What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn BIM

LOBBY.VN

Administrator
Tập đoàn BIM​

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Sản xuất Hạ Long (Tập đoàn “BIM”), trụ sở chính tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Sáng lập tập đoàn là ông Đoàn Quốc Việt một doanh nhân từng sở hữu và điều hành chuỗi khách sạn, nhà hàng và các hoạt động kinh doanh thương mại ở Ba Lan trước khi đầu tư trở về Việt Nam vào năm 1994

Tập đoàn BIM là tập đoàn tư nhân được thành lập vào năm 1994, xuất phát điểm nổi bật là khách sạn Hạ Long Plaza, khách sạn cao cấp đạt chuẩn quốc tế đầu tiên tại khu vực vịnh Hạ Long

Với cấu trúc là một tập đoàn lớn, BIM sở hữu nhiều các công ty thành viên (phụ thuộc và không phụ thuộc) hoạt động trong nhiều lĩnh lực, bao gồm phát triển và quản lý bất động sản, dịch vụ trong ngành du lịch, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối và vận tải. Ngoài ra, Tập đoàn sẽ sớm đánh dấu sự có mặt của mình trong các ngành năng lượng, ngân hàng, y tế và thương mại thông qua hàng loạt dự án đầu tư vào các lĩnh vực này

Hiện tại, BIM là một trong những công ty tư nhân lớn nhất Việt nam. Với một khối lượng tài sản tới 1.2 tỷ USD (theo như đánh giá thị trường Quý 3 năm 2009), BIM đã có hoạt động kinh tế ở rất nhiều các tỉnh thành trong toàn quốc và tổng số công nhân lên đến hơn 3000 người. Tập đoàn đã hoàn thành và tiếp tục thực hiện một số dự án lớn ở Việt Nam, có thể kể đến Đồng muối Quán Thẻ với diện tích 3000 hecta, Đầm nuôi tôm Đồng Hòa với diện tích 1.200 hecta, Tòa tháp Syerna Hà Nội, Khách sạn Hạ Long Plaza, Du thuyền Hạ Long, Khu du lịch Hùng Thắng và Trung tâm thương mại Hạ Long Marine Plaza (thành phố Hạ Long), Khu du lịch Đảo Phú Quốc cùng với Bệnh viện quốc tế Hà Đông

Trong vòng 5 năm tới, Tập đoàn được dự đoán là sẽ có một tốc độ phát triển nhanh chóng nhờ vào sự thành công của các dự án đồng muối và đầm nuôi tôm cũng như các dự án bất động sản và cơ sở hạ tầng mới trên nhiều địa bàn thuộc lãnh thổ Việt Nam

Lobby & BIM
 
Chủ tịch Air Mekong Đoàn Quốc Việt
Kinh doanh thì chấp nhận mạo hiểm​

Untitled18.jpg

Khó khăn lớn nhất đối với tôi khi chuyển sang kinh doanh hàng không là làm sao phải định vị được vị trí của mình trong thị trường mới

Ba tháng sau khi thực hiện những chuyến bay đầu tiên, Công ty Cổ phần Hàng không Mê Kông (Air Mekong) cho thấy họ đã và đang “bay” đúng hướng, khi trở thành một lựa chọn mới trên thị trường hàng không nội địa

Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán, ông Đoàn Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Air Mekong đã “trải lòng” với VnEconomy về câu chuyện đầu tư của mình, từng được coi là khá mạo hiểm trong bối cảnh hiện tại

Đến thời điểm này, ông thấy thế nào về Air Mekong sau 3 tháng đi vào hoạt động ?

Tôi đang cảm thấy hạnh phúc và yên tâm

Bởi lẽ, những người đã từng bay trên Air Mekong đều thấy tin tưởng và muốn bay trở lại. Tỷ lệ đặt chỗ trên các chặng bay của Air Mekong có sự tăng trưởng, ổn định ở mức cao

Một điểm nữa mà tôi cảm thấy thành công nhất, đó là tỷ lệ bay đúng giờ của hãng đạt cao, trên 92%. Chất lượng dịch vụ trên các chuyến bay của chúng tôi cũng nhận được sự phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Đây là những con số ấn tượng với một hãng hàng không non trẻ như Air Mekong

Ông có cảm nhận như thế nào về những thách thức giữa vai trò ông chủ “hãng hàng không” so với những lĩnh vực mà ông đã đầu tư ?

Thời điểm này, có thể rất nhiều người vẫn nghĩ rằng chúng tôi chủ yếu kinh doanh tôm và muối. Nhưng trên thực tế chúng tôi đầu tư trên rất nhiều lĩnh vực như: du lịch, khách sạn hạ tầng, xây dựng khu đô thị, thủy sản, muối, vận tải biển...

Cách đây 14 năm, chúng tôi đã có khách sạn Hạ Long Plaza đạt tiêu chuẩn 4 sao ở Hạ Long. Hiện tại, chúng tôi cũng đang chuyển hướng đầu tư vào lĩnh vực phức tạp không thua kém hàng không, đó là đầu tư xây dựng một bện viện khoảng 800 giường với những trang thiết bị hiện đại và đạt tiêu chuẩn quốc tế

Sang một lĩnh vực mới thì thường gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất đối với tôi khi chuyển sang kinh doanh hàng không là làm sao phải định vị được vị trí của mình trong thị trường mới. Đây là một thách thức lớn, đặc biệt trong lĩnh vực như hàng không, khi mà trên thị trường đã có Vietnam Airlines là “anh cả” kinh doanh hàng không truyền thống, còn Jetstar hoạt động trong phân khúc giá rẻ

Khi đã xác định cho mình một hướng đi, thì khó khăn tiếp theo chính là các điều kiện cơ sở hạ tầng như: con người, kỹ thuật… vì hàng không là một ngành đòi hỏi sự an toàn tuyệt đối, cho nên đây cũng là một thách thức không kém. Bên cạnh đó, việc lựa chọn phân khúc thị trường cũng là một thách thức không nhỏ, phải lựa chọn đường bay cho Air Mekong như thế nào, chất lượng phục vụ ra sao… để thoát khỏi cái bóng của những đàn anh đi trước

Phải chăng đầu tư sang hàng không là quyết định khá mạo hiểm của ông?

