What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Làng khoa học Việt Nam ở Nhật Bản

LOBBY.VN

Administrator
Làng khoa học Việt Nam ở Nhật Bản​

JAIST.jpg

Viện Khoa học Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản​

Dù nằm mơ, thủ tướng Nhật Bản khi ấy là ông Mori cũng không tưởng tượng được, campus của JAIST tại thành phố Nomi, tỉnh Ishikawa lại trở thành một làng khoa học của Việt Nam. (Thành Nam)

Năm 1990, chính phủ Nhật quyết định thành lập JAIST (Japan Advanced Institute of Science and Technology), Viện Khoa học Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản theo mô hình của Mỹ, nhằm mục tiêu phát triển củng cố vị thế hàng đầu thế giới của Nhật Bản trong lĩnh vực công nghệ

Hơn 20 năm đã qua, gần 5.000 thạc sĩ và 1.000 tiến sĩ đã tốt nghiệp, sau những ngày tháng dùi mài bên những tập bản thảo dày cộp của Leonard de Vinci được bày trang trọng trong thư viện của Viện. Hàng tá các nhà khoa học lớn của thế giới, chủ nhân của những giải thưởng danh giá như Nobel đã đến đọc bài giảng tại đây. Nhiều phát minh sáng chế đã được đưa vào sử dụng ở Nhật, hoặc bị các bạn Hàn, Trung, Mỹ nhanh chân hơn bán trước

Nhưng có một điều là dù nằm mơ, thủ tướng Nhật Bản khi ấy là ông Mori cũng không tưởng tượng được, campus của JAIST tại thành phố Nomi, tỉnh Ishikawa lại trở thành một làng khoa học của Việt Nam

Hơn 80 nhà khoa học ưu tú của Việt nam đang tham gia vào những vấn đề nóng bỏng của nhân loại: từ phản ứng của não bộ khi nhìn lên website tới pin mặt trời có thể thay được nhà máy điện hạt nhân. Kể cả trẻ con và gia đình thì là hơn 100 người

Chắc chắn là cơ sở khoa học lớn nhất của Việt Nam ở nước ngoài rồi. Mà máy móc ở đây toàn loại hàng đại khủng, tính toán vector thì dùng NEC SX-9, server chung thì dùng Cray XT-5. Kính hiển vi chụp được từng nguyên tử hydro, rõ mồn một. Ai cũng được dùng, thoải mái

Nhờ công Hồ Sensei đấy, ông Katyama, chủ tịch Viện tuyên bố. Ở đây có đến 4 giáo sư và trợ lý giáo sư là người Việt, nhiều nhất trong số thành viên ngoại quốc

Hồ Sensei (Thầy Hồ) là anh Hồ Tú Bảo, một người lính thuộc thế hệ sinh viên xếp bút nghiên lên đường năm 1971, bậc đại ca của nhiều người Việt Nam trong lĩnh vực tin học. Sau chiến tranh anh qua Pháp du học, từng lăn lộn với xuất khẩu phần mềm từ những năm 1986

Năm 1993, thầy Hồ được giới thiệu sang làm giáo sư thỉnh giảng tại Viện. Không hiểu duyên số thế nào, thầy ở đây cho đến tận bây giờ. Và lần lượt đưa từng học trò từ Việt Nam sang để làm nên làng Việt nam ở JAIST

Đàm Hiếu Chí là một ngôi sao sáng của thế hệ sau, giáo sư vật lý. Chính Chí là người đã gọi điện mời tôi xuống đây vào cuối tuần trước. Chí muốn giới thiệu FPT với nhà phát minh của công ty Epson, Shimoda san, để FPT có cơ hội tham gia vào việc định hình ngành in ấn trong tương lai

