What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Các ngân hàng Trung Quốc đang bên bờ của sự sụp đổ

L

LOBBY.VN

Guest
Các ngân hàng Trung Quốc đang bên bờ của sự sụp đổ​

Nền kinh tế Trung Quốc có đang đứng trước một cuộc khủng hoảng lớn? Hay sự bùng nổ - vừa khớp với các lễ hội ăn mừng 60 năm quốc khánh nước cộng hòa nhân dân - sẽ tiếp tục? Nhà nghiên cứu tương lai người Mỹ George Friedman đã có câu trả lời khá rõ ràng.

Người đứng đầu công ty thông tin tư nhân Stratfor, trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí manager (mm.de) đã khẳng định: cuộc khủng hoảng tiếp theo của châu Á đang dần lớn lên.

Friedman.jpg

George Friedman là người sáng lập và lãnh đạo công ty thông tin tư nhân Stratfor. Ông đã viết nhiều sách và bài báo về các chủ đề chính sách an ninh, truyền thông và công nghệ. Tác phẩm mới nhất là cuốn "The Next 100 Years: A Forecast for the 21st Century"

mm.de: Thưa ông Friedman, trong số mới của tạp chí manager (số 10/2009) đề cập tới hiện tượng phát triển quá nóng của nền kinh tế Trung Quốc, mang đầy đủ các biểu hiện của một bong bóng. Vẫn còn có nhiều doanh nhân và kinh tế gia phương Tây đặt nhiều hy vọng vào sự năng động của Trung Quốc, có phải vậy không?

Friedman: Tốt hơn là không nên vậy - tốc độ tăng trưởng không nói lên được nhiều về hiện trạng của một nền kinh tế.

mm.de: Vậy thì nền kinh tế Trung Quốc (TQ) đang như thế nào?

Friedman: Đứng trên đôi chân đất sét. Các doanh nghiệp chủ yếu do các ngân hàng tài trợ. Bởi vậy họ không lưu tâm lắm đến kiếm lời thông qua tạo nguồn thu để trả nợ. Thay vì vậy, họ cố bán càng nhanh càng nhiều. Rất thành công - như các con số đề thặng dư xuất khẩu đã chỉ ra.

mm.de: Điều đó có gì tệ đâu?

Friedman: Ở TQ không có cơ chế thị trường để phân bổ vốn. Người TQ chỉ có thể gửi tiền vào các ngân hàng nhà nước với lãi suất thấp. Các ngân hàng này lại cho các doanh nghiệp quốc doanh hoặc chịu ảnh hưởng của nhà nước vay lại - nặng về quan hệ và ý chí hơn là quan tâm tới lợi nhuận.

mm.de: Đó không phải là kinh tế thị trường thuần túy. Nhưng mà cho tới giờ hệ thống đó vẫn hoạt động thành công...

Friedman: Chỉ khi nào các doanh nghiệp còn phát triển. Nếu tăng trưởng giảm sút - như bây giờ qua khủng hoảng của các nước mua hàng - sẽ xuất xảy ra tình trạng vỡ nợ hàng loạt. Hệ thống tài chính sẽ sụp đổ một cách chậm chạp, nhưng chắc chắn - giống như trong cuộc khủng hoảng chấu Á lần thứ nhất ở Nhật Bản. Khi đó, tỷ lệ tín dụng so với tổng thu nội địa ở mức 17% đã bị coi là xấu. Hiện tại ở TQ tỷ lệ này là 30 tới 40 phần trăm. Giống như Nhật Bản ở vận tốc lớn hơn.

mm.de: Nhưng TQ có các nguồn lực khổng lồ - chỉ riêng dự trữ ngoại tệ đã hơn 2000 tỷ đô la, phần lớn là các trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ. Tại sao nền kinh tế đó không hấp thu được các khoản vỡ nợ?

Friedman: Dự trữ đô la lớn là một dấu hiệu rất xấu. Nó có nghĩa là trong nước không có cơ hội đầu tư thích đáng cho các khoản tiền. Thay vì đầu tư ở TQ người TQ lại thích đầu tư và các hầm mỏ ở châu Phi hay Cục Dự trữ Hoa Kỳ..

mm.de: Vậy thì tại sao các doanh nghiệp châu Âu và Hoa kỳ lại nóng lòng đầu tư vào TQ?

