What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tìm một con đường

L

LOBBY.VN

Guest
Thiếu tầm nhìn - khó giàu​

Trước khi Internet thực sự bùng nổ vào năm 2000, Bill Gates đã là người giàu nhất thế giới (1996 - 2007) với tài sản lên đến hàng chục tỷ đôla.

Năm 1973, Gary Kildall viết hệ điều hành phần mềm cho máy tính cá nhân có tên là CP/M. Năm 1980, IBM bắt đầu hướng đến việc phát triển máy tính cá nhân vì họ thấy được một thị trường tiềm năng trong lĩnh vực này.

Ngay sau đó, IBM tiếp cận Kildall với ý muốn sử dụng sản phẩm của ông như một phần cốt lõi trong sản phẩm mới của họ. Tuy vậy, Kildall không mấy nhiệt tình với ý tưởng này. Huyền thoại của Thung lũng Silicon nói rằng anh thà bay trên chiếc phi cơ mới của mình và rơi xuống còn hơn là ngồi chung thuyền với IBM.

Nản lòng trước thái độ bất hợp tác của Kildall, IBM đã chuyển hướng sang hệ thống phần mềm khác - họ tìm đến Bill Gates, người đồng sáng lập ra một công ty nhỏ có tên là Microsoft cùng với Paul Allen. Gates đã tạo ra hệ điều hành MS-DOS (thật ra nó được viết dựa trên một phần của CP/M). Và sau cùng, Gates đã đặt bút ký kết thỏa thuận, cho phép IBM cài đặt phần mềm của Gates trong các máy tính cá nhân của IBM, và sau đó hệ điều hành hiện diện trong 95% máy tính cá nhân trên toàn thế giới.

Trước khi Internet thực sự bùng nổ vào năm 2000, Bill Gates đã là người giàu nhất thế giới (1996 - 2007) với tài sản lên đến hàng chục tỷ đôla. Hiện nay Gates đã rút lui khỏi Microsoft và dốc sức vào các hoạt động từ thiện nhưng ông vẫn được xem là huyền thoại trong lĩnh vực phần mềm máy vi tính. Còn Gary Kildall mất vào năm 1994. Ông được xem là một trong những nhà lập trình máy tính tài ba nhất thế giới nhưng lại là một người không đủ tầm nhìn về tương lai để có những bước đi chính xác trong hiện tại.

Dĩ nhiên, Gary Kildall không phải là người duy nhất không có tầm nhìn đó. Theo tạp chí American Scientist, Thomas J. Watson Sr., người sáng lập IBM, nói rằng: “Tôi nghĩ ở thời điểm này (1943) nhu cầu máy tính trên toàn thế giới có lẽ chỉ cần khoảng 5 máy là đủ”. Vào năm 1951, Douglas Hartree, một nhà toán học xuất sắc tại Đại học Cambridge, đã tạo ra chiếc máy phân tích vi phân đầu tiên (tiền thân của loại máy tính hiện đại) ở Anh. Nhưng ông cho rằng không một ai cần dùng những chiếc máy này cho công việc của họ hoặc có thể có đủ tiền để mua chúng. Nếu cả Thomas lẫn Douglas có tầm nhìn như Bill Gates, rất có thể họ mới chính là những người đã tạo nên lịch sử trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Nhà bán hàng bậc thầy Mỹ - Zig Ziglar tâm sự: "Tôi đang nói với bạn về những điều tốt đẹp trong hiện tại để làm nền tảng vững chắc cho tương lai. Khi tôi viết quyển sách này, tôi đã ở vào tuổi bát tuần, đã trải bao thăng trầm và nếm nhiều đắng cay ngọt bùi của cuộc đời. Giờ đây, tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm quý báu mà tôi đã chắt lọc trong suốt vài chục năm qua để giúp bạn sống một đời viên mãn. Đó chính là lý do tôi thấy mình có đủ tư cách trở thành tiếng nói từ tương lai của bạn, chia sẻ với bạn những điều tôi biết, những tinh hoa của cuộc đời.

Tôi không dám nói rằng cuộc sống của mình đã viên mãn nhưng tôi dám chắc là mình hiểu được cuộc sống viên mãn là như thế nào, cách thức vươn đến ra sao. Và tôi thực sự rất muốn chia sẻ, nhắc nhở và thúc đẩy tất cả các bạn hướng về phía trước. Tôi tin rằng nếu bạn thực hành những điều tôi vừa trình bày với bạn, tương lai của bạn sẽ khác biệt hoàn toàn - thành công hơn, hạnh phúc hơn, viên mãn hơn! Bạn sẽ có một tầm nhìn đúng đắn về tương lai để nắm chắc vận hội của mình, để có một nền tảng vững chắc ngay hôm nay và có thể thụ hưởng thành quả ở ngày mai.

