What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Myanmar Capital

LOBBY.VN

Administrator
Myanmar - đích đến mới của các quỹ đầu tư​

142864826.jpg

Có ý kiến cho rằng, những người đầu tư sớm và đúng hướng vào thị trường này sẽ thu được lợi nhuận lớn với các lĩnh vực tiềm năng như bất động sản, du lịch và cơ sở hạ tầng

David Bonderman, đồng sáng lập quỹ TPG – một quỹ đầu tư tư nhân của Mỹ đã có chuyến tuần trước đã có cuộc gặp các nhà lãnh đạo và các doanh nhân Myanmar. Động thái này là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự quan tâm của giới đầu tư đối với Myanmar trong khi các nước phương Tây dỡ bỏ cấm vận

Đây là lần đầu tiên lãnh đạo một quỹ đầu tư tư nhân của Mỹ đến thăm Myanmar sau khi Tổng thống Thein Sein lên nắm quyền vào năm 2011. Ông Bonderman đã có cuộc gặp với U Soe Thein, Bộ trưởng Công nghiệp Myanmar, lãnh đạo Đảng đối lập Aung San Suu Kyi, các quan chức chính phủ cùng với các lãnh đạo doanh nghiệp địa phương. Mục đích của chuyến thăm lần này là để đánh giá cơ hội đầu tư mới cũng như tìm hiểu khung pháp lý của Myanmar

TPG là một trong số các quỹ của Mỹ đầu tư vào Nga và Việt Nam đồng thời đã tồn tại lâu dài ở Indonesia với công ty con Northstar. Patrick Walujo , người đồng sáng lập Northstar và một vài lãnh đạo của TPG cũng có mặt trong chuyến thăm Myanmar lần này

Một số công ty đầu tư khác cũng có kế hoạch mở quỹ tại Myanmar trong đó có Leopard Capital, quỹ được đặt tại Campuchia và tập trung vào các thị trường mới nổi; Bagan Capital tại Hồng Kông; E&O Capital đặt tại Yangon với mục tiêu huy động quỹ trị giá 20 triệu USD và Indochina Opportunities – quỹ liên kết giữa Dragon Capital và Frontier với kế hoạch lập quỹ trị giá 250 triệu USD ở Myanmar

Theo Douglas Clayton, giám đốc của quỹ Leopard, quỹ này đã chờ đợi cơ hội đầu tư ở Myanmar 23 năm qua. Ông nhận định những người đầu tư sớm và đúng hướng vào thị trường này sẽ thu được lợi nhuận lớn với các lĩnh vực tiềm năng như bất động sản, du lịch và cơ sở hạ tầng

Christian Oram, điều hành quỹ E&O cho biết quỹ này có một hệ thống các dự án bao gồm bất động sản, công nghiệp, viễn thông và nông nghiệp và hy vọng quỹ đầu tư sẽ có thể hoạt động ở Myanmar trong 12 tháng tới

Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều trở ngại trước mắt, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư của Mỹ. Thêm vào đó, cho đến khi các lệnh cấm vận bị dỡ bỏ hoàn toàn chứ không phải tạm ngừng như hiện nay, rất nhiều nhà đầu tư vẫn coi Myanmar là thị trường khá rủi ro

Tuy nhiên, theo một báo cáo gần đây của EIU, bất chấp những điều này, Myanmar có thể vẫn nổi lên như là thị trường mới nổi tiếp theo của khu vực nếu như chính phủ nước này tiếp tục thực hiện các cải cách chính trị và kinh tế
 
Trung Quốc mở trung tâm giao dịch nhân dân tệ ở biên giới Myanmar​

Với trung tâm này, Trung Quốc hi vọng có thể phát triển các dịch vụ thanh toán trực tiếp và thanh toán bù trừ với Myanmar

Theo thông tin được đăng tải trên một website chính phủ Trung Quốc, nước này vừa mở một trung tâm giao dịch nhân dân tệ ở tỉnh biên giới phía Tây Nam sát với Myanmar trước động thái mở cửa cho các hoạt động kinh doanh nước ngoài của Myanmar

Trung tâm được đặt tại thành phố Thụy Lệ thuộc tỉnh Vân Nam và sẽ đóng vai trò thúc đẩy trao đổi nhân dân tệ với đồng kyat của Myanmar. Với trung tâm này, Thụy Lệ hi vọng có thể phát triển các dịch vụ thanh toán trực tiếp và thanh toán bù trừ

Trung Quốc – đối tác lớn nhất của Myanmar - đã hối thúc các nước khác chấm dứt cấm vận kinh tế với nước này trước những động thái mở cửa sau 50 năm bị cô lập. Với kết quả bầu cử hôm 1/4, vị lãnh đạo đảng đối lập Aung San Suu Kyi đã có được ghế trong Quốc hội

Theo Dariusz Kowalczyk, chuyên gia kinh tế cao cấp của Credit Agricole CIB tại Hồng Kông, sự thay đổi chính trị ở Myanmar có thể cho phép Trung Quốc thực hiện con đường thương mại mới đến biển Andaman và vịnh Bengal, giúp giảm chi phí vận tải đường biển cho các nhà xuất khẩu ở trung tâm Trung Quốc
 
Myanmar đăng cai Diễn đàn Kinh tế thế giới Đông Á​

Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab ngày 1/6 thông báo WEF Đông Á năm 2013 sẽ được tổ chức tại Myanmar theo đề nghị của Bộ trưởng Năng lượng Myanmar U Than Htay

