What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Test for embedded system - Most suitable for Vietnam in Embedded System Outsourcing

T

Trungvlkt

Guest
Test for embedded system - Most suitable for Vietnam in Embedded System Outsourcing

Trong global manufacturing chain in embedded system thì Việt Nam thích hợp nhất trong công đoạn test sản phẩm ES. Đối với cãng hãng nước ngoài, thì outsource công đoạn test cho Việt Nam cũng tỏ ra có nhiều điểm hợp lý. Hãy xem xét một số phân tích sau:

1. Test cho ES cần nhiều nhân công
  • 40% Chi phí của một dự án ES là test
  • ES là hệ thống đòi hỏi tính tin cậy rất cao, do chi phí cực lớn khi thu hồi sản phẩm và do thiệt hại lớn khi hệ thống ES hoạt động không đúng như mong muốn. Do đó, effort dành cho test chiếm tỉ trọng khá lớn trong số effort để development để đảm bảo về quality.
  • ES là một sản phẩm multidiscipline (đa ngành - cả hardware và software) nên có tính phức tạp cao hơn so với software trên PC thuần túy. Càng phức tạp thì nghĩa là càng phải test nhiều
2. Test cho ES dễ đào tạo
  • Kiến thức để test không phải là quá khó, chủ yếu đòi hỏi tính tỉ mẩn, cần thận và được trang bị tốt về phương pháp luận, ý thức làm việc
  • Đôi khi làm system test thì cũng không cần được đào tạo các kiến thức sâu bên trong, chỉ cần hiểu các tính năng của hệ thống.
 
Mỗi một lĩnh vực đều cần một quá trình phát triển từng bước một. Việt Nam không có công nghệ chế tạo oto không có nghĩa là Việt nam không dùng oto. Việt nam phát triển các nhà máy lắp ráp oto, sửa chữa oto phục vụ cho hoạt động của nền kinh tế...nhiều bác lập công ty sửa chữa oto vẫn giàu đấy chứ :D

Lĩnh vực ES tại Việt Nam cũng có những bước tương đồng, ES là một phần trong nền công nghiệp điện tử, tự động hóa hiện đại trong khi những mảng công nghiệp này ở VN hầu như không có, nếu chúng ta tư duy hiện nay phải sáng tạo ra các sản phẩm ES phục vụ cho nên công nghiệp trong nước, vậy ai sẽ là khách hàng nội địa của chúng ta ? Chúng ta không có nền công nghiệp oto vậy nếu chúng ta sáng tạo es cho oto thì bán cho ai...

Không thể ngay lập tức xây dựng được tư duy sáng tạo trong ES được, bước đi phù hợp đó là trở thành một phần trong chuỗi sản phẩm ES trên thị trường thế giới.

Như Trung đã phân tích thế mạnh ở Việt nam hiện nay là số lượng nhân công đông, trình độ phù hợp cho công đoạn test sản phẩm es. Mục tiêu xây dựng các công ty chuyên làm về test là mục tiêu khả thi hiện nay...mục tiêu này cho phép đội ngũ nhân sự trong nước học tập được công nghệ và các công ty trong nước có lợi nhuận đáng kể.

Quan trọng nhất là đào tạo nhân lực, diễn đàn espromote.com cùng nhau liên kết để xây dựng một bộ giáo trình chuẩn "Đào tạo nhân lực test ES" cung cấp miễn phí tới các trường Đại Học. Đào tạo những sinh viên phù hợp với công việc này với số lượng lớn chất lượng tốt.

Giáo trình test ES cần sự hợp tác chia sẻ kiến thức, kỹ năng, công nghệ...từ các công ty công nghệ đang làm về ES cho đối tác quốc tế. Tài trợ kinh phí, hợp tác với một đội giảng viên ở trường đại học thì mục tiêu hoàn thiện sớm giáo trình này không phải là quá khó.

Ai là người từng có kinh nghiệm xây dựng giáo trình đại học vào chia sẻ kinh nghiệm nhỉ ?
 