Tôi có hai chuyện muốn chia sẻ

Thứ nhất, trong một chừng mực nào đó thì Indochia Airlines đã có một sự khởi đầu không thuận lợi. Với những hãng hàng không non trẻ như chúng tôi hay Indochina Airlines, thì điều quan trọng đầu tiên chính phải lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp. Nếu không có sản phẩm khác biệt thì khó có thể đứng vững trước những thách thức của thị trường

Thứ hai, tôi không phải là người làm việc theo kiểu “bốc đồng”, mà tôi là người ưa thích sự mạo hiểm, nhưng sự mạo hiểm đó nằm trong khả năng của mình. Khi quyết định mở hướng sang hàng không, tôi đã xây dựng Air Mekong với những bước đi phù hợp với sự phát triển của thị trường và phù hợp với sức lực của mình

Chúng tôi là một tập đoàn đã chuyển giao công nghệ thành công trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam như: thủy sản, nông nghiệp, hạ tầng, du lịch, y tế… trong nhiều năm qua. Chính vì vậy, tôi không cho rằng đầu tư vào hàng không không phải là sự “bốc đồng”, mà là sự phát triển phù hợp với xu hướng hiện nay. Chúng tôi muốn thử sức mình trong một lĩnh vực phức tạp hơn những lĩnh vực mình đang làm

Có nên so sánh Air Mekong với những hãng hàng không khác trên thị trường, thưa ông ?

Ngay từ những ngày đầu, chúng tôi đã định vị Air Mekong là một hãng hàng không truyền thống với đầy đủ dịch vụ. Chúng tôi đã lựa chọn hướng đi phù hợp với điều kiện của thị trường hiện nay, đó là sử dụng loại máy bay phản lực Bombardier để bay tới những sân bay có đường băng ngắn. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tính đến chuyện bay trên các đường trục

Như vậy, Air Mekong sẽ hoạt động như một hãng hàng không truyền thống và sẽ áp dụng các loại máy bay hiện đại để thích ứng tốt hơn với sự phát triển của thị trường hàng không Việt Nam

Chúng tôi mong muốn đóng góp cho thị trường hàng không Việt Nam một sản phẩm tốt, và việc sử dụng loại máy bay phản lực hiện đại là Bombardier CRJ 900 trên các đường bay là một minh chứng cho những cam kết về chất lượng sản phẩm dịch vụ của chúng tôi với khách hàng. Air Mekong muốn mang một sản phẩm chất lượng cao để phục vụ cho phân khúc khách hàng mà các hãng hàng không khác hiện nay chưa đáp ứng được

Hoạt động của Air Mekong có nhiều điểm giống một hãng hàng không truyền thống, nhưng nếu so sánh với Vietnam Airlines hay JetStar, thì chúng tôi có lợi thế là bay đến những đường bay mà chưa được khai thác mạnh, như từ Phú Quốc hay Côn Đảo đến Hà Nội hoặc Tp.HCM… bằng các máy bay phản lực tốc độ cao, với độ an toàn không thua kém dòng máy bay cao cấp của Boeing hay Airbus. Chúng tôi cũng sẽ cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ chất lượng cao cho hành khách trên các chặng bay mà hãng đang khai thác

Ông có thể chia sẻ chiến lược phát triển của Air Mekong trong vòng 5 năm tới ?

Thực ra chiến lược phát triển của Air Mekong cũng rất đơn giản

Như tôi đã nói, Air Mekong đang cố gắng tạo ra sản phẩm dưới dạng “máy bay gom”. Chúng tôi sẽ cố gắng “gom” tốt sau đó mới tính đến chuyện làm “trục” tốt. Air Mekong sẽ cố gắng đi vào ngách của thị trường, sau đó sẽ từ ngách để tạo ra trục

Điều này không chỉ sẽ đúng trong thị trường nội địa, mà còn cả trên thị trường quốc tế
 
Ông chủ đầm tôm thích bay​

Anh-Viet.jpg

Chủ tịch Air Mekong​

Nuôi tôm công nghệ cao vì Việt Nam chưa có ai làm, thành lập Air Mekong bởi thấy việc đi lại bằng đường hàng không còn nhiều bất cập… Tiến sĩ Đoàn Quốc Việt khiến nhiều người bất ngờ vì những quyết định của mình

Sau khi bảo vệ thành công luận án nghiên cứu sinh tại Học tại viện Hàng không và Cơ học ứng dụng Đại học Bách khoa Warsaw, ông Đoàn Quốc Việt không khởi nghiệp bằng nghề mình đã học mà kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn tại Ba Lan

Trong một lần về nước, đi du lịch ở Hạ Long, ông cùng với vài người bạn loay hoay mãi không tìm được khách sạn như ý. Người bạn đề xuất: “Sao ông không đầu tư xây dựng khách sạn nào đó tại đây”. Ông Việt chợt nghĩ: “Ừ nhỉ, ngẫm cũng phải”. Thế là khách sạn tư nhân 4 sao Hạ Long Plaza ra đời thời gian sau đó

