What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Jio Platforms

LOBBY.VN

Administrator
Ông chủ Facebook bắt tay tỉ phú giàu nhất châu Á tiến vào bán lẻ trực tuyến
– Một loạt nhà đầu tư hạng A của Mỹ trong đó có Facebook đã dồn dập rót vốn vào Công ty viễn thông và dịch vụ kỹ thuật số Jio Platforms (Ấn Độ) của tỉ phú giàu nhất châu Á, Mukesh Ambani

Chỉ mới thành lập vào năm ngoái nhưng Jio Platforms được kỳ vọng sẽ trở thành “ông lớn” công nghệ toàn cầu có thể sánh vai với Google, Amazon của Mỹ hay Alibaba và Tencent của Trung Quốc

aaad4_anh_bai.jpg

Cú bắt tay giữa tỉ phú giàu nhất châu Á Mukesh Ambani và ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg, hứa hẹn thúc đẩy chiến lược “thương mại mới” của Ambani nhằm kết nối mảng bán lẻ trực tiếp và trực tuyến của Reliance Industries

Được định giá 65 tỉ đô la Mỹ

Hôm 22-5, Quỹ đầu tư toàn cầu KKR (Mỹ) cho hay đã thương lượng thành công thương vụ mua 2,32% cổ phần của Jio Platforms với giá 1,5 tỉ đô la Mỹ. Đây là khoản đầu tư lớn nhất của KKR ở khu vực châu Á

Thương vụ định giá Jio Platforms ở mức 65 tỉ đô la đã đưa công ty này trở thành công ty công nghệ có giá trị lớn thứ hai ở Ấn Độ, chỉ đứng sau Công ty dịch vụ công nghệ thông tin Tata Consultancy Services

Sanjay Nayar, Giám đốc điều hành chi nhánh KKR ở Ấn Độ cho biết KKR nhanh chóng đưa ra quyết định đầu tư sau khi tỉ phú Ambani khẳng định mục tiêu của ông là đưa Jio Platforms trở thành công ty điều hành thanh toán và thương mại điện tử hàng đầu Ấn Độ

Jio Platforms, thành viên của Tập đoàn Reliance Industries, nơi ông Mukesh Ambani giữ chức chủ tịch, đang sở hữu hệ sinh thái ứng dụng đa dạng từ mua sắm thực phẩm trực tuyến, phát sóng video trực tiếp, đọc tin tức cho đến tìm kiếm, gọi điện, nhắn tin, quảng cáo, game, điện toán đám mây. Công ty này đang phục vụ 388 triệu thuê bao của nhà mạng di động Reliance Jio (công ty con của Jio Platforms)

Reliance Industries, công ty mẹ Jio Platforms, là một tập đoàn đa ngành, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như hóa chất, năng lượng, dệt may, khoáng sản, bán lẻ và viễn thông

Giương cao khẩu hiệu “dữ liệu là dầu mỏ mới”, tỉ phú Ambani tìm cách đa dạng hóa đế chế kinh doanh của mình để thoát khỏi sự thuộc vào năng lượng và hóa chất bắt đầu từ năm 2016 với việc thành lập Reliance Jio mà giờ đây đã trở thành công ty viễn thông lớn nhất Ấn Độ

Chỉ trong vòng vài tuần qua, ông đã thu hút Facebook và một loạt nhà đầu tư hàng đầu của Mỹ rót hơn 10 tỉ đô la Mỹ vào Jio Platforms để thúc đẩy giai đoạn thống trị tiếp theo của ông đối với nền kinh tế Internet của Ấn Độ

Hôm 23-4, Facebook thông báo chi 5,7 tỉ đô la để nắm giữ 9,99% cổ phần của Jio Platforms. Bên cạnh đó, Jio Platforms cũng kí kết thỏa thuận hợp tác thương mại với WhatsApp, ứng dụng nhắn tin của Facebook

Mark Zuckerberg, người đồng sáng lập Facebook, lưu ý Ấn Độ là nước có lượng người dùng Facebook và ứng dụng WhatsApp (đơn vị thành viên của Facebook) lớn nhất thế giới

Ông cho biết Ấn Độ có hơn 60 triệu doanh nghiệp nhỏ và họ đang cần các công cụ số hóa để tìm kiếm và giao tiếp với khách hàng, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của họ. Theo Zuckerberg, đó là lý do Facebook quyết định hợp tác với Jio Platforms

Ambani tiết lộ trong một tương lai rất gần, sự hợp tác giữa JioMart, nền tảng thương mại điện tử của Jio Platforms và WhatsApp, sẽ tăng cường sức mạnh cho 30 triệu cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ ở Ấn Độ đang có mặt trên JioMart, giúp họ có thể giao dịch số hóa với mọi khách hàng trong khu vực của họ

