What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Healthcare News

LOBBY.VN

Administrator
Các tập đoàn dược phẩm và trò kinh doanh bệnh tật​

- Thế giới tuần qua đã rúng động trước thông tin hãng dược khổng lồ GlaxoSmithKline (GSK) bị phạt 3 tỉ đôla vì tội quảng cáo gian dối và hối lộ bác sĩ kê toa

Vụ lừa đảo y tế lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ này đã vạch trần bộ mặt thật của những người nhân danh bảo vệ sức khoẻ con người nhưng thực chất là những kẻ buôn bán bệnh tật

Buôn bán bệnh tật

Phát biểu trên tạp chí Fortune trước khi về hưu vào năm 1976, Henry Gasden, giám đốc điều hành của Merck, một trong những tập đoàn dược phẩm lớn nhất thế giới, thổ lộ giấc mơ biến Merck thành một công ty sản xuất kẹo cao su như Wrigley, nghĩa là bán thuốc cho mọi người, không chỉ người bệnh mà cả… người khoẻ !

5a07aa10976bbe373f3b85ba64dcb866.jpg

Trong phán quyết ngày 2.7, bộ Tư pháp Mỹ khẳng định GSK đã tiếp thị trên thị trường những loại thuốc chưa được cấp phép, che giấu những dữ liệu liên quan đến độ an toàn của các loại dược phẩm và có hành vi hối lộ liên quan tới chương trình Medicaid của Chính phủ Mỹ​

Mở rộng ranh giới bệnh

Năm 2003, trong một bài báo có tựa đề Nghệ thuật tạo ra một thân phận (tạm dịch từ The Art of Branding a Condition), Vince Parry, một trong những chuyên gia nổi tiếng về quảng cáo thuốc, đã tiết lộ bí quyết hợp tác với các hãng dược phẩm để thúc đẩy sự “tạo ra những rối loạn y học”

Chiến lược của Parry gồm ba bước: nâng cao tầm quan trọng của những triệu chứng bệnh tật, định nghĩa lại một thân phận đang hiện hữu và “phát triển một thân phận mới cho một nhu cầu thị trường chưa được khai thác”

Thật ra chiến lược làm ăn của Parry và các hãng dược phẩm không lạ bởi nó đã được Lynn Payer đề cập từ năm 1992 bằng thuật ngữ “buôn bán bệnh tật” (tạm dịch từ “disease-mongering”)

Theo nhà báo y tế người Mỹ này, đây là một tiến trình gồm nhiều hình thức khác nhau nhằm gia tăng sự tiêu thụ dược phẩm trong đó có việc đưa ra những yếu tố nguy cơ mới về bệnh tật, biến những vấn đề sức khoẻ nhẹ thành vấn đề nghiêm trọng, mở rộng những định nghĩa bệnh tật sẵn có và tạo ra những dạng bệnh tật mới

Bất công về tiêu thụ dược phẩm

Theo các nhà nghiên cứu, tâm điểm của chuyện “buôn bán bệnh tật” là nước Mỹ, vì dù chỉ chiếm 5% dân số thế giới, người Mỹ tiêu thụ tới 50% thị trường thuốc kê đơn toàn cầu. Trong hai thập kỷ qua, người Mỹ chi cho thuốc men bằng hoặc nhiều hơn chi cho giáo dục đại học và mua xe hơi. Một nghiên cứu vào năm 2005 cho thấy người Mỹ thừa nhận họ sử dụng thuốc kê toa nhiều hơn gấp đôi kể từ năm 1992 – 2003

Trong khi đó, ở nhiều nước đang phát triển, con người lại không có thuốc để dùng. Ở vùng hạ Sahara của châu Phi, 500 triệu người dân nghèo khổ đang đối mặt với những căn bệnh nhiệt đới hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa trị được như bệnh giun móc và sán máng

Trong nhiều thập kỷ, các hãng dược phẩm khai thác tối đa chiến lược “buôn bán bệnh tật” này: đỏ mặt trở thành dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu xã hội, mãn kinh – sự thay đổi tự nhiên của cuộc sống – biến thành một tình trạng thiếu hụt hormon, những khó khăn tình dục đời thường bị nhào nặn thành rối loạn chức năng tình dục, phụ nữ trung niên được cảnh báo bởi một căn bệnh xương tiềm ẩn gọi là loãng xương, còn nam giới trung niên được cảnh báo về tình trạng tăng cholesterol máu

Khó biết được chính xác các hãng dược phẩm đã bỏ túi bao nhiêu trong trò kinh doanh bệnh tật, nhưng chỉ riêng món thuốc hạ cholesterol máu là statin, hàng năm các đại gia như Bayer (Đức), AstraZeneca (Anh – Thuỵ Sĩ) và Pfizer (Mỹ) đã ẵm gọn 25 tỉ đôla Mỹ !

