What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn Glencore International

LOBBY.VN

Administrator
"Hiện tượng" Glencore và “người hùng” Glasenberg​

– Với việc niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán London vào ngày 24/5, Tập đoàn buôn bán hàng hóa cơ bản Glencore International đang xuất đầu lộ diện, sau nhiều năm chi phối thị trường thế giới trong bóng tối

glencore-ftse.jpg

Trụ sở của Glencore International ở Thụy Sĩ​

Khi giá hàng hóa đang trở nên ngày càng bất định, việc thả nổi một doanh nghiệp buôn bán nguyên vật liệu xem ra không mấy thích hợp

Thế nhưng Glencore International vẫn niêm yết ở London, Hong Kong vào ngày 24/5/2011và giới chuyên gia dự tính giá trị của nó vào khoảng 61 tỷ USD

Nếu phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thành công, Glencore sẽ là công ty thứ ba trong lịch sử (sau tập đoàn viễn thông khổng lồ BT và tập đoàn năng lượng BG) lọt ngay vào FTSE 100 ngay trong ngày đầu tiên niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán London (London Stock Exchange)

Chỉ số FTSE 100 là chỉ số cổ phiếu của 100 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán London (LSE)

Các công ty thành phần phải đáp ứng các yêu cầu của FTSE Group, bao gồm việc đã niêm yết toàn diện trên sàn LSE với giá được tính theo đồng bảng Anh hoặc đồng Euro, vượt qua các kiểm tra về quốc tịch, mức độ biến động giá tự do (free float) và tính thanh khoản

Chỉ số FTSE 100 được xem là phong vũ biểu của nền kinh tế Anh và là chỉ số cổ phiếu hàng đầu ở châu Âu. Theo website của FTSE Group, 100 công ty FTSE 100 chiếm đến 80% thị trường chứng khoán Anh

Lịch sử hình thành Glencore

Khi mới thành lập năm 1974, Glencore mang tên Marc Rich & Co. Trong những năm 1980, Marc Rich bị cáo buộc tội buôn bán bất hợp pháp với Iran (nước bị Mỹ cấm vận) và phải chạy trốn sang Thụy Sĩ. Năm 1994, ông này đã bán công ty cho các thành viên ban quản trị hãng với giá 600 triệu USD. Kể từ đó, Marc Rich & Co. được đổi tên thành Glencore

MarcRich-Fugitivefinancier.jpg

Tỷ phủ bị từng bị truy nã Marc Rich​

Marc Rich đã tạo dựng nền tảng cho đế chế Glencore tương lai thông qua một loạt các vụ thâu tóm. Năm 1981, Marc Rich & Co. đã mua một công ty buôn bán ngũ cốc Hà Lan và chiếm tới 2/3 cổ phần của một mỏ khai thác kẽm, chì ở Peru. Các vụ thâu tóm này đã tạo ra nền tảng kinh doanh nông sản và tài sản công nghiệp của Glencore

Một bước đột phá đối với tương lai của Glencore là vụ mua cổ phần của Sudelektra trong năm 1990. Sudelektra là một tập đoàn Thụy Sĩ chuyển hướng từ đầu tư hạ tầng cơ sở sang khai khoáng. Năm 1999, Sudelektra đổi tên thành Xstrata và có tên trong FTSE 100. Đây chính là mục tiêu thâu tóm sắp tới của Glencore, sau khi bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thành công ở London

Cách đây 4 năm, Glencore đã đóng vai trò quan trọng trong việc lập ra tập đoàn sản xuất nhôm khổng lồ UC Rusal ở Nga. UC Rusal được thành lập thông qua việc sáp nhập 3 công ty, trong đó có một số tài sản nhôm và alumina của Glencore

Trước đó, đã có nhiều tin đồn rằng Glencore sẽ tìm cách niêm yết trên thị trường chứng khoán, mặc dù CEO Glasenberg vẫn chưa tin chắc đây là một hành động đúng đắn

