What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn năng lượng gió Công Lý

LOBBY.VN

Administrator
GE bán thiết bị cho dự án điện gió đầu tiên tại đồng bằng sông Cửu Long​


Tập đoàn GE vừa ký kết hợp đồng với công ty TNHH Thương mại và du lịch Công Lý để cung cấp 10 bộ tua-bin gió và hỗ trợ vận hành, bảo dưỡng thiết bị cho giai đoạn đầu của dự án điện gió Bạc Liêu với tổng công suất là 16 MW

Trong giai đoạn tiếp theo, công ty TNHH Thương mại và du lịch Công Lý sẽ tiếp tục tăng công suất dự án này thêm 120 MW nhằm giải quyết tình trạng thiếu điện thường xuyên diễn ra tại Việt Nam. Dự án sẽ không chỉ cung cấp năng lượng sạch cho khu vực đồng bằng Sông Cửu Long mà còn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương trong suốt quá trình xây dựng

Ông Tô Hoài Dân, Chủ tịch công ty TNHH Công Lý cho biết đây là dự án công nghiệp và năng lượng quy mô lớn đầu tiên tại tỉnh Bạc Liêu và sẽ giúp cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh bằng cách cung cấp một nguồn điện rất cần thiết cho địa phương, đồng thời tạo ra nhiều việc làm mới

Nằm cách Tp.HCM khoảng 200 km về phía Tây Nam, trang trại gió Bạc Liêu là dự án điện gió đầu tiên tại đồng bằng Sông Cửu Long. Dự án sẽ góp phần bảo vệ môi trường của khu vực, nơi được biết đến là một "vựa lúa" của quốc gia, một nguồn cung thủy hải sản xuất khẩu lớn nhất Việt Nam

Theo các chuyên gia của GE, các tua-bin gió GE được lựa chọn cho dự án này có rotor cánh quạt dài 82,5m rất phù hợp với chế độ gió cấp III tại Bạc Liêu. Đây là loại tua-bin gió có công suất đạt mức megawatt được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành công nghiệp điện với hơn 16.000 chiếc trên toàn thế giới

Dự án điện gió Bạc Liêu đã tiếp tục củng cố vai trò của GE tại Việt Nam, nơi mà GE đã hỗ trợ công nghệ cho hàng loạt các dự án sản xuất điện trong thời gian qua. Hiện nay, với công suất lắp đặt cơ bản hơn 2.000 MW, thiết bị GE có khả năng cung cấp khoảng 18% tổng công suất điện trên cả nước

Năm 2009, GE đã tăng cường đầu tư vào tương lai ngành điện Việt Nam với việc thành lập một nhà máy sản xuất mới tại thành phố cảng Hải Phòng. Nhà máy sản xuất các bộ phận của tua-bin gió và đã xuất xưởng những chiếc máy phát điện tua-bin gió đầu tiên vào tháng 5 năm 2010

GE là tập đoàn đa ngành về công nghệ, dịch vụ và tài chính, luôn hướng đến mục tiêu giải quyết một số các vấn đề bức thiết nhất trên thế giới

Không ngừng phát triển những sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực năng lượng, y tế, giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng, GE hiện có khoảng 300.000 nhân viên trên toàn thế giới, phục vụ khách hàng tại hơn 100 quốc gia

Trong lĩnh vực năng lượng, GE cung cấp những giải pháp công nghệ và dịch vụ sáng tạo chất lượng cao. Tập đoàn đang tiếp tục đầu tư phát triển các giải pháp công nghệ mới và không ngừng tăng trưởng thông qua các hoạt động sáp nhập chiến lược nhằm tăng cường sự hiện diện của GE tại mỗi nước, đồng thời phục vụ tốt hơn cho khách hàng trên toàn thế giới