Doanh số chắc chắn không dừng lại ở đây khi định nghĩa tăng cholesterol của viện Sức khoẻ quốc gia Hoa Kỳ được điều chỉnh xoành xoạch: dựa vào định nghĩa của năm 2001, nước Mỹ có 36 triệu người được cảnh báo tăng cholesterol và cần uống thuốc, nhưng với định nghĩa cập nhật năm 2004 con số đó tăng lên 40 triệu người! Có thêm nhiều bệnh nhân, các hãng dược phẩm càng có thêm tiền

Tiếp thị nỗi sợ hãi và quảng cáo láo

Trong cuốn Buôn bán bệnh tật: Làm thế nào những công ty dược phẩm lớn nhất thế giới biến chúng ta thành bệnh nhân (Selling sickness: How the world’s biggest pharmaceutical companies are turning us all into patients), nhà báo Ray Moynihan và nhà nghiên cứu chính sách Alan Cassels cho biết, mặc dù có nhiều chiến dịch “buôn bán bệnh tật” khác nhau, nhưng nhìn chung người ta thường dùng cách tiếp thị nỗi sợ hãi đến người tiêu dùng

Theo đó, nỗi sợ bị nhồi máu cơ tim được sử dụng để hù doạ phụ nữ khi cho rằng hội chứng tiền mãn kinh của họ cần phải áp dụng liệu pháp thay thế hormon. Tương tự, các bậc cha mẹ bị hù doạ rằng con cái họ có thể tự tử nếu những cơn trầm cảm nhẹ không được điều trị bởi những loại thuốc mạnh. Và nguy cơ chết sớm được dùng hù doạ cánh đàn ông nếu họ không sử dụng thuốc hạ cholesterol để điều trị tình trạng tăng cholesterol

224de9979ab65b76ac21783a171ec096.jpg

FDA phát hiện thuốc chữa bệnh tiểu đường này của GSK che giấu số liệu an toàn​

Theo Moynihan và Cassels, trong khi tung ra những chiến dịch hù doạ, các công ty dược phẩm cũng che giấu sự thật về các vấn đề sức khoẻ và sản phẩm thuốc. Đơn cử với tình trạng tăng cholesterol máu, ngày nay y học gần như thừa nhận rằng đây chỉ là một trong nhiều yếu tố có thể làm phát sinh bệnh tim mạch. Ấy vậy mà hầu như ai cũng chăm chú vào tình trạng tăng cholesterol vì đơn giản nó có thể được điều chỉnh bởi thuốc

Chuyên gia về lĩnh vực y tế công cộng và bệnh tim mạch, giáo sư nổi tiếng người Anh Shah Ebrahim, khẳng định những loại thuốc hạ cholesterol – nhóm statin – hiệu quả với những ai có sẵn vấn đề tim mạch. Còn những ai chưa có vấn đề này, nên áp dụng những giải pháp rẻ tiền và hiệu quả hơn như cải thiện chế độ ăn, siêng năng tập luyện và ngừng hút thuốc

Thế nhưng khi quảng cáo thuốc đến người tiêu dùng, hầu như không hãng dược phẩm nào nói lên sự thật này chứ chưa nói đến chuyện công khai sự thật về tác dụng phụ của thuốc để mọi người nắm rõ. Năm 2001, Bayer phải thu hồi loại statin có tên Baycol khi sản phẩm này làm 52 người thiệt mạng và hơn 6 triệu người trên toàn thế giới đối mặt với tác dụng phụ tan cơ sau sử dụng thuốc. Có nhiều bằng chứng cho thấy Bayer biết rõ những nguy cơ trên, nhưng họ vẫn bỏ qua vì yếu tố lợi nhuận

Câu chuyện GSK tuần qua cũng là một minh chứng về trò quảng cáo láo. Qua điều tra, cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) phát hiện hãng dược phẩm này đã che giấu các số liệu về sự an toàn của thuốc chữa bệnh tiểu đường Avandia

Với hai loại thuốc chống trầm cảm Paxil và Wellbutrin, sự việc tồi tệ hơn nhiều: họ quảng cáo sử dụng Paxil cho trẻ em trong khi nghiên cứu sau đó cho thấy thuốc có nguy cơ khiến trẻ em muốn tự sát, còn với Wellbutrin dù thuốc chỉ chữa được bệnh trầm cảm nhưng lại được quảng cáo chữa cả chứng tăng cân và giảm ham muốn tình dục !

