What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn cafe Trung Nguyên

Trung Nguyên muốn là nhà sản xuất cafe lớn nhất thế giới​

Đó là mục tiêu mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch Tập đoàn cafe Trung Nguyên đặt ra cho năm 2022

Tập đoàn cafe Trung Nguyên, hãng chế biến cafe lớn nhất Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư 80 triệu USD để mở rộng hoạt động tại Tây Nguyên. Ngày 29/8, hãng tin Dow Jones Newswires dẫn lời bà Phạm Thị Điệp Giang - Phó Giám đốc phụ trách đối ngoại và truyền thông của Trung Nguyên cho biết kế hoạch này bao gồm một mô hình trồng trọt mới ở khu vực Eatul và xây nhà máy chế biến mới công suất 300 tấn mỗi ngày tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong ba năm tới

ca-phe-trung-nguyen_490.jpg

Trung Nguyên hiện là hãng chế biến cafe lớn nhất Việt Nam​

Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên - ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho biết nhu cầu cafe chế biến nội địa và xuất khẩu đang tăng rất nhanh. Mỹ, Hàn Quốc, Đức và Trung Quốc đang là những thị trường xuất khẩu chủ chốt của hãng này

Các số liệu ngành cho thấy tiêu thụ cafe rang xay và hòa tan ở Việt Nam đã tăng 22% - 25% trong năm nay. Xuất khẩu cafe hòa tan cũng thêm hơn 20%. Ông Vũ cho biết: "Chúng tôi sẽ nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có và đầu tư hơn 80 triệu USD xây dựng một loạt nhà máy chế biến mới ở Buôn Ma Thuột. Trung Nguyên đặt mục tiêu trở thành hãng chế biến cafe lớn nhất thế giới năm 2022"

Trung Nguyên hiện có bốn nhà máy chế biến cafe với tổng công suất 120.000 tấn mỗi năm. Ngoài ra, hãng này cũng sẽ mở các chiến dịch thúc đẩy tiêu thụ cafe bình quân đầu người trong nước lên 5kg mỗi năm từ mức 1kg hiện nay

Trung Nguyên hiện cũng là hãng cafe có mạng lưới nhượng quyền lớn nhất Việt Nam. Theo bà Giang, công ty dự tính nâng gấp đôi số cửa hàng nhượng quyền lên 100 trong năm tới
 
Chính trị nhất thời, cà phê là vĩnh cửu​

“Từ tay trắng thành anh hùng”, “Vua cà phê Việt” là cách Forbes miêu tả về Đặng Lê Nguyên Vũ – ông chủ tập đoàn cà phê Trung Nguyên

So sánh về giá trị tài sản, Vũ có thể chưa là gì đối với các “đại gia” VN

Nhưng tài sản lớn nhất của Vũ chính là những sáng kiến, ý tưởng, những chiến lược phát triển bền vững…

khatvonglon10a142633.jpg

Có thể nói, anh là hình ảnh đại diện cho doanh nhân VN ở thế kỷ mới

khát vọng lớn, ước mơ lớn, tinh thần dấn thân, đau đáu với vận mệnh dân tộc, khát khao nâng cao hình ảnh và vị thế VN trên toàn cầu. Vậy anh đã làm gì để biến khát vọng thành hiện thực ?

Như tinh thần Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9, chúng ta cần “cách mạng” tâm thế của chính chúng ta, dựng một ngọn cờ để đưa dân tộc này thoát nghèo, thoát nhục

Anh chia sẻ, trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, một quốc gia giàu mạnh và phát triển luôn là quốc gia sở hữu những thương hiệu mạnh mang tầm cỡ toàn cầu. Làm cho thương hiệu Việt tỏa sáng toàn cầu vừa là mục tiêu, vừa là phương pháp để bảo đảm an ninh và phát triển đất nước.

Không khát vọng, không thành công

- Thương hiệu Việt theo tôi là một cụm từ mang tầm... vĩ mô, vì thế chúng ta hãy đi từ... Trung Nguyên nhé. Nhiều người cho rằng Trung Nguyên đã xây dựng thương hiệu thành công nhưng khả năng để trở thành một thương hiệu toàn cầu thì sao ?

Nói thương hiệu cà phê Trung Nguyên thành công là chưa phải vì nó vẫn chưa đạt tới kỳ vọng của chúng tôi. Chúng tôi có khát vọng lớn, có chiến lược tốt, nhưng yếu tố thực thi còn chưa hoàn hảo. Đây là một trong những vấn đề lớn nhất mà nhiều DN VN như chúng tôi gặp phải

Thẳng thẳn mà nói, với cách điều hành như hiện nay, tôi cho rằng đến 20 năm nữa chúng ta không có một thương hiệu nào mang tính toàn cầu. Dù rằng xét về nhiều mặt thì Trung Nguyên có thể làm được điều đó. Bởi nó thỏa mãn được một số điều kiện

- Thương hiệu là số 1 của quốc gia

- Doanh nghiep phải có khát khao toàn cầu

- Lĩnh vực hoạt động của DN phải là lĩnh vực thế mạnh của quốc gia

- Chiến lược của Chính phủ – sự hậu thuẫn của Chính phủ phải tương thích với chiến lược của DN

Xét trên những điều kiện này, đâu đó Trung Nguyên cũng có phần nào đáp ứng được. Ví dụ như ở VN, chúng tôi đã có được vị trí số 1, chúng tôi cũng có khát vọng rất lớn vươn ra toàn cầu nhưng sự chia sẻ từ cấp lãnh đạo xuống nhân viên chưa sâu sắc

Cà phê thì vốn đã là thế mạnh của quốc gia, nhưng giá trị và vị thế cà phê VN chỉ ở phân đoạn rất thấp, chưa tạo ra một phát ngôn trên toàn cầu...

- Vậy theo anh, giá trị cốt lõi của Trung Nguyên vào giai đoạn chưa “nổi tiếng” với hiện nay có gì khác nhau không ?

Khác nhiều chứ. Khi bắt đầu khởi nghiệp, chúng tôi không có điều kiện tiếp xúc nhiều với kiến thức marketing, truyền thông như bây giờ. Nhưng chúng tôi có khát vọng của những người trẻ, có sự dấn thân cho điều mà chúng tôi yêu thích, có phương pháp, sáng kiến để đua tranh với những thương hiệu toàn cầu đã có mặt ở VN cả trăm năm và nỗ lực mọi cách để đạt được điều chúng tôi mong muốn

Bây giờ chúng tôi có tất cả: cả vị thế, cả sự công nhận của xã hội, cả kiến thức, giàu có… nhưng sự “dám”: dám khát vọng, dám dấn thân, dám hành động… lại bị hạn chế nhiều. Ngay khi đặt vấn đề phải đưa Trung Nguyên thành thương hiệu toàn cầu, chúng tôi nhận được nhiều nghi ngờ

Nhưng ngay cả khi khởi nghiệp và bây giờ, khát vọng lớn và sự sáng tạo không ngừng vẫn là những giá trị cốt lõi xuyên suốt quyết định sự thành công của chúng tôi

- Chúng tôi, những người làm báo vẫn thường lấy Trung Nguyên để minh chứng về thành công trong cuộc chiến khốc liệt với thương hiệu quốc tế tại thị trường nội địa. Và tôi tin rằng chúng tôi không võ đoán ?

Ngay từ khi khởi nghiệp, Trung Nguyên luôn mang trong mình khát vọng và cổ động cho tinh thần đua tranh với thế giới. Năm 2003, khi sản phẩm G7 ra đời, chúng tôi đâu có gì ngoài mấy cái máy đóng gói và xưởng nhỏ, nhưng chúng tôi dám thách thức Nestlé. Và sự kiện “thử mù” tại dinh Thống Nhất đã mang lại một kết quả khó tưởng tượng: 89% người uống thử chọn chúng tôi

Chỉ trong vòng 9 năm, G7 đã trở thành số 1 ở VN. Bây giờ cũng vậy, so với các đối thủ toàn cầu, chúng tôi thua kém hơn nhiều về tài chính, về kinh nghiệm quản trị, tính chuyên nghiệp trong vận hành… nhưng chúng tôi luôn mang trong mình khát khao đua tranh và khát vọng trở thành thương hiệu hàng đầu

- Vậy còn điều gì khiến Trung Nguyên đủ tự tin để “... đi đánh xứ người” ?

Tôi tin rằng cà phê sẽ là một quyền lực thực sự của VN nếu chúng ta làm đến nơi đến chốn – từ vật chất đến tư tưởng tinh thần. Cà phê là mặt hàng được buôn bán nhiều nhất trên thế giới chỉ sau dầu mỏ, một bên là tài nguyên tái tạo, một bên là tài nguyên cạn kiệt. Những nước có lượng tiêu thụ cà phê cao nhất cũng là những nước mạnh nhất: Mỹ, Đức, Nhật…

Cà phê lại được đất trời chỉ ưu đãi dành cho một số nơi, và VN là một trong số đó. VN đứng nhất nhì thế giới về xuất khẩu cà phê và chúng tôi lại là DN tiên phong của ngành. Chúng tôi đã đưa ra khái niệm về cụm ngành cà phê quốc gia và chiến lược làm sao để phát triển mô hình này được sự hưởng ứng của nhiều lãnh đạo trung ương và địa phương

Nếu nó được triển khai tốt, vị thế và giá trị cà phê VN trên bản đồ cà phê thế giới sẽ được nâng cao, có thể đem về 20 tỉ USD trong 15 năm cho VN !

Trên bệ đỡ này – cụm ngành quốc gia, các thương hiệu có thể đi ra thế giới

- Còn nhớ, năm 2009 sau khi kinh tế thế giới bắt đầu ổn định trở lại, anh tung ra nhiều chương trình, dự án mới “đình đám” mà điển hình là “Thủ phủ cà phê toàn cầu”. 2013 cũng được cho rằng kinh tế bớt khó khăn, anh và Trung Nguyên sẽ có gì ?

“Dự án Thủ phủ cà phê của toàn cầu” là sản phẩm của 5 năm trời, được hình thành qua nhiều năm nghiên cứu, đóng góp và là tâm huyết của chúng tôi

Hiện giờ, chúng tôi đang nỗ lực thực hiện dự án Mega1 trong cụm dự án Mega trong chiến lược hiện thực hóa mô hình cụm ngành cà phê quốc gia. Riêng mình, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở về việc làm sao cho đất nước này hùng mạnh

Nâng cao “dân khí" !

- Nhiều ý kiến cho rằng anh đang “mượn” cà phê để đánh bóng tên tuổi, để... làm chính trị ?

Tôi nghĩ rằng một công dân có trách nhiệm, trước tiên anh phải làm tới nơi tới chốn những việc trong chuyên môn của mình. Đối với tôi: chính trị là nhất thời, cà phê mới là vĩnh cửu. Tôi là người làm cà phê và cà phê của tôi phi tôn giáo, phi chính trị, phi sắc tộc, ngôn ngữ... Tôi nghĩ, mọi công dân có quyền nghĩ lớn và bắt buộc phải nghĩ lớn

- Những việc anh làm, những điều anh nói có thể cho thấy anh đang muốn làm một cái gì đó có vẻ to tát hơn là thành công trong kinh doanh ?

Mỗi quốc gia mạnh vì có những công dân mạnh. Mạnh ở đây hiểu rằng cả sự giàu có, cả dân trí và cả dân khí. Nếu tôi chỉ nghĩ cho cái “mạnh” của cá nhân thì tôi đã không đến nỗi không còn tóc thế này

Vì dù tôi mạnh tới đâu mà đất nước tôi không mạnh, thì đó vẫn là sự thất bại. Đó là chưa kể, so với các nước khác, VN có tất cả những điều kiện để có thể trở nên hùng mạnh

Từ diện tích, tài nguyên, dân số tới vị trí địa lý, từ chỉ số thông minh tới truyền thống văn hóa lịch sử… tôi thấy VN đủ cả. Về dân trí, chúng ta đã được cải thiện nhiều vì cơ hội tiếp xúc với kiến thức gần như trong tầm tay

Nhưng dân khí ta còn thấp. Không dám nghĩ lớn và nếu thấy người nghĩ lớn thì chê bai, ganh ghét. Thử hỏi, nghĩ còn không dám thì làm sao anh nói chuyện hành động ?

