What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Quỹ đầu tư tư nhân Hoa Kỳ

LOBBY.VN

Administrator
Quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu Mỹ vào Việt Nam​


hoptac.jpg



- Ông Adrish Banerjee, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của SWC Capital, một qũy đầu tư tư nhân hiện đang quản lý 36 tỷ đô la mỹ, và công ty Mindpower Worldwide, nhà phát triển dự án hàng đầu Hoa Kỳ hoạt động tại 15 quốc gia, hôm nay đã chính thức công bố hình thành một liên minh chiến lược với SSGI Group, một công ty tư vấn đầu tư độc lập của Việt Nam

Qua đó ông dự kiến sẽ đầu tư hơn 2 tỷ đô la vào Việt Nam trong 2 năm tới để giới thiệu các công nghệ xây dựng hiện đại và thực tiễn hàng đầu Hoa Kỳ trong những dự án bất động sản

"Chúng tôi rất lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam", ông Banerjee nói. "Một đất nước có dân số trẻ, nền giáo dục cao sẽ dẫn đến sự thịnh vượng kinh tế”

Ông Banerjee đánh giá rằng giám đốc SSGI Group, ông Glen Weir, là người có tầm nhìn đúng và sẽ là cầu nối vững chắc trong sự thành công của Mindpower Worldwide và SWC Capital tại Việt Nam. SSGI Group đã hoạt động trên một số dự án cho ông Banerjee
 
Công ty Mỹ chào bán cổ phần tại 3 khu khai thác ngoài khơi Việt nam​

conoco-philips.jpg

- ConocoPhilips, công ty dầu mỏ lớn thứ 3 của Mỹ hiện nắm giữ tài sản trị giá khoảng 1,5 tỷ USD tại Việt Nam

ConocoPhilips cho biết, công ty này có kế hoạch bán cổ phần trong 3 khu khai thác dầu và khí thiên nhiên ngoài khơi Việt Nam

Ông John McLemore, phát ngôn viên của công ty cho biết, họ cũng đang tìm cách bán cổ phần của mình trong các dự án nằm ở biển Đông

Công ty lên kế hoạch bán 5-10 tỷ USD tài sản trong năm 2011 và 2012 để có tiền mua lại cổ phiếu quỹ và hỗ trợ hoạt động tăng trưởng. ConocoPhillips bán được khoảng 7 tỷ USD tài sản trong năm ngoái, và mở rộng mục tiêu tổng doanh thu đầu năm nay lên $ 17 tỷ USD

Ông Paul Sankey, một nhà phân tích của Deutsche Bank AG cho biết, tài sản của Conoco Phillips tại Việt Nam có giá trị khoảng 1,5 tỷ USD

ConocoPhillips nắm giữ 23,3% cổ phần trong một nhóm gồm 5 mỏ khai thác tại khu 15-1 thuộc bể trầm tích Cửu Long, theo số liệu trên trang web của công ty này. Công ty cũng sở hữu 36% cổ phần của của mỏ Rạng Đông tại khu 15-2. Các mỏ khai thác này sản xuất 32.000 thùng dầu mỗi ngày trong năm 2009

Công ty cũng rao bán 16,3% cổ phần trong dự án đường ống dẫn khí đốt Nam Côn Sơn, vận chuyển 19,8 triệu mét khối/ngày giữa các lưu vực Nam Côn Sơn với miền nam Việt Nam

Ông Jason Gammel, một nhà phân tích của Macquarie Capital tại London cho biết: “Các bên mua tiềm năng có thể bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, mặc dù chưa rõ liệu Chính phủ Việt Nam có phê duyệt việc bán lại cổ phần cho các quốc gia này hay không”

ConocoPhillips đã thảo luận về kế hoạch bán cổ phần với PVN, công ty cũng có cổ phần trong các khu mỏ trên. Kế hoạch bán cổ phần này sẽ phải được sự chấp thuận của ban giám đốc PVN và Bộ Công Thương

