What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Khủng hoảng thúc đẩy sáng tạo

thoidaianhhung

Administrator
Ra mắt Câu lạc bộ Công nghệ Bách khoa

- Thương mại hóa ý tưởng, sản phẩm công nghệ thông qua liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước... là "điểm nhấn" của CLB Công nghệ Bách khoa- LiveBK, vừa ra mắt tại ĐH Bách khoa TP.HCM ngày 11/9.

BK.jpg

Các thành viên trong ban chủ nhiệm LiveBK trao đổi thông tin với nhau tại buổi ra mắt CLB​

Tại buổi ra mắt, chủ nhiệm CLB cho biết: LiveBK sẽ tổ chức các cuộc thi ý tưởng, sáng tạo kĩ thuật trong trường nhằm tìm kiếm và phát triển các nhóm công nghệ tiềm năng, tạo diễn đàn giao dịch ý tưởng, phát hiện các sản phẩm mang tính thương mại và tìm nhà tài trợ, đồng thời tìm các dự án từ phía doanh nghiệp để chia sẻ lại với sinh viên (SV) có nhu cầu...

Các ý tưởng sáng tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cũng sẽ được tư vấn bởi hội đồng chuyên môn từ phía nhà trường và các doanh nghiệp.

Buổi ra mắt có sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời cũng là đối tác tiềm năng của LiveBK, như: Microsoft VN, IBM VN, Intel VN, TMA, Renesas, Holcim, P&G…

Được biết, những năm vừa qua, nhiều nghiên cứu KH&CN có sự tham gia của SV ĐH Bách khoa TP.HCM đã được đưa ra ứng dụng vào thực tiễn thông qua các dự án liên kết của cá nhân riêng lẻ giữa thầy cô trong trường với doanh nghiệp, hoặc nhiều ý tưởng, sản phẩm công nghệ đoạt giải thưởng nghiên cứu khoa học của SV thường chỉ phát triển từ các đồ án, luận văn tốt nghiệp, khó phát triển tiếp tục được sau khi SV ra trường.
 
Phát động cuộc thi “Robot mìn 2009”​

- Ngày 26-6, tại Trường Đại học Bách khoa TPHCM, Hội Cơ khí TPHCM, Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn (Bộ Tư lệnh Công binh) đã phát động cuộc thi “Robot mìn 2009” với chủ đề “Robot vượt địa hình”. Cuộc thi nhằm huy động sức lực và trí tuệ của mọi người dân trong cả nước tìm các giải pháp, thiết bị để rà phá bom mìn.

Theo thống kê của Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn, hiện nay cả nước có khoảng 6,6 triệu ha đất (chiếm 20% diện tích cả nước) có bom mìn do chiến tranh để lại. Đăng ký tham dự cuộc thi từ đây đến ngày 30-9-2009.

Giải nhất trị giá 30 triệu đồng và cúp vàng, giải nhì: 20 triệu đồng, giải 3: 15 triệu đồng và 5 giải khuyến khích. Mẫu đăng ký tham dự có trên trang web: www.hamehcm.com.
 
Khủng hoảng thúc đẩy sáng tạo​

- Một vài kinh nghiệm về số hóa các cơ quan hành chính ở Mỹ nhằm hướng tới việc xây dựng các thành phố thông minh.

Đối với một doanh nghiệp hoặc chính phủ, khủng hoảng có thể thúc đẩy sự sáng tạo. Điều này đang được chính quyền các bang và địa phương ở Mỹ nói đến trong những ngày này. Sonny Perdue, Thống đốc bang Georgia, nói: “Sức ép kinh tế sẽ buộc chúng tôi trở nên hiệu quả hơn và làm thay đổi cách thức chính quyền phân phối những dịch vụ của mình.”

New York đi tiên phong

Ông Perdue là một trong hơn 500 quan chức chính phủ, doanh nhân và học giả vừa tham dự một hội nghị kéo dài hai ngày ở thành phố New York trong tháng Mười. Một trong những người tài trợ cho hội nghị có chủ đề “Smarter Cities” (“Những thành phố thông minh hơn”) này là hãng IBM.


Đây là dấu hiệu cho thấy công nghệ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ chính quyền giải quyết những vấn đề hóc búa thuộc những lĩnh vực như quản lý giao thông, sử dụng năng lượng, y tế công, giáo dục và dịch vụ xã hội.

Cũng như doanh nghiệp, không ít chính quyền địa phương đang vật lộn với tình trạng tràn ngập dữ liệu. Các cơ quan thu thập một lượng thông tin khổng lồ về đủ loại đề tài, từ giấy phép xây dựng cho tới bảo hiểm y tế. Vì thế, nhiều chuyên gia và quan chức cho rằng công nghệ có thể là một công cụ mạnh để khai thác lượng dữ liệu khổng lồ này, từ đó giúp cải thiện hiệu quả các dịch vụ công.