Trong cuộc phỏng vấn hai nhà lãnh đạo trẻ Israel mới đây, tôi được biết rằng, có tới 70% người trẻ Israel mong muốn họ sẽ trở thành những người lãnh đạo hoặc có ảnh hưởng tới đất nước họ

Có lẽ, chỉ với tinh thần như vậy, mà trong điều kiện rất khắc nghiệt với một mảnh đất nhỏ bé trên sa mạc, sống trong sự bao vây thù địch của 300 triệu người cực đoan tôn giáo, mà người Do Thái giờ đây gần như nắm hết những vị trí chủ chốt trong những lĩnh vực chủ chốt của thế giới như tài chính, ngân hàng, công nghệ cao…

- Anh nói như Đặng Lê Nguyên Vũ sẽ trở thành nhà nghiên cứu, nhà khoa học hay chính trị gia... chứ không chỉ là doanh nhân ?

Tôi nghĩ trong mỗi người chúng ta nên có… vài con người. Một doanh nhân vừa phải là một chuyên gia văn hóa, một nhà ngoại giao, một nhà chính trị, chiến binh…

Bài học thành công từ người Do Thái cho thấy mỗi doanh nhân của họ mang trong mình tinh thần của một chiến binh, của một doanh nhân và của một nông dân. Họ tự hào vì cái sự “3 trong 1” đó

Khi tham gia cuộc chơi toàn cầu, thì mỗi một cá nhân VN vừa phải là bộ trưởng ngoại giao, vừa phải là bộ trưởng thương mại, thậm chí là bộ trưởng quốc phòng,… để đại diện được cả tài, trí, và khí của người Việt

Thử tưởng tượng nếu ông doanh nhân chỉ biết đến mỗi tiền, nhà chính trị chỉ biết tìm cách thăng quan tiến chức… thì xã hội này sẽ bị cắt khúc và sự phát triển chỉ cục bộ mà thôi !

- Theo anh thì lối sống hiện nay của xã hội ta có điều gì cần phát huy ?

Phải cổ động cho tinh thần dám nghĩ, dám khát khao. Cuộc chiến thời bình khắc nghiệt hơn rất nhiều, vì biên giới giờ đây không phải là khái niệm địa lý cơ học đơn thuần, nó là biên giới mềm của: hàng hóa, văn hóa…

Cuộc chiến này khốc liệt nhất vì không phải ai cũng nhận ra bản chất của nó và nó lại thường trực hàng ngày hàng giờ, len lỏi vào mọi nơi, mọi khoảnh khắc trong đời sống mỗi cá nhân. Như tinh thần Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9, chúng ta cần “cách mạng” tâm thế của chính chúng ta, dựng một ngọn cờ để đưa dân tộc này thoát nghèo, thoát nhục

Vietnam cần trở thành hình mẫu về phát triển bền vững

- Hiện anh quan tâm đến điều gì nhất của tình hình đất nước ?

Như tinh thần Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9, chúng ta cần “cách mạng” tâm thế của chính chúng ta, dựng một ngọn cờ để đưa dân tộc này thoát nghèo, thoát nhục

Trong suốt quá trình vận động lịch sử, thế giới có sự chi phối bởi hai quyền lực: quyền lực cứng và quyền lực mềm. Trong bối cảnh quốc tế này thì VN nắm lấy và xây dựng quyền lực nào. Tôi ủng hộ phát triển theo con đường quyền lực mềm, cần xem lại và đánh giá ở ba trụ cột

- Thứ nhất là động lực, nhân lực cho sự phát triển đất nước

- Thứ hai là hệ giá trị quốc gia, những giá trị cốt lõi

- Thứ ba là các chính sách quốc gia, đối nội cũng như đối ngoại, để làm sao có thể hấp thụ toàn bộ nguồn lực thế giới về cho VN, để có thể xây dựng, tôn tạo và cùng bảo vệ VN

- Xem ra quan điểm, triết lý của anh hơi khác so với một số mục tiêu hiện nay ?

VN có mọi điều kiện và tiềm năng để trở thành hình mẫu phát triển bền vững của thế giới. Tăng trưởng kinh tế phải hài hòa với môi trường, tự nhiên, văn hóa bản địa...

Nói chung là cần quan tâm đến mọi khía cạnh của sự phát triển, chứ không chỉ nhìn ở một vài chỉ số nào đó. Đó là mấu chốt hóa giải cho tất cả

Hiện nay tài nguyên trí tuệ của ta vẫn còn bị bỏ trống, nếu ta biết quy hoạch đúng thì đây là tài nguyên lớn nhất của VN

Tại sao cà phê của chúng ta cho nguồn thu 2,7 tỉ USD (năm 2011 – PV) mà không phải 27 tỉ, trong khi Nestle không trồng hạt cà phê nào thì thu về 18 tỉ USD ?

Còn dầu mỏ bán mỗi năm hơn hơn đó chút thôi ? Còn nhiều cái “mỏ” khác, nếu chúng ta biết đến, đủ vốn tri thức để khai thác

- Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện !

Nguyễn Hương
 
Đặng Lê Nguyên Vũ: Thành công bằng khát vọng cháy bỏng .

Giấc mơ theo đuổi toàn cầu

“Gã hoang tưởng” Đặng Lê Nguyên Vũ mà nhiều người đã gọi anh hồi trước giờ đã là một doanh nhân thành đạt với vị thế rất nhiều người mơ ước. Ước mơ cải thiện cuộc sống cho cả đại gia đình của cậu học sinh ngày xưa giờ đã thành hiện thực. Hoài bão lớn lao, vượt xa tầm vi mô của anh năm xưa cũng bắt đầu được thực hiện, đó chính là ước mơ được bay khắp thế giới, bay trên bầu trời và “bay” trong cả thương giới.

Năm 2002, nhận thấy đã đến lúc Trung Nguyên phải ra khỏi Việt Nam, bên cạnh việc tìm kiếm thị trường, Đặng Lê Nguyên Vũ đầu tư 3 triệu USD để hoàn chỉnh hệ thống bảng hiệu, khẳng định giá trị của thương hiệu bằng cách thuê luôn một hãng tư vấn đặt tại New Zealand, đồng thời để hoạt động kinh doanh nhượng quyền được chuyên nghiệp, nhất quán hơn và đảm bảo tính đồng nhất của thương hiệu. Trong năm 2002, quán Cà phê Trung Nguyên đầu tiên xuất hiện ở Tokyo. “Đây là một bước rất quan trọng. Nếu chúng tôi thành công ở Tokyo thì điều đó sẽ làm tăng tốc kế hoạch bành trướng của Trung Nguyên ra nước ngoài”.

Trên thực tế, bên cạnh những khó khăn về mặt bằng, tài chính, hình ảnh thì khó khăn lớn nhất mà Đặng Lê Nguyên Vũ phải đương đầu là Goliath cà phê Starbucks, một tập đoàn cà phê lớn nhất thế giới của Mỹ. Sự thành công của Trung Nguyên ở thị trường nội địa cũng giống như Starbucks ở Mỹ, ngoại trừ việc Trung Nguyên thống trị thị trường nội địa của mình chỉ trong 4 năm, trong khi Starbucks phải mất đến 15 năm. Tại Nhật, Starbucks đã có đến gần 400 cửa hàng trong tổng số hơn 6000 cửa hàng của nó trên khắp thế giới. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là đại lý nhượng quyền Trung Nguyên tại Nhật Bản lại ấn định giá mỗi tách cà phê Trung Nguyên cao hơn 50% so với Starbucks và cao hơn 25% so với các cà phê nội địa khác.

“Chúng tôi coi Tập đoàn Starbucks là một đối thủ đầy tiềm năng, nhưng chúng tôi không sợ phải đối mặt với họ. Chúng tôi tập trung làm cho Trung Nguyên trở thành một điển hình của Việt Nam trên thế giới, phản ánh được nền văn hóa của đất nước qua cách thiết kế và cung cách phục vụ” - anh nói.

Thành công của Trung Nguyên ở Nhật Bản đã thực sự giúp nó nhảy vọt. Đến nay, thương hiệu Trung Nguyên đã có mặt ở Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc và Cộng hòa Séc. Cà phê rang Trung Nguyên cũng có mặt trong siêu thị và các cửa tiệm ở Mỹ, Đức, Đông Âu, Pháp và Nga. Hiện Đặng Lê Nguyên Vũ đang triển khai các hợp đồng nhằm tìm kiếm thị phần cho Cà phê Trung Nguyên tại 15 nước như Đức, Úc, Canada, Đài Loan, Malaysia, Philippin…

Không chỉ tấn công thị trường quốc tế với mặt hàng cà phê rang, Đặng Lê Nguyên Vũ thực sự gây kinh ngạc cho các nhà doanh nghiệp khi anh cho tung ra sản phẩm cà phê hòa tan mang tên G7 vào tháng 11-2003 vừa qua. Tên gọi cà phê hòa tan G7 trong ý tưởng của anh là một cái tên dễ tiếp cận quốc tế nhưng không mang tính vọng ngoại mà mang sứ mạng chinh phục, chiếm lĩnh thị trường 7 nước phát triển. G7 chính thức đối đầu với các đại gia nước ngoài về cà phê hòa tan bằng “Ngày hội cà phê hòa tan G7” tại Dinh Thống Nhất. Cuộc thử sản phẩm đem đến kết quả khá thú vị: 89% người tham gia chọn cà phê hòa tan G7 là sản phẩm yêu thích, và chỉ có 11% chọn nhãn hiệu cà phê hòa tan Nestcafe. Đây thật sự là một cuộc chiến, nhưng điều quan trọng hơn của Trung Nguyên không phải là kết quả cuộc thử mà là sự khơi dậy về ý chí quật cường, về lòng tự hào dân tộc khi chọn lựa và tiêu dùng sản phẩm thương hiệu Việt. “Tại sao lại không thắng những kẻ mạnh hơn ngay trên quê hương mình?”. Mục tiêu của anh là không chỉ chiếm lĩnh thị phần mà còn đánh bại các “đại gia” nước ngoài tại Việt Nam trước khi ra thế giới.

Quả thực chỉ mới ra mắt hơn 8 tháng nhưng sản phẩm G7 đã gây rất nhiều khó khăn cho các đối thủ. Giấc mơ theo đuổi toàn cầu của Đặng Lê Nguyên Vũ chỉ mới đang ở những bước đầu. “Tôi muốn có thương hiệu Trung Nguyên của Việt Nam nổi tiếng trên thế giới. Cà phê của chúng tôi ngon. Không có lý do gì chúng tôi không thể làm được điều đó” - thương gia trẻ này tuyên bố.

Động lực tâm lý cho bước đột phá

Đi nhiều, thấy nhiều mọi điều trên thế giới, Đặng Lê Nguyên Vũ cảm thấy tủi nhục trước cảnh hàng hóa Việt Nam bị coi thường. Nói đến Toyota, Sony, Hitachi người ta nghĩ ngay đến nước Nhật; nói IBM, Intel, Ford là biết Mỹ; Mercedes là nói đến Đức… Hình ảnh thương hiệu hàng hóa từ lúc nào đã trở thành hình ảnh đối thoại của một quốc gia. Không có thương hiệu, làm sao Việt Nam có thể hội nhập và đối thoại với thế giới? Vì vậy, anh quyết tâm đi tiên phong, xây dựng thành công thương hiệu Trung Nguyên trên trường quốc tế.

