What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vietnam Business Centrer

LOBBY.VN

Administrator
Tiến sĩ, doanh nhân việt Kiều David Hồ - Máu khô từ nhiệt huyết​

e6d159e89a7829bd4a25a32d17c0495e.jpg

- Tháng 4 này, chi hội Doanh nhân Việt Nam tại Mỹ (trực thuộc hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài – BAOOV) tròn một tuổi. Phó chủ tịch BAOOV đồng thời là chủ tịch chi hội (BAOOV-US), đại diện của trên 170.000 doanh nghiệp Việt Nam tại Mỹ – những người làm ra gần 20 tỉ USD doanh thu mỗi năm – là tiến sĩ y khoa, doanh nhân David Hồ. TS Hồ và các thành viên trong chi hội của mình hiện đang ấp ủ kế hoạch thành lập trung tâm thương mại Việt Nam (Vietnam Business Center – VBC) nhằm hiện thực hoá mục tiêu tăng thị phần cho hàng “Made in Vietnam” tại Mỹ… Còn trong lĩnh vực chuyên môn của mình, TS Hồ và cộng sự đang nỗ lực hoàn thành dự án nghiên cứu và sản xuất máu khô dành cho hoạt động cấp cứu bệnh nhân


Được biết, tuổi thơ của ông chủ yếu trên đất Mỹ. Cơ duyên nào đưa ông trở về và gắn bó với quê hương Việt Nam ?

Tôi đã được một anh bạn thân dẫn tới đại sứ quán Việt Nam chơi và giới thiệu với ông đại sứ. Chúng tôi chuyện trò rất thoải mái, thân mật, dần dà tôi nhận ra những tình cảm cất giấu bấy lâu trong lòng mình đang bùng dậy. Đó là tình yêu với quê hương, xứ sở, nơi cha mẹ tôi đã lớn lên, nơi chôn nhau cắt rốn của tôi… Một tình cảm thật đặc biệt và gắn bó. Tôi hiểu rằng, dù ở đâu tôi cũng là người Việt Nam. Người ta sống trên đời cần biết rõ cội rễ của mình và người Việt Nam không như một số dân tộc khác, khi giàu có lên thì không muốn nhớ đến nguồn gốc của mình

Sự chia sẻ nào trong gia đình giúp ông được tiếp thêm niềm tin để đi theo con đường đã chọn ?

Cha tôi là bác sĩ. Những năm cuối 1970, đầu 1980, có lẽ ông là một trong những người Việt đầu tiên mở phòng mạch ở Mỹ và bệnh nhân chủ yếu là người Việt. Nhờ vậy, mấy chị em chúng tôi có điều kiện học hành tử tế và hầu hết đều theo nghề của cha tựa như đó là nghề “gia truyền” vậy. Khi biết tôi được tín nhiệm bầu làm chi hội trưởng, rồi bị một số người Việt bên này nói xúc phạm gì đó, ông vẫn không lấy đó làm điều. Ông nói với tôi: “Cha rất vui vì con đã biết nghĩ, biết làm những điều như vậy. Làm người, phải biết sống có tình, có nghĩa, phải biết mình sinh ra ở đâu!” Đây cũng là lý do mà trong gia đình tôi, không chỉ có tôi tham gia công tác hội, còn có chị gái của tôi và mấy người em đều là hội viên, hoạt động rất nhiệt tình và tích cực…

Vậy là dù ông được bà con doanh nghiệp ta ở Mỹ tin cậy, trở thành người đứng đầu chi hội của họ, nhưng lại bị đe doạ bởi một số người Việt quá khích ?

Người ta sống trên đời cần biết rõ cội rễ của mình và người Việt Nam không như một số dân tộc khác, khi giàu có lên thì không muốn nhớ đến nguồn gốc của mình

Chi hội chúng tôi là chi hội đầu tiên của hiệp hội, có thời điểm bị một số người tấn công trên internet dữ lắm, ngày nào cũng nhận được email hù doạ, riết rồi cũng quen. Có lúc mấy anh em còn bị chụp hình đưa lên kèm theo những lời này nọ… Gia đình bên nội của tôi rất lo lắng nhưng vẫn ủng hộ tôi, mấy chị em đều tham gia làm hội viên; nhưng gia đình bên ngoại thì có lẽ do sợ liên luỵ nên đã cắt đứt quan hệ với vợ chồng tôi. Đó là điều đáng buồn. Nhưng tôi nghĩ, mình làm gì mà tin chắc đó là việc tốt và đúng thì mình vẫn phải làm. Nếu ai cũng như mình thì ai làm? Làm điều tốt cho đất nước, người nào đồng cảm với lý tưởng đó của mình, họ sẽ không nao núng. Nghĩ thế cho nên tôi và anh em trong chi hội rất tự tin.
Xuất phát từ đâu mà ông nghĩ rằng, với việc thành lập VBC, các doanh nhân Việt Nam tại Mỹ và trong nước sẽ có cơ hội phát huy được thế mạnh của hàng hoá Việt Nam ?

Vì người Việt chúng ta vốn dĩ thông minh, cần cù, chịu khó. Nếu có cơ hội, chắc chắn chúng ta sẽ không thua kém bất cứ ai. Tôi nói vậy vì tại Mỹ, cộng đồng người Việt Nam thành công trên nhiều lĩnh vực và không thua bất cứ cộng đồng nào khác, kể cả người Tàu. Một ví dụ: chợ Eden là một chợ lớn của người Việt tại Mỹ, bà con ta ở đây làm ăn rất khấm khá, một năm rưỡi trước đã mua lại chỗ của một siêu thị Mỹ, tới đây diện tích sẽ tăng gấp đôi… Một điều mà anh em chúng tôi ở Mỹ lâu nay rất xót xa và cảm thấy mất mát nhiều quá: đó là hàng hoá Việt Nam đến nay chất lượng đã tốt lên rất nhiều, nhưng khi sang đến Mỹ lại mang một thương hiệu khác, khiến lãi lời đến tay chẳng được bao nhiêu… Đã và sẽ tiếp tục mất rất lớn nếu chúng ta ngồi ở nhà mà không làm gì đó. Đây chính là một trong những lý do thúc đẩy thành lập VBC. Khi VBC mở cửa, cùng với việc doanh nghiệp Việt Nam đặt được chân chắc chắn vào thị trường Mỹ, chúng ta sẽ lấy lại và phát triển những thương hiệu của mình!

Biết rằng với thị trường Mỹ, rất khó để “biến không thành có”, liệu chúng ta có quá lãng mạn nếu chỉ “xuất quân” với “tinh thần Việt Nam” ?

Tôi nghĩ đây hoàn toàn là một dự án khả thi. Trong lịch sử, nhiều nước đã chủ động mở rộng phạm vi hoạt động kinh tế một cách hiệu quả, bằng cách khuyến khích các công ty của mình đi ra nước ngoài. Những năm 1960 – 1970, Hàn Quốc đã hỗ trợ Samsung mở rộng thị trường bằng cách đặt văn phòng tại châu Âu và châu Mỹ. Ngày nay, Samsung rất nổi tiếng, công ty này đã xuất khẩu hơn 20% sản phẩm Hàn Quốc ra thế giới. Chính phủ Hàn Quốc còn tiếp tục ủng hộ Hyundai và LG. Trong vòng chưa đầy 20 năm, cả ba tập đoàn này đã góp sức đưa kinh tế Hàn Quốc từ một quốc gia thu nhập trung bình trở thành một quốc gia giàu có. Gần đây nhất, Chinamex từ Trung Quốc cũng đã sử dụng mô hình này, gửi hơn 3.000 công ty Trung Quốc ra nước ngoài; tháng 12.2009, đã thành lập một Hubei Enterprises (America) Center tại Atlanta (Georgia, USA), cho phép hơn 100 công ty có nhu cầu mở rộng sản phẩm của họ đến Hoa Kỳ. Việt Nam, trong giai đoạn phát triển đất nước, cần phải nhìn rõ và tìm lối đi giúp sản phẩm Việt được công nhận trên thị trường quốc tế

Lúc này, chúng ta có thể hình dung thế nào về bức tranh xuất khẩu của các sản phẩm Việt Nam vào Mỹ sau khi VBC ra đời ?

Nếu chúng ta sử dụng mô hình này một cách tích cực, dự kiến các giao dịch thương mại sẽ tăng lên 12%. Một điều rõ ràng là nếu không có cơ sở thương mại và không có thương hiệu uy tín, sẽ không thể tạo ra giá trị tương xứng cho sản phẩm tiêu thụ tại các thị trường nước ngoài, đặc biệt là Mỹ. Vì thế các công ty địa phương chỉ thu được lãi rất ít, trong đó công ty trung gian nước ngoài mua hàng giá rẻ đã tăng giá lên đáng kể để bán dưới thương hiệu nổi tiếng… Ta có gạo, càphê, hải sản, dầu khí và nhiều mặt hàng khác đang bắt đầu được công nhận trên thế giới nhưng không được bán một cách hiệu quả. Gạo Việt Nam không tìm thấy tại Hoa Kỳ, trong khi gạo Thái Lan, gạo Ấn Độ và gạo Pakistan được bán rộng rãi. Thêm một ví dụ nữa: trong thảm hoạ tràn dầu tại Louisiana vừa qua, nếu các công ty Việt Nam có mặt tại đây thì cơ hội tăng cường bán hải sản chắc chắn cao hơn...

Như vậy, BAOOV-US sẽ có vai trò như thế nào trong hành trình tới Mỹ của hàng Việt ?

Trên cơ sở sàng lọc và lựa chọn các công ty nào có thể đến Mỹ và thành lập công ty hợp pháp, chúng tôi rất kỳ vọng những công ty và doanh nghiệp vừa và nhỏ ở trong nước hiện chưa có điều kiện xuất khẩu hàng vào Mỹ và sẽ có kế hoạch đưa những công ty này sang Mỹ, cũng như hỗ trợ họ hoàn thành mục tiêu kinh doanh. Cùng với việc thiết lập VBC, chi hội và các thành viên cam kết sẽ hỗ trợ cao nhất các doanh nghiệp về mọi mặt như văn phòng (giá thuê giảm 50% so với giá thị trường), hồ sơ thủ tục pháp lý, về đào tạo, hướng dẫn phát triển kinh doanh… và sẽ thương lượng các điều khoản với Nhà nước Hoa Kỳ để có được kết quả kinh doanh tốt nhất

VBC sẽ được đặt tại một vị trí kinh doanh rất thuận lợi, ngay tại khu trung tâm tài chính của Baltimore (thành phố lớn thứ tám của Mỹ, có sân bay quốc tế và cảng biển – thuận lợi để đưa hàng hoá Việt Nam vào Hoa Kỳ). Ông Trần Đình La, một người Hoa Kỳ gốc Việt rất có tâm huyết với đất nước đã nhiệt tình cho phép chúng ta sử dụng một trong những toà nhà của gia đình ông (một toà nhà lớn 15.000m2) để thành lập VBC mà không đặt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Thiết nghĩ, nếu chúng ta có kế hoạch kinh doanh vững vàng, có hiểu biết về văn hoá, phong tục tập quán của địa phương, nhất là hiểu được văn hoá kinh doanh của người Mỹ, thì mọi việc chắc chắn sẽ thành công

Một năm qua, với khá nhiều những việc đã, đang và sẽ làm, có phải là một năm đáng nhớ của ông và chi hội ?

Từ mười hội viên ban đầu, nay chi hội đã có hơn 100 người ở tất cả các bang của nước Mỹ và hoạt động trên nhiều lĩnh vực, từ văn hoá, xuất nhập khẩu tới luật pháp, tài chính và khoa học… và thành lập văn phòng đại diện tại các bang Virginia, Texas và California để làm cầu nối cung cấp thông tin và giới thiệu cơ hội để các hội viên phát triển đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Mỹ và Việt Nam; xúc tiến việc lập nhóm các nhà khoa học Việt Nam làm việc tại Mỹ để kết nối với đồng nghiệp trong nước nhằm đưa các nhà khoa học Việt Nam sang Mỹ làm việc và học tập, qua đó hỗ trợ phát triển quan hệ hợp tác khoa học – công nghệ Việt – Mỹ… Một số hội viên đang xúc tiến việc đầu tư về Việt Nam, hỗ trợ doanh nhân trong nước tìm hiểu thị trường Mỹ. Một nhóm hội viên đang làm việc với hội Nhà văn Việt Nam về việc dịch sách từ tiếng Việt sang tiếng Anh…

“Thời gian là tiền bạc”, câu đó càng có ý nghĩa với giới doanh nhân như ông. Ông nghĩ gì khi chia sẻ thời gian làm kinh doanh của mình cho công tác hội ?

Đến nay ở Mỹ mới có tổ chức hội để đoàn kết anh em doanh nhân người Việt, như vậy theo tôi cũng là muộn, nên dù bận mấy cũng không thể để muộn hơn. Mấy anh em trong hội, ai cũng có công việc nên rất bận, thường nhóm gặp nhau khi cần giải quyết công chuyện; sau này, khi VBC thành lập, trụ sở của chi hội cũng sẽ bố trí sao cho có thể lo được nhiều việc hơn

Điều gì đã dẫn ông và công ty của ông đưa ra ý tưởng sản xuất máu khô? Ý nghĩa khoa học cũng như giá trị kinh tế của dự án này ?

Tôi hoàn thành luận án tiến sĩ về huyết học năm 1999 tại Temple University Philadelphia. Tôi cũng từng có thời gian đi thực tập nội trú tại một trung tâm chuyên ngành về ung thư máu, đi làm cho một hãng dược lớn nhất thế giới để tìm hiểu về chống ung thư máu… Đến năm 2007, tôi và một số bạn bè đứng ra thành lập hãng riêng. Khi đó, thị trường máu dùng cho cấp cứu bệnh nhân đòi hỏi rất lớn nhưng nguồn cung lại có nhiều bất cập. Máu rút từ người ra, để lạnh cũng chỉ giữ được vài tuần lễ là hỏng. Nung nấu ý đồ từ trước, chúng tôi quyết định sẽ nghiên cứu sản xuất máu khô, kéo dài thời gian sử dụng, khi cần thì pha nước… Hiện đề tài đã đăng ký sở hữu trí tuệ tại Mỹ và có bốn bằng chứng nhận; sản phẩm đang trong thời kỳ thử nghiệm để chuẩn bị đưa ra thị trường. Là sản phẩm cho con người, nên không thể làm ẩu. Nếu sáng chế này thành công, giá trị của nó khoảng 5 tỉ USD

Liệu còn có “giấc mơ” nào khác mang tên David Hồ trên đất Mỹ ?

