What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Phần mềm bệnh viện EHC

LOBBY.VN

Administrator
Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi triển khai hiệu quả bệnh án điện tử
Suckhoedoisong.vn - Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi (Khối Thịnh Mỹ, Phường Quỳnh Thiện, Thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) là 1 trong 10 bệnh viện của cả nước và là bệnh viện thứ 2 tại khu vực Bắc Trung bộ được vinh danh đơn vị tiên phong trong chuyển đổi số Y tế Quốc gia

Triển khai bệnh án điện tử được xem là bước tiến trong công tác quản lý hồ sơ bệnh án và phục vụ đắc lực cho hoạt động khám, chữa bệnh, qua đó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực, mang lại độ chính xác cao, đặc biệt là đơn giản hóa thủ tục hành chính, phần mềm bệnh án điện tử đang là mục tiêu hướng tới của nhiều bệnh viện trên phạm vi cả nước

Không ngoài xu hướng đó, Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi đã đưa vào vận hành và sử dụng phần mềm bệnh án điện tử trong hoạt động khám, chữa bệnh hàng ngày và trở thành một trong số ít các bệnh viện trên toàn quốc vận hành thành công bệnh án điện tử

“Ngay từ khi bắt đầu hoạt động với mô hình phòng khám, chúng tôi đã đưa ra những giải pháp áp dụng CNTT trong khám chữa bệnh

Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động, bệnh viện đã đầu tư phần mềm quản lý thông tin bệnh viện (HIS) được cung cấp bởi các công ty có uy tín

Tuy nhiên sau thời gian triển khai nhận thấy sự phát triển đến bệnh án không giấy tờ mà vẫn sử dụng phần mềm cũ là không phù hợp với bệnh viện

Chính vì lý do đó, khi có chủ trương triển khai thực hiện bệnh án điện tử, sau khi tình hình dịch bệnh COVID-19 có chiều hướng ổn định, từ tháng 6/2020, qua nghiên cứu lựa chọn các nhà thầu có giải pháp đáp ứng được nhu cầu, đưa ra phương án triển khai thay thế hoàn toàn phần mềm cũ, bệnh viện đã đưa phần mềm mới vào sử dụng”. BS Nguyễn Văn Khởi - Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi cho biết

Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi xây dựng mô hình bệnh án điện tử theo phương châm sử dụng hạ tầng phù hợp, chính vì vậy tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, sẵn sàng đầu tư nâng cấp hạ tầng khi cần thiết hứa hẹn là mô hình phù hợp để đẩy mạnh phát triển y tế số

Chỉ trong vòng hơn 3 tháng triển khai (từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 10 năm 2020), đoàn công tác Bộ Y tế, do PGS.TS Trần Quý Tường - Cục trưởng Cục CNTT, Chủ tịch Hội đồng thẩm định làm trưởng đoàn đã tiến hành thẩm định và đánh giá việc triển khai Hồ sơ bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy tại Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi

Kết quả thẩm định, Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi đủ điều kiện triển khai hồ sơ bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy; Nhóm tiêu chí hạ tầng CNTT đáp ứng mức 6, nhóm tiêu chí phần mềm quản lý điều hành đáp ứng mức nâng cao, nhóm tiêu chí hệ thống quản lý thông tin bệnh viện (HIS) đáp ứng mức 6/7; Nhóm tiêu chí hệ thống quản lý thông tin xét nghiệm (LIS) đáp ứng mức nâng cao; Nhóm tiêu chí hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (RIS/PACS) đáp ứng mức nâng cao; Nhóm tiêu chí phi chức năng đáp ứng mức nâng cao; Nhóm tiêu chí an toàn bảo mật thông tin đáp ứng mức nâng cao và nhóm tiêu chí bệnh án điện tử (EMR) đáp ứng mức nâng cao theo quy định

PGS.TS. Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục CNTT, Chủ tịch Hội đồng thẩm định đánh giá rất cao quyết tâm của bệnh viện trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực… để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử hướng đến bệnh viện không giấy tờ

Qua đối chiếu các tiêu chí quy định tại Thông tư số 54/2017/TT-BYT và Thông tư số 46 của Bộ Y tế, chúng tôi đã rà soát kỹ và đánh giá Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi đạt mức 6/7 - mức gần cao nhất của tiêu chí “Bệnh viện thông minh”

Với kết quả thẩm định đó, Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi là đơn vị thứ 9 trên cả nước triển khai bệnh án điện tử, cũng là đơn vị tư nhân đầu tiên trên địa bàn khu vực Bắc Trung bộ thực hiện chuyển đổi số

Để có được thành quả trên là nhờ có sự chỉ đạo sát sao trong quá trình triển khai của ban lãnh đạo bệnh viện; Có hướng nhìn áp dụng đồng bộ, chấp nhận những vấn đề còn tồn tại và nhanh chóng khắc phục, cùng với sự hưởng ứng, quyết tâm mạnh mẽ từ toàn thể cán bộ nhân viên của bệnh viện, điều này quyết định thời gian triển khai cũng như quyết định sự thành công trong việc triển khai đặt mức cao mềm theo quy định tại Thông tư 46, Thông tư 54

“Như vậy việc triển khai Hồ sơ bệnh án điện tử không những để sớm đáp ứng quy định của Bộ Y tế, mà còn là cách thức bệnh viện đổi mới, trang bị một công cụ làm việc tiên tiến để thay đổi về “chất” cho việc quản lý vận hành bệnh viện theo hướng thông minh, hiện đại. Việc triển khai bệnh án điện tử cũng cho thấy một nền y học hiện đại, tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi đi khám chữa bệnh

Trong thời gian tới bệnh viện tiếp tục hoàn thiện những ứng dụng, tiện ích vào các phần mềm trong hệ thống CNTT để sớm triển khai bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy, đồng thời tổ chức đào tạo cán bộ nhân viên sử dụng hệ thống phần mềm một cách bài bản và đồng bộ hơn, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh- BS Nguyễn Văn Khởi - Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc Bệnh viện cho biết thêm

Việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số là bước đột phá trong chiến lược phát triển bền vững, chuyển đổi số được áp dụng triệt để trong việc kết nối trực tuyến đào tạo nâng cao nghiệp vụ, chuyển giao kỹ thuật, đặc biệt là hội chẩn từ xa để xử lý những ca bệnh khó; giúp người dân giảm bớt thời gian chờ đợi khám bệnh, theo dõi và quản lý sức khỏe thông qua hệ thống bệnh án điện tử

Với những kết quả đã đạt được, mới đây tại Hội nghị chuyển đổi số Y tế quốc gia 2020, Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi (Khối Thịnh Mỹ, Phường Quỳnh Thiện, Thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) vinh dự là 1 trong 10 bệnh viện của cả nước và là bệnh viện thứ 2 tại khu vực Bắc Trung bộ được vinh danh là đơn vị tiên phong trong chuyển đổi số Y tế Quốc gia

Từ Thành
 
Last edited:
Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử
“Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đủ điều kiện để triển khai bệnh án điện tử thay thế bệnh án giấy” - đó là đánh giá của PGS.TS Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Y tế trong buổi thẩm định hồ sơ, bệnh án điện tử tại bệnh viện

Ngày 3/4/2021, Đoàn công tác Bộ Y tế, do PGS.TS Trần Quý Tường - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (CNTT), Chủ tịch Hội đồng thẩm định làm trưởng đoàn đã tiến hành thẩm định và đánh giá việc triển khai Hồ sơ bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Về phía ngành y tế Nghệ An có DS.CKII Trần Minh Tuệ - Phó Giám đốc Sở Y tế, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định; đại diện BHXH tỉnh và một số phòng ban của Sở Y tế