Sau thương vụ với Facebook, Jio Platforms lần lượt thông báo nhận được 3 khoản đầu tư khác đến từ các công ty đầu tư vốn cổ phần tư nhân của Mỹ gồm: 750 triệu đô la từ Silver Lake, 1,5 tỉ đô la từ Vista Equity và 870 triệu đô la từ General Atlantic. Sau đợt bán cổ phần vừa qua, Reliance Industries vẫn còn nắm giữ gần 83% cổ phần của Jio Platforms

Tham vọng thống lĩnh thị trường thực phẩm trực tuyến

Wylie Fernyhough, nhà phân tích của PitchBook, nhận định: “Ambani chắc chắn không muốn Jio Platforms chỉ đơn thuần là công ty viễn thông. Ông ấy muốn nó sẽ trở thành Google hay Tencent tiếp theo của Ấn Độ”

Fernyhough cho rằng Ambani muốn Jio Platforms trở thành nơi đáp ứng mọi nhu cầu của dân Ấn Độ từ dịch vụ ngân hàng di động, nhắn tin cho đến mạng xã hội

Nhà phân tích Tarun Pathak của Counterpoint Research cho biết mục đích cuối cùng của Ambani là xây dựng một nền tảng không thể thiếu đối với hàng trăm triệu người dùng Internet ở Ấn Độ

Dưới sự lãnh đạo của Ambani, Reliance Industries đã phát triển từ một công ty dầu mỏ và năng lượng thành một tập đoàn đa ngành bao gồm các cửa hàng bán lẻ, mạng viễn thông băng thông rộng và nền tảng số hóa

Nhưng để đưa các kế hoạch của ông lên một tầm cao mới, Ambani cần nguồn vốn đầu tư từ Thung lũng Silicon. Khi thỏa thuận hợp tác với Facebook và WhatsApp được thông báo vào tháng trước, tham vọng của Ambani đã thể hiện rõ

Thống lĩnh thị trường mua sắm thực phẩm trực tuyến là mục tiêu đầu tiên mà mối quan hệ hợp tác của Jio Flatforms và Facebook nhắm đến. Thực phẩm chiếm 70% thị trường bán lẻ ở Ấn Độ và cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ chi phối đến 90% thị trường bán lẻ thực phẩm của nước này

Quy mô thị trường bán lẻ của đất nước đông dân thứ hai thế giới sẽ tăng từ 676 tỉ đô la vào năm 2019 lên mức 1.300 tỉ đô la Mỹ vào năm 2025, theo dự báo của hãng nghiên cứu thị trường Bernstein Research

Thị trường bán lẻ thực phẩm trực tuyến ở Ấn Độ còn tương đối nhỏ, có giá trị chỉ khoảng 3 tỉ đô la vào năm ngoái, theo hãng nghiên cứu thị trường Forrester. Tuy nhiên, Forrester cho rằng con số đó sẽ tăng trưởng nhanh chóng nhờ đại dịch Covid-19 thúc đẩy nhanh sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng Ấn Độ

Dịch Covid-19 và lệnh phong tỏa ở Ấn Độ đang thúc bách các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ ở nước này gia nhập thế giới trực tuyến. WhatsApp sẽ hỗ trợ rất nhiều cho JioMart, đơn vị thành viên của Jio Platforms. 400 triệu người Ấn Độ đang dùng ứng dụng WhatsApp và họ thường nhắn tin trực tiếp với các cửa hàng tạp hóa để mua hàng hóa hay hỏi về sản phẩm và dịch vụ

Nhà phân tích Tarun Pathak cho rằng sẽ dễ dàng hơn để thuyết phục các cửa hàng tạp hóa gia nhập JioMart nếu nó được tích hợp ứng dụng WhatsApp

Nếu JioMart có thể thu hút hàng thêm hàng triệu cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ gia nhập nền tảng này và giúp họ tổ chức hoạt động kinh doanh, theo dõi hàng tồn kho, điều này sẽ là yếu tố làm thay đổi cuộc chơi trên thị trường thực phẩm trực tuyến. Lúc đó, JioMart và WhatsApp sẽ là đối thủ đáng gờm của Amazon và công ty thương mại điện tử lớn nhất Ấn Độ Flikart (công ty con của Walmart)

Reliance Industries đang sở hữu số lượng cửa hàng thực phẩm lớn nhất Ấn Độ và chúng có thể đóng vai trò như những đối tác cung cấp cho các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ đang bán hàng trên JioMart