Tuy nhiên, việc Glencore phát hành các trái phiếu có thể chuyển đổi trị giá 2,3 tỷ USD hồi cuối năm 2009 cho thấy việc niêm yết là không thể tránh khỏi. Bên mua trái phiếu là Tập đoàn Khai khoáng Zijin ( Zijin Mining Group) của Trung Quốc và US First Reserve rất muốn biến khoản đầu tư của họ thành cổ phiếu, một khi Glencore được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Hiện thời, Tập đoàn Khai khoáng Zijin (Zijin Mining Group) của Trung Quốc và US First Reserve đang nằm trong số các nhà đầu tư chủ chốt

Một nhóm các nhà đầu tư , trong đó có Aabar Investments có trụ sở tại Abu Dhabi, dự kiến sẽ mua 31% tổng số IPO của Glencore

Aabar Investments, chi nhánh của International Petroleum Investment Company ở Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và có cổ phần ở các tập đoàn lớn như Tập đoàn sản xuất ô tô Daimler, dự kiến sẽ trở thanh nhà đầu tư lớn nhất, sau các thành viên trong ban chấp hành Glencore. Trong một tuyên bố ngày 18/5, Aabar cho biết sẽ đầu tư 850 triệu USD vào Glencore và có thể đầu tư thêm 150 triệu USD nữa

Có tin nói các tập đoàn đầu tư nổi tiếng thế giới như BlackRock và Fidelity dự kiến sẽ là những cô đông lớn của Glencore

Được thành lập cách đây 37 năm, Glencore hiện là công ty buôn bán hàng hóa lớn nhất thế giới, kiểm soát 60% thị trường kẽm, 50% thị trường đồng, 45% thị trường chì, 38% thị trường nhôm và gần 1/3 thị trường than đá

Glencore hiện đang có tới 57.500 nhân viên ở 40 quốc gia và lãi ròng 3,8 tỷ USD trên tổng doanh số 145 tỷ USD trong năm ngoái

Glencore đã cho công bố triển vọng kinh doanh dày tới 1.600 trang, mang lại cho giới phân tích một cái nhìn hiếm có về cái công ty nổi tiếng là thần bí này

“Người hùng trong bóng tối” Ivan Glasenberg

Giám đốc điều hành Ivan Glasenberg là cổ đông lớn nhất, chiếm tới khoảng 18% cổ phần của Glencore (tương đương với 10 tỷ USD). Các cổ đông chủ chốt khác là Daniel Mate và Telis Mistakidis (mỗi người 6%) và Tor Peterson (5,3%)

glasenberg.jpg

"Người hùng trong bóng tối" Ivan Glasenberg​

Không những thế, Ivan Glasenberg (sinh năm 1957 ở Nam Phi) còn có chân trong Hội đồng quản trị của công ty khai khoáng Xstrata và Minara Recources Ltd

Cha của Ivan là Samuel Glasenberg sinh trưởng ở Lithuania và mẹ của ông là người Nam Phi. Gia đình Glasenberg cư trú tại Illovo, Gauteng gần Johannesburg

Ivan Glasenberg lấy bằng Cử nhân kế toán tại Đại học Witwatersrand (Nam Phi) và lấy bằng thạc sĩ (MBA) tại Đại học Nam California trong năm 1983

Ivan Glasenberg gia nhập Glencore năm 1984, phụ trách văn phòng của Glencore tại Hong Kong và Bắc Kinh (1989-1990) và trở thành trưởng lĩnh vực buôn bán than đá của Glencore năm 1991. Ivan Glasenberg được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành Glencore trong năm 2002

Hơn một thập kỷ qua, CEO Ivan Glasenberg - một người gốc Do Thái mang quốc tịch Nam Phi - vốn là một con người thần bí trong giới doanh thương toàn cầu

Từ trụ sở ẩn dật Zurich (Thụy Sỹ), Ivan Glasenberg đã xây dựng nên một đế chế buôn bán nguyên vật liệu lớn nhất thế giới thống trị nhiều thị trường: từ kẽm, đồng, chì, than đá đến nông sản

