What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

China

LOBBY.VN

Administrator
Chính sách hướng ngoại của Trung Quốc thất bại​

Chính phủ Trung Quốc luôn trộn lẫn khéo léo giữa viện trợ giữa chính phủ - chính phủ với các hình thức khuyến khích khác để các doanh nghiệp Trung Quốc mua tài sản ở nước ngoài.


Và trong chính sách tiền tệ song phương, Bắc Kinh ưu tiên các công cụ đầu tư trực tiếp, trợ cấp trực tiếp, các khoản vay ưu đãi, khoản vay với thời hạn hào phóng hơn so với trên thị trường.

Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài từ năm 1999, song chính sách "hướng ngoại" này đã chết yểu ngay khi mới bắt đầu.

Khi đó, Trung Quốc tập trung sửa đổi khu vực doanh nghiệp nhà nước đang rệu rã, và lĩnh vực tư nhân vẫn yếu kém nên chưa thể hướng ra bên ngoài được. Chính sách này đã trở lại vào năm 2005, không lâu sau khi lượng dự trữ ngoại tệ trong PBC tăng vọt, và các doanh nghiệp nhà nước đã khẳng định được vị trí đứng đầu của mình trong nhiệm vụ đầu tư ra nước ngoài. Khi đó, nhu cầu về năng lượng và nguyên liệu đầu vào cho sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế ngày càng lớn, việc tìm kiếm các nguồn tài nguyên mới mở rộng ra toàn thế giới.

Trong 10 năm đầu áp dụng chính sách hướng ngoại này, châu Á luôn là một khu vực có lợi ích lớn đối với các công ty Trung Quốc. Châu Phi và Mỹ Latinh giờ cũng đang ngày càng trở thành mối quan tâm lớn tương tự.

Chính phủ đã đẩy mạnh đầu tư vào ngành dầu khí, mỏ và kim loại, và các dịch vụ tài chính, song cũng không bỏ qua các lĩnh vực kinh tế khác. Cùng với thời gian, Chính phủ Trung Quốc đã chú trọng tích lũy bí quyết sản xuất: một trong các mục tiêu của Tập đoàn Dầu mỏ Ngoại quốc của Trung Quốc (CNOOC) để vượt gã khổng lồ năng lượng Mỹ Unocal vào năm 2005 là có được công nghệ khai thác và sản xuất năng lượng.

Hầu hết lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc do các công ty nhà nước cung cấp. Dù các doanh nghiệp cá nhân ngày càng có nhiều sáng kiến, nhưng các khoản đầu tư lớn vẫn là kết quả của sự kết hợp với các công ty của chính phủ. Trong những ngày đầu áp dụng chính sách này, các doanh nghiệp có ý định chi lượng dự trữ tiền mặt của mình, nhưng giờ đây, các ngân hàng lớn được nhà nước hỗ trợ, như Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Trung Quốc, là nhà cung cấp nguồn tài chính này.

Chính phủ Trung Quốc, luôn trộn lẫn khéo léo giữa viện trợ giữa chính phủ - chính phủ với các hình thức khuyến khích khác để các doanh nghiệp Trung Quốc mua tài sản ở nước ngoài

Trong khi các công ty Mỹ đầu tư ra nước ngoài nhằm tìm kiếm lợi nhuận và chính phủ Mỹ can thiệp hoặc hỗ trợ họ ở mức tối thiểu, thì hầu như mọi đầu tư của các công ty Trung Quốc đều cần có sự đồng ý ở mức nào đó của nhà nước.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố trong báo cáo công tác chính phủ hồi tháng Ba vừa qua rằng Bắc Kinh sẽ hỗ trợ các công ty có chất lượng tiến hành liên danh, liên kết hoặc mua các công ty nước ngoài, đồng thời cho phép họ chủ động hơn trong việc đầu tư ra nước ngoài. Như vậy là đã có sự ủng hộ của nhà nước.

Nhằm duy trì quyền quản lý tuyệt đối về giá trị đồng tiền, chính phủ đã thắt chặt kiểm soát các thị trường vốn của Trung Quốc, vốn hầu như dựa trên nguồn tài chính của ngân hàng và phát hành cổ phiếu. Dù vậy, các công ty Trung Quốc sẽ vẫn dễ dàng có được sự đồng ý để đầu tư ra nước ngoài. Trừ các thỏa thuận nhạy cảm về chính trị hoặc quá lớn, đòi hỏi được Bắc Kinh ưu tiên xem xét đặc biệt, thì hầu hết các dự án trong một tháng rưỡi qua đều do cấp Phòng ở địa phương của Bộ Thương Mại và Ủy ban Kế hoạch và Cải cách quốc gia phê duyệt và những thay đổi ngoại hối thường được thực hiện ngay sau đó.

Chính phủ Trung Quốc dường như chưa bao giờ có nhiều thiện chí như vậy trong việc khuyến khích FDI tới càng nhiều nơi càng tốt. Trong kế hoạch công tác mới nhất của mình, Bộ Thương mại Trung Quốc đã lần đầu tiên nêu chi tiết lợi ích của ngành sản xuất ở nước ngoài, ngành công nghiệp công nghệ cao, năng lượng sạch, và các nhãn mác nổi tiếng, đồng thời bày tỏ mong muốn sở hữu các nguồn lực ở bên ngoài hơn là chuyển chúng trực tiếp về Trung Quốc như trước đây.

Tính đến lợi ích này, hiện FDI của Trung Quốc đang thấp hơn mức mong muốn. Trong năm 2009, các công ty Trung Quốc chỉ đầu tư 48 tỷ USD ra nước ngoài, chiếm khoảng 1% GDP nước này; trong khi đó các công ty Mỹ đầu tư 340 tỷ USD, tương đương 2,4% GDP của Mỹ. Đến cuối năm 2009, tổng FDI của Trung Quốc đạt 211 tỷ USD, chiếm 4,3% GDP, trong khi con số này của Mỹ ước tính đạt 3.245.000 tỷ USD, tương đương 23% GDP của Mỹ.

Nếu tính đến tỷ giá đồng tiền, FDI của Trung Quốc đến năm 2047 vẫn không thể đuổi kịp Mỹ. Dù các con số thống kê về FDI của Trung Quốc, do Bộ Thương mại và Sở Giao dịch Ngoại hối cung cấp, chưa nói hết tổng lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của các công dân Trung Quốc (vì lợi nhận tái đầu tư chưa được khai báo), nhưng chúng cho thấy một khoảng cách khá lớn giữa FDI của Trung Quốc và Mỹ.

Sự chênh lệch trên một phần là kết quả của các hình thức cản trở đối với đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài. Một trong số này là sự oán giận đối với các công ty nhà nước Trung Quốc, vì cho rằng họ đã mang việc làm, và cả nhà cửa, đến những nước mà họ đầu tư. Các công ty Trung Quốc đã vấp phải sự phản kháng dữ dội trước một số ý định mua các công ty nước ngoài nổi tiếng, đặc biệt là của Mỹ. Việc Lenovo mua được IBM với giá 1,7 tỷ USD năm 2005 dường như là một ngoại lệ.

Cùng năm đó, Chevron đã phát động một chiến dịch quan hệ công chúng rộng rãi nhằm kích động chủ nghĩa bài Mỹ, chống lại CNOOC, công ty đang muốn mua chi nhánh Unocal ở California. Một cách nhanh chóng, Chevron đã thuyết phục được CNOOC rằng Quốc hội Mỹ sẽ bác bỏ thương vụ này và nên bỏ vụ đấu giá lên tới 19 tỷ USD này.

Tháng 2/2008, công ty tài nguyên thiên nhiên BHP Billiton của Australia có ý định mua công ty khai mỏ Rio Tinto cũng của nước này, nhưng Chính phủ Trung Quốc đã cung cấp 40 tỷ USD cho tập đoàn Aluminum (Chinalco) của mình để thắng trong buổi đấu giá. Họ tìm cách ngăn cản thỏa thuận trên vì cho rằng sự hợp nhất giữa BHP Billiton và Rio Tinto - hai nhà cung cấp sắt quặng lớn, nguyên liệu quan trọng cho ngành sản xuất thép chủ chốt của Trung Quốc - có thể khiến giá sắt quặng tăng vọt. Hai năm sau đó, Chinalco đã tìm cách để chỉ nắm giữ số cổ phần khiêm tốn trong Rio Tinto, và BHP Billiton giờ đang trên đường sáp nhập các hoạt động của họ và của Rio Tinto thành một công ty liên doanh.

Ham muốn mạnh mẽ của Australia nhằm giữ các công ty lớn nhất của mình khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc là một động lực chính của cuộc đấu tranh dai dẳng này. Tại Australia cũng như nhiều nơi khác, các công ty Trung Quốc đang đạt tiến bộ trong các thỏa thuận nhỏ về tài nguyên, nhưng họ đều vấp phải sự phản kháng đối với các âm mưu thôn tính trong các nền kinh tế phát triển.

FDI của Trung Quốc cũng bị giới hạn bởi sự hoài nghi của các doanh nghiệp Trung Quốc về các cơ hội đầu tư ra nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp ngày càng lo lắng sau thất bại thảm hại của các thỏa thuận dường như đầy hứa hẹn ban đầu.

Tháng 10/2004, Tập đoàn Công nghiệp ô tô Thượng Hải đã chi 500 triệu USD mua 51% cổ phẩn của nhà sản xuất xe hơi SsangYong Motor của Hàn Quốc với các nhà máy lớn để xây dựng một loại xe hơi Trung Quốc có sử dụng công nghệ của Hàn Quốc và biến Tập đoàn Thượng Hải thành một công ty Fortune 500. Nhưng khoản đầu tư này đã gặp vấn đề với các nghiệp đoàn ngay từ đầu.

Và năm 2009 sau một loạt các tranh cãi nảy lửa với công nhân, SsangYong Motor tuyên bố phá sản. Công ty bảo hiểm Bình An, có trụ sở tại Thâm Quyến hy vọng được quản lý lượng tài sản đầu tư vào tập đoàn Fortis Group của Hà Lan cuối năm 2007 nhưng ít lâu sau đầu tư này chỉ còn là thứ đồ bỏ đi trị giá 3,3 tỷ USD.

Năm đó, TCL, nhà sản xuất TV lớn của Trung Quốc, cũng vấp phải rủi ro tương tự trong một công ty liên doanh với Thomson Electronic ở Pháp, khiến họ bị thua lỗ lớn ở châu Âu, buộc phải giảm sản lượng, sau đó đóng cửa và bán hầu hết các cổ phiếu châu Âu của mình.

FDI của Trung Quốc còn bị giới hạn bởi sức quyến rũ của các cơ hội tốt hơn trên thị trường trong nước. Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh chóng so với các nước khác đến nỗi nó cần nguồn đầu tư cực lớn của các công ty Trung Quốc vào bất cứ đâu. Hơn nữa, vì tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ quốc tế trong thương mại và tài chính, người Trung Quốc vẫn cảm thấy thoải mái hơn khi kinh doanh ở nhà. Họ cũng tin rằng NDT sẽ mạnh hơn các ngoại tệ khác, từ đó làm suy yếu các đầu tư không phải của người Trung Quốc.

Viện trợ có ràng buộc

Chính phủ Trung Quốc đã sớm quyết định không nhờ cậy vào các công ty nhà nước hay các chủ doanh nghiệp tư nhân đầu tư ra nước ngoài. Năm 2007, họ đã thành lập một quỹ đầu tư nhà nước, Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc (CIC), với vốn ban đầu là 200 tỷ USD.

Sau một số sai lầm ban đầu khi đầu tư cùng Blackstone Group and Morgan Stanley, và trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới mới đây, CIC dường như đã tìm ra chỗ đứng của mình. Họ đã nhận được 17% lãi đầu tư năm 2009, và giờ đang quản lý hơn 300 tỷ USD, có thể thêm nhiều khoản tiền mới khác.

CIC đang đầu tư vốn cho các nhà quản lý tiền tệ không phải người Trung Quốc đã được thử thách và các công ty tư nhân hoạt động trong các lĩnh vực như nguồn tài nguyên thiên nhiên và công nghệ. Bắc Kinh cũng thiết lập các quỹ khác nhỏ hơn, trị giá hàng tỷ USD để đầu tư trực tiếp vào châu Á và châu Phi. Cả Sở Giao dịch Ngoại hối - cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối của Trung Quốc - và Quỹ Hưu trí quốc gia đều đã bắt đầu chọn các nhà quản lý vốn cho quỹ Hedge Fund và vốn tư nhân.

Tương tự, một thước đo quan trọng của chính sách đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc là thưởng trợ cấp, viện trợ và cho vay ưu đãi dành cho các chính phủ nước ngoài ủng hộ các dự án đặc biệt, nhưng đổi lại họ chỉ được thuê các công ty Trung Quốc làm việc này. Số liệu của Bộ Tài chính Trung Quốc cho thấy tổng số tiền trợ cấp và viện trợ nước ngoài (bao gồm các hỗ trợ về quân sự) của Bắc Kinh đã gần đạt 2 tỷ USD trong năm 2009 (so với 28 tỷ USD của Mỹ).

