What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Myanmar miền đất hứa

thoidaianhhung

Administrator
Giới thiệu về đất nước Myanma

Myanma (tiếng Myanma: Myanma) còn có các tên cũ Miến Điện hay Diến Điện, tên đầy đủ là Liên bang Myanma (tiếng Myanma: Pyidaungzu Myanma Naingngandaw), là một quốc gia ở Đông Nam Á, tây bắc bán đảo Trung-Ấn. Có 5.876 km đường biên giới với Trung Quốc (2.185 km), Thái Lan (1.800 km), Ấn Độ (1.463 km), Lào (235 km) và Bangladesh (193 km). Đường bờ biển dài 1.930 km. Diện tích 676.577 km². Myanma giành được độc lập từ Anh 1948 và trở thành Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Myanma vào 1974 sau đó đổi thành Liên bang Myanma vào 1988.

Sự đa dạng chủng tộc dân cư ở Myanma đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chính trị, lịch sử và nhân khẩu học của quốc gia này thời hiện đại. Hệ thống chính trị của nước này vẫn nằm dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của Hội đồng hòa bình và phát triển quốc gia, chính phủ quân sự do Thống tướng Than Shwe lãnh đạo từ năm 1992. Từng là một nước thuộc địa bên trong Đế quốc Anh cho tới tận năm 1948, Myanma tiếp tục đấu tranh cải thiện những căng thẳng sắc tộc, và vượt qua những cuộc đảo chính. Nền văn hóa nước này bị ảnh hưởng nhiều từ các nước xung quanh, dựa trên một hình thức Phật giáo duy nhất có hòa trộn các yếu tố địa phương.

Myanma thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ với Việt Nam từ ngày 25 tháng 5 năm 1975.

Myanma là tên gọi bắt nguồn từ tên địa phương Myanma Naingngandaw. Nó được sử dụng vào đầu thế kỷ 12 nhưng nguồn gốc của nó vẫn còn chưa được sáng tỏ. Một gốc của tên gọi này là từ Brahmadesh trong tiếng Phạn có nghĩa là "mảnh đất của Brahma", vị thần Hindu của mọi sinh vật.

Năm 1989, hội đồng quân sự đổi tên tiếng Anh từ Burma thành Myanmar, cùng với nhiều thay đổi trong tên gọi tiếng Anh của nhiều vùng trong đất nước, chẳng hạn tên gọi trước kia của thủ đô đổi từ Rangoon thành Yangon. Tuy vậy, tên chính thức của đất nước trong tiếng Myanma là Myanma vẫn không đổi. Trong tiếng Myanma, Myanma là tên quốc gia, trong khi Bama (Burma lấy nguồn gốc từ đây) là tên gọi thông tục.

Sự thay đổi trong tên gọi là biểu hiện của một cuộc tranh cãi chính trị. Nhiều nhóm người Myanma tiếp tục sử dụng tên "Burma" vì họ không chấp nhận tính hợp pháp của chính quyền quân sự cũng như sự đổi tên đất nước. Một vài chính phủ phương tây, chẳng hạn Hoa Kỳ, Úc, Ireland và Anh tiếp tục sử dụng tên "Burma", trong khi Liên minh châu Âu sử dụng cả hai. Liên Hợp Quốc sử dụng tên "Myanmar".

Việc sử dụng tên "Burma" vẫn còn phổ biến ở Hoa Kỳ và Anh. Trong tiếng Anh, người ta vẫn dùng từ "Burmese" như một tính từ.

Lịch sử

Người Môn được cho là nhóm người đầu tiên di cư tới vùng hạ lưu châu thổ sông Ayeyarwady (ở phía nam Myanma) và tới khoảng giữa thập niên 900 trước Công nguyên họ đã giành quyền kiểm soát khu vực này[1].

Sau đó, vào thế kỷ 1 trước Công nguyên, người Pyu di cư tới đây và tiến tới xây dựng các thành bang có quan hệ thương mại với Ấn Độ và Trung Quốc. Trong đó, mạnh nhất là vương quốc Sri Ksetra, nhưng nó bị từ bỏ năm 656. Sau đó, một quá trình tái lập quốc diễn ra, nhưng đến giữa thập niên 800 thì bị người Nam Chiếu xâm lược.

Vào khoảng trước những năm 800, người Bamar (người Miến Điện) bắt đầu di cư tới châu thổ Ayeyarwady từ Tây Tạng hiện nay. Tới năm 849, vương quốc họ đã thành lập xung quanh trung tâm Pagan trở nên hùng mạnh. Trong giai đoạn Anawratha trị vì (1044-1077), người Miến Điện đã mở rộng ảnh hưởng ra khắp Myanma hiện nay. Tới thập niên 1100, nhiều vùng lớn thuộc lục địa Đông Nam Á đã thuộc quyền kiểm soát của vương quốc Pagan, thường được gọi là Đế chế Miến Điện thứ nhất với kinh đô tại Mandalay. Tới cuối thập niên 1200, Hốt Tất Liệt đã thống lĩnh quân Mông Cổ xâm lược Vương quốc Pagan, nhưng tới năm 1364 người Miến Điện đã tái lập vương quốc của họ tại Ava, nơi văn hóa Miến Điện bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ. Tuy nhiên, vào năm 1527 người Shan cướp phá Ava. Trong lúc ấy người Mon thiết lập địa điểm mới của họ tại Pegu, nơi này đã trở thành một trung tâm tôn giáo và văn hóa lớn.

Những người Miến Điện đã phải chạy trốn khỏi Ava thành lập Vương quốc Toungoo năm 1531 tại Toungoo, dưới quyền Tabinshwehti, người đã tái thống nhất Miến Điện và lập ra Đế chế Miến Điện thứ hai. Vì sự ảnh hưởng ngày càng tăng từ Châu Âu ở Đông Nam Á, Vương quốc Toungoo trở thành một trung tâm thương mại lớn. Bayinnaung đã mở rộng đế chế bằng cách chinh phục các quốc gia Manipur, Chiang Mai và Ayutthaya. Những cuộc nổi loạn bên trong cũng như sự thiếu hụt các nguồn tài nguyên cần thiết để kiểm soát các vùng mới giành được dẫn tới sự sụp đổ của Vương quốc Toungoo. Anaukpetlun, người đã đẩy lùi cuộc xâm lăng của Bồ Đào Nha, đã lập nên một vương triều mới tại Ava năm 1613. Cuộc nổi dậy trong nước của người Mon, với sự trợ giúp của Pháp, khiến vương quốc sụp đổ năm 1752.

Alaungpaya thành lập nên Triều đại Konbaung và Đế chế Miến Điện thứ ba vào khoảng thập niên 1700[2]. Năm 1767, Vua Hsinbyushin chinh phục Ayutthaya dẫn tới việc văn hóa Thái Lan có ảnh hưởng lớn tới văn hóa Miến Điện. Nhà Thanh (Trung Quốc) lo ngại sự lớn mạnh của Miến Điện, đã bốn lần xâm lược nước này trong khoảng thời gian từ 1766 đến 1769 nhưng không lần nào thành công. Các triều đại sau này mất quyền kiểm soát Ayutthaya, nhưng chiếm thêm được Arakan và Tenasserim. Dưới thời cai trị của Vua Bagyidaw, năm 1824, Mahabandoola chiếm Assam, sát lãnh thổ Anh ở Ấn Độ, gây nên một cuộc chiến tranh. Trong các cuộc chiến tranh Anh-Miến (1823-26, 1852-53 và 1885-87), Miến Điện mất một số lãnh thổ vào tay người Anh và trở thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh. Ngày 1 tháng 4 năm 1937, Miến Điện trở thành một thuộc địa hành chính riêng biệt, độc lập khỏi quyền hành chính Ấn Độ. Trong thập niên 1940, Ba mươi chiến hữu, do Aung San lãnh đạo đã lập nên Quân đội Miến Điện độc lập[3]. Ba mươi chiến hữu được huấn luyện quân sự tại Nhật Bản[3].

Trong Thế chiến thứ hai Miến Điện trở thành một mặt trận chính tại Mặt trận Đông Nam Á. Sau những thắng lợi ban đầu của Nhật Bản trong Chiến dịch Miến Điện, trong đó người Anh bị đẩy lùi khỏi đa phần Miến Điện, Đồng Minh đã phản công. Tới tháng 7 năm 1945 họ đã chiếm lại toàn bộ nước này. Người Miến Điện chiến đấu cho cả hai phía trong cuộc chiến. Họ chiến đấu trong Đội quân Miến Điện Anh năm 1941-1942. Năm 1943, Chin Levies và Kachin Levies đã được thành lập ở các quận biên giới Miến Điện và vẫn thuộc quyền kiểm soát của người Anh. Đội quân Miến Điện chiến đấu trong thành phần Chindit dưới quyền Tướng Orde Wingate từ 1943-1945. Ở giai đoạn sau của cuộc chiến, người Mỹ đã lập ra Đội biệt kích Kachin-Hoa Kỳ cũng chiến đấu cho quân Đồng Minh. Nhiều người Miến Điện khác chiến đấu trong lực lượng SOE của Anh. Quân đội Miến Điện độc lập dưới quyền chỉ huy của Aung San và Quân đội quốc gia Arakan đã chiến đấu với Nhật Bản từ 1942-1944, nhưng đã nổi lên chống lại người Nhật năm 1945.

Năm 1947, Aung San trở thành Phó chủ tịch Uỷ ban hành pháp Miến Điện, một chính phủ chuyển tiếp. Tuy nhiên, trong tháng 7 năm 1947, các đối thủ chính trị đã ám sát Aung San và nhiều thành viên chính phủ khác[3]. Ngày 4 tháng 1 năm 1948, quốc gia này trở thành một nước cộng hòa độc lập, với cái tên Liên bang Miến Điện, với Sao Shwe Thaik là tổng thống đầu tiên và U Nu là thủ tướng. Không giống như đa số các thuộc địa của của Anh, nước này không trở thành một thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh bởi vì họ đã giành lại độc lập trước khi Khối thịnh vượng chung cho phép các nước cộng hòa trở thành một thành viên của nó. Một hệ thống chính trị lưỡng viện được thành lập gồm Viện đại biểu và Viện quốc gia[4]. Vùng địa lý hiện nay của Myanma có thể suy ngược từ Thoả ước Panglong, là toàn bộ Miến Điện gồm Hạ Miến Điện và Thượng Miến Điện và Các vùng biên giới, đã từng được quản lý hành chính độc lập bởi Anh Quốc[5].

Lá cờ của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ được thể hiện bởi một chú 'gà chọi', một biểu tượng của tự do[6]

Năm 1961 U Thant, khi ấy là Đại biểu thường trực của Miến Điện tại Liên hiệp quốc và cựu Thư ký Thủ tướng, được bầu làm Tổng thư ký Liên hiệp quốc; ông là người đầu tiên không xuất thân từ phương Tây lãnh đạo bất kỳ một tổ chức quốc tế nào cho tới lúc ấy và sẽ đảm nhiệm chức vụ này trong vòng mười năm[7]. Trong số những người Miến Điện làm việc tại Liên hiệp quốc khi ông đang giữ chức Tổng thư ký có cô gái trẻ Aung San Suu Kyi.

Giai đoạn dân chủ kết thúc năm 1962 với một cuộc đảo chính quân sự do Tướng Ne Win lãnh đạo. Ông này sẽ cầm quyền trong 26 năm và theo đuổi chính sách xã hội chủ nghĩa. Năm 1974, đám tang của U Thant dẫn tới một cuộc biểu tình chống chính phủ đẫm máu.

Năm 1988, Cuộc nổi dậy 8888 đẩy đất nước tới bờ vực cách mạng. Để đối phó, Tướng Saw Maung tiến hành một cuộc đảo chính. Ông thành lập Uỷ ban Luật pháp Quốc gia và Vãn hồi Trật tự (SLORC). Năm 1989, thiết quân luật được ban bố sau những cuộc biểu tình rộng lớn. Các kế hoạch bầu cử Quốc hội đã hoàn thành ngày 31 tháng 5 năm 1989[8]. Năm 1990, lần đầu tiên các cuộc bầu cử tự do được tổ chức trong vòng 30 năm. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đảng của bà Aung San Suu Kyi, thắng 392 trong tổng số 485 ghế, nhưng các kết quả của cuộc bầu cử đã bị SLORC huỷ bỏ và họ từ chối giao lại quyền lực[9]. SLORC đổi tên Miến Điện (Burma) thành Myanma năm 1989. Dưới sự lãnh đạo của Than Shwe, từ năm 1992 chính quyền quân sự đã tiến hành các thoả thuận ngừng bắn với các nhóm du kích thiểu số. Năm 1992, SLORC tiết lộ các kế hoạch thành lập một hiến pháp mới thông qua Hội nghị Quốc gia, bắt đầu ngày 9 tháng 1 năm 1993[10]. Năm 1997, Uỷ ban Luật pháp Quốc gia và Vãn hồi Trật tự được đổi tên thành Uỷ ban Hòa bình và Phát triển Quốc gia (SPDC). Ngày 23 tháng 6 năm 1997, Myanma được chấp nhận gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Hội nghị Quốc gia tiếp tục được triệu tập và hoãn lại. Nhiều đảng chính trị lớn, đặc biệt Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đã bị trục xuất và có ít tiến bộ đã được hoàn thành[10]. Ngày 27 tháng 3 năm 2006, hội đồng quân sự đã di chuyển thủ đô đất nước từ Yangon tới một địa điểm gần Pyinmana, đặt tên chính thức cho nó là Naypyidaw, có nghĩa "vùng đất của những ông vua"[11][12].

Chính trị

Các đại biểu được bầu ra trong cuộc bầu cử Quốc hội nhân dân năm 1990 hình thành nên Liên minh Chính phủ Quốc gia Liên bang Miến Điện (NCGUB), một chính phủ hải ngoại vào tháng 12 năm 1990, với trách nhiệm vãn hồi nền dân chủ tại Myanma[13]. Sein Win, người anh họ của Aung San Suu Kyi, là thủ tướng hiện thời của NCGUB. Tuy nhiên, NCGUB có rất ít quyền lực và đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật tại Myanma. Lãnh đạo Nhà nước hiện nay là Thống tướng Than Shwe, người giữ chức vụ "Chủ tịch Hội đồng Hòa Bình và Phát triển Quốc gia". Ông nắm mọi quyền lực quan trọng, gồm quyền bãi nhiệm các bộ trưởng và các thành viên chính phủ, đưa ra các quyết định quan trọng trong vấn đề chính trị đối ngoại[14]. Khin Nyunt từng là thủ tướng cho tới ngày 19 tháng 10 năm 2004, và đã bị thay thế bởi Tướng Soe Win, người có quan hệ mật thiết với Than Shwe. Đa số các bộ và các vị trí chính phủ đều do các sĩ quan quân đội nắm giữ, ngoại trừ Bộ y tế, Bộ giáo dục, Bộ lao động và Bộ kinh tế và kế hoạch quốc gia, do các viên chức dân sự quản lý[15].

Các đảng chính trị lớn ở Myanma gồm Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ và Liên đoàn Dân tộc Shan vì Dân chủ, dù các hoạt động của họ bị chế độ quản lý chặt chẽ. Nhiều đàng khác, thường đại diện cho lợi ích của các dân tộc thiểu số thực sự có tồn tại. Tại Myanma ít có khoan dung chính trị cho phe đối lập và nhiều đảng đã bị đặt ngoài vòng pháp luật. Đảng Thống nhất Quốc gia đại diện cho quân đội, và được sự ủng hộ của một tổ chức to lớn tên gọi Hiệp hội Liên đoàn Đoàn kết và Phát triển[16].

Theo nhiều tổ chức, gồm cả Human Rights Watch và Amnesty International, chính quyền này có bản thành tích nhân quyền kém cỏi[17]. Không có tòa án độc lập tại Myanma và đối lập chính trị với chính phủ quân sự không hề được khoan dung. Truy cập Internet tại Myanma bị hạn chế chặt chẽ thông qua các phần mềm lọc các trang web có thể truy cập đối với công dân, hạn chế đa số các trang đối lập chính trị và ủng hộ dân chủ[18][19]. Lao động cưỡng bức, buôn người và lao động trẻ em là điều thông thường, và bất đồng chính trị không được khoan dung[20].