Không chỉ có khách sạn, sự nghiệp kinh doanh của ông tại Việt Nam là một chuỗi những tình cờ thú vị, đi kèm với những cơ hội. Từ một phó tiến sĩ được đào tạo về lĩnh vực ứng dụng hàng không, đi kinh doanh khách sạn, đùng một cái, ông chuyển sang nghề nuôi tôm. Các lĩnh vực này vốn chẳng mấy liên quan đến nhau

Khi được hỏi chuyện, ông Việt nói một cách say sưa về những ngày đầu chật vật với việc nhân giống, chọn lựa tôm bố mẹ, rồi những sản phẩm tôm lần đầu tiên mang đi xuất khẩu

Ông Việt nhớ lại, trong một lần trao đổi về ngành thủy sản khi tới thăm Hạ Long, Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn có bày tỏ tâm tư về việc ngành nuôi tôm của Việt Nam quá bấp bênh. Tại thời điểm đó, Việt Nam chưa công ty nào có thể nuôi tôm bố mẹ sạch bệnh, giúp các mùa tôm có thu hoạch ổn định; phần lớn đều ở tình cảnh bấp bênh, mùa này được nhưng mùa sau lại mất. Nghe vậy, ông chủ của Hạ Long Plaza nói rằng mình có thể làm được, dù kiến thúc về nuôi tôm lúc đó chỉ là con số 0

Sau cuộc nói chuyện với Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn, ông Việt đặt quyết tâm phải làm bằng được. Ông chủ khách sạn đã sang Mỹ mời một chuyên gia hàng đầu về nuôi tôm, đưa về Việt Nam để xây dựng một trại tôm giống sạch bệnh đầu tiên ở trong nước. Sau 14 tháng, lứa tôm giống sạch bệnh đầu tiên đã ra lò. Kể từ thời điểm này, những đầm tôm ở Việt Nam đã bắt đầu bớt đi sự bấp bênh do dịch bệnh cũng như thời tiết nhờ tôm giống được ra đời và chăm sóc với những phương pháp, công nghệ mới

“Một số người thường nghĩ đến nuôi tôm là vài cái ao và một nền nông nghiệp mà không biết rằng đó là ngành sử dụng nhiều công nghệ mới. Chỉ riêng đầm tôm của chúng tôi đã cần tới 50 chuyên gia nước ngoài ở tất cả các công đoạn để thực hiện việc áp dụng và chuyển giao công nghệ”, ông chia sẻ

Chưa hết, ông chủ đầm tôm tâm tư: “Nhiều người cứ nghĩ tôi đang sở hữu vài ba cái ao. Họ đâu biết tôi đang có diện tích nuôi tôm lên tới 1.300 ha - lớn nhất trong các doanh nghiệp nuôi tôm xuất khẩu ở Việt Nam”. Mỗi năm, đầm tôm của ông đem lại doanh thu hàng trăm tỷ đồng với hàng nghìn tấn sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật và Đông Âu

anh-Viet1.jpg

Gia đình ông Đoàn Quốc Việt (Vợ, con trai, con gái và con rể) trên đỉnh núi Mount McKinley cao nhất của bang Alaska, Mỹ​

Ngoài việc đi tiên phong trong nuôi tôm sạch bệnh, ông Việt từng gây ngạc nhiên với tuyên bố sẽ nuôi cá song đẻ được trong khi những đơn vị nuôi loại cá này thời điểm đó chưa thành công. Ông chủ đầm tôm cho biết: “Lúc đó tôi chưa biết nuôi cá song đẻ khó thế nào nhưng nghĩ, nếu nước khác làm được mà mình lại có điều kiện khí hậu thuận lợi thì cũng có thể thành công”. Đúng như ông nói, sau 6 tháng tìm hiểu tại Đài Loan, mời chuyên gia nước ngoài về thực hiện chuyển giao công nghệ, năm 2001, chủ đầm tôm đã thành công trong việc nuôi cá song đẻ

Câu chuyện kinh doanh hàng không của ông cũng đến ngẫu nhiên như kinh doanh đầm tôm vậy. Công ty Đầu tư và Phát triển sản xuất Hạ Long (BIM) mà ông Việt làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc có nhiều dự án từ Bắc tới Nam. Cũng vì thế, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của ông rất cao, trong khi dịch vụ trong ngành này lại hạn chế. Nhận thấy nhu cầu và những mảng thị trường còn trống, Chủ tịch của BIM quyết định đầu tư mở hãng hàng không mới với tên gọi Air Mekong

Ông cho biết, giữa tôm và hàng không có một điểm chung là cùng liên quan đến quá trình chuyển giao vốn cũng như công nghệ cao. Tuy nhiên, không nhanh như nuôi tôm, quá trình khai trương Air Mekong của ông Việt mất tới 2 năm chuẩn bị

Tương tự như nuôi tôm, đội ngũ ban đầu của Air Mekong có hầu hết nhân sự chủ chốt là người nước ngoài như phi công (100%), bảo dưỡng kỹ thuật (90%)… Ông chủ của hãng giải thích: “Hàng không là một ngành có tiêu chuẩn tuyệt đối. Vì thế, nếu như mới bay mà các yếu tố về đảm bảo an toàn, đúng lịch trình, thời gian, dịch vụ không được đảm bảo thì sẽ khó tồn tại. Thêm vào đó, đây cũng là một ngành mà Việt Nam còn lạc hậu nên cần có chuyển giao công nghệ từ các hãng nước ngoài nên nhân tố ngoại đóng vai trò quan trọng tại Air Mekong trong thời kỳ đầu”