Giới phân tích cho rằng các thương vụ huy động vốn ồ ạt vừa qua không chỉ để phục vụ tham vọng thúc đẩy tăng trưởng số hóa của Jio Platforms mà còn vì tỉ phú Ambani cũng cần tiền để trả bớt khối nợ đang phình to của Reliance Industries khi tập đoàn này chứng kiến đà kinh doanh sa sút trong mảng dầu mỏ và các ngành khác

Phát biểu tại đại hội cổ đông thường niên vào năm ngoái, Ambani cho biết ông muốn Reliance Industries sạch nợ ròng vào tháng 3-2021. Tính đến 3-2020, Reliance Industries đang gánh khoản nợ 44 tỉ đô la trên sổ sách. Tháng trước, Reliance Industries tự tin tuyên bố sẽ đạt mục tiêu đưa nợ về zero vào cuối năm nay

Chánh Tài
 
Xây dựng đế chế công nghệ toàn cầu tiếp theo tại châu Á
mukesh-ambani-giau-top-10-the-gioi-1847_16186340.png
Nhận thêm vốn đầu tư 10 tỉ USD, ông trùm Ấn Độ trở thành tỉ phú giàu nhất châu Á, nắm trong tay đế chế 100 tỉ USD
Chân dung tỉ phú vượt Jack Ma thành người giàu nhất châu Á, nắm trong tay đế chế 100 tỉ USD
Tên tuổi của tỉ phú Mukesh Ambani đã tạo sức nóng trong thời gian gần đây với khối tài sản ước tính 47,7 tỉ USD. Ông là chủ sở hữu của tập đoàn dệt may Reliance Industries và câu lạc bộ cricket Premier League Mumbai Indians


Xây dựng đế chế công nghệ toàn cầu tiếp theo tại châu Á

Ông Ambani chứng kiến tài sản và danh tiếng phát triển mạnh khi công việc kinh doanh phất lên như diều gặp gió. Sau khi gây bất ngờ khi nhận được khoản vốn đầu tư từ Facebook là 5,7 tỉ USD vào Jio Platforms thuộc sở hữu của Reliance Industries. Ngày hôm qua, phía Jio lại thông báo họ tiếp tục nhận được thêm 4,5 tỉ USD đầu tư từ Google


Việc cả 2 gã khổng lồ công nghệ lớn bậc nhất thế giới cùng rót một số tiền khổng lồ vào Jio cho thấy tiềm năng phát triển kinh doanh cực lớn của công ty này. Jio được biết đến là cú đặt cược của tỉ phú Ambani nhằm hướng tới các dịch vụ dữ liệu và kỹ thuật số để có được sự tăng trưởng trong tương lai, khi xây dựng một nền tảng trực tuyến để đấu với các dịch vụ trực tuyến Flipkart của Walmart và Amazon ở Ấn Độ, thị trường 1,3 tỉ dân

Ông Mukesh Ambani luôn mong muốn xây dựng nên một đế chế công nghệ toàn cầu tiếp theo, sánh vai với những ông lớn ở thời điểm hiện tại. Và nếu như "canh bạc" của ông thành công, JioPlatforms sẽ sớm đứng ngang hàng với các ông lớn trong ngành công nghệ thế giới như Google, Amazon, Alibaba và Tencent


Jio Platforms, trên thực tế đã là một hệ sinh thái các ứng dụng, phục vụ người dùng từ việc mua sắm hàng hóa online cho đến phát video trực tuyến, hiện có khoảng 388 triệu người đăng ký thông qua mạng viễn thông di động Reliance Jio tại Ấn Độ

Tuy nhiên, tỉ phú giàu nhất châu Á còn tham vọng hơn thế. Ông Ambani "chắc chắn muốn Jio Platforms phát triển xa hơn, thoát khỏi cái bóng của một công ty viễn thông đơn thuần. Họ muốn trở thành một Google hoặc Tencent tiếp theo của Ấn Độ", theo Wylie Fernyhough, một nhà phân tích đến từ PitchBook

"Mục tiêu cuối cùng", theo Tarun Pathak, chuyên gia phân tích đến từ Counterpoint Research, là xây dựng nên một nền tảng không thể thiếu đối với hàng triệu người dùng internet tại Ấn Độ, phục vụ mọi nhu cầu mà một người dân cần

Hàng tạp hóa chiếm 70% thị trường bán lẻ của Ấn Độ, theo Bernstein, và hơn 90% thị trường này hoạt động dưới các hình thức không được tổ chức chuyên nghiệp, phần lớn trong số đó là những cửa hàng nhỏ trong các khu dân cư, điều hành bởi các bà nội trợ, hay còn được gọi với cái tên kirana tại Ấn Độ. Thị trường bán lẻ nói chung được dự đoán sẽ tăng trưởng gấp đôi, từ 676 tỉ USD trong năm 2018 lên gần 1,3 tỉ USD trong năm 2025, theo Bernstein