Năm 1988, quân đội Myanma đã dùng vũ lực đàn áp các cuộc biểu tình phản đối sự quản lý kinh tế yếu kém và sự áp bức chính trị. Ngày 8 tháng 8 năm 1988, quân đội nổ súng vào những người biểu tình trong vụ việc được gọi là cuộc Nổi dậy 8888. Tuy nhiên, cuộc biểu tình năm 1988 đã dọn đường cho cuộc bầu cử Quốc hội Nhân dân năm 1990. Kết quả của cuộc bẩu cử sau đó đã bị chính quyền bác bỏ. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, do Aung San Suu Kyi lãnh đạo, thắng hơn 60% số phiếu và 80% ghế trong quốc hội trong cuộc bầu cử 1990, cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức trong 30 năm. Aung San Suu Kyi được quốc tế công nhận là một nhà hoạt động vì dân chủ tại Myanma, đoạt Giải Nobel Hòa bình năm 1991. Bà đã nhiều lần bị quản thúc tại gia. Dù có lời kêu gọi trực tiếp từ Kofi Annan tới Than Shwe và áp lực của ASEAN, hội đồng quân sự Myanma vẫn kéo dài thời hạn quản thúc tại gia đối với Aung San Suu Kyi thêm một năm ngày 27 tháng 5 năm 2006 theo Luật Bảo vệ Quốc gia năm 1975, trao cho chính phủ quyền cầm giữ hợp pháp bất kỳ người nào[21][22]. Hội đồng quân sự ngày phải đối mặt với sự cô lập quốc tế. Vào tháng 12 năm 2005, lần đầu tiên tình trạng của Myanma đã được thảo luận không chính thức tại Liên hiệp quốc. ASEAN cũng đã bày tỏ sự thất vọng của mình với chính phủ Myanma. Tổ chức này đã thành lập Cuộc họp kín liên nghị viện ASEAN đề bàn bạc về sự thiếu dân chủ tại Myanma[23]. Sự thay đổi chính trị lớn ở nước này hiện vẫn khó xảy ra, vì sự ủng hộ từ các cường quốc trong vùng, đặc biệt là Trung Quốc[24][25].

Quan hệ đối ngoại và Quân đội

Quan hệ nước ngoài của Myanma, đặc biệt với các nước phương Tây, đã rơi vào tình trạng căng thẳng. Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt rộng lớn với Myanma vì sự đàn áp quân sự năm 1988 và vì sự từ chối thừa nhận các kết quả cuộc bầu cử Quốc hội Nhân dân năm 1990 của chế độ quân sự. Tương tự, Liên minh châu Âu đã áp đặt lệnh cấm vận lên Myanma, gồm cả cấm vận vũ khí, ngừng ưu tiên thương mại và hoãn toàn bộ viện trợ ngoại trừ viện trợ nhân đạo[26]. Những biện pháp cấm vận của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu chống lại chính phủ quân sự, cộng với sự tẩy chay và những sức ép trực tiếp khác từ người dân ở các nước phương Tây ủng hộ phong trào dân chủ Myanma, khiến đa số các công ty Hoa Kỳ và châu Âu phải rời khỏi nước này. Tuy nhiên, nhiều công ty khác vẫn còn ở lại nhờ các kẽ hở của biện pháp cấm vận. Nói chung các tập đoàn ở châu Á vẫn muốn đầu tư vào Myanma và tiến hành thực hiện các dự án đầu tư mới, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Công ty dầu mỏ Pháp Total S.A. hiện đang điều hành đường ống dẫn khí Yadana từ Myanma tới Thái Lan dù có lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu. Total hiện là bị đơn của nhiều vụ khiếu kiện tại Pháp liên quan tới cái gọi là mối quan hệ với những vụ vi phạm nhân quyền liên quan tới đường ống dẫn khí họ đang đồng sở hữu với các công ty Hoa Kỳ Chevron và Tatmadaw. Trước khi bị Chevron thâu tóm, Unocal đã giải quyết một vụ kiện tụng liên quan tới nhân quyền với phí tổn được thông báo lên tới nhiều triệu dollar[27]. Vẫn còn những cuộc tranh cãi sôi nổi về việc liệu các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ có mang lại kết quả trái ngược trên cuộc sống của người dân chứ không phải với những nhà cầm quyền quân sự[28][29].

Các lực lượng vũ trang Myanma được gọi là Tatmadaw, với số lượng 488.000 người[30]. Tatmadaw gồm các lực lượng vũ trang, hải quân và không quân. Myanma được xếp hạng thứ 10 trên thế giới theo số lượng binh lính của mình[30]. Quân đội có nhiều ảnh hưởng trong nước, các vị trí chủ chốt trong chính phủ và trong quân đội đều do các sĩ quan quân sự nắm giữ. Dù những con số chính thức về chi tiêu quân sự của Myanma không được công bố, Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, trong bảng xếp hạng hàng năm của mình đã đặt Myanma trong số 15 nước chi tiêu quân sự nhiều nhất thế giới[31].

Hành chính

Myanma được chia thành 7 bang và 7 vùng hành chính[32]. Vùng lớn nhất là Bamar (Tain.png). Các bang (Pyinè.png), thực chất, là các vùng sinh sống của một số sắc tộc đặc biệt. Các vùng hành chính được chia nhỏ tiếp thành các thành phố, khu vực và các làng. Các thành phố lớn được chia thành các quận.

Các vùng và bang của Myanma lại được chia thành các huyện (kayaing). Bang Shan là bang có nhiều (11) huyện nhất. Các bang Chin, bang Mon và bang Kayah chỉ có hai huyện mỗi bang.

Địa lý

Myanma có tổng diện tích 678.500 kilômét vuông (261.970 dặm vuông), là nước lớn nhất trong lục địa Đông Nam Á, và là nước lớn thứ 40 trên thế giới (sau Zambia). Nước này hơi nhỏ hơn bang Texas Hoa Kỳ và hơi lớn hơn Afghanistan.

Myanma nằm giữa Khu Chittagong của Bangladesh và Assam, Nagaland và Manipur của Ấn Độ ở phía tây bắc. Nó có đường biên giới dài nhất với Tây Tạng và Vân Nam của Trung Quốc ở phía đông bắc với tổng chiều dài 2.185 km (1.358 dặm)[30]. Myanma giáp biên giới với Lào và Thái Lan ở phía đông nam. Myanma có đường bờ biển dài 1.930 km (1.199 dặm) dọc theo Vịnh Bengal và Biển Andaman ở phía tây nam và phía nam, chiếm một phần ba tổng chiều dài biên giới[30].

Đồng bằng Ayeyarwady, diện tích gần 50.400 km², phần lớn canh tác lúa gạo[33]

Ở phía bắc, núi Hengduan Shan tạo nên biên giới với Trung Quốc. Hkakabo Razi, nằm tại Bang Kachin, ở độ cao 5.881 m (19.295 feet), là điểm cao nhất Myanma[34]. Các dãy núi Rakhine Yoma, Bago Yoma và Cao nguyên Shan nằm bên trong Myanma, cả ba đều chạy theo hướng bắc-nam từ dãy Himalaya[35]. Các dãy núi phân chia ba hệ thống sông của Myanma, là Ayeyarwady, Thanlwin và Sittang[33]. Sông Ayeyarwady, con sông dài nhất Myanma, gần 2.170 km (1.348 dặm), chảy vào Vịnh Martaban. Các đồng bằng màu mỡ nằm ở các thung lũng giữa các dãy núi[35]. Đa số dân cư Myanma sống trong thung lũng Ayeyarwady, nằm giữa Rakhine Yoma và Cao nguyên Shan.

Đa phần diện tích Myanma nằm giữa Hạ chí tuyến và Xích đạo. Myanma nằm trong vùng gió mùa Châu Á, các vùng bờ biển của nó nhận lượng mưa trung bình 5.000 mm (197 in) hàng năm. Lượng mưa hàng năm tại vùng đồng bằng gần 2.500 mm (98 in), trong khi lượng mưa trung bình hàng năm tại Vùng Khô, nằm ở trung tâm Myanma, chưa tới 1.000 mm (39 in). Các vùng phía bắc đất nước có khí hậu lạnh nhất, nhiệt độ trung bình 21 °C (70 °F). Các vùng duyên hải và đồng bằng có nhiệt độ trung bình 32 °C (90 °F)[33].

Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm của Myanma góp phần giữ gìn môi trường và các hệ sinh thái. Rừng, gồm rừng nhiệt đới với loại gỗ tếch có giá trị kinh tế cao ở vùng hạ Myanma, bao phủ 49% diện tích đất nước[36]. Các loại cây khác mọc ở vùng này gồm cao su, cây keo, tre, lim, đước, dừa, cọ. Trên những cao nguyên phía bắc, sồi, thông, và nhiều giống đỗ quyên khác bao phủ đa phần diện tích[36]. Những vùng đất dọc bờ biển có nhiều cây ăn trái nhiệt đới. Tại Vùng Khô, thực vật thưa thớt và còi cọc hơn.

Các loại động vật rừng rậm tiêu biểu, đặc biệt hổ và báo có nhiều tại Myanma. Ở vùng Thượng Myanma, có tê giác, trâu rừng, lợn lòi, hươu, linh dương và voi nhà, sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp khai thác gỗ. Các loài có vú nhỏ hơn cũng rất nhiều từ vượn, khỉ tới cáo bay và heo vòi. Đáng chú ý là sự đa dạng các loài chim với hơn 800 loài gồm vẹt, peafowl, gà lôi, quạ, diệc và gõ kiến (paddybird). Trong số các loài bò sát có cá sấu, tắc kè, rắn mang bành, trăn và rùa. Hàng trăm loài cá nước ngọt, rất phong phú và là nguồn thực phẩm quan trọng[37].

Năm 1994, đất canh tác 15,3% (2% có tưới), đồng cỏ 0,5%, rừng và cây bụi 49,3%, các đất khác 34,9%. Khoáng sản chính: dầu khí, thiếc, kẽm, antimon, đồng, vonfram, chì, than, đá quý.
 
Giới thiệu nền kinh tế Myanma

Myanma là một trong những nước nghèo nhất thế giới với hàng thập kỷ ở trong tình trạng trì trệ, quản lý kém và bị cô lập. Sau khi một chính phủ nghị viện được thành lập năm 1948, Thủ tướng U Nu đã nỗ lực biến Miến Điện trở thành một quốc gia thịnh vượng. Chính quyền của ông đã thông qua Kế hoạch kinh tế hai năm nhưng tiếc thay đây là một kế hoạch sai lầm[38]. Vụ đảo chính năm 1962 tiếp sau là một kế hoạch phát triển kinh tế được gọi là Con đường Miến Điện tiến tới Chủ nghĩa xã hội, một kế hoạch nhằm quốc hữu hóa mọi ngành công nghiệp, ngoại trừ nông nghiệp. Năm 1989, chính phủ Myanma bắt đầu bãi bỏ kiểm soát tập trung hóa nền kinh tế và tự do hóa một số lĩnh vực kinh tế[39]. Các ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận như ngọc, dầu khí và lâm nghiệp vẫn bị kiểm soát chặt chẽ. Gần đây những ngành này đã được một số tập đoàn nước ngoài liên doanh cùng chính phủ tham gia khai thác.

Myanma bị liệt vào hạng nước kém phát triển nhất năm 1987[40]. Từ năm 1992, khi Than Shwe lên lãnh đạo quốc gia, chính phủ đã khuyến khích du lịch. Tuy nhiên, chưa tới 750.000 du khách tới nước này hàng năm[41]. Các doanh nghiệp tư nhân thường là đồng sở hữu hay thuộc sở hữu trực tiếp của Tatmadaw. Trong những năm gần đây, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều nỗ lực phát triển quan hệ với chính phủ nước này vì mục tiêu lợi ích kinh tế. Nhiều quốc gia khác, trong đó gồm cả Hoa Kỳ, Canada và Liên minh châu Âu, đã áp đặt các lệnh cấm vận thương mại và đầu tư đối với Myanma. Đầu tư nước ngoài chủ yếu từ Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái Lan[42].

Ở thời thuộc địa Anh, Miến Điện là một trong những nước giàu có nhất vùng Đông Nam Á. Đây là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và là nước cung cấp dầu khí thông qua Công ty Dầu khí Miến Điện. Miến Điện cũng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nhân lực dồi dào. Họ sản xuất 75% lượng gỗ tếch của thế giới, và dân cư có tỷ lệ biết đọc biết viết cao[43]. Nước này từng được tin tưởng sẽ có tương lai phát triển nhanh chóng[43].

Ngày nay, Myanma thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết. Trao đổi hàng hóa chủ yếu qua biên giới với Thái Lan, và đó cũng là đầu mối xuất khẩu ma tuý lớn nhất, và dọc theo Sông Ayeyarwady. Đường sắt cũ kỹ và mới ở mức kỹ thuật sơ khai, hiếm khi được sửa chữa từ khi được xây dựng trong thập niên 1800[44]. Đường giao thông thường không được trải nhựa, trừ tại các thành phố lớn[44]. Thiếu hụt năng lượng là điều thường thấy trong nước, kể cả tại Yangon. Myanma cũng là nước sản xuất thuốc phiện lớn thứ hai thế giới, chiếm 8% tổng lượng sản xuất toàn cầu và là nguôn cung cấp các tiền chất ma tuý lớn gồm cả amphetamines[45]. Các ngành công nghiệp khác gồm sản phẩm nông nghiệp, dệt may, sản phẩm gỗ, vật liệu xây dựng, kim cương, kim loại, dầu mỏ và khí ga. Việc thiếu hụt nguồn nhân công trình độ cao cũng là một vấn đề ngày càng tăng đối với kinh tế Myanma[46].

Nông nghiệp chiếm 59,5% GDP và 65,9% lao động. Công nghiệp chế biến chiếm 7,1% GDP và 9,1% lao động; khai khoáng 0,5% GDP và 0,7% lao động; xây dựng 2,4% GDP và 2,2% lao động; thương mại 23,2% GDP và 9,7% lao động; tài chính, dịch vụ và công chính 1,5% GDP và 8,1% lao động. GDP/đầu người: 2.399 USD (1995); GNP/đầu người: 2610 USD (1996). Sản phẩm nông nghiệp chính (1999): lúa 17 triệu tấn, mía 5,4 triệu tấn, đậu 1,9 triệu tấn, lạc 562 nghìn tấn, ngô 303 nghìn tấn, vừng 210 nghìn tấn, bông 158 nghìn tấn. Chăn nuôi: bò 10,7 triệu, lợn 3,7 triệu, trâu 2,4 triệu, cừu và dê 1,7 triệu, vịt 6,1 triệu, gà 39 triệu. Gỗ tròn 22,4 triệu m³ (1998). Đánh bắt cá 917,7 nghìn tấn (1997). Sản phẩm công nghiệp chính: khai khoáng (đồng 14,6 nghìn tấn, thạch cao 40,6 nghìn tấn, chì 1,6 nghìn tấn, thiếc 154 tấn); chế biến (xi măng 513 nghìn tấn, phân hóa học 66 nghìn, đường 43 nghìn; 1996). Năng lượng (1996): điện 4,3 tỉ kW.h, than 72 nghìn tấn, dầu thô 2,8 triệu thùng, khí đốt 1,6 tỉ m³. Giao thông: đường sắt 3955 km (1999-2000), đường bộ 28,2 nghìn km (1996, rải nhựa 12%).

Xuất khẩu (1997-98) 5,4 tỉ kyat (nông sản 26,9%, gỗ và cao su 15,7%). Bạn hàng chính: Singapore 13,2%; Thái Lan 11,9%; Ấn Độ 22,6%; Trung Quốc 10,6%; Hồng Kông 5,8%.

Nhập khẩu (1997-98) 12,7 tỉ kyat (máy móc và thiết bị vận tải 28,6%, tư liệu sản xuất 48%, hàng tiêu dùng 4,3%). Bạn hàng chính: Singapore 31,1%, Thái Lan 9,8%, Trung Quốc 9,4%, Malaysia 7%.

Đơn vị tiền tệ: kyat Myanma. Tỉ giá hối đoái: 1USD = 6,25 kyat (10/2000).

Nhân khẩu


Một tòa nhà chung cư tại khu kinh doanh Yangon, đối diện Chợ Bogyoke. Đa số dân đô thị Yangon sống trong những khu chung cư đông đúc

Myanma có dân số khoảng 40 tới 55 triệu người[47]. Con số dân cư hiện tại chỉ là ước tính bởi vì cuộc tổng điều tra dân số toàn quốc cuối cùng, do Bộ Nội và các Vấn đề Tôn giáo tiến hành, đã xảy ra từ năm 1983[48]. Có hơn 600.000 công nhân nhập cư Myanma có đăng ký tại Thái Lan, và hàng triệu người lao động bất hợp pháp khác. Những công nhân nhập cư Myanma chiếm 80% số lao động nhập cư tại Thái Lan[49]. Mật độ dân số bình quân của Myanma là 75 người trên km², một trong những mức thấp nhất vùng Đông Nam Á. Các trại tị nạn tồn tại dọc theo biên giới Ấn Độ-Myanma, Bangladesh-Myanma và Myanma-Thái Lan và hàng ngàn người khác sống tại Malaysia. Những ước tính thận trọng cho rằng hơn 295.800 người tị nạn từ Myanma, đa số là người Rohingya, Kayin và Karenni[50].