PVN sở hữu 50% cổ phần trong khu mỏ 15-1. ConocoPhillips, tập đoàn dầu mỏ Hàn Quốc, tập đoàn SK của Hàn Quốc và công ty Geopetrol nắm giữ phần còn lại

Công ty dầu khí Việt Nhật có 46,5% cổ phần trong khu mỏ Rạng Đông, trong khi PVN nắm giữ 17,5% cổ phần và ConocoPhillips sở hữu phần còn lại. PVN có 51% cổ phần trong đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn. BP đã bán 32,7% cổ phần trong đường ống Nam Côn Sơn cho TNK-BP, và ConocoPhillips sở hữu phần còn lại
 
Nhật và Mỹ liên kết tài trợ các dự án hạ tầng Việt Nam​

10eavataraspx6.jpg

Phía Cơ quan hợp tác của Nhật và Mỹ sẽ đệ trình Chính phủ Việt Nam một kế hoạch, trong đó có việc thành lập một quỹ đầu tư vào năm tới

Nhật Bản và Mỹ vừa nhất trí hợp tác để tài trợ cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á khác theo hình thức Đối tác công-tư (PPP)

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) sẽ hợp tác để hỗ trợ các quan hệ PPP ở tất cả các giai đoạn của dự án phát triển hạ tầng trong khu vực Đông Nam Á, từ khâu lập kế hoạch đến thiết kế, mua sắm, xây dựng và điều hành

JICA và USAID dự kiến thực hiện dự án hợp tác đầu tiên ở Việt Nam và sẽ đệ trình Chính phủ Việt Nam một kế hoạch, trong đó có việc thành lập một quỹ đầu tư vào năm tới

Dự kiến vào tháng 3/2012, JICA sẽ thành lập một quỹ có trị giá từ 400 đến 500 triệu USD để tài trợ cho các dự án PPP và đóng góp vào quỹ này dưới dạng các khoản đầu tư và cho vay

USAID sẽ bảo lãnh lên tới 50% giá trị vốn vay cho các dự án sử dụng quỹ này và tìm kiếm sự hợp tác từ các tổ chức tài chính ở Việt Nam và Mỹ

Các dự án nằm trong chiến lược hợp tác của hai cơ quan này gồm các nhà máy điện và các cơ sở năng lượng khác, thông tin và viễn thông, đường bộ và các hệ thống giao thông khác, các hệ thống cấp thoát nước

Ngoài Việt Nam, JICA và USAID cũng có kế hoạch hỗ trợ các quốc gia khác trong khu vực như Indonesia, Philippines, Lào và Campuchia
 
Các quỹ tư nhân xem Việt Nam là nơi đầu tư nhiều triển vọng​


Việt Nam là nơi dễ tạo ra sự đột phá ở các ngành công nghiệp mới. Giới trẻ dễ dàng chịu đào tạo và hội nhập sẽ tạo ra năng lượng và động cơ phát triển mới cho nền kinh tế

Việt Nam là nơi được các quỹ đầu tư tư nhân đặt nhiều kỳ vọng vì là một thị trường tiêu dùng lớn với dân số trẻ và việc phát triển kinh tế dự báo sẽ dựa vào động lực chính là khối doanh nghiệp tư nhân, trong đó chủ yếu doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đó là ý kiến chung của đại diện hơn mười quỹ đầu tư tham gia hội thảo “Vốn đầu tư tư nhân ASEAN thường niên” diễn ra ngày 6.10 tại TP.HCM đề cập đến các xu hướng chuyển đổi, các cơ hội mới trong làn sóng đầu tư toàn cầu. Sự kiện lần này do phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, bộ Kế hoạch và đầu tư cùng với trung tâm Đầu tư tài chính tư nhân toàn cầu Thunderbird của Mỹ tổ chức

Theo ông Karl Theisen, giám đốc điều hành Thunderbird toàn cầu, nền kinh tế thế giới đang tăng trưởng phần lớn nhờ vào các nền kinh tế mới nổi, tạo ra nhiều triển vọng đối với các quỹ đầu tư. Việt Nam là nền kinh tế có đặc trưng phát triển với đông đảo doanh nghiệp vừa và nhỏ là một lợi thế lớn