Dinh thự xa hoa bậc nhất châu Á

Thị trường mua bán hàng hóa trực tuyến của Ấn Độ chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ, với giá trị chỉ 3 tỉ USD trong năm 2020, theo công ty nghiên cứu thị trường Forrester. Nhưng công ty này cho biết rằng, con số trên đang có tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng, khi mà đại dịch COVID-19 đã góp phần làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân


Khi JioMart ra đời vào năm ngoái, công ty này đặt ra mục tiêu thuyết phục khoảng 30 triệu cửa hàng nhỏ chuyển đổi phương thức kinh doanh truyền thống sang hình thức kinh doanh trực tuyến trên nền tảng của họ

Chính vì tất cả những tiềm năng đó, không ngạc nhiên khi những gã khổng lồ ở thung lũng Silicon như Google và Facebook đều liên tiếp đầu tư vào Jio

Tỉ phú Ambani là ông trùm khét tiếng ở Ấn Độ. Đế chế Reliance Industries của ông hiện trị giá hơn 100 tỉ USD, là 1 trong 50 công ty giá trị nhất thế giới. Hiện ông Mukesh Ambani, 62 tuổi, sở hữu khối tài sản trị giá 72,4 tỉ USD, giữ vị trí Chủ tịch kiêm cổ đông lớn nhất tại Reliance Industries. Và ông Mukesh Ambani đã vượt mặt Jack Ma, nhà sáng lập Tập đoàn Alibaba để trở thành tỉ phú giàu nhất châu Á

1_1_161812221.jpg

Nhà Ambani ở Ấn Độ đứng đầu trong danh sách những gia tộc giàu nhất châu Á. Thủ lĩnh của gia tộc là ông Mukesh Ambani, người sở hữu tài sản 51,4 tỉ USD

Nơi gia tộc Ambani sống là một tòa nhà cao 27 tầng, trị giá khoảng 1 tỉ USD và thường được gọi là Antilia. Nơi đây bao gồm bể bơi, phòng khiêu vũ, một vườn trải rộng 3 tầng, 6 tầng đậu xe, 3 sân bay và có thể chịu được động đất mạnh 8 độ Richter. Có đến 600 người giúp việc tại căn nhà. Căn nhà được xem là một trong những tài sản đắt nhất thế giới, chỉ đứng sau Cung điện Buckingham


Gia đình ông Ambani từ lâu đã thân thiết với những nhân vật cấp cao trên thế giới, như Hoàng tử Charles và Camilla, Công tước xứ Cornwall, cựu Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hay cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama
 
Ấn Độ trở thành thỏi nam châm hút tiền của các 'ông lớn' công nghệ Mỹ
– Kể từ đầu năm đến nay, các tên tuổi lớn nhất trong ngành công nghệ Mỹ đã đầu tư và cam kết đầu tư khoảng 17 tỉ đô la Mỹ vào Ấn Độ, tập trung vào các công ty con thuộc Tập đoàn Reliance Industries của tỉ phú giàu nhất Ấn Độ Mukesh Ambani

5479d_anh_bai_1.jpg

Kênh truyền hình ET Now (Ấn Độ) cho biết Tập đoàn Amazon của tỉ phú Jeff Bezos đang đàm phán để mua 9,9% của chuỗi bán bán lẻ lớn nhất Ấn Độ Reliance Retail của tỉ phú Mukesh Ambani

Dồn dập rót tiền vào Ấn Độ

Hôm 23-7, kênh truyền hình ET Now (Ấn Độ) dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết Amazon đang đàm phán để mua 9,9% của chuỗi bán bán lẻ lớn nhất Ấn Độ Reliance Retail của tỉ phú Mukesh Ambani

Reliance Retail, được thành lập năm 2006, là công ty con của Tập đoàn Reliance Industries. Chuỗi bán lẻ này đang phục vụ 3,5 triệu khách hàng mỗi tuần thông qua mạng lưới 10.000 cửa hàng bán lẻ ở 6.500 thành phố và thị trấn trên khắp Ấn Độ. Giới quan sát định giá Reliance Retail khoảng 35-40 tỉ đô la Mỹ. Điều này có nghĩa là nếu đàm phán thành công, Amazon có thể chi khoảng 3,5-4 tỉ đô la Mỹ để nắm giữa gần 10% cổ phần của Reliance Retail

Hồi đầu năm nay, tỉ phú Jeff Bezos, ông chủ của Amazon, cho biết sẽ đầu tư 1 tỉ đô la Mỹ vào các hoạt động tại Ấn Độ để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước này giúp họ tiếp cận khách hàng trực tuyến.
Động thái mới nhất của Amazon là một phần trong làn sóng đầu tư vào Ấn Độ của các ‘ông lớn’ công nghệ Mỹ trong năm nay

