What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vietnam Lobby.vn

J Street và “cuộc chiến” vận động hành lang không cân sức

J Street - một tổ chức Do Thái mới nổi ở Washington DC - đang nuôi tham vọng làm một cuộc "cách mạng" trong làng vận động hành lang Do Thái, đồng thời trực tiếp đe dọa vị thế độc tôn của Ủy ban Công vụ Mỹ - Israel (AIPAC) - tổ chức Do Thái lớn nhất và quan trọng nhất - trên "sàn đấu" Washington

So với thực lực quá hùng hậu của AIPAC và các tổ chức Do Thái truyền thống ở Mỹ thì J Street quả là quá "mỏng", như chàng tí hon David so với gã khổng lồ Goliath. J Street hiện còn quá non trẻ, mới được thành lập vào tháng 4/2008, xét về thời gian hoạt động thì không thể so sánh với AIPAC với bề dày lâu đời hơn nhiều (thành lập từ thập niên 50 thế kỷ trước)

Thành viên ban đầu của J Street cũng chỉ có 3 người, một năm rưỡi sau tăng lên được 6 người. Ngân sách hoạt động của J Street cũng hết sức "bèo": 1,5 triệu USD vào thời điểm thành lập, và hiện nay vào khoảng 5 triệu USD, được huy động từ các “Mạnh Thường Quân” thuộc đủ mọi giới, kể cả những cá nhân, tổ chức không phải Do Thái

Với một điều kiện nhân lực và tài lực như thế chỉ nói đến việc tồn tại thôi đã khó chứ chưa nói đến phải "đấu" với AIPAC và các tổ chức Do Thái khác. Thế nhưng J Street đã tồn tại được và đang ngày càng lớn dần lên. Cho đến kỳ đại hội đầu tiên diễn ra từ ngày 25/10 đến 4/11 vừa qua, J Street đã thật sự trở thành tâm điểm chú ý khi thu hút đến 1.500 đại biểu, trong đó có cả Cố vấn An ninh Quốc gia James Jones

Theo giới chuyên gia, điểm mạnh nhất của J Street là biết khai thác triệt để sự tiện lợi, nhanh chóng và tính tiết kiệm của Internet để phục vụ cho việc huy động lực lượng ủng hộ từ khắp nước Mỹ. Từ khi thành lập cho đến nay, tổ chức này vẫn chủ yếu dựa vào e-mail để giao tiếp và liên lạc với các mạng lưới chân rết khắp nơi

Điều quan trọng làm mọi người chú ý đến J Street là ở chỗ tổ chức này vận động hành lang cho Israel nhưng không giống, thậm chí trái ngược với các tổ chức Do Thái truyền thống (như AIPAC). J Street không theo đường lối bằng mọi giá phải giành được sự ủng hộ cao nhất ở Washington cho Israel

AIPAC thậm chí còn cài cả điệp viên vào bộ máy chính quyền Mỹ (vài vụ điệp viên Israel cài cắm trong Bộ Quốc phòng Mỹ bị phanh phui mấy năm qua là một ví dụ). Còn J Street thì khác, tổ chức này đang có được cảm tình của Nhà Trắng hơn bất kỳ tổ chức Do Thái nào khác hiện nay ở Mỹ do có quan điểm phù hợp với các chính sách của Tổng thống Barack Obama đối với khu vực Trung Đông

J Street ủng hộ giải pháp "2 nhà nước" mà Tổng thống Obama quyết thực hiện cho bằng được. Đối với vấn đề hạt nhân Iran, J Street cũng chủ trương không ủng hộ Israel dùng vũ lực để ép Iran

Những gì J Street đang tiến hành vận động cho thấy tổ chức này đang thúc đẩy một cuộc "cách mạng" trong giới vận động hành lang Do Thái "thân Israel". Cuối năm 2006, một nhóm hoạt động từ thiện người Do Thái theo tư tưởng tự do, trong đó có Jeremy Ben-Ami (hiện là Giám đốc điều hành), họp nhau lại bàn chuyện tập hợp các tổ chức Do Thái tiến bộ thành một tổ chức lớn hơn, mạnh hơn để hoạt động hiệu quả hơn

Và cái tên J Street được đề cập như một bản sao của "K Street" (phố vận động hành lang nổi tiếng ở Washington). Sự ra đời của J Street gần như trùng hợp với sự xuất hiện của Thượng nghị sĩ Obama trong cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 2008. Khẩu hiệu mà J Street ngầm theo đuổi là "vì hòa bình và an ninh Israel" của mình

Trong bối cảnh hiện nay, khi mà các tổ chức Do Thái tiếp tục hoành hành Washington, tiếp tục nắm lấy yết hầu của nước Mỹ mà lèo lái, thì sự vận động của J Street có thể được ví như "liều thuốc" nhằm trung hòa những "độc tố" do các tổ chức Do Thái truyền thống tiêm vào guồng máy chính trị Mỹ

Tuy nhiên, tình hình chung cho thấy chỉ mỗi J Street thì khó mà tạo được sự thay đổi nhanh chóng chiều hướng vận động hành lang Do Thái, cũng như một mình Tổng thống Obama thì khó mà thay đổi được nếp nghĩ cùng với hành động của guồng máy chính trị Mỹ đối với các vấn đề liên quan đến Israel và Trung Đông

Việc nước Mỹ quá thân Israel không phải bây giờ mới có mà đã ăn sâu trong não của nhiều thế hệ chính khách nước Mỹ hàng chục năm qua, đến nỗi đã trở thành một thứ "luật" mà bất cứ tổng thống mới nào của nước Mỹ cũng đều phải ghi nhớ và thực hiện nghiêm túc

Cho đến nay, những chính sách, giải pháp mới của ông Obama ở khu vực Trung Đông vẫn chưa nhận được sự ủng hộ cần thiết của Quốc hội Mỹ, nơi mà lực lượng thân Do Thái không chỉ có ở đảng Cộng hòa mà cả một bộ phận khá đông trong đảng Dân chủ

Và hiệu quả thúc đẩy hòa bình tại đây của ông cũng chưa thấy xuất hiện. Vì vậy, việc thay đổi nếp nghĩ "thân Do Thái" ở Washington, làm cho hòa bình thật sự ngự trị ở khu vực Trung Đông, để cho Israel không còn bị cô lập giữa cộng đồng khu vực như hiện nay, đối với nước Mỹ mà nói còn khó hơn là phóng tàu thăm dò lên sao Hỏa!

Nó đòi hỏi thời gian rất lâu và nhiều thế hệ "Obama" sau này với quyết tâm cao mới hy vọng thực hiện được. Nhưng với nhiều "J Street" cùng hỗ trợ thì mọi việc có thể sẽ diễn ra nhanh hơn chăng ?

Lobby Do Thái
 
Last edited:
Ông Obama phản đối bỏ hạn chế vận động hành lang

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng phê phán quyết định mới đây của Toà án Tối cao Mỹ, dỡ bỏ những hạn chế về tài chính mà các công ty Mỹ được sử dụng để vận động chính trị, cho rằng điều này sẽ dẫn đến việc không ngăn chặn được ảnh hưởng của các nhóm đặc quyền

Trong bài phát biểu hàng tuần trên đài phát thanh ngày 23/1, ông Obama khẳng định đã giành chiến thắng trước các nhóm đặc quyền trong một năm tại vị vừa qua

Cụ thể, ông đã "đóng cánh cửa đang xoay chuyển giữa các công ty vận động hành lang và chính phủ" ngay trong ngày đầu tiên giữ cương vị tổng thống bằng một sắc lệnh hành chính, trong đó nghiêm cấm các cận sự vận động hành lang chính quyền một khi họ đã ra khỏi hàng ngũ nhân viên của ông

Theo ông, quyết định nói trên của Toà án Tối cao sẽ làm đảo ngược tất cả những tiến bộ đã đạt được

Trước đó, ngày 21/1, Toà án Tối cao Mỹ đã ra quyết định cho phép các công ty và hội đoàn "chi tiền không hạn chế" cho các ứng cử viên mà họ ủng hộ hoặc phản đối. Tuy nhiên, quyết định này cũng đòi hỏi các công ty và hội đoàn phải công khai các khoản chi của họ

Hầu hết các nghị sĩ Cộng hoà đều hoan nghênh quyết định này, cho rằng nó sẽ thúc đẩy tự do ngôn luận và cho phép các đảng chính trị tăng chi tiêu. Một trong số ít người của đảng này phản đối là Thượng nghị sĩ John McCain

Trong khi đó, các nghị sĩ đảng Dân chủ nói họ sẽ ủng hộ các dự luật nhằm hạn chế tác động của quyết định này. Ông Charles Schumer, Chủ tịch Uỷ ban Quy tắc Thượng viện, thậm chí còn gọi quyết định này có tính "phi Mỹ"
 
Last edited by a moderator:
Đổi mới công tác vận động đầu tư “Muốn hơn thì bắc cầu Kiều”

Dù được công nhận là nước có môi trường đầu tư hẫp dẫn và được dự báo 10 năm tới là nơi đầu tư tốt nhất Châu á nhưng Việt Nam vẫn xếp thứ 75 trong bảng xếp hạng về chỉ số tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài trong số 80 nước. Dòng chảy FDI đang ồ ạt đổ vào Trung Quốc đã đặt Việt Nam trước áp lực cạnh tranh và yêu cầu phải đổi mới phương thức vận động đầu tư. Môi trường đầu tư tốt chưa đủ, điều quan trọng là các nhà đầu tư biết được họ sẽ có lợi gì khi đầu tư vào Việt Nam

Xu thế cạnh tranh thu hút FDI đang ngày càng rõ nét và quyết liệt hơn. Trong hơn 100 nước đang phát triển, vốn đầu tư nước ngoài chỉ đổ vào hơn 20 nước tại khu vực Đông á, đầu tư nước ngoài phân bổ rất không đều. Riêng Trung Quốc hàng năm thu hút hơn 40 tỷ USD chiếm hai phần ba lượng FDI đổ vào Đông á. Việc Trung Quốc gia nhập WTO càng làm thị trường này thêm sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Nhiều dự báo cho rằng 5 năm tới FDI vào Trung Quốc có thể tăng gấp đôi. Nhiều nước trong khu vực đặc biệt là các nước ASEAN lo ngại khả năng luồng vốn đầu tư nước ngoài chuyển mạnh sang Trung Quốc. Theo báo cáo của UNCTAD, các dòng FDI vào khu vực Châu á - Thái Bình Dương đã phục hồi với 107 tỷ USD năm 2003 và Trung Quốc đã trở thành nước tiếp nhận FDI lớn nhất thế giới. Điều này đã từng xảy ra với Indonexia và Philippin. Ngoài ra, Việt Nam còn phải chịu sự cạnh tranh trực tiếp của các nước láng giềng Đông Nam á - những nước đang phát triển và có nhu cầu FDI rất lớn. Không tích cực và chủ động thúc đẩy, vận động, kêu gọi đầu tư thì khó có thể thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế lớn

Những năm trước năm 1996, làn sóng đầu tư đổ vào Việt Nam xuất phát từ lòng tin của các nhà đầu tư về một thị trường mới, miền đất mới. Nhiều nhà đầu tư trong đó có những tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư vào Việt Nam chỉ nhằm tạo chỗ đứng trên thị trường, chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả kinh tế, chính vì vậy lượng vốn đầu tư vào Việt Nam rất lớn. Sau nhiều năm thực hiện, các nhà đầu tư đã thực tế hơn, đầu tư thận trọng hơn, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực. Những nước chờ đón đầu tư sau cuộc khủng hoảng đã thay đổi rõ rệt quan điểm đối với đầu tư nước ngoài và đã rất chú trọng khuyếch trương cho mình và xúc tiến đầu tư. Hàn Quốc là một điển hình về cải cách thủ tục đầu tư, coi trọng công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài và đã thành lập cơ quan dịch vụ đầu tư Hàn Quốc. Từ sau năm 1997, đầu tư vào Hàn Quốc liên tục tăng

Còn ở Việt Nam sau một thời gian nguồn FDI giảm sút, Việt Nam mới chợt nhận thấy tầm quan trọng của việc vận động để thu hút được FDI. Mấy năm nay Việt Nam đã lấy lại được nhịp độ tăng trưởng cao, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, môi trường đầu tư được cải thiện đáng kể, tiếp tục duy trì thành công sự ổn định kinh tế vĩ mô, Việt Nam đã nổi lên là địa chỉ an toàn hàng đầu cho đầu tư. Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá Việt Nam sẽ là địa bàn quan trọng trong chiến lược đa dạng hoá đầu tư, giảm thiểu rủi ro sau khi họ đã đầu tư vào Trung Quốc và khu vực Đông Nam á. Việt Nam đã thay đổi nhanh nhờ sự nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Nhờ vậy, sau một thời kỳ giảm sút tình hình đầu tư nước ngoài đã có dấu hiệu khả quan (tháng qua đã có 518 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký 1,6 tỷ USD, vốn bình quân một dự án là 3,1 triệu USD so với mức 2,5 triệu USD cùng kỳ năm trước. Nhưng tốc độ vẫn chậm khiến Việt Nam chưa bắt kịp các nước xung quanh. Chưa xua được sự lo ngại về khả năng thực hiện mục tiêu trong 5 năm 2001-2005 thu hút được 12 tỷ USD vốn FDI cấp mới và 11 tỷ USD vốn FDI thực hiện

Sự nỗ lực trong những năm qua của Chính phủ nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư và thực hiện xúc tiến đầu tư theo phương châm “hôm nay tốt hơn hôm qua” và hướng tới nhu cầu của các nhà đầu tư đã tạo nên kết quả hôm nay. Nhưng ngày hôm nay và những ngày sau hoạt động theo phương châm này không đủ mà phải đặt mục tiêu mình phải bằng và tốt hơn các nước khác. Cần sớm bắc thêm nhịp cầu thu hút đầu tư bằng cáchchuyển phương thức vận động đầu tư từ việc tạo môi trường đầu tư tốt hơn hôm qua sang cách làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam tốt hơn và có ưu thế cạnh tranh so với các nước trong vùng và Quốc tế. Giảm thuế, giảm tiền thuê đất, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa... là những việc làm cần thiết và đã cải tạo cơ bản môi trường đầu tư của Việt Nam nhưng chưa đủ sức thuyết phục các nhà đầu tư đến đây. Không chỉ vì ở đâu việc bắt đầu làm ăn dễ dàng hơn, tiền thuê nhà thuê đất rẻ hơn mà nhà đầu tư lao vào nếu họ không biết chắc họ sẽ thu lợi được bao nhiêu. Với nhà đầu tư, khoản lợi nhuận là điều quyết định có đầu tư hay không, điều kiện thuận lợi chỉ thêm phần thuyết phục hơn. Nhiều khi nếu biết chắc sẽ thu được khoản lợi lớn, không chỉ vì thủ tục kéo dài vài chục ngày hoặc không được hưởng chút ít từ giảm tiền thuê đất mà Nhà đầu tư từ bỏ ý định

Trong bản báo cáo về FDI ở Châu á do Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên hiệp quốc - UNCTAD công bố, Việt Nam vẫn ở thứ 50 trong số 55 nước xếp hạng về chỉ số hoạt động đầu tư. Bởi vì mọi nỗ lực của các cơ quan chức năng mới chỉ làm được việc cải thiện môi trường đầu tư cho hôm nay tốt hơn hôm qua. Theo ông Trần Tuấn Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Bộ Ngoại giao “Giới kinh doanh và đầu tư quốc tế chưa có hình ảnh đúng đắn và khách quan về Việt Nam. Nhiều người nước ngoài đến Việt Nam rất ngạc nhiên về sự khác biệt giữa những gì họ chứng kiến với những suy nghĩ từ hình ảnh không đầy đủ về Việt Nam trước đó”. Điều này phản ánh sự hạn chế về công tác tuyên truyền hình ảnh Việt Nam và công tác vận động đầu tư của Việt Nam. ở các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới như NewYork, London, hầu như không có thông tin gì về môi trường đầu tư Việt Nam. Ông Trần Tuấn Anh dẫn lời Chủ tịch khu công nghiệp MTA: “Trong vòng 10 năm tới Việt Nam sẽ là một điểm quan trọng nhất Châu á. Chỉ có điều đáng tiếc là chúng ta chưa chuyển được thông điệp của mình ra bên ngoài”. Còn theo ông Lê Hữu Quang Huy - Văn phòng Kinh tế Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc thì quan trọng nhất là Việt Nam chưa chứng minh được đầu tư vào Việt Nam có lợi gì hơn so với đầu tư vào Trung Quốc và các nước trong khu vực. Có lẽ vì vậy mà Việt Nam vẫn xếp thứ 75 trong bảng xếp hạng về chỉ số tiềm năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài gồm 80 nước của UNCTAD

Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công trong việc vận động và thu hút đầu tư. Sáu bài học từ thực tiễn thu hút đầu tư nước ngoài của Thành phố này là: Chuyển từ triết lý thu hút đầu tư bằng nỗ lực hoàn thiện môi trường đầu tư tốt hơn hôm qua sang triết lý môi trường đầu tư của ta phải có ưu thế cạnh tranh hơn các nước khác; tách phần lớn các dịch vụ xúc tiến đầu tư ra khỏi cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư; có tổ chức chuyên trách đánh giá mức độ cạnh tranh của môi trường đầu tư của Việt Nam và từng địa phương; có chương trình biện pháp gắn xúc tiến đầu tư và xúc tiến xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả đầu tư nước ngoài ở các khu chế xuất, khu công nghiệp. Xúc tiến đầu tư phải đảm bảo độ sâu và tính chuyên nghiệp, trước hết nhằm vào các dự án quan trọng và quy mô lớn, nhằm vào các đối tác nước ngoài cụ thể

Vụ Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam sẽ tiếp tục xu hướng phục hồi, tỷ lệ số dự án đầu tư tăng so với năm trước nhưng vẫn thấp hơn tiềm năng thực tế của đất nước. Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội lại có xu hướng giảm tốc độ tăng vốn FDI thực hiện chậm hơn tốc độ tăng vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Vì vậy điều quan trọng nhất để tăng FDI vẫn là xây dựng và quảng bá một hình ảnh Việt Nam đầy tiềm năng với một định hướng phát triển rõ ràng. Cần chỉ ra cho các nhà đầu tư vì sao nên đầu tư vào Việt Nam ? Vì Việt Nam không chỉ là nơi có nguồn nhân công rẻ, tài nguyên phong phú... mà quên quảng bá rằng Việt Nam là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng hòng thu hút những nhà đầu tư với mục tiêu xuất khẩu tại chỗ
 
Last edited:
Toyota gửi nhiều nhân viên đến Washington lobby ở Quốc Hội Mỹ
- Alesia Murdoch có 11 năm làm nhân viên bộ phận lắp ráp hộp số của nhà máy Toyota ở Buffalo, West Virginia. Hôm qua cô biết mình có một nghề mới: đi vận động hành lang.

Murdoch là một trong số 23 nhân viên của Toyota được hãng cử đi vận động hành lang ở Quốc Hội Mỹ trước khi có một cuộc diều trần trước Quốc Hội về số xe Toyota bị thu hồi.