Theo ông John Vong, cố vấn của ngân hàng Thế giới, với 60% dân số dưới tuổi 30, nếu có một chính sách phát triển đúng cho khu vực kinh tế tư nhân, Việt Nam là nơi dễ tạo ra sự đột phá ở các ngành công nghiệp mới. “Giới trẻ dễ dàng chịu đào tạo và hội nhập, họ sẽ tạo ra năng lượng và động cơ phát triển mới cho nền kinh tế, vấn đề là tận dụng nguồn lực ra sao”

Theo ông Douglas Clayton, giám đốc điều hành quỹ Leopard Capital, Việt Nam có những lợi thế nổi bật nhưng tính cạnh tranh vẫn thấp. Quỹ đầu tư nhìn thấy triển vọng trong các ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu nhưng cũng như ASEAN nói chung (trừ Singapore), đa số doanh nghiệp nhỏ và năng lực hạn chế

Trong khi nhiều nhà đầu tư thời gian dài hoạt động nhưng việc thoái vốn nhiều trở ngại. “Vốn đầu tư tư nhân ban đầu thường gặp những khó khăn trong từng ngành nghề cụ thể, nhưng thông thường các dự án này tạo ra các động lực năng động trong khối doanh nghiệp tư nhân”

Theo Thomas Lanyi, giám đốc quỹ đầu tư Mekong Capital, với lợi thế về sản xuất và hàng tiêu dùng, Việt Nam sẽ là điểm đến cho vốn đầu tư tư nhân trong vài năm tới, chắc chắn nhiều quỹ mới sẽ được thành lập và mỗi quỹ sẽ có bước đi phù hợp giúp đa dạng thị trường

“Tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa xác định được sự tăng trưởng dài hạn ở đây, nguyên nhân là thị trường phụ thuộc quá nhiều các cơ chế quản lý, chiến lược thoái vốn khó khăn và thị trường IPO lại chưa tạo nhiều thuận lợi”, ông cho biết

George Raffini, giám đốc quỹ Headland Capital Partners cũng khẳng định rằng, xu hướng cho thấy vốn đầu tư tư nhân là động lực thúc đẩy tăng trưởng trong những năm tới tại Việt Nam

Tuy nhiên các quỹ đầu tư vẫn đang khó khăn khi tiếp cận vì điều này còn tuỳ thuộc vào môi trường đầu tư, các cơ sở pháp lý và điều hành. “Khi hoạt động ở các nền kinh tế mới nổi cần chú trọng tới môi trường đầu tư và quản lý, để hoạt động tốt và giảm rủi ro cần các nghiên cứu rõ ràng”, ông khuyến cáo

Các quỹ cũng cho biết họ kỳ vọng vào mô hình hợp tác công tư trở thành hiện thực tại Việt Nam với các thể chế hoá rõ ràng để có thể tham gia vào các dự án tư nhân, nhưng hiện vẫn chưa có những chính sách rõ ràng cho mô hình này. Việc hợp tác công tư tạo ra cơ hội để nhà nước và tư nhân cùng chia sẻ rủi ro trong các dự án có quy mô lớn

Jonathan Pincus, chuyên gia kinh tế đến từ chương trình giảng dạy Fulbright, khuyến cáo rằng thách thức cho các mô hình đầu tư ở Việt Nam là các thể chế thiếu nhất quán và đồng bộ giữa trung ương và địa phương để thúc đẩy dự án thành công, nhà đầu tư vì thế phải thận trọng và tìm hiểu kỹ
 
Vốn đầu tư tư nhân nước ngoài​

Các quỹ đầu tư hoạt động ở Việt Nam luôn phải dự đoán chính sách sẽ ban hành hay quy định gì mới để tránh đưa ra một quyết định sai lầm.
Ngày càng có nhiều quỹ đầu tư, nhà đầu tư tư nhân nước ngoài quan tâm đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài một số thuận lợi cơ bản, vẫn còn rất nhiều rào cản khiến các chủ thể này cảm thấy e ngại khi đầu tư

