What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Phương Tây chinh phục Trung Quốc

LOBBY.VN

Administrator
Google muốn mở rộng làm ăn với Trung Quốc ?​

110128043443_jex_938969_de27_512x288_bbc_nocredit.jpg


Ông Eric Schmidt nói ông luôn tin tưởng vào việc mở rộng làm ăn với Trung Quốc​

Eric Schmidt - người từ chức là giám đốc điều hành Google - mới chia sẻ với BBC về mong muốn thúc đẩy việc kinh doanh của trang mạng này tại Trung Quốc

Trong số các nhiệm vụ, ông Schmidt hi vọng sẽ tìm được đối tác Trung Quốc cho hệ điều hành Android trên điện thoại di động của Google

Ông cũng nói rằng ông là người thân Trung Quốc nhất trong bộ ba lãnh đạo Google

Tháng Ba năm ngoái, Google ngừng hợp tác với Trung Quốc quanh vấn đề kiểm duyệt - là quyết định chung mà ông Schmidt nói ông hài lòng

Nói với phóng viên kinh tế của BBC, Stephanie Flanders, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, ông Eric Schmidt cho biết: “Về lâu dài, tôi hi vọng - đặc biệt với vai trò mới của tôi tập trung nhiều vào đối ngoại - sẽ tìm cách phát triển hơn Google tại Trung Quốc một cách thích đáng và phù hợp với chính sách của chúng tôi”

Thay đổi

Người ta tiết lộ đầu tháng này là ông Schmidt, 55 tuổi, sẽ nhường chức giám đốc điều hành cho Larry Page, 37 tuổi, người đồng sáng lập Google với Sergey Brin

110128044651_google_china_226x170_afp.jpg

Quan hệ của Google với Trung Quốc vốn không mấy suôn sẻ vào năm ngoái​

Ông nói: “Trong số ba người chúng tôi, tôi luôn là người tin tưởng nhất vào chuyện mở rộng sang Trung Quốc”

Ông Schmidt sẽ vẫn là “chủ tịch điều hành”, vai trò mà ông nói gồm 2/3 đối ngoại và 1/3 đối nội, với đa phần thời gian dành cho khách hàng và đối tác

Nhận xét về diễn đàn Davos, ông nói: “điều đáng tiếc nhất là không có thêm lãnh đạo Trung Quốc tại đây - cả lãnh đạo chính trị lẫn kinh doanh”, đối ngược lại số lượng đại biểu Ấn Độ tham dự

Ông nói sự thay đổi lãnh đạo trong Google là để “làm rõ vai trò” nhằm “đơn giản để chúng tôi có thể đưa ra quyết định nhanh chóng hơn”

Ông bác bỏ tin nói thay đổi này là vì thiếu sự đổi mới trong công ty, mặc dù ông thừa nhận rằng người ta cảm thấy qua trình ra quyết định mất quá nhiều thời gian

Nhạy cảm về văn hóa

Ông Schmidt nói Google nhận thấy tầm quan trọng của việc tính đến sự nhạy cảm về văn hóa của các quốc gia khác nhau

Ông trích dẫn Đức làm ví dụ, nơi người ta đặc biệt quan ngại về kế hoạch chụp ảnh đường xá có mặt tiền của mọi ngôi nhà tại nước này cho cơ sở dữ liệu Streetview của Google

Google đã đưa ra đề nghị với những người sở hữu nhà tại Đức là chọn không tham gia trước khi công ty chụp ảnh, và có 3% người dân làm điều này

Tuy nhiên, ông cho biết: “Đức là nước có tỉ lệ phần trăm người sử dụng Streetview cao hơn bất cứ nước nào trên thế giới. Chúng tôi biết rằng người tiêu dùng Đức rất thích sản phẩm của chúng tôi”

Về Wikileaks, ông Schmidt nói công ty đã quyết định cho phép người dùng tìm kiếm được các tài liệu bị rò rỉ qua trang mạng của họ, bất kể quan điểm của chính phủ Mỹ, vì họ tin rằng việc này không tạo ra đe dọa về pháp lý theo luật Mỹ

Còn về Trung Quốc, ông nói “chúng tôi đơn giản không thích luật kiểm duyệt”, khiến cho Google phải chuyển địa điểm sang Hong Kong vào năm ngoái

Google hiện vẫn đang bị giới chức Bắc Kinh kiểm duyệt, mà không có sự hợp tác của Google, qua “Đại Tường lửa Trung Quốc”
 
Tôi đã nhầm về Trung Quốc​

101104103453__49766395_promoimagedontuseuntilthursday.jpg

Khi bạn đã là phóng viên từ rất lâu như tôi, bạn bắt đầu nghĩ mình đã chứng kiến tất cả, chẳng còn gì có thể làm bạn ngạc nhiên. Tôi đã tường thuật ở mọi nơi trên thế giới trong 52 năm làm công việc kỳ lạ này

Tôi đã tường thuật chiến tranh và các cuộc cách mạng, chứng kiến các quốc gia mới ra đời và một số quốc gia cũ bị hủy diệt. Tôi đã phỏng vấn các lãnh đạo thế giới từ Nelson Mandela cho đến Ronald Reagan và số lượng thủ tướng thì tôi không đếm nổi nữa

Tôi đã bị bắn, bị bom, bị cầm tù bởi những nhà độc tài điên rồ, và rất hiếm hoi, lại được đưa qua các đường phố trong vinh quang khi đài BBC được người ta xem là đã ủng hộ phe chính nghĩa trong một cuộc chiến tranh vừa kết thúc

Tôi đã lặng lẽ khóc trước những khổ đau từ động đất, nạn đói, và đã kinh ngạc trước sự dũng cảm và lòng vị tha của những con người liều mình cứu đồng loại

Tôi tưởng mình đã chứng kiến tất cả

Vì thế khi Ceri Thomas, chủ biên của tôi ở chương trình Today, nói tôi nên có vài tuần ở Trung Quốc để tường thuật sự thay đổi của nước này, nói thực là tôi hồ nghi

Tôi trả lời tôi biết Trung Quốc. Tôi đã đến đó từ hơn 30 năm và chẳng thể nào có thể làm công việc tường thuật đúng nghĩa tại đó

Anh cần phải sống tại chỗ, làm thân, thiết lập mạng lưới riêng để có thể nói chuyện với người dân mà không bị cái gọi là "người giám sát" quấy nhiễu

Chúng tôi đã thường phải bực dọc. Không người có quyền hành nào lại nói chuyện với chúng tôi và chúng tôi không thể đến gần giới bất đồng chính kiến

Chúng tôi sẽ rời khỏi đất nước mà chẳng khôn hơn chút nào. Trung Quốc sẽ vẫn là một bí ẩn lớn cho người ngoài như lâu nay vẫn thế

Tôi đã đúng ở một điểm và sai lầm ở mọi chi tiết khác

Tôi đúng khi tôi nói chẳng ai lại có thể ở đây vài tuần mà trả lời được những câu hỏi căn bản nhất: đất nước này đang đi về đâu và tham vọng của nó là gì ?

Nhưng nói thế cũng chẳng có gì sâu sắc. Tôi đã nói chuyện với những người sống ở đây nhiều năm chứ không phải nhiều tuần, và họ cũng không trả lời được

Tôi đã sai lầm tột độ ở chỗ là chúng tôi đã không trải qua thời gian ở đây với cảm giác bực dọc. Hoàn toàn ngược lại

Tôi được tự do đi đâu thì tùy, khi nào cũng được, nói chuyện với hầu như bất kể ai mà tôi muốn mà chẳng có ai ngăn chặn

Đất nước này đã mở cửa theo cách mà tôi chẳng thể hình dung

Không có người giám sát. Không hạn chế đi lại, tất nhiên ngoại trừ Tây Tạng. Không phiền nhiễu. Với một phóng viên kỳ cựu, đất nước này đã được chuyển hóa. Gần như là thế

Có một người tôi rất muốn nói chuyện là Lưu Hiểu Ba, nhà phản kháng nổi tiếng nhất của nước này. Ông được trao giải Nobel Hòa bình vì cách ông chiến đấu cho nhân quyền và dân chủ ở Trung Quốc. Nhưng ông đang trong tù - 11 năm vì "kích động chống đối"

Tôi đã cố gắng nói chuyện với vợ ông, nhưng điện thoại của bà bị ngắt. Và khi tôi đi đến căn hộ của bà ở Bắc Kinh, bảo vệ không cho tôi đi qua hàng rào. Họ có thể chuyển lời của tôi cho bà hay không? Không được