Thăm trường chán chê, Chí dẫn cả hội đi Onsen ở Yamanaka. Đường lên núi vòng vèo, lại thêm cái carnavi dở chứng, đến nơi thì đã tối mịt. Mưa rơi, lạnh cóng. Lần xuống bờ suối, ngâm mình trong nước ấm, nghe nước chảy rì rào bên cạnh. Thật phê. Chỉ tiếc phải về sớm để Khôi kịp chuyến xe buýt đêm về Tokyo

Tạm biệt anh Bảo, tạm biệt Chí, Nam, Minh… và những bạn trẻ Việt Nam ở đây

Chúc cho làng Việt Nam càng ngày càng đông hơn, nắm vững công nghệ, mang lại niềm tự hào cho đất nước

Nguyễn Thành Nam
 
90% thành công của một công ty Nhật Bản do con người quyết định​

- Mặc dù trong các doanh nghiệp Nhật Bản, ứng dụng rất lớn các thiết bị khoa học – công nghệ hiện đại, nhưng đối với họ, yếu tố quyết định sự phát triển thịnh vượng và bền vững của doanh nghiệp chính là con người

06-05-Daotaocon.jpg

Một mô hình doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào yếu tố con người​

Đại đa phần doanh nghiệp Nhật Bản đều có một điểm chung về triết lý kinh doanh tập trung đầu tư và quản lý con người, nhấn mạnh 4 quy trình: Chia sẻ/đồng cảm triết lý với nhân viên (tại sao chúng ta làm việc? tại sao chúng ta sống?); chia sẻ tình hình hiện hành của công ty với nhân viên, làm rõ mục tiêu, phân công vai trò; khuyến khích những nhân viên có ý thức tự lập cao; và đánh giá đúng những nhân viên có ý thức cao

Chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo Kỹ thuật quản lý kinh doanh ở Nhật Bản, đại diện của tập đoàn Cybozu nói: Đối với việc kinh doanh, yếu tố quan trọng nhất là “con người”. Yếu tố thuyết phục con người phải được hiểu là động cơ chứ không phải là mệnh lệnh. Người quản lý nếu chỉ tự mình làm thì không thể hoàn thành công việc được mà cần phải có sự hỗ trợ của nhân viên. Nhưng việc người quản lý có thể làm là chia sẻ thông tin, tức là phân quyền và giao việc để nhân viên được thể hiện sự sáng tạo và cống hiến một cách cao nhất

Cùng quan điểm với Cybozu, đại diện đến từ công ty truyền thông của Nhật Bản R&D chia sẻ: Trong thành công của một công ty, chia sẻ giá trị chiếm 60%, con người 30% và chiến lược chỉ chiếm 10%. Như vậy, 90% thành công của một công ty là do con người quyết định

Các công ty Nhật Bản đặc biệt coi trọng việc chia sẻ thông tin trong nội bộ công ty. Các ông chủ doanh nghiệp Nhật Bản đều cho rằng nếu chỉ cung cấp thông tin cho nhân viên thôi thì không thể làm cho nhân viên hiểu được mục tiêu chung của công ty nên sẽ không đồng hành lâu dài cùng với công ty tạo ra giá trị lợi nhuận

Theo các công ty Nhật Bản, chia sẻ thông tin đạt được kết quả mong muốn khi đảm bảo được 3 yếu tố: Khái niệm cụ thể, phân công vai trò rõ ràng và làm rõ mục tiêu. Vì thế, trong các công ty Nhật Bản, từ nhân viên đến lãnh đạo đều rõ nhiệm vụ và vai trò của mình. Trong khi câu trả lời phổ biến của nhân viên trong phần đông các công ty Việt Nam khi được hỏi “mục tiêu của công là gì?” đều là “không biết đâu, chỉ cần nhận tiền là đủ” nhưng hiện tượng này rất hiếm xảy ra trong các công ty Nhật

Rõ ràng, chiến lược tập trung đào tạo con người trong các công ty Nhật đã đem lại thành công rất lớn cho họ. Đây là thời đại đòi hỏi nội dung của công ty cần phải có dụng cụ làm thay đổi ý thức của nhân viên trong công ty nên doanh nghiệp chia sẻ thông tin, lợi ích, trách nhiệm với nhân viên là một chính sách khôn ngoan, “trên dưới hợp lòng”