Cũng nhờ “yếu tố ngoại”, trong 3 tháng bay đầu tiên, Air Mekong trở thành hãng hàng không tại Việt Nam không chậm giờ, bỏ chuyến trong cả điều kiện thời tiết xấu. Nhiều khách hàng bay hạng ghế thương gia đã quay trở lại và cùng đồng hành với hãng trên các chuyến tiếp theo. “Chi phí ban đầu có thể cao nhưng uy tín của hãng được đảm bảo là nhân tố quan trọng nhất khi chúng tôi mới bước chân vào ngành hàng không”, ông chủ đầm tôm tâm sự

Thừa nhận Air Mekong khó có khả năng sinh lời cao nhưng ông Việt tiết lộ, hàng không đem lại những cơ hội mới cho các dự án khách sạn, khu nghỉ dưỡng của BIM và những nguồn lợi khác mà người bên ngoài khó nhìn thấy. Ông cũng cho biết thêm, Air Mekong không có những khát vọng to lớn gì trong việc cạnh tranh với các đàn anh như Vietnam Airlines hay Jetstar Pacific. “Chúng tôi không có thói quen chứng minh là mình giỏi hơn ai mà chỉ muốn tồn tại để tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng”, người đứng đầu Air Mekong tâm sự

Theo ông Việt, chiến lược của hãng là sử dụng máy bay phản lực hiện đại để tạo ra các thị trường ngách. Trong vòng 5 năm tới, Air Mekong sẽ tập trung vào các tuyến bay tới hải đảo, cao nguyên - những mảng mà các hãng lớn chưa làm, để tạo sự khác biệt. Sau khi khai thác tốt các thị trường ngách, hãng mới tính tới các trục bay nhờ nối các ngách lại với nhau

Điều hành một nhóm công ty kinh doanh đa ngành (tôm, muối, bất động sản, hàng không…), ông chủ của BIM luôn bận rộn. Cũng vì thế, ông cũng chưa thu xếp được thời gian để đi chơi golf với nhiều người bạn mà đơn giản chỉ chạy bộ mỗi ngày ở nhà để rèn luyện khỏe

Cứ hai tuần một lần, ông Việt cố gắng bỏ thời gian cùng vợ đi chợ và đích thân vào bếp nấu cơm để không khí gia đình thêm phần ấm áp. “Đó cũng là một thú vui của tôi”, ông tâm sự. Mỗi năm, ông chủ của BIM dành một đến hai kỳ nghỉ để cùng cả gia đình khi khám phá những vùng đất đặc biệt trên thế giới và cũng để học hỏi từ những chuyển đi

“Sắp tới, BIM có thể sẽ đầu tư thêm vào ngành năng lượng gió và sẽ phát triển ngành này trên chính vùng sản xuất công nghiệp muối Quán Thẻ - Ninh Thuận - nơi mà tiềm năng về gió thuộc loại bậc nhất Việt Nam”, chủ tịch Đoàn Quốc Việt nói
 
Last edited by a moderator:
Đoàn Quốc Huy Phó Tổng giám đốc BIM​

594huypgd2512101.jpg

Phó tổng 24 tuổi của BIM​

Tốt nghiệp loại giỏi hai bằng cử nhân trường đại học danh tiếng của Mỹ chỉ trong ba năm, cậu thanh niên 20 tuổi tự tin quay về Việt Nam...

Xách cặp cho bố

Đoàn Quốc Huy giờ đây đã có gần 5 năm kinh nghiệm làm việc cho một Tập đoàn tầm cỡ. Khó ai hình dung gương mặt non trẻ đó, giờ đã là Phó Tổng GĐ một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề như thuỷ sản, du lịch, bất động sản, hàng không... có gần 200 nhân viên (trong hàng nghìn nhân viên) thuộc 15 quốc gia khác nhau

Nhiều người vẫn nghĩ, tập đoàn này do bố mẹ Huy làm chủ nên cậu ta được cất nhắc lên làm Phó Tổng GĐ cũng không khó hiểu. Tuy nhiên, đường quan lộ của Huy không dễ như hình dung

Được bố mẹ đưa sang Ba Lan sinh sống từ năm 4 tuổi, Huy luôn thuộc tốp đầu trong các năm học. Tiếp tục sang Mỹ học trung học phổ thông, để được vào ĐH Nam California, bắt buộc những người như Huy phải nằm trong tốp được điểm cao (5%) của trường trung học phổ thông

Chương trình học trong 5 năm, nhưng Huy hoàn thành chỉ trong 3 năm với 2 bằng đại học chuyên về doanh nghiệp và tài chính bất động sản

"Mới ra trường, tốt nghiệp loại giỏi, lại được các doanh nghiệp đánh giá tốt luận văn nên tôi rất tự tin sẽ giải quyết được công việc ngay. Sau khi về làm trợ lý cho bố, nhìn thấy trực tiếp mọi việc mới biết là mình chẳng biết gì", Huy nói

Bố mẹ Huy là những đại gia nhưng đều làm tiến sỹ tại Ba Lan nên cách dạy con cũng rất khoa học. "Không bao giờ bố mẹ tôi giục chị em tôi làm cái này cái kia mà luôn đặt ra những chỉ tiêu để chúng tôi hoàn thành"