Hôm 15-7, Mukesh Ambani, Chủ tịch Reliance Industries,cho biết Google đồng ý chi 4,5 tỉ đô la Mỹ để mua 7,73% cổ phần của Công ty viễn thông và dịch vụ kỹ thuật số Jio Platforms, một công ty con khác của Reliance Industries

Khoản đầu tư này của Google sẽ được thực hiện thông qua Quỹ Google vì số hóa Ấn Độ, chỉ vừa ra mắt hai ngày trước đó. Theo Sundar Pichai, Giám đốc điều hành Google, quỹ này sẽ đầu tư 10 tỉ đô la Mỹ vào thị trường đông dân thứ hai thế giới trong 5-7 năm tới

Ông nói Google sẽ tập trung đầu tư vào bốn lĩnh vực: cải thiện sự tiếp cận các ứng dụng và dịch vụ của Google bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau ở Ấn Độ; phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới phục vụ người dùng internet Ấn Độ; hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương bước vào thế giới trực tuyến và sử dụng công nghệ để thúc đẩy các vấn đề xã hội bao gồm y tế và giáo dục ở Ấn Độ

Khoản đầu tư của Google vào Jio Platforms là một trong những trường hợp hiếm hoi ‘ông lớn’ tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến này chung tay với đối thủ Facebook hỗ trợ một công ty. Hồi tháng 4, Facebook thông báo chi 5,7 tỉ đô la để nắm giữ 9,99% cổ phần của Jio Platforms. Hôm 22-5, Quỹ đầu tư toàn cầu KKR (Mỹ) cũng cho hay đã thương lượng thành công thương vụ mua 2,32% cổ phần của Jio Platforms với giá 1,5 tỉ đô la

Quy mô và các nguồn đầu tư trên có thể sẽ không xảy ra, nếu không muốn nói là không thể hình dung được cách đây vài tháng khi tất cả các công ty công nghệ đang xung đột với các cơ quan quản lý Ấn Độ và các lãnh đạo ngành công nghệ phương Tây bị đối xử lạnh nhạt trong các chuyến thăm New Delhi

Kể từ đó, đã có rất nhiều thay đổi. Đại dịch Covid-19 tác động đặc biệt nặng nề đến nền kinh tế Ấn Độ. Hục hặc ngoại giao giữa Ấn Độ với Trung Quốc lan sang lĩnh vực công nghệ, khiến New Delhi chuyển sang nghi kỵ các công ty công nghệ Trung Quốc

Làn sóng đầu tư của các công ty công nghệ Mỹ vào Ấn Độ cũng làm nổi rõ những lợi thế rõ ràng của nước này từng được nói đến trong nhiều năm qua: Nền kinh tế số hóa Ấn Độ với 700 triệu người dùng internet và gần 500 triệu người khác vẫn chưa tiếp cận thế giới trực tuyến, là ‘phần thưởng’ quá lớn khiến các ‘ông lớn’ công nghệ không thể phớt lờ lâu hơn được

“Mọi người tin rằng trong dài hạn, Ấn Độ sẽ trở thành một thị trường tốt và các quy định quản lý của nước này sẽ khá công bằng và minh bạch”, Jay Gullish, Giám đốc chính sách công nghệ ở Hội đồng kinh doanh Mỹ-Ấn, nói

24d9f_anh_bai_2.jpg

Hôm 15-7, Mukesh Ambani, Chủ tịch Reliance Industries, cho biết Google đồng ý chi 4,5 tỉ đô la Mỹ để mua 7,73% cổ phần của Công ty viễn thông và dịch vụ kỹ thuật số Jio Platforms

Yếu tố Trung Quốc thúc đẩy hợp tác công nghệ Ấn-Mỹ

Phần lớn công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon (Mỹ) bị Trung Quốc ‘cấm cửa’ trong nhiều năm qua, một phần là vì cơ chế kiểm duyệt khổng lồ của Bắc Kinh, hay còn gọi là “Vạn lý Tường lửa”

Một đạo luật an ninh quốc gia mới và gây nhiều tranh cãi vừa được Bắc Kinh ban hành và áp đặt ở Hồng Kông có thể khiến các công ty công nghệ Mỹ không còn mặn mà với thị trường này

Luật mới trao cho nhà chức trách Hồng Kông thẩm quyền rộng lớn để quản lý các nền tảng công nghệ, bao gồm hạn chế tiếp cận các dịch vụ của họ hoặc ra lệnh họ gỡ bỏ những bài viết đe dọa an ninh quốc gia Trung Quốc