Họ chỉ cho tôi thấy tấm biển gắn ở cổng vào tòa nhà: "Không phỏng vấn"

Tôi được cho hay, theo cách lịch sự nhưng cương quyết, rằng tôi phải ra đi và khi tôi rời khỏi đó, hai bảo vệ đi theo tôi xuống phố. Khi tôi gọi taxi, họ ghi lại biển số xe

Nhưng đó là sự phiền nhiễu duy nhất tôi gặp

Liên lạc duy nhất còn lại của tôi với công an là ở Trùng Khánh

Đây là thành phố tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, nơi mà ô nhiễm tệ đến mức ta hầu như chỉ thấy đỉnh các tòa nhà cao tầng được dựng lên năm phút một lần, và có những ngày ta hầu như không thở nổi

Trong đêm thứ hai của tôi ở đấy, một công an đến khách sạn chào đón và chúc chúng tôi có chuyến thăm vui vẻ. À, và khi chúng tôi nói chuyện với dân địa phương, xin nhớ là nhiều người không học hành nhiều và có khi không hiểu câu hỏi của tôi, vì thế xin tôi đừng làm họ xấu hổ? Thế thôi. Chúng tôi không còn gặp anh ta nữa

Đó là một thay đổi to lớn. Ngày xưa người nước ngoài - đặc biệt là phóng viên nước ngoài - bị đối xử như đe dọa tiềm ẩn cho Nhà nước, bị theo dõi suốt ngày, nay thì họ được chào đón

Những tự do mới này dường như cũng được áp dụng cho chính người Trung Quốc

Tôi đã nói chuyện với một quan chức cao cấp người thành thật thừa nhận rằng ngày xưa, đất nước này quá hà khắc. Khi ông ta còn là sinh viên, ông ta bị trông thấy đang nói vài chữ tiếng Pháp với khách du lịch - chẳng có gì nhiều ngoài "bonjour" và "comment ca va ?"

Quay lại trường, ông bị hiệu trưởng cảnh cáo không được làm thế nữa, và nói ông thật may mắn không bị bắt

Nay, ông nói, người dân Trung Quốc được khuyến khích nói chuyện với người nước ngoài vì chính phủ muốn dân biết về thế giới bên ngoài

Dù điều đó có thật hay không, thì rõ ràng người Trung Quốc dễ dàng đi du lịch trong nước hay lấy visa đi nước ngoài. Trừ phi, dĩ nhiên, họ bị xem là bất đồng chính kiến. Khi đó thì khác

Họ có vẻ thực sự khó hiểu khi tôi cứ bảo rằng tự do tối thượng là tự do lật đổ những người cầm quyền nếu ta không thích họ

Một người bất đồng chính kiến, nếu ta tước bỏ đi ngôn ngữ chính thống, là người muốn nhân dân Trung Quốc có thể bỏ phiếu cho một chính phủ khác và dám nói như thế công khai

Khi những nhân vật trong ban lãnh đạo Trung Quốc nói về dân chủ, họ không hàm ý nói về dân chủ kiểu phương Tây

Khi họ nói về "các đảng khác" được phép hoạt động và gửi đại diện đến Quốc hội, họ không nói về những đảng chính trị có thể chống đối đảng Cộng sản. Đó chỉ là những cơ quan tham vấn

Nhưng điều đáng nói là đa số người dân bình thường tôi gặp cũng không quan tâm lắm đến dân chủ kiểu phương Tây. Ngay cả một nhóm sinh viên trẻ thông minh, mà một số đã du học nước ngoài, kể cả ở Anh

Họ hoàn toàn vui sướng với tự do và muốn cải cách chính trị tiếp tục. Và họ cũng muốn đất nước trở nên giàu có hơn

Và chừng nào Đảng Cộng sản còn làm được tất cả điều đó, họ không thấy có lý do đi tìm một hệ thống khác

Họ có vẻ thực sự khó hiểu khi tôi cứ bảo rằng tự do tối thượng là tự do lật đổ những người cầm quyền nếu ta không thích họ

"Quý vị cứ làm chuyện đó suốt ở đất nước của quý vị," một người nói với tôi. "Và không có vẻ gì là có khác biệt nhiều. Điều chúng tôi muốn là ổn định - và chúng tôi có nó"

John Humphrys, sinh năm 1943, là một trong những người dẫn chính của chương trình phát thanh Today trên đài Radio 4 của BBC. Ông đã giành nhiều giải thưởng báo chí lớn của Anh

John Humphrys
 
Trung Quốc bùng nổ hay vỡ nợ ?​


Vậy là chuyến đi Trung Quốc thêm một ngày và tôi ở cái trạng thái là không biết nghĩ chuyện gì, có lẽ một phần là vì cơn mưa bom thông tin trái ngược và mê mẩn, và một phần cũng là vì tình trạng thay đổi múi giờ

Cho nên có lẽ cách hay nhất là mô tả chuyện gì đang xảy ra, hơn là ra kết luận vội vàng

101106152056_peston_china226.jpg

Giữa quảng trường là Thành Cát Tư Hãn​

Và tiếp theo là những gì tôi nghe và thấy, không theo thứ tự cụ thể nào cả

Lưỡi vịt và sứa

Tôi đã đến thành phố mới tên là Kangbashi ở Ordos, Nội Mông được vài giờ đồng hồ, có thể coi là ví dụ của việc đầu tư dài hạn đáng nể hay biểu hiện của cơn say đầu tư bất động sản

Tôi chưa bao giờ chứng kiến điều gì tương tự như Kangbashi, một khu đô thị rộng lớn được xây trong vòng 5 năm qua trên một mảnh đất khô cằn nằm giữa một nơi chả có gì liên kết

Quan chức địa phương của đảng cộng sản phụ trách lôi kéo đầu tư vào khu vực là bà Wang Linxiang nói với tôi rằng thành phố này được xây lên để làm chỗ ở cho một triệu người trong vòng 10 năm

Công trình tốn kém mỗi năm chừng 15 tỷ USD cho các khoản đầu tư vào vùng Ordos, bà nói trong bữa trưa có món lưỡi vịt và sứa

Và có vẻ như là Kangbashi sẽ chứa đủ một triệu người đến nơi, vì cứ một đoạn lại có một khu căn hộ đã xong hoặc sắp xây xong, nhà văn phòng và chính quyền

Những khu vực công cộng là điểm ấn tượng nhất, đáng làm các quy hoạch thị trấn ở Anh phải xấu hổ

Trung tâm thị trấn có một nhà hát opera, một bảo tàng, một thư viện và một sân vận động, mà bất kỳ công trình nào cũng lớn hơn các công trình tương tự ở Anh

Và mặc dù các thiết kế không theo gu của bất kỳ ai - nhà trông giống một cái nón Mông Cổ truyền thống khổng lồ, bảo tàng là một hạt cà phê màu nâu to khổng lồ - cũng không thiếu các đường nét mạnh bạo trong kiến trúc

Còn có cả một quảng trường chắc không nhỏ hơn ở khu Thiên An Môn hay Place de La Concorde ở Paris, nơi một bức tượng khổng lồ đứng làm Thành Cát Tư Hãn, người Mông Cổ đi chinh phục thế giới

Voi trắng hay nhìn xa ?

Đây là sự kiêu hãnh hay kế hoạch dài hạn ?

