What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Bank of Japan

LOBBY.VN

Administrator
Ngành ngân hàng Nhật ngủ yên suốt 20 năm ?​

a145.jpg

Nhật Bản là bài học cho cơ quan điều tiết nào có ý định bóp nghẹt ngành ngân hàng, đồng thời cản trở sáng tạo và thái độ chấp nhận rủi ro

Khó có nơi nào ngành ngân hàng lại tẻ nhạt như ở Nhật Bản. Các ngân hàng lớn nhất đối xử với Internet cứ như thể nó chỉ vừa mới được phát hiện

Khách hàng của họ ít sử dụng mobile hoặc intetnet banking hơn nhiều so với tại các nước giàu khác (xem đồ thị). Ngay cả máy ATM cũng làm việc theo giờ hành chính, cho phép rút tiền miễn phí trong giờ làm việc, còn ngoài giờ phải mất phí

Nói vậy không có nghĩa là ngân hàng Nhật hoàn toàn chẳng cải tiến gì. Quốc gia này dẫn đầu thế giới về thẻ thanh toán. Dù vậy, những sáng tạo ấy nhìn chung không có nguồn gốc từ ngân hàng

a.jpg

Dù có đứng trên góc nhìn nào thì cứ như thể hệ thống ngân hàng Nhật Bản đã ngủ yên suốt 20 năm qua

Chưa bao giờ chứng khoán hóa thực sự cất cánh. Tài sản được chứng khoán cao nhất cũng chỉ chiếm chưa tới 2% GDP. Ngược lại, năm 2007 giá rị các khoản vay thế chấp được chứng khoán hóa chưa thanh toán tại Mỹ là ¼ GDP

Thậm chí giới lãnh đạo ngân hàng Nhật cũng cổ lỗ. Phần lớn bọn họ xuất thân từ bộ phận ngân hàng thương mại với một sự nghiệp thăng tiến từ từ qua các chi nhánh thay vì tiến thẳng từ bộ phận giao dịch trái phiếu lên phòng họp ban giám đốc như thường thấy ở phương Tây

Thu nhập của họ cũng ít hơn nhiều so với quan chức các tập đoàn công nghiệp lớn. Chưa tới một nửa thu nhập của quan chức ngân hàng phụ thuộc vào lợi nhuận ngắn hạn hay biến động của cổ phiếu ngân hàng, so với tỷ lệ 80% tại Mỹ

Hệ thống cấp bậc cứng nhắc ở nhiều ngân hàng chỉ khuyến khích sự nịnh bợ và ậm ừ thay vì những bước đi quyết liệt

Sau một cuộc khủng hoảng tài chính, những nhà ngân hàng ngại rủi ro như thế cũng không có gì khó hiểu. Trong số các nước giàu, Nhật Bản là nước hiếm hoi ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng. Tổng giá trị tài sản ghi giảm tính trên tổng tài sản của ngân hàng Nhật ít hơn 20% so với ngân hàng Mỹ và ít hơn một nửa so với ngân hàng Châu Âu

Tuy vậy, quá cẩn trọng cũng có nguy cơ của chính nó. Hai thập kỷ trước khủng hoảng ngân hàng bùng phát ở Nhật và có lẽ tới nay đất nước này vẫn chưa vượt qua được nó. Tổng lợi nhuận của các ngân hàng Nhật âm trong vòng 10 năm kể từ năm 1993 và sau một giai đoạn ngắn làm ăn có lãi, họ lại quay trở về với thua lỗ trong năm 2008

Công bằng mà nói, ngân hàng Nhật cũng gặp phải rất nhiều khó khăn như tăng trưởng yếu ớt, giảm phát kéo dài và lãi suất gần mức 0

Dù vậy, các giải pháp của họ hãy còn quá rụt rè. Quanh vành đai Thái Bình Dương không thiếu cơ hội cho ngành ngân hàng, dù vậy giới ngân hàng Nhật Bản nhìn chung đều không thể tận dụng được chúng

Trong mấy năm gần đây khoản đầu tư lớn nhất của họ là vào trái phiếu chính phủ Nhật Bản thay vì cho khách hàng vay tiền. Các ngân hàng hiện nắm giữ 45% chứng khoán nợ Nhật Bản, tăng gấp đôi so với cách đây một thập kỷ

Một nguyên nhân là Nhật Bản không dám đối mặt với nợ xấu và để cho giới ngân hàng tiếp tục rót tiền cho các công ty thua lỗ kéo dài. Điều này khiến toàn ngành phải gặp khó khăn trong suốt một thập kỷ