Từ một trợ lý xách cặp cho bố đi từ vuông tôm này đến đồng muối kia, Huy được cất nhắc lên làm Trưởng phòng Kinh doanh bất động sản và Thuỷ sản. Trong quá trình triển khai công việc, Huy có nhiều đóng góp hiệu quả cho tập đoàn như giúp quản lý tốt toà nhà cao cấp cho thuê (3 năm liền được khách hàng bình chọn là khu căn hộ tốt nhất Việt Nam) ở quận Tây Hồ (Hà Nội)

Dần dần, nhân viên Huy được cất nhắc lên làm Phó GĐ một công ty thuỷ sản thuộc Tập đoàn và hiện là Phó Tổng GĐ tập đoàn. Huy kể: "Bố tôi khắt khe với con cái hơn cả nhân viên khác. Có những việc tầm quy mô nhỏ do tôi khăng khăng cho là đúng, bố cứ để làm đến khi nhận ra sai để rút kinh nghiệm"

"Tôi cần 20 hoặc 30 năm học hỏi"

Gặp Huy, khó có thể hình dung đây là một cậu ấm con một đại gia cỡ lớn, lại càng khó nghĩ đây là một chàng trai sống ở nước ngoài từ bé. Huy có vẻ ngoài của con cái nhà gia giáo. Dù bận rộn để điều hành một tập đoàn mang tầm vóc quốc tế, nhưng gia đình Huy vẫn dành các bữa sáng, bữa tối để quây quần bên nhau

Huy hiện cũng là thành viên HĐQT tham gia điều hành Hãng hàng không sếu đầu đỏ AirMekong (AM). Thành viên trong HĐQT ấy chủ yếu là những người lớn tuổi, giàu kinh nghiệm và nổi tiếng

"Hồi mới về nước, tôi vẫn bị đánh giá là trẻ con chưa biết gì. Giờ đây, tuy đã được ghi nhận, nhưng tôi nghĩ mình cần 20 hoặc 30 năm nữa để học hỏi thêm. Do đó, tôi lập kế hoạch 2 năm tới đây sẽ học tiếp để lấy bằng thạc sỹ", Huy chia sẻ

AM là hãng hàng không tư nhân duy nhất của Việt Nam hiện nay hoạt động. Sau 3 tháng cất cánh, tỷ lệ đúng giờ đạt 92%, một con số mơ ước của nhiều hãng hàng không. Số ghế được sử dụng trung bình trên 70%, vào những ngày cao điểm còn đạt 100%. Huy nói vui: "Hãng AM chủ yếu bay đi Tây Nguyên và vùng hải đảo (Phú Quốc-PV). Toàn vùng sâu, vùng xa"

Ít người biết, hơn 30 phi công Mỹ của AM có người là con của tỷ phú Mỹ, nhưng làm việc một cách chuyên nghiệp. Họ cũng xấp xỉ tuổi Huy, cách nghĩ, cách làm việc cũng như Huy. Chỉ khác một điều, Huy sang Mỹ học để về làm chủ, những phi công đó là người Mỹ và sang Việt Nam đi làm thuê. Thực ra đó chỉ là một cách nói, trên thực tế đó là biểu hiện toàn cầu hoá, xoá nhoà khoảng cách không chỉ về không gian mà ngay cả trong tư duy

Cũng không nhiều người biết, chàng trai 24 tuổi này góp phần đưa Tập đoàn hoạt động bài bản hơn, có tầm quốc tế. Năm qua, cũng chính chàng trai này chủ động tái cơ cấu mô hình tài chính (đầu tư đa lĩnh vực và phát triển bền vững)

Tiến sỹ Đoàn Quốc Việt, bố của Đoàn Quốc Huy, cho biết chưa bao giờ chiều các con mà luôn dạy cách sống độc lập. Ông Việt cũng đánh giá Huy là người trẻ có năng lực và mềm mỏng. Gia đình tiến sỹ Việt là một kiểu mẫu doanh nhân coi trọng tri thức nên chú trọng học hành và làm ăn chiến lược. Các con của ông Việt tuy sinh sống từ nhỏ ở nước ngoài nhưng ai cũng nền nã và nói tiếng Việt như người sinh trưởng trong nước
 
Hy vọng các lãnh đạo Việt Nam có tầm vóc toàn cầu sẽ được sinh ra từ thế hệ 8X như anh bạn Huy đây.
 
Sacombank - SBS - BIM ký kết hợp tác chiến lược​

- Sacombank sẽ tập trung hỗ trợ nguồn vốn lưu động cho BIM triển khai thực hiện các dự án

Ngày 29/3/2011, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) và Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Sản xuất Hạ Long (Tập đoàn BIM) đã ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược giữa 3 bên

Ông Đoàn Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc BIM, cho biết hiện tập đoàn đang triển khai nhiều dự án như hãng hàng không Air Mekong, tòa tháp Syrena Hà Nội, khách sạn 4 sao Hạ Long Plaza, khu du lịch đảo Phú Quốc, nuôi trồng thủy sản quy mô 2.000 ha, sản xuất muối quy mô trên 4.000 ha

Sacombank sẽ cung cấp cho BIM và các công ty thành viên trong tập đoàn BIM tất cả các dịch vụ tài chính như dịch vụ cho vay, dịch vụ bảo lãnh, quản lý tài sản, thẩm định giá tài sản. Ông Nguyễn Đăng Thanh, Phó Tổng giám đốc phụ trách Khối Doanh nghiệp và Cá nhân Sacombank, cho biết Sacombank sẽ tập trung hỗ trợ nguồn vốn lưu động cho BIM triển khai thực hiện các dự án