Thực ra thì đó là một giấc mơ mang tên “Hà Nội”. Vì một lẽ: tôi rất mong muốn một ngày không xa nào đó, những người Việt Nam tại Mỹ, trong đó có gia đình tôi, sẽ xây dựng được một biểu tượng mang tên “Hà Nội” – trái tim hồng ngay tại nơi mà họ và các thế hệ kế tiếp đang sinh sống và làm việc…
 
Mở lối vào thị trường Mỹ​

776333.png

- Một cánh cửa mới vào thị trường Mỹ được mở ra từ kết quả vận động của Chi hội Hoa Kỳ thuộc HHDNVN ở nước ngoài

Kể từ khi hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ và thực hiện Hiệp định thương mại song phương, giao thương hai nước năm 2010 đạt giá trị hơn 18 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất sang Mỹ 15 tỉ USD. Đó là một thắng lợi lớn nhưng với cách làm như hiện nay, chúng ta càng xuất khẩu, càng thiệt hại

Vì sao vậy ?

Chúng tôi đã có dịp khảo sát thị trường Mỹ tại Washington D.C và New York: Tràn ngập hàng hóa Trung Quốc, từ quần áo giầy dép, kính đeo mắt, đồ nữ trang đến hàng điện tử. Vào cửa hàng đồ cũ, cửa hàng lưu niệm, lại cũng là Trung Quốc !

Thi thoảng, mới gặp một vài sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam, kém hơn cả Philipines, Indonesia và thậm chí gần đây cả Cambodia. Một số hàng Việt Nam "thứ thiệt" lại phải đội tên nước khác. Ở Hà Nội mua một áo lót nam dệt kim (may - ô) 30.000 - 50.000 đồng còn băn khoăn xem có chỗ nào mua rẻ hơn không, còn ở Mỹ, một áo may - ô dệt kim Việt Nam, sau khi giảm giá, bán tới 16,5 USD, tương đương 350.000 đồng. Tất nhiên đó là hàng GAP, tiêu chuẩn Mỹ, nhưng dù sao thì phần lợi nhuận khá lớn ấy, đã không rơi vào tay người thợ dệt Việt Nam

Nguồn tư liệu của Bộ Thương mại Mỹ (Ago Monitor, Shrimpsnews, US Dept of Commerce) cho biết: Giá tôm từ Việt Nam là 7,7 USD/kg, được bán lại ở Mỹ từ các nhà môi giới là 12,78USD/kg. Giá bán sỉ tại nhà kho Costco là 13,88 USD/kg, còn bán tại các siêu thị như Safeway, Giant, Shoppers là 17,18 USD. Chưa kể giá mua từ nhà sản xuất tại Việt Nam; giá mua của người tiêu dùng Mỹ với giá bán của các nhà buôn Việt Nam chênh tới 10 USD/kg. Trừ các khoản dịch vụ, chí ít, mỗi kg tôm cũng mất tới 5 USD, tức 100 nghìn đồng. Năm 2009, Việt Nam xuất 1,6 tỉ USD sang Mỹ, nếu có công ty Việt Nam tại Mỹ, không qua môi giới, đã có thể thu thêm 600-800 triệu USD

Một ví dụ khác là dệt may. Trong 3 tháng đầu năm 2010, VN xuất được 2,16 tỉ USD, tăng 12,3% so cùng kỳ năm trước; cả năm đạt khoảng 10,5 tỉ USD, cũng mất đi khoảng 30-40%

Càng xuất nhiều, càng mất vào khâu trung gian. Theo tính toán của HeMemics Proprietary Business Development Model, theo cung cách hiện nay, tức là buôn bán qua các nhà môi giới Mỹ, thì chúng ta sẽ mất (hoặc không thu được ) một lượng tiền khổng lồ trong 5 năm từ năm 2011 đến 2015 là 81,9 tỉ USD, gần tương đương với GDP cả nước trong một năm hiện nay, cụ thể:


132.png

Người ta nói: không có gì thuyết phục hơn những con số, thì đây chính là những con số !​

Làm thế nào để không mất số tiền khổng lồ đó ?

Không một người Việt Nam yêu nước nào lại không xót tiền khi thấy mất số tiền khổng lồ đó, trong khi người lao động còn làm việc cực nhọc trong những điều kiện khó khăn, trong khi con em họ đi học chưa đủ tiền đóng cho nhà trường; trong khi họ ốm đau chưa đủ tiền vào bệnh viện. Có thể họ chết trong nghèo túng mà không biết vì sao mình làm việc quần quật như vậy mà vẫn nghèo

Chi hội Hoa Kỳ của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, đứng đầu là TS David Ho, tức Hồ Huy, một người gốc Huế, một nhà khoa học, một doanh nhân thành đạt hiện sống tại bang Virginia, bên cạnh Washington D.C đã không cam lòng trước sự mất mát quá lớn đó của người Việt Nam. Là tập hợp nhiều doanh nhân thành đạt, có khát vọng được đóng góp cho đất nước, Chi hội Hoa Kỳ thuộc Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đã có sáng kiến thành lập Trung tâm Thương mại Việt Nam (VBC) đặt ngay trong lòng nước Mỹ - đó là TP Baltimore, bang Maryland, làm một nhịp cầu bắc thẳng vào thị trường Mỹ cho các nhà doanh nghiệp Việt Nam

Vì sao lại chọn Baltimore và Maryland ?

Maryland là một bang thuộc vùng đông bắc thịnh vượng của Hoa Kỳ, có diện tích 32.160 km2, dân số hơn 5 triệu người, nơi có nền văn hóa, giáo dục phát triển, có Đại học Maryland (University of Maryland) nổi tiếng. Từ Maryland " chỉ một bước là đến Washington D.C"; những người được đào tạo từ Học viện Hành chính công của trường này, "chỉ một bước là đến Nhà trắng". Cách nói hình ảnh ấy cho thấy hoạt động ở bang Maryland rất có điều kiện tiếp cận nhanh với các chính sách, các nhân vật quan trọng của Chính phủ Hoa Kỳ

Bang Maryland là bang đầu tiên của Hoa Kỳ có Văn phòng Thương mại tại Việt Nam (TP Hồ Chí Minh, 2009). Do có quan hệ chặt chẽ và tốt đẹp với những doanh nhân gốc Việt, chính quyền bang đã cam kết sẽ hỗ trợ tối đa về pháp luật, thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hóa và miễn giảm thuế, tạo điều kiện cư trú thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đặt văn phòng đại diện, mở công ty tại Maryland

Thủ phủ của Maryland là Annapolis, một thành phố cổ, thành phố du lịch. Nhưng thành phố lớn nhất bang lại là Balimore, kể cả ngoại vi có tới 2,6 triệu người. Đó là thành phố cảng , một trung tâm kinh tế của Maryland và của cả Hoa Kỳ

Cảng Baltimore ra đời vào năm 1706 với tên gọi Whetstone Point (Mũi Đá). Hai mươi năm sau, vùng đất này mới có tên gọi là Baltimore. Baltimore thoạt đầu là một cảng chính để xuất khẩu thuốc lá sang Anh quốc và từ đó sang các nước châu Âu khác - theo đường Đại Tây Dương. Một thượng nghị sĩ Mỹ mà tôi gặp, đã đùa rằng : Thổ dân châu Mỹ đem đến thuốc lá cho người châu Âu, còn người châu Âu lại đem rượu đến cho châu Mỹ, cứ thế suốt mấy trăm năm nay, không biết ai đang "tiêu diệt" ai !

222222.jpg

Thành phố cảng Baltimore, nơi đặt trụ sở VBC​

Từ 300 năm trước, Baltimore đã là trung tâm dệt may, chế biến thược phẩm (bột mỳ) và nhất là cơ khí. Tầu hỏa Mỹ có mặt và phát triển sớm nhất ở đây, hiện đang có một bảo tàng xe lửa nổi tiếng và ngày hội xe lửa thường niên. Vào đầu thế kỷ 19, Baltimore là thành phố lớn thứ ba của Mỹ. Đầu thế kỷ 20, Baltimore là hải cảng lớn thứ hai của Mỹ về thương mại. Hiện nay,thành phố đứng thứ 8 ở Hoa Kỳ, thương cảng Baltimore vẫn rất sầm uất, có doanh thu 2 tỷ USD mỗi năm và sử dụng 16.500 lao động địa phương

Một trong những người chiếm hữu bất động sản lớn nhất ở thành phố Baltimore là ông Trần Đình La, em ruột Trần Đình Trường, thuộc tập đoàn TranGroup, người đóng thuế tới 23% cho thành phố này

Trần Đình Trường sinh năm 1932 tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Một dạo, ông là chủ hãng vận tải biển có đội tầu lớn nhất ở Miền Nam như các tầu Trường Xuân, Trường Thanh, Bông Hồng 9, Sao Mai, Trường Vinh, Trường Hải, Trường Sinh, Patrick… Sang Mỹ, ông chuyển sang kinh doanh khách sạn, mua được các khách sạn Opera, Carter gần Quảng trường Thời đại của New York và nhiều khách sạn khác trong khắp nước Mỹ

Mong muốn của tập đoàn này là có được thương hiệu khách sạn của người Việt ngang tầm với những khách sạn lớn khác và thương hiệu ấy phải nổi tiếng toàn cầu

Sự giàu có của tập đoàn này đã được nhìn nhận. La Trần nói: Tiền bạc bây giờ chỉ có ý nghĩa đánh dấu sự thành công. Nhường khu đất lớn để xây dựng Trung tâm thương mại Việt Nam với ông là Non profits (phi lợi nhuận), là nguyện vọng được góp phần mình cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, cho Motherland-đất nước quê hương

Doanh nghiệp Việt Nam có lợi gì khi đặt Văn phòng tại Mỹ qua VBC ?

Trung tâm thương mại Việt Nam ở Hoa Kỳ (Việt Nam Business Centrer), gọi tắt là VBC là tòa nhà hiện đại nằm giữa trung tâm thành phố Baltimore, có diện tích 15 nghìn m2, được thiết kế chuyên dụng cho việc làm ăn, buôn bán. Tầng dưới là các gian trưng bày sản phẩm, các tầng trên là các phòng làm việc liền với các căn hộ nhỏ đầy đủ tiện nghi

Ai cũng biết giá khách sạn, giá thuê nhà ở Mỹ là rất đắt đỏ (cỡ xoàng đến trung bình khá là từ 100-300USD/phòng/ngày đêm). Nhưng còn đắt hơn là giá các dịch vụ khác như tư vấn pháp luật, khám chữa bệnh…Chắc chắn, nếu tự thân vận động, rất ít doanh nghiệp Việt Nam có thể đứng chân và trụ được lâu dài ở Mỹ

Vậy, khi thông qua VBC của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài - Chi hội Hoa Kỳ (BAOOV-US) các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được lợi gì? Được lợi những việc sau đây:

1 - Được giảm tối đa phí thuê văn phòng và chỗ ở

2 - Được hỗ trợ về pháp lý, đăng ký công ty

3 - Được hỗ trợ kế toán và luật thuế Hoa Kỳ

4 - Được cung cấp các dịch vụ đào tạo, tổ chức hội nghị, hội thảo

5 - Được giúp xúc tiến thương mại với các công ty Hoa Kỳ

6 - Được giúp kho bãi để chứa hàng hóa

7 - Có thể được trở thành một công ty Mỹ, một thành viên của Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ, và do vậy sẽ được hõ trợ, bảo vệ về nhiều mặt, ví như được truy cập vào cở sở dữ liệu kinh doanh của Chính phủ, được hỗ trợ về tài chính, được nhập khẩu như các công ty Mỹ…

Thành phố Baltimore và bang Maryland cũng giành cho doanh nghiệp Việt Nam cũng như các nước khác những ưu đãi trong Khu thương mại tự do (FTZ#74) với hàng tỷ giá trị đô la hàng hóa. Ở đó, được hoãn, giảm, thậm chí loại bỏ thủ tục hải quan đối với các sản phẩm nhập vào khu vực này; không phải nộp thuế, phí lưu kho; hàng hóa hỏng không bị phạt, sẽ được giúp làm giấy tờ để vận chuyển, lưu thông trên đất Mỹ. Các doanh nghiệp đủ điều kiện đóng trong thành phố Baltimore có thể được có đến 5 triệu USD trong khoản tín dụng thuế (gần như khoản bao cấp cho thuế Nhà nước, thuế thu nhập, phí bảo hiểm. Đó là doanh nghiệp, còn nhân viên được 6000 USD tín dụng thuế trong 3 năm

Bang Maryland còn có thể cấp đến 25.000 USD cho việc đào tạo các kỹ năng của nhân viên của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các công ty trong ngành công nghiệp tăng trưởng cao

Các quy trình, chi phí, chi tiết được cụ thể hóa theo bảng biểu dưới đây:

qqq.png


wwww.png



Tất nhiên sẽ có chi phí khác mà công ty sẽ phải chịu trách nhiệm chẳng hạn như tiền lương, bảo hiểm, đi lại cho nhân viên. Nhưng với chi phí khoảng từ $25.000 - $35.000/năm, cùng với sự hỗ trợ tình nguyện của các thành viên BAOOV-US, đây là chi phí thấp nhất mà BAOOV-US có thể làm được để giúp cho các công ty Việt Nam mở rộng ra thị trường Hoa Kỳ các sản phẩm Việt Nam

Thị trường Mỹ là một thị trường lớn. Dựa trên các bằng chứng lịch sử,để mở rộng phạm vi hoạt động kinh tế có hiệu quả, quốc gia phải khuyến khích các công ty của mình đi ra nước ngoài. Bằng chứng rõ ràng nhất là câu chuyện thành công của Samsung, một công ty đã xuất khẩu hơn 20% sản phẩm của Hàn Quốc ra thế giới. Trong các năm 1960 - 1970, chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ Samsung mở rộng thị trường ra thế giới bằng cách đặt văn phòng của Samsung ở châu Âu và châu Mỹ. Ngày nay, tên Samsung rất nổi tiếng

Với thành công này, chính phủ Hàn Quốc lại ủng hộ hai tập đoàn khác, đó là Hyundai và LG. Ba tập đoàn này đã cùng nhau đẩy mạnh kinh tế Hàn Quốc từ một quốc gia thu nhập trung bình để trở thành một quốc gia giàu có trong vòng chưa đầy 20 năm. Ví dụ gần đây nhất, Chinamex từ Trung Quốc cũng đã sử dụng mô hình thành công này, và gửi hơn 3.000 công ty Trung Quốc ra nước ngoài. Đặc biệt trong tháng 12 năm 2009, Chinamex đã thành lập một "Hubei Enterprises (America) Center" tại Atlanta, Georgia, USA, để cho hơn 100 công ty có nhu cầu mở rộng sản phẩm của họ đến Hoa Kỳ

Việt Nam, trong giai đoạn phát triển đât nước, cần phải nhìn ra nước ngoài để sản phẩm Việt được công nhận trên thị t ường quốc tế. Một cánh cửa lớn đã mở. Doanh nghiệp Việt Nam không thể chậm trễ hơn vì chính mình, vì lợi ích đất nước !