Bà Linxiang nói thành phố hôm nay chỉ có 20-30.000 cư dân

Điều đó khiến đại lộ rộng trống vắng và hơi ma quái, đặc biệt là buổi tối

Nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ không được lấp đầy theo thời gian - mặc dù tất cả các lịch sử thương mại đều cho rằng người đầu tư bất động sản hay xây dựng có thể lỗ cho đến khi nào thành phố hoạt động toàn bộ (quý vị hãy nghĩ đến khu Canary Wharf ở nước Anh mà nhân lên 20 lần)

Di cư từ nông thôn vào thành thị tiếp tục là nhu cầu kinh tế và xã hội ở Trung Quốc, nếu muốn GDP trên đầu người tăng đáng kể từ mức khoảng 2.500 bảng Anh như hiện nay

Và Ordos là khu vực bùng nổ, nhờ nguồn dự trữ than khổng lồ và các mỏ khí đốt đáng kể

Cho nên, như tôi đã nói từ ban đầu, tôi thực sự không biết nên coi Kangbashi như một công trình tốn kém hay một thể hiện đáng nể của sự hợp tác giữa doanh nghiệp và kế hoạch hóa nhà nước


Robert Peston
Chủ biên kinh doanh BBC
 
Khủng hoảng lương thực - Cơn ác mộng của Trung Quốc​

Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng lương thực nghiêm trọng, trong bối cảnh giá lượng thực ngày một leo thang và sản lượng ngũ cốc sụt giảm mạnh

Thiên tai đe dọa

Kể từ cuối tháng 10/2010, các khu vực sản xuất lương thực lớn ở miền bắc Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán, trong đó trận hạn lớn nhất trong 60 năm qua ở Hà Nam và Sơn Đông được coi là nghiêm trọng nhất. Sản lượng ngũ cốc sụt giảm ở trong nước cùng cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay trên thế giới đang đẩy Trung Quốc vào tình cảnh rất khó khăn. Bảy tỉnh bị hạn hán đều là khu vực sản xuất lúa mì, chiếm 80% tổng sản lượng lúa mì của Trung Quốc. Ngày 8/2, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) cảnh báo, khi nước sản xuất lúa mì lớn nhất thế giới là Trung Quốc đối mặt với hạn hán nghiêm trọng, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến thị trường ngũ cốc thế giới

Kể từ tháng 1/2011, ở Trung Quốc liên tiếp diễn ra tình trạng thời tiết "Nam lạnh Bắc hạn", khiến giá các loại trái cây và rau quả tăng vọt. Theo thống kê của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (CSS), giá thực phẩm ở nước này trong tháng 1/2011 tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó giá lương thực tăng 15,1%, riêng giá rau quả tươi tăng gần 35%. Biến động giá cả trong nước đã trở thành cơn ác mộng đối với chính phủ Trung Quốc, bởi giá cả leo thang dễ dẫn tới bất ổn xã hội

Tờ "Nhật báo phố Wall" (Mỹ) cho biết, năm 2010, nhập khẩu lương thực của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục. Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, năm 2010, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,57 triệu tấn ngô, gấp 19 lần năm 2009; 1,2 triệu tấn lúa mì, tăng hơn 36% so với năm 2009. Bộ trưởng Lương thực Trung Quốc Nhiếp Chấn Bang cho rằng, sản lượng lương thực và mức tiêu thụ lương thực của Trung Quốc đều chiếm khoảng 20% của thế giới, trong khi lượng giao dịch lương thực toàn cầu trong một năm chỉ bằng khoảng 40% lượng tiêu thụ lương thực một năm của Trung Quốc. Ngoài ra, do nước xuất khẩu lúa mì truyền thống là Nga gặp hạn hán lớn trong năm 2010 và một nước xuất khẩu tiểu mạch khác là Ôxtrâylia bị lũ lụt hồi đầu năm nay khiến cho giá lúa mì quốc tế tăng 45%. Do đó nếu dựa vào nhập khẩu lương thực thì vĩnh viễn không giải quyết được vấn đề lương thực của Trung Quốc, "tự lực cánh sinh" vẫn là con đường căn bản để giải quyết "cái ăn" cho 1,3 tỷ dân Trung Quốc

“Đại gia” phương Tây thôn tính

Hãy xem xét trường hợp Tập đoàn nông nghiệp xuyên quốc gia khổng lồ Monsanto của Mỹ. Monsanto đã thành công trong việc bán rất nhiều giống ngô biến đổi gien (GM) cho Trung Quốc. Xét đơn thuần về mặt kỹ thuật sinh học, sự ra đời của giống ngô này thực sự là một bước nhảy vọt mang tính cách mạng; nó có khả năng kháng sâu bệnh, từ đó giúp tiết kiệm thuốc trừ sâu và cho năng suất cao nên rất được nông dân hoan nghênh. Tuy nhiên, hạt giống ngô của Monsanto được bán cho nông dân chỉ có thể trồng một vụ, không thể nhân giống. Vụ mùa mới, nông dân lại phải mua hạt giống ngô biến đổi gien có khả năng phát triển bình thường của Monsanto. Mặt khác, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ của Monsanto chỉ tác dụng duy nhất với giống ngô GM của tập đoàn này; các hạt giống nhãn khác sẽ bị thuốc diệt cỏ của Monsanto coi là cỏ tạp cần tiêu diệt

Thông qua tích hợp hạt giống, thuốc trừ sâu và thuốc diệt, Monsanto dần dần khống chế chặt chẽ phần lớn ngành sản xuất ngô của Trung Quốc. Hiện Monsanto đang tiếp tục nỗ lực kiểm soát sản xuất các cây lương thực chủ yếu của Trung Quốc (lúa mì, lúa gạo). Nếu Monsanto dùng công nghệ biến đổi gen lúa mì và lúa gạo để khống chế hoạt động sản xuất cây lương thực chính ở Trung Quốc, địa vị "nền kinh tế lớn thứ hai thế giới" của Trung Quốc sẽ chỉ còn là hư danh

Dầu đậu tương là nguyên liệu chính của dầu thực phẩm ở Trung Quốc. Hiện các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã cơ bản đè bẹp được ngành gia công đậu tương trong nước khi kiểm soát tới 85% sản lượng dầu ăn ở nước này. Các thương hiệu dầu ăn nổi tiếng của Trung Quốc như Kim Long Ngư, Lỗ Hoa, Phúc Lâm Môn đều nằm trong tay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; thị trường dầu ăn Trung Quốc về cơ bản nằm trong tay bốn đại gia Archer Daniel Midland (Mỹ), Bunge (Hà Lan), Cargill (Mỹ) và Louis Dreyfus (Pháp)

Với thịt lợn, loại thịt quan trọng nhất đối với người dân Trung Quốc, ngân hàng đầu tư lớn nhất của Mỹ Goldman Sachs đã đầu tư 200-300 triệu USD mua lại toàn bộ hơn 10 trang trại lợn chuyên nghiệp, tập trung chăn nuôi lợn ở khu vực Hồ Nam, Phúc Kiến. Hiện Goldman Sachs đang tiếp tục tiến vào ngành công nghiệp chế biến thịt lợn với mục tiêu kiểm soát ngành chăn nuôi lợn và giá thịt lợn tại Trung Quốc

Trong ngành may mặc, mà yếu tố ảnh hưởng chính là giá bông, Trung Quốc đã trồng lượng lớn bông có nguồn gốc biến đổi gen 33B của Monsanto. Monsato kiểm soát 33B từ giống, phân bón đến quyền sáng chế. Như vậy, nước Mỹ cũng gián tiếp kiểm soát ngành may mặc của Trung Quốc

Thực phẩm và quần áo chiếm tới 43% trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc, khi nước này và Mỹ hoặc các nước phương Tây xảy ra xung đột nghiêm trọng, thậm chí chiến tranh, các “gã khổng lồ” thực phẩm xuyên quốc gia phương Tây sẵn sàng gây ra những tác động tiêu cực lớn cho nền kinh tế Trung Quốc. Chẳng hạn, nếu Monsanto ngừng cung cấp hoàn toàn hạt giống, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, hoạt động sản xuất ngô của Trung Quốc sẽ hỗn loạn

Người dân Trung Quốc chỉ biết rằng, Monsanto là nhà cung cấp tới 90% giống cây và kỹ thuật biến đổi gien trên thế giới, nhưng rất ít người biết rằng Monsanto là một trong những công ty hóa chất lớn nhất thế giới thế kỷ XX, sản xuất lượng lớn các sản phẩm hóa học dùng trong các ngành công nghiệp khác, trong đó có cả "chất độc da cam" (chất khai quang của quân đội Mỹ dùng trong chiến tranh Việt Nam), saccharin, hoóc môn tăng trưởng bò đã được chứng minh là các sản phẩm hóa chất không lành mạnh hoặc có hại. Một số sản phẩm của Monsanto đã bị cấm sử dụng ở nhiều quốc gia
 
Hình ảnh những người Trung Quốc giàu có hư hỏng​

Mua-sam-lu-bu_1305187956.jpg

Đó là cảm tưởng của tác giả Cao Jie khi chứng kiến những người Trung Quốc giàu có mua sắm lu bù hàng hóa đắt tiền tại các khu phố Anh