SBS sẽ tư vấn cho BIM việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán, hỗ trợ tái cơ cấu doanh nghiệp; tư vấn tài chính, niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam và quốc tế

Trong lĩnh vực nông nghiệp, BIM hiện là nhà nuôi trồng tôm lớn hàng đầu tại Việt Nam, đang quản lý và phát triển khoảng 2.000 ha nuôi tôm

BIM cũng là công ty tiên phong triển khai nuôi hàu đại dương duy nhất tại Việt Nam với khu nuôi hào diện tích 500 ha

BIM cũng đang phát triển dự án khu kinh tế muối công nghiệp có diện tích khoảng 4.233 ha tại tỉnh Ninh Thuận. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là dự án sản xuất muối lớn nhất Đông Nam Á với tổng sản lượng dự kiến là 500.000 tấn muối công nghiệp mỗi năm. Dự kiến sản lượng muối của BIM sẽ đạt trên 70% tổng sản lượng của ngành công nghiệp muối Việt Nam
 
Liên doanh Việt - Lào đầu tư xây khách sạn 5 sao​

Ngày 1/2, Bộ An ninh Lào và Bộ Công An Việt Nam, Tập đoàn BIM (Việt Nam) và Cục hậu cần Bộ An ninh Lào đã ký hợp đồng liên doanh đầu tư xây dựng tổ hợp khách sạn 5 sao tại thủ đô Vientiane

Dự lễ ký có Bộ trưởng Bộ An ninh Lào Thongban SengAphon, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, Trung tướng Bùi Văn Nam, Đại sứ Việt Nam tại Lào Tạ Minh Châu cùng nhiều quan chức cấp cao của hai nước

Dự án là một tổ hợp khách sạn 5 sao, văn phòng căn hộ cho thuê, trung tâm dịch vụ thương mại và giải trí theo tiêu chuẩn quốc tế với tổng mức đầu tư 70 triệu USD, trên diện tích 20.000m2 ở thủ đô Vientiane

Dự kiến, giai đoạn 1 của dự án hoàn thành năm 2013. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng không chỉ về kinh tế mà còn góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam và Lào
 
Thêm 2 khu nghỉ dưỡng cao cấp tại khu vực Đông Dương​

Đó là hai nghỉ dưỡng mang tên Crowne Plaza được xây mới tại Vientiane - Lào và Phú Quốc - Việt Nam, dự kiến sẽ khánh thành vào năm 2015

Tập đoàn Khách sạn Quốc tế IHG (Intercontinental Hotel Group) một trong những tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới đã kí thỏa thuận hợp tác quản lý Dự án hai khách sạn Crowne Plaza với Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Sản xuất Hạ Long (Tập đoàn BIM)

Trong dự án hai khách sạn & nghỉ dưỡng Crowne Plaza được xây mới tại Vientiane, CHDCND Lào và Phú Quốc, Việt Nam dự kiến sẽ khánh thành vào năm 2015. Dự án sẽ bổ sung thêm khoảng 600 phòng vào quy mô phòng hiện tại của tập đoàn IHG

Là khu nghỉ dưỡng đầu tiên ở CHDCND Lào do tập đoàn IHG quản lý, bênh cạnh các Crowne Plaza tại Hà Nội, Việt Nam và Phnom Penh, Campuchia, Crowne Plaza Vientiane đánh dấu sự có mặt mang tính chiến lược của tập đoàn tại thủ đô của tất cả các quốc gia thuộc khu vực Đông Dương. Khu nghỉ dưỡng Crowne Plaza Phú Quốc là dự án thứ 4 do IHG quản lý ở Việt Nam

Ông Jan Smits, Tổng Giám đốc Tập đoàn IHG khu vực châu Á, Trung Đông và châu Phi chia sẻ: “Tập đoàn BIM là đối tác chiến lược của IHG tại thị trường Đông Dương đang tăng trưởng nhanh. Khách sạn Crowne Plaza đầu tiên tại Vientiane sẽ góp phần phát triển hơn nữa du lịch của quốc gia này

Dự án Crowne Plaza Vientiane hướng tới việc tạo nên một cú hích, mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh và du lịch trong tương lai cũng như cung cấp trọn gói toàn diện các dịch vụ và sản phẩm cho loại hình du lịch kết hợp hội nghị (MICE)

Tập đoàn BIM chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển khách sạn, bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải cũng như một số lĩnh vực khác”

Theo ông Đoàn Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn BIM thì, dự án Tổ hợp Khách sạn 5 sao tại Vientiane sẽ có tổng mức đầu tư 50 triệu USD. Tổ hợp tọa lạc tại vị trí ưu thế ngay trung tâm Thủ đô Lào trên diện tích 20.000m2 với quy mô 11 tầng và 3 khối công trình mang đậm phong cách Lào

Tổ hợp khách sạn này sẽ khai thác được thế mạnh về vị trí, cơ sở hạ tầng hiện có, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực, góp phần làm tăng vẻ đẹp kiến trúc của Vientiane

Với đảo ngọc Phú Quốc, theo ông Việt, Tập đoàn đã và đang đầu tư thực hiện thành công nhiều dự án, điển hình là Trung tâm tôm giống Phú Quốc, Trung tâm Du lịch Bãi Trường, đặc biệt là hãng hàng không Air Mekong với sản phẩm đường bay thẳng đầi tiên dài nhất Việt Nam – Phú Quốc