Nguyên nhân thứ hai là vốn, các ngân hàng Nhật trong nhiều năm trời có tỷ lệ an toàn vốn rất thấp. Họ là người mua hơn một nửa số chứng khoán nợ do chính phủ Nhật phát hành

Nhật Bản là bài học cho cơ quan điều tiết nào có ý định bóp nghẹt ngành ngân hàng, đồng thời cản trở sáng tạo và thái độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Ngân hàng dẫu sao vẫn là cái ngành không thể thịnh vượng nếu không có chút tâm lý bầy đàn
 
Kế hoạch "Kim bách hợp"​

Năm 1937, "Kế hoạch Kim bách hợp" của Nhật hoàng Hirohito (Chiêu Hòa) là vơ vét, vận chuyển, bảo vệ lượng vàng bạc châu báu chiếm được ở 12 quốc gia Đông Á và ĐNÁ đưa về Nhật Bản an toàn nhất

Ra đời năm 2005, cuốn sách lịch sử "Những chiến binh vàng" (Gold Warriors) của đôi vợ chồng nhà văn người Mỹ Sterling Seagrave và Peggy đã gây chấn động dư luận thế giới, được dịch ra hàng chục thứ tiếng

Cuốn sách đề cập đến một vấn đề mà cả thế giới quan tâm: Trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Thiên hoàng Nhật Bản đã dùng vũ lực xâm chiếm 12 quốc gia châu Á, đồng thời thực hiện "Kế hoạch Kim bách hợp" vơ vét hàng vạn tấn châu báu, vàng bạc, đồ cổ... Số của báu này hiện nay ở đâu ?

"Kế hoạch Kim bách hợp"

Từ cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản đã có những kế hoạch mang tính chiến lược về sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã trở thành cường quốc trong khối trục Đức - Ý - Nhật

images789801_T10_vosivang_1.jpg

"Những chiến binh vàng"​

Năm 1937, Nhật hoàng Hirohito (Chiêu Hòa) cùng các thành viên hoàng gia đã lập ra một kế hoạch bí mật, gọi là "Kế hoạch Kim bách hợp", trực tiếp chỉ huy là Nhật hoàng và em trai là hoàng tử Yasuhito

Mục đích kế hoạch này là vơ vét càng nhiều càng tốt và vận chuyển, bảo vệ số lượng vàng bạc châu báu chiếm được ở 12 quốc gia Đông Á và Đông Nam Á đưa về Nhật Bản một cách an toàn nhất. Kế hoạch được triển khai một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực. Lực lượng tình báo được tung đi các nơi để dò xét tình hình, địa điểm cụ thể và những thương nhân giàu có. Quân đội hiến binh Thiên hoàng là lực lượng chính thực hiện kế hoạch này. Ngoài ra, còn có lực lượng các chuyên gia giám định vàng bạc, cổ vật...

6.000 tấn vàng ở Nam Kinh

Ngày 13/12/1937, quân Nhật tấn công Nam Kinh - thành phố giàu có của Trung Quốc. Các đội hiến binh đặc biệt thực hiện "Kế hoạch Kim bách hợp" ở Nam Kinh đã sử dụng các thủ đoạn như thu giữ tài sản chính phủ, phá các kho bạc, cướp đoạt vàng, đá quý, châu báu, tác phẩm nghệ thuật, tiền mặt của những người giàu có, các thương nhân

Theo số liệu thống kê riêng tại Nam Kinh, quân Nhật đã thu gom 6.000 tấn vàng, chưa kể các báu vật khác. Số chiến lợi phẩm này được vận chuyển trực tiếp bằng thuyền từ Thượng Hải về Nhật Bản, hoặc dùng xe lửa, xe tải chuyển đến Mãn Châu để xử lý, tiến hành phân loại những báu vật hiếm có. Tại Mãn Châu, những đồ trang sức bằng vàng được nấu chảy ra rồi đúc khuôn thành những thỏi vàng có kích thước thống nhất là 1 tấc, sau đó chuyển về Nhật

Khi chiến tranh sắp kết thúc, số châu báu không chuyển kịp được cất giấu trong những hầm bí mật đặc biệt ở một số nước, hoặc tạo ra những vụ đắm thuyền có chủ ý