Nhiều người thường hỏi tôi rằng họ sẽ thay đổi điều gì trong cuộc sống của mình nếu họ được quay trở lại thời thanh niên. Tôi xin phép được mượn câu trả lời của một người phụ nữ mà tôi đã gặp cách đây nhiều năm - cô ấy bảo rằng mình sẽ không thay đổi bất kỳ điều gì cả, vì nếu thay đổi, cô ấy có thể sẽ không ở nơi mà cô ấy đang đứng bây giờ, nơi mà cô ấy yêu thích nhất. Đó cũng là điều mà tôi tâm niệm với tư cách là người phát ngôn cho tương lai của bạn - nếu bạn yêu cuộc sống với tất cả trái tim, tâm hồn và lý trí, thì cuộc sống này sẽ đáp lại bạn bằng những điều tốt đẹp như thế.

Sự viên mãn không thể có được khi ta chỉ gắng sức vun vén cho riêng mình. Có nghĩa là, một khi bạn giúp người khác đạt được ý nguyện và hạnh phúc thì bạn sẽ nhận được sự mãn nguyện và hạnh phúc. Và khi tôi xem đó như là sứ mệnh của đời mình, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc trong việc động viên và thúc đẩy người khác khám phá ra mục đích sống thực sự của họ để sống có ý nghĩa và để lại di sản cho đời sau.

Chính vì xem đó như là sứ mệnh của đời mình nên tôi đã dồn mọi tâm sức, nhiệt huyết, niềm đam mê để thực hiện. Bất kể bạn làm nghề gì thì tất cả những gì bạn cần phải làm là tìm thấy mục đích sống của mình, nỗ lực thực hiện nó và trải nghiệm một cuộc sống trên cả tuyệt vời. Đó là một cuộc hành trình kéo dài đến suốt đời, một con đường thiên lý, một cuộc sống vĩnh hằng.

Tiến sĩ Tony Campolo cho rằng quá khứ của chúng ta rất quan trọng vì nó mang ta đến nơi mà ta đang đứng hôm nay. Quá khứ quan trọng là thế, nhưng nó gần như không quan trọng bằng cách mà bạn nhìn vào tương lai của mình, vì việc bạn nhìn vào tương lai sẽ xác định suy nghĩ của bạn ngày hôm nay. Và để có một tương lai xán lạn, bạn cần phải bắt đầu ngay từ hôm nay, ngay từ lúc bạn mở ra một chương mới trong cuộc đời mình.

Tôi còn nhớ có một hôm vào những năm đầu khi tôi mới bước vào nghề diễn thuyết, tôi đến diễn thuyết thay cho Tiến sĩ Norman Vincent Peale vì ông ấy bị ốm. Những người có mặt hiển nhiên đã rất thất vọng vì họ phải lắng nghe một kẻ vô danh như tôi thay vì Tiến sĩ Peale nổi tiếng của họ. Dù vậy, tôi vẫn không cảm thấy áp lực đè nặng mà cố gắng thể hiện hết khả năng của mình. Sau buổi diễn thuyết, một người phụ nữ đứng tuổi tiến lại gần tôi và hỏi về vật thay thế mà tôi có đề cập trong bài thuyết trình của mình. Thay vì giải thích cho bà về điều này, tôi đã kể cho bà nghe một câu chuyện ngắn.

Câu chuyện của tôi quay ngược thời gian vào lúc tôi còn là một cậu bé hiếu động, thích chơi bóng trong giờ giải lao ở trường tiểu học. Lúc đó, một cậu bạn cùng lớp không may đá quả bóng vào cửa sổ làm vỡ một ô cửa kính. Cô giáo của chúng tôi đã phải cắt một mảnh giấy cứng để lấp vào ô kính đó. Vì thế, tôi bảo với bà ấy rằng tôi giống như một tấm kính thay thế cho Tiến sĩ Peale. Với thiện ý và sự mãn nguyện hiển hiện trên gương mặt, bà hồ hởi đáp: “Vậy thì, ông Ziglar ạ, tôi không nghĩ ông là một tấm giấy cứng thay thế đâu. Tôi nghĩ ông thật sự là ‘một tấm kính có thật’”.