Với hơn 90.000 nhân viên trên toàn cầu và doanh thu đạt 38 tỷ USD năm 2010, các bộ phận kinh doanh của GE Energy bao gồm GE Power & Water, GE Energy Services và GE Oil & Gas hiện cung cấp những giải pháp dịch vụ và sản phẩm tích hợp phục vụ cho mọi lĩnh vực của ngành năng lượng như than đá, dầu, khí tự nhiên, năng lượng hạt nhân, năng lượng tái tạo như nước, gió, năng lượng mặt trời, khí sinh học cũng như các nhiên liệu thay thế khác
 
Điện gió hút vốn đầu tư​

diengio.jpg

Khoản tín dụng 1 tỷ USD được US EXIMBANK cam kết bảo lãnh cho VDB vay đầu tư vào điện gió mở ra triển vọng thu hút vốn vào lĩnh vực này

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) và Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ (US EXIMBANK) tài trợ vốn là Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại, Du lịch Công Lý - chủ đầu tư dự án nhà máy điện gió tại tỉnh Bạc Liêu

Ông Tô Hoài Dân, Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng Thành viên công ty Công Lý cho biết, hiện dự án đang triển khai giai đoạn I, sử dụng vốn vay trong nước của VDB (khoảng 4.500 tỷ đồng). Việc tiếp cận vốn từ khoản tín dụng cam kết 1 tỷ USD sẽ đảm bảo cho công ty hoàn thành giai đoạn I đúng tiến độ, đạt công suất đề ra (100 MW)

Đồng thời, số vốn này cũng đảm bảo để công ty thực hiện xong dự án (triển khai giai đoạn II, từ năm 2012 đến đầu năm 2014), tổng công suất đạt 400 MW. Đây là nhà máy điện gió thứ 2 của Việt Nam, sau nhà máy điện gió công suất 120 MW ở Bình Thuận

Về lãi suất vốn vay, hiện US EXIMBANK đang dự định áp lãi suất cho vay 5,4%/năm (với USD) cho khoản vay này. Tuy nhiên, công ty Công Lý đang đàm phán lại và có khả năng được hưởng mức lãi suất thấp hơn. Điều kiện để được hưởng khoản tín dụng ưu đãi này là công ty phải sử dụng thiết bị của Hãng General Electric (GE) của Mỹ

Được biết, một phần của khoản tín dụng trên đã được một số ngân hàng như Citibank, JP Morgan đồng ý cho VDB vay để VDB cho công ty Công Lý vay lại, dưới sự bảo lãnh của US EXIMBANK

Dự kiến, đầu tháng 11/2011, cột tuốc bin điện gió đầu tiên của dự án sẽ được khánh thành. Sau lễ khánh thành, công ty sẽ xúc tiến ngay việc đàm phán hợp đồng thương mại với GE về việc cung cấp thiết bị cho dự án

Đại diện US EXIMBANK khẳng định, trong tương lai sẽ tiếp tục tài trợ cho lĩnh vực điện gió tại Việt Nam. “Chúng tôi nhìn thấy triển vọng hợp tác với Việt Nam trong những năm tới”, ông Raymond J. Ellis, Phó chủ tịch US EXIMBANK nói

Tổng các khoản duyệt chi tài trợ của ngân hàng này trong năm 2011 là 32,4 tỷ USD, trong đó có 890 triệu USD cho các dự án năng lượng tái tạo. Chính phủ Mỹ khuyến khích US EXIMBANK tăng tỷ lệ tài trợ cho lĩnh vực năng lượng tái tạo lên 10% của tổng mức duyệt chi mỗi năm. Vì vậy, thời gian tới, US EXIMBANK sẽ đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực này, trong đó Việt Nam là một điểm nằm trong tầm ngắm

Không chỉ doanh nghiệp Mỹ, doanh nghiệp nhiều nước khác cũng đang nhắm vào lĩnh vực điện gió tại Việt Nam. Hiện doanh nghiệp lớn về điện gió của Đan Mạch như Vestas, Danfoss… đang tìm hiểu môi trường đầu tư của Việt Nam
 