Sau khi nghe đại diện Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An báo cáo về kết quả triển khai áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử và hệ thống CNTT của bệnh viện, Đoàn thẩm định đã trực tiếp đi khảo sát, kiểm tra cơ sở hạ tầng, việc ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành bệnh viện và các hoạt động khám, chữa bệnh của bệnh viện…

Hiện nay, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin theo thông tư 54/2017/TT-BYT về hạ tầng công nghệ thông tin tại bệnh viện

Bệnh viện đã lắp đặt hệ thống máy chủ, lưu trữ, máy trạm, mạng LAN, và các thiết bị phụ trợ (kiosk, vân tay, màn hình xếp hàng, đầu đọc mã vạch … đưa vào sử phần mềm "thông minh" trong quản lý tổng thể bệnh viện (HIS); Hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS); Hệ thống lưu trữ, truyền tải và hội chẩn hình ảnh y khoa (PACS), ứng dụng bệnh án điện tử - chữ ký số trong KCB, thay thế chữ ký người bệnh bằng xác nhận dấu vân tay,… bước đầu mang lại kết quả thiết thực, rút ngắn thời gian chờ đợi tối đa, người bệnh rất hài lòng

Kết luận buổi thẩm định, PGS.TS. Trần Quý Tường đánh giá cao quyết tâm của bệnh viện trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực… để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử hướng đến bệnh viện không giấy tờ

Qua đối chiếu các tiêu chí quy định tại Thông tư số 54/2017/TT-BYT và Thông tư số 46/2018/TT-BYT của Bộ Y tế, các thành viên trong đoàn đã cho ý kiến đánh giá Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đủ điều kiện để triển khai bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy

Tuy nhiên, để hoàn chỉnh hệ thống CNTT, PGS.TS. Trần Quý Tường đề nghị Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cần tiếp tục tiến hành bổ sung, hoàn thiện các trình tự, thủ tục, phát triển chuyên sâu một số ứng dụng trong các phần mềm quản lý bệnh viện (HIS, LIS, PACS)... để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn hồ sơ bệnh án giấy tại bệnh viện

Thay mặt lãnh đạo bệnh viện, TS Tăng Xuân Hải, Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Bộ Y tế, Cục CNTT, Sở Y tế Nghệ An đối với bệnh viện trong thời gian vừa qua, đồng thời bệnh viện ghi nhận, tiếp thu những ý kiến đóng góp của đoàn và sẽ tiếp tục bổ sung hoàn thiện hệ thống CNTT để sớm triển khai bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy trong thời gian sớm nhất”

Việc triển khai bệnh án điện tử, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An sẽ trở thành bệnh viện thứ 11 trên trên cả nước và là bệnh viện thứ 3 trong khu vực Bắc Trung bộ triển khai hồ sơ bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy

Từ Thành
 
Last edited:
Bệnh viện đa khoa Mỹ Đức triển khai bệnh án điện tử
Ngày 08/5/2021, Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức tổ chức thành lập Hội đồng thẩm định gồm 13 thành viên để tiến hành thẩm định, đánh giá điều kiện triển khai bệnh án điện tử (EMR)

Hội đồng thực hiện thẩm định có: PGS.TS Trần Quý Tường – Cục trưởng cục CNTT, Bộ Y tế - Chủ tịch Hội đồng, các chuyên viên của Cục CNTT. Tham gia Hội đồng thẩm định còn có ThS.BS Nguyễn Khuyến - Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Đức làm ủy viên và các thành viên Hội đồng của Bệnh viện

Đến dự Hội nghị còn có các đồng chí Nguyễn Ngọc Việt - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức; Đồng chí Đỗ Trung Hai - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mỹ Đức và Đồng chí Đặng Văn Cảnh - Phó Chủ tịch UBND huyện


PGS.TS Trần Quý Tường – Cục trưởng cục CNTT, Bộ Y tế phát biểu tại buổi làm việc

Sau khi nghe báo cáo về hệ thống thông tin quản lý bệnh án điện tử tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức, Hội đồng thẩm định đã trực tiếp khảo sát, thăm quan máy móc, hạ tầng công nghệ thông tin, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành hoạt động khám, chữa bệnh tại Khoa xét nghiệm, Khoa Chẩn đoán hình ảnh và một số khoa lâm sàng… qua đó thực hiện đánh giá các tiêu chí theo Thông tư số 54/2017/TT-BYT và Thông tư số 46/2017/TT-BYT của Bộ Y tế



Hệ thống Labo xét nghiệm hoạt động theo phương thức dây chuyền tự động


Hội đồng Thẩm định thực tế tại khoa lâm sàng

Kết quả triển khai hệ thống công nghệ thông tin của Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức đáp ứng đủ yêu cầu triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, bao gồm: Nhóm tiêu chí hạ tầng và tiêu chí hệ thống thông tin bệnh viện (HIS) đáp ứng mức 6; các nhóm tiêu chí hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (RIS/PACS), tiêu chí hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS), tiêu chí phi chức năng, tiêu chí bảo mật và an toàn thông tin, tiêu chí bệnh án điện tử (EMR) và nhóm quản lý điều hành đều đáp ứng mức nâng cao theo quy định tại Thông tư số 54

Sau kết quả bỏ phiếu của Hội đồng thẩm định, thống nhất 100% kết quả đạt và triển khai hồ sơ bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy. Như vậy, theo quy định Thông tư 46/2018/TT-BYT quy định về hồ sơ bệnh án điện tử, Thông tư 54/2017/TT-BYT quy định về bộ tiêu chí ứng dụng CNTT tại các cơ sở khám chữa bệnh, Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức đạt mức 6/7 - mức gần cao nhất của tiêu chí “Bệnh viện thông minh”

Kết luận tại buổi làm việc, PGS.TS Trần Quý Tường – Cục trưởng cục CNTT, Bộ Y tế chúc mừng và đánh giá cao Ban Giám đốc bệnh viện dưới sự chỉ đạo nhiệt huyết của Lãnh đạo Sở Y tế, đã quan tâm, đầu tư và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong bệnh viện, triển khai bệnh án điện tử đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Đi kèm với đó là tinh thần triển khai quyết liệt, thực hiện trình tự theo đúng quy định, bệnh viện đã kết nối đầy đủ với các phần mềm, ứng dụng đề ra theo chủ trương của bệnh viện. Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa hệ thống về CNTT, PGS.TS Trần Quý Tường đề nghị bệnh viện bổ sung, nâng cao thêm các ứng dụng trong các phần mềm quản lý bệnh viện (HIS, LIS, PACS…); đảm bảo kết nối giữa các phần mềm; tiếp tục phát triển, đẩy mạnh đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến tới người dân

Thay mặt lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mỹ Đức, đồng chí Nguyễn Ngọc VIệt - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo, chuyên viên cục CNTT, Bộ Y tế đã quan tâm, đồng hành cùng ngành Y tế Mỹ Đức hoàn thành những mục tiêu trong công tác khám chữa bệnh trên nền tảng số ở thời đại mới 4.0


Đồng chí Nguyễn Ngọc VIệt - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức phát biểu tại hội nghị