Phan Sơn
 
Tập đoàn dược phẩm liên minh móc túi bệnh nhân​

Nguồn thu không dừng lại ở 500 tỉ USD

Nền công nghiệp dược phẩm thế giới hứa hẹn ngày càng ăn nên làm ra, không dừng lại ở con số ước tính 500 tỉ đôla Mỹ như hiện nay

quang-cao-thuoc.jpg

Một trang quảng cáo cho thuốc hạ cholesterol máu Crestor​

Với những chiến dịch tiếp thị khai thác nỗi sợ hãi của con người về tình trạng lão hoá, bệnh tật và cái chết, nền công nghiệp dược phẩm thế giới hứa hẹn ngày càng ăn nên làm ra, không dừng lại ở con số ước tính 500 tỉ đôla Mỹ như hiện nay

Tuy nhiên, trong cuộc kinh doanh số phận con người này, các hãng dược không thể thành công nếu không có sự liên minh của giới bác sĩ, nghiên cứu y học, thậm chí là quan chức y tế

Bắt đầu từ miếng bánh pizza

Hàng chục năm qua, nhà báo y tế nổi tiếng người Úc Ray Moynihan đã nỗ lực điều tra vạch trần chiêu trò làm ăn của những tập đoàn dược phẩm

Năm 2003, trong bài báo hai kỳ đăng trên tạp chí British Medical Journal có tựa Ai trả tiền món bánh pizza ? Xem xét lại quan hệ giữa bác sĩ và công ty dược (Who pays for the pizza ?

Redefining the relationships between doctors and drug companies), ông cho biết một số nghiên cứu đã chứng minh: ở nhiều quốc gia 80 – 95% bác sĩ thường xuyên tiếp xúc với trình dược viên các hãng thuốc và hậu quả là thói quen kê toa của họ cho bệnh nhân bắt đầu “có vấn đề”

Theo Moynihan, tất cả thường bắt đầu từ những chiếc bánh pizza miễn phí mà trình dược viên mua bồi dưỡng cho những ca kíp cực nhọc trong bệnh viện. Rồi mức độ trao tặng của công ty dược cho bác sĩ ngày càng tăng, từ quà tặng, vé tham dự hoà nhạc, tài trợ dự hội thảo khoa học đến những chuyến du lịch đắt tiền, thậm chí là tiền bạc thông qua cổ phiếu

Dĩ nhiên, một khi đã chấp nhận những lợi ích trên, các bác sĩ phải tự hiểu họ chỉ có một nghĩa vụ duy nhất là kê toa. Trong vụ GlaxoSmithKline (GSK) bị phạt 3 tỉ đôla Mỹ vừa qua, tập đoàn này đã thừa nhận hành vi hối lộ bác sĩ và khuyến khích giới này kê các loại thuốc tâm thần không phù hợp cho trẻ em

Nếu tham gia “cuộc chơi”, bác sĩ và người thân sẽ được du lịch đắt tiền ở khách sạn năm sao, chơi lướt ván, đánh golf, câu cá và những hoạt động khác do GSK chi trả. Theo điều tra, trong năm 2000 và 2001, GSK đã tổ chức tám sự kiện quảng cáo thuốc kéo dài ba ngày rất hấp dẫn cho bác sĩ tại Puerto Rico, Hawaii và Palm Springs – California. Khi tham dự, mỗi bác sĩ còn được bỏ túi 750 đôla và mỗi báo cáo viên 2.500 đôla Mỹ

Không chỉ GSK mà nhiều tập đoàn dược phẩm cũng áp dụng chiêu trò trên. Năm qua Bristol-Myers Squibb đã bị chính quyền Mỹ kết tội lại quả tiền bạc, dùng quà tặng và các chuyến du lịch để đánh đổi việc bác sĩ kê các loại thuốc đắt tiền như Plavix, Abilify và Avapro, các sản phẩm chiếm hơn một nửa doanh thu 19,5 tỉ USD của hãng trong năm trước đó. Tính ra kể từ năm 1999 – 2005, hãng này đã lại quả tiền cho bác sĩ gần 15.000 lần !

