What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây kinh tế Myanmar

Khai trương Tổng lãnh sự quán Myanmar tại Sài gòn​

- Lễ khai trương diễn ra chiều 19.12, văn phòng Tổng lãnh sự đóng tại 50 đường Sầm Sơn, P.4, quận Tân Bình. Ông Đàm Trung Bắc-Tổng giám đốc Cty cổ phần dịch vụ nhân lực toàn cầu (GMAS) - đã được bổ nhiệm làm Tổng lãnh sự danh dự

Phát biểu tại lễ khai trương, ngài Đại sứ Liên bang Myanmar tại Việt Nam Aung Thein cho biết, việc mở lãnh sự quán Myanmar tại TPHCM là một bước tiến quan trọng trong quan hệ hai nước Vietnam - Myanmar, tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy cho việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nuớc

Hiện có khoảng 100 người Myanmar sinh sống, làm việc tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn với đối tác Myanmar chủ yếu trong lĩnh vực khai thác, thăm dò dầu khí, bưu chính viễn thông, dược phẩm, gỗ

Việt Nam và Myanmar chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ 28.5.1975

Lobby & Gmas Corp
 
Quan hệ Việt Nam-Myanmar ngày càng phát triển​

Tiếp Đại sứ Liên bang Myanmar Aung Thein chiều 12/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ giữa Việt Nam và Myanmar ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư

Thủ tướng đánh giá cao đóng góp tích cực của Đại sứ trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam vừa qua đã phối hợp tốt với các ngành chức năng của Việt Nam thúc đẩy quan hệ chính trị, ngoại giao và kinh tế

Thủ tướng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là tăng cường hợp tác cùng có lợi với Myanmar, góp phần xây dựng cộng đồng ASEAN hòa bình, hữu nghị và phát triển, đồng thời mong muốn dù ở cương vị công tác nào Ngài Aung Thein tiếp tục đóng góp trong việc thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Đại sứ Aung Thein bày tỏ tình cảm tốt đẹp, ấn tượng sâu sắc về đất nước và con người Việt Nam; khẳng định dù ở vị trí công tác nào cũng sẽ tích cực đóng góp vào việc vun đắp mối quan hệ giữa hai nước
 
Đầu tư nước ngoài trước viễn cảnh cạnh tranh với Myanmar​

anhthuc3_1328069804.jpg

Chính phủ Myanmar ngày 28-1 thông báo kế hoạch miễn thuế tám năm cho các nhà đầu tư nước ngoài và có thể xem xét kéo dài thời hạn này nếu cần thiết nhằm thu hút vào các dự án phát triển kinh tế trong nước

Phát biểu với báo chí nhân tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại thành phố Davos (Thụy Sĩ), Thứ trưởng Đường sắt Lwin Thaung cho biết Chính phủ Myanmar chuẩn bị thông qua Luật đầu tư sửa đổi vào cuối tháng 2 này, thay thế cho bộ luật đã có từ năm 1991

Rõ ràng đây là một thông điệp “trải thảm đỏ” Myanmar muốn gửi đến cộng đồng quốc tế sau khi đã thực hiện cải cách dân chủ bước đầu

Bối cảnh kinh tế xã hội của Myanmar hiện nay khiến chúng ta liên tưởng đến Việt Nam 18 năm trước đây khi cấm vận của Mỹ được dỡ bỏ đã tạo cho giới đầu tư quốc tế một cơ hội làm ăn mà ai nhanh chân đến trước sẽ có lợi

Cho dù tiềm năng thực sự của Myanmar chưa được thông tin đầy đủ nhưng việc đất nước này mở cửa vẫn tạo nên những kỳ vọng, như nhận xét của ông Jim Rogers, Chủ tịch Tập đoàn Rogers Holdings tại Singapore

"Nếu tìm được hướng đầu tư vào Myanmar lúc này, bạn có khả năng trở nên rất giàu trong vài ba chục năm tới"

Nhận định như vậy cũng đã rất phổ biến vào thời kỳ Việt Nam mới mở cửa và nay được giới đầu tư lặp lại cùng với sự xuất hiện của những cơ hội đầu tư mới ở Myanmar

Rất có thể một phần dòng vốn quốc tế rồi đây sẽ rút ra khỏi các thị trường nơi mà kỳ vọng ban đầu đang giảm sút vì nhiều lý do nội tại lẫn khách quan. Và nếu điều này diễn ra trong tương lai gần thì phải chăng Việt Nam đang có một đối thủ cạnh tranh về thu hút đầu tư đáng gờm là Myanmar ?

