What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn Tata

LOBBY.VN

Administrator
Dự án thép 5 tỉ USD của Tata sắp được thực hiện​

47931eb4hoasen1.jpg

Dự án thép ở Hà Tĩnh do Tập đoàn Tata của Ấn Độ đầu tư này có thể sắp được thực hiện sau khi bị trì hoãn từ năm 2008

Tờ IBN Live - Ấn Độ đưa tin dự án thép trị giá 5 tỷ USD ở Hà Tĩnh do Tập đoàn Tata của Ấn Độ đầu tư có thể sắp được thực hiện sau khi bị trì hoãn từ năm 2008. Báo chí Ấn Độ cũng cho biết đây là dự án đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của một công ty Ấn Độ

Theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chậm triển khai và cấp phép dự án đầu tư này. Một trong những nguyên nhân chậm tiến độ là tập đoàn Tata chưa đạt được thỏa thuận về kinh phí giải phóng mặt bằng và xây dựng hệ thống nước. Số tiền mà tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng tăng khá cao so với mức ban đầu

Theo báo Đầu tư ngày 22/8, đầu năm 2011, theo tính toán của Tata, để giải phóng mặt bằng 725 ha cho dự án, nhà đầu tư có thể mất tới khoảng 2.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 100 triệu USD. Tata góp 65% vốn trong dự án nhưng chỉ chấp thuận ứng trước khoảng 30 triệu USD

Dự án thép Tata liên doanh giữa Tập đoàn Tata (Ấn Độ) góp 65% vốn, Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) và Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) góp 35% vốn, đặt tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh

Khu liên hợp sẽ được xây dựng theo 3 giai đoạn với tổng vốn đầu tư 5 tỷ USD. Công suất dự kiến 4,5 triệu tấn/năm. Vào thời điểm các bên ký biên bản ghi nhớ và biên bản hợp tác vào tháng 5-6/2007, dự án này hứa hẹn hiệu quả kinh tế lớn cho ngành thép. Tuy nhiên đến nay dự án này vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư do chưa có mặt bằng xây nhà máy
 
Cyrus Mistry - Người kế nhiệm của Tập đoàn TaTa​

tata.jpg

- Cyrus Mistry, 43 tuổi, người kế nhiệm cương vị điều hành tập đoàn Tata của Ấn Độ, có một lý lịch khá mờ nhạt

Ông từng điều hành công ty xây dựng Shapoorji Pallonji & Co của gia đình. Cyrus Mistry sẽ có thời gian để tìm hiểu công việc trước khi trở thành Chủ tịch tập đoàn, thay cho người tiền nhiệm Ratan Tata sẽ nghỉ hưu vào tháng 12/2012

Cuối cùng, vào cuối tháng 11 vừa qua, Tata Sons - công ty nắm giữ phần lớn cổ phần trong các công ty con của Tata Group - đã xướng tên người kế vị Ratan Tata, Chủ tịch lâu năm của Tata Group, chấm dứt sự lơ lửng về chiếc ghế được trông đợi nhất trong giới kinh doanh Ấn Độ. Tuy nhiên, tên người được xướng lên lại gây không ít bất ngờ

Người đó là Cyrus Pallonji Mistry, một nhà điều hành không mấy tên tuổi với tuổi đời còn rất trẻ - 43 tuổi. Tata Sons cho biết, ông Mistry được chỉ định làm Phó Chủ tịch Tata Group với hiệu lực tức thì và sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch khi Ratan Tata về hưu vào tháng 12.2012

Cyrus Mistry là ai ? Liệu ông có thể lãnh đạo tập đoàn lớn nhất Ấn Độ với hơn 80 tỉ USD doanh thu ?