Myanma rất đa dạng về chủng tộc dân cư. Dù chính phủ công nhận 135 dân tộc khác nhau, con số thực thấp hơn nhiều[51]. Người Bamar chiếm khoảng 68% dân số[52], 10% là người Shan[52]. Người Kayin chiếm 7% dân số[52], người Rakhine chiếm 4%. Người Hoa chiếm gần 3% dân số[53][52]. Người Mon, chiếm 2% dân số, là nhóm người có quan hệ dân tộc và ngôn ngữ với người Khmer[52]. Người Ấn chiếm 2%[52]. Số còn lại là người Kachin, Chin và các nhóm thiểu số khác.

Myanma có bốn ngữ hệ chính: Hán-Tạng, Nam Á, Tai-Kadai và Ấn-Âu[54]. Các ngôn ngữ thuộc hệ Hán-Tạng được sử dụng nhiều nhất. Chúng gồm tiếng Myanma, tiếng Karen, Kachin, tiếng Chin và tiếng Hoa. Ngôn ngữ Tai-Kadai chính là tiếng Shan. Tiếng Mon là ngôn ngữ Nam Á chính được sử dụng ở Myanma. Hai ngôn ngữ Ấn-Âu chính là tiếng Pali, ngôn ngữ dùng trong nghi thức của Phật giáo Tiểu thừa và tiếng Anh[55].

Theo Viện Thống kê UNESCO, tỷ lệ biết đọc biết viết chính thức của Myanma năm 2000 là 89,9%[56]. Về mặt lịch sử, Myanma có tỷ lệ biết chữ cao. Nhằm đạt mức đánh giá tình trạng quốc gia kém phát triển của Liên hiệp quốc để được cho vay vốn, Myanma đã hạ thấp mức biết chữ của nước mình từ 78,6% xuống còn 18,7% năm 1987[57]. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ước tính số người biết chữ thực là 30%[52].

Phật giáo tại Myanma chủ yếu là phái Tiểu thừa hòa trộn với những đức tin bản địa. 89% dân số nước này theo Phật giáo Tiểu thừa, gồm người Bamar, Rakhine, Shan, Mon và Hoa. 4% dân số là tín đồ Thiên chúa giáo, chủ yếu là những cư dân vùng cao như Kachin, Chin và Kayin, và Âu Á bởi vì các nhà truyền giáo thường tới các vùng này. Đa số tín đồ Thiên Chúa giáo là Tin lành, đặc biệt là phái Baptist của Hội nghị Baptist Myanma. Cơ đốc giáo có 1% tín đồ còn lại. 4% dân số theo Hồi giáo, chủ yếu là dòng Sunni[58]. Hồi giáo thường phát triển trong các cộng đồng dân cư Ấn Độ, Ấn Miến, Ba Tư, Ả Rập, Panthay và Rohingya. Những người dân theo Hồi giáo và Thiên chúa giáo không có vị trí quan trọng trong xã hội và thường sống cô lập[58][59]. Một số nhỏ dân cư theo Hindu giáo.

Văn hóa


Dù có nhiều nền văn hóa bản xứ tồn tại ở Myanma, nền văn hóa chiếm vị trí trọng yếu là Phật giáo và Bamar. Văn hóa Bamar từng bị ảnh hưởng từ các nền văn hóa các nước xung quanh. Nó được biểu hiện qua ngôn ngữ, ẩm thực, âm nhạc, nhảy múa và sân khấu. Nghệ thuật, đặc biệt là văn học, trong lịch sử từng bị ảnh hưởng bởi phong cách Phật giáo tiểu thừa Miến Điện. Nếu coi thiên sử thi quốc gia của Myanma, Yama Zatdaw, là một sự phóng tác theo Ramayana, thì nó đã mang nhiều nét ảnh hưởng lớn từ các văn bản Thái, Mon và Ấn Độ của vở kịch này[60]. Phật giáo cùng sự thờ phụng nat liên quan tới những nghi lễ phức tạp hay đơn giản từ một đền bách thần gồm 37 nat[61][62].

Những người đi tu được kính trọng trên khắp Myanma, đây là một trong những quốc gia có đa số Phật giáo tiểu thừa trên thế giới

Trong các làng Myanma truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống văn hóa. Các nhà sư được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôn trọng họ. Lễ nhập tu được gọi là shinbyu là lễ đánh dấu sự trưởng thành quan trọng nhất của một chú bé khi vào chùa tu trong một khoảng thời gian ngắn[63]. Các cô bé cũng có lễ xuyên lỗ tai (Nathwin.gif) khi đến tuổi trưởng thành[63]. Văn hóa Myanma được thể hiện rõ rệt nhất tại những ngôi làng nơi các lễ hội địa phương được tổ chức trong suốt năm, lễ hội quan trọng nhất là lễ chùa[64][65]. Nhiều làng xã ở Myanma có quy ước, các phong tục mê tín và những điều cấm kị riêng.

Thời kỳ cai trị thuộc địa của Anh cũng đã để lại một số ảnh hưởng phương Tây trong văn hóa Myanma. Hệ thống giáo dục Myanma theo khuôn mẫu hệ thống giáo dục Anh Quốc. Những ảnh hưởng kiến trúc thuộc địa là điều dễ nhận thấy nhất tại các thành phố lớn như Yangon[66]. Nhiều dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Karen ở phía đông nam và người Kachin, người Chin sống ở phía bắc và tây bắc, theo Thiên chúa giáo nhờ công của các nhà truyền giáo[67].


Ngôn ngữ


Tiếng Myanma, tiếng mẹ đẻ của người Bamar và là ngôn ngữ chính thức của Myanma, về mặt ngôn ngữ học có liên quan tới tiếng Tây Tạng và tiếng Trung Quốc[55]. Nó được viết bằng ký tự gồm các chữ hình tròn và nửa hình tròn, có nguồn gốc từ ký tự Mon. Bảng chữ cái này được phỏng theo ký tự Mon, ký tự Mon được phát triển từ ký tự nam Ấn Độ trong thập niên 700. Những văn bản sớm nhất sử dụng ký tự được biết tới từ thập niên 1000. Ký tự này cũng được sử dụng để viết chữ Pali, ngôn ngữ thiêng liêng của Phật giáo Tiểu thừa. Ký tự Miến Điện cũng được dùng để viết nhiều ngôn ngữ thiểu số khác, gồm Shan, nhiều thổ ngữ Karen và Kayah (Karenni); ngoài ra mỗi ngôn ngữ còn có thêm nhiều ký tự và dấu phụ đặc biệt khác[68]. Tiếng Mayanma sử dụng nhiều từ thể hiện sự kính trọng và phân biệt tuổi tác[64]. Xã hội Myanma truyền thống rất nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục. Bên trong các ngôi làng, giáo dục do các giáo sĩ truyền dạy thường diễn ra trong các ngôi chùa. Giáo dục trung học và giáo dục cao đẳng/đại học thuộc các trường của chính phủ.

Ẩm thực


Ẩm thực Myanma bị ảnh hưởng nhiều từ ẩm thực Ấn Độ, Trung Quốc, Thái, và các nền văn hóa ẩm thực của các dân tộc thiểu số khác[69]. Món chủ yếu trong ẩm thực Myanma là gạo. Mỳ và bánh mì cũng là các món thường thấy. Ẩm thực Myanma thường sử dụng tôm, cá, patê cá lên men, thịt lợn và thịt cừu[69]. Thịt bò, bị coi là món cấm kỵ, rất hiếm được sử dụng. Các món cà ri, như masala và ớt khô cũng được dùng. Mohinga, thường được coi là món quốc hồn Myanma, gồm nước luộc cá trê có gia vị cà ri và hoa đậu xanh, miến và nước mắm[70]. Các loại quả nhiệt đới thường dùng làm đồ tráng miệng. Các thành phố lớn có nhiều phong cách ẩm thực gồm cả Shan, Trung Quốc và Ấn Độ.

Âm nhạc

Âm nhạc truyền thống Miến Điện du dương nhưng không hài hòa. Các nhạc cụ gồm một bộ trống được gọi là pat waing, một bộ cồng gọi là kyi waing, một đàn tre gọi là pattala, chũm choẹ, nhạc cụ bộ hơi như hnè hay oboe và sáo, bamboo clappers, và nhạc cụ bộ dây, thường được kết hợp thành một giàn giao hưởng gọi là saing waing[65][63] Saung gauk, một nhạc cụ bộ dây hình chiếc thuyền gồm các dây tơ và thủy tinh trang trí dọc theo thân từ lâu đã đi liền với văn hóa Myanma[71]. Từ thập niên 1950, các nhạc cụ phương Tây đã trở nên phổ biến, đặc biệt tại các thành phố lớn[72].

Tôn giáo

Thống kê 1983: Phật giáo 89%, đạo Cơ đốc 4,9%, Hồi giáo 3,8%.
 
Thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam-Myanmar​

Kết thúc phiên họp lần thứ 5 Uỷ ban hỗn hợp về Thương mại Việt Nam – Myanmar (JCT 5) dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên và Thứ trưởng Bộ Thương mại Myanmar Chuẩn tướng Aung Tun hôm nay (27/2) hai bên cho rằng, tiềm năng thương mại giữa hai nước còn rất lớn đặc biệt trong các lĩnh vực như: nông – lâm – thuỷ sản, dệt may, điện tử, viễn thông, thiết bị điện, y tế - dược phẩm, hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng.

NCIEC- JCT được tổ chức 2 năm một lần nhằm tìm hiểu, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa hai nước; dỡ bỏ những rào cản trong thương mại song phương thông qua việc nới lỏng các qui định, đơn giản hoá thủ tục; và đẩy mạnh công tác trao đổi thông tin, khảo sát thị trường và xúc tiến thương mại.

Thứ trưởng Bộ Thương mại Myanmar Aung Tun cho biết, phái đoàn Myanmar sang Việt Nam lần này có nhiệm vụ tìm cách thúc đẩy thương mại với Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Myanmar đã tăng trưởng tích cực, tuy nhiên, giá trị còn nhỏ. Năm 2007, kim ngạch hai chiều đạt 97,2 triệu USD (tăng 20%), năm 2008 đạt 108,2 triệu USD (tăng 11%). Do đó, việc thúc đẩy quan hệ thương mại là trọng tâm được hai bên đặt ra trong kỳ họp JCT 5.

Hiện nay, hạn chế trong thương mại Việt Nam – Myanmar là các mặt hàng trao đổi còn đơn điệu. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là hàng dệt may, chất dẻo… và nhập khẩu gỗ, cao su…so với tiềm năng thì còn rất nhỏ.

Theo ông Hoàng Thịnh Lâm – Tham tán Thương mại Việt Nam tại Myanmar, những mặt hàng có thể xuất khẩu vào Myanmar là cà phê, hạt tiêu, thực phẩm chế biến, chè, nhân điều, sản phẩm phục vụ sản xuất nông – lâm nghiệp…

Theo Vụ châu Á – Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tìm đối tác ở Myanmar thì công tác thông tin, khảo sát thị trường, tổ chức hội chợ sẽ được đẩy mạnh. Hình thức liên doanh với các công ty Myanmar được xem là rất hợp lý để thâm nhập thị trường này.

Tại kỳ họp, hai bên đã đạt được những kết quả tích cực. Trong đó, hai bên đã thống nhất đơn giản về thủ tục nhằm tạo thuận lợi cho doanh nhân, tiến hành trao đổi về những vướng mắc trong thương mại và đầu tư để nhanh chóng tháo gỡ; tăng cường hợp tác trao đổi thông tin thương mại và đầu tư giữa hai nước
 
Myanmar du ký
Yangon, thành phố đa sắc thái​

02-13.jpg

Những hàng ăn tràn ngập ở đường phố Yangon​

- Theo chuyến bay đầu tiên của Vietnam Airlines đến thủ đô Yangon của Myanmar hầu hết chỉ có các lãnh đạo và chuyên viên ngành hàng không, đa số đều chưa từng biết tới đất nước được mệnh danh là “miền đất vàng” này. Bí ẩn là phải khi cho tới nay Myanmar vẫn đang chịu chính sách cấm vận của Mỹ và EU, là nơi được biết tới như một trong những khu vực còn đóng kín với thế giới bên ngoài.

Khi chiếc ATR72 nghiêng cánh chao sát xuống đường băng của sân bay quốc tế Yangon, ai cũng tò mò nhìn ngó qua cửa sổ. Sân bay quốc tế mới khai trương khá khang trang, do Chính phủ Nhật Bản trợ giúp xây dựng nên hiện đại không thua kém các sân bay khác trong khu vực, nhân viên nhập cảnh rất nhã nhặn, điều này tạo ấn tượng tốt đẹp ngay từ phút đầu tiên. Ở đây, một cảnh tượng khá khôi hài bởi sự tận tuỵ và nhếch nhác đan xen, sự lạc hậu của thiết bị cộng thêm đám nhân viên bốc vác ồn ào tranh khách luôn bao bọc du khách.

“Hà Nội những năm 80”

Thủ đô Yangon quyến rũ tôi ngay từ phút đầu tiên, không phải bởi sự tiện ích của những con đường rộng rãi nối từ sân bay về thành phố, không phải bởi toà cao ốc Sakura 20 tầng sang trọng, mà ở chính vẻ nghèo nàn của khu lao động, khu chợ Bogyoke Aung San nổi tiếng là thiên đường mặc cả và khu đi bộ quanh chùa Sule giữa trung tâm thành phố. Có lẽ vì tôi bắt gặp được hình ảnh của Hà Nội và Hải Phòng những năm 1980, cũng nhốn nháo, lộn xộn nhưng rất thân tình. Mái chùa Sule dát vàng óng ánh luôn là tâm điểm hút bước chân khách bộ hành, còn kề đó là đài Độc lập nằm trong công viên Mahabandoola tĩnh lặng, đối lập hoàn toàn với khung cảnh sinh sống nhộn nhịp phía ngoài. Những công trình từ thời thuộc địa vẫn còn nguyên đường nét đẹp quyến rũ kiểu châu Âu, chỉ có điều đã cũ thê thảm với đầy đủ cỏ cây mọc trên bờ tường, vôi tróc lở và rêu phủ ngói. Myanmar cho tới nay vẫn là một quốc gia có mức GDP thấp nhất trong khu vực, được quản lý bởi chính quyền quân sự, áp dụng chính sách tem phiếu cho nhiều lĩnh vực, ví dụ mua sắm xe hơi, bán xăng… Thị trường chợ đen cực kỳ phát triển, chính điều này tạo nên bức tranh đa sắc của thủ đô Yangon.

01-28.jpg

Đài Đôc lập tại Yangon​

Mọi vỉa hè khu trung tâm đều được phủ kín bởi các sạp hàng rong, người ta bán từ đồ điện tử rẻ tiền cho tới trái cây, đồ ăn thức uống và trầu đã được têm thành từng miếng. Trầu và thuốc lá lẻ được bán khắp mọi nẻo đường, hệt như những quán chè chén của đô thị miền Bắc thời bao cấp. Cũng cần kể thêm, nhai trầu vẫn là thói quen thịnh hành của đại đa số đàn ông Myanmar, từ cậu thanh niên lễ tân khách sạn bình dân cho tới ông lão gật gù bán hàng lưu niệm góc phố. Mặc những chiếc xà rông truyền thống có tên “longyi”, chân đi dép xỏ ngón, đàn ông của xứ sở này có bộ dạng khá lạ lẫm trong con mắt du khách phương Tây. Thậm chí cánh lái taxi cũng không khác hơn, vừa vặn vô lăng với tốc độ trung bình 60km trên phố, vừa nhai trầu bỏm bẻm.

Kinh tế vỉa hè

Tôi đã có hai buổi chiều len lỏi trong những ngõ ngách của trung tâm Yangon, chỉ trở về khách sạn khi đã mệt nhoài mà không hề phải lo lắng về chuyện trộm cắp, bởi đất nước theo đạo Phật này rất ít xảy ra chuyện đó. Mặc cả thoải mái khi bán mua trong các shop, thậm chí trả giá chỉ còn 30% giá ban đầu khi mua đá quý, đồ lưu niệm, đồ xa xỉ... là điều phổ biến. Với mức sinh hoạt phí đường phố cực rẻ, ăn nhậu theo cách Myanmar là điều nên thử với du khách, với điều kiện bụng dạ tốt một chút. Những món lòng heo hầm, bún, miến, trứng, thịt... bày bán tràn lan khắp vỉa hè, bất chấp khói xe mù mịt và lòng đường rác rưởi. Mang cảm giác được trở về với quá khứ 20 năm của Hà Nội, tôi đã ăn món lòng hầm thoả thích. Tôi ăn căng bụng mà chỉ phải thanh toán cho cô chủ 600 kyat. Tiền Myanmar ngoài chợ đen có tỷ hối trung bình 1 USD trên dưới 1.000 kyat. Nhưng khác với Việt Nam, tại vỉa hè Myanmar người ta ăn uống lu bù, món khoái khẩu là bún trắng trộn cá hoặc gà có nước xốt giã từ lạc và dừa có tên mohinga, có vài thứ tựa như phở, nhưng tuyệt nhiên không thấy ai uống bia rượu khi ăn.