Dự án Khách sạn Crowne Plaza với tổng mức đầu tư 72 triệu USD, tọa lạc trên diện tích 10ha, gồm 400 phòng với 95 căn hộ và 5 biệt thự cao cấp. Có thể nói, việc đầu tư thực hiện dự án Khách sạn Crowne Plaza Phú Quốc Resort là bước tiếp theo trong chiến lược của Tập đoàn tại Phú Quốc, góp phần phát triển du lịch biển đảo

Tập đoàn IHG sở hữu 7 thương hiệu khách sạn lớn bao gồm InterContinental Hotels & Resorts, Hotel Indigo, Crowne Plaza Hotels & Resorts, Holiday Inn Hotels and Resorts, Holiday Inn Express, Staybridge Suites và Candlewood Suites

Khu nghỉ dưỡng và khách sạn Crowne Plaza, thương hiệu khách sạn cao cấp lớn thứ tư trên thế giới, với hệ thống 108 khách sạn trên toàn cầu (trong đó có 63 khách sạn được đặt tại châu Á -Thái Bình Dương)

Tại Việt Nam có Crowne Plaza West Hà Nội, Crowne Plaza Đà Nẵng và Crowne Plaza Nha Trang. Tới đây, vào tháng 1/2012, Tập đoàn IHG dự kiến khánh thành thêm khách sạn Crowne Plaza Semarang tại tỉnh Central Java, Indonesia

Tâp đoàn BIM sở hữu những dự án lớn, trong đó có Khu Đô thị Hạ Long Marina rộng 255hecta, Khách sạn Hạ Long Plaza, Khách sạn Frasers Suites Hà Nội và Du thuyền Syrena Cruises, Công ty Cổ phần Thủy sản BIM - công ty nuôi trồng, sản xuất và chế biến tôm và muối lớn nhất, hoạt động trên quy mô 1.500 hecta nông trại nuôi tôm và 3.000 hecta nông trại sản xuất muối

BIM là công ty sáng lập và là nhà đầu tư chủ chốt trong Công ty Cổ phần Hàng Không Air Mekong, hãng hàng không nội địa lớn thứ 3 tại Việt Nam, hoạt động trên các tuyến đường bay hàng ngày giữa Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Côn Đảo, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Quy Nhơn và Vinh
 
Air Mekong và Eximbank ký thỏa thuận hợp tác chiến lược​

Lễ ký thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa hãng hàng không Air Mekong với Eximbank đã diễn ra vào sáng 6/6 tại Khách sạn Intercontinental Hà Nội

Theo thỏa thuận hợp tác chiến lược này, Eximbank sẽ tham gia góp vốn để giúp Air Mekong nâng vốn điều lệ lên 600 tỷ đồng nhằm thực hiện các kế hoạch phát triển trong những năm tới

Ngoài việc đầu tư góp vốn, Eximbank còn hỗ trợ Air Mekong trong các hợp đồng tài trợ thuê, mua máy bay để phát triển đội máy bay của hãng hàng không này lên 10 chiếc trong những năm tới. Eximbank cũng sẽ hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển hạ tầng, và các dịch vụ thương mại, kỹ thuật của Air Mekong tại các sân bay

Hai bên sẽ hợp tác phát triển các dịch vụ liên kết như thanh toán vé máy bay, các chương trình quảng cáo, khuyến mại, phát triển thương hiệu

Mục tiêu mà cả Air Mekong và Eximbank hướng tới là mang lại những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng cùng các hãng hàng không khác của Việt Nam phát triển một thị trường hàng không bền vững, hiệu quả

Ông Đoàn Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Air Mekong cho biết, tham gia sâu rộng vào thị trường hàng không nội địa và quốc tế với hiệu quả cao là mục tiêu trọng tâm của Air Mekong trong các năm tới và việc ký thỏa thuận hợp tác với Eximbank là một trong những hoạt động nhằm cụ thể hóa mục tiêu của Air Mekong

Công ty CP Hàng không Air Mekong là hãng hàng không tư nhân mới có gần 2 năm hoạt động. Đến nay, hãng đã thực hiện hơn 17.000 chuyến bay an toàn, vận chuyển gần 1,2 triệu hành khách

Đặc biệt, Air Mekong cũng là hãng hàng không tư nhân tiên phong trong việc mở các đường bay nội địa mới và hiện là hãng hàng không duy nhất có đường bay thẳng Hà Nội đến Phú Quốc, Côn Đảo, Buôn Ma Thuột, TP.Vinh
 
Chủ tịch Air Mekong: 'Bay tốt vẫn có thể lỗ'

Chưa tiết lộ thời điểm cất cánh trở lại, song Chủ tịch Air Mekong Đoàn Quốc Việt cho biết hãng đang tái cơ cấu và xem lại đường bay để có thể hoạt động trong thời gian ngắn nhất.

Ông Việt chia sẻ với VnExpress.net lý do ngừng bay từ đầu tháng 3, tình hình tài chính và kế hoạch tái cấu trúc hãng trong thời gian tới.

- Xin ông cho biết tình hình hoạt động của Air Mekong trước khi hãng bay chuyến cuối cùng vào ngày 28/2?

- Trước khi tạm ngừng bay kể từ đầu tháng 3, chúng tôi vẫn khai thác rất tốt. Air Mekong hiện có 13 đường bay, hệ số khai thác ghế trong năm qua lên đến 82%. Những ngày cuối tháng 2, dù biết hãng gặp khó khăn, dính nhiều tin đồn không hay nhưng khách hàng vẫn ủng hộ chúng tôi.