Sau khi luật này có hiệu lực hồi đầu tháng 7, Facebook, Google và Twitter cho biết họ sẽ dừng chia sẻ dữ liệu với chính quyền Hồng Kông. “Ngày càng khó làm ăn với Trung Quốc. Cộng đồng công nghệ có một cảm nhận ngày gia tăng rằng làm ăn với Trung Quốc là phải chấp nhận thỏa hiệp về các chuẩn mực đạo đức”, Mark Lemley, Giám đốc chương trình luật pháp, khoa học và công nghệ ở Đại học Stanford (Mỹ), nói

Thái độ nghi kỵ của Mỹ đối với các công ty công nghệ Trung Quốc tiếp tục dâng cao. Gần đây, Tổng thống Donald Trump nói rằng chính quyền ông đang xem xét cấm ứng dụng tạo và chia sẻ video TikTok của Công ty công nghệ ByteDance (Trung Quốc) ở Mỹ. Các quan chức Mỹ lo ngại ứng dụng video TikTok có thể thu nhập dữ liệu cá nhân của người Mỹ hoặc kiểm duyệt các thông tin bị Bắc Kinh xem là nhạy cảm

Lệnh cấm đó, nếu được thực hiện, sẽ là một động thái càng khiến Mỹ xích lại gần hơn nữa với Ấn Độ.
Chính phủ Ấn Độ đã cấm TikTok và hàng chục ứng dụng khác của Trung Quốc hồi tháng trước sau vụ xung đột biên giới Ấn-Trung, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, dẫn đến làn sóng kêu gọi tẩy chay các sản phẩm của Trung Quốc ở Ấn Độ

Dù các hãng smartphone Trung Quốc đang thống trị thị trường Ấn Độ và hầu hết các startup lớn nhất Ấn Độ đều nhận được các khoản vốn đầu tư lớn từ Trung Quốc, các căng thẳng gần đây giữa hai nước có thể củng cố mối quan hệ công nghệ lâu đời giữa Ấn Độ với Mỹ

Hàng ngàn kỹ sư công nghệ Ấn Độ đang làm việc ở Thung lũng Silicon và các nhân tài Ấn Độ đang nắm các chức vụ lãnh đạo cao nhất ở Google, Microsoft và nhiều công ty công nghệ khác của Mỹ

Khi các công ty công nghệ Mỹ đang nhắm đến thị trường Ấn Độ, tỉ phú Mukesh Ambani, đang đóng vai trò ‘người gác cổng’ hiếu khách. Hầu hết các khoản đầu tư của các công ty công nghệ Mỹ vào Ấn Độ trong năm nay đều chảy vào các công ty thuôc quyền kiểm soát của tỉ phú Mukesh Ambani

Công ty viễn thông và dịch vụ kỹ thuật số Jio Platforms, đơn vị thành viên của Tập đoàn Reliance, đã huy động được hơn 20 tỉ đô Mỹ kể từ cuối tháng 4 từ các công ty, các quỹ đầu tư mạo hiểm và các quỹ đầu tư quốc gia đang tìm cách sử dụng Jio Platforms như là con đường nhanh nhất để tiến vào nền kinh tế số hóa khổng lồ của Ấn Độ

Công ty viễn thông Reliance Jio, đơn vị thành viên của Jio Platforms, ra mắt mạng di động vào năm 2016 và nhanh chóng thu hút gần 400 triệu thuê bao. Tỉ phú Ambani đang muốn biến Jio Platforms thành một hệ sinh thái công nghệ khổng lồ, hoạt động khắp các lĩnh vực thương mại điện tử, thanh toán số, dịch vụ phát sóng trực tiếp, thậm chí dịch vụ hội nghị video trực tuyến giống Zoom

“Giới doanh nghiệp công nghệ Mỹ không thể xâm nhập vào ‘Vạn lý Tường lửa’ của Trung Quốc nhưng dễ dàng tiến vào ‘bức tường phí’ khổng lồ tạo ra bởi Jio Platforms, và tất cả những gì họ làm là trả cho Reliance Industries ‘phí cầu đường’ để tiến vào’, Ravi Shankar Chaturvedi, Giám đốc nghiên cứu Viện Kinh doanh toàn cầu thuộc Đại học Tufts (Mỹ), nói

Khánh Lan
 
Tỉ phú Mukesh Ambani và Jeff Bezos chung tay thống lĩnh thị trường bán lẻ Ấn Độ
mukesh_ambani_jeff_bezos_101624588.jpg
Đây sẽ là thương vụ lớn nhất từ trước đến nay ở Ấn Độ cũng như đối với Amazon​