Triều Tiên và các nước Đông Nam Á

Tại Triều Tiên, quân Nhật đã khai quật hơn 2.000 ngôi mộ cổ, chủ yếu là các vương lăng, chiếm đoạt rất nhiều các loại tượng phật, vương miện, dây chuyền, vòng đeo tai, kiếng đồng và nhiều đồ trang sức quý

images789803_T10_vosivang_8.jpg

Đảo Penang từng là trạm trung chuyển trong "Kế hoạch Kim bách hợp"​

Nhiều quốc gia ở Đông Nam Á chuộng Phật giáo, tín đồ thường đúc tượng phật bằng vàng rồi quét thạch cao ở ngoài để phòng trộm cướp. Trận Trân Châu cảng kết thúc, quân Nhật lập tức tiến hành "càn quét" Đông Nam Á trong 5 tháng. Sau khi chiếm Singapore, Malaysia, hoàng tử Yasuhito lập Tổng bộ chỉ huy "Kim bách hợp", lấy Kuala Lumpur và Pulau Pinang (Đảo dừa) làm trạm trung chuyển

Tại Kuala Lumpur, quân Nhật chiếm được rất nhiều vàng thỏi loại 23,97K, mỗi thỏi nặng 6,25kg. Tại Campuchia, quân Nhật chiếm một lượng tượng phật bằng vàng và vàng thỏi lớn, mỗi thỏi có kích thước 15,5 x 5 x 3,7cm, độ vàng ròng là 92,3%

Tại Myanma, cả ngàn tấn vàng bị cướp đoạt và được nấu chảy đúc thành vàng thỏi 20K, hình tam giác, nặng 6,2kg. Tại quốc khố của Philipines lúc ấy có 51 tấn vàng, 32 tấn bạc thỏi, 140 tấn bạc giấy và 2,7 tỷ tiền công trái của Bộ Tài chính Hoa Kỳ cùng một lượng lớn đá quý. Trừ lượng tiền giấy ra, còn lại đều bị quân Nhật "tận thu"

175 kho vàng ở Philippines


Phần lớn những của cải chiếm được từ Đông Á và Đông Nam Á trong "Kế hoạch Kim bách hợp" được chuyển về Nhật Bản từ Triều Tiên. Nhưng từ năm 1943 tàu ngầm của Mỹ đã phong tỏa toàn bộ đường biển nên quân Nhật chỉ có thể vận chuyển số vàng bạc châu báu còn lại đến Philippines mà thôi. Dưới sự giám sát của các thành viên hoàng gia Thiên hoàng, tướng Yamashita đã chỉ huy kế hoạch xây dựng "175 kho báu hoàng gia" tại Philippines

Đầu tháng 6/1945, khi xe tăng của Mỹ cách Bambang không đến 35km thì tại một căn hầm lớn chứa đầy vàng có tên là "đường hầm số 8", ở sâu dưới lòng đất, buổi đại tiệc từ giã 175 nhà thiết kế của 175 kho báu được bắt đầu. Đến nửa đêm, tướng quân Yamashita và các thành viên hoàng gia nhanh chóng rời khỏi căn hầm ra ngoài, đồng thời tại đường thông ra bên ngoài hàng khối thuốc nổ đã chuẩn bị sẵn được điểm hỏa, tất cả các nhà thiết kế kho tàng và nhân viên tham gia xây dựng đều bị chôn vùi

Chỉ duy nhất có một người Philippines tên là Ben Valmores, vốn là nô bộc của Takeda Tsuneyoshi - thành viên Hoàng gia giám sát việc xây dựng các kho tàng ở Philippines, đã được chủ nhân động lòng cho thoát ra ngoài từ đường hầm số 8 ngay khi phát nổ. Ben Valmores đã gần 80 tuổi, kể lại với Sterling và Peggy những gì mình trải qua trong thời gian 1943 - 1945

Bí mật bại lộ

Ngày 2/9/1945, tướng Yamashita cùng các nhân viên tham mưu từ cứ điểm cuối cùng Kiangan, Philippines giao nộp vũ khí đầu hàng cho quân đội Mỹ do thiếu tá Jack Kenworthy chỉ huy. Yamashita bị bắt và xử như một tội phạm chiến tranh nhưng vấn đề các kho báu hoàng gia vẫn còn là bí mật

Tình báo Mỹ quyết định khai thác từ người lái xe thân cận của Yamashita là thiếu tá Kashii, việc này do sĩ quan tình báo người Phi gốc Mỹ là Santa Romana (biệt danh là "Ông già Noel") đảm nhiệm, giám sát Santa là G.Lansdale thuộc Cục Tình báo chiến lược Mỹ (OOS), người rất nổi tiếng trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Đến tháng 10/1945, cuối cùng Kashii đã chịu cung khai, đưa Lansdale và Santa đến một số điểm nghi là nơi chứa kho báu ở vùng núi phía bắc Manila, Philippines, trong đó có 2 điểm tương đối dễ khai quật

Sự việc đã được báo lên cho tướng J. McCloy và Tổng thống Truman. Một kế hoạch khai quật được bí mật tiến hành. Tháng 11/1945, McCloy, Lansdale bí mật bay đến Manila thị sát kho vàng mà Santa đã mở. Chỉ tính riêng ở đây số vàng đã có giá trị vài chục tỷ USD...

