What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn Shin-Etsu

LOBBY.VN

Administrator
Tập đoàn Shin-Etsu mở hai nhà máy tại Việt Nam​

Nhà máy phân loại-tái chế đất hiếm sẽ được xây dựng trên diện tích 80.000m2 tại Khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng) với mức đầu tư là 2 tỷ yen

Tập đoàn công nghiệp hóa học Shin-Etsu lớn nhất của Nhật Bản vừa cho biết sẽ xây dựng đồng loạt và đưa vào hoạt động nhà máy phân loại-tái chế đất hiếm và nhà máy sản xuất vật liệu silicon dùng trong sản xuất đèn LED vào năm 2013 với tổng giá trị đầu tư vào khoảng 5 tỷ yen (tương đương 64 triệu USD) tại Việt Nam

Theo thông cáo báo chí của Shin-Etsu, nhà máy phân loại-tái chế đất hiếm sẽ được xây dựng trên diện tích 80.000m2 tại Khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng) với mức đầu tư là 2 tỷ yen

Nhà máy này sẽ phân loại và tái chế kim loại đất hiếm lấy từ nam châm đã qua sử dụng hoặc tinh lọc neodymium và dysprosium có trong bột thải ra trong quá trình sản xuất nam châm để tái sản xuất thành các vật liệu sản xuất nam châm. Khi đi vào hoạt động từ tháng 2/2013, nhà máy này sẽ có công suất 1.000 tấn/năm

Sau một thời gian, nhà máy này sẽ tiến tới xử lý quặng từ các mỏ đất hiếm trên khắp thế giới để đa dạng hoá các mặt hàng kim loại đất hiếm

Shin-Etsu cũng cho biết sẽ xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu silicon dùng trong sản xuất đèn LED tại Khu công nghiệp Thăng Long 2 (tỉnh Hưng Yên) trên diện tích đất 50.000m2 với giá trị đầu tư ước tính 3 tỷ yen

Lý do Shin-Etsu đưa ra là vì Việt Nam có giá nhân công rẻ hơn so với các quốc gia khác, có nguồn nhân lực được đào tạo tốt trong khi lại gần các nhà máy sản xuất đền LED trong khu vực Đông Nam Á

Do vậy, Shin-Etsu có mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành một trọng điểm sản xuất của hãng trong thời gian tới
 
Nhật xây nhà máy lọc đất hiếm ở Việt Nam​

Công ty hóa chất của Nhật Bản Shin-Etsu Chemical Co, Ltd. lên kế hoạch đầu tư 2 tỉ yên (khoảng 25.9 triệu USD) để xây nhà máy tinh luyện đất hiếm cũng như cơ sở chế biến nguyên liệu cho bản phát quang điện tử tại Việt nam

Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, ông Đoàn Xuân Hưng, được trang Bấm web công ty dẫn lời nói “Chúng tôi hoan nghênh quyết định của Shin-Etsu Chemical Co, Ltd. đầu tư sang Việt Nam”

“Hiện nay quan hệ Nhật-Việt đang ở giai đoạn phát triển rất tốt và đây là thời điểm thích hợp để các công ty Nhật vào Việt Nam. Chúng tôi chúc công ty Shin-Etsu thành công”, ông Hưng nói thêm

Nhà máy thứ nhất, dự kiến đặt tại Khu Công nghiệp Đình Vũ, Hải Phòng, sẽ tinh chế 1.000 tấn đất hiếm mỗi năm và là cơ sở đầu tiên của công ty này đặt ở ngoài Nhật Bản

Giảm lệ thuộc

Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ nâng công suất luyện và tinh lọc “đất hiếm của công ty lên thêm 50%, giúp họ giảm lệ thuộc vào nguồn đất hiếm từ Trung Quốc

"Chúng tôi hoanh nghênh quyết định của Shin-Etsu Chemical Co, Ltd. đầu tư sang Việt Nam"
Ông Đoàn Xuân Hưng, Đại sứ Việt Nam tại Nhật


Shin-Etsu Chemical Co., công ty lớn thứ hai trên thế giới sản xuất các bộ phận từ tính từ đất hiếm cũng sẽ cung cấp cho nhà máy ở Hải Phòng những nam châm cũ thu lại từ các xe hơi hybrid, các phần cứng của máy vi tính và những thiết bị khác từ nhà máy của họ

