What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Hợp Tác Xã Đấu Giá Lobby.vn

LOBBY.VN

Administrator
Hợp Tác Xã Đấu Giá Lobby.vn
Tại Hội nghị Tổng kết 05 năm thi hành Luật Đấu giá tài sản, đại diện Sở Tư pháp của nhiều địa phương đã báo cáo kết quả đạt được, kinh nghiệm sau 05 năm thi hành Luật Đấu giá tài sản, đồng thời có ý kiến đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi hành Luật. Đặc biệt, nhiều địa phương bày tỏ sự quan tâm tới vấn đề nâng cao chất lượng đấu giá viên và phát triển tổ chức đấu giá

Theo báo cáo tổng kết 05 năm thi hành Luật Đấu giá tài sản: Tính đến tháng 08/2022, cả nước có 1.200 đấu giá viên thuộc gần 600 doanh nghiệp đấu giá tài sản, phần lớn tập trung tại các tỉnh, thành phố lớn. So với con số 100 doanh nghiệp đấu giá giai đoạn trước khi thực hiện Luật Đấu giá tài sản, các tổ chức đấu giá đã có sự phát triển mạnh mẽ về cả số lượng, chất lượng, quy mô, tính chuyên nghiệp, đồng thời số lượng đấu giá viên cũng gia tăng mạnh sau 05 năm, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu đấu giá tài sản của các địa phương

Đứng trước sự phát triển liên tục về số lượng tổ chức đấu giá tài sản và lượng đấu giá viên đông đảo, nhiều địa phương đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc tới hoạt động nâng cao chất lượng đấu giá viên, tăng cường quản lý và phát triển tổ chức đấu giá cũngnhư đề xuất các giải pháp trước mắt lẫn lâu dài để tiếp tục phát huy những kết quả đã có trong công tác quản lý nhà nước, cũng như khắc phục những thiếu sót trong hoạt động quản lý đấu giá tài sản tại địa phương. Đáng chú ý, cả giải pháp trước mắt lẫn lâu dài cần thiết phải tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đấu giá viên, tập trung đào tạo theo chiều sâu nhằm tăng cường kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề

Tiếp tục duy trì tổ chức hành nghề đấu giá tài sản của Nhà nước, xây dựng lộ trình để tự chủ đối với khoản chi thường xuyên phù hợp vừa đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn pháp lý, phòng ngừa rủi ro cho người dân, doanh nghiệp khi tham gia giao dịch dân sự, tránh thất thoát tài sản Nhà nước, đồng thời góp phần phát triển hoạt động đấu giá tài sản trên địa bàn một cách bền vững, phù hợp và định hướng xây dựng các tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ làm đầu tàu về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp

Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực đấu giá như: Có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc mua bảo hiểm nghề nghiệp cho đấu giá viên làm việc tại Trung tâm đấu giá tài sản; tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến; đổi mới nội dung, phương pháp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu giá tài sản; đề nghị Bộ Tư pháp thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức pháp luật và tổ chức các Hội thảo trao đổi nghiệp vụ giữa những người hoạt động trong công tác đấu giá tài sản; xây dựng chính sách, giải pháp phát triển đội ngũ đấu giá viên và các tổ chức đấu giá tài sản mang tính chuyên nghiệp. Đây là những mối quan tâm chung của các địa phương và cả các tổ chức đấu giá tài sản trong bối cảnh hoạt động đấu giá phát triển mạnh mẽ như hiện nay

Trần Đại Thắng
Giám Đốc Chiến Lược
Mobile: 0776699668
Công Ty Đấu Giá Hợp Danh Quốc Gia Việt Nam
 
Last edited:
Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
Bộ Tư pháp đang đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản


Đấu giá tài sản

Bộ Tư pháp cho biết, Luật Đấu giá tài sản quy định trình tự, thủ tục chung áp dụng đối với tất cả các loại tài sản phải bán theo quy định của pháp luật, tạo ra tính thống nhất, chặt chẽ trong hoạt động đấu giá, giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật, phân định rõ trách nhiệm của người có tài sản đấu giá trong các giai đoạn đấu giá, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đấu giá tài sản phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa

Kể từ thời điểm Luật Đấu giá tài sản được ban hành đến nay, đội ngũ đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, cơ bản đảm đương được nhiệm vụ được giao. Số lượng đấu giá viên của cả nước đã phát triển lên đến hơn 1.200 người, gần 600 doanh nghiệp đấu giá tài sản; 58 Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Số lượng các cuộc đấu giá tài sản công ngày càng tăng, nhiều cuộc đấu giá được tổ chức thành công với giá trị tài sản bán được cao hơn nhiều lần so với giá khởi điểm, nộp ngân sách Nhà nước đạt giá trị lớn, qua đó, đóng góp tích cực cho việc quản lý, sử dụng tài sản công; góp phần tạo nguồn lực cho hoạt động đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương (theo số liệu thống kê thì từ tháng 07/2017 đến ngày 31/12/2021, các tổ chức đấu giá tài sản đã tổ chức hơn 169.000 cuộc đấu giá, số tiền thù lao dịch vụ đấu giá tài sản thu được đạt hơn 2.096 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 1.500 tỷ đồng)