Nguyễn Sỹ Đại
 
Việt Nam dẫn đầu ASEAN về xuất khẩu sang Mỹ

xk1.jpg

- Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong bốn tháng đầu năm 2011 đạt 5,05 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái và dự tính cả năm 2011 sẽ vượt mức 15 tỷ USD. Có khả năng Việt Nam dẫn đầu khối ASEAN về xuất khẩu sang Mỹ

Cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại Mỹ ước tính kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước trong năm 2011 sẽ tăng khoảng 10% so với mức 18,3 tỷ USD năm 2010

Trong thời gian trên, kim ngạch xuất khẩu 5 mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ đều tăng, trong đó xuất khẩu hàng dệt may đạt mức cao nhất với gần 2 tỷ USD, tăng 18%; tiếp đến là giày dép (đạt gần 600 triệu USD, tăng 26,5%) và các sản phẩm gỗ (đạt hơn 520 triệu USD, tăng 2,7%)

Máy móc, thiết bị điện và sản phẩm âm thanh-thu thanh tiếp tục giữ vị trí thứ tư với kim ngạch xuất khẩu đạt 263 triệu USD, tăng 23%, thủy sản đứng thứ năm với xuất khẩu đạt hơn 200 triệu USD, tăng 46%

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam trong bốn tháng đầu năm cũng tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,43 tỷ USD

Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ sang thị trường Việt Nam, sợi và vải dệt vươn lên vị trí số một với tổng kim ngạch đạt khoảng 214 triệu USD, tăng 273%. Hiện Mỹ đang nỗ lực tăng mạnh xuất khẩu sang Việt Nam các loại máy móc, thiết bị cơ khí và phụ tùng, phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị điện

Ông Fred Golightly - Giám đốc Phát triển kinh doanh Tập đoàn Resource Việt Nam kiêm Giám đốc Công ty Olivia & Will Children Furniture, Santa Ana với gần 10 năm kinh nghiệm nhập khẩu hàng về phân phối tại Mỹ Việt Nam cho biết: Mỹ là thị trường rộng lớn nên hàng Việt Nam có thể xuất khẩu vào Mỹ không chỉ qua các nhà nhập khẩu mà còn có thể qua các nhà bán buôn, bán lẻ và các nhà sản xuất của Mỹ

Nói theo phương thức xuất khẩu, hàng hóa của Việt Nam vào Mỹ có thể xuất khẩu trực tiếp tới khách hàng hoặc có thể gián tiếp qua nhà môi giới, nhà phân phối, đại lý, qua liên minh/hiệp hội. Lâu nay các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ đơn thuần xuất khẩu hàng hóa của mình sang Mỹ chứ chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với hệ thống phân phối và việc chắp mối quan hệ trực tiếp với các nhà nhập khẩu từ Mỹ cũng chưa được xác lập nhiều

Theo ông Trịnh Trung - Giám đốc điều hành Tập đoàn Resource Việt Nam (nhóm tài nguyên Việt) - các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng chiến lược marketing hoàn hảo và hệ thống phân phối cho hàng hóa của mình tại Mỹ. Trước hết, cần xác định những điểm mấu chốt như thị trường mục tiêu của doanh nghiệp, xác định đối tượng mà doanh nghiệp bạn hướng tới, mục tiêu của bạn là gì, phân biệt nhu cầu và sự cần thiết của khách hàng, xây dựng chiến lược để phục vụ khách hàng, phân đoạn thị trường từ nhóm khách hàng riêng biệt dựa trên những yếu tố sau đây: địa lý, nhân khẩu học, tâm lý tiêu dùng, hành vi tiêu dùng, cung cấp sản phẩm khác nhau hoặc chiến lược marketing đối với từng phân đoạn thị trường khác nhau

Nghiên cứu thị trường những con số thống kê của thương mại Mỹ, đặc điểm thị trường, đối thủ cạnh tranh. Tiểu sử sơ lược, thị hiếu, xu hướng, nhu cầu khách hàng, nhãn mác và đóng gói. Tiếp đến chú trọng khâu đưa sản phẩm đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến thị trường 4Ps trong marketing, kênh phân phối tại thị trường Mỹ (nhà bán buôn, bán lẻ, nhà phân phối nhập khẩu, nhà sản xuất)

Tiến hành xác lập hình thức thâm nhập thị trường như xuất khẩu trực tiếp, bán hàng trực tiếp đến khách hàng, xuất khẩu gián tiếp (nhà môi giới, nhà phân phối phát triển thị trường thâm nhập, chiến lược giá, chỉ số định giá/chi phí)
 
Mỗi tháng xuất siêu sang Mỹ 1 tỉ USD​

Mỹ trở thành nhà nhập khẩu (NK) lớn nhất của VN, đồng thời là thị trường xuất siêu mạnh nhất của nước ta trong 7 tháng qua. Trung bình mỗi tháng VN xuất siêu 1 tỉ USD qua thị trường này

Miếng bánh lớn

Ông Nguyễn Hồng Hà, PGĐ kinh doanh của một xí nghiệp đông lạnh thủy sản có nhà máy ở An Giang cho biết, sắp tới đây sẽ xúc tiến để đưa sản phẩm cá ba sa trở lại thị trường Mỹ sau thời gian dài tạm ngưng. “Mỹ là thị trường tiêu thụ cực lớn hàng thủy sản và các sản phẩm cá ba sa được người Mỹ ưa chuộng. Nhiều công ty thủy sản theo tôi biết chỉ sống dựa vào mỗi thị trường này”, ông Hà nói. Ông cũng thừa nhận thị trường Mỹ vừa dễ vừa khó, dễ vì sức tiêu thụ mạnh, có nhiều phân khúc để tiếp cận; khó do còn vướng thuế chống bán phá giá

Hàng nông thủy sản vẫn là nhóm sản phẩm có giá trị kim ngạch xuất khẩu (XK) lớn vào thị trường Mỹ. Theo Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng qua, XK thủy sản vào Mỹ đạt 597 triệu USD; hạt điều 216 triệu USD; cà phê 228 triệu USD; hạt tiêu 88 triệu USD; cao su và các sản phẩm cao su 67 triệu USD; rau quả 15 triệu USD; chè 2,3 triệu USD; gạo 4,5 triệu USD... Tuy nhiên, nhóm hàng công nghiệp mới đóng vai trò chủ đạo trong tổng kim ngạch XK vào Mỹ. Tính chung cả dệt may, giày dép và gỗ đã lên tới 5,6 tỉ USD, so với tổng kim ngạch hàng hóa XK của VN vào Mỹ là 9,3 tỉ USD. Còn NK, trong 7 tháng, VN nhập của Mỹ 2,5 tỉ USD hàng hóa

Quan trọng nhất là khả năng cung ứng chứ không phải thị trường khó hay dễ, đó là vấn đề của doanh nghiệp Việt Nam Ông Nguyễn Duy Khiên, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Mỹ (Bộ Công thương) Như vậy, Mỹ là thị trường mà VN xuất siêu lớn nhất với 6,8 tỉ USD. Chỉ tính riêng kim ngạch XK vào Mỹ trong năm ngoái đã chiếm 20% tổng kim ngạch XK của VN (15 tỉ USD). Tại hội thảo Bí quyết thành công với thị trường Mỹ do Bộ Công thương và trường Đào tạo quản lý doanh nghiệp (CBAM) tổ chức ngày 19.8, ông Nguyễn Duy Khiên, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Mỹ (Bộ Công thương) cho rằng dù đạt kết quả tốt như vậy nhưng NK từ VN trong tổng NK của Mỹ cũng chỉ chiếm chưa tới 1% (15 tỉ USD so với 1.900 tỉ USD NK hàng hóa năm 2010 của Mỹ)

Tỷ lệ này quá nhỏ trong khi miếng bánh rất lớn. “Mở rộng được thị phần hay không chủ yếu do chúng ta. Cơ hội còn nhiều bởi mặc dù kim ngạch dệt may lớn nhưng chưa đầy 8% trong cơ cấu NK mặt hàng này của Mỹ, giày dép cũng chỉ 7,8%, thủy sản 5%... mà thôi”, ông Khiên nhấn mạnh

Lo đã tới ngưỡng

Vì sao nhiều mặt hàng nông thủy sản của chúng ta có thế mạnh và tiềm năng phát triển, Mỹ cũng có nhu cầu nhưng vẫn rất khó vào thị trường này ? Ông Khiên khẳng định nguyên nhân lớn nhất nằm ở khả năng cung ứng của ta quá kém, không đáp ứng được các đơn hàng quy mô. “Quan trọng nhất là khả năng cung ứng chứ không phải thị trường khó hay dễ, đó là vấn đề của doanh nghiệp (DN) VN” ông Khiên phát biểu. Nhập khẩu từ Mỹ Trong 7 tháng đầu năm 2011, VN NK từ Mỹ 18 triệu USD hàng rau quả; 9,6 triệu USD thủy sản; 1,4 triệu USD ngô... đặc biệt là 64 triệu USD lúa mì; 82 triệu USD gỗ; 400 triệu USD bông...

Vị vụ trưởng lấy ví dụ, có lần ông gặp nhà điều hành một công ty thực phẩm lớn của Mỹ, ông này cho biết hạt tiêu Chư Sê (Gia Lai) rất ngon, nhưng không dám mua trực tiếp. Vì các DN XK trong nước manh mún, mỗi DN chỉ có khả năng cung ứng vài container, nên họ sợ không đảm bảo cung cấp hàng thường xuyên và ổn định; trường hợp ngưng cung giữa chừng thì thiệt hại vô cùng nghiêm trọng. Do đó, doanh nhân người Mỹ đã mua hàng thông qua trung gian thu mua để chắc ăn. Thời gian gần đây, tốc độ tăng trưởng XK vào Mỹ của hàng VN chậm lại, trong khi NK từ Mỹ lại tăng nhanh. Như vậy đã có dấu hiệu cho thấy năng lực XK đã đến ngưỡng nếu không có đột phá

Nhiều chuyên gia cho rằng nếu duy trì XK như cũ, nghĩa là chủ yếu bằng các sản phẩm nông sản thô, thì tăng trưởng số lượng sẽ chậm hoặc dừng hẳn. Cho nên phải đi vào khâu chế biến để tăng trị giá kim ngạch lên. Theo các DN, cần đầu tư chế biến sâu để tăng giá trị nông sản XK. Tuy nhiên trước thực tế công nghiệp chế biến yếu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, khó đảm bảo chất lượng đồng đều và ổn định, điều có thể làm trước mắt là cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các nhà đầu tư công nghệ cao của nước ngoài
 
PVN tổ chức xúc tiến đầu tư tại Mỹ​

- Theo tin từ tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), ngày 15.9 tập đoàn này sẽ tổ chức hội nghị “Cơ hội đầu tư vào Việt Nam – Năng lượng và Tài chính” tại Washington (Mỹ) với sự chủ trì của bộ trưởng bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, lãnh đạo PVN, phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Tại hội nghị này PVN giới thiệu 26 dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài của PVN bao gồm bốn lĩnh vực: điện, cơ sở hạ tầng và đầu tư tài chính vào các đơn vị thành viên của PVN với các dự án tiêu biểu như: nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy lọc hóa dầu Long Sơn, dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2, nhà máy nhiệt điện than Quảng Trạch 1, Long Phú 1, Tháp dầu khí, cảng Phước An, cảng Hòn Khói….