Nhà máy ở Hải Phòng sẽ không chỉ tinh luyện đất hiếm khai thác được từ mỏ tại Việt Nam mà nhà máy này còn xử l‎‎y nhiên liệu từ Úc, Ấn Ðộ và những nơi khác nữa

Cơ sở thứ hai trong kế hoạch đầu tư của Shin-Etsu là nhà máy tinh chế nguyên liệu cho bản phát quang điện tử, dự kiến đặt tại Khu Công nghiệp Thăng Long 2 tại tỉnh Hưng Yên

Báo Nikkei và website công ty cho hay theo dự kiến cả hai nhà máy sẽ đi vào hoạt động để cho ra sản lượng vào mùa xuân năm 2013

Hồi cuối tháng 10 năm ngoái Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký một thỏa thuận hợp tác khai thác, chế biến đất hiếm tại mỏ Đông Pao, Lai Châu, phía tây bắc của Việt Nam, giáp biên giới Trung Quốc

Mỏ Đông Pao được cho có trữ lượng đất hiếm có các khoáng chất lanthanum, cerium và neodymium rất cần thiết để sản xuất màn hình tinh thể lỏng và bình điện cho xe hơi hybrid (chạy cả xăng lẫn điện)

Được biết hai nước sẽ khai trương một trung tâm nghiên cứu tại Hà Nội vào năm nay để phát triển công nghệ tách đất hiếm từ quặng khoáng sản và tinh lọc làm sao để không làm ô nhiễm môi trường
 
Nhật chi 63 tỷ USD để giảm sử dụng đất hiếm​

Số tiền này không chỉ trợ cấp các doanh nghiệp sản xuất vật liệu thô mà còn cho các doanh nghiệp chế tạo sản phẩm, như các nhà chế tạo ôtô

Ngày 8/2, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) cho biết sẽ chi tổng cộng 5.000 tỷ yen (khoảng 63 tỷ USD) để trợ cấp 49 dự án thử nghiệm giúp giảm lượng kim loại đất hiếm sử dụng trong quá trình sản xuất công nghiệp

Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh có những quan ngại ngày càng gia tăng trong giới doanh nghiệp Nhật Bản về khả năng thiếu hụt nguồn cung kim loại đất hiếm, một loại vật liệu không thể thiếu trong quá trình sản xuất các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, do Trung Quốc - nước xuất khẩu kim loại đất hiếm lớn nhất thế giới - đã liên tục cắt giảm kim ngạch xuất khẩu loại nguyên liệu này

Dự kiến, METI sẽ không chỉ trợ cấp các doanh nghiệp sản xuất vật liệu thô mà còn cho các doanh nghiệp chế tạo sản phẩm, như các nhà chế tạo ôtô, để giúp họ cắt giảm lượng kim loại đất hiếm sử dụng trong quá trình sản xuất

Ngoài ra, METI cũng sẽ trợ cấp những dự án phát triển sản phẩm không sử dụng kim loại đất hiếm hoặc các dự án tái chế kim loại này

Trong vòng hai năm tới, METI đặt mục tiêu cắt giảm khoảng 200 tấn kim loại dyprosi (một loại kim loại đất hiếm nặng, được sử dụng để chế tạo nam châm của động cơ dùng trong ôtô và máy công nghiệp) tiêu dùng mỗi năm

Liên quan tới vấn đề này, Công ty Điện Mitsubishi ngày 8/2 cho biết đã chế tạo thành công một thiết bị có thể tách các kim loại đất hiếm từ những máy điều hòa không khí đã qua sử dụng

Dự kiến, thiết bị này sẽ được lắp đặt ở một nhà máy do Green Cycle Systems Corp., một công ty con thuộc Mitsubishi, điều hành ở tỉnh Chiba, và sẽ được đưa vào hoạt động trong tháng Tư tới

Thiết bị này được hy vọng sẽ giúp đối phó sự thiếu hụt kim loại đất hiếm và tình trạng tăng giá của loại nguyên liệu đầu vào quan trọng này

Hiện Công ty Điện Mitsubishi đang cân nhắc khả năng tái chế các kim loại đất hiếm trong ổ cứng máy tính
 
Top