Với chủ đề “Định hình tương lai khu vực Đông Á thông qua kết nối,” WEF Đông Á 2012 lần này được tổ chức tại Thái Lan, đã thu hút hơn 630 đại biểu tham dự từ 50 quốc gia, trong đó có một số nguyên thủ

Tại hội nghị WEF Đông Á 2012, lãnh đạo các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng các học giả kinh tế đều nhất trí cho rằng cần tiếp tục theo đuổi việc kết nối khu vực sâu rộng hơn nhằm tạo ra bức tường vững chắc chống lại các cú sốc hay những tác động tiêu cực từ bên ngoài

Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra cho rằng, việc kết nối đang ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết khi liên tục xuất hiện những thách thức từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone), hiện tượng biến đổi khí hậu châu Á cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và hội nhập khu vực

Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong khẳng định, Lào đã nhìn thấy lợi ích của việc kết nối rộng rãi hơn, đồng thời kêu gọi sự hợp tác hơn nữa giữa các chính phủ

Theo Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, trong tiến trình hội nhập, 10 nước ASEAN sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu

Các nước thành viên ASEAN nên phối hợp để cải thiện việc kết nối trong lĩnh vực vận tải, thương mại, năng lượng, công nghệ thông tin, ngân hàng, giáo dục và an ninh lương thực. ASEAN cần dỡ bỏ các trở ngại hiện nay để củng cố quan hệ hướng tới cùng phát triển bền vững

Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Malaysia Idris Jala cũng đề nghị xây dựng thỏa thuận giữa các nước ASEAN về biện pháp ứng phó hiệu quả với các cuộc khủng hoảng tài chính và phi tài chính
 
Các ngân hàng Nhật Bản tăng đầu tư tại Myanmar​

avataraspx2.jpg

Ngân hàng Mitsubishi Tokyo UFJ của Nhật Bản đang tăng cường cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Myanmar

Hồi tháng Tư, ngân hàng này đã bỏ chức trưởng đại diện kiêm nhiệm tại Rangoon và Dahka (Bangladesh), sau khi thành lập văn phòng chuyên nhiệm tại Myanmar, ngân hàng này đã tư vấn cho 150 doanh nghiệp khách hàng muốn đầu tư vào Myanmar và dự tính sẽ cung cấp nghiệp vụ hỗ trợ cho khoảng 600 doanh nghiệp trong năm tài chính này

Với 62 triệu dân, Myanmar không chỉ là cứ điểm sản xuất, mà còn được kỳ vọng là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Do cơ sở hạ tầng của Myanmar chưa hoàn thiện, nên trưởng đại diện văn phòng của ngân hàng Mitsubishi Tokyo UFJ tại Rangoon cho rằng các doanh nghiệp Nhật Bản chỉ có thể đầu tư thực sự vào Myanmar sau ba đến năm năm nữa

Ngân hàng Mizuho cũng đã thành lập văn phòng đại diện tại Rangoon hồi tháng Tư. Trong khi đó, ngân hàng Mitsui Sumitomo đã ký văn bản ghi nhớ về đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác kỹ thuật với ngân hàng lớn nhất của Myanmar là Kanbawza Bank nhằm tăng cường hợp tác trong tương lai
 
Mỹ chính thức cho phép đầu tư vào Myanmar​

- Chính quyền Tổng thống Barack Obama đã chính thức dỡ bỏ lệnh cấm đầu tư vào Myanmar, bật đèn xanh cho các công ty Mỹ - đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng - muốn tham gia thị trường vừa mở cửa này

576869.jpg

Tổng thống Thein Sein và đại sứ Mỹ tại Myanmar Derek Mitchell tại buổi trình quốc thư của ông Mitchell​

“Nới lỏng cấm vận là dấu hiệu mạnh mẽ thể hiện sự ủng hộ của chúng tôi với cải cách, sẽ cung cấp ngay lập tức các ưu đãi cho những nhà cải cách và lợi ích quan trọng cho người dân Myanmar” - thông báo của Nhà Trắng ngày 12-7 dẫn lời Tổng thống Obama

Ông Obama thông báo quyết định này vài giờ sau khi đại sứ Mỹ đầu tiên tại Myanmar - ông Derek Mitchell - trình quốc thư lên Tổng thống Thein Sein để chính thức bắt đầu nhiệm vụ đại sứ. Đây cũng là quyết định có tầm ảnh hưởng nhất đến nay của chính quyền ông Obama đang tăng nhanh tốc độ bình thường hóa quan hệ với Myanmar

Lời hứa dỡ bỏ giới hạn đầu tư đã được Mỹ công bố hồi tháng 5 nhưng đến giờ mới được đưa vào thực hiện là do các quan chức Mỹ thảo luận về tình hình kinh doanh ở Myanmar. “Chính phủ Mỹ vẫn lo ngại sâu sắc về tình trạng thiếu minh bạch trong môi trường đầu tư ở Myanmar và vai trò của quân đội trong nền kinh tế” - ông Obama nói

Theo quyết định mới, tất cả doanh nghiệp Mỹ có vốn đầu tư vào Myanmar trên 500.000 USD phải nộp báo cáo thường xuyên cho Bộ Ngoại giao về bất kỳ khoản chi nào cho Chính phủ Myanmar và về cách thức giải quyết vấn đề nhân quyền, tham nhũng và rủi ro môi trường liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ

