What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cộng đồng người Việt ở UAE

LOBBY.VN

Administrator
Tết của người Việt ở xứ sở Hồi giáo​

Hình ảnh không khí đón Tết rộn ràng, cả gia đình ngồi quây quần đầm ấm bên mâm cơm ngày Tết cứ da diết trong tâm trí chúng tôi, những người công nhân Việt Nam xa xứ mỗi dịp Tết về ở xứ sở Hồi giáo này

20120123100711_laodongdubai1.jpg

Lao động Việt làm việc tại một công trường ở Sharjah, UAE​

Tết Nguyên đán là một truyền thống dân tộc, là ngày để mọi người đoàn tụ gia đình, là dịp để nhớ về nhau, gắn bó với nhau hơn. Tôi, cũng như hai năm trước, lại một lần nữa phải đón Tết nơi xứ người

Ở Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE), người dân nước này không đón Tết âm lịch. Dịp Tết ta, những lao động Việt chúng tôi được nghỉ một ngày và mong sao ngày đó không trùng với ngày thứ Sáu - ngày nghỉ bình thường của người Hồi giáo - để có thể hưởng Tết hai ngày, nhờ thế mà bạn bè có thời gian tới thăm nhau và tổ chức ăn uống tìm chút không khí đầm ấm như ở quê nhà

Ở Dubai, mỗi dịp ngồi quanh mâm cơm trong căn phòng nhỏ, chúng tôi lại kể cho nhau nghe chuyện gia đình. Anh Duẩn, một thợ điện, giọng trầm xuống sau khi điện về nói chuyện với các con. "Anh nhớ chúng nó quá, giờ này ở nhà đang đi chúc Tết họ hàng"

Cước điện thoại gọi từ Dubai về Việt Nam khá đắt nhưng mấy ngày Tết, ai cũng liên tục gọi về cho người này người kia để đỡ nhớ nhà. Chúng tôi cũng gọi cho bạn bè ở Sharjah và Umm al-Qaiwain để được nhận lời chúc của những người đồng cảnh

Nơi đây vào mùa này, ngày thì nóng cháy da thịt, đêm thì rét thấu xương. Để có được một mâm cơm đón Tết tự tổ chức với nhau, chúng tôi phải rát kì công

20120123100711_laodongdubai2.jpg

Lao động Việt ở Sharjah trong giờ giải lao​

Trước hết là việc tập hợp đồng hương. Đa số lao động Việt ở đây làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Cơ sở vật chất thông tin liên lạc khá thiếu thốn. Chỗ làm của người này có thể cách người kia đến hàng trăm kilômet nên gặp gỡ nhau không phải dễ dàng

Bên cạnh đó, tôn giáo ở đây cấm ăn thịt lợn nên nếu muốn ăn và có chút rượu nhấm nháp thì chỉ có thể "mua chui" ở các siêu thị của Thái Lan hay Philippines hoặc sử dụng thịt bò dê thay thế! Không bao giờ được quá chén, vì bạn có thể sẽ bị tống giam nếu bị cảnh sát bắt được

Không có bánh chưng mềm dẻo, nhưng chúng tôi lại có những miếng bánh "tinh thần". Còn rau xanh, một số người như anh Tùng, một công nhân khá lâu năm ở Sharjah chia sẻ: "Chúng tôi tự trồng rau, nuôi gà phục vụ bữa ăn"

Khắt khe hơn nữa là những người phụ nữ qua đây giúp việc, họ chỉ được gặp nhau và nói chuyện ở những nơi công cộng như không viên bãi biển. Luật pháp tuyệt đối cấm họ tụ tập trong phòng hoặc ăn uống với những người khác !

Lao động Việt ở UAE phần lớn đều gửi gần như toàn bộ số tiền kiếm được về cho gia đình. Ăn Tết ở nơi đất khách nhưng lòng họ đều gửi trọn về quê hương.