Do đó, gợi ý của tập đoàn Cybozu các công ty nên tổ chức theo tổ chức của một đội bóng đá để các khái niệm công việc, mục tiêu và phân công vai trò được thể hiện một cách cụ thể, tạo ra một tổ chức có thể làm việc một cách tự chủ bằng việc ủy nhiệm một phần công việc cho nhân viên

Thanh Loan
 
10 tỉ USD và giấc mơ ĐH đẳng cấp ở Việt Nam

- Một buổi đi làm sớm, vừa nhấm nháp cốc cà phê vừa đọc tin tức từ e-mail thì thấy một lá thư "quảng cáo" từ một đồng nghiệp cũ ở Imperial College London báo tin về tuyển dụng của King Abdullah University of Science and Technology (Saudi Arabi - SA)

Tôi lập tức lục lại các tin cũ, tìm hiểu trường này, té ra cũng là một trường rất và rất mới, được chính phủ SA đầu tư tới 10 tỉ USD để xây dựng thành một trường nghiên cứu đẳng cấp quốc tế

Không biết rồi sẽ ra sao và bao giờ sẽ đạt được giấc mơ đó, nhưng xem cách thức mà họ thực hiện thì bất kỳ ai cũng có thể tin rằng việc vươn tầm quốc tế là hoàn toàn có thể

20110710175940_KAUST.jpg

King Abdullah University of Science and Technology​

Mạnh tay 10 tỉ USD

KAUST này mang tên một vị vua ở SA, được chính phủ SA đầu tư tới 10 tỉ USD (con số mà chắc nhiều người sốc hoặc há hốc mồm vì ham muốn) để quyết đua tranh với phương tây về giáo dục đại học

Tất nhiên, tiền là yếu tố quan trọng hàng đầu trong bất kỳ dự án nào nhưng thế thôi vẫn chưa đủ

Ta sẽ cũng bàn thêm về các chiến lược của họ để so sánh với ta. KAUST chính thức mở cửa tuyển sinh từ ngày 05/09/2009 và hiện giờ, họ mới chỉ có chưa đầy 800 sinh viên

Trên thực tế, KAUST đã bắt tay công cuộc tuyển dụng và xây dựng nền tảng từ năm 2006, và hiện nay việc tuyển dụng cán bộ (giảng viên, nghiên cứu viên) vẫn được thúc đẩy mạnh mẽ để tạo ra đội ngũ cứng của trường

Còn nhớ năm 2006, khi mới bước chân sang Vương quốc Anh, tôi đã được chứng kiến những nhà xây dựng trường đi các trường đại học lớn ở Anh quốc chào mời, quảng cáo để kêu gọi các nhà nghiên cứu lớn đến làm việc hoặc cộng tác

KAUST mời hẳn các chuyên gia của Imperial College London (trường trong top 5 thế giới của Anh) làm tư vấn tuyển dụng và hoạch định chiến lược nghiên cứu

KAUST không tuyển dụng cán bộ một cách ồ ạt để lấy quân số và biến chế mặc dù họ đang rất cần cán bộ. Trái lại, KAUST tuyển dụng đúng theo các quy trình ở các nước phát triển: tuyển dụng công khai (quảng cáo tin tức trong các cộng đồng nghiên cứu, các chuyên gia hoặc các mạng về việc làm), tuyển dụng hồ sơ cạnh tranh và đều yêu cầu các ứng viên là những người làm nghiên cứu với thành tích nghiên cứu tốt, ứng viên được chọn thông qua xét hồ sơ theo năng lực nghiên cứu của ứng viên thể hiện qua các công trình nghiên cứu