Trong phát biểu hồi tháng trước tại Geneva (Thụy Sĩ), bà Aung San Suu Kyi đã cảnh báo về công ty năng lượng quốc gia, Công ty Dầu khí Myanmar (MOGE), và những liên hệ của công ty này với giới quân sự. Bà nói MOGE “đến nay vẫn thiếu tính minh bạch và trách nhiệm”, đồng thời khuyên các quốc gia không nên cho phép doanh nghiệp làm ăn với MOGE đến khi công ty này ký kết các tiêu chuẩn quốc tế được công nhận về sự minh bạch và trách nhiệm

Tuy nhiên, các công ty Mỹ vẫn được cho phép hợp tác với MOGE nhưng phải trình báo cho Bộ Ngoại giao trong vòng 60 ngày

Các công ty Mỹ vẫn bị cấm đầu tư vào những đơn vị thuộc giới quân đội hoặc quốc phòng Myanmar

Trước Mỹ đã có nhiều nền kinh tế lớn dỡ bỏ cấm vận đầu tư vào Myanmar như Úc, Canada và Liên minh châu Âu

Quốc hội Myanmar trong phiên họp lần này đang xem xét dự thảo luật đầu tư nước ngoài và nhiều dự thảo luật khác nhằm tự do hóa nền kinh tế yếu kém của Myanmar sau nhiều thập kỷ cách ly và suy yếu dưới sự cai trị của chính quyền quân sự
 
Myanmar có thể là "ngôi sao đang lên" của châu Á​

Tuy nhiên, Chính phủ Myanmar thừa nhận đó là một chặng đường dài

AFP đưa tin ngày 21/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định Myanmar có thể trở thành đầu máy kinh tế tiếp theo của châu Á nếu nước này thực thi các chính sách cải cách sâu rộng, đồng thời phát đi tín hiệu rằng Naypydaw có thể nhận được một chương trình giám sát của IMF vào năm 2013

Trong một tuyên bố, Trưởng phái bộ IMF tại Myanmar, bà Meral Karasulu nói: "Với cam kết cải cách mạnh mẽ, Myanmar có tiềm năng cải thiện rõ rệt đời sống nhân dân và nổi lên thành ngôi sao đang lên tiếp theo của châu Á. Tuy nhiên, Chính phủ Myanmar thừa nhận đó là một chặng đường dài"

Vừa có một tuần hội đàm với Bộ trưởng Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Trung ương và các quan chức cấp cao khác của Myanmar, bà Karasulu đánh giá Naypydaw đã có những bước tiến nhanh chóng trong lộ trình cải cách nhằm hiện đại hóa nền kinh tế nước này kể từ khi tiếp quản quyền lãnh đạo từ chính quyền quân sự hồi năm 2011

Theo IMF, các cuộc thảo luận đã cho thấy khả năng triển khai một chương trình giám sát quản lý vào năm 2013, theo đó sẽ giám sát chung tiến độ thực thi những kế hoạch cải cách của Chính phủ Myanmar

Bà Karasulu cho biết thêm nhà chức trách Myanmar đã trao đổi về các cải cách trong năm tới, tập trung vào việc tiếp tục hợp nhất tỷ giá hối đoái, củng cố ngân hàng trung ương và nâng tổng thu nhập để cấp tài chính cho các nhu cầu phát triển
 
Myanmar mỏ vàng hay vực sâu ?​

MIBS694MEQUITG20121127173002.jpg

Các quỹ đầu tư tư nhân đang phân vân liệu Myanmar có thể đem lại lợi nhuận khổng lồ hay sẽ chỉ đơn giản là 1 nơi khác khiến họ thua lỗ triền miên

Trước những động thái mở cửa nền kinh tế mạnh mẽ của Myanmar, một số quỹ đầu tư tư nhân (private-equity funds) đã vội vã huy động nguồn vốn để đổ vào quốc gia Đông Nam Á này. Họ nhìn thấy cơ hội to lớn trong ngành y tế, bất động sản và nhiều ngành khác vốn đang thèm khát nguồn vốn sau 5 thập kỷ hỗn loạn. Các chính phủ phương Tây cũng dỡ bỏ hầu hết các lệnh cấm vận mà họ đã áp đặt lên Myanmar trong suốt 2 thập kỷ để trừng phạt đất nước này vì đã vi phạm nhân quyền

Tuy nhiên, trong khi các tập đoàn đa quốc gia như General Electric Co. (GE) và PepsiCo Inc. đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Myanmar, rất nhiều công ty khác tập trung vào bán sản phẩm hơn là rót vốn hoặc xây dựng nhà máy ở đây. Tồi tệ hơn, các ngân hàng của Myanmar vẫn chưa có hệ thống cho vay để tài trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp

Silk Road Finance, công ty đầu tư vừa mở văn phòng ở Yangon, cho biết đã huy động được 25 triệu USD từ các nhà đầu tư cá nhân. Trong khi đó, 1 công ty đầu tư khác là Cube Capital vốn có trụ sở ở London và Hồng Kông cũng vừa đầu tư vào 2 dự án bất động sản ở Myanmar với tổng giá trị hơn 20 triệu USD. Hãng đang hi vọng có thể huy động được khoảng 200 triệu USD đầu tư vào các dự án tại 1 số thị trường mới nổi ở châu Á, trong đó khoảng 1/4 nguồn vốn sẽ nhắm đến Myanmar