Năm nay là năm con Rồng. Chúng tôi hy vọng gia đình mình luôn mạnh khỏe để chúng tôi yên tâm làm việc. Và cái Tết cổ truyền xa xứ là điểm tựa để họ tiếp tục hy vọng và xây dựng cho một tương lai tốt đẹp hơn
 
Người Việt mưu sinh ở xứ Ả Rập​

Từng sống 9 năm 11 tháng tại xứ Ả Rập, đã có gần 20 chuyến đi, đến các nước khác nhau. Mỗi lần như vậy, tác giả đều có các cuộc gặp gỡ thú vị với đồng hương người Việt ở nước sở tại, với nhưng tâm trạng vui, buồn khác nhau bởi hoàn cảnh sống, mưu sinh muôn vẻ

22 nước Ả Rập tại Bắc Phi và Trung Đông có rất nhiều khác biệt về văn hóa, tôn giáo và lối sống. Ngôn ngữ cũng là một trở ngại vì đây là thứ tiếng rất khó học và thực tế, rất ít người Việt biết tiếng Ả Rập

Nhưng thật ngạc nhiên, có những nước nhỏ xíu như Djibouti, xa xôi hẻo lánh và thưa dân như Mauritania cũng đã có dấu chân của người Việt

Khoảng năm 2004, tôi gặp một nhóm anh em người Việt tại sân bay Dubai. Khi gặp nhau, họ rất mừng, nghĩ rằng tôi đã sống ở bên ấy lâu thì rất thông thạo (thực ra lúc đó tôi mới sang Dubai được hơn 3 năm, nhưng so với người mới đến thì đã được coi là kinh nghiệm đầy mình rồi)

Nhóm anh em khoảng 40 người, đều còn rất trẻ, hầu hết chỉ trong khoảng 20-25, tôi vẫn nhớ họ rất tươi tỉnh, hoạt bát mặc dù vừa trải qua 2 chặng bay, tổng cộng khoảng 10 giờ cộng với 5 giờ chờ tại sân bay Bangkok và 12 giờ chờ tại sân bay Dubai

Các em kể, khi được tuyển dụng đi lao động tại Dubai vào lúc đó, mọi người đều phấn khởi, nhưng đến sát ngày lên đường mới biết rằng Dubai chỉ là địa chỉ của công ty môi giới, còn nơi làm việc là Djibouti. Nhưng cũng chẳng sao, miễn được đi là mừng rồi

Thực ra tôi không biết nhiều về Djibouti, chỉ biết đó là một quốc gia nhỏ bé, với 750.000 dân, đa số theo Hồi giáo. Điều quan trọng là, so với các nước láng giềng Etiopia và Somali, Djibouti là nơi có mức sống cao hơn hẳn, do đó cuộc sống của người công nhân bên đó cũng không đến nỗi nào

Cũng trong thời gian năm 2003-2004, tôi gặp một người có cái tên rất kỳ lạ đối với người Việt: Mohamed, lúc này anh đã ở độ tuổi ngoài 40. Mohamed là tên của Nhà tiên tri khai sinh ra đạo Hồi vào thế kỷ thứ 7 nên rất nhiều Hồi giáo lấy theo tên này để tỏ lòng ngưỡng mộ

Mohamed mà tôi đã gặp là một người lai, bố anh người Mauritania đi lính cho Pháp, gặp mẹ anh ở Việt Nam, rồi sinh ra Mohamed. Mohamed sang Mauritania từ khi lên 5 tuổi, nhưng vì sống với mẹ và vẫn được tiếp xúc thường xuyên với một số người Việt bên ấy, hoặc theo chồng, hoặc con lai nên vẫn nói được tiếng Việt

Mohamed cho biết bên Ma Rốc, nước láng giềng của Mauritania và cũng là thuộc địa của Pháp trước đây, mới là nơi cộng đồng người Việt khá đông, phải lên đến 400 người. Có lẽ Ma Rốc và Mauritania là hai nơi có người Việt đến sinh sống đầu tiên của xứ sở Ả Rập, đất của những câu chuyện một ngàn một đêm lẻ