Trợ cấp thuần túy của Trung Quốc được tiến hành dưới dạng hỗ trợ về y tế và kỹ thuật, học bổng, đầu tư vào các chương trình dạy tiếng Trung, hoặc vốn xây dựng các loại công trình trao tay. Khác với Chính phủ Mỹ, Chính phủ Trung Quốc cung cấp viện trợ mà không đưa ra điều kiện gì liên quan đến nhân quyền hay thúc đẩy dân chủ. Các viện trợ của họ gắn với các dự án đặc biệt: xây dựng một cảng biển, đường sắt, đường ống dẫn dầu hay một công trình thể thao nào đó.

Trung Quốc coi thông tin về vốn và lãi của các khoản viện trợ và cho vay là bí mật quốc gia. Nhưng theo các số liệu năm 2007 (mới nhất cho đến nay) từ Ngân hàng Xuất - Nhập khẩu Trung Quốc, nguồn cho vay ưu đãi lớn nhất của Trung Quốc, Bắc Kinh có thể đã cho vay tới 10 tỷ USD kiểu này trong năm 2009.

Một chính sách đầu tư ra nước ngoài điển hình có thể bao gồm cả đầu tư trực tiếp của một doanh nghiệp nhà nước hay một khoản vay dành cho một doanh nghiệp hoặc chính phủ nước ngoài với lãi suất thấp hơn thị trường và với thời hạn trả nợ hào phóng hơn. Giống như viện trợ và trợ cấp của Bắc Kinh, các khoản vay ưu đãi này thường đòi người nhận phải thuê các công ty Trung Quốc tiến hành các dự án đã nêu trong thỏa thuận.

Ví dụ, Ngân hàng Xuất - Nhập khẩu Trung Quốc cung cấp 85% trong số 1 tỷ USD đầu tư xây dựng cảng biển mới ở Hambantota (Sri Lanka), nhưng công trình này phải do công ty China Harbour Engineering của Trung Quốc xây dựng. Tương tự, Chính phủ Trung Quốc cũng ủng hộ phát triển các công trình cầu cảng ở Bangladesh, Myanmar và Pakistan; các tuyến đường sắt ở Nepal; đường bộ và các sân vận động trên khắp châu Phi; và các dự án cơ sở hạ tầng lớn khác ở Mỹ Latinh. Khoảng 750.000 công nhân Trung Quốc đang làm việc ở nước ngoài trong các dự án mà Chính phủ Trung Quốc tài trợ.

Nói theo một cách nào đó, Bắc Kinh đang hành xử giống với Washington trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước trong các dự án ở nước ngoài. Tập đoàn Đầu tư tư nhân hải ngoại của Mỹ cũng có các chương trình đảm bảo và tài trợ cho các doanh nghiệp Mỹ hoạt động ở hơn 150 quốc gia trên thế giới.

Nhưng các công ty Mỹ tìm kiếm lợi nhuận một cách chuyên tâm hơn các đồng nghiệp Trung Quốc. Và dù công ty Mỹ thường được hưởng lợi từ chính sách đối ngoại của chính phủ, nhưng không giống các đối tác Trung Quốc, họ không phải là mũi nhọn của chính sách này.

Mặt khác, Chính phủ Trung Quốc luôn trộn lẫn khéo léo giữa viện trợ giữa chính phủ - chính phủ với các hình thức khuyến khích khác để các doanh nghiệp Trung Quốc mua tài sản ở nước ngoài. Một nửa chuyên gia ở Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết đang làm việc nhằm đạt mục tiêu kinh tế này.

Thực tế là các thỏa thuận chính phủ - chính phủ này không được tiết lộ và các hợp đồng cho dự án được thưởng mà không thông qua một quá trình chọn lọc công khai đang khiến người ta lo ngại xảy ra tham nhũng.

Có một bằng chứng là cách tiếp cận bằng hỗ trợ của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối ở các nước tiếp nhận vì hậu quả là tác động về môi trường của một số dự án và các đóng góp không bền vững cho nền kinh tế. Đòi hỏi tuyển dụng các nhân công Trung Quốc nhập cư đồng nghĩa với hạn chế các lợi ích của kinh tế địa phương, nhất là khi lương trả cho công nhân Trung Quốc lại được gửi vào các tài khoản ngân hàng ở Trung Quốc. Trước những lo ngại và phản đối này, Bắc Kinh có thể một ngày nào đó phải quyết định chuyển hướng.

KEN MILLER: Viet-studies
 
Ngành PR ở Trung Quốc: Tiền và quyền lấn lướt​

- Dù hiểu được giá trị của hoạt động quan hệ công chúng (Public Relations - PR) nhưng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc vẫn sử dụng tiền bạc và quyền lực để lũng đoạn báo chí, truyền thông hơn là tìm kiếm hoạt động PR chuyên nghiệp.

Tiền - quyền làm báo chí im tiếng

Tuần trước, nhật báo Tuổi trẻ Trung Quốc (China Youth Daily) cùng với báo Tin tức Kinh doanh Trung Quốc (China Business News - CBN) đã cùng xuất bản một báo cáo cho rằng Công ty Khoáng sản Zijin Mining Group ở tỉnh Phúc Kiến - Trung Quốc đã tìm cách hối lộ phóng viên và một số tờ báo để họ ngừng đăng các bài báo đề cập đến việc rò rỉ hóa chất tại một nhà máy khai thác đồng của Zijin Mining Group. Báo cáo cho rằng việc rò rỉ trên có thể dẫn đến một thảm họa môi trường

Sau đó, một số tin tức cho biết một phóng viên của báo Quan sát Kinh tế đã bị cảnh sát tỉnh Chiết Giang liệt vào danh sách truy nã toàn quốc. Người ta cho rằng đó chính là kết quả của việc phóng viên này viết loạt bài cáo buộc lãnh đạo của một công ty giấy ở địa phương là Zhejiang Kan đã có nhiều hành động phi pháp, bao gồm tham ô và giao dịch nội gián


Đến nay, Tổng cục Báo chí và xuất bản Trung Quốc đã bắt đầu cuộc điều tra liệu Công ty Zijin Mining có tìm cách hối lộ phóng viên hay không.

Một nhóm công tác của Quốc vụ viện Trung Quốc cũng đang tiến hành khảo sát tình trạng rò rỉ hóa chất. Rồi lãnh đạo tỉnh Chiết Giang cũng yêu cầu công an địa phương xin lỗi phóng viên và gạch bỏ tên người phóng viên này ra khỏi danh sách truy nã

Tuy phía báo chí tạm thời đã gặt hái được thành quả bước đầu, nhưng cả hai vụ trên là lời nhắc nhở về mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp tại Trung Quốc

Hiện tại, một số công ty Trung Quốc đã nhận thức được trách nhiệm của doanh nghiệp cũng như giá trị của hoạt động PR chuyên nghiệp. Một số nhà điều hành doanh nghiệp và quản trị PR cũng bắt đầu hướng đến việc tạo ra những điển hình tốt bằng cách tuân thủ pháp luật. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp, cả tư nhân lẫn nhà nước, ở Trung Quốc đã bắt đầu nhận ra sự cần thiết của PR chuyên nghiệp

Nhưng Cai Jinqing, một cộng sự ở văn phòng tại Bắc Kinh của Công ty PR Brunswick, nhận xét rằng sự hiểu biết tổng thể về PR tại Trung Quốc vẫn còn trong giai đoạn sơ khai. Bởi việc sử dụng tiền bạc và ảnh hưởng để làm im tiếng báo chí và công chúng đang diễn ra hết sức phổ biến, bất chấp sức lan truyền của Internet làm cho mọi hành vi tiêu cực khó che đậy được. Các doanh nghiệp Trung Quốc có thói quen dùng các khoản tiền gọi là “tiền đi lại” hay tài trợ các chuyến đi, hợp đồng quảng cáo để “bôi trơn” quan hệ với các phóng viên, cơ quan báo chí. Đổi lại, doanh nghiệp mong chờ các bài báo nói tốt về họ

Báo chí và phóng viên đã bị tác động mạnh, thậm chí một số phóng viên còn tìm cách trục lợi từ việc viết bài quảng cáo cho đến “thủ tiêu” hoàn toàn một bài báo mà doanh nghiệp không mong muốn. Một chuyên gia PR với hàng chục năm kinh nghiệm làm việc cho các công ty đa quốc gia tại Trung Quốc đã nhận xét rằng: “PR là tạo ra giá trị và bảo vệ giá trị. Ở Trung Quốc, cả hai thứ đều được thực hiện bằng tiền bạc. Và bạn có thể thất bại ở cả hai thứ nếu bạn không chịu chung tiền”. Ngoài ra, tất cả các đơn vị báo chí Trung Quốc đều phải liên kết với một cơ quan chính phủ, nên hiển nhiên người ta cũng nghi ngờ rằng một số bài báo bị tác động bởi các ảnh hưởng chính trị

“Nhiệt huyết” bị thử thách


Tuy vậy, giới báo chí Trung Quốc vẫn có một số người thực sự đam mê nghề báo và một số người đã phải trả giá khi dám công bố những sự thật. Sự bùng nổ của Internet và việc ngày càng có nhiều phương tiện truyền thông theo định hướng phục vụ thị trường đã phần nào giúp nuôi dưỡng khát vọng làm báo đúng nghĩa. Một trong ba phóng viên thực hiện bài viết tố cáo việc rò rỉ của Zijin Mining Group cho biết rằng ông đã từ chối nhận “tiền đi lại” bởi nếu nhận tiền thì ông sẽ bị sa thải. Bù lại, báo của ông đã thưởng cho ông 5.000 nhân dân tệ (khoảng 793 đô la) cho báo cáo trên

Nhưng những nhiệt huyết của các nhà báo đang gặp rất nhiều thử thách. Chen Qiang, một trong các phóng viên thực hiện bài phản ánh tiêu cực của Công ty Zijin Mining Group, nói rằng nhiều lúc ông không dám nói với mọi người mình là phóng viên, bởi nhiều phóng viên có tiếng đã làm việc cho tiền bạc và quyền lực

Một đồng tác giả khác trong báo cáo về Zijin Mining Group là Shao Fangqing, phóng viên của CBN, cũng nói rằng ông rất buồn khi những người dân địa phương sống trong vùng bị ảnh hưởng đã không tin rằng ông sẽ lên tiếng cho họ. Shao cũng cho biết thêm là nhiều công ty đã không vui vì ông từ chối nhận “tiền đi lại” khi tham gia các sự kiện báo chí, bởi các công ty lo ngại rằng ông sẽ viết không tốt về họ

Điều đó cũng có thể khiến ông Shao không còn được tham gia các sự kiện báo chí trong tương lai. Cả hai phóng viên Chen và Shao đều nói rằng họ đã rút lui khỏi việc tiếp tục thực hiện đưa tin vụ việc của Zijin Mining Group khi tòa soạn lo ngại về an toàn cá nhân của hai phóng viên
 
Tiền có mua được thiện cảm ?​

- Nhờ kinh tế phát triển mạnh trong ba thập niên qua, Trung Quốc có thừa tiền không chỉ để hiện đại hóa quân đội mà còn để tiến hành những chương trình hoành tráng nhằm đánh bóng hình ảnh và tranh thủ cảm tình của nhân dân thế giới. Có điều, những nỗ lực quảng bá Trung Quốc cho đến nay dường như chẳng mang lại kết quả đáng kể nào. Vì sao?
Tác giả Kent Ewing, trên báo điện tử Asia Times xuất bản tại Hồng Kông hôm thứ Ba (24-8) vừa qua tiết lộ chính phủ Trung Quốc đang chuẩn bị một chiến dịch quảng cáo quốc tế rộng lớn và tốn kém “chưa từng có”, theo đó sẽ có 50 “ngôi sao” người Trung Quốc nổi tiếng thế giới xuất hiện trong một đoạn phim quảng cáo truyền hình dài 30 giây đồng hồ cũng như trong một đoạn phim tài liệu dài 15 phút quảng bá những đức tính của người Trung Quốc đến cộng đồng các dân tộc trên toàn cầu

Trong những ngôi sao này, có những tên tuổi rất quen thuộc như diễn viên điện ảnh Thành Long, tỉ phú Hồng Kông Li Ka-shing - cũng là người Hoa giàu nhất thế giới, vận động viên bóng rổ Diêu Minh, tay chơi dương cầm hàng đầu thế giới Lang Lang, huy chương vàng Thế vận hội trên đường đua xanh Guo Jingjing, đạo diễn John Woo…

Chiến dịch quảng cáo được biết sẽ bắt đầu vào đầu tháng 9 tới để dọn đường cho lễ kỷ niệm 61 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 1-10

Báo Asia Times dẫn thông báo của Quốc vụ viện, tức Chính phủ Trung Quốc, nói rằng chiến dịch này sẽ trưng ra hình ảnh một đất nước Trung Quốc “thịnh vượng, dân chủ, cởi mở, hòa bình và hài hòa”, trái ngược hẳn với hình ảnh tiêu cực mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ lâu vẫn cho rằng do báo chí phương Tây cố tình xuyên tạc. Tuy vậy, hiệu quả của chiến dịch này như thế nào là điều chưa biết chắc được

