What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Việt Nam thiếu những doanh nghiệp Thánh Gióng

L

LOBBY.VN

Guest
Việt Nam thiếu những doanh nghiệp Thánh Gióng

- “Điều đáng buồn của Việt Nam là trong DN không có Thánh Gióng. Sự phát triển của DN vừa và nhỏ rất gian nan. Các DN khó lớn được”, bà Phạm Chi Lan, người gắn bó với các DN Việt Nam mô tả về bức tranh DN Việt Nam.

Trong khó khăn, các DN lớn là nguồn lực, chỗ dựa để nhà nước triển khai chính sách vượt khó, cả DN tư nhân và DNNN. Hình dung ra sao về bộ mặt của các đại gia DN tư nhân Việt Nam?

Khó lớn


Tới thời điểm này, VN vẫn chưa có một nghiên cứu đánh giá đầy đủ xem khoảng thời gian và mức độ chuyển hóa của DN từ nhỏ lên vừa, từ vừa lên lớn ra sao. Các đánh giá hầu hết rất sơ bộ, chỉ dựa vào nguồn lực tài chính mà chưa đánh giá hết được hiệu quả của DN. Ngay cả điểm mặt đặt tên DN xếp hàng đại gia thì cũng rất ít ỏi.

Trong báo cáo top 500 DN lớn nhất của VietNam Report và VietNamNet công bố, chỉ có 24% của khu vực tư nhân, trong đó một số đáng kể là DNNN cổ phần hóa, hùng hậu sẵn về quy mô nên sang DN tư nhân. Số các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, tập đoàn hình thành từ khu vực tư nhân mà lên, trải qua các giai đoạn từ công ty gia đình, DN nhỏ, DN vừa và DN đại gia chỉ rất giới hạn, chỉ vài cái tên như Kinh Đô, Trung Nguyên, Hòa Phát...

Trong danh sách 200 DN lớn nhất do UNDP công bố thì chỉ có 17 DN tư nhân. Số DN tư nhân thực sự lớn lên rất hạn chế.

Nhìn lại hành trình vượt vũ môn của các “ông lớn” Việt Nam, điều phải ghi nhận là nỗ lực tự thân của DN và người chủ.

Vì nghèo khó, họ buộc phải đi kinh doanh. Với Chủ tịch gạch Đồng Tâm, vải Thái Tuấn, bánh Kinh Đô..., kinh doanh ban đầu chỉ là cái nghề cứu cánh để sống.

Từ nghề đóng gạch của gia đình, ông Võ Quốc Thắng đã dựng nên cơ đồ công ty gạch Đồng Tâm đình đám hôm nay. Giám đốc vải Thái Tuấn cũng bắt đầu chỉ bằng việc chạy xe ôm chở vải cho người ta mà học nghề làm vải; giám đốc Kinh Đô từ chỗ làm thuê cho lò bánh được quý mà người ta dạy cho nghề làm bánh...

Không giống như lứa của Tăng Minh Phụng, lứa DN này được “giải phóng” và “khơi mở” nhờ Luật DN năm 1999 - dấu mốc thay đổi tư duy kinh tế. Với chủ trương khai thác tối đa, giải phóng sức dân, tạo điều kiện kinh doanh với quyền gia nhập thị trường tốt hơn, ý tưởng không hạn chế về quy mô DN bấy giờ mới hiện thực được.

Luật DN 1999 thực sự là cú hích cho DN mở rộng, phát triển thêm, tạo điều kiện cho DN từ nhỏ - vừa; vừa - lớn.

Trước đó, luật đầu tư trong nước chỉ khuyến khích mở DN mới chứ không phải khuyến khích DN có sẵn mở thêm ngành mới. Vì thế, thay vì tập trung ở một DN và lớn lên từ đó, chúng ta có nhiều DN, mà DN nào cũng bé nhỏ, nguồn lực dàn trải.

Thay vì đầu tư mở rộng, đi sâu, các ông chủ DN đẻ ra cái mới, buộc phải chia sẻ nguồn lực, quản lý và thiếu sự nhịp nhàng trong công việc so với DN ban đầu.

Ngày nay, một lớp doanh nhân kế tiếp đã bắt đầu hình thành. Khác với lứa của các DN như Đồng Tâm, Thái Tuấn, lớp DN đang lên được đào tạo bài bản về kinh doanh, thấu hiểu nghề kinh doanh, định hướng ra sao, rủi ro, bất trắc, cơ hội ở đâu.