Việt Nam có rất nhiều mặt hàng được thế giới ưa chuộng, nhưng tại sao không có sản phẩm nào có thương hiệu? Đặng Lê Nguyên Vũ thấy nếu cứ cảnh “hồ tiêu trộn hạt đu đủ” xuất khẩu ra nước ngoài như đã thấy thì Việt Nam sẽ không thể có được hình ảnh tốt với quốc tế. Bởi giá trị cốt lõi của thương hiệu thực ra chính là uy tín. Anh quan niệm, hàng hóa phải là hình ảnh con người, là nét văn hóa của quốc gia chứ không chỉ đơn thuần là hàng hóa để bán.

Ngay từ đầu khi chọn logo cho Trung Nguyên, Đặng Lê Nguyên Vũ đã thể hiện hoài bão của mình: logo mũi tên là hình ảnh cách điệu của nhà rông Tây Nguyên - nơi khơi nguồn của cà phê Trung Nguyên, hình mũi tên hướng thẳng lên trời thể hiện ý chí chinh phục đỉnh cao, khát vọng vươn lên, phát triển vượt bậc. Ba vạch trắng trên logo là hình ảnh cách điệu của lối lên nhà sàn, thể hiện văn hóa của công ty luôn muốn duy trì bản sắc văn hóa Tây Nguyên. Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, là cam kết an toàn vệ sinh thực phẩm. Mỗi vạch trắng tượng trưng cho một yếu tố thiên, địa, nhân… Bảng hiệu của Trung Nguyên với sắc nâu là chính vì đó là màu của đất, của cà phê, của cội nguồn dân tộc. Tất cả đó là thương hiệu Trung Nguyên đậm chất văn hóa truyền thống Việt trên thương trường quốc tế.

Với những ý tưởng đó, anh muốn Trung Nguyên phải là nơi cung cấp những giá trị văn hóa, là môi trường “khơi nguồn sáng tạo”, nơi hướng con người đến những điều tích cực chứ không chỉ là nơi bán cà phê. Xây dựng hình ảnh Trung Nguyên mang đậm nét văn hóa dân tộc, từ ly tách, bàn ghế, màu sắc bảng hiệu đến đồng phục, cung cách phục vụ của nhân viên,… Đặng Lê Nguyên Vũ muốn rằng, khi Trung Nguyên đến quốc gia nào thì n gười dân bản địa ở đó có được cảm giác như đang nghỉ ngơi từ 10 - 15 phút trong một Việt Nam thu nhỏ, trước khi vào đất nước Việt Nam thật sự.

Đặng Lê Nguyên Vũ quan niệm: “Tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta cần ý thức được giới hạn của cuộc sống để lựa chọn một lối sống. Theo tôi, có hai cách sống: một là sống theo ý mình, sống hưởng thụ; hai là sống có trách nhiệm. Tôi đã chọn cách thứ hai”. Anh là một trong những người đứng ra khởi xướng chương trình “Sáng tạo vì thương hiệu Việt” vào năm 2002, với mục đích kêu gọi doanh nghiệp ý thức xây dựng về thương hiệu Việt, kêu gọi người tiêu dùng ủng hộ chọn lựa hàng hóa Việt. Tiếp đến năm 2003, anh lại phát động chương trình “Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam”. Nếu như chương trình trên là bước khởi đầu đánh động vào ý thức tiêu dùng hàng hóa Việt, thì chương trình tiếp theo là một bước cụ thể hơn về thương hiệu cho ngành nông sản vốn là thế mạnh của Việt Nam. Với các loại nông sản tiềm năng như gạo, hồ tiêu, cà phê, hạt điều, trái cây… nhưng Việt Nam luôn tồn tại một nghịch lý là càng được mùa thì sản phẩm nông nghiệp càng bị mất giá, người nông dân luôn luẩn quẩn với bài toán về đầu ra cho sản phẩm. Đặng Lê Nguyên Vũ muốn nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông sản Việt Nam tự tin vươn ra thị trường thế giới. Theo anh, xây dựng thương hiệu gắn với các địa danh, vị trí địa lý của từng vùng là một cách tốt nhất để vẽ bản đồ nông sản Việt Nam trên thế giới, góp thay đổi bộ mặt kinh tế của nước nhà.

“Nỗi nhục tụt hậu, thua kém không của riêng ai. Hơn nữa, trong thời đại này thì doanh nhân là chiến sĩ thời bình. Tôi muốn mình là một chiến sĩ thực thụ, chiến đấu trên thương trường vì thương hiệu Việt” - Đặng Lê Nguyên Vũ khẳng khái.

Có lẽ chính lý tưởng và ý chí mãnh liệt đó là yếu tố chính đã giúp anh thắng kiện Công ty Rice Field trong vụ tranh chấp quyền bảo hộ thương hiệu Cà phê Trung Nguyên kéo dài hơn 2 năm tại Mỹ. Việc một doanh nghiệp của Việt Nam có thể thắng kiện một công ty lớn của một quốc gia bá chủ về kinh tế là Mỹ ngay trên nước họ là một điều không tưởng! Nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ đã buộc cả thế giới phải thay đổi suy nghĩ đó.

Người biết ước mơ

Hiện nay, Đặng Lê Nguyên Vũ không tiếp tục phát triển Trung Nguyên theo chiều rộng mà anh đang đầu tư chiều sâu cho các cơ sở nội địa để hoàn thiện hình ảnh, củng cố công cuộc kinh doanh, bảo vệ nó khỏi những đối thủ cạnh tranh mới. Anh không ngừng điều chỉnh hình ảnh thương hiệu, sản phẩm và cơ cấu tổ chức của Trung Nguyên để thích nghi với những thị trường mới mà anh dự định sẽ thâm nhập, nhưng vẫn giữ được nét văn hóa dân tộc. Anh không chỉ hăng say lao vào công việc vì sự lớn mạnh của Trung Nguyên mà còn vì thương hiệu Việt, vì nhiều vấn đề của ngành nông sản Việt Nam trên trường quốc tế.

“Thế giới đã từng biết đến rượu vang Pháp, cà phê Columbia, sữa tươi Hoa Kỳ… Chúng ta cũng có quyền mơ một giấc mơ rằng cả thế giới phải biết đến cà phê Buôn Ma Thuột, thanh long Bình Thuận, vải thiều Thanh Hà, sầu riêng Cái Mơn… Ở Trung Nguyên, chúng tôi không chỉ tập hợp những người biết bán cà phê hay sản xuất cà phê mà là tập hợp của những con người tâm huyết, biết chia sẻ với cộng đồng, với mong ước tự tin ghi dấu ấn riêng của mình vào sự thay đổi của dân tộc, của đất nước” Đặng Lê Nguyên Vũ nói. Chính sự sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm cộng với một chữ tâm đầy nhiệt huyết đã làm nên thành công cho chúng tôi. Hơn bất kỳ một tập thể, cộng đồng nào, Trung Nguyên khao khát chia sẻ tính sáng tạo với tất cả mọi người.

Anh luôn trăn trở về thế hệ sau mình: “Tôi biết trong cuộc sống vẫn có rất nhiều bạn trẻ mang mặc cảm của sự nghèo khó, của lòng tự ti, nhưng tiền bạc không phải là vốn mà điều quan trọng là phải có những ước mơ lớn lao. Hiện nay, có nhiều bạn trẻ mang trong lòng những ước mơ rất hạn hẹp về những giá trị vật chất mà thiếu đi “chất lửa” của một tuổi trẻ khát khao được cống hiến, được chia sẻ và tâm huyết với những thay đổi lớn lao của dân tộc, của đất nước - đó cũng là một phần lỗi không nhỏ ảnh hưởng của nền giáo dục hiện nay đang làm bào mòn đi tính sáng tạo trong suy nghĩ của họ”.
 
Từ Starbucks, nhìn lại tham vọng số 1 thế giới của Trung Nguyên

"Chúng tôi sẽ nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có và đầu tư hơn 80 triệu USD xây dựng một loạt nhà máy chế biến mới ở Buôn Ma Thuột. Trung Nguyên đặt mục tiêu trở thành hãng chế biến cà phê lớn nhất thế giới năm 2022", ông Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ.

Vị thế của cà phê Trung Nguyên ở thị trường trong nước

Theo số liệu từ Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, tính đến tháng 7/2012 thị trường cafe hòa tan trong nước, bao gồm cafe 3 trong 1 (3in1) và 2 trong 1 (2in1) có tăng trưởng doanh số tích cực tại 6 thành phố lớn, chủ yếu từ TP.HCM. Qua đó, Nestle dẫn đầu thị trường, theo sát sau là các nhà sản xuất trong nước như Trung Nguyên và Vinacafe Biên Hòa.

Ông Vũ Quốc Tuấn, Giám đốc truyền thông của Nestle - đơn vị được Nielsen công bố dẫn đầu về thị trường cà phê hòa tan cho biết: Thị trường cà phê hòa tan bao gồm cả cà phê hòa tan 3in1 (cà phê, sữa, đường), cà phê 2in1 (cà phê, đường) và cà phê bột. Nestle dẫn đầu về cà phê hòa tan nói chung, còn Trung Nguyên chỉ dẫn đầu cà phê 3in1..

G7_trung_nguyen_cafe_so_1_copy_copy.jpg

Năm 2011, sản phẩm cà phê hòa tan G7 (3in1) đã dẫn đầu thị trường cà phê hòa tan Việt Nam về thị phần (38%) (Nguồn: Website Trung Nguyên)

Cũng theo nguồn thông tin từ công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới này, năm 2011, sản phẩm cà phê hòa tan G7 (3in1) của Trung Nguyên đã dẫn đầu thị trường cà phê hòa tan Việt Nam về thị phần (38%), theo sau là Vinacafe có thị phần 31%, Nescafe có thị phần 27%. Các số liệu ngành cho thấy tiêu thụ cà phê rang xay và hòa tan ở Việt Nam đã tăng 22% - 25% trong năm nay. Xuất khẩu cà phê hòa tan cũng thêm hơn 20%.

Tháng 6/2012, Trung Nguyên khai trương mô hình cà phê hạt xay trong các tủ kính, quầy kệ với diện tích nhỏ, một ít bàn ghế xung quanh để khách có thể nghỉ chân hoặc tranh thủ ngồi uống cà phê.

Những kios cà phê hạt xay mới của Trung Nguyên có vẻ như đang thu hút sự chú ý của thị trường. Trong khi "chiếc bánh" cà phê hòa tan (2in1, 3in1) hiện đang được chi phối bởi 3 tên tuổi lớn là Trung Nguyên, Nestle, Vinacafe thị trường cà phê rang xay dường như vẫn còn thênh thang.

Từ các thông số trên có thể thấy, mặc dù được biết đến trên khắp các tỉnh thành trong cả nước nhưng về thị phần, dường như cà phê Trung Nguyên vẫn đang đứng sau Nescafe.

Trung Nguyên đứng ở đâu trên thị trường thế giới?

Giấc mơ theo đuổi toàn cầu của Đặng Lê Nguyên Vũ chỉ mới đang ở những bước đầu. “Tôi muốn thương hiệu Trung Nguyên của Việt Nam nổi tiếng trên thế giới. Cà phê của chúng tôi ngon. Không có lý do gì chúng tôi không thể làm được điều đó” - thương gia trẻ này tuyên bố.