Myanmar từng là nước giàu có nhất trong khu vực hồi thập niên 60 của thế kỷ trước, thế nhưng gần nữa thế kỷ dưới chế độ quản lý của giới quân sự, đất nước này đã tụt hậu và bị cô lập, được coi là một trong những quốc gia nghèo nhất khu vực

Từ năm 1988 tới cuối năm 2011, đầu tư nước ngoài vào Myanmar vẫn rất hạn chế với tổng số vốn đăng ký khoảng 40 tỉ USD, chủ yếu đến từ Trung Quốc và Thái Lan. Theo thống kê chính thức của Myanmar, hơn 86% tổng lượng đầu tư nước ngoài đổ vào nước này tập trung vào ngành điện, khai thác mỏ và dầu khí

Sự cởi mở gần đây về chính trị đã khơi dậy hy vọng rằng lệnh cấm vận của phương Tây sẽ sớm được dỡ bỏ, trước tiên là Liên minh châu Âu và tiếp theo là Mỹ nếu Myanmar tiếp tục cải cách hơn nữa

Từ giữa năm qua, song song với các chuyến công du liên tục của giới chính trị gia phương Tây, các nhà đầu tư ngoại quốc cũng ồ ạt tới thăm dò thị trường Myanmar. Họ thật sự có ấn tượng với sự thay đổi chính trị đáng ngạc nhiên tại một đất nước vừa giàu tài nguyên thiên nhiên vừa có nhân công rẻ nhất khu vực Đông Nam Á

Báo chí nước ngoài cho biết trong khi Trung Quốc và Thái Lan đã bước vào Myanmar nhiều năm qua với các công trình thủy điện, cảng biển nước sâu và công trình ống dẫn khí đốt thì Nhật Bản, Hoa Kỳ và nhiều nước EU đang có kế hoạch tiến vào Myanmar để nghiên cứu các lĩnh vực khác vẫn còn nhiều tiềm năng

Có lẽ cũng giống như Việt Nam trong những năm đầu Mỹ bãi bỏ cấm vận, giới quan sát cho rằng hàng loạt văn phòng tư vấn đầu tư sẽ có mặt tại Myanmar hỗ trợ cho các dự án khai thác dầu khí, quặng mỏ, khoáng sản, ngân hàng, du lịch... được dự báo sẽ là những lĩnh vực có nhiều đơn xin giấy phép đầu tư nhất.

Xét về các yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài, tuy Myanmar và Việt Nam có những điểm tương đồng lẫn dị biệt nhưng cả hai đều là nền kinh tế nông nghiệp và có xuất phát điểm thấp

Vào năm 1994 khi Mỹ bỏ cấm vận, GDP bình quân đầu người của chúng ta chỉ mới khoảng 220 USD, còn Myanmar hiện nay vào khoảng 600 USD

Giá nhân công của Việt Nam và Myanmar đều rẻ do năng suất lao động còn thấp, hậu quả của một nền giáo dục trì trệ và lạc hậu so với xu thế phát triển. Người dân cả hai nước cần cù nhưng còn nghèo trong một xã hội mà phân phối thu nhập chưa hợp lý

Cả Myanmar và chúng ta vào thời kỳ đầu mở cửa, hệ thống luật pháp vừa lạc hậu vừa chưa đầy đủ, một nền hành chính quan liêu là miếng đất màu mỡ cho tham nhũng phát sinh

Hệ thống ngân hàng yếu kém không làm được chức năng đưa máu vào nền kinh tế đang cần đồng vốn, trong khi kinh doanh ngoại tệ chưa được quản lý chặt chẽ tạo ra chênh lệch tỷ giá ngoại hối quá cao ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu. Hiện nay ở Myanmar tỷ giá ngoại hối bên trong ngân hàng và thị trường tự do chênh lệch gần 100 lần

Một số doanh nhân Việt Nam sang thăm dò thị trường Myanmar cho rằng kinh tế ngầm ở đây chiếm phần lớn giao dịch và không thể kiểm soát được. Trong chừng mực điều này cũng giống chúng ta và nên xem đó là căn bệnh của thời kỳ đầu mở cửa

Tuy nhiên, xét về lợi thế cạnh tranh thì Myanmar có nhiều hơn chúng ta

Lợi thế thứ nhất là về tài nguyên. Myanmar đã một thời là nước xuất khẩu gạo có đến 23 triệu hécta đất sản xuất nông nghiệp nhưng chỉ mới khai thác một phần nhỏ, trong khi đất sản xuất nông nghiệp của chúng ta khoảng 9,4 triệu hécta và đã bị khai thác triệt để

Tài nguyên thiên nhiên của đất nước này mới đúng là rừng vàng biển bạc với quặng mỏ khoáng sản đủ loại, trữ lượng lại lớn, đặc biệt là hồng ngọc và cẩm thạch của Myanmar rất đắt giá và nổi tiếng trên thị trường thế giới, là nguồn lợi đáng kể cùng với gỗ quý

Đất nước này có cảng biển mở ra Ấn Độ Dương và một tiềm năng dầu khí hấp dẫn các công ty lớn của thế giới

