What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Libya ThinkTank

LOBBY.VN

Administrator
Libya muốn thắt chặt hơn quan hệ với Việt Nam​

Tiếp xúc báo chí tại Hà Nội tối 6.10, đại diện lâm thời Hội đồng Chuyển tiếp dân tộc Libya (NTC) B.A. Al-Mansori bày tỏ lòng cảm ơn đến Chính phủ Việt Nam vì “đã sớm thừa nhận chính quyền cách mạng Libya và ủng hộ Libya tiếp quản ghế tại Liên Hợp Quốc”

mujpg-082701.jpg

Ông B.A. Al-Mansori
Ông Al-Mansori khẳng định, chính quyền mới của Libya muốn thắt chặt hơn nữa quan hệ với Việt Nam - một người bạn truyền thống của người dân Libya

- Ông có thể cập nhật tình hình mới nhất tại Libya ?

- Trong 3 ngày qua, quân đội cách mạng Libya đang tiến hành cuộc tấn công cuối cùng vào Sirte - căn cứ địa và là quê nhà của ông Gaddafi. NTC sẽ tuyên bố Libya độc lập ngay khi Sirte được giải phóng. Hy vọng điều đó sẽ sớm đến. Song, chúng tôi quan tâm đến tính mạng của người dân tại Sirte hơn là thời gian, nên các mũi tấn công đều được yêu cầu tránh tối đa việc gây thương vong cho dân thường

Hiện cuộc sống thường nhật đã trở lại tại nhiều nơi ở Libya. Các cơ quan chính phủ đều hoạt động tốt. Việc sản xuất dầu được nối lại. Các đường bay quốc tế đến Tripoli và Benghazi - nơi khởi phát phong trào cách mạng - đã ổn định. Chúng tôi cam kết sẽ xây dựng nền dân chủ và mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các quốc gia trên thế giới

- Có nhiều quan ngại về nguy cơ Libya biến thành Iraq thứ hai và lâm vào nội chiến sau khi công bố độc lập. Quan điểm của ông?

- Tôi có thể khẳng định Libya hoàn toàn khác Iraq. Đất nước Libya được xây dựng dựa trên hệ thống các bộ tộc anh em hiểu rõ nhau và tôn trọng nhau. Hệ thống bộ tộc Libya khác với Iraq - nơi xung đột tôn giáo và ý thức hệ quá lớn. Dù sau chiến tranh, vũ khí hiện nằm rải rác mọi nơi tại Libya, nhưng chỉ có rất ít các vụ bắn giết xảy ra. Người dân chỉ cầm vũ khí để tự bảo vệ. Người dân Libya đều đồng lòng muốn xây dựng một đất nước mới. Họ muốn được bầu cử, muốn phát triển. Chúng tôi tất cả đều là người Libya và có cùng một tôn giáo. Đó là lý do Libya sẽ không lâm vào nội chiến

- Một trong những vấn đề được dư luận quan tâm là số phận của đại tá Gaddafi. NTC đã có thông tin nào về nơi ẩn trốn của nhà cựu lãnh đạo chưa, thưa ông ?

- Hiện chưa ai biết đích xác nơi ông Gaddafi trú ẩn. Mọi thông tin về ông ta đều rất hỗn loạn. Có nguồn tin cho rằng ông Gaddafi đã chạy ra nước ngoài, có những nguồn tin khác lại xác nhận ông ta vẫn ở Sirte hay tại khu vực sa mạc ở miền nam Libya. Ngay khi ông Gaddafi bị bắt, chúng tôi sẽ tổ chức một phiên toà xét xử công bằng. Trong cuộc xung đột vừa qua, 35.000 người dân Libya đã thiệt mạng, hàng chục nghìn người khác bị thương và mất tích. Đất nước Libya đã phải trả giá quá lớn

- Quay trở lại quan hệ Việt Nam - Libya, ông kỳ vọng điều gì vào hợp tác song phương trong thời gian tới ?