Việt Nam sẽ đứng ở đâu trong chuỗi giá trị - chuỗi sản xuất toàn cầu

What is Vietnam position in global manufacturing chain - global value chain

Đọc bài viết này để hiểu thêm về bối cảnh và sự cần thiết phải xác định một position hợp lý trong global manufacturing chain
http://tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/4443/index.aspx


Theo mình, và theo như thảo luận với rất nhiều anh em, từ người ít kinh nghiệm đến hàng chục năm kinh nghiệm thì:
TRONG 5 NĂM TỚI THÌ VỊ TRÍ HỢP LÝ NHẤT CỦA VN TRONG GLOBAL MANUFACTURING CHAIN LÀ TEST
 
Cần phải nâng tầm, nhưng không thể nhảy cóc!

Năm 2007, doanh số gia công phần mềm cho khách hàng nước ngoài của các doanh nghiệp phần mềm trong nước ước đạt 180 triệu USD. Các chuyên gia trong nước thừa nhận, năng lực về gia công đang ở mức trung bình và các doanh nghiệp trong nước mới đặt chân vào những khâu có giá trị thấp trong gia công phần mềm

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực phần mềm, có thể tạm chia công đoạn gia công phần mềm thành 5 “cấp”, từ thấp lên cao: nhập dữ liệu, kiểm tra (test), phát triển công đoạn (component) theo yêu cầu của khách hàng, phân tích – thiết kế một ứng dụng (module) đã có sẵn, và tư vấn.

Đang ở “cấp” nào?

Trong 5 cấp trên, doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đều có mặt, theo ông Võ Hồng Kỳ, giám đốc công ty HPT Software, nghĩa là có những đơn hàng từ các đối tác nước ngoài. Nhưng phần lớn đơn hàng chỉ dừng ở cấp kiểm tra phần mềm theo yêu cầu của khách hàng để phát hiện những lỗi (nếu có). Ông Đặng Quang Minh, giám đốc VnPro cho biết, công đoạn test là phần rất nhỏ trong quy trình kiểm tra các tính năng của sản phẩm.

Ông Phí Anh Tuấn, giám đốc CMC chi nhánh TP.HCM chia sẻ thêm: “Đã làm phần mềm đều muốn làm những đơn hàng có đẳng cấp hơn nhưng với năng lực thực tế không thể muốn là được nên đành chấp nhận với hiện trạng hiện nay. Phần lớn các doanh nghiệp gia công phần mềm của nước ta chỉ nhận được những hợp đồng nhập dữ liệu và test sản phẩm”.

Không chỉ vì năng lực cũng như kinh nghiệm còn non yếu, một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp trong nước không dám nhận những đơn hàng có giá trị (về chuyên môn lẫn tài chính) là thiếu những môi trường kỹ thuật và xã hội để thử nghiệm. Ông Bùi Hữu Thuận, giám đốc công ty An Ba cho biết, công ty của ông từng có những đặt hàng gia công phần mềm di động chạy trên hạ tầng mạng 3G của các đối tác nước ngoài (với giá trị lớn) nhưng vì Việt Nam chưa có mạng 3G nên ông đành từ chối. Trong 5 cấp trên, hiện không có nhiều doanh nghiệp phần mềm trong nước có được những hợp đồng gia công ở cấp độ cao nhất.

Ông Nguyễn Văn Hiền, giám đốc công ty iNet Solutions nhận xét: “Căn cứ theo những đơn hàng doanh nghiệp trong nước đang gia công, trình độ gia công của các doanh nghiệp phần mềm trong nước ở mức: 2,5/5”.

Chạy gạo từng bữa!

Phần đông doanh nghiệp gia công phần mềm Việt Nam hiện nay đang lâm vào tình cảnh “chạy gạo từng bữa”. Việc gì cũng làm, công đoạn nào cũng nhận. Có nhiều doanh nghiệp chấp nhận ứng trước vài chục phần trăm giá trị hợp đồng để có việc làm cho nhân viên nhưng khi hoàn tất hợp đồng, sản phẩm không đạt yêu cầu, phía đối tác không chịu thanh toán. Vậy là chủ doanh nghiệp chịu lỗ. Cũng có những hợp đồng gia công đã được ký nhưng chính doanh nghiệp phải huỷ vì không đủ sức làm. Có những doanh nghiệp phần mềm “lớn” có cả ngàn kỹ sư và lập trình viên nhưng công việc chính chỉ là nhập dữ liệu và kiểm tra các phần mềm.

