What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây Kinh Tế

Trung tâm Điều hành Thông minh đầu tiên của toàn ngành Thông tin Truyền thông

Sở Thông tin Truyền thông Lâm Đồng đã trở thành đơn vị đầu tiên trong hệ thống các Sở Thông tin Truyền thông cả nước khai trương và đưa vào hoạt động Trung tâm Điều hành Thông minh (IOC)

Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng và Sở Thông tin Truyền thông thực hiện nghi thức khai trương Trung tâm điều hành thông minh của Sở. (Ảnh: Chu Quốc Hùng/TTXVN)

Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng và Sở Thông tin Truyền thông thực hiện nghi thức khai trương Trung tâm điều hành thông minh của Sở​

Chiều 22/12, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng tổ chức tổng kết công tác năm 2023; triển khai nhiệm vụ năm 2024

Dịp này, Sở đã khai trương Trung tâm Điều hành Thông minh (IOC), Trung tâm đầu tiên trong hệ thống các Sở Thông tin và Truyền thông của cả nước

Theo thông tin từ Sở Thông tin Truyền thông Lâm Đồng, Trung tâm Điều hành thông minh của ngành được xây dựng với 8 hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu ngành gồm hệ thống Báo cáo chuyên ngành; cơ sở dữ liệu ngành; cơ sở dữ liệu mở; Hệ thống bản đồ số; Trung tâm giám sát an toàn an ninh mạng; Hệ thống máy chủ Antivirus; Phần mềm giám sát quản lý thông tin; Trục liên thông văn bản; Nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu tỉnh Lâm Đồng

Trong đó có 3 hệ thống giúp thực hiện các nhiệm vụ của Ban chỉ đạo 35 giao, nhiệm vụ về đảm bảo an toàn, an ninh cho các cơ sở dữ liệu và các hệ thống thông tin quan trọng của tỉnh

Trung tâm IOC sử dụng nhiều giải pháp công nghệ lõi khác nhau của 4 đơn vị, trong đó 5/8 hệ thống nêu trên của Công ty Cổ phần BKAV; 3 hệ thống còn lại của Công ty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam - VSEC; Trung tâm Giám sát An toàn Không gian Mạng quốc gia (NCSC) - Bộ Thông tin Truyền thông và Bưu chính Viễn thông Lâm Đồng

Hệ thống máy chủ được đặt tại 3 địa điểm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Lạt

Sau khi khai trương, Sở Thông tin Truyền thông Lâm Đồng đã trở thành đơn vị đầu tiên trong hệ thống các Sở Thông tin Truyền thông cả nước và đơn vị cấp sở thứ 2 (sau Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng) khai trương và đưa vào hoạt động Trung tâm Điều hành Thông minh (IOC)

Tổng kết nhiệm vụ năm 2023, lãnh đạo Sở Thông tin Truyền thông Lâm Đồng đánh giá đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ về công tác tham mưu thực hiện chuyển đổi số; triển khai thực hiện “đô thị thông minh” với Trung tâm Giám sát điều hành thông minh (IOC) tỉnh Lâm Đồng sau thời gian vận hành thử nghiệm chính thức khai trương vào ngày 12/10/2023

Hiện tỉnh đã có một Trung tâm Giám sát và Điều hành Thông minh tại Sở Giáo dục và Đào tạo. Dự kiến, các Sở còn lại triển khai xây dựng và hoàn thành trong quý 1 năm 2024. Cấp huyện hiện có 10/12 Trung tâm Giám sát và Điều hành Thông minh tại hai thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các huyện

Năm 2023, Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu trình Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch phát triển hạ tầng số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023-2025

Trong đó, 5 lĩnh vực chính là là hạ tầng viễn thông băng rộng với số trạm thu phát sóng di động BTS là 1.700 trạm tăng 70 trạm đạt 104,29% so với năm 2022; 100% khu dân cư được phủ sóng băng rộng di động; 100% Ủy ban Nhân dân cấp xã được kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng; triển khai thử nghiệm 12 trạm thu phát sóng thông tin di động 5G tại khu vực đông dân cư trên địa bàn thành phố Đà Lạt, huyện Đức Trọng và huyện Lạc Dương