Hạn chế về khung pháp lý

Theo nhận định của các nhà đầu tư tư nhân nước ngoài, Việt Nam là thị trường rất tiềm năng. Ông Dave Banjeree, Giám đốc điều hành Công ty FINRA Compliance, cho rằng trong những năm gần đây một số chính sách mới thu hút đầu tư tư nhân của Việt Nam đã thu hút sự chú ý của nhà đầu tư nước ngoài; những hạn chế, giới hạn về lĩnh vực hoạt động của quỹ đầu tư nước ngoài cũng được gỡ bỏ; các nhà đầu tư nước ngoài đã được cho phép hoạt động trong nhiều lĩnh vực mới ở Việt Nam như chuỗi bán lẻ hay hệ thống phân phối hàng hóa; hệ thống cấp phép kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng thoáng hơn

Tuy nhiên, khung pháp lý về đầu tư tại Việt Nam vẫn còn một số vấn đề khiến nhà đầu tư e ngại khi tiếp cận thị trường.

Theo ông Todd Peterson, Luật sư Công ty Edward Wildman Palmer LLP, về phía các chính sách thu hút, điều khiến các nhà đầu tư tư nhân chưa mạnh dạn đầu tư là các quy định pháp luật ở Việt Nam chưa nhất quán. Thị trường chứng khoán ở Việt Nam chỉ mới hoạt động trong khoảng 10 năm trở lại đây nên những vấn đề liên quan đến khuôn khổ pháp lý vẫn chưa thật sự hoàn thiện

Các quỹ đầu tư hoạt động ở Việt Nam luôn phải dự đoán chính sách sẽ ban hành hay quy định gì mới để tránh đưa ra một quyết định sai lầm. Vì vậy, khi đầu tư nhà đầu tư buộc phải tỉnh táo và luôn theo dõi sát sao mọi thay đổi, vì có thể chính sách rất tốt nhưng thực hiện rất khó khăn

Cũng theo ông Todd Peterson tuy hệ thống kế toán và kiểm toán ở Việt Nam có những điểm tương đương với chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế, nhưng những chuẩn mực này được ban hành từ năm 2004

Trong khi thời gian qua các chuẩn mực quốc tế đã có những thay đổi lớn nhưng Việt Nam chưa cập nhật, nên có nhiều điểm chưa phù hợp khiến nhà đầu tư không thể tính toán kết quả tốt nhất khi định giá DN

Chưa đáp ứng tiêu chí thẩm định đầu tư

Các công ty quản lý quỹ cho biết, gần đây trước khi muốn tham gia vào các dự án các nhà đầu tư bắt đầu chú trọng nhiều hơn đến vấn đề thẩm định đầu tư. Song, DN Việt Nam tồn tại nhiều điểm có thể khiến nhà đầu tư chùn tay

Chẳng hạn có DN tiết lộ trong 20 năm hoạt động vẫn chưa có báo cáo tài chính công khai nào. Như vậy có thể thấy DN Việt Nam lập báo cáo tài chính chủ yếu chỉ vì mục đích khai thuế, không có tác dụng trong việc đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty cũng như xác định chất lượng của cán bộ quản lý và hội đồng quản trị công ty

Phân tích lịch sử phát triển DN của Việt Nam cho thấy cách đây hơn 10 năm các DN gia đình phát triển rất nhanh, đặc thù này khiến nhiều DN không quan tâm đến việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ

Ông Joseph W. Ferrigno, Giám đốc Asia Mezzanine Capital Group, nhận định DN Việt Nam thường rơi vào trường hợp gặp khó khăn tài chính nên việc thẩm định của các nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện rất thận trọng

Về khả năng đổi mới tư duy thẩm định đầu tư, ông Bradford E. Willmore, Giám đốc Sarus Capital Management, nhấn mạnh trong vòng 5 năm tới, các yếu tố nhà đầu tư quan tâm vẫn là khả năng mở rộng, tính bền vững cùng với các yếu tố thẩm định về môi trường, xã hội, quản trị