Cô cho hay cùng với các đồng nghiệp, cô muốn nhắc nhở với các nhà lập pháp Hoa Kỳ là mặc dù Toyota là của Nhật, song những người bị lệnh thu hồi gây ảnh hưởng lại là người Mỹ đang làm việc trong các xưởng xe lắp ráp của Toyota.

Murdoch nói: Chúng tôi ủng hộ sản phẩm của chúng tôi làm ra. Có thể chúng tôi đang bị khó khăn nhưng Toyota sẽ vững mạnh trở lại.

Có ít nhất 3 Ủy Ban của Quốc Hội hoa Kỳ có kế hoạch tổ chức các buổi điều trần để xem xét liệu cuộc thu hồi có được tiến hành nghiêm chỉnh hay không.

Toyota cử các nhân viên của mình từ 8 tiểu bang có nhà máy lắp ráp xe Toyota và bảo trợ mọi chi phí cho họ. Lẽ ra cuộc điều trần đầu tiên đã diễn ra thứ tư 10/2, nhưng đã được hoãn lại tới 24 tháng 2 do bão tuyết quá lớn.

Tài liệu của Thượng Viện năm 1999 cho thấy Toyota đã bỏ ra 685,684 đô la để vận động hành lang ở Washington, còn năm 2009 là 5.2 triệu đô la, gấp 7 lần con số năm 1999, vượt qua cả Chrysler.
 
Last edited:
Bài học lobby của người Trung Quốc
Hongkong và các 'chiêu' lobby cho Trung Quốc

Không chỉ từ phía Đại lục, hoạt động lobby của Trung Quốc còn bao gồm cả từ phía Đặc khu hành chính Hongkong. Thậm chí, trong nỗ lực gây ảnh hưởng với chính giới Mỹ và tìm kiếm sự ủng hộ của dư luận Mỹ, Đặc khu hành chính Hongkong dường như "mạnh mẽ" hơn Đại Lục.

Nỗ lực không mệt mỏi của HKTDC

Báo cáo của The Center for Public Integrity cho thấy trong nỗ lực gây ảnh hưởng với chính giới Mỹ và tìm kiếm sự ủng hộ của công luận Mỹ, Đặc khu hành chính Hongkong dường như "mạnh mẽ" hơn Đại Lục.

Kể từ tháng 7/1997 khi Hongkong được trao trả về cho Trung Quốc, Hội đồng Phát triển Thương mại Hongkong (HKTDC) đã dành một khoản tiền lớn hơn bất kì khách hàng Trung Quốc nào khác (khoảng 7,2 triệu USD) để lobby Quốc hội Mỹ về các vấn đề ảnh hưởng tới Hongkong như việc Trung Quốc gia nhập WTO và dịch SARS năm 2003.

Để công việc được suôn sẻ, HKTDC đã thuê 7 công ty lobby có uy tín tại Mỹ. Gần đây, HKTDC đã đẩy mạnh chiến dịch lobby liên quan tới vấn đề hàng dệt may giữa Mỹ và Trung Quốc.

Hutchison Whampoa Limited là một trong những tập đoàn lớn nhất niêm yết trên Sàn chứng khoán Hongkong. Tập đoàn do nhà tỉ phú Lý Gia Thành, người giàu nhất Trung Quốc lãnh đạo.

Hiện, công ty có hơn 157.000 nhân viên làm việc tại các chi nhánh trên toàn thế giới.

Các lĩnh vực hoạt động của Hutchison Whampoa Limited bao gồm:

- Kênh, cảng và các dịch vụ liên quan tại Hongkong, Panama Canal, Rotterdam, Thượng Hải, Thâm Quyến, Ninh Ba, Jakarta và Dar es Salaam... Công ty kiểm soát 12% công suất của các cảng chuyên chở container trên toàn thế giới.

- Viễn thông: có Hutchison Telecommunications, 3 mạng viễn thông và 1 hệ thống di động CDMA tại Australia theo giấy phép của Tập đoàn Orange, điều hành hoạt động địa ốc và khách sạn tại Hongkong, Ấn Độ, Israel, Anh, Italia và Đức...

- Bán lẻ và sản xuất: các cửa hàng tạp phẩm Park'N Shop, thiết bị điện tử gia dụng và các cửa hàng tư nhân của Watson tại chau Á. Ở châu Âu có chi nhánh Savers and Kruidvat Group.

- Năng lượng và hạ tầng cơ sở: Hongkong Electric là nhà cung cấp năng lượng chính cho Hongkong, ngoài ra còn công ty Husky Energy tại Canada.

Hutchison Whampoa cũng là một trong những nhà cung cấp truyền hình vệ tinh lớn nhất châu Á cho tới khi họ bán cổ phần tại kênh Star TV cho tập đoàn News Corp của Rupert Murdoch.


HKTDC không có văn phòng đại diện đặt tại Washington, nhưng có các chi nhánh tại New York, Chicago, Los Angeles và Miami. Các hoạt động lobby của HKTDC được phối hợp thông qua Văn phòng Kinh tế và Thương mại Hongkong tại Washington.

Theo những thông tin lobby được tiết lộ cho Bộ Tư pháp Mỹ mà The Center for Public Integrity nghiên cứu, các công ty được HKTDC thuê đều phải "xác định những mục tiêu vận động quan trọng nhất tại Quốc hội và chính quyền Mỹ. Đó là những người có thể liên quan tới chính sách hay đạo luật gây ảnh hưởng tới lợi ích của Hongkong".

Đặc biệt, đại diện cho Văn phòng Thương mại và Kinh tế Hongkong tại Washington là Burson-Marsteller, một trong những công ty PR lớn nhất thế giới. Chính công ty này đã dàn xếp một cuộc gặp giữa Thống đốc Arnold Schwarzenegger và một quan chức trong chính quyền Hongkong để thương lượng về cơ hội kinh doanh cho các công ty California.

Ảnh hưởng của các tỷ phú Hongkong

Một gương mặt nổi trội trong giới doanh nghiệp Hongkong có chiến dịch lobby mạnh nhất tại Mỹ là tập đoàn Hutchison Whampoa của nhà tỉ phú Lý Gia Thành. Tập đoàn này đã thuê công ty Public Policy Impact Strategies để triển khai chiến dịch PR nhằm phổ biến hình ảnh và thương hiệu của họ trên đất Mỹ.

Bắt đầu từ năm 2004, Public Policy Impact Strategies đã dàn xếp những cuộc thăm viếng "xã giao" cho quan chức Hutchison Whampoa và các nghị sĩ Mỹ để thảo luận về "quan hệ thương mại Mỹ-Trung, vấn đề thương mại và viễn thông quốc tế". Trong số nghị sĩ Mỹ từng tiếp xúc với Hutchison Whampoa có Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Bill Frist - đảng Cộng hoà và Hạ nghị sĩ Joe Barton, đảng Cộng hoà - người đứng đầu Uỷ ban Thương mại và năng lượng Mỹ

"Nhiệm vụ của chúng tôi là giúp chính giới Mỹ hiểu về Hutchison Whampoa và công việc họ đang làm", William Nixon, Giám đốc Public Policy Impact Strategies phát biểu. Theo ông Nixon, đã có thời gian người ta lầm tưởng Lý Gia Thành đại diện cho Trung Quốc, bắt đầu từ cuối thập niên 1990 khi ông Lý đấu thầu các dịch vụ cầu cảng tại Kênh đào Panama. Nixon cho biết cho đến nay, những cuộc gặp giữa quan chức Hutchison Whampoa và các nghị sĩ Mỹ đã đem lại kết quả rất "tích cực"

"Ông Lý không lobby cho một đạo luật và không có kế hoạch đầu tư vào Mỹ ngay lúc này. Nhưng tôi sẽ không ngạc nhiên nếu trong tương lai, Hutchison Whampoa tỏ ý muốn mua các tiệm thẩm mỹ hay cơ sở y tế ở đây...", Nixon nói. Chủ tịch công ty PR còn cho biết thêm hồi tháng 6 vừa qua, tỷ phú Lý đã hào phóng tặng Đại học California-Berkeley 40 triệu USD đểãyay dựng toà nhà nghiên cứu y tế và y-sinh học. Đây là món quà có giá trị nhất trong lịch sử đại học này. "Ông Lý là một người ngọt ngào. Tôi hy vọng sẽ làm việc lâu dài với ông ấy", Nixon nói

Trên thực tế, từ tháng 5/2004 tới tháng 4/2005, công ty PR của Nixon đã thu được 300.000 USD nhờ vận động cho Hutchison Whampoa

Vận động hàng dệt may - không còn bỡ ngỡ

Trong bối cảnh thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đang tăng, dệt may trở thành một trong những vấn đề nhạy cảm nhất trong quan hệ hai nước. Hệ thống quota cho hàng dệt may và quần áo dành cho Trung Quốc 30 năm đã hết hạn vào ngày 1/1/2005 và giá trị hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng 97%, lên 7,4 tỉ USD

Trước những lời phàn nàn của nhà sản xuất trong nước, chính phủ Mỹ đã ra hạn chế mức tăng hàng năm đối với một số mặt hàng dệt may nhập từ Trung Quốc như áo sơ mi và quần trong khoảng 7,5%. Ngay lập tức, phía Trung Quốc đã lên tiếng phản đối. Hiện, hai bên đã tiến hành nhiều cuộc thương lượng về việc hạn chế số lượng lớn hàng nhập khẩu may mặc tới năm 2008

Song song với việc thương lượng, Trung Quốc cũng xúc tiến những hoạt động lobby tại nghị trường nước Mỹ. Theo báo cáo của The Center for Public Integrity, Bộ Thương Mại Trung Quốc đã nhờ sự tư vấn của công ty luật McDermott Will và Emery LLP. Giám đốc quan hệ chính phủ của công ty này, Paul Hatch từng là cố vấn cho đội ngũ vận động tranh cử Bush-Cheney năm 2004

Bên cạnh nỗ lực của Đại lục, Đặc khu hành chính Hongkong đóng vai trò không nhỏ. Trong một lá thư gửi cho The Center for Public Integrity, Stephen Wong, Giám đốc khu vực thuộc Hội đồng phát triển thương mại Hongkong (HKTDC) đã nhấn mạnh rằng tổ chức của ông chỉ tập trung vào việc "bảo vệ lợi ích của Hongkong". "Trong vấn đề dệt may, Hongkong với tư cách là một khu vực sản xuất và xuất khẩu dệt may, rất lo ngại về những quyền hợp pháp và lợi ích thương mại theo quy định của WTO. Trước thực tế một số lượng lớn doanh nghiệp Hongkong đang đầu tư cho hoạt động sản xuất hàng dệt may ở Đại Lục, chúng tôi rất quan tâm tới tác động của những biện pháp mà Mỹ áp dụng đối với lợi ích của chúng tôi"

Xuất phát từ lý do trên, HKTDC đã tiến hành một chiến dịch lobby khá quy mô, góp mặt nhiều công ty vận động hành lang danh tiếng của Mỹ. Theo thông tin đăng ký với Bộ Tư pháp Mỹ được The Center for Public Integrity thu thập, cho đến nay có 4 công ty lobby chính đại diện cho HKTDC

Tiêu biểu trong số này là Wexler&Walker Public Policy Associates. Đây là một công ty lobby hàng đầu do cựu Hạ Nghị sĩ Mỹ Robert Walker và Ann Wexler - một quan chức cao cấp trong chính quyền cựu Tổng thống Carter, điều hành. Công ty đã tiến hành hàng chục cuộc gặp gỡ với thành viên và nhân viên Quốc hội trong đó có các Hạ nghị sĩ Michael Castle bang Delaware và John Shadegg - bang Arizona để vận động cho các vấn đề dệt may và chuyển giao công nghệ. Wexler&Walker cũng tiến hành nhiều cuộc gặp với quan chức trong chính quyền trong đó có Bob Cassidy - nhà thương thuyết chính của Mỹ về việc Trung Quốc gia nhập WTO. Cho tới nay, Wexler and Walker Public Policy Associates đã thu được 3 triệu USD từ HKTDC

Thứ hai là Patton Boggs, LLP - một trong những công ty lobby mạnh nhất tại Washington. Công ty này đã vận động Quốc hội và các quan chức hải quan Mỹ trong các vấn đề hàng dệt may và thương mại song phương đại diện cho HKTDC từ năm 2001-2002. Chỉ trong vòng 1 năm này, Patton Boggs đã thu về 250.000 USD. Tháng 7 vừa qua, Patton Boggs đã tham gia tư vấn cho các quan chức tại Sứ quán Trung Quốc ở Washington về một số vấn đề liên quan tới Quốc hội Mỹ

Thứ ba là Powell, Goldstein, Frazer & Murphy, LLP - một công ty luật có trụ sở tại Atlanta song tập trung hoạt động lobby Washington. Công ty này đã vận động cho HKTDC trong nhiều vấn đề quốc tế. Từ tháng 7/1997 đến 2002, công ty từng lobby đại diện cho Tổng công ty xuất nhập khẩu Dệt may Trung Quốc, và Văn phòng Thương mại, Kinh tế Hongkong tại Washington

Thứ 4 là Sidley Austin Brown & Wood - một trong những công ty luật lớn nhất Mỹ có văn phòng tại Hongkong, Bắc Kinh và Thượng Hải. Từ năm 2002, công ty này đã vận động giúp HKTDC trong các vấn đề thương mại, đặc biệt là hàng dệt may và phụ kiện quần áo

Sau tất cả những nỗ lực không ngừng nghỉ, cuối cùng, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thoả thuận về hàng dệt may hôm 8/11. Cụ thể, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Bạc Hy Lai và Đại diện Thương mại Mỹ Rob Portman đã ký một thoả thuận thời hạn 3 năm quy định hạn chế số lượng 34 chủng loại hàng dệt may của Trung Quốc vào thị trường Mỹ

Với ưu thế là một nền kinh tế đang lớn mạnh tại khu vực châu Á-TBD, một thị trường khổng lồ với 1,3 tỉ người tiêu dùng cộng thêm chiến lược khôn khéo, nắm bắt tình hình, hiểu đúng thời cuộc, Trung Quốc đã đi từ thành công này tới thành công khác. Trên con đường gian nan ấy, người Trung Quốc đã dần học được bài học "lobby trên đất Mỹ", biến thứ vũ khí của người Mỹ thành công cụ hữu ích cho mình. Tất nhiên, con đường họ đi không hề bằng phẳng, và đã không ít lần họ phải trả học phí cao cho những vấp váp của mình. Nhưng thách thức ấy không làm họ nản chí, mà trái lại càng làm tăng quyết tâm vươn ra thế giới, xây dựng Trung Quốc thành một đất nước hùng mạnh, phồn vinh
 
Last edited:
Những nhà vận động tích cực ở Capitol Hill

Với ưu thế là một nền kinh tế đang nổi tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, lại là một thị trường rộng lớn với 1,3 tỉ dân, Trung Quốc thường không phải tốn chi phí cho hoạt động lobby. Lợi ích to lớn khi làm ăn với Trung Quốc đã thúc đẩy các tập đoàn lớn tại Mỹ bỏ tiền túi để vận động Quốc hội, chính quyền ưu ái, nới lỏng các hạn chế đối với Trung Quốc.

Tiếp tục cuộc chiến MFN không cân sức tại Hạ viện

Sau khi vận động thành công chính quyền Clinton, giới vận động hành làng giúp Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của mình. Sôi động và tích cực nhất chính là Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung (UCBC) và Liên minh Kinh doanh Thương mại Mỹ - Trung phối hợp bởi Uỷ ban đối phó khẩn cấp Thương mại Mỹ do nhà vận động hành lang kỳ cựu Calman Cohen đi đầu. Đây là một khối gồm 55 công ty lớn của Mỹ cam kết tự do thương mại, tiểu biểu là General Motors, Mobil, Exxon, Caterpillar, United Technologies, Boeing, Cargill, Philip Morris, Procter & Gamble, TRW, Westinghouse, IBM và hàng chục công ty khác.

Nằm trong Liên minh Kinh doanh Thương mại Mỹ-Trung là Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia (NAM), Phòng Thương Mại Mỹ (UCC), Bàn tròn Kinh doanh (BRT), Hiệp hội các nhà bán lẻ và nhiều hiệp hội thương mại đại diện cho các nhóm công nghiệp như Viện Dầu lửa Mỹ, Hiệp hội Nghiên cứu và Sản xuất Dược phẩm, Liên minh phần mềm kinh doanh...

Một trong những thách thức lớn nhất mà họ gặp phải chính là sự phản đối ở Hạ viện. Phe chống lại việc áp dụng quy chế MFN cho Trung Quốc bao gồm một nhóm thành viên đảng Dân chủ kết hợp với những nhân vật bảo thủ đi đầu là Hạ nghị sĩ Dana Rohrabacher - thành viên đảng Cộng hoà bang California, bắt đầu với khoảng 70 lá phiếu. Song sức ép và tiền bạc của nhóm ủng hộ MFN rõ ràng lớn hơn rất nhiều.

Phòng thương mại Mỹ (UCC), một "lão làng" trong giới lobby kinh doanh đã tiêu tốn gần 6 tháng ròng cho chiến dịch vận động MFN giúp Trung Quốc.

Cụ thể, Nhóm hành động châu Á của UCC đã liên lạc với hơn 200 uỷ ban địa phương và cấp tiểu bang cùng 6.800 công ty thành viên để lên kế hoạch. Họ tung ra các tài liệu phục vụ chiến dịch quan hệ cộng đồng (PR) và phổ biến kiến thức kèm theo các slideshow hình ảnh. Thậm chí nhóm này còn tổ chức một buổi hội thảo trên truyền hình qua chương trình "Đó là việc của bạn" phát sóng hàng tuần.

UCC cũng phối hợp chặt chẽ với các quan chức trong chính quyền biểu hiện qua việc tổ chức 4 phiên họp giữa nhân viên UCC và phụ tá của Tổng thống Clinton trong đó có Bộ trưởng Thương mại Mickey Kantor. Qua đó, UCC đã lọc được một danh sách gồm 103 thành viên Hạ viện có thể giúp họ ủng hộ MFN.

Trong lúc đó, tại Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia (NAM), một bầu không khí tương tự cũng diễn ra sôi động không kém. Tuy nhiên, cách làm của họ khác với UCC ở chỗ: NAM chú trọng tới việc tiếp xúc với các nghị sĩ ở "địa bàn" của họ.

10 văn phòng khu vực của tổ chức Đối thoại Nghị viện thuộc NAM tập trung vào việc phân công giám đốc các nhà máy hoặc công ty truyền tải thông điệp tới các nghị sĩ thuộc địa phận của họ. Giống như UCC, NAM nhấn mạnh tới hàng xuất khẩu Mỹ và việc làm có được từ hoạt động xuất khẩu ấy.