Những lời nói của bà dẫu rất hình tượng, nhưng tôi vẫn nghĩ về nó trong sự liên hệ với sứ mệnh đời mình. Thực sự, tôi muốn làm một điều gì đó có ý nghĩa để bạn soi rọi và hướng đến một tương lai tươi sáng, một cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế, tôi muốn đến gần bạn hơn - tôi đến từ tương lai của bạn để khuyến khích bạn, van nài bạn hãy nhận lấy món quà hào phóng mà cuộc sống đã ban cho chúng ta. Đó là tình yêu thương, là lòng bác ái. Một khi bạn nhận được món quà vô giá này, bạn cảm thấy như có một động lực phi thường để hoàn thành những công việc hằng ngày, tìm thấy và vươn đến mục đích cuộc đời; bạn cảm thấy yêu thương những người xung quanh như yêu chính bản thân mình.

Hôm nay, tôi muốn nói với bạn rằng tương lai của bạn sẽ rất tuyệt vời nếu bạn bước vào đó ngay từ giây phút này để giao hòa với mọi người, với cuộc sống. Đừng để lỗ hổng trong tâm hồn bạn ngày càng mở rộng. Hãy lấp đầy nó bằng lòng yêu thương và tình nhân ái để sống một cuộc sống mà bạn hằng mơ ước.

Chúc các bạn sớm đạt đến một cuộc sống “Trên cả tuyệt vời”.

Vươn tới sự hoàn thiện" do Công ty First News phát hành
 
Tìm một con đường​

- Được sinh ra cách đây hơn 30 năm, tuy làm việc chăm chỉ nhưng tôi vẫn còn là một thương hiệu mang giá trị thấp. Thực tế là tôi đang tồn tại nhưng trong lòng vẫn luôn trăn trở một điều. Đó là việc tìm ra và dấn thân vào một con đường để có một ngày trở thành cái tên có thể làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng trên thế giới về hàng “made in Vietnam”.

Điều đáng buồn của tôi!

Một sự ngộ nhận đáng buồn là cho đến tận bây giờ nhiều người vẫn thường gọi tôi là anh quảng cáo, anh tiếp thị hay là chị logo. Thiết nghĩ nếu tôi chỉ đơn giản là một chị logo xinh đẹp thì trên thế giới này có hàng vạn thương hiệu như Apple rồi còn gì.

Thật sự thì tôi hoàn toàn không phải là các anh, chị kể trên. Tôi là hình ảnh đọng lại trong “bộ nhớ” của con người từ những thông tin và trải nghiệm thực tế. Tôi chính là dấu ấn trong tâm tưởng của người tiêu dùng, nhân viên, đối tác và cộng đồng xã hội. Khi là một dấu ấn đậm tích cực, tôi có khả năng mang lại cho họ những lợi ích cảm xúc vượt trên công năng sản phẩm như là sự đảm bảo, sự thỏa mãn, sự tự hào hay một sự vinh thăng.

Ngược lại, nếu tôi là một dấu ấn mờ nhạt thì tôi chẳng có gì để thu hút họ ngoài cái giá rẻ. Giá rẻ là đặc thù của nhiều thương hiệu nhỏ có cùng hoàn cảnh như tôi, chỉ cần chi phí đầu vào tăng một chút là có nguy cơ bị “nốc ao” khỏi cuộc chơi. Tôi tự nghĩ rằng dẫu có cần cù thì kiếp nghèo sẽ vẫn mãi là nghèo nếu như ta không có một sự thay đổi mang tính đột phá. Không bằng lòng với hiện tại, tôi luôn tự vấn mình phải làm gì đó để đổi vận, ít ra thì cũng là cho thế hệ sau.

Hành trình đi tìm một con đường

Chia sẻ với nỗi trăn trở và khát vọng của tôi, một vị cao nhân chỉ dạy rằng trước hết tôi cần tìm ra một con đường hợp với xu thế để dấn thân và tạo nên một dấu ấn riêng. Đó nên là một con đường mà tôi đam mê theo đuổi, kiên trì tích lũy và tiến đến làm chủ năng lực lõi của mình, để không ai có thể làm tốt hơn mình trong lĩnh vực của mình. Nên nhìn đó là một chuyến hải trình dài, có thể xuất phát từ việc làm gia công cho một anh nước ngoài để tích lũy kinh nghiệm rồi tìm lối đi riêng.