Friedman: Bởi họ đánh hơi thấy các cơ hội thị trường khổng lồ. Họ nhìn thấy số dân tới 1 tỷ 3 con người. Họ thấy những tỷ phú ở các thành phố duyên hải đang sắm xe Mercedes và Maserati cho mình.

mm.de: Điều đó có vẻ rất lạc quan?

Friedman: Họ không để ý thấy có hơn 1 tỷ người TQ chỉ kiếm được chưa đầy 2000 đô la. Mức thu nhập này nằm ở mức của Châu phi khu vực xích đạo. Hoàn cảnh của những con người này cần phải cải thiện nếu không sẽ xuất hiện các bất ổn xã hội, điều mà các nhà đầu tư ngoại quốc luôn né tránh.

mm.de: 30 năm qua tình hình TQ đã cải thiện liên tục. Tại sao điều đó không tiếp tục trong thời gian tới?

Friedman: Để làm dịu tình hình nghèo khổ, TQ phải tiếp tục tăng trưởng. Các doanh nghiệp khém hiệu quả hiện đang được duy trì giả tạo bằng các hợp đồng và nhiều khoản vay của nhà nước hơn thông qua chương trình kích thích. Tuy vậy toàn bộ số tiền mà TQ kiếm được nhờ những năm bùng nổ xuất khẩu cũng không đủ để kéo dài việc ổn định hệ thống.

mm.de: Liệu có con đường nào khác không?

Friedman: Tôi e rằng không. Tự TQ không kiểm soát được nền kinh tế của mình. Sự thần kỳ trong phát triển của vùng duyên hải không hơn gì sự bành trướng của Wal-Mart. Công nghiệp TQ không có khách hàng ở ngay nội địa vì ở đó con người sống theo kiểu tự cung tự cấp. Kinh tế TQ sống nhờ khách hàng ở Mỹ và châu Âu. Và các quốc gia này cũng quyết định liệu TQ có phát triển tiếp hay không - và có vẻ không phải là như vậy.

mm.de: Chúng ta đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng của châu Á?

Friedman: Chúng ta đã sa vào cuộc khủng hoảng lần 3 của châu Á. Các doanh nghiệp TQ nợ quá nhiều rồi. Các ngân hàng đang đứng bên bờ sụp đổ.

mm.de: Ngài có nói quá không? Các chỉ số của các ngân hàng TQ xem ra có vẻ chắc chắn hơn các ngân hàng phương Tây.

Friedman: Ồ không, các báo cáo không nói hết sự thật. Nhà nước đã đảm nhận các khoản nợ xấu và chia cho các Công ty quản lý tài sản. Và các công ty này đã tồn tại từ lâu. Thêm tăng trưởng không có lợi nhuận chẳng đưa đến đâu cả - nó chỉ thổi phồng cái bong bóng TQ thêm mà thôi.
 
Quá khứ sáng tạo của Trung Quốc

Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn biến nước này thành một trong những nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới - để lấy lại ngọn cờ đầu về đổi mới mà Trung Quốc đã giữ trong hơn một ngàn năm, trước khi bị phương Tây vượt qua. Phóng viên Mary Kay Magistad của chương trình The World đi tìm ngọn nguồn quá khứ sáng tạo của Trung Quốc và những gì đang được làm để khơi lại ngọn lửa ấy.

Lái xe dọc con đường Nhị Hoàn Lộ của Bắc Kinh và ngay trước khi bạn rẽ vào Tử Cấm Thành, bạn sẽ thấy một thứ lạ lẫm. Giữa những tòa nhà chọc trời và biển quảng cáo mobile phone là một tháp đá lâu đời, trên mái là thiết bị thiên văn cổ xưa.

Trong 500 năm đây là đài thiên văn quốc gia của Trung Quốc. Các nhà thiên văn theo dõi thiên giới để làm vui lòng Hoàng đế.