Lợi thế thứ hai là nhân lực. Myanmar là một nước đất rộng (diện tích 676.577km2) người đông (dân số 62 triệu người) là thuộc địa cũ của Anh nên có một lực lượng lao động nói tiếng Anh hơn hẳn chúng ta, đặc biệt là những người lao động trí óc và cấp quản lý trung gian rất cần thiết đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Vậy mà hiện nay đồng lương tại đây rất thấp, giáo sư đại học thu nhập phổ biến chưa đến 200 USD, kế toán trưởng giỏi thì hầu hết khoảng 300 USD, công nhân khoảng 50 USD/tháng

Lợi thế này còn được phát huy với gần 90% người theo đạo Phật, mà như giáo sư Cao Huy Thuần, một nhà nghiên cứu uyên thâm về Phật giáo, trong một bài viết đã nhận xét

"Ở Myanmar, phát triển kinh tế chỉ là phương tiện, mục đích là đời sống tâm linh của người dân"

Một hình ảnh phổ biến ở Myanmar là phần lớn công chức sau một ngày làm việc, buổi chiều đều ghé thắp nhang cầu nguyện ở một ngôi chùa nào đó trên đường về nhà

Cứ tưởng như đó là chuyện của từng người không liên quan gì đến phạm trù nhân lực, nhưng trong sâu xa nhờ vậy mà vốn xã hội của Myanmar rất cao, đa phần người dân sống tử tế, đây là một lợi thế không nhỏ trong thời kỳ mở cửa đón người nước ngoài vào làm ăn

Lợi thế thứ ba là tinh thần xây dựng và thực thi luật pháp. Là cựu thuộc địa của Anh, luật pháp của Myanmar thừa hưởng được tính rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu và dễ thực thi của hệ thống luật lệ Vương quốc Anh. Nhờ đó mà tránh được sự vận dụng tùy tiện như chúng ta lâu nay vốn là nỗi khổ tâm của nhà đầu tư nước ngoài

Từ sau bầu cử hồi tháng 11-2010 đến nay Myanmar đã xây dựng 18 bộ luật được xem là cởi mở trong đó có luật cho phép người dân biểu tình và hiện Quốc hội nước này đang xem xét thông qua Luật đầu tư nước ngoài với tinh thần thông thoáng hơn nhiều so với luật cũ

Chừng đó thông tin về khả năng Myanmar thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài chẳng lẽ không làm chúng ta lo ngại nhất là khi năm 2011 đồng vốn FDI giảm đến 26% so với năm 2010, đã có không ít nhà đầu tư rút khỏi Việt Nam trong đó các quỹ đầu tư nước ngoài đã thoái vốn mạnh

Có ý kiến cho rằng sự sút giảm đồng vốn đầu tư nước ngoài là do tình hình chung. Thế nhưng, hiện nay hàng chục ngàn tỉ USD vốn nhàn rỗi trên thế giới vẫn đang tìm đường đến những nơi có khả năng mang lại lợi nhuận nhiều nhất, là những thị trường mới nhiều tiềm năng và có lợi thế cạnh tranh cao mà Myanmar có thể là một sự chọn lựa

Đứng trước viễn cảnh như vậy, một kịch bản tái cấu trúc nền kinh tế và tài chính quốc gia đang được chúng ta thực hiện, trong đó kiềm chế lạm phát là nhiệm vụ trước mắt để ổn định kinh tế vĩ mô. Hy vọng kịch bản này sẽ bao gồm việc sửa đổi Luật đất đai cho phù hợp với yêu cầu đổi mới hơn nữa, xem xét lại vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh, đồng thời nâng cao vai trò kinh tế tư nhân để thu hút đồng vốn trong nước vào quỹ đạo phát triển. Người trong nước làm ăn được thì bên ngoài mới tin tưởng cũng như tìm thấy những đối tác đáng tin cậy để mang tiền vào đầu tư

Tất nhiên, ngổn ngang trong chúng ta còn biết bao nhiêu thứ phải làm. Một hạ tầng chưa phát triển đồng bộ, bao gồm hệ thống nối mạng chưa thật sự xuyên suốt cùng với những phức tạp từ kho bãi và thủ tục hải quan đã khiến chi phí vận chuyển quá cao, có khi lên đến 25% giá thành các dự án

Thủ tục hành chính còn quá rườm rà, nhiều nghị định của bộ này lại chồng chéo với nghị định của bộ khác là điều kiện cho tham nhũng hoành hành, khiến chi phí gián tiếp cao đến mức nhiều nhà đầu tư phải "giữa đường bỏ chạy"

Thêm vào đó là một năng suất bình quân lao động thuộc vào hàng thấp nhất khu vực (thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần, Thái Lan 30 lần) đã không làm nhà đầu tư phấn chấn

Nhìn Myanmar là một đối thủ cạnh tranh thu hút đầu tư để chúng ta hoàn chỉnh hơn nữa các chính sách. Các chuyên gia kinh tế cho rằng Myanmar cũng như các nước mới mở cửa còn phải mất một thời gian đối mặt với các vướng mắc trong quá trình thu hút đồng vốn bên ngoài. Chúng ta có ưu thế là đi trước một bước, nhưng đó không phải là lợi thế cạnh tranh

Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu vài chục năm nữa Myanmar sẽ trở thành một con rồng châu Á, điều mà chúng ta từng ấp ủ mấy thập niên nhưng cho đến nay vẫn chưa thành hiện thực

Xin đừng quên là thời gian không bao giờ chờ đợi chúng ta

Trần Trọng Thức
 
Quan hệ Việt - Miến 'thông cảm cho nhau'​

120322081129_vietnamese_and_burmese_flags_304x171_bbc_nocredit.jpg

Việt Nam và Miến Điện sẽ giúp nhau hết sức mình để phát triển ?​

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam cho biết Việt Nam – Miến Điện có quan hệ “hữu nghị truyền thống” và dễ thông cảm cho nhau trên nhiều vấn đề

Trả lời cuộc phỏng vấn chung của hai ban Tiếng Việt và Tiếng Miến Điện của BBC hôm 21/3 nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Miến Điện Thein Sein, ông Lê Công Phụng cũng đề cập đến chủ đề Biển Đông trong mối quan hệ

Hai mặt của phát triển

“Việt Nam không mưu cầu Miến Điện sẽ đứng về phía Việt Nam trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông vì vấn đề đấy thuộc các bên có liên quan trực tiếp xử lý với nhau,” ông Phụng nói

Tuy nhiên ông Phụng cũng nói Miến Điện có thể tham gia xử lý trong các vấn đề có liên quan đến nhiều nước như an ninh và tự do hàng hải

Ông Phụng hiện đang là chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Asean thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị của Việt Nam

Trả lời câu hỏi Việt Nam có thể học hỏi được gì từ cuộc cải cách của Miến Điện, ông Phụng nói Hà Nội “sẵn sàng tham khảo học hỏi nếu có những điều Miến Điện làm hay và hiệu quả trong việc xây dựng và phát triển đất nước”

Ông cũng cho biết những diễn biến gần đây ở Miến Điện sẽ có tác động tích cực trong quan hệ đối với Việt Nam cũng như trong khối Asean

“Các cải cách làm cho Miến Điện mạnh lên – một thành viên Asean mạnh lên,” ông giải thích

"Chúng tôi phải cố gắng hơn để làm sao Miến Điện có các nhà đầu tư cũng không ảnh hưởng gì lớn đến Việt Nam"
Ông Lê Công Phụng

“Nếu kinh tế Miến Điện phát triển mạnh lên thì hợp tác kinh tế thương mại với Việt Nam cũng thuận lợi hơn,” ông nói

Tuy nhiên ông cũng thừa nhận là nếu Miến Điện “mở cửa phát triển mạnh” thì “có thể Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn một chút để thu hút đầu tư buôn bán của các nước’

“Nói (Miến Điện) là đối thủ (của Việt Nam) cũng được vì Miến Điện là một đất nước vừa mở ra nên các nhà đầu tư sẽ kéo vào,” ông nói

“Chúng tôi phải cố gắng hơn để làm sao Miến Điện có các nhà đầu tư cũng không ảnh hưởng gì lớn đến Việt Nam”

Ông Phụng nói ông tin Miến Điện “có rất nhiều điều kiện để phát triển đất nước”

Thông cảm cho nhau

Trả lời câu hỏi hai nước mong muốn gì ở nhau trong quan hệ song phương, ông nói về phía Việt Nam “muốn thì muốn nhiều”

“Trước hết chúng tôi cần củng cố mối quan hệ giữa Việt Nam và chính quyền mới ở Miến Điện và củng cố hợp tác về kinh tế, văn hóa và các lĩnh vực,” ông nói

“Chúng tôi cũng như nhiều nước trong khu vực cũng trông đợi Miến Điện chuyển biến, đổi mới theo tiến trình đã đặt ra, thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa và sớm ổn định đất nước để phát triển,” ông nói thêm

Về phía Miến Điện, ông cho rằng nước này mong muốn nước ông hỗ trợ trong quá trình phát triển đất nước cũng như quá trình đổi mới chính trị của họ

"Chúng tôi cũng như nhiều nước trong khu vực cũng trông đợi Miến Điện chuyển biến, đổi mới theo tiến trình đã đặt ra, thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa và sớm ổn định đất nước để phát triển"
Ông Lê Công Phụng


“Họ cũng muốn tìm hiểu tham khảo các bài học Việt Nam đã trải qua,” ông nói

Về cơ sở quan hệ hai nước, ông Phụng mô tả là “quan hệ hữu nghị truyền thống” và thông cảm cho nhau trên nhiều vấn đề

“Việt Nam và Miến Điện cùng chung cảnh ngộ bị chiếm đóng và đều đứng lên giải phóng đất nước nên chia sẻ nhiều chuyện và thông cảm lẫn nhau,” ông nói

Ông Phụng cũng nói là do Việt Nam cũng từng bị bao vây cấm vận nên thông cảm với hoàn cảnh của Miến Điện

“Quan hệ hai nước chỉ có thể tốt lên thôi,” ông nói, “Trước đây và hiện nay hai bên đã cam kết giúp nhau hết sức mình để phát triển”