Các vị trí tuyển dụng phổ biến là giáo sư, giảng viên, nghiên cứu viên (bao gồm nghiên cứu viên cơ hữu và hợp đồng sau tiến sĩ - postdoc).
Việc tuyển sinh chỉ được bắt đầu sau khi đã hình thành đội ngũ cán bộ, hệ thống giảng đường, phòng thí nghiệm, hay nói đơn giản là: có trường rồi mới có sinh viên

Đây là cách mà hầu hết các trường đại học lớn trên thế giới đều trải qua. Và đến nay, KAUST đã mời được tới 3.000 các nhà nghiên cứu (kể cả những người đã từng đại giải Nobel) tham gia: giảng bài, tư vấn khoa học và làm cán bộ cơ hữu

Hãy lấy một ví dụ về PTN Vật liệu Nano chức năng (Functional Nanomaterials Group - http://nanomaterials.kaust.edu.sa/Pages/home.aspx): bao gồm một giáo sư được bổ nhiệm, có 3 nghiên cứu viên sau tiến sĩ (postdoc) và 5 sinh viên sau đại học, cộng với một hệ thiết bị thí nghiệm rất mạnh

Người đứng đầu nhóm là Husam Alshareef là người đã nhiều năm được đào tạo và làm việc ở Mỹ, từng tốt nghiệp và làm việc ở các trường danh tiếng ở Texas, North Carolina... và có một lý lịch khoa học "rất đẹp mắt" với trên 145 công trình nghiên cứu dạng bài báo, hơn 45 bằng phát minh sáng chế và chỉ số trích dẫn trung bình 23

Bên cạnh đó, những nghiên cứu viên trong nhóm này cũng là những nhà nghiên cứu "chuẩn hóa" giống như các trường đại học ở phương Tây.
Trong vòng 3 năm ở KAUST, họ đã có hơn 30 bài báo đăng trên các tạp chí có phản biện (tham khảo thông tin http://www.kaust.edu.sa/)


20110710175940_nha.jpg

Phòng thí nghiệm Nanofabrication ở KAUST đang được xây dựng​


Việc xây dựng cơ sở vật chất của KAUST thì lại càng không chê vào đâu được

KAUST được xây dựng campus rộng tới 36 km2 (có lẽ là rộng nhất thế giới) và cho đến khi bắt đầu mở trường tuyển sinh năm 2009, họ đã có đầy đủ cơ sở vật chất gồm các bulding, phòng thí nghiệm... mà ở đó có khá nhiều PTN có mức độ hiện đại mà ngay cả nhiều nơi ở EU cũng phải phát ghen: phòng thí nghiệm về supercomputer, nanofabrication (for materials science, electronic engineering..), biotechnology, marine, spectroscopy analysis

Các chiến dịch "đẳng cấp quốc tế hóa" ở Việt Nam

Để thực hiện giấc mơ "đẳng cấp quốc tế", Chính phủ đã không tiếc tiền đầu tư nhiều trăm triệu USD để mở các trường mới hoặc nâng cấp các trường đại học cũ (thực chất là tiền vay nước ngoài hoặc từ thuế của dân)

Đối với các trường đại học mới, chưa thấy trường đâu, chỉ thấy quảng cáo rầm rộ các "chương trình học đẳng cấp quốc tế" và tên các lãnh đạo trường (bao gồm một số giáo sư quốc tế được mời có tên và một số nhà khoa học ở VN) và lôi kéo và tuyển sinh sinh viên vào học ngay từ khi trường còn chưa được xây dựng và chưa có đủ giảng viên

Việc làm như thế hoàn toàn ngược đời và giống như dân ta vẫn nói "sinh con rồi mới sinh cha"

Một trường hoàn toàn không có nền tảng nghiên cứu, không có đủ nhân lực làm sao có thể trở thành đẳng cấp quốc tế? Có một tư duy hết sức lỗi thời và cực kỳ cục bộ rằng: những sinh viên đầu tiên được đào tạo sẽ trở thành hạt nhân cán bộ sau này

Không có con người quốc tế, làm sao có thể có nhà trường quốc tế được ?