Những quán chè và sách báo cũ vỉa hè cũng là nét đặc trưng của khu trung tâm Yangon. Một ấm chè nhôm với vài điếu thuốc lá lẻ, cánh thanh niên có thể ngồi lê la cả tối, rì rầm trò chuyện nhưng không hề cãi vã ồn ào. Bản tính cư dân hiền hậu thể hiện ở ngay những góc tối tăm nhất thủ đô, còn tại ngôi chùa vàng lừng danh Shwedagon, nơi 27 tấn vàng đã được phủ lên mái chùa và tháp, thì sự hiền hậu đã trở thành lịch lãm đến bất ngờ. Đã tới Yangon không ai bỏ qua ngôi chùa lịch sử này bởi vẻ tráng lệ và quy mô khổng lồ của công trình có từ thế kỷ 15. Với 366 ngọn tháp kể cả tháp chính, Shwedagon là nơi mọi người vào đều ngước nhìn lên ngọn tháp kỳ vĩ rực rỡ dưới ánh mặt trời, thành kính múc những gáo nước tưới lên các pho tượng Phật và đi chân trần vòng quanh khuôn viên chùa. Vô vàn đường nét kiến trúc Phật giáo được thể hiện ở đây, từ những khuôn cửa cong cho tới mảng ghép kính, từ hình dáng thanh thoát tuyệt mỹ của tháp cho tới các khu nhà nguyện dày đặc tượng Phật các kích thước, bằng chất liệu đá, vàng, ngọc bích, bạc hay bêtông. Shwedagon là biểu tượng của tinh thần sùng Phật của người Myanmar, một trong ba điều kỳ diệu nhất của Phật giáo trên đất nước này
 
Miến Điện kỳ bí - Quạ đen và nắng nóng​

- Miến Điện chào đón chúng tôi bằng cái nóng trên 45 độ C và tiếng quạ kêu ngàn ngạt trên những ngọn cây trước cửa sân bay. Quạ đen có mặt ở khắp nơi, cả trên cây bồ đề trong khuôn viên chùa Vàng nổi tiếng...

Lạ lẫm Yangon

Chiếc xe khách chở chúng tôi từ sân bay vào trung tâm thành phố Yangon trông già cỗi nhưng khá tươm và có máy lạnh. Tuy nhiên vừa nổ máy một chốc, nó bắt đầu giở chứng. Lái xe, phụ xe lại lóc cóc quấn váy (ở Miến Điện người ta gọi là longin, một kiểu váy của đàn ông) đẩy xe. Đường phố tinh tươm vì tịnh không bóng xe gắn máy; chủ yếu xe đạp, xe ô tô buýt cũ kỹ. Trời gần tối, Yangon thiếu điện nên mọi thứ trông lờ mờ. Những người đàn ông mặc váy phất phơ bên lề đường đứng đón gió... nóng. Tiếng máy phát điện kêu lạch phạch. Hai bên đường phố vẫn còn nhiều khu tập thể cũ, xập xệ đến điêu tàn

Thế rồi, vỡ oà một khách sạn tầm 4-5 sao có tên Park Royal (số 33 đường Alan Pya Phaya Road). Lạ lùng thay, khách sạn này như một thế giới tách biệt với những gì vừa được chứng kiến. Phong cách phục vụ từ nhân viên lễ tân đến dọn phòng cũng chuyên nghiệp

Những người lần đầu tiên đến Miến Điện như chúng tôi đều tò mò về hoạt động ngầm của khách sạn Park Royal. Khách sạn có chỗ mát-xa với giá niêm yết hơn 10 USD nhưng có vẻ vắng khách. Chỉ có quán bar ngay sảnh là nhộn nhịp, nữ ca sỹ vừa gõ trống, vừa hát những bản tình ca tiếng Anh nổi tiếng thập niên 80

Lạ nhất, khi vào thang máy, liên tục bắt gặp những cô gái ăn mặc khêu gợi đi cùng những người đàn ông ngoại quốc. Tôi tò mò bắt chuyện với một cô gái xinh đẹp, đang thất thểu ngoài hành lang khách sạn: "Đi chơi nữa không?". "Lần khác thì sẽ OK nhưng giờ em mệt”

Mới 22 giờ, đường phố Yangon đã lặng ngắt. Những quán bia vỉa hè lục tục dọn hàng. Chỉ có những người bê thúng đi bán trầu còn kiên nhẫn chờ khách trước cửa rạp hát. Ở đây, người dân ăn trầu như một thói quen. Đi chơi đêm ở đây cũng giống như một sự lạc loài

Trước khi sang Miến Điện, nghe một số người dặn dò kinh nghiệm khiến tôi tưởng... nghẹt thở. Đặc biệt, trước đó, Yangon vừa xảy ra một vụ nổ bom khiến nhiều người thiệt mạng. Trên thực tế, mọi thứ không đến nỗi tệ, dù chúng tôi được khuyến cáo cấm ra khỏi khách sạn vào giữa trưa để tránh cái nắng oi nồng, hay lũ quạ đen đậu đầy trên các ngọn cây cao

Yangon yên bình với những người dân dễ mến và có phần lầm lũi. Trước cửa một toà nhà có siêu thị lớn bên cạnh khách sạn Park Royal, vài nhân viên bảo vệ (không mặc quần áo quân sự) bồng súng AK. Trong siêu thị bán nhiều chủng loại hàng hóa nhưng đa phần có xuất xứ Trung Quốc. Tìm mỏi mắt không thấy hàng hóa Việt Nam

Chỉ trên đường phố Yangon mới thấy thấp thoáng biển hiệu của Ngân hàng BIDV và phòng bán vé của hãng Hàng không quốc gia Việt Nam cùng với quốc kỳ Việt Nam bay phất phới. Trong một nhà hàng nhỏ ở Yangon, cũng thấy thực đơn cà phê Trung Nguyên: Một bên đề tiếng Việt, bên kia tiếng Anh. Ở góc độ đầu tư nước ngoài, Miến Điện như một miền đất hoang sơ, nhiều tiềm năng

Chùa Vàng ở Yangon đồ sộ và được dát nhiều vàng, nhưng chính sinh hoạt quanh chùa mới đáng chú ý. Những cậu bé tầm 5-7 tuổi, mặt bầu bĩnh đáng yêu được bố mẹ làm lễ xuất gia vào chùa tu hành. Lễ rước long trọng, các nhân vật chính được ăn mặc đẹp như hoàng tử. Người thân những cậu bé này rạng ngời hạnh phúc vì họ chuẩn bị gửi con, cháu mình nương náu cửa Phật. Đồ thờ cúng trong buổi lễ sau đó được phát cho mọi người, những cậu bé được làm lễ xuống tóc. Mỗi người đàn ông Miến Điện đều có một thời gian ngắn xuất gia trong đời. Họ yêu thích hội họa, đặc biệt là bức tranh những chú tiểu chân trần đi khất thực trong nắng sớm

Xe buýt bay

Điều ngạc nhiên là, Miến Điện tuy ít được thế giới biết đến nhưng có đến 4 hãng hàng không nội địa (Myanmar Airways, Yangon Airways, Air Mandalay, Air Bagan). Những hãng bay này hoạt động nhiều như xe buýt. Có lẽ do địa hình của đất nước này phức tạp nên khó phát triển đường bộ. Trong chuyến bay, đôi khi phi công gặp người quen lại xuống hàng ghế chuyện trò ít phút. Nữ tiếp viên có vẻ được tuyển lựa rất kỹ nên về hình thức và cung cách phục vụ rất ổn

Những cậu bé tầm 5-7 tuổi, mặt bầu bĩnh đáng yêu được bố mẹ làm lễ xuất gia vào chùa tu hành. Lễ rước long trọng, các nhân vật chính được mặc đẹp như hoàng tử. Người thân những cậu bé này rạng ngời hạnh phúc vì họ chuẩn bị gửi con, cháu mình nương náu cửa Phật

Máy bay xuất phát từ Yangon đi Bagan mất khoảng 2 tiếng rưỡi, nhưng vẫn hạ cánh dọc đường (quá cảnh) lấy thêm khách tại Mandalay. Hành khách đi Bagan vẫn ngồi lại trên máy bay chờ hãng hàng không vợt khách đi tiếp. Mỗi lần như vậy, khách ngồi trên máy bay toát mồ hôi vì máy bay tắt điều hoà để tiết kiệm nhiên liệu

Ghế trên máy bay cũng không cần ghi số, hành khách muốn ngồi đâu cũng được. Tuy nhiên, với loại máy bay cánh quạt lắp phía trước, hầu hết những người quen đi máy bay đều muốn giành chỗ ngồi ở phần đuôi để tránh tiếng ồn. Ngoài ra, do đường bay ngắn, lại phải hạ cánh vợt thêm khách nên dù máy bay chưa đủ độ cao nhất định, nhưng phi công đã phải nghiêng cánh vào cua. Mỗi lần như vậy, không ít hành khách phải vớ vội túi nôn

Trên mỗi chuyến bay, hành khách được phát nhiều loại báo. Một số tờ The New Light of Myanmar, True News... được in bằng tiếng Anh và Miến Điện. Ít thông tin, đơn điệu và chủ yếu về quân đội. Nhưng cũng có thông tin đáng chú ý như: Một số đảng phái ở Miến Điện đã chính thức đăng ký hoạt động để chuẩn bị bầu cử. Đặc biệt, trang cuối của tờ The New Light of Myanmar có nhiều khẩu hiệu được kẻ vuông vức chia làm 2 phần. Phần trên "Chỉ có hoà bình, ổn định, quốc gia mới hưng thịnh", phần dưới "VOA, BBC gieo rắc lòng hận thù giữa các dân tộc"...
 
Đi bụi sang Myanmar​

61e5c_myanmar1-pilot-vn_200.jpg

Myanmar được ví như xứ sở của đền chùa với kiến trúc rất độc đáo​

- Từ những chuyến đi trước đây, nghe những tay đi bụi châu Âu và Mỹ nói rằng Myanmar là đất nước xinh đẹp nhất Đông Nam Á, tự ái dân tộc nổi lên, tôi quyết tâm đến đó một lần cho biết và cũng để xem Myanmar có thật sự đẹp như vậy không

Tìm đường

Ở Sài Gòn, xin visa đi Myanmar thì đến số 50 Sầm Sơn, phường 4, quận Tân Bình. Chi phí là 35 đô la Mỹ, thời gian là 7 ngày làm việc. Tôi nộp đơn vào thứ Hai thì đến thứ Tư tuần sau mới có visa. Thực sự, khoản phí làm một visa chỉ 20 đô nhưng phải trả thêm 15 đô là cước phí chuyển hồ sơ từ Sài Gòn ra Hà Nội

Sau này tôi mới biết, nếu xin visa ở Bangkok chỉ tốn khoảng 25 đô la Mỹ. Vì vậy, lần sau có đi Myanmar tôi sẽ sang Bangkok xin thị thực nhập cảnh, bởi vì dù gì thì tôi cũng sẽ bay từ Bangkok, vì bay từ đó rẻ hơn bay trực tiếp từ Việt Nam nhiều, dù lúc đó Vietnam Airlines đang có khuyến mãi

Visa Myanmar có hiệu lực đến 3 tháng kể từ ngày cấp nhưng thời gian ở tại Myanmar chỉ có 28 ngày thôi, tính từ ngày đầu tiên đặt chân vào đất nước này. Kể cũng hơi ít, bởi vì tôi muốn ở lâu hơn

Sau vụ visa, tôi tính chuyện mua vé máy bay. Vé một chiều khuyến mãi Bangkok - Yangon của Air Asia giá 1.290 baht + phí sân bay 700 + phí dịch vụ 90 + convenience fee 50. Cộng thành 2.130 baht. Nếu có hành lý ký gửi thì phải đóng thêm 200 baht cho 15kg và 300 cho 20kg. Dự định ban đầu của tôi là mua vé máy bay một chiều thôi, bởi vì tôi muốn ở Myanmar càng lâu càng tốt, sau khi nghe nói có thể gia hạn visa thêm hai tuần. Khi nào gia hạn được rồi, tôi sẽ mua vé khứ hồi sau

Tuy nhiên, sau khi suy đi tính lại thấy làm như thế giống “Dế mèn phiêu lưu ký” quá, bởi vì muốn vào và ra khỏi Myanmar thì chỉ có cách bay thôi, không thể đi bằng đường bộ như ở các nước khác. Ngoài ra, ở Myanmar, mọi thủ tục khó khăn hơn, mạng internet lại không dễ vào. Nếu ở quá hạn visa và không thể gia hạn thì có thể gặp rắc rối. Vì thế, tôi đã mua vé khứ hồi Bangkok - Yangon luôn

Có vé máy bay khứ hồi và visa trong tay, tôi xách ba lô lên đường. Như mọi khi, từ Sài Gòn tôi sang Phnom Pênh, sau đó Siêm Riệp, và cuối cùng là Bangkok bằng đường bộ, một con đường mà tôi đã quá rành cách đi từ những lần đi bụi trước. Từ đó, tôi bay sang Yangon

45a52_trl-myanmar-yangon-01_600.jpg

Huyền ảo đêm Yangon​

Đêm đầu tiên tại Myanmar

Từ Bangkok sang Yangon chỉ mất 80 phút bay. Nếu bay với Air Asia từ Bangkok, hành khách cần chuẩn bị tiền để mua thức ăn và nước uống hoặc là chuẩn bị... chịu khát trên máy bay, bởi đây là hãng máy bay giá rẻ nên chẳng có gì là miễn phí hết

Khi đến sân bay quốc tế Yangon, tôi bị những tài xế taxi vây quanh và họ ra giá cuốc taxi về khu trung tâm là 8 đô la Mỹ. Tôi nghĩ mình có thể trả giá 5 hoặc 6 đô và kiếm người đi cùng để chia bớt nhưng những du khách khác đều đăng ký tour nên họ có xe đến đón

Tôi đi loanh quanh kiếm người thì thấy một người Nhật vừa bước ra cửa, cũng bị đám taxi vây quanh. Thế là tôi tiến đến hỏi, có phải anh đón taxi về thành phố không, với ý định rủ đi cùng để chia tiền cước. Anh ta nhìn tôi từ trên xuống dưới với vẻ cảnh giác và... xích ra xa

Trời, đi bụi mà không biết vụ share taxi sao (?!), tôi nghĩ bụng, mình ăn mặc kín đáo, đâu có giống gái mại dâm tí nào! Dù hơi bực mình nhưng tôi vẫn kiên nhẫn hỏi lại: "Có phải anh cần đón taxi về thành phố không?". Lần này thì anh ta lộ rõ vẻ sợ hãi và vội vàng bỏ đi

Tôi trở vào bên trong thì một người Myanmar bước đến hỏi, có phải tôi muốn tìm người cùng đi để chia tiền trả taxi không. Tôi gật đầu. Anh ta cho biết, Motherland Inn 2 có xe đưa khách về trung tâm miễn phí. Tôi thấy nhà khách này được giới thiệu ở Lonely Planet, giá phòng là 7-10 đô la Mỹ

de3f7_central-yangon_600.jpg

Khu trung tâm thành phố Yangon​

Tôi bước đến chỗ chiếc xe đón khách hỏi thăm. Thì ra thông tin của Lonely Planet 2009 lạc hậu quá. Thực ra giá phòng ở Motherland Inn 2 mắc hơn nhiều; giá thấp nhất cho phòng đơn, quạt máy, toilet và nhà tắm bên ngoài đã là 10 đô rồi. Thấy trời đã gần 7 giờ tối rồi nên chấp nhận luôn. Có gì về đến trung tâm thì xách ba lô đi qua chỗ khác hỏi giá sau vậy

Lúc đó, chúng tôi chờ thêm hai khách nữa thì khởi hành. Có tổng cộng năm người, tính luôn cả tôi và hai tiếp tân cùng một lái xe người Myanmar. Những người Myanmar này rất dễ thương. Vì thế tôi quyết định ở lại Motherland Inn 2 ít nhất một đêm. Chúng tôi đi khoảng 30 phút thì đến nơi

Không tin nổi, khi xe vừa đến thì một đám trẻ người Myanmar từ trong nhà trọ ùa ra xách balô cho chúng tôi. Lúc đó tôi không có tiền kyat để boa, boa bằng đô la thì nhiều quá nên định giành lại chiếc túi của mình để tự xách nhưng không tranh được với mấy đứa trẻ này. Những du khách khác cũng lâm vào cảnh tương tự. Chúng tôi chỉ biết nhìn nhau cười. Đúng là buồn cười thật khi những du khách cao to, dân chuyên đi bụi, thì lại đi tay không còn những đứa trẻ thì lại khuân vác đồ