- Những gì người dân Libya cảm nhận về Việt Nam cho đến nay đều hết sức tốt đẹp. Vì vậy, quan hệ song phương nếu có thay đổi cũng sẽ theo hướng tốt lên, vì lợi ích cho cả người dân Libya và Việt Nam. Gần 2 thập kỷ trước, Việt Nam còn phải nhập khẩu gạo, nhưng giờ đây đã vươn lên thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Libya muốn học hỏi kinh nghiệm đó từ Việt Nam để giúp người dân nghèo cải thiện cuộc sống. Có rất nhiều lĩnh vực hợp tác giữa hai bên và NTC sẽ sớm đưa ra lộ trình để thúc đẩy quan hệ song phương

- Libya từng là thị trường lao động quan trọng của Việt Nam. Khi nào NTC sẽ mở cửa lại thị trường này cho Việt Nam, thưa ông ?

- Tái thiết đất nước đang là một nhiệm vụ lớn của Libya và chúng tôi sẽ cần đến rất nhiều lao động. Libya đang rà soát lại danh sách các công ty xuất khẩu lao động và hy vọng sớm mở cửa đón lao động Việt Nam quay trở lại

Ông B.A. Al-Mansori hiện là Đại sứ Libya tại Malaysia, được đề cử kiêm nhiệm Việt Nam. Ông Al-Mansori cho biết, sẽ trình quốc thư lên Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang ngay sau khi chuyển giao quyền lực ở Libya
 
Lao động Việt Nam có cơ hội sớm trở lại Lybia​

LD2.jpg

Việc Libya đang dần ổn định tình hình chính trị và bắt đầu giai đoạn tái thiết đất nước mở ra cơ hội cho lao động Việt Nam quay trở lại làm việc

Khoảng tháng 6/2012, chủ sử dụng lao động tại Libya sẽ hoàn tất việc trả nợ lương cho lao động Việt Nam

Ngày 10/1, trao đổi với phóng viên Cổng Thông tin điện tửChính phủ, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết, trong tháng 12/2011, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã làm việc với Bộ Lao động và An sinh xã hội Thổ Nhĩ Kỳ - đối tác lớn nhất của Việt Nam đưa lao động đi làm việc tại Libya

Đoàn đã có buổi làm việc với Cơ quan tuyển dụng lao động Thổ Nhĩ Kỳ, các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ và một số nhà thầu đã từng tiếp nhận lao động Việt Nam làm việc cho các dự án ở Lybia để tìm hiểu khả năng đưa lao động Việt Nam quay trở lại Lybia làm việc khi tình hình đất nước này trở lại ổn định

Trước thờiđiểm xảy ra khủng hoảng chính trị tại Libya, các doanh nghiệp xây dựng ThổNhĩ Kỳ hoạt động rất mạnh ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và có nhu cầu sử dụng số lượng khá lớn lao động nước ngoài

Có 6 doanh nghiệp của Việt Nam (AIRSECO, ISALCO, SONA, VINACONEX MEC, VTC CORP, VITECH) hợp tác với 14 doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ để đưa lao động sang làm việc tại các công trình mà các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ nhận thầu xây dựng ở Lybia

Trong bối cảnh khó khăn chung của cuộc khủng hoảng chính trị tại Libya, tài sản và máy móc thiết bị của các nhà thầu bị mất khá lớn và chưa được Chính phủ Libya thanh toán nợ. Vì vậy, vẫn còn một số doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ chưa thanh toán hết tiền lương của những tháng cuối cùng cho lao động Việt Nam

Trong cuộc trao đổi với Đoàn công tác Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ cam kết sẽ thanh toán hết số tiền lương còn lại cho lao động Việt Nam trong thời gian sớm nhất từ nguồn trả nợ của Chính phủ Libya và nguồn vốn của các nhà thầu.

Để giải quyết dứt điểm vấn đề này nhằm giảm bớt các khó khăn cho lao động Việt Nam, đầu tháng 1/2012 Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã gửi Công hàm cho Bộ Lao động và An sinh xã hội Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị Bộ này phối hợp với các cơ quan chức năng của Thổ Nhĩ Kỳ đôn đốc các nhà thầu nhanh chóng thanh toán cho lao động Việt Nam về tiền lương, bảo hiểm và các chế độ khác để tiếp tục bước sang giai đoạn hợp tác mới

Theo thông tin của các nhà thầu xây dựng Thổ Nhĩ Kỳ, khoảng tháng 6/2012, khi việc đàm phán nhận thầu xây dựng tại Lybia hoàn tất, các lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam sẽ được đưa sang làm việc lại tại Libya và các khoản nợ lương cũng sẽ được chi trả