Trong chương trình làm việc, lãnh đạo PVN có các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo cấp cao các tập đoàn, các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ như: Goldman Sachs, McKinsey, TPG, Morgan Stanley, sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE)… để thống nhất kế hoạch hợp tác đầu tư giữa các bên

Được biết, trong đợt đi xúc tiến, kêu gọi đầu tư này, PVN đã ký với tập đoàn McKinsey & Company của Mỹ biên bản ghi nhớ hợp tác với PVN trong các lĩnh vực: hỗ trợ các hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án kêu gọi đầu tư của PVN
 
Việt nam giới thiệu chính sách để thu hút đầu tư từ Mỹ​

16congthuong.jpg

Ngày 15/9, tại thủ đô Washington DC của Mỹ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã chủ trì diễn đàn kêu gọi đầu tư vào Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, tại diễn đàn, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã giới thiệu chính sách và trọng tâm thu hút đầu tư của Việt Nam để phát triển công nghiệp năng lượng và tài chính

Bộ trưởng cũng đã chứng kiến lễ ký văn bản hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty McKinsey&Company của Mỹ được tiến hành ngay tại diễn đàn này

Cùng ngày, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã làm việc với ông Fred Hochoberg, Chủ tịch Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và Chủ tịch Fred Hochoberg đã bàn biện pháp tăng cường hợp tác giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ để tạo cơ hội hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại, góp phần tăng cường trao đổi thương mại, kinh tế giữa hai nước

Bộ trưởng đã thăm và làm việc với Công ty Honeywell và Tập đoàn Tangible. Honeywell là một trong 100 công ty hàng đầu thế giới do tạp chí Fortune của Mỹ bình chọn, hoạt động kinh doanh bốn lĩnh vực chính: hàng không vũ trụ, giải pháp tự động hóa và điều khiển, hệ thống giao thông vận tải và vật liệu đặc biệt. Tangible là một tập đoàn cung cấp giải pháp công nghệ tập trung vào hai lĩnh vực mà thế giới quan tâm đồng thời là hai lĩnh vực mà Mỹ có chính sách ưu tiên phát triển, đó là năng lượng và an toàn

Trước đó, ngày 13/9, tại thành phố San Francisco thuộc bang California, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã dự Hội nghị liên bộ trưởng Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) về Giao thông và Năng lượng. Bộ trưởng đã có bài phát biểu tại phiên thảo luận về phát triển các hệ thống giao thông sử dụng năng lượng hiệu quả vì cộng đồng cácbon thấp

Theo Bộ trưởng, phát triển các cộng đồng cácbon thấp không những giúp giảm lượng khí thải cácbon mà còn giúp đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Bộ trưởng nói rằng để thiết lập hệ thống giao thông sử dụng năng lượng hiệu quả mà ít cácbon, Việt Nam cần phải vượt qua những khó khăn về kinh nghiệm, công nghệ và tài chính

Bộ trưởng bày tỏ mong muốn hợp tác với các nền kinh tế thành viên APEC trong việc trao đổi kinh nghiệm và thông tin, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực cũng như hỗ trợ kỹ thuật và tài chính

Tại phiên thảo luận bàn tròn về xanh hóa chuỗi cung ứng và vận tải hàng hóa sử dụng năng lượng hiệu quả diễn ra trong khuôn khổ hội nghị liên bộ trưởng APEC, Thứ trưởng Thường trực Bộ Giao thông Vận tải Ngô Thịnh Đức cho biết chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 đã đưa nội dung phát triển hệ thống hạ tầng giao thông vận tải là một trong những đột phá chiến lược phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế đất nước

Thứ trưởng kêu gọi các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế tham gia đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; và kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, chuyển giao công nghệ để từng bước hình thành, phát triển chuỗi cung ứng trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam

Kết thúc hội nghị, các bộ trưởng của 21 nền kinh tế thành viên APEC cam kết thực hiện các chính sách để hướng ngành giao thông vận tải của APEC trở nên sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hơn. Hội nghị cũng kêu gọi các nền kinh tế thành viên tiếp tục tiến hành các biện pháp nhằm chuyển đổi vận tải bằng xe tải sang hình thức vận tải tiết kiệm năng lượng hơn như đường sắt và đường thủy
 
Chưa tận dụng được tiềm lực của doanh nghiệp Việt tại nước ngoài​

det-may.jpg

Dệt may là một ngành mũi nhọn tại thị trường EU nhưng chưa thực sự hiệu quả​

- Đại bộ phận người Việt tại Mỹ, EU, Đông Âu… đang phân phối hàng Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ,.. trong khi hàng Việt Nam muốn thâm nhập thị trường này rất khó

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, hiện có khoảng 3.500 doanh nghiệp được thành lập (hoặc góp vốn) của người Việt Nam ở nước ngoài, đầu tư vào trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 11 tỷ USD

Lượng kiều hối gửi về nước những năm gần đây đều đạt 7-8 tỷ USD/năm

Bên cạnh đó, doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài còn góp phần tích cực quảng bá hình ảnh đất nước, đóng vai trò “cầu nối” cho hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài thông qua khả năng tiếp cận, nắm bắt nhu cầu thị trường quốc tế, hiểu biết luật lệ và có khả năng quan hệ với giới chức sở tại, phối hợp với các doanh nghiệp trong nước thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư Việt Nam ra nước ngoài

Tuy nhiên, những thế mạnh này chưa được các doanh nghiệp cơ quan trong nước phát huy tối đa

Sự hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước, thời gian qua, đã có chuyển biển, nhưng chưa thực sự tương xứng với tiềm năng

Có một nghịch lý là đại bộ phận cộng đồng người Việt Nam tập trung tại Mỹ, EU, Đông Âu… lại đang phân phối hàng cho Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ,.. vào Mỹ, EU. Trong khi đó, hàng Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường này lại rất khó
 
Việt Nam, Mỹ tìm cơ hội hợp tác về nông nghiệp

03f5d_usda.jpg

Quyền Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ Michael Scuse đang giới thiệu về tiềm năng hợp tác trong ngành nông nghiệp giữa hai nước

– Một đoàn gồm 15 công ty của Mỹ hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm vừa đến TPHCM để tìm các đối tác Việt Nam thỏa thuận cơ hội hợp tác và thành lập liên doanh ở thị trường Việt Nam

Phát biểu tại buổi gặp gỡ giữa các doanh nghiệp hai nước, quyền Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ Michael Scuse nhấn mạnh trọng tâm của chuyến thăm Việt Nam lần này nhằm thúc đẩy hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực nông nghiệp và quan hệ thương mại song phương giữa hai nước

Ông Michael Scuse, người phụ trách lĩnh vực nông trang và nông nghiệp nước ngoài của Bộ Nông nghiệp Mỹ, cũng nói rằng những cuộc gặp gỡ sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp hai bên tìm hiểu cơ hội kinh doanh, hợp tác, từ đó giúp mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Ông cũng khẳng định cả hai nước đều còn nhiều tiềm năng trong lĩnh vực này

Ông Christopher Twomey, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại TPHCM nói rằng những dự báo cho thấy giao thương giữa hai nước sẽ đạt 21 tỉ đô la Mỹ vào cuối năm nay, trong đó Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa với tổng giá trị là 16 tỉ đô la Mỹ

Việt Nam đang trở thành thị trường mua nông sản quan trọng của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á, với kim ngạch nhập khẩu các loại thịt và gia cầm đạt hơn 250 triệu đô la Mỹ, sợi bông là 250 triệu đô la và 150 riệu đô la cho các mặt hàng từ sữa và trứng

Trong khi đó, Mỹ là nhà nhập khẩu hàng đầu các mặt hàng thủy sản và đồ gỗ của Việt Nam. Ông Nguyễn Thế Hưng, phó giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh TPHCM cho biết giao thương hai chiều giữa hai nước về thủy sản và đồ gỗ đã đạt 3,4 tỉ đô la Mỹ hồi năm ngoái và dự báo sẽ tăng trưởng 10% trong năm nay

Về phía các ngành chức năng và doanh nghiệp Việt Nam cũng kỳ vọng vào các cơ hội hợp tác kinh doanh, trao đổi và chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp

Chuyến thăm của đoàn doanh nghiệp Mỹ sẽ kéo dài đến ngày 29-9 tại TPHCM. Bên cạnh các cuộc làm việc, gặp gỡ đối tác, các doanh nghiệp Mỹ cũng tham dự cuộc triển lãm Thực phẩm và Khách sạn Việt Nam 2011

Bình Nguyên
 
9 tháng, xuất siêu gần 9,2 tỷ USD sang Mỹ​

- Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt gần 12,39 tỷ USD, chiếm gần 18% tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm của cả nước

Theo số liệu từ Tổng Cục Hải quan, tháng 9, Việt Nam xuất siêu sang Mỹ gần 1,11 tỷ USD, tăng 6,6% so với gần 1,04 tỷ USD cùng kỳ năm trước

Tính chung 9 tháng, xuất siêu sang Mỹ đạt 9,19 tỷ USD, tăng hơn 19% so với 7,7 tỷ USD trong 9 tháng năm 2010

Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt gần 12,39 tỷ USD, chiếm gần 18% tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm của cả nước và tăng 19% so với 10,4 tỷ USD cùng kỳ năm trước

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu 9 tháng từ thị trường Mỹ có gần 3,2 tỷ USD, tăng 18,5% so với 2,7 tỷ USD cùng kỳ

Trong 9 tháng qua, các mặt hàng xuất khẩu như dệt may, giày dép, thủy sản vẫn có vị trị chủ lực vào Mỹ với mức tăng cao. Trong đó, dệt may đạt gần 5,2 tỷ USD, tăng gần 16% so với cùng kỳ, tiếp đến là giày dép 1,39 tỷ USD, tăng 36%, thủy sản đạt 826 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ
 
Xuất khẩu vào Mỹ không thể làm theo kiểu “mì ăn liền”​

- Khẳng định tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Mỹ còn rất lớn, ông Đào Trần Nhân - tham tán công sứ VN tại Mỹ - khuyến cáo các doanh nghiệp VN tránh tâm lý làm ăn theo kiểu “mì ăn liền”, mà phải tính đến chuyện dài hơi...

Ông Đào Trần Nhân nói

- Muốn làm ăn thành công tại thị trường Mỹ, trước hết các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thông tin về thị trường này, từ nhu cầu thị trường cho đến thủ tục pháp lý, rào cản kỹ thuật...

Ngoài ra, các doanh nghiệp VN cũng cần quan tâm đến khâu vận động hành lang ở Mỹ, tham gia làm thành viên các hiệp hội ngành hàng tại Mỹ để khi xảy ra tranh chấp có thể được ủng hộ nhiều hơn...

* Hoa Kỳ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của VN, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng doanh nghiệp VN vẫn chưa đầu tư đúng mức cho thị trường này, đặc biệt là khâu tiếp thị, quảng bá hình ảnh sản phẩm... Ông nhận định thế nào về vấn đề này?

537507.jpg

Ông Đào Trần Nhân​

- Quả thật, nhiều doanh nghiệp VN đã không đầu tư và cũng không thật sự bỏ công sức cho công tác nghiên cứu thị trường, tiếp thị hình ảnh về sản phẩm cũng như doanh nghiệp...

Tôi lấy ví dụ, muốn giới thiệu với các đối tác Mỹ, không ít doanh nghiệp VN đã gửi email đồng loạt, có danh sách lên đến 200 công ty với nội dung khá sơ sài về doanh nghiệp, các mặt hàng, sản phẩm của mình... Tôi lưu ý, bên Mỹ họ cho đây là loại thư rác và không bao giờ đọc thư đó cả

Thậm chí khi cần thông tin gì, nhiều doanh nghiệp chỉ gửi email cho thương vụ với hi vọng nhanh có được thông tin, thay vì tự mình tìm hiểu. Theo tôi, hoạt động xuất khẩu là một quá trình vừa đòi hỏi thời gian và công sức, vừa đòi hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, chứ không phải làm qua loa theo kiểu “mì ăn liền”...

Thời gian tới, theo tôi, doanh nghiệp VN cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm cơ hội thâm nhập thị trường Mỹ, trong đó nhất là phải tham gia các hội chợ, triển lãm, đặc biệt các hội chợ triển lãm chuyên ngành chất lượng thì mới có khách hàng quan tâm

Ngay cả ở trong nước, các doanh nghiệp VN cũng có thể mạnh dạn tìm hiểu, tiếp xúc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cũng như Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ ở TP.HCM để tìm hiểu thông tin. Đây là những đầu mối có thể giới thiệu đúng điều mà doanh nghiệp VN cần

* Một trong những rào cản lớn nhất đối với nhiều doanh nghiệp VN khi xuất hàng sang thị trường này là nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá. Theo ông, cần làm gì để tránh các vụ kiện tốn kém này ?

- Khác với các thị trường nhỏ, hàng Việt sang Mỹ đúng là thường bị chịu các vụ kiện. Với các doanh nghiệp Việt tham gia xuất khẩu vào thị trường Mỹ cần lưu ý hai yếu tố. Thứ nhất là tránh giá giảm mạnh, quá thấp

Về giá hàng, cần chú ý để giá hàng VN vào nơi này không quá thấp, không phải so với chúng ta mà so với các mặt hàng cùng chủng loại sản xuất tại Mỹ và các nước khác đang có mặt ở thị trường Mỹ

Nếu giá thấp, ngay lập tức sẽ gây chú ý khiến các doanh nghiệp, hiệp hội Mỹ có cớ kiện chúng ta phá giá. Thứ hai là khối lượng không nên tăng quá nhanh và đột ngột

Hàng xuất khẩu của chúng ta nếu mặt hàng nào có lợi thế, thường chúng ta tăng đột biến về khối lượng và đây cũng là cớ để người ta kiện

* Trong năm 2012, các doanh nghiệp VN cần quan tâm đến vấn đề gì khi tham gia hoạt động xuất khẩu vào Mỹ, thưa ông ?

- Các doanh nghiệp, hiệp hội, đặc biệt doanh nghiệp xuất khẩu hàng thực phẩm muốn làm ăn lâu dài và phát triển phải tuân thủ chặt chẽ và xuyên suốt các yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, Hoa Kỳ vừa ban hành một đạo luật mới, gọi là luật hiện đại hóa vệ sinh an toàn thực phẩm và sẽ được áp dụng kể từ đầu năm 2012

Về vấn đề này, Thương vụ VN tại Hoa Kỳ đã cảnh báo với Bộ NN&PTNT cũng như các doanh nghiệp VN. Chúng tôi đề nghị Bộ NN&PTNT phải có hướng dẫn phổ biến cho doanh nghiệp VN về nội dung mới của đạo luật này, với nhiều yêu cầu khác về vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo tôi, cần mời chuyên gia Mỹ vào giúp VN hiểu cũng như học cách tuân thủ đạo luật này. Điều này rất quan trọng. Có thật sự hiểu mới giữ và tăng xuất khẩu được các mặt hàng thực phẩm, nước uống, nông sản... vào thị trường Mỹ thời gian tới, nếu không doanh nghiệp VN có thể thiệt hại lớn...

Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 27 vào Mỹ

Kể từ khi Hiệp định thương mại tự do VN - Hoa Kỳ có hiệu lực vào năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của VN vào Hoa Kỳ liên tục tăng ở mức cao, trung bình tới 20%/năm

Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của VN vào Hoa Kỳ đã lên tới 14,8 tỉ USD, gấp hơn 14 lần năm 2001, trong đó những mặt hàng đạt kim ngạch lớn có dệt may (hơn 6 tỉ USD), giày dép (1,4 tỉ USD), đồ gỗ (gần 1,4 tỉ USD), thủy sản (gần 1 tỉ USD)...

Hiện Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của VN và VN đang là nước xuất khẩu lớn thứ 27 vào Mỹ


Cầm Văn Kình - Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ
 
TPP cơ hội và thách thức đối với Việt Nam​

TPP_01.jpg

- Theo Tiến sĩ Trần Lê Anh, giáo sư kinh tế Đại học Lasell (bang Massachusetts), Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương là một diễn tiến quan trọng, vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Việt Nam

Bên lề hội nghị APEC ở Honolulu tháng 11/2011 qua, lãnh đạo 9 nước thành viên Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã cam kết sẽ sử dụng những nguồn lực cần thiết để hoàn tất hiệp định trong thời gian nhanh nhất có thể. Chín nước tham gia TPP hiện nay là Mỹ, Australia, Brunei, Chile, New Zealand, Malaysia, Peru, Singapore, và Việt Nam

Trong tháng 12 này, chín nước tham gia TPP vừa hoàn tất vòng đàm phán thứ 10 để xúc tiến việc ký kết hiệp định đầy tham vọng này

Sau đây Tamnhin.net xin đăng lại cuộc phỏng vấn giữa đài “Tiếng nói Hoa Kỳ” và Tiến sĩ Trần Lê Anh về hiệp định TPP để độc giả tham khảo

+ Thưa Tiến sĩ Trần Lê Anh, trong bối cảnh hiện nay hiệp định TPP có ý nghĩa như thế nào ?