Vào đến nơi, chúng tôi được tiếp đón bằng nụ cười của các cô gái tiếp tân và mỗi du khách được mời một ly nước chanh mát rượi. Đã khát quá sau hơn một tiếng đồng hồ trên máy bay của Air Asia chẳng ăn uống gì (vì mọi thứ đều phải mua). Nhớ đến Lonely Planet có đề cập đến dorm (phòng nhiều giường dành cho khách ba lô) ở đây; vì vậy tôi đi một vòng để tìm giá cho dorm

Một cô tiếp tân tiến đến hỏi tôi đã từng ở đây rồi sao. Tôi nói chưa bao giờ vì đây là lần đầu tôi đến Myanmar. Cô tiếp tân này giới thiệu giá phòng cho tôi. Tôi hỏi giá dorm. Cô này nói 8 đô/đêm. Đây là giá dorm mắc nhất mà tôi từng ở trong khu vực Đông Nam Á. Thấy trời tối và xung quanh vắng vẻ (do nơi này ở xa trung tâm khoảng 2 cây số) nên tôi đồng ý luôn. Cô tiếp tân làm thủ tục check-in cho tôi và lấy chìa khoá mở dorm

Quá rẻ, tôi trả 8 đô la cho một phòng trọ rộng rãi dành cho 7 người. Nhưng khi bước chân vào dorm, tôi có cảm giác rờn rợn bởi vì phòng to mà lại không có ai ở hết. Có tổng cộng 7 giường. Mỗi giường đều trải drap giống nhau và drap đều trùm lên gối có bao màu trắng trông như ở bệnh viện ấy. Thấy cũng sợ nhưng nghĩ ngay bên ngoài cửa có nhân viên bảo vệ ở nên tôi yên tâm

Thu xếp xong xuôi, tôi lên giường nhưng không ngủ được nên lấy tấm bản đồ Yangon vừa xin ở sân bay ra “ngâm cứu” một lát rồi ngủ thiếp đi và không tắt đèn. Đến khoảng 1g30, không ngủ được nữa nên tôi lấy sách Lonely Planet ra đọc, vừa đọc vừa ngủ lơ mơ, chập chờn đến khoảng 3g sáng thì dậy luôn

Bước ra ngoài tôi thấy nhân viên nhà bếp đang chuẩn bị thức ăn bữa sáng cho khách (ở Myanmar, các guesthouse luôn có ăn sáng miễn phí cho khách). Tôi vào “tám” vài câu và xin bình nước nóng. Sau đó, tôi đánh răng rửa mặt, dự định khoảng 5g khi trời sáng thì sẽ đi bộ ra Sule Paya vừa ngắm cảnh vừa tìm chỗ trọ rẻ hơn. Thế là kết thúc đêm đầu tiên của tôi trên đất nước Myanmar

Nguyễn Đức Quỳnh Dung
 
Thoát một cú lừa ở Yangon​


- Ở Yangon, tôi tìm được một chỗ nghỉ trọ lý tưởng cho dân du lịch bụi, nghĩa là "gía thấp, chất lượng cao". Nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất của tôi trong những ngày đầu đặt chân đến Myanmar là xém mắc một cú lừa đổi tiền (money scam) liên quan đến lằn gấp đôi ở giữa tờ đô la Mỹ. Đây là chuyện mà mọi du khách đến Yangon cần biết để cảnh giác

Từ Motherland Inn 2 đi về trung tâm tôi đi qua con phố của người Ấn. Vì thế, ấn tượng đầu tiên của tôi về Yangon là sao mà giống ở Ấn độ quá – cũng những con người da ngăm đen, gầy gò, quấn miếng vải sọc ca rô làm quần và cũng những khuôn mặt và nụ cười đó. Đường phố thì đầy ổ gà và các vũng nước, bồ câu và quạ bay khắp nơi. Xe buýt thì cũ kỹ nhưng luôn chất đầy khách, phóng bạt mạng trên đường

Mùi masala - đặc trưng của Ấn độ - thoang thoảng đâu đây. Tôi thầm nghĩ, sao mà Myanmar bị ảnh hưởng bởi Ấn độ mạnh đến thế. Sau này tôi mới biết rằng đấy là khu Ấn độ và Yangon là thành phố mang phong cách Ấn đậm nhất ở Myanmar

Lò dò hỏi thăm, cuối cùng tôi cũng đến được nhà trọ nằm ngay tại trung tâm, sạch sẽ và giá cả phải chăng. Đó là Okinawa Guesthouse

"Nhà của tôi" tại Yangon

Okinawa Guesthouse nằm ngay trung tâm thành phố Yangon, rất sạch sẽ và yên tĩnh. Sách hướng dẫn du lịch Lonely Planet xếp nhà trọ này vào loại khá (mid-ranged - ở Myanmar các nhà trọ được phân thành ba loại: trung bình, khá và sang trọng. Okinawa thuộc loại giữa). Giá phòng ở đây tối thiểu là 8 đô la Mỹ, nhưng có một phòng chung (dorm) khá dễ thương ở tầng lửng chỉ có 4 giường với giá 5 đô la. Điều đặc biệt nhất là dorm này có gắn máy lạnh, nên khá là mát mẻ vào buổi trưa và... lạnh cóng vào ban đêm

Điện đóm ở Myanmar rất chập chờn, thỉnh thoảng máy lạnh chạy, thỉnh thoảng lại tắt do điện bị cúp, phải chuyển sang nguồn điện từ máy phát riêng. Tuy nhiên tôi vốn không thích máy lạnh nên khi máy lạnh tắt thì tôi lại ngủ ngon, lúc lạnh quá lại không ngủ được

c37ac_sule-paya_600.jpg

Sule Paya, ngôi chùa nổi tiếng nằm ngay khu trung tâm của Yangon​

Okinawa Gueshouse nằm rất gần Sule Paya, một ngôi chùa nổi tiếng ở đây. Vì vậy, khi nào đi lạc tôi chỉ cần hỏi thăm đường về Sule Paya. Tuy ở gần nhưng tôi chưa bao giờ ghé thăm ngôi chùa này bởi muốn vào chùa phải mua vé vào cổng mất 2 đô. Đứng bên ngoài và chụp hình, đối với tôi như vậy là đủ rồi

Nhân viên lễ tân ở Okinawa có vẻ mặt không thân thiện cho lắm, nhưng khi bạn hỏi gì thì anh ta cũng trả lời hết. Ở đây, khách có thể giặt đồ trong nhà tắm và phơi ở khu nhà bếp phiá sau. Có hôm tôi đi chơi về trễ, quần áo của tôi phơi được người phục vụ mang vào cất hộ

Ngoài ra, tôi còn có thể xin nước nóng để uống và nấu mì gói nữa nhé. Đặc biệt nhân viên phục vụ ở đây toàn là nam và họ khá là dễ thương, luôn tươi cười (trái hẳn với khuôn mặt quạu quọ của anh cháng tiếp tân)

Okinawa còn hơn các nhà trọ khác ở chỗ các phòng đều có cửa kiếng màu, ngay cả ở khu vực rửa mặt cũng được lắp kiếng màu trông rất đẹp và ấm cúng. Phòng tắm chung khá sạch. Vì thế tôi cảm thấy khá thoải mái khi ở đây

Một điểm tốt nữa cho Okinawa Gueshouse là khi rời Yangon để đi Mandalay, tôi gửi lại một túi hành lý, chỉ mang theo một túi nhỏ đựng ít đồ dùng đủ trong hai tuần. Hành lý ở đây gửi miễn phí, chỉ cần có khoá để khoá các ngăn kéo là có thể gửi vô tư, tha hồ dung dăng dung dẻ ở những nơi khác với một ba lô nhỏ gọn đeo trên vai

1005c_img-0132_600.jpg

Một tòa nhà cổ xưa giữa trung tâm Yangon​


Chạm mặt bọn lừa đổi tiền ở Yangon


Trước khi đi Myanmar, tôi tham khảo thông tin về đất nước này và có khá nhiều bài viết về money scam (lừa đảo tiền) ở đây. Vì vậy, tôi đã không bỏ qua cơ hội để... bị lừa ít nhất một lần

Tôi ở Okinawa Guesthouse, gần Sule Paya (trong tiếng Myanmar, Paya nghĩa là chùa). Trưa hôm thứ hai sau khi đến Myanmar, tôi ra chợ đổi tiền nhưng hơi thất vọng vì tỷ giá khá thấp. Trung bình một đô la Mỹ đổi được 1.000 kyat, nhưng vào thời điểm này (tháng 10/2010), họ chỉ đổi 890 kyat = 1 đô, nên tôi quyết định không đổi mà quay về nhà trọ (ở đó có thể sử dụng đô la thoải mái)

Khi đến đầu đường vào nhà trọ, tôi nghe hai người Ấn rao: "Money exchange, 1đô la Mỹ = 950 kyat". Nghĩ rằng đây có thể là một trò lừa tiền (money scam) nên tôi ghé vào. Họ dẫn tôi vào bên trong, lịch sự kéo ghế cho tôi ngồi, hỏi tôi muốn đổi 100 đô la Mỹ phải không. Tôi nói phải. Người Ấn thứ nhất móc ra hai xấp tiền toàn giấy 1.000 kyat, đếm đếm, đổi qua đổi lại và đưa cho tôi. Tôi đếm lại rất cẩn thận, nhưng xấp tiền đó chỉ có 85 tờ (85.000 kyat). Tôi nói họ. Họ chấp nhận và đưa tôi thêm 10 tờ. Sau đó họ yêu cần tôi đưa tiền đô ra

Đúng lúc đó, có một người Hoa bước vào và hai người Ấn giới thiệu rằng đó là chủ của họ. Khi tôi đưa ra tờ 100 đô, họ nói họ không sử dụng series bắt đầu bằng H. Tôi nói tôi đã tìm hiểu thông tin, ở Myanmar người ta chỉ không sử dụng tiền đô phát hành trước năm 2003 và có số series bắt đầu bằng CB. Tờ đô của tôi không cũ, phát hành năm 2006, series bắt đầu bằng H, tại sao lại không sử dụng được ?

Thế là tay người Hoa giải thích lòng vòng một hồi bằng thứ tiếng Anh dở ẹc. Tôi nghe không hiểu nên yêu cầu họ trả lại tờ 100 đô, cất vào ví xong, tôi lấy tờ 100 đô khác ra đưa, họ không đồng ý bởi vì nó cũng có series bắt đầu bằng H. Tôi lấy lại tờ 100 đô, kiểm tra lại những tờ còn lại, toàn là có series bắt đầu bằng H. Tôi nói, thôi không đổi nữa và trả lại cho họ tiền kyat. Tên Ấn độ ngồi kế bên tôi cầm lấy xấp tiền

Thế là tên chủ nói, nếu tôi muốn đổi thì phải chấp nhận tỷ giá giá thấp hơn (= 900 kyat), thấy tỷ giá này vẫn cao hơn tỷ giá ở chợ nên tôi đồng ý. Tôi đưa tờ 100 đô la Mỹ và tên Ấn đưa lại cho tôi xấp tiền. Hắn rút lại 5 tờ trước mặt tôi và bảo rằng còn lại 90 tờ. Tôi cầm xấp tiền, định đếm lại, nhưng hai tên Ấn liên tục nói và hỏi tôi nhiều câu không đâu vào đâu khiến tôi mất tập trung, không thể đếm tiền được và đành cầm xấp tiền đi để “thoát” khỏi họ; nhưng chỉ đi vài bước tôi dừng lại đếm và phát hiện xấp tiền chỉ còn 70 tờ

Tôi quay lại ngay lập tức và nói xấp tiền chỉ còn 70 tờ. Lúc đó gã người Hoa làm ra bộ hốt hoảng, chạy vào trong kiểm tra và nói rằng bọn trẻ con chơi gần đấy đã lấy mất của họ 20 tờ. Một tên Ấn ra vẻ đau khổ nói rằng họ đã mất tiền và nói nếu tôi đồng ý thì đổi 100 đô lấy 70.000 kyat. Tôi không đồng ý và yêu cầu lấy lại tờ 100 đô của tôi. Tên Ấn móc ra đưa lại cho tôi tờ đô lúc này đã được gấp lại làm đôi. Nhìn thấy đúng số series tiền của mình tôi mừng quá, cầm về luôn

Khi về đến nhà trọ, tôi nghĩ có thể họ tráo tiền giả, nên kể chuyện cho những người ở nhà trọ nghe và móc tờ đô ra săm soi, so sánh với những tờ đô khác. May mắn là chúng giống nhau. Lúc đó, anh chàng nhân viên lễ tân của nhà trọ chỉ vào tờ đô và nói tờ đô này có lằn xếp ở giữa, vì vậy sẽ không đổi được ở chợ

Thật đểu cáng, bọn lừa đảo này đúng là ăn không được phá cho hôi đây. Ở Myanmar, tờ đô la phải mới cứng và không có lằn xếp giữa mới có thể đổi được. Anh lễ tân của nhà trọ cho biết thêm, nếu tôi muốn thì vẫn có thể đổi ở Central Hotel với tỷ giá thấp hơn. May là tôi còn những tờ đô khác để sử dụng, vì vậy tôi quyết định giữ lại tờ đô này để sử dụng ở Thái Lan
 
Cố đô Mandalay​


- Từ trung tâm Yangon đến các bến xe khá xa, vì thế mọi người thường đến khu vực trước cửa nhà ga Yangon để mua vé xe buýt. Tại đây có vô số đại lý xe buýt nên tha hồ lựa chọn. Tôi vào đại một nơi mua vé đi Mandalay với giá 10.400 kyat, khởi hành lúc 20 giờ và một vé xe trung chuyển đến bến xe giá 1.000 kyat nữa. Khoảng 17 giờ tôi phải có mặt tại đây để lên pick-up ra bến xe cùng mọi người

Xe buýt đêm khá lạnh, vì vậy nếu mọi người muốn ngủ ngon giấc thì tốt nhất nên mang theo quần áo mùa đông. Tôi thấy người địa phương còn mang theo cả mền để đắp nữa. Điều phiền toái thứ hai là từ Yangon đến Mandalay có hai chốt kiểm soát an ninh. Tại đây mọi người phải xuống xe, đi bộ qua để trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu. Vì thế cho dù có đang ngáy pho pho thì bạn cũng bị đánh thức ít nhất hai lần để xuất trình giấy tờ chứng minh là bạn nhập cư hợp pháp. Tuy nhiên, hôm đó trên xe chỉ có tôi và một anh chàng người Moroco là người nước ngoài thôi nên được ưu tiên, khỏi phải xuống xe đi bộ qua trạm

Khoảng 7 giờ sáng thì xe đến bến xe Mandalay. Từ đây về trung tâm phải đi taxi mất 5.000 kyat. Tôi đi cùng xe với ba người khách du lịch khác nên mỗi người chỉ trả một ít. Hầu như mọi du khách đều đến con đường số 25. Nơi đây có một vài nhà trọ mà khách đi bụi hay ở như Royal Guesthouse, Nylon Guesthouse, Garden Guesthouse. Tôi chọn ở Royal Guesthouse

Mandalay là thành phố lớn thứ hai của Myanma, cách thành phố Yangon 716 km về phía bắc. Đây là kinh đô của vương triều cuối cùng của Myanma và là thủ phủ của vùng Mandalay, nằm ở vị trí trung tâm của đất nước Myanmar. Con sông Ayeyarwady bao quanh phía tây thành phố

Ở đây có nhiều loại phòng với giá cả khác nhau. Nếu đi một mình thì có thể chọn phòng đơn giá 4 đô la Mỹ, hoặc phòng giá 5 đô, cả hai loại phòng này đều có nhà vệ sinh và phòng tắm bên ngoài. Tôi thường ưa chọn loại phòng có toilet và nhà tắm bên ngoài hơn bởi nhân viên nhà trọ cũng sử dụng nên khi thấy dơ là họ dọn sạch ngay. Hơn nữa, toilet và nhà tắm bên ngoài thì giá phòng luôn rẻ hơn. Và trong trường hợp chúng không sạch sẽ lắm thì bạn sẽ không phải ngửi mùi khi ngủ

Phòng giá 5 đô ở Royal Guesthouse khá đẹp và có cửa sổ rất lớn nhìn ra bên ngoài, tạo cảm giác rộng rãi, thoải mái. Tuy gọi là phòng đơn (single), nhưng có thể ở hai người bởi vì trong phòng có hai chiếc giường nhỏ. Nếu ở một người thì giá 5 đô la nhưng nếu ở hai người thì giá sẽ là 7 đô