Các hình thức đấu giá được áp dụng phong phú, đa dạng (ngoài hình thức truyền thống là đấu giá trực tiếp bằng lời nói đã bổ sung đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp, đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá, đấu giá trực tuyến). Việc ứng dụng công nghệ thông tin được quan tâm và đã thu được những kết quả ban đầu quan trọng. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ngày càng nâng cao cả ở Trung ương và địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho nghề cũng như kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm. Nhận thức về vai trò, vị trí của nghề đấu giá và đội ngũ đấu giá viên ngày càng được nâng cao, tạo được hiệu ứng tốt trong xã hội

Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và các ngành dịch vụ theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động đấu giá tài sản đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: pháp luật về đấu giá tài sản còn thiếu một số quy định quan trọng về trình tự, thủ tục đấu giá, một số quy định chưa phù hợp thực tiễn (thời gian bán, tiếp nhận hồ sơ, quy định về tiền đặt trước); chất lượng dịch vụ đấu giá nhìn chung còn chưa có hiệu quả, còn tồn tại tình trạng "quân xanh, quân đỏ", thông đồng, dìm giá trong các phiên đấu giá; cơ chế kiểm soát việc đấu giá còn bộc lộ một số vướng mắc; người có tài sản đấu giá, nhất là tài sản công còn chưa thể hiện được vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình bán tài sản, thậm chí một số trường hợp còn có biểu hiện thông đồng, móc nối với tổ chức đấu giá tài sản, người tham gia đấu giá để trục lợi...

Trước yêu cầu thực tiễn của hoạt động đấu giá, việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đấu giá tài sản nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để thúc đẩy hoạt động đấu giá theo hướng chuyên nghiệp hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đấu giá tài sản là rất cần thiết và cấp bách

Tập trung giải quyết 3 nhóm chính sách lớn


Để đạt được mục đích sửa đổi của Luật Đấu giá như đã đặt ra, trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo, đề xuất sửa đổi Luật Đấu giá lần này sẽ tập trung giải quyết 3 nhóm chính sách lớn, xuyên suốt toàn bộ nội dung của Luật, cụ thể như sau

Chính sách 1. Hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đấu giá viên để phát triển hợp lý số lượng và nâng cao một bước chất lượng đội ngũ đấu giá viên; hoàn thiện các quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản đảm bảo đầy đủ, cụ thể hơn quyền, trách nhiệm của tổ chức đấu giá tài sản trong hoạt động hành nghề, từ đó nâng cao tính chuyên nghiệp của các tổ chức đấu giá tài sản, hiệu quả hoạt động đấu giá tài sản

Chính sách 2: Hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản để phù hợp với thực tiễn, đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch, thống nhất; tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ hơn công nghệ thông tin trong hoạt động đấu giá tài sản góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đấu giá, tránh tình trạng tiêu cực, gây thất thoát tài sản

Chính sách 3: Hoàn thiện các quy định về quản lý nhà nước về đấu giá tài sản nhất là hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan đối với hoạt động đấu giá tài sản
 
Quốc hội thông qua thí điểm đấu giá biển số ô tô
Họp phiên toàn thể tại hội trường, chiều 15/11, Quốc hội thông qua dự thảo Nghị quyết về thí điểm đấu giá biển số ô tô (Nghị quyết), với 473/489 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành


Quốc hội thông qua dự thảo Nghị quyết về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô, với 473/489 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành

Trước khi thông qua Nghị quyết, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết

Giá khởi điểm của một biển số ô tô đưa ra đấu giá là 40 triệu đồng

Theo đó, về sự cần thiết ban hành Nghị quyết, đa số ý kiến nhất trí ban hành nghị quyết này. Một số ý kiến đề nghị giao Chính phủ hoặc UBTVQH ban hành văn bản thí điểm. UBTVQH thấy rằng, việc cấp quyền sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá là chính sách mới, khác với quy định của luật hiện hành, nên cần trình Quốc hội ban hành nghị quyết thí điểm là phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

Về phạm vi thí điểm, nhiều ý kiến nhất trí thí điểm trên cả nước. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị thu hẹp phạm vi thí điểm, chỉ nên thực hiện tại một số địa phương