Quà cưới của Hoàng tử William gửi tới người dân Anh là một ngày nghỉ lễ cuối tháng 4 vừa rồi. Tôi dành cả buổi chiều đi shopping tại khu mua sắm nổi tiếng Bicester Outlet Village ở Oxfordshire, và cảm thấy bối rối trước những gì mình thấy: Phần lớn người mua hàng là người Trung Quốc và các biển đề "giảm 20%", "cửa hàng miễn thuế" và thậm chí là "nhà vệ sinh công cộng" viết bằng tiếng Trung được dán khắp khu mua sắm

Tôi không thể đánh giá nghề nghiệp hoặc tầng lớp của những người mua sắm này qua cách ăn mặc của họ, nhưng chắc chắn họ không đại diện cho người dân Trung Quốc trung bình. Cứ nhìn thương hiệu in trên túi xách của họ thì họ đã tiêu tốn ít nhất bằng thu nhập cả năm của một sinh viên mới tốt nghiệp chỉ trong một buổi chiều

Tuy nhiên nhân viên cửa hàng người Anh không nghĩ giống tôi. Toby, nhân viên tại một cửa hàng may nổi tiếng giơ ngón tay cái với tôi nhận xét: "Người Trung Quốc thật giàu." Khi tôi liên tục nhấn mạnh rằng những khách hàng chi tiêu bạo tay này không thể đại diện cho mức sống nói chung trên toàn Trung Quốc, thì những gì tôi nhận được là câu trả lời đầy nghi hoặc: "Nhưng những người Trung Quốc này đâu có ăn mặc sang trọng, và trông họ chỉ như những người bình thường"

Tôi có thể dành thời gian để thuyết phục Toby, nhưng không thể thuyết phục được toàn bộ người dân Anh, đặc biệt là những người hoạch định chính sách của quốc gia này

Trong vòng 3 hoặc 4 mùa Giáng Sinh gần đây, rất nhiều người dân Anh phải cạnh tranh với người Trung Quốc trong cuộc săn hàng giảm giá mùa nghỉ lễ của các thương hiệu nổi tiếng. Theo các phương tiện truyền thông Anh, cùng với những khách hàng mua sắm đến từ Trung Đông và Nga (mức độ giàu có của những người này tương đương với người dân trung bình tại đất nước họ), thì người tiêu dùng Trung Quốc là một trụ cột chính cho ngành bán lẻ của Anh

Đội quân hùng hậu những người Trung Quốc mua sắm ở nước ngoài là một nhân tố thuyết phục giới chính trị gia Anh rằng Trung Quốc không cần viện trợ quốc tế nữa. Andrew Mitchell, Bộ trưởng phát triển quốc tế của Chính phủ Anh, là một ví dụ điển hình. Quyết định đầu tiên mà chính trị gia Đảng bảo thủ, một người quan sát lâu năm nền kinh tế Trung Quốc, đưa ra sau khi nhậm chức là hủy bỏ viện trợ tài chính cho Trung Quốc. Theo ông, vì người Trung Quốc có thể dễ dàng mua những thương hiệu Anh sang trọng như Burberry và Trung Quốc có khả năng tổ chức một kỳ Olympic hoành tráng nên quốc gia này chắc chắn không hề thiếu tiền

Người Anh coi mua sắm như một thú vui, còn một số người Trung Quốc mua sắm để "bõ" số tiền họ bỏ ra mua vé máy bay quốc tế hoặc để bán lại tại Trung Quốc. Trong các trung tâm mua sắm sành điệu tại London, tôi thấy người Trung Quốc chỉ vào nhiều túi xách đẹp đẽ trên quầy hàng và nói với người bán hàng mà không cần cân nhắc xem trông mình như thế nào khi đeo những chiếc túi đó: "Tôi muốn mua hết. Còn nữa không?"

Tại Paris, khi đi dạo qua các cửa hàng sang trọng, tôi thường bị nhầm lẫn với người mua buôn và phải chịu những lời bình luận mỉa mai của người bán hàng rằng: "Chúng tôi không thể bán cả lố hàng cho ông được. Đây không phải siêu thị"

Hình ảnh của Trung Quốc ngày nay trong mắt phần lớn các quốc gia phương Tây là gì? Khi mở các tờ báo tại London, Paris, Madrid và Frankfurt, hàng ngày có rất nhiều bài báo liên quan tới Trung Quốc. Bên cạnh những bài viết về nền kinh tế đang phát triển, tôi thấy rất nhiều tin tức về các vụ tai tiếng như thực phẩm bẩn, hàng giả, hay sự nhẫn tâm của các doanh nghiệp Trung Quốc

Có lẽ một phần hình ảnh của Trung Quốc đã bị giới truyền thông phương Tây bóp méo, nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự thật rằng hành vi của một số người Trung Quốc đã để lại ấn tượng xấu ở nước ngoài. Nếu chúng ta muốn thay đổi thái độ của người phương Tây về Trung Quốc, chúng ta nên tự thay đổi bản thân trước

Làm thế nào để thay đổi? Chúng ta không cần che giấu điều gì. Chúng ta cần cảnh báo bản thân không ăn chơi trác táng hoặc chen lấn khi xếp hàng. Chúng ta không nên tạo cho các nhân viên cửa hàng cảm giác rằng họ đang tiếp đón những người Trung Quốc giàu có hư hỏng. Chúng ta nên mua hàng hóa thích hợp thay vì hàng hóa đắt tiền

Làm như vậy, những người quan sát ở châu Âu có thể nhận ra rằng người Trung Quốc cũng giống họ - có tiền tiết kiệm nhưng không quên rằng sống trong thời đại bất ổn này không hề đơn giản

Linh Giang
 
Hàng loạt công ty lớn của Mỹ mở quỹ đầu tư bằng Nhân dân tệ​

Goldman-Sachs2.jpg

- Goldman Sachs và Morgan Stanley sẽ lập các quỹ đầu tư bằng Nhân dân tệ, huy động vốn trực tiếp từ các nhà đầu tư Trung Quốc

Goldman Sachs đã ký kết thỏa thuận thành lập một quỹ đầu tư bằng Nhân dân tệ với chính quyền thành phố Bắc Kinh vào ngày 11/5, và đối thủ của Goldman Sachs là Morgan Stanley cũng chuẩn bị khởi động 1 quỹ bằng Nhân dân tệ vào tuần tới

Hai công ty này đang nối gót những công ty đầu tư tư nhân của Mỹ như Carlyle, Blackstone và TPG để thiết lập các quỹ đầu tư bằng đồng tiền Trung Quốc

Họ cũng sẽ đối mặt với sự cạnh tranh từ một số quỹ đầu tư nội địa Trung Quốc đang gia tăng nhờ những chính sách của Chính phủ Trung Quốc, nhằm khuyến khích các quỹ tư nhân nội địa. Một chuyên gia cho rằng, điều này có nghĩa đã có hàng trăm quỹ đầu tư trong nước đã được thành lập trong vài năm qua

Goldman Sachs muốn huy động tới 5 tỷ Nhân dân tệ (769 triệu USD) để đầu tư vào hoạt động chuyển dịch cơ cấu trong doanh nghiệp Nhà nước, mua lại và đầu tư ra bên ngoài

Morgan Stanley sẽ công bố chi tiết về quỹ bằng Nhân dân tệ vào tuần tới. Ngân hàng này sẽ hợp tác với công ty Công nghiệp và thương mại Hàng Châu để thành lập quỹ đặt tại thành phố Hàng Châu

Các quỹ bằng Nhân dân tệ cho phép các tập đoàn nước ngoài huy động vốn trực tiếp từ các nhà đầu tư Trung Quốc với quy trình tiếp cận nhanh hơn, đơn giản hơn
 
Trung Quốc đã “sập bẫy” thu nhập trung bình ?​

Hội nghị thường niên lần thứ 44 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) diễn ra hồi đầu tháng tại Hà Nội một lần nữa nhắc tới khái niệm "bẫy thu nhập trung bình". Theo đó, ADB cảnh báo, các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng tại châu Á đang đứng trước nguy cơ rơi vào "bẫy thu nhập trung bình", khi dịch chuyển nguồn của tăng trưởng từ việc phụ thuộc vào tài nguyên như lao động rẻ và vốn, sang tăng trưởng dựa trên năng suất cao và đổi mới công nghệ

Giới phân tích cho rằng, một trong số những quốc gia có nguy cơ rơi vào kịch bản này, nhiều nhất là Trung Quốc. Căn cứ vào số liệu thống kê mới nhất, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đã vượt qua ngưỡng 4.000 USD, bước vào hàng ngũ các nước có thu nhập trung bình. Và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này cũng đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng giống như ở những nước từng rơi vào "bẫy thu nhập trung bình"