Tiếp thu những ý kiến đóng góp của lãnh đạo cục CNTT, Bộ Y tế, ThS.BS Nguyễn Khuyến – Giám đốc Bệnh viện gửi lời cảm ơn tới Hội đồng thẩm định trong công tác đánh giá, thẩm định bệnh viện, đồng thời khẳng định sẽ bổ sung, hoàn thiện các thủ tục để sớm triển khai công bố tới người dân, tiếp tục duy trì, cập nhật những tính năng mới nhất trên phần mềm quản lý bệnh viện, xứng đáng với sự tin cậy của người dân trên địa bàn huyện



ThS.BS. Nguyễn Khuyến - Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Đức

Đến nay, Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức là bệnh viện thứ 16/1400 bệnh viện trên cả nước đạt tiêu chuẩn triển khai bệnh viện thông minh, với cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống máy chủ có dung lượng lưu trữ lên tới 10 năm, mức độ bảo mật an ninh cao, hệ thống Labo xét nghiệm hiện đại, hoạt động theo phương thức dây chuyền tự động đạt chuẩn ISO, hệ thống chẩn đoán hình ảnh tiên tiến…. Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức đã, đang và sẽ luôn là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín của bà con nhân dân
 
Triển khai bệnh án điện tử tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh
Chiều 30/9, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh tổ chức hội đồng chuyên môn thẩm định gồm 15 thành viên để tiến hành thẩm định, đánh giá việc sử dụng và lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử, lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế thay cho in phim, lưu trữ thông tin xét nghiệm thay thế cho việc in giấy. Hội đồng thẩm định do PGS.TS Trần Quý Tường – Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin – Bộ Y tế làm Chủ tịch hội đồng; TS. Tô Thị Mai Hoa – Giám đốc Sở Y tế, đồng chí Nguyễn Văn Chương – Phó Giám đốc BHXH Bắc Ninh làm Phó chủ tịch. Việc thẩm định này có yếu tố quyết định để triển khai thành công bệnh án điện tử sẽ đưa bệnh viện Sản Nhi trở thành bệnh viện đầu tiên của Bắc Ninh và cũng là 1 trong 18 bệnh viện đi đầu cả nước áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy

abcaf760-3e95-63a0-f94e-6f4c6e18d8c3

Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh bắt đầu triển khai hệ thống phần mềm HIS-LIS từ tháng 11/2019, tiếp theo đó, bệnh viện đưa vào áp dụng từng bước thanh toán điện tử, chữ kí số, thẻ khách hàng, triển khai hệ thống PACS, nâng cấp hệ thống, xe tiêm thông minh, kios...và đến tháng 9/2021 bệnh viện đã cơ bản hoàn thành các điều kiện ứng dụng bệnh án điện tử

64c38437-06b7-1438-da35-9cdb705b0acf

Sau khi nghe báo cáo về hệ thống thông tin bệnh viện, Hội đồng thẩm định đã trực tiếp khảo sát, kiểm tra cơ sở hạ tầng, thực trạng hoạt động của phần mềm tại các khoa khám bệnh, khoa khoa chẩn đoán hình ảnh và khoa ngoại nhi. Qua đó đối chiếu với các tiêu chí quy định tại Thông tư số 54/2017/TT-BYT; thông tư số 46/2018/TT-BYT của Bộ Y tế

dba5e1a5-2fe4-eae0-a605-f695ceade806

Kết quả triển khai hệ thống công nghệ thông tin của bệnh viện đáp ứng yêu cầu triển khai hồ sơ bệnh án điện tử: nhóm tiêu chí hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng mức 7, nhóm tiêu chí quản lí điều hành đạt mức nâng cao, nhóm tiêu chí hệ thống thông tin bệnh viện (HIS) đạt mức 6, nhóm tiêu chí hệ thống quản lí thông tin xét nghiệm (LIS), nhóm tiêu chí hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (RIS/PACS), nhóm tiêu chí phi chức năng, nhóm tiêu chí bảo mật an toàn thông tin và nhóm tiêu chí bệnh án điện tử (EMR) đều đạt mức nâng cao theo quy định tại Thông tư 54

d03d437a-34ef-d652-7cb6-17a9f3cb6efd

Sau kết quả bỏ phiếu của Hội đồng thẩm định, thống nhất Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh đủ điều kiện để triển khai bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy. Như vậy, theo quy định của Thông tư 46/2018/TT-BYT quy định về hồ sơ bệnh án điện tử, Thông tư 54/2017/TT-BYT quy định về bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám chữa bệnh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh đạt mức 6/7 - mức gần cao nhất của tiêu chí “Bệnh viện thông minh”

Kết luận tại buổi làm việc, PGS.TS Trần Quý Tường – Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế đánh giá cao Ban giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế đã quan tâm, đầu tư và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện, đây cũng là chủ trương lớn trong chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế. Hội đồng đã kiểm tra thực tế tại các khoa, phòng, đánh giá bệnh án điện tử có đầy đủ các nội dung theo yêu cầu, phần mềm PACS đảm bảo liên thông dữ liệu 2 chiều tốt, phòng máy chủ, hạ tầng tương đối rộng rãi, tất cả các cán bộ có chức năng đều được cung cấp chữ kí số, bệnh viện có các cây thông tin để người bệnh có thể tự tra cứu... Hội đồng cũng đề nghị bệnh viện tiếp tục hoàn thiện các quy chế, quy định đầy đủ, chi tiết hơn, tiếp tục nâng cấp và bổ sung các phần mềm để hoàn thiện hơn, có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ với bảo hiểm xã hội tỉnh trong quá trình triển khai bệnh án điện tử

Tiếp thu ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm định, lãnh đạo Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh khẳng định, việc ứng dụng bệnh án điện tử không chỉ giúp cho bệnh viện trong quản lí, điều hành và cải cách quy trình khám chữa bệnh, công khai, minh bạch thông tin, giảm phiền hà cho người bệnh mà còn mang lại lợi ích thiết thực, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh hơn. Bệnh viện sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện những ứng dụng, tiện ích vào các phần mềm trong hệ thống công nghệ thông tin để sớm triển khai bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy ngay trong tháng 10/2021 này

Nguyễn Oanh – Thanh Xuân
 
Bệnh viện Trung ương đầu tiên thực hiện bệnh án điện tử
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội (BV RHMTƯHN) là bệnh viện tuyến Trung ương đầu tiên hoàn thiện các phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử để lưu trữ truyền tải hình ảnh, hệ thống thông tin và chính thức "khai tử" bệnh án giấy

Nhân dịp này phóng viên Báo SK&ĐS có cuộc gặp gỡ PGS.TS. Trần Cao Bính- Giám đốc BVRHMTƯHN để hiểu rõ hơn về vấn đề này

Người bệnh được hưởng lợi gì từ bệnh án điện tử ?

Phóng viên: Thưa PGS, ông có thể chia sẻ cho độc giả Báo SK&ĐS biết, khi chuyển sang công nghệ số người bệnh được hưởng những quyền lợi gì?