Cán bộ cơ hữu hoàn toàn có thể tuyển dụng từ các nguồn nhân lực chất lượng cao (từ trong nước hoặc nước ngoài) mà không cần chờ đến sinh viên từ trường tạo ra

Việc cố giữ sinh viên của trường tạo ra sẽ tạo ra lối suy nghĩ cục bộ, con hát mẹ khen hay và đóng kín môi trường khoa học cũng như đào tạo, đồng thời những sinh viên đó không có động lực phấn đấu

Ở các trường đại học cũ, việc nghiên cứu khoa học ngày càng bị mất đi vì cán bộ phải lo chiến đấu với cơn bão giá cả, giảng viên chạy đua với dạy hoặc làm các công việc ngoài trường

Giảng viên được tuyển dụng hoàn toàn không xuất phát từ công việc, mà xuất phát từ những biên chế trống, đồng thời giảng viên tuyển dụng không hề đòi hỏi về năng lực nghiên cứu như tiêu chuẩn quốc tế mà chủ yếu chỉ theo yêu cầu bằng cấp và biên chế. Không có con người quốc tế, làm sao có thể có nhà trường quốc tế được ?

Và cách mà nhiều trường tiếp cận là "nhập khẩu các chương trình học từ nước ngoài" như một hình thức "du học tại chỗ". Lương của giảng viên bao nhiêu năm vẫn theo hệ thống thang bậc cào bằng kiểu hành chính mà không quy định theo vị trí

Có Phù Đổng Thiên Vương giữa thế kỷ 21 ?

Nói đi nói lại, bài viết của tôi thế nào cũng bị nhiều người phê rằng: vẫn là chê bai, hãy chỉ ra cần làm gì đi ?

Vâng, vậy ta nên làm gì trong các chiến lược này ?

Tôi nghĩ việc ta cố gắng chạy theo những danh hiệu hão như đẳng cấp quốc tế theo cách thức hiện nay là rất ít tính khả thi và khả năng tiêu phí tiền thuế của nhân dân là rất cao

Một việc quan trọng khác là cải tiến giáo dục phổ thông theo hướng giảm thi cử, thực tế và đào tạo con người của tư duy và tri thức.
Có nên chăng, nên từng bước nâng cấp các trường, dần dần theo chuẩn mực quốc tế: chuẩn hóa cán bộ đại học (thẳng tay loại bỏ các cán bộ giảng viên yếu kém không đúng chuẩn), trường nào không đạt chuẩn có thể đóng cửa hoặc tạm ngừng tuyển sinh cho đến khi đạt yêu cầu về nhân lực chất lượng, tuyển dụng cán bộ theo vị trí, việc làm (không theo mô hình biên chế đã lỗi thời), quản lý và đào tạo theo các quy chuẩn quốc tế, đặc biệt đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học theo đúng tiêu chuẩn quốc tế (công bố khoa học là một trong những tiêu chuẩn quan trọng), cán bộ giảng viên chỉ tập trung vào 2 nhiệm vụ: nghiên cứu và giảng dạy, cải tiến chương trình cho thiết thực và đơn giản. Chất lượng của các trường sẽ được dần dần cải thiện

Không bao giờ có chuyện Phù Đổng Thiên Vương giữa thế kỷ 21, một cái vươn vai lớn thành khổng lồ

Đồng thời một việc quan trọng khác là cải tiến giáo dục phổ thông theo hướng giảm thi cử, thực tế và đào tạo con người của tư duy và tri thức.
Và quan trọng hơn, những nhà hoạch định chính sách là những người có TÂM và TẦM !