Quỹ đầu tư Leopard Capital cũng đang đặt mục tiêu huy động 150 triệu USD thông qua 2 quỹ nhỏ tập trung vào Myanmar trong khi Bagan Capital cũng có kế hoạch huy động 75 triệu USD cho các thương vụ ở Myanmar

Tuy nhiên, trong khi không ít nhà đầu tư háo hức rót vốn vào Myanmar, một số người vẫn lo ngại rằng những rủi ro chính trị và kinh tế hiện hữu ở Myanmar vẫn là quá lớn. Họ cũng lo ngại rằng giá tài sản ở đây đang bị thổi phồng so với mức giá hợp lý

Chưa có hệ thống luật pháp rõ ràng để bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài cũng là điều khiến họ phải cân nhắc. Các quỹ cũng chưa thể biết chắc chắn liệu họ có thể rút vốn 1 cách dễ dàng hay không. Myanmar không có thị trường trái phiếu doanh nghiệp hay thị trường chứng khoán. Hệ thống ngân hàng còn thô sơ khiến nhà đầu tư khó có thể chuyển hóa các khoản đầu tư của họ tại đây

John Van Oost, người sáng lập Yishan Capital Partners – quỹ đầu tư có văn phòng đặt ở Singapore và Indonesia và đang tập trung vào lĩnh vực bất động sản – thậm chí còn khẳng định tất cả các dự án đầu tư vào Myanmar ở thời điểm hiện tại sẽ gặp thất bại. Ông cho rằng giá nhà đất ở đây đang bị đẩy lên khá cao trong khi vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn các đối tác bản địa có đáng tin cậy hay không

Còn Ming Lu, người phụ trách khu vực Đông Nam Á tại KKR, thị trường này vẫn chưa sẵn sàng để tiếp nhận cơn sóng đầu tư mặc dù rất nhiều người đang đổ xô đến đây

Chắc chắn là, tất cả các nhà lãnh đạo cả ở Myanmar và ở nước ngoài đều mong muốn Myanmar sẽ trở thành nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ nhất ở châu Á. Tuy nhiên, nếu như các công ty ở đây không thể huy động vốn từ bên ngoài, tăng trưởng chắc chắn sẽ bị chặn đứng. Kết quả là, nền kinh tế trì trệ sẽ phá tan hi vọng của 60 triệu dân vốn đang mong chờ cuộc đời họ sẽ “sang trang” với những thay đổi mạnh mẽ gần đây

Không ít người cũng tỏ ra thận trọng khi nhìn lại những bài học trong quá khứ, đặc biệt là ở Việt Nam trong thời kỳ những năm 1990. Khi đó, không phải lúc nào người đi tiên phong cũng là kẻ hưởng lợi bởi những thay đổi không đến nhanh như những gì nhà đầu tư mong đợi. Các quỹ đầu tư cũng đã phải nếm trái đắng ở chính Myanmar khi nước này mở cửa nền kinh tế thời kỳ những năm 1990

Mặc dù vậy, những nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm vẫn đang đặt cược rằng họ sẽ có thể đảm bảo được mối quan hệ với những doanh nhân đáng tin cậy nhất và sẽ “chộp” được những cơ hội tốt nhất. “Người đầu tiên sẽ có được lợi nhuận từ các thương vụ tốt nhất và có được những mối quan hệ tốt nhất”, Kenneth Stevens, người đến từ Leopard Capital, nhận định

Alisher Ali, người trước đây đã triển khai 1 ngân hàng đầu tư ở Mông Cổ và hiện giờ đang quản lý Silk Road Finance ở Yangon, cho biết ông bị thuyết phục rằng Myanmar đang cải cách kể từ ngày 1/4, khi bà Aung San Suu Kyi được bầu vào Quốc hội Myanmar sau 15 năm bị giam giữ. Chỉ một vài tuần sau chuyến thăm đầu tiên tới Myanmar, ông đã chuyển cả gia đình tới đây

Đến cuối tháng 9, ông đã huy động được 25 triệu USD từ các cá nhân giàu có ở Nga, Kazakhstan và Mông Cổ. Ông dự định sẽ đầu tư vào nhiều lĩnh vực như viễn thông, truyền thông, y tế và nhiều lĩnh vực khác. “Mặc dù ẩn chứa nhiều rủi ro lớn, cơ hội này là quá lớn để bỏ qua”, ông nói

Thu Hương
 
WB coi Myanmar là "điểm sáng" kinh tế ở châu Á

Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 19/12 nhận định Myanmar đang thể hiện tăng trưởng kinh tế mạnh, là một "điểm sáng" ở châu Á có thể giúp thúc đẩy các nền kinh tế trong khu vực

Trong một thông cáo báo chí ở Singapore khi công bố báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, WB cho rằng kinh tế Myanmar tiếp tục phát triển, dự kiến tăng trưởng kinh tế của nước này đạt 6,3% trong năm nay, cao hơn mức 5,5% của năm ngoái, và sẽ đạt 6,5% trong năm 2013

Báo cáo cho rằng Myanmar còn nhiều cơ hội đáng kể để tăng mức sản xuất và xuất khẩu trong các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh như khí đốt tự nhiên, nông sản, hàng dệt may và khoáng sản. Theo WB, trong bối cảnh nhiều chính phủ đang dỡ bỏ trừng phạt đối với Myanmar, nước này có nhiều cơ hội đón các đối tác phát triển kinh tế quay lại hợp tác và đầu tư