- TPP bắt đầu gây chú ý nhiều hơn khi có sự tham gia đàm phán của Mỹ, cũng như những nỗ lực gần đây của chính quyền Obama trong việc thúc đẩy tiến độ đàm phán. Trong lúc tiến trình đẩy mạnh tự do hóa thương mại toàn cầu thông qua Vòng đàm phán Doha của WTO đang bị trì trệ hiện nay, sự thúc đẩy TPP thành hiện thực của nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng là một cách để giữ cái đà cho thương mại tự do

Đối với Mỹ, TPP sẽ góp phần thực thi Sáng kiến xuất khẩu quốc gia mà Tổng thống Obama tuyên bố năm ngoái là sẽ gia tăng xuất khẩu của Mỹ lên gấp đôi trong vòng 5 năm. Bên cạnh đó, trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng ở Đông Á, thông qua các cấu trúc như khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và ASEAN+3, TPP được đánh giá là một nỗ lực cạnh tranh ảnh hưởng trong khu vực của Mỹ đối với Trung Quốc

Thông qua TPP, Mỹ sẽ tập trung hơn nữa vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và đây cũng là một cơ hội để các nước có nền kinh tế nhỏ hơn trong khu vực cân bằng ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc

+ Trung Quốc cho tới giờ này không tham gia TPP. Tiến sĩ có nhận xét gì về điều đó ?

- Trung Quốc nói chưa được mời tham gia, còn Mỹ nói rằng TPP không đóng cửa với bất kỳ nước nào. Nhưng đó không phải là một sân chơi mà người ta đợi được mời rồi mới tham gia

Đó chỉ là lý do bề nổi. Thật ra, quyền lợi của Trung Quốc và quyền lợi của các thành viên đối tác TPP, đặc biệt là Mỹ, chưa tìm ra được điểm tương đồng

Trung Quốc biết rằng nếu tham gia, nước này sẽ phải đối mặt với những cam kết ràng buộc, gây khó khăn cho mô hình tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, phải tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ khắt khe hơn và buộc phải giảm bớt hỗ trợ cho khối doanh nghiệp quốc doanh

Còn về phía Mỹ, trừ phi Trung Quốc đồng ý chơi công bằng hơn, việc mở rộng thương mại hơn nữa với Trung Quốc khó tìm được sự ủng hộ của những thành phần có ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách thương mại của chính quyền Obama

Trong quan hệ thương mại hiện nay với Trung Quốc, Mỹ đã bị thâm thủng mậu dịch rất lớn. Năm ngoái đã lên đến hơn 270 tỉ USD. Nhưng theo tôi nghĩ, một khi những cân nhắc về lợi ích chiến lược của các bên thay đổi, không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ tham gia TPP sau này

+ Việt Nam đang là thành viên của Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) và bây giờ tham gia TPP. Vậy TPP khác AFTA như thế nào ?

- AFTA là hiệp định giữa 10 nước Đông Nam Á mà đa số là các nước đang phát triển, còn TPP sẽ là một tập hợp có nhiều nền kinh tế phát triển với thể chế khá mạnh mà Việt Nam có thể tham khảo tốt

Hơn nữa, TPP sẽ là một hiệp định toàn diện hơn, bao gồm nhiều điều khoản truyền thống và mới phát sinh, với mục đích là đẩy mạnh tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, gắn kết các nền kinh tế thành viên, bảo vệ môi trường cũng như quyền của người lao động, và thúc đẩy phát triển theo hướng bền vững và năng động hơn

TPP được cho là một hiệp định thế hệ mới, sẽ làm mẫu cho các hiệp định thương mại tự do khác trong tương lai

Quy mô thương mại trong TPP sẽ lớn hơn, đặc biệt là khi nó có thêm sự tham gia của Nhật Bản, Canada và Mexico

Tham gia vào TPP sẽ giúp Việt Nam mở rộng thương mại hơn nữa ra bên ngoài khu vực ASEAN. Hơn nữa, cán cân thương mại của Việt Nam đối với khu vực TPP sẽ có triển vọng tốt hơn so với khu vực ASEAN. Năm ngoái, Việt Nam bị thâm hụt thương mại với các nước ASEAN hơn 6 tỉ USD, nhưng lại thặng dư thương mại với Mỹ khoảng 10,5 tỉ USD

Tôi cho rằng một trong những động cơ chính thúc đẩy Việt Nam tham gia TPP là vì Việt Nam muốn có quan hệ thương mại tự do với Mỹ. Ngoại trừ Mỹ và Peru, Việt Nam đã có những thỏa thuận quan hệ thương mại tự do với tất cả các đối tác TPP hiện nay, thông qua các hiệp định khu vực và song phương khác

+ Ngoài động cơ chính đó thì khi gia nhập TPP Việt Nam sẽ nhận được những lợi ích cụ thể nào khi TPP được thực thi ?

- Ở khía cạnh căn bản nhất có thể thấy là xuất khẩu Việt Nam sẽ gia tăng, người tiêu dùng trong nước có thể mua hàng nhập khẩu với giá rẻ hơn và nền kinh tế sẽ thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó sẽ có sự dịch chuyển dòng đầu tư của các công ty xuyên quốc gia thuộc các nước TPP từ Trung Quốc sang Việt Nam

Bên cạnh đó, khi Việt Nam thực thi các cam kết trong TPP, tính minh bạch sẽ được cải thiện hơn và từ đó các khe hở cho tham nhũng phần nào sẽ được giảm bớt

Ở phương diện chiến lược, ta có thể thấy những lợi ích sau: Việt Nam có thể sử dụng TPP như một công cụ tạo ra một áp lực để đẩy mạnh cải cách. Nhưng để làm được điều đó thì cần phải có những nhà hoạch định chính sách có tầm nhìn và biết đặt lợi ích của người dân lên trên hết

TPP cũng sẽ góp phần giúp Việt Nam đẩy mạnh đa phương hóa và thắt chặt quan hệ với nhiều nước. Quan hệ kinh tế khăng khít theo hướng đôi bên cùng có lợi là tiền đề tốt cho việc đẩy mạnh các mối quan hệ chiến lược khác

+Bên cạnh những lợi ích thì dĩ nhiên cũng có những bất lợi, vậy những bất lợi mà Việt Nam sẽ đối mặt khi gia nhập TPP là gì và hướng giải quyết như thế nào là tốt ?

- Rõ ràng nhất là các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn về hàng hóa nhập khẩu và nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế nhập khẩu sẽ giảm đi

Bên cạnh đó, khi Việt Nam thực hiện những cam kết trong TPP, không gian làm chính sách sẽ bị thu hẹp phần nào. Ví dụ, nếu cam kết bảo đảm cạnh tranh công bằng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam không thể dùng các công cụ chính sách thiên vị để giúp các doanh nghiệp trong nước

Hơn nữa, khi thực hiện các tiêu chuẩn cao về vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và môi trường, Việt Nam sẽ chịu những tốn kém không nhỏ. Nhưng theo tôi nghĩ, những bất lợi đó thật sự không phải là bất lợi nếu như Việt Nam quyết hướng tới một con đường phát triển năng động và bền vững, phù hợp với xu hướng tiến bộ của thế giới

Đơn giản là vì cạnh tranh sẽ làm doanh nghiệp phát triển tốt hơn, bảo vệ môi trường sẽ giúp cải thiện cuộc sống của người nghèo, và việc giảm bớt sự can thiệp của chính phủ vào thị trường không nhất thiết là điều tiêu cực...

Thật ra vấn đề mà Việt Nam cần phải cân nhắc kỹ lưỡng nhất là tác động của TPP đối với khu vực nông nghiệp và nông thôn, bởi vì đây là khu vực dễ bị tổn thương và có ảnh hưởng đến nhiều người dân nhất. Tôi nghĩ chính phủ Việt Nam cần tạo điều kiện tốt cho người dân tham gia vào quá trình đàm phán bằng cách tổ chức tiếp thu ý kiến công khai và sâu rộng, và cũng cần xây dựng những chính sách giúp đỡ người nông dân thích nghi tốt hơn trong tiến trình mở rộng giao thương

+ Việt Nam đã bác bỏ đề nghị của Mỹ về việc đàm phán những luật chơi áp dụng với khối doanh nghiệp quốc doanh. Việc này có ý nghĩa như thế nào ?

- Hiện nay, một phần không nhỏ của khối doanh nghiệp quốc doanh là một gánh nặng cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng nó vẫn được bao bọc. Tôi nghĩ Việt Nam nên cân nhắc đề nghị của Mỹ và sử dụng nó như một lá bài chiến lược trong quá trình đàm phán

Đứng về quyền lợi của toàn đất nước nói chung thì thật ra đây là “một công, hai việc” rất có lợi. Một mặt chấp nhận đàm phán để tạo cái đà cho tiến trình cải tổ các doanh nghiệp nhà nước một cách tích cực hơn. Mặt khác, để đổi lại, Việt Nam có thể yêu cầu Mỹ và các đối tác đàm phán khác những thỏa thuận có lợi cho công cuộc phát triển của mình. Tất nhiên để có thể làm được như vậy thì cần phải có quyết tâm chính trị để định hướng cho phái đoàn đàm phán của Việt Nam

Tôi nghĩ quyết định tham gia đàm phán TPP của Việt Nam là một bước tiến chiến lược khả quan, nhưng để có thể tận dụng TPP làm một bước đột phá tích cực trong quá trình hội nhập và phát triển, Việt Nam cần phải vượt qua những khúc mắc nội tại

Minh Bích
 
Tôi thích câu tục ngữ “Buôn có bạn, bán có phường”​

Herb Cochran - Giám đốc Điều hành AmCham Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh đã trải qua phần lớn cuộc sống của ông tại các nước châu Á như Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam

Trong đó ông đã ở Việt Nam lâu nhất, hơn 15 năm. Herb nói tiếng Việt không nhiều nhưng phát âm rất chuẩn! Ông đã lãnh đạo đội ngũ AmCham Vietnam góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đi đến những thành tựu đáng kể như

- Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ 2001

- Hiệp định Thương mại may mặc Việt Nam - Hoa Kỳ 2003, Việt Nam gia nhập WTO 2007

Năm 2010 Ủy ban Nhân dân TP.HCM đã trao tặng các bằng khen cho Herb Cochran và AmCham Vietnam về các hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư, trao tặng học bổng cho sinh viên và các dự án từ thiện xã hội

Xin chào Herb Cochran, vì sao ông lại chọn ở Việt Nam lâu như vậy ?

Tôi quyết định trở lại Việt Nam vì tôi cảm thấy sống ở đây rất thoải mái. Tôi đã từng học tiếng Việt và làm việc ở Cần Thơ trong mấy năm trước 1975. Sau đó tôi đến Nhật Bản và sống ở đó trong gần 15 năm

Tôi cũng ở Bangkok, Thái Lan. Tôi rất thích thú và muốn làm tiếp công việc mình đã làm trong nhiều năm, đó là thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Hoa Kỳ và các nước Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam

Vậy, ông hòa nhập cuộc sống ở TP.HCM thế nào ?

Khá dễ dàng. Có nhiều "thế giới khác nhau" ở TP.HCM - một thành phố lớn, với nhiều ngành nghề như giáo dục, giải trí, kinh doanh và công nghiệp,... Bạn bè bảo tôi khá tập trung vào công việc. Phần lớn cuộc sống của tôi quay xung quanh con người và những tổ chức liên quan đến công việc

Tất nhiên, tôi cũng thích thăm thú các nơi khi đi công tác tới những vùng xung quanh TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Cần Thơ. Còn để du lịch, giải trí thì tôi thích đi Phan Thiết, Đà Lạt, Cần Thơ và Phú Quốc. Tôi chơi golf hoặc chơi các môn thể thao dưới nước ở đó

AmCham Vietnam tổ chức những hoạt động gì để thúc đẩy thương mại và đầu tư Hoa Kỳ - Việt Nam vậy, thưa ông ?

Hoạt động của AmCham Vietnam tập trung vào networking (kết nối doanh nghiệp), trao đổi thông tin và hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường kinh doanh. Tất cả nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ

Tôi rất thích câu tục ngữ Việt Nam "Buôn có bạn, bán có phường" vì nó diễn đạt đúng tinh thần công việc chúng tôi đang làm đấy !

AmCham Vietnam tại TP.HCM có hơn 450 công ty thành viên, hơn 1.000 đại diện. Từ năm 1996, AmCham Vietnam tại TP.HCM là thành viên của Phòng Thương mại Hoa Kỳ (có hơn ba triệu doanh nghiệp ở 82 nước)

Chúng tôi cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện kết nối doanh nghiệp. Chúng tôi cũng thường kết hợp với các nhà cung cấp dịch vụ, nhằm mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam những thông tin rất chuyên biệt phục vụ cho công cuộc kinh doanh của họ

Chúng tôi cũng đăng tải các bài thuyết trình lên website của
AmCham Vietnam

Đa số các hoạt động tại AmCham là "mở rộng", dành cho cả những công ty chưa phải là thành viên

Ông đã sống ở đây 15 năm, theo ông kinh tế Việt Nam có thể chia làm mấy giai đoạn ?