Đây là tin vui đầu năm mới bởi thị trường Libya đòi hỏi trình độ tay nghề phù hợp với lao động Việt Nam và có mức lương khá ổn định. Cơ hội việc làm này phù hợp nguyện vọng của đa số lao động vừa từ Lybia trở về

Sau khi xảy ra bất ổn chính trị tại Libya, Chính phủ đã huy động mọi nguồn lực để đưa toàn bộ lao động Việt Nam làm việc tại Libya về nước an toàn. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã có Quyết định 940/QĐ-LĐTBXH về việc hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải đưa lao động làm việc tại Libya về nước trước thời hạn

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết thêm, Cục sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tiếp tục rà soát, xem xét các trường hợp lao động đặc biệt khó khăn để đề nghị Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước hỗ trợ kịp thời
 
Việt Nam sẵn sàng tham gia tái thiết Libya​

Chinhphu.vn - Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh khẳng định Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện với Libya, sẵn sàng tham gia vào công cuộc tái thiết và phát triển của Libya

Nhận lời mời của Chính phủ Libya, đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh dẫn đầu đã thăm chính thức Libya từ ngày 04 - 06/3/2012

Trong thời gian ở thăm Libya, Thứ trưởng Lê Lương Minh đã có các buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động và Bộ Kinh tế Libya, thăm một số lao động Việt Nam mới trở lại Libya theo hợp đồng lao động

Tại các buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Lương Minh chúc mừng thành công của Chính phủ và nhân dân Libya đã nhanh chóng vượt qua khó khăn, ổn định tình hình, tập trung vào công cuộc tái thiết, xây dựng đất nước; cảm ơn phía Libya đã giúp đỡ bảo đảm an toàn và tạo điều kiện sơ tán thành công hơn 10.000 lao động Việt Nam trong thời gian xảy ra chiến sự

Thứ trưởng khẳng định Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện với Libya, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, đầu tư, thương mại, lao động; sẵn sàng tham gia vào công cuộc tái thiết và phát triển của Libya

Lãnh đạo Libya khẳng định coi trọng và quyết tâm cùng Việt Nam củng cố mối quan hệ truyền thống gần gũi đã gắn bó nhân dân hai nước gần nửa thế kỷ, coi chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao ta là thông điệp của phía Việt Nam ủng hộ quá trình phục hưng đất nước của nhân dân Libya

Lãnh đạo Libya cho biết, trước mắt, nhân dân Libya vẫn còn phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức cả về an ninh, kinh tế; song với sự cảm thông, ủng hộ và giúp đỡ của Chính phủ, nhân dân các nước trong khu vực và quốc tế, trong đó có Việt Nam, Libya hoàn toàn tin tưởng tiến trình cải cách dân chủ sẽ thành công
 
Lao động Việt Nam trở lại Libya

lao-dong-viet-nam-tro-lai-libya_zpsb2de4a77.jpg

Khoảng 700 lao động Việt Nam đã trở lại Libya làm việc với mức lương cơ bản được tăng thêm 30% so với trước đây

Sau nội chiến và cuộc di dời lao động lớn nhất lịch sử (hơn 10 vạn lao động về nước an toàn), Libya lại trở thành “tia sáng cuối đường hầm” cho ngành xuất khẩu lao động Việt Nam

Lương cao hơn trước

Trở về từ Libya sau khi đưa 29 lao động trở lại làm việc tại công trường xây dựng gần Tripoli, ông Nguyễn Vạn Xuân – chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần Việt Thắng – hồ hởi cho biết, chủ sử dụng đã tăng thêm cho lao động 30% lương cơ bản

Tuỳ theo tay nghề và vị trí làm việc, lao động được hưởng mức lương cơ bản từ 270 – 350 USD/tháng. Cộng với làm thêm giờ trung bình hai giờ/ngày, tổng thu nhập của người lao động đạt trên 500 USD/tháng (khoảng 9 – 12 triệu đồng). Toàn bộ chi phí ăn, ở do chủ sử dụng lao động đài thọ

Khi được hỏi đánh giá về tính ổn định của thị trường, ông Xuân cho rằng khó có thể so sánh với trước khi xảy ra bạo loạn; song hiện tại các dự án, công trình xây dựng tại Libya đều hoạt động bình thường trở lại và đều thông báo nhận lao động với mức lương cao hơn cũ