Ngày 28/2, hệ số khai thác ghế tới 89%. Chuyến bay cuối từ TP HCM đi Côn Đảo vẫn đầy khách như thường lệ. Các con số này cho thấy chúng tôi đang bay rất tốt.

bay.jpg
Chuyến bay cuối cùng Air Mekong tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28/2

- Nhiều thông tin cho rằng hãng phải dừng bay vì nợ nần đối tác và lỗ lớn. Ông có thể cho biết rõ hơn về tình hình tài chính hiện tại?

- Từ khi thành lập và bay chính thức vào năm 2010, những nhà đầu tư luôn mong muốn Air Mekong bay tốt, dù họ chấp nhận sẽ lỗ trong 2-3 năm đầu. Đến năm 2012, hoạt động kinh doanh tốt hơn các năm trước nhưng khó khăn chung của nền kinh tế đã ảnh hưởng tới chúng tôi.

Thực tế, năm qua, số lỗ tăng lên dù chúng tôi bay tốt hơn. Giá vé ở mức thấp để tăng tính cạnh tranh và phát sinh các chi phí khác nên để tránh mất cân đối, chúng tôi phải đổi máy bay cho phù hợp với chiến lược của mình.

Lúc thấp điểm, doanh thu có thể đạt 2-2,3 tỷ đồng, mùa cao điểm lên đến 5,5 tỷ đồng, nhưng thực tế vẫn lỗ.

Sau khi ngừng bay, kế hoạch tái cơ cấu của hãng sẽ như thế nào?

- Kinh doanh mà lỗ hoài thì sẽ không thấy "ánh sáng cuối đường hầm" nên phải làm sao để giảm chi phí. Chúng tôi sẽ thay đổi máy bay, nghiên cứu lại đường bay chứ cứ bay trong nước không sớm thì muộn cũng sẽ mệt mỏi và lỗ dần.

Về lao động, hãng vẫn sử dụng lại lao động cũ. Phi công người nước ngoài hiện nay khoảng 40 người, lương 5.000-6.000 USD một tháng, chưa tính các chi phí liên quan khác. Chúng tôi đang nghiên cứu tất cả những điều này để quyết liệt tái cơ cấu, nếu không sẽ chẳng thể tồn tại được.

- Qua hơn 2 năm theo đuổi giấc mơ bay, ông rút ra kinh nghiệm gì về kinh doanh hàng không ở Việt Nam, nhất là hàng không tư nhân?

- Một trong những điều đáng sợ nhất của kinh doanh hàng không là doanh thu không phản ánh đúng thực tế, bởi dù bay tốt nhưng vẫn lỗ. Về hàng không tư nhân, tôi thấy Cục Hàng không cũng như các cơ quan đã có nhiều chính sách cởi mở hơn và hỗ trợ hàng không tư nhân rất nhiều.

Bản thân tôi cũng rất buồn khi hãng ngừng bay vì kinh doanh chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nhưng tôi cũng vui vì mọi người quan tâm tới sếu đầu đỏ, nhất là sự ủng hộ, chia sẻ của nhiều khách hàng.

- Vậy khi nào hãng sẽ bay lại, thưa ông?

- Chúng tôi khẳng định sẽ bay trở lại nhưng còn phụ thuộc vào việc đàm phán với đối tác, tình hình kinh tế... nên chưa thể thông tin cho khách hàng biết chính xác là khi nào. Tuy nhiên, Air Mekong sẽ trở lại trong thời gian sớm nhất.
 
BIM Group rót gần 2 tỷ USD cho dự án Ha Long Marina
Dự án này có quy mô lên đến 230ha, trải dài trên 3,8km đường biển tại Hạ Long, Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD

bim-group-rot-gan-2-ty-usd-cho-du-an-ha-long-marina.jpg

Ha Long Marina là dự án trọng điểm của BIM có quy mô lên đến 230ha, với tổng mức đầu tư gần 2 tỷ USD. Trong đó, BIM đầu tư 2.079 tỷ đồng cho phần cơ sở hạ tầng

Ngoài ra, còn có rất nhiều công trình thứ cấp khác như Tổ hợp thương mại và giải trí Halong Marine Plaza đầu tư hơn 500 tỷ và hiện đã đi vào hoạt động. Chung cư cao cấp Green Bay 400 tỷ, hiện dự án cũng sắp đi vào bàn giao nhà. Nhà phố liền kề San Hô Coral Bay (124 căn) là 300 tỷ

Cũng theo chủ đầu tư, BIM cũng đầu tư một phần những công trình thứ cấp và có phối hợp chuyển nhượng đất cho một số đối tác như Royal Lotus, Mường Thanh, Vi Son…Hiện nay, BIM đã đầu tư xong giai đoạn 1, đang triển khai giai đoạn 2

Được biết, Ha Long Marina được quy hoạch thành 3 khu. Khu bán đảo 1 là các biệt thự cao cấp ven biển, công viên cây xanh; Khu bán đảo 2 là các tổ hợp thương mại, văn phòng, khách sạn, hội nghị quốc tế, nhà phố thương mại…khu bán đảo 3 là công viên giải trí và các chung cư cao cấp từ 18-24 tầng

Đến nay, khu nhà phố liền kề San Hô, BIM đã chuyển nhượng thành công 52 căn trong tổng số 62 căn giai đoạn 1, giai đoạn 2 của khu nhà liền kề này cũng vừa được BIM tung ra thị trường khu LK29 và LK29A với giá 2,1 tỷ/căn, chiết khấu 10% và bảo lãnh vay vốn ổn định 8% trong vòng 3 năm
 
Top