Lý lịch mờ nhạt

Mistry học chuyên ngành kỹ sư dân dụng tại Trường Đại học Imperial ở London và học quản lý tại Trường Kinh doanh London trước khi về làm việc tại Shapoorji Pallonji & Co, công ty xây dựng của gia đình ông. Cha ông - Pallonji Mistry là cổ đông lớn nhất trong Tata Sons với 18% cổ phần và giá trị tài sản ròng 7,6 tỉ USD (theo ước tính của Forbes)

Mistry là thành viên hội đồng quản trị của Tata Sons từ năm 2005 và hồ sơ về năng lực điều hành của ông chỉ gói gọn trong quãng thời gian cầm cương tại Shapoorji Pallonji & Co kể từ năm 1994. Mistry tỏ ra là một nhà lãnh đạo giỏi khi đã làm tăng mạnh doanh thu của mảng xây dựng ở Shapoorji lên mức xấp xỉ 1,5 tỉ USD từ mức 20 triệu USD vào năm 1994

Theo một báo cáo của Công ty, “dưới sự quản lý của Mistry, Shapoorji đã làm được nhiều cái đầu tiên ở Ấn Độ như xây dựng những tòa tháp căn hộ cao nhất, cầu sắt dài nhất, ụ tàu lớn nhất… Bộ phận xây dựng của Công ty đã có mặt tại hơn 10 quốc gia”

Một trong những công trình ghi dấu ấn của Mistry là dự án phát triển công viên công nghệ sinh học lớn nhất Ấn Độ gần Hyderabad, một dự án hợp tác với chính quyền Andhra Pradesh

Ajit Rangnekar, Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Ấn Độ tại Hyderabad, cho biết Mistry là một nhà điều hành thông minh. Tuy nhiên, khiếm khuyết lớn nhất của Mistry chính là sự thiếu kinh nghiệm toàn cầu. “Ông ấy đến từ một công ty gia đình có quy mô tương đối nhỏ, chủ yếu hoạt động tại Ấn Độ, trong khi lĩnh vực kinh doanh của nó lại hoàn toàn khác biệt với một tập đoàn phức tạp như Tata”, ông Rangnekar nói

Khi Ratan Tata đảm nhiệm vị trí chủ tịch năm 1991, doanh thu của Tata Group chỉ là 5,8 tỉ USD nhưng nay con số này đã là 83,3 tỉ USD trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31.3.2011. Tập đoàn này sở hữu hơn 100 công ty tại hơn 80 quốc gia hoạt động trong nhiều lĩnh vực như trà, công nghệ thông tin, ôtô, thép, hóa chất, khách sạn…

Lực lượng lao động của Tập đoàn trên toàn cầu hiện lên tới hơn 425.000 người. Như vậy, xét về mặt doanh thu, Tata Group gấp Shapoorji tới 55 lần, còn xét về mặt lực lượng lao động, con số này là gấp 18 lần

Gánh nặng ngàn cân

Sự thiếu kinh nghiệm của Mistry đã khiến cho không ít chuyên gia phân tích và nhà đầu tư lo ngại liệu ông có thể giải quyết những thách thức lớn mà Tata đang phải đối mặt

Mặc dù Mistry kế thừa một tập đoàn quốc tế đang bành trướng mạnh mẽ, nhưng sự không chắc chắn lại đang chờ chực ở phía trước do những bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới. Nền kinh tế Ấn Độ đang trải qua một giai đoạn khó khăn

Hoạt động sản xuất công nghiệp đang giảm xuống, lạm phát đang tăng cao, đồng rupee giảm mạnh so với USD. Kinh tế thế giới cũng đang biến động khó lường, đặc biệt cuộc khủng hoảng nợ đang lan rộng tại châu Âu và sự phục hồi yếu ớt của nền kinh tế Mỹ

Trong khi đó, 58% doanh thu của Tata lại đến từ các thị trường bên ngoài Ấn Độ. Vì thế, sự sa sút ở các thị trường nước ngoài sẽ tác động tiêu cực đến tình hình lợi nhuận của Tập đoàn. Và thực tế, điều đó đang diễn ra tại các công ty con lớn của Tata Group như Tata Consultancy Service (TCS), Tata Motors và Tata Steel.