“Dù chế độ chính trị khác nhau nhưng hai bên hiểu nhau và hoàn toàn có thể giúp đỡ nhau một cách vô tư,” ông nói thêm

Ông cho biết là trong các cuộc gặp gỡ gần đây của ông với một số giới chức của Miến Điện thì ông đã nghe được khẳng định họ đã thay đổi và không trở lại con đường cũ”

“Sau một thời gian dài khó khăn, họ (giới chức Miến Điện) nói là tiến trình phát triển đưa đất nước của họ đi lên diễn ra từng bước chứ không thể nhanh được,” ông thuật lại
 
Bà Aung San Suu Kyi ngừng tranh cử vì kiệt sức​

- Theo BBC, lãnh đạo đối lập Myanmar, bà Aung San Suu Kyi đã dừng chiến dịch tranh cử vì kiệt sức

Người phát ngôn của bà cho biết bà bị hạ huyết áp, nôn mửa sau buổi vận động tranh cử ở thành phố Myeik. Trong các cuộc vận động tranh cử trước đó ở miền Bắc Myanmar, bà Suu Kyi cũng đã ngã bệnh và bác sĩ đã khuyên bà nghỉ ngơi

images414837_Suu-Kyi.jpg

Bà Aung San Suu Kyi trong một cuộc vận động tranh cử​

Còn chưa đầy 1 tuần nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử bổ sung 48 ghế tại Quốc hội Myanmar (vào ngày 1-4), việc bà Suu Kyi ngừng cuộc vận động tranh cử vào lúc này có thể gây thất vọng cho các ủng hộ viên của bà

Đây là cuộc bầu cử đầu tiên bà tham gia ứng cử kể từ năm 1990. Lúc đó, đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà giành chiến thắng nhưng không được chính phủ quân sự chuyển giao quyền lực và bà bị quản thúc cho tới khi chính phủ dân sự Myanmar thực hiện cải tổ chính trị, cho phép bà ra tranh cử

Mỹ và EU đang chờ đợi sau cuộc bầu cử này mới có thể tính đến chuyện dỡ bỏ cấm vận Myanmar mà họ đã áp đặt từ năm 1990
 
Hội chợ triển lãm Thương mại – dịch vụ TP.HCM tại Myanmar​

- Sau chuyến khảo sát thị trường, tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư – thương mại – du lịch của đoàn lãnh đạo cấp cao và doanh nghiệp TP.HCM, Myanmar được nhận định là thị trường đầy tiềm năng cho hàng hoá Việt Nam, cần nhanh chóng khai thác

Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm, tìm kiếm các nhà phân phối và đối tác tại Myanmar phát triển kinh doanh, trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) tổ chức hội chợ triển lãm Thương mại – dịch vụ TP.HCM tại Myanmar 2012 (Hochiminh City Expo 2012) từ ngày 15 – 19.6.2012 ở trung tâm triển lãm Tatmadaw Hall, Yangon. Hội chợ dự kiến quy mô khoảng 160 gian hàng, chia thành hai khu chính: khu ngôi nhà chung TP.HCM và khu sản phẩm hàng hoá, dịch vụ

Song song với hội chợ triển lãm, ITPC sẽ tổ chức khảo sát thị trường và giao thương tại hai thành phố Yangon và Mandalay cho các doanh nghiệp Việt Nam từ ngày 14 – 19.6.2012. Đoàn lãnh đạo TP.HCM và doanh nghiệp sẽ khảo sát các địa điểm để thành lập trung tâm thương mại của Việt Nam

Thông tin chi tiết về các hoạt động xúc tiến tại Myanmar, doanh nghiệp liên hệ: phòng Xúc tiến thương mại – ITPC (chị Ngọc Linh, anh Hoàng Long), số 51 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP.HCM; ĐT: 08.39104565; fax: 08.39101303; email: trade@itpc.gov.vn
 
Đoàn công tác của Thượng viện Myanmar thăm Ninh Bình​

Sáng 21-6, Đoàn công tác của Thượng viện Myanmar do ông Khin Aung Myint, Chủ tịch Thượng viện đồng thời là Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng đoàn đã đến thăm Ninh Bình

Tiếp Đoàn có các đồng chí: Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Thắng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Chung Phụng, TVTU, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh

Tại buổi tiếp, đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã thông báo với Đoàn những nét khái quát về vị trí địa lý, tình hình KT- XH của tỉnh Ninh Bình. Trong đó nêu bật những năm qua, Ninh Bình đã phát huy tốt lợi thế, tiềm năng trong phát triển kinh tế, đạt mức tăng trưởng trên 15%/năm, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt

Đặc biệt, Ninh Bình là mảnh đất giàu truyền thống, được thiên nhiên ưu đãi, là nơi hội tụ nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như: Cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động; Vườn Quốc gia Cúc Phương, Khu du lịch sinh thái Tràng An, Chùa Bái Đính...