Nguồn sáng từ gió biển​

- Từ trung tâm TP Bạc Liêu về nhà máy điện khoảng 20 km, gió lồng lộng. Càng gần biển, gió càng thổi mạnh. Anh Lâm Vôl, Trưởng ấp Biển Đông A tươi cười nói: “Vùng đất này giàu tôm, cá, đước và cả gió nữa. Những cơn gió biển bay bổng chúng tôi thời thơ bé, giờ tôi mới biết gió còn làm ra điện”

149001_400.jpg

Trụ turbine đầu tiên của nhà máy điện gió Bạc Liêu​

Đó là nhà máy điện gió đầu tiên ở ĐBSCL, tại ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), công suất 99,2 MW, do Cty TNHH Xây dựng-Thương mại - Du lịch Công Lý đầu tư 4.500 tỷ đồng, dự kiến phát điện đầu năm 2012

Chúng tôi đứng trên cầu Giáp Ranh phóng tầm nhìn ra biển. Xa xa, chiếc turbine gió đầu tiên sừng sững giữa biển với 3 cánh quạt lớn. Đây là một trong 10 chiếc turbine gió đầu tiên thuộc giai đoạn một của dự án điện gió Bạc Liêu. Giai đoạn hai sẽ lắp đặt 52 turbine vào năm 2013, tạo thành một quần thể điện gió hài hòa, đẹp mắt trên diện tích 500 ha

Mỗi turbine hoạt động độc lập, tạo ra dòng điện có công suất 1,6 MW và 62 trụ có tổng công suất 99,2 MW. Điện năng sản xuất 310 triệu kwh/năm. Ban quản lý Dự án cho biết, 5 chiếc turbine đầu tiên sẽ hoàn thành vào đầu năm 2012 và có thể phát điện hòa lưới quốc gia

Hàng chục chiếc xà lan lớn nhỏ cập quanh trụ turbine để hoàn tất xây trụ móng. Khoảng trăm công nhân ngày đêm làm việc dưới sự giám sát kỹ thuật chặt chẽ của chuyên gia nước ngoài. Chúng tôi chú ý đến con kênh đào giữa lòng biển dài 1,5 km, nối cầu Giáp Ranh với trụ móng. Con kênh này giúp kỹ sư, công nhân ra công trình bằng ca-nô khi nước thủy triều xuống

Cạnh đó, một chiếc cầu bằng cây tràm dài khoảng 1 km mà anh em công nhân gọi là “cầu tràm dài nhất Việt Nam” để dự phòng khi kênh đào cạn nước, công nhân vẫn có thể ra trụ turbine làm việc. Phía trong đất liền, khu điều hành nhà máy điện 10 ha đã định hình gồm hệ thống văn phòng, nhà xưởng, thông tin liên lạc, mương cáp…

Ngước nhìn chiếc turbine vút lên trời xanh, cánh quạt quay chầm chậm, tôi thắc mắc: “Quay như thế có đủ phát điện không ?”. Kỹ sư Huỳnh Anh Minh, Phụ trách kỹ thuật khẳng định: “Đủ. Chuyên gia nước ngoài khảo sát gần một năm cho thấy bờ biển Bạc Liêu có lượng gió mạnh, ổn định để sản xuất điện lâu dài. Nhà máy này sẽ giảm phát khí thải nhà kính khoảng 190.000 tấn CO2 mỗi năm”

Turbine gió được tập đoàn General Electric của Mỹ sản xuất, cung cấp và lắp đặt. Cột turbine làm bằng thép đặc biệt không rỉ, cao 80 m, đường kính 4 m, đặt trên trụ bê tông hình bát giác đường kính khoảng 17 m, xây cách bờ biển từ 300m đến 1.000 m. Mỗi turbine có 3 cánh quạt, mỗi cánh dài 42 m, làm bằng nhựa đặc biệt như cánh máy bay, có một hệ thống điều khiển giúp cánh quạt tự gập lại để tránh bão lớn bất ngờ