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, dự thảo Nghị quyết đã giới hạn phạm vi nội dung thí điểm với loại biển số đưa ra đấu giá và không giới hạn về phạm vi không gian để đáp ứng nhu cầu của người dân tất cả các địa phương, đảm bảo công bằng về quyền lợi của người dân trên cả nước; đồng thời, khai thác hiệu quả tài sản công là kho số đăng ký ô tô, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước từ đấu giá và là cơ sở để tổng kết, đánh giá, kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan khi kết thúc thí điểm để thực hiện ổn định, lâu dài

Do đó, trên cơ sở ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho phép thực hiện thí điểm trên phạm vi toàn quốc. Đối với tên gọi của dự thảo Nghị quyết, một số ý kiến đề nghị sử dụng cụm từ "số đăng ký xe ô tô" thay cho cụm từ "biển số ô tô" trong tên và nội dung của dự thảo Nghị quyết. Nhiều ý kiến nhất trí với Báo cáo thẩm tra đề nghị sửa tên Nghị quyết đảm bảo dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện là "Nghị quyết về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô"

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho điều chỉnh tên Nghị quyết là: "Nghị quyết về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô"

Thay mặt UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cũng giải trình các nội dung cụ thể của dự thảo nghị quyết. Theo đó, về biển số ô tô đưa ra đấu giá, nhiều ý kiến nhất trí với quy định biển số đưa ra đấu giá trong dự thảo Nghị quyết, nhưng đề nghị quy định rõ hơn biển số đưa ra đấu giá, nguyên tắc xác định biển số đưa ra đấu giá, biển số đấu giá không thành. Một số ý kiến đề nghị đấu giá với loại biển số ô tô nền vàng chữ đen

Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý các quy định tại khoản 1 cho ngắn ngọn, nhưng cụ thể, rõ ràng. Về giá khởi điểm, quản lý và sử dụng tiền thu được từ đấu giá, một số ý kiến nhất trí như Tờ trình của Chính phủ quy định mức giá khởi điểm theo vùng

Nhiều ý kiến đề nghị áp dụng thống nhất trong cả nước một mức giá khởi điểm như nêu trong Báo cáo thẩm tra là 40 triệu đồng. Có ý kiến đề nghị thống nhất một mức giá khởi điểm là: 80 triệu đồng, 50 triệu đồng, 20 triệu đồng hoặc 0 đồng. Ý kiến khác đề nghị giá khởi điểm 200 triệu đồng với biển số rất đẹp

Về vấn đề này, UBTVQH thấy rằng, chưa có cơ sở để xác định giá khởi điểm đối với từng loại biển số khác nhau, nên không thể xác định, thẩm định được giá trị của mỗi biển số xe, mà giá trị cao hay thấp phụ thuộc vào sở thích của người tham gia đấu giá quyết định

Tiếp thu ý kiến nhiều đại biểu Quốc hội, UBTVQH đề nghị Quốc hội quy định một mức giá khởi điểm là 40 triệu đồng thực hiện thống nhất trên toàn quốc. Sau khi kết thúc thí điểm Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội việc tổng kết, nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp

Đối với quy định quản lý và sử dụng tiền thu được từ đấu giá biển số ô tô, có ý kiến đề nghị thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước sau khi trừ chi phí thực hiện đấu giá

Một số ý kiến đề nghị quy định phân bổ ngay trong dự thảo Nghị quyết tỉ lệ phần trăm nộp ngân sách Trung ương, tỉ lệ phần trăm ngân sách địa phương

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Ngân sách Nhà nước, thì tiền thu được từ đấu giá biển số ô tô không thuộc trường hợp phân chia theo tỉ lệ phần trăm giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương

Để bảo đảm cơ chế sử dụng phù hợp, linh hoạt, đúng quy định của pháp luật, UBTVQH xin Quốc hội cho chỉnh lý nội dung này như quy định tại khoản 4 Điều 3 dự thảo Nghị quyết

Về quyền, nghĩa vụ của người trúng đấu giá, người nhận chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế biển số ô tô trúng đấu giá theo xe, một số ý kiến đề nghị bổ sung vào điểm c quy định người trúng đấu giá được giữ lại biển số để gắn sang xe khác trong trường hợp xe hỏng, bị mất, bị thu hồi…; quy định thời hạn phải đăng ký đối với trường hợp bán xe giữ lại biển số trúng đấu giá

Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới nêu rõ, ngoài các nội dung trên, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát tiếp thu, chỉnh lý các nội dung khác có liên quan và chỉnh lý kỹ thuật văn bản và các nội dung bảo đảm tính chặt chẽ, thống nhất, ngắn gọn, dễ nhớ và thuận lợi trong việc thực hiện


Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô
Người trúng đấu giá biển số ô tô có nhiều quyền lợi

Nghị quyết được thông qua đã quy định hình thức, phương thức, trình tự, thủ tục đấu giá biển số ô tô: Hình thức đấu giá là đấu giá trực tuyến; phương thức đấu giá là phương thức trả giá lên; Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đấu giá biển số ô tô

Quyền của người trúng đấu giá biển số ô tô bao gồm: Được cấp văn bản xác nhận biển số xe trúng đấu giá sau khi nộp đủ số tiền trúng đấu giá; được đăng ký biển số xe trúng đấu giá gắn với ô tô thuộc sở hữu của mình tại cơ quan công an nơi quản lý biển số ô tô trúng đấu giá, hoặc nơi người trúng đấu giá đăng ký thường trú, đặt trụ sở

Được giữ lại biển số xe trúng đấu giá trong trường hợp xe bị mất, hư hỏng không thể sử dụng được hoặc được chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho để đăng ký cho xe khác thuộc sở hữu của mình trong thời hạn 12 tháng kể từ thời điểm ô tô bị mất, hư hỏng không thể sử dụng được hoặc được chuyển giao quyền sở hữu; được cấp lại biển số ô tô trúng đấu giá, văn bản xác nhận biển số xe trúng đấu giá khi bị mất, bị mờ, hỏng

Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có văn bản xác nhận biển số ô tô trúng đấu giá, nếu người trúng đấu giá chết nhưng chưa thực hiện thủ tục đăng ký xe để gắn biển số trúng đấu giá thì biển số ô tô trúng đấu giá được chuyển vào hệ thống đăng ký, quản lý xe; người thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế được nhận số tiền người trúng đấu giá đã nộp sau khi trừ các khoản chi phí tổ chức đấu giá

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023 và được thực hiện trong 3 năm

Sau khi hết thời hạn thí điểm, người trúng đấu giá biển số ô tô, người nhận chuyển nhượng, trao đổi, được tặng cho, thừa kế xe gắn biển số trúng đấu giá được tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 6 của Nghị quyết này, trừ trường hợp luật, nghị quyết khác của Quốc hội có quy định khác
 
Đấu giá tài sản
Cần xử lý dứt điểm tình trạng 'sân sau', 'quân xanh-quân đỏ', 'bỏ cọc'

Hoạt động đấu giá tài sản thời gian qua còn xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức đấu giá tài sản; một bộ phận đấu giá viên còn chưa qua đào tạo nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề còn hạn chế; tình trạng "sân sau", "quân xanh – quân đỏ"…


Cần tăng số tiền "đặt cọc" lên 20% so với giá khởi điểm để hạn chế "bỏ cọc" sau khi trúng đấu giá

5 năm thi hành: Nhiều kết quả, không ít bất cập

Ngày 3/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu chủ trì Hội nghị Tổng kết 5 năm thi hành Luật Đấu giá tài sản (ĐGTS)

Báo cáo tại Hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Nguyễn Thị Mai cho biết, trong 05 năm thi hành Luật ĐGTS, thể chế về ĐGTS đã được hoàn thiện, tạo ra tính thống nhất, chặt chẽ trong hoạt động đấu giá, giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật, phân định rõ trách nhiệm của người có tài sản đấu giá trong các giai đoạn đấu giá

Đồng thời, xây dựng cơ sở pháp lý tương đối đầy đủ cho hoạt động ĐGTS phát triển theo hướng chuyên nghiệp hoá do các tổ chức ĐGTS chuyên nghiệp thực hiện, số lượng các loại tài sản được bán thông qua đấu giá theo quy định của Luật ĐGTS đã tăng lên đáng kể

Số cuộc ĐGTS ngày càng tăng, nhiều cuộc đấu giá được tổ chức thành công với giá trị tài sản bán được cao hơn nhiều lần so với giá khởi điểm, nộp ngân sách Nhà nước đạt giá trị lớn, qua đó, đóng góp tích cực cho việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Các hình thức đấu giá được áp dụng phong phú, đa dạng hoặc có tổ chức đấu giá đã kết hợp linh hoạt nhiều hình thức trong cùng một cuộc đấu giá

Đặc biệt, tổ chức ĐGTS tại một số địa phương đã đưa vào vận hành hệ thống đấu giá trực tuyến, góp phần tạo nên hệ thống đấu giá công khai, minh bạch, hiệu quả, tránh thất thoát tài sản công, tăng thu cho ngân sách nhà nước

