tham gia.

Buổi thuyết trình đầu tiên diễn ra vào tháng 10 năm 1992, tại Hội nghị các nhà giải phẫu thần kinh ở Washington. Chiếc buồng do Stefan phát minh được ghi chú là một “dự án sinh viên” để không phải trả tiền quá cước khi vận chuyển.

Chuyến đi Mỹ đã thay đổi toàn bộ cuộc đời của Stefan Vilsmeier. Từ đó trở đi, Stefan Vilsmeier không còn phải cặm cụi làm việc trong những phòng làm việc bất đắc dĩ, hay sống trong những khách sạn rẻ tiền.

“Chúng tôi được những nhà giải phẫu thần kinh hàng đầu thế giới biết tới” - Stefan Vilsmeir tâm sự. Nhiều chuyên gia trong số đó về sau này trở thành khách hàng của ông.

Công ty BrainLab do Stefan Vilsmeier thành lập là công ty tiên phong trong ngành giải phẫu thần kinh. Thiết bị do BrainLab chế tạo ra cho phép chiếu các tia để chữa trị não một cách chính xác.

Toàn công ty có hơn 1.000 nhân viên, chuyên lập các chương trình và thiết kế thiết bị nhằm giảm một lượng đáng kể những nguy cơ tử vong trong khi làm phẫu thuật tủy hay khi cắt khối u trong não.

Stefan Vilsmeier cho rằng chương trình đồ họa ba chiều do BrainLab phát minh ra góp phần tăng độ chính xác của các ca phẫu thuật não, và rút ngắn thời gian bình phục của bệnh nhân sau khi mổ.

Do đặc tính ưu việt như vậy, đương nhiên là giá thiết bị và chương trình của BrainLab khá cao. Một cái máy của BrainLab có thể được bán với giá 3 triệu euro. Phần cứng thường là dựa trên thiết bị của một nhà sản xuất khác, BrainLab lắp đặt phần mềm cho máy và một số bộ phận chuyên dụng khác.

Ví dụ, một loại thiết bị có tên Novalis, cho phép các bác sỹ phẫu thuật chiếu một chùm tia chính xác vào đúng khối u trong não từ các góc khác nhau. Như vậy, các tế bào khỏe mạnh xung quanh vùng khối u được bảo toàn nguyên vẹn.

Cổ phần của Stefan Vilsmeier trong công ty là 50%, của nhân viên công ty là 30%, còn lại của các nhà đầu tư là 20%, trong đó Intel bỏ 7,3 triệu đô để mua lại 5% cổ phiếu, Henderson Global Investor (viện nghiên cứu tài chính của Anh) chiếm giữ 8%, và Johnson & Johnson 9%.

Vài năm gần đây BrainLab vẫn tiếp tục đầu tư để phát triển, với con số không nhỏ, khoảng chừng 25 triệu euro. Tuy nhiên, Stefan tin tưởng rằng tới năm 2010, công ty sẽ thu lãi khoảng 15% từ doanh thu bán hàng.

Hơn 3.000 hệ thống của BrainLab đã được lắp đặt ở trên 70 nước. Nhân viên của BrainLab có mặt ở khắp châu Âu, châu Á, Úc, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Năm nay Stefan Vilsmeier 40 tuổi.

Doanh thu cua BrainLab năm 2007 là 180 triệu euro.
 
Top