TCS, công ty con lớn nhất của Tata xét về mức vốn hóa thị trường, là công ty công nghệ thông tin lớn nhất Ấn Độ trị giá 2,2 tỉ USD. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của TCS đã chậm lại do bất ổn kinh tế tại Mỹ và châu Âu, vốn chiếm tới 2/3 thị trường của công ty này

Tại những lĩnh vực quan trọng khác, Tata Group cũng đang đối mặt với làn gió ngược. Tata Motors, nhà sản xuất chiếc xe giá rẻ Tata Nano cũng như 2 nhãn hiệu hạng sang Jaguar và Land Rover, giữa tháng 11 vừa qua, đã báo cáo mức giảm 16% lợi nhuận quý II/2011 trong khi doanh số bán ôtô giảm mạnh (do lãi suất tăng cao hơn và giá xăng dầu tăng) và lỗ tỉ giá lớn do đồng rupee giảm giá hơn 8% so với USD từ tháng 7-9.2011

Trong khi đó, nhà sản xuất thép Tata Steel lại đang chật vật với nhu cầu yếu và chi phí nguyên vật liệu tăng cao hơn

Ngay cả bản thân sự bành trướng của Tata Group cũng đang tồn tại nhiều vấn đề. Kể từ khi lên nắm quyền, Ratan đã thâu tóm rất nhiều công ty trên thế giới, gần đây nhất là mua lại nhà sản xuất thép châu Âu Corus với giá hơn 12 tỉ USD năm 2007 và 2 nhãn xe cao cấp của Anh là Jaguar và Land Rover với giá 2,3 tỉ USD năm 2008. Đây là một trong những thách thức lớn nhất của Mistry: Làm sao để các thương vụ này tạo ra lợi nhuận từ số tiền quá lớn đã bỏ ra mua lại

Khoan nói đến lợi nhuận tạo ra từ các thương vụ, chỉ riêng khoản nợ khổng lồ qua những năm đi thâu tóm cũng khiến Mistry phải đau đầu. Chỉ riêng thương vụ Corus và Jaguar & Land Rover đã khiến 2 kẻ đi thâu tóm Tata Steel và Tata Motors phải gánh món nợ tới 14 tỉ USD

Có thể thấy, mặc dù Tata đã tạo ra 83,3 tỉ USD doanh thu trong tài khóa kết thúc vào ngày 31.3.2011 nhưng lợi nhuận chỉ đạt 5,8 tỉ USD. Điều này cho thấy chi phí và hiệu quả sáp nhập là bài toán mà Mistry phải tìm ra lời giải

Vijay Govindarajan, Giáo sư Trường Kinh doanh Tuck thuộc Đại học Dartmouth, cho rằng thập kỷ tới sẽ là thời kỳ tăng trưởng chậm. Vì thế, câu trả lời duy nhất cho bài toán tăng trưởng trong thời kỳ này chính là cải tiến và theo ông, việc Mistry làm tốt nhiệm vụ này đến đâu sẽ quyết định sự thành công của Tata trong thập kỷ này

Mặc dù có không ít người hoài nghi khả năng của Mistry, nhưng một số vẫn tin tưởng ở ông. Theo một nhà điều hành trong nội bộ Tập đoàn (không muốn nêu tên), “Cyrus là thành viên hội đồng quản trị của Tata Sons từ năm 2005 và là người thường đưa ra những kiến nghị rất thông minh và khả thi”. Và do đó, Mistry sẽ có thể đưa ra những sáng kiến để tạo ra động cơ tăng trưởng mới trong tương lai cho Tập đoàn

Về sự thiếu kinh nghiệm của Mistry, ông Deepak Parekh, Chủ tịch của HDFC Bank (Ấn Độ), người đã biết Mistry trong 20 năm qua, cho rằng, không quá đáng ngại. Theo ông, với sự nhanh nhạy của mình, trong 1 năm làm việc ở vị trí Phó Chủ tịch, Mistry sẽ bắt kịp. Hơn nữa, “là thành viên hội đồng quản trị của Tata trong nhiều năm, Mistry đã chứng kiến và hiểu được những khó khăn mà Tata gặp phải”, ông nói
 
Chủ nghĩa tư bản ở Ấn Độ - Huyền thoại Ratan Tata​

RatanTata30.jpg

Những gì mà ông chủ của tập đoàn lớn nhất Ấn Độ đã làm được đem đến nhiều bài học quý giá để thành công ở các nước mới nổi trong bối cảnh toàn cầu hóa và môi trường trong nước chưa hoàn thiện