Chỉ trong vòng 10 năm ngắn ngủi, "thuyền trưởng" Đặng Lê Nguyên Vũ đã đưa Trung Nguyên thành nhà chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam với tốc độ tăng trưởng liên tục 37%/năm. Thương hiệu Cà phê Trung Nguyên đã được biết đến ở khắp 64 tỉnh, thành cả nước. Đồng thời có mặt ở 37 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Thành công của Trung Nguyên ở Nhật Bản đã là một bước nhảy vọt quan trọng. Đến nay, thương hiệu Trung Nguyên đã có mặt ở Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc và Cộng hòa Séc. Cà phê rang Trung Nguyên cũng có mặt trong siêu thị và các cửa tiệm ở Mỹ, Đức, Đông Âu, Pháp và Nga. Hiện tại, Đặng Lê Nguyên Vũ đang triển khai các hợp đồng nhằm tìm kiếm thị phần cho cà phê Trung Nguyên tại 15 nước như Đức, Úc, Canada, Đài Loan, Malaysia, Philippin…

cafe-trung-nguyen-giaoduc.net.vn.jpg

Thương hiệu Cà phê Trung Nguyên đã được biết đến ở khắp 64 tỉnh, thành cả nước. Đồng thời có mặt ở 37 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Cuối năm 2011, vượt qua các bước thẩm định ngặt nghèo của đơn vị kiểm định quốc tế, cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên chính thức vào hệ thống phân phối của tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Á E-Mart (Hàn Quốc). Kế hoạch thâm nhập hệ thống siêu thị Costco (Mỹ) cũng đang được Trung Nguyên thực hiện.

Tham vọng trở thành hàng đầu thế giới

Đó là mục tiêu mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch Tập đoàn cà phê Trung Nguyên đặt ra cho năm 2022.

Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, hãng chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư 80 triệu USD để mở rộng hoạt động tại Tây Nguyên. Ngày 29/8, hãng tin Dow Jones Newswires dẫn lời bà Phạm Thị Điệp Giang - Phó Giám đốc phụ trách đối ngoại và truyền thông của Trung Nguyên cho biết kế hoạch này bao gồm một mô hình trồng trọt mới ở khu vực Eatul và xây nhà máy chế biến mới công suất 300 tấn mỗi ngày tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong ba năm tới.

Ông Vũ cho biết: "Chúng tôi sẽ nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có và đầu tư hơn 80 triệu USD xây dựng một loạt nhà máy chế biến mới ở Buôn Ma Thuột. Trung Nguyên đặt mục tiêu trở thành hãng chế biến cà phê lớn nhất thế giới năm 2022". Ông Vũ cho biết thêm, nhu cầu cà phê chế biến nội địa và xuất khẩu đang tăng rất nhanh. Mỹ, Hàn Quốc, Đức và Trung Quốc đang là những thị trường xuất khẩu chủ chốt của hãng này.

“Chiến lược phát triển công ty của chúng tôi có 5 bước. Bước đầu tiên là hình thành gây dựng thương hiệu, hoàn chỉnh khâu phân phối. Bước thứ hai là đưa chất văn hóa và sự đồng nhất vào sản phẩm, và vì bí mật kinh doanh cho phép tôi không nói. Chỉ biết, bước cuối cùng là một Trung Nguyên toàn cầu”, ông Đặng Lê Nguyên Vũ "bật mí".
 
Đặng Lê Nguyên Vũ đề xuất 7 sáng kiến cho ngành cà phê toàn cầu

Nhằm giải quyết được tận gốc các vấn đề mà ngành cà phê đang phải đối mặt, ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch HĐQT/TGĐ của Tập đoàn cà phê Trung Nguyên đã đề xuất 7 sáng kiến như là các sáng kiến chung cho toàn bộ ngành cà phê toàn cầu.

Mới đây, trên tạp chí Global Coffee Review (một trong những tạp chí uy tín nhất trong ngành cà phê toàn cầu, số ra tháng 11/12, phát hành trên toàn thế giới) đã đăng tin bài về 7 sáng kiến cho ngành cà phê toàn cầu của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trung Nguyên.

Ông Vũ cho biết: “Ngành cà phê là một ngành có tính chất toàn cầu, có giá trị hàng trăm tỷ đô, có lượng người tiêu dùng toàn cầu trên dưới 2,5 tỷ người, có sự ảnh hưởng và liên thông đến mọi mặt và lĩnh vực của đời sống con người; cho nên, chúng ta không thể thoát ra khỏi nhiệm vụ là phải tư duy lại, thiết kế lại, và vận hành lại toàn bộ ngành cà phê thế giới”.

dang-le-nguyen-vu-Trung_nguyen_giaoduc.net.vn0_copy.jpg


Theo ông Vũ, việc tư duy lại, thiết kế lại, vận hành lại một cách căn bản và toàn diện ngành cà phê thế giới dựa trên những di sản và điều kiện hiện có, cũng như đặt trong xu hướng dịch chuyển của thế giới sẽ mang lại hai lợi ích lớn sau: một là; sẽ giải quyết được tận gốc các vấn đề mà ngành cà phê đang phải đối mặt: thương mại thiếu công bằng, nạn đầu cơ, suy thoái môi trường,... Hai là, toàn bộ ngành cà phê toàn cầu sẽ đón hứng được những cơ hội to lớn chưa từng có trong lịch sử cho cà phê, cho những người hoạt động trong ngành cà phê cũng như cho toàn thể nhân loại.

Trên cơ sở đó, sau khi nghiên cứu toàn bộ diễn trình lịch sử của cà phê với sự hình thành và phát triển, gắn vào với điều kiện hiện tại để dự báo xu hướng và cơ hội chiến lược cho tương lai. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã đề xuất 7 sáng kiến như là các sáng kiến chung cho toàn bộ ngành cà phê toàn cầu:

- Sáng kiến 1: Tư duy lại khái niệm về cà phê. Mọi sự đổi mới và chuyển đổi đều phải xuất phát từ tư tưởng và lý luận, ở đây chính là việc chúng ta cần tư duy lại một cách sâu sắc và đột phá khái niệm về cà phê.

Theo chúng tôi đề xuất, chúng ta cần quan niệm cà phê không chỉ là một loại thức uống phổ biến nhất thế giới mà còn là: di sản của nhân loại, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống loài người; Năng lượng cho loại hình sáng tạo mới, sáng tạo có trách nhiệm, mà một khi đủ sáng tạo chúng ta có thể vượt qua mọi thách thức của từng cá nhân, cho đến từng tổ chức, quốc gia và toàn thể nhân loại. Khi đó, quan điểm mới này sẽ là nền tảng lý luận để kiến tạo nên ngành cà phê như một hình mẫu tiên phong của sự hài hòa và phát triển bền vững.

- Sáng kiến 2: Tầm nhìn về một cộng đồng cà phê toàn cầu. Khái niệm mới về cà phê nêu trên sẽ là cơ sở lý luận để chúng ta tập hợp, kết nối và phát triển nên một cộng đồng cà phê toàn cầu. Đây sẽ là một cộng đồng không phân biệt về ý thức hệ chính trị, tôn giáo, quốc gia, sắc tộc, giới tính, ngôn ngữ,… gồm từ hơn 2,5 tỷ người hiện đang hoạt động trong ngành cà phê và đang tiêu dùng, thưởng thức cà phê hàng ngày.

Cao hơn và xa hơn, đây sẽ là cộng động của những người sử dụng cà phê như năng lượng cho sáng tạo có trách nhiệm, để tạo ra thành công bền vững và hạnh phúc đích thực cho bản thân và cộng đồng; cùng đoàn kết góp phần đưa nhân loại vượt qua các khủng hoảng toàn cầu. Đây chắc chắn là một cộng đồng hùng mạnh và tiến bộ chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

- Sáng kiến 3: Đa dạng hóa về các phong cách, thói quen, chuẩn mực, và văn hóa thưởng thức cà phê. Sự đa dạng hóa văn hóa thưởng thức cà phê với việc bảo tồn và phát triển một các đa dạng các hình thức thưởng thức sẽ tạo ra một tổng cầu về cà phê đa dạng và bền vững, sẽ hạn chế nạn đầu cơ cũng như sẽ chống lại sự đơn cực hóa về mặt văn hóa cà phê. Bảo tồn và phát triển sự đa dạng về văn hóa cà phê cũng phải được ý thức quan trọng như bảo tồn sự da dạng về sinh học cho địa cầu.

Sự đa dạng này cần được thực hiện theo các phương hướng chính sau: Không chỉ là arabica mà còn là robusta; Không chỉ phong cách thưởng thức cà phê Ý kiểu Mỹ, mà còn là phong cách của nhiều quốc gia khác như Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Ethiopia, Nhật Bản,… Không chỉ là các thương hiệu cà phê đến từ Âu Mỹ mà phải ưu tiên cho các thương hiệu đến từ các quốc gia trồng cà phê để tạo ra tính đa dạng trong thống nhất của văn hóa cà phê toàn cầu. Không chỉ là một thức uống, mà còn là đồ ăn, thực phẩm cho da – mỹ phẩm, dược phẩm, trị liệu, trải nghiệm,…

- Sáng kiến 4: Tuần hoàn hóa một cách tổng thể và tích hợp chuỗi sản xuất cà phê. Đó là việc hình thành một chuỗi sản xuất cà phê khép kín, được tổ chức theo vòng tròn, không tạo ra chất thải có hại cho môi trường, tối ưu hóa nguồn lực sản xuất trên từng công đoạn. Đồng thời cũng là việc liên tục nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và thương mại hóa các sản phẩm có thể chế biến từ cà phê nhờ tiến bộ của công nghệ sinh học: mỹ phẩm cao cấp, năng lượng sinh học, phân bón, vật liệu xây dựng và gia dụng,…

- Sáng kiến 5: Công bằng hóa quá trình trao đổi và phân phối giá trị có được từ ngành cà phê. Sáng kiến này bao gồm hai nhiệm vụ cốt lõi: một là, liên kết các quốc gia, hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ, và người dân tại các nước trồng cà phê để thúc đẩy một cách nhanh chóng, bền vững, và hiệu quả chương trình thương mại công bằng. Hai là, tiến thêm một bước nữa, cần tạo ra các định chế tài chính có tính đại chúng hóa, cho phép những người nông dân được trở thành chủ sở hữu và có tiếng nói chính đáng cho mình.

- Sáng kiến 6: Góp phần chủ động hình thành chế độ bản vị nông sản cho hệ thống tiền tệ toàn cầu. Đây có thể nói là một sáng kiến hết sức táo bạo nhưng không hề viển vông và nó cần thiết để mang tới sự ổn định thực sự cho toàn ngành. Với nền tảng là hàng hóa cơ bản, có giá trị trao đổi đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau dầu thô, cà phê cần chủ động đón nhận sứ mạng tạo ra một chế độ bản vị tiền tệ toàn cầu mới có tính bền vững hơn, cơ bản hơn, góp phần quan trọng vào an ninh tài chính – kinh tế, an ninh lương thực và môi trường toàn cầu. Khi đó cần liên kết cà phê với các hàng hóa thiết yếu khác để tạo ra hệ thống bản vị tiền tệ toàn cầu dựa trên các hàng hóa thiết yếu từ nền kinh tế mới (mà chủ yếu là nông sản, và các sản phẩm của công nghệ sinh học), giảm thiểu nguy cơ bong bóng của việc lạm dụng các hoạt động tài chính phái sinh như hiện nay.

- Sáng kiến 7: Cùng tạo dựng những địa bàn có tính hình mẫu cho ngành cà phê. Toàn bộ 6 sáng kiến nêu trên sẽ tạo ra cuộc cách mạng lớn lao cho ngành cà phê toàn cầu cũng như sẽ thúc đẩy một cách mạnh mẽ quá trình dịch chuyển sang mô hình phát triển có tính bền vững hơn của thế giới. Do vậy, rất cần một địa bàn có tính tiên phong và hình mẫu cho đại diện cho 6 sáng kiến kể trên. Chúng tôi gọi đó là các thánh địa hay thiên đường cà phê, mà ở đó tích hợp một cách đầy đủ và sâu sắc tính ứng dụng của các sáng kiến nêu trên. Trung Nguyên với tư cách là tập đoàn cà phê số 1 tại Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới – sẽ chủ động tiên phong thực hiện các mô hình có tính hình mẫu này.