Bẫy thu nhập trung bình là khái niệm chỉ tình trạng một quốc gia thoát nghèo, gia nhập vào nhóm nước có thu nhập trung bình nhưng mất nhiều thập kỷ vẫn không trở thành quốc gia phát triển. Đó là bởi vì khi đang thực sự nghèo, một đất nước có thể biến chính cái nghèo thành lợi thế. Nhân công giá rẻ làm cho một nền kinh tế có thu nhập thấp cạnh tranh trong sản xuất thâm dụng lao động (ví dụ trong các ngành dệt may, giày dép và đồ chơi)

Tuy nhiên, mô hình đó cuối cùng không tăng trưởng được nữa. Khi thu nhập tăng, chi phí tăng, các ngành công nghiệp sản xuất cũ kỹ, công nghệ thấp mất khả năng cạnh tranh. Các quốc gia sau đó phải chuyển "chuỗi giá trị" sang xuất khẩu các sản phẩm công nghệ tiên tiến hơn. Nhưng ngay cả như thế cũng không đủ để tránh bẫy. Để trở thành nền kinh tế có thu nhập cao, nó cần làm nhiều hơn là chỉ làm ra sản phẩm bằng cách tăng người và lao động cho các nhà máy. Nền kinh tế cần đổi mới và sử dụng lao động cũng như nguồn vốn hiệu quả hơn

Điều đó đòi hỏi một mô hình hoàn toàn khác trong kinh doanh. Thay vì chỉ lắp ráp các sản phẩm được thiết kế bởi những nước khác, với công nghệ nhập khẩu, các công ty phải chủ động đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển, sử dụng lao động có tay nghề cao để chuyển hóa những khoản đầu tư thành sản phẩm mới và lợi nhuận. Đó sẽ là một sự thay đổi không dễ đạt được

Theo Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên thuộc Đại học Quốc gia Singapore, xét trên nhiều phương diện, Trung Quốc bắt đầu rơi vào "bẫy thu nhập trung bình". Thực tế, quốc gia này bắt đầu xuất hiện hiện tượng giống như những nước từng rơi vào "bẫy thu nhập trung bình" trải qua. Ví như tăng trưởng kinh tế thiếu động lực bền vững, phân hóa giàu nghèo, đô thị hóa quá mức, thiếu hụt dịch vụ công, khó khăn trong tạo việc làm...

"Bẫy thu nhập trung bình" cũng có thể nhìn thấy ở rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Brazil, Mexico, Chile, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines... Những nước này đều bước vào hàng ngũ các quốc gia có thu nhập trung bình từ nhiều chục năm trước, nhưng tới nay vẫn loay hoay trong giai đoạn phát triển thu nhập GDP bình quân đầu người từ 2.000 USD đến 5.000 USD. Khó đến mức mà nhà kinh tế người Nhật Kenichi Ono đã gọi đó là cái "trần thủy tinh" của các nước ASEAN

Philippines là quốc gia điển hình về tình trạng vướng bẫy thu nhập trung bình, khi mất hàng thập kỷ không thể vượt qua ngưỡng 2.000 USD. Indonesia cũng mất hơn một thập kỷ để từ trên 1.000 USD vượt lên hơn 2.000 USD. Còn Thái Lan thì cũng mất hơn hai thập kỷ mới vượt qua con số 3.000 USD, nhưng vẫn chưa bước vào được nhóm nước có mức thu nhập trung bình của trung bình

Nguyên nhân của tình trạng vướng bẫy trung bình được mô tả như là (i) sự suy giảm hiệu quả vốn đầu tư sau quá trình kích thích tăng trưởng; (ii) tiếp tục tình trạng của một nền kinh tế gia công (nền kinh tế trong nước không đủ sức tạo ra giá trị gia tăng mới để tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu; sự thống trị của các hãng mang thương hiệu nước ngoài); (iii) sự phân hóa thu nhập dẫn đến phân cực và bất ổn

Quá trình phát triển từ thu nhập thấp đến thu nhập trung bình, bản thân nó cũng ngầm chứa nhiều yếu tố là nguyên nhân để một nước rơi vào bẫy trung bình. Đó là sự hủy hoại môi trường sống phải mất nhiều nguồn lực và thời gian khắc phục (có yếu tố vĩnh viễn không phục hồi được), sự thay đổi môi trường xã hội (kết cấu văn hóa, kết cấu xã hội biến đổi trong thời gian quá ngắn) dễ tạo ra những xung đột; sự tự tin thái quá của các tầng lớp dẫn dắt đến thành công, tâm lý đòi tưởng thưởng công trạng biểu hiện ở nhu cầu hưởng thụ sớm

Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên cho rằng, muốn thoát khỏi "bẫy thu nhập trung bình", rất đơn giản, Trung Quốc phải đi sâu cải cách kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững. Trên thực tế, nếu không thể giải quyết vấn đề dân sinh, cái gọi là đi sâu cải cách kinh tế chỉ là dừng lại ở mức độ nói suông mà thôi. Người dân sớm nhận thấy rằng, mô hình phát triển kinh tế truyền thống đã đến đỉnh điểm, cần phải chuyển đổi, tìm kiếm điểm tăng trưởng kinh tế mới, đó chính là xây dựng xã hội tiêu dùng

Nhưng trong tình hình hiện nay, xã hội tiêu dùng tuyệt nhiên không có cơ sở. Một là, thiếu hụt chính sách xã hội, gồm chính sách bảo đảm xã hội, y tế, giáo dục và nhà ở. Trong bối cảnh không có sự giúp đỡ từ xã hội, cho dù người dân có chút tích lũy cũng không dám chi tiêu. Hai là, người dân nhận được quá ít từ lao động, thu nhập không cao. Rất rõ ràng, phương pháp trực tiếp nhất để xây dựng xã hội tiêu dùng chính là tiếp tục nâng cao mức sống của nhân dân, cải thiện dân sinh

Theo Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên, nếu vấn đề dân sinh không được giải quyết, trong tương lai gần Trung Quốc sẽ phải đối mặt với rủi ro cấp tiến hóa xã hội. Người dân hy vọng vào sự ổn định xã hội lâu dài, không có ổn định sẽ không có phát triển. Nhưng nếu phát triển không giải quyết được vấn đề dân sinh, xã hội sẽ cấp tiến hóa. Những gì xảy ra ở châu Á sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 và gần đây là ở thế giới Arab đều cho thấy tầm quan trọng của vấn đề dân sinh đối với xã hội, thậm chí là đối với sự ổn định xã hội

Xem xét từ góc độ kinh nghiệm lịch sử thế giới của việc giải quyết vấn đề dân sinh, Trung Quốc rõ ràng đã bước vào thời kỳ của cơ hội chiến lược. Muốn giải quyết vấn đề dân sinh, Trung Quốc phải giải quyết một vấn đề hiện thực, đó là vấn đề tài lực quốc gia. Không có tài lực, không thể làm gì. Cho nên, việc giải quyết vấn đề dân sinh của một quốc gia thường diễn ra trong giai đoạn nước đó có sự phát triển đi lên về kinh tế trong thời gian tương đối dài và chính quyền hoặc xã hội đã tích lũy được của cải tương đối

Một khi tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó chậm lại, tài lực bị suy thoái, vấn đề dân sinh sẽ không thể giải quyết được. Trung Quốc hiện đang trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế tốc độ cao và chính quyền đã tích lũy được một lượng của cải lớn. Do đó, từ 5 - 10 năm tới, đương nhiên trở thành thời kỳ của cơ hội chiến lược cho việc giải quyết vấn đề dân sinh của Trung Quốc

Trên thực tế, gần đây Trung Quốc cũng đã có hành động thiết thực trong vấn đề dân sinh. Các bên liên quan cũng đã bày tỏ phải động viên tài lực cho đất nước, tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng điểm về dân sinh. Đây là dấu hiệu rất tốt, thống nhất với cách đề cập rằng phải tìm kiếm đột phá khẩu của cải cách được nhấn mạnh trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 12 (2011 - 2015)

Cụ thể, trong kế hoạch này, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP hằng năm là 7% và tăng thu nhập đầu người hằng năm là hơn 7%. Theo Giáo sư kinh tế Chu Thiên Dũng thuộc trường Đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, “đây là lần đầu tiên Trung Quốc đặt mục tiêu giữ cho tăng trưởng thu nhập hàng năm theo kịp với tăng trưởng GDP để tất cả mọi người đều được hưởng lợi từ phát triển kinh tế”
 