Số vàng do Lansdale và Santa khai quật từ năm 1945 - 1957 đã được gửi cẩn thận bằng 172 tài khoản tại ngân hàng lớn của 42 nước

Năm 1975, Tổng thống Philippines là Marcos đã khai quật được một kho gồm toàn vàng thỏi có giá trị 8 tỷ USD. Macos cùng hai người Nhật Bản và đại diện Chính phủ Mỹ đã cùng nhau chia số tài sản khổng lồ này. Người giúp Marcos chuyển dịch mật mã của tấm địa đồ kho báu này tên là Kedis

20 năm trước, khi Sterling và Peggy thu thập tư liệu viết nên tác phẩm "Vương triều Marcos" đã liên lạc được với Kodis và ông này đã trao cho họ toàn bộ tài liệu liên quan để viết nên "Những chiến binh vàng", góp phần làm sáng tỏ một trong những bí ẩn lớn nhất của lịch sử

Trong 18 năm viết "Những chiến binh vàng", Sterling và Peggy đã tiếp cận hàng ngàn văn bản, tài liệu mật, phỏng vấn trên 1.000 giờ những đương sự liên quan như các chính khách, các cựu sĩ quan tình báo CIA...

Hàn Phong
 
Nhật Bản cho Việt Nam vay 1,2 tỷ USD đầu tư hạ tầng

f42avataraspx18.jpg

Cùng với Hiệp định vốn vay lần này, tổng số vốn vay của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong năm 2011 lên tới 191,8 tỷ yên (2,4 tỷ USD)

Sáng 2/11 tại Tokyo, đã diễn ra lễ ký Hiệp định vay vốn trị giá 1,2 tỷ USD giữa Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) với Bộ Tài chính Việt Nam

Liên quan đến lễ ký Hiệp định vay vốn, trong buổi họp báo ngày 2/11 tại Hà Nội, ông Nagase Toshio - Phó Trưởng đại diện của JICA tại Việt Nam cho biết việc Nhật Bản tiếp tục cung cấp vốn vay cho Việt Nam khẳng định cam kết phối hợp cùng với các nhà tài trợ như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF)...

Các dự án lần này bao gồm có dự án xây dựng công trình cảng Lạch Huyện - dự án ODA đầu tiên ứng dụng mô hình hợp tác đầu tư giữa khu vực nhà nước và tư nhân (PPP), dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam (Dự án Ứng phó với biến đổi khí hậu và thiên tai sử dụng công nghệ vệ tinh), dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn, chương trình hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu, dự án xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam (Bến Lức-Long Thành)

Trong số 6 dự án nhận vốn vay lần này, dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn có số tiền tài trợ lớn nhất lên tới 40,33 tỷ yên, với lãi suất vay thương mại là 1,4%/năm. Thời hạn trả vốn vay là 30 năm, trong đó có 10 năm ân hạn. Các dự án còn lại đều có mức lãi suất vay từ 0,2%-0,3%/năm, với thời hạn vay là 40 năm (trong đó có 10 năm ân hạn)

Phía Nhật Bản cũng cho biết, để đảm bảo sự công bằng và khả năng cạnh tranh trong quá trình đấu thầu, chính phủ Việt Nam và JICA sẽ tham khảo ý kiến của nhau và xác định các dự án mà Việt Nam sẽ thực hiện hậu kiểm thông qua một cơ quan bên thứ ba

Như vậy, các Hiệp định ký kết cho 6 dự án lần này cùng các Hiệp định vốn vay đã được ký kết vào tháng Giêng và tháng Sáu năm nay với tổng giá trị 99,1 tỷ yên (cho 5 dự án), đã nâng tổng số vốn vay được chấp thuận và ký kết của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong năm 2011 lên tới 191,8 tỷ yên (tương đương 2,4 tỷ USD)
 
Sài gòn muốn liên kết với JBIC mở công ty tài chính cho lĩnh vực hạ tầng​

cc9c222.jpg

Đây là ý kiến của Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân tại buổi làm việc với cố vấn đặc biệt của nội các Nhật Bản, Giám đốc điều hành và trưởng Tập đoàn Tài chính cơ sở hạ tầng toàn cầu ở Nhật Bản

Chính quyền TPHCM mong muốn liên kết với Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) để hình thành quỹ hợp tác đầu tư tài chính vào lĩnh vực hạ tầng hoặc mở công ty tài chính chuyên huy động vốn đầu tư vào hạ tầng tại TPHCM