Ông nói tiếp rằng đừng nghĩ đến những thứ cao siêu mà hãy quan sát người tiêu dùng, xem họ đang cần thứ gì, có thể là các vật dụng rất bình thường ở xung quanh ta như một cái thẻ nhớ (USB) của anh Kingston, con chuột vi tính của anh Logitech hay đơn giản chỉ là một bộ linh kiện giúp tiết kiệm xăng xe máy của anh thợ máy ở Vĩnh Long. Và thế là tôi luôn tự hỏi mình thực sự mê làm cái gì nhất, thế mạnh của tôi nằm ở chỗ nào và nên hoạt động trong lĩnh vực gì.

Tuy là một thứ vô hình nhưng xét về khía cạnh con người, vị cao nhân lại bảo rằng: một thương hiệu nên “sống” cho có “đạo” để tích “đạt” trong dài hạn. Cụ thể là phải sống đàng hoàng tử tế với đội ngũ nhân sự, khách hàng và môi trường xung quanh mình. Cũng như nhiều thương hiệu Việt Nam khác, tôi gặp vô vàn khó khăn lẫn cám dỗ buộc phải rời xa con đường chính đạo, từ chuyện “đi đêm” để trúng thầu cho đến việc “quên mất” xử lý chất thải. Làm sao tôi có thể tồn tại và cạnh tranh với các đối thủ “biết làm ăn” như thế chứ đừng nói đến sống cho có “đạo” và trở thành một tên tuổi lớn. (Lại đổ cho “tại” và “bị”!). Dù sao thì cũng an ủi bởi tôi biết đây không chỉ là nỗi trăn trở của riêng mình.

Tôi làm gì để ghi dấu ấn?


Bộ não của con người hoạt động như một chiếc hộp chứa thông tin có giới hạn. Chiếc hộp này thường chỉ thu nhận những cái mới, cái hay hơn, cái khác lạ hơn. Chúng sẵn sàng bỏ qua những thông tin na ná nhau trong một thế giới với quá nhiều sự chọn lựa. Có người bảo với tôi rằng “dội bom” nhiều lần trên các phương tiện truyền thông rồi cũng “chui vào” tâm trí của khách hàng nhưng khổ nỗi các sân chơi đó chủ yếu dành cho các tên tuổi lớn mà thôi.

Trong một thế giới mở và bùng nổ thông tin như hiện nay thì không dễ dàng gì thu hút được sự quan tâm chứ đừng nói đến niềm tin của khách hàng. Internet có thể là một công cụ hữu ích để tạo sân chơi riêng cho một thương hiệu “bé họng” như tôi và rồi nghiệm ra rằng thực chất vấn đề là nằm ở sự khác biệt, độc đáo của tôi. Rủi thay, nghĩ ra một cái gì khác biệt trong một môi trường luôn bị “bao bọc” bởi những định kiến lỗi thời, đã ăn sâu bám rễ vào tư duy của con người ta thì thật không dễ dàng chút nào. Do vậy mà nhiều ý tưởng “mới, khác, hơn, lạ” thường bị gọi là “dị” và thường bị “triệt” ngay từ trong trứng.

Không thể phủ nhận, đây chính là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng tâm lý bị động sợ sai, sợ trách nhiệm và sống theo lối an phận của không ít người trong giới trẻ và hệ quả là nó làm kìm hãm, triệt tiêu động lực sáng tạo và đường hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như xã hội. Tôi chắc rằng mình rất cần những nhà lãnh đạo dám nghĩ, dám ra quyết định mạo hiểm dựa trên nền tảng của sự hiểu biết thì mới có thể kéo “cả đoàn tàu” vượt qua căn bệnh “ì” mãn tính trầm trọng này.

Dẫu sống trong một môi trường có nhiều lực cản nhưng tôi vẫn hy vọng có một ngày nó sẽ thay đổi theo hướng tích cực. Và tôi cũng đã khám phá ra rằng phía sau những thương hiệu lớn trên thế giới, sự khác biệt không chỉ nằm ở một cái tên, logo hay bao bì mà còn ở đặc trưng của sản phẩm dịch vụ, mô hình kinh doanh, thông điệp cùng với danh tiếng được tích lũy. Nhưng đó chỉ là phần nổi mà thôi, phần chìm của tảng băng lại nằm ở lý do tồn tại, khát vọng của tôi trên cõi đời này.