Thực ra đây chỉ là một bước nhỏ trong nỗ lực bền bỉ và tốn kém của Trung Quốc nhằm sử dụng cái gọi là “quyền lực mềm” để đánh bóng hình ảnh, làm cho người dân các nước say mê và trọng nể các giá trị văn hóa và lý tưởng chính trị của quốc gia này, ngang với tầm ảnh hưởng kinh tế của họ. Năm 2008 Trung Quốc không tiếc tiền tổ chức một Thế vận hội hoành tráng và được coi là thành công nhất từ trước tới nay. Năm nay, Hội chợ thế giới Thượng Hải đang diễn ra, cũng được coi là sự kiện tốn kém vào bậc nhất, còn hơn cả Thế vận hội Bắc Kinh

Thật đáng tiếc theo những khảo sát gần đây, những nỗ lực ấy dường như không có kết quả. Mặc dù không ai hoài nghi rằng thành quả kinh tế rực rỡ của Trung Quốc trong 30 năm qua làm cho thế giới phải kinh ngạc, nhưng một cuộc khảo sát mới đây của đài BBC cho thấy người dân nhiều nước ngày càng có cái nhìn tiêu cực về sự nổi lên của Trung Quốc. Không chỉ người nghèo làm thuê cho các ông chủ Trung Quốc khai mỏ ở Congo bên châu Phi mà ngay cả người dân một quốc gia đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc như Hàn Quốc cũng ngày càng thất vọng

Một cuộc khảo sát mới đây của dự án Pew Global Attitudes cho thấy 56% người Hàn Quốc có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc, chỉ có 39% có thiện cảm. Đó là trước khi xảy ra vụ tàu Cheonan của hải quân Hàn Quốc bị đánh chìm và Trung Quốc ra sức chống đỡ cho Bắc Triều Tiên - bị tình nghi là kẻ gây ra vụ tấn công này còn hiện nay không rõ tỷ lệ đó sẽ như thế nào

Dường như cũng biết rõ tâm trạng của người dân các nước - mà họ cho là bị đầu độc bởi báo chí phương Tây, gần đây Chính phủ Trung Quốc ra sức “phản tuyên truyền”. Đồng thời với việc lập ra các viện Khổng tử để truyền bá tiếng Hoa và văn hóa Trung Quốc trên khắp thế giới, Chính phủ Trung Quốc không tiếc tiền đầu tư cho các cơ quan tuyên truyền. Riêng năm ngoái, Bắc Kinh đã bỏ ra 45 tỉ nhân dân tệ (khoảng 6,6 tỉ đô la Mỹ) để mở rộng tầm ảnh hưởng của hãng tin nhà nước Tân hoa xã, Đài Truyền hình trung ương CCTV, Đài Phát thanh quốc tế CRI và tờ Nhân dân nhật báo

CCTV đã mở thêm kênh tiếng Nga và tiếng Ả-Rập nhắm tới 300 triệu khán giả ở 22 quốc gia, đài CRI hiện phát thanh bằng 43 ngôn ngữ còn Tân hoa xã mở thêm 117 văn phòng trên khắp thế giới. Nhân dân nhật báo cũng cho ra thêm ấn bản Mỹ của tờ China Daily và xuất bản tờ Global Times bằng tiếng Anh. Mới tháng trước, Tân hoa xã khai trương kênh truyền hình quốc tế CNC World theo mô hình đài CNN của Mỹ, BBC của Anh hay Al-Jazeera

Nhưng các kế hoạch “phản tuyên truyền” này dường như chẳng mấy thuyết phục nên Trung Quốc mới phải dùng tới “hào quang” của các ngôi sao điện ảnh, âm nhạc, thể thao để chinh phục cảm tình người dân các nước. Có thể những ngôi sao này sẽ làm được một điều gì đó bởi vì thực ra người dân Trung Quốc có rất nhiều thành tích đáng tự hào mà các dân tộc khác phải khâm phục

Thế nhưng, chiến dịch quảng cáo mới cũng có thể sẽ thất bại như những chiến dịch trước đây nếu Trung Quốc vẫn đưa ra một hình ảnh cường điệu và giả tạo, được nhào nặn ra từ những chiến lược tuyên truyền cổ lỗ, nặng về khoa trương và đe dọa mà thiếu tinh thần hòa đồng với nhân loại trong một đối thoại chân thành
 
Trung Quốc vung tiền “cứu” Châu Âu​

Châu Âu vừa mừng vừa lo nhìn người Trung Quốc vội vã mua tất cả những gì có thể từ lục địa này

Khách hàng hữu nghị

Đợt bán hàng hạ giá mùa đông đã bắt đầu. Giống như nhiều khách du lịch Trung Quốc tới Châu Âu, chính phủ nước này cũng bắt đầu đi mua sắm

Trong chuyến viếng thăm Châu Âu hồi đầu tháng 1, Phó Thủ tướng Lý Kế Quang công bố kế hoạch mua trái phiếu chính phủ giá rẻ tại Châu Âu, tương tự như các công ty Trung Quốc mua cổ phần tại các dự án hóa dầu Châu Âu, hàng chục ngàn xe hơi, thậm chí cả vài triệu euro rượu vang Tây Ban Nha và rồi cố chất sao cho thật đầy giỏ mua hàng

Đây không đơn giản là liều thuốc hồi sinh cho ngành bán lẻ từ mấy tay nhà giàu mới nổi mà chính người Trung Quốc đang muốn mua được thật rẻ

Một số thứ họ đang muốn tìm kiếm lại vô hình: lợi thế thương mại, trợ giúp chính trị và có lẽ quan trọng nhất là sự tồn tại của khu vực đồng tiền chung Châu Âu (eurozone)

Trong mấy tháng gần đây, các lãnh đạo Trung Quốc không chỉ viếng thăm các nước lớn ở Châu Âu như Đức, Pháp và Anh mà cả những nước ở vùng rìa đang ngập trong khủng hoảng

Trong mỗi chuyến đi tới các nước này (Thủ tướng Ôn Gia Bảo tới Hy Lạp vào tháng 10, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tới Bồ Đào Nha tháng 11 và Phó TTg Lý Kế Quang tới Tây Ban Nha tháng 1), Trung Quốc đều mang tới cùng một thông điệp: ủng hộ sự thống nhất Châu Âu, muốn đồng euro phát triển và sẽ mua trái phiếu để hỗ trợ các nước đang ngập trong nợ nần

Trong bài viết trên tờ El Pais, Phó TTg Lý Kế Quang cho rằng Tây Ban Nha đang có một cơ hội kinh doanh “cực lớn”

“Nếu 1,3 tỷ dân Trung Quốc mỗi người dùng một chai dầu ô liu hoặc uống vài ly rượu vang, Tây Ban Nha có sản xuất cả năm trời cũng không đủ thỏa mãn nhu cầu”

El Pais viết thêm Tây Ban Nha đón chào ông Lý như một “Marshall mới”, ý muốn ám chỉ tới vị Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đã vạch ra chương trình tái thiết Châu Âu thời hậu chiến.

Tháng 10 năm ngoái chính quyền Italia treo đèn lồng và nhuộm đấu trường Colosseum ở Rome trong ánh đèn đỏ rực để đón chào TTg Ôn Gia Bảo

Việc các lãnh đạo Châu Âu phải cầu cứu một nền kinh tế dù có lớn nhưng cũng chỉ bằng 1/3 Liên minh Châu Âu cho thấy Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ còn Châu Âu đang tụt lại nhanh đến thế nào

Trung Quốc không thiếu lý do để giúp Châu Âu, thị trường xuất khẩu lớn nhất và nguồn nhập khẩu công nghệ và bí quyết quan trọng của mình

Mua trái phiếu Châu Âu giúp Trung Quốc củng cố thị trường thiết yếu này, ngăn đồng euro trượt giá làm hàng xuất khẩu thêm đắt đỏ, bảo vệ các tài sản định giá bằng đồng euro và đa dạng hóa dự trữ ngoại hối

Tuy vậy, chưa rõ Trung Quốc sẽ mua bao nhiêu trái phiếu và chắc chắn ấy vẫn là chưa đủ để làm dịu bớt cơn hoảng loạn trên thị trường

Lợi suất trái phiếu của các nước nằm ở rìa Châu Âu vẫn cao một cách đáng lo ngại bất chấp gói giải cứu Hy Lạp và Ireland. Bồ Đào Nha hoàn toàn có thể là nạn nhân tiếp theo

Đối tác khó chịu

Rõ ràng tiền chẳng giúp Trung Quốc mua được thiện cảm từ Châu Âu

Nỗ lực của Cao ủy ngoại giao EU Catherine Ashton mở lại cuộc tranh luận về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Trung Quốc sau vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989 dường như chẳng đi đến đâu

Và dù Phó TTg Lý Kế Quang có ca ngợi Tây Ban Nha là “người bạn tốt nhất” của Trung Quốc ở Châu Âu thì Madrid vẫn cử đại sứ tới buổi lễ trao giải Nobel Hòa bình cho Liu Xiaobo như mọi đại sứ ở Nauy của các quốc gia thành viên EU khác

Có lẽ Châu Âu đang ngày càng gay gắt với Trung Quốc khi bàn về các vấn đề kinh tế: trị giá đồng nhân dân tệ, khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc của các doanh nghiệp Châu Âu, lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm và việc Trung Quốc dành lấy các tài sản trí tuệ của phương Tây bất kể bằng con đường chính thức hay phi chính thức

Ở Pháp, người ta đang kêu gọi điều tra liệu Trung Quốc có đứng đằng sau vụ gián điệp thương mại nhằm vào công nghệ xe điện của Renault hay không

Châu Âu và Mỹ đang nâng cấp hệ thống phòng thủ điện tử của mình phần lớn là vì rất nhiều vụ đột nhập trên mạng tình nghi là từ Trung Quốc

Ngay cả một cơ quan cực kỳ ủng hộ kinh tế thị trường như Ủy ban Châu Âu, vốn coi dỡ bỏ hàng rào thương mại trong nội bộ Châu Âu là nhiệm vụ thiêng liêng của mình, cũng bắt đầu có thái độ bảo hộ thương mại đối với Trung Quốc

Cao ủy phụ trách công nghiệp Antonio Tajani đã kêu gọi xem lại các khoản đầu tư nước ngoài “có thể gây nguy hiểm”. Động thái này theo sau nỗ lực (bất thành) mua lại nhà sản xuất cáp quang Hà Lan của một công ty mờ ám ở Trung Quốc

Cao ủy về thương mại Karel De Gucht đang chuẩn bị các biện pháp trả đũa Trung Quốc nếu nước này không chịu mở cửa cho các nhà thầu Châu Âu tham gia các gói thầu của chính phủ

Một trong những lý do là quyết định của Ba Lan dành cho một công ty Trung Quốc gói thầu xây dựng một tuyến đường EU tài trợ

Các biện pháp trên có được áp dụng hay không còn phụ thuộc vào cán cân quyền lực giữa các nước “phương Bắc” chủ trương tự do hóa thương mại và các nước “phương Nam” chủ trương bảo hộ thương mại

Tuy vậy tình thế đang thay đổi. tháng 9 năm ngoái các lãnh đạo Châu Âu đồng thuận rằng quan hệ với Trung Quốc nên dựa trên nguyên tắc “có đi có lại”

Tình bạn cần gì ?

Sự nổi lên của Trung Quốc phản ánh sự đi xuống của chính Châu Âu

Cho đến gần đây giới kinh tế còn tranh luận xem liệu Châu Âu có thể theo kịp Mỹ thì nay cuộc tranh luận đã chuyển thành liệu Châu Âu có thể tiếp tục giàu có hơn Trung Quốc

“Không chỉ về vấn đề quy mô kinh tế mà Trung Quốc còn rất rắc rối,” một quan chức Châu Âu nói

Nước này không chỉ đe dọa các công ty giày dép hay may mặc tầm trung của Châu Âu mà còn nhanh chóng tiến lên sản xuất cả ô tô, tàu hỏa và có lẽ sẽ sớm chế tạo cả máy bay

Đúng là người Trung Quốc thích xe BMW và túi Gucci. Nhưng liệu Châu Âu có thể sống được chỉ nhờ hàng xa xỉ và kỹ thuật cao như một Thụy Sỹ với quy mô lục địa ?

Đúng là EU nên đòi hỏi “có đi có lại” nhưng mọi việc chỉ nên nằm trong chừng mực của nó. Khởi đồng một cuộc chiến tranh thương mại sẽ còn khiến EU thiệt hại nhiều hơn

Người tiêu dùng mua đắt hơn, nguồn thu thuế bị ảnh hưởng và doanh nghiệp mất thị trường

Điều Châu Âu cần là mở cửa thị trường và đưa ra các luật lệ rõ ràng hơn. Đây cũng là điều cần thiết với Trung Quốc hơn nhiều so với mớ trái phiếu đầy rủi ro kia
 
Trung Quốc bành trường tại châu Phi​

trungquoc0902.jpg

1 thập kỷ trước, chưa đến 100 nghìn người Trung Quốc sống và làm việc tại châu Phi, con số này nay đã tăng gấp 10 lần lên tới 1 triệu

Một triệu người Trung Quốc, từ các kỹ sư cho đến đầu bếp, đã chuyển đến châu Phi trong thập kỷ qua. Sự bùng nổ thương mại đã thay đổi cuộc sống của họ như thế nào ?