Giới đầu tư bán tháo cổ phiếu Trung Quốc​

Ngày càng có ít công ty Trung Quốc an toàn cho các nhà đầu tư muốn rót tiền vào cổ phiếu

Một số lượng lớn cổ phiếu của Trung Quốc giao dịch tại Mỹ đã bị nhà đầu tư bán tháo ra do hàng loạt những vụ bê bối kinh tế gần đây tại chính các công ty này. Những vụ tai tiếng khiến cho giới đầu tư và môi giới phải đề cao cảnh giác. Thậm chí những nhà đầu tư ưa mạo hiểm cũng bắt đầu chuyển hướng

Vào phiên giao dịch thứ sáu tuần trước, cổ phiếu của các công ty Trung Quốc bị bán khống ồ ạt. Thậm chí, giá chứng khoán của những công ty hàng đầu Trung Quốc cũng liên tục mất giá

Cổ phiếu của người khổng lồ Baidu có trụ sở tại Bắc Kinh đã mất 18% giá trị kể từ đầu tháng 5, còn New Oriental Education & Technology Group thì mất tới 19%. Phiên ngày 9/6, hoạt động bán khống tăng tốc chiếm 12% tổng giá trị giao dịch trong 2 ngày, gấp đôi so với tỷ lệ 5,4% của cả tuần trước

Thậm chí, các IPO (đợt phát hành cổ phiếu lần đầu) vốn luôn thu hút các nhà đầu tư ưa thích rủi ro cũng không tránh được xu hướng giảm giá

“Trung Quốc vốn là nơi mà sự minh bạch trong kinh tế luôn bị đặt trong vòng nghi vấn, và những vụ bê bối gần đây đã làm gia tăng mối nghi ngại này," theo Alec Yong, nhà phân tích cổ phiếu của S&P Equity Research tại New York

Trước đây, các IPO của Trung Quốc niêm yết tại Mỹ luôn thu hút nhiều người mua bởi mức lợi tức trên mức trung bình. Tuy nhiên, gần đây, tình hình của các công ty này không mấy khả quan

“Các nhà đầu tư lo ngại một vụ Longtop Financial hay Duoyuan Global Water nữa sẽ xảy ra”, theo Josef Schuster, nhà sáng lập Tập đoàn đầu tư IPO IPOX Schuster LLC, có trụ sở tại Chicago chia sẻ. Cổ phiếu của cả hai công ty nói trên đã giảm mạnh và không được giao dịch nhiều tuần nay

Sự việc còn tồi tệ hơn khi Muddy Waters tố cáo Sino-Forest gian lận hôm 3/6, cổ phiếu của công ty này giảm hơn 70% giá trị sau đó. Sino-Forest là một trong hàng loạt công ty Trung Quốc bị cáo buộc gian lận trong năm nay, khiến giá trị cổ phiếu bốc hơi nhanh chóng

“Một khi những cáo buộc gian lận lan rộng, mọi người sẽ trở nên dè chừng bất chấp nền kinh tế có mạnh đến cỡ nào”, ông Yu-Dee Chang thuộc ACE Investments tại McLean, Virginia nhận định. Ông Chang dự đoán cổ phiếu của các công ty Trung Quốc sẽ còn giảm giá nữa. Tăng trưởng kinh tế của quốc gia này bắt đầu chững lại càng khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn

Trung Quốc vốn là một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới, và một địa điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư cổ phiếu. Tuy nhiên, các vụ bê bối kinh tế và chính sách thắt chặt của Chính phủ Trung Quốc để chống lạm phát đang khiến các nhà đầu tư quay sang tìm kiếm một thị trường an toàn hơn
 
Trung Quốc hết thời nhân công giá rẻ ?​

Sự thay đổi nền kinh tế hàng hóa của Trung Quốc sẽ đem lại lợi ích cho cả các nước giàu và nước nghèo. Những nước như Campuchia, Lào, Ấn Độ hay Việt Nam đang dần vượt lên Trung Quốc trong mức giá thuê nhân công. Có phải đã hết thời nhân công giá rẻ cho Trung Quốc ?

Giá nhân công Trung Quốc tăng chóng mặt

25 tháng 5, một doanh nhân người Mỹ - Charles Hubbs đã thực hiện một chuyến đi ngắn tới Hồng Kông từ văn phòng của ông ở thành phố Quảng Châu, thuộc tỉnh Quảng Đông phía Đông Nam Trung Quốc, vốn được biết đến như một xưởng sản xuất của thế giới. Đối với người đàn ông 64 tuổi này, đó là chuyến đi đánh dấu sự kết thúc cho 22 năm thành công của ông trong vai trò một người chuyên xuất khẩu các vật tư y tế từ Trung Quốc sang các nước khác

Hubb đã lắng nghe câu chuyện của đại sứ Mỹ ở Campuchia, Carol Rodley, và chủ tịch phòng thương mại Mỹ tại Phnom Penh. Mục đích của họ rất đơn giản: thu hút những nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những người đang hoạt động tại Trung Quốc, để thiết lập một xưởng sản xuất khác ở Campuchia.. Hubb đã lắng nghe một cách chăm chú. Ông nói, giá nhân công đang khiến cho công ty của ông - Guangzhou Fortunique, vốn là nơi cung cấp vật tư y tế cho một số công ty chăm sóc sức khỏe lớn nhất tại Mỹ, không thể cạnh tranh được. "Chúng tôi nhận thấy tiến chi trả cho nhân công ở Trung Quốc đã tăng gần 50% chỉ trong vòng 2 năm qua", ông ta nói. "Ngày càng khó khăn để giữ được công nhân, và cũng tốn kém hơn để thu hút những người mới. Nó khiến tôi phải tìm kiếm sự thay thế. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ rút hoàn toàn khỏi đó trong một vài năm"

Đó không chỉ là vấn đề của một mình Hubb. Trung Quốc, vốn nổi tiếng với lượng lao động rẻ không giới hạn - một đất nước 1,3 tỉ dân, trong đó sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong vòng 20 năm trở lại đây đã được xây dựng dựa trên lưng của những người công nhân giá rẻ - nhưng hoàn cảnh hiện giờ đang thay đổi

Trong thập kỷ qua, theo Helen Qiao, kinh tế trưởng của Goldman Sachs tại Hồng Kông, tiền lương thực tế chi trả cho nhân công tại Trung Quốc đã tăng tới 12%/năm. Đó là kết quả của hai thập kỷ mà nền kinh tế Trung Quốc có sự tăng trưởng tới hai con số mỗi năm, sự phát triển chóng mặt của cơ sở hạ tầng và nhà cửa mà cho đến nay vẫn có những bước tiến dài - kết hợp với quãng thời gian hàng hóa của Trung Quốc được xuất khẩu tràng lan tới các nước phát triển. Thêm vào đó, chính phủ Trung Quốc đang tỏ ra lo ngại về sự nới rộng khoảng cách giàu nghèo - đã tăng ,mức lương tối thiểu từ 14% lên 21% tại 5 tỉnh sản xuất lớn nhất nước trong năm qua. Harley Sayedin, chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ ở Nam Trung Quốc đưa ra kết luận: "Thời của lao động giá rẻ tại Trung Quốc đã chấm dứt"

Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là giá nhân công ở Trung Quốc, kể cả ở những vùng có giá cao nhất như ở tỉnh Quảng Đông, lại cao hơn các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là ở những nước phát triển. Mức lương trung bình của công nhân sản xuất tại Trung Quốc vẫn chỉ khoảng 3,1 USD/giờ, so với mức 22,3 USD ở Mỹ. Lợi thế về chi phí nhân công, dù vẫn còn đáng kể, nhưng đang co lại một cách nhanh chóng. Đối với phần lớn các công ty, dù là vừa hay nhỏ, lớn hay đa quốc gia, thường quyết định nơi sản xuất ra sản phẩm của mình dựa trên nhiều yếu tố, trong đó chi phí về nhân công chỉ là một trong số các yếu tố đó

Nhà kinh tế học Daniel Rosen, chuyên về vần đề Trung Quốc của Rhodium Group, một công ty tư vấn tại New York nói "Đối với nhiều công ty, trong vòng hai thập kỷ qua, sự chênh lệch về chi phí lao động thường là yếu tố khiến họ quyết định đặt khu sản xuất". "Còn bây giờ, nó ngày càng không còn mang ý nghĩa quyết định nữa"