Vì dừng ở những cấp độ thấp nên doanh thu không cao. Năng suất bình quân công đoạn nhập dữ liệu và kiểm tra ước chỉ đạt khoảng 8.000 USD/người/năm, trong đó, gần 50% là chi phí quản lý.

Đã có hiện tượng các tập đoàn nước ngoài thay vì đặt hàng cho các đối tác trong nước nay đã thành lập những trung tâm riêng để gia công những đơn hàng đó. Chén cơm càng lưng hơn!

Nâng tầm bằng cách nào?

Nhiều doanh nghiệp nói rằng, những chiến lược để phát triển tầm quốc gia đã có nhưng lại thiếu những giải pháp cụ thể. “Chúng ta có những ưu thế như giá nhân công rẻ, chính sách ưu đãi từ phía Nhà nước nhưng vì sao vẫn chưa có những đơn hàng có hàm lượng chất xám cao hơn? Vì ta chưa làm được hay vì khách hàng chưa tin?”, ông Hiền trăn trở. Giám đốc một doanh nghiệp phần mềm thẳng thắn nói: “Tâm lý của nhiều doanh nghiệp phần mềm là nóng vội. Họ muốn thu hồi vốn nhanh mà quên những cái cần làm cho tương lai: nhân lực, những sản phẩm dành cho thị trường nội địa”. Vị giám đốc này cũng nói rằng, gia công không phải là phương thức phát triển bền vững của ngành phần mềm Việt Nam. Ý kiến này không tránh khỏi sự phản bác của các chuyên gia phần mềm, bởi theo lộ trình phát triển công nghiệp mới ở nhiều nước, bước khởi đầu luôn là gia công, rồi mới tới chế tác.

Nhận định về thực tế của lĩnh vực gia công phần mềm Việt Nam, ông Lê Mạnh Hà, giám đốc sở Thông tin và truyền thông TP.HCM chia sẻ: “Đừng quá nôn nóng. Trong lĩnh vực công nghệ cao không thể nhảy cóc được. Tôi nghĩ với năng lực hiện có, làm được khâu nào phải nghiêm túc khâu đó. Nếu làm nghiêm túc, giá cả hợp lý thì sau này đối tác sẽ tin tưởng ký những hợp đồng có giá trị cao hơn”.

Ông Võ Hồng Kỳ gợi ý: “Trong những khách hàng của Chính phủ, có nhiều tập đoàn lớn đang cần gia công phần mềm, như Boeing chẳng hạn. Nếu chúng tôi được cơ hội gia công cho họ, sẽ học được những kinh nghiệm cần thiết và cũng là điều kiện để các tập đoàn nước ngoài nhìn vào mà đặt hàng. Đây cũng là cách Nhà nước giúp doanh nghiệp nâng tầm”.

Sao các bác này vẫn cho rằng làm test là không xứng tầm ở Việt Nam nhỉ, làm test vẫn kiếm được tiền và tạo công ăn việc làm cho kỹ sư trong nước. Phải có những nguồn tài chính ngắn hạn này thì mới đủ sức nuôi nhân lực nâng cao trình độ công nghệ trong tương lai !
 
Vì có nhiều người nên ý kiến trái ngược là thường tình. Hơn nữa, những người không trực tiếp làm trong công nghiệp software outsourcing thì ý kiến có thể càng khác biệt. Việc phân tích đúng sai có lẽ không có ý nghĩa nhiều lắm. Mình chỉ cần chú tâm vào 2 "tiên đề" cơ bản:

1. Xu thế thời đại là không ai - không nước nào tự làm toàn bộ một sản phẩm mà mỗi nước phải làm một công đoạn nào đó trong chuỗi sản xuất toàn cầu.

2. Việt Nam muốn phát triển thì bắt buộc phải gia nhập chuỗi sản xuất toàn cầu đó. Vậy ta sẽ chọn vị trí nào? Hợp lý nhất trong 5 năm tới là làm test và các công việc đơn giản có mức độ tương tự.
Nếu mọi người đều công nhận "tiên đề" rồi thì sẽ phát triển hệ thống theo tiên đề đó thôi.
 
Việt Nam có lợi thế trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm !


hungnguyen.jpg

Việt Nam đang có rất nhiều tiềm năng để trở thành “con hổ” châu Á tiếp theo trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm.