Tháng 12/1999, anh Zhang Hao, một người trẻ Trung Quốc 24 tuổi, đã bỏ lại thành phố lạnh giá quê hương anh để đến Uganda. Anh đã hết sức lo lắng. Anh không nói được một câu tiếng Anh. Việc anh đến đây bắt nguồn từ mong muốn của cha anh, người đã làm việc tại Uganda vài năm trước khi hoàn thành dự án của chính phủ Trung Quốc

Cha anh nói với con trai: “Nếu con muốn khởi đầu cái gì đó và trở thành ông chủ, châu Phi sẽ biến giấc mơ thành hiện thực”

Zhang bỏ dở chương trình đại học để đến Uganda và anh cũng không cần đến bằng cấp nào để phát hiện ra cơ hội kiếm tiền dễ dàng ngay khi anh đến thủ đô Kampala của Uganda: những hàng hóa dù ngập tràn thị trường Trung Quốc nhưng tại Uganda rất đắt hoặc không hề được bày bán. Anh khởi nghiệp bằng việc nhập khẩu giầy, sau đó đến cặp sách và cuối cùng đến xa đạp, dụng cụ làm móng

Anh Zhang nói: “Tôi nhập khẩu mọi thứ. Ở thời điểm đó, họ cần tất cả”

Công việc kinh doanh của anh tăng trưởng mạnh, anh kiếm được nhiều tiền và có thêm nhiều bạn bè. Tuy nhiên chỉ sau vài năm, anh mệt mỏi với những chuyến đi dài giữa Uganda và Trung Quốc. Vì thế vợ chồng anh mua khu đất lớn tại Kampala và xây nhà hàng phục vụ món Trung – Hàn. Nhà hàng của anh có khu vực ăn tối, phòng karaoke và khu phục vụ tiệc tối cho 500 khách

Công việc kinh doanh hết sức phát đạt, sau đó anh kinh doanh thêm bánh ngọt và tivi màn hình phẳng, dịch vụ an ninh

Anh nói: “Người Trung Quốc không suy nghĩ quá nhiều, họ chỉ cố gắng mà không cần tìm hiểu quá sâu về thị trường. Nếu không cơ hội sẽ vuột mất”

Ở mỗi địa điểm kinh doanh mới, Zhang đều xây phòng cho gia đình và thường sống tại nơi làm việc

Nỗ lực của anh được đền đáp. Zhang cho biết hiện nay anh là ông chủ Trung Quốc có công việc kinh doanh quy mô lớn nhất Uganda với khoảng 1.200 lao động địa phương. Anh đã được đề nghị nhận hộ chiếu Uganda tuy nhiên từ chối bởi không muốn mang tên tiếng Anh

Anh nói: “Tôi là người Trung Quốc và tôi muốn xây dựng thương hiệu Trung Quốc tại Uganda để cho người ta thấy đất nước Trung Quốc đã khác xưa. Chúng tôi giàu có hơn và đang vươn đến mọi nơi trên thế giới”

Người Uganda cũng không cần người khác phải nhắc họ biết điều đó. Khi anh Zhang đến đây vào năm 1999, chỉ có vài trăm người Trung Quốc tại Uganda kể cả nhân viên ngoại giao. Hiện nay con số này đã lên tới 7.000, từ nhũng người kinh doanh lớn tại quận trung tâm cho đến kỹ sư xây dựng hay giám đốc điều hành công ty năng lượng, những thực khách thường xuyên trong chuỗi nhà hàng của Zhang

Câu chuyện tương tự diễn ra trên khắp châu Phi. 1 thập kỷ trước, chưa đến 100 nghìn người Trung Quốc sống và làm việc tại châu Phi, con số này nay đã lên tới 1 triệu

Vào thời nhà Minh cách đây gần 600 năm, người Trung Quốc đầu tiên đến châu Phi. Các đợt đổ bộ lớn của người Trung Quốc vào châu Phi diễn ra vào đầu thập niên 1900 khi đó 60 nghìn công nhân mỏ của Trung Quốc đến làm việc tại mỏ vàng ở Nam Phi

Nửa thế kỷ sau, cựu chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Mao Trạch Đông, gửi hàng chục nghìn lao động nông nghiệp và xây dựng sang châu Phi để củng cố quan hệ với nhóm nước này

Các cuộc di dân từ Trung Quốc sang Ai Cập thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh bắt nguồn từ lý do kinh tế hơn chính trị. Thương mại Trung Quốc – châu Phi tăng trưởng từ mức 6 tỷ USD vào năm 1999 lên hơn 90 tỷ USD tương đương 56 tỷ bảng vào năm 2009, cân bằng giữa nhập và xuất khẩu

Tài nguyên của châu Phi như dầu, sắt, platinum, đồng và gỗ được chuyển về nhà máy của Trung Quốc còn thành phẩm sản xuất ra được bán tại nhiều thị trường khác, trong đó có cả châu Phi

Năm 2010, thương mại 2 chiều Trung Quốc – châu Phi ước đạt 100 tỷ USD. Việc chính phủ Trung Quốc tham gia vào điều hành hoạt động thương mại đóng vai trò thiết yếu. Mỗi năm, chính phủ Trung Quốc cung cấp hàng tỷ USD dưới hình thức các khoản trợ cấp, khoản vay để đổi lại nguồn cung nguyên liệu thô hoặc dự án hạ tầng có lợi cho các công ty Trung Quốc

Năm 2010, Trung Quốc đã thay Anh để trở thành nước cung cấp nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất cho Uganda
 
Tại sao Tổng thống Obama bổ nhiệm Hoa kiều làm đại sứ tại Trung Quốc ?​

lock.jpg

Tân đại sứ Mỹ Gary Locke​

- Việc Tổng thống Mỹ Barrack Obama bổ nhiệm người Mỹ gốc Hoa làm đại sứ tại Trung Quốc đã gây sự chú ý lớn về chiến lược ngoại giao của Washington

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm nay 8/3 đã quyết định bổ nhiệm Thư ký thương mại Gary Locke, người Mỹ gốc Hoa làm đại sứ tại Bắc Kinh

Nếu được Thượng Viện thông qua, ông Locke sẽ thay thế nghị sỹ Cộng Hòa Jon Huntsman – đối thủ của ông Obama trong chiến dịch tranh cử Tổng thống vào năm 2012 - sau khi ông này kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 30/4 tới

Nhiều người cho rằng sự bổ nhiệm này cũng có nghĩa là tách ai đó ra khỏi Nội các, trong khi đưa một người khác đến Bắc Kinh xa xôi khi mà gia đình anh ta vừa mới rời đến Washington

Tuy nhiên, với trường hợp của Gary Locke thì hoàn toàn khác. Được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ tại Trung Quốc sẽ càng giúp ông này chắc chỗ đứng trong chính quyền của Tổng thống Obama. Ở cương vị mới này, vai trò về kinh tế, ngoại giao của ông Locke cũng trở nên quan trọng hơn

Trước kia, quyết định của Tổng thống Obama bổ nhiệm Jon Huntsman – đại sứ Mỹ tại Trung Quốc hiện thời - có thể coi là một động thái chính trị khôn khéo, nhằm “giảm tốc” cuộc chạy đua vào chức Tổng thống của nghị sỹ Đảng Cộng Hòa này

Tuy nhiên, quyết định bổ nhiệm mới đây cho ông Locke thiên nhiều hơn về mục đích ngoại giao và kinh tế trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung nhiều biến động và thâm hụt thương mại năm 2010 của Mỹ đã leo lên mức kỷ lục

Nhiều người cho rằng, với chuyên môn của ông Locke, quan hệ thương mại Mỹ-Trung sẽ được cải thiện, mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ lên gấp đôi vào năm 2015 - điều này là cần thiết cho khả năng tái đắc cử của ông Obama vào năm tới

Ông Gary Locke, 61 tuổi, sinh ra trong một gia đình nhập cư và sống trong một chung cư ở bang Seattle đến năm 6 tuổi. Ông tốt nghiệp Đại học Yale và trường luật của Đại học Boston

Ngoài quan hệ mật thiết, ông Locke còn là người Mỹ gốc Hoa đầu tiên làm thống đốc, và Thư ký thương mại tại Mỹ. Đặc biệt, ông cũng nhận được sự chào đón nồng nhiệt của chính phủ Trung Quốc bất cứ khi nào ông công tác tại đó

Ông Locke từng làm thống đốc bang Washington trong hai nhiệm kỳ. Trong thời gian này, kim ngạch xuất khẩu hàng năm của bang Washington sang Trung Quốc tăng gấp đôi lên trên 5 tỷ USD, chủ yếu là nhờ xuất khẩu máy bay Boeing

Sau khi rời nhiệm sở, ông Locke làm việc cho hãng luật Davis Wright Tremaine chuyên về các vấn đề liên quan Trung Quốc, năng lượng và quan hệ chính phủ

Linh Chi
Washington Post
 
Trung Quốc sẽ đầu tư 400 tỷ USD khu kinh tế biên giới với Việt nam​

- Khu vực hợp tác kinh tế rộng 8,5 km2 thuộc địa phân quận Bình Hương của Quảng Tây và thị trấn Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn

Ông Mã Tiêu, chủ tịch khu tự trị dân tộc Choang ở Quảng Tây cho biết Quảng Tây đang có kế hoạch xây dựng một khu vực hợp tác kinh tế 8,5 km2 thuộc địa phận quận Bình Hương của Quảng Tây và thị trấn Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn

Hai bên đã kí một biên bản ghi nhớ về vấn đề này vào tháng 1/2007. Quảng Tây muốn khu vực này trở thành một khu chế biến xuất nhập khẩu và là trung tâm phân phối với các đặc quyền về thuế được thỏa thuận bởi hải quan hai bên

Quảng Tây có kế hoạch thực hiện 2.375 dự án liên quan đến các ngành công nghiệp, cảng, vận tải, xây dựng đô thị, hậu cần, du lịch và văn hóa. Vốn đầu tư dự kiến vào các dự án này lên tới 2,6 nghìn tỷ NDT (hơn 393 tỷ USD), từ năm 2011-2015

Trung Quốc và Việt Nam cũng đã ký một thỏa thuận khung tương tự để thiết lập một khu kinh tế xuyên biên giới rộng 10km2 giữa Đông Hưng và Móng Cái

Cả hai khu hợp tác kinh tế trên đều nằm trong khu vực tự do thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN
 
Trung Quốc công bố quy hoạch chi tiết ngành công nghiệp​

- Trung Quốc khuyến khích xây dựng nhà máy điện hạt nhân và hoạt động thăm dò uranium thay cho các nguồn năng lượng hóa thạch

Hôm nay, cơ quan kế hoạch kinh tế của Trung Quốc công bố danh sách chi tiết các ngành công nghiệp mà nước này sẽ khuyến khích, hạn chế hoặc cấm hoạt động. Kế hoạch chi tiết dài 111 trang này có thể tác động sâu rộng đến hoạt động đầu tư của Trung Quốc trong những năm tới

Theo kế hoạch, nước này sẽ loại bỏ các nhà máy lọc dầu với công suất dưới 40.000 thùng/ngày vào năm 2013. Nước này cũng sẽ hạn chế xây dựng các đơn vị chưng cất dầu thô công suất dưới 200.000 thùng/ngày

Đồng thời, loại bỏ các nhà máy điện đốt than có công suất nhỏ hơn 100 MW và đóng cửa các mỏ than có công suất dưới 30.000 tấn/năm

Trung Quốc tuyên bố sẽ hạn chế các dự án mới khai thác mỏ vonfram, thiếc, antimon, và đất hiếm. Mặt khác, Trung Quốc khuyến khích xây dựng nhà máy điện hạt nhân và hoạt động thăm dò uranium cũng như phát triển các công nghệ lò phản ứng hạt nhân

Danh sách này sẽ hướng dẫn cho các nhà quản lý Trung Quốc trong việc đưa ra các chính sách về thuế, tín dụng ngân hàng, đất đai, thương mại, và cũng sẽ là một tham chiếu đối với Bắc Kinh để quyết định về hoạt động đầu tư của nước ngoài
 
Vàng… béo “láng giềng”​

- Nguy cơ chảy máu vàng đang trực tiếp đe dọa kho vàng 1000 tấn trong dân của Việt Nam khi giá vàng trong nước thấp hơn thế giới và nước “láng giềng” ráo riết hút hàng để tăng cường tàng trữ kim loại quý

Béo “anh hàng xóm”, lợi người, hại ta

Với các biện pháp siết chặt quản lý của nhà nước, vàng trên thị trường Việt Nam, kể cả vàng miếng và vàng nữ trang đã và đang rẻ hơn giá vàng thế giới từ 300.000 – 400.000 đồng/lượng

Mức chênh lệch này sẽ còn tiếp tục duy trì trong thời gian sắp tới

Khi giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới, nhiều doanh nghiệp xem đó là cơ hội để xuất khẩu vàng thu lợi nhuận

Vàng từ Việt Nam chạy ra thị trường thế giới là loại sản phẩm vàng nữ trang. Xuất khẩu vàng miếng hiện có mức thuế lên đến 10%. Trong khi đó xuất khẩu vàng dưới dạng sản phẩm nữ trang mức thuế chỉ là 0%. Quy định đó của nhà nước nhằm hạn chế xuất khẩu vàng miếng nhưng doanh nghiệp đã tìm ra kẽ hở để trốn thuế trong hoạt động kinh doanh