Nó liên quan đến chữ “đạo lý” trong cái nghề kinh doanh, chữ “nhân” trong bản thân nhà sáng lập, chữ “kế thừa” ở cái tên của một quốc gia và chữ “độc đáo” ở vùng đất mà một thương hiệu được nuôi dưỡng. Ngoài ra, sự khác biệt còn nằm ở những sáng kiến, đổi mới trong sản phẩm, dịch vụ hay không gian bán hàng cùng cách mà tôi tạo lập các mối quan hệ cảm xúc với khách hàng của mình.

Chính phần chìm với vai trò dẫn dắt hướng đi và phần nổi thể hiện sự khác biệt này tạo nên một “tảng băng khác biệt”, giúp tôi định hình nên bản sắc riêng của mình qua quá trình tương tác với khách hàng. Nhờ hiểu rõ mình là ai (phần chìm) mà tôi có thể liên tục vận động và tiến hóa (phần nổi) cùng với nhu cầu và cảm xúc của con người theo một cách riêng mà không bị lạc lối trong một thế giới luôn biến động và tràn ngập sự giao thoa giữa các nền văn hóa. Đó chính là con đường mà tôi sẽ phải tìm ra và dấn thân trong dài hạn.

Ai phê chuẩn giá trị của tôi?

Việc tạo ra một dấu ấn riêng không phải ai cũng làm được bởi rất khó. Mặc dù sự hiện diện ở ngoài chợ hay siêu thị là cực kỳ quan trọng nhưng ở đây tôi đang tham gia vào một “cuộc chiến” trong tâm tưởng của khách hàng. Nếu thắng, tôi không những tạo ra lợi nhuận cao, cơ hội tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh bền vững mà tôi còn là một tài sản lớn của doanh nghiệp.

Một câu hỏi thường đặt ra là ai có thể đánh giá được giá trị vô hình của tôi? Đó chính là khách hàng, những người trả tiền để mua và ủng hộ tôi, họ có tiếng nói quyết định chứ không phải là những giải thưởng tự phong. Giá trị của tôi chỉ có thể là giá trị thật khi nó được đánh giá dựa trên việc bầu chọn một cách minh bạch và công khai bởi người tiêu dùng.

Tâm sự đến đây, hẳn các bạn thấy rằng vận mệnh của một thương hiệu như tôi trước hết phụ thuộc vào việc chọn lựa một con đường đi đúng, nó không thể tách rời với chiến lược phát triển doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh. Và tôi cũng nghiệm ra rằng nếu ông chủ của tôi không có khát vọng và thiếu kiên định trong việc tạo ra một môi trường văn hóa hỗ trợ cho thương hiệu thì sẽ không bao giờ giúp tôi định hình nên bản sắc của chính mình.

Không có hoặc thiếu bản sắc, tôi như một cánh bèo trôi dạt trên sông, mặc cho dòng “thị trường” đưa đẩy. Bất chợt, nghe đâu đó câu hát quen thuộc “Tìm một con đường, tìm một lối đi…” trong một buổi chiều mưa Sài Gòn và tôi - một thương hiệu Việt Nam có hoài bão lại tiếp tục mơ về cái ngày đáng tự hào ấy trong đời.
 
Khởi động tái cơ cấu nền kinh tế​

- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa hoàn thành bản dự thảo lần 2 đề án: “Tiếp tục đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn đến năm 2020” (sau đây gọi tắt là đề án tái cơ cấu kinh tế) sau một quá trình chuẩn bị, tiếp thu ý kiến phản biện của nhiều chuyên gia, tổ chức nghiên cứu kinh tế trong nước. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, dự thảo vẫn cần phải được hoàn thiện hơn nữa trước khi trình Chính phủ thông qua. Tuy nhiên, dự kiến ngay tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khai mạc ngày 20.10 này, bản dự thảo đề án sẽ được gửi cho các đại biểu Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Thực trạng

