What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Officience is the first BPO services company in Vietnam

thoidaianhhung

Administrator
Officience is the first BPO services company in Vietnam

Vision
Founders’ vision


Both French with Vietnamese origin, Duc HA DUONG and Cao Phong DUONG have founded Officience with a strong vision statement.

Vietnam will be a major player in the worldwide BPO services industry, thanks to the country’s numerous competitive advantages.

Duc is an engineer from ECP (Ecole Centrale Paris). His career started with SITA, then Equant (Orange-France Telecom), where he managed large offshored projects, particularly in India. Becoming a fine observer of BPO countries and actors, he soon realized Vietnam would be a key player in BPO industry.

After a first experience in the Sillicon Valley, Cao Phong joined Alstom Group as financial controller of their Transmission and Distribution branch (which became Areva). This experience gave him the opportunity to manage large industrial projects over the world, and particularly in Vietnam.

Officience is part of part of France Telecom Spin Off program.

Management

Board of Directors
duc_ha_duong.jpg

Duc HA DUONG
CEO

PROFILE
# Graduated from ECP, Ecole Centrale Paris in 1998
# Major in IT systems and Telecoms
# Information Technology teacher at ECP (2000-2005)

COMPETENCIES
# BPO
# Information technology
# Telco
# Strategy & Management
cao_phong_duong.jpg

Cao Phong DUONG
Vice-Director
Finance, HR, IT

PROFILE
# Major in Audit & Financial Control from French "Grandes Ecoles"
# IT experience USA and France within MNCs (TPS, Bouygues Telecom, Colt Telecom, Banque de France)
# Financial Controller with major Industrial Group (Areva T&D)

COMPETENCIES
# Finance
# HR
# IT
# Strategy


Source
 
Dương Cao Phong- Việt kiều Pháp sáng lập viên Offcience


Họ là những Việt kiều trẻ chọn quê hương làm nơi lập nghiệp với niềm mong mỏi góp phần phát triển kinh tế nước nhà.

Từng tham gia sinh hoạt trong Hội thiếu niên Việt Nam, Hội thanh niên Việt Nam tại Pháp, nên Dương Cao Phong có nhiều cơ hội gần gũi với văn hóa Việt. Năm 1997, Cao Phong cùng bạn thân Hà Dương Ðức và Hội thanh niên Việt Nam tại Pháp tổ chức tour du lịch về quê nhà. Hầu hết họ đều có tuổi đời trên dưới 24, đang học hoặc đã tốt nghiệp đại học tại Pháp. Phong cho biết: "Một chuyến đi thật sự bổ ích và cần thiết cho các bạn trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên ở nước ngoài. Chúng tôi có nhiều cơ hội để tiếp cận và tìm hiểu văn hóa Việt dưới nhiều góc nhìn đa dạng và sinh động".

Officience thai nghén trong 8 năm

Bên ly cà phê ở quán Khúc Giao Mùa (Quận Phú Nhuận, TP.HCM), Cao Phong đã dành cả buổi sáng chủ nhật để trò chuyện với chúng tôi. Theo Phong, Việt Nam không chỉ có lịch sử chống ngoại xâm, văn hóa lúa nước... như từng được học trong sách giáo khoa. Việt Nam trong những năm chuyển sang kinh tế thị trường còn có nhiều nét rất riêng.
Dương Cao Phong (trái), một trong hai Việt kiều sáng lập Công ty Officience.

Ấn tượng sâu sắc nhất đối với Phong trong lần trở về cách đây 10 năm chính là hình ảnh của người dân nghèo thành thị. Họ sống trong những ngôi nhà chật hẹp không cửa sổ, không máy lạnh, ở một xóm lao động tại thủ đô Hà Nội. Họ bươn chải mưu sinh trong không gian chật chội, chống chọi với những khắc nghiệt của cuộc sống. "Một cái gì đó gần gũi với tuổi thơ của tôi tại Pháp, trong xóm lao động nghèo giữa kinh đô ánh sáng Paris. Nên nếu nói về ấn tượng, tôi có ấn tượng mạnh với cuộc sống người dân ở thành phố hơn là nông thôn".

Cũng trong chuyến đi năm 1997, Ðức và Phong đã ấp ủ kế hoạch lập một công ty về công nghệ thông tin tại quê nhà. Nhưng, cả hai nhận thấy mình chưa có kinh nghiệm để ra riêng. Họ chỉ vừa bước sang tuổi 25 và ra trường hơn 1 năm.

Sang Pháp, mỗi người tiếp tục chọn cho mình một lối đi riêng. Ðức theo con đường công nghệ thông tin và nhanh chóng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này tại các tập đoàn phần mềm lớn. Phong theo nghiệp tài chính, là chuyên gia dự án tài chính của Tập đoàn Areva T&D, tập đoàn công nghiệp đã thực hiện dự án nhà máy điện Phú Mỹ tại Việt Nam.

Cuối năm 2005, họ trở lại Việt Nam, bắt đầu thực hiện kế hoạch của mình. Tháng 2.2006, Công ty Officience, chuyên cung cấp dịch vụ gia công liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin và dịch thuật ra đời dưới sự sáng lập của hai Việt kiều trẻ.

Khi được hỏi sao không chọn lĩnh vực công nghệ thông tin như ý tưởng ban đầu, Phong cho biết: "Việt Nam ở thời điểm đó có nhiều công ty phần mềm đang phát triển mạnh. Chúng tôi chọn con đường riêng, mới mẻ hơn".