Các doanh nghiệp trong nước không được phép xuất khẩu vàng miếng tự do, vì vậy họ đã sản xuất vàng trang sức để xuất khẩu. Đó là một lỗ hổng và những người cần USD đã lợi dụng triệt để

Mức giá vàng thế giới cao như hiện nay, cùng với việc phá giá VND đã khuyến khích các chủ sở hữu vàng tại Việt Nam bán vàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu

Theo bà Nguyễn Ngọc Quế Chi, Giám đốc điều hành của Công ty trang sức Sacombank, việc bán vàng trang sức cho nước ngoài đã tăng mạnh trong dịp giá vàng trong nước thấp hơn giá quốc tế

Số liệu chính thức của Việt Nam cho thấy, khoảng 2-3 tỷ USD vàng/năm đã rời khỏi Việt Nam trong 2 năm qua

Với thuế suất 0% nên doanh nghiệp xuất khẩu vàng nữ trang thu được khoản tiền lời từ 100.000 – 200.000 đồng/lượng

Vàng nữ trang được chế tác từ vàng miếng nên xuất khẩu vàng nữ trang sẽ làm khối lượng vàng miếng trong nước sút giảm đáng kể. Trong khi tình trạng lạm phát có chiều hướng gia tăng, nhiều quốc gia lựa chọn giải pháp tăng cường mua vàng dự trữ

Xu hướng xuất vàng của Việt Nam đặc biệt hợp với khẩu vị của Trung Quốc, nền kinh tế thứ 2 của thế giới (chỉ đứng sau Mỹ) là thế lực đang thực hiện chủ trương tăng cường mua vàng dự trữ với khối lượng lớn

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc quan niệm mua vàng là một biện pháp chống lại lạm phát và đảm bảo an toàn tài chính trong bối cảnh các loại tiền tệ có xu hướng giảm giá

Trong báo cáo thường niên mới công bố về thị trường tài chính toàn cầu, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tỏ ra lạc quan về triển vọng của vàng. Theo các quan chức cơ quan quản lý tiền tệ này, các đồng tiền mạnh trên thế giới như USD hay euro có nguy cơ tiếp tục mất giá do bong bóng tài sản và kinh tế Mỹ cũng như châu Âu phục hồi chậm chạp. Vì thế, cơ quan này cho rằng mua vàng là một biện pháp chống lại hiện tượng lạm phát và để bảo đảm tài chính trong bối cảnh các loại tiền tệ có xu hướng giảm giá

Trung Quốc cũng mạnh mẽ khuyến khích người dân tích trữ vàng thông qua việc tăng nhập khẩu từ nước ngoài để đẩy mạnh bán vàng miếng cho dân

Theo số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới, Ngân hàng Công thương Trung Quốc vừa qua đã tăng cường bán vàng miếng cho người dân, trung bình mỗi tuần 5 tấn, thậm chí có tuần cao nhất tới 15 tấn. Chỉ riêng trong tháng một, Ngân hàng Công thương Trung Quốc đã bán được 7 tấn vàng – gần một nửa so với tổng 15 tấn được bán ra trong năm 2010

Tại các trung tâm bán vàng nguyên liệu lớn nhất ở Thâm Quyến, nhiều nhà bán lẻ và nhà sản xuất đang đổ xô mua vàng thô. Doanh số của các cửa hàng tăng tới 20% một tháng

Tại sàn giao dịch vàng Thượng Hải, kể từ khi căng thẳng tại Trung Đông leo thang, giao dịch vàng thô cũng tăng đến 30%

Theo thống kê của Ngân hàng Thụy Sĩ (USS), trong 2 tháng đầu năm 2011, người Trung Quốc mua gần 50% sản lượng vàng của thế giới (bao gồm cả Việt Nam) trong thời gian này

Các chuyên gia cho rằng do tình trạng chảy máu vàng với sức hút của “nước láng giềng khổng lồ”, kho vàng 1000 tấn trong dân của Việt Nam sẽ có nguy cơ bị teo lại nhanh chóng…

Các chuyên gia cho rằng để ngăn chặn tình trạng chảy máu vàng, cần có phương án hữu hiệu để biến nguồn vàng dự trữ trong dân của Việt Nam thành một nguồn vốn luân chuyển được trong nền kinh tế và xây dựng được một thị trường vàng hoạt động công khai, minh bạch

TS Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nêu rõ, có hai cách để thực hiện điều đó:

Thứ nhất, huy động vào ngân hàng đó là cách nhanh nhất và thực tiễn nhất để làm cho vàng trở thành dòng vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Nhưng nếu làm như thế thì nó sẽ làm cho vấn đề “vàng hóa – đô la hóa” trở nên trầm trọng hơn và tác động trực tiếp đến chính sách tiền tệ và điều hành kinh tế vĩ mô, do đó cách này đã bị cấm ở nước ta từ 1/5/2011

Thứ hai, xây dựng một thị trường vàng hiện đại trên nền tảng là NHNN hoặc một công ty trực thuộc NHNN có khả năng đúc, dập vàng miếng chuẩn không chỉ có giá trị giao dịch ở Việt Nam mà còn có giá trị giao dịch trên phạm vi toàn thế giới, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người và đầu tư vàng

Hiện tại, NHNN có cấp phép cho một số doanh nghiệp được phép đúc vàng miếng tuy nhiên ở mỗi một nơi lại có một “chuẩn” khác nhau, thậm chí mua của công ty này khi muốn bán cho công ty khác thì sẽ bị trừ tiền hoặc không bán được… Điều đó dẫn đến việc khó quản lý

Việc hình thành một “mối” đúc vàng chuẩn không chỉ giúp việc quản lý dễ dàng mà nó còn là cơ sở để cho phép số vàng đó được chứng chỉ hóa và giao dịch trên một sàn giao dịch hiện đại

Nếu làm được điều đó thì vô hình dung chúng ta “biến” được vàng thành vốn với thanh khoản tốt do việc giao dịch không nhất thiết phải bằng vàng vật chất mà có thể bán ngay cái Chứng chỉ đã được NHNN công nhận

Khi phần lớn số vàng được lưu ký tại NHNN hoặc ngân hàng vàng thì có thể thống kê được chính xác số lượng vàng đang như thế nào và từ đó có những chính sách điều hành phù hợp
 
Trung Quốc đầu tư mạnh vào Thái Lan​

Trong vòng 5 năm tới Trung Quốc sẽ đầu tư khoảng 2.600 tỉ nhân dân tệ, tương đương 400 tỉ USD hay 12.150 tỉ baht, vào Thái Lan

Con số này nhiều hơn GDP của cả Thái Lan trong 1 năm (tương đương 11.000 tỉ baht). Đây là một trong những khoản đầu tư của Trung Quốc vào Thái Lan được giới thiệu trong 1 hội thảo tổ chức ở Bangkok vừa qua

Khoản đầu tư này nằm trong chương trình Hợp tác Kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng (PBG) mà Trung Quốc muốn thúc đẩy nhằm phát triển 3 tỉnh Quảng Tây, Quảng Châu và Hải Nam với các nước ASEAN. PGB nói rằng nguồn vốn trên nhằm vào lĩnh vực “xanh” và Thái Lan là một trong những nơi cung cấp nguồn nguyên liệu tốt nhất cho ngành công nghệ “xanh” của Trung Quốc

Trung Quốc muốn tận dụng cơ hội từ các nước ASEAN để phát triển thành cường quốc thế giới về công nghệ này thay vì lao động giá rẻ và sản xuất gây ô nhiễm
 
Trung Quốc rải tiền để gom nhân tài​

- Khi nguồn kinh phí công cho khoa học và công nghệ co lại, nó không thể giúp cho những người muốn trở thành nhà khoa học ở Mỹ có thể thực sự trở thành nhà khoa học. Vì vậy, khi một người bạn của tôi, người vừa nhận được bằng tiến sĩ sinh học phân tử, yêu cầu tôi cho cô ấy một vài lời khuyên nghề nghiệp, câu trả lời thật dễ dàng. “Tới Trung Quốc!”, tôi trả lời

20110528204145_NhakhoahocTQ.jpg

Shi Yigong đã thôi làm việc ở ĐH Princeton (Mỹ) và trở thành Trưởng khoa Khoa học cuộc sống tại trường ĐH Thanh Hoa ở Bắc Kinh​

Kinh phí cho khoa học ở Mỹ "rớt thảm"

Hai mươi năm trước, hầu hết những người tốt nghiệp tiến sĩ ngành khoa học phân tử tại Hoa Kỳ đã bắt đầu sự nghiệp bằng cách khởi động các phòng thí nghiệm riêng của họ tại các trường đại học trên cả nước. Những phòng thí nghiệm này đảm nhiệm vai trò đổi mới và giữ cho Hoa Kỳ tính cạnh tranh trên toàn cầu

Tuy nhiên, ngày nay, chỉ một số ít các bạn bè của tôi sẽ vận hành phòng thí nghiệm riêng của họ, mặc dù rất nhiều người muốn thế. Một số chọn đi vào các ngành công nghiệp, hoặc làm tư vấn, hoặc theo ngành luật. Những người khác rời bỏ khoa học hoàn toàn

Việc đi nước ngoài rất phổ biến trong giới khoa học Mỹ. Trước kia, thông thường, các nhà khoa học đến Châu Âu bởi chuyên môn và nguồn kinh phí tốt hơn. Sau đó, thời kỳ chiến tranh lạnh đến, nó thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách của Mỹ phải hành động, và đưa đến những kết quả tuyệt vời. Tiền đầu tư của chính phủ vào khoa học và công nghệ đã cách mạng hóa mọi thứ, từ thuốc men cho đến bộ vi xử lý

Theo Alan Leshner, giám đốc điều hành của Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học Mỹ, hơn 50% tăng trưởng kinh tế Mỹ kể từ Thế chiến II đã đến từ khoa học và công nghệ. Nhưng ngày nay, nhiều nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ, đang phải đối mặt với một tình hình ngân sách tài trợ thê thảm

Tiến sĩ Francis Collins, Giám đốc Viện Y tế quốc gia, nói với các thượng nghị sĩ trong tháng này rằng cứ với mỗi 6 đơn xin ngân sách tài trợ lớn của cơ quan này thì "5 phải đi ăn xin." Việc kinh phí nghiên cứu rót xuống quá chặt chẽ buộc lực lượng các nhà khoa học Mỹ phải tìm kiếm công ăn việc làm ở các nước khác? Nếu vậy, họ sẽ không hề thiếu những lời mời

Các nhà khoa học Mỹ chạy đi đâu ?

Cảnh quan khoa học toàn cầu hiện nay hoàn toàn khác so với những gì xảy ra khi tôi bắt đầu đi học sau đại học 10 năm trước đây. Cơ hội cho khoa học tiên tiến đang nảy nở ở nhiều nước. Trung Quốc nổi bật nhất, nhưng đồng thời cũng có rất nhiều nước khác. Ấn Độ, Brazil và Singapore đã xây dựng các viện nghiên cứu đẳng cấp thế giới. Ả Rập Saudi rất xông xáo trong việc tuyển dụng các nhà nghiên cứu mới cho Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Vua Abdullah của mình

Với một khoản tiền gây sửng sốt là 10 tỷ USD - lớn hơn điều mà MIT có thể làm, các nhà khoa học Mỹ không còn phải chịu đựng mùa đông bất tận của Boston. Không chịu thua kém, Abu Dhabi đã mở Viện Khoa học và Công nghệ Masdar trong năm 2009. Những lực lượng mới nổi luôn khao khát các nhà khoa học giỏi. Vì vậy, họ đang cố gắng để câu trộm chúng ta

Tôi đã dành gần hai năm làm nghiên cứu sinh học phân tử tại Trung Quốc. Tôi đã làm việc tại Phòng thí nghiệm Quốc gia về Kỹ thuật sinh vật nông nghiệp tại Đại học Bắc Kinh ở Bắc Kinh. Người Trung Quốc đang rất nghiêm túc với khoa học. Các khoản chi tiêu của chính phủ cho nghiên cứu và phát triển khoa học đã tăng 20% mỗi năm trong thập kỷ qua

Ngay cả trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008 - 2009, Trung Quốc vẫn tiếp tục đặt cược lớn cho khoa học và công nghệ. Trung Quốc hiện nay đang dành 100 tỷ USD hàng năm về nghiên cứu và phát triển. Hiệp hội Hoàng gia, Học viện Khoa học Quốc gia của Anh, ước tính tới năm 2013, các nhà khoa học Trung Quốc sẽ là tác giả của nhiều bài viết trong các tạp chí khoa học quốc tế hơn so với các nhà khoa học Mỹ

Các phòng thí nghiệm của Trung Quốc đang là những nơi thu hút các nhà khoa học Trung Quốc được đào tạo ở phương Đông và phương Tây. Môi trường làm việc cần cù và sáng tạo sẽ tạo ra những bước đột phá lớn. Các trường ĐH Trung Quốc rất tích cực tuyển dụng các nhà khoa học nước ngoài

Nguồn kinh phí ban đầu có thể rất rộng rãi và trong một số trường hợp có thể so sánh với những gì một giảng viên trẻ nhận được ở đất nước này. Trong tương lai, Trung Quốc có thể là một lựa chọn tốt hơn cho các nhà khoa học Mỹ tuyệt vọng tìm nguồn tài trợ cho nghiên cứu của họ

Điều đó có ý nghĩa như thế nào với Hoa Kỳ, nếu chúng ta mất đi một số tài năng khoa học? Sự lỏng lẻo không khôn khéo của Mỹ có thể là chất xúc tác còn thiếu đối với một nước như Trung Quốc để đi tắt đón đầu công nghệ Mỹ trong khoa học không gian hoặc trong việc phát triển các loại vũ khí mới

Thành công về kinh tế và an ninh của chúng ta phụ thuộc vào các tài năng nước ngoài như Albert Einstein, Edward Teller (người phát triển bom hydro), và Werner von Braun (người dẫn đầu sự phát triển của tên lửa Saturn V tăng cường đã giúp Hoa Kỳ giành chiến thắng trong cuộc đua tới mặt trăng). Liệu chúng ta còn có thể cạnh tranh nếu họ đã quyết định làm việc ở Nga hay Trung Quốc, thay vì làm việc cho nước Mỹ ?