Từ góc nhìn về quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam - Hoa Kỳ thì có thể chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất - "tiền BTA" tháng 7-1995 đến 12-2001. Các mối quan hệ được bình thường hóa vào tháng 7-1995, hiệp định song phương BTA được thương thảo từ 1996-2000, và có hiệu lực vào tháng 12-2001

Trong giai đoạn này, đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam chủ yếu đến từ các công ty hàng tiêu dùng nhanh nhằm xây dựng nền tảng cho các thương hiệu của họ một cách chiến lược, nhắm tới phục vụ cho tương lai 10, 15, 20 năm. Giá trị thương mại còn nhỏ, ít hơn một tỉ USD một năm

Giai đoạn thứ hai chính là "hậu hiệp định song phương BTA, tiền WTO", từ tháng 1-2002 khi hiệp định song phương BTA được ký kết đến tháng 1-2007 khi Việt Nam trở thành thành viên WTO. Các đầu tư liên quan đến Hoa Kỳ trong giai đoạn này không đến trực tiếp từ Hoa Kỳ, mà từ "các công ty đối tác" của họ, tức các công ty Hàn Quốc, Đài Loan, Hongkong

Họ chuyển sản xuất từ Indonesia và Mỹ Latin tới Việt Nam nhằm cung cấp hàng hóa có thương hiệu cho hàng ngàn chuỗi cửa hàng bán lẻ ở Hoa Kỳ. Khi hiệp định song phương có hiệu lực, thuế nhập khẩu vào Mỹ của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam giảm từ trung bình 45% xuống còn 3%, làm cho hàng hóa Việt Nam trở nên cạnh tranh cao

Nhập khẩu vào Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ, từ 1 tỉ USD năm 2001 đến 8,57 tỉ USD năm 2006. Đặc biệt hàng may mặc tăng cao

Giai đoạn thứ ba, hậu WTO, bắt đầu từ tháng 1-2007 đến hiện nay nhờ quota hàng may mặc của Việt Nam vào Hoa Kỳ được xóa bỏ nên hàng may mặc Việt Nam xuất vào Hoa Kỳ tăng trưởng mạnh hơn nữa. Từ 3,4 tỉ USD năm 2006 nó tăng đến 7,3 tỉ USD năm 2011, và hiện chiếm tới 42% tổng hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ

Bên cạnh đó, còn có làn sóng thứ ba: các công ty Hoa Kỳ đầu tư vào sản xuất hiện đại ở Việt Nam, được dẫn dắt bởi nhà máy lắp ráp và sản xuất thử nghiệm Intel 1 tỉ USD tại Công viên Công nghệ cao Sài Gòn

Những công ty Hoa Kỳ chuyển dịch sản xuất phục vụ cho "thị trường toàn cầu" tới Việt Nam và đang xây dựng một nền tảng để xuất khẩu mạnh mẽ hơn, tạo nhiều giá trị gia tăng hơn cho sản xuất Việt Nam

Vậy, trong ba giai đoạn đó, đâu là giai đoạn ấn tượng nhất đối với ông ?

Đó là giai đoạn thứ hai, tình cờ trùng hợp với nhiệm kỳ thứ hai của cựu Thủ tướng Phan Văn Khải. Tôi có cơ hội làm việc với cựu Thủ tướng Phan Văn Khải hồi tháng 10-2004 tại Hà Nội và cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển trong suốt giai đoạn 2002-2008 do AmCham hợp tác chặt chẽ với Bộ Thương mại và VITAS để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh trong thương mại hàng may mặc Việt Nam và Hoa Kỳ

Tôi có ấn tượng về họ, đó là những nhà lãnh đạo sâu sắc, tập trung mạnh mẽ vào các chính sách phát triển kinh tế xã hội bền vững và lành mạnh của Việt Nam, vào sự chuyển tiếp từ nền kinh tế mệnh lệnh sang nền kinh tế thị trường

Là cầu nối giữa doanh nhân Mỹ và chính phủ cũng như doanh nhân Việt Nam, chắc hẳn ông hài lòng về công việc của mình ?

Chúng tôi thúc đẩy hiểu biết giữa các doanh nghiệp Hoa Kỳ về môi trường kinh doanh ở Việt Nam, những lĩnh vực họ có thể đầu tư. AmCham Vietnam cũng đưa ra nhiều đề xuất để Chính phủ Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh tốt hơn để thu hút các nhà đầu tư Hoa Kỳ vào mạnh mẽ hơn

Ví dụ các công ty thành viên AmCham dự định đầu tư ở Việt Nam mời Ủy ban Nhân dân, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM đến thăm các khu công nghệ cao ở Malaysia để có những "ví dụ" cho chính phủ tham khảo về cách thức tổ chức chúng tốt nhằm thu hút nhà đầu tư đến TP.HCM

ResizedImage438600-15755-An-trua-435_1325217465.jpg

Ông Herb Cochran - Giám đốc Điều hành AmCham Việt Nam. Tranh: Hoàng Tường​

Một số nhà đầu tư đã đến Việt Nam sau những chuyến "networking" do chúng tôi tổ chức. Đó là Jabil Vietnam đầu tư 70 triệu USD để xây nhà máy mới ở SHTP (Công viên Công nghệ cao Sài Gòn). Trên thế giới, Tập đoàn Jabil có mặt ở 22 nước với hơn 100.000 nhân viên và doanh số hằng năm là 13,4 tỉ USD

Đó là Tập đoàn Intel với nhà máy hơn một tỉ USD. Hoặc Honeywell đã mở văn phòng tại TP.HCM và ký hợp đồng lọc dầu trị giá 17,5 triệu USD với Petro Vietnam Refinary. Tại Việt Nam, có 42% sản lượng sản phẩm công nghiệp được sản xuất bởi các doanh nghiệp nước ngoài - một con số không nhỏ. Rất nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn đến Việt Nam đầu tư

Nếu có một lời nhắn gửi thì theo ông doanh nhân Việt Nam nên chú ý đến tính cách nào của doanh nhân Hoa Kỳ để việc hợp tác dễ dàng hơn ?

Đầu tiên là tính độc lập của doanh nhân Hoa Kỳ. Dù phần lớn đều biết cách làm việc trong một tổ chức, họ rất thích được làm chủ chính mình

Thứ hai, họ cực kỳ đam mê công việc, thường bắt đầu từ công việc "làm nhiều mà... lương ít"

Thứ ba, họ tự tin. Doanh nhân cần phải cực kỳ tự tin để đối phó với các rủi ro khi điều hành kinh doanh. Kế đó, họ thường rất kỷ luật. Những doanh nhân Hoa Kỳ thành công chống lại cám dỗ của những thứ kém quan trọng hoặc dễ dàng, nhưng có khả năng nghĩ tới những gì quan trọng nhất. Và, họ tập trung vào lợi nhuận. Những doanh nhân thành công luôn nắm vững tỷ lệ lợi nhuận cần đạt tới, và biết rằng lợi nhuận là một thước đo quan trọng

Cuối cùng, doanh nhân Hoa Kỳ rất ghét phí phạm thời gian. Vì họ rất bận rộn nên không muốn phí thời gian vào những việc không mang đến hiệu quả

Vậy thì ông đánh giá thế nào về tính chủ động của doanh nhân Việt Nam ?

Theo kinh nghiệm của tôi thì doanh nhân Việt Nam rất chủ động. Tôi muốn nhấn mạnh rằng doanh nghiệp không có nghĩa là nhỏ nhé ! Những doanh nghiệp thành công ban đầu có thể nhỏ, nhưng sau đó công cuộc kinh doanh phát triển thành doanh nghiệp lớn và phức tạp

Hãy nghĩ đến Steve Jobs, Bill Gates, Les Wexner (LIMITED Brands), Andy Grove (INTEL), Henry Ford (FORD),...

Là doanh nhân quốc tế, họ phải lãnh đạo, thuyết phục và quản lý nhiều mối quan hệ khác nhau từ khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư, đối tác kinh doanh, nhà cung ứng,... và những quy định của chính phủ

Nhập khẩu hàng may mặc từ Việt Nam vào Hoa Kỳ có giá trị từ 50 triệu USD năm 2001 đến 7,3 tỉ USD năm 2011 và ước tính sẽ đạt 10 tỉ USD vào năm 2015. Nó bắt đầu nhỏ và tăng trưởng rất nhanh. Một đối tác quan trọng chính là ông Lê Quốc Ân, cựu chủ tịch VITAS và VINATEX. Với tôi, ông ấy là một doanh nhân. Chúng tôi làm việc với nhau để thúc đẩy hoàn tất "Hiệp định dệt may song phương" 2002-2003, hợp tác thành lập hệ thống quota Việt Nam "minh bạch, hiệu quả và công bằng" 2003-2007, và tiếp tục hợp tác sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO năm 2007 để xây dựng "Hệ thống giám sát xuất khẩu" của Chính phủ Việt Nam

Hệ thống này nhằm đối ứng thành công với "Hệ thống giám sát nhập khẩu" của chính phủ Hoa Kỳ, tránh nguy cơ bị chính phủ Hoa Kỳ kiện phá giá 2007-2008. Ông ấy rất chủ động, là nhà truyền thông tốt và là người có tầm nhìn xa !

Tôi từng làm việc chặt chẽ với lãnh đạo các hiệp hội doanh nhân, hiệp hội công nghiệp như VCCI, VITAS, HAWA, LEFASO và lãnh đạo các khu công nghiệp, khu công nghệ ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tôi rất có ấn tượng về hiểu biết sâu sắc, kinh nghiệm và kỹ năng kinh doanh của họ

Ông đã sống ở cả hai miền Bắc, Nam, vậy theo ông khác biệt giữa doanh nhân hai miền? Theo ông, phong cách kinh doanh nào dễ tiếp cận hơn đối với doanh nhân Hoa Kỳ ?

Tôi dùng cách diễn đạt Nhật Bản để giải thích sự khác biệt một cách ngắn gọn nhé. Tôi ở Nhật Bản gần 15 năm, làm cả ở Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Tokyo và Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Osaka. Những người bạn ở Osaka có thành ngữ về sự khác biệt giữa Tokyo và Osaka

Họ nói rằng Tokyo thì "Dono-sama shobai", nghĩa là "làm kinh doanh với chính phủ". Có lẽ sự khác biệt giữa Hà Nội - TP.HCM tương tự sự khác biệt giữa Tokyo - Osaka. Với doanh nhân Hoa Kỳ, ai dễ tiếp cận hơn còn phụ thuộc vào sản phẩm và dịch vụ họ kinh doanh

Theo ông, doanh nghiệp Việt Nam làm sao để lớn mạnh lên tầm quốc tế ?

Thời gian và kinh nghiệm hợp tác với các doanh nghiệp quốc tế sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam trưởng thành tới tầm quốc tế. Và tất nhiên sẽ xuất hiện nhu cầu hoàn thiện giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Số lượng các đại diện doanh nghiệp Việt Nam tại AmCham đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2005

Bạn nghĩ xem, các công ty Hoa Kỳ đã có mặt ở Việt Nam hơn 15 năm rồi. Nhiều người Việt Nam đã làm việc với các công ty này, là nhân viên, nhà cung cấp hàng hóa/dịch vụ, nhà phân phối,... Họ đã học hỏi qua hợp tác, chuyển giao kiến thức và công nghệ hằng ngày. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển lên tầm quốc tế

Dường như hoạt động cộng đồng là một trong những việc làm khá ấn tượng của AmCham ?

Chúng tôi tổ chức và tham gia nhiều hoạt động cộng đồng như Chương trình học bổng AmCham, nhóm AmCham CSR (Social Corporate Responsibilities - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp), Ngày làm sạch biển Quốc tế, Ngày hiến máu Quốc tế...

Tỷ lệ máu cần thiết để cứu người ở Việt Nam mới chiếm 40% và vì vậy chúng tôi muốn "làm gương" để hiến máu. Chúng tôi cũng tài trợ một số tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam

Hiện nay chúng tôi vừa trao hơn 400 triệu đồng học bổng AmCham cho 68 bạn sinh viên (từ hơn 400 ứng viên ban đầu). AmCham Vietnam và Intel Vietnam cũng cùng thông báo "Học bổng kỹ sư nữ AmCham - Intel 2011" nhằm khuyến khích và hỗ trợ nữ sinh viên theo đuổi nghề nghiệp kỹ thuật

Chúng tôi cũng có chương trình HEEAP (Higher Engineering Education Alliance Program) - Chương trình liên minh chính phủ, công nghiệp và những đại học kỹ thuật hàng đầu ở Việt Nam nhằm cải tiến chương trình học Kỹ sư cơ khí, mục đích chính là phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật cao để thu hút và đảm bảo cho ngành công nghệ cao, từ đó mới định vị được vị thế cạnh tranh của Việt Nam với các nơi khác. Và cũng từ đó tạo ra cả ảnh hưởng kinh tế lẫn xã hội

Ngoài việc thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư, AmCham góp phần cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam như thế nào, thưa ông ?

Chúng tôi đang nhìn vào nhóm thị trường ở khu vực. Ví dụ, nhấn mạnh cho các nhà đầu tư tiềm năng đến từ Hoa Kỳ sự quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với cơ sở hạ tầng hỗ trợ liên kết vùng như cảng (Cái Mép), sân bay (Tân Sơn Nhất và Long Thành), và đường bộ (Đại lộ Đông Tây, đường vành đai) và các tuyến Metro

Chúng tôi cũng giải thích sự quan trọng của vùng Mekông mở rộng. Hiện nay, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đang làm việc với chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan và Myanmar về huy động vốn và lên kế hoạch xây dựng đường bộ, đường xe lửa, viễn thông, quy trình thông quan,... Và sẽ quảng bá cho sự hội nhập kinh tế của vùng Mekông mở rộng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của vùng

Vì sao ông hay nhấn mạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng như vậy ?

Ở Việt Nam, chi phí vận chuyển nội địa chiếm tới 25% giá thành sản phẩm (tính theo GDP). Trong khi đó, ở Hoa Kỳ chi phí này chỉ 8%. Mọi thứ được vận chuyển nhanh và rẻ, nên hiệu quả kinh doanh tăng cao

Cơ sở hạ tầng tốt là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế. Khi là tùy viên thương mại ở Osaka, Nhật Bản, tôi đã góp phần thuyết phục chính phủ chú trọng xây dựng hạ tầng tốt và sử dụng nhiều yếu tố nước ngoài vào đó. Ví dụ, dùng nhà thiết kế nước ngoài để xây dựng sân bay Kansai nhằm phát triển kinh tế ở đây

Họ phát triển hình thức PPP (Public Private Partnership) - Hợp tác giữa nhà nước và doanh nghiệp. Sau khi sân bay Kansai được xây nửa năm thì xảy ra cơn động đất ở Kobe, cách đó 25km. Nhưng khi đó sân bay Kansai vẫn nguyên vẹn. Không một chi tiết nào bị phá vỡ. Mà ở Kobe có tới 6.000 người bị chết

Những năm 1970, Nhật Bản mới chỉ có một tòa nhà cao hơn 30 tầng, còn bị Hoa Kỳ áp đặt mức quota xuất khẩu. Vậy mà giờ đây Nhật đã trở thành nền kinh tế thứ ba thế giới. Cơ sở hạ tầng tốt góp phần quan trọng trong sự phát triển thần kỳ đó! Và đó là lý do AmCham Vietnam luôn mong muốn thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam

Một câu hỏi riêng tư, ông có thể chia sẻ câu ngạn ngữ yêu thích của mình ?

