What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn TSQ

LOBBY.VN

Administrator
Tập đoàn TSQ Việt Nam​

banner_gioithieu.jpg

Đối với mỗi người con xa xứ, quê hương luôn là nơi nghĩa nặng tình thâm. Quê hương – hai tiếng thật thiêng liêng, như một nhà thơ đã viết “quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”. Hơn 20 năm xa quê, từng ngày, từng giờ, chúng tôi - những Việt kiều tại Ba Lan vẫn đau đáu ước vọng được trở về quê hương, được sẻ chia và góp phần sức lực nhỏ bé xây dựng Tổ quốc giàu mạnh. Quê hương không chỉ là điểm tựa vững chắc, mà còn là hành trang trong suốt chặng đường phấn đấu vươn lên, phát triển của chúng tôi

Là một thương hiệu được gây dựng từ những Việt kiều xa quê tại Ba Lan, TSQ Việt Nam ra đời vào tháng 11 năm 2006 thuộc Tập đoàn TSQ Finance (Cộng hòa Ba Lan), hoạt động đa ngành từ bất động sản, vật liệu xây dựng, sản xuất hàng dệt may, thực phẩm đến các lĩnh vực như giáo dục, tài chính, v.v.

Hiện nay, Công ty đang tập trung đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực bất động sản và vật liệu xây dựng. Với những dự án quy mô đến hàng trăm triệu đô la, TSQ Việt Nam luôn nỗ lực hết mình để tạo dựng thương hiệu trên nền tảng vững chắc của những công trình uy tín hàng đầu Việt Nam. Những công trình mang thương hiệu TSQ Việt Nam cam kết được đảm bảo chất lượng quốc tế, cùng công nghệ quản lý tiên tiến đã được thử nghiệm thành công tại các công trình hàng đầu trên thế giới

Với tất cả lòng yêu nghề và quyết tâm đưa Công ty từng bước phát triển vững chắc, đội ngũ cán bộ, nhân viên Công ty TSQ Việt Nam luôn cố gắng làm việc bằng tất cả năng lực và uy tín để mang đến cho khách hàng một thương hiệu TSQ gần gũi, một địa chỉ kinh doanh lý tưởng, một môi trường sống hoàn hảo và quan trọng là để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Đến với TSQ Việt Nam khách hàng sẽ được hưởng các sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ chuyên nghiệp, giá thành hợp lý và đáp ứng được nhu cầu của từng đối tượng khách hàng

Đây chính là những giá trị nhân văn cao cả mà TSQ đã, đang và sẽ tiếp tục nỗ lực vì lợi ích của khách hàng




DotruongSign.png

Đỗ Trường Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị​

TSQ Vietnam
 
Rộng cửa cho hàng Việt vào Ba Lan​

- Là cửa ngõ vào Tây Âu, Ba Lan đang đẩy mạnh xúc tiến phát triển thương mại với VN. Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Beata Stelmach, thứ trưởng ngoại giao phụ trách kinh tế, cho biết:

520240.jpg

Bà Beata Stelmach​

- Chúng tôi đang chú trọng mở rộng mối quan hệ đối tác kinh tế với VN. Năm qua, quan hệ thương mại hai bên đã đạt 400 triệu USD, trong đó chủ yếu VN xuất khẩu sang Ba Lan

Đặc biệt, chúng tôi đã công bố khoản vay thương mại với các điều kiện ưu đãi dành cho VN khoảng 280 triệu USD. Nếu Chính phủ VN đồng ý, Ba Lan sẵn sàng cho ngành đóng tàu, cụ thể là Vinashin của VN, vay. Chúng tôi nhấn mạnh muốn hợp tác với VN trong một số ngành, trong đó có ngành đóng tàu

Nếu khoản tín dụng 280 triệu USD chưa đủ, chúng tôi sẵn sàng mở rộng thêm. Hiện nay, trong khoản 280 triệu USD, chúng tôi đã giải ngân được 17 triệu USD cho một trung tâm nghiên cứu về đóng tàu của VN trực thuộc Vinashin để làm bể thử - công cụ cho công tác nghiên cứu, thiết kế tàu thủy

* Ba Lan muốn bắt đầu tăng quan hệ kinh tế với VN từ các khoản cho vay. Vậy trở ngại lớn nhất của các doanh nghiệp Ba Lan muốn đầu tư vào VN là gì ?