Đây là yếu tố hầu hết các giao dịch và các bên liên quan đến giao dịch luôn xem xét một cách thận trọng bên cạnh việc thẩm định mức giá. Ở Việt Nam, có nhiều DN nhỏ và vừa tuy năng động nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro và thiếu tính bền vững, vì thế khi xem xét đầu tư nhà đầu tư rất chú ý đến năng lực và quy mô giao dịch và những vấn đề hỗ trợ

Khó thoái vốn

Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên thị trường thế giới, ông Jay Boyle, Giám đốc Công ty ECFO Transantion Services, chia sẻ: Ở Hoa Kỳ, chiến lược thoái vốn được đưa ra rất dễ dàng, cơ chế để có chiến lược thoái vốn cũng rất tốt do thị trường chứng khoán hay thị trường IPO ở Hoa Kỳ mạnh, nên có đầy đủ điều kiện

Ngoài ra, tính thanh khoản ở đây tốt nên quỹ đầu tư có thể đưa ra chiến lược thoái vốn tuyệt vời. Nhưng ở Việt Nam, về pháp lý còn một số điểm hạn chế, các quy định về niêm yết, thành lập công ty có nhiều điểm gây khó cho tiến trình thoái vốn

Theo xu hướng hiện nay, một trong những chiến lược thoái vốn ưa thích của các quỹ đầu tư là bán lại chiến lược bằng cách phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO). Để có thể bán lại chiến lược, khi tiếp cận một dự án nào đó, các quỹ đầu tư xem xét rất kỹ dự án đó có đáp ứng được sự hài lòng của mình và có hấp dẫn người mua tương lai hay không, rồi mới đi đến quyết định đầu tư

Nhưng ở Việt Nam, nếu áp dụng chiến lược thoái vốn IPO, nhà đầu tư có thể gặp một vài khó khăn nếu như không chuẩn bị tốt, không có nhận định tốt, không có được công ty kiểm toán tốt hỗ trợ định giá sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chiến lược thoái vốn. Thêm vào đó, tính thanh khoản của thị trường cũng là một khó khăn

Theo ông Bradford E. Willmore, thương vụ Megastar (tại Việt Nam) là một thí dụ điển hình về những đặc điểm thuận lợi khiến nhà đầu tư yên tâm giao dịch hơn so với các thương vụ khác

Tuy nhiên, yếu tố dẫn đến thành công của thương vụ này là cả bên mua và bên bán ở nước ngoài đều muốn vào Việt Nam làm cho giao dịch dễ dàng hơn về quy trình phê duyệt. Quá trình đàm phán diễn ra trên cơ sở theo quy định thị trường chứng khoán Hàn Quốc nên bên bán không lo ngại

Nhìn một cách tổng thể, Việt Nam còn rất nhiều rào cản thu hút đầu tư, nhưng các nhà đầu tư tư nhân nước ngoài vẫn đánh giá đây là thị trường tiềm năng và mong muốn sẽ có cơ hội đầu tư vào Việt Nam

Nhiều nhà đầu tư cho rằng, khi thị trường còn sơ khởi là điều kiện rất tốt để đầu tư những ngành chưa có mặt tại thị trường Việt Nam
 
Vay ngân hàng Mỹ 1 tỷ USD phát triển điện gió tại ĐBSCL​

70dnewscat48131415802724082011-bdt.jpg

Khoản vay sẽ do Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ cung cấp

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đồng ý để Ngân hàng Phát triển Việt Nam ký thư cam kết vay 1 tỷ USD phát triển điện gió tại ĐBSCL giai đoạn 2011-2015. Khoản vay sẽ do Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ cung cấp

Với sức gió khá ổn định, hiện một số tỉnh ven biển tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang... được đánh giá có tiềm năng phát triển điện gió

Tính đến tháng 2/2011, tại Việt Nam có 21 dự án điện gió được nghiên cứu triển khai. Các dự án này tập trung ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định và Lâm Đồng với công suất thiết kế trên 2.000 MW