Đây là ý kiến của Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân, tại buổi tiếp và làm việc với ông Tadashi Maeda, cố vấn đặc biệt của nội các Nhật Bản, Giám đốc điều hành và trưởng Tập đoàn Tài chính cơ sở hạ tầng toàn cầu ở Nhật Bản, vào sáng 12-7 tại trụ sở UBND TPHCM

Tại buổi gặp, ông Quân mong muốn Ngân hàng JBIC sẽ hợp tác với Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TPHCM thành lập một công ty liên kết chuyên huy động và cung cấp vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng của thành phố. Ngoài ra, ông Quân mong rằng JBIC có thể dành cho thành phố một khoản vay 100-200 triệu đô la Mỹ trong năm 2012 hoặc năm 2013 để đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng

Tại buổi gặp, ông Tadashi Maeda cho biết mô hình thành lập công ty tài chính để huy động vốn xây dựng cơ sở hạ tầng đã được JBIC thực hiện ở Ấn Độ, Trung Quốc và mang lại hiệu quả rất tốt trong việc huy động vốn xây dựng hạ tầng

Về các dự án hạ tầng tại TPHCM và khu vực phía Nam, ông Tadashi Maeda rất quan tâm đến dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành

Ngoài ra, ông cũng quan tâm đến lĩnh vực cấp, thoát nước tại TPHCM

Một vấn đề khác cũng được ông Tadashi Maeda và các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đó là hình thức hợp tác công - tư (PPP) vào các dự án hạ tầng. Ông Tadashi Maeda cho rằng khi triển khai các dự án PPP nên tách bạch rõ ràng dự án nào huy động vốn từ tư nhân, dự án nào tư nhân không làm được thì sử dụng vốn ODA hoặc các nguồn vốn khác. Hiện nay, một số dự án đang triển khai chưa tách bạch rõ các khoản vốn này nên việc huy động vốn từ tư nhân gặp nhiều khó khăn
 
Nhật sắp thực hiện nới lỏng tiền tệ "chưa từng có"

nhat-sap-thuc-hien-noi-long-tien-te-chua-tung-co_zps64a41aab.jpg

Đây là nhận định vừa được ông Yoshihisa Morimoto - thành viên Ban hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đưa ra

Theo Kyodo, thành viên Ban hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Yoshihisa Morimoto ngày 20/2 cho biết Nhật Bản sẽ thực hiện nới lỏng tiền tệ "chưa từng có" trên "quy mô rất lớn" trong năm nay trong bối cảnh BOJ đang nỗ lực đạt mục tiêu lạm phát 2%

Trong bài phát biểu tại thành phố Kochi, Tây Nam Nhật Bản, ông Morimoto cho biết để đạt được mục tiêu trên, BOJ "sẽ theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ" thông qua các biện pháp như duy trì chính sách lãi suất 0% và mua các tài sản tài chính

BOJ sẽ bơm hơn 50.000 tỷ yen cho các chương trình mua tài sản và hỗ trợ cho vay trong một năm tới, đồng thời BOJ sẽ tiếp tục đưa ra "các quyết sách đúng lúc và phù hợp"

Ông Morimoto cũng nhấn mạnh vai trò của chính phủ trong việc loại bỏ giảm phát, cho rằng cần phải tiến hành sửa đổi qui định nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân mở rộng hoạt động
 
Nhật gây “sốc” với quyết định bơm 1.400 tỷ USD vào nền kinh tế

- Ngân hàng trung ương Nhật ngày hôm qua đã có một quyết định khiến các thị trường tài chính thế giới bất ngờ khi tuyên bố bơm 1400 tỷ USD vào nền kinh tế trong vòng chưa đầy 2 năm tới

Quyết định trên đã được tân thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật (BOJ) Haruhiko Kuroda công bố trong một buổi họp báo tại Tokyo. Theo đó BOJ cam kết sẽ tăng cường mua trái phiếu chính phủ Nhật với quy mô 7500 tỷ Yên (tương đương 78,6 tỷ USD) mỗi tháng, đồng thời tăng gấp đôi lượng tiền cơ sở, bao gồm tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi của các định chế tài chính tại ngân hàng trung ương, trong vòng 2 năm tới

Kuroda-33241_zps022a2022.jpg

Ông Haruhiko Kuroda đã có những quyết định táo bạo​

BOJ cũng khẳng định sẽ mua các trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài hơn cũng như các loại tài sản có tính rủi ro cao hơn. Như vậy quy mô chương trình mua trái phiếu này đã vượt xa mức 5200 tỷ Yên/tháng được các chuyên gia dự báo trước đó, và là chương trình kích thích kinh tế “khủng” nhất kể từ khi hoạt động bơm tiền vào nền kinh tế được thực hiện năm 2001