Michael R. Bloomberg, Thị trưởng New York, nhận định: “Nhiều người nghĩ ra chỉ cần thu thập dữ liệu là xong chuyện. Đây là một sai lầm. Để đạt được lợi ích, chúng ta phải tiến hành thêm một bước nữa là thật sự sử dụng chúng.”

Tại Mỹ, New York là thành phố đi tiên phong trong việc sử dụng sức mạnh điện toán để sàng lọc dữ liệu nhằm cải thiện những dịch vụ được cung cấp. Xu hướng này bắt đầu vào những năm 90 của thế kỷ trước với hệ thống CompStat dùng để lập bản đồ, nhận biết và dự báo tội phạm. Hệ thống này đã giúp giảm tỷ lệ tội phạm ở New York, và sau đó được nhiều thành phố khác áp dụng.

Vào năm 2002, thành phố này bắt đầu đưa ra dịch vụ điện thoại 311 để trả lời các ý kiến thắc mắc về những dịch vụ của chính quyền hoặc để người dân thông báo những vấn đề nảy sinh. Vào đầu năm nay, dịch vụ bắt đầu được triển khai trên web.

Năm 2006, thành phố bắt đầu một dịch vụ trực tuyến – gọi là NYC Business Express – để giúp việc xin giấy phép trở nên dễ dàng và nhanh hơn. Chẳng hạn như thời gian xin giấy phép xây dựng đã được giảm từ 40 ngày xuống còn bảy ngày. Các chuyên gia cho rằng những bước cải thiện như thế có thể góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động của các hệ thống dịch vụ công, từ đó thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Hướng đến thành phố thông minh

Việc kết nối các cơ sở dữ liệu của chính quyền có thể đóng một vai trò quan trọng. Sở Cứu hỏa New York đã hợp tác với IBM để phát triển một hệ thống tổng hợp thông tin về sơ đồ tầng lầu của các tòa nhà, các cuộc kiểm tra về an toàn, cháy nổ và những vi phạm, nếu có, từ các cơ quan thành phố, rồi sử dụng phần mềm để phân tích và đưa ra dự báo.

Lính cứu hỏa có thể truy cập thông tin cần thiết trên máy tính cầm tay khi đang trên đường làm nhiệm vụ. Hệ thống hoạt động theo thời gian thực này – dự kiến được triển khai vào năm tới – sẽ giúp hướng dẫn cách thức chữa cháy sao cho có hiệu quả và giúp lính cứu hỏa tránh gặp nguy hiểm.

Tại hạt Alameda ở bang California, cơ quan dịch vụ xã hội gần đây đã tập hợp thông tin vào trong một kho dữ liệu duy nhất. Phần mềm được sử dụng để tổng hợp thông tin về một cá nhân và hiển thị nó dưới dạng một trang web cho nhân viên phụ trách. Donald Edwards, trợ lý giám đốc cơ quan, cho biết hệ thống mới giúp các nhân viên xã hội cập nhật thông tin, tiết kiệm thời gian và xử lý công việc có hiệu quả hơn.

Ngoài ra, cơ quan này ước tính rằng hệ thống sẽ giúp họ tiết kiệm 11 triệu đô-la Mỹ mỗi năm từ việc loại bỏ công việc trùng lắp và phát hiện gian lận. Trong khi đó, thành phố Dubuque, bang Iowa đang thử nghiệm một dự án hứa hẹn giúp thành phố này trở nên thông minh hơn thông qua việc sử dụng công nghệ số.

Trong vài năm tới, thành phố 60.000 dân này sẽ sử dụng bộ cảm biến, phần mềm và Internet để cung cấp cho chính quyền và khách hàng cá nhân những công cụ số để đo đạc, giám sát và thay đổi cách thức sử dụng nước, điện và giao thông.

Giai đoạn đầu tiên của dự án bao gồm việc lắp đặt điện kế và đồng hồ nước kỹ thuật số tại 250 ngôi nhà và doanh nghiệp. Đồng hồ nước thông minh được tích hợp công nghệ cảm biến đặc biệt giúp phát hiện tình trạng rò rỉ nước. Trong khi đó, điện kế điện tử thông minh có thể theo dõi việc sử dụng năng lượng và đề xuất những phương cách tiết kiệm để giảm bớt tiền điện. Ngoài ra, loại điện kế này có thể truy cập vào một trang web để điều chỉnh nhiệt độ trong nhà cho phù hợp với thời tiết bên ngoài.

Dự án này cũng có sự đầu tư của IBM, vốn xem đây là một công trình nghiên cứu. Robert Morris, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu các dịch vụ tại IBM, nói: “Đối với chúng tôi, Dubuque giống như một phòng thí nghiệm sống. Chúng tôi muốn học hỏi ở Dubuque và xuất khẩu những gì tốt nhất sang nơi khác.”
 
Top