PGS.TS. Trần Cao Bính: Câu hỏi của bạn rất hay và đây cũng là một trong những nội dung chuyển đổi số quốc gia, là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta nhằm đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tiến tới bệnh viện thông minh


Từ mục tiêu chính là triển khai bệnh án điện tử, BVRMTƯHN đã từng bước tiếp cận thực hiện. Gần một năm nay BV đã đưa vào triển khai, thực hiện và thấy hiệu quả rất rõ rệt, đem lại sự hài lòng cho người bệnh, đặc biệt nâng cao chất lượng khám chữa bệnh



PGS.TS. Trần Cao Bính phát biểu tại buổi thẩm định bệnh án điện tử

Khi chuyển đổi sang công nghệ số người bệnh được hưởng rất nhiều lợi ích như làm các thủ tục đơn giản, khi tái khám tất cả thông tin điều trị của bệnh nhân trong đợt khám chữa lần trước đã được lưu lại, bác sĩ chỉ cần nhập mã bệnh án là các thông tin hiện ra, giúp ích rất nhiều cho bác sĩ trong chẩn đoán điều trị

Còn với người bệnh, khi đến bệnh viện khám chữa bệnh không phải mang sổ khám bệnh, các giấy tờ xét nghiệm, chụp phim, hay toa thuốc... đã điều trị trước đây. Thông qua bệnh án điện tử bác sĩ sẽ cập nhật được tiền sử bệnh tật của bệnh nhân, từ đó sẽ có phương án điều trị thích hợp

Yếu tố để thực hiện thành công bệnh án điện tử

Phóng viên: Là bệnh viện Trung ương đầu tiên triển khai bệnh án điện tử, ông có thể chia sẻ những kinh nghiệm, những yếu tố để thực hiện thành công?

PGS.TS. Trần Cao Bính: Thứ nhất là từ nhận thức của Ban lãnh đạo bệnh viện, nếu không có sự đồng lòng, chung tay và thấu hiểu lợi ích của việc làm này từ tập thể cán bộ, nhân viên thì việc triển khai cũng khó có thể thực hiện được. Chính vì có sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể cán bộ nhân viên đã tạo nên sự đồng thuận. Đây là một trong những vấn đề lớn nhất để chuyển đổi lề lối làm việc, chuyển hẳn sang nền tảng số

Thứ hai, bệnh viện đã đào tạo đội ngũ nhân lực, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị. Các hệ thống đã được kết nối và chạy tương đối đồng bộ. Ngoài hệ thống máy tính sẵn có từ trước, bệnh viện còn trang bị thêm một số máy tính để bàn cho các khoa phòng. Hệ thống phòng máy chủ, phòng điều hành tập trung, hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng Thông tư số 54/2017/TT-BYT

Phóng viên: Như PGS. vừa chia sẻ, việc chuyển đổi các quy trình khám bệnh từ giấy sang số, nhiều bệnh viện đang ngại ứng dụng. Vậy ông thấy việc ứng dụng công nghệ số vào quy trình bệnh viện có phức tạp?

PGS.TS. Trần Cao Bính: Để thực hiện chuyển đổi số, chúng tôi đã phải làm rất nhiều việc

Thứ nhất, bệnh viện phải hoàn thiện quy trình khám chữa bệnh chuẩn, vấn đề nhận thức của tập thể cán bộ nhân viên. Đây là cái khó nhất, là rào cản lớn nhất khi chuyển đổi sang mô hình khác

Giai đoạn đầu bệnh viện đã cử cán bộ đi học hỏi kinh nghiệm từ các bệnh viện khác trong và ngoài nước, cùng các tổ chức quốc tế trao đổi về chuyển đổi số - một trong những xu hướng quan trọng, tất yếu trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số y tế

Mục tiêu quan trọng nhất của bệnh án điện tử – nền móng cho chuyển đổi số y tế là phục vụ người dân tốt hơn, tiếp cận dịch vụ y tế thuận lợi hơn, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Thứ hai, đối với người bệnh, tăng sự hài lòng. Trong sự hài lòng có cả tăng cường chất lượng khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học, đào tạo và nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ cho bệnh nhân. Đây là tiền đề hướng tới bệnh viện thông minh


Hình ảnh phim chụp 3D được lưu giữ trong bệnh án điện tử

Phóng viên: Hiện tại về cơ bản, bệnh viện đã hoàn thành đề án đào tạo này, bước tiếp theo như nâng cấp hoặc cải thiện quy trình sẽ được thực hiện như thế nào, thưa PGS.?

PGS.TS. Trần Cao Bính: Quy trình khám chữa bệnh thưởng xuyên phải thay đổi theo thời gian trên nền tảng đã có sẵn. Bệnh viện sẽ cập nhật thường xuyên quy trình tiên tiến cùng với sự phát triển của bệnh viện

Nhằm phục vụ tốt hơn cho người bệnh, BV đã tiến hành tích hợp hệ thống wifi. Bệnh nhân có thể ngồi bất cứ chỗ nào trong khuôn viên của bệnh viện vào wifi miễn phí. Bệnh viện thông minh hiện thực hóa mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, tạo môi trường thuận lợi nhất cho người dân, hướng tới một mô hình bệnh viện "không giấy tờ"

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công tác chuyên môn, quản lý, áp dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu khám chữa bệnh nhằm giảm thời gian chờ đợi cho người dân, tạo sự minh bạch hóa thông tin và phát huy hiệu quả trong công tác chẩn đoán, điều trị của đội ngũ y, bác sĩ là những lợi ích tối ưu khi triển khai bệnh án điện tử mà BVRHMTƯHN hướng tới
 
Giám Đốc bệnh án điện tử

Trong 4 bệnh viện công lập ở Hà Nội chính thức triển khai bệnh án điện tử thay thế bệnh án giấy, hai cơ sở y tế hạng II là Bệnh viện Mỹ Đức và Vân Đình. Chuyển đổi số của hai đơn vị này ghi dấu ấn rất lớn của giám đốc, bác sĩ Nguyễn Khuyến

Hà Nội có hơn 40 bệnh viện công lập, nhưng mới có 4 cơ sở chính thức công bố triển khai bệnh án điện tử, trong đó có 2 bệnh viện hạng I là Xanh Pôn và Phụ Sản, 2 bệnh viện hạng II là Mỹ Đức và Vân Đình

Cuối tháng 5/2021, Tiến sĩ Nguyễn Khuyến, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Đức (Hà Nội), ký quyết định chính thức triển khai bệnh án điện tử, đưa đơn vị này trở thành cơ sở y tế công lập đầu tiên của Hà Nội chính thức xóa sổ bệnh án giấy. Hơn nửa năm được điều động làm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Vân Đình, tháng 8, Tiến sĩ Khuyến một lần nữa đưa bệnh viện của huyện Ứng Hòa triển khai bệnh án điện tử

VietNamNet có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Nguyễn Khuyến, người dành nhiều tâm huyết với công cuộc chuyển đổi số y tế

Không còn cảnh cầm tập phiếu chỉ định xét nghiệm đi khắp viện

Bệnh án điện tử được coi là cốt lõi của chuyển đổi số y tế. Ông có thể chia sẻ những lợi ích thiết thực nhất mà bệnh án điện tử mang lại cho bệnh nhân?