“Có thể khẳng định, bảy sáng kiến trên được chúng tôi nêu ra không nằm ngoài mục đích tạo ra sự hợp lực chung cũng đồng thời là sự cạnh tranh lành mạnh trong ngành cà phê toàn cầu để cùng đưa thế giới vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên sáng tạo có trách nhiệm, kỷ nguyên phát triển bền vững. Và đó cũng chính là kỷ nguyên cà phê, kỷ nguyên mà ngành cà phê đóng vai trò là năng lượng, là động lực, là hình mẫu cho sự phát triển bền vững nói trên. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần đoàn kết, chung niềm tin, chung tư duy và chung tay hành động. Khi cùng nhau không gì là không thể” – ông Đặng Lê Nguyên Vũ khẳng định.
 
Đặng Lê Nguyên Vũ: Starbucks chỉ là "người khổng lồ không bản sắc"

Sở dĩ Trung Nguyên cho rằng Starbucks đã mất đi nhiều bản sắc là bởi lẽ hãng này đã gỡ chữ coffee trên logo của mình và bán tới 87.000 loại thức uống trong cửa hàng.
“Chúng ta nên nhìn nhận lại, đừng thổi bùng mọi chuyện lên quá mức. Đừng nói Starbucks là đối thủ, kẻ thù hay cạnh tranh gì đó với Trung Nguyên. Cứ giả dụ 10 năm nữa, Starbucks xây dựng được 100 cửa hàng, thậm chí, nhiều nhất là 200 cửa hàng tại Việt Nam, với 200 cửa hàng đó, doanh thu của Starbucks được bao nhiêu, bán cho bao nhiêu đối tượng khách hàng trong đất nước 80 triệu dân này, mà nói Trung Nguyên (TN) phải sợ hãi?!.” - ông Đặng Lê Nguyên Vũ, người sáng lập tập đoàn cà phê hàng đầu tại Việt Nam đưa ra ý kiến khi nói về sự có mặt của Starbucks tại Việt Nam trong thời gian tới.

Ông Vũ cho biết: Trung Nguyên không ngại với sự có mặt của Starbucks bởi lẽ, Starbucks chỉ là “người khổng lồ không bản sắc”. Và nếu đem so sánh TN với Starbucks tại Việt Nam sẽ là một sự so sánh khập khiễng.

20130111091402a1.jpg

Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch Tập đoàn cà phê Trung Nguyên cho biết: Ông không ngại khi Starbucks vào Việt Nam.

“Thử hỏi, họ hơn các hệ thống khác những gì? Nếu nhìn từ cội nguồn xuất phát, họ chỉ hơn các hệ thống khác về triết lý, hát những bài hát hay trong guồng máy thực thi, tạo ra một đế chế trên toàn cầu… Nếu muốn thắng Starbucks, phải tạo ra ra được triết lý, tư tưởng, câu chuyện hay hơn. Cái này tôi tin chắc rằng Trung Nguyên sẽ làm được và làm tốt hơn” –ông Vũ tin tưởng.

Sở dĩ Trung Nguyên cho rằng Starbucks đã mất đi nhiều bản sắc là bởi lẽ hãng này đã gỡ chữ coffee trên logo của mình và bán tới 87.000 loại thức uống trong cửa hàng.

“Nước Mỹ có cần uống cà phê không hay cần uống một thứ nước gì đó? Ai sợ người khổng lồ không còn bản sắc, không còn tư tưởng chủ đạo? Thế giới đang chờ một thế lực khác thay thế? Liệu TN có dám nghĩ là mình sẽ trở thành người thay thế không? - Tại sao không?” – doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ quả quyết.

Người được coi là “vua cà phê Việt” này nhấn mạnh: Không phải bây giờ khi Starbucks vào Việt Nam, TN mới tính tới chuyện “đấu” với Starbucks mà điều này đã được suy nghĩ từ rất lâu rồi.


Trong chiến lược chinh phục thế giới, TN đã chọn thị trường Mỹ làm biểu tượng, khi ấy, TN sẽ phải “chạm trán” với hàng loạt các tên tuổi hàng đầu của Mỹ trong đó có Starbucks. TN đã tính rõ ràng tới chuyện phải thắng Starbucks thế nào tại Mỹ chứ không phải chỉ riêng ở Việt Nam.


“Làm thế nào để làm ra những sản phẩm thắng Starbucks, mô hình chiến thắng của TN? Câu chuyện người Mỹ muốn nghe từ TN là gì? – Trả lời được 3 câu hỏi này cũng phải mất rất nhiều thời gian và hiện nay, TN hiện vẫn đang có một nhóm nằm ở Mỹ để trả lời cho những câu hỏi này” – ông Vũ tiết lộ.


Starbucks đang đánh tráo khái niệm “cà phê”


Nếu ai biết tới Starbucks một cách rõ ràng nhất thì Starbucks là một thương hiệu phục vụ cà phê theo phong cách Ý. Với việc chọn phân khúc khách hàng là giới nhân viên văn phòng và những người không có nhiều thời gian.


Với một ly espresso nóng để thưởng thức nhanh, hoặc đem đến nơi làm việc hoặc ở nhà. Đó là thứ để đảm bảo việc Starbucks sẽ phục vụ được 220 khách hàng/giờ.


Có lẽ bởi sự tiện dụng và đa dạng này mà Starbucks với 17.800 cửa hàng đã được đón nhận ở nhiều nước trên thị trường quốc tế.


Tuy nhiên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ lại nhắn nhủ với người tiêu dùng Việt rằng: “Đừng nên nghe các câu chuyện”, “đừng có quá sợ Starbucks khi thấy đi đâu, khắp các quốc gia, lúc nào cũng đều gặp Starbucks”.


“Nhận xét Starbucks "không bán cà phê, mà đang bán nước có mùi cà phê pha với đường” không phải từ tôi mà là nhận xét từ các cộng sự, các chuyên gia nghiên cứu lâu năm trong ngành cà phê. Thậm chí chuyên gia người Ý cũng nói rằng: Starbucks đã đánh tráo khái niệm “cà phê” – ông Vũ khơi lại chuyện cũ.


Đó là lý do mà ông Vũ giải thích cho việc “Tại sao Starbucks không thể thành công ở châu Âu, tại sao nước Úc không “mở cửa” đón nhận Starbucks, trong khi, thương hiệu này thắng lợi vang dội ở thị trường châu Á (được đón chào rạng rỡ ở Nhật Bản, Trung Quốc,…)? - Bởi một lẽ, Starbucks không bán cà phê”.


Tuy nhiên, tại Việt Nam, tư tưởng sính ngoại của người Việt Nam là điều duy nhất Trung Nguyên e ngại khi Starbucks thâm nhập thị trường trong nước.

“Tâm lý này là có thật và đang tồn tại, Starbucks sẽ được hưởng lợi. Vì vậy, dù Starbucks chưa chính thức vào Việt Nam đã khiến dư luận ồn ào đủ thứ chuyện” – Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ đánh giá.


Nhưng, theo ông chủ của chuỗi cà phê hàng đầu Việt Nam, sự hời hợt này rồi cũng sẽ qua đi, người tiêu dùng Việt sẽ sớm nhận ra: Đâu mới là giá trị đích thực!


“Tôi cho rằng, Starbucks vào Việt Nam chỉ đóng góp thêm cho sự đa dạng và là tác nhân kích thích thêm cho các doanh nghiệp nội địa tiến lên.


Dù sao thì đây cũng là đất của mình, quê hương của mình, đồng bào của mình, nói một lần không được sẽ nói nhiều lần, nếu nói nhiều lần không được thì nói ngàn lần chắc cũng phải tỉnh ra… Ai thích giống Tây, giống Mỹ thì tìm tới Starbucks còn ai muốn uống cốc cà phê tuyệt hảo, muốn khơi nguồn sáng tạo, muốn yêu nước thì tìm tới TN” – ông Vũ kết luận.
 
Last edited by a moderator:
Đặng Lê Nguyên Vũ: “Tôi không vĩ cuồng”

“Mình nói mà họ không hiểu thì sẽ nghĩ mình vĩ cuồng, đại ngôn”, ông Đặng Lê Nguyên Vũ - người đứng đầu Tập đoàn cà phê Trung Nguyên chia sẻ.

“Từ tay trắng thành anh hùng”, “Vua cà phê Việt” là cách Forbes miêu tả về Đặng Lê Nguyên Vũ – ông chủ Tập đoàn cà phê Trung Nguyên. Vừa là nhà nghiên cứu, nhà khoa học và kiêm luôn cả chính trị gia, những phát ngôn của ông luôn được giới truyền thông chú ý, dư luận lắng nghe và bàn luận sôi nổi.

Dang-Le-Nguyen-Vu3.jpg

Mới đây, trên một trang báo nước ngoài, người được coi là “vua cà phê Việt” tâm sự: "Tôi muốn làm lãnh đạo cà phê thế giới". Còn trước đó, phát biểu trên Reuters, Đặng Lê Nguyên Vũ từng “bóc trần” Starbucks – “người khổng lồ cà phê của nước Mỹ”.

“Tôi không vĩ cuồng”

- Đại diện của Starbucks tại Việt Nam có nói: Nếu ai đó nói rằng“Starbucks không bán cà phê mà đang bán nước có mùi cà phê pha với đường” thì người đó không biết uống cà phê. Ông nghĩ sao về điều này?

Đặng Lê Nguyên Vũ: Câu tôi nói trên Reuters là câu của các chuyên gia trong ngành nói, những người lão làng về cà phê từ Âu - Đức, Ý... họ đều nhận định như vậy. Nếu tôi chỉ thẳng đó là nhận xét của bậc thầy người Ý, chẳng nhẽ Starbucks cũng bảo họ không biết uống cà phê ư?

Tôi cũng muốn biết, người phát ngôn trên của Starbucks có biết nhiều cà phê không, am hiểu về cà phê như thế nào, cả một di sản, họ hiểu được tới đâu?

Đương nhiên tại Starbucks vẫn còn ly Expresso, còn lại đều đánh tráo hết.

- Có người bảo ông “cuồng ngôn”, ông có cảm thấy phiền lòng?

Đặng Lê Nguyên Vũ: (Cười). Tôi cũng xin nói với các bạn thế này, một con chim sẻ nó không thể hiểu một con đại bàng như thế nào hết, nguyên tắc con chim sẻ nó cứ mổ chốc chốc dưới đất, còn con đại bàng, bay ngược trên trời, cái nhìn của nó xa, rộng hơn nhiều. Tất nhiên, đại bàng cũng có lúc phải sống ở vách đá cheo leo…

Ai nhận xét tôi cuồng ngôn? Quan điểm của tôi, khi tôi nói, tôi là số đông, còn người nghe là số ít, hiểu được bao nhiêu thì hiểu. Anh càng đi nhiều thì sẽ càng hiểu. Tôi đã gặp các giáo sư tên tuổi, lỗi lạc nhiều lắm rồi, anh phải tư duy với cách nhìn toàn cầu.

Chúng tôi không phải vĩ cuồng mà bạn phải nhìn nhiều và rộng hơn. Nhiều ông cứ bảo hôm nay, tôi sẽ lôi anh xuống nhưng tôi bảo: Ra đây, nói với tôi một buổi đi, nếu thuyết phục được tôi thì anh mới lôi được tôi xuống, còn không thì phải nghe chứ.

Mình nói họ không hiểu thì sẽ nghĩ mình vĩ cuồng, đại ngôn.

Cũng phải nói thêm rằng: Trỗi dậy đầu tiên của vật chất là trỗi dậy về tư tưởng, ngay cả trỗi dậy của quân sự, trỗi dậy của kinh tế thì hình thái đầu tiên cũng bắt đầu từ tư tưởng. Phải dám mơ, dám mộng thì mới thuyết phục được người khác và mới làm được những việc đại sự.

Người Việt đừng nên lấy phương Tây làm chuẩn mực

- Vậy theo ông, để nghe và hiểu như ông nói, người Việt cần phải khắc phục những điểm yếu nào?