Lu Dishen, một nhà nghiên cứu tại đây, nói: "Trung Quốc rất chú ý các hiện tượng trên bầu trời. Vì những gì xảy ra trên thiên giới được tin là sự ngụ ý rằng có gì đó xảy ra cho thiên tử hay cả đế chế."

Quần chúng có thể nhìn nhật thực như là dấu hiệu rằng vị vua đã để mất thiên mệnh - và chuyện này có thể thúc giục họ tìm cách lật đổ triều đình. Ông Lu Dishen nói vì vậy nhà vua không dễ mà để bất kỳ ai cũng được làm nghề thiên văn - mà chỉ vài người được tin tưởng mà thôi.

"Tại Trung Quốc, ở một số triều đại, nếu anh một mình quan sát bầu trời, anh sẽ bị hành quyết."

Giải pháp mới


Nhưng những khoa học gia khác có nhiều cơ hội để khám phá những giải pháp mới mẻ. Và trong suốt 1500 năm, họ đã nghĩ ra một số trong những phát kiến quan trọng nhất của thế giới.

Người Trung Quốc đã phát minh ra giấy, in ấn, thuốc súng và la bàn. Họ sáng tạo lụa, đồ sứ, Đông y, và địa chấn kế. Vào thế kỷ thứ Hai trước Công nguyên, họ đã khoan tìm khí đốt và theo nhà nghiên cứu Lu Dishen, người Trung Quốc còn vẽ chính xác biểu đồ sự chuyển động của các hành tinh.

"Trước thế kỷ 15, thiên văn học Trung Quốc tiến bộ nhất thế giới. Nhưng sau đó, từ triều Minh tới Thanh, chúng tôi chỉ đi theo thiên văn học Tây phương, vì họ tân tiến hơn."

Nhưng vì sao khoa học Tây phương có thể vượt mặt cho dù Trung Quốc đi trước khá xa? Câu hỏi này đã làm ám ảnh nhiều thế hệ người Trung Quốc.

Bộ phim tài liệu, River Elegy (Hà Thương), đã nêu câu hỏi này khi được chiếu trên truyền hình nhà nước Trung Quốc năm 1988. Bộ phim nói rằng kể từ thế kỷ 19, văn hóa Trung Quốc trở nên trì trệ, giống như sông Hoàng Hà nghẽn bùn.

Phim nói Trung Quốc cần nhìn sang phương Tây để có những tư tưởng mới như khoa học và dân chủ. Ý cho rằng chỉ phương Tây mới có thể cứu Trung Quốc đã là điều mà người Tây phương nói về nước này trong phần lớn thế kỷ 20.

Một người phương Tây có thiện cảm hơn là nhà sinh hóa người Anh Joseph Needham. Trong thập niên 1930, ông nêu ra cái mà sau này được gọi là Câu hỏi Needham: vì sao Trung Quốc đánh mất sức sáng tạo?

Ông dành phần còn lại của đời mình để ghi chép những sáng tạo vĩ đại của Trung Quốc, nhưng chưa bao giờ thực sự trả lời được câu hỏi nguyên thủy.

Giờ đây, một số sử gia về Trung Quốc đang hỏi, liệu đó có phải là câu hỏi đúng hay không?

Sáng tạo khác?

Hay phải chăng những người phương Tây trước đây đã định hình vấn đề theo cách đó để biểu thị cảm giác siêu đẳng của Tây phương, để biện minh cho việc cưỡng ép Trung Quốc mở cửa cho thương mại và ảnh hưởng hiện đại?

Ken Pomeranz là tác giả cuốn sách “The Great Divergence: China, Europe and the Making of the Modern World Economy.” (Sự phân rẽ vĩ đại: Trung Quốc, châu Âu và sự Hình thành của Kinh tế Thế giới Hiện đại).

Hiện là giáo sư lịch sử Trung Quốc ở Đại học California, Irvine, ông nói sự sáng tạo của Trung Quốc không chấm dứt với nhà Minh - nó chỉ đổi hướng.