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định về cơ chế ưu tiên cho phát triển điện gió như ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, phí, hạ tầng đất đai, hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió nối lưới

Trong tổng sơ đồ điện VII, tổng công suất các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo sẽ ở mức 5,6% vào năm 2020 và 9,4% vào năm 2030
 
Ngân hàng XNK Hoa Kỳ cam kết
Hạn mức tín dụng 1 tỷ USD phát triển điện gió tại ĐBSCL​

IMG_0463sua.jpg

– Ngân hàng Xuất nhập khẩu (XNK) Hoa Kỳ cung cấp hạn mức tín dụng 1 tỷ USD cho Chương trình phát triển điện gió tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 2011-2015

Chiều 18/10, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (US EXIMBANK) tổ chức lễ ký thư cam kết về hạn mức tín dụng trên. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David B.Shear dự buổi lễ

Hạn mức tín dụng này được triển khai dưới hình thức tín dụng trực tiếp hoặc bảo lãnh của US EXIMBANK giúp VDB vay vốn tại các ngân hàng quốc tế để tài trợ cho các dự án tại Việt Nam

Hiện nay, giai đoạn I của dự án xây dựng nhà máy phong điện tại tỉnh Bạc Liêu đang được triển khai, sử dụng vốn vay trong nước của VDB. Dự kiến đầu tháng 11/2011, cột tuốc-bin điện gió đầu tiên của dự án sẽ được khánh thành với thiết bị của hãng General Electric, Hoa Kỳ

Sau đó, chủ đầu tư - Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Du lịch Công lý - sẽ xúc tiến việc đàm phán hợp đồng thương mại với General Electric về việc cung cấp thiết bị cho dự án, sử dụng vốn tài trợ của US EXIMBANK

Phát biểu tại lễ ký, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu

Xác định rõ biến đổi khí hậu sẽ có tác động lớn đến quá trình phát triển nếu không có các giải pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả, Chính phủ Việt Nam luôn nhất quán chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các công nghệ thân thiện với môi trường

Bộ trưởng Vũ Đức Đam đề nghị các bên nỗ lực để dự án điện gió tại Bạc Liêu triển khai nhanh chóng, hiệu quả

Còn theo Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David B.Shear, Chính phủ Hoa Kỳ quan tâm lĩnh vực phát triển năng lượng mới ở Việt Nam. Việc doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư cho dự án điện gió tại Bạc Liêu sẽ góp phần giúp Hoa Kỳ và Việt Nam đạt được mục tiêu hợp tác giữa hai nước
 
Ba quan tâm của nhà đầu tư ngoại về thị trường vốn Việt Nam​

Ông Alan T. Phạm, cho biết, các NĐT nước ngoài quan tâm đặc biệt tới 3 yếu tố của thị trường vốn là yếu tố vĩ mô, thuế chứng khoán và khả năng thoái vốn

Ông Alan T. Phạm, Kinh tế trưởng VinaCapital cho biết, VinaCapital đã tổ chức khá nhiều chuyến công tác nhằm mục đích kêu gọi đầu tư. Qua các cuộc tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với NĐT toàn cầu, tại thị trường Mỹ và EU, các NĐT vốn gián tiếp quan tâm đặc biệt tới 3 yếu tố

Thứ nhất, họ quan tâm tới các thị trường có khung vĩ mô hoạt động tốt. Trong đó, lạm phát cao là một chướng ngại lớn gây ra một sự xói mòn về giá trị tài sản; họ cần tỷ giá ổn định, bởi khoản đầu tư của họ có thể bị mất từ 5 - 10% giá trị ngay sau khi giải ngân do vấn đề tỷ giá

Thứ hai, NĐT quan tâm đến chính sách thuế đánh vào lợi nhuận thu được trong trường hợp cổ phiếu và các thu nhập cố định tăng giá; hình thức phạt đặc biệt đối với các dòng tiền nóng