Trong số các công ty lớn, NAM nêu bật nỗ lực của Boeing (công ty chủ trì Nhóm công tác Trung Quốc của NAM), Caterpillar (đứng đầu Bàn tròn Kinh doanh), TRW và United Technologies. 4 tập đoàn này đã tiến hành những nỗ lực khác thường mà người ta gọi là "Sáng kiến Bình thường hoá Trung Quốc". Nhóm này được tổ chức trên cơ sở liên bang giữa California, Illinois, Michigan, Texas và các bang trọng điểm khác. Mỗi bang có một nhân vật từ một công ty lớn phụ trách. Ví dụ tại Michigan, General Motors và AlliedSignal, Inc. đồng phụ trách còn tại Illinois, công ty chủ trì là Caterpillar. Riêng Boeing, do hoạt động rộng khắp, dàn trải trên toàn nước Mỹ nên đóng vai trò "tiền vệ". Họ đã biến nhiều chi nhánh trở thành những nhà "vận động mini" cho quy chế MFN của Trung Quốc.

Nhịp độ lobby tại Hội đồng kinh doanh Mỹ - Trung (UCBC) cũng khá khẩn trương với hàng loạt sự kiện được gọi chung là "Trung Quốc trên Đồi Capitol" (China on the Hill). UCBC tổ chức cho một nhóm các lãnh đạo công ty tới Washington để gặp đoàn đại biểu của một tiểu bang tại Hạ viện. UCBC cũng đặc biệt chú ý tới các nghị sĩ mới được bầu vì họ thường có quan điểm khá "mở" trong vấn đề thương mại với Trung Quốc. Cuối cùng, nỗ lực của UCBC đã dẫn tới kết quả: 55 trong tổng số 74 nghị sĩ mới của đảng Cộng hoà bỏ phiếu thông qua MFN cho Trung Quốc năm 1996.


Ảnh hưởng của những nhà tài phiệt


Mặc dù vai trò của các tổ chức, hiệp hội đại diện cho lợi ích của doanh nghiệp Mỹ là thực tế không thể bác bỏ, song tiếng nói có quyền lực nhất, tác động tới chính sách Trung Quốc của Mỹ lại chính là Tổng giám đốc, Chủ tịch các tập đoàn. "Những nhân vật này chỉ cần nhấc điện thoại và mọi việc sẽ được tiến hành", một nguồn tin thân cận với các tổ chức ủng hộ Trung Quốc tiết lộ.

Một trong số những nhân vật có tiếng tăm lúc đó là Maurice R. Greenberg - Chủ tịch AIG - tập đoàn bảo hiểm được xếp vào loại lớn nhất trên thế giới.

Trong chiến dịch vận động MFN cho Trung Quốc năm 1996, Greenberg là Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung. Ông cũng là thành viên của Uỷ ban đối phó khẩn cấp, là một trong 5 thành viên Ban tác động chính sách thuộc Hội đồng Ngoại giao do Henry Kissinger và Cyrus Vance đứng đầu, là một trong những nhà tài trợ cho Uỷ ban 100; một thành viên tích cực của Hôi đồng Đại Tây Dương và Uỷ ban Quốc gia về quan hệ Mỹ - Trung - đồng tài trợ tổ chức ủng hộ MFN. Ông còn là thành viên chủ chốt của Uỷ ban Cố vấn Tổng thống về chính sách thương mại và Thương thuyết - uỷ ban cố vấn tư nhân cho Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ.

Không những thế, ban giám đốc AIG còn bao gồm những nhân vật từng đóng vai trò hoạch định chính sách tại Washington như Carla Hills - cựu Đại diện thương mại Mỹ và Barber Conable - cựu Nghị sĩ kiêm cựu Chủ tịch Ngân hàng thế gới. Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger cũng tham gia vào uỷ ban cố vấn quốc tế của AIG.

Tại Washington, AIG được đại diện bởi một đội gồm 11 nhà vận động hành lang và 4 công ty luật kiêm lobby danh tiếng bao gồm Skadden, Arps, Slate và Meagher&Flom, nơi mọi sự vụ của AIG đều được Robert Lighthizer, cựu Phó Đại diện thương mại Mỹ giải quyết. Trong một cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ về quan hệ kinh tế Mỹ-Trung tháng 5/1996, Greenberg đã nói: "Thay vì mỗi năm lại phải sử dụng chiêu không hiệu quả, chúng ta nên dành cho Trung Quốc quy chế MFN vĩnh viễn, vô điều kiện".

Trường hợp của Chủ tịch AIG chỉ là một trong số hàng trăm trường hợp khác. Phải kể đến ở đây là những gương mặt xuất chúng như lãnh đạo Boeing, Caterpillar, TRW, UnitedTechnologies thuộc nhóm "Sáng kiến Bình thường hoá Trung Quốc". Họ chính là những nhà vận động hành lang tích cực nhất tại Đồi Capitol trong cuộc chiến giành quy chế MFN cho Trung Quốc nhằm bảo vệ lợi ích của tập đoàn.

Có lẽ chiến dịch năm 1996 là cuộc vận động cuối cùng về MFN cho Trung Quốc. Bước sang năm 1997, giới vận động hành lang bắt đầu thúc đẩy kế hoạch giúp Trung Quốc giành được Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), tiến tới giúp nước này gia nhập WTO
 
Last edited:
Khi cánh cổng WTO rộng mở

Việc giành đuợc quy chế PNTR từ Mỹ là một bước quyết định đưa Trung Quốc tiến vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trên thực tế, ngay từ thời gian đầu khi mới vận động PNTR, các doanh nghiệp Mỹ đã xác định rõ mục tiêu này..

Doanh nghiệp Mỹ được gì khi Trung Quốc vào WTO

Về mặt khách quan, giới kinh doanh Mỹ cho rằng việc trở thành thành viên của WTO sẽ giúp đảm bảo sự ổn định và thúc đẩy Trung Quốc mở cửa hơn về thị trường. Song thực chất, mối quan tâm của họ lại hướng tới những vấn đề cụ thể hơn nhiều, tập trung phục vụ mục tiêu của từng tập đoàn tại Trung Quốc.

Trong báo cáo năm 1996 mang tiêu đề: "Trung Quốc và WTO: Một chỉ dẫn cần tham khảo", Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung đã nêu ra một số khía cạnh mà Mỹ có thể có lợi nếu Trung gia nhập WTO. Đó là:

1. Các công ty nước ngoài sẽ có thể bán hàng trực tiếp vào thị trường Trung Quốc mà không phải qua các công ty thương mại được cấp phép và cũng không vấp phải những đòi hỏi đầu tư vào Trung Quốc.

2- Các tập đoàn nước ngoài có khả năng thành lập liên doanh và sở hữu toàn bộ mạng lưới phân phối bao gồm cả việc bán những mặt hàng không được sản xuất tại Trung Quốc.

3- Những quy tắc cấm và hạn chế nhập khẩu vốn áp đặt cho những ngành công nghiệp "trụ cột" như điện tử, tự động hoá, máy móc và hoá học sẽ không còn hiệu quả.

4- Hàng loạt hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài như: mức thuế quan phân biệt, trợ cấp, các điều kienẹ phân bổ tín dụng và tài nguyên, việc chính phủ hạn chế và kiểm soát số dự án lắp ráp liên doanh, những đòi hỏi về địa phương hoá, hạn chế nhập khẩu và hạn chế về số vốn nước ngoài trong các dự án giao thông...sẽ bị xoá bỏ.

5- Tăng hình phạt đối với những vi phạm về bảo vệ sở hữu trí tuệ.

R.A. Deegan, Giám đốc chi nhánh tập đoàn Chevron tại Trung Quốc - công ty có những hoạt động khai thác dầu mỏ lớn nhất ngoài khơi Trung Quốc khi ấy nói thẳng rằng mối quan tâm chính của tập đoàn là làm sao giành được những cơ hội khai thác trong đất liền.

Mặc dù liên doanh Exxon China là công ty đầu tiên giành được giấy phép khai thác dầu đầu tiên trên đất liền, nhưng nhiều công ty nước ngoài hiện bị giới hạn hoạt động khai thác dầu khí của họ ở ngoài khơi.

Ngành công nghiệp dầu mỏ vốn quen với những dàn xếp liên doanh và chấp nhận chuyển giao công nghệ cùng nhiều điều lệ khác, do vậy những quy tắc của Trung Quốc dường như không mấy hợp lý đối với các công ty dầu khí.

Không chỉ có ngành dầu khí, ngành công nghiệp sản xuất ô tô cũng ủng hộ mạnh mẽ việc Trung Quốc gia nhập WTO. Đại diện của cả hai tập đoàn ô tô lớn nhất nước Mỹ là General Motors và Ford đều đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự gia nhập này.

Pat Hawkins, Giám đốc General Motors tại Trung Quốc cho biết tập đoàn này coi những quy chế về thành lập liên doanh áp đặt lên khối sản xuất ô tô là khá phiền hà trong khi Stephanie Hallford của tập đoàn Ford thì tỏ ra hài lòng với những liên doanh đã thành lập được và chẳng hề lo ngại về việc giành quyền sở hữu 100% các nhà máy ô tô ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, Hallford cho rằng chính sách kinh tế vĩ mô là mối quan tâm chính của công ty và Ford muốn có tự do tín dụng để kích cầu. Ngoài ra, cả Hallford và Hawkins đều bày tỏ quan ngại về mức thúê cao.

Một vấn đề nữa đối mặt với ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc là hạ tầng cơ sở. Trung Quốc không được trang bị đầy đủ để giải quyết tình trạng gia tăng sử dụng xe hơi. Thực tế, những thành phố lớn ở nước này đều phải chịu một lưu lượng giao thông quá sức và taxi xem ra nhiều hơn xe riêng.

Ngành công nghiệp xe hơi thậm chí đã phải vận động để chính quyền Trung Quốc xiết chặt tiêu chuẩn về ô nhiễm sau khi thấy rằng ở những thành phố bị ô nhiễm nặng trong nước này, lượng xe hơi xả khói nhiều sẽ dẫn tới thảm hoạ cho sức khoẻ cộng dồng, đe doạ doanh số bán của họ.

Sau những nỗ lực của giới sản xuất ô tô nước ngoài, Trung Quốc đã tuyên bố một giai đoạn cấm sử dụng xăng pha chì.

Các vấn đề khác được giới doanh nghiệp Mỹ làm ăn tại Trung Quốc nêu ra là những ràng buộc trong việc chuyển giao công nghệ, đòi hỏi về cán cân ngoại tệ, cuộc tranh giành quyền điều hành với các đối tác trong liên doanh, quyền lợi đối với dịch vụ tại Trung Quốc, khả năng được giữ người lao động và tính minh bạch trong quy chế...Nói tóm lại, tất cả lợi ích của họ tại Trung Quốc đều đòi hỏi phải có một thoả thuận cuối cùng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài. Để có được những ưu đãi ấy, Trung Quốc phải gia nhập WTO.

Với những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc, cộng với chiến dịch vận động hành lang của cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, cuối cùng Trung Quốc đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 11/12/2001.

Khi Trung Quốc đã hiểu lobby

Từ sau khi gia nhập WTO, cánh cửa của thị trường Trung Quốc càng rộng mở đón các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư. Việc gia nhập WTO với mức thuế quan ưu đãi cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc tiến vào thị trường các nước để thúc đẩy kinh doanh. Trong quá trình khám phá, tìm hiểu và chinh phục ấy, một chiến lược không thể thiếu của họ là "lobby".

Theo báo cáo của The Center for Public Integrity được tiến hành dựa trên những thông tin cung cấp cho Bộ Tư Pháp Mỹ theo Đạo luật đăng ký Làm việc cho nước ngoài (FARA), các doanh nghiệp Trung Quốc đã thuê nhiều công ty lobby xuất chúng và có quan hệ sâu rộng nhất, những chuyên gia PR uy tín và nhiều công ty luật danh tiếng tại Washington để vận động cho họ.

Tiêu biểu trong số này là Jones Day, Patton Boggs, Hogan&Hartson, WPP với các chi nhánh Wexler and Walker Public Policy Associates, Hill&Knowlton, Inc. và Burson-Marsteller... Hợp đồng với các công ty trên bao gồm đủ loại dịch vụ, từ việc sắp xếp các cuộc gặp với Thượng nghị sĩ Mỹ tới những chiến dịch thuyết phục Quốc hội Mỹ phê chuẩn những đạo luật về thương mại, thuế quan...ảnh hưởng tới Trung Quốc.

Các chuyên gia PR và vận động hành lang giúp Trung Quốc đã tiếp xúc với nhân viên Quốc hội Mỹ, thết đãi các nghị sĩ Mỹ, tiếp cận với những tờ báo có ảnh hưởng từ Washington Times tới New York Times...
 
Last edited:
Chuyện công ty Trung Quốc mua hãng dầu Mỹ

Từ khi trở thành thành viên của WTO, các cơ hội làm ăn với nước ngoài, nhất là với Mỹ liên tiếp tới tay doanh nghiệp Trung Quốc. Để khai thác hiệu quả cơ hội ấy, Trung Quốc đã chủ động đẩy mạnh chiến lược lobby. Một trong những hoạt động lobby nổi bật nhất của phía Trung Quốc thời gian gần đây là vụ đấu thầu công ty dầu khí Unocal (California)của Tổng Công ty dầu ngoài khơi Trung Quốc.

CNOOC là ai ?

Sáu năm trước, một công ty dầu lửa mang tên Tổng Công ty Dầu ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC Ltd) lần đầu tiên bước vào thị trường tài chính Phố Wall với một đề nghị mua bán công khai tại New York và Hongkong. Nhưng họ đã thất bại. Đề nghị không hợp thời, lời tư vấn không đúng đắn từ các ngân hàng và lợi ích cho nhà đầu tư quá "mờ mịt" đã buộc CNOOC phải rút thầu vào phút cuối, đợi thêm hơn 1 năm nữa trước khi thử lại.

"Đó là một quá trình học hỏi", Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CNOOC Phó Thành Hội, người giữ chức Phó Chủ tịch CNOOC khi ấy nói. "CNOOC là một công ty lớn, nhưng chưa ai hiểu chúng tôi. Chúng tôi quyết tâm sẽ không bao giờ mắc sai lầm lần nữa".

6 năm sau, CNOOC lại quyết tâm làm người ta phải chú ý tới họ - và lần này cả thế giới chăm chú dõi theo. Họ tham gia vào một trong những vụ mua bán tập đoàn nước ngoài lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc: cạnh tranh với Tập đoàn Chevron - nhà sản xuất dầu lớn thứ 6 ở Mỹ, trong vụ đấu thầu công ty dầu khí Unocal - California với giá 18,5 tỉ USD. Vụ đấu thầu này cho thấy bước tiến mà CNOOC đã đạt được trong việc học hỏi những nghệ thuật tài chính tập đoàn Phố Wall và nền chính trị nhạy cảm của mối quan hệ Trung-Mỹ.

Theo nhận định của tờ Wall Street Journal khi ấy, với những kiến thức cần thiết về các mối quan hệ cộng đồng ở Mỹ, lại có sự hậu thuẫn to lớn về tài chính từ công ty mẹ và các ngân hàng trong nước, CNOOC có thể tạo ra một khuôn mẫu cho các công ty khác của Trung Quốc học hỏi.

Trên thực tế, ngoài CNOOC, một số công ty khác của Trung Quốc cũng thực hiện chiến thuật của Mỹ để mở rộng quy mô. Khi tập đoàn International Business Machines Corp bán một công ty máy tính tư nhân cho tập đoàn Lenovo Trung Quốc với giá 1,75 tỉ USD, đã có nhiều tiếng nói phản đối từ phía Quốc hội Mỹ. Lập tức, IBM đã phải viện tới Brent Scowcroft, cựu cố vấn an ninh quốc gia Tổng thống Ford và George H. W. Bush để họ duy trì vụ mua bán này.

Một ví dụ khác là nhà sản xuất đồ gia dụng Thanh Đảo Haier Ltd. đã phải hợp lực với hai công ty cổ phần khác của Mỹ để trả giá cao hơn cho nhà sản xuất máy giặt Maytag Corp trước sự cạnh tranh của Ripplewood Holdings.

Hay như đầu năm nay, công ty Internet Trung Quốc - Shanda Interactive Entertainment Ltd niêm yết tại sàn chứng khoán Nasdaq bắt đầu mua cổ phần từ tập đoàn Sina Corp.

Tuy nhiên, quy mô và sự tinh vi trong chiến lược của CNOOC có thể coi là chưa từng có tiền lệ đối với một tập đoàn Trung Quốc. Nó làm người ta có cảm giác CNOOC sẽ là công ty đầu tiên trong số 3 công ty dầu mỏ của Trung Quốc dám đảm nhận trọng trách khó khăn này. Trong khi hai công ty dầu khí khác là PetroChina Co. và Tổng công ty Hoá Dầu Trung Quốc có tiềm lực tài chính lớn hơn, nhưng CNOOC lại nhanh nhẹn và có kinh nghiệm nhiều hơn trong việc giao dịch với các công ty nước ngoài và theo một chừng mực nào đó, CNOOC có phong cách quản lý "Tây phương" hơn.

Khác với hai công ty kia, CNOOC chỉ có 2.524 nhân viên và một loạt nhà máy liên doanh với công ty nước ngoài bao gồm Chevron chuyên sản xuất, khai thác dầu ngoài khơi Trung Quốc. Một nửa trong số 8 thành viên thuộc Hội đồng quản trị không phải là giám đốc điều hành, tất cả họ đều là người nước ngoài. Các cuộc họp của Hội đồng quản trị CNOOC được tiến hành bằng tiếng Anh. Sự bình đẳng ở đây được thể hiện khá rõ: hồi tháng 3, khi một trong số các giám đốc độc lập của CNOOC là Kenneth Courtis bày tỏ quan ngại về vụ mua bán Unocal, Chủ tịch Phó đã lập tức đồng ý hoãn việc đấu thầu để các giám đốc công ty có nhiều thời gian nghiên cứu hơn.

"Dù CNOOC là một công ty có đa phần vốn thuộc sở hữu của nhà nước, chúng tôi vẫn điều hành nó với phong cách không khác mấy so với các công ty phương Tây", ông Phó nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Wall Street Journal. Việc lên kế hoạch đấu thầu Unocal của CNOOC xuất phát từ những bài học mà công ty này đã tích luỹ được từ một loạt vụ giao dịch nhỏ hơn trong vòng vài năm trở lại đây, bắt đầu từ thất bại trong nỗ lực đầu tiên tháng 10/1999. Cho rằng sai lầm của họ là đã "trao số phận của vụ mua bán" vào tay một ngân hàng đầu tư đơn độc, các quan chức CNOOC đã xác định phải thuê ít nhất hai nhà băng tham gia vào bất kì vụ giao dịch nào. Họ cũng quyết định phải đóng vai trò tích cực hơn trong việc giám sát hoạt động của các ngân hàng.

Chuẩn bị

Nắm trong tay một số lượng lớn tài chính, CNOOC đã vạch ra một chiến lược mở rộng các nhà máy sản xuất khí tự nhiên. Năm 2002, CNOOC đã trả cho Repsol YPF SA của Tây Ban Nha 585 triệu USD để mua các mở dầu và khí tại Indonesia, biến công ty này trở thành nhà sản xuất khí ngoài khơi lớn nhất Indonesia. Sau vụ này, CNOOC tiếp tục các vụ giao dịch tại Indonesia và Australia. Trong 4 năm qua, thông qua việc mở rộng và sáp nhập, CNOOC đã tăng sản lượng dầu hàng ngày thêm 57%, lên mức 382.513 thùng.