Ngại xuất hiện trước công chúng, nhưng CEO Glasenberg rốt cuộc vẫn phải bước ra khỏi bóng tối, khi Glencore phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào cuối tháng 5/2011

Là cổ đông lớn nhất của Glencore, Ivan Glasenberg sẽ có một khối tài sản khổng lồ sau khi phát hành IPO, nhưng ông đã hứa chừng nào còn làm việc cho Glencore thì sẽ không bán một cổ phiếu nào

Ivan Glasenberg là hiện thân cho văn hóa kinh doanh Glencore vốn tự hào về những nhà buôn sẵn sàng lao vào những phi vụ mạo hiểm mà người khác không dám làm như phi vụ Colombia đầu những năm 1990 và Congo đầu những năm 2000

Dưới sự lãnh đạo của CEO Ivan Glasenberg, chỉ những người có thực tài và dám mạo hiểm mới có thể ở lại làm việc cho Glencore International
 
Ivan Glasenberg – bá chủ đế chế khai mỏ

Glencore của ông đang kiểm soát 60% thị trường kẽm, 50% thị trường đồng, 45% thị trường chì, 38% thị trường nhôm và gần 1/3 thị trường than đốt

Nếu một tay viết truyện giật gân nào đó muốn nhào nặn ra một nhà buôn hàng hóa cơ bản bí hiểm, nắm trong tay khối tài sản khổng lồ cùng quyền lực chi phối thế giới mà gần như không hề xuất hiện trước công chúng thì ắt đó sẽ là hình ảnh phản chiếu của Ivan Glasenberg

Hơn một thập kỷ qua nhà lãnh đạo mang quốc tịch Nam Phi của người khổng lồ trong ngành hàng hóa cơ bản Glencore đã là một trong những bí ẩn lớn nhất trong giới doanh thương toàn cầu

Từ tòa trụ sở ẩn dật của mình tại tỉnh Zug, Thụy Sỹ (vốn nổi tiếng với mức thuế ít ỏi và vô số đại gia giàu có người nước ngoài), ông đã xây dựng nên một đế chế trị giá nhiều chục tỷ đôla, một công ty buôn bán lớn nhất thế giới đang thống trị nhiều thị trường, từ kẽm tới đồng, chì và than đốt

Glencore khởi nguồn từ thời nhà buôn dầu lửa gây nhiều tranh cãi Marc Rich nên công ty ngay lập tức bị những người vốn nghi ngờ kiểu cách kinh doanh bí mật của Glencore chỉ trích. Năm 1974, công ty thành lập với tên gọi Marc Rich & Co. trước khi đổi tên vào năm 1994 sau khi Rich bán công ty cho ban quản trị. Lúc đó Rich đang phải trốn ở Thụy Sỹ để tránh bị truy tố về tội trốn thuế tại Mỹ

Cho đến gần đây, ông Glasenberg, con người lỗ mãng và thẳng tính gia nhập công ty năm 1984, vẫn chưa làm gì nhiều để thay đổi thiên kiến này. Vì ngại xuất hiện nên ông hiếm khi phát ngôn trước công chúng, từ chối yêu cầu phỏng vấn và cũng rất hiếm có bức ảnh nào của ông

Trong thời gian đó, ông tập trung biến Glencore trở thành một người khổng lồ và là một công ty hiếm hoi thực hiện tất cả các công đoạn từ thăm dò, sản xuất, marketing tới giao dịch. Khi mua lại của Marc Rich, công ty có giá 600 triệu đôla, nay giá trị của nó đã là 60 tỷ đôla

Đầu tháng này, rút cục ông cũng phải bước ra khỏi bóng tối trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của Glencore. Trong một sự kiện đã được tính toán rất kỹ như thế này thì như đã thành lệ, người lãnh đạo luôn công bố những mục tiêu tham vọng