Sở Thông tin Truyền thông Lâm Đồng đặt ra nhiệm vụ trong năm 2024 sẽ tập trung Chuyển đổi Số trong lĩnh vực bưu chính, chuyển dịch từ dịch vụ bưu chính truyền thống sang dịch vụ bưu chính số. Sở chú trọng phát triển hạ tầng bưu chính theo hướng là hạ tầng chuyển phát và hạ tầng logistic

Trong lĩnh vực báo chí- truyền thông, Sở sẽ cung cấp thông tin chính thống, phản ánh công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp trong tỉnh Lâm Đồng trước những vấn đề phát sinh, kịp thời định hướng dư luận xã hội

Trong lĩnh vực Chuyển đổi Số, Sở sẽ đẩy mạnh triển khai hoạt động tổ Công nghệ Số cộng đồng, nhất là trong khâu hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt và các kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản khác
 
Trung Quốc lập liên minh pin xe điện thể rắn cạnh tranh với Mỹ, phương Tây

Trung Quốc dẫn đầu ngành công nghiệp pin và đang tìm cách khẳng định là cường quốc về pin thể rắn

Trung Quốc đã thống trị thị trường pin xe điện toàn cầu, trong đó riêng BYD và CATL chiếm hơn 50%. Dữ liệu từ SNE Research (thông qua Bloomberg) cho thấy doanh số bán hàng của CATL ở Mỹ và châu Âu tăng gấp đôi vào năm ngoái. Pin của BYD và CATL được sử dụng trong Tesla, BMW, Toyota, Mercedes-Benz, Kia, Ford và các nhà sản xuất xe điện hàng đầu khác

Trung Quốc đang tìm cách khẳng định mình là cường quốc về pin thể rắn, tạo ra liên minh khổng lồ gồm các nhà sản xuất pin. (Ảnh: innovationnewsnetwork)

Trung Quốc đang tìm cách khẳng định mình là cường quốc về pin thể rắn, tạo ra liên minh khổng lồ gồm các nhà sản xuất pin

Trung Quốc cũng mong muốn giữ vững vị trí dẫn đầu, bằng cách thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ pin xe điện thế hệ tiếp theo, gồm cả pin thể rắn. Trong động thái mới nhằm cách mạng hóa thị trường xe điện, các nhà sản xuất ô tô và pin hàng đầu của Trung Quốc đã thành lập liên minh để thương mại hóa tất cả các loại pin thể rắn

Đây là loại pin sử dụng vật liệu điện phân ở thể rắn mang lại mật độ năng lượng cao hơn, an toàn hơn, thay vì chất điện phân ở thể lỏng có trong các pin truyền thống hiện nay

Các nhà sản xuất ô tô và gã khổng lồ về pin của Trung Quốc, bao gồm BYD, CATL và NIO, cùng cơ quan, các chuyên gia chính phủ, giới học thuật và ngành công nghiệp, đã hợp tác nhằm phát triển tất cả các loại pin xe điện thể rắn, thông qua Liên minh nền tảng đổi mới hợp tác pin thể rắn của Trung Quốc (CASIP)

Liên minh CASIP đặt mục tiêu phát triển và sản xuất pin thể rắn có thể cạnh tranh trên toàn cầu, lấy các công ty Trung Quốc là trung tâm trong chiến lược và hướng đi của mình, một phần cũng là để thách thức Nhật Bản và phương Tây trong lĩnh vực công nghệ pin lưu trữ có thể cách mạng hóa thị trường xe điện

Trước thông tin BYD, CATL hợp tác phát triển pin xe điện thể rắn, Ouyang Minggao, giáo sư của Đại học Thanh Hoa, giải thích: “Chúng ta cần chuẩn bị cho nguy cơ công nghệ pin thể rắn có thể lật đổ vị thế thượng phong của Trung Quốc trên thị trường pin xe điện”

Ngoài ra, Ouyang Minggao cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gắn kết các nhà lãnh đạo trong ngành lại với nhau. Liên minh CASIP sẽ tập trung vào thương mại hóa xe điện sử dụng pin thể rắn, và thiết lập chuỗi cung ứng pin xe điện thể rắn vào năm 2030