Đó là nhận định của Tổng giám đốc LogiGear Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Hùng. LogiGear là tập đoàn kiểm thử phần mềm hàng đầu của Hoa Kỳ.

Kiểm thử phần mềm là hoạt động khảo sát thực tiễn sản phẩm hay dịch vụ phần mềm trong đúng môi trường chúng dự định sẽ được triển khai nhằm cung cấp cho người có lợi ích liên quan những thông tin về chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ phần mềm ấy. Mục đích của kiểm thử phần mềm là tìm ra các lỗi hay khiếm khuyết phần mềm nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động tối ưu của phần mềm trong nhiều ngành khác nhau.

Theo ông Hùng thì hiện Ấn Độ đang là quốc gia đi đầu về dịch vụ kiểm thử phần mềm, nhưng Việt Nam đang có rất nhiều tiềm năng. Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam nằm ở phương pháp đào tạo chú trọng kỹ năng, giúp tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng kiểm thử phần mềm và kỹ thuật tự động cao hơn hẳn Ấn Độ và Trung Quốc.

Thị trường kiểm thử phần mềm là phân khúc hẹp so với các phân khúc khác của gia công công nghệ thông tin (ITO) với quy mô thị trường toàn cầu ước đạt 6,1 tỷ USD vào năm 2005, theo số liệu của Gartner Group năm 2005.

Vnconomy.vn

http://www.logigear.com/

http://www.logigear.vn/ltrc/vietnamese/default.asp
 
Asia Outsourcing


MagRabbit-Vietnam provides world-class offshore Information Technology (IT) and Business Process Outsourcing (BPO) services to global clients. Offshore software development outsourcing, on a project by project basis or as a long term relationship, allows companies in high wage countries to access top quality technical talent at remarkably lower prices.

With a large pool of dedicated, disciplined, and highly trained IT resources, Vietnam is quickly becoming an impressive player in the global information technology outsourcing industry.

MagRabbit-Vietnam can help your organization in every phase of its product development lifecycle, whether it is development, testing, or maintenance. We can also staff your Offshore Software Development Center (OSDC) with a dedicated team.

In addition to our Vietnam operations, MagRabbit-Integrated Solutions' Global Development Center (GDC) is located outside of Shanghai, China to provide offshore development services. The GDC is located in the Shanghai Pudong Software Park (SPSP), a 150,000 square meter park dedicated to the software industry. The high quality infrastructure of the park, and its proximity to the Shanghai Pudong International airport, make the SPSP an excellent and convenient offshore location. Shanghai is China’s most populous city, providing a broad and deep labor pool.

vietnam_sm_2006.jpg

Information Technology Outsourcing Services

* Software Development
* Software Testing
* Software Migration
* Software Integration
* ERP Development, Deployment & Customization
* Project Management
chart1.jpg
chart2.jpg


Business Process Outsourcing (BPO) Services

* Back Office Functions
* Accounting
* Administration, Clerical & Data Entry
* Human Resources
* Call Center

Benefits

* Lower Costs
* High Quality Deliverables
* Ability to Focus on Your Core Competencies
* Reduced Time to Market
* Improved Return on Investment and Increased Shareholder Value



Why Vietnam?

* Vietnam's educational system produces approximately 20,000 IT graduates a year
* Vietnam has a stable and secure environment
* Vietnamese education system emphasizes rote learning, logic, and mathematics fostering excellent programmers
* Vietnam is one of the fastest growing economies in Southeast Asia and has some of the most liberal foreign investment laws in the region

Our Expertise

* Operating Systems: UNIX, AIX, Solaris, HP-UX, Linux, Microsoft Windows and DOS
* Languages: Assembly, C#, C, C++, Java, ASP, PHP, Visual Basic and Perl
* Technologies: .NET, COM, CORBA, EJB, J2EE, UML, IBM WEBSPHERE, DOMINO, BEA WebLogic, MFC, WebMethods, TCP/IP, Ipv6, and Wireless/Telecom protocols
* RDBMS: Oracle, DB2, MS-SQL, and MySQL
* Telecom: J2ME, CLDC 1.0, CLDC 1.1, MIDP 1.0, MIDP 2.0, Window Mobile. JSR for SMS, Multimedia
* Networking: IPVC, IPSec, VPN, RIP, RIPng, OSPF, BGP on free BSD, NetBSD, Linux

http://www.magrabbit.com/asia.asp
 
Gia công phần mềm Việt Nam rẻ nhất châu Á

- Hãng nghiên cứu thị trường Gartner vừa công bố báo cáo xếp hạng 10 quốc gia có dịch vụ GCPM đứng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