WB cũng dự đoán tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Á trong năm nay sẽ thấp hơn năm ngoái, đạt 7,5%, nhưng có thể tăng lên 7,9% vào năm tới. Nguyên nhân tăng trưởng của khu vực chậm lại chủ yếu do nhu cầu về hàng xuất khẩu của các thị trường toàn cầu giảm và nền kinh tế Trung Quốc phát triển chậm

WB dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 7,9% trong năm nay và 8,4% trong năm tới, và sẽ giảm nhẹ trong năm 2014
 
Mỹ đẩy mạnh đầu tư và thương mại với Myanmar

my-day-manh-dau-tu-va-thuong-mai-voi-myanmar_zps4f5b1e46.jpg

Chủ tịch UMFCCI U Uyn Aung (U Win Aung) và trợ lý Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại Mỹ Joe Fernandez sẽ đến Myanmar

Liên đoàn thương mại và công nghiệp Myanmar (UMFCCI) ngày 20/2 cho biết hội thảo về đầu tư và thương mại Mỹ-Myanmar sẽ được tổ chức tại trụ sở của UNFCCI ở Yangun (Yangon) ngày 25/2 tới nhằm thúc đẩy đầu tư và thương mại giữa hai nước

UNFCCI phối hợp với Phòng Thương mại Mỹ (USCC) tổ chức chương trình "Quan hệ kinh tế Mỹ-Myanmar: Con đường tiến lên phía trước"

Chủ tịch UMFCCI U Uyn Aung (U Win Aung) và trợ lý Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại Mỹ Joe Fernandez sẽ tham dự sự kiện này

Tham gia hội thảo còn có các thành viên USCC, đại diện của các công ty kinh doanh nổi tiếng Mỹ về các lĩnh vực dầu và khí tự nhiên, công nghệ thông tin, năng lượng, nông nghiệp, chăn nuôi, buôn bán qua mạng...

Tại hội thảo, các quan chức hai nước sẽ thảo luận về vấn đề đầu tư, thương mại, các chỉ dẫn cho công ty Mỹ hoạt động kinh doanh ở Myanmar

Theo số liệu thống kê của Myanmar, đầu tư của các công ty Mỹ vào Myanmar lên tới 243,56 triệu USD trong 15 dự án, chiếm gần 0,6% tổng đầu tư nước ngoài vào Myanmar tính từ khi Myanmar mở cửa cho đầu tư nước ngoài cuối năm 1988 đến tháng 7/2012

Mỹ đứng thứ 9 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Myanmar. Thương mại giữa hai nước đạt 293,64 triệu USD trong năm tài khóa 2011-2012, trong đó xuất khẩu của Myanmar sang Mỹ đạt 29,57 triệu USD và nhập khẩu từ Mỹ là 264,07 triệu USD
 
Mỹ cho phép giao dịch với 4 ngân hàng của Myanmar

Bộ Tài chính Mỹ đã cho phép các công ty giao dịch với bốn ngân hàng của Myanmar, đang nằm trong một danh sách bị trừng phạt

Theo AP, Bộ Tài chính Mỹ đã cho phép các công ty Mỹ tiến hành giao dịch thông qua bốn ngân hàng của Myanmar, cho dù những ngân hàng này đang nằm trong một danh sách bị trừng phạt và trong đó có cả những thiết chế do các nhân vật thân cận với chính quyền quân sự trước đây kiểm soát

Bộ trên đã cấp một giấy phép chung trong ngày 22/2 cho phép tiến hành các giao dịch với bốn ngân hàng nói trên, khẳng định biện pháp này sẽ góp phần thúc đẩy sự đầu tư có trách nhiệm, và thể hiện quyết định hồi tháng Bảy năm ngoái của Mỹ nới lỏng các biện pháp trừng phạt về đầu tư trước những cải cách dân chủ của Chính quyền Tổng thống Thein Sein

Giấy phép nói trên liên quan đến Ngân hàng phát triển xanh châu Á, Ngân hàng Ayeyarwady, Ngân hàng kinh tế Myanmar và Ngân hàng đầu tư và thương mại Myanmar, nhằm khuyến khích những doanh nghiệp Mỹ đang tìm cách khai thác thị trường mới nổi của quốc gia Đông Nam Á này
 
Cuộc đua khai phá mỏ vàng Myanmar
Hàng đoàn kinh tế nước ngoài đang đổ về Myanmar, hy vọng vớ được mỏ vàng chưa khai thác bằng việc nắm trong tay từ các đường ống dẫn dầu đến hải cảng, từ xây dựng đập thủy điện đến hạ tầng năng lượng quốc gia

Quá trình chuyển đổi của Myanmar hứa hẹn trở thành động lực cho kinh tế khu vực, và việc cạnh tranh để giành được những hợp đồng và ưu đãi ở nước này đang tạo ra cuộc chạy đua rõ ràng giữa các ông lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước phương Tây

myanmar_zpsfdf88db9.jpg

Myanmar mở cửa, với nguồn tài nguyên dồi dào và bờ biển trải dài ở Ấn Độ Dương, đang là nam châm thu hút những người kinh doanh đến tìm cơ hội​