Tôi thích ở phòng này bởi vì giá chỉ mắc hơn 1 đô nhưng phòng rộng gấp đôi phòng giá 4 đô la. Tuy nhiên, bởi vì phòng 5 đô la có thể ở hai người nên bạn có thể tìm người cũng đi du lịch một mình (solo traveler) ở chung để chia cho đỡ tốn tiền. Ở Myanmar, tôi thấy có khá nhiều người đi du lịch một mình nên việc tìm người ở chung phòng không khó lắm. Ba lô khoá lại và xích vào thanh giường. Sau đó nếu thích thì cùng nhau đi tham quan thành phố, nếu không thì mạnh ai nấy đi. Chìa khoá gửi ở tiếp tân. Nếu làm theo cách này thì bạn vừa được ở phòng đẹp, chỉ tốn có 3 đô rưỡi lại vừa có thêm bạn để chia sẻ kinh nghiệm

Ở Royal Guesthouse, có khá nhiều nơi sinh hoạt chung, ở phòng ăn sáng, ở phòng khách gần nơi tiếp tân hoặc trên sân thượng. Nơi nào cũng đẹp và khá thoải mái. Bạn có thể ngồi ở đây bắt chuyện với những du khách ở đây lâu hơn để hỏi họ thông tin về thành phố, ví dụ ăn nơi nào vừa ngon vừa rẻ, thuê taxi như thế nào cho rẻ hoặc đây cũng nơi lý tưởng để tìm người đi taxi cùng đến những nơi tham quan trong và ngoài thành phố. Tôi được cung cấp khá cấp khá nhiều thông tin và “bí kíp” trốn vé của những nguời đã ở đây và đang chuẩn bị đi đến thành phố khác

Giờ trả phòng (check out) thường vào lúc 12 giờ trưa, nhưng xe tàu thường chạy lúc 4 giờ chiều. Vì vậy bạn có thể gói gém hành lý và ngồi chờ chờ ở phòng khách. Nơi đây chính là nơi bạn sẽ tìm hiểu thông tin từ những người khách như vậy. Họ sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm “đau thương” (tốn tiền vô ích) để bạn có thể tránh không bị mất tiền lãng xẹt

Royal Guesthouse khá sạch sẽ và thoải mái (theo nhận xét của nhiều khách du lịch) so với Nylon Hotel và Garden Guesthouse ở gần đó. Nhân viên ở đây lau dọn suốt và sẵn sàng cung cấp bất cứ thông tin bạn cần. Họ tỏ ra khá thân thiện nên bạn cũng có thể “tám” với họ. Ở đây có hai ca làm việc. Ca ban ngày bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 6 giờ chiều, thường ưu tiên cho nữ. Ca đêm bắt đầu từ 6 giờ chiều đến 7 giờ sáng hôm sau. Nhân viên phục vụ đi ngủ lúc 12 đêm đến khoảng 4 giờ sáng đã dậy làm việc, đến giờ giao ca thì họ về nhà ngủ tiếp. Nhân viên có kinh nghiệm nhận lương tháng khoảng 80 đô la Mỹ, người mới vào nghề thì lương thấp hơn. Ở Myanmar, hầu như người ta không làm thêm giờ hoặc công việc ở sở làm khác, với mực lương như thế thì không đủ chi tiêu trong một tháng

Royal Gueshouse nằm ở khu trung tâm du lịch của thành phố Mandalay, cách chợ trung tâm khoảng 5-10 phút đi bộ. Ngoài ra bạn có thể thuê xe đạp hay tìm xe ôm hoặc taxi khá dễ dàng

Tóm lại, tôi rất thích nơi này. Nếu lần sau có quay lại thì tôi cũng sẽ ở đây. Điều duy nhất ở đây mà tôi ngại là sợ vào mùa cao điểm không có phòng trống cho tôi ở mà thôi bởi vì khách du lịch cũng rất thích nơi này nên thường hay thiếu phòng. Tốt nhất, trước khi đến Mandalay, du khách nên nhờ nhân viên nhà khách ở Yangon đặt phòng trước
 
Một ngày ở ngoại ô Mandalay​


- Để dạo một vòng ra vùng ngoại ô cố đô Mandalay, chúng tôi thuê một chiếc taxi, bao đi suốt từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều với giá thỏa thuận là 25 đô la Mỹ, chia ra cho 5 người, mỗi người chỉ tốn 5 đô la Mỹ. Chỉ một ngày, chúng tôi đã thăm tu viện Mahagandhayon nổi tiếng, tham quan khu đồi Sagaing, ngôi làng Inwa xinh đẹp và đi qua thành cổ Amarapura, một cố đô khác của Myanmar

Điểm đầu tiên xe thường đưa khách đến một xưởng chuyên sản xuất tượng Phật bằng bùn và đất nung. Kế tiếp xe sẽ dừng ở trại sản xuất vải cotton nổi tiếng. Du khách có thể vào trong xưởng xem thợ dệt và chụp hình và mua hàng ở cửa hàng trưng bày ngay trước xưởng. Với khoảng một, hai đô la bạn có thể mua được một túi xách xinh xắn dệt hoa văn truyền thống Myanmar

Sau đó, bạn sẽ đến thăm tu viện Mahagandhayon, ở đây có khoảng hơn một ngàn tăng sĩ đang tu học, trong đó có cả người Việt. Khi đi tham quan xung quanh tu viện, bạn có thể được một tăng sĩ nào đó muốn thực tập tiếng Anh tiếp cận hỏi vài câu, gợi ý hướng dẫn tham quan. Tu viện này là một nơi rất đông du khách đến thăm, nhất là vào mùa cao điểm (từ tháng 10 đến tháng 3)

Thường du khách đến đây vào khoảng 10g30 để được nhìn thấy cảnh các tăng sĩ ăn trưa, một cảnh tượng hoành tráng. Đặc biệt khi bạn tham quan vào ngày có người cúng dường trai tăng. Các tăng sĩ xếp hàng dài cùng bình bát trong tay và những người cúng dường sẽ xới cơm vào bát, hoặc sắp vào bình bát những vật phẩm như bánh mì, viết, khăn quàng cổ, đèn cầy…

75e97_mandalay-7_480.jpg

Các nhà sư tại tu viện Mahagandhayon đang dùng bữa trưa​

Việc chụp ảnh các tăng sĩ trong lúc họ đang ăn thực sự không hay lắm, nhưng phần lớn du khách đến đây đều có ý mong được tận mắt chứng kiến và chụp hình cảnh tượng này. Đặc biệt là tăng sĩ ở đây ăn mặn, trong món ăn có thịt cá và tăng sĩ có thể chọn ăn hay không những món mặn này. Ngay trước nhà, có bản danh sách ghi tên những người cúng tiền cho thiền viện này. Trên đó, tôi thấy có một đoàn Việt Nam quyên góp khoảng 1.200 đô la Mỹ

Dọc theo lối vào tu viện, người ta dựng những tấm bia đá thật lớn, khắc những dòng chữ nhỏ nên tôi cứ tưởng đây là những bài kinh hoặc lời giáo huấn của đức Phật được khắc vào đá và đặt dọc lối đi để nhắc nhở mọi tu sĩ. Nhưng một tăng sĩ cho tôi biết, đấy là bia khắc tên những phật tử cúng dường để xây dựng tu viện. Ở đây tôi gặp một đoàn Phật tử Việt Nam đang hành hương ở Myanmar và họ cho tôi biết rằng vào ngày hôm sau họ sẽ dâng y cho Phật tại Trung tâm giáo huấn Phật giáo, cũng là nơi họ nghỉ ngơi trong mấy ngày tại Mandalay

Sau khi rời Mahagandhayon, chúng tôi đến đồi Sagaing. Ở đây, chúng tôi phải leo khá nhiều bậc thang để lên viếng ngôi chùa ở trên đồi. May nhờ lối đi có mái che nên cũng khá dễ chịu. Chỉ cần thành tâm vừa leo vừa niệm Phật thì bạn sẽ không thấy mệt. Những người Tây Ban Nha đi chung tôi thở hổn hển, trong khi tôi chẳng thấy “xi nhê” gì hết

facd1_sagainghills_600.jpg

Toàn cảnh đồi Sagaing​

Ngôi chùa trên đồi rất đẹp với hoa văn và kiến trúc Myanmar, trên tường là những bức tranh kể về cuộc đời của Phật tổ Thích ca. Bạn có thể đi tham quan vòng quanh chùa và chụp hình. Nếu có ai đến gần và yêu cầu bạn mua vé vào chùa hay mua vé để được chụp hình, quay phim thì bạn cứ giả lơ như không hiểu và bỏ đi là xong. Nhưng lúc mới lên đến nơi, bạn hãy tranh thủ chụp nhiều hình trước khi có người đến yêu cầu mua vé. Từ trên đồi nhìn xuống cảnh trí rất đẹp và hoành tráng. Sông núi, mái chùa và cây cối chen lẫn vào nhau, đẹp vô cùng và tôi nghĩ là chỉ có thể thấy ở Myanmar - một đất nước mà đi đâu cũng gặp chùa chiền

Từ đồi Sagaing, chúng tôi ra phía bờ sông để thăm làng Inwa. Ở đó, chúng tôi dừng chân ăn trưa, mỗi người tốn từ 1 đến 3 đô la Mỹ (theo giá dành cho du khách) với những món ăn khá ngon nên cũng không có gì đáng phàn nàn. Tôi chọn mì xào với thịt gà, những du khách khác chọn cơm chiên hoặc ăn theo kiểu Myanmar với các món cà ri cá, gà, heo cùng khá nhiều món kèm theo với giá 2,5 đô. Những người ăn ít có thể gọi một món cho hai người ăn chung vì thức ăn khá nhiều. Có điều, sau một buổi leo đồi thì hầu như ai cũng ăn nhiều hơn bình thường

Ăn xong, chúng tôi mua vé qua sông, mỗi người 1,2 đô la, đi hai lượt khứ hồi. Qua sông rồi, chúng tôi thuê xe ngựa đi vòng quanh. Mỗi xe ngựa chỉ chấp nhận chở hai khách, nhưng nếu bạn đi ba người thì có thể thỏa thuận để cũng chỉ phải trả 5 đô la cho một cuốc xe chở ba người. Phong cảnh thôn quê ở đây khá đẹp, nên thơ, yên bình và việc ngồi xe ngựa lóc cóc qua những con đường đầy ổ gà cũng thật thú vị, cực kỳ vui dù sau đó sẽ thấy ê ẩm cặp mông

Và cũng vui không kém là dù bạn có dừng chân ở đâu thì cũng có rất nhiều người bán hàng lưu niệm, lắc, dây chuyền bằng cẩm thạch và bằng hột dưa hấu mời chào. Tất nhiên, tôi vẫn trả giá khi muốn mua món đồ nào đó nhưng không muốn kỳ kèo nhiều với những người bán hàng dạo này bởi tôi nghĩ, thay vì chi tiền cho việc mua vé tham quan, thà trả tiền mua hàng cho những người bán hàng ở đây thì sẽ tốt hơn, vừa mua hàng vừa giúp được những người nghèo nhưng rất hiếu khách ở đất nước Myanmar

Ở Inwa, người đánh xe ngựa đưa chúng tôi đến thăm một tu viện, ngay tại cổng có một ki-ốt bán vé. Tôi tìm đến những người bán hàng dạo, lựa hàng để mua và chờ khi những người soát vé không để ý thì tôi lẻn vào bên trong, đi thẳng đến tháp đồng hồ, leo lên cao để hưởng không khí mát rượi và cảnh đẹp trong lành của miền quê Myanmar

Sau đó, xe ngựa tiếp tục đưa chúng tôi đến một ngôi chùa hay thiền viện gì đó; ở đây cũng bán vé vào cổng nên chúng tôi không vào. Một vòng dạo quanh bằng xe ngựa, tuy có ê mông nhưng cũng đáng với giá 5 đô la cho ba người

Sau khi từ bến sông về (lượt về không phải mua vé, vì vậy bạn phải giữ vé sau khi qua sông lượt đi dù chẳng có ai soát vé), chúng tôi được chở đến cây cầu U Bein bắc qua hồ Taungthaman ở Amarapura, cách Mandalay 11km về phía nam. Amarapura từng là kinh đô của Myanmar (1783-1857) dưới thời vua Budawpaya trước khi vua Mindon Min dời đô về Mandalay

Cầu U Bein dài 1.200 mét, xây dựng toàn bằng gỗ tếch từ hơn 200 năm trước đây. Tại đây, chúng tôi có dịp ngắm cảnh hoàng hôn trên sông thật đẹp, dọc bờ sông có cả nhà hàng, nơi du khách có thể nhâm nhi và ngắm cảnh. Ở đây gần tu viện vì thế bạn sẽ thấy có khá nhiều tăng sĩ qua lại trên cầu. Nếu có nhiều thời gian hơn, bạn có thể tham quan khu vực xung quanh cầu, cũng rất đáng xem

Khoảng 6g30 tối, chúng tôi trở về khu trung tâm thành phố. Dù khá mệt sau một ngày lội bộ, leo trèo nhưng tôi vẫn đến xem Moustache Brothers show, giá vé là 10 đô la Mỹ, một mức giá vé không rẻ. Đó là một chương trình rất đáng xem, các nghệ sĩ trình diễn những điệu muá cổ truyền của Myanmar và đặc biệt là họ kể những câu chuyện hài hước bằng tiếng Anh về đời sống ở Myanmar, về thời sự chính trị trên thế giới

Hầu hết các nghệ sĩ tham gia biểu diễn trong chương trình này đều đã lớn tuổi nên kỹ thuật vũ đạo của họ rất điêu luyện. Nhưng nếu không nhìn rõ mặt, bạn sẽ bất ngờ về tuổi tác của họ khi thưởng ngoạn những vũ điệu rất phức tạp, những động tác mềm mại mà tưởng chỉ người trẻ mới thực hiện được

Ở đây bạn có thể mua những chiếc áo thun có giá khoảng 5 - 6 đô la Mỹ để ủng hộ “nat” - những vũ công chuyên biểu diễn các điệu múa cổ truyền của Myanmar. Chương trình hàng đêm mở màn lúc 8g30 và kết thúc lúc khoảng 10 giờ tối. Vì vậy du khách nên ăn bữa tối trước khi đến xem, nếu không bạn sẽ rất đói bụng bởi khoảng sau 10 giờ, hầu hết các nhà hàng ở đây đã đóng cửa

Nguyễn Đức Quỳnh Dung
 
Myanmar không chỉ có Chùa Vàng​


- Nói đến Myanmar người ta hay nghĩ tới đất Phật và những ngôi chùa dát vàng 24k như ngôi chùa Shwedagon ở Yangon nổi tiếng, tôi nhìn đất nước và con người nơi này từ một góc khác, dân dã, bình dị hơn

149161_450.jpg

Chèo thuyền bằng một chân​

Tiệm ăn Việt Nam duy nhất ở Yangon

Tại thành phố Yangon 5 triệu dân lớn nhất Myanmar hiện nay chỉ duy nhất nhà hàng Sen Việt là tiệm ăn Việt Nam. Tiệm Sen Việt tọa lạc trên một lô đất rộng tại địa chỉ số 31A đường Kan Yeik Thar, khu đô thị Mayagone, Yangon. Chủ tiệm này là ông Hùng, một người Việt quê ở tỉnh Sơn Tây trước đây, nay thuộc Hà Nội mở rộng

Ông Hùng thuộc thế hệ người Việt thứ hai ở Myanmar. Cha ông rời quê sang Yangon từ năm 1945, kết hôn với một phụ nữ Myanmar. Đến nay ông không biết họ của cha mình là gì, cũng không nhớ rõ quê hương của ông ở địa phương nào thuộc tỉnh Sơn Tây nữa

Trong ký ức, ông chỉ nhớ mỗi việc cha mẹ đặt cho ông tên Hùng để gắn với Việt Nam. Cách đây vài năm, sau khi cha qua đời, ông Hùng tìm về Việt Nam nhưng không có địa chỉ cụ thể nên không thể tìm được nơi quê cha đất tổ. Ông chỉ loanh quanh ở Hà Nội vài ngày rồi trở lại Yangon

Bằng thứ tiếng Việt chưa sõi, ông Hùng kể với khách du lịch Việt Nam rằng ngày cha mới sang Myanmar phải bươn chải qua nhiều nghề kiếm sống mà nuôi vợ con vẫn chật vật. Ông Hùng không muốn lặp lại cuộc đời gian truân của cha nên xoay đủ cách làm ăn với hy vọng đổi đời

Ông mở tiệm ăn Sen Việt cách đây hơn một năm, chuyên phục vụ các món ăn Việt Nam, có sự hợp tác đầu tư của một một người Việt từ trong nước

Tiệm cơm Sen Việt bài trí đẹp, khang trang, có chỗ đỗ xe ô tô khá rộng, luôn đông thực khách. Các tua du lịch từ Việt Nam sang thường được các hướng dẫn viên của đoàn đưa đến tiệm Sen Việt