Ví dụ, ông nói, máy hơi nước thời kỳ đầu là con quái vật ngốn năng lượng. Cách duy nhất để con người thấy đáng dùng nó là tìm ra năng lượng rẻ tiền ở gần bên. Người Anh nhận ra điều đó và dùng máy ở hầm mỏ than, để bơm nước và khai thác than. Khi đã có than, họ có thể đặt động cơ hơi nước lên bánh xe, để làm ra xe lửa. Xe lửa đem than tới nhà máy. Ý này mở ra ý khác, và Cách mạng Công nghiệp bắt đầu.

Trong khi đó, Trung Quốc đối phó một chuỗi vấn đề khác. Nước này cũng có than, nhưng nó ở miền bắc, không có đường ra tới biển. Vì thế quá đắt tiền để chuyên chở than đến nơi mà nó có thể được sử dụng. Suy tư sáng tạo không phải để đi tìm thiết bị tiết kiệm lao động dùng nhiều năng lượng, mà là thiết bị tiết kiệm năng lượng - như cái chảo.

Vỏ kim loại uốn cong, mỏng của chảo tỏa nhiệt nhanh chóng, cho phép đầu bếp bớt phải dùng than đắt tiền.

Trong khi châu Âu có nhiều đất, ít người - Trung Quốc lại đông dân, ít đất trồng trọt. Vì vậy, Pomeranz nói sáng tạo của Trung Quốc dành cho câu hỏi làm sao cầy cuốc hiệu quả nhất trên từng luống đất.

Ông nói: "Ví dụ, người Trung Quốc, suốt từ thế kỷ 16 đến 19, rất độc đáo tìm cách thu hoạch nhiều hơn trên từng mẫu đất. Hoa lợi trên từng mẫu đất cao nhất thế giới. Họ không giỏi như thế trong việc tối đa hóa sản lượng tính theo giờ công, vì đó không phải là vấn đề chính."

Vì thế, sự sáng tạo ở nước này dành để giải đáp những câu hỏi khác với châu Âu, và cho ra những đáp án khác. Rốt cuộc, Trung Quốc tụt lại đằng sau nhưng không phải vì họ ngừng sáng tạo.

Thực tế diễn ra là dưới thời Minh, các vị vua ít quan tâm hơn chuyện giao thiệp với thế giới bên ngoài và hấp thụ tư tưởng mới. Giao thương vẫn tiếp tục ở ngoài biển, nhưng Trung Quốc không cập nhật các tiến bộ khoa học ở các nước khác.

Trong khi đó, châu Âu trải qua kỷ nguyên Phục Hưng và Khai Sáng, đi tìm Thế giới Mới.

Zhang Kaixun, người đứng đầu Hội Phát kiến của Trung Quốc, nói những điều này giúp châu Âu vượt lên Trung Quốc.

"Thời Phục Hưng không chỉ có khoa học và công nghệ, mà còn là nghệ thuật, triết học và tôn giáo. Nó tạo ra môi trường tự do, mở cho con người suy nghĩ. Môi trường tự do rất quan trọng cho sáng tạo."

Vào lúc châu Âu đi qua Phục Hưng và Khai Sáng, Trung Quốc lại theo đuổi một hình thức tân Khổng giáo, với tôn ty và quy chuẩn hành xử cứng nhắc. Nó biến những đầu óc giỏi nhất thành quan lại và học giả cổ điển thay vì làm thương buôn. Điều này không ngăn cản nhưng cũng chẳng khuyến khích sáng tạo.

Chiến tranh

Có những lý do khả dĩ khác giải thích vì sao sáng tạo khoa học và kỷ nguyên công nghiệp cất cánh tại châu Âu. Nhiều nước châu Âu đánh nhau thường xuyên và phải nghĩ ra các vũ khí và chiến thuật mới. Các cuộc chiến khiến nhiều người tìm đến sống trong các đô thị tương đối an toàn hơn - nơi những tư tưởng mới nhanh chóng lan tỏa. Trong đó có các sáng tạo tài chính, theo lời Arthur Kroeber, biên tập tạp chí China Economic Quarterly.

"Ta thấy sự lớn mạnh của các ngân hàng lớn đa dạng...Có sự phát triển của bảo hiểm, các công ty, sau này là công ty chứng khoán, cho phép con người dàn đều rủi ro và có đầu óc thương buôn."