Đủ chiêu moi tiền bệnh nhân

Vào cuối những năm 1990, sản phẩm Prozac – tên hoá học fluoxetine – của tập đoàn dược Lilly sắp hết bản quyền. Tập đoàn này đứng trước nguy cơ mất hàng trăm triệu đôla vì sự xuất hiện của những đối thủ generic (thuốc gốc) có giá rẻ

Năm 1998, Lilly tổ chức một hội thảo “bàn tròn” gồm các nhà nghiên cứu để bàn luận về PMDD, một hình thức nặng của hội chứng tiền mãn kinh

Hội thảo gồm 16 chuyên gia hàng đầu của FDA và bốn đại diện của Lilly

Suốt một năm sau đó, nội dung hội thảo xuất hiện trên nhiều tạp chí y học để rồi sau cùng người ta phải đi đến đồng thuận rằng PMDD là “một tổng thể lâm sàng riêng biệt”. Cuối năm 1999, ban cố vấn của FDA chấp thuận cho fluoxetine của Lilly sử dụng để điều trị PMDD. Lần này nó không còn mang tên Prozac mà có tên Sarafem với dạng viên màu tím và hồng nhạt !

Trong thực tế, tiền bạc mà những công ty dược bỏ ra “thuê” bác sĩ kê toa được tính vào túi bệnh nhân. Một nghiên cứu ở Na Uy ước tính hàng năm nước Anh có thể tiết kiệm hơn 100 triệu đôla và nước Mỹ tiết kiệm 500 triệu đến 1 tỉ USD nếu bác sĩ kê cho bệnh nhân các loại thuốc giá rẻ

Một nghiên cứu của Úc cũng cho thấy người dân nước này tiết kiệm được 100 triệu đôla mỗi năm nếu bác sĩ kê cho họ các loại thuốc cũ nhưng hiệu quả tương đương

Đánh bật mọi rào cản

Không chỉ với bác sĩ, bằng tiền bạc thừa mứa, các tập đoàn dược phẩm còn cắt đứt được những mắt xích quan trọng khác của hệ thống bảo vệ sức khoẻ con người. Theo Ray Moynihan, có đến 60% nghiên cứu y sinh học và phát triển ở Mỹ được tài trợ bởi tư nhân mà đa phần là công ty dược phẩm

Trong vài lĩnh vực như thí nghiệm thuốc trầm cảm, con số này thậm chí lên đến 100% và hầu như tất cả thử nghiệm lâm sàng về thuốc trầm cảm mới đều được tài trợ bởi những công ty dược thay vì các quỹ công hoặc phi lợi nhuận. Trong trường hợp này, giá trị khách quan của nghiên cứu là một câu hỏi lớn vì xung đột lợi ích là quá rõ

Ngay cả những người nổi tiếng, các giáo sư có ảnh hưởng lớn trong giới y khoa cũng bắt tay với hãng dược để buôn bán bệnh tật. Năm 2004, dân Mỹ đã căm giận tột cùng về hành động trơ trẽn của TS H. Bryan Brewer, bác sĩ và nhà khoa học hàng đầu của viện Sức khoẻ quốc gia Hoa Kỳ

Tại một hội thảo của hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, Brewer nhận xét Crestor, sản phẩm dùng hạ cholesterol máu của tập đoàn dược AstraZeneca, “an toàn và hiệu quả cho người dùng”. Ý kiến này được đánh giá là có giá trị đến nỗi được tạp chí Tim mạch Hoa Kỳ đăng lại trong một số đặc biệt cho giới y khoa nghiền ngẫm, đúng vào dịp Crestor được tung ra thị trường

Trớ trêu thay, sau đó người ta phát giác Brewer cũng là cố vấn được AstraZeneca… trả tiền. Một số nhà khoa học còn phát hiện Brewer cố ý không đề cập đến một số tác dụng phụ chết người của Crestor !