Anh Dương Quang Lộc, đại diện của chủ đầu tư, cho biết: “Đây là một dự án mở, chúng tôi mới sử dụng 10 km trong tổng chiều dài 54 km bờ biển Bạc Liêu nên còn có thể mở rộng nhà máy điện gió lớn hơn nhiều lần”. Khi hoàn thành, mỗi chiếc turbine hoạt động độc lập, có hai kỹ sư theo dõi thường xuyên và hàng trăm công nhân vận hành. Diện tích bờ biển, người dân vẫn sản xuất, đánh bắt hải sản bình thường

Nhà máy điện gió Bạc Liêu sẽ còn có khu du lịch rộng 5 ha, gồm nhà hàng, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí… Sẽ có những chiếc cầu nối đất liền với các trụ turbine cắm giữa biển để khách tới tham quan. “Khi hoàn thành cả 62 trụ turbine sẽ như một vườn hoa turbine vươn trên sóng biển, rất đẹp”, anh Dương Quang Lộc hào hứng

Nhà máy điện gió Bạc Liêu công suất 99,2MW được Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đồng ý bổ sung vào danh mục các dự án nguồn điện trong quy hoạch điện Vì phát triển điện lực quốc gia đến năm 2025. Dự án được hưởng các chính sách chung về ưu tiên, hỗ trợ, phát triển năng lượng sạch

Thanh Chương
 
Vestas nhà sản xuất turbine gió hàng đầu thế giới​

Chinhphu.vn - Ngày 8/11 tại Hà Nội, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Vương quốc Đan Mạch Helle Thorning Schmidt, Công ty TNHH Công Lý và Công ty Vestas đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển lượng gió tại Việt Nam

VETAS.jpg

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Vương quốc Đan Mạch Helle Thorning Schmidt chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Công ty TNHH Công Lý và Công ty Vestas​

Công ty Vestas Đan Mạch là nhà sản xuất turbine gió hàng đầu thế giới với nhiều giải pháp nhà máy điện gió và turbine gió. Công ty đã xác định Việt Nam là một đất nước có tiềm năng lớn về sản xuất điện gió, là thị trường tăng trưởng dài hạn và triển vọng mà Vestas muốn hợp tác lâu dài. Công ty dự kiến thành lập một tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam

Công ty Công Lý (trụ sở tại tỉnh Cà Mau) đã phát triển một nhà máy điện gió 16 MW tại tỉnh Bạc Liêu, dự kiến đưa vào vận hành cuối năm 2012. Công ty Công Lý cũng đang chuẩn bị lắp đặt tiếp 83,2 MW điện gió cho dự án Bạc Liêu trong năm 2013

Mục đích của sự hợp tác giữa hai Công ty là nghiên cứu một cách hiệu quả và toàn diện các yếu tố để phát triển điện gió tại Việt Nam, trong cả vấn đề hiểu rõ hơn về thị trường cũng như xác định các dự án khả thi, để hiện thực hóa mục đích cuối cùng là hỗ trợ tăng trưởng xanh tại Việt Nam

Quan hệ đối tác lâu dài giữa Công Lý và Vestas sẽ bắt đầu bằng một nghiên cứu chung đánh giá môi trường kinh doanh hiện nay, thị trường năng lượng và tiềm năng gió tại Việt Nam cũng như cơ hội phát triển dự án

Minh Huệ
 
Điện gió trên biển Vietnam bắt đầu lên lưới
- Đúng 16 giờ chiều 29/5/2013, dòng điện gió trên biển đầu tiên của Việt Nam tại Bạc Liêu bắt đầu hòa vào lưới điện quốc gia