Mở đầu chiến dịch quảng bá này, Glencore khiến ngay cả các tay giao dịch viên (trader) dày dạn kinh nghiệm cũng phải giật mình khi tiết lộ một trong những bí mật được bảo vệ cẩn mật nhất tại Glencore: quy mô hoạt động giao dịch của công ty. Glencore hiện kiểm soát 60% thị trường kẽm, 50% thị trường đồng, 45% chì, 38% nhôm và gần 1/3 than đốt

Ông Glasenberg, 54 tuổi, nay cực kỳ giàu có. Dù vậy cũng không nên bận lòng nếu ông vẫn muốn gìn giữ sự riêng tư của mình ở Thụy Sỹ. Rõ ràng việc xuất hiện trước công chúng lần này là một bước chuyển đầy khó khăn. Cái ngày công ty niêm yết, Glencore đã quá vụng về khi không giải thích mà trì hoãn thời điểm công bố vị Chủ tịch mới tới 8 tiếng, vì thế mà không ít người đã đặt câu hỏi về trách nhiệm của ông đối với công ty

Ông Glasenberg đã kết hôn và có hai con, ông thích kể rằng mình theo nghiệp kinh doanh là chuyện ngẫu nhiên. Khi còn là sinh viên ngành kế toán tại ĐH Witwatersrand ở Johannesburg dưới thời phân biệt chủng tốc apartheidu ở Nam Phi, ông đăng ký một lớp về hàng hóa cơ bản. Lúc nhìn vào thành công của những nhà buôn nến sáp quốc tế là lần đầu đầu tiên ông bị cái nghề này quyến rũ

Không lâu sau đó, ông chuyển tới Mỹ để theo học MBA tại ĐH Nam California tại Los Angeles. Sau khi hoàn thành khóa học, ông có bước ngoặt lớn trong sự nghiệp khi gia nhập Marc Rich & Co

Công việc này rút cục cũng không đến được tay ông khi công ty phải thu hẹp hoạt động ở Mỹ sau khi Rich vướng vào vòng lao lý. Năm 1983, Mar Rich bị kết tội trốn thuế và phải tỵ nạn ở Thụy Sỹ cho đến khi TT Bill Clinton ân xá cho Rich vào ngày cuối cùng ông tại nhiệm hồi tháng 01/2001

Tuy vậy, người ta nói với Glasenberg rằng ở Johannesburg có một công việc cho ông. Ông bắt đầu thử việc tại bộ phận vận tải với nhiệm vụ kiểm tra chi tiết các chuyến tàu để đảm bảo con tàu nào cũng sẽ xếp hàng đúng thời hạn

Ấy chính là lúc ông học được chìa khóa mở ra cánh cửa thành công là gì: đó là quan hệ dài hạn. Tới nay ông vẫn nhớ như in điều dó

Các đối thủ cũng như đồng nghiệp nói lúc nào ông cũng đang nghe điện thoại, thu thập tin tức mật hoặc củng cố các mối quan hệ. Dường như lúc nào ông cũng sẵn sàng nhảy lên máy bay và thương thảo một hợp đồng bằng cách tới viếng thăm một vị CEO hay một nguyên thủ quốc gia nào đó

Sự nghiệp của ông rất trơn tru, sau 3 năm buôn than ở Sydney và sau đó là 2 năm ở Hong Kong và Bắc Kinh, vào đầu năm 1990, ông trở thành trưởng bộ phận than tại trụ sở của công ty tại thị trấn Baar nhỏ bé ở Thụy Sỹ

Thăng tiến nhanh như Glasenberg không phải chuyện lạ ở Glencore, công ty này vốn nổi tiếng với khả năng đào luyện đội ngũ quản lý của mình. Tháng 01/2002, ông được khoảng 300 nhân viên sở hữu cổ phiếu vào thời điểm ấy bầu lên làm CEO để thay thế Willy Strothotte. Con số ấy nay đã tăng lên 485 người