Hiện nay, Ninh Bình đang triển khai nhiều giải pháp nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút các nguồn lực đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững

22226.jpg

Đoàn Công tác Thượng viện Myanmar trồng cây lưu niệm tại Khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính​

Đồng chí khẳng định, chuyến thăm của đoàn Thượng viện Myanmar tại Ninh Bình sẽ góp phần vun đắp thêm mối quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Nam - Myanmar nói chung và tỉnh Ninh Bình với các địa phương Myanmar nói riêng

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ chúc chuyến thăm của Đoàn thành công, hy vọng rằng cảnh sắc và con người Ninh Bình sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp đối với các thành viên trong Đoàn

Ông Khin Aung Myint, Chủ tịch Thượng viện đồng thời là Chủ tịch Quốc hội cảm ơn các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã dành thời gian tiếp Đoàn, bày tỏ sự vui mừng khi được đến thăm Ninh Bình - một mảnh đất địa linh nhân kiệt

Ông Trưởng đoàn cũng bày tỏ sự khâm phục trước những bước phát triển của Ninh Bình trên các mặt, tin tưởng rằng với sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền, Ninh Bình sẽ nhanh chóng phát triển trở thành một địa phương giàu mạnh của Việt Nam và của khu vực Đông Nam Á

Nhân dịp này, Đoàn đã đến thắp hương và trồng cây lưu niệm tại Khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính
 
Chủ tịch nước tiếp Phó Tổng thống Myanmar Nyan Tun
Chinhphu.vn - Chiều 20/3, tại Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Phó Tổng thống Myanmar Nyan Tun, đang có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam theo lời mời của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan

chutichnuoc_zpsce67d17d.jpg

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Phó Tổng thống Myanmar Nyan Tun, chiều 20/3​

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao chuyến thăm Việt Nam lần này của Phó Tổng thống Nyan Tun, cho rằng chuyến thăm sẽ đóng góp tích cực vào việc tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp sẵn có giữa hai nước

Phó Tổng thống Myanmar bày tỏ cảm ơn Chủ tịch nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho cá nhân Phó Tổng thống và Đoàn đại biểu cấp cao Myanmar những tình cảm tốt đẹp và sự đón tiếp nồng hậu

Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng Myanmar sẽ tiếp tục phát triển vững mạnh và ổn định trên nền tảng những thành tựu quan trọng về mọi mặt đạt được trong thời gian qua. Phó Tổng thống Myanmar cũng chúc mừng những thành tựu to lớn của Việt Nam về kinh tế - xã hội và đối ngoại; cho biết Myanmar đang trong quá trình phát triển kinh tế nên rất quan tâm thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có Việt Nam

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao các kết quả đạt được trong cuộc hội đàm của Phó Tổng thống Myanmar với Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; cho rằng những thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm sẽ góp phần quan trọng trong việc đưa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước lên tầm cao mới

Chủ tịch nước đề nghị hai bên duy trì hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương sẵn có, trong đó có Ủy ban Hỗn hợp, nhằm tháo gỡ các vướng mắc và thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực. Phó Tổng thống Myanmar cam kết sẽ tích cực thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận cấp cao đã đạt được giữa hai nước, đặc biệt là Tuyên bố chung về hợp tác trong 12 lĩnh vực ưu tiên

Phó Tổng thống Myanmar cảm ơn việc Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Việt Nam sẽ ủng hộ Myanmar đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2014 và cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với Việt Nam cũng như các nước ASEAN khác nhằm chuẩn bị kỹ lưỡng cho vai trò này. Chủ tịch nước cũng khẳng định Việt Nam sẵn sàng ủng hộ và chia sẻ kinh nghiệm với Myanmar trong tổ chức SEA Games năm 2013

* Trước đó, ngay sau lễ đón tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã có cuộc hội đàm với Phó Tổng thống Nyan Tun

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhiệt liệt chào mừng Phó Tổng thống Nyan Tun và Đoàn đại biểu cấp cao Myanmar sang thăm chính thức Việt Nam; bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần quan trọng vào việc củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt sẵn có giữa hai nước

Phó Chủ tịch nước chúc mừng những thành tựu có ý nghĩa của Chính phủ và nhân dân Myanmar trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân và mở rộng quan hệ đối ngoại; cho rằng những thành tựu này là tiền đề vững chắc để Myanmar tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2014, qua đó khẳng định vai trò và uy tín ngày càng cao ở khu vực và trên thế giới

Phó Tổng thống Nyan Tun bày tỏ vui mừng lần đầu tiên tới thăm Việt Nam trên cương vị Phó Tổng thống; cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và chu đáo mà Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho cá nhân Phó Tổng thống và Đoàn đại biểu cấp cao Myanmar. Phó Tổng thống chúc mừng những thành tựu quan trọng về mọi mặt của Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới; đánh giá cao vai trò và vị thế ngày càng cao của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới; chúc nhân dân Việt Nam tiếp tục giành được nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Hai bên bày tỏ hài lòng trước những bước phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước trong thời gian qua; nhất trí cần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian tới, trong đó trọng tâm là tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc các cấp; duy trì các cơ chế hợp tác song phương hiện có như Ủy ban Hỗn hợp

Tiểu ban Hỗn hợp về Thương mại và Tham khảo chính trị; trước mắt là tổ chức thành công Ủy ban Hỗn hợp lần thứ 8 tại Myanmar trong tháng 3/2013; đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai nước ít nhất đạt 500 triệu USD vào năm 2015; tiếp tục hợp tác chặt chẽ về quốc phòng - an ninh; và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng khác như nông lâm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi, tài chính - ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, dầu khí, du lịch...