Với bờ biển trải dài ở Ấn Độ Dương và vị trí chiến lược ở Đông Nam Á, Myanmar là nhân tố hàng đầu về phát triển cảng biển. Họ tự hào với ba dự án lớn về phát triển cảng biển, trong đó có cảng Sittwe trên bờ biển phía bắc và Dawei ở miền nam

Các dự án này đại diện cho một mô hình thu nhỏ của cuộc chiến giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc và các đối thủ cạnh tranh trong khu vực và thế giới, để giành lấy ưu thế trong kinh tế ở Myanmar cũng như bảo đảm an ninh trên các tuyến đường thương mại hàng hải quan trọng

Được Ấn Độ cung cấp tài chính và xây dựng, cảng Sittwe là một phần trong Dự án giao thông đa phương tiện Kaladan, một sáng kiến ​​sâu rộng được thiết kế để kết nối miền đông Ấn Độ với Myanmar và, mở rộng hơn là phần còn lại của khu vực, thông qua đường biển, đường sông và đường cao tốc

New Delhi coi dự án lớn này là một phần cấu thành của với chính sách “Hướng Đông”, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gia tăng ảnh hưởng chính trị thông qua việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng

Cuộc gặp tháng trước giữa Tổng thống Myanmar Thein Sein và Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ, Meira Kumar đã ra một tuyên bố rằng hai bên có kế hoạch đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án quá cảnh Kaladan. Tuyên bố này không chỉ nhấn mạnh sự nồng ấm trong quan hệ song phương, mà còn nêu bật tầm quan trọng tổng thể của dự án trong bối cảnh kinh tế và chính trị hiện nay

Vì vậy, việc Ấn Độ đầu tư 100 triệu USD ở cảng Sittwe có thể được coi là một thành phần cốt lõi của nỗ lực lớn của New Delhi nhằm mở rộng ảnh hưởng khu vực của Ấn Độ thông qua việc giúp Myanmar vượt qua sự lạc hậu kinh tế và yếu kém triền miên về quản lý sau hàng thập kỷ dưới sự lãnh đạo của quân đội

Cảng Kyaukphyu là nền tảng trong chiến lược của Trung Quốc ở Myanmar nói riêng và toàn khu vực nói chung. Đối với Bắc Kinh, Kyaukphyu, cách 100 km về phía nam cảng Sittwe, có tầm quan trọng trung tâm vì nó tạo ra một cơ sở cho luồng đầu tư của Trung Quốc vào cả hai lĩnh vực sản xuất năng lượng và xây dựng cơ sở hạ tầng ở Myanmar

Ngoài ra, cảng này còn giúp Trung Quốc một đường tiếp cận trên đất liền ra Ấn Độ Dương, điều mà Trung Quốc đã tìm kiếm hàng thập kỷ qua. Con đường bộ cũng có thể là một giải pháp thay thế dành cho việc chuyên chở nhiên liệu từ khu vực Trung Đông về Trung Quốc

Cũng giống y như trong trường hợp Trung Quốc cấp tài chính xây dựng cảng Gwadar ở Pakistan (và giờ đây thì họ đã khiểm soát và điều hành), Bắc Kinh coi những cảng nước sâu ở Nam Á là cần thiết cho sự phát triển kinh tế và tham vọng địa chính trị

Đồng thời, tình trạng bất ổn chính trị và sắc tộc ở bang Rakhine của Myanmar đã chứng tỏ với thế giới nói chung, và Trung Quốc nói riêng, rằng những mối quan ngại về bất ổn định và an ninh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các hải cảng ở Myanmar

dawei_zps9bb500f1.jpg

Vị trí chiến lược của cảng Dawei​

Mặc dù có chung một số điểm tương đồng với các hải cảng Sittwe và Kyaukphyu, kế hoạch xây dựng một hải cảng tại Dawei trên bờ biển phía nam của Myanmar đang phải đối mặt với những trở ngại lớn hơn. Ban đầu được dự kiến là một liên doanh lớn giữa Thái Lan và Myanmar và sẽ hoàn thành vào năm 2020, dự án này đã gặp phải những trở ngại lớn khi thực hiện, bao gồm cả nghi ngờ của các nhà đầu tư Nhật Bản về tính khả thi của dự án lớn 58 tỷ USD này

Dawei, đầu tiên được thiết kế thành một đặc khu kinh tế được trang bị đầy đủ với những mạng đường sắt tốc độ cao, hiện đại và một khu công nghiệp lớn nhất ở khu vực, nhằm kết nối Myanmar với các nền kinh tế của khu vực rộng lớn

Kyaukphyu, là đại diện cho cửa khẩu đầu mối của các đường ống nhập dầu và khí do Trung Quốc cấp vốn, chạy khắp Myanmar đến tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Những đường ống này không chỉ là phương tiện vận chuyển năng lượng nhập khẩu đáng tin cậy từ Trung Đông và châu Phi trực tiếp cho Trung Quốc mà không phải đi qua Eo Malacca chật hẹp và Biển Đông đang nổi sóng, chúng còn có thể sẽ cung cấp cho Trung Quốc một đường ống trực tiếp trong tương lai, kết nối việc khai thác trên 20 lô dầu và khí ngoài khơi dự kiến sẽ được đưa ra đấu giá vào tháng tư tới