Nhưng phải đến khi ông Phó Thành Hội được tiến cử lên vị trí cao nhất - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CNOOC tháng 10/2003, CNOOC mới có cơ hội để tham gia vụ đấu thầu Unocal. Khác với những người tiền nhiệm, ông Phó sẵn sàng mạo hiểm để mở rộng CNOOC. Trong khi các Chủ tịch trước của CNOOC thích những vụ mua bán kín đáo, và tiến hành các cuộc thương lượng song phương với đối tác thì ông Phó lại thích có một bước tiến dài về quy mô mà việc mua Unocal có thể phù hợp với chiến lược này.

Để chuẩn bị cho kế hoạch đầy tham vọng ấy, CNOOC đã huy động 3 ngân hàng đầu tư, 3 công ty luật, 2 nhóm hoạch định chiến lược truyền thông và một công ty lobby của Texas có mối quan hệ với Nhà Trắng. Vận dụng những chiến thuật tương tự như một chiến dịch tranh cử chính trị tại Mỹ, các cố vấn của CNOOC đã thiết lập ra những "phòng chiến tranh" tại Washington và Bắc Kinh để đối phó với thách thức chính trị nảy sinh từ vụ đấu thầu đồng thời giành sự ủng hộ của các cổ đông Unocal.

Bản thân ông Phó Thành Hội còn có ý định tới Washington để gặp các thành viên tại Quốc Hội với tư cách đại diện cho một công ty Trung Quốc mà đa phần người Mỹ chưa rõ tên tuổi.

Tháng 2/2005, CNOOC chính thức thuê J.P. Morgan Chase & Co. và Goldman Sachs Group Inc. Ông Phó Thành Hội đã chọn ra một chủ ngân hàng uy tín là Charles Lý - thuộc J.P. Morgan để cố vấn cho CNOOC.

Nắm được "luật chơi" của người Mỹ, CNOOC tập hợp một đội ngũ các công ty cố vấn trụ sở tại Mỹ để giúp họ hoạch định chiến lược lobby. Đi đầu trong nỗ lực này là Akin Gump Strauss Hauer & Feld, một công ty luật tại Dallas có quan hệ sâu rộng với cả hai chính đảng tại Quốc hội Mỹ. Thành viên của Akin Gump là những nhà vận động gây quy chính cho Tổng thống Bush, tiêu biểu là Alan D. Feld và Jamesd C. Langdon Jr. Một nhà gây quỹ quan trọng khác cho ông Bush là Bill Paxon, cựu Hạ nghị sĩ đảng Cộng hoà. Hiện ông này là cố vấn cao cấp của Akin Gump.

Một công ty luật danh tiếng khác của Texas là Public Strategies Inc, Austin cũng được CNOOC lựa chọn để phụ trách các vấn đề truyền thông. Hiện công ty này đang chịu sự cố vấn của Brunswick Group - một công ty chiến lược truyền thông chuyên về các vụ sáp nhập và mua bán. Thông qua Public Strategies, CNOOC đã có những quan hệ khá gần gũi với Nhà Trắng. Một trong những Giám đốc điều hành của công ty này là Mark McKinnon từng phụ trách chiến dịch truyền thông của Tổng thống Bush trong mùa bầu cử 2004. Tuy nhiên, McKinnon không trực tiếp làm việc cho CNOOC. Nhân vật phụ trách là Mark Palmer, một chuyên gia về truyền thông thời khủng hoảng.

Ngoài ra, các công ty luật khác như Davis Polk & Wardwell hay Herbert Smith của Hongkong cũng làm việc cho CNOOC.


Hành động


Thách thức đối mặt với CNOOC lúc này là làm sao: giới thiệu CNOOC với các quan chức Mỹ và hướng sự chú ý của dư luận Mỹ vào động cơ kinh doanh thuần tuý phía sau vụ mua bán này. Đây là một nhiệm vụ không hề đơn giản nhất là trong bối cảnh hai bên đang vướng mắc về vấn đề hàng dệt may. Nơi gai góc nhất có lẽ là Đồi Capitol.

Đại diện cho CNOOC, Akin Gump đã huy động 13 nhà vận động hành lang có nhiều quan hệ nhất đi đầu là Daniel Spiegel - cựu Đại diện thường trực Mỹ tại LHQ dưới chính quyền Clinton. Mục tiêu của họ là nhằm giành được sự ủng hộ của các nghị sĩ và quan chức Nhà Trắng cho thương vụ của CNOOC.

Theo báo cáo của The Center for Public Integrity, chỉ trong vòng 8 ngày cuối tháng 6, các nhà vận động hành lang của Akin Gump đã tiến hành 250 cuộc tiếp xúc, liên lạc với Văn phòng Tổng thống, Văn phòng Phó Tổng thống, Bộ Năng lượng, Bộ Thương Mại và hàng tá nghị sĩ cùng phụ tá nghị sĩ khá. Trong khi các nhà vận động hành lang chính gõ cửa nhà từng nghị sĩ, những người khác tại Akin Gump miệt mài bên điện thoại và máy vi tính. Họ gửi đi những bức email chứa thông tin về CNOOC đồng thời phân phát các bài báo "khen ngợi" về công ty này.

Bản thân các lãnh đạo CNOOC đi đầu là Phó Thành Hội cũng tham gia vận động hành lang tại nghị trường nước Mỹ. Ngày 22/6/2005, các thành viên trong Quốc hội đã nhận được một bức email từ CNOOC với nội dung bảo vệ vụ mua công ty Unocal. Bức email được ký tên Phó Thành Hội, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CNOOC. Trong thư, ông Phó đã cố gắng trấn an một số quan ngại mà thương vụ này đặt ra về an ninh năng lượng Mỹ bằng cách nhấn mạnh rằng: sản lượng dầu và khí của Unocal chỉ chiếm chưa đầy 1% tổng lượng tiêu thụ ở Mỹ.

Ông lặp lại rằng đề xuất của CNOOC sẽ mang lại lợi ích cho các cổ đông của Unocal và đảm bảo toàn bộ công nhân đang làm việc cho Unocal ở Mỹ sẽ tiếp tục việc làm của họ một khi vụ sáp nhập hoàn tất.

"Chúng tôi biết rằng đây là vụ mua bán lịch sử đối với cả hai bên và tất cả những ai liên quan sẽ giám sát nó một cách chặt chẽ. Tôi muốn các ngài biết rằng chúng tôi khuyến khích việc giám sát và vinh dự có cơ hội tham gia cuộc chơi", trích nội dung bức thư.

Cuối thư, Chủ tịch CNOOC không quên lưu ý: nếu các nghị sĩ Mỹ cần thêm thông tin gì, họ có thể liên lạc với các cố vấn của CNOOC tại công ty luật Akin Gump Strauss Hauer & Feld, Washington

Chính phủ Trung Quốc cũng có một số động thái giúp đỡ CNOOC. Tại một hội nghị năng lượng tổ chức ở New Orleans, Phó Chủ tịch Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Zhang Guobao, tuyên bố: "Việc tuyên truyền về "nguy cơ Trung Quốc" và cố tìm cách kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc, chặn đứng nhu cầu năng lượng của người Trung Quốc sẽ không phục vụ sự ổn định và phát triển của thế giới. Những nỗ lực ấy cuối cùng sẽ thất bại".

Còn trong một tuyên bố đưa ra sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích Quốc hội Mỹ vì "những suy nghĩ sai lầm" đồng thời yêu cầu các nghị sĩ chấm dứt "can thiệp" vào vụ đấu thầu của CNOOC. "Việc CNOOC muốn mua công ty Unocal của Mỹ là một hoạt động thương mại bình thường giữa các doanh nghiệp và nó không nên trở thành nạn nhân của bất kì sự can thiệp chính trị nào", trích tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Nhưng sau tất cả những nỗ lực ấy, vụ mua bán cuối cùng thất bại. Ngày 2/8, CNOOC chính thức tuyên bố rút khỏi cuộc cạnh tranh. Đã có rất nhiều sự chỉ trích nhằm vào phía Mỹ và động viên dành cho CNOOC. Đây là một bài học kinh nghiệm đắt giá đối với người Hoa nhưng nó không làm cho họ nhụt chí. Như bình luận của tờ New York Times, sự tháo lui đó giống như một chiến thuật mà Binh Pháp Tôn Tử nổi tiếng của Trung Hoa đã nêu ra từ hơn 2500 năm trước
 
Last edited:
Dân tộc vận động hành lang

Dân tộc Do Thái là dân tộc với nhiều bí ẩn, rất nhiều bạn đọc muốn tìm hiểu bí mật thành công của người Do Thái. Trong bài viết này tôi muốn trình bày góc nhìn mới về dân tộc Do Thái, góc nhìn họ là một dân tộc vận động hành lang.

1.Khái niệm Tiền – Tri thức – Trí tuệ của người Do Thái

Trong quá khứ và hiện tại dân tộc Do Thái luôn được gắn với phẩm chất về tri thức và trí tuệ. Dân tộc Do Thái có lẽ là dân tộc giàu có nhất trên thế giới nếu tính đến tài năng. Những cái tên Do Thái có tầm ảnh hưởng đến toàn nhân loại luôn nằm trên đầu các danh sách ở hầu hết mọi lĩnh vực, tư tưởng, chính trị, văn học, giải trí, tài chính.

Do Thái là một dân tộc rất coi trọng trí tuệ. Thành công của họ cũng thường do cực kỳ mưu trí mà giành được, đặc biệt chỉ riêng về doanh nhân Do Thái vai trò của họ đến nền tài chính thế giới đã nói lên tất cả. Những giá trị hữu hình như tài chính tiền tệ có thể rất dễ nhận biết nhưng khái niệm Trí Tuệ lại là một khái niệm rất mơ hồ đụng chạm đến một phạm vi rộng lớn. Nó được định nghĩa không rõ ràng, do đó trí tuệ là gì cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo các doanh nhân Do Thái trí tuệ là gì?

Người Do Thái có một chuyện vui cười nói về mối quan hệ giữa trí tuệ với của cải: Có hai học giả nói chuyện với nhau.


Trí tuệ và tiền bạc cái nào quan trọng hơn ?
Tất nhiên là trí tuệ quan trọng hơn !

Vậy tại sao người có trí tuệ lại phải làm việc cho người giàu có nhiều tiền bạc. Người giàu lại không phải phục vụ người có trí tuệ. Ai cũng đều thấy các học giả triết gia phải chiều lòng theo ý muốn các triệu phú, còn các triệu phú lại có thái độ trịnh thượng đối với người có trí tuệ.

Người có trí tuệ biết được giá trị của tiền bạc, còn triệu phú liệu có luôn hiểu rõ giá trị của trí tuệ? Không thể cho rằng lời nói của học giả thiếu đạo lý bởi con người ta có biết được giá trị của đồng tiền mới đi làm việc cho nhà giàu. Chỉ những ai không biết giá trị của trí tuệ mới lên mặt đối với bậc trí giả. Rất khó thể hiểu được hết ý nghĩa sâu xa của nó bản thân khái niệm của Trí Tuệ và Tiền Bạc là một nghịch lý.

Người có trí tuệ đã biết được giá trị của tiền bạc, vậy tại sao không dùng trí tuệ để kiếm tiền bạc? Biết được giá trị của đồng tiền nhưng vẫn phải dựa vào sự phục vụ các triệu phú để kiếm sống. Trí tuệ như vậy có gì và còn đáng được coi trọng không?

Tuy trí tuệ của các học giả triết gia được gọi là “Trí Tuệ” nhưng không phải là trí tuệ thực sự vì nó không có quan hệ gì với đồng tiền. Trí tuệ phải chịu trước sự kiêu hãnh của đồng tiền sao có thể quan trọng hơn tiền bạc. Trái lại các triệu phú không có trí tuệ như học giả nhưng lại biết chi phối đồng tiền thu nhận được giá trị của nó. Họ có trí tuệ dựa vào đồng tiền để sai khiến trí tuệ của các học giả đó mới là trí tuệ thức sự.

Và người Do Thái đã đưa ra một khái niệm tổng quát về đồng tiền như sau:

Đồng tiền sống có thể không ngừng sinh ra tiền mới, quan trọng hơn, trí tuệ chết không sinh ra tiền. Trái lại trí tuệ sống có thể sinh ra tiền còn đồng tiền chết không thể sinh ra tiền mới. Trí tuệ hoá nhập với đồng tiền được gọi là trí tuệ sống. Đồng tiền hoá nhập với trí tuệ được gọi là đồng tiền sống. Rất khó để phân biệt ngôi thứ giữa trí tuệ sống và đồng tiền sống. Thực tế hai vấn đề này đồng thời là một nó chỉ là một sự kết hợp đầy đủ chặt chẽ giữa nhau.

Xây dựng được mối quan hệ đồng nhất giữa trí tuệ và tiền bạc giúp các thương gia Do Thái trở thành những nhà buôn trí tuệ nhất.


Người Do Thái coi trọng quá trình học tập suốt đời, học tập phải suy nghĩ, họ có thể không cần phải học tập trong các trường chính quy, học có thể tự học để có được tri thức cần thiết. Không phải ai có tri thức cũng có trí tuệ, người có trí tuệ là người biết dùng tri thức mình có để kiếm tiền. Nếu người có trí thức uyên bác mà không biết dùng tri thức đó kiếm tiền thì trí thức đó chỉ là những cái trống rỗng như một kẻ cõng trên mình cả đống sách mà không biết dùng để làm gì thì cũng vô dụng.

Trong lịch sử Do Thái đã từng ghi nhận rất nhiều những tấm guơng cả cuộc đời chưa từng được bước chân vào một trường học chính quy nhưng họ vẫn trở thành những nhân vật giàu có bậc nhất, tri thức tự học và trí tuệ của họ đã làm nên điều đó.

2. Quy luật vận động của tự nhiên

Thế giới vận động theo các quy luật của tự nhiên, muôn loài trên trái đất tồn tại và phát triển phải tuân theo các quy luật tự nhiên đó. Loài vật nào có bản năng sinh tồn mạnh mẽ thì sẽ tồn tại, tiến hóa và phát triển, loài vật nào thụ động không biến đổi kịp với quy luật tự nhiên thì sẽ bị tiêu diệt. Tự nhiên rất đa dạng, ở các vùng đất đồng bằng phù xa mầu mỡ cây cuối rất dễ phát triển, cây cối vùng đất này có đặc trưng là thân mềm, yếu ớt trước sóng gió. Vùng đất khô cằn, núi đá vôi thì cây cối thường phát triển chậm, thân cứng, rắn chắc…đó là nơi các cây gỗ quý như gỗ Lim, pơ mu…

Trong thế giới động vật, con vật nào mà sinh mạng luôn bị đe dọa thì các giác quan chống lại sự săn đuổi của kẻ thù sẽ rất phát triển. Tai thính hơn, mắt sáng hơn, chân chạy nhanh hơn…môi trường sống khắc nhiệt là điều kiện để loài vật tiến hóa nhanh , phát triển để đảm bảo cơ hội tồn tại trên thế giới này, chậm phát triển con vật đó nhanh chóng trở thành miếng mồi ngon của kẻ săn mồi, đánh mất cơ hội tồn tại.

Dân tộc Do Thái được biết đến là dân tộc có bản năng sinh tồn mạnh mẽ, dân tộc lưu vong suốt 2000 năm, bị các dân tộc khác áp bức, bóc lột nhưng họ vẫn tồn tại, phát triển và đạt được những thành tựu vĩ đại cả thế giới ngưỡng mộ.

Người Do Thái được ví như hình ảnh con Tắc Kè, nó phát triển khả năng thay đổi màu sắc cơ thể, đến môi trường nào nó lập tức thay đổi màu sắc để hòa lẫn vào môi trường đó, khả năng này giúp nó trốn tránh kẻ thù. Người Do Thái phải lưu vong từ quốc gia này sang quốc gia khác, họ phải nhanh chóng thích nghi với sự khác biệt về văn hóa, pháp luật, môi trường kinh doanh của quốc gia họ đi đến. Họ hòa nhập và xã hội mới, họ lao động, họ thành công và khi có ảnh hưởng lớn trong xã hội họ đủ khả năng thay đổi môi trường xã hội đó theo cách thức họ mong muốn

Họ vận động các chính sách đạo luật riêng cho cộng đồng Do Thái ở quốc gia họ sinh sống, họ gia nhập nhóm cộng đồng có đóng góp nhiều cho xã hội, được xã hội nể trọng. Ở nhiều quốc gia người Do Thái có ảnh hưởng đến mức có thể coi họ đã tiến hóa từ việc là con mồi trong quá khứ trở thành kẻ săn mồi trong hiện tại.


3. Dân tộc vận động hành lang


Truyền thống văn hóa, tư tưởng tôn giáo Do Thái hàng ngàn năm qua không thay đổi, nó có ảnh hưởng tới mọi hoạt động của mỗi cá nhân người Do Thái.

Dân tộc Do Thái là dân tộc sáng tạo luôn có tư tưởng chinh phục miền đất mới, vùng ảnh hưởng mới. Người Do Thái định cư ở tất cả các châu lục, sinh sống làm ăn ở hầu hết các quốc gia có nền văn hóa, kinh tế lớn và các quốc gia có vị trí địa lý quan trọng trên thế giới.

Người Do Thái có trí tưởng tượng đặc biệt, họ luôn tìm cách sáng tạo ra giá trị mới cho xã hội, những giá trị chưa từng tồn tại trong xã hội loài người. Người Do Thái thành công nổi bật trong lĩnh vực thương mại, tài chính, công nghệ…những lĩnh vực trừu tượng cần trí tuệ và khả năng biến đổi, đọc thời cuộc của dân tộc Do Thái.

Người Do Thái di cư sang Châu Âu sinh sống chủ yếu bằng hoạt động thương mại, họ giúp hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia phát triển. mang hàng hóa từ vùng đất này sang vùng đất khác để kiếm lợi nhuận. Mạng lưới người Do Thái phân bố khắp các quốc gia giúp họ tạo quyền lực thương mại đối với các dân tộc khác, họ là dân tộc cung cấp các dịch vụ trung gian, môi giới cho các dân tộc khác.

Ví dụ người Do Thái sống ở Đức và Pháp có liên hệ chặt chẽ với nhau và ngày càng có ảnh hưởng trong xã hội. Khi Đức và Pháp thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược lẫn nhau dân Do Thái đứng ở giữa bán vũ khí, lương thực…cho cả hai bên tham chiến. Những cuộc chiến tranh giúp cho dân tộc Do Thái tích lũy được nguồn vốn khổng lồ đây là nền tảng xây dựng ảnh hưởng dân tộc hùng mạnh đến tận ngày nay.

Dân tộc bản địa với quy mô dân số lớn, có nền văn hóa riêng, có nền sản xuất phát triển là những kẻ viết luật chơi cho xã hội, người Do Thái chỉ là con tắc kè phải thích nghi với các luật chơi biến đổi của dân tộc bản địa. Dân tộc bản địa luôn coi dân Do Thái là dân tộc lật lọng, cơ hội, sau mỗi cuộc chiến nền kinh tế khó khăn thì họ cần dân Do Thái giúp họ thúc đẩy hoạt động thương mại, khôi phục kinh tế. Khi nền kinh tế đi vào ổn định họ không cần dân Do Thái nữa thì họ đưa ra các đạo luật giới hạn hoạt động người Do Thái, xây dựng đạo luật bài Do Thái…cuộc sống và sinh mạng dân tộc Do Thái luôn bị đe dọa…đây cũng chính là môi trường khắc nghiệt, là động lực để người Do Thái sáng tạo phát triển.