Ngược lại, ông Kroeber, nói kinh tế Trung Quốc gồm các doanh nghiệp gia đình nhỏ. Nó thiếu các hãng mà lẽ ra có thể khuyến khích những nhà sáng chế và doanh nhân chấp nhận rủi ro.

Còn những yếu tố khác kìm hãm như chiến tranh và lộn xộn chính trị trong phần lớn thế kỷ 19 và sang thế kỷ 20. Sau khi vị vua cuối cùng bị lật đổ năm 1912, có cuộc tìm kiếm tư tưởng mới. Nhưng chiến tranh lại nhấn chìm nó - đầu tiên là người Nhật xâm lăng, rồi cuộc chiến giành quyền lực của người Cộng sản.

Mao có câu nói "trí thức là cục phân"


Khi Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, nhiều người Trung Quốc hy vọng sẽ có khởi đầu mới cho nước này giữa thế giới hiện đại. Nhưng điều mà họ mau chóng tìm ra là Mao không muốn nghe những tư tưởng khác với ông. Ông đưa hàng trăm ngàn trí thức đi tù hay hành hình họ. Và giữa thập niên 1960, ông mở Cách mạng Văn hóa.

Mao khuyến khích Hồng Vệ Binh trừng phạt những thành phần "phản cách mạng". Trong đó có trí thức, những ai có quan hệ với phương Tây và bất kỳ ai có tư tưởng đụng chạm với học thuyết Mao.

Tuy vậy, Jin Xiaofeng - nay là một doanh nhân internet - lại nhớ rằng thời kỳ đó đem lại cho bà, một thiếu nữ, sự tự do bất ngờ.

"Ba mẹ tôi phải xuống nông thôn, và tôi không thể đến trường. Nhưng nó lại cho phép tôi có không gian riêng, làm điều gì đó khác, sáng tạo, tự giải trí không qua hệ thống giáo dục."

Bà nói kinh nghiệm ấy giúp bà lớn lên để trở thành doanh nhân mạo hiểm. Bà lo lắng giới trẻ ngày nay chịu quá nhiều sức ép ở trường, bị đặt trong cơ cấu mà không có tự do suy nghĩ sáng tạo.

Vậy mà sáng tạo lại đang là điều chính phủ muốn ở họ.

Đảng Cộng sản nói sáng tạo là thiết yếu để tiếp tục tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra còn mục đích khác - cảm nhận của Trung Quốc về chính mình và vị trí của mình giữa thế giới.

Họ muốn lấy lại sự kính trọng mà Trung Quốc từng hưởng, như một trong những nơi hùng mạnh và sáng tạo nhất trên quả đất. Câu hỏi là làm sao đạt được mục tiêu.
 
Trung Quốc: Nghèo vì tiền của chạy ra nước ngoài
- Những nghiên cứu gần đây cho thấy người Trung Quốc cần cù mà không giàu do của cải bị tuồn ra nước ngoài.

Theo Hổ Liên Võng ngày 22.10, sau hơn 30 năm mở cửa, người Trung Quốc tích luỹ được nhiều của cải. Tuy nhiên, một lượng lớn của cải này đã chạy ra nước ngoài, qua nhiều con đường. Chỉ riêng 150.000 người du học mỗi năm đã đem 120 tỉ NDT xuất ngoại. Thất thoát thứ hai nằm ở những khoản đầu tư cho hơn 50.000 di dân: 100 tỉ NDT. Một thất thoát nặng khác là nạn tham nhũng. Mỗi năm, các quan tham đem khoảng 200 tỉ NDT chạy trốn ra nước ngoài. Máu đỏ đen ở biên giới khiến Trung Quốc mất khoảng 500 tỉ NDT/năm. Tổn thất nặng nhất có thể kể đến là tổn thất đầu tư. Chỉ riêng tổn thất dự trữ ngoại tệ do đồng USD mất giá, Trung Quốc mất trên 400 tỉ NDT.

Chưa tính tư bản chuồn ra ngoài hợp pháp, mỗi năm số của cải Trung Quốc thất thoát ra ngoài khoảng 1.500 tỉ NDT (hơn 200 tỉ USD).
 
Top