Xác nhận đơn vị mình đã đưa được một số lượng lớn lao động trở lại Libya, đại diện các doanh nghiệp như Sona, Vinaconex, Việt Nhật (đều là những doanh nghiệp từng có số lượng lớn lao động về nước trước hạn) cho biết, các hợp đồng mới đều được cục Quản lý lao động ngoài nước thẩm định kỹ càng. Và bản thân các doanh nghiệp cũng đã tìm hiểu thực tế trước khi quyết định đưa lao động sang

Điểm đáng mừng chung là hầu hết chủ sử dụng lao động cũ đều mong muốn nhận lao động từng làm việc cho mình trước đây trở lại. Những khoản nợ lương cũ cũng được chủ sử dụng và công ty môi giới hứa thu xếp để trả lại trong thời gian gần nhất

“Đối tác Thổ Nhĩ Kỳ của chúng tôi đang nợ lương lao động cho biết họ đang làm thủ tục với phía Libya để lấy lại tài sản, và được đền bù những tổn thất như máy móc thiết bị bị hỏng do cuộc bạo loạn năm ngoái. Khi họ nhận được số tiền này sẽ thanh toán nợ lương cho lao động Việt Nam và nhận thêm lao động quay trở lại làm việc”, ông Xuân cho biết

Chỉ riêng đối tác nói trên đã có đơn hàng yêu cầu nhận 100 lao động. Tuy nhiên, ông Xuân cho hay vì nợ lương cũ chưa thanh toán nên công ty Việt Thắng chưa đáp ứng đơn hàng này

Nhiều doanh nghiệp khác cũng cho hay họ cũng đang có đối tác với yêu cầu nhận số lượng lao động lớn trong lĩnh vực xây dựng, nhưng chưa được cục Quản lý lao động ngoài nước thẩm định đơn hàng và cho phép làm

“Chúng tôi gửi đơn hàng lên thẩm định thì nhận được công văn của bộ Lao động nói đang cho làm thí điểm nên chưa cho các doanh nghiệp mới được làm, hiện ưu tiên các doanh nghiệp cũ có số lượng lao động về nước trước hạn lớn. Đến quý 1/2013 mới xem xét cho các doanh nghiệp khác được triển khai đơn hàng”, giám đốc một doanh nghiệp thuộc bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho hay

Khuyến khích quay trở lại Libya

Trên 40 % lao động muốn quay lại Libya

Khảo sát sơ bộ của các doanh nghiệp cho thấy có khoảng 40 – 50% lao động về nước trước hạn có nguyện vọng quay trở lại Lybia làm việc. Do vậy, năm 2013 bộ Lao động – thương binh và xã hội sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét mở rộng việc đưa lao động sang thị trường này, bù đắp cho việc một số thị trường truyền thống đang bị đóng băng hoặc sụt giảm nghiêm trọng


Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Thanh – phó cục trưởng cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết chủ trương của bộ Lao động – thương binh và xã hội là khuyến khích các doanh nghiệp và người lao động quay trở lại Libya. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải theo dõi sát sao tình hình thị trường và đơn hàng phải được thẩm định đảm bảo các điều kiện

Trong đó, quan trọng nhất là trong hợp đồng phải quy định rõ thời hạn thanh toán tiền lương cho người lao động. Trong hợp đồng môi giới (nếu có) phải có điều khoản quy định: trong trường hợp người lao động về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, doanh nghiệp bị phá sản...) hoặc không do lỗi người lao động, thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm yêu cầu bên môi giới hoàn trả lại cho người lao động một phần tiền môi giới đã nộp theo nguyên tắc người lao động làm việc chưa đủ 50% thời gian theo hợp đồng thì được nhận lại 50% tiền môi giới đã nộp

Hợp đồng cung ứng lao động phải có điều khoản quy định về phương án bảo đảm an toàn cho người lao động trong trường hợp khẩn cấp: đối tác phải mua bảo hiểm rủi ro cho người lao động, phải đưa người lao động đến nơi an toàn và đưa về nước khi cần thiết, chịu chi phí đưa người lao động về nước và thanh toán đầy đủ tiền lương cho người lao động
 
Top