Trong quá khư dân tộc Do Thái được xã hội đánh giá là dân tộc môi giới, trung gian giữa các vùng ảnh hưởng. Luôn luôn tìm cách phục vụ lợi ích của ảnh hưởng để tìm con đường sống, tìm lợi ích cho dân tộc. Các khái niệm dân tộc thuyết khách hay dân tộc vận động hành lang cũng là phẩm chất trời phù của dân tộc Do Thái.

Trên trái đất này có hàng ngàn dân tộc sinh sống, mối dân tộc có lịch sử, truyền thống qua hàng ngàn năm, muốn được thế giới biết đến mỗi dân tộc cần tập trung sáng tạo phát triển phẩm chất nổi bật nhất của mình. Đóng gióp các giá trị mới cho nhân loại, những giá trị mà các dân tộc khác phải học tập, phải sử dụng giá trị đó.

Đi tìm giá trị cốt lỗi của dân tộc, lên kế hoạch xây dựng sức mạnh cho giá trị cốt lõi đó là mục tiêu mà không nhiều dân tộc trên thế giới này đạt được. Là người Việt Nam tôi và bạn luôn muốn tìm câu trả lời “Giá trị cốt lõi của dân tộc Việt Nam là gì” làm thế nào để xây dựng sức mạnh cho giá trị đó.

Người Do Thái nắm quyền chi phối sức mạnh thương mại, tài chính, công nghệ toàn cầu. Mỗi người Do Thái luôn có trong mình tư duy của một ông chủ, dân tộc Do Thái muốn làm ông chủ của thế giới.

Thương mại: Người Do Thái sở hữu các hãng vận tải lớn trên thế giới ở mọi hình thức vận chuyển như hàng không, đường biển…tư duy của một dân tộc đi buôn, mua đi bán lại mọi loại hàng hóa thế giới cần, mang hàng từ nơi sản xuất dư thừa đến nơi có nhu cầu tiêu thụ

Công nghệ: Người Do Thái đầu tư tiền xây dựng các trường đại học, xây dựng các phòng thí nghiệm để nắm được các công nghệ mới nhất trên thế giới. Tại Mỹ người Do Thái hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm lớn để tài trợ cho ý tưởng sáng tạo, phát minh công nghệ đột phá. Công nghệ là vũ khí tạo cho dân tộc Do Thái sức mạnh chinh phục thế giới nhanh nhất. Người Do Thái là chủ nhân sở hữu rất nhiều công ty công nghệ có ảnh hưởng toàn cầu hiện nay, các ông chủ tài chính Do Thái lựa chọn một người Do Thái tạo hình ảnh lãnh đạo lĩnh vực công nghệ đó

Tài chính: Người ta nói rằng các gia tộc Do Thái chi phối nguồn tài chính toàn cầu, các tập đoàn tài chính, ngân hàng lớn nhất thế giới đều nằm trong tay người Do Thái. Người Do Thái là ông chủ của trung tâm tài chính London, NewYork, dòng tài chính như dòng máu trong cơ thể không có máu cơ thể không thể sống được. Tài chính là hoạt động kinh doanh cao nhất của nền kinh tế, dân tộc nào nắm được lĩnh vực tài chính dân tộc đó sẽ là ông chủ của thế giới

Các dân tộc bản địa khác trên thế giới phát triển dựa vào nguồn tài nguyên, nguồn lao động sản xuất ra hàng hóa phục vụ cuộc sống con người khắp thế giới. Nguồn hàng hóa này muốn đến tay người tiêu dùng thì các nhà sản xuất phải bán lại cho hệ thống các nhà buôn quốc tế, nhà buôn tầm cỡ toàn cầu này chính là các nhà buôn Do Thái. Mua đi bán lại hàng hóa toàn cầu giúp họ kiếm được lợi nhuận còn lớn hơn lợi nhuận của những dân tộc sản xuất ra sản phẩm đó.

Dầu lửa, than đá, hàng may mặc, đồ gỗ, thực phẩm…tất cả hoạt động bị chi phối bởi các tổ chức tài chính


Lobby Vietnam Cub: Dân tộc Do Thái – Dân tộc vận động hành lang với sức mạnh tài chính, công nghệ và giá trị văn hóa truyền thống Do Thái đã viết luật chơi cho nền kinh tế toàn cầu. Vượt qua chính sách của các dân tộc bản địa với quy mô dân số lớn, quá trình lịch sử phát triển dân tộc biết cách đi giữa các vùng ảnh hưởng để sinh tồn. Các bạn có thể đọc qua các cuốn sách “Người Do Thái với thế giới và tiền bạc” – “Trí tuệ Do Thái” để có góc nhìn tổng quan hơn

Tran Dai Thang
Lobbyist
Mobile: 077.6699.668
Website: http://lobby.vn/
 
Last edited:
Kiềm chế nghề lobby để loại bỏ các lợi ích ngầm trong điều hành của chính phủ

Hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn người vận động hành lang (lobby) có thể bị loại khỏi các ủy ban tư vấn trên phạm vi toàn nước Mỹ. Theo một số quan chức Nhà Trắng cũng như các chuyên gia vận động hành lang, đây được coi là một phần của chương trình hành động của chính quyền Obama trong việc kiềm chế ảnh hưởng của "Phố K." (tên một con phố thuộc thủ đô Washington - chỉ ngành công nghiệp "vận động hành lang" ở Mỹ - ND) lên hệ thống cơ quan Nhà nước.

Chính sách mới này được một nhóm cố vấn nội vụ của Nhà Trắng soạn thảo và thông qua một cách lặng lẽ là "đòn đau" nhất đối với nhóm người vận động hành lang ngay trong thời kỳ đầu nhiệm kỳ của ông Obama. Tổng thống Obama cũng đang yêu cầu cấp dưới tìm cách hạn chế khả năng để cho những người vận động hành lang làm việc cho bất kỳ cơ quan nhà nước nào.

Động thái này của chính quyền Obama nhắm đến những người vận động hành lang trong hệ thống các ủy ban tư vấn - vốn nhiều như sao sa, đến mức các quan chức liên bang cũng không nắm nổi số lượng. Một điều tra gần đây cho thấy có khoảng 1.000 ủy ban như thế với con số thành viên vượt quá 60.000 người.

Theo tính toán, với việc thực hiện chính sách này trong những tháng tới, khoảng 13.000 người vận động hành lang tại Washington không còn cơ hội tham gia các ủy ban vốn có nhiệm vụ cố vấn các vấn đề luật lệ thương mại, quy tắc về môi trường, bảo vệ người tiêu dùng cũng như hàng ngàn chính sách công khác.

Eisen, thành viên nhóm cố vấn nội vụ của Nhà Trắng, người tiết lộ chính sách mới này trên blog tại website của Nhà Trắng, nhận xét: Một số người vừa làm trong các ủy ban tư vấn vừa thực hiện việc vận động hành lang đối với chính phủ. Những lợi ích đặc thù mà những người này đeo đuổi nhiều khi không phù hợp với lợi ích quốc gia.

Sự thực là, phần lớn những người tham gia các ủy ban tư vấn không được trả thù lao. Họ thường được các công ty, tập đoàn, nghiệp đoàn "trải thảm đỏ" chỉ nhằm gây ảnh hưởng lên các quyết sách của chính phủ theo hướng có lợi cho doanh nghiệp hay tổ chức đó.

Các luật sư của chính phủ lo ngại rằng, chính phủ không thể "sa thải" những người làm nghề vận động hành lang ra khỏi các ủy ban tư vấn bởi lẽ các ủy ban này thường do các tổ chức tư nhân điều hành chứ không phải cơ quan trực thuộc hệ thống hành pháp. Tuy nhiên, các quan chức chính phủ cũng cho rằng, đa số bộ trưởng trong nội các đã bắt đầu để ý đến vấn đề này qua việc không phục hồi cũng như chấp nhận những người vận động hành lang tham gia các ủy ban tư vấn.

Phản ứng mạnh mẽ nhất trước quyết định của Nhà Trắng là Ủy ban Tư vấn công thương (ITAC). ITAC đổ lỗi cho chính phủ đã ban hành một chính sách sai lầm và có hại đối với các lợi ích kinh tế của Mỹ.

Một lá thư do lãnh đạo các ủy ban này gửi cho Tổng thống Obama nhận được sự ủng hộ của nhiều quan chức tại các tập đoàn lớn như Boeing, IBM, Harley-Davidson, Công ty Giấy quốc tế (International Paper)... "Chính sách của Nhà Trắng phá hủy lợi ích mà các ủy ban tư vấn đem lại", lá thư này nhấn mạnh - "Chính quyền đã dùng chính những thế mạnh của các chuyên gia tư vấn để loại họ ra khỏi hệ thống các ủy ban tư vấn".

Ví dụ, Ủy ban Tư vấn về thiết bị và vốn cho ngành công nghiệp ôtô đã khoanh tay đứng nhìn khoảng hơn 20 thành viên (bao gồm nhiều người vận động hành lang) bị "mất việc" khi ủy ban này tái cấu trúc vào đầu năm tới. Các nhà phân tích cho rằng, sự ra đi này bắt nguồn từ cuộc đấu tranh để tồn tại của các nhà sản xuất ôtô trong nước cũng như những nỗ lực của chính quyền Obama trong việc tái khởi động các cuộc thương thảo với Hàn Quốc và một số nước khác.

Brian T. Petty, Chủ tịch Ủy ban Tư vấn về thiết bị và vốn cho ngành công nghiệp ôtô kiêm Phó chủ tịch cao cấp nhóm làm việc của Chính phủ Mỹ trong Hiệp hội Quốc tế các nhà thầu, nói: "Chính phủ đang tự kiềm chế ý kiến của các doanh nhân Mỹ trong các cuộc thương thảo này bằng cách loại bỏ những người xuất sắc nhất".

Phía các nhà hành pháp nhấn mạnh rằng, các cố vấn từ khối doanh nghiệp có thể tham gia các ủy ban tư vấn nếu họ không làm nghề vận động hàng lang. Eisen, thành viên nhóm cố vấn nội vụ của Nhà Trắng, trong lá thư trả lời lãnh đạo ITAC, viết rằng: "Những lập luận rằng chỉ có những người vận động hành lang mới có đủ kinh nghiệm để tư vấn đúng đắn là không thuyết phục".

"Nếu kết quả của chính sách mới (loại bỏ tiếng nói của người vận động hàng lang) dẫn tới việc các doanh nhân tham gia nhiều hơn vào các cuộc thảo luận về những chính sách liên quan tới họ (thay vì thông qua những người vận động hành lang), thì đó là điều tốt chứ. Những cố vấn chuyên nghiệp phục vụ những lợi ích đặc thù không cần thiết có mặt trong các ủy ban tư vấn. Hãy để những “giọng nói” mới lên tiếng".

Và mặc dầu những người vận động hành lang không vui lắm thì một số cố vấn có uy tín cho chính quyền lại cho rằng chính sách này rất đúng đắn. "Chính phủ cũng có thể mất nhiều chuyên gia giỏi nhưng các chuyên gia này cũng đã được trả công xứng đáng cho công việc của mình trong thời gian qua, họ đã có nhiều ảnh hưởng trong chính trường", Mary Boyle, Phó chủ tịch Common Cause (tổ chức đấu tranh nhằm lành mạnh hóa các cơ quan chính phủ đáp ứng yêu cầu của nhà nước và công dân - ND) nói. Chuyên gia này cũng bày tỏ sự "ủng hộ việc các cơ quan hành pháp đang làm nhằm loại bỏ các lợi ích ngầm ra khỏi công việc điều hành chính phủ"
 
Last edited by a moderator:
Công nghệ lobby của các chính trị gia Anh
Các chính trị gia ở mọi phe phái đều nói thấy "sốc" và "kinh sợ" về việc các cựu bộ trưởng đảng Lao động đương quyền muốn đánh đổi việc gây ảnh hưởng tới chính sách của chính phủ để lấy tiền.

Chỉ còn vài tuần nữa là tới kỳ bầu cử, họ biết kiểu thông tin như thế gây tác động tồi tệ tới đâu đối với các cử tri vốn đã khó chịu về vụ bê bối kê gian chi phí hồi năm ngoái.

Và tuy các dân biểu đảng Lao Động nay đang bị lôi ra ánh sáng, nhưng họ cũng biết rằng các câu chuyện tương tự đều xảy ra ở tất cả các nơi trong bộ máy chính trị. Đảng Bảo thủ thời nắm quyền cũng từng dính vào các bê bối vận động hành lang.

Lần này, các cựu bộ trưởng có liên quan, gồm Stephen Byers, Patricia Hewitt và Geoff Hoon, thì nói rằng họ chả làm gì sai, và dẫu câu chuyện này là đáng xấu hổ, nhưng chẳng có gì cho thấy họ đã vi phạm luật lệ gì, cho dù ông Byers đang phải đối diện với các câu hỏi cho rằng ông đã nói với các phóng viên bí mật về việc ông đã từng gây ảnh hưởng như thế nào.

Người ta nay đang đặt câu hỏi về chuyện sẽ có nhiều dân biểu rời khỏi Quốc Hội vào tháng tới, trong lúc nhiều mối liên hệ của họ sẽ vẫn tiếp tục có mặt trong chính phủ, và vấn đề quản lý hoạt động vận động hành lang.

Tại Hạ Viện Anh đang ngày càng có thêm đòi hỏi phải thắt chặt quy chế vận động hành lang và chấm dứt "cửa quay", tức chuyện các bộ trưởng sau khi rời chức vụ thì chuyển sang làm các công việc béo bở ở các ngành, trong lúc tiếp tục giữ chức dân biểu.

Vào lúc này, họ phải chờ 12 tháng trước khi nhận một vị trí trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Và mặc dù các lời mời chào công việc cần phải được một ủy ban xem xét trong thời gian 2 năm kể từ khi họ rời chính phủ, nhưng họ lại có quyền phớt lờ yêu cầu này.

Các dân biểu không được phép đưa ra trước Quốc Hội các câu hỏi và nhận tiền trả cho chuyện đó, và để đảm bảo quyền lợi công chúng, họ phải công bố mọi khoản tiền nhận được từ hoạt động vận động hành lang.

Công nghiệp

Trong ngành công nghiệp vận động hành lang trị giá tới 2 tỷ bảng này, có hàng trăm cựu dân biểu, cố vấn và quan chức được các hãng chuyên biệt với lượng khách hàng đa dạng tuyển dụng

Nhưng họ cũng được quyền tư vấn cho khách hàng về những cách thức tốt nhất nhằm thay đổi luật theo hướng có lợi hơn, và trong chuyện mở ra các cuộc họp với các nhà lập pháp.

Trên thực tế có tồn tại một khoảng mờ rất lớn quanh chuyện các cựu bộ trưởng thực sự được phép làm đối với các ông chủ doanh nghiệp.

Bởi hầu hết các hoạt động vận động hành lang diễn ra trong hậu trường, khó ai biết được mức độ ảnh hưởng thực sự của nó đối với các chính sách của chính phủ.

Stephen Byers thì thừa nhận ông đã phóng đại tầm ảnh hưởng của mình khi bị quay phim ông nói về mức giá mà ông đưa ra với các phóng viên ngầm.

Trong ngành công nghiệp vận động hành lang trị giá tới 2 tỷ bảng này, có hàng trăm cựu dân biểu, cố vấn và quan chức được các hãng chuyên biệt với lượng khách hàng đa dạng tuyển dụng.

Vận động hành lang trên thực tế chính là đời sống của hầu hết các nền dân chủ.

Ngay cả những người phản đối hoạt động này cũng không đòi phải cấm tuyệt đối. Các dân biểu phải được phép thay mặt cho các khu vực bầu cử của mình trình bày trước các bộ trưởng.

Hồi năm ngoái, chính phủ đã bác bỏ những lời kêu gọi của Ủy Ban Hành Chính Công, muốn chính thức hóa việc đăng ký hoạt động vận động hành làng, ghi chi tiết danh tính những người hoạt động trong lĩnh vực này, cho dù đó là các cựu bộ trưởng hay cựu quan chức, ai tuyển dụng họ và biên bản các cuộc họp giữa họ với những người có quyền ra quyết định.

Thay vào đó, chính phủ cho ngành này cơ hội cuối cùng để sắp xếp tự quản lý, và nói sẽ công bố chi tiết các cuộc họp giữa các bộ trưởng với các nhóm vận động.

Tất nhiên, việc đăng ký sẽ trả lời được một số câu hỏi về những tiết lội liên quan tới các mối quan hệ giữa Byers với các bộ trưởng và các công ty, vốn đã bị công bố trên báo Sunday Times và kênh truyền hình Channel 4.

Nhưng những nhà vận động thì đang hy vọng là các tiết lộ mới nhất sẽ khiến chính phủ phải có thêm hành động.


"Thối rữa"


Đảng Lao động nay cam kết sẽ đưa việc đăng ký bắt buộc các nhà vận động hành lang vào cương lĩnh tranh cử.

Đảng Tự do Dân chủ cũng ủng hộ việc cần minh bạch nhiều hơn nữa.

Đảng Bảo thủ nói họ sẽ viết lại quy tắc hoạt động nhằm cấm việc các bộ trưởng nhận công việc vận động hành lang trong vòng hai năm sau khi rời nhiệm sở, và bất kỳ ai vi phạm nguyên tắc này sẽ đều có nguy cơ bị tước khoản hưu bổng.

Hồi đầu năm, lãnh tụ phe Bảo thủ David Cameron đã gây sốc cho ngành công nghiệp vận động hành lang khi nói lĩnh vực này nay đã vượt khỏi tầm kiểm soát và sẽ là vụ bê bối chính trị lớn sắp xảy ra.

Vấn đề là lúc nào cũng có chuyện các dân biểu và các cựu bộ trưởng kết thúc nhiệm kỳ tại Quốc Hội, cần tìm kiếm công việc mới, mà tài sản đáng giá nhất họ có thể đem ra tiếp thị chính là các mối liên hệ của mình

Brian Wheeler
Phóng viên chính trị, BBC News
 
Last edited:
Đạo đức kinh doanh

Nhân vụ xử bốn giám đốc công ty Rio Tinto, mời quý vị đọc bài của Michael Bristow, phóng viên BBC thường trú tại Bắc Kinh về chủ đề tham nhũng:

Hối lộ và các hình thức tham nhũng khác là những vấn đề thường gặp của các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc.

Điều này có thể dẫn đến các công ty cho khách hàng các chuyến đi đắt tiền ra nước ngoài, các bữa ăn xa hoa và phong bì đỏ nhồi tiền mặt.

Nhưng không phải tất cả các doanh nghiệp đều bị cuốn vào thế giới mờ ám đó. Một số công ty nói rằng họ tuân thủ các tiêu chuẩn cao mà họ quan sát ở những nơi khác.

Và một trong những cố vấn kinh doanh nước ngoài cho biết các công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt sẽ luôn luôn làm tốt - ngay cả khi họ từ chối không hối lộ, tham nhũng.