Chen Qingtai, người đứng đầu EV100 (một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc), lập luận rằng pin xe điện thể rắn có thể thay đổi cán cân năng lượng của ngành xe điện. Hợp tác cùng nhau sẽ đảm bảo Trung Quốc trở thành một “cường quốc ô tô”

Mặc dù nhiều hãng khác, bao gồm cả Toyota, hứa sẽ đưa công nghệ pin xe điện thể rắn ra thị trường trong nhiều năm nhưng vẫn chưa có nhiều thành tựu. Toyota có hơn 1.300 bằng sáng chế cho pin thể rắn, trong khi các công ty Trung Quốc ít hơn 100. Vì thế, Liên minh CASIP ra đời nhằm mục đích đảm bảo Trung Quốc vẫn dẫn đầu cuộc chơi
 
Nhật Bản lập công ty sản xuất máy tính lượng tử mới
Giới công nghiệp và học thuật Nhật Bản đang lên kế hoạch thành lập một công ty liên doanh mới trong tài khóa 2024 nhằm thương mại hóa máy tính lượng tử tốc độ cao thế hệ mới

Theo kế hoạch, Viện Khoa học Phân tử (IMS) thuộc Viện Khoa học tự nhiên quốc gia của Nhật Bản sẽ thành lập công ty này để phát triển thiết bị mới gọi là máy tính lượng tử nguyên tử lạnh hoặc máy tính lượng tử nguyên tử trung tính. Công ty trên có kế hoạch đưa ra nguyên mẫu vào tài khóa 2026 và đặt mục tiêu trở thành công ty đầu tiên trên thế giới cung cấp thiết bị thương mại hiệu suất cao vào tài khóa 2030. Công ty mới sẽ có trụ sở tại quận Aichi, nơi đặt trụ sở của IMS

Khoảng 10 công ty trong ngành, bao gồm các đại gia công nghệ của Nhật Bản như Fujitsu, Hitachi và NEC sẽ hỗ trợ cho hoạt động của công ty mới. Liên doanh này sẽ tận dụng thế mạnh công nghệ của Nhật Bản với hy vọng nâng cao khả năng cạnh tranh công nghiệp và an ninh kinh tế của đất nước
 
Bài học ‘đau đớn’ của Apple và Tesla khi Trung Quốc chọn 'cây nhà lá vườn'

Đã từng có thời các CEO Mỹ coi Trung Quốc là vùng đất đầy cơ hội. Tuy nhiên, thời kỳ đó dường như đã trở thành quá khứ xa xôi

Sau nhiều năm tăng trưởng thần tốc, một số tập đoàn công nghệ hùng mạnh nhất của Mỹ đã bắt đầu trượt dốc nhanh chóng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Đặc biệt là khi các công ty trong nước đã dần trở thành những lựa chọn thay thế khả thi. Và tất cả đã tạo nên một cuộc chạy đua xuống đáy đầy nguy hiểm để lấy lòng người tiêu dùng

apple.webp

Các công ty công nghệ Mỹ như Apple đang chịu áp lực ngày càng tăng ở Trung Quốc
Không có gì ngạc nhiên khi các công ty Mỹ từng coi đây là “thế kỷ của Trung Quốc” lại phải học một bài học đau đớn về việc kinh doanh ở Trung Quốc

Apple đang phải vật lộn để đưa iPhone mới vào túi người tiêu dùng Trung Quốc, với dữ liệu từ Counterpoint Research cho thấy doanh số bán hàng đã giảm mạnh 24% trong sáu tuần đầu năm

Trong khi đó, Tesla đã phải chịu sự sụt giảm lớn về lượng xuất xưởng từ nhà máy ở Thượng Hải vào tháng trước, với 60.365 xe được xuất xưởng, theo Bloomberg. Con số này thấp hơn 16% so với lượng xuất xưởng trong tháng 1 và thấp hơn 19% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ Hiệp hội Xe khách Trung Quốc