- Trước kia, lịch sử khám bệnh của bệnh nhân (tức là bệnh án giấy) được lưu trữ trong kho nên khi tìm lại rất khó và mất nhiều thời gian. Nhưng với bệnh án điện tử, chỉ cần mở máy tính, tất cả thông tin cần biết về bệnh nhân từ trước đến nay, kể cả tiền sử dị ứng được tích hợp vào tính năng của bệnh án, tiền sử bệnh tật… đều được cung cấp đầy đủ

vandinh2-1-745.jpg

Hướng dẫn người dân sử dụng ki-ốt tiếp đón

Tiền sử dị ứng của bệnh nhân rất quan trọng. Trước đây, nếu không có tính năng cảnh báo về tiền sử dị ứng trên bệnh án điện tử, việc bác sĩ có biết về tiền sử này hay không phụ thuộc vào chia sẻ của bệnh nhân và người nhà

Nếu trong tình huống cấp cứu, bệnh nhân không tỉnh táo, người nhà thì luống cuống, việc khai thác rất khó khăn, nếu không khai thác được thì có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị và kết quả điều trị của người bệnh

Bệnh án điện tử cũng giúp dự đoán gần như chính xác thời gian có kết quả xét nghiệm, tránh người bệnh phải chờ đợi lâu

Với quy trình cũ, không thiếu cảnh nhiều bệnh nhân đi khám từ sáng sớm nhưng phải nửa buổi chiều mới hoàn tất quá trình khám. Với bệnh án điện tử, bệnh nhân đặt lịch khám từ nhà, theo hẹn đúng giờ sẽ đến khám với số thứ tự, phòng khám, giờ khám đã biết trước. Bác sĩ khám theo quy trình cũ phải in nhiều phiếu chỉ định xét nghiệm, bệnh nhân cầm tệp giấy đó tất tả chạy khắp viện, tới từng nơi để kịp xếp giấy lấy số

Nay có bệnh án điện tử, bác sĩ chỉ cần in một tờ duy nhất, dù bệnh nhân cần làm đến 10 xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm sinh hóa máu, chụp X-quang, điện tim, siêu âm… Phần mềm quản lý cận lâm sàng (HIS-LIS) tự động tính toán trình tự cho từng bệnh nhân, tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân

giam-doc-khuyen-1-746.jpg

Bác sĩ Nguyễn Khuyến cùng đọc một phim chụp của bệnh nhân trên hệ thống phần mềm PACS

Sau khi thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm, hệ thống tự động dự báo thời gian trả kết quả chính xác tới từng phút, trên phiếu cũng in mã QR để bệnh nhân chủ động quét, theo dõi thời gian trả kết quả. Từ đó, cảnh bệnh nhân phải “canh giờ” để đến tận từng nơi lấy kết quả sẽ không còn. Họ chỉ cần ngồi chờ tại phòng khám ban đầu, kết quả xét nghiệm, chụp chiếu, siêu âm… sẽ được trả về cho bác sĩ khám qua HIS-LIS và phần mềm lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS). Bệnh nhân muốn lưu lại kết quả đó, bác sĩ sẽ gửi cho bệnh nhân qua ứng dụng để theo dõi

Tại Bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Đức, nơi đã có hơn 2 năm triển khai bệnh án điện tử, thời gian trả kết quả xét nghiệm được cam kết là tối đa 55 phút kể từ khi lấy mẫu. Tất nhiên, bệnh viện tuyến huyện sẽ không thực hiện được các xét nghiệm đặc thù chuyên sâu như nuôi cấy định danh vi khuẩn phải 24 tiếng mới có kết quả. Với Bệnh viện Đa khoa Vân Đình, chúng tôi sẽ triển khai khảo sát nghiên cứu đánh giá hiệu quả. Tuy nhiên đến nay, 100% bệnh nhân đến khám từ sáng đều có thể hoàn tất trước 11 giờ trưa

Không còn đơn thuốc giấy, nhân viên thoát cảnh ôm chồng bệnh án đưa vào kho

Nhiều bệnh viện lớn tiếp nhận hàng nghìn bệnh nhân nội trú mỗi ngày, bệnh án giấy rất nhiều, tốn nhiều không gian lưu trữ, khó khăn trong tìm kiếm hồ sơ. Bệnh án điện tử giúp cải tiến việc đó ra sao, thưa ông?

- Với nhiều bệnh viện lớn, cảnh nhân viên y tế khệ nệ bê tay hoặc đẩy xe chở từng chồng bệnh án giấy vào kho lưu trữ rất quen thuộc. Đặc biệt, mỗi lần tìm kiếm hồ sơ bệnh án của bệnh nhân rất vất vả, bụi mù mịt. Có nơi bệnh án nặng hàng cân còn rơi xuống người vì xếp chồng quá cao

Với bệnh án điện tử, lệnh duy nhất bác sĩ cần làm khi tìm kiếm hồ sơ là cltr+F

vandinh5-747.jpg

Nhờ bệnh án điện tử, bác sĩ có thể tra cứu kết quả xét nghiệm của bệnh nhân nhanh chóng

Đặc biệt, bệnh án điện tử tiết kiệm rất nhiều về nhân lực. Trước kia, mỗi khoa lâm sàng cần phải có một điều dưỡng hành chính để cập nhật thông tin. Nhưng nay không cần nhân lực làm việc này mà thông tin vẫn được cập nhật hằng ngày

Một số bệnh viện lớn mỗi năm dành khoảng 2 tỷ đồng chi phí in ấn hồ sơ bệnh án giấy, bệnh án điện tử tất nhiên sẽ tiết kiệm được khoản này. Bệnh án điện tử cũng nói không với đơn thuốc in giấy, hoặc viết tay, không còn cảnh bệnh nhân dịch không ra chữ bác sĩ. Bác sĩ cũng không cần bút, sổ giấy nữa

Với phim nhựa, nếu được bảo hiểm y tế thanh toán, các bệnh viện hạng II như Mỹ Đức, Vân Đình có thể tiết kiệm từ 1-2 tỷ đồng chi phí in phim hàng năm, chưa kể hạn chế rác thải nhựa, bảo vệ môi trường

Chi phí lưu trữ cũng được tiết kiệm tối đa, chúng tôi chỉ mất vài chục triệu đồng mỗi năm thuê kho lưu trữ điện tử theo quy định tại Thông tư 46/2018 của Bộ Y tế. Với kho lưu trữ bệnh án giấy, khi triển khai bệnh án điện tử sẽ không cần nữa, có thể “khóa” lại

Lang thang từng viện để trải nghiệm

Nhiều bệnh viện muốn số hóa, chuyển đổi số nhưng sự quyết tâm, đồng thuận lại không hoàn toàn, đơn giản như chưa quyết tâm 100% xóa bỏ bệnh án giấy, vẫn để tình trạng nửa giấy nửa điện tử. Việc thuyết phục tạo sự đồng thuận ở các bệnh viện Mỹ Đức hay Vân Đình có khó khăn không, thưa ông?

- Ý chí quyết tâm của lãnh đạo viện đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi số y tế. Theo tôi cần thể hiện hết bản miêu tả demo so sánh sự khác biệt khi triển khai bệnh án điện tử, chuyển đổi số, từ quy trình tiếp đón, quản lý vận hành, chặt chẽ, minh bạch ra sao, so với quy trình cũ để xem lợi ích chung tối ưu cho bệnh viện, bệnh nhân, thầy thuốc là gì. Những tình huống có thể sẽ phải gặp thường xuyên là gì, thay vì chỉ "chăm chăm" giải quyết những tình huống phát sinh chỉ 1-2 lần một năm, điều đó sẽ khiến ý chí chuyển đổi số chùn bước

vandinh-1-748.jpg

Khám chữa bệnh bằng thẻ thông minh tại Bệnh viện Vân Đình

Bản thân tôi và các lãnh đạo viện cũng nhiều lần trả lời phản biện mọi vấn đề, mọi câu hỏi "Tại sao", "Để làm gì"... mà nhân viên đơn vị quan tâm

Nhiều bệnh viện đã ứng dụng nhiều phần mềm khám chữa bệnh, quản lý bệnh viện, nhưng hoạt động đơn lẻ. Khó nhất là khi tập huấn sử dụng, liên kết các phần mềm, nhiều người sẽ thấy “quen quen”, nghĩ là dễ. Đến khi trực tiếp triển khai độc lập lại dễ vấp lỗi, nhân viên y tế sẽ có phản xạ là đổ lỗi ngay cho phần mềm khó dùng, phức tạp. Vì thế, việc tập huấn kỹ lưỡng cần được triển khai rất thuần thục

Chuyển đổi số, bệnh án điện tử là bước tiến lớn với nhiều viện, đòi hỏi sự chuyển đổi tư duy đến hành động của từng nhân viên. Tôi từng "lang thang" quan sát, tìm hiểu cách vận hành, phản ứng của bệnh nhân, thầy thuốc tại nhiều bệnh viện lớn để học hỏi, trước khi đưa ra ý tưởng cho bệnh viện mình quản lý. Có những bệnh viện tôi đi một mình tới 3-4 lần, nhặt nhạnh, nghiên cứu...