Đặng Lê Nguyên Vũ: Người Việt có 4 điểm yếu "chí tử":

Một là không có hoài bão, không có khát khao.

Điểm yếu thứ 2 là nô lệ về học thuật, về tư tưởng bên ngoài. Các tôn giáo, lý thuyết đều du nhập. Có thể nói, VN là nơi tiêu thụ văn hóa chứ không phải là nơi sản sinh ra văn hóa.

Thứ 3 là không có tính kế thừa. Triều đại khác lên lại kéo theo nhiều điều tồi tệ hơn trước, vật chất phát triển lên nhưng các cơ sở khác lại đổ nát.

Thứ 4 là khả năng thực thi vô cùng kém, tính thực tế, thiết thực làm cho đất nước hùng mạnh là không có.

Những sai lầm của cha ông phải khắc phục và Trung Nguyên muốn cổ động, nuôi dưỡng thêm 3 tinh thần xuyên thế hệ.

Thứ nhất là tinh thần chiến binh: Nếu thế lực khác vào là phải đè bẹp ngay, chứ không phải run lẩy bẩy như khi Starbucks vô chẳng hạn. Chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng chiến đấu!

Thứ hai là tinh thần doanh nhân, tinh thần hiệp thương.

Muốn giàu thì ông nông dân cũng phải biết trồng quả cà chua bán ra Châu Âu, Châu Mỹ, chính trị cũng phải có tinh thần doanh nhân, thậm chí, văn hóa cũng phải có tinh thần doanh nhân. Đánh một bản nhạc phải biết phổ biến ra thế giới, vẽ một bức tranh phải biết kiếm ra bao nhiêu triệu đô la, chứ đừng coi mình là số 1, số 2 mà ra thế giới, không ai tiếp nhận.

Thứ ba là tinh thần độc lập, sáng tạo, đột phá. Có những quốc gia, họ coi sáng tạo là nguồn năng lượng sống của họ. Một ngày nếu tinh thần sáng tạo mất là dân tộc sẽ biến mất vì thù địch quá lớn, điều kiện vô cùng khắc nghiệt. Trong khi đó, tại Việt Nam, chúng ta vẫn đang rất lối mòn.

- Nói như vậy thì những ồn ào về Starbucks trong thời gian vừa qua phải chăng cũng xuất phát từ những yếu điểm trong suy nghĩ của người Việt?

Đặng Lê Nguyên Vũ: Khi Starbucks vào Việt Nam, tôi ngại tâm lý ngưỡng vọng “nước Mỹ vĩ đại” của người VN, chứ không phải ngại Starbucks, thậm chí có phản ứng ngầm của người tiêu dùng Việt ở đây là muốn mình sành điệu, muốn mình giống người Mỹ. Đó là tư tưởng sính ngoại hay chính là nô lệ.

Chúng ta cần có những quan điểm tỉnh táo hơn, đừng có cổ động cho phương Tây và lấy phương Tây làm chuẩn mực.

Như các bạn đã biết, tôi cổ động cho 5 con linh thú.

Đầu tiên là con đại bàng, bay cao, nhìn xa, nhìn một cái là 60 cây số.

Thứ hai là phải dũng mãnh như con sư tử.

Thứ ba là phải khôn, tinh ranh như con cáo.

Thứ tư là thông tuệ, thông thái như con cú, nhìn trong màn đêm xuyên suốt, không có gì che mắt được màn đêm nhưng cái đầu quay 360 độ.

Và thứ năm, một con vật vô cùng quan trọng là con sói săn mồi trên thảo nguyên, có tính đồng đội, tính kỷ luật, tính lạnh lùng và dứt điểm phối hợp nhịp nhàng.

… Dù sao thì nói chung, tôi tin dân tộc ta sẽ vĩ đại vì có cái chất nhưng bị cài đặt lộn, cần cài đặt lại nếu không sẽ không chạy nổi.
 
Last edited by a moderator:
Đặng Lê Nguyên Vũ: 'Công nghệ trình bày giúp Starbucks thành công'

Từng bị cho là “châu chấu đá voi” khi thách thức với Nestle 9 năm về trước, Trung Nguyên cuối cùng đã vươn lên giành thị phần cà phê hòa hòa tan nội địa. Nay cuộc cạnh tranh mới lại bắt đầu, khi người khổng lồ Starbuck xuất hiện.

- Điều khiến ông lo ngại nhất khi Starbucks vào Việt Nam?

- Hội nhập toàn cầu luôn mang đến cả cơ hội và nguy cơ. Tuy nhiên, nhiều lần tôi đã nói chỉ có tranh đua với những người đi đầu thì ta mới có cơ hội đi đầu. Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta chuẩn bị hành trang cho cuộc hội nhập ấy như thế nào.

Thị trường nội địa đã trở thành thị trường toàn cầu từ lâu vì những thương hiệu lớn của thế giới đều đã có mặt tại Việt Nam và muốn hay không, chúng ta phải nhập cuộc. Có điều, sự chuẩn bị của doanh nghiệp Việt còn kém, vẫn thuần về xuất khẩu thô, gia công, hưởng lợi thấp và không ít doanh nghiệp đã phá sản. Bên cạnh đó, chính sách vĩ mô chưa có sự hậu thuẫn rõ nét trong việc bảo vệ được thị trường nội địa và tạo hậu phương lớn để phát triển ra thế giới cũng là một trong những hạn chế.

- Theo ông, đều gì làm nên sự thành công của Starbucks?

- Sự thành công của một thương hiệu có 2 thuộc tính. Một là nó cung ứng được giá trị sử dụng (vật chất) cho khách hàng. Thứ hai là giá trị biểu tượng và giá trị tâm lý (tinh thần) mà thương hiệu đó xây dựng trong nội cảm của người tiêu dùng.

Tôi cho rằng Starbucks thắng được những hệ thống khác là vì họ có bản sắc ngay tại chính nước Mỹ - nơi chưa từng được định danh trên thế giới về văn hóa ẩm thực (trừ fast-food sau này). Tuy nhiên, sau khi thành công tại Mỹ và phát triển sang châu Âu, Australia… thì họ chưa thành công. Đẳng cấp thưởng lãm cà phê ở châu Âu cao hơn Mỹ rất nhiều nên Starbucks không còn gây ngạc nhiên hay quyến rũ họ nữa.

Tại Australia, Starbucks cũng không thành công vì nền văn hóa không tương đồng. Bên cạnh đó, chính sách bảo vệ các thương hiệu trong nước tại đây cũng rất được chú trọng, người Australia có niềm tự hào riêng của họ.

Starbucks thành công hơn ở những nước châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản... tôi cho rằng một phần vì ý niệm về "giấc mơ Mỹ" - biểu tượng cho điều gì đó tân kỳ, giàu có... nên gây tò mò, cuốn hút. Như chúng ta đã biết, hiện nay, một số giá trị của Mỹ được chấp nhận trên toàn cầu.

- Theo ông, cơ hội thành công của Starbucks tại Việt Nam là bao nhiêu?

- Tôi cho rằng với tâm thế đón chào và ngưỡng vọng hiện nay của nhiều người Việt Nam thì Starbucks không có gì khó khăn. Những vấn đề thương mại, phong cách phục vụ... của họ được đúc kết từ hàng trăm năm và chinh phục rất nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên, tôi cho rằng khẩu vị không phải là điều chính tạo nên sự thành công của Starbucks

Nước Mỹ có thể thành công về khoa học công nghệ, quân sự, kỹ thuật... và rất nhiều lĩnh vực khác. Nhưng về ẩm thực thì Việt Nam có tên tuổi hơn họ rất nhiều. Chúng ta vẫn thấy nào CNN, CNBC… vẫn giới thiệu những món ẩm thực đường phố, món cổ truyền… của Việt Nam đã làm cho bao du khách mê mệt. Chỉ có điều ta đang thiếu "công nghệ trình bày" để quảng bá sản phẩm của mình, trong khi người Mỹ giỏi điều đó và chúng ta nên học hỏi điểm này.

- Ông vừa nói đến "công nghệ trình bày" là điều làm nên thành công của Starbucks cũng như nhiều thương hiệu Mỹ. Trung Nguyên đã làm điều này đến đâu thưa ông?

- Chúng tôi có xuất phát điểm thấp nằm trong bối cảnh chung của Việt Nam nhưng chúng tôi có tư tưởng riêng và đã đặt ra những giai đoạn chiến lược phát triển ngay từ ngày đầu khởi nghiệp. Sau những giai đoạn "lấy không thắng có", "lấy nhỏ giành lớn"... giờ là giai đoạn chúng tối đi từ rộng tới sâu, từ Việt Nam ra quốc tế. Trung Nguyên đang trên đường đi để dần hoàn thiện mình.

- Vậy chiến lược trong năm 2013 của các ông là gì?

- Năm 2013, Trung Nguyên có 2 việc quan trọng. Thứ nhất, chúng tôi coi ASEAN là thị trường nội địa và sẽ dần dịch chuyển trung tâm điều hành.

Thứ hai là bắt đầu diễn trình chinh phục nước Mỹ. Trung Nguyên phải làm sao để thuyết phục được người Mỹ rằng chúng tôi khác biệt và hay hơn Starbucks như thế nào, từ quan điểm cà phê, mô hình cho tới tất cả sản phẩm, dịch vụ,... Chúng tôi cho rằng, nếu chinh phục được thị trường Mỹ thì có thể chinh phục được toàn cầu.

danglenguyevu_480.jpg

- Tham vọng này có quá lớn?

- Tôi không muốn nói nhiều nhưng hãy cho chúng tôi thời gian thực thi. Tôi nghĩ thời gian vẫn còn nhiều, chúng tôi mới có lịch sử 16 năm trên nền tảng của một đất nước mới thoát đói nghèo. Trong khi các đối thủ đã có lịch sử dài gấp mấy lần với một hệ thống kỹ thuật phát triển, vượt xa ta hàng trăm năm.

Không chỉ Trung Nguyên, mà nhiều thương hiệu Việt có thiệt thòi là xuất phát từ một môi trường thấp, đi đến để chinh phục những người khổng lồ ở các thị trường lớn nên mong nhận được sự ủng hộ của đồng bào.

Tôi muốn dẫn chứng câu chuyện của 9 năm trước, khi chúng tôi có một đội ngũ vô cùng bé nhỏ, một xưởng với 2 cái máy chế biến cà phê. Chúng tôi thách thức sẽ chiến thắng Nestle và khi đó rất nhiều người đã nói Trung Nguyên là "châu chấu đá voi", những người hoang tưởng... Nói về Nestle trong ngành cà phê hòa tan, thương hiệu này từng lớn mạnh không kém Starbucks khi chiếm lĩnh 65% thị phần hòa tan của thế giới. Và sau 9 năm, hiện nay chúng tôi đã vượt qua họ về cà phê hòa tan, buộc họ phải thay đổi gu, thậm chí đổi tên lẩn vào hàng hóa Việt Nam.

- Ông có thể đánh giá về thế mạnh và điểm yếu của Trung Nguyên?

- Chúng tôi thua các thương hiệu thế giới về hạ tầng vật chất, sức mạnh tài chính, kỹ năng quản trị, về lịch sử của thương hiệu... nhưng đừng nhìn vào những cái đó vì nếu so sánh như thế thì Trung Nguyên thua xa lắm. Nhưng chúng tôi sẽ nỗ lực gấp 10 lần, thậm chí hàng trăm lần họ. Hãy cho Trung Nguyên thời gian! Thực tế là Nestle có sức mạnh gấp nhiều lần Starbucks và chúng tôi đã thắng họ tại Việt Nam.

- Ông nghĩ sao nếu các hãng đồ uống nước ngoài sẽ thay đổi khẩu vị của người Việt Nam hay không?