Thứ ba, NĐT quan tâm tới khả năng có thể áp dụng chiến lược thoái vốn rõ ràng và khả thi. Cụ thể là thanh khoản của thị trường vốn với khả năng biến các công cụ tài chính thành tiền mặt với biến động không đáng kể về giá trị; dung lượng của dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương cũng như khả năng tiếp cận dự trữ ngoại hối cho việc hồi hương lợi nhuận và vốn
 
Việt Nam vay Mỹ 1 tỷ đôla phát triển điện gió​

111020155356_turbine_304x171_turbine_nocredit.jpg

Năng lượng sạch đang được nhiều nước chú ý phát triển​

Eximbank của Hoa Kỳ cam kết cấp tín dụng để đầu tư phát triển điện gió tại Việt Nam

Thỏa thuận này có được sau khi chính phủ Việt Nam cam kết phát triển điện gió ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long cho giai đoạn 2011 - 2015

Tin từ trang web của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cho hay Ex-Im Bank của Mỹ cam kết cung cấp hạn mức tín dụng trị giá 1 tỷ USD được triển khai dưới hình thức tín dụng trực tiếp hoặc bảo lãnh của ngân hang này để VDB vay vốn tại các ngân hàng quốc tế

Cam kết này là một phần của Biên bản thỏa thuận hợp tác giữa VDB và US Ex-Im Bank ký kết giữa năm 2010

Dự kiến hai ngân hàng sẽ hợp tác theo các hình thức được mô tả là đồng tài trợ cho các dự án theo đó VDB sẽ là tổ chức đứng ra vay vốn của US Ex-Im Bank

VDB cũng sẽ vay vốn của ngân hàng quốc tế được US Ex-Im Bank bảo lãnh để cho vay lại các dự án thuộc các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm

Trang tin của ngân hàng VDB cũng cho biết ngân hàng này, theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã làm việc với Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Du lịch Công Lý ( Chủ đầu tư Dự án xây dựng nhà máy phong điện tại tỉnh Bạc Liêu) và với US Ex-Im Bank để tìm nguồn vốn cho dự án

Cho tới nay đã có Ngân hàng Citibank và JP Morgan đề nghị tham gia tài trợ cho dự án này dưới sự bảo lãnh của US Ex-Im Bank

Dự kiến đầu tháng Mười một năm nay, cột tuốc-bin điện gió đầu tiên của dự án sẽ được khánh thành sử dụng thiết bị của hãng General Electric (GE) – Hoa Kỳ, theo VDB
 
iShares lập quỹ ETF đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam​

ishares.png

Theo ETF Daily News, iShares Funds đã nộp hồ sơ lên Ủy ban Chứng khoán và ngoại hối Hoa Kỳ (SEC) về việc thành lập quỹ iShares MSCI Vietnam Investable Market Index Fund

Quỹ này sẽ tìm kiếm các cơ hội đầu tư dựa trên chỉ số MSCI Vietnam IMI Index (chỉ số cơ sở - Underlying Index). Thành phần của chỉ số này gồm các cổ phiếu niêm yết tại HoSE và HNX, chủ yếu là doanh nghiệp thuộc các ngành tài chính, công nghiệp và nguyên vật liệu

iShares Funds hiện chưa công bố các cổ phiếu dự định đầu tư. Dự kiến quỹ sẽ đầu tư tối thiểu 80% tài sản vào các cổ phiếu trong rổ chỉ số cơ sở

Quỹ sẽ hoạt động dựa trên cở sở hợp tác giữa iShares và BlackRock Fund Advisors (“BFA”). Theo đó, BFA sẽ chi trả các chi phí hoạt động của quỹ, ngoại trừ các chi phí lãi vay, thuế, chi phí tư vấn và các chi phí bất thường khác

Hiện tại có 2 quỹ ETF (Quỹ đầu tư theo chỉ số) đang đầu tư vào các cổ phiếu tại Việt Nam là FTSE Vietnam ETF do Deutsche Bank quản lý và Market Vectors Vietnam ETF do Market Vectors quản lý
 
Top