Nhân viên y tế của tôi cũng chịu khó đến học hỏi các cơ sở khác để tự mình tham quan thực tế, trải nghiệm điều hay của đơn vị bạn. Cùng tiếp nhận 1.000 bệnh nhân khám ngoại trú mỗi ngày, tại sao viện bạn không ùn tắc chờ đợi, nhân viên y tế không mướt mồ hôi, nhưng viện mình lại bị? Đó là do hiệu quả của quy trình quản lý bằng công nghệ

Theo ông có nên triển khai thí điểm bệnh án điện tử tại một số khoa, phòng trước khi áp dụng toàn viện?

- Triển khai bệnh án điện tử phải kết nối liên kết đồng bộ phần mềm quản lý bệnh viện (HIS), HIS-LIS, PACS...

Tôi nghĩ không nên triển khai thí điểm từng khoa, phòng trước khi triển khai toàn viện mà nên làm đồng bộ vì tất cả các khoa, phòng đều liên quan đến nhau, rất nhiều bệnh nhân khám và điều trị nhiều khoa, không thể chỗ này giấy, chỗ kia điện tử

Kể cả đầu tư công nghệ thông tin theo tôi cũng nên đầu tư ở mức độ tốt nhất nếu có thể, và nên đồng bộ, đó là cách tiết kiệm nhất và hiệu quả nhất. Thay vì tư duy đầu tư ở mức thấp, chờ đợi có tiền mới nâng cấp dần, cách làm này có thể sẽ lãng phí…
 
Bệnh án điện tử, bước tiến dài của TTYT thị xã Hoàng Mai

Từ ngày 01/8/2024, Trung tâm Y tế y tế thị xã Hoàng Mai (tỉnh Nghệ An) triển khai hồ sơ bệnh án điện tử (BAĐT) thay thế bệnh án giấy, lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế thay cho in phim và lưu trữ thông tin xét nghiệm thay cho in giấy, là TTYT tuyến huyện đầu tiên triển khai hồ sơ BAĐT trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Trung tâm Y tế thị xã Hoàng Mai chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/6/2014 theo quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 18/4/2014 của UBND tỉnh Nghệ An, với 50 cán bộ, nhân viên Y tế được điều chuyển từ Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Lưu và Trung tâm Y tế dự phòng huyện Quỳnh Lưu. Đến nay TTYT thị xã Hoàng Mai có 101 cán bộ với quy mô 100 giường bệnh kế hoạch

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng Khám chữa bệnh và sự hài lòng của người bệnh, đồng thời thực hiện có hiệu quả Đề án 06 và đẩy mạnh chuyển đổi số. Với với tinh thần quyết tâm, nổ lực, chủ động, sáng tạo, tiên phong công nghệ và nhất là nhận thấy được những lợi ích to lớn từ giải pháp công nghệ mang lại, phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, Chi ủy, Ban Giám đốc Trung tâm nhanh chóng triển khai các điều kiện hạ tầng, hệ thống phần mềm và các giải pháp để triển khai BAĐT

BS CK 1 Hồ Sỹ Dương – GĐ TTTYT đang giới thiệu ứng dụng phần mềm EHC chăm sóc người bệnh tại phòng cho Hội đồng thẩm định bệnh án điện tử
BS%20CK%201%20H%E1%BB%93%20S%E1%BB%B9%20D%C6%B0%C6%A1ng%20%E2%80%93%20G%C4%90%20TTTYT%20%C4%91ang%20gi%E1%BB%9Bi%20thi%E1%BB%87u%20%20%E1%BB%A9ng%20d%E1%BB%A5ng%20ph%E1%BA%A7n%20m%E1%BB%81m%20EHC%20ch%C4%83m%20s%C3%B3c%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20b%E1%BB%87nh%20t%E1%BA%A1i%20ph%C3%B2ng%20cho%20H%E1%BB%99i%20%C4%91%E1%BB%93ng%20th%E1%BA%A9m%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20b%E1%BB%87nh%20%C3%A1n%20%C4%91i%E1%BB%87n%20t%E1%BB%AD.jpg


Sau gần 1 năm thí điểm và tiếp tục hoàn thiện các nội dung liên quan, ngày 27/7/2024 vừa qua, TTYT thị xã Hoàng Mai đã được Hội đồng chuyên môn thẩm định đạt mức 6/7 theo quy định Thông tư 46/2018/TT-BYT quy định về hồ sơ BAĐT, Thông tư 54/2017/TT-BYT quy định về bộ tiêu chí ứng dụng CNTT tại các cơ sở khám chữa bệnh, đủ điều kiện triển khai BAĐT. Hội đồng thẩm định đánh giá cao sự quan tâm, đầu tư và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đơn vị. Đây cũng là chủ trương lớn trong chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế. Và ngày 31/7/2024, TTYT thị xã Hoàng Mai đã được Bộ Y tế phê duyệt về việc triển khai BAĐT. Từ ngày 01/8/2024, TTYT thị xã Hoàng Mai triển khai thực hiện hồ sơ BAĐT. Như vậy, TTYT thị xã Hoàng Mai là đơn vị TTYT tuyến huyện đầu tiên trên địa bàn tỉnh Nghệ An triển khai hồ sơ BAĐT, là đơn vị thứ 11 của ngành Y tế Nghệ An và thứ 94 của cả nước triển khai thành công BAĐT, hướng tới mô hình bệnh viện không giấy tờ, cho thấy quyết tâm của tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Trung tâm về chuyển đổi số

Với trung bình từ 250-300 bệnh nhân khám bệnh/ngày, TTYT thị xã Hoàng Mai bố trí các máy lấy số tự động, giúp người dân không phải chờ đợi trong khâu xếp hàng lấy số. Tại cửa các phòng khám đều bố trí bảng điện tử, hiển thị chi tiết số thứ tự và tên bệnh nhân khám nên người bệnh có thể tranh thủ khi chưa đến lượt để ra ngoài đi dạo hoặc thực hiện nhu cầu cá nhân khác

Sử dụng BAĐT, bệnh nhân hoàn toàn dễ dàng so sánh từng chỉ số xét nghiệm, kết quả khám giữa các lần khám để có tham vấn với bác sĩ dễ dàng hơn. Đặc biệt, với những chức năng tra cứu thông tin về khám chữa bệnh, BAĐT giúp người bệnh tự quản lí thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời của mình; lưu trữ tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng thuốc đầy đủ, từ đó chủ động phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe bản thân được tốt hơn