Theo Bloomberg, công ty Reliance Industries của tỉ phú Ấn Độ Mukesh Ambani đang đề nghị bán khoảng 20 tỉ USD cổ phần trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ của mình cho Amazon

ambani_101625729.jpg

Công ty Reliance Industries trước đó đã trở thành công ty Ấn Độ niêm yết đầu tiên vượt qua 200 tỉ USD vốn hóa thị trường

Amazon đã tổ chức các cuộc thảo luận về việc đầu tư vào đơn vị Reliance Retail Ventures của tập đoàn và bày tỏ quan tâm đến việc đàm phán một giao dịch tiềm năng. Reliance Industries có trụ sở tại Mumbai sẵn sàng bán tới 40% cổ phần của công ty con cho Amazon

Nếu thành công, thương vụ này không chỉ tạo ra một tập đoàn bán lẻ khổng lồ ở Ấn Độ mà còn biến tỉ phú Jeff Bezos và người đàn ông giàu nhất châu Á từ đối thủ thành đồng minh tại một trong những thị trường tiêu dùng phát triển nhanh nhất thế giới

Với giá 20 tỉ USD, đây sẽ là thương vụ lớn nhất từ trước đến nay ở Ấn Độ cũng như đối với Amazon

bieudo-co-phieu-1-bloomberg_101625407.jpg

Cổ phiếu Reliance Industries tăng 4,2% chạm mức cao nhất mọi thời đại

Sau thông tin về thương vụ trên, cổ phiếu của Reliance Industries mở rộng đà tăng và chạm mức cao nhất mọi thời đại với mức tăng 4,2% ngày 10.9 tại Mumbai. Đồng rupee của Ấn Độ tăng 0,5% lên 73,1588 mỗi USD do kỳ vọng có thêm dòng vốn

Ấn Độ, nơi nhiều người vẫn mua sắm trong các cửa hàng nhỏ ở góc phố, thỏa thuận này có thể là cách Amazon thừa nhận việc họ cần một đối tác cố định tại địa phương với sự hiện diện mạnh mẽ trên thực địa

Đối với Amazon, Reliance sẽ cung cấp một thành phần truyền thống cho tham vọng của mình ở một quốc gia nơi mua hàng trực tuyến vẫn chiếm một thị phần nhỏ trong thị trường bán lẻ ước tính 1.000 tỉ USD

Hiện, Amazon chưa đưa ra quyết định cuối cùng nào về quy mô khoản đầu tư tiềm năng và các cuộc đàm phán vẫn có thể đổ vỡ

Người phát ngôn của Reliance cho biết: “Về mặt chính sách, chúng tôi không bình luận về những đồn đoán và suy đoán trên phương tiện truyền thông. Công ty chúng tôi đánh giá các cơ hội khác nhau trên cơ sở liên tục. Chúng tôi đã và sẽ tiếp tục công bố thông tin cần thiết để tuân thủ các nghĩa vụ của mình”

Thỏa thuận với Amazon sẽ tạo thêm uy tín cho tham vọng của tỉ phú Ambani trong việc tạo ra một gã khổng lồ thương mại điện tử cho Ấn Độ. Tương tự như Alibaba Group Holding của Trung Quốc, Reliance Retail đã thu hút khoảng 1 tỉ USD từ Silver Lake Partners. Bên cạnh đó, công ty cổ phần tư nhân Mỹ KKR & Co. cũng đang trong các cuộc đàm phán nâng cao để đầu tư ít nhất 1 tỉ USD và L Catterton cũng đang xem xét đầu tư

Điều thú vị là khi Reliance Industries mua lại mảng kinh doanh bán lẻ của Future Group vào tháng trước, tập đoàn này đã cấu trúc thương vụ theo cách mà Amazon không trở thành cổ đông của mình. Amazon sở hữu 49% cổ phần trong Future Coupons, công ty sở hữu khoảng 10% cổ phần của Future Retail, điều hành hơn 1.000 cửa hàng dưới các thương hiệu Big Bazaar, Fbb, Foodhall và Easyday Club

Việc mua lại mang lại cho Reliance Retail ảnh hưởng trên mạng lưới gần 1.800 cửa hàng và mang lại doanh số bán hàng bổ sung là 26.000 rupee để tạo ra một đế chế bán lẻ trị giá 26 tỉ USD trải dài khoảng 14.000 cửa hàng truyền thống, khiến nó lớn gấp 7 lần xét về doanh thu so với đối thủ gần nhất Avenue Supermarts điều hành D'Mart