Việc sử dụng hối lộ trong thế giới kinh doanh ở Trung Quốc đang trở thành trung tâm điểm vì phiên tòa liên quan đến bốn giám đốc điều hành làm việc cho công ty khai thác mỏ Anh-Úc Rio Tinto.

Bốn người này vừa bị kết án ở Thượng Hải chịu từ bảy đến 14 năm tù vì nhận hối lộ và ăn cắp bí mật thương mại.

Nhưng việc hối lộ là một vấn đề tới mức nào đối với các công ty nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc?

Một doanh nhân người Anh, người không muốn được nêu tên, nói rằng nó là một vấn đề lớn, đặc biệt ở các thành phố nhỏ hơn của Trung Quốc.


Thông thường trụ sở chính lại rất ít hiểu biết về Trung Quốc và các nhà quản lý khu vực thì thường giấu diếm nhiều thứ - Lockne, nhân viên hãng Springtime


Ông kể với đài BBC về một lần khi ông đã cố gắng thành lập một công ty liên doanh với một đối tác Trung Quốc ở tỉnh Sơn Đông.

Các cuộc đàm phán đã diễn ra trong nhiều tuần, nhưng không thành công, ông nói. Sau đó, tại một cuộc họp, ông được yêu cầu bước ra ngoài trò chuyện với một viên chức.

"Ông ta nói tất cả các vấn đề có thể vượt qua được - vì vậy tôi hỏi ông làm thế nào. Ông ta nói nó có thể được thực hiện nếu tôi đưa cho ông ta một triệu nhân dân tệ (tương đương $146,000)," doanh nhân người Anh kể.

Patrik Lockne, một cố vấn cho một hãng tư vấn Thụy Điển, cho biết một trong những vấn đề phổ biến là thiếu thông tin liên lạc giữa văn phòng chính của một công ty và chi nhánh của họ tại Trung Quốc.

Người nước ngoài làm việc tại Trung Quốc đôi khi bị cám dỗ muốn áp dụng các thói quen địa phương để được việc, ông nói.

"Thông thường trụ sở chính lại rất ít hiểu biết về Trung Quốc và các nhà quản lý khu vực thì thường giấu diếm nhiều thứ", ông Lockne, người làm việc cho hãng Springtime cho biết.

'Đi tới'

Điều này dường như đã xảy ra tại Rio Tinto.

Công ty tin vào sự vô tội của nhân viên mình khi họ lần đầu tiên bị giam giữ hồi tháng Bảy năm ngoái và nói rằng các cáo buộc hối lộ đối với các nhân viên này là "hoàn toàn không có cơ sở".

Tại thời điểm đó Rio Tinto cho biết nhân viên của nó đã hành động theo đúng nguyên tắc làm việc của công ty.

Nhưng sau bản án công bố hôm thứ Hai công ty cho biết bốn người làm việc tại Trung Quốc này đã thực hiện các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp theo cách riêng của họ "vượt ra ngoài hệ thống của chúng tôi". Công ty nay đã sa thải những người này.

Nhưng không phải tất cả các doanh nhân nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc đều bị cám dỗ làm điều gì đó thiếu đạo đức - và có thể là bất hợp pháp.

"Tôi nghe về nó và tôi chắc rằng nó đã và đang xảy ra, nhưng tôi nghĩ đó là cách làm ăn kinh doanh cũ - thời thế đã thay đổi", ông Rupert Utteridge, người điều hành công ty viễn thông kỹ thuật số của Úc nói.

"Chúng tôi mời đối tác đi ăn, nhưng tôi cũng làm như thế tại Úc hoặc Hong Kong," ông nói thêm.

Và, cuối cùng, xây dựng một doanh nghiệp thành công ở Trung Quốc có thể chỉ đơn giản là cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt.

"Có tham nhũng ở Trung Quốc - tất nhiên là có", ông Brian Outlaw, giám đốc điều hành Hội đồng các doanh nghiệp Trung -Anh, chuyên tư vấn cho các công ty muốn thiết lập tại Trung Quốc.

"Nhưng các công ty có thể duy trì các tiêu chí đạo đức của họ. Họ có thể xây dựng theo cách thức giống hệt như bất cứ nơi nào khác - mà vẫn thành công," ông nói

BBCVietnam
 
Last edited:
Google – Microsoft lại “đánh nhau” ở Los Angeles

- Ngay khi chính quyền Los Angles tuyên bố muốn thay thế hệ thống email cũ, cả Google và Microsoft đã nhảy vào và “mở một trận địa” mới ngay trong chính tòa thị chính.

Trận Waterloo

Với giá trị khoảng 7,25 triệu USD, bản hợp đồng thay thế hệ thống email của chính quyền Los Angles không phải là nhỏ nhưng thực sự, đó cũng không phải là miếng ngon quá lớn để Google và Microsoft phải “quyết một trận sinh tử”. Tuy nhiên, ý nghĩa lớn hơn đằng sau bản hợp đồng đó là sự quyết định vận mệnh của 2 trường phái trong ngành công nghiệp CNTT: Điện toán truyền thống với đại diện là Microsoft và điện toán đám mây với đại diện là Google.

Không ít người đã gọi đó là một “trận Waterloo” lịch sử trong giới công nghệ.

Để quyết tâm giành lấy chiến thắng, cả 2 đại gia này đã rất tích cực thực hiện các chiến dịch vận động hành lang với đội quân là những chuyên gia lobby từng trải và không loại trừ cả sự tác động gián tiếp của các quan chức cấp cao.

“Chiến trường đã mở ngay tại tòa thị chính Los Angles. Các quan chức của chúng tôi thường xuyên được “ghé tai nói nhỏ” rằng ông Tổng giám đốc Steve Ballmer của Microsoft hay Eric Schmidt của Google “sẽ hơn cả vui mừng” nếu được đến thăm tòa thị chính cùng với sự hiện diện của họ”, Tony Cardenas, Ủy viên hội đồng thành phố, chủ tịch ủy ban Công nghệ và thông tin nói.

“Đó sẽ là một bản hợp đồng lịch sử và dựa vào đó kẻ chiến thắng có thể nhân rộng sự ảnh hưởng của mình ra toàn nước Mỹ cũng như rộng hơn nữa là trên toàn thế giới”, Bernard C. Parks, thành viên của Hội đồng thành phố nói, “Sau này, họ chỉ cần nói chính quyền Los Angles là một trong những khách hàng của họ, rất có thể các khách hàng khác sẽ nhanh chóng đặt bút ký hợp đồng”.

Google sẽ thắng ?

Nhiều người tin rằng Google đang có lợi thế lớn hơn và hoàn toàn có thể giành chiến thắng.

Hơn một thập kỷ qua, thị trường phần mềm xử lý văn bản và email trong doanh nghiệp đã gần như là sân chơi của riêng Microsoft với thị phần chiếm hơn 70% và mang về cho hãng này nguồn doanh thu khoảng 20 tỷ USD mỗi năm.

Nhưng vị thế này đang bị đe dọa dữ dội bởi bộ phần mềm văn phòng Google Apps với ưu thế là gắn bó khá chặt chẽ với dịch vụ thư điện tử Gmail. Theo công bố của Google, hàng ngàn trường cao đẳng, đại học cũng như gần 2 triệu doanh nghiệp trên khắp thế giới đã ứng dụng thành công Google Apps.

Hầu hết các trường học và doanh nghiệp nhỏ hiện vẫn được sử dụng Google Apps miễn phí nhưng một số tập đoàn lớn như hãng công nghệ sinh học Genentech, hãng điện tử Motorola hay hãng sản xuất chip Fairchild Semiconductor đã phải chuyển sang sử dụng Google Apps có trả phí để phục vụ cho nhu cầu khổng lồ của mình.

“Đây là trận chiến quyết định đến tương lai của cả thế giới công nghệ và nếu Google thắng tương lai của chúng ta sẽ là đám mây 100%”, David B. Yoffie, giáo sư trưởng khoa chiến lược kinh doanh của trường đại học kinh tế Harvard nhận định.

Lợi thế của Google là chi phí thấp và sự tiện dụng bởi các dịch vụ đều được duy trì trên nền tảng web. Tất cả các chương trình, dữ liệu sẽ được lưu lại trên các máy chủ của Google và nằm trong một hệ thống mạng toàn cầu và các tổ chức, doanh nghiệp sẽ loại bớt được mối lo về trung tâm dữ liệu hay nhân viên chuyên trách.

Microsoft cũng chẳng vừa

Nhưng Microsoft cũng đã có những “tuyệt chiêu” của riêng mình để loại bớt những ánh hào quang đang vây xung quanh Google.

Ron Markezich – một giám đốc điều hành bộ phận dịch vụ trực tuyến của Microsoft đã nổ phát súng đầu tiên bằng việc tuyên bố mô hình đám mây của Google chẳng qua vẫn chỉ là một dạng thử nghiệm dành cho khách hàng doanh nghiệp và điều quan trọng là Google thiếu hẳn một bề dày kinh nghiệm với những tập đoàn cấp cao trong các lĩnh vực quan trọng như y dược, tài chính...

Luận điểm này của Ron Markezich còn được “ủng hộ” bằng 2 lần sập mạng ngay trong tháng 9 này của Gmail khiến hàng chục ngàn người dùng không thể nào truy cập được vào hộp thư của họ. “Đó sẽ là một vấn đề nghiêm trọng đối với Los Angles”, Markezich nói.

Trên thực tế, Google cũng đã từng trúng thầu phát triển và ứng dụng Google Apps cho khá nhiều tập đoàn lớn hay các tổ chức chính quyền liên bang. Cách đây một năm, thủ đô Washington DC cũng đã là khách hàng của họ nhưng cũng chỉ có khoảng 4.000 trong tổng số 38.000 nhân viên của Washington chấp nhận thay thế Microsoft Outlook bằng Google Apps.

Theo tiết lộ của Ủy ban nguyên tắc, Microsoft đã tiêu tốn khoảng 40.000 USD cho các hoạt động vận động hành lang tại Los Angeles trong khi Google mới chỉ bỏ ra chưa đến 10.000 USD.

Ủy ban Thông tin và Công nghệ Los Angeles cho biết, hồ sơ của cả 2 hãng sẽ được xem xét và ngày 5/10 tới sẽ có kết quả
 
Last edited:
Những vũ khí bí mật trong chiến tranh kinh tế

Để giành giật thị trường, một số công ty sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn: tình báo, gây xào xáo nội bộ đối phương, tung tin thất thiệt..., Đôi khi còn có sự thông đồng của các cơ quan tình báo của quốc gia sở tại.

Đầu tháng 3-2008, công ty sản xuất máy bay châu Âu EADS giành được hợp đồng thế kỷ: Lầu Năm Góc đặt mua 179 máy bay tiếp tế cho không quân Mỹ. Tổng doanh số 35 tỉ USD! Boeing, đối thủ chính của EADS, kinh hoàng. Bằng cách nào một công ty châu Âu - cho dù có hợp tác với nhóm Northrop Grumman tại Mỹ đi nữa - lại có thể “hớt tay trên” ngay trên sân nhà của nó?

Lập tức sau đó mọi biện pháp đã được tung ra để đối phó với cái nhục “quốc thể” này, thậm chí cả những thủ đoạn tồi bại. Thoạt đầu, Boeing móc ráp mua lại hợp đồng của đối thủ thông qua một quan chức của Lầu Năm Góc. Thế nhưng khi vị này đã cắn câu của Boeing thì mọi việc vỡ lở. Chính thượng nghị sĩ John McCain, ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa, đã nhảy vào can thiệp và dẹp bỏ vụ mua bán này.

Nhiều tác nhân khác cũng nhảy ra hà hơi tiếp sức Boeing tấn công lại đối thủ của mình. Các đòn trả đũa chủ yếu được tiến hành bởi Trung tâm Phụ trách chính sách an ninh (CSP), một cơ quan bao gồm những bộ não chuyên vạch ra các chính sách chiến lược của Mỹ, có quan hệ thân cận với phe tân bảo thủ và giới công nghiệp quân sự Mỹ. CSP tung ra một cuộc chiến thông tin chống lại EADS.

Trên Internet, họ tố giác EADS lừa gạt dư luận Mỹ khi ngụy trang EADS như một công ty Mỹ: xuất hiện một sô quảng cáo trong đó đưa lên hình ảnh các nhân viên Mỹ được EADS trả lương. Đòn kế tiếp: CSP tố cáo thẳng thừng EADS và nước Pháp dùng thủ đoạn tình báo đối với các công ty Mỹ mà không hề có bằng chứng nào! Và đòn sau cùng: quả quyết EADS cung cấp vũ khí cho chế độ của Tổng thống Venezuela Hugo Chavez bất chấp lệnh cấm vận chính thức. Christian Harbulot, giám đốc Trường đào tạo chiến tranh kinh tế, giải thích: “CSP bào chế những bài báo và tư liệu gửi đến các nhân vật lãnh đạo công luận tại Mỹ để họ xuất hiện trên website của mình. Bởi thế, sức phản hồi thật khủng khiếp”.

Từ 15 năm qua, các báo cáo thương mại đều làm như rất tiến bộ. “Người Mỹ thích huyên thuyên về cạnh tranh và cạnh tranh. Nhưng đúng là đã có một cuộc chiến giành giật thị trường. Và để chiến thắng, mọi phương tiện đều tốt: lobby, móc nối, gây rối loạn hàng ngũ đối phương...” - Christian Harbulot nói tiếp. Các nhà tình báo kinh tế chuyên nghiệp lập ra những “đơn vị tàng hình” bố trí trên trận địa tàn khốc này. Phục vụ các công ty đa quốc gia cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ được thuê mướn để bảo vệ khách hàng của mình khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài hay theo phò tá trong các cuộc chinh phục thị trường. Nói rằng những chiến binh cổ trắng - trí thức - này luôn biết tôn trọng “luật chơi” là... hàm hồ! Tuy nhiên phần lớn các phương pháp của họ đều hoàn toàn... hợp pháp.

Trong thế giới kỹ thuật số, nơi 90% thông tin đều có thể lấy được qua Internet, báo chí, hội thảo... bước đầu tiên của một nhà tình báo kinh tế là thu gom tư liệu. 90% thông tin này được gọi là “trắng”, còn 10% thuộc loại mơ hồ. Thông tin được gọi là “xám” khi thu thập được bằng phương tiện không chính đáng. Chẳng hạn giả dạng nhà báo để biết rõ hơn về chiến lược của một công ty. Thông tin gọi là “đen” khi được thu thập hoàn toàn bất hợp pháp, như xâm nhập hệ thống vi tính hay đánh cắp laptop trên xe lửa. Không có quy luật, chẳng có quy tắc đạo đức nào để ngăn chặn các hành động đó. Chỉ có biện pháp trừng phạt duy nhất là làm mất uy tín của công ty đó trước mắt cổ đông và khách hàng... hay kiện ra tòa khi mọi việc đã diễn tiến tồi tệ.

Muốn dự kiến tình hình, phải biết rõ đối thủ của mình: Họ có mạnh không? Họ thật sự có khả năng đầu tư không? Chiến lược phát triển của họ là gì? Trong phòng thí nghiệm của họ đang có những cải tiến nào đủ sức làm đảo lộn thị trường? Nguồn vốn bị xé lẻ có làm họ yếu đi không? Có thể mua đứt họ được không? Những nhân vật then chốt của họ là ai? Tất cả thông tin này sẽ giúp dựng nên một chân dung và môi trường của mục tiêu.

Muốn có được những thông tin đó không thể chỉ dựa vào các tạp chí kinh tế hay sục sạo trên Internet. Phải biết khởi động mạng lưới các chuyên gia để đánh trúng cửa: nhà luật học, phân tích thị trường, chuyên gia lobby... “Nhưng cũng cần đến cả các tác giả đoạt giải Nobel kinh tế, các quan chức lớn đã về hưu hay các ông cựu bộ trưởng” như lời khuyến cáo của một chuyên gia chuyên thực hiện những hoạt động này. Cũng phải thêm: “Ngay cả những kẻ vô danh vẫn có thể giúp ta tiếp cận mục tiêu. Chẳng hạn ông thầy dạy đánh tennis của một quan chức tài chính”.

Các viện bào chế dược là khách hàng lớn của văn phòng tình báo kinh tế

Cách nay hai năm, một hãng bào chế dược của Pháp tiếp cận một công ty Mỹ để tìm cách mua lại nó. Hai bên đã đồng ý trên nguyên tắc nhưng không ai đưa ra trước giá bán hay giá mua. Khi đó bên dự định mua liên hệ với một văn phòng tình báo kinh tế tại Paris. Mục tiêu: ước tính tổng giá trị của công ty Mỹ này. Văn phòng tình báo đã tiếp cận một số thành viên thuộc ban lãnh đạo của công ty Mỹ, thông qua các nhà báo tài chính và chuyên gia phân tích kinh tế “có vẻ vô tội”.


Khi nắm được đầy đủ thông tin, vụ mua bán có thể được kết thúc chỉ trong vài ngày: người Mỹ sẵn sàng bán lại với giá tối thiểu 115 triệu euro, thấp hơn ước tính của công ty Pháp đến 35 triệu euro. Một số tiền tiết giảm khổng lồ! Nhưng câu chuyện không dừng lại ở đó. Văn phòng tình báo tại Paris cũng tiếp cận nhân viên phòng nghiên cứu và phát triển của công ty Mỹ và phát hiện công ty này rất lo sợ một sản phẩm cạnh tranh mới sắp được tung ra thị trường, do một công ty nhỏ và vừa của Pháp đã chế tạo thành công. Kết quả: thay vì bỏ ra 115 triệu để mua đối thủ Mỹ, họ chỉ cần mua bản quyền sản phẩm của công ty nhỏ nọ để... sản xuất. Và giá mua chỉ 200.000 euro!


Bào chế dược, một lĩnh vực cực kỳ cạnh tranh, luôn là khách hàng lớn của các văn phòng tình báo kinh tế. Trong các hội chợ chuyên ngành, nhiều “điệp viên” thường được tuyển mộ để canh chừng những gian hàng kế bên. Họ rình rập ngày đêm xem khách hàng của đối thủ, nghe những người khách nói chuyện gì, theo dõi chuyện mua bán của những người đó để biết nhu cầu đặt hàng.


Một nhà tư vấn giải thích: “Loại rình rập này rất hữu hiệu để bảo vệ uy tín của mình và triệt hạ đối phương”. Một điệp viên theo dõi ông chủ người Anglo - Saxon tiết lộ: “Mục tiêu là tìm hiểu chiến lược của ông ta, các đối tác và nhất là những tiếp xúc. Tôi phải biết lịch làm việc của ông ta. Những người mà ông ta phải gặp: nhà báo, nhà tài chính, luật sư, chuyên gia lobby, chính trị gia...”.

Bị tấn công, các công ty phải chống đỡ. Ở các thị trường Đông Âu hay châu Á, nơi luật pháp còn lỏng lẻo, các công ty châu Âu và Mỹ phải làm thế nào để có thể tìm được người hợp tác?


