What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Lobby & Cách mạng công nghiệp 4.0

LOBBY.VN

Administrator
Đức làm cách mạng công nghiệp 4.0
- Sau khi phát động cuộc “Cách mạng công nghiệp 4.0” đầu năm nay, CHLB Đức đang tìm cách thu hút lao động nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ cao và công nghệ thông tin (CNTT), nhằm hoàn thành mục tiêu

Người nước ngoài làm việc trong Công ty sản xuất game Wooga tại trụ sở chính ở Berlin. Mỗi lá cờ đại diện cho quốc tịch một nhân viên Wooga - nhà sản xuất game cho các thiết bị di động và mạng xã hội lớn thứ 3 thế giới


Hiện cờ Vietnam chưa xuất hiện ở đây nhưng hi vọng điều đó sớm thay đổi​

Toàn cầu hóa đang làm Đức dần mất lợi thế cạnh tranh về giá trong việc sản xuất các sản phẩm công nghiệp, do vậy Đức cần tăng hàm lượng các gói dịch vụ và giải pháp công nghệ cao trong các sản phẩm công nghiệp cơ khí truyền thống của mình và qua đó sẽ bán được giá cao hơn

Thomas Mosch - trưởng bộ phận chính trị và doanh nghiệp của Hiệp hội CNTT, viễn thông và truyền thông mới của CHLB Đức (BITKOM) - cho biết trong một cuộc gặp với đoàn nhà báo quốc tế tại Berlin cuối tháng 4 vừa rồi

Đơn cử như Tập đoàn Bosch - nhà sản xuất các sản phẩm cơ khí hàng đầu thế giới của Đức, đã mua một công ty CNTT đang sẵn có 1.000 nhân viên để tăng thêm nhân lực nghiên cứu cho đơn vị sẵn có của mình. Các công ty lớn khác ở Đức cũng đang có những bước đi tương tự

Vì sao là 4.0 ?

Ngoài ra Bộ Kinh tế và công nghệ CHLB Đức còn không dưới 10 chương trình tương tự nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp non trẻ trong lĩnh vực CNTT - công nghệ cao, chưa kể các chương trình tương tự đặt dưới sự quản lý của Bộ Văn hóa

Chính quyền Berlin đã và đang rót ngân sách cho nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm phục vụ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, và coi đây là trọng tâm của chương trình R&D cấp quốc gia trong vòng 10 năm tới

Theo các chuyên gia Đức, ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đây bao gồm cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất khởi đầu ở Anh vào thế kỷ 19 với sự ra đời của máy hơi nước, cuộc cách mạng công nghiệp ở Mỹ giữa thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 với sự ra đời của động cơ đốt trong và dây chuyền sản xuất hàng loạt. Internet được cho là đại diện cho cuộc cách mạng công nghiệp lần 3

“Cách mạng công nghiệp 4.0” là thuật ngữ mà các đại diện chính phủ, các nhà nghiên cứu và hiệp hội các ngành công nghiệp của Đức mô tả cách thức Internet cải thiện quy trình quản lý các chu trình kỹ thuật, sản xuất, hậu cần của các ngành công nghiệp và cuộc sống trong thế kỷ 21

Cuộc cách mạng này cung ứng những giải pháp mới trong tổ chức sản xuất công nghiệp: với hệ thống máy móc, hệ thống kho bãi và hàng hóa được kết nối thông qua mạng Internet, chúng ta có thể tạo ra hệ thống sản xuất thông minh, về cơ bản kiểm soát lẫn nhau và tự điều phối mà không cần bất kỳ sự can thiệp thủ công nào

Đức đang học hỏi nhiều từ Mỹ - quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực này. Chương trình German Silicon Valley Accelerator (tạm dịch Hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập trong lĩnh vực CNTT), dưới sự quản lý của Bộ Kinh tế và công nghệ CHLB Đức, cho phép 10 doanh nghiệp mới thành lập sang San Francisco, bang California, Mỹ, trong vòng một năm

Chương trình thường niên này, được tài trợ bằng tiền ngân sách, nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trình bày ý tưởng kinh doanh để tìm nguồn vốn từ các quỹ đầu tư quốc tế cũng như từ Mỹ và học hỏi về công nghệ và kỹ thuật từ các công ty bản địa

Giải pháp săn đầu người

“Tôi ước gì các phim Hollywood thay thế hình tượng các siêu anh hùng xuất thân từ giới luật sư hay dân văn phòng bằng hình tượng các kỹ sư. Thanh niên Đức, có lẽ bị ảnh hưởng từ trào lưu phim ảnh Hollywood, ngày càng ít chọn các ngành học kỹ thuật ở bậc đại học. Rất nhiều trong số họ chọn học luật hay kinh tế” - ông Thomas Mosch phàn nàn về thực tế thiếu hụt nhân lực