“Đây là một đợt nới lỏng tiền tệ chưa từng có trong lịch sử”, ông Kuroda phát biểu với các phóng viên. “Chúng tôi đã thực hiện tất cả các bước đi có thể. Tôi tin tưởng rằng tất cả các biện pháp cần thiết để đạt được mục tiêu đưa lạm phát lên mức 2% đã được triển khai ngày hôm nay”

Một trong những bước đi được BOJ thực hiện đó là từ bỏ việc lấy lãi suất làm mục tiêu và trở thành ngân hàng trung ương lớn đầu tiên trên thế giới lấy lượng tiền cơ sở làm mục tiêu. BOJ từng áp dụng chính sách tương tự trong giai đoạn 2001 – 2006 nhưng ở quy mô nhỏ hơn nhiều

Trong bài phát biểu của mình, ông Kuroda khẳng định BOJ muốn hạ lãi suất trái phiếu chính phủ xuống để kích thích các nhà đầu tư mua các tài sản rủi ro hơn như bất động sản, cổ phiếu và khuyến khích các doanh nghiệp, hộ gia đình chi tiêu mạnh hơn ngay lúc này do lạm phát kỳ vọng sẽ tăng

Động thái nới lỏng tiền tệ mạnh tay của ông Kuroda cùng việc ông được hầu hết ban lãnh đạo BOJ ủng hộ, đã khiến đồng Yên giảm giá mạnh, kéo lợi tức trái phiếu chính phủ Nhật kỳ hạn 10 năm xuống mức thấp kỷ lục. Trong khi đó chỉ số chứng khoán Nikkei 225 tăng 2,2%, lên sát mức cao nhất 4 năm rưỡi gần đây

“Đây là một quyết định thật nhanh chóng và mạnh mẽ”, Takuji Okubo, kinh tế gia trưởng của tổ chức Tư vấn vĩ mô Nhật Bản tại Tokyo và từng là lãnh đạo ngân hàng Goldman Sachs nhận định. “Việc đề ra mục tiêu cụ thể là 2 năm đúng là một bất ngờ tích cực”

Cùng quan điểm này, nhà kinh tế của ngân hàng HSBC Nhật Bản Izumi Devalier cho rằng “Kết quả này phản ánh đúng sự thay đổi của chính phủ. BOJ giờ đây đã cam kết mạnh mẽ hơn nhiều trong việc đạt được mục tiêu lạm phát 2% và chứng tỏ rằng họ sẽ làm bất kỳ điều gì để đạt được mục tiêu đó”

japanese-33241_zpscd7b31be.jpg

Nhật đang tìm mọi cách để kích thích người tiêu dùng mở hầu bao​

Quyết định mới này của BOJ sẽ đem đến sự hứng khởi cho thị trường Nhật nhưng không phải không có rủi ro. Nó có thể khiến BOJ nắm giữ lượng quá lớn nợ của chính phủ và có khả năng chịu tổn thất nặng nếu lạm phát không thể được kích thích còn nhà đầu tư mất niềm tin vào các nỗ lực phục hồi kinh tế

Ngoài ra nó cũng có thể thổi bùng lên một cuộc chiến tiền tệ do các quốc gia châu Á khác cũng tìm cách phá giá đồng tiền để kích thích xuất khẩu, nhằm cạnh tranh với đồng Yên yếu. “Nó cứ như thể chúng ta đã trở lại thời kỳ nới lỏng định lượng của những năm 2000”, Hiroaki Muto, kinh tế gia cao cấp tại công ty quản lý tài sản Sumitomo Mitsui tại Tokyo cho biết

“Việc đặt mục tiêu là lượng tiền cơ sở sẽ dẫn tới sự tăng mạnh số dư tài khoản vãng lai mà các ngân hàng thương mại duy trì tại BOJ, nhưng tôi vẫn không dám chắc nếu số tiền này sẽ được chuyển vào nền kinh tế”

Thời gian qua, kinh tế Nhật đã bị tác động tiêu cực bởi nhiều yếu tố, trong đó có hàng thập kỷ giảm phát với giá cả giảm. Khi giá cả đi xuống, người tiêu dùng sẽ hạn chế chi tiêu để chờ giá giảm tiếp còn các công ty hạn chế đầu tư. Và hậu quả là kinh tế Nhật bị mắc kẹt trong vòng xoáy tăng trưởng èo uột và giảm phát