- Không, vĩnh viễn không, tôi khẳng định điều này. Cùng lắm là đa dạng khẩu vị thêm chứ cái gu sẽ không thay đổi. Người Việt tuy cởi mở, dễ chấp nhận nhưng cái gì là sâu thẳm tâm hồn thì không bao giờ đổi. Câu chuyện của Nestle chứng minh điều này, họ đã phải Việt hóa.

- Nhiều người cho rằng, tình trạng làm giả đang trở thành nỗi lo ngại đối với ngành cà phê Việt, ông nghĩ sao về điều này?

- Để phát triển, ngành cà phê của Việt Nam có một số vấn đề cần dọn dẹp và tiêu chuẩn hóa. Tôi cho rằng, không chỉ ngành cà phê mà tất cả những ngành khác cũng đang phải cạnh tranh với người khổng lồ khắp toàn cầu. Chính vì thế, tôi hi vọng Chính phủ sẽ có chính sách hậu thuẫn góp phần chuẩn hóa một số vấn đề, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc bảo vệ hàng Việt. Nếu như dịch vụ, sản phẩm Việt xứng đáng hãy hậu thuẫn và ủng hộ họ!
 
Trung Nguyên sắp mở quán cà phê ở Mỹ

Chủ tịch Trung Nguyên - ông Đặng Lê Nguyên Vũ mong muốn người Mỹ sẽ được thưởng thức cà phê thực thụ và sản phẩm của hãng được ưa chuộng tại thị trường này.

trung_nguyen_coffe_490.jpg

Hãng bán lẻ cà phê lớn nhất Việt Nam - Trung Nguyên đang dự định mua lại một số nhà máy rang xay cà phê ở Mỹ, đồng thời mở cửa hàng ở Seattle, New York và Boston ngay trong năm nay. Ý định này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi chuỗi cà phê lớn nhất thế giới Starbucks mở cửa hàng đầu tiên ở TP HCM ngày 1/2.

Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Chủ tịch Trung Nguyên - ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho biết họ sẽ bán khoảng 15% cổ phần công ty để có kinh phí cho việc này. 60 cửa hàng của Trung Nguyên tại Việt Nam đang phục vụ cà phê theo phong cách Việt, cùng một số hương vị như espresso của Italy và cà phê kiểu Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Vũ tin rằng sự đa dạng này sẽ được ưa chuộng tại Mỹ.

Ông cho biết: "Khách hàng tại Mỹ sẽ được uống cà phê thực sự. Mức độ thưởng thức cà phê của họ có lẽ vẫn chưa cao lắm. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ thay đổi điều đó". Trung Nguyên sẽ tập trung vào các loại đặc sản như dòng "Legendee", mô phỏng hương vị cà phê chồn. Đây là loại cà phê đắt đỏ và hiếm nhất thế giới. Theo website của hãng, Trung Nguyên đã khám phá ra loại enzyme tái tạo được quá trình tiêu hóa cà phê trong cơ thể chồn, để tạo ra hương vị giống thật cho sản phẩm này.

Doanh thu của Trung Nguyên đã tăng 32% năm 2012 lên 200 triệu USD. Theo ông Vũ, con số này sẽ gấp đôi trong năm nay do nhu cầu cà phê đóng gói ở Trung Quốc và Đông Nam Á tăng manh. Ông dự đoán Trung Nguyên sẽ cán mốc 1 tỷ USD năm 2016.

Đặng Lê Nguyên Vũ cho biết ông sẽ xây dựng một thương hiệu toàn cầu và "một đế chế cà phê" trong vòng 10 năm tới, để cạnh tranh với Starbucks. Ông cũng tiết lộ công ty đang cân nhắc làm IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng), nhưng vẫn chưa ấn định thời điểm.

"Nếu Trung Nguyên vẫn gắn chặt với các sản phẩm cốt lõi và nỗ lực thu hút những khách hàng muốn thưởng thức hương vị mới lạ, đặc biệt là từ các nước khác, họ có thể mở nhiều cửa hàng và kinh doanh thành công. Người Mỹ luôn cởi mở với các nhãn hàng khác nhau, từ các nước và các nền văn hóa khác nhau", Jack Russo, một nhà phân tích tại Edward Jones & Co - hãng tư vấn tài chính cho các công ty tiêu dùng, nhận định.

Đặng Lê Nguyên Vũ dự định tăng số cửa hàng cà phê của hãng lên 200 trong hai năm tới. Công ty hiện có hơn 3.000 nhân viên và điều hành 5 cửa hàng tại Singapore.

Kể từ ngày khai trương, cửa hàng đầu tiên của Starbucks tại Việt Nam luôn tấp nập. Cửa hàng này chỉ cách nhà hàng mới của Burger King ở chợ Bến Thành - trung tâm du lịch - thương mại của TP HCM 1,6 km.

John Culver - Chủ tịch Starbucks tại khu vực Trung Quốc - châu Á - Thái Bình Dương cho biết: "Chúng tôi sẽ tăng trưởng mạnh mẽ" ở Việt Nam và sẽ có "hàng trăm cửa hàng Starbucks tại đây". Đáp lại, Đặng Lê Nguyên Vũ cũng cho biết ông đã sẵn sàng cạnh tranh với Starbucks bằng kế hoạch phát triển trong ba năm tới.

Để việc tấn công vào Mỹ được thuận lợi, Trung Nguyên sẽ hợp tác với các chuyên gia về cà phê có chung tham vọng mở rộng ra toàn cầu. Các nhà đầu tư có thể mua tối đa 15% cổ phần của Trung Nguyên. Sau 10 năm, tỷ lệ này có thể tăng lên 30%. Ông Vũ cho biết họ đang đàm phán với các "người chơi chính" trong ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, ông từ chối tiết lộ tên tuổi cụ thể.

Peter Saleh, nhà phân tích tại Telsey Advisory Group (Mỹ) cho biết: "Vượt qua Starbucks hay McDonald's là việc nói dễ hơn làm. Quá trình này cần rất nhiều tiền bạc, nhân lực và nền tảng kiến thức".

Theo ông Vũ, cửa hàng đầu tiên của Trung Nguyên tại Mỹ có thể được đặt tên khác và nằm ở địa điểm mang tính "biểu tượng". Các cửa hàng gần đây của Trung Nguyên ở Việt Nam có khá nhiều nét tương đồng với Starbucks, như ghế bành to, âm nhạc và thực đơn có cả cà phê, sinh tố hay snack. Một số nơi còn có kệ sách với các cuốn như "Bảy thói quen của người thành đạt" hay tiểu sử của nhà sáng lập Apple - Steve Jobs. Ông Vũ cho biết mình đã đích thân chọn những quyển sách này để khích lệ tinh thần người Việt trẻ.

Ông nói: "Starbucks không còn giữ được bản sắc riêng như thời kỳ đầu nữa. Họ sắp hết thời rồi, và chúng tôi sẽ là những người thay thế".
 
Tham vọng doanh thu một tỷ USD của Trung Nguyên

Ông chủ hãng cà phê Việt đặt ra mục tiêu đạt doanh thu một tỷ USD vào năm 2016 và thâm nhập thị trường Mỹ.

Theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Trung Nguyên sẽ tiến vào thị trường Mỹ với việc xúc tiến mua lại một số nhà máy rang xay cà phê ở Mỹ, đồng thời mở cửa hàng ở một số thành phố như Seattle, New York, Boston. "Để có kinh phí thực hiện, chúng tôi sẽ bán khoảng 15% cổ phần công ty để có kinh phí thực hiện", ông nói

- Là một doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản, ông đánh giá thế nào về lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam trong năm qua?

Có thể nói rằng, điểm sáng lớn nhất năm qua trong lĩnh vực kinh tế thuộc về ngành nông nghiệp. Chưa có một năm nào ngành nông nghiệp lại mang về lợi ích cao đến vậy cho nền kinh tế Việt Nam, cho dù chúng ta mới dừng lại ở dạng khai thác thô.

Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản lên đến gần 28 tỷ USD, trong đó, riêng trong ngành cà phê xuất khẩu tới 1,7 triệu tấn, mang về hơn 3,74 tỷ USD, các ngành lúa gạo, tiêu, điều, cao su, thuỷ sản… đều mang lại những giá trị tỷ đô cả. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như vậy, những con số trong xuất khẩu của ngành nông nghiệp càng cho thấy đây chính là thế mạnh chiến lược của Việt Nam.

Tôi tin là nếu chúng ta biết cách làm, không chỉ khai thác để xuất thô mà biết đóng gói, trình bày, biết cách làm thương hiệu, hình ảnh… thì nông sản, nông nghiệp có thể mang về giá trị cả trăm tỷ đô la cho Việt Nam mỗi năm. Bên cạnh đó, với khoảng 70 - 80% dân số sống ở nông thôn và sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, nếu chúng ta làm tốt lĩnh vực này thì nông nghiệp sẽ còn đóng vai trò quan trọng để nâng cao đời sống của người dân và giúp ổn định xã hội.

Không những thế, khi chúng ta khai thác và nhìn nhận gắn với các giá trị lịch sử, văn hoá của dân tộc, thì nông nghiệp còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch sinh thái, dưỡng sinh… với những giá trị văn hoá ăn - ở - mặc của người Việt. Bên cạnh đó, nó còn đóng vai trò là ngọn cờ trong ngoại giao, vì nó giải quyết vấn đề an ninh lương thực cho thế giới và nông nghiệp cũng đóng góp rất hữu ích vào việc giữ gìn môi trường sống cho con người.

a_trung_nguyen.jpg

- Cảm nhận của ông sau một năm nhiều khó khăn của nền kinh tế với tư cách là một doanh nhân?

Năm 2012, chúng ta chứng kiến một năm đầy khó khăn của nền kinh tế, đặc biệt đối với các doanh nghiệp. Nền kinh tế phải đối mặt với một loạt vấn đề khó khăn như tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, lạm phát gia tăng, niềm tin suy giảm, nhưng có lẽ lo lắng lớn nhất chính là vấn đề vốn đầu tư của xã hội giảm sút hơn bao giờ hết.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới vấn đề này, cả từ phía chủ quan và khách quan. Có thể thấy rằng, khi hội nhập vào quá trình toàn cầu hoá ngày càng sâu, các doanh nghiệp của chúng ta chưa có kinh nghiệm, chưa lường định được, khả năng nhận diện kém về những tác động tiêu cực của quá trình này.

Thêm nữa, trong vấn đề hoạch định chính sách, chiến lược, chúng ta chưa hướng ra bên ngoài và phóng tầm nhìn về tương lai mà còn luẩn quẩn với những tư duy hướng về quá khứ và quay vào bên trong.

Ngoài ra, chúng ta cũng thấy rằng động cơ, động lực của các doanh nhân còn mang tính cá nhân, thiên về lợi ích riêng lẻ của những nhóm, những cá thể... mà chưa hướng tới một nền kinh tế lành mạnh với động lực là tạo dựng sự phát triển mạnh mẽ và bền vững cho quốc gia, dân tộc.

- Theo ông, để vượt qua khó khăn hiện nay, các doanh nhân phải làm gì?

- Theo tôi, đã đến lúc các doanh nhân phải nhìn nhận lại chính mình, xem đâu là năng lực cốt lõi của mỗi doanh nghiệp, gạt bỏ những gì không phải là sở trường hoặc thu hẹp quy mô những lĩnh vực không nhiều cơ hội để tập trung cao độ vào lĩnh vực thế mạnh. Các lãnh đạo cũng phải tính toán tối ưu hóa tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp nhằm tiếp tục đối phó và phát triển khi cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu có thể diễn ra trầm trọng hơn trong tương lai.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là vấn đề đối phó, để phát triển bền vững về lâu dài, các doanh nhân cũng cần phải xác lập lại tâm thế và đưa ra được những chiến lược phát triển đặc sắc của mình trong bối cảnh mới, khi mà các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt và cạnh tranh sống còn với những doanh nghiệp lớn trên thế giới ngay tại thị trường Việt Nam.