Nhìn tổng quát, nền kinh tế Đức vẫn tăng trưởng tốt, tăng 2% trong năm 2012, tỉ lệ thất nghiệp thấp, nhưng Đức đang thiếu hụt trầm trọng nhân lực có trình độ và chất lượng cao, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ cao và CNTT. Đó là nhận định của ông Harald Summa, tổng giám đốc Hiệp hội Ngành công nghiệp Internet CHLB Đức

Ông không giấu giếm: “Trong lịch sử, nước Đức phát triển chủ yếu dựa vào bộ não con người. Vấn đề bây giờ là chúng tôi đang thiếu não, và để giải quyết vấn nạn này chỉ còn cách mua những bộ não xuất sắc từ nước ngoài thôi”

Thực tế đó đã tạo ra chuyển động nhanh trong các quyết sách chính trị. “Đức đã dần nới rộng chính sách nhập cư cho công dân ngoài khối Liên minh châu Âu, đặc biệt là đối với các chuyên viên CNTT. Thậm chí chúng tôi đã ban bố các văn bản luật liên quan từ hơn sáu tháng trước” - ông Sebastian Blumenthal, nghị sĩ kiêm chủ tịch tiểu ban truyền thông mới của Quốc hội Đức, cho biết trong cuộc gặp với đoàn nhà báo quốc tế tại văn phòng quốc hội ở Berlin

“Những chuyên viên đầu tiên từ Nam Mỹ và Đông Âu đã đến làm việc tại Đức, mang theo cả gia đình họ. Theo quy định thì họ sẽ được ở tối đa 12 tháng, nhưng sau đó nếu họ và công ty thuê họ muốn, cơ quan nhà nước sẵn sàng xem xét cấp visa làm việc dài hạn” - ông Sebastian Blumenthal cho biết thêm. Hiện có 7 triệu người nước ngoài sống và làm việc trên nước Đức

Người Đức vẫn đang mạnh dạn bước đi con đường của mình. Tháng 12 tới đây, trong hội nghị thượng đỉnh về CNTT lần thứ 8 diễn ra tại Hamburg, sẽ có tám cuộc làm việc cấp cao bàn về các vấn đề của công nghệ cao, trong đó có chương trình “Nền kinh tế kỹ thuật số trẻ” do ông Philipp Roesler, phó thủ tướng - bộ trưởng Bộ Kinh tế và công nghệ, khởi xướng vào tháng 1 năm nay

Quốc Thoại
 
Google, Facebook... thèm nhân lực giỏi nước ngoài
- Google hay Facebook sẵn sàng trả lương khởi điểm 100.000 USD cho sinh viên giỏi mới ra trường và kêu gọi Chính phủ Mỹ cấp thêm nhiều visa H1-B cho người nước ngoài đến Mỹ làm chuyên môn


Nhân lực luôn nhận được sự quan tâm của các ông lớn ngành công nghệ Mỹ​

CNN ngày 15-5 cho hay nước Mỹ đang khát nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực lập trình, kỹ sư máy tính. Ước tính sẽ có 150.000 việc làm mới liên quan đến điện toán mỗi năm trong vòng 10 năm tới

Mặc dù lương khởi điểm trung bình cho sinh viên ngành khoa học máy tính mới ra trường là 64.400 USD/năm, những người trong cuộc cho biết con số này thường cao hơn. Trong các công ty lớn như Google hay Facebook, lương cho sinh viên giỏi mới ra trường gần 100.000 USD chưa kể thưởng và cổ phiếu. Lương của ngành công nghệ, kỹ thuật máy tính luôn đứng đầu các ngành nghề của Mỹ, chỉ xếp sau ngành hóa học

Tuy nhiên, nước Mỹ đang thiếu lực lượng lao động giỏi cung ứng cho nhu cầu của các công ty công nghệ Mỹ. Giới chuyên gia trong ngành và các nhà hoạch định chính sách lo ngại nước Mỹ sẽ tụt hậu nếu thiếu nhân lực

Mark Zuckerberg – ông chủ của Facebook, đã phải kêu gọi thay đổi chính sách nhập cư để các công ty Mỹ có thể thu hút thêm các nhà khoa học máy tính giỏi nước ngoài. Lãnh đạo các công ty khác cũng kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ cấp thêm nhiều visa H1-B để các chuyên gia nước ngoài có thể đến Mỹ làm chuyên môn một cách dễ dàng

Bill Gates, Mark Zuckerberg và nhiều lãnh đạo công nghệ khác cũng từng tham gia một chương trình khuyến khích thanh niên theo đuổi môn lập trình phần mềm, học tốt môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán

Kỹ sư giỏi hãy đi dạy !