Tôi thích nhiều câu, mỗi câu phù hợp với hoàn cảnh nhất định của kinh nghiệm và tuổi tác. Tôi thích câu "Well begun is half done" (Khởi đầu tốt là đã hoàn thành một nửa công việc), nhấn mạnh sự quan trọng của chuẩn bị, lên kế hoạch

Hoặc "Non sibi" (Không chỉ riêng mình), chỉ ra cuộc sống dựa trên cộng đồng, sự phục vụ và nghĩa vụ. Tôi cũng thích câu "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Chúng tôi nghĩ nhiều về điều đó trong chương trình học bổng AmCham và những chương trình chính phủ khác. Tôi thích câu "Buôn có bạn, bán có phường" và dùng nó để thúc đẩy ký kết Hiệp định song phương Việt Nam - Hoa Kỳ tháng 7-2001

Câu hỏi cuối cùng, thưa ông, đâu là bí quyết quản lý thời gian của người bận rộn như ông ?

Tôi nghĩ là "động lực". Tôi hay muốn làm việc theo kế hoạch, nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Nó có thể là vấn đề của "quản lý thời gian" trong mối tương quan với "quản lý công việc". Nếu tôi thực sự thích thú một công việc, tôi sẽ quên bẵng mất thời gian

Bùi Thị Song Hà
 
Kiều bào nhịp cầu đưa hàng Việt ra thế giới​

- Với thế mạnh sinh sống, làm việc tại nhiều nước trên thế giới, kiều bào có điều kiện hiểu và tiếp cận văn hóa bản địa sẽ đưa ra những dự báo, thông tin thị trường để giúp doanh nghiệp Việt Nam có chiến lược xuất khẩu phù hợp

Những câu chuyện làm sao đưa thương hiệu Việt đi xa hơn đã được đưa ra cùng chia sẻ tại buổi gặp gỡ kiều bào nhân dịp xuân Nhâm Thìn 2012 chiều 7-1 tại TP.HCM

Chương trình do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM và Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM tổ chức. Gần 400 kiều bào, lưu học sinh, người nước ngoài gốc Việt sinh sống, lập nghiệp tại Việt Nam đã tham gia

Ônh Hải Nam, Việt kiều Pháp, chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp, cho biết tuy mới thành lập hơn một năm nhưng hội đã có gần 200 thành viên, trong năm qua có 45 dự án hợp tác làm ăn hai chiều Việt - Pháp đã được các thành viên thực hiện

Ông Nam cho biết rất nhiều thành viên của hội là các doanh nghiệp dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại có ý tưởng xây dựng cầu nối thương hiệu Việt qua kênh kiều bào. Ngoài lĩnh vực nông nghiệp, môi trường, y tế, giáo dục thì ẩm thực Việt có cơ hội rất lớn tại Pháp vì rất được ưa chuộng

Với hơn 20 năm kinh nghiệm xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chế biến, ông Quách Hưng Tòng, kiều bào Mỹ, cho rằng Việt Nam rất có tiềm năng xuất khẩu nông sản và thực phẩm. Điều thuận lợi hiện nay là lượng kiều bào Việt Nam đang sinh sống nhiều quốc gia trên thế giới, hàng hóa Việt Nam vì thế xuất đi các nước cũng ngày càng phong phú hơn. Người tiêu dùng nhiều nước đã tín nhiệm sản phẩm Việt Nam, vấn đề là doanh nghiệp cần giữ vững chất lượng, tạo sự an tâm chất lượng

Theo ông Tòng, một lợi thế khi hàng Việt phát triển ra thị trường nước ngoài nữa là các nhà phân phối gốc Việt ở nước ngoài làm ăn rất tốt, họ sở hữu nhiều siêu thị nên doanh nghiệp trong nước cần tận dụng kênh phân phối này

Ở lĩnh vực may mặc, anh Phạm Ngọc Chiến - chủ một cửa hiệu kinh doanh hàng thời trang trên 10 năm tại biên giới ba nước Đức, CH Czech, Áo - chia sẻ hàng dệt may Việt Nam xuất đi các nước tuy tốt nhưng không có thương hiệu. Các loại áo jacket, quần kaki… của Việt Nam rất được người tiêu dùng trung niên, người lớn tuổi Đông Âu thích vì kiểu dáng trang nhã, thanh lịch nhưng ở phân khúc dành cho trẻ em và thanh thiếu niên lại không cạnh tranh được với hàng Trung Quốc

Anh Chiến cho rằng để thành công ở thị trường Đông Âu, doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu người dân bản địa

Bà Phó Nam Phượng, giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC), cho biết hiện trung tâm đang thực hiện nhiều dự án đẩy mạnh hàng Việt ra nước ngoài, trung tâm cũng có những chuyến khảo sát thị trường mới cung cấp thông tin cho doanh nghiệp trong nước

Trong khi đó, ở lĩnh vực khá đặc thù là cung cấp bao tay, áo khoác, kim y tế sử dụng trong phòng mổ, anh Hà Ngọc Quế Lâm, Việt kiều Pháp, tổng giám đốc Công ty Viphaco, chia sẻ việc sản xuất các mặt hàng trên tại Việt Nam đã giúp nhiều bệnh viện giảm được chi phí do giá rẻ hơn ít nhất 10%. Anh Lâm cho rằng những sản phẩm đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật tiến bộ hoàn toàn có thể phát triển ở Việt Nam nếu Nhà nước có sự hỗ trợ kịp thời

Tại buổi gặp gỡ, các doanh nhân Việt kiều cũng đưa ra những kiến nghị như Nhà nước quan tâm đơn giản hóa thủ tục đầu tư, thủ tục lưu trú cho kiều bào, cho phép doanh nghiệp Việt kiều đăng ký theo luật đầu tư trong nước…

Theo bà Lương Bạch Vân - chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, từ năm 2010 hội được thành phố cho phép lập Trung tâm hỗ trợ kiều bào để giới thiệu cho kiều bào gặp các luật sư, luật gia giải đáp những vướng mắc, thủ tục hành chính, ổn định cuộc sống khi về nước

Bà Vân nhấn mạnh kiều bào đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của đất nước, trong năm 2011 nguồn kiều hối từ các nước đổ về Việt Nam đạt mức kỷ lục, hơn 9 tỉ USD
 
Tân đại sứ Mỹ David Shear
Thương mại là ưu tiên số một​

– Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, làm rõ thêm định nghĩa “quan hệ chiến lược Mỹ - Việt Nam” và giúp hai bên hiểu nhau hơn trong lĩnh vực nhân quyền, đó là ba nhiệm vụ ưu tiên trong nhiệm kỳ công tác tới đây của tân đại sứ Mỹ David B. Shear

350d0_usambass0.jpg

Chủ tịch Lê Hoàng Quân và Đại sứ Mỹ David B. Shear​

Trao đổi với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TPHCM Lê Hoàng Quân trong buổi tiếp kiến chiều nay (9-1), ông Shear cho biết: "Tăng cường trao đổi thương mại giữa hai nước sẽ là ưu tiên số một, trong đó vấn đề được quan tâm đặc biệt là xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam"

Ông đại sứ hy vọng Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership - TPP) sẽ sớm được ký kết, đồng thời việc cấp giấy phép đầu tư cho các doanh nghiệp Mỹ trong thời gian tới cũng sẽ thuận lợi và nhanh chóng hơn

Về hai nhiệm vụ ưu tiên còn lại, ông đại sứ không đi vào chi tiết mà chỉ tỏ ý “hai bên cần hiểu nhau hơn”

Sau đó câu chuyện được tiếp nối bằng xu hướng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, mà nền tảng là hơn 5.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại Mỹ và dự án cải thiện hạ tầng giáo dục mà Chính phủ Mỹ đang giúp Việt Nam

“Thay cho chương trình học bổng Fulbright đã thực hiện lâu nay, trường Havard muốn nâng cấp chương trình hợp tác với Chính phủ Việt Nam lên một tầm cao mới. Có thể là sẽ hợp tác đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ…”, ông đại sứ nhấn mạnh

Về phần mình, Chủ tịch Lê Hoàng Quân cũng thông báo về dự định mở trường đại học Mỹ ở TPHCM của ông Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán New York. “Đại sứ Việt Nam tại Mỹ sẽ theo dõi những tiến triển của dự án này, và sẽ thông báo cho Chính phủ biết ngay khi có tin tức cụ thể”, ông Quân cho biết
 
Lãnh đạo kinh doanh cấp cao của Mỹ sang thăm Việt Nam​

DeanFredHochberg2006.jpg

- Chủ tịch Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Mỹ (Ex-Im Bank) Fred Hochberg sẽ đến thăm Việt Nam từ ngày 5-8/2/2012

Mục đích chuyến thăm nhằm gặp gỡ các đối tác thương mại của Việt Nam và quốc tế cũng như quan chức chính phủ để giới thiệu các chương trình hỗ trợ tài chính của Ex-Im Bank và tìm kiếm cơ hội hỗ trợ tài chính cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao của Mỹ tại Việt Nam

Ông Hochberg là một trong những nhà lãnh đạo kinh doanh cấp cao nhất trong chính quyền Tổng thống Barack Obama

Trong thời gian ở Việt Nam, ông Hochberg sẽ giới thiệu chương trình hỗ trợ tài chính của Ex-Im Bank trị giá 1 tỉ USD mới được thiết lập gần đây nhằm phục vụ cho phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam và chia sẻ thông tin với các đối tác Việt Nam về Hội nghị Thường niên của Ex-Im Bank sẽ diễn ra trong tháng 4 tới tại Thủ đô Washington D.C

Sau một ngày làm việc tại Tp.HCM, ông Hochberg sẽ đến Hà Nội vào ngày 7/2 để bắt đầu hai ngày làm việc với các quan chức chính phủ và đối tác thương mại trong lĩnh vực chăm sóc y tế, giao thông, thương mại và năng lượng

Trong nhiệm kỳ của ông Hochberg, Ex-Im Bank đã tăng cường tập trung vào khách hàng, cả các đơn vị mua ở nước ngoài lẫn các đơn vị xuất khẩu của Mỹ. Ex-Im Bank đang tìm kiếm các thị trường mới cho hàng hóa và dịch vụ của Mỹ ở các nền kinh tế có nhu cầu về cơ sở hạ tầng ngày càng cao, bao gồm Việt Nam, Mexico, Brazil, Ấn Độ, Indonesia và Nam Phi. Những ngành và lĩnh vực chính cần tập trung bao gồm năng lượng tái sinh, xây dựng và máy móc nông nghiệp, công nghệ y khoa, nông nghiệp, và hàng không

Năm ngoái Ex-Im Bank đã hỗ trợ hơn 40 tỉ USD cho hoạt động xuất khẩu của Mỹ sang các quốc gia trên khắp thế giới, một con số cao kỷ lục tính trong một năm
 
Tiếp cận nguồn vốn 1,5 tỷ USD của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ
- Ngày 6-2, tại TPHCM, ông Fred P. Hochberg, Chủ tịch Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (Ex-Im Bank) cho biết, trong năm 2012, Ex-Im Bank dự kiến sẽ tài trợ khoảng 1,5 tỷ USD cho các dự án tại Việt Nam

Các dự án được tài thợ thuộc các lĩnh vực hạ tầng, viễn thông, nhiệt điện và năng lượng tái tạo. Khoản tài trợ này sẽ giúp các DN Việt Nam nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị, công nghệ, dịch vụ… từ Mỹ để triển khai các dự án liên quan đến những lĩnh vực trên

Theo ông Fred P. Hochberg, Chính phủ Hoa Kỳ rất quan tâm đến các DN vừa và nhỏ của Việt Nam, do đó gói tài trợ này sẽ ưu tiên cho các DN vừa và nhỏ, các DN gia đình tiếp cận được nguồn vốn tài trợ này

Ông Fred P. Hochberg cho biết, chuyến đi này của ông nhằm đẩy mạnh mối quan hệ thương mại và cơ hội hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam

Trong 2 ngày 6-2 và 7-2, ông Hochberg sẽ làm việc với TPHCM, Hà Nội và Chính phủ Việt Nam để thúc đẩy việc triển khai và giải ngân các dự án do Ex-Im Bank tài trợ
 
Tổng lãnh sự Hoa Kỳ Lê Thành Ân
“Chúng tôi xem Việt Nam là một cơ hội phát triển thật sự”​

Sự năng động của doanh nghiệp và sự cởi mở của thị trường Việt Nam là đáng chú ý nhất

Sáng ngày 16/02/2012, tại cuộc hội thảo “Các nhà đầu tư 2012”, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam – ông Lê Thành Ân đã có bài phát biểu ngắn về tình hình các liên kết đầu tư và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; cũng như những thách thức mà Việt Nam đang đối mặt trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có thu nhập trung bình- gồm những thách thức trong y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, và môi trường

“Khi được phát biểu tại một diễn đàn của cộng đồng doanh nhân Người Mỹ gốc Việt tại California năm vừa rồi, tôi đã nói tôi tin tưởng rằng cộng đồng các nhà đầu tư Hoa Kỳ, gồm cả những nhà đầu tư người Mỹ gốc Việt, là một nguồn lực khổng lồ mà Việt Nam cần để chuyển đổi từ một nước có thu nhập-trung bình thấp hơn thành một nước công nghiệp hoá- mục tiêu mà Việt Nam hy vọng đạt được vào năm 2020.” – Ông Lê Thành Ân

Ông cho rằng, hiện nay nền kinh tế vĩ mô vẫn còn bất ổn, dẫu vậy vẫn có nhiều lạc quan cho các cơ hội tại thị trường Việt Nam. Theo ông Lê Thành Ân, sự năng động của doanh nghiệp và sự cởi mở của thị trường Việt Nam là đáng chú ý nhất

Được biết, đầu tư Hoa Kỳ tại Việt Nam đạt 4.7 tỉ USD và hiện có hơn 500 công ty Hoa Kỳ đang có mặt tại Việt Nam. Nhiều công ty Hoa Kỳ đang đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư và thương mại, với trọng tâm là phát triển thương hiệu và nhượng quyền