Cũng trong lộ trình triển khai BAĐT, TTYT thị xã Hoàng Mai tích cực triển khai việc ứng dụng phần mềm đăng kí khám bệnh từ xa cho người dân để hạn chế việc phải xếp hàng, chờ đợi. Triển khai BAĐT toàn bộ thông tin y tế từ dữ liệu khám chữa bệnh, hệ thống vật tư, trang thiết bị, xét nghiệm, thuốc men, thanh toán…trong đơn vị được liên thông trên hệ thống số. Từ đó việc quản lí bệnh nhân điều trị ngoại trú cũng như nội trú được thông suốt, các dữ liệu được đẩy theo một hệ thống trình tự để tham gia giám định BHYT cũng như phục vụ các báo cáo. Nhờ đó việc quản lí bệnh viện được thuận lợi, dễ dàng hơn rất nhiều, nhất là trong công tác tra cứu thông tin, trích xuất số liệu. Việc số hóa, không phải liên quan đến ghi chép bệnh án giấy cũng giúp đơn vị giảm được một phần cán bộ để làm những công việc y tế khác, giúp bệnh nhân thuận lợi, nhanh chóng tiếp cận các dịch vụ, giảm thời gian chờ đợi trong khám chữa bệnh
B%E1%BB%87nh%20nh%C3%A2n%20%C4%91ang%20ch%E1%BA%A5m%20d%E1%BA%A5u%20v%C3%A2n%20tay%20x%C3%A1c%20nh%E1%BA%ADn%20%C4%91%C3%A3%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20d%C3%B9ng%20thu%E1%BB%91c%20v%C3%A0%20c%C3%A1c%20d%E1%BB%8Bch%20v%E1%BB%A5%20kh%C3%A1c.jpg


Chị Lê Thị Hằng, xã Quỳnh Vinh đưa con đi khám tại TTYT thị xã Hoàng Mai cho biết: Nghe Bác sỹ nói Trung tâm đang thực hiện BAĐT , tôi cũng không hiểu nhiều lắm, nhưng được Bác sỹ hướng dẫn quyét mã QR trên đơn thuốc thì sẽ biết được lịch sử khám chữa bệnh của con. Tôi thấy triển khai được như thế này người dân sẽ rất yên tâm vì chỉ cần quyét và đăng nhập vào mã số, mật khẩu trên đơn thuốc là biết được lịch sử khám chữa bệnh, lịch sử cận lâm sàng với các kết quả xét nghiệm đã làm, các loại thuốc đã sử dụng… để có thông tin so sánh giữa các lần đi khám”
B%C3%A1c%20s%E1%BB%B9%20%C4%91ang%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%20d%E1%BA%ABn%20cho%20b%E1%BB%87nh%20nh%C3%A2n%20quy%C3%A9t%20m%C3%A3%20QR%20%C4%91%E1%BB%83%20xem%20l%E1%BB%8Bch%20s%E1%BB%AD%20Kh%C3%A1m%20ch%E1%BB%AFa%20b%E1%BB%87nh.jpg


Việc triển khai BAĐT là ý tưởng mà Ban lãnh đạo ấp ủ từ lâu, là bước đột phá quan trọng của TTYT Hoàng Mai, là đơn vị TTYT thành lập sau cùng của tỉnh, nhưng “đi sau về trước” nên mọi việc đều phải nỗ lực hết mình và sự đồng lòng quyết tâm cao của tập thể đơn vị. Trong quá trình triển khai luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Sở Y tế Nghệ An và sự hỗ trợ rất tích cực, kịp thời của các đơn vị y đã triển khai BAĐT của tỉnh
B%E1%BB%99%20ph%E1%BA%ADn%20ti%E1%BA%BFp%20%C4%91%C3%B3n%20h%E1%BB%97%20tr%E1%BB%A3%20b%E1%BA%A5m%20s%E1%BB%91%20th%E1%BB%A9%20t%E1%BB%B1%20cho%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20b%E1%BB%87nh.jpg


Hiệu quả mà BAĐT mang lại là điều không thể phủ nhận, song khi tiếp cận với BAĐT, trước mắt đơn vị cũng sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức đó là cơ sở vật chất được tiếp nhận từ Phòng khám đa khoa cũ khu vực Hoàng Mai nên còn chật hẹp và thiếu đồng bộ, hạ tầng công nghệ thông tin đã được nâng cấp và đầu tư nhưng cũng chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần thiết, và việc đào tạo nhân lực để áp dụng BAĐT cũng cần có thời gian

Để tiếp tục triển khai tốt bệnh án điện tử thời gian tới, đơn vị sẽ đầu tư thêm cơ sở hạ tầng, các máy tính, các hệ thống modum phục vụ khám chữa bệnh và quản lí bệnh viện theo nhu cầu chuyển đổi số. Bên cạnh đó, tập trung chú trọng đào tạo cán bộ tiếp cận tốt hơn nữa với các hệ thống công nghệ thông tin, từ đó tiến tới xây dựng hoàn toàn bệnh viện không giấy tờ

Bệnh án điện tử là xu hướng tất yếu trong lộ trình chuyển đổi số y tế. Việc Trung tâm Y tế thị xã Hoàng Mai tiên phong triển khai bệnh án điện tử góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, tạo dựng hình ảnh đơn vị y tế chuyên nghiệp, hướng tới sự hài lòng của người bệnh, là địa chỉ tin cậy của người dân khi đến khám chữa bệnh, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh hơn, quy trình khám chữa bệnh thuận tiện, chính xác nhất. Đồng thời, hỗ trợ tối đa cho công tác khám chữa bệnh của các bác sĩ mang lại hiệu quả thăm khám và điều trị tốt nhất cho người bệnh

Nguyễn Thị Hiếu – TTYT Hoàng Mai


http://ttythoangmai.com/BenhandientubuoctiendaicuaTTYTthixaHoangMai-n360.html
 
Sở Y tế Quảng Ninh thẩm định hồ sơ bệnh án điện tử tại Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ

Chiều ngày 24/7/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức thẩm định, đánh giá việc sử dụng và lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử, lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế thay cho in phim, lưu trữ thông tin xét nghiệm thay thế cho việc in giấy tại Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ

Dự và chỉ đạo chương trình thẩm định có Bs.CKII Trịnh Văn Mạnh – Phó Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Hội đồng; Thầy thuốc nhân dân, Bs.CKII Nguyễn Quốc Hùng – Nguyên giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh; Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội huyện Ba Chẽ; Lãnh đạo một số đơn vị Y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Các đồng chí là chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Sở Y tế và các bệnh viện, Trung tâm y tế của Ngành Y tế Quảng Ninh; Tập thể BGĐ và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, cán bộ chuyên môn các khoa, phòng thuộc Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ

z5665901693351_141a55201c053c58e7c8964d99c61208.jpg

Quang cảnh chương trình thẩm định

Để chuẩn bị triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị, Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ đã tiến hành khảo sát, đánh giá chi tiết, đầy đủ hiện trạng về ứng dụng công nghệ thông tin hiện có, xây dựng Đề án để triển khai, từ đó bố trí kinh phí đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Thông tư số 54 và Thông tư 46 của Bộ Y tế

Sau khi nghe báo cáo triển khai Hồ sơ bệnh án điện tử tại Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ, Hội đồng thẩm định đã trực tiếp khảo sát, kiểm tra cơ sở hạ tầng, thực trạng hoạt động của phần mềm và thao tác sử dụng của cán bộ nhân viên tại các khoa, phòng, bộ phận liên quan