Taxi Yangon cũ nát

Hạ tầng giao thông tĩnh của Yangon khá tốt, chứng tỏ thành phố này đã có một thời phát triển rực rỡ, đường phố rộng, phân làn, tuyến và biển báo rõ ràng, chỉ có điều mặt đường không phẳng và nhiều đường ở trung tâm nhiều ổ gà nham nhở-dấu hiệu của một nền kinh tế hiện tại còn nhiều khó khăn

Không chỉ những người Việt mà cả bà giáo người Mỹ đang dạy Địa lý tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng có nhận xét trật tự giao thông đường bộ ở Yangon tốt hơn nhiều so với ở Việt Nam

Điều thú vị là cả thành phố 5 triệu dân nhưng không thấy có xe gắn máy hai bánh chạy trên đường như ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Người lái xe taxi cho biết chính quyền Yangon cấm xe gắn máy hai bánh tư nhân nên phương tiện đi lại của dân thành phố này chủ yếu là xe bus và taxi

Chỉ một vài cơ quan nhà nước được phép sử dụng xe công gắn máy hai bánh số lượng rất hạn chế

Thành phố có vẻ còn nghèo nhưng rất nhiều ô tô chạy trên đường. Tuy nhiên, ước chừng có đến 98% xe hơi ở Yangon là cũ nát, có nhiều xe từ đời 50 thế kỷ trước vẫn lăn bánh trên đường. Số còn lại đa phần là các xe đời 1980 thế mà giá bán cũng khoảng 14.000 USD/chiếc

Những xe này do nhiều hãng nước ngoài chế tạo nhưng nhiều nhất là hãng Nhật Bản

Tôi đã từng đi taxi cũ nát đến mức không có táp-lô phía trước mặt người lái, sàn xe dưới ghế khách để chân han rỉ thủng lỗ to như nắm tay nhìn thấy cả mặt đường thế mà xe vẫn chạy băng băng

Tài xế taxi cho biết xe này nhãn hiệu Corolla được hãng Toyota của Nhật Bản chế tạo từ năm 1950. Tất cả taxi ở Yangon mà tôi từng thấy đều không có đồng hồ tính cước, cung đường nào hành khách cũng phải mặc cả giá cước với tài xế

Thấy tôi ngạc nhiên về xe tay lái nghịch vẫn được phép lưu hành, người lái taxi bật cười nói rằng luật đường bộ Myanmar xác định lối đi bên phải nhưng nếu cấm lưu hành chỉ vì tay lái nghịch thì lấy xe đâu mà chạy

Một tuần ở Myanmar tôi chưa thấy tài xế nào cài dây an toàn khi đang lái xe. Tài xế taxi của tôi nói xe cũ nát làm gì có dây an toàn để mà cài. Vậy nên những lỗi tay lái nghịch, cài dây an toàn, xe cũ nát tham gia giao thông không thuộc phạm trù quan tâm của cảnh sát giao thông

Đàn ông mặc váy ăn trầu, đàn bà má trắng

Đàn ông Myanmar mặc váy truyền thống mà tiếng bản địa gọi là longyi khá phổ biến. Cảnh các quí ông thản nhiên đứng nơi đông người mở tung váy ra để quấn lại cho chặt là chuyện thường thấy. Đàn ông Myanmar ăn trầu miệng lúc nào cũng tóp tép và môi thì đỏ như máu

Trên hè phố Yangon cứ khoảng vài chục mét lại thấy một ki - ốt bán trầu. Thành phần của một miếng trầu Myanmar về cơ bản giống trầu ở Việt Nam gồm lá trầu, vôi, hạt cau tươi, và một loại lá giống như lá quế thái nhỏ như sợi thuốc lá, nhưng không có vỏ cây chay và têm cánh phượng như trầu ở vùng quan họ Bắc Ninh bên mình

Trong khi đàn ông Myanmar mặc váy và ăn trầu thì phụ nữ nước này đánh son môi nhưng không đánh má hồng mà lại đánh má trắng như quét một vệt vôi to bằng 3 ngón tay lên má

Thứ bột trắng này gọi là tanaka lấy từ thân hay củ của một loại cây rừng giống như sắn dây bên ta. Thứ bột trắng này không dành riêng cho các thiếu nữ mà cả trẻ em gái lẫn các bà già

Người Myanmar nói rằng thứ bột trắng quét lên má làm cho da mặt luôn mát lạnh trong khí hậu nóng ẩm

Cà chua ngọt trên hồ Inle

Cách Yagon đúng một giờ bay về phía bắc có một hồ nước đẹp đến mức khách du lịch châu Âu nói rằng đến Myanmar mà chưa tới hồ Inle (có người gọi là hồ Inlay) coi như chưa đến Myanmar. Hồ Inle dài 20km, rộng 11 km chỗ sâu nhất 7m. Chúng tôi mất hai ngày mới thăm hết các làng nghề và thắng cảnh ở hồ Inle

Hai điều đặc trưng và thú vị nhất ở hồ này là người dân địa phương trồng cà chua sạch trên mặt nước hồ và dân chài chèo thuyền bằng một chân rất điệu nghệ. Họ, một chân đứng trên đuôi con thuyền gỗ, một chân quặp lấy phần giữa mái chèo nách kẹp đầu mái chèo. Người đánh cá dùng một chân đẩy mái chèo rất khéo vừa để giữ thăng bằng trong khi đôi tay đang gỡ lưới

Vì sống giữa hồ không có đất nên dân địa phương có cách làm vườn đơn giản là vớt cỏ và bèo lục bình chất thành đống kéo dài nổi trên mặt nước. Khi cỏ và bèo lục bình chết đi tự biến thành một lớp phân hữu cơ dày hơn một mét nổi trên mặt hồ

Khi đó họ dùng những cây sào tre cắm xuyên qua để vừa làm giàn vừa giữ cho luống khỏi trôi rồi trồng cà chua, đậu, dưa leo,... lên trên mà không cần tưới và phun thuốc trừ sâu. Cà chua trồng theo cách này phát triển nhanh và trái có vị ngọt thơm đặc biệt. Dân địa phương dùng làm món salad rất lạ

Nguyễn Đại Phượng
 
Myanmar - một chút đổi thay…​

Nhớ, nói, ghi đúng tên các chùa với du khách Việt đã có thể coi là một “kỳ tích” khi tham gia một chuyến thăm Myanmar trong 4 ngày. Nhưng, tới Myanmar những ngày này, ngoài việc thăm chùa, còn có thể thấy một số sự thay đổi đáng kể…

4 ngày thăm 10 chùa

Hơn một năm qua, kể từ khi Việt Nam và Myanmar thiết lập đường bay trực tiếp, cho tới nay, phần lớn các hãng du lịch của Việt Nam đều chào du khách tour đi Myanmar bốn ngày chỉ tới hai địa điểm: Yangon và Bago - thăm chùa Vàng (Golden Rock) trên đỉnh Kyaikhtio

Trong bốn ngày, thăm tổng cộng 10 chùa, một tu viện của tăng sĩ - quả là một kỷ lục cho một chuyến du lịch văn hóa - tâm linh !

Có thể tạm tóm tắt về những ngôi chùa: Chùa Shwe Maw Daw - được cho là cao nhất trong các chùa ở Myanmar với bảo tháp cao 98m, đang lưu giữ xá lợi - tóc Phật

Chùa Kyaik Pun có tượng Phật bốn mặt ngồi đấu lưng vào nhau dựa quanh một cột hình vuông. Chùa Chauk Htat Gyi có pho tượng Phật nằm, chiều dài gần 66m, cao 30m. Chùa Shwe Tha Lyaung có tượng Phật nằm, dài 55m, cao 16m

Trên vách tường, nơi cao nhất trong chùa, chúng tôi ngước nhìn, thấy ghi tên rất nhiều người từ các quốc gia khác nhau đã công đức cho chùa tu bổ đẹp hơn, trong đó, khá nhiều người Việt, tên họ được viết bằng tiếng Việt có đủ dấu

Chùa Sule nằm ngay trung tâm Yangon - nơi công chức buổi sáng thường ghé vào cầu mong một ngày làm việc tốt lành, chiều lại ghé vào cám ơn Phật đã ban cho họ một ngày làm việc tốt lành

Chùa Kyauk Taw Gyi có tượng Phật ngồi được tạc từ một tảng đá cẩm thạch trắng nguyên khối đặt trong khung kính vô cùng hiện đại. Chùa Swe Daw giữ xá lợi - răng Phật

Chùa Kabayaye xây năm 1952 để cầu nguyện cho hòa bình thế giới nên còn có tên chùa Hòa bình thế giới, trong chùa có hang động tên Mahapassana được thiết kế giống như hang Sattapani của Ấn Độ, chứa được hàng ngàn người. Hai ngôi chùa ấn tượng nhất với du khách, ắt hẳn là chùa Vàng trên đỉnh Kyaikhtio (ở vùng Bago) chùa Vàng Shwedagon

Chùa Shwedagon, theo truyền thuyết, được xây cách đây 2600 năm, hiện lưu giữ 8 sợi tóc của Đức Phật. Vẻ bề thế, nguy nga của chùa, các ngôi tháp, đặc biệt ngọn tháp chính phủ những 60 tấn vàng nguyên chất và ngôi sao trên đỉnh tháp gắn viên kim cương 76 carats - có thể làm “choáng váng” nhiều du khách

Tuy nhiên, điều rất mới của chùa là từ tháng hai năm nay, kể từ ngày 22, lễ hội truyền thống của chùa được phục hồi sau hơn hai thập kỷ bị chính phủ đóng vì “lý do an ninh”

Cô hướng dẫn viên của Cty dịch vụ du lịch Myanmar (MTS) giới thiệu với chúng tôi: “Lễ hội Phật giáo hàng năm kéo dài trong hai tuần, tại chùa thiêng Shwedagon là sự kiện văn hóa tâm linh rất quan trọng với người Myamar. Lễ hội kết hợp hài hòa giữa Phật giáo và lễ hội dân gian của người Myanmar”

May mắn có mặt ở Yangon cuối tháng 2, đúng vào những ngày lễ hội diễn ra, lên chùa vào một trong hai khoảnh khắc chùa đẹp nhất trong ngày - lúc hoàng hôn, chúng tôi chứng kiến hàng ngàn người dân đi diễu quanh các tháp, điện

Tiếng cồng âm vang chen với tiếng tụng kinh trầm hùng của hàng trăm tăng sĩ. Trong suốt 15 ngày diễn ra lễ hội, một nhóm tăng sĩ, cần phải nhấn mạnh - chỉ các vị tăng mới được thay phiên nhau liên tục cầu kinh, cho tới ngày 7.3 - chấm dứt lễ hội

“Vào chùa thì phải bỏ giày, dép” - nguyên tắc này phải thực hiện vô cùng nghiêm ngặt khi tham quan các ngôi chùa ở Myanmar, thậm chí đi thăm Bảo tàng quốc gia Mynamar, lên tầng cao nhất, vào gian trưng bày nhiều tượng Phật quý có tuổi hàng ngàn năm, du khách cũng phải lễ phép bỏ dép. Một điểm hay của bảo tàng này là mua vé vào cửa (với người nước ngoài) giá 5 đôla Mỹ hay 5 euro, nhưng được phép tới xem cả tuần, nhiều lần

Một vài đổi thay

Quay lại Myanmar sau một năm, dù chủ yếu ngồi trên xe lướt phố “cưỡi ngựa xem hoa”, chúng tôi cũng có thể nhìn thấy sự đổi thay trên các con phố. Du khách nước ngoài đến Myanmar nhiều hơn

Nhiều xe hơi đời mới, hiệu nước ngoài hơn, người dân xài điện thoại di động nhiều hơn. Cũng chỉ bắt đầu từ tháng 2, người dân có thể tự do mua sim điện thoại, nhưng so ra, cũng khá mắc - một sim giá 20.000K (chạt, tương đương 500 ngàn đồng), chỉ gọi được 15 phút

Hội chợ đá quý, từ năm 2011 đổ về trước, một năm được tổ chức một lần, từ 2012 - tổ chức ba lần trong năm. Ở nhiều khách sạn, mạng Internet phủ “rộng”, nhanh, nhiều hơn

Cuốn “Lonely Planet” (phần về Myanmar, bản in năm 2009) có lời khuyên dành cho du khách: “Không nên làm khó người dân bản địa bằng việc cố tình bắt taxi đi tới nhà bà Aung San Suu Kyi (nhà hoạt động nhân quyền Myanmar) dừng lại và chụp ảnh…”

Vậy mà, trong chuyến đi này, khi xe chạy ngang một biệt thự cũ, nhỏ, cô hướng dẫn viên chỉ cho chúng tôi “Nhà bà Aung San Suu Kyi - hiện là lãnh đạo Liên đoàn dân tộc dân chủ Myanmar”

Đó là một ngôi biệt thự nhỏ, trước cửa biệt thự dựng bức tượng cha bà Aung San Suu Kyi là Aung San - người anh hùng dân tộc Myanmar, người thành lập quân đội Myanmar năm 1941. Ngôi chợ lớn nhất, đông vui nhất Yangon cũng mang tên ông

Những ai quan tâm tới tình hình Myanmar, đều biết, trong đời sống chính trị - xã hội của Myanmar một năm qua có thật nhiều sự thay đổi to lớn! Một số du khách Việt tới Myanmar với con mắt tò mò: Myanmar mở cửa ra sao, giống khác gì với Việt Nam ?

Sự phát triển, thay đổi của Myanmar diễn ra như hiện nay là nhanh, chậm…Với tất cả những gì được nhìn thấy, tận mắt chứng kiến lòng mộ đạo sâu sắc của người Myanmar, chúng tôi hoàn toàn tin rằng, phía trước người dân Myanmar là một tương lai tốt đẹp hơn so với những năm tháng đã qua…

Lương Văn Khoa
 
Đồi Mandalay thanh bình​

- Tôi đến Myanmar vào ngày bà Aung San Suu Kyi nhận giải Nobel hoà bình sau 21 năm được trao giải. Hình ảnh người phụ nữ mảnh mai xuất hiện trang trọng trên hầu hết các báo Myanmar

Tuần báo Myanmar Times dành hẳn hai trang dẫn từ AFP với các thông điệp của “The Lady” về dân chủ và dân quyền, về nhà nước pháp quyền, về đầu tư nước ngoài và người lao động, nguồn tài nguyên... Và tôi đã thấy nhen nhóm sự khởi sắc ở đây

06c68f7d71c445b94e2d13862890ea91.jpg

Người dân Myanmar ở kinh thành cũ Mandalay, nơi đặt 729 mảng đá cẩm thạch khắc kinh Phật​

Tựa đề Daw Suu calls for Investment nằm nổi bật bên cạnh câu chuyện bà gọi Total là nhà đầu tư triển vọng, tiếp trang sau là công bố của Coca-Cola sẽ trở lại Myanmar sau sáu thập kỷ rút khỏi thị trường

Cảm giác trong tôi thật lạ, bởi tôi nhớ lại thời điểm Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam năm 1994. Khi ấy tôi còn là một sinh viên với chút mơ hồ về sự thay đổi của nền kinh tế. Rồi các công ty nước ngoài vào Việt Nam tạo thêm cơ hội cho những sinh viên chưa có kinh nghiệm như chúng tôi vào nghề...