Với việc lĩnh vực xuất khẩu tụt dốc trong những năm gần đây, việc kích thích nhu cầu tiêu dùng nội địa đã trở thành nhiệm vụ then chốt để thổi làn gió mới vào nền kinh tế. Kể từ khi trở lại nắm quyền, thủ tướng Shinzo Abe cũng khẳng định thúc đẩy lạm phát là bước đi chính yếu để kích thích tiêu dùng

Dưới áp lực của chính phủ, hồi đầu năm nay BOJ đã tăng gấp đôi lạm phát mục tiêu lên mức 2%. Các nhà phân tích cho rằng dù đây là mục tiêu khó khăn nhưng các chính sách cho thấy BOJ đang đi đúng hướng

“Đạt được mục tiêu lạm phát 2% trong 2 năm vẫn là rất khó. Nhưng giờ khả năng điều đó có thể thành hiện thực đã cao hơn trước đây nhờ các biện pháp nêu trên”, Yoshimasa Maruyama, kinh tế gia trưởng của Viện nghiên cứu kinh tế Itochu khẳng định

Thanh Tùng
 
Châu Á hưởng lợi khi Nhật Bản nới lỏng kỷ lục
Việt Nam, Thái Lan hay Philippines đều được kỳ vọng đón dòng tiền mạnh do các công ty Nhật Bản đang tìm kiếm cơ hội đầu tư và đa dạng hóa sản xuất

Ngày hôm qua (4/5), Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) - tuyên bố tiếp tục theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ không giới hạn để đạt mục tiêu lạm phát 2%

Theo đó, BOJ sẽ mua lại 7.500 tỷ yen (78,6 tỷ USD) trái phiếu mỗi tháng. Lượng tiền cơ sở, gồm tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi của các tổ chức tài chính trong BOJ, cũng được nâng gấp đôi lên 270.000 tỷ yen (2.800 tỷ USD) cho đến cuối năm 2014

Động thái này vượt xa dự đoán của các nhà kinh tế (5.200 tỷ yen mỗi tháng) và là chương trình nới lỏng mạnh mẽ nhất từ năm 2001. Sau tin tức trên, yen Nhật hôm nay đã giảm xuống mức thấp nhất so với USD kể từ 2009

Giới phân tích cho rằng ông Kuroda đang nối gót Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) - Ben Bernanke và Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) - Mario Draghi, khi tích cực bơm tiền để hỗ trợ nền kinh tế

Thậm chí, các chuyên gia tại Công ty chứng khoán Nomura còn cho rằng động thái này mạnh mẽ hơn nhiều khi BOJ dự kiến mua lại các tài sản tương đối rủi ro

Theo nhà phân tích Frederic Neumann từ HSBC, việc BOJ nới lỏng sẽ có nhiều tác động đến các nước mới nổi ở châu Á, dù không mạnh như động thái từ Mỹ. Thái Lan, Malaysia và Indonesia là ba thị trường châu Á có mối liên hệ tài chính mật thiết nhất với Nhật Bản. Vì vậy, Nhật bơm tiền sẽ khiến dòng vốn đổ vào ba nước này tăng lên trong những quý tới

Philippines và Việt Nam cũng được kỳ vọng đón dòng tiền mạnh do các ngân hàng, nhà đầu tư tổ chức Nhật Bản đang tìm kiếm cơ hội mới. Bên cạnh đó, các công ty nước này cũng muốn đa dạng hóa địa điểm sản xuất

Ở Hàn Quốc và Đài Loan, ảnh hưởng sẽ có sự khác biệt do lượng vốn từ Nhật Bản vào đây thường khá thấp. Giới chức sẽ lo ngại về đồng yen giảm giá nhiều hơn, do việc này gây bất lợi cho hàng xuất khẩu của họ. Neumann dự đoán trong năm nay, Hàn Quốc có thể phản ứng bằng cách hạ giá tiền tệ của mình
 
Ngân hàng đầu tư thành “nàng lọ lem” nhờ Abenomics


Trụ sở của Nomuara Holdings​

Các ngân hàng đầu tư ở Nhật Bản đang là một trong những bộ phận được hưởng lợ nhiều nhất từ chính sách kích thích kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe (Abenomics)

Kể từ khi ông Abe lên cầm quyền vào tháng 12 năm ngoái với tham vọng chấm dứt hơn một thập kỷ lạm phát, hoạt động bảo lãnh cổ phiếu và trái phiếu của các ngân hàng đầu tư Nhật Bản bùng nổ mạnh mẽ. Theo dữ liệu thống kê của Bloomberg, kể từ đầu năm đến nay, các công ty Nhật Bản đã phát hành số cổ phiếu có tổng trị giá 1.700 tỷ yên (tương đương 17 tỷ USD), tăng gấp 3 so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng trái phiếu doanh nghiệp tăng lên 3.100 tỷ yên, mức cao nhất kể từ năm 2009