Các nhà khoa học tài năng ở nước này thường rơi thông qua các vết nứt, vì họ không thể nhận được tài trợ. Các cơ quan ngập lụt trong đơn xin tài trợ và thường phải từ chối đến khoảng 90% các đề nghị mà họ nhận được. Thật không may, tình hình có thể trở nên xấu hơn khi việc cắt giảm ngân sách hạn chế các nguồn lực sẵn có để nghiên cứu. Vì vậy, tôi đã bắt đầu khuyến khích bạn bè của tôi suy nghĩ một cách sáng tạo hơn về nghề nghiệp của họ. “Tới Trung Quốc!”, tôi nói với họ. Hoặc Singapore hoặc Brazil hoặc Trung Đông. Nếu Hoa Kỳ không thể tài trợ cho tài năng khoa học của mình, hãy tìm thấy một quốc gia đó có thể

Bài viết của Matthew Stremlau, tốt nghiệp trường Haverford và đại học Harvard, là một thành viên sau tiến sĩ tại Viện Broad – liên kết với Đại học Harvard và MIT
 
Chính quyền địa phương Trung Quốc mắc nợ hơn 1,6 nghìn tỷ USD​

- Báo cáo kiểm toán cho thấy, chỉ tính riêng các chính quyền địa phương, nợ công Trung Quốc đã lên tới 1.650 tỷ USD đến cuối năm 2010

Cơ quan kiểm toán quốc gia Trung Quốc hôm nay lần đầu tiên phát hành báo cáo kiểm toán về tình hình tài chính của chính quyền địa phương tại nước này

Theo báo cáo này, các chính quyền địa phương Trung Quốc mắc nợ tới 10.700 tỷ Nhân dân tệ (1.650 tỷ USD) tính đến cuối năm 2010. Một nửa trong số đó phát sinh từ việc sử dụng các công cụ tài chính

Trước đó, Bộ Tài chính nước này cho biết, nợ Chính phủ tính đến cuối năm 2010 là 1.030 tỷ USD. Con số này tương đương với 17% GDP của Trung Quốc, thấp hơn so với Mỹ, Nhật Bản, và các nước lớn ở châu Âu

Các khoản nợ của Chính phủ Trung Quốc chủ yếu được các tổ chức trong nước nắm giữ. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, nợ công không tính đến các khoản nợ của một số đơn vị nhà nước, chính quyền địa phương và một số cơ quan nhà nước khác
 
Trung Quốc cảnh báo rủi ro nợ công ở các địa phương​

- Cơ quan Kiểm toán quốc gia Trung Quốc hôm thứ hai thông báo đã phát hiện nợ của chính quyền các địa phương lên tới 10.700 tỉ tệ (1.650 tỉ USD), tương đương 27% GDP của Trung Quốc, vào cuối năm rồi và cảnh báo rủi ro hoàn trả

Đây là lần đầu tiên Bắc Kinh công khai nợ công địa phương và làm tăng thêm nỗi lo là hệ thống ngân hàng lại phải đối mặt với hàng núi nợ xấu, đồng thời nhấn mạnh những giới hạn mà Bắc Kinh phải đương đầu khi chống chọi lạm phát

c818fa2e64dbccf6f01a4ef9a38df349.jpg

Hàng tỉ nhân dân tệ do chính quyền địa phương vay nợ chủ yếu đầu tư vào chứng khoán và bất động sản hoặc những dự án bị cấm​

Một số nhà phân tích cho rằng các số liệu của cơ quan Kiểm toán quốc gia đã không tính được một số hình thức nợ khác của chính quyền địa phương. Dù vậy, điều này cho thấy mức nợ công thực sự ở Trung Quốc cao hơn nhiều so với con số 17% GDP mà bộ Tài chính thừa nhận

Hình thức công ty góp vốn chính quyền

Theo báo cáo kiểm toán, do bị cấm bán trái phiếu hay vay trực tiếp ngân hàng vào cuối năm 2010, chính quyền các địa phương đã lập ra 6.576 công ty tài chính để góp vốn đến 4.970 tỉ nhân dân tệ, 60% trong số nợ đó do chính phủ hoàn trả. Một số chính quyền địa phương đã bảo đảm trái phép cho những cơ sở này, các chính quyền địa phương khác lại bán đất đai để giúp họ trả nợ

Báo cáo hồi đầu tháng này của ngân hàng trung ương Trung Quốc cũng đề cập hình thức công ty tài chính do chính quyền địa phương lập ra và hỗ trợ nhằm tránh né hạn định về vay vốn, và liệt kê khoảng 10.000 cơ sở tài chính với tổng nợ vay 2.200 tỉ USD, chiếm đến 30% tiền cho vay của hệ thống ngân hàng. Con số tương đương của báo cáo kiểm toán là 764 tỉ USD

Liu Jiayi, tổng giám đốc Kiểm toán Trung Quốc, thừa nhận: “Một số hoạt động quản lý công ty góp vốn cho chính quyền địa phương có bất thường, khả năng thu lợi nhuận và trả nợ khá thấp”

Theo một báo cáo của ngân hàng đầu tư China International Capital ở Bắc Kinh, một công ty tài chính của chính quyền tỉnh Chiết Giang là tập đoàn đầu tư vận chuyển Deqing đã vay đến 615 triệu USD để cấp vốn cho kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng vận chuyển và nước của địa phương. Tiền lãi hàng năm của khoản nợ này là 61 triệu USD. Giống như những cơ sở tài chính khác, tập đoàn Deqing nhờ chính quyền địa phương trợ cấp nhưng vẫn phải chịu áp lực trả nợ trong thời gian ngắn. Theo Chan của Credit Suisse, “Vấn đề lớn nhất là ở Trung Quốc rất khó xác định cái gì là tư và cái gì là công”

“Bom nổ chậm”


Các công ty góp vốn địa phương hiện nợ quá hạn hơn 8 tỉ nhân dân tệ và hơn 5% số công ty phải vay mới để trả nợ cũ. Theo báo cáo của ngân hàng Trung ương, tổng nợ của các công ty góp vốn cho chính quyền địa phương là trên 7.700 tỉ nhân dân tệ. Trong số nợ công địa phương, 80% là vay ngân hàng và 70% sẽ đến hạn thanh toán trong năm năm tới

UBS AG ước tính nợ công địa phương có thể chiếm 30% GDP cả nước và có thể tạo ra khoảng 2.000 đến 3.000 tỉ nhân dân tệ nợ khó đòi. Eliza Liu tại China Construction Bank International ước tính có đến 20% đến 30% nợ vay rủi ro cao, nhất là nợ của các công ty tài chính ở những thành phố nhỏ

Nhà kinh tế Tao Dong của Credit Suisse AG cho biết đây là “bom nổ chậm” lớn nhất cho nền kinh tế Trung Quốc

Qu Hongbin của HSBC Holdings Plc, cho rằng vấn đề lớn nhất là tính minh bạch và sự mất cân đối đáo hạn giữa tài sản có và tài sản nợ, và “nếu không có hành động thật sự để tái cấu trúc các khoản nợ này, các ngân hàng sẽ đối mặt với một nguy cơ vỡ nợ thật sự trong những năm tới”

Địa phương vay, Trung ương trả

Được biết, chính quyền của 12 tỉnh, 307 thành phố và 1.131 thị trấn cam kết sử dụng lợi nhuận từ bán đất để hoàn trả khoản nợ còn lại là 2.550 tỉ nhân dân tệ. Hơn 35 tỉ nhân dân tệ do chính quyền địa phương vay nợ để đầu tư vào chứng khoán và bất động sản hay những dự án bị cấm. Năm ngân hàng thương mại của Trung Quốc đã cho vay 58 tỉ nhân dân tệ không đúng quy định

Theo các nhà phân tích, với đặc điểm tập trung của hệ thống chính trị Trung Quốc, chính phủ trung ương cuối cùng phải gánh vác những khoản nợ phát sinh bởi chính quyền các địa phương. Phần nhiều tiền vay dùng để chi trả cho những dự án tốn kém trong lĩnh vực vận chuyển, nước và các lĩnh vực hạ tầng khác vốn khó có khả năng hoàn vốn nhanh

Paul Schulte, trưởng nhóm nghiên cứu tại China Construction Bank International, cho rằng tính không chắc chắn về mức độ rủi ro của các ngân hàng đối với nợ công địa phương và khả năng đáp ứng của chính quyền trung ương là một yếu tố làm hạ mức giá trị ngân hàng Trung Quốc trên thị trường. Chứng khoán của ngân hàng thương mại và công nghiệp, nhà cho vay lớn nhất Trung Quốc, trên sàn Hong Kong đã giảm hơn 12% trong hai tháng qua

Báo cáo của cơ quan kiểm toán quốc gia đến vào lúc người ta trông đợi chính phủ có thể nhanh chóng thông báo chính sách mới để giải quyết vấn đề. Từ đầu thập niên rồi, chính phủ đã chuyển hàng chục tỉ đôla từ quỹ Hối đoái để giúp tái cấp vốn cho các ngân hàng nhà nước. Với hơn 3.000 tỉ USD từ quỹ dự trữ, Chính phủ Trung Quốc có khả năng ứng cứu nếu vấn đề đủ nghiêm trọng

Theo Eliza Liu, với thông tin chưa rõ ràng về tầm mức vấn đề, có lẽ Chính phủ Trung Quốc không có hành động gì. “Điều có thể hơn là chính phủ sẽ yêu cầu các ngân hàng xem lại các khoản nợ vay tuỳ từng trường hợp, và tăng thế chấp đối với những khoản nợ có nguy cơ khó đòi nhất”

Theo GS Victor Shih ở đại học Northwestern, để có giải pháp sẽ phải chờ cho đến ít nhất là năm 2012. “Những lãnh đạo hiện tại đã làm đủ để đánh giá tầm mức vấn đề, giải pháp sẽ để lại cho thế hệ sau”

VÕ PHƯƠNG
 
Thủ tướng Trung Quốc công du châu Âu: Thay đổi mục tiêu đầu tư​

- Thông qua chuyến công du của thủ tướng Ôn Gia Bảo, Trung Quốc một lần nữa thể hiện rõ mục tiêu gắn kết chặt chẽ hơn với cựu lục địa bằng lợi thế dự trữ ngoại tệ khổng lồ của mình

Chuyến thăm ba nước Hungary, Anh và Đức của thủ tướng Ôn Gia Bảo kết thúc trong tiếng vỗ tay mừng các hợp đồng đầu tư và thỏa thuận thương mại được ký kết trị giá hàng tỉ USD

Những khoản đầu tư hấp dẫn

ddeca29ce51850374e320b90f434fa17.jpg

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (bìa trái) gặp gỡ nội các chính phủ Đức, ngày 28.6.2011, nhắm tới đẩy mạnh thương mại giữa hai quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới sẽ đạt ít nhất 200 tỉ euro trong vòng 5 năm tới​


Theo Trung Hoa nhật báo, thủ tướng Ôn Gia Bảo trở thành thủ tướng Trung Quốc đầu tiên viếng thăm Hungary trong 24 năm qua. Hiện tại, Hungary đang là đối tác quan trọng của Trung Quốc tại khu vực trung và đông Âu. Năm ngoái, kim ngạch thương mại song phương giữa hai quốc gia đã đạt 8,72 tỷ USD, tăng 28,1% so với năm 2009

Reuters cho biết Trung Quốc đã đem đến cho Hungary các khoảng đầu tư hấp dẫn trị giá nhiều tỷ USD trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng như: công nghệ, hóa chất, hàng không, đường sắt… Nổi bật trong số đó có dự án trung tâm cung ứng châu Âu của tập đoàn viễn thông Huawei, Trung Quốc, đặt tại Hungary, nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu trị giá 1,2 tỷ USD trong năm nay của Huawei và có thể tạo ra khoảng 3.000 việc làm. Ngân hàng Trung Quốc cũng đã ký thỏa thuận tài trợ 1,1 tỷ Euro (tương đương 1,56 tỷ USD) cho công ty hóa chất nằm ở miền nam Hungary là BorsodChem, vốn đã nằm dưới quyền kiểm soát của tập đoàn hóa chất Wanhua của Trung Quốc từ đầu năm nay