Microsoft nhận định sự thiếu hụt nhân lực công nghệ một phần là do thiếu người trẻ theo đuổi khoa học máy tính, phần vì thiếu người dạy giỏi. Hãng đã hỗ trợ sáng kiến đưa giáo sư dạy công nghệ cao về các trường phổ thông để dạy bán thời gian, nhằm khơi gợi sự yêu thích công nghệ của học sinh

Kevin Wang - cử nhân khoa học máy tính và kỹ thuật điện Trường UC-Berkeley đồng thời là thạc sĩ giáo dục của Harvard, là người đưa ra sáng kiến này. Anh cho hay ngoài công việc phát triển phần mềm tại Microsoft, anh vẫn dạy thêm ở một trường phổ thông gần nhà

Mục tiêu của Wang là mỗi trường phổ thông của nước Mỹ đều có khóa học về khoa học máy tính. Mới đầu anh định nghỉ làm ở Microsoft để theo đuổi sáng kiến này nhưng không ngờ nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của lãnh đạo, tạo điều kiện cho anh làm hai công việc song song

“Nước Mỹ tạo ra những kỹ sư máy tính tốt nhất thế giới nhưng chúng tôi vẫn chưa có đủ nhân lực - Wang nói - Sinh viên giỏi ra trường thường đầu quân cho các công ty lớn ngay mà không chú ý đến việc giảng dạy”

Hiện các tình nguyện viên làm việc cho sáng kiến của anh đa số là đồng nghiệp tại Microsoft. Họ dạy tiết đầu kết thúc lúc 9g sáng rồi đến công ty làm việc

“Tất cả đều vì mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ và không ai đi dạy vì tiền”, Wang thổ lộ

Phan Anh
 
Siemens giúp đào tạo kỹ sư

Các thiết bị tự động hóa mà Siemens tặng cho Đại học Cần Thơ để phục vụ công tác giảng dạy​

- Bộ phận Tự động hóa Công nghiệp Siemens Việt Nam đang thực hiện một dự án tài trợ các thiết bị tự động hóa cho các trường đại học để giúp đào tạo các kỹ sư

Tổng giá trị dự án tài trợ của Siemens là 55.000 đô la Mỹ. Mục đích của dự án nhằm giúp hàng trăm sinh viên kỹ thuật có thể áp dụng những lý thuyết đã học vào thực tế cũng như góp phần đào tạo những thay đổi tích cực cho việc đào tạo các kỹ sư, nhà khoa học tương lai cho Việt Nam

Siemens Việt Nam nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 23-5 rằng, công ty đã bàn giao gói tài trợ thiết bị tự động hóa cho trường Đại học Cần Thơ ngày 22-5. Cũng trong năm nay, công ty sẽ trao các thiết bị cho Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn, Trung tâm Việt Đức thuộc Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM và Trường Đại học Nha Trang

Phòng thí nghiệm thực hành thiết bị tự động hóa mới tại trường Đại học Cần Thơ được xây dựng trên mô hình tự động hóa tích hợp toàn diện (TIA) của Siemens, với các bộ điều khiển logic, điều khiển công nghiệp SIMATIC S7-1200; các màn hình điều khiển giao diện người-máy (HMI) và hệ thống giám sát điều khiển SCADA phục vụ cho việc đào tạo lập trình và điều khiển tự động. Siemens cũng giúp đào tạo cho các giảng viên của nhà trường để đảm bảo việc vận hành và sử dụng tối ưu các thiết bị này

Ông Phạm Thái Lai, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Siemens Việt Nam, cho biết thông qua việc tài trợ những thiết bị trên, công ty muốn cùng trường Đại học Cần Thơ mang đến cho các sinh viên cơ hội trang bị cho mình các kiến thức và kỹ năng thực hành hữu ích cho việc phát triển nghề nghiệp

Từ khi chính thức được thành lập tại Việt Nam năm 1993, Siemens đã hợp tác với nhiều trường đại học và dạy nghề ở Việt Nam thực hiện các chương trình đào tạo. Công ty đã tài trợ cho Trung tâm đào tạo Tự động hóa Siemens tại Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Thông qua Dự án liên kết nâng cao chất lượng giáo dục đại học kỹ thuật (HEEAP), Siemens đã cung cấp gói tài trợ bằng hiện vật là phần mềm có giá trị 71 triệu đô la Mỹ cho các trường đại học kỹ thuật của Việt Nam

Bình Nguyên
 
Top