Con đường từ sân bay quốc tế Yangon về trung tâm chưa dày biển hiệu quảng cáo như những thành phố lớn Đông Nam Á khác, chủ yếu của người Hàn, Thái và Hoa, nhưng các tập đoàn Mỹ, châu Âu, Canada, Úc đã và đang đầu tư trở lại quốc gia Đông Nam Á này sau khi Myanmar thoát khỏi sự cô lập

Nhà giáo có thu nhập cao nhất

Soy Dyi, ngưới hướng dẫn đoàn chúng tôi, trạc 50 tuổi, nghề chính là giáo viên, trở thành hướng dẫn viên sáng giá của các đoàn khách quốc tế sau khi Myanmar hội nhập. Soy Dyi cũng là đại diện của một công ty Việt Nam tại Yangon, vì thế anh nằm trong “tầm ngắm” của những doanh nhân khác đang có ý định quay lại Yangon sau chuyến đi này

Anh kể: “Myanmar trước là thuộc địa của Anh nên ai đến trường đều nói tiếng Anh, những người lớn tuổi như tôi nói tiếng Anh của người Anh nhưng giới trẻ giờ nói tiếng Anh không như thế”

Mùa này đến Yangon, thời tiết khá giống với Sài Gòn, nắng oi ả và những cơn mưa rào bất chợt. Yangon là thành phố lớn nhất Myanmar. Hồ Inya nơi đoàn chúng tôi qua hàng ngày, thấp thoáng xa xa căn nhà bà Suu Kyi, như một chứng nhân của những biến động lịch sử Myanmar

Những mảnh đất vàng ở trung tâm đang nằm chờ luật đầu tư thông qua để đưa vào khai thác. Một doanh nghiệp Việt Nam cũng chờ được cấp phép tám hécta để xây trung tâm thương mại mua sắm và nhà ở tại một vị trí đắc địa loại nhất Yangon

Những trung tâm thương mại như City Mark và Taw Win được làm hiện đại hơn để phục vụ cho nhu cầu của giới thượng lưu

Đường phố chủ yếu xe hơi có tuổi đến nửa thế kỷ xen lẫn số ít xe đời mới được nhập khẩu gần đây. Hình ảnh quen thuộc của người dân Yangon là đi bộ trên phố với xà rông và dép lê. Nhẫn nại và hiền lành. Ở một xưởng mỹ nghệ tôi đến, một công nhân lành nghề thu nhập 60.000 – 70.000 kyat/tháng (khoảng 1,8 triệu đồng)

Ba cô gái chừng 20 tuổi cùng ngồi thêu một bức tranh đá hình chùa vàng cổ kính, cho biết, với khổ 1 x 2m họ thêu khoảng ba ngày, một du khách trong đoàn tôi mua mất 100 USD, nếu có khung thì 120 USD. Soy Dyi cho biết, lương công nhân trung bình 80 USD, công chức 100 – 120 USD, nghề có thu nhập cao nhất là giáo viên, khoảng 150 USD

Cả đoàn chúng tôi ồ lên ngạc nhiên. Một đất nước mà dân nói tiếng Anh phổ biến, lại xem trọng vai trò của giáo dục, chẳng mấy chốc “sau mở cửa” đang hứa hẹn sẽ hội nhập rất nhanh !

Người ta mô tả thu nhập ở đất nước này có hình hồ lô, phía dưới đông đảo là dân nghèo, trên là tầng lớp thượng lưu, khúc giữa bị thắt lại như một cái eo. Myanmar đang chờ tầng lớp trung lưu mới nổi tham gia kiến tạo nền kinh tế. Mới một năm cải cách bước đầu, năm 2011 Myanmar đã đón 1,5 triệu du khách quốc tế qua đường hàng không, và nguồn đầu tư nước ngoài nay đã lên gần 50 tỉ USD

Ngày cuối tôi ở Yangon cũng là ngày Tổng thống Myanmar Thein Sein thông báo làn sóng cải tổ thứ hai với cam kết đẩy mạnh mở cửa và phát triển kinh tế sau những cải tổ thành công về chính trị. “Để những người dân bình thường trong xã hội cũng có lợi từ chương trình cải cách”

Nhà sư nhiều gần gấp đôi binh lính

Từ sân bay Mandalay về trung tâm thành phố Yangon mất chừng 45 phút, hai bên đường là những vùng đất hoang vắng, thi thoảng có ngôi làng nhỏ nằm sát mé sông. Đất đai bạt ngàn, cây xanh mát mắt nhưng thiếu vắng bóng dáng chăn nuôi và trồng trọt

Những chiếc máy bay ATR cũ kỹ đáp xuống sân bay nội địa. Một anh bạn phì cười vì chiếc xe chuyển hành lý sân bay tựa như chiếc xe công nông ở miền quê Việt Nam sử dụng cách đây khá lâu. Không được như Yangon, nơi máy phát nổ ì ạch khắp nơi nhưng điện ở các khu thương mại du lịch tương đối ổn

Hệ thống điện, internet và viễn thông Mandalay yếu ớt và đắt đỏ. Mandalay Hill Resort, trung tâm tổ chức các sự kiện lớn tại thành phố, vẫn chừng mươi phút cúp điện một lần !

Myanmar có hơn nửa triệu nhà sư, gần gấp đôi số binh lính cả nước. Chùa ở khắp nơi làm những thành phố tôi qua trở nên tĩnh lặng. Ngôi chùa vàng linh thiêng Shwedagon hơn 2.500 năm nằm kiêu hãnh giữa trung tâm Yangon. Chùa Kuthodaw ở Mandalay là pho tượng sách lớn nhất thế giới với 729 mảng đá cẩm thạch khắc kinh Phật…

Những ngôi chùa dát vàng hay trắng tinh khôi như dát những thứ ánh sáng thuần khiết giúp con người rũ bỏ tham vọng. Không phổ biến cảnh chào bán hàng rong hay chèo kéo du khách, sự sùng kính linh thiêng của người dân khiến du khách ngỡ ngàng

Đời sống người dân Myanmar còn khó nghèo, chưa biết các đổi thay ra sao, nhưng cách họ ứng xử khiến tôi tin họ không chỉ hội nhập nhanh mà còn đủ nền tảng cho hội nhập bền vững

Sáu giờ chiều, tôi đợi ngắm hoàng hôn trên đồi Mandalay, kinh đô cũ của Myanmar. Từ trên đồi nhìn xuống, bên kia cánh đồng ngút ngàn, bên này là thành phố Mandalay, những tháp chùa vàng vươn cao chen lẫn với nhà cửa, cây xanh

Khói chiều từ những mái ngói nhè nhẹ bay lên. Mặt trời lặn rất gần. Một doanh nhân cùng đoàn cho biết anh đến đây hai năm trước và Myanmar nay đã đổi thay quá nhiều. Dù vậy đô thị hoá vẫn chưa kịp tràn qua đây. “Từ đồi Mandalay nhìn hút mắt chẳng thấy bóng dáng nhà máy. Xứ sở thật hấp dẫn!”, anh thốt lên

“Thời trang” nhà chùa Myanmar đến lạ, thi thoảng vài nhà sư áo nâu sồng, nâu vàng, ni cô với đồ màu hồng đỏ tươi tắn lướt qua sân chùa. Một đất nước đến 80% dân chúng theo đạo Phật phái tiểu thừa, con trai trưởng thành vào chùa học kinh kệ và báo hiếu cha mẹ trước khi lập gia đình

Tôi chợt nghĩ, dưới kia vẫn rất nhiều người trong sắc áo lính ôm súng đứng canh ngoài đường phố; đâu đó phía tây biên giới Myanmar đang diễn ra bạo loạn sắc tộc làm dấy lên nỗi lo của chính quyền địa phương; người dân vẫn còn nỗi e sợ tiếp xúc với người nước ngoài...nhưng Myanmar nhìn từ sân chùa trên đồi Mandalay, với tôi, vẫn thanh bình đến lạ thường

Tuyết Ân
 
Myanamar ngày thứ 2​

Ăn sáng ở khách sạn không có nhiều món lắm nhưng cũng tạm ổn với cháo trắng, cơm chiên, trứng ốp la...

Từ tầng 15 của khách sạn, phóng tầm mắt ra xa, thấy thành phố Yangon này rộng lớn và đẹp

Khi lên xe bus đến hội chợ, tôi quyết định ngày mai sẽ tách đoàn để bay đến Mandalay. Lý do mà tôi muốn đến Mandalay là vì tôi đọc được rất nhiều lời giới thiệu hay ho trên mạng về vùng đất này. Có 5 anh chị đi trong đoàn cũng muốn tham gia. Tôi nhờ anh bạn hướng dẫn tên Wan đặt mua giúp vé máy bay

Bạn Thắng, hướng dẫn VN đi cùng đoàn thì cho rằng, không thể có vé máy bay được. Và tôi cũng tin như vậy khi Wan thông báo là không book được vé. Haizzz...

Tôi chợt nhớ đến 1 công ty du lịch Myanmar mà tôi đã tình cờ gặp cô giám đốc ở VN trước chuyến đi này. Tôi gọi cho họ và nhờ book giúp vé. Tôi dự định sẽ bay vào chuyến 6g30 sáng và về vào buổi chiều tối. Rất may, là họ book được vé cho 6 người chúng tôi với giá 240 USD/khứ hồi Yangon - Mandalay. Anh bạn Wan cũng khá bất ngờ khi chúng tôi có vé

Đến hội chợ, chúng tôi thăm các gian hàng VN. Buổi sáng sớm nên khách chưa đông lắm. Đa số các gian hàng của VN là hàng tiêu dùng nên người dân Myanmar rất thích. Nhiều khách hàng đã kỳ kèo để được mua hàng trưng bày

Đa số các công ty VN tham gia hội chợ đều bán hàng trừ 1 vài công ty chỉ trưng bày nhưng không bán lẻ. Có 4 gian hàng của Myanmar tham gia hội chợ trong đó 1 công ty bán đồ mỹ nghệ làm từ vỏ sò, 1 công ty đá quý, 1 công ty may mặc và 1 công ty bán sách tiếng Anh về môi trường đầu tư tại Myanmar

Rời hội chợ chúng tôi đến thăm Chùa Sule. Chùa là 1 cái bùng binh lớn, nằm ở trung tâm thành phố, xung quanh có Tòa Thị Chính và Tòa Án

Tháp chùa Sule cao 48m và có mái dát vàng. Hiện nay, trong chùa còn giữ xá lợi là 2 sợi tóc của Phật. Du khách không được vào tham quan bên trong chùa mà chỉ xem vòng ngoài. Quanh ngôi chùa có 10 quả chuông bằng đồng. Có người bán chim phóng sinh nhưng không có cảnh chèo kéo du khách

Khu vực trung tâm này, kiến trúc thuộc địa Anh còn giữ đến ngày nay nên nhìn cổ kính nhưng màu sắc sặc sỡ

Buổi chiều, chúng tôi đến thăm Sứ quán VN và trao đổi với ngài đại sứ. Có một số nội dung lý thú như sau

1. Người dân Myanmar thật tâm không thích Trung Quốc và Thái Lan. Với Trung Quốc, người dân Myanmar gần đây đã biểu tình chống đối vì cho rằng Trung Quốc chỉ quan tâm đến vơ vét tài nguyên và sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Còn với Thái Lan, trong lịch sử Myanmar đã có 32 cuộc chiến với Thái Lan, trong đó Myanmar thắng 31 trận, 2 lần đã chiếm được Bangkok

2. Triết lý đạo Phật đã thấm nhuần vào tư tưởng của người dân Myanmar. Trong đó, triết lý quan trọng nhất là Không tham lam những thứ không phải của mình. Năm 1939, Đảng Cộng sản Miến Điện ra đời và kêu gọi người dân cướp tài sản của địa chủ

Tuy nhiên, người dân đã không nghe theo vì họ cho rằng, địa chủ giàu vì kiếp trước họ tu tốt, còn người dân nghèo vì kiếp trước họ không tu

Cùng tinh thần này nên tại Myanmar, gần như không xảy ra tệ nạn trộm cướp. Tỷ lệ ngoại tình, ly dị ở Myanmar cũng rất thấp

3. Myanmar xét về tài nguyên đều giàu có hơn VN rất nhiều. Họ chỉ thua VN về than đá. Tuy nhiên, họ rất khâm phục khi với tài nguyên không nhiều như vậy, VN đang dẫn đầu về xuất khẩu nông sản, cà phê, tiêu, đồ gỗ...

4. Chỉ có 3 quốc gia trong khối Asean tự mình chiến đấu để giành lấy độc lập là VN, Myanmar và Indonesia

5. Năm 1947, Mặt trận Việt Minh đã có đại diện tại Myanmar và từ đó, quan hệ ngọai giao giữa 2 nước được thiết lập. Myanmar đã từng mua vũ khí của Ấn Độ và cho người gùi đến VN qua ngã Lào. Số vũ khí này đã trang bị cho 1 sư đoàn để Việt Minh đánh Pháp. Tại ĐH Yangon, ở môn chiến lược quân sự, có 1 chương đề cập đến chiến thắng Điện Biên Phủ

6. Năm 1959, Bác Hồ có đến thăm Myanmar. Lúc đó, ĐH Yangon được xếp thứ 19 trên thế giới về chất lượng đào tạo. Tỷ lệ biết đọc, viết của người Myanmar khá cao. Hiện nay, khi thực hiện chính sách mở cửa, Myanmar chỉ cho phép các trường đến từ Mỹ và Anh tổ chức đào tạo ở Myanmar

7. Tổng thống Myanmar vẫn chưa thông qua Luật đầu tư mới do Quốc Hội đệ trình vì ông cho rằng, Luật còn quá bảo thủ và bảo hộ doanh nghiệp trong nước quá đáng

8. Ở Myanmar không có khái niệm độ nghiêng, lún hay rò rỉ trong giới hạn cho phép. Các nhà thầu nếu thi công không đạt sẽ buộc phải làm lại chứ không có dung sai trong chuyện này

9. Có 1 doanh nghiệp VN khi sang khảo sát thị trường Myanmar thấy nhu cầu về sử dụng tôn rất lớn. Đánh giá đây là thị trường tiềm năng, doanh nghiệp này đã ký hợp đồng tài trợ cho đội tuyển bóng đá Myanmar 300 ngàn USD. Tuy nhiên, sau này, khi đưa hàng của mình qua Myanmar thì bán không được vì tôn quá dày và giá thành cao hơn hàng TQ, Thái Lan

Sau đó, công ty này "im lặng" không muốn tài trợ cho đội bóng. Với sức ép từ nhiều phía, cuối cùng đến lúc này, họ chỉ mới chuyển tiền 1/3 mức đã cam kết

Còn nhiều điều muốn chia sẻ nhưng tôi viết đã quá dài và cũng phải đi ngủ sớm để 5 giờ sáng mai ra sân bay đi Mandalay

Chúc cả nhà ngủ ngon và có những giấc mơ đẹp !

Nguyen Tuan Quynh
 
Myanmar đón nhận 'cơn bão' đầu tư

myanma6a5b2.jpg

Các nhà dầu tư hiện đang tập trung chú ý vào nguồn khoáng sản của Myanmar​

Lần đầu tiên trong vòng 25 năm trở lại đây, World Bank đồng ý hỗ trợ 80 triệu USD (tương đương với 50 triệu GBP ) và một khoản vay cam kết dành cho Myanmar

Ngân hàng Thế Giới (WB) cho biết khoản tiền hỗ trợ này sẽ được tập trung vào xây dựng cầu, đường xá, trường học và các cơ sở y tế cho Myanmar. Nguồn quỹ được hỗ trợ cho Myanmar sau khi quốc gia này bắt đầu thực hiện các cuộc cải cách kinh tế, chính trị và một số cuộc cải cách khác

Cách đây một tháng, Mỹ đã bãi bỏ lệnh cấm vận và nới lỏng các khoản cho vay tài chính đối với Myanmar. Chủ tịch World Bank, ông Jim Jong Kim trong một tuyên bố của mình cho biết : “Cá nhân tôi hiện tại thực sự thấy thu hút với quá trình cải cách đang diễn ra ở Myanmar và sự quyết tâm cũng như nỗ lực mạnh mẽ của chính phủ quốc gia trong công cuộc cải cách này”

Phó chủ tịch ngân hàng Thế Giới tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bà Pamela Cox trong một cuộc hội đàm với các nhà báo cho biết: Myanmar sẽ có thêm một khoản hỗ trợ khác trị giá 165 triệu USD ngay khi quốc gia này thanh toán xong khoản nợ quá hạn cho ngân hàng. Trong thời gian tới, các bên sẽ tiếp tục thảo luận về việc phân bổ nguồn quỹ tài trợ này

Bà Cox cho hay: “Chúng tôi đang cố gắng thực hiện mục tiêu tạo ra cơ hội cho tất cả người dân Myanmar, đặc biệt là những người dân nghèo và kém may mắn’’. Các cuộc cải cách bắt đầu diễn ra tại Myanmar vào thời điểm bầu cử hồi tháng 11/2010, khi các điều lệ quân sự được thay thế bởi nhà nước dân sự trên danh nghĩa có sự hậu thuẫn của quân đội, mà người đứng đầu là ông Thein Sein

Kể từ khi Myanmar tập trung vào công cuộc cải cách, cộng đồng quốc tế càng ngày càng đẩy mạnh đầu tư vào quốc gia này. Điều đó đã khiến cho Qũy tiền tệ quốc tế IMF nhận định “Đây là một trong những quốc gia nghèo nhất khu vực châu Á”

Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu, ông Jose Manuel Barroso là chính trị gia cao cấp gần đây nhất. Ông sẽ có cuộc viếng thăm tới Myanmar và dự kiến sẽ tới thăm thủ đô Nay Pyi Taw vào hôm thứ 6. Theo nguồn tin từ phóng viên Jonathan Head thuộc đài BBC khu vực Đông Nam Á, Uỷ Ban Châu Âu đang trong giai đoạn chạy đua với Mỹ, Trung Quốc và một số quốc gia châu Á khác trong việc giành cơ hội thương mại và đầu tư tại Myanmar, đặc biệt trong bối cảnh khi mà các lệnh cấm vận đối với quốc gia này đang được tháo bỏ

Minh Lê
 
Top