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, từ tháng 7/2017 đến 31/12/2021, các tổ chức ĐGTS đã tổ chức hơn 169.000 cuộc đấu giá, số tiền thù lao dịch vụ ĐGTS thu được đạt hơn 2.069 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 1.500 tỷ đồng. Đến tháng 8/2022, cả nước có 1.200 đấu giá viên, gần 600 doanh nghiệp đấu giá tài sản, 58/63 trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đấu giá tập trung phần lớn tại các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng…

Bên cạnh những kết quả đạt được, qua quá trình triển khai thi hành, một số quy định của Luật ĐGTS đã bộc lộ hạn chế do chưa chặt chẽ, rõ ràng, gây lúng túng trong quá trình thực hiện

Đó là, mỗi loại tài sản chịu sự điều chỉnh của một hệ thống pháp luật chuyên ngành (đất đai, khoáng sản, tần số…), trong khi một số quy định của pháp luật chuyên ngành còn chưa rõ ràng, chặt chẽ về điều kiện tham gia đấu giá, chế tài xử lý người trúng đấu giá vi phạm nghĩa vụ thanh toán… Việc đấu giá một số tài sản đặc thù vẫn còn gặp khó khăn nhất định như đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, đấu giá quyền khai thác khoáng sản, tần số…

Bên cạnh đó, xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức ĐGTS; một bộ phận đấu giá viên còn chưa qua đào tạo nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề còn hạn chế; tình trạng "sân sau" còn tồn tại… Thời gian tới, cần rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật về ĐGTS và liên quan đến ĐGTS; nâng cao chất lượng đào tại, bồi dưỡng đấu gía viên, phát triển tổ chức ĐGTS; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đấu giá, trong đó tăng cường kiểm tra, thanh tra để nắm bắt tình hình về tổ chức và hoạt động đấu giá…

Tăng số tiền "đặt cọc" lên 20% so với giá khởi điểm để hạn chế "bỏ cọc" sau khi trúng đấu giá

Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thi hành án dân sự (THADS) Nguyễn Quang Thái nêu ý kiến, đối với những vụ việc mà cơ quan THADS phải tổ chức cưỡng chế kê biên, thẩm định giá và bán ĐGTS để thi hành án, thời gian thi hành án thường phải kéo dài trong nhiều tháng mới có thể giải quyết dứt điểm

Bên cạnh đó, hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác tổ chức thực hiện bán ĐGTS liên quan đến trách nhiệm của tổ chức ĐGTS và cơ quan THADS trong việc xác định thời hiệu, thời điểm sử dụng chứng thư thẩm định giá tài sản; tạm dừng việc bán đấu giá; bàn giao tài sản bán đấu giá thành…

Do đó, ông Nguyễn Quang Thái đề nghị trong thời gian tới khi sửa Luật ĐGTS, cần có quy định riêng về trình tự, thủ tục ĐGTS thi hành án trong Luật ĐGTS; sửa đổi Luật THADS theo hướng tài sản đưa ra bán đấu giá phải là tài sản "sạch" và trình tự, thủ tục bán ĐGTS thi hành phải được rút ngắn

Ông Nguyễn Thành Băng, Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp (Sở Tư pháp TPHCM) kiến nghị, trong khi chưa sửa đổi bổ sung Luật Đấu giá tài thì cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này để hoạt động đấu giá tài sản ngày càng đi vào nền nếp, minh bạch, công khai, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Về mức tiền đặt cọc, ông Băng cho rằng "tiền cọc" đặt trước cần tăng lên nhưng không quá 20% mức giá khởi điểm, trường hợp đặc biệt thì tiền "đặt cọc" có thể tăng lên 50% so với giá khởi điểm và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. "Có như vậy mới hạn chế được tình trạng đấu giá rồi "bỏ cọc" như ở Thủ Thiêm vừa qua", ông Băng nói

Đối với các vi phạm của tổ chức đấu giá tài sản cần công khai và hủy kết quả đấu giá. Liên quan đến đấu giá tài sản trực tuyến là đòi hỏi của yêu cầu chuyển đổi số nhưng hiện tại pháp luật chưa quy định về công tác lưu trữ hồ sơ biên bản…

Một số ý kiến khác phản ánh, quy định bắt buộc đăng tin, phát sóng lên cơ quan báo chí về đấu giá cũng cần quy định rõ để hạn chế việc đăng tin, phát sóng vào thời điểm ít người quan tâm để hạn chế người tham gia đấu giá cũng đang diễn ra ở một số địa phương

Còn đại diện Sở Tư pháp Quảng Bình thì chia sẻ một số kinh nghiệm trong quá trình tổ chức triển khai Luật ĐGTS tại địa phương. Cụ thể là, triển khai Luật ĐGTS một cách đồng bộ bằng nhiều hình thức khác nhau, như tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, phát hành 02 số Bản Tin tư pháp chuyên đề về ĐGTS…; quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí, biên chế để tạo điều kiện cho Trung tâm Dịch vụ ĐGTS thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của tỉnh, đặc biệt là việc bán các loại tài sản mà doanh nghiệp ĐGTS từ chối do yếu tố lợi nhuận như tài sản THADS, tài sản tịch thu sung công quỹ nhà nước…


Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu: Cần có quy định rõ ràng, chặt chẽ, hợp lý hơn về trình tự, thủ tục bán ĐGTS

Xây dựng các tổ chức bán ĐGTS mạnh, hoạt động bài bản, nền nếp

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đề nghị cần xác định rõ hơn phạm vi áp dụng của Luật ĐGTS, mối quan hệ giữa Luật ĐGTS với các luật khác; Luật ĐGTS cần quy định chung và bao quát về trình tự, thủ tục và tính tới đặc thù của một số tài sản bán đấu giá, các quyền và tài sản mang tính đặc thù khác

Không những thế, quy định rõ ràng, chặt chẽ, hợp lý hơn về trình tự, thủ tục bán ĐGTS, có thể theo hướng phân tách thủ tục bán ĐGTS và tài sản thi hành án, bán tài sản công với bán tài sản theo yêu cầu; đa dạng hoá các hình thức bán ĐGTS, trong đó nhấn mạnh hình thức bán đấu giá trực tuyến. Hoàn thiện các quy định để góp phần nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp cho các đấu giá viên để xử lý các vướng mắc trong hoạt động của tổ chức bán ĐGTS, nhất là các Trung tâm Dịch vụ ĐGTS – là các đơn vị sự nghiệp công lập hiện đang ở thế bất lợi khi cạnh tranh lành mạnh với các tổ chức bán ĐGTS; xây dựng các tổ chức bán ĐGTS mạnh, hoạt động bài bản, nền nếp

Hoàn thiện cơ sở pháp lý, cơ chế, thể chế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động ĐGTS, trong đó chú trọng và tăng cường đấu giá trực tuyến, thực hiện một số công việc qua môi trường mạng. Tăng cường quản lý nhà nước, đặc biệt là nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, phải có chế tài mạnh khi xử lý các vi phạm

Thứ trưởng Phan Chí Hiếu yêu cầu Cục Bổ trợ Tư pháp tổng hợp, tiếp thu các ý kiến phát biểu tại Hội nghị để hoàn thiện báo cáo tổng kết; có văn bản hướng dẫn, phương án giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc của địa phương. Đối với các Sở Tư pháp, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước, trong đó tập trung đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các tổ chức có tài sản bán đấu giá tăng cường trách nhiệm, giám sát chặt chẽ quá trình bán đấu giá, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý vi phạm, hậu quả, không để thất thoát tài sản công; vận hành cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan chức năng trong việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động đấu giá trên địa bàn, đấu tranh phòng chống hiệu quả hiện tượng "đầu gấu", "bảo kê", đe doạ, "quân xanh, quân đỏ" trên địa bàn… Đối với các tổ chức hành nghề đấu giá, cần chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo công khai minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia đấu giá của các tổ chức cá nhân khi có yêu cầu…
 
Thừa Thiên Huế chấn chỉnh hoạt động đấu giá tài sản
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản gửi các bên liên quan yêu cầu các biện pháp giải quyết trước tình trạng doanh nghiệp đấu giá tài sản có hành vi vi phạm quy định trong hoạt động đấu giá tài sản

Theo Công văn số 490/UBND-NĐ ngày 17/1/2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian qua, trên địa bàn Tỉnh xảy ra tình trạng doanh nghiệp đấu giá tài sản không trả lại khoản tiền đặt trước cho người tham gia đấu giá không trúng đấu giá, không chuyển khoản tiền đặt trước thành tiền đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đối với trường hợp trúng đấu giá, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá và người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá

Nhằm hạn chế những hành vi vi phạm trong hoạt động đấu giá tài sản, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu, đối với các cơ quan, đơn vị có tài sản đấu giá, lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo đúng quy định của Thông tư số 02/2022/TT-BTP ngày 8/2/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản. Cơ quan, đơn vị có tài sản đấu giá thông báo công khai các tiêu chí cụ thể và số điểm chấm về “Tiêu chí khác phù hợp với tài sản đấu giá do người có tài sản đấu giá quyết định” theo mục V Phụ lục I Thông tư số 02/2022/TT-BTP khi thông báo công khai tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản. Việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản phải đảm bảo chính xác, độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan

Thực hiện đăng tải công khai trên Trang thông tin điện tử của mình và Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản, thông tin về việc hủy bỏ kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản trong trường hợp tổ chức đấu giá tài sản cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo thông tin về tiêu chí trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn; đồng thời gửi Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp nơi có tài sản và Sở Tư pháp nơi tổ chức đấu giá tài sản có trụ sở chính

Khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản phải đảm bảo chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng, đặc biệt có tính ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản đối với khoản tiền đặt trước theo quy định tại Điều 39 Luật Đấu giá tài sản năm 2016. Người tham gia đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản có thể thỏa thuận thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng

Giám sát việc thực hiện trình tự, thủ tục đấu giá của tổ chức đấu giá tài sản, tham dự cuộc đấu giá để kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý các hành vi vi phạm của tổ chức đấu giá và người tham gia đấu giá

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng yêu cầu Sở Tư pháp tham mưu UBND Tỉnh thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm về tổ chức, hoạt động đấu giá trên địa bàn. Tổ chức kiểm tra việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản tại một số cơ quan, đơn vị có tài sản đấu giá trên địa bàn Tỉnh. Công bố trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp thông tin về tổ chức đấu giá tài sản không thực hiện thông báo công khai việc đấu giá tài sản theo quy định
 
Năm kỷ lục doanh thu với hãng đấu giá Christie's và Sotheby's
Hãng đấu giá Christie's công bố doanh thu kỷ lục 8,4 tỉ USD vào năm 2022, vượt đối thủ Sotheby's - hãng đấu giá cũng đã công bố kết quả tốt nhất từ trước đến nay với doanh thu 8 tỉ USD

Dau-Gia.jpg

Bức chân dung Marilyn Monroe của Andy Warhol - "Shot Sage Blue Marilyn" - được Christie's bán với giá kỷ lục 195 triệu USD tháng 5.2022
Christie's đã thu về 7,2 tỉ USD trong các cuộc đấu giá và 1,2 tỉ USD khác trong doanh số bán hàng tư nhân, vượt qua con số 7,1 tỉ USD mà hãng kiếm được năm 2021 khi đại dịch COVID - 19 tác động nhiều tới hoạt động đấu giá

“Năm 2022, bất chấp môi trường vĩ mô đầy thách thức, Christie's đã đạt được doanh thu bán hàng toàn cầu cao nhất từ trước đến nay” - giám đốc điều hành Guillaume Cerutti thông tin, đề cập tới những thách thức kinh tế do lạm phát và xung đột Nga - Ukraina gây ra

Ông Guillaume Cerutti ghi nhận khả năng phục hồi của thị trường nghệ thuật và xa xỉ, thành công đáng kể của một số bộ sưu tập nghệ thuật lớn - trong đó có bộ sưu tập của Paul Allen - cũng như chuyên môn và nỗ lực làm việc của đội ngũ nhân viên hãng đấu giá này trên khắp thế giới

Paul Allen, nhà đồng sáng lập Microsoft cùng với Bill Gates, qua đời năm 2018. Năm 2009, ông đã ký cam kết cho đi, trong đó cam kết quyên góp phần lớn tài sản cho tổ chức từ thiện. Bộ sưu tập phong phú trải dài 500 năm lịch sử nghệ thuật của ông đã thu về số tiền khổng lồ 1,6 tỉ USD. Năm tác phẩm đã thu được hơn 100 triệu USD mỗi tác phẩm, bao gồm một tác phẩm của Cezanne, một của Van Gogh và một của Gauguin

Trong đợt bán đấu giá riêng của Christie's vào tháng 5, bức chân dung Marilyn Monroe nổi tiếng của Andy Warhol - "Shot Sage Blue Marilyn" - được bán với giá 195 triệu USD, lập kỷ lục cho một tác phẩm nghệ thuật của thế kỷ 20

Dau-Gia1.jpg

Khách tham quan xem tác phẩm nghệ thuật “Like a cloud of Blood” của họa sĩ người Anh Tracey Emin trong một sự kiện của hãng đấu giá Christie's ở London, Anh tháng 10.2022
Năm nay tại hãng đấu giá Christie's, trong tổng doanh số bán hàng, khách hàng ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ tăng từ mức 35% năm 2021 lên 40% trong năm nay, trong khi khách hàng từ Châu Á đang giảm

Tuy nhiên, theo tỉ phú người Pháp Francois Pinault - người sở hữu công ty cổ phần Artemis kiểm soát Christie's - khách hàng Châu Á "cực kỳ quan trọng" với thành công chung của thương vụ bán bộ sưu tập của Allen

Hãng đấu giá Christie's chia sẻ, điểm lưu ý cho năm 2022 là "thế hệ nhà sưu tập mới": 35% trong tổng số khách hàng năm 2022 là khách hàng lần đầu và 34% thuộc thế hệ millennials (gồm những người sinh từ đầu thập niên 80 đến giữa thập niên 90). Christie's cho biết, Châu Á có sự phát triển nhanh nhất của các nhà sưu tập mới