Quan chức y tế, những người phòng thủ sau cùng, cũng bị “hạ gục” dễ dàng bởi các tập đoàn dược phẩm. Năm 2004, khi định nghĩa về tăng cholesterol trong hướng dẫn trị liệu (guideline) của viện Sức khoẻ quốc gia Hoa Kỳ được xem xét lại, đột nhiên 4 triệu người dân nước này bị liệt vào diện phải dùng các thuốc hạ cholesterol

Thế nhưng sau đó mọi người mới vỡ lẽ tám trong chín chuyên gia thực hiện hướng dẫn trị liệu là những người chuyên đi báo cáo, nghiên cứu và cố vấn được trả tiền bởi các ông trùm dược phẩm như Pfizer, Merck, Bristol-Myers Squibb, Novartis, Bayer, Abbott, AtraZeneca và GSK

Mối liên hệ này không được nói đến trong hướng dẫn trị liệu được công bố cho công chúng, cho đến khi báo chí phát hiện

Phan Sơn
 
Trung Quốc mỗi phút có 5 người chết vì ung thư

trung-quoc-moi-phut-co-5-nguoi-chet-vi-ung-thu_zps6a1b99bf.jpg

“Báo cáo đăng ký bệnh ung thư năm 2012” do Trung tâm đăng ký ung thư Trung Quốc công bố mới đây khiến người ta kinh hoàng: Mỗi năm cả nước phát hiện có thêm 3,12 triệu bệnh nhân mới

Bình quân mỗi ngày có thêm 8.550 người mắc bệnh (tương đương mỗi phút có 6 người mắc) và 5 người chết vì ung thư

Khả năng bị ung thư của người Trung Quốc cao tới 22%, trong đó, ung thư phổi, dạ dày và gan là những loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất. Ung thư vú, trực tràng và cổ tử cung trở thành mối nguy cơ cao đối với phụ nữ…

Ngày 22/2 vừa qua, phát biểu tại cuộc hội thảo “Doanh nhân và tương lai Trung Quốc”, ông Mã Vân, chủ tịch Công ty Alibaba đã gây xôn xao dư luận bởi phát biểu mang tính cảnh báo

“Tôi tin rằng sau 10 năm nữa, ba chứng ung thư lớn: Ung thư gan, phổi và dạ dày sẽ làm mọi gia đình Trung Quốc khốn đốn. Ung thư gan là do nước uống của chúng ta, ung thư phổi do không khí chúng ta hít thở, ung thư dạ dày là do thực phẩm”

Theo số liệu chính thức do Bộ Bảo vệ Môi trường công bố tháng 2/2013, hiện nay Trung Quốc có 247 “Làng ung thư” trên 27 tỉnh, thành cả nước, nhưng các nhân sỹ giới môi trường tính toán thì con số thực tế là 459 làng

Ô nhiễm - thủ phạm gây ung thư

Tại những vùng có tỷ lệ ung thư gan cao, người ta phát hiện chứng bệnh này có liên quan chặt chẽ với nguồn nước ăn

Tỷ lệ tử vong cao nhất là những người sử dụng nước ao hồ, thứ đến những người dùng nước sông, thấp hơn là những người dùng nước ngầm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa rõ chất gì trong nước ô nhiễm đã gây nên ung thư

Gần đây phát hiện trong ao hồ có độc tố tảo xanh (Blue-green algae toxins) trong tảo có thể phá hoại tế bào gan, là nhân tố gây ung thư gan khá mạnh

Ở Khởi Đông (Giang Tô), vùng trọng điểm ung thư gan, sau khi cải tạo nguồn nước, dân được dùng nước máy, tỷ lệ chết vì ung thư gan đã dần giảm xuống

Năm 2011, người ta đã giám định nguồn nước ngầm ở hơn 200 thành phố cả nước, số địa phương có “chất lượng kém đến rất kém” chiếm 55%

Theo tin của Tân Hoa xã ngày 17/2/2013, nước ngầm chiếm 1/3 tài nguyên nước của Trung Quốc, nhưng 90% nước ngầm cả nước đã bị ô nhiễm các mức độ khác nhau, trong đó 60% ô nhiễm nghiêm trọng

Từ 2001 đến 2010, tỷ lệ người phát bệnh ung thư phổi ở Bắc Kinh tăng 56%, 1/5 số người mới bị ung thư là ung thư phổi

Năm 2010, tỷ lệ người dân Bắc Kinh bị chết vì ung thư phổi là 4,89/vạn, đứng đầu bảng tử thần. Không những thế, tỷ lệ người trên 35 tuổi bị ung thư tăng nhanh, nam giới cao hơn phụ nữ (172:100)

Qua nghiên cứu thấy nồng độ Polycyclic aromatic hydrocarbons trong không khí tăng gấp đôi, số người bị ung thư phổi tăng gấp 4