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cảm ơn và đề nghị Chính phủ Myanmar tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư và kinh doanh tại Myanmar; đẩy nhanh tiến độ cấp phép cho các dự án của Việt Nam tại Myanmar

Hai bên cũng khẳng định tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là trong khuôn khổ Liên hợp quốc và ASEAN cũng như các cơ chế hợp tác tiểu vùng khác như: hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), hợp tác hành làng kinh tế Đông - Tây (EWEC), hợp tác kinh tế Ayeyawadi – Chao Phraya – Mekong (ACMECS)...

Phó Tổng thống Nyan Tun đánh giá cao sự ủng hộ của Việt Nam đối với Myanmar trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2014 và mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức SEA Games năm 2013

Hai bên nhất trí về tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử về Biển Đông (COC)

Phó Tổng thống Nyan Tun đã mời Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan sang thăm chính thức Myanmar và Phó Chủ tịch nước đã vui vẻ nhận lời

Minh Khôi
 
Phó Tổng thống CHLB Myanmar thăm Hiệp hội AVIM

Ngày 20/03/2013, nhân chuyến thăm chính thức nước CHXHCN Việt Nam, Phó Tổng thống Cộng hòa liên bang Myanmar Nyan Tun và đoàn lãnh đạo cấp cao Nhà nước, Chính phủ Myanmar đã đến thăm trụ sở Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar (AVIM) và BIDV.

21-3TV5BaoAnh213201385835298.jpg

Ông Trần Bắc Hà – Chủ tịch AVIM, Chủ tịch HĐQT BIDV - đã báo cáo với Phó Tổng thống Nyan Tun và đoàn về những kết quả hoạt động của AVIM thời gian qua, trong đó nhấn mạnh đến sự quan tâm, tạo điều kiện của Chính phủ hai nước đối với các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Myanmar. Từ khi thành lập đến nay, AVIM đã tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam sang khảo sát, nghiên cứu thị trường cũng như giới thiệu các cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư tại Myanmar; đóng vai trò là cầu nối cộng đồng doanh nghiệp hai nước, giới thiệu cơ hội đầu tư, xúc tiến đầu tư tại Myanmar; là đầu mối hỗ trợ, sát cánh cùng doanh nghiệp trong triển khai hoạt động đầu tư sang Myanmar trên 12 lĩnh vực ưu tiên theo tuyên bố chung giữa giữa Chính phủ hai nước nhân chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tân Dũng tại Myanmar năm 2010.

Đến hết năm 2012, đã có 11 doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép hoạt động tại Myanmar, trong đó có 04 dự án đang triển khai với tổng giá trị hơn 460 triệu USD, gồm: Dự án xây dựng trung tâm văn hóa thương mại của Tập đoàn Hoàng anh Gia Lai; Dự án khai thác đá Mable của Công ty CP Simco Sông Đà; Dự án liên doanh thăm dò dầu khí ngoài khơi Lô M2 của Tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP) và Tập đoàn Eden; Dự án liên doanh thành lập công ty sản xuất dược phẩm của Tập đoàn ASV Holdings và công ty MEIG/ Zaykabar của Myanmar...

Bên cạnh đó, một số dự án đang trong quá trình nghiên cứu đầu tư với tổng vốn gần 300 triệu USD như: Dự án sản xuất lúa giống của Vietranimex, Dự án khu phức hợp sản xuất và chế biến nông sản tại Yangon của Vinacapital; Dự án của Viglacera xây dựng nhà máy sản xuất gạch tuynel; Dự án liên doanh của Đông Á Ship với đối tác Myanmar, xây dựng cầu cảng, xưởng đóng tàu...

Cũng tại buổi tiếp kiến Phó Tổng thống Nyan Tun, các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội AVIM như Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Công ty Simco Sông Đà, Citigroup,... đã phát biểu, đề xuất những kiến nghị với Nhà nước Myanmar để thúc đẩy hiệu quả của việc hợp tác đầu tư giữa 2 nước.