Chia sẻ vài khó khăn của một Việt kiều trẻ khởi nghiệp tại Việt Nam, Phong nói: "Nếu mình nói khó khăn, chắc chắn sẽ có người giúp đỡ. Theo tôi, nếu cứ than khó thì không thể làm được. Năm 2005, khi tìm hiểu để đầu tư, chúng tôi may mắn gặp một số anh chị là Việt kiều đã về nước trước đó nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ. Tôi nghĩ, các anh chị đã về trước, ắt hẳn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn mình, nhưng họ đã vượt qua và đã thành công. Mình về sau, được chia sẻ kinh nghiệm, chẳng nhẽ lại không làm được? Hơn nữa, Sở Kế hoạch Ðầu tư TP.HCM cũng rất tận tình hướng dẫn chúng tôi. Có thể nói, cách đối xử với nhà đầu tư như vậy là ổn lắm rồi".

Quan trọng nhất là con người


Nhân nói về những thay đổi của Việt Nam so với 10 năm trước, Phong cho rằng, đó chỉ là cảm giác thay đổi ở bề ngoài, về chất thì chưa hẳn. Khi nghe nói Phong có ý định về quê làm ăn, nhiều người đã khuyên anh nên về sớm để còn cảm được một Việt Nam chưa đổi mới. Bởi sau khi đổi mới, e rằng Việt Nam không giữ được "nét riêng sơ đẳng" của mình như: những dây điện chằng chịt, đường phố luôn ồn ào, đông đúc, quán xá mọc tràn lan bên đường... Nhưng, đến nay, năm 2007, theo Phong, những nét riêng đó vẫn còn tồn tại. "Tôi mong ước quê hương sẽ phát triển tiến bộ hơn, song, nên giữ được cá tính của mình. Việt Nam đang cố tìm con đường riêng. Tôi nghĩ đây là thời điểm tốt để trở về đầu tư", Cao Phong cho biết.

"Trong tôi có hai nền văn hóa song song tồn tại. Người Pháp có thói quen ăn uống ở nhà. Người Việt, sau khi phát triển thích ăn bên ngoài nhiều hơn. Các bạn trẻ ở Pháp biết lo lắng và quan tâm đến tương lai của mình. Trong khi các bạn Việt Nam mà Phong có dịp tiếp xúc, có vẻ khá "ngây thơ" khi được hỏi về tương lai. Hầu như họ ít đưa ra chính kiến và phân tích có tính thuyết phục cho một dự án tương lai. Theo tôi, quan trọng nhất là yếu tố con người. Bởi mỗi cá nhân sẽ góp phần xây dựng nên nền văn hóa đó. Tôi đã chuẩn bị tâm lý nên không phải ngạc nhiên trước những điều bất ngờ và không có gì phải phàn nàn".

Phong còn cho biết thêm, trở về lập nghiệp ở quê nhà lần này, ngoài ước muốn ấp ủ của bản thân, còn có một lý do khác là thực hiện lời hứa với bà xã cách đây 5 năm. Vợ anh sang Pháp du học và hai người đã hứa sẽ cùng nhau trở về phục vụ quê nhà. Phong cho rằng, kinh tế Việt Nam đang trong thời điểm phát triển, mở rộng giao thương với nước ngoài. So với Ấn Ðộ, Việt Nam có tiềm năng phát triển rất cao. Sau khi có kinh nghiệm tương đối trong lĩnh vực tài chính, đây là thời điểm thích hợp để anh thực hiện lời hứa.

Chuyên về lĩnh vực tài chính, song Phong không thích phân tích vấn đề từ những con số. Theo Phong, con số luôn nằm sau một vấn đề, chiến lược nào đó đã được đặt ra từ đầu. Chẳng hạn, để xây dựng một ngân hàng, anh sẽ hỏi những thông tin liên quan đến việc xây dựng, tìm vị trí... Cuối cùng mới tính đến chuyện cần bao nhiêu tiền để xây. Con số luôn đến sau khi anh đã có một kế hoạch cụ thể.

Công ty Officience được thành lập năm 2006 với hai "sếp" là Dương Cao Phong, Hà Dương Ðức và 3 nhân viên. Nhưng đến nay, Officience đã có hơn 100 nhân sự. Văn phòng công ty là một ngôi biệt thự khang trang nằm trên đường Nguyễn Ðình Chính, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Hiện khách hàng của Công ty đến từ các quốc gia Pháp, Ðức, Bỉ, Thái Lan... Bàn về tham vọng mở rộng và phát triển, Phong nói: "Officience hy vọng sẽ là nhịp cầu góp phần phát triển kinh tế nước nhà, đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới". Vốn khởi điểm của Officience là 40.000 euro, song thực tế đã mở rộng trên 100.000 euro. Thành công này, theo Phong, phần lớn nhờ cách làm việc tập thể. Mọi người đều nỗ lực và làm hết khả năng. Nếu tự đặt ra giới hạn sẽ rất khó phát triển. Sống hết mình với công việc cũng là một trong những bí quyết quản trị nhân sự của những Việt kiều trẻ này.

Phong quan niệm: "Một quốc gia sẽ phát triển nếu lịch sử phát triển. Bởi lịch sử phát triển sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển". Lịch sử theo góc nhìn của Phong phải được nhìn, cảm bằng nhiều giác quan, chứ không chỉ qua sách giáo khoa. Khi trực tiếp tiếp cận một vấn đề nào đó, bạn sẽ có nhiều góc nhìn khác nhau. Nhưng nếu chỉ đọc trong sách, bạn sẽ bị giới hạn vì chỉ có một hướng nhìn.
 
Top