Đức Thế - Viết từ Nhật Bản
 
"Bí quyết" thực hiện truyền thông khoa học của người Nhật​

Vào cuối tháng 6 vừa qua, đoàn công tác của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông Khoa học và Công nghệ (CESTC) đã có chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản. Dưới đây là ghi nhận của một thành viên trong Đoàn về kinh nghiệm tổ chức truyền thông khoa học ở Nhật Bản

Đại diện Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) cho biết, sau sự cố xảy ra thảm họa động đất ở phía đông Nhật Bản (11.3.2011), Nhật Bản tập trung vào kế hoạch phát triển KH-CN lần thứ tư (giai đoạn 2011-2015), trong đó đặc biệt chú trọng việc đổi mới KH-CN

Mục tiêu lớn đặt ra với Nhật Bản là làm thế nào để KH-CN có thể hồi phục và tái thiết lại đất nước từ sau thảm họa. Cho nên, ngân sách liên quan đến KH-CN được Mext quản lý trong năm 2011 rất lớn, lên tới 67% tổng ngân sách Chính phủ chi cho phát triển KH-CN, tương đương 30,6 tỷ USD

Quan hệ chặt với truyền thông

Hoạt động quan hệ công chúng (Public Relaations, ở ta thường gọi là PR) được các cơ quan khoa học của Nhật Bản thực hiện rất hiệu quả qua các hình thức: PR cho giới truyền thông, PR công chúng, PR nội bộ

h2_Tsunami.gif

Trẻ em tìm hiểu về trận động đất sóng thần ngày 11.3.2011 qua màn hình 3D tại Bảo tàng khoa học ở Nhật​

Theo đại diện Cơ quan KH-CN Nhật Bản (JST), một hoặc 2 lần/tháng, cơ quan này tổ chức họp mặt thân mật giữa cán bộ JST và giới truyền thông. Trong buổi gặp gỡ này, JST sẽ trình bày các sự kiện mới cho giới truyền thông và lắng nghe quan điểm, hành động của giới truyền thông một cách thẳng thắn

Mỗi cuộc họp mặt sẽ có khoảng 30 người từ 15 tổ chức đến tham dự. Đây là cách làm hiệu quả tạo cơ hội tốt cho nhà khoa học với nhà báo gần gũi hơn, nhà báo cũng hiểu rõ hơn về những thành tựu KH-CN do được chính các nhà khoa học giới thiệu, giải thích

Với PR công chúng, JST cũng có trang thông tin bằng tiếng Anh tiếng Nhật và sắp tới là tiếng Hoa, tiếng Trung. Mỗi năm, có 10.000 cuốn sách thống kê được phát hành. Ngoài ra, còn có các cuốn sách bỏ túi (cập nhật tin tức của JST) giới thiệu về các thành tựu và dự án đặc biệt

Bản mềm của cuốn sách này có thể tải về qua trang thông tin của JST. JST cũng thường xuyên gửi các bản tin cho những người đăng ký nhận bản tin qua email

Nhiều hình thức PR

Đặc biệt, PR nội bộ là một kênh thông tin liên lạc của các nhân viên JST

Thông tin về công việc, địa chỉ nơi làm việc, giới thiệu các thành viên của JST… được thể hiện dưới định dạng PDF lưu hành trong nội bộ JST. Các thành viên của JST cũng có thể thảo luận các chủ đề riêng một cách thoải mái dưới hình thức “Cà phê khoa học”

Trung tâm truyền thông khoa học Nhật Bản (SMC) trực thuộc JST đóng vai trò là cầu nối giới thiệu các nhà khoa học với các phóng viên thông qua các chương trình nghị sự đươc tổ chức khi có các sự kiện

SMC được Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ như là một dự án nghiên cứu và được cấp một nguồn kinh phí hoạt động. Tuy nhiên, SMC không bị phụ thuộc về phát ngôn nhất là phát ngôn về phương diện chính trị

Hiện nay, SMC có mạng lưới danh sách nhà báo và các thành viên đăng ký kết nối lên tới 400 người. Khi có một vấn đề khoa học nổi cộm, với vai trò kết nối, SMC sẽ thu thập thông tin từ trong nước, sau đó sẽ chuyển tới các trung tâm truyền thông tương tự của các nước khác để lấy được ý kiến đánh giá thứ cấp
 
Top