Là cổ đông lớn nhất nên sau khi IPO ông sẽ có một khối tài sản khổng lồ, nhưng ông vẫn chưa tiết lộ mình sở hữu bao nhiêu cổ phiếu và không hề có ý định làm vậy cho đến tận những phút cuối. Tuy vậy, ông đã hứa chừng nào còn làm việc cho Glencore thì sẽ không bán một cổ phiếu nào

Có thể hơi kín đáo nhưng rõ ràng tính cạnh tranh và sự lạnh lùng của ông cũng rất đáng nể. Là người mê thể thao nên suýt nữa ông đã được dự tranh Olympic 1984 trong môn đi bộ nhanh. Khi ấy vì chế độ phân biệt chủng tộc nên Nam Phi bị cấm tham dự, người đàn ông gốc Do Thái này muốn dự thi với quốc tịch Israel nhưng không thể hoàn thiện hồ sơ kịp thời gian

Ông coi mình là một doanh nhân thẳng thắn căm ghét những trò ba hoa của giới doanh nghiệp

Các đồng nghiệp nói ông hiện thân cho văn hóa của Glencore, công ty vốn tự hào về những nhà buôn kiên gan sẵn sàng lao vào những nơi người khác không dám như Colombia vào đầu những năm 1990 và Congo vào đầu những năm 2000. Những phi vụ mạo hiểm ấy khiến Glencore nổi danh là một hãng buôn mạo hiểm luôn biết lợi dụng các chính phủ yếu kém, Glasenberg mạnh mẽ bác bỏ điều này

Vài năm trước, khi phát biểu tại ĐH Nam California, ông nói với các sinh viên rằng một khi đã chọn cho mình một cái nghiệp, phải “hiến thân cho nó và dành từng giây từng phút để làm việc”

Ông nói thêm: “Để thành công, trong bước đầu sự nghiệp các bạn phải hy sinh rất nhiều, nhưng để đi trước đối thủ, bạn phải làm việc thật chăm chỉ. Có thể nhiều người sẽ nói may mắn là quan trọng, nhưng tôi nghĩ rằng bằng làm việc chăm chỉ để đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội nào, các bạn sẽ tự tạo ra may mắn cho chính mình”

Minh Tuấn
 
Muốn kiếm thật nhiều tiền thì làm thử việc của tôi đây này

“Đặt chân vào Glencore Xtrata, đừng nghĩ đến chuyện vui vẻ,” CEO Ivan Glasenberg trả lời phỏng vấn trên Wall Street Journal

Hầu như ai cũng coi cân bằng giữa công việc và cuộc sống là một mục tiêu đáng mơ ước, kể cả các ông Tổng giám đốc. Và ngày càng nhiều người nghĩ có thời gian rời khỏi bàn làm việc để ở bên gia đình sẽ giúp nhân viên cống hiến tốt hơn

Nhưng Tổng giám đốc Ivan Glasenberg của tập đoàn khai mỏ và buôn bán hàng hóa cơ bản khổng lồ Glencore Xtrata lại muốn nhân viên liên tục làm việc và cạnh tranh ác liệt

Tờ Thời báo Phố Wall vừa hỏi vị CEO 57 tuổi này liệu công ty ông có cái gọi là cân bằng công việc – cuộc sống không

Ông này đáp: “Không. Chúng tôi làm việc. Bước vào công ty này thì đừng có nghĩ đến chuyện vui vẻ. Được cái chúng tôi ai cũng giàu sụ, thế nên làm việc cũng có lợi đấy chứ”

Không có sông với biển gì hết

Giữa cái thời cuối tuần được dùng để ‘teambuilding’, trong tuần chỉ làm 35h và trong văn phòng luôn có bóng bàn, thật hiếm có một công ty đại chúng nào lại lấy tinh thần làm việc 24/7 kiểu cổ điển ra để chào mời cổ đông

“Tôi đã trải qua hai thế hệ lãnh đạo [các bộ phận giao dịch]. Không có ông sếp nào lại không bị cấp dưới lật”

“Tôi có nói với nhà đầu tư, cứ đến mà gặp nhân viên của tôi, nếu anh nghĩ cậu nào đang định ra biển nằm ườn hóng gió thì báo ngay cho tôi biết,” Ivan Glansenberg nói. “Không có sông với biển gì hết !”