Nhận diện, đánh giá thực trạng của nền kinh tế trước ngưỡng cửa tái cơ cấu đã được tổ soạn thảo đề án làm khá kỹ. Mặc dù đánh giá quá trình đổi mới, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế trong 20 năm qua, nhất là từ năm 2000 đến nay đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng dự thảo đề án cũng phân tích toàn diện và khá sâu sắc những yếu kém nội tại của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế của nước ta đến nay vẫn chủ yếu theo bề rộng, dựa vào gia tăng quy mô tài sản cố định và số lượng lao động trong khi tác động của các nhân tố: đổi mới công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực là “chưa đáng kể”. Tăng trưởng theo bề rộng luôn tạo áp lực gia tăng thêm lượng vốn đầu tư nhưng lại làm một số cân đối lớn của nền kinh tế trở nên mong manh: tiết kiệm không đủ bù đắp đầu tư, cân đối ngân sách luôn thâm hụt ở mức cao, cán cân thanh toán vãng lai mất cân bằng…

Suốt hàng chục năm qua, cơ cấu các ngành kinh tế biến đổi rất chậm. Tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng giảm chậm: từ 34,18% GDP năm 2000 xuống còn 31% năm 2008. Tỷ trọng các loại dịch vụ có giá trị gia tăng cao: tài chính, giáo dục, y tế, bảo hiểm, các dịch vụ phát triển kinh doanh… còn rất nhỏ, không tăng, thậm chí còn có xu hướng giảm xuống, ngày càng xa so với khu vực. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào các ngành có lợi thế về tài nguyên, lao động chi phí thấp. Trong 112 ngành kinh tế quốc dân, có 26 ngành có đóng góp từ 1% GDP trở lên; 21 sản phẩm có đóng góp từ 0,5 đến dưới 1% GDP, chủ yếu là sản phẩm sơ chế, nguyên liệu. Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến trong GDP mới đạt trên 24%, kém xa các nước trong khu vực. “Hiệu quả các ngành kinh tế thấp, chậm cải thiện và đang có xu hướng giảm xuống”, là một nhận xét đáng chú ý của tổ soạn thảo. Đánh giá này dựa trên tỷ trọng giá trị gia tăng trung bình của tất cả các ngành/tổng sản lượng giảm từ hơn 45% năm 1999 xuống còn 41% năm 2007. Tỷ trọng này của ngành công nghiệp giảm từ 40% năm 2000 xuống còn 30% năm 2008.

Dự thảo cũng nêu rõ những mất cân đối lớn trong cơ cấu thành phần kinh tế, trong cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư…Như khu vực kinh tế nhà nước đóng góp 34% GDP, chiếm 1/3 tổng vốn đầu tư xã hội nhưng chỉ sử dụng 9% số lượng lao động. Khu vực ngoài nhà nước đóng góp 47% GDP, 32% tổng vốn đầu tư xã hội lại sử dụng 87% lao động xã hội. Trong đó, kinh tế tư nhân trong nước đóng góp khoảng 10% GDP và sử dụng 7% số lao động. Tuy nhiên, khu vực kinh tế tư nhân lại có hiệu quả cao hơn hẳn: số doanh thu thuần tạo ra bởi một đồng vốn của doanh nghiệp tư nhân gấp hơn ba lần so doanh nghiệp nhà nước và trên 2,9 lần so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Cơ cấu vốn đầu tư thì ngày càng bất hợp lý. Giai đoạn 2000 – 2008, 72% tổng vốn đầu tư xã hội chỉ tập trung vào 20 ngành: khai thác than, dầu khí, điện, bất động sản, khách sạn, giao thông đường bộ, quản lý nhà nước… Nhưng có nhiều ngành quan trọng: sản xuất lúa gạo, trồng và chế biến cao su, chè, cà phê, sản xuất phân bón, thuốc chữa bệnh, sản phẩm điện tử và đồ gia dụng…, đã không được quan tâm đúng mức.

Định hướng tái cơ cấu

Dựa trên quá trình toàn cầu hoá, công nghiệp hoá, xu hướng một số nguồn năng lượng: dầu khí, than… ngày càng cạn kiệt, ảnh hưởng của các cường quốc mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc, các tác giả bản dự thảo đề án đưa ra những kiến nghị về định hướng, giải pháp đổi mới, tái cơ cấu nền kinh tế trong giai đoạn 2011 – 2020. Theo dự thảo, mục tiêu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế 10 năm tới là nước ta phải đạt đến giai đoạn 2 của quá trình phát triển. Trong giai đoạn mới, tăng trưởng phải gắn liền số lượng với chất lượng, và không hy sinh chất lượng, hiệu quả cho số lượng. Các ngành công nghiệp chế biến với công nghệ hiện đại sẽ thay thế dần các ngành thiên về khai thác tài nguyên và thâm dụng lao động rẻ. Các ngành sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao sẽ phải ngày càng có vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tăng trưởng GDP.