Đang hình thành một lớp doanh nhân mới làm việc bài bản, hệ thống hơn?
Họ kinh doanh có định hướng rõ ràng, biết cách phát triển bằng chuyên môn của mình, định hình kinh doanh làm theo chuyên nghiệp, bà Chi Lan nói.

Không bền?

Tuy nhiên, thực tế là, 10 DN đại gia của 14 năm trước đều không còn xuất hiện trong những xếp hạng này, một chuyên gia của UN đã từng tham gia đánh giá các DN Việt Nam năm 1995 nhận xét. Các DN này hoặc đã biến mất, hoặc sát nhập, hoặc không thể tiếp tục ngành nghề kinh doanh cũ.

Ngay lớp DN đại gia gần đây nhất, thì Minh Phụng đã chết cùng với việc Tăng Minh Phụng bị xử bắn. Biti"s thị phần đã giảm xuống trong thị trường, không còn là gương mặt đại gia lớn. Huy Hoàng chuyển sang ngành khác: sân golf, BĐS không tiếp tục theo ngành được nữa.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, cái chết của lớp DN đại gia đầu tiên phần nhiều không phải lỗi tại họ mà do môi trường kinh doanh lúc đó có quá nhiều bất trắc, thiếu sự bảo vệ. Lứa bây giờ hơn được là do môi trường thuận lợi hơn phần nào, an toàn hơn.

Bà Lan dẫn ra cái chết đau đớn của Tăng Minh Phụng mà theo bà là cái chết của người đi tiên phong, là kết quả của sự thiếu ổn định của chính sách đất đai thời ấy. Nếu ở thời bây giờ, số phận của ông có thể đã khác.

Khoảng 5 năm trước, khi tổng kết về số DN ra đời sau Luật DN 1999, điều tra của Chương trình phát triển Kinh tế tư nhân MPDF (do Công ty Tài chính quốc tế IFC quản lý) cho thấy, 76% DN ra đời sau luật DN vẫn còn tồn tại sau 3 năm. Theo thống kê của ngành thuế, mỗi năm số DN đóng thuế chiếm 78% số DN đăng kí kinh doanh, nghĩa là chí ít có 78% vẫn tồn tại, hoạt động.

So với thế giới, tỉ lệ đó là hoàn toàn bình thường. Theo tổng kết của ILO, các DN trên thế giới ra đời phần nhiều là nhỏ, sau 3 năm khoảng 25% DN không tồn tại được. Sau 5 năm, số đó còn khoảng 50%, còn 50% giải thể, chuyển đổi, chứ người ban đầu thành lập DN không làm được. Sau 10 năm số tồn tại được chỉ còn 30% tiếp tục phát triển theo đúng con đường của mình. Phần lớn số đó đi từ nhỏ lên quy mô vừa, một số ít lên thành lớn.

Sự tàn phá sáng tạo

Bà Chi Lan cho rằng, đã đến lúc người VN phải quen dần với chuyện DN ra vào thị trường, không cần quá nặng nề. Đó chỉ là sự thay đổi nghề nghiệp thông thường theo đúng quy luật đời sống, chưa nói là quy luật thương trường khốc liệt, quy trình đẩy ra, thanh lọc lớn hơn.

Người lao động không làm được việc có thể vì ràng buộc này khác mà không đẩy ra được chứ DN không hoạt động được làm sao tồn tại trên thương trường. Rút ra thị trường không phải mất mặt, thất bại ghê gớm, thất bại trong lĩnh vực này vì không thích hợp thì sang lĩnh vực khác.

Số phận DN không phải như số phận như con người, chết là chết hẳn. Nhiều khi DN chết lại lành mạnh, nhóm người này không tận dụng được nguồn lực thì nên rút lui để cho người khác làm, đó là sự tàn phá sáng tạo.

Mỗi DN sử dụng nguồn lực của mình một phần: vốn, tri thức, có phần của đất nước, xã hội: hạ tầng, con người. Anh dùng không hiệu quả thì rút ra để người khác sử dụng hiệu quả hơn. Vì thế, thủ tục giải thể nên dễ dàng thuận lợi dể người ta rút ra thị trường dễ dàng đồng thời có hệ thống theo dõi liên tục.

Số DN mới ra đời liên tục tăng lên, nên tổng số DN liên tục tăng lên, bù đắp, tiếp nhận lại cái anh khác chưa làm. Đó chỉ là sự chuyển giao, sự chu chuyển trong cuộc đời của một DN.
 
Top