Rất dễ hiểu tại sao Ratan Tata, người sẽ nghỉ hưu và rời khỏi vị trí chủ tịch tập đoàn Tata Sons, lại đóng vai trò rất quan trọng ở Ấn Độ. Tập đoàn mà ông quản lý là tập đoàn tư nhân lớn nhất Ấn Độ, chiếm tới 7% tổng giá trị vốn hóa của TTCK nước này

Đây là tập đoàn đóng góp tới 3% tổng số thuế doanh nghiệp của Ấn Độ. Sản phẩm của các doanh nghiệp trực thuộc tập đoàn Tata bao phủ đời sống của người dân Ấn Độ: từ ngôi nhà, xe hơi, điện thoại, bảo hiểm, điều hòa, khách sạn đến những thứ nhỏ nhặt như thực phẩm, đồng hồ, giày dép

Ratan Tata đã trở thành “ông vua” của các doanh nghiệp Ấn Độ trong suốt 2 thập kỷ qua. Người dân Ấn Độ kính trọng ông, như người Italia kính trọng Gianni Agnelli (người sáng lập hãng xe hơi Fiat) hay người Mỹ kính trọng J.P. Morgan

Tuy nhiên, theo 1 cách nào đó, sự sùng kính mà người dân Ấn Độ dành cho ông là khá đặc biệt. Ông không phải là 1 doanh nhân gắn chặt với chiếc máy tính như những “phù thủy công nghệ” ở Bangalore. Bắt đầu thừa kế tập đoàn đến nay đã 144 tuổi từ năm 1991, Tata đã rất cố gắng để khẳng định bản thân. Thậm chí, cho đến nay, nhiều người vẫn chỉ trích ông vì đã bỏ mặc TCS – mảng kinh doanh công nghệ của tập đoàn

Ông cũng không phải là hình mẫu lý tưởng về mặt tài chính. Sau làn sóng chuyển giao quyền lực liên tiếp trong suốt thập kỷ qua, tỷ lệ lợi nhuận trên nguồn vốn của tập đoàn chỉ ở mức trung bình. Thậm chí, người kế nhiệm Cyrus Mistry còn phải giải quyết những món nợ của 1 số công ty con làm ăn thua lỗ

Những gì mà Ratan Tata đã làm được lại đem đến nhiều bài học quý giá để có thể kinh doanh thành công ở các quốc gia mới nổi trong bối cảnh toàn cầu hóa và môi trường trong nước chưa hoàn thiện

Toàn cầu hóa là điều Tata có thể thích ứng 1 cách dễ dàng. Ông học ngành kiến trúc sư ở Mỹ. Ông thà bàn bạc về các mẫu thiết kế xe hơi với các kỹ sư trẻ chứ không thích đọc những tài liệu đánh giá hiệu quả công việc

Tata đã sớm nhận ra rằng do nền kinh tế bắt đầu mở cửa vào những năm 1990, các doanh nghiệp bắt buộc sẽ phải nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng với các tiêu chuẩn mới

Ông cũng đã sớm nhận biết được sẽ phải mua lại các đối thủ cạnh tranh nếu cần thiết. Các thương vụ thâu tóm mà ông đã thực hiện bao gồm Corus (hãng sản xuất thép khổng lồ của nước Anh) và Jaguar Land Rover

Thương vụ thứ nhất trở thành thảm họa tài chính trong khi thương vụ thứ 2 là chiến thắng vang dội. Tuy nhiên, cả 2 thương vụ này cho thấy các doanh nghiệp Ấn Độ nói riêng cũng như doanh nghiệp đến từ các nền kinh tế mới nổi nói chung nên học tập để có thể đạt được vị thế cao trên thương trường quốc tế

Người Ấn Độ sẽ cho rằng bài học này đã được áp dụng 1 cách triệt để với nhiều thương hiệu quốc tế xuất phát từ Ấn Độ. Tuy nhiên, đất nước này vẫn còn tồn tại quá nhiều ngành được nhà nước bảo hộ. Bản thân Tata luôn luôn tôn sùng trạng thái mở cửa nền kinh tế và toàn cầu hóa