Đa phần người Việt đến Ma Rốc từ thập kỷ 50, 60 của thế kỷ trước. Nổi tiếng với địa danh Casablanca do bộ phim nổi tiếng cùng tên, được sản xuất từ năm 1942, nhưng Ma Rốc ngày nay vẫn chỉ là một đất nước đang phát triển, tài nguyên không nhiều nên một bộ phận lớn người dân vẫn còn mức sống thấp

Cũng như nhiều nước Ả Rập khác, Ma Rốc có tầng lớp “quý tộc” giàu có, học thức và sang trọng. Nhưng đối với đa số người Việt, đúng ra là người lai Việt, với bố đi lính thì gia đình bên nội cũng chẳng giàu có gì

Người Việt tại Ma Rốc làm nhiều nghề khác nhau, nhưng nghề được coi thành công nhất là kinh doanh nhà hàng ăn uống. Tuy nhiên, không giống như các nhà hàng Việt Nam tại Mỹ, châu Âu và Úc, khẩu vị người Ả Rập rất khác nên nói chung đồ ăn Việt Nam không thể đông khách như các nhà hàng Ả Rập

Đến đầu thập niên 80, với làn sóng đi chuyên gia châu Phi thì một số chuyên gia y tế và giáo dục Việt Nam đã đến Algeria. Khi kết thúc nhiệm kỳ, một số người ở lại tiếp tục làm các công việc gắn với chuyên môn của họ

Do có trình độ và từng được học tiếng Pháp từ nhỏ nên các chuyên gia cũ có cuộc sống khá ổn. Tuy nhiên, đến thập kỷ 90, mặt trận Hồi giáo hoạt động mạnh, có xu hướng cực đoan và bị đặt ngoài vòng pháp luật, nhiều bác sĩ đã về nước. Vì vậy, số người Việt còn lại tại Algeria rất ít, độ mươi người

Tôi đến Sudan, đất nước diện tích lớn nhất châu Phi, vào tháng 7/2010. Trước đây, Sudan được Liên Hợp quốc giao cho Ai Cập cai quản. Cũng như hầu hết các nước châu Phi, Sudan thành lập nước khá muộn (năm 1956) nhưng kể từ lúc đó là những cuộc nội chiến liên miên, đất nước nhiều tài nguyên mà người dân vẫn cơ cực

Khartoum là nơi giao nhau của dòng sông Nile trắng và sông Nile xanh. Tôi đã ngồi hàng giờ trên bờ của cù lao mang tên Tuti, một địa danh nổi tiếng tại Khartoum. Là Thủ đô của Sudan nhưng Khartoum vẫn còn hoang sơ lắm, vẫn còn những xe ngựa, la, lừa, lạc đà đi lại thản nhiên trong thành phố. Nhưng phong cảnh dọc theo những bờ sông thì rất đẹp, dòng sông hùng vĩ, nước trong vắt trườn qua những ngọn núi nhiều hình thù nên thơ

Tưởng rằng Sudan thì không thể có người Việt, nhưng hiện vẫn có một nhóm anh em bên ấy. Có lẽ Sudan là thủ phủ của người Trung Quốc, ở Khartoum có cả bệnh viện của người Tàu. Người Trung Quốc ở Sudan đông nhất trong số các nước Ả Rập

Ai Cập là nước đông dân nhất trong số các nước Ả Rập, nhưng người Việt ở đây không nhiều, chỉ khoảng 50 người. Phần nhiều người Việt là các chị em đi theo chồng là người Anh, Đức, Mỹ, Úc… sang Ai Cập làm việc. Ở nhà trông con mãi cũng buồn, có chị đã mở một nhà hàng thành công, nhà hàng của chị hướng vào khách du lịch cao cấp nên mặc dù nhỏ bé nhưng doanh số cũng khá