Sau khi khảo sát và đối chiếu với các tiêu chí quy định tại Thông tư số 54/2017/TT-BYT và Thông tư số 46/2018/TT-BYT của Bộ Y tế, Hội đồng thẩm định đã đánh giá và bỏ phiếu kín, kết quả 15/15 phiếu (đạt 100%) các thành viên của Hội đồng thẩm định đồng ý đánh giá Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ đạt mức 5/7, đủ điều kiện để triển khai bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy

Bệnh án điện tử giúp tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục cho người bệnh khi đi khám chữa bênh; cơ sở y tế không phải lưu trữ các loại giấy tờ, giảm chi phí hành chính, in ấn tài liệu; các bác sĩ cũng thuận tiện trong việc khai thác tiền sử khám, chữa bệnh của bệnh nhân để chỉ định phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả

z5665901723934_6194b5f550eb7541ee7a360d0bf07e3e.jpg

z5665901235935_5c3441c92967d83cc39b0da83fc99142.jpg

z5665901696243_aaf454c909cd8d9ab744d29bb9d9aa27.jpg

z5665901355442_8c47ebc326631b6b48ba3ac0816860a8.jpg

Hội đồng thẩm định khảo sát, kiểm tra cơ sở hạ tầng, thực trạng hoạt động của phần mềm tại các khoa, phòng điều trị

Kết luận tại Hội nghị, Bs.CKII Trịnh Văn Mạnh – Phó giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhấn mạnh: Triển khai bệnh án điện tử là một nội dung quan trọng cho việc chuyển đổi số trong Ngành Y tế, tối ưu hóa quy trình khám, chữa bệnh của Ngành Y tế cũng như tỉnh Quảng Ninh. Khi bệnh án điện tử được triển khai đồng loạt tại tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, dữ liệu về khám, điều trị của bệnh nhân sẽ thông suốt giữa các tuyến, giúp cho việc chẩn đoán và phối hợp điều trị tốt hơn. Đồng thời, giúp cho việc quản lý chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế hiệu quả hơn

Đồng chí lãnh đạo Sở Y tế đề nghị Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ tiếp thu ý kiến đánh giá của Hội đồng thẩm định và đội ngũ chuyên gia, phát huy kết quả đã đạt được, huy động sự phối hợp đồng thuận tham gia của tất cả các khoa, phòng, trạm y tế, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục; Kịp thời đề xuất bổ sung cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật dần nâng cấp và nâng cao hoàn thiện Đề án bệnh án điện tử của đơn vị

Sau thẩm định, Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ sẽ là đơn vị thứ 12 trong tỉnh Quảng Ninh triển khai Hồ sơ Bệnh án điện tử nhằm lưu trữ, quản lý sử dụng và làm căn cứ đề nghị giám định, thanh toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế cho người bệnh. Điều này giúp công tác quản lý, điều hành, cải cách quy trình khám chữa bệnh được công khai, minh bạch; việc theo dõi thông tin bệnh nhân chính xác hơn. Đồng thời giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh hơn, quy trình khám chữa bệnh thuận tiện, chính xác nhất

https://trungtamytebache.vn/so-y-te-quang-ninh-tham-dinh-ho-so-benh-an-dien-tu-tai-trung-tam-y-te-huyen-ba-che.html
 
Trung tâm y tế Bình Liêu tổ chức thẩm định bệnh án điện tử

Căn cứ Kế hoạch số 206/KH-UBND ngày 16/10/2023 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030;Kế hoạch số 1068/KH-SYT ngày 15/3/2024 của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh về việc triển khai nhiệm vụ Chuyển đổi số Y tế tỉnh Quảng Ninh năm 2024

Nhận thấy tầm quan trọng và mục tiêu, lộ trình mà Ngành Y tế Quảng Ninh đến năm 2025 đạt 100% cơ sở khám chữa bệnh triển khai thực hiện Bệnh án điện tử .Tập thể Ban Giám đốc Trung tâm đã chủ động chỉ đạo các khoa, phòng, chuyên môn rà soát hiện trạng về ứng dụng công nghệ thông tin hiện có nhằm đáp ứng đầy đủ các điều kiện để áp dụng được Bệnh án điện tử tại đơn vị theo theo các quy định. Từ đó bố trí kinh phí đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng các điều kiện

Trung tâm Y tế Bình Liêu đã xây dựng Đề án triển khai áp dụng Hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị. Trong đó, đơn vị đã tiến hành khảo sát, đánh giá chi tiết, đầy đủ hiện trạng về ứng dụng công nghệ thông tin hiện có, từ đó bố trí kinh phí đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế ban hành Bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của BYT quy định về hồ sơ bệnh án điện tử và xác định lộ trình triển khai thực hiện bệnh án điện tử theo quy định

Chiều ngày 26 tháng 6 năm 2024 tại Trung tâm y tế huyện Bình Liêu Hội đồng Thẩm định bệnh án điện tử họp xem xét thông qua việc triển khai khám chữa bệnh, thực hiện lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy, lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế thay cho in phim và lưu trữ thông tin xét nghiệm thay cho việc in giấy đối với bệnh nhân

Tới tham dự và chỉ đạo buổi thẩm định có đồng chí đ/c Trịnh Văn Mạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Hội đồng thẩm định, các đồng chí là chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Ngành Y tế Quảng Ninh. Buổi thẩm định còn có sự hiện diện của các đồng chí lãnh đạo một số các đơn vị Y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Tập thể Ban Giám đốc Trung tâm và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, cán bộ chuyên môn các khoa, phòng thuộc Trung tâm y tế huyện Bình Liêu

Sau khi nghe Trung tâm y tế Bình Liêu báo cáo đánh giá về hệ thống thông tin bệnh viện, Hội đồng thẩm định đã trực tiếp khảo sát, kiểm tra cơ sở hạ tầng, thực trạng hoạt động triển khai phần mềm tổng thể bệnh viện tại các Khoa Khám bệnh, Khoa Xét nghiệm-Chẩn đoán hình ảnh, Khoa lâm sàng, phòng máy chủ. Hội đồng thẩm định đánh giá theo quy định Thông tư 46/2018/TT-BYT quy định về hồ sơ bệnh án điện tử, Thông tư 54/2017/TT-BYT quy định về bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám chữa bệnh, Trung Tâm Y tế Bình Liêu đạt mức 5 và tiến hành bỏ phiếu kín, 100% các thành viên Hội đồng đồng ý đơn vị đủ điều kiện để triển khai bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy

Sau khi hoàn thiện Hồ sơ thẩm định gửi Bộ Y tế Công bố triển khai hồ sơ bệnh án điện tử (ERM), Trung tâm y tế huyện Bình Liêu là đơn vị thứ 11 triển khai hồ sơ bệnh án điện tử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Điều này giúp công tác quản lý, điều hành, cải cách quy trình khám chữa bệnh được công khai, minh bạch; việc theo dõi thông tin bệnh nhân chính xác hơn. Khi bệnh án điện tử được triển khai dữ liệu về khám, điều trị của bệnh nhân sẽ thông suốt giữa các tuyến, giúp cho việc chẩn đoán và phối hợp điều trị tốt hơn; đồng thời giúp cho việc quản lý chi phí khám, chữa bệnh BHYT hiệu quả hơn. Bệnh án điện tử mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân khi đi khám, chữa bệnh giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh hơn

http://trungtamytebinhlieu.vn/thong-cao-bao-chi/trung-tam-y-te-binh-lieu-to-chuc-tham-dinh-benh-an-dien-tu-33.html
 
Top