Những tác động phát sinh từ thực tế này là rất lớn, và đang lan tỏa ra toàn thế giới. Khởi điểm bắt đầu với chính Trung Quốc. Việc yêu cầu về một mức lương cao hơn, vốn bị kìm hãm trong nhiều năm qua, đã gây ra hàng loạt các cuộc biều tình lao động lớn vào năm ngoái. (Việc công nhân bất mãn cũng được thể hiện qua 14 vụ tự tử ở Foxconn, trung tâm sản xuất lớn chuyên sản xuất các mặt hàng như iPad). Mức lương cao hơn cũng đã cải thiện các vấn đề ở khu vực miền Tây Trung Quốc, nơi chinh phủ luôn kêu gọi khuyến khích đầu tư. Trong năm qua, nhiều công ty đa quốc gia và công ty Trung Quốc đã mở rộng tới những vùng khác trong nước, nơi mà giá nhân công vẫn còn rẻ

Từ phía quan điểm của Trung Quốc, việc các công ty mở rộng sang các khu vực khác chính là những yếu tố cân bằng mà nước này đang hướng tới. Andy Rothman, giám đốc về chiến lược vĩ mô tại Trung Quốc của công ty chứng khoán CLSA ở Thượng Hải nói: "Mọi người ở Tứ Xuyên hoặc Hà Nam hay bất cứ nơi đâu có thể tìm được việc với những mức lương thích hợp và được ở gần nhà hơn", thay vì phải dồn về miền đông để sống trong ký túc xá của công ty cách xa nhà mình. "Thế thì có gì không tốt ?"

Tất nhiên là điều này rất tốt. Wu Dingli, một phụ nữ 24 tuổi từ Tử Dương, một thành phồ thuộc tỉnh Tứ Xuyên, người đã làm việc trong 5 năm tại một nhà máy sản xuất thiết bị nhỏ ở Đông Quan - thị trấn được biết đến như một nhà máy khổng lồ nằm giữa Quảng Châu và Thâm Quyến ở phái đông nam. Cô đã bị sa thải vào năm 2008, khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm việc sản xuất hàng hóa sang các nước phương Tây bị tê liệt. Một năm sau, cô đã tìm được một công việc khác tại dây chuyền sản xuất của một công ty cung cấp dây cáp, thuộc nhà máy Hewlett - Packard chuyên sản xuất máy tính cá nhân ở Trùng Khánh. Cô nói công việc cô đang làm "chỉ ít hơn một chút" so với những gì mình phải làm trước đây, "nhưng cuộc sống dễ dàng hơn cho tôi bởi tôi đang làm việc ở gần nhà hơn. Tôi thích công việc này hơn công việc cũ rất nhiều"

Nhà sản xuất rút dần khỏi Trung Quốc

Sự thay đổi nền kinh tế hàng hóa của Trung Quốc sẽ đem lại lợi ích cho cả các nước giàu và nước nghèo. Những nước như Campuchia, Lào, Ấn Độ hay Việt Nam đang dần vượt lên Trung Quốc trong mức giá thuê nhân công. Và theo một nghiên cứu gần đây của BCG, đã có những dấu hiệu cho thấy sự thay đổi trong hoạt động sản xuất tại Mỹ

Năm ngoái, Wham-O, công ty chuyên sản xuất những mặt hàng giá rẻ, đồ chơi, công bố rằng mình đang chuyển việc sản xuất 50% lượng đĩa nhựa đồ chơi và lắc vòng của hãng từ Trung Quốc và Mexico trở về Mỹ, một quyết định đã tạo ra thêm hàng trăm việc làm mới cho nước Mỹ

Sản xuất đồ chơi, cùng với giày dép và dệt may, là một trong những ngành công nghiệp đầu tiên của Trung Quốc được biết tới với nguồn lực giá rẻ và đáng tin cậy. Đó là những ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều nhân công, với công nghệ thấp, là những ngành công nghiệp mà các nhà kinh tế cho rằng một khi nó rời đi, nó sẽ rời đi mãi mãi

Nhưng hãy nhìn cách nền kinh tế đã thay đổi trong thập kỷ qua để hiểu rõ tại sao các công ty như Wham-O lại quyết định quay trở lại. Theo nghiên cứu của BCG vào năm 2000, mức lương trung bình của Trung Quốc chỉ bằng 36% của Mỹ. Nhưng đến cuối năm 2010, khoảng cách này dã thu hẹp xuống còn 48%, và BCG ước tính rắng con số sẽ là 68% vào năm 2015. "Các cuộc thảo luận ngắn hạn luôn ủng hộ Trung Quốc thì khoảng cách đang càng ngày càng được thu hẹp lại". Việc thảo luận xem có nhất thiết phải đóng của khu sản xuất tại Trung Quốc không nên được thay thế bằng viêc "Tôi sẽ đặt nhà máy tiếp theo của mình ở đâu?" Hal Sirkin, giám đốc của BCG nói

Có thể tác động lớn nhất của việc tăng lương ở Trung Quốc đó là nó sẽ đưa thêm nhiều tiền hơn vào túi của người dân, một thứ gì đó đem lại lợi ích cho tất cả mọi người. Đây cũng là điều được các nước đối tác của Bắc Kinh nhấn mạnh, với mong muốn Trung Quốc sẽ tăng cường tiêu thụ để giảm đi sự mất cân bằng trong thương mại toàn cầu. Việc tăng mức lương lên cao hơn sẽ loại bỏ lý do chính để những công ty chuyên xuất khẩu như công ty của Charles Hubbs và hàng ngàn các công ty đặt tại Trung Quốc đang sản xuất trên tất cả các ngành công nghiệp, quá trình này là kết quả tất yếu của việc Trung Quốc trở thành một quôc gia giàu có cùng với đồng tiền mạnh hơn

Trong khi đó, rất nhiều công ty đa quốc gia, từ lâu đã bắt đầu tập trung hoạt động sản xuất của mình để tiêu thụ ngay trên thị trường của Trung Quốc. Nhà máy HP ở Trùng Khánh sản xuất máy tính xách tay dành riêng cho thị trường trong nước. Trong một cuộc khảo sát cách đây 8 năm, Phòng thương mại Mỹ tại Nam Trung Quốc nhận thấy 75% các công ty thành viên tập trung chủ yếu vào thị trường xuất khẩu. Nhưng đến năm ngoái, con số này đã hoàn toàn đảo ngược: 75% trong số 1800 công ty trả lời rằng hiện tại hoạt động sản xuất của họ ở Trung Quốc tập trung chính vào thị trường Trung Quốc. Điều này đến chủ yếu từ việc người lao động Trung Quốc đang ngày càng giàu lên. Đối với họ, và các công ty, Trung Quốc lại trở thành khu vực thiếu hàng hóa nhất trong một nền kinh tế toàn cầu vốn đang gặp khó khăn

QUỐC DŨNG - TIMES
 
Đại gia Mỹ lũ lượt đổ bộ lên miền Tây Trung Quốc​

Các doanh nghiệp Mỹ tìm đến vùng đất phía Tây Trung Quốc với hy vọng phát triển và tìm kiếm một nguồn lợi nhuận đáng kể trong tương lai. Ford, Wal-Mart và một số công ty Mỹ khác đã lập kế hoạch đầu tư và mở rộng kinh doanh ở các thành phố miền tây này, tiêu biểu là Trùng Khánh, hấp dẫn với 32 triệu dân

Cuộc đổ bộ của các đại gia Mỹ

Những thành phố ven biển trù phú phía Đông như Thượng Hải đã phát triển tới mức bão hòa, mọi thứ quá đắt đỏ, và canh cánh với nỗi lo "bong bóng" tài sản. Nhiều công ty nhận ra tiềm năng vô biên ở các thành phố cấp hai, cấp ba dọc sông Dương Tử. Thu nhập tăng sẽ tạo ra một tầng lớp người tiêu dùng mới, nhưng khu vực này lại kém xa về số lượng xe hơi, thiết bị và thương hiệu cao cấp và thức ăn nhanh phương Tây được bán ra

Ông Joseph R. Hinrichs, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Công ty Ford Trung Quốc cho biết "Nhu cầu và sự tăng trưởng kinh tế của các thành phố cấp hai, cấp ba là ngay trong nội tại." Ông nói thêm, "Thậm chí, có rất nhiều thành phố mà mọi người thậm chí không biết tới như Vũ Hán, Thành Đô và Trùng Khánh"