A-2.jpg

Năm mức đánh giá: Poor (yếu), Fair (trung bình), Good (tốt), Very Good (rất tốt), Excellent (tuyệt vời)

Báo cáo này của Gartner không xếp thứ hạng giữa các quốc gia mà đánh giá theo 10 tiêu chí liên quan đến GCPM, gồm kỹ năng ngoại ngữ, hỗ trợ của Chính phủ, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, hệ thống giáo dục, chi phí, sự ổn định kinh tế và chính trị, tương đồng văn hóa, khả năng toàn cầu hóa và an ninh và bảo vệ quyền riêng tư.

Các tiêu chí này được đánh giá theo năm mức, gồm: yếu, trung bình, tốt, rất tốt và tuyệt vời. Theo đó, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có giá GCPM rẻ nhất trong số 10 quốc gia. Tuy nhiên, ngoài thế mạnh giá, các tiêu chí còn lại của Việt Nam đều ở mức yếu và trung bình. Trong đó, Việt Nam có tới bốn chỉ số bị đánh giá ở mức thấp nhất (yếu - poor) là kỹ năng ngoại ngữ, hỗ trợ của Chính phủ, cơ sở hạ tầng, an ninh và bảo vệ quyền riêng tư. Các tiêu chí nguồn nhân lực, hệ thống giáo dục, sự ổn định chính trị và kinh tế, tương đồng văn hóa, khả năng toàn cầu hóa cũng chỉ được đánh giá ở mức trung bình.

Như vậy, xét tổng thể trên các tiêu chí của Gartner, Việt Nam là quốc gia được đánh giá thấp nhất, sau cả những quốc gia “chiếu dưới” trong bảng xếp hạng này như Philippines, Thái Lan và Pakistan. Cụ thể, so với Thái Lan, Việt Nam chỉ hơn ở chi phí và cùng yếu ở an ninh và bảo vệ quyền riêng tư, còn thua một mức ở các tiêu chí còn lại. Còn so với Philippines, Việt Nam cũng chỉ nhỉnh hơn một mức ở chi phí gia công, còn thua xa ở nhiều tiêu chí từ kỹ năng ngoại ngữ, tương đồng văn hóa, nguồn nhân lực, hệ thống giáo dục, cơ sở hạ tầng, sự hỗ trợ của chính phủ đến khả năng tham gia vào toàn cầu hóa.

Trong báo cáo này, Gartner cho rằng Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia GCPM hàng đầu châu Á, tuy nhiên Trung Quốc và Philippines đang trở thành thách thức với nước này trong việc duy trì vị trí số một. Mặc dù doanh thu GCPM của Ấn Độ vẫn tiếp tục gia tăng nhưng thị phần toàn cầu lại đang giảm. Trong khi đó, quốc gia này đang gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến GCPM như chi phí nhân lực tăng, tỷ lệ nhân viên nhảy việc cao, các vấn đề chính trị điển hình như vụ khủng bố ở Mumbai và gần đây là bê bối tài chính ở tập đoàn GCPM Satyam.

Nếu xét trên tổng thế các tiêu chí cộng với quy mô thị trường, Gartner cho rằng Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia có nhiều lợi thế nhất trong GCPM ở khu vực châu Á. Các nước Úc, New Zealand và Singapore sẽ định vị là thị trường có cơ sở hạ tầng và hệ thống giáo dục tốt nhất, là nơi phù hợp với những dịch vụ gia công giá trị cao.

Xét về chi phí, bức tranh lại hoàn toàn khác hẳn, Việt Nam là quốc gia số một, còn Trung Quốc, Ấn Độ, Parkistan, Philippines và Thái Lan xếp sau một mức. Môi trường kinh tế và chính trị là vấn đề quan trọng với các công ty trong việc chuyển gia công ra nước ngoài. Tuy nhiên, trong vấn đề này, Việt Nam cùng với Parkistan, Philippines và Thái Lan lại bị đánh giá thấp.
 
Top