Theo nhóm soạn thảo đề án, cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn tới phải dựa trên lợi thế cạnh tranh cả trên bình diện quốc gia, địa phương, ngành, sản phẩm và từng doanh nghiệp. “Nhà nước chủ yếu hỗ trợ, tạo điều kiện và thúc đẩy quá trình chuyển dịch bằng hệ thống các đòn bẩy kinh tế để huy động, sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn, để chuyển dịch sang các ngành có hoạt động kinh doanh với năng suất, hiệu quả cao nhất”, một chuyên gia của CIEM tiết lộ.

Một số nét cụ thể khác trong định hướng tái cơ cấu nền kinh tế cũng đã được vạch ra: chuyển dịch cơ cấu vùng sẽ theo hướng từng bước phi tập trung hoá sản xuất công nghiệp và dân cư khỏi Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương lân cận; tập trung phát triển công nghiệp tại các vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung. Cơ cấu công nghiệp sẽ dịch chuyển theo hướng: phát triển dựa trên lợi thế nông nghiệp, chế biến sản phẩm nông nghiệp; tập trung vào các ngành có lợi thế cạnh tranh cao, có tác động lan toả và đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế; phát triển các ngành công nghệ cao, giảm tiêu hao năng lượng… Dự thảo đề án cũng nêu lên những mất cân đối trong định hướng phát triển thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu và đưa ra quan điểm: phải cân đối về chính sách để sản phẩm của doanh nghiệp phát triển ở cả hai thị trường một cách cân bằng.

Dự thảo đề án đã đưa ra tới 20 giải pháp để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong đó nêu rõ các kế hoạch, đề án cụ thể và đề nghị Chính phủ giao cho từng bộ, ngành chủ trì thực hiện. Ví dụ: giao cho bộ Giao thông vận tải chủ trì đánh giá, rà soát lại quy hoạch giao thông, các dự án kết cấu hạ tầng giao thông để tập trung vốn đầu tư, khai thác tối đa các nguồn lực để hoàn thành các dự án ưu tiên một cách sớm nhất. Bộ Công thương được đề nghị chủ trì thực hiện đề án tái cơ cấu ngành điện, bộ Tài chính sửa đổi luật Ngân sách nhà nước, bố trí tăng ngân sách chi cho y tế, đào tạo, an sinh xã hội, đầu tư cho nông nghiệp, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn được đề nghị xây dựng và thực hiện đề án đổi mới tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp, hiện đại…

Chuyên gia kinh tế

Ông Trần Xuân Giá, cựu bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư:

“… Đến bây giờ chúng ta mới đặt vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, tôi cho là chậm. Cách đây hai năm tôi đã nêu rằng nếu chúng ta chậm như thế này, khi các nước đã vượt lên ta mới triển khai.

Bây giờ nếu tăng cường đầu tư, mà đầu tư theo cơ chế cũ, thì ta càng tăng đầu tư, càng tạo khó khăn cho tương lai sau khủng hoảng tài chính. Tái cơ cấu nền kinh tế đã rất bức thiết. Nếu tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế bằng dốc vốn đầu tư và đầu tư kém hiệu quả, thì sẽ dẫn đến khả năng có tăng trưởng nhưng không có phát triển. Nói bức thiết chính là vì nó đã đến giới hạn”.

Nguyên phó Thủ tướng Vũ Khoan:

“Việc tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam cần tập trung vào lĩnh vực đầu tư, nhất là đầu tư công vào hạ tầng cơ sở; tái cơ cấu doanh nghiệp, trong đó tiếp tục đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng”.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A:

“(Tổ soạn thảo đề án) nên rà soát lại các luật chủ chốt liên quan đến kinh tế và kiến nghị những sửa đổi thoả đáng. Đây là công việc khó, không đơn giản và nên làm thường xuyên chứ không phải trong khuôn khổ một đề án phải hoàn tất trong ba tháng hay một năm.

Tiếp theo, Nhà nước với tư cách chủ sở hữu có thể tác động trực tiếp đến việc tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước mà quan trọng nhất là các tập đoàn. Đó có thể là thay đổi về cơ cấu sở hữu (bán toàn bộ hay một phần doanh nghiệp nhà nước cho các chủ sở hữu khác), thay đổi tổ chức, chiến lược, phương hướng hoạt động của chúng”
 
Top