Đó là dòng điện phát ra từ 1 tuabin đầu tiên với công suất khoảng 1,6 MW (mega-oat) trong số 10 tuabin của giai đoạn 1 thuộc Dự án nhà máy điện gió Bạc Liêu đã xây dựng xong. Các tuabin khác sẽ cho phát điện và hòa vào lưới điện quốc gia lần lượt từ giờ phút trên cho đến ngày 7/6/2013 sắp tới

Giờ phút đáng ghi nhớ trên tiếp theo thời gian dài hơn 30 tháng thi công khẩn trương gồm nhiều công đoạn phức tạp, từ dựng các trụ tuabin trên biển đến xây dựng, hiệu chỉnh, vận hành thử toàn bộ hệ thống trạm biến áp cùng đường dây dẫn đưa nguồn điện từ các tuabin lên lưới điện quốc gia

Dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu chia ra 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1 đã hoàn thành lắp đặt 10 cột tuabin, công suất tổng cộng của giai đoạn này là 16 MW và điện năng sản xuất dự tính khoảng 56 triệu kWh/năm gần bằng với sản lượng của 30 tuabin của nhà máy điện gió tỉnh Ninh Thuận

Giai đoạn 2 của dự án sẽ xây lắp tiếp 52 tuabin còn lại. Sau khi hoàn thành, Nhà máy điện gió Bạc Liêu sẽ có tổng số 62 tuabin với tổng công suất trên 99 MW và điện năng sản xuất ra khoảng 320 triệu kWh/năm

Toàn bộ Nhà máy điện gió Bạc Liêu được đặt dọc theo đê biển Đông, kéo dài từ phường Nhà Mát đến ranh giới tỉnh Sóc Trăng và chiểm tổng diện tích gần 500 ha

Các tuabin ở nhà máy này được sản xuất tại Mỹ. Cột làm bằng thép đặc biệt không gỉ, cao 80m, đường kính 4m. Mỗi tuabin có 3 cánh quạt, mỗi cánh dài 42 m, làm bằng nhựa đặc biệt, có hệ thống điều khiển giúp cánh quạt tự gập lại khi gặp thời tiết xấu, bão lớn

Nhà máy điện gió Bạc Liêu sử dụng công nghệ tiến tiến nhất tại Việt Nam và là nhà máy xây dựng trên biển duy nhất hiện nay


Các tuabin trên biển thuộc Nhà máy điện gió Bạc Liêu

Dự án có vốn đầu tư khoảng 5.200 tỷ đồng do Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại và Du lịch Công Lý (Cà Mau) làm chủ đầu tư. Dự án được khởi công năm 2010 và dự kiến hoàn thành vào năm 2013

Giai đoạn 2 của dự án với 52 trụ còn lại dự kiến đến năm 2014 sẽ hoàn tất. Lúc đó Dự án điện gió Bạc Liêu không chỉ là dự án điện gió đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long mà trở thành dự án điện gió lớn nhất Việt Nam

Theo nguồn tin từ Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam, sau 2 giai đoạn nói trên của dự án nhà máy điện gió Bạc Liêu hoàn thành thì ngân hàng này sẽ tiếp tục đầu tư để xây dựng thêm 300 cột tuabin nữa với tổng công suất lên đến 480 MW, tức sẽ lớn gấp 4 lần công suất của giai đoạn 1 và 2 cộng lại

Sự ra đời Nhà máy điện gió Bạc Liêu là một minh chứng về tiềm năng dồi dào, báo hiệu một "thời cơ vàng" của ngành công nghệ điện gió Việt Nam. Vì Nhà nước đã có chủ trương phát triển nguồn điện này và đã đưa ra những mục tiêu và lộ trình cụ thể trong Quy hoạch điện VII

Theo đó, năng lượng gió được xem là nguồn phát điện quan trọng nhất, sẽ được phát triển từ mức không đáng kể như hiện nay lên khoảng 1.000 MW vào năm 2020 và 6.200 MW vào năm 2030

Trần Minh
 
Top