“Thực phẩm bẩn” đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đến mức có ý kiến cho rằng: “Trung Quốc làm gì còn khái niệm an toàn thực phẩm”. Ẩm thực có tác dụng cực kỳ quan trọng đối với bệnh tật, trong đó đáng chú ý là ung thư dạ dày

Ngày nay thực phẩm ôi thiu, sữa nhiễm độc, phụ gia độc hại được sử dụng tràn lan trong công nghệ chế biến, dầu ăn bẩn…đã trở thành “bãi mìn ung thư” khiến mọi người luôn có nguy cơ “dẫm phải”

Nguy cơ ung thư đến từ lúa lai cao sản

Mới đây, những thông tin về “gạo bẩn” được công bố trên “Nam phương Nhật báo” ngày 27/2/2013 khiến dân chúng kinh hoàng: năm 2009, Tập đoàn Thâm Lương ( Tổng công ty Lương thực Thâm Quyến) mua hàng vạn tấn gạo (cụ thể là 15.415 tấn) từ tỉnh Hồ Nam

Qua xét nghiệm, phát hiện thấy số gạo này có chứa hàm lượng Cadmium cao gấp 3 lần mức cho phép. Lẽ ra, số gạo này chỉ được dùng cho công nghiệp chế biến thực phẩm, nhưng do giá gạo trên thị trường tăng cao nên Thâm Lương vẫn lẳng lặng tung một lượng lớn ra bán cho dân chúng

Phía Thâm Lương vội lên tiếng nói rằng sau khi phát hiện gạo có vấn đề họ đã chuyển trả lại cho phía Hồ Nam được 13.584 tấn, không rõ số gạo này sau đó xử lý thế nào, họ không chịu trách nhiệm. Tuy nhiên dư luận vẫn hoài nghi về thông tin này và đặt dấu hỏi về gần 2 ngàn tấn gạo kia đã đi đâu

Trong khi đó, một số hãng chế biến bột ở Đông Quan lên tiếng thừa nhận hồi đó đã mua mấy trăm tấn gạo của Thâm Lương để dùng làm nguyên liệu chế biến bột gạo

Còn phía báo Nam Phương khẳng định có đầy đủ chứng cứ cho thấy Thâm Lương chỉ chở trả lại hơn 100 tấn, còn đều xử lý theo kiểu bán hạ giá, không chuyển sang dùng cho công nghiệp

Những bao gạo “bẩn” này đã trở thành cơm trên bàn ăn của các gia đình, gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe của nhân dân Quảng Đông

Cho đến mấy ngày gần đây, phóng viên Nam Phương nhiều lần lấy mẫu gạo Hồ Nam bán trên thị trường Quảng Châu đem xét nghiệm, vẫn thấy chứa hàm lượng Cadmium cao vượt mức cho phép, không đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm

Đáng chú ý: gạo và bột chế biến từ gạo Hồ Nam của Công ty gạo Kim Tư Kỳ lớn nhất tỉnh qua xét nghiệm đều không đạt tiêu chuẩn. Chính quyền tỉnh Quảng Đông đã cho tiến hành điều tra về vụ việc này và hứa sẽ xử lý nghiêm túc

Cadmium (Cd) là một kim loại nặng hiện diện chủ yếu trong đất, ít khi dưới dạng tinh chất, nhưng thường phối hợp với những thành phần khác, để cho ra nhiều dạng khác nhau như: Cadmium Oxide, Cadmium Chloride, Cadmium Sulfate và Cadmium Sulfide. Gạo Hồ Nam có hàm lượng Cd cao được xay xát từ loại lúa lai siêu sản

Sở dĩ gạo của lúa siêu sản có chứa Cd cao là do bộ rễ của chúng phát triển và có ưu thế về gen, nên bên cạnh khả năng hấp thụ các loại chất dinh dưỡng có trong đất mạnh hơn lúa thường, lúa siêu sản cũng có xu hướng hấp thụ Cd trong đất canh tác nhiều hơn lúa thường

Nhiễm Cd vượt tiêu chuẩn sẽ gây nguy hại cho xương cốt và nội tạng của con người, gây ra bệnh đau xương và khiến thận tạng không thể làm việc bình thường. Các chuyên gia về kiểm soát dịch bệnh Quảng Đông khẳng định: Người ăn loại gạo nhiễm bẫn này dài ngày sẽ bị bệnh ung thư

Thu Thủy
 
Top