Đối với Trung Quốc, mạng lưới đường ống này là tiêu điểm của chiến lược đầu tư và năng lượng tổng hợp của họ ở Myanmar. Việc tái diễn nội chiến gần đây ở bang Kachin, sau 17 năm ngưng bắn, đã gây trở ngại cho việc xây dựng và khai trương đường ống

An ninh đã trở thành một mối quan ngại lớn đối với Trung Quốc, đến mức mà Trung Quốc được cho là đã thuê quân đội Myanmar ở phía bắc đứng ra đảm bảo an ninh cho việc xây dựng đường ống

Một nghiên cứu năm 2008 của Earth Rights International ghi nhận rằng: “Chí ít có 16 công ty đa quốc gia của Trung Quốc đang can dự vào trên 21 dự án khai thác dầu khí trên đất liền và ngoài khơi ở [Myanmar], trong đó có mặt toàn bộ ba công ty lớn của Trung Quốc là Sinopec, China National Petroleum Corporation (CNPC), và công ty China National Offshore Oil Corporation (CNOOC)”

Việc nhiều nhà đầu tư Trung Quốc dính líu đến tất cả các lĩnh vực trong ngành năng lượng của Myanmar cho thấy tầm quan trọng của Myanmar trong các kế hoạch về an ninh năng lượng dài hạn của Trung Quốc

Dự án đập thủy điện Myitsone do Trung Quốc cấp 3,6 tỷ USD vốn trên sông Irrawaddy ở bang Kachin, cũng gây ra tranh cãi. Dự kiến 90% lượng điện sản xuất ra sẽ được xuất khẩu cho khu vực phía tây nam Trung Quốc vào lúc Myanmar vẫn còn thiếu điện kinh niên. Bạo lực và bất ổn, những quan ngại về môi trường và những vấn đề khác về tự hào dân tộc tất cả đã góp phần vào quyết định treo dự án lại

Bắc Kinh đã đứng ra đăng cai chủ nhà cho một số cuộc đàm phán hòa bình giữa phiến quân Kachin và chính phủ Myanmar, nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả đáng kể. Bắc Kinh cũng đảm nhận một vai trò làm người kiến tạo hòa bình khác thường trong một nỗ lực gây ảnh hưởng đối với tiến trình đàm phán, với hy vọng rằng một nền hòa bình lâu dài sẽ cho phép dự án đập thủy điện Myitsone được tiếp tục

Nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ và tạo thành cửa ngõ với Đông Nam Á, Myanmar giờ đây đang sẵn sàng hưởng lợi từ cuộc cạnh tranh địa chiến lược của các bên muốn có nguồn tài nguyên, các hợp đồng và thị trường của Myanmar

Phạm Ngọc Uyển
 
Thủ tướng Nhật Bản quyết chiếm thị trường Myanmar


Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Myanmar, mang theo gần 1 tỷ USD tiền viện trợ phát triển và một kế hoạch thiết lập mạng lưới điện trên toàn quốc cho đất nước này

Đây là một trong những nỗ lực của Nhật Bản nhằm tìm kiếm chỗ đứng trong các dự án phát triển đang được thúc đẩy mạnh mẽ tại Myanmar

Chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng Nhật Bản diễn ra sau chuyến thăm của nhiều nhà lãnh đạo thế giới đến quốc gia này kể từ khi Myanmar được chào đón trở lại cộng đồng quốc tế, sau khi một chính phủ dân sự trên danh nghĩa được thành lập ở Naypidaw. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Nhật Bản đến Myanmar kể từ năm 1977

Trong chuyến thăm này, ông Abe sẽ đóng vai trò là "giám đốc kinh doanh" của công ty Japan Inc., đặt mục tiêu tăng gấp ba lần hoạt động xuất khẩu cơ sở hạ tầng của công ty này nhằm giúp khôi phục nền kinh tế trì trệ của Nhật Bản

Mọi động thái ngoại giao dù nhỏ nhặt nhất đang được theo dõi sát sao. Một quan chức của Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết Tokyo muốn hỗ trợ tiến trình chuyển đổi nhanh chóng tại Myanmar. Theo quan chức này, chuyến thăm sẽ "chứng tỏ rằng cả khu vực nhà nước và tư nhân của Nhật Bản sẵn lòng hỗ trợ tối đa mọi nỗ lực hướng đến dân chủ, đề cao luật pháp, thị trường hóa và hòa giải dân tộc của Myanmar"

Quan chức này cho biết Thủ tướng Abe, người hiện có tỷ lệ ủng hộ khá cao ở trong nước nhờ những thành tích kinh tế đáng khích lệ và những thành tựu nổi bật của các thị trường chứng khoán, sẽ ở thăm Myanmar trong 3 ngày

Nhật báo kinh tế Nikkei của Nhật Bản ngày 23/5 đưa tin Thủ tướng Abe sẽ công bố viện trợ phát triển cho Myanmar 100 tỷ yen (980 triệu USD)

Quan chức trên cho biết tháp tùng ông Abe sẽ là một phái đoàn doanh nhân hùng hậu gồm 40 người, trong đó có các quan chức điều hành chính của một số công ty thương mại hàng đầu của Nhật Bản như Mitsubishi, Mitsui, Marubeni and Sumitomo, và các công ty chuyên về cơ sở hạ tầng như Taisei và JGC