Khoản đầu tư vào liên doanh bán lẻ của nhà đầu tư giàu nhất châu Á Ambani diễn ra sau khi ông huy động được 20 tỉ USD bán cổ phần trong liên doanh công nghệ của mình - Jio Platforms Ltd. - cho các nhà đầu tư bao gồm Facebook và Google, Intel. Dường như, tỉ phú hàng đầu Ấn Độ này đang tìm cách lặp lại chiến lược gây quỹ đó với hoạt động kinh doanh bán lẻ của mình

Reliance Retail - một đơn vị của tập đoàn năng lượng - viễn thông Reliance Industries - điều hành các siêu thị, chuỗi cửa hàng điện tử tiêu dùng lớn nhất Ấn Độ, đại lý bán buôn tiền mặt và hàng xách tay, cửa hàng thời trang nhanh và cửa hàng tạp hóa trực tuyến có tên JioMart

Doanh thu của Reliance Retail là 1.630 tỉ rupee (22 tỉ USD) trong năm tính đến tháng 3.2020. Đơn vị này điều hành gần 12.000 cửa hàng tại gần 7.000 thị trấn
 
Tài phiệt Ấn Độ chi 25 tỷ USD phủ sóng 5G toàn quốc
Tỷ phú Mukesh Ambani thông báo tập đoàn Reliance Industries sẽ đầu tư 2.000 tỷ rupee (25 tỷ USD) để triển khai dịch vụ 5G trên toàn Ấn Độ


Một cửa hàng Reliance Jio Infocomm tại Mumbai, Ấn Độ ngày 3/8

Trong cuộc họp cổ đông thường niên ngày 29/8, ông Ambani cho biết Reliance Jio Infocomm, nhà mạng thuộc tập đoàn, sẽ triển khai phiên bản “5G độc lập”, không phụ thuộc vào mạng 4G và cung cấp tốc độ kết nối nhanh hơn. Sau khi ra mắt vào lễ hội Diwali tháng 10, mạng 5G của Reliance Jio dự kiến mở rộng ra toàn quốc đến tháng 12/2023. Theo tài phiệt, dịch vụ có tiềm năng kết nối 100 triệu hộ gia đình cũng như thúc đẩy sử dụng dịch vụ băng rộng cố định

Tập đoàn của tỷ phú Ambani là người chi mạnh tay nhất trong cuộc đấu giá băng tần hồi đầu năm tại Ấn Độ. Dù 5G chưa chứng minh được khả năng sinh lời lớn cho các nhà mạng châu Á khác – vốn đã đầu tư hàng tỷ USD, ông trùm dầu mỏ Ấn Độ vẫn hi vọng sẽ thu hút được người dùng cao cấp và củng cố tham vọng truyền thông, thương mại điện tử của Reliance

“Tự do kỹ thuật số là quyền lợi của mọi người dân Ấn Độ ngay từ khi sinh ra. Do đó, 5G không thể là dịch vụ độc quyền, chỉ dành cho số ít đặc quyền hay những người sống tại các thành phố lớn nhất. Chúng tôi dự định mở rộng Jio 5G theo từng tháng”, ông Ambani khẳng định

Ông Ambani là người giàu thứ hai châu Á, đưa Reliance thành công ty lớn nhất Ấn Độ theo vốn hóa thị trường và tìm cách đa dạng hóa tập đoàn ngoài mảng kinh doanh nhiên liệu. Reliance Jio hiện là nhà mạng số 1 trong nước sau khi gia nhập thị trường năm 2016, kích hoạt cuộc chiến “cắt máu” hạ gục đối thủ

Theo tỷ phú, dịch vụ 5G của Reliance sẽ “kết nối mọi người, mọi địa điểm và mọi thứ với dữ liệu chất lượng cao nhất, giá rẻ nhất. Nó sẽ là mạng 5G hiện đại nhất và lớn nhất thế giới”. Nó sẽ giúp Reliance Jio mang đến các dịch vụ mới và mạnh mẽ như độ trễ thấp, thoại 5G, điện toán biên và phân chia mạng, vũ trụ ảo

Reliance Jio cũng hợp tác với Qualcomm để phát triển giải pháp 5G cho Ấn Độ. Ngoài ra, nhà mạng còn bắt tay với Google ra mắt smartphone 5G “siêu rẻ” trong kế hoạch 25 tỷ USD. Hiện nay, điện thoại 5G rẻ nhất ở Ấn Độ có giá khoảng 150 USD. Neil Shah, Phó Chủ tịch nghiên cứu tại Counterpoint, nhận định, để đưa 5G đến số đông, bắt buộc cần có một chiếc di động dưới 100 USD

Năm 2016, Jio đã áp dụng chiến lược này để đột phá thị trường viễn thông Ấn Độ khi giới thiệu gói cước 4G giá rẻ và dịch vụ thoại miễn phí, smartphone giá 81 USD phát triển cùng Google
 
Top