Khoảng những năm 2006-2007 đã xảy ra một cơn sốt xuất khẩu lao động sang các nước vùng Vịnh. Cái gì chóng đến cũng khó bền. Như tại Qatar, lúc cao điểm số công nhân Việt Nam lên đến 15.000 người, nhưng nay chỉ còn khoảng 1.500 người. Số lao động tại Bahrain, Kuwait, Oman tăng nhanh nhưng cũng giảm nhanh chóng. Duy tại Saudi Arabia và UAE thì số lao động người Việt còn trụ được nhiều hơn cả

6 nước vùng Vịnh có lẽ là nơi tiếp nhận người lao động nước ngoài lớn nhất thế giới (tính theo tỉ lệ dân số). Người Ấn Độ (từ hồi vẫn còn chung với Pakistan, Bangladesh vào khu vực này từ đầu thế kỷ 20), đến nay người dân các nước này đã lên đến con số hàng chục triệu người

Đến thập kỷ 70, người Philipin bắt đầu sang vùng Vịnh lao động, số lượng cũng đến hàng triệu người. Người Trung Quốc đến Dubai nhiều từ khoảng năm 2003-2004, nhưng phần nhiều buôn bán và làm dịch vụ chứ ít tham gia sản xuất. Theo trang www.asiafiest.com, người Việt sống ở các nước Ả Rập là 30.000 người

Người Việt có quốc tịch các nước phương Tây sang làm việc tại các nước vùng Vịnh cũng khá sớm, từ thập niên 80, 90 của thế kỷ trước, nhưng số lượng khá ít

Nước có nhiều người Việt thuộc thành phần chuyên gia đông nhất là Saudi Arabia vì đây là nước lớn nhất trong số 6 nước vùng Vịnh, nơi có đến gần 10 triệu người nước ngoài, gồm đủ các thành phần từ lao động tay nghề cao, đến các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và một lượng không nhỏ là người giúp việc gia đình

Đây cũng là một điều thú vị vì Saudi là đất nước quê hương Hồi giáo, nơi vẫn thực thi luật Sharia (Luật đạo Hồi) một cách nghiêm ngặt nhất, là nơi có đông người nước ngoài sinh sống nhất

Đến khoảng năm 1995, khi Hàng không Việt Nam mở văn phòng tại Dubai thì cũng là lúc bắt đầu có lao động Việt Nam sang với số lượng nhỏ giọt, đến khoảng năm 2004, số công nhân hợp tác tại Dubai vẫn chỉ dừng ở mức hàng trăm người

Anh Bình là người phiêu bạt, buôn bán nhỏ tại các nước vùng Vịnh từ năm 1998. Bắt đầu từ việc tham gia các hội chợ tại Dubai, dần dần anh đi sang các nước xung quanh, cũng để bán hàng. Hàng của anh chủ yếu là đồ thủ công mỹ nghệ như: Sơn mài, mây tre, gốm sứ. đồ thêu, đồ gỗ… là nhưng loại hàng ít vốn nhưng lãi suất cũng khá nếu gặp khách tốt

Rồi anh lấy vợ người Trung Quốc, cũng là người cùng bán hàng rong xuyên biên giới, nên thường giao du với cộng đồng doanh nhân Trung Quốc. Nay thì phần lớn thời gian anh tập trung cho Saudi Arabia. Anh bảo đây là thị trường lớn, lại ít người Việt mang hàng sang bán do ngại cuộc sống khắt khe vì thế khi anh mang hàng Việt Nam sang ít bị cạnh tranh và bán chạy hơn

Mưu sinh ở các nước Ả Rập không dễ, không khó, vấn đề phải thích nghi được với cuộc sống. Nhưng nhìn vào hàng chục ngàn người Việt sống tại các nước Ả Rập, chủ yếu tại UAE và Saudi Arabia thì có thể nhận định rằng, đây cũng là một vùng đất hứa mà người Việt có thể lựa chọn
 
Top