- Ông mong đợi điều gì từ chính sách điều hành của Chính phủ?

Tôi đã nhận thấy những tín hiệu tích cực từ những giải pháp của Chính phủ qua thông điệp của Thủ tướng Chính phủ ngay trong ngày đầu năm mới 2013 và đến Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ tiếp ngay sau đó. Trong đó, tôi đánh giá rất cao những nỗ lực để mang lại niềm tin cho thị trường, bởi niềm tin cũng như khả năng tự tin của doanh nghiệp chúng ta đang rất yếu ớt và để tạo lập, xác lập lại sẽ cần nỗ lực cao độ.

Tôi cho rằng triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm nay phụ thuộc rất nhiều vào những quyết định trong việc lựa chọn chiến lược của chính phủ. Nhìn lại những gì chúng ta đang trải qua, kinh nghiệm chúng ta cũng đã có sau những cọ xát của quá trình hội nhập toàn cầu, tôi nghĩ Chính phủ không những cần giải quyết những vấn đề cấp bách trong hiện tại để xây dựng niềm tin cho giới doanh nghiệp cũng như cộng đồng xã hội, mà song song đó, cần phải tính toán những biện pháp lâu dài để hướng tới mục tiêu đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.

Những quyết định chiến lược của Chính phủ liên quan tới định vị chiến lược, lựa chọn chiến lược, xây dựng những hệ thống thực thi vào thời điểm này là rất quan trọng.

Chính những hậu thuẫn và chính sách vĩ mô trên những lựa chọn đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp thành công, hình thành nên những ngành thế mạnh của Việt Nam cạnh tranh với thế giới, tiến đến cụm ngành, liên ngành, thậm chí tiến đến hệ sinh thái đặc trưng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng trên thế giới, ví dụ như nông nghiệp.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần chuẩn bị cho một lớp doanh nhân mới, chuẩn bị cho họ từ tâm thế, cho tới những lĩnh vực, những ngành và chính sách thiết thực để có thể cạnh tranh được trên thế giới. Bên cạnh đó, cần có những quyết sách để giáo dục, nuôi dưỡng tâm thế khởi nghiệp mới này trên nhiều cấp bậc, thậm chí đưa vào hệ thống giáo dục đào tạo ngay từ bây giờ. Với khoảng 25 triệu thanh niên, một chương trình khuyến khích khởi nghiệp mang tầm cỡ quốc gia, thậm chí có thể là một Quốc sách, sẽ tạo ra vận hội mới cho tương lai Việt Nam.

- Ông có thông điệp gì đối với người tiêu dùng trong nước?

Về phía cộng đồng, tôi cho rằng cần thiết phải truyền thông mạnh hơn nữa trong việc kêu gọi người tiêu dùng trong nước ưu tiên dùng hàng Việt Nam nếu như doanh nghiệp Việt có sản phẩm xứng đáng. Điều đó sẽ tạo ra nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp Việt, cảm thấy được nuôi dưỡng trong chính cộng đồng, đồng bào của mình, tạo hậu phương vững chắc để đi chinh phục các thị trường ngoài nước.

Ảnh hưởng của những cuộc khủng hoảng toàn cầu đang tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn từ bên ngoài, chính phủ của nhiều nước đã thậm chí coi đây là những cuộc "chiến tranh không khói súng" có sức tàn phá không kém gì những cuộc chiến tranh thực sự. Tôi cho rằng cộng đồng bên trong nên cùng nhau quyết tâm, đồng lòng thực thi những lựa chọn chiến lược đúng đắn để cùng vượt qua thời kỳ khó khăn này.

- Kế hoạch mới của Trung Nguyên trong năm 2013 là gì?

Năm 2013, Trung Nguyên xác định bước ra thị trường thế giới, mà trước hết, chúng tôi sẽ tham gia vào thị trường ASEAN và coi đây như là thị trường nội địa của mình. Bên cạnh đó, Trung Nguyên sẽ tiến vào thị trường Mỹ với việc xúc tiến mua lại một số nhà máy rang xay cà phê ở Mỹ, đồng thời mở cửa hàng ở một số thành phố như Seattle, New York, Boston..., chúng tôi sẽ bán khoảng 15% cổ phần công ty để có kinh phí thực hiện.

Hiện Trung Nguyên có khoảng 3.000 nhân viên, doanh thu năm 2012 đạt 200 triệu USD, tăng 32% so với năm 2011. Dự kiến doanh thu năm 2013 sẽ tăng gấp đôi do nhu cầu cà phê đóng gói ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc... tăng mạnh. Trung Nguyên đặt ra mục tiêu đạt doanh thu một tỷ USD vào năm 2016.

Tôi cho rằng, hội nhập sâu vào thị trường thế giới, cơ hội nhiều nhưng cũng có cả nguy cơ. Tuy nhiên chỉ có cạnh tranh trực tiếp với những thương hiệu toàn cầu thì Trung Nguyên mới có thể thành công ở thị trường thế giới được. Điều này đòi hỏi sự chuẩn bị thật kỹ càng về hành trang cho cuộc hội nhập để giành chiến thắng.
 
Trung Nguyên và Highlands Coffee: 2 nước cờ

Hai tên thương hiệu Trung Nguyên và Highlands Coffee phát sinh từ cùng một gốc, đều có các bước tiến mạnh mẽ ra thị trường ngoài nước với “nước cờ” cơ bản là giống nhau.

trung-nguyen-va-highlands-coffee-2-nuoc-co.jpg

Cả hai thương hiệu cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc phục vụ người dân VN chuộng cà phê mạnh. Có nhiều điểm khá tương đồng, nhưng với hai chiến lược phát triển thương hiệu khác nhau, hai DN này đã chiếm lĩnh thành công những thị phần quan trọng của thị trường cà phê VN. Hãy xem những nước cờ của họ đi như thế nào.

Trung Nguyên : chăm chút “gout” của khách

Thương hiệu Trung Nguyên được đặt theo cách thông thường nhất. đó là lấy chính tên địa danh nơi sản phẩm này được coi là đặc sản. Cách đặt tên thương hiệu này thừa hưởng gần như trọn vẹn thế mạnh đã thành danh của địa phương.

Xuất phát điểm kinh doanh là người bỏ mối cà phê cho các hàng quán bán lẻ nên ông chủ Đặng Lê Nguyên Vũ nắm khá rõ “gout” của khách hàng. ở đây bao gồm cả người uống lẫn chủ quán, vì vậy đã tìm ra các công thức chế biến hợp với người tiêu dùng việt, nhất là từ các địa phương miền Trung trở vào.

Tiến thêm một bước nữa, khi tiến hành phương thức kinh doanh nhượng quyền (franchise), các điều khoản ràng buộc của Trung nguyên có vẻ “thoáng” nên sức lan tỏa khá nhanh.

Các chương trình quảng bá khá rầm rộ của Trung nguyên cũng khiến thương hiệu này hiện diện nhiều hơn trong con mắt người tiêu dùng.

Ngoài các chương trình quảng cáo liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng vào giờ vàng, vị trí vàng, Trung nguyên còn chú tâm tổ chức các mô hình lễ hội cà phê, thiên đường cà phê hay mới đây nhất là cuộc thi Nữ hoàng cà phê.

Các mô hình này tuy không mới và không thật hấp dẫn công chúng nhưng lại được thế mạnh là đánh vào tính tự tôn quê hương, dân tộc và dễ được các cấp chính quyền cũng như báo chí (địa phương và trung ương) sẵn sàng ủng hộ...

Sau chỉ hơn chục năm góp mặt vào “chiến trường khốc liệt”, Trung Nguyên chắc chắn đã khẳng định vị trí số 1 tại thị trường cà phê pha VN, vượt trội hơn hẳn các thương hiệu cà phê tư nhân, quốc doanh, thậm chí là cả các tên tuổi quốc tế.

Để vươn ra thị trường ngoài nước cũng như các dạng cà phê hòa tan, cà phê đóng hộp… Trung Nguyên vừa khai thác thế mạnh thương hiệu đã hình thành, vừa tạo các thương hiệu mới phù hợp hơn như cà phê hòa tan G7, cà phê bột cao cấp Legendee, hay cà phê thảo dược Passiona.

Những thương hiệu “ăn theo” này liệu có thành công rực rỡ còn phải đợi thời gian trả lời, nhưng nếu cái gốc Trung nguyên vẫn đứng vững thì thắng lợi chỉ còn là vấn đề thời gian.

Highlands : Sự khác biệt sành điệu

Highlands Coffee hiện cũng là một cái tên xuất hiện vào thời kỳ bùng nổ kinh tế sau đổi mới của công ty Việt Thái quốc tế do doanh nhân Việt kiều phát triển. Cùng mang danh là cà phê của cùng cao nguyên, Highlands Coffee lợi dụng được thế mạnh của ngôn ngữ hội nhập.

Ban đầu DN chủ yếu tham gia chế biến, đóng mác và xuất khẩu ra nước ngoài. Sau đó, khi thấy thị trường cà phê bán quán ở VN có tiềm năng, họ đã nhảy sang mảng này.

Hiện thời, Highlands Coffee có thể coi là thương hiệu quán cà phê hạng sang nổi tiếng nhất và có số lượng lớn nhất tại VN. Nhưng nếu trở về trước, cách nay tầm hơn chục năm, khi các quán Highlands Coffee đời đầu chỉ quanh quẩn với mấy siêu thị như Maximart thì không mấy ai tiên đoán được sự thành công của nó.

Không quảng bá rầm rộ, không kinh doanh nhượng quyền, ông chủ David Thái dường như tập trung hơn vào chất lượng dịch vụ và nâng cao đẳng cấp thương hiệu thông qua chất lượng hàng hóa, phục vụ.

Các quán Highlands Coffee được hình thành không vội vã nhưng cũng khá nhanh chóng. Vị trí của các quán Highlands Coffee là thế mạnh đặc biệt của thương hiệu này.

Nó đồng hành cùng tất cả các trung thâm thương mại và cao ốc lớn, đồng thời có mặt tại các địa đỉnh thuộc hàng “danh thắng” tưởng không ai có thể “vào” được như chân cột cờ (kỳ đài), không gian bên hông Nhà hát Lớn tại Hà Nội, hay chiếm lĩnh toàn bộ sân sau nhà hát TP.HCM.

Bên cạnh đó, nhờ có thiết kế chuẩn với các modul từ khu chế biến, không gian trong nhà, ngoài trời,… cho tới cả khu vệ sinh nên các quán Highlands Coffee rất dễ nhận biết và tạo sự thoải mái cho người dùng.

Do chế độ đào tạo và luân chuyển nhân viên linh hoạt nên kể cả khi bạn vào một quán Highlands Coffee vừa mới mở cũng nhận được chất lượng dịch vụ tương đương như trong quán đã vận hành lâu năm.

Các quán Highlands Coffee cũng liên tục cung ứng các sản phẩm, gói sản phẩm mới và ít nhiều đã giữ chân được khách hàng trung thành cho dù đang chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt đến cả từ các thương hiệu Việt lẫn các nhãn hàng quốc tế như Gloria Jeans, Coffe been & Tea Leaf, và mới đây nhất là Starbuck.

Không chỉ khẳng định mình tại thị trường nội địa, hai tên thương hiệu Trung Nguyên và Highlands Coffee phát sinh từ cùng một gốc, đều có các bước tiến mạnh mẽ ra thị trường ngoài nước với “nước cờ” cơ bản là giống nhau. Ban đầu xuất khẩu hàng, về sau tiến tới mở chuỗi cửa hàng mang thương hiệu của mình.

Thành công sẽ đến ở mức độ nào hiện thời chưa ai có thể khẳng định, nhưng chúng ta không thể không tự hào khi thấy đâu đó ở Singapore, Philippines, trên đất Âu hay xứ Mỹ những thương hiệu cà phê Việt đã thành danh.
 
Top