Phát biểu với tập thể AVIM, Phó Tổng thống Nyan Tun thông báo những thông tin đáng mừng về sự phát triển mạnh mẽ của đất nước Myanmar thời gian vừa qua. Với những kết quả đó, cùng với những chính sách mở cửa, Myanmar là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư quốc tế, trong đó có Việt Nam. Phó Tổng thống Nyan Tun đánh giá cao những nỗ lực và đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, Hiệp hội AMIM trong quá trình phát triển kinh tế xã hội Myanmar, đặc biệt là trong bối cảnh đất nước Myanmar đang có những chuyển biến sâu sắc trên nhiều mặt. Phó Tổng thống Nyan Tun cho rằng, đây sẽ là tiền đề quan trọng để cộng đồng doanh nghiệp 2 nước tiếp tục hợp tác sâu rộng hơn nữa nhằm khai thác tốt nhất các tiềm năng phát triển của đất nước Myanmar.

Chia sẻ với những đề xuất, kiến nghị của các thành viên Hiệp hội AVIM, Phó Tổng thống Nyan Tun cho biết sẽ ghi nhận, tổng hợp và giao các cơ quan chức năng của Myanmar để có những giải đáp thỏa đáng. Phó Tổng thống Nyan Tun cũng tin tưởng rằng, với sự quan tâm, chỉ đạo của Nhà nước, Chính phủ 2 nước, quan hệ hợp tác thương mại - đầu tư - du lịch giữa Myanmar và Việt Nam sẽ được thúc đẩy và mang lại những kết quả khả quan hơn, phù hợp với mối quan hệ chính trị - ngoại giao đang ngày càng trở nên tốt đẹp giữa 2 nước.
 
Last edited by a moderator:
Khởi công xây dựng HAGL Myanmar Center tại Yangon
- Sáng nay ngày 4-6 tại Yangon, Myanmar, Công ty cổ phần Hoàng Anh – Gia Lai, Việt Nam (HAGL) đã động thổ khởi công xây dựng một tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp với tổng vốn đầu tư lên tới 440 triệu đô la Mỹ


Động thổ xây dựng HAGL Myanmar Center tại Yangon​

Khu phức hợp, có tên là HAGL Myanmar Center, được hình thành trên một khu đất rộng 8,2 héc ta giữa trung tâm Yangon - thành phố lớn nhất của Myanmar, có cảnh quan thiên nhiên đẹp và cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh - được HAGL thuê của Chính phủ Myanmar từ năm 2009 với thời hạn sử dụng 70 năm và có thể gia hạn

Phát biểu tại lễ khởi công, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT tập đoàn HAGL cho biết, dự án HAGL Myanmar Center sẽ được triển khai theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 từ nay đến tháng 9-2014 sẽ hoàn thành một trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê 27 tầng, tổng diện tích sàn 161.843 mét vuông và một khách sạn 23 tầng, 53.986 mét vuông sàn gồm 480 phòng đạt chuẩn 5 sao quốc tế. Giai đoạn 2 của dự án được tiến hành trong hai năm 2015-2016 gồm 4 block nhà ở với 1.800 căn hộ cao cấp và khu văn phòng cho thuê có tổng diện tích 63.828 mét vuông

Để tiến hành dự án này, HAGL đã được cấp phép nâng vốn đầu tư từ 340 triệu đô la Mỹ ban đầu lên 440 triệu đô la Mỹ, trong đó 50% vốn sẽ được tài trợ tín dụng của một nhóm các ngân hàng Việt Nam dẫn đầu là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), có sự tham gia của Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank) và Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank)

Ông Đức cũng cho biết đến nay HAGL đã đưa được 1.500 tấn thiết bị thi công đến tận công trình cùng với hàng trăm kỹ sư, công nhân kỹ thuật Việt Nam nên bảo đảm dự án sẽ được triển khai và hoàn thành đúng tiến độ, đón đầu sự bùng nổ đầu tư và du lịch vào Myanmar

Trong tiến trình xây dựng và khi hoàn thành giai đoạn 1, dự án HAGL Myanmar Center có thể tạo ra 2.500 việc làm cho người dân địa phương và đóng góp vào ngân sách Myanmar vài chục triệu đô la Mỹ mỗi năm

Ngoài ra, theo ông Tin Shwe, Thứ trưởng Bộ Khách sạn và Du lịch Myanmar dự án HAGL Myanmar Center sẽ góp phần làm giảm sức ép về cung – cầu khách sạn, văn phòng cho thuê ở Yangon, được dự báo sẽ ngày càng căng thẳng do làn sóng đầu tư-du lịch nước ngoài đổ tới Myanmar sau khi đất nước này mở cửa và hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Được biết, hiện giá thuê văn phòng loại A ở Yangon đã lên tới 75-150 đô la Mỹ/mét vuông/tháng, còn các khách sạn 4, 5 sao luôn trong tình trạng "cháy phòng"

Ông Tin Shwe cũng cho biết, cho đến nay HAGL Myanmar Center là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lĩnh vực khách sạn ở Myanmar

Với dự án HAGL Myanmar Center, tập đoàn HAGL đã đầu tư ra nước ngoài 1,5 tỉ đô la Mỹ, tập trung ở các nước khu vực Đông Nam Á

Thái Bình, Yangon
 
Top