Một văn phòng tình báo kinh tế của Anh cho biết: “Chúng tôi làm việc được một năm tại một quốc gia ở Đông Âu. Chúng tôi phát hiện một chiến lược rất tinh quái để thu hút các công ty đa quốc gia châu Âu và Mỹ vào tròng. Tròng ở đây là để các công ty này đầu tư những khoản tiền khổng lồ vào các nhà máy sản xuất để sau đó... thanh tra tài chính nhằm tìm cớ tịch thu nhà máy hiện đại đó, hoặc bán lại với giá rất cao các cổ phần rất nhỏ mà họ đang nắm giữ”.


Nạn nhân của những đòn phép tương tự như thế là Công ty ngũ cốc Mỹ Bunge. Sau khi mua lại một nhà máy sản xuất dầu ăn tại Dniepropetrovsk, Ukraine với giá vài triệu USD, Bunge đã phải hứng chịu rất nhiều đòn tấn công. Thoạt đầu, Bunge trở thành nạn nhân của đòn thông tin thất thiệt. Nhà máy của Bunge bị kết án làm ô nhiễm môi trường. Lời cáo buộc này đã bị bác bỏ sau đó bởi một cuộc điều tra của hội đồng thành phố.


Thông qua một công ty nhỏ, “ông trùm” tìm cách mua lại cổ phần của công nhân để kiểm soát nhà máy bằng cách dùng đến luật pháp để gây rắc rối. Sau đó công ty nhỏ này đòi chia thêm nhiều cổ phần hơn cho công nhân bằng cách lấy cớ Bunge đã mua lại nó với giá rẻ bèo. Đến nay, cuộc tranh chấp giữa Bunge và “ông trùm” Ukraine còn chưa kết thúc.


Muốn điều tra có hiệu quả tại những nơi này phải không tiếc tiền để mua cho được những người trung gian quý giá. Nhất là những người làm trong các cơ quan an ninh, cảnh sát, nghiệp đoàn hay trong chính phủ. Một chuyên gia đã từng làm việc cho các công ty thời trang và dược của phương Tây tiết lộ: “Không thể nào có được thông tin quý giá và đáng tin cậy về một công ty xuất khẩu hàng giả mà không phải trả phí dịch vụ cho một nhân viên hải quan để y cung cấp chứng cớ chủ chốt”.


Vấn đề trở nên phức tạp khi đối thủ không chỉ là một công ty mà là nhà nước! Nhiều chính phủ không ngần ngại bảo vệ các công ty đa quốc gia của mình bằng mọi giá. Vô địch trong chuyện này là những người Anglo - Saxon! Đầu những năm 1990, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ đã xác định các ưu tiên mới của mình: quyền lợi kinh tế quốc gia. Bộ máy nhà nước được tổ chức lại để phục vụ quyền lợi các công ty! Một hội đồng an ninh kinh tế được thành lập và được đặt ngang hàng với Hội đồng An ninh quốc gia, nghĩa là ngang hàng với... Nhà Trắng! Mục tiêu của hội đồng này là thông tin cho tổng thống Mỹ để ông kịp thời đưa ra những biện pháp đúng nhằm hỗ trợ sự phát triển kinh tế của nước Mỹ.


Bên cạnh đó, Bộ Thương mại thành lập Advocacy Center (một trung tâm cảnh giới) để theo dõi các đơn hàng gọi thầu quốc tế vượt trên 1 tỉ USD và mời gọi các công ty Mỹ dự thầu! 16 cơ quan tình báo và an ninh quốc gia (CIA, FBI, NSA...) đều có mặt trong trung tâm này. Khi một thị trường có nguy cơ vượt khỏi tầm tay “made in USA”, chính phủ có thể triệu tập ngay một dạng “phòng chiến tranh” (war room) huy động mọi phương tiện có được để giành chiến thắng cho Mỹ.


Người mỹ không hề giấu giếm: họ theo dõi các đồng minh của mình ngay khi xuất hiện một hợp đồng quan trọng


Hai trường hợp như thế đã xảy ra trong những năm 1990: bán thiết bị báo động điện tử rừng Amazon cho Brazil và bán máy bay đường dài cho Saudi Arabia. Đương đầu với Mỹ, Pháp đã thua trắng. NSA nghe lén cuộc nói chuyện của các nhà thương thuyết Pháp và cung cấp cho báo chí bằng chứng... hối lộ của họ! Người Mỹ không hề giấu giếm: họ theo dõi ngay cả những đồng minh của mình khi ai đó toan tính vượt qua lằn ranh màu vàng.


Ít nhất đó cũng là thú nhận của cựu giám đốc CIA James R. Woosley (1993-1995) trong một bài báo viết trên tờ Wall Street Journal ngày 17-3-2000 mang tựa: Vì sao chúng ta theo dõi đồng minh? Chính phủ Mỹ còn công bố cả danh sách các thị trường mà họ đã từng giúp các công ty chiếm đoạt được. Trong khoảng năm 1994-1997, họ đã góp phần thành công cho 11 hợp đồng trị giá 18 tỉ USD, mang lại hàng ngàn công ăn việc làm.


Các nước khác thì sao? Ngoài Nhật Bản, từng dẫn đầu trong chuyện này cho đến cuối những năm 1980, phần còn lại của thế giới cũng đang hành động. Pháp bừng tỉnh từ giữa những năm 1990. Năm 1994, chính phủ nước này cho công bố một báo cáo của cảnh sát trong đó nhìn nhận chiến tranh kinh tế đang diễn ra ác liệt. Báo cáo cũng giải thích những nét chính trong học thuyết chiến tranh mới này của Nhật Bản và Mỹ song phần nghiên cứu từng trường hợp (trong y dược và hàng không) đã bị cắt bỏ vì Chính phủ Pháp sợ lộ ra sự thiếu phối hợp giữa nhà nước và các công ty của mình. Hội đồng cạnh tranh và an ninh kinh tế (CCSE) quy tụ bảy ông chủ xí nghiệp lớn được thành lập dưới thời chính phủ Balladur, nhưng không hoạt động. Mãi đến năm 2003 khi bản báo cáo Caryon của dân biểu Tarn ra đời thì vấn đề mới được hâm nóng trở lại.


Trong báo cáo này, Tarn đả kích chính phủ đã không giao nhiệm vụ bảo vệ các công ty Pháp cho Cục Giám sát lãnh thổ (DST) phụ trách. Năm tháng sau đó, một quan chức cao cấp phụ trách tình báo kinh tế được bổ nhiệm. Đó là Alain Juillet, nhân vật số 2 của Tổng cục An ninh đối ngoại (DGSE). Cơ quan này trực thuộc phủ thủ tướng, có nhiệm vụ soạn thảo bộ khung tổ chức, lập mạng lưới chuyên gia từ các bộ, thành lập liên hiệp các cơ quan tình báo kinh tế, thành lập hai quỹ đầu tư. Trung tâm Tình báo kinh tế và lãnh thổ (CIET) cũng được thành lập năm 2003 với nhiệm vụ chính là giám sát kỹ thuật sản phẩm và các thị trường. CIET huy động 4.000 công ty xoay quanh đề tài an ninh.


Trong thời đại toàn cầu hóa, chủ nghĩa bảo hộ thương mại không hề được hoan nghênh. Song người Mỹ lại đang ra sức bảo vệ các con cờ của mình một cách triệt để. Họ từ chối yêu cầu của người Ả Rập muốn mua lại sáu hải cảng của nước Mỹ. Họ không cho phép người Trung Quốc mua lại Công ty dầu hỏa Unocal
 
Last edited:
Mỹ Phố Wall chi tiền Lobby, quốc hội chùn tay
Để chống lại đạo luật cải cách tài chính do ông Obama khởi xướng, giới tài chính phố Wall không ngừng chi tiền để vận động hành lang.

Phố Wall chi đậm

Trong cuộc bỏ phiếu vào cuối tháng qua tại thượng viện, đạo luật cải cách ngành tài chính Mỹ do tổng thống Obama đề ra gặp thất bại khi chỉ có 57 phiếu thuận, trong khi cần đến 60 phiếu mới đủ để thượng viện thông qua.

Theo giới truyền thông Mỹ, kết quả đó có được bởi phố Wall không ngừng chi đậm cho các thượng nghị sĩ, đặc biệt là các thượng nghị sĩ thuộc đảng Cộng hoà. Sáu ngân hàng JP Morgan Chase, Wells Fargo, Citigroup, Bank of America, Morgan Stanley và Goldman Sachs chi khoảng 106.000 USD cho 12 thượng nghị sĩ và các nhân vật lãnh đạo các uỷ ban liên quan. Số tiền trên chiếm 40% trong tổng số 272.000 USD mà các cơ quan vận động đã quyên tặng cho các quỹ vận động tranh cử.

Tuy vậy, theo trung tâm Giám sát chính trị, cơ quan chịu trách nhiệm giám sát các vấn đề tài chính của giới chính trị gia, con số trên chẳng thấm vào đâu so với con số 30 triệu USD mà các công ty vận động hành lang cho các ngân hàng, công ty tài chính, chứng khoán đã bỏ ra kể từ khi bắt đầu chương trình vận động bầu cử từ tháng 1.2009 đến nay.

Điển hình như bà Blanche Lincoln, thượng nghị sĩ Dân chủ, nhận 7.000 USD từ công ty vận động hành lang của Goldman Sachs. Đó là một phần trong tổng số 920.935 USD quỹ tranh cử của bà nhận được từ các công ty tài chính, ngân hàng. Hay thượng nghị sĩ Dân chủ Charles Schumer thuộc bang New York nhận 1,6 triệu USD từ các công ty tài chính. Lãnh đạo phe thiểu số tại thượng viện Mitch McConnell cũng kiếm được 1,5 triệu USD từ các công ty tài chính. Đồng liêu của McConnell là Bob Corker cũng kiếm được 1,4 triệu USD từ các công ty tài chính. Đến cả lãnh đạo phe Dân chủ tại thượng viện là Harry Reid cũng nhận 920.000 USD và thượng nghị sĩ Cộng hoà Richard Shelby cũng có hơn 800.000 USD từ các công ty tài chính.

Và Nhà Trắng phản đòn

Trước tình hình này, phe dân chủ ở thượng viện cũng như Nhà Trắng đang cố gắng hạn chế việc vận động hành lang rầm rộ từ các công ty tài chính, ngân hàng. Vào thứ năm vừa rồi, các nhà lập pháp Dân chủ giới thiệu một đạo luật nhằm hạn chế một đạo luật gần đây của toà án tối cao cho phép các tập đoàn, hiệp hội và các nhóm khác được quyên tặng không giới hạn tiền bạc cho các quỹ chính trị.

Kèm theo đó là các biện pháp như yêu cầu các công ty, hiệp hội và các nhà vận động có ủng hộ tài chính phải công khai tên tuổi trong các chương trình vận động tranh cử. Ngoài ra, các nhà thầu chính phủ cũng không được tham gia đóng góp cho các quỹ chính trị.

Và có vẻ như bước phản đòn trên có tác dụng. Bởi mới đây, đảng Cộng hoà chấp nhận sẽ thảo luận rộng rãi hơn về đạo luật cải cách tài chính mà họ vừa bỏ phiếu chống trong đợt bỏ phiếu vừa rồi. Trong đợt bỏ phiếu vừa qua, toàn bộ 41 thượng nghĩ sĩ Cộng hoà bỏ phiếu chống


Ngô Minh Trí
 
Last edited:
Cận Đông liệu Tổng thống Obama sẽ là một trọng tài công minh

Liệu ông Barack Obama có làm chúng ta ngạc nhiên về mảnh đất bị phá hoại bởi cuộc xung đột Ixraen – Palextin? Trong số các đời tổng thống Mỹ, ông Obama có là “vị trọng tài công minh đầu tiên” cho cả hai phía không ?

Ông Obama có nhận ra sự mất cân bằng lực lượng hiện nay không? Một mặt, Ixraen là cường quốc hạt nhân và thực dân. Mặt khác, ‘‘Chính quyền’’ Palextin của tổng thống Mahmoud Abbas, một thực thể không có quyền lực, duy trì đường lối thỏa hiệp nhu nhược với Ixraen chỉ mang một kết quả ngược lại và là nỗi thất vọng cho một dân tộc bị tiêu diệt bởi các cuộc can thiệp quân sự và bị phong tỏa dải Gaza của Ixraen.

Tuy nhiên, không gì có thể ngăn cản việc chúng ta nghĩ tới một điều lạc quan. Từ thời cựu Tổng thống Clinton, Mỹ đã không làm gì để ngăn cản hành động thực đân của người Ixraen mà chỉ lên án mang tính hình thức. Cựu Tổng thống George W. Bush đã hỗ trợ chế độ thực dân Ixraen ngay sau khi vào Nhà Trắng và điều này đã không tạo được một ấn tượng đặc biệt nào.


Tổng thống Obama đã không xóa được hình ảnh thân Ixraen của Mỹ


Từ khi cố Tổng thống Yasser Arafat từ chối ‘‘biện pháp giải quyết vàng’’ do cựu Tổng thống Bill Clinton soạn thảo tại trại David tháng 7/2000, Mỹ không còn cố gắng ‘‘hóa trang’’ hình ảnh thân Ixraen nữa.

‘‘Biện pháp giải quyết vàng’’ dự kiến công nhận việc sáp nhập một phần lãnh thổ bị Ixraen chiếm đóng từ năm 1967. Biện pháp này công nhận việc Ixraen chiếm phần diện tích của người Arập tại Jérusalem hay mang đến một kết cục người Palextin bị trục xuất từ những năm 1948 và 1967 không có quyền được quay lại phần đất trên.

Tổng thống Arafat đã bị chỉ trích phải chịu trách nhiệm về thất bại của giải pháp tại trại David, nó làm ‘‘sụp đổ’’ nhiệm kỳ tổng thống của ông Clinton (trước khi cô Monica Lewinsky chấm dứt thật sự nhiệm kỳ trên). Điều này cũng chứng tỏ cỗ máy ngoại giao trung gian của Mỹ đã nghiêng về bên nào.

Trong năm đầu tiên nắm quyền, ông Obama đã không làm gì để xóa đi hình ảnh có chủ trương thân Ixraen trong hồ sơ trên. Bên cạnh thủ tướng Ixraen Benyamin Netanyahou, một nhân vật của phe cực hữu và chống lại việc ngưng thực dân hóa, ông Obama đã gặp khó khăn trong việc thoát ra khỏi thế khó khăn của những người tiền nhiệm

‘‘Những mâu thuẫn sâu sắc về quan điểm’’ với Thủ tướng Ixraen Netanyahou

Mặc dù hiểu rằng việc ngưng thực dân hóa vô điều kiện là điều kiện tiên quyết cho nối lại các cuộc đàm phán song ông Obama đã đi từ thất bại này đến thất bại khác, bị làm nhục bởi chính sách cực đoan của thủ tướng Ixraen cho đến tận những tuần vừa qua.

Vào dịp này, ông Netanyahou đã phải chịu sự từ chối đầu tiên: ông Obama đã yêu cầu ngưng xây dựng các khu định cư tại phần đất của người Arập tại Jérusalem. Thủ tướng Ixraen đã đánh giá rằng đây là một đòi hỏi ‘‘phi lý’’ và ‘‘không lôgích’’. Như thường lệ, chính quyền Mỹ đã công khai bày tỏ sự không bằng lòng về việc trên.

Một người phát ngôn của Nhà Trắng đã không do dự nói tới ‘‘những mâu thuẫn sâu sắc về quan điểm’’ giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Ixraen. Khi ông Netanyahou tuyên bố rằng theo ông việc xây dựng các khu định cư tại Jérusalem và tại Tel Aviv là như nhau trong khi ông Obama đã trả lời rằng ông không đồng ý.

Nội dung của cuộc nói chuyện cá nhân trên đã được truyền trực tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng Mỹ, điều này đánh dấu một sự thay đổi chiến lược trong chính quyền Obama.

Nội dung mà các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải đã nhấn chìm Ixraen trong bế tắc và xuất hiện thật cần thiết và nghiêm túc để các phong trào vận động hành lang thân Ixraen phát động một cuộc phản công quy mô lớn thông qua tổ chức Ủy ban công vụ Mỹ - Ixraen (AIPAC)

Cuộc vận động hành lang thân Ixraen tại Quốc hội Mỹ thật đáng sợ và gây lo ngại

Đây là một tổ chức vận động hành lang quy mô lớn trong đó mục đích chính là vận động để Quốc hội Mỹ thông qua ‘‘các chính sách và quyết định thuận lợi nhất cho Ixraen’’. Đa số nghị sỹ tại Thượng viện và Hạ viện là thành viên của tổ chức này.

Các ông John Mearsheimer và Stephen Walt, giảng viên đại học, đã nhấn mạnh vai trò gây ảnh hưởng của AIPAC trong việc đưa ra các lựa chọn chính trị - quân sự của Mỹ, đây được coi như ‘‘cánh tay vũ trang’’ của Chính phủ Ixraen tại Quốc hội Mỹ.

AIPAC đã tuyên bố rằng ‘‘¾ đại biểu’’ của Quốc hội đã ký vào bức thư mở yêu cầu ‘‘ngưng chỉ trích’’ đối với Ixraen, bởi hình thức tranh cãi trên phải được giải quyết ‘‘trực tiếp giữa hai nước chứ không phải diễn ra công khai’’ và dự báo sẽ có sự xích lại gần nhau giữa Chính quyền Mỹ và Chính phủ Ixraen.

Các chiến dịch đe dọa chống lại những chỉ trích chính sách của Ixraen rất đáng sợ và gây lo ngại. Sự hiện hữu của các cuộc tấn công trên thường xuyên xếp trong hàng ngũ những yếu tố ngoan cố hiếm hoi. Tại đây, cuộc phản công dường như không làm rối loạn Chính quyền Obama.

Ông Robert Malley, nguyên là ‘‘cánh tay phải’’ của cựu Tổng thống Clinton về quan hệ Ixraen – Arập đã thổ lộ rằng cuộc đối đầu này về phía chính quyền liên bang ‘‘đã được cân nhắc’’. Đây là bằng chứng về ‘‘quyết định’’ của Tổng thống Obama liên quan vấn đề trên

Các khu định cư của Ixraen làm binh lính Mỹ tại Afghanistan gặp nguy hiểm

Tương lai sẽ cho chúng ta biết liệu hy vọng nhỏ nhoi mà sự phản đối của ông Obama tạo ra có hão huyền không. Tuy nhiên, dường như thật khó cho ông Obama để quay lại bởi ông đã mất mặt và mất mọi sự tin tưởng từ phía người Palextin.

Tổng thống Mỹ cũng đã rất nhầm lẫn khi không gia tăng áp lực đối với hành động thực dân của Ixraen, đang trở nên không được lòng người tại đồi Capitole. Ở đó, người ta đánh giá rằng chủ nghĩa cực đoan của Thủ tướng Netanyahou đang làm cho các binh sỹ Mỹ tại Irak và Afghanistan trở nên nguy hiểm.