Làm thế nào để đạt được sự toàn vẹn lại là 1 bài học khác. Tập đoàn Tata không thể hoàn toàn không dính vào scandal. Hãng đã dính vào những vụ rắc rối hồi đầu những năm 2000. Các đối thủ cũng cho rằng Tata có được vị thế như ngày nay là nhờ vào việc bợ đỡ các chính trị gia trong những năm trước và sau khi Ấn Độ giành được độc lập năm 1947

Tuy nhiên, ông là người hoàn toàn chống lại tham nhũng. Tata luôn giữ khoảng cách với tầng lớp chính trị gia. Ông cũng tấn công mạnh mẽ vào tình trạng mà ông gọi là “lợi ích nhóm” – tình trạng các doanh nghiệp kiếm lời từ mối quan hệ với các quan chức chính phủ

Tham nhũng đã trở thành vấn đề nhức nhối của Ấn Độ. Trở lại những năm 1990, các công ty gia đình bắt đầu niêm yết cổ phiếu và bành chướng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trong 1 thập kỷ gần đây, mọi sự đã khác

Tiền được tạo ra trong ngành khai mỏ và xây dựng cơ sở hạ tầng – những lĩnh vực có sự can thiệp của chính phủ và có rất ít cạnh tranh với nước ngoài

Tình trạng tham nhũng tràn lan. Các công ty gia đình mất hết vị thế dẫn đầu và thậm chí còn trở thành những “xác chết biết đi” nhận sự trợ giúp từ chính phủ. Đầu tư tư nhân sụt giảm nghiêm trọng và đây cũng chính là nguyên nhân chính khiến tăng trưởng của Ấn Độ suy sụp

Thu Hương
 
Thương vụ đầu tư kỷ lục từ Ấn Độ tại Việt Nam
Tata Power giành hợp đồng trị giá 1,8 tỷ USD xây dựng nhà máy nhiệt điện Long Phú 2...


Dự án nhiệt điện Long Phú 1 do Petro Vietnam là chủ đầu tư​

Công ty Tata Power thuộc tập đoàn Tata của Ấn Độ đã giành hợp đồng trị giá 1,8 tỷ USD xây dựng nhà máy nhiệt điện Long Phú 2 tại Sóc Trăng. Để có được hợp đồng này, Tata Power đã phải vượt lên các đối thủ đến từ Hàn Quốc và Nga

Thông tin trên vừa được đăng tải trên trang Live Mint của Ấn Độ. Theo trang này, việc giành hợp đồng xây nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam sẽ mở đường thúc đẩy những tham vọng của Tata Power tại thị trường Đông Nam Á cũng như chính sách hướng Đông của Ấn Độ

Dự án nhiệt điện Long Phú 2 khi được thực hiện sẽ là vụ đầu tư lớn nhất từ trước đến nay của Ấn Độ vào Việt Nam. “Tata Power đã được Chính phủ Việt Nam giao dự án Long Phú 2 dựa trên các nghiên cứu tiền khả thi. Công suất của dự án là 1.200 MW theo quy hoạch tổng thể. Tata Power hiện đang thực hiện các bước đi tiếp theo nhằm chính thức hóa một biên bản ghi nhớ giữa hai bên”, một tuyên bố của Tata Power gửi theo đường email cho biết

Theo dự kiến, việc xây dựng dự án nhiệt điện nói trên sẽ bắt đầu vào năm 2019. Nguồn tin thân cận cho biết, những việc mà Tata Power cần làm sắp tới liên quan tới dự án là hoàn thành kế hoạch về tài chính và đạt một thỏa thuận về mua bán điện

Trang Live Mint cho hay, trong một lá thư hôm 21/5 gửi tới ông Ranjit Rae, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, Giám đốc điều hành S. Ramakrishnan của Tata Power bày tỏ lời cảm ơn vì “đã hỗ trợ Tata Power sớm đạt được dự án này”

“Trên phương diện nào đó, đây là một cột mốc đối với Ấn Độ”, ông Charan Wadhva, một chuyên gia kinh tế thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách ở New Delhi, nhận xét