Ed Chan, chủ tịch và giám đốc điều hành của Wal-Mart Trung Quốc, cho biết tại một cuộc họp gần đây ở Trùng Khánh rằng công ty của ông đã có kế hoạch xây dựng chân rết bán lẻ của Wal-Mart ở vùng này của Trung Quốc

Theo thống kê, tỉnh Tứ Xuyên có 1.171 công ty Mỹ đăng ký kinh doanh, mặc dù không có tính toán chính thức về quy mô của các công ty này cũng như trong đó có một số doanh nghiệp liên doanh với công ty Trung Quốc

Phòng cấp giấy phép kinh doanh Trung Quốc cho biết: Năm nay, có một số doanh nghiệp lần đầu tiên đầu tư vào Trùng Khánh và Thành Đô. Đây là một môi trường kinh doanh mới, có nhiều cơ hội cũng như thách thức

Một khi nền kinh tế thịnh vượng của Trung Quốc vẫn còn gây chú ý toàn cầu, sẽ có nhiều doanh nghiệp chuyển hướng hoạt động sang phía tây nam, tìm đến một môi trường kinh doanh năng động hơn. Nhưng họ cũng nói thêm rằng khu vực này có một số cản trở do thiếu cơ sở vật chất hạ tầng, bao gồm cả các trường học quốc tế, và cũng thiếu nhân tài được đào tạo tại địa phương

US-firms-look-to-Chinas-West-for-growth_1309936439.jpg

Hai người Trung Quốc đang cúi chào xin tiền ở Thành Đô - thành phố cửa ngõ phía Tây Trung Quốc - để trở về quê hương​


Phụng sự cho sự giàu có

Phía Tây ở đây được định nghĩa là các tỉnh và khu tự trị bắt đầu từ Trùng Khánh, Thành Đô và kéo dài đến Tân Cương và Tây Tạng. Chính quyền Trung ương Trung Quốc cũng khuyến khích thu hút đầu tư vào khu vực này, nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lượng dân số khổng lồ, mạng lưới sân bay và đường cao tốc vừa mới xây dựng

Khuyến khích đầu tư vào vùng sâu vùng xa là một cách để tăng việc làm và giảm bớt căng thẳng xã hội ở một khu vực mà dường như từ lâu đã bị bỏ lại phía sau những thành phố ven biển trù phú hay thủ đô Bắc Kinh giàu đẹp, với tới ba thập kỷ giữ tăng trưởng hai con số. Nỗ lực đầu tư cho những thành phố này gần như đã cạn kiệt. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, đầu tư nước ngoài vào miền tây Trung Quốc đã tăng 55,8 phần trăm trong bốn tháng đầu năm nay, trong khi đó ở phía đông con số này chỉ là 23 phần trăm

Ford là một ví dụ minh họa cho việc dám chuyển hướng đầu tư vào phía tây. Công ty này bị tụt lại phía sau những hãng xe nước ngoài đến Trung Quốc sớm hơn và chỉ bán năm nhãn hiệu ở thị trường này và chỉ đạt mức 2,6 phần trăm thị trường xe chở khách. Nhưng với đối tác liên doanh của mình là Trường An Ford Mazda Automobile, Ford có hai nhà máy ở Trùng Khánh, kế hoạch là thêm ba nhà máy nữa, bao gồm một nhà máy sản xuất động cơ đã chính thức đi vào hoạt động vào tháng 6 năm nay

Ford đang lớn dần lên với các kế hoạch đầy tham vọng là giới thiệu 15 loại xe hoàn toàn mới đặc biệt dành riêng cho thị trường Trung Quốc trong những năm tới. Những chiếc xe sẽ nhỏ hơn và rẻ hơn, cụ thể là phù hợp với người tiêu dùng ở vùng này của Trung Quốc, những người giờ mới bắt đầu được hưởng thụ sự giàu có và sẽ tìm mua các loại xe đầu tiên của họ

Hinrichs thừa nhận rằng cũng có một chút vướng mắc nhưng ông chắc rằng thị trường xe hơi Trung Quốc sẽ tiếp tục nở rộ. Các thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải và những thành phố ven biển khác có thể cảm thấy họ đã đầy đủ thậm chí là thừa xe hơi. Tuy nhiên ở nước này, tỷ lệ sở hữu xe hơi riêng tính trên toàn quốc là tương đối thấp, 1.000 người trong độ tuổi lái xe thì chỉ có 45 người có xe hơi riêng. Trong khi đó, tỷ lệ này xấp xỉ 1:1 ở Mỹ. Và hầu hết những người chưa được sở hữu xe riêng sống ở phía tây Trung Quốc

Hinrichs nói: "Trung Quốc là một con mồi lớn", "Vào cuối thập kỷ này, một tỷ người Trung Quốc sẽ đạt ngưỡng có thể mua một chiếc xe trong độ tuổi lái xe." Chúng tôi bắt đầu với 32 triệu người, sẽ đầu tư mạnh vào Trùng Khánh, một thành phố mà hầu hết mọi người bên ngoài Trung Quốc chưa bao giờ nghe nói đến ?

Cạnh tranh khốc liệt

Những thành phố phía tây Trung Quốc dường như đang trong một cuộc cạnh tranh khốc liệt để thúc đẩy chính mình - đặc biệt là hai thành phố Trùng Khánh và Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên lân cận

Vào giữa tháng 6, Trùng Khánh đã tổ chức một Hội nghị kinh doanh quốc tế trong khu vực kinh tế mới Liangjiang có diện tích 465 m2 được coi là trung tâm sản xuất xe hơi, công nghệ cao và những ngành công nghiệp liên quan đến quốc phòng trong tương lai. Dựa theo mô hình khu vực Phố Đông của Thượng Hải và phạm vi đầu tư tương tự như ở Thiên Tân, gần thủ đô Bắc Kinh, nơi đây hy vọng sẽ thu hút các nhà đầu tư với nhiều chính sách ưu đãi, bao gồm cả giảm mạnh thuế doanh nghiệp

Thị trưởng Trùng Khánh Qifan Huang cho biết "Trùng Khánh đang tiến hành xây dựng các trung tâm kinh tế ở khu vực thượng lưu sông Dương Tử". Năm 2010, thành phố này đã thu hút 6,3 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong khi năm 2007 con số này chỉ là 1 tỷ và đang tiến hành mở thêm một đường băng cho sân bay và lắp đặt thêm những trang thiết bị mới

Cả Trùng Khánh và Thành Đô đều muốn chứng tỏ sức hấp dẫn của mình với các nhà đầu tư nước ngoài vào cửa ngõ phía tây này. Trong khi đó Phố Đông, Thiên Tân, Thâm Quyến ở phía nam, và nhiều thành phố lớn của Trung Quốc cũng làm những việc tương tự như thúc đẩy phát triển các khu kinh tế đặc biệt, khu chế xuất và khu kinh doanh mới nhằm tìm kiếm đầu tư nước ngoài

Trùng Khánh có một số lợi thế tự nhiên là lượng dân khổng lồ. Nếu nó là một quốc gia, nó sẽ chỉ xếp sau Canada. Nhưng cạnh tranh tạo ra những đứt gãy thị trường, tất cả các tỉnh, thành phố cạnh tranh với nhau cho cùng một chiến lợi phẩm

Ông Stephen S. Roach, trước đây là nhà kinh tế của Morgan Stanley và Chủ tịch Morgan Stanley châu Á, hiện đang giảng dạy tại Đại học Yale cho rằng: "Sự dịch chuyển từ ven biển Trung Quốc đến phía Tây Trung Quốc sẽ là ổn thỏa nếu có sự liền mạch về thông tin, vốn cũng như các yếu tố diện mạo khác", tuy nhiên "Trung Quốc là một hệ thống rất rời rạc đã được hình thành từ hàng ngàn năm"

Roach bình luận sau khi nghe tin Trùng Khánh nỗ lực trở thành trung tâm phía tây. "Mọi người đều có câu chuyện riêng, kế hoạch và ước mơ của riêng họ," "Bạn có thể nghe những câu chuyện từ khắp mọi nơi. Nhưng bạn biết rằng không phải tất cả đều có được khả năng tạo ra nền kinh tế sôi động và sự tự lập của chính nó"
 
Top