Điều này có thể không gây ra sự hoảng loạn ngay lập tức. Doanh thu ròng của Apple tại Trung Quốc đại lục có thể đã giảm 13% trong ba tháng cuối năm 2023 so với năm trước, nhưng họ vẫn tạo ra doanh thu 20,8 tỷ USD. Và Tesla không phải là công ty xe điện duy nhất gặp phải tình trạng doanh số bán hàng sụt giảm

Nhưng nó báo hiệu một sự trượt dốc thực sự đối với hai công ty lớn nhất của Mỹ ở Trung Quốc

iPhone lo lắng, Tesla ngậm ngủi

Trong trường hợp của Apple, ông Gene Munster, một đối tác quản lý tại Deepwater Asset Management, cho rằng sự sụt giảm này có liên quan đến việc “các sản phẩm của Mỹ không còn được ưa chuộng ở Trung Quốc”

dien%20thoai%20Huawei.webp

Huawei khiến thế giới bất ngờ khi tung ra Mate 60 Pro
Năm ngoái, báo chí phương Tây cho hay chính phủ Trung Quốc đã cấm các quan chức sử dụng iPhone. Thông tin này đã “xóa sạch” 200 tỷ USD khỏi giá trị thị trường của Apple

Lệnh cấm đó trùng với thời điểm ra mắt sản phẩm Mate 60 Pro của Huawei, một điện thoại thông minh 5G sản xuất trong nước được nhiều người coi là một thiết bị đột phá sánh ngang với các tính năng của iPhone. Đặc biệt, chiếc điện thoại được ra mắt bất chấp lệnh cấm xuất khẩu ngăn cản việc sử dụng các linh kiện hàng đầu của Mỹ

Nghiên cứu của Counterpoint cho thấy doanh số bán điện thoại Huawei đã tăng 64% trong cùng thời gian doanh số bán iPhone giảm gần 1/4

“Cả Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng theo chủ nghĩa biệt lập hơn. Điều đó có lợi cho các thương hiệu nội địa. Với AI, động lực đó có thể sẽ tăng cường”, ông Muster cho hay

Trong trường hợp của Tesla, sự suy thoái rộng hơn của thị trường xe điện, hình thành vào năm ngoái, có thể được cảm nhận đặc biệt vào tháng 2, do doanh số bán hàng nhìn chung chậm hơn trong dịp Tết Nguyên đán trong tháng

Tuy nhiên, nhìn rộng hơn, sự trượt dốc của cả hai đều là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến giữa Trung Quốc với Mỹ để giành quyền thống trị công nghệ đang ngày càng nghiêm trọng hơn

Như Mate 60 Pro của Huawei cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc hiện đã có một chiếc điện thoại nội địa mang lại trải nghiệm giống iPhone

xe%20dien%20BYD.webp

Công ty xe điện BYD của Trung Quốc, hãng sản xuất Atto 3, là một trong những đối thủ lớn nhất của Tesla
Trong khi đó, các nhà sản xuất xe điện địa phương như BYD đang tận hưởng sự quan tâm đột biến khi họ cố gắng thu hút người tiêu dùng bằng những phương tiện rẻ hơn nhiều so với Tesla

Theo CarNewsChina, vào tháng 1, BYD báo cáo doanh số bán hàng tăng 43% nhưng đã mất vị trí dẫn đầu thị trường vào tay Volkswagen. Hãng cũng đã giảm giá các mẫu xe bán chạy nhất của mình trung bình 17%

Khi Thủ tướng Li Qiang đặt ra mục tiêu tăng trưởng 5% hàng năm của Trung Quốc khi bắt đầu Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc trong tháng này, mọi người đã thấy rõ công nghệ quan trọng như thế nào trong việc thúc đẩy mục tiêu đó thành hiện thực

Điều đó có nghĩa là Bắc Kinh dự kiến sẽ đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực công nghệ trong nước

Tờ Wall Street Journal đưa tin rằng chính quyền Trung Quốc vừa ban hành một chị thị yêu cầu các công ty nhà nước trong nhiều lĩnh vực như tài chính và năng lượng “thay thế phần mềm nước ngoài trong hệ thống công nghệ thông tin của họ vào năm 2027”
 
Top