Không chỉ có vậy, các ngân hàng này cũng được hưởng lợi từ mảng môi giới chứng khoán bởi TTCK liên tục tăng điểm với hàng loạt các gói kích thích kinh tế. Nomura Holdings, công ty chứng khoán lớn nhất Nhật Bản, hôm nay (26/4) vừa công bố lợi nhuận quý I chạm mốc cao nhất trong vòng 7 năm trở lại đây

“Đây là ngành hưởng lợi trực tiếp từ Abenomics”, Shinichi Ina – chuyên gia phân tích ngân hàng tại UBS AG – nhận định. Theo Ina, khối lượng giao dịch liên tục tăng lên và điều đó có nghĩa là các công ty môi giới có thể thu về lượng phí lớn

Tháng 12 năm ngoái, Đảng Dân chủ tự do của Thủ tướng Abe đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử với ba chiến lược kinh tế quan trọng: tăng chi ngân sách, tăng nới lỏng tiền tệ và tăng cường giảm bớt qui định. Tất cả các chính sách của ông Abe đều hướng tới mục tiêu thúc đẩy đầu tư và thuê mướn lao động

Hồi tháng 1, chính phủ công bố gói kích thích trị giá 10.300 tỷ yên. Trong tháng này, NHTW Nhật Bản cũng thông báo sẽ nâng gấp đôi cơ sở tiền tệ trong vòng 2 năm. Kết quả là, kể từ khi cơ hội chiến thắng của ông Abe trở nên rõ ràng vào tháng 11 năm ngoái, chỉ số Topix đã tăng tổng cộng 62%. Khối ngoại cũng hào hứng mua vào

Topix Securities and Commodity Futures Index – chỉ số gồm các công ty môi giới chứng khoán lớn nhất Nhật Bản – là chỉ số tăng mạnh nhất trong số 33 nhóm của chỉ số Topix khi tăng tới 175%. Nhìn lại năm 2011, đây là ngành tồi tệ nhất với mức sụt giảm 50%

Cũng theo dữ liệu của Bloomberg, các vụ bảo lãnh kể từ đầu năm đến nay có tổng giá trị là 1.700 tỷ yên – cao nhất kể từ năm 2010. 18 công ty đã thực hiện IPO, tăng lên so với con số 15 công ty của cùng kỳ năm 2012. Theo Satoshi Shiomi, nhân viên của Nomura, Abenomics đang thúc đẩy các doanh nghiệp xem xét thực hiện IPO

Trong khi đó, bộ phận kinh doanh chứng khoán của tập đoàn tài chính Mizuho ngập chìm trong các yêu cầu từ nhà đầu tư nước ngoài. Theo Mikihiko Kitano, người phát ngôn của Mizuho, nếu như trước đây các chuyên gia phân tích phải khó khăn lắm mới có được cuộc hẹn với khách hàng, giờ đây họ phải cố gắng sắp xếp để không từ chối những lời đề nghị

Tình hình tuyển dụng của các ngân hàng đầu tư cũng trở nên sáng sủa. John Byrne là trưởng phòng nhân sự của Ascent Global Partners chi nhánh Tokyo. Tháng 11 năm ngoái, anh đã nghĩ đến việc rời bỏ công việc này bởi tình hình quá tệ hại. Tuy nhiên, Byrne cho biết gần đây công việc của anh trở nên rất bận rộn

Bộ phận chứng khoán của Mitsubishi UFJ, Sumitomo Mitsui và Mizuho (3 ngân hàng lớn nhất Nhật Bản) đều đang có kế hoạch tuyển dụng thêm các sinh viên mới tốt nghiệp vào năm tới

SMBC Nikko, bộ phận môi giới của Sumitomo Mitsui, có kế hoạch tăng thêm 100 nhân viên trong vòng 3 năm tới

Hiện nay, khoảng một nửa trong số 1.547 nghìn tỷ yên tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản (vốn quen với giảm phát) là tiền mặt. Chưa đến 7% được đổ vào cổ phiếu

Có lẽ người Nhật vẫn còn nhớ sự kiện bong bóng tài sản vỡ tung cách đây 20 năm. Tuy nhiên, chỉ số Nikkei 225 hiện thấp hơn 64% so với mức đỉnh hồi năm 1989

Thu Hương
 
Top