Nhật báo Nikkei cho biết trong chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng Abe, Nhật Bản sẽ đề xuất một kế hoạch cơ bản về phát triển mạng lưới điện tại Myanmar vào năm 2030, đồng thời nêu ý tưởng sử dụng các công nghệ xanh mà trong đó các công ty của Nhật Bản như Mitsubishi Heavy Industries, Hitachi và Toshiba sẽ hỗ trợ

Tuần trước, Thủ tướng Nhật Bản cho biết ông muốn Nhật Bản sẽ bán được các dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng trị giá 30.000 tỷ yên vào năm 2020, đồng thời cam kết sẽ đi khắp thế giới để "tiếp thị"

Myanmar rõ ràng là một điểm đến mà ông Abe nhắm tới vì nước này đang cần các nguồn đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng và thay thế các cơ sở hạ tầng đổ nát, trong khi Nhật Bản - nước dựa vào xuất khẩu - lại đang tìm kiếm những cơ hội mới tại đất nước giàu tài nguyên này để thúc đẩy sự phát triển vốn đang trì trệ của mình

Quan chức trên cho biết ngoài chương trình nghị sự kinh tế, ông Abe được cho là sẽ đề cập đến vấn đề các nhóm thiểu số sắc tộc của Myanmar do những tháng gần đây tại Myanmar xảy ra rất nhiều vụ đổ máu liên quan đến sắc tộc và tôn giáo

Ông nói: "Hai đến ba năm tới là thời điểm vô cùng quan trọng không chỉ đối với các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mà còn đối với các mối quan hệ song phương của chúng tôi", đồng thời lưu ý rằng Myanmar sẽ đảm nhận chức Chủ tịch ASEAN vào năm tới và rằng "còn rất nhiều việc phải làm trong công cuộc cải cách chính trị ở Myanmar"

Quan chức trên nhấn mạnh: "Thông điệp quan trọng nhất gửi đến Myanmar... là chính quyền Abe nghĩ rằng các nước ASEAN có vai trò quan trọng đối với Nhật Bản, và Myanmar là nước duy nhất mà cả Ngoại trưởng lẫn Thủ tướng Nhật Bản vẫn chưa đến thăm"

Ngoài cuộc gặp cấp cao ngày 26/5 với Tổng thống Myanmar Thein Sein, Thủ tướng Abe còn gặp nhà lãnh đạo phe đối lập của Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, người đã tới Nhật Bản hồi tháng trước

Không giống các nước đồng minh phương Tây, Nhật Bản vẫn duy trì quan hệ thương mại và đối thoại với Myanmar trong những năm chính phủ quân sự nắm quyền ở đất nước này vì cho rằng việc áp dụng lập trường cứng rắn đối với Myanmar có thể đẩy Naypyidaw xích lại gần hơn với Trung Quốc, đồng minh then chốt của Myanmar

Một quan chức thuộc văn phòng Tổng thống Myanmar, yêu cầu giấu tên, nói với AFP: "Myanmar... rất cần sự hỗ trợ cụ thể của Nhật bản. Nhật Bản có thể giúp Myanmar về công nghệ, ngân hàng, thị trường tiền tệ, phát triển nhân lực, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, nhà máy, xóa nợ, hỗ trợ tăng cường và cơ sở hạ tầng"

Tháng 12/2012, hai nước đã nhất trí trong năm 2013 khởi công một khu công nghiệp lớn ở gần Yangon. Tháng 1/2013, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso cho biết Nhật Bản sẽ thực thi cam kết xóa nợ cho Myanmar và cung cấp các khoản cho vay mới

Tháng 4/2012, chính phủ Nhật Bản khi đó thông báo sẽ xóa nợ 300 tỷ yen (3,4 tỷ USD) trong tổng số tiền 500 tỷ yen mà Nhật Bản cho Myanmar vay sau khi nước này thực hiện một loạt cải cách chính trị mạnh mẽ

TTXVN
 
Myanmar-Mỹ đạt thỏa thuận mới về hợp tác kinh tế
Ngày 27/6, Myanmar và Mỹ đã đạt thỏa thuận song phương mới về hợp tác kinh tế, theo đó Mỹ sẽ hỗ trợ cho quốc gia Đông Nam Á này 170 triệu USD trong vòng hai năm tới

Theo thông cáo báo chí của Đại sứ quán Mỹ tại Myanmar, thỏa thuận trên đã được Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Kế hoạch Quốc gia Myanmar U Set Aung và Đại sứ Mỹ tại Myanmar Derek Mitchell ký

Đại sứ Mitchell cho biết thỏa thuận là cam kết của cả hai nước nhằm tiếp tục ủng hộ tiến trình cải cách vốn đang đạt được những tiến bộ vững chắc ở Myanmar

Thỏa thuận nêu chi tiết về việc chỉ dẫn sự hỗ trợ hợp tác giữa hai chính phủ, đặc biệt là Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID)

Thỏa thuận hợp tác kinh tế song phương đầu tiên giữa Myanmar và Mỹ được ký năm 1950, theo đó USAID cung cấp một loạt hỗ trợ cho Myanmar trong đó có đào tạo, dịch vụ kỹ thuật và các sản phẩm nông nghiệp, và kéo dài đến năm 1962 khi văn phòng USAID tại Myanmar bị đóng cửa

Bắt đầu từ năm 1998, USAID nối lại các chương trình hỗ trợ y tế cho Myanmar. Sau đó, tháng 4/2012, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton công bố thành lập USAID ở Myanmar
 
Top