“Tập đoàn Tata là công ty đa quốc gia số 1 của Ấn Độ. Họ có khả năng và uy tín để làm những dự án như vậy. Điều này sẽ giúp ích cho chính sách hướng Đông của Ấn Độ. “Việt Nam là một trong những quốc gia năng động trong khu vực”, ông Wadhva nói

Chính sách hướng Đông của Ấn Độ là những nỗ lực của nước này từ đầu thập niên 1990 nhằm tăng cường quan hệ kinh tế với các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao ở khu vực Đông Nam Á

Long Phú 2 là một trong ba nhà máy điện thuộc Trung tâm Điện lực Long Phú. Nhiệt điện Long Phú 1 với công suất 1.200 MW do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) làm chủ đầu tư. Nhiệt điện Long Phú 2 đã được giao cho Tập đoàn Sông Đà làm chủ đầu tư từ tháng 5/2010, nhưng vào tháng 8 năm ngoái, do phải tập trung nguồn lực tài chính để thực hiện các dự án thủy điện nên Tập đoàn Sông Đà đã xin trả lại dự án này

Việc tham gia vào Nhiệt điện Long Phú 2 có thể coi là một sự trở lại Việt Nam của Tập đoàn Tata. Trước đây, tập đoàn này đã lên kế hoạch đầu tư dự án thép 5 tỷ USD ở Hà Tĩnh, nhưng đến hiện tại vẫn chưa đạt được tiến triển gì

An Huy
 
Nhiệt điện Long Phú 2 sẽ chạy bằng than nhập khẩu
- Công ty Tata Power (công ty con của Tập đoàn Tata, Ấn Độ) dự kiến sẽ sử dụng nguồn than nhập khẩu từ Indonesia hoặc Úc để vận hành nhà máy nhiệt điện Long Phú 2

Thông tin này được Công ty Tata Power thông báo với Cục Hàng hải Việt Nam trong buổi làm việc chiều 23-7

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online trưa 24-7, ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết phía Tata Power thông báo, vào tháng 5-2013, Chính phủ đã chấp thuận cho phép công ty này đầu tư nhà máy nhiệt điện Long Phú 2 theo hình thức BOT tại Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

Tổng công suất của nhà máy là 1.200 MW, bao gồm 2 tổ máy. Theo Tata Power, nhà máy nhiệt điện Long Phú 2 dự kiến sẽ sử dụng nguồn than nhập khẩu từ Indonesia hoặc Australia, được vận chuyển bằng tàu trọng tải lớn (trên 100.000 DWT)

Tuy nhiên, do tàu lớn không vào được các cảng khu vực ĐBSCL nên phương án được tính tới là vận chuyển từ cảng nước sâu ở Bà Rịa - Vũng Tàu hoặc một số cảng khác rồi chuyển qua tàu nhỏ hoặc sà lan, có mớn nước phù hợp với luồng sông Hậu để đưa đến cầu cảng của nhà máy

Dự kiến, đến năm 2018 nhà máy nhiệt điện Long Phú 2 sẽ đi vào vận hành. Do vậy, công ty này kiến nghị Chính phủ sớm xây dựng các cảng trung chuyển than để vận chuyển than đến các nhà máy, ông Nhật cho biết

Thời gian tới Cục Hàng hải Việt Nam sẽ có chuyến khảo sát về các địa điểm xây dựng cảng trung chuyển than khu vực ĐBSCL

Năm 2012, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã đề xuất 8 vị trí đặt cảng trung chuyển than cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long gồm Vĩnh Tân, Cái Mép, Sóc Trăng, Côn Đảo, Nam Du, Duyên Hải, Soài Rạp và Hòn Khoai

Long Phú 2 là một trong ba nhà máy thuộc Trung tâm nhiệt điện Long Phú (Sóc Trăng), được Chính phủ phê duyệt đến năm 2015. Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 đã được Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) xây dựng và dự kiến đi vào hoạt động năm 2015

Tại khu vực ĐBSCL, dự kiến sẽ xây dựng các trung tâm điện lực lớn như Duyên Hải (Trà Vinh), Long Phú (Sóc Trăng), Sông Hậu (Hậu Giang) … sử dụng than làm nhiên liệu chính. Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển than cho các nhà máy nhiệt điện khu vực này là cần thiết
 
Top