Ông Cerutti lưu ý trong thống kê ở trên, ôtô và bất động sản là những hàng đấu giá không nêu trong công bố kết quả

Tuần trước, Sotheby's công bố dự báo tổng doanh thu cuối năm là 8 tỉ USD, tăng so với 7,3 tỉ USD của năm 2021. Dữ liệu này bao gồm các mặt hàng nghệ thuật và đồ xa xỉ, cũng như nhà cửa và ôtô sưu tập

Nhà đấu giá Sotheby's thuộc sở hữu của ông trùm viễn thông người Pháp gốc Israel Patrick Drahi cũng lưu ý, cơ sở khách hàng của hãng ở Châu Á đang "mở rộng nhanh chóng" và những nhà sưu tập ở đây có mức chi tiêu trung bình/người cao hơn nhà sưu tập ở những nơi khác
 
Đấu giá băng tần 4G và 5G
Thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 19-4 cho biết mức giá khởi điểm đấu giá băng tần 4G và 5G là 5.798 tỉ đồng với 15 năm sử dụng. Hiện các doanh nghiệp đã nộp hồ sơ để tham gia đấu giá băng tần này. Đây cũng là lần đầu tiên băng tần viễn thông được đưa ra đấu giá tại Việt Nam, thay cho phương thức cấp phép thông qua cấp phát miễn phí hoặc thi tuyển

5G-Viettel-Da-Nang.jpg

Nhà mạng cung cấp thử nghiệm dịch vụ 5G tại Đà Nẵng
Được biết, sau ngày hôm nay 19-4, Cục Tần số Vô tuyến điện và các cơ quan của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiến hành chấm các hồ sơ tham gia đấu thầu của các doanh nghiệp. Sau khi doanh nghiệp trúng thầu sẽ được Bộ này cấp phép sử dụng băng tần 4G và 5G

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đối với khối băng tần A1 (2300 – 2330 Mhz) và khối băng tần A2 (2330 – 2360 Mhz) cũng như khối băng tần A3 (2360 – 2390 Mhz) đều có giá khởi điểm là 5.798 tỉ đồng và có thời hạn sử dụng là 15 năm

Được biết, lần tham gia đấu giá tần số này không chỉ có các doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ di động mà có thể có thêm nhiều doanh nghiệp viễn thông khác tham gia đấu thầu (nếu có đủ điều kiện)

Được biết, trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện gần đây, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết dự thảo luật quy định 3 phương thức cấp phép là trực tiếp, thi tuyển và đấu giá

Về khi nào đấu giá, thi tuyển và cấp trực tiếp, ông Hùng cho hay dự thảo luật quy định: đấu giá tần số có giá trị thương mại cao với một mục tiêu chính là tài chính. Việc thi tuyển được triển khai khi Chính phủ có đa mục tiêu, như khuyến khích công nghệ mới, phủ sóng rộng, vùng sâu, vùng xa, phủ sóng nhanh hoặc khuyến khích cạnh tranh. Còn việc cấp trực tiếp sẽ tiến hành đối với các tần số không có giá trị thương mại cao hoặc khi cấp lại, cấp thử nghiệm hoặc khi đấu giá, thi tuyển không khả thi

Về ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ vì sao 13 năm qua chưa tổ chức đấu giá tần số, ông Hùng cho biết năm 2010, Luật Tần số vô tuyến điện bắt đầu có hiệu lực; năm 2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định của về đấu giá; năm 2014 Thủ tướng ban hành quyết định về các băng tần mang ra đấu giá; năm 2016 Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập hội đồng đấu giá để triển khai

Đến năm 2018, Luật Quản lý sử dụng tài sản công có hiệu lực. Theo luật, mức thu và phương thức thu phải do nghị định của Chính phủ quy định. Bởi vậy, việc đấu giá băng tần bị dừng lại vì phải chờ nghị định. Đến cuối năm 2021, Chính phủ ban hành nghị định về đấu giá tần số và hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông đang triển khai các bước tiếp theo

Về điều kiện tham gia đấu giá, có ý kiến đại biểu Quốc hội quan tâm đến việc đảm bảo quốc phòng, an ninh khi có nhà đầu tư nước ngoài tham gia đấu giá. Ông Hùng cho biết, Luật Viễn thông, Luật Đầu tư và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên đã quy định kinh doanh viễn thông là kinh doanh có điều kiện. Nhà đầu tư nước ngoài tham gia đấu giá băng tần thì phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư và giới hạn tỉ lệ góp vốn không vượt quá 49%
 
Top