Tương tự như với Hungary, thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng đã đem đến cho Anh và Đức một số khoản đầu tư cũng như các thỏa thuận thương mại song phương. Trung Quốc và Anh đã công bố thỏa thuận trị giá khoảng 1,4 tỷ bảng Anh (tương đương 2,3 tỷ USD) và đặt ra mục tiêu thương mại song phương Trung – Anh sẽ tăng gấp đôi hiện tại, đạt 100 tỷ USD, vào năm 2015. Theo các nguồn tin, thủ tướng Ôn Gia Bảo có thể công bố đơn đặt hàng 62 chiếc Airbus A320 tại Berlin, Đức, điểm đến cuối cùng của chuyến công du. Việc công bố phụ thuộc vào khả năng giải bất đồng về kế hoạch giới hạn khí thải của EU

Tranh thủ ảnh hưởng châu Âu

Không chỉ để làm ấm thêm quan hệ hai nước, chuyến thăm lần này của thủ tướng Ôn Gia Bảo còn có ý nghĩa với cả khu vực đông và trung Âu cũng như cả châu Âu. Tại Hungry, thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tham dự Diễn đàn kinh tế và thương mại các quốc gia Đông và Trung Âu diễn ra vào ngày 25.6.2011 tại Budapest, đồng thời Hungary hiện là chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu. Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với các quốc gia Đông và Trung Âu đã tăng nhanh từ con số kim ngạch thương mại song phương chỉ 3 tỷ USD năm 2000 lên 40 tỷ USD năm 2010, tức tăng trưởng trung bình 32% mỗi năm. Liên minh châu Âu hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc với kim ngạch thương mại song phương đạt 400 tỷ Euro (tương đương 573 tỷ USD)

Trong chuyến công du, thủ tướng Ôn Gia Bảo một lần nữa nhấn mạnh thông điệp rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục đầu tư lâu dài cho các khoản nợ công của khu vực sử dụng đồng Euro. Tháng 10 năm ngoái, thủ tướng Ôn Gia Bảo lần đầu tiên đưa ra thông điệp trên. Mục tiêu đẩy mạnh quan hệ với EU của Trung Quốc được bài báo trên Wall Street Journal bình luận rằng đó là chỉ dấu cho sự thay đổi đầu tư của Trung Quốc từ Hoa Kỳ sang châu Âu. Thông qua các hoạt động thương mại, đầu tư, Trung Quốc muốn gia tăng ảnh hưởng trong quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), định chế có truyền thống do người châu Âu nắm quyền lãnh đạo. Đầu tháng này, tổng giám đốc IMF, thay thế ông Dominique Strauss Kahn, là bà Christine Lagarde đã khẳng định ủng hộ tăng quyền biểu quyết của Trung Quốc trong IMF từ mức 3,65% lên thành 6,4%

Ngô Minh Trí
 
Trung Quốc có thể giảm đầu tư vào các ngành trọng điểm do tham nhũng​

- Nạn tham nhũng và tình trạng dư thừa sản xuất có thể khiến Trung Quốc giảm mạnh chi tiêu cho các ngành công nghiệp chiến lược

Trung Quốc có thể giảm bớt đầu tư trong kế hoạch đầu tư mạnh vào các ngành công nghiệp chiến lược, bao gồm cả đường sắt cao tốc, năng lược gió, mở rộng các dự án tiên tiến bởi nước này đang đối mặt với các vấn đề lớn như tham nhũng và dư thừa công suất

Ban đầu, Bắc Kinh ban đầu đã lên kế hoạch đầu tư tới 1.500 tỷ USD trong 5 năm tiếp theo trong 7 lĩnh vực mà nước này muốn xây dựng trở thành trụ cột của sự tăng trưởng kinh tế và giúp nền kinh tế thoát khỏi tính chất đơn thuần là một trung tâm sản xuất hàng hóa giá rẻ

Nguồn tin của Reuters cho biết, việc giảm bớt chi tiêu bắt nguồn một phần từ những lo ngại về tham nhũng trong dự án đường sắt cao tốc và mối lo ngại đến dư thừa công suất trong lĩnh vực năng lượng điện gió. Chính phủ đang xem xét lại kế hoạch phát triển 7 ngành công nghiệp lớn của đất nước

Việc giảm đầu tư này có thể ảnh hưởng tới công ăn việc làm của người dân cũng như toàn nền kinh tế. Bắc Kinh từ lâu đã chi tiêu nhiều trong hoạt động xây dựng cơ sơ hạ tầng để tạo công việc cho người dân và thúc đẩy kinh tế

Trong khi tỉ lệ đầu tư tài sản cố định khá lớn đã giúp duy trì sự tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Quốc, một số nhà kinh tế, như Nouriel Roubini, lại lập luận rằng, mức độ đầu tư hiện tại của nước này là không bền vững
 
TQ và Lào bàn việc hợp tác quân sự​

Trung Quốc và Lào lần đầu tiên họp Ủy ban Điều phối Hợp tác Quân sự, dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng từ Bắc Kinh trong mọi lĩnh vực then chốt ở Lào

Nhật báo Giải Phóng Quân của quân đội Trung Quốc đưa tin cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Hợp tác Quân sự Lào-Trung Quốc đã họp hôm 06/07 tại Thủ đô Vientiane của Lào

Báo này cho hay "hai bên đã trao đổi quan điểm về các chủ đề cụ thể liên quan hợp tác giữa hai quân đội và các vấn đề khác hai bên cùng quan tâm"

Thiếu tướng Giả Tiểu Ninh, Phó Giám đốc Cục đối ngoại của Bộ Quốc phòng Trung Quốc và ông Sisupon, Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng Lào đã chủ trì hội nghị

Tướng Giả nói phía Trung Quốc luôn đặt tầm quan trọng cao vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác chiến lược với Lào, trong khi ông Sisupon phát biểu rằng Lào cũng muốn thúc đẩy quan hệ quân sự-quốc phòng với Trung Quốc lên tầm cao mới

Những năm gần đây, Trung Quốc tăng cường hiện diện về kinh tế-thương mại-đầu tư tại Lào, nước đồng minh anh em của Việt Nam

Ngoài việc đầu tư ồ ạt vào các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế, việc Trung Quốc bắt đầu phát triển hợp tác quốc phòng-quân sự dường như là dấu hiệu Lào đang xích lại gần quốc gia láng giềng này
 
Tai tiếng ở “thung lũng Silicon” Trung Quốc​

Được mệnh danh là "thung lũng Silicon" của Trung Quốc với các chợ điện tử giá rẻ và tập trung nhiều trụ sở đầu não ngành công nghệ cao nước này, khu Trung Quan Thôn vừa bị báo chí phanh phui hàng loạt hành vi gian lận trong kinh doanh, theo China.org.cn

“Thung lũng Silicon” Trung Quốc Trung Quan Thôn nằm ở thủ đô Bắc Kinh, có đến 11 phố điện tử với 7.500 cửa hàng và trên 50.000 lao động đang làm việc

Trong một môi trường như vậy, người ta dễ phạm sai lầm trong cạnh tranh, theo China.org.cn

Các phóng viên của tờ Thông tin kinh tế đã thực hiện bài điều tra trong vòng 1 tháng và phát hiện hàng loạt các thủ đoạn trái phép, chẳng hạn như sản xuất và bán hàng giả, lừa gạt và thậm chí là đe dọa khách hàng

Nói với tờ Thông tin kinh tế, ông Diêu, một chủ cửa hàng ở Đỉnh Hảo, một trong 5 khu chợ điện tử lớn của Trung Quan Thôn, cho biết: “Tôi nghe nói tại một số cửa hàng, trong các tình huống khách hàng phát hiện thấy họ bị gạt thì nhân viên kinh doanh tại đó sẽ đe dọa họ và tấn công bằng dao hay hung khí khác”.

Một mánh khóe thường thấy nữa tại các khu chợ điện tử nói trên là các nhân viên bán hàng sẽ “gài” khách bằng một số sản phẩm giá rẻ lúc đầu nhưng sau đó sẽ hét giá cao hơn với các sản phẩm khác

“Cụ thể là ban đầu họ sẽ ra sức chào hàng bằng những sản phẩm mà khách cần với giá rẻ, nhưng sau đó, người bán hàng vờ bảo sản phẩm đó bị lỗi, rồi khuyên nên thay bằng sản phẩm khác mà khách không quen xài và hét giá cao lên”, một chủ cửa hàng mang biệt danh “ông chủ” tiết lộ

Chiêu lừa đảo thứ hai là “luộc” các phần bên trong sản phẩm để thay bằng những chi tiết rẻ tiền và chất lượng kém hơn. Và bằng cách này, các chủ cửa hàng bất lương sẽ kiếm được khoản tiền lời khổng lồ

Do vậy, nhiều khách hàng đã bắt đầu mất dần sự tin tưởng vào chất lượng hàng hóa ở đây, theo China.org.cn

Ngoài ra, ở Trung Quan Thôn còn tồn tại vấn nạn cướp giật nghiêm trọng

Trên hầu hết mọi ngóc ngách của các con phố điện tử, những đối tượng chôm chỉa vẫn thường giật đồ đạc của người mua hàng

Báo Thông tin kinh tế cho hay, sở dĩ cơ quan chức năng và cảnh sát khó kiểm soát các tình trạng lừa đảo tại đây là do giới chủ kinh doanh thuê hẳn một đường dây bảo kê và báo động từ xa

Chính quyền địa phương cho biết, một đội công tác đặc biệt đã được cử đến Trung Quan Thôn để điều tra sự việc. Song, đến nay, tình hình vẫn chưa được cải thiện

Những hành vi lừa gạt khách của các chủ cửa hàng kinh doanh đang biến Trung Quan Thôn từ một trung tâm điện tử nổi tiếng của Trung Quốc thành một “thiên đường bất lương”, China.org.cn bình luận
 
Iran đổi dầu lấy hàng hoá Trung Quốc để tránh trừng phạt của Mỹ​


Do lệnh cấm vận chỉ được nhận thanh toán không quá 20 tỷ USD từ giao dịch dầu mỏ, Iran đang là chủ nợ khổng lồ của các nước nhập khẩu dầu trong 2 năm trở lại đây

Theo nguồn tin Financial Times, Trung Quốc và Iran đang thảo luận sử dụng một cơ chế đổi dầu Iran lấy hàng hoá và dịch vụ Trung Quốc, để tránh lệnh trừng phạt của Mỹ

Mỹ đã áp dụng lệnh hạn trừng phạt Teheran thông qua việc hạn chế thương mại bằng đồng USD. Với dầu mỏ, Iran chỉ được nhận thanh toán dưới 20 tỷ USD từ các giao dịch bằng đồng tiền này. Nếu đạt được cơ chế thanh toán mới, Trung Quốc có thể thanh toán cho quốc gia giàu dầu mỏ hàng đầu thế giới lên tới 30 tỷ USD mỗi năm

Các quan chức Iran cho biết, do lệnh cấm vận này, các khoản nợ từ dầu mỏ chưa được thanh toán đã tăng mạnh trong 2 năm trở lại đây và chính phủ nước này đang tìm cách để được cơ chế mới

Lệnh trừng phạt của Mỹ còn khiến cho Iran bất lực trước các khách hàng khổng lồ như Trung Quốc và Ấn Độ trong việc thanh toán tiền mặt, góp phần gây ra tình trạng thiếu ngoại tệ của đất nước

Hiện Trung Quốc là khách mua dầu thô lớn nhất của Iran. Iran trong khi đó là nhà cung cấp dầu thô lớn thứ ba cho Trung Quốc, với gần nửa triệu thùng/ngày
 
Ai có lợi khi kinh tế Trung Quốc thay đổi ?​

Trung Quốc đang phải trả giá đắt cho mô hình tăng trưởng kinh tế hiện tại. Chắc chắn Trung Quốc sẽ thay đổi và đối tượng hưởng lợi từ việc này không hề ít

Liệu các nước châu Á có được gì khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh ?