Nếu Chính quyền Obama thành công trong việc thuyết phục được công luận rằng việc Ixraen ngừng công cuộc thực dân hóa là lợi ích của Mỹ thì khi đó ông Obama mới có thể tính đến việc đưa Ixraen và Palextin quay trở lại bàn đàm phán về trung hạn
 
Last edited:
Mối quan hệ kỳ lạ giữa trùm lừa đảo Bernard Madoff và Mossad

Nhiều tỉ USD của Công ty Bernard L. Madoff Investment Securities đi về đâu? Một điều tra sơ bộ của Mỹ tiết lộ rằng trùm lừa đảo người Mỹ Bernard L. Madoff là người tài trợ cho những chiến dịch bí mật của lực lượng tình báo Israel (Mossad) ngay trên đất Mỹ

Theo những phân tích của Cơ quan Tình báo Nga, lực lượng an ninh Mỹ và lực lượng đặc biệt của Tổng thống Obama đã tiến hành một vụ bắt giữ lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ liên quan tới một mạng lưới tình báo hoạt động bên trong nước Mỹ. Theo những phân tích trên, trùm tài chính của thành phố New York, Bernard Madoff, có thể là người tổ chức những chiến dịch gián điệp quy mô lớn cho Israel tại Mỹ từ những năm 60 của thế kỷ trước

Madoff có hai quốc tịch, Mỹ và Israel, bị bắt giữ hôm 12/12/2008 khi ông ta đang cố đào thoát khỏi nước Mỹ và rút nhiều triệu USD từ quỹ dự trữ của Mossad. Âm mưu này đã bị thẩm phán Luis Stanton phát hiện, và ra lệnh bắt giữ khẩn cấp nhằm tránh để Madoff hoặc một trong những nhân viên tình báo của y thoát khỏi quyền tài phán của Mỹ.

Tình báo Nga cũng cho biết, thẩm phán Patrick Fitzgerald, đồng minh của Tổng thống Obama, đã đứng đằng sau vụ bắt giữ Madoff và một số nhân viên của Mossad hoạt động tại Mỹ. Ông Fitzgerald đã tiến hành điều tra Madoff và những móc nối của nhân vật này với Mossad từ sau khi Lawrence Franklin, một quan chức của Lầu Năm Góc, bị bắt giữ năm 2005 vì đang âm mưu bán những bí mật quân sự của Mỹ cho AIPAC, một tổ chức trá hình của Mossad hoạt động từ lâu tại Mỹ. AIPAC là một trong số 51 tổ chức Do Thái tại Mỹ vận động hành lang cho quan hệ Mỹ - Israel từ nhiều năm nay.

Những thông tin phát đi từ phía Israel đã chỉ rõ nguyên nhân tại sao lực lượng an ninh Mỹ đã tiến hành bắt giữ Madoff khẩn cấp. Tờ Haaretz của Israel viết: "Vụ lừa đảo của Bernard Madoff đã làm tê liệt gần như toàn bộ các tổ chức từ thiện Do Thái trên thế giới và buộc những tổ chức từ thiện lớn có trụ sở tại Mỹ phải đóng cửa, đồng thời đe dọa tới các nguồn thu tài chính của rất nhiều tổ chức từ thiện khác". Trong số đó có quỹ từ thiện Chais đặt trụ sở tại California. Được biết, Chais đã góp toàn bộ vốn của mình cho Madoff đầu tư, và hàng năm tài trợ 12,5 triệu USD cho những hoạt động vì Israel và Đông Âu.

Sau khi Madoff bị bắt, Chais cũng bị buộc phải ngưng hoạt động. Ngoài ra còn có quỹ Robert I. Lappin, có trụ sở tại Massachussetts, và chuyên đài thọ những chuyến đi thực tế tìm hiểu Israel cho những thanh niên người Mỹ Do Thái, quỹ này cũng bị buộc phải đóng cửa vì nguồn tài chính của họ cũng đã giao hết cho Madoff kinh doanh kiếm lời.

Cũng theo phân tích của tình báo Nga, việc bắt giữ một số thành viên của Mossad, trong đó có Madoff và một số nhân vật vận động hành lang cho Israel tại Mỹ, nằm trong kế hoạch của Barack Obama ngay khi ông này được bầu làm Tổng thống Mỹ. Kế hoạch này nhằm mục đích thay đổi căn bản chính sách ngoại giao của Mỹ và tránh xa những ảnh hưởng của Israel lên các chính sách của Mỹ.

Theo báo Christian Monitor, trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Barack Obama đã đề ra mục tiêu hàng đầu là khôi phục hình ảnh nước Mỹ trên thế giới và nhất là trong thế giới Hồi giáo. Vị Tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ định trình bày bài diễn văn về quan điểm của ông với thế giới Hồi giáo tại một thủ đô thế tục, nhưng để tăng sự gần gũi với người Hồi giáo, cuối cùng ông Obama đã chọn Istanbul là nơi ông sẽ có bài phát biểu quan trọng.

Theo báo cáo mật của các cơ quan tình báo Mỹ, chính vì lựa chọn trên mà Madoff và Mossad đã âm mưu tiến hành một cuộc đảo chính chống lại Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.

Báo Thổ Nhĩ Kỳ Milliyet cho biết, Daniel Levi với nhiều biệt danh Daniel Guney và Tuncan Guney, bị bắt hồi giữa tháng 1/2009, chính một nhân viên của Mossad, thành viên của nhóm chủ nghĩa quốc gia cực hữu được biết đến với cái tên Ergenekon. Ergenekon bị buộc tội âm mưu lật đổ chính phủ thân đạo Hồi của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan.

Một tờ báo khác của Thổ Nhĩ Kỳ là Yeni Safak cũng nói rằng cảnh sát đã tìm thấy trong căn hộ của Guney nhiều tài liệu ghi rõ mối quan hệ giữa giới doanh nhân Israel tại Thổ Nhĩ Kỳ và một số quan chức quân sự nước này có dính líu tới vụ Ergenekon. Cũng có nguồn tin cho rằng Guney là điệp viên chìm của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ được cài vào Ergenekon để khám phá những âm mưu của tổ chức này.

Năm 2004, Guney được bí mật dẫn độ sang Mỹ, sau này y được chuyển qua Canada với cái tên Daniel T. Guney... Người ta không biết câu chuyện này sẽ đi về đâu, tuy nhiên điều mọi người biết chắc chắn được là cho tới nay và nhiều năm sau khi điệp viên của Israel trong Lầu Năm Góc, Franklin, bị bắt giữ, những đồng đảng của y tại AIPAC vẫn chưa bị bại lộ.

Theo luật của quân đội Mỹ, những người Mỹ gốc Do Thái không thể gia nhập những tổ chức sĩ quan tinh nhuệ và lực lượng tình báo chính phủ do lo ngại những người này có thể hoạt động cho Israel. Bằng cách này, quân đội Mỹ được coi là người bảo vệ cuối cùng trước những ảnh hưởng của Israel. Và Tổng thống Obama đang dùng cách này để tránh xa những tác động ngầm của người Do Thái tại Mỹ, mà việc bắt giữ người đài thọ cho Mossad, Bernard Madoff, là sự hiện thực hóa chính sách trên
 
Last edited:
Mỹ - Jamaica và phi vụ “vận động hành lang” không bình thường
Một phi vụ vận động hành lang không bình thường đang trở thành nguyên nhân gây ra cuộc tranh cãi ở thủ đô Kingston của Jamaica và giữa Chính phủ Jamaica với Mỹ, có nguy cơ làm rạn nứt quan hệ song phương giữa hai nước.

Báo The Washington Post ngày 16/4 vừa qua đăng thông tin như thế này: Mùa thu năm 2009, Hãng luật Manatt, Phelps & Phillips (MPP) đã ký một hợp đồng "vận động hàng lang" với Chính phủ Jamaica.

Giao kèo trong hợp đồng là trong vòng một năm sau đó, MPP có nhiệm vụ "nói chuyện" với Nhà Trắng và các quan chức khác trong Chính phủ Mỹ để biện thuyết các lý lẽ vì sao Mỹ không nên dẫn độ Christopher "Dudus" Coke, một trùm ma túy ở Kingston mà Washington muốn đưa về thành phố New York để xét xử.

Luật pháp của Mỹ không cấm các tổ chức, cá nhân và quốc gia nước ngoài thuê các hãng luật tư nhân của Mỹ để vận động hành lang đối với các vụ án dẫn độ tội phạm. Nhưng trong trường hợp Jamaica, điều không bình thường chính là ở chỗ Chính phủ Jamaica đã không sử dụng các kênh ngoại giao chính thức, như thông qua đại sứ quán, các bộ, ngành Chính phủ hoặc kênh ngoại giao khác mà lại thuê một công ty luật tư nhân. Tuy nhiên, Chính phủ Jamaica đã phủ nhận việc thuê Hãng luật MPP làm chuyện đó. Ở phía còn lại, Hãng Luật MPP từ chối tiết lộ thông tin về phi vụ vì lý do "bảo mật khách hàng".

Thật ra, theo giới chuyên môn, có thể Chính phủ Jamaica đã không trực tiếp thuê Hãng luật MPP và cũng không chi trả cho MPP. Chính phủ Jamaica có thể dính líu trong phi vụ này một cách gián tiếp, vì các cam kết hợp tác thực thi pháp luật đã ký với Mỹ.

Hồ sơ Bộ Ngoại giao Mỹ (công bố tháng 3/2010) có vẻ chứng minh điều này khi tiết lộ một trong những người đồng ký tên trong bản hợp đồng thuê MPP là luật sư Harold C.W. Brady ở Kingston. Ông này là một thành viên đảng Lao động cầm quyền của Thủ tướng Golding. Trong hợp đồng thuê MPP có ghi rõ, Brady "được ủy quyền thay mặt Chính phủ Jamaica" thực hiện hợp đồng. Hồ sơ cũng tiết lộ thêm: bản hợp đồng trị giá 400.000USD, được chi trả hàng quý, mỗi quý MPP được nhận thù lao 100.000USD.

Bản hợp đồng được ký chính thức vào ngày 1/10/2009, với số tiền "đặt cọc" ứng trước 49.000USD. Ngay trong 3 tháng đầu tiên của hợp đồng, các luật sư của MPP đã thực hiện 6 cuộc tiếp xúc với quan chức Chính phủ Mỹ, nhưng các quan chức Mỹ khẳng định, các cuộc tiếp xúc này chủ yếu xoay quanh quan điểm của Chính phủ Jamaica chống lại việc dẫn độ.

Vụ việc tranh cãi giữa Jamaica và Mỹ đã hé lộ một phần bức màn che phủ xung quanh thế giới vận động hành lang quốc tế phức tạp và đầy rẫy những chuyện "không bình thường". Trong cái thế giới phức tạp đó, các quốc gia, tổ chức nước ngoài thuê mướn các hãng luật và vận động hành lang chuyên nghiệp ở Washington để vận động Chính phủ và Quốc hội Mỹ lèo lái các chính sách theo chiều hướng có lợi cho mình.

Hãng luật MPP, đặt trụ sở tại thành phố Los Angeles, do ông Charles T. Manatt, một cựu Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc, đảng Dân chủ làm chủ tịch, là một trong những hãng luật tư nhân chuyên thực hiện các phi vụ vận động hành lang trong cái thế giới mờ ám đó. Cách đây 10 năm, ông Manatt từng là Đại sứ Mỹ tại Cộng hòa Dominica, và hiện nay ông cũng đang vận động hành lang giúp cho quốc gia này một số vấn đề.

Còn nhớ năm 2009, sau khi làm đảo chính lật đổ Tổng thống Manuel Zelaya, chính quyền lâm thời Honduras cũng đã chi hàng trăm ngàn USD để thuê các công ty vận động hành lang tìm cách tác động lên chính sách của Tổng thống Barack Obama đối với cuộc đảo chính. Điều đó đã giải thích vì sao Nhà Trắng đã dần dần thay đổi thái độ đối với cuộc đảo chính bất hợp pháp và không mạnh tay đối với phe đảo chính.

Phi vụ vận động hành lang cũng đang gây sóng gió trên chính trường Jamaica. Các đảng phái đối lập đang công kích quyết liệt Thủ tướng Bruce Golding do đích thân Thủ tướng Jamaica dẫn đầu nỗ lực chống lại việc dẫn độ Coke sang Mỹ.

Ngày 16/3/2010, nghị sĩ Peter Phillips thuộc đảng đối lập Dân tộc Nhân dân (PNP) đã chất vấn Thủ tướng Golding liên quan đến phi vụ vận động hành lang, châm ngòi cho một cuộc "đấu khẩu" quyết liệt giữa Thủ tướng Golding và phe đối lập. Một câu hỏi được đặt ra là, nếu Chính phủ Jamaica không chi trả cho phi vụ này thì ai đã chi? Và phái chính trị đối lập ở Jamaica cho rằng rất có thể tiền đó do đích thân “ông trùm” ma túy Coke chi trả.

Cũng xin nói thêm đôi điều về Christopher "Dudus" Coke. Năm nay 41 tuổi, Coke được xem là một trong những "ông trùm" buôn bán ma túy có thế lực nhất ở Jamaica. Y đã bị Cơ quan Bài trừ ma túy Mỹ (DEA) liệt vào danh sách các trùm ma túy nguy hiểm nhất thế giới, và hiện đang bị cơ quan này nghi ngờ đóng vai trò lớn trong đường dây cung cấp cần sa, cocaine và vũ khí bất hợp pháp vào vùng duyên hải miền Đông nước Mỹ.

Các công tố viên nói, Coke và tổ chức của y, có tên gọi là Shower Posse, hoạt động mạnh ở vùng nghèo khó phía tây thủ đô Kingston. Đây cũng là vùng cứ địa của đảng Lao động cầm quyền của Thủ tướng Golding. Vì vậy, phe đối lập Jamaica có lý do để nghi ngờ về một mối liên hệ nào đó giữa Thủ tướng Golding với ông trùm Coke, và hành động chống lại việc dẫn độ Coke của ông Golding có thể nhằm mục đích phục vụ lợi ích của y.

Hiện tại, Hãng luật MPP không còn thực hiện phi vụ vận động hành lang này nữa. Luật sư Susan M. Schmidt đã báo cáo lên Bộ Tư pháp rằng, Hãng MPP đã ngưng hợp đồng từ ngày 8/2/2010

Mỹ - Jamaica Lobby
 
Last edited:
BP tung chiến dịch lobby “xanh hóa”

Đáp lại những chỉ trích từ vụ tràn dầu trên vịnh Mexico, Hãng dầu mỏ BP của Anh vừa tung ra một chiến dịch lobby “xanh hóa” trị giá nửa tỉ USD bao gồm việc tài trợ cho các nghiên cứu về ảnh hưởng của dầu tràn và quảng cáo trên phương tiện truyền thông

“BP cam kết làm mọi thứ có thể nhằm giảm thiểu tác hại của thảm kịch này lên con người và môi trường vùng vịnh” - lãnh đạo BP Tony Hayward tuyên bố hôm 24-5. Theo hãng, việc hiểu rõ những ảnh hưởng có thể xảy ra là một phần quan trọng của việc phục hồi hệ sinh thái. Do đó, một kế hoạch kéo dài 10 năm dự kiến chi 500 triệu USD cho việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của dầu và các hóa chất tẩy rửa đối với môi trường.

BP cũng ra sức thuyết phục người Mỹ rằng BP đang nỗ lực để ngăn chặn dầu loang. Mở đầu là phần quảng cáo rầm rộ và đồng loạt trên các tờ báo lớn của Mỹ với nội dung “Tràn dầu trên vịnh Mexico. Chúng tôi đang làm gì? Làm sao để có thêm thông tin?”

Tuy nhiên, việc quan trọng và cấp bách nhất hiện nay là ngăn chặn dòng dầu loang thì vẫn chưa thật sự hiệu quả. Dưới áp lực từ Chính phủ Mỹ không ngừng gia tăng, BP cho biết sẽ thử kế hoạch đổ hỗn hợp bùn và ximăng xuống giếng dầu vào ngày 26-5. Khả năng thành công chỉ khoảng 60% và nếu thất bại, nó có thể làm dầu tràn ra nhiều hơn trước. Trước đó ống dẫn dầu BP đưa xuống đáy biển chỉ thu được một lượng dầu không đáng kể

Chính phủ Mỹ ngày 24-5 đã tuyên bố “thảm họa ngư nghiệp” tại ba bang vùng vịnh Louisiana, Mississippi và Alabama, nơi có ngành công nghiệp hải sản trị giá 6,5 tỉ USD

BP ước tính có khoảng 800.000 lít dầu tràn ra vịnh mỗi ngày từ giếng dầu Deepwater Horizon bị nổ ngày 20-4 đến nay. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết con số thật sự có thể gấp 5 lần
 
Last edited:
Nhóm lobby yêu cầu bắt giam cựu Tổng thống Arroyo vì tội hối lộ

Các lãnh đạo Kitô hữu làm việc cho công bằng xã hội mong muốn vị tân tổng thống của Philippines bắt giam và truy tố cựu Tổng thống Gloria Arroyo

Trước đây, bà Arroyo đã giũ sạch những cáo buộc gian lận trong bầu cử và hối lộ trong các hợp đồng của chính phủ

“Chúng tôi sẽ yêu cầu tân tổng thống lệnh cho thanh tra viên trình các vụ chúng tôi đã chuẩn bị đơn tố cáo và gửi cho thanh tra viên từ năm 2005” - Linh mục Jose Dizon của Imus nói

Thành viên Nhóm Đại kết, Đẩy mạnh phản ứng của nhân viên Giáo Hội (PCPR), nói: “Chúng tôi muốn bà ta bị bắt và nếu bằng chứng về các vụ đã được chuẩn bị có đầy đủ, thì bà ta nên bị bỏ tù”

Bà Arroyo sẽ mất quyền miễn bị truy tố khi bà từ chức tổng thống vào ngày 30-6

“Chúng tôi nhận thấy khởi tố bà ấy là điều quan trọng vì người dân Philippines chúng ta cần rút ra một bài học” - Cha Dizon nói và trích dẫn các vụ kiện các cựu Tổng thống Joseph Estrada và Ferdinand Marcos, thân nhân và bạn bè của ông đều thất bại

PCPR là tổ chức đại kết quốc gia của những người trong Giáo Hội tận tâm thúc đẩy và bảo vệ công lý, hoà bình và nhân quyền

Nhóm này cũng đang kêu gọi các lãnh đạo tương lai của Philippines giữ lời hứa, làm việc “nâng cao đời sống và phúc lợi của người dân, và góp phần kiến tạo hoà bình và công lý trong đất nước chúng ta”

Tổng Thư ký của PCPR Nardy Sabino trích báo cáo mới của các Giám mục Công giáo Philippines nói rằng khởi tố bà Arroyo và các đồng minh của bà “sẽ tạo ra ranh giới giữa những người thực sự nghiêm túc hướng tới những cải cách chính và những người không nghiêm túc”

“Các vấn đề lâu đời như cải cách ruộng đất thật sự, tiền lương thoả đáng, nhân quyền, hệ thống thuế bất công, giá cả các mặt hàng nhu yếu phẩm cao, hối lộ và tham nhũng, và các chính sách ngoại giao độc lập là những vấn đề cấp bách trong nước cần phải được chính quyền tiếp theo giải quyết” - Sabino nói

Bà Arroyo được bầu làm đại biểu quốc hội trong khu vực thứ hai của tỉnh Pampanga trong các cuộc bầu cử gần đây
 
Last edited:
Top