Bên cạnh đó, nhiều công ty Hoa Kỳ cũng đang quan tâm đến các lãnh vực công nghệ cao, tài chánh, năng lượng sạch như điện gió và điện mặt trời, cơ sở hạ tầng, sân bay, giáo dục và y tế cộng đồng

Nhưng thử thách lớn nhất mà Việt Nam đang đối mặt là trong lãnh vực giáo dục, y tế, môi trường, và cơ sở hạ tầng. Trong mỗi lãnh vực này Các công ty Hoa Kỳ với kinh nghiệm, công nghệ, và vốn đều có cơ hội để đóng góp vào sự phát triển kinh tế ổn định

Hiện, Chính phủ Việt Nam và khu vực kinh tế tư nhân đã xác định những lãnh vực này là ưu tiên để tiếp tục phát triển kinh tế và trở thành một quốc gia công nghiệp. Thủ Tướng đã ký Khung pháp lý về Hợp tác Công-Tư, Khung pháp lý này sẽ hổ trợ các doanh nghiệp Hoa Kỳ tìm được những dự án có thể vay vốn từ ngân hàng

Ông Lê Thanh Ân tiếp tục khẳng định: "Chúng tôi xem Việt Nam là một cơ hội phát triển thật sự. Tôi sẽ làm mọi điều có thể để xúc tiến trao đổi thương mại, và đầu tư nước ngoài trực tiếp. Đây là lợi ích chung của nhân dân hai nước Việt nam – Hoa Kỳ"
 
Doanh nghiệp Mỹ đang có nhiều cơ hội đầu tư dài hạn tại Việt Nam​

dangcobaonhieu14b1_f1351.jpg

Dù nền kinh tế Mỹ đang gặp nhiều khó khăn nhưng đây vẫn là thị trường xuất khẩu lớn của VN và rất hấp dẫn đối với việc làm ăn của DN Việt

Ngược lại, DN, các nhà đầu tư Mỹ cũng đã và đang đẩy mạnh tìm kiếm những cơ hội kinh doanh tại thị trường mới nổi VN. Bên lề hội thảo “Ngày hội đầu tư” tại TP HCM, Tổng lãnh sự quán Đại sứ quán Hoa Kỳ tại TP HCM – ông Lê Thành Ân – trao đổi với DĐDN

- Thưa ông, năm 2012, ngoài những mặt hàng xuất khẩu truyền thống từ VN, có những lĩnh vực nào cần sự hợp tác và có thể khơi dậy cơ hội kinh doanh cho DN hai nước VN – Hoa Kỳ ?

Trong những năm gần đây, VN đã xuất khẩu hàng hoá trị giá nhiều tỉ USD trong lĩnh vực may mặc, nội thất và giày da sang Hoa Kỳ. Lĩnh vực nông nghiệp và thuỷ sản cũng rất mạnh. Để trả lời câu hỏi này, theo tôi các DN VN nên làm việc, trao đổi trực tiếp với các nhà nhập khẩu, các Cty thương mại Hoa Kỳ về các nhu cầu hàng hoá cũng như khó khăn mà các DN VN sẽ gặp phải

Về cơ hội hợp tác giữa DN hai nước, tại VN có rất nhiều lĩnh vực mà DN hai bên đều có thể tham gia như “hạ tầng mềm” là giáo dục, chăm sóc y tế, hay “hạ tầng cứng” là năng lượng, viễn thông, đường xá, sân bay…

Các DN cũng có thể hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ sinh học đến năng lượng… Chúng tôi nhìn thấy đang có rất nhiều cơ hội đầu tư dài hạn cho các nhà đầu tư Mỹ tại VN

- DN VN có thể tận dụng các cơ hội kinh doanh như thế nào trong bối cảnh kinh tế Hoa Kỳ gặp nhiều khó khăn do nợ công tăng lên, tỉ lệ thất nghiệp vẫn chưa thực sự cải thiện và chính các DN Hoa Kỳ đang gặp khó khăn tại thị trường nội địa của mình ?

Hoa Kỳ giống như các quốc gia khác trên thế giới đang trải qua một thời kỳ khó khăn về kinh tế. Tuy nhiên kinh tế của Hoa Kỳ cũng tăng trưởng khoảng 3% trong quí vừa qua và thị trường cũng đang cải thiện

Trong khi chúng ta đang rất thận trọng khi đưa ra các nhận đinh về kinh tế, tôi cũng rất lạc quan về kinh tế Hoa Kỳ. Tôi cho rằng, vẫn có cơ hội rất lớn cho các DN ở cả ở VN và Hoa Kỳ

- Vậy đâu là cơ sở khiến ông lạc quan về cơ hội lớn của các DN hai nước, thưa ông ?

Tại VN có rất nhiều lĩnh vực mà DN hai bên đều có thể tham gia như “hạ tầng mềm” là giáo dục, chăm sóc y tế, hay “hạ tầng cứng” là năng lượng, viễn thông, đường xá, sân bay…

Trong vòng 16 năm trong quan hệ ngoại giao của VN và Hoa Kỳ, VN đã đi một chặng đường rất dài. Chúng ta mới kỷ niệm 15 năm hiệp định thương mại song phương giữa hai nước. VN cũng đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới vào năm 2007. Chúng ta cũng đang trong giai đoạn đàm phán hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP)

Tất cả các yếu tố này giúp chúng ta tin tưởng rằng VN sẽ tiệp cận nhiều hơn thị trường Hoa Kỳ và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu và thị trường thế giới

- Ông có thể cho biết thêm là năm 2012 và những năm tới đây, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ có những chính sách gì để hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa DN hai nước ?

Chúng tôi đã và sẽ tiếp tục hỗ trợ các phái đoàn thương mại bao gồm các quan chức thương mại và kinh tế hàng đầu đến VN để thảo luận về các cơ hội hợp tác đầu tư giữa hai nước

Thật ra trọng tâm của chúng tôi là giúp cho các DN Hoa Kỳ tiếp cận và làm ăn tại thị trường VN. Chúng tôi muốn các Cty Hoa Kỳ có một cơ hội công bằng tại VN, vì vậy chúng tôi muốn thấy một sự minh bạch và điều hành tốt

Chúng tôi làm việc chặt chẽ và khuyến khích các DN làm việc chặt chẽ với Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) để tận dụng các nguồn lực của VCCI. Ngoài ra, chúng tôi cũng có các chương trình do cơ quan Viện trợ và phát triển của Hoa Kỳ (USAID) tài trợ hỗ trợ DN VN ví dụ là dự án STAR để hỗ trợ thúc đẩy thương mại và dự án báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng năm

Chúng tôi cũng có phòng nông nghiệp Hoa Kỳ và Phòng thương mại Hoa Kỳ giúp cho các DN Mỹ có các nghiên cứu thị trường và tìm kiếm các nhà phân phối và đối tác. Đối với các DN VN, tôi cho rằng họ nên tìm hiểu các nguồn hỗ trợ từ VCCI và các tổ chức thương mại của VN

- Một trong những vấn đề mà các DN vô cùng quan tâm, đó là “sức khoẻ” của đồng USD. Ông có dự báo gì về xu hướng của đồng USD trong năm 2012 ?

Rất khó để dự báo về “sức khoẻ” của đồng USD trong năm nay. Như tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã nói, rất khó để đưa ra các dự báo. Chúng tôi chỉ làm việc dựa trên các sự thật và không đưa ra các dự báo

- Xin cảm ơn ông !

Lê Mỹ
 
BAOOV-US phối hợp với Cục Phát triển Doanh nghiệp​

Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với BAOOV-US sẽ là đầu mối trong việc hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiến vào thị trường Mỹ

Ngày 10/6/2011, Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài - Chi hội Hoa Kỳ (BAOOV-US) làm việc với Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhằm thảo luận cách thức hợp tác chặt chẽ trong việc hỗ trợ doanh nghiệp Việt đầu tư sang Mỹ

Theo đó, Cục Phát triển Doanh nghiệp và BAOOV-US sẽ ký kết biên bản ghi nhớ về việc trở thành đầu mối hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiến ra thị trường Mỹ; liên kết hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký ngành nghề ở tầm vĩ mô

BAOOV-USAFED-MPI_600.jpg

Ông Calvin P. Tran, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành BAOOV-US cho biết thêm, Trung tâm Kinh doanh Việt Nam (Vietnam Business Center - VBC) có diện tích khoảng 15.000 m2, được đặt trong thành phố Baltimore, bang Maryland

Trung tâm này được Tập đoàn họ Trần (Tran's Group) tại Mỹ đầu tư khoảng 11 triệu USD. VBC được xây dựng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn làm ăn tại Mỹ

Theo Phó Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp Nguyễn Hoa Cương, trước mắt, hai đơn vị sẽ phối hợp trong việc tổ chức 2 hội thảo với chủ đề "Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa Quốc gia" và "Quản trị Doanh nghiệp"
 
Mỹ sẽ là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam​

3chot302930.jpg

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chứng kiến lễ ký kết hợp đồng giữa General Electric với Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia Việt Nam vào ngày 10-7​

Ngày 11-7, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton rời Hà Nội, kết thúc chuyến thăm Việt Nam. Trong chuyến thăm 1 ngày này, doanh nghiệp 2 nước đã ký kết các hợp đồng kinh doanh trị giá hơn 85 triệu USD

Tháp tùng bà Hillary Clinton là 20 doanh nghiệp Mỹ với hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh giữa 2 nước. Theo Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, hợp tác về thương mại, đầu tư giữa 2 nước đang phát triển ấn tượng

Cùng với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, bà Hillary Clinton đã khẳng định kinh tế, thương mại, đầu tư sẽ tiếp tục là trọng tâm và động lực trong quan hệ song phương

Ký kết 2 hợp đồng lớn về điện

Trong 1 ngày thăm làm việc bận rộn tại Hà Nội, bà Hillary Clinton đã chứng kiến lễ ký kết 2 hợp đồng giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ trị giá hơn 85 triệu USD. Hợp đồng đầu tiên trị giá 36 triệu USD giữa General Electric (GE) với Công ty Công Thanh của Việt Nam

Theo đó, GE sẽ cung cấp một máy phát điện tuabin hơi nước cho nhà máy nhiệt điện có công suất 660 MW ở khu kinh tế Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa), cung cấp năng lượng cần thiết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam

Hợp đồng thứ hai ký giữa GE với Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia Việt Nam (NPT). Theo hợp đồng, GE sẽ cung cấp các tụ truyền tải điện cho NPT theo 3 giai đoạn trị giá 50 triệu USD để cải thiện mạng lưới điện quốc gia. Bước đầu, GE ký kết hợp đồng cung cấp thiết bị điện trị giá
16,5 triệu USD với công ty truyền tải điện số 4 (PCT4) trực thuộc NPT nhằm tăng gấp đôi công suất đường dây truyền tải thông qua việc nâng cấp hệ thống đường dây truyền tải điện quốc gia tại Việt Nam

Dự án này cung cấp hệ thống tụ điện cho đường dây 500 KV Pleiku (Gia Lai) - Phú Lâm (TPHCM) dài 500 km từ 1.000 ampe lên 2.000 ampe, với số tiền 16,5 triệu USD. Dự án sẽ hoàn tất vào năm 2013, cung cấp khoảng 800 MW cho khu vực miền Nam

Ông Đặng Phan Tường, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty NPT, cho biết: “Đường dây truyền tải này là xương sống của hệ thống truyền tải điện Bắc Nam. Việc nâng cao công suất đường dây truyền tải lên 2.000 ampe có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo đảm cung cấp cho miền Nam cũng như vận hành kinh tế các nguồn điện của hệ thống điện Việt Nam”

Ông Kenji Uenishi, Chủ tịch GE Energy khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng khẳng định sự hợp tác này có thể hỗ trợ Việt Nam đáp ứng nhu cầu về điện. “Cơ sở hạ tầng lưới điện ổn định là điều kiện then chốt hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Công nghệ tụ điện không cầu chì tiên tiến nhất của GE giúp tăng 100% công suất hoạt động của đường dây truyền tải và hệ thống các thiết bị lắp đặt hiện tại” - ông K. Uenishi phát biểu

Thương mại 2 chiều đạt 22 tỉ USD

Trước đó, tại cuộc họp báo sau hội đàm, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định: “Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ đã có mặt tại Việt Nam như GE, Microsoft, ExxonMobil… Mong rằng thời gian tới, Mỹ sẽ trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam cũng như thương mại giữa 2 nước sẽ tiếp tục tăng trưởng”

Bộ trưởng cũng đề nghị Mỹ sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, dành cho Việt Nam ưu đãi thuế quan phổ cập để có thể hoàn tất đàm phán Hiệp định Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TTP) giữa 2 nước

Ngày 10-7, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo nêu rõ: “Kể từ khi Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ (BTA) có hiệu lực từ tháng 12-2001, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ đã đơm hoa kết trái

Quan hệ thương mại 2 chiều tăng từ 1 tỉ USD năm 2001 lên gần 22 tỉ USD vào năm ngoái, kim ngạch thương mại tăng 17% trong năm 2011 so với năm 2010

Hai nước tiếp tục nhìn thấy những tiềm năng lớn để mở rộng xuất khẩu của Mỹ vào thị trường đang tăng trưởng của Việt Nam nhằm hỗ trợ những khát vọng về kinh tế và phát triển của Việt Nam”

Thúc đẩy hợp tác kinh doanh Việt - Mỹ

Từ ngày 9 đến 11-7, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách môi trường, năng lượng và phát triển kinh tế Robert Hormats đã sang thăm Hà Nội để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Mỹ, vai trò của doanh nghiệp, hội nhập kinh tế khu vực và phát triển bền vững về môi trường

Ông Hormats đã gặp gỡ và thảo luận với đại diện của các ngân hàng đa quốc gia về các vấn đề kinh tế vĩ mô, sau đó tham quan nhà máy đóng chai thân thiện môi trường mới trị giá 73 triệu USD của PepsiCo Việt Nam ở Bắc Ninh

Thứ trưởng Hormats đề cao tầm quan trọng của việc tiếp tục quá trình cải cách để Việt Nam có thể tiếp tục thu hút các đối tác kinh doanh tin cậy và các dự án đầu tư có chất lượng cao

Bích Diệp
 
Top