Chính Glasenberg cũng không phải ngoại lệ. Ông nói nếu bản thân không nêu gương, cấp dưới sẽ ‘đi đêm’ với hội đồng quản trị và tống cổ ông ra đường, vì chính họ cũng là cổ đông

Ở Glencore, ai đi chậm lại là mất việc lập tức. “Tôi đã trải qua hai thế hệ lãnh đạo [các bộ phận giao dịch]. Không có ông sếp nào lại không bị cấp dưới lật”

“Chính mắt tôi trông thấy chuyện đó,” Glasenberg nói với Thời báo Phố Wall. “Tự dưng có người nghĩ: ‘Mình muốn thư giãn một chút, muốn có thêm chút thời gian với gia đình’ … thế là có kẻ xử lý hắn ngay”

Ivan Glasenberg lên giữ chức CEO của Glencore kể tử năm 2002 nhờ sự tín nhiệm bầu chọn của khoảng 300 nhân viên có sở hữu cổ phiếu vào thời điểm đó. Ông nhấn mạnh mình sẽ làm cho văn hóa này thấm nhuần sâu sắc tại công ty khai mỏ Xstata

Trong thập niên vừa qua, Glencore đã mua lại vô số mỏ khoáng sản. “Tôi nghĩ nên tích hợp nền văn hóa làm việc không ngừng nghỉ của giới thương buôn vào ngành quản lý tài sản, đó sẽ là sự kết hợp tuyệt vời. Và thực sự thì chúng tôi đã làm rồi,” ông nói

Dù vậy, không phải cái gì cũng giống nhau. Lên lịch đào mỏ, điều hành một đội xe tải siêu trọng hay làm những công việc điển hình khác ở một khu mỏ nghĩ là phải ít di chuyển mà kiếm được cũng ít hơn so với một thương buôn bay khắp nơi trên chiếc phản lực và làm trung gian cho những lô cà phê, đường và than trị giá hàng triệu đôla

Đừng ganh tỵ

"Tôi kiếm nhiều hơn anh, đúng, thế tới mà làm việc của tôi đây này"

CEO Glasenberg nói thợ mỏ chẳng có gì phải ganh tỵ với mức lương 7-8 con số của một môi giới (tức hàng triệu, tới hàng chục triệu đôla)

“Muốn làm môi giới chứ gì, nhảy vào mà làm,” ông nói. “Cửa lúc nào cũng mở. Nếu muốn 6 ngày một tuần ngồi trên máy bay, nếu muốn đi khắp thế giới thì cứ việc. Tôi kiếm nhiều hơn anh, đúng, tới mà làm việc của tôi đây này. Xin đấy, lúc nào cũng đón chào”

Văn hóa làm việc cạnh tranh không ngừng nghỉ ấy không phải chuyện hiếm ở các công ty giao dịch. Nhưng cái cách Glasenberg miêu tả nó có cái gì đó hơi cực đoan

Hơn nữa, vụ sáp nhập trị giá 66 tỷ USD giữa Glencore (công ty Glansenberg từng nhiều năm làm CEO) với đại gia khai mỏ Xtrata mới vừa kết thúc hồi cuối tuần trước sau một chuỗi những vụ thương thảo căng thẳng với các cổ đông

Chưa tính tới chuyện khác biệt văn hóa thì việc đưa hai công ty khác nhau về chung sống dưới một mái nhà đã đủ khó khăn rồi. Có lẽ khả năng đuổi việc hàng loạt sẽ không khiến nhân viên hai công ty này cảm thấy dễ chịu gì

Linh Bê
 
Top