Hiện nay, xét trên nghĩa nào đó, các nền kinh tế châu Á đã hưởng lợi từ tăng trưởng của Trung Quốc: khi nhu cầu hàng hóa của toàn cầu yếu đi, sức mạnh của Trung Quốc với mọi nền kinh tế tại châu Á tăng lên

Thế nhưng còn một khía cạnh khác của vấn đề: Lãnh đạo Trung Quốc cam kết cân bằng kinh tế nước này, qua thời gian nó đồng nghĩa với một Trung Quốc cạnh tranh và quyền lực hơn, nhiều nước châu Á cũng sẽ có điều kiện phát triển nếu có chính sách đầu tư và sản xuất đúng đắn

Tại sao lại cần đến thay đổi này? Trung Quốc đang đạt đến ngưỡng giới hạn cao trong mô hình tăng trưởng hiện tại. Trong cuộc khủng hoảng toàn cầu trước đó, kinh tế Trung Quốc đã vươn lên mạnh hơn so với bất kỳ nền kinh tế lớn nào. Tuy nhiên lãnh đạo hàng đầu của kinh tế Trung Quốc hiếm khi hài lòng về tương lai tăng trưởng kinh tế của nước này

Dù đã rất thành công, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã coi mô hình tăng trưởng hiện nay, vốn phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu và đầu tư vào tài sản cố định, thiếu cân bằng, ổn định, phối hợp và không bền vững

Trung Quốc sản xuất nhiều nhưng tiêu thụ ít. Mô hình tăng trưởng kinh tế đặt trọng tâm nhiều vào sản xuất phụ thuộc khá nhiều vào việc phân bổ các dòng vốn. Rất ít người Trung Quốc được hưởng thành quả tăng trưởng của kinh tế nước này và nhóm đối tượng hưởng lợi thực ra đang làm vậy khi người khác phải chịu thiệt

Chênh lệch tăng trưởng giữa các vùng đồng nghĩa với chất lượng cuộc sống giữa các vùng khác nhau rất nhiều. Trung Quốc cũng phải trả giá đắt về môi trường và năng lượng cho mô hình tăng trưởng phụ thuộc vào đầu tư này

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã cho thấy mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Trung Quốc dễ chịu tác động bởi việc nhu cầu hàng hóa ở các khu vực khác trên thế giới biến động. Cùng lúc đó, chính sách công nghiệp và tài chính của Trung Quốc cũng gây ra nhiều vấn đề đối với nền kinh tế

Với những lý do trên, mô hình tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ thay đổi trong những năm tới bởi chính phủ Trung Quốc cố gắng cân bằng giữa sản xuất và tiêu dùng và ngoài ra còn chú trọng vào phát triển nguồn nhân lực

Đất nước Trung Quốc sẽ được đô thị hóa nhanh hơn. Hoạt động phân bổ vốn có thể chuyển từ các tập đoàn sang hộ gia đình. Khu vực nội địa Trung Quốc sẽ phát triển mạnh hơn. Và các ngành của Trung Quốc sẽ lên cao hơn trong ngưỡng giá trị

Chi phí lao động tại Trung Quốc tăng cao có thể khiến Indonexia trở thành địa điểm sản xuất hấp dẫn. Kinh tế Indonexia có thể tăng trưởng tốt trong ngắn hạn và giảm phụ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên. Khi nhu cầu hàng hóa tại Trung Quốc tăng cao hơn, công ty Indonexia có thể hưởng lợi bằng cách sản xuất thêm nhiều sản phẩm và bán hàng tại Trung Quốc

Cũng giống như vậy, Việt Nam, Thái Lan và nhiều nền kinh tế nhỏ khác trong khu vực sẽ đón nhận dòng vốn đầu tư. Lợi thế khu vực và quyền sở hữu trí tuệ có thể giúp Thái Lan hấp dẫn hơn cả, miễn khủng hoảng chính trị không tái diễn

Người Ấn Độ cũng có thể vui vẻ hơn khi thu nhập và hoạt động sản xuất tại Trung Quốc phát triển. Đồng nhân dân tệ và nhu cầu hàng hóa của Trung Quốc tăng, Ấn Độ có thể giảm thâm hụt với Trung Quốc trong 5 năm tới. Ngoài ra, Ấn Độ cũng có cơ hội để phát triển ngành sản xuất lên nấc cao hơn trong chuỗi giá trị
 
Trung Quốc chủ trương phá sản các doanh nghiệp nhỏ ?​

- Báo chí Trung Quốc tháng 7 vừa qua đã đưa tin hàng loạt về làn sóng vỡ nợ mới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực phía Nam và Đông Nam nước này

bongvai.jpg

Trung Quốc sẽ nhường lại cho các quốc gia trong khu vực ngành dệt và những lĩnh vực có lãi suất thấp​

Các đài truyền hình Trung Quốc phát đi hàng loạt các phóng sự về cuộc chạy trốn của các ông chủ công ty nhỏ; về các cuộc bãi công của công nhân mà đôi khi cảnh sát phải can thiệp…

Hiệp hội Công thương Trung Quốc (đại diện chính thức của giới doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc) đã gửi tới Quốc vụ viện báo cáo nói rằng 7,5 triệu xí nghiệp vừa và nhỏ đang chịu sức ép kinh tế rất nặng nề và cần có sự hỗ trợ tức thời của nhà nước. Theo các đánh giá khác nhau, trong vòng 2 – 3 năm tới sẽ có từ 10 đến 20%, thậm chí là 30% các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc bị phá sản

Trước thập niên 90 của thế kỷ trước các công ty tư nhân của Trung Quốc không được phép giao dịch trực tiếp với đối tác nước ngoài. Chỉ có các tập đoàn xuất nhập khẩu lớn có giấy phép đặc biệt mới được ký các hợp đồng ngoại thương. Về sau nhằm phát triển các tỉnh ven biển mà Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng một số dự án thí điểm, cho phép công ty tư nhân tự do xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Chính sách này đã mở ra thời đại phồn vinh cho các tỉnh như Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang

Hiện nay tại ba tỉnh này tập trung đáng kể các cơ sở kinh doanh ngoại thương, cộng thêm mô hình kinh tế tư nhân phát triển mạnh. Nhiều nhà sản xuất và nhập khẩu của nước ngoài đã đầu tư vốn liếng vào đây. Ba tỉnh này rất khác biệt với phần còn lại của Trung Quốc, tại đây có luật lệ riêng, môi trường kinh doanh riêng và thậm chí là chính sách vận động hành lang riêng mà nhiều khi đối nghịch với Bắc Kinh

Chính tại đây tình hình trở nên hết sức gay go khiến nhiều xí nghiệp đang ở ranh giới giữa cái sống và cái chết, đe dọa cướp đi công ăn việc làm của hàng triệu con người. Theo con số chính thức từ tháng 1 đến tháng 4/2011 chỉ riêng ở Phúc Kiến đã có hơn 7.300 nhà máy bị đóng cửa. Cứ cho rằng tất cả các cơ sở sản xuất nói trên đều có quy mô nhỏ với biên chế 100 – 200 công nhân thì cũng đã từ 73.000 đến 1,5 triệu người thất nghiệp

Trước tiên, lâm vào vòng nguy hiểm là các nhà máy dệt, sản xuất đồ chơi, hàng lưu niệm, đồ gỗ và các cơ sở làm ra hàng hóa có lợi nhuận thấp nhưng lại cần nhiều nhân công. Nguyên nhân chủ yếu (rất dễ nhận ra) là do tỷ giá đồng nhân dân tệ dần dần được nâng cao so với các ngoại tệ mạnh, nguyên liệu tăng giá và tiền thuê nhân công cũng đắt đỏ hơn trước khiến ưu thế giá rẻ của hàng hóa Trung Quốc không còn. Giá thuê nhân công ở Việt Nam và Campuchia rẻ hơn nhiều – tại những quốc gia đó lương tháng của thợ chỉ vào khoảng 60 USD, còn ở Quảng Đông đã vượt mức 200 USD

Các nhà sản xuất ở phía Nam Trung Quốc có thể trụ lại bằng khoản tín dụng ưu đãi. Song mọi chuyện không đơn giản. Nhằm hạn chế số dư thanh khoản quá lớn trên thị trường trong vòng 2 năm qua, Bắc Kinh đã nâng lãi suất tín dụng lên… 10 lần và bằng những biện pháp khác đã siết chặt kỷ luật tín dụng ngân hàng

Hiện tại lãi suất tín dụng ở mức 6,56%/năm, tuy nhiên đối với doanh nghiệp tư nhân vấn đề không nằm ở mức lãi suất. Các ngân hàng lớn của Trung Quốc xưa nay vẫn chỉ yêu quý các công ty lớn của Trung Quốc, đặc biệt là các cơ sở nhà nước, còn các doanh nghiệp tư nhân rất khó tiếp cận tín dụng ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng Trung Quốc còn có truyền thống thích lấy ruộng đất, bất động sản làm vật thế chấp

Những ai không có ruộng đất lẫn bất động sản thì làm thế nào? Họ đành tìm đến các ngân hàng nhỏ. Nếu công ty có mối quan hệ với ngân hàng thì có thể vay tiền với lãi suất 10 – 12%/năm. Còn nếu không thì phải vay tiền nóng của tư nhân với lãi suất 5 – 6%/tháng. Không có gì lạ là tại Trung Quốc “chợ tín dụng đen” bùng nổ

Nếu một công ty lớn của nhà nước có thể vay tín dụng ngân hàng với lãi suất 6,5% rồi “bắn” sang cho công ty tư nhân với lãi suất 30 – 40% thì dại gì mà lao đầu vào việc kinh doanh, sản xuất nữa. Món bánh này ngon đến mức có những trường hợp dân cả một làng, một xóm đều làm nghề cho vay nặng lãi. Bây giờ mọi sự đã kết thúc một cách đáng buồn. Theo con số công bố chính thức, tới tháng 3/2010 chỉ gần 5,6% các khoản tín dụng ở Trung Quốc bị tuồn ra “chợ đen”, nhưng con số không chính thức thì cao hơn nhiều lần

Điều đáng ngạc nhiên nhất là “chợ tiền đen” bùng phát trong bối cảnh khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng chưa từng có trên quy mô toàn Trung Quốc. Theo con số thống kê, đến cuối năm 2010 các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay được 1,12 tỷ USD, chiếm 24% tổng tín dụng cấp cho các doanh nghiệp, tăng 33,9% so với cùng kỳ năm trước. Bắc Kinh dĩ nhiên là biết vì sao tín dụng ngân hàng không đến được các tỉnh miền Nam. Nhưng liệu Bắc Kinh có cứu 7,5 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ đang trên bờ vực phá sản hay không thì chưa ai rõ

Trước đây những người nông dân rời bỏ ruộng đồng ở các tỉnh Tứ Xuyên, An Huy và Hà Nam chấp nhận đồng lương rẻ mạt ở các xí nghiệp nhỏ, nhưng giờ đây họ không chịu như vậy nữa. Tại nhiều nơi việc tuyển thợ cực kỳ khó khăn. Đôi khi chủ các cơ sở sản xuất nhỏ phải thân chinh đến các nhà ga để “gạ gẫm” dân nhập cư về làm công cho mình. Bắc Kinh giờ đây lại khuyến khích người nhập cư đến làm việc tại các vùng miền Trung và miền Tây Trung Quốc. Có thể một số cơ sở sản xuất ở phía Nam cũng sẽ chuyển về đó

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ định hướng xuất khẩu những mặt hàng rẻ tiền giờ đây phải dọn đi để nhường mặt bằng cho các cơ sở sản xuất lớn mang tính công nghệ và có hàm lượng khoa học cao. Các doanh nghiệp lớn được nhà nước hỗ trợ để phát triển. Các khu vực ven biển của Trung Quốc vẫn sẽ là đầu tàu của nền kinh tế cả nước, song bản thân đầu tàu thì bị thay thế bằng một mô hình hiện đại hơn. Điều này không diễn ra trong một giờ nhưng quá trình này là không thể đảo ngược

Dĩ nhiên, Chính phủ Trung Quốc không thể nhắm mắt làm ngơ trước việc hàng triệu công ty phải phá sản. Có lẽ Bắc Kinh sẽ đưa ra chính sách hỗ trợ ở mức độ “đủ để tuyên truyền” đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cố không để xảy ra sự căng thẳng xã hội ngoài tầm kiểm soát tại các điểm nóng

Ngoài ra, các ngân hàng sẽ quan tâm hơn tới các doanh nghiệp nhỏ, đa dạng hóa các kênh và cơ hội vay tín dụng. Điều kiện chủ yếu để được vay tiền từ phía các doanh nghiệp vừa và nhỏ không phải là thế chấp tài sản mà là tính khả thi của đề án kinh tế và mức độ hiện đại của công ty

Hiện tại nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang vội vàng xem lại chiến lược đổ vốn vào Trung Quốc mà họ đề ra trước đây. Các nhà nhập khẩu hết sức thận trọng trong việc lựa chọn các cơ sở cung cấp của Trung Quốc, lưu ý đến việc kiểm tra khả năng tài chính của đối tác. Nhiều doanh nhân nước ngoài đã kịp hiểu rằng sự phá sản ở Trung Quốc không phải bao giờ cũng thông qua lá đơn gửi tòa của ông chủ công ty hay chủ nợ. Trên thực tế thường xảy ra các trường hợp cơ sở sản xuất đột ngột đóng cửa, ông chủ bỏ trốn và đôi khi là tự tử

Các nhà máy thuộc về những ông chủ ngoại quốc sẽ rất khó khăn trong việc tìm địa điểm mới để bố trí cơ sở sản xuất tại các tỉnh miền Nam Trung Quốc. Thật khó dự đoán bao nhiêu phần trăm ở lại và bao nhiêu doanh nghiệp sẽ ra đi và nếu quyết “dứt áo” thì sẽ về đâu

Rõ ràng là không chỉ các nước kém phát triển hơn như Việt Nam và Campuchia mà cả những quốc gia khác vốn bị hàng hóa rẻ tiền của Trung Quốc tràn ngập khiến cho giới doanh nhân của họ không ngóc đầu lên được, cũng tận dụng cơ hội này. Trung Quốc sẽ nhường lại cho các quốc gia trong khu vực ngành dệt và những lĩnh vực có lãi suất thấp để hướng tới các ngành sản xuất hiện đại và có hàm lượng công nghệ cao
 
Top