- Tôi thấy vấn đề trở ngại đáng kể đang được nói tới là khoảng cách địa lý giữa VN và Ba Lan rất xa nhau. Nhưng tôi thấy đó không phải vấn đề quá khó, bởi hai nước đã có truyền thống giao thương từ những năm 1980. Hàng hóa VN ở Ba Lan nhiều và hàng Ba Lan ở VN cũng đã có tiếng, như dược phẩm, xử lý môi trường... Ba Lan có thể là cửa ngõ đưa hàng VN vào châu Âu và VN là cửa ngõ đưa hàng Ba Lan vào Đông Nam Á

Cuối tháng 9-2011, tôi sẽ dẫn đầu đoàn doanh nghiệp sang VN tìm hiểu cơ hội hợp tác. Hiện VN đã xuất khẩu nhiều trà, cà phê... vào Ba Lan. Sắp tới thị trường Ba Lan có thể có triển vọng cho các sản phẩm dệt may, thủy sản... của VN

Chúng tôi hoan nghênh hàng hóa VN vào Ba Lan. Tất nhiên, muốn hàng hóa vào Ba Lan, doanh nghiệp VN phải hiểu hơn về thị trường Ba Lan. Đẩy mạnh quan hệ kinh tế cần sự ủng hộ của nhà nước

Phía Ba Lan rất ủng hộ. Xuất nhập khẩu VN - Ba Lan sáu tháng đầu năm 2011 đã tăng tới 40% so với cùng kỳ 2010 nên chúng tôi tin rằng tốc độ phát triển có thể sẽ còn cao hơn nữa
 
Ba Lan hỗ trợ 2 tỷ USD xúc tiến thương mại với Việt Nam​

ba-lan.jpg

Diễn đàn “Gặp gỡ doanh nghiệp thương mại Việt Nam - Ba Lan”​

- Khoản tín dụng 2 tỷ USD do BGK triển khai sẽ được cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam thông qua ngân hàng Sacombank, Vietinbank và BIDV

Sáng 23/9, tại Hà Nội diễn ra Diễn đàn “Gặp gỡ doanh nghiệp thương mại Việt Nam - Ba Lan” nhằm đem lại trao đổi thông tin thị trường; tìm kiếm khả năng hợp tác; phát triển, xúc tiến thương mại và đầu tư giữa các doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan

Đây là cuộc gặp gỡ truyền thống giữa doanh nghiệp hai nước được tổ chức hàng năm

Tại diễn đàn lần này, ông Krzystof Kluza, Giám đốc ngân hàng Bank Gospodarstwa Krajowego (BGK) cho biết, trong chương trình của Chính phủ Ba Lan lần này có khoản hỗ trợ cấp tín dụng khoảng 2 tỷ USD cho doanh nghiệp Việt Nam và cấp qua các ngân hàng Việt Nam

Do BGK là ngân hàng duy nhất thuộc sở hữu nhà nước của Ba Lan nên có nhiệm vụ thực hiện những chương trình xã hội, hỗ trợ hợp tác. BGK đã ký thỏa thuận với các ngân hàng Sacombank, Vietinbank, BIDV để nhằm cung cấp gói hỗ trợ tín dụng này đến các doanh nghiệp tham gia

Theo đó, khoản tín dụng được tài trợ trong khoảng 10 năm bằng EUR hoặc USD. Tín dụng USD khá hấp dẫn với thời hạn dưới 2 năm lãi suất 2,3%; từ 2 đến 10 năm 1,38%; tín dụng euro thì cao hơn

Với hoạt động này, doanh nghiệp Việt Nam có thể trả tiền mặt trực tiếp cho các doanh nghiệp đối tác Ba Lan và thanh toán khi kết thúc hợp đồng hoặc trả hàng năm

Tuy nhiên, để hưởng khoản vay tín dụng này, phía Ba Lan yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam phải mua sản phẩm của Ba Lan, ít nhất 1 nửa hợp đồng có nguồn gốc từ Ba Lan; riêng dược phẩm chỉ cần 40%, xây dựng 10% nguồn gốc Ba Lan

Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ba Lan, bà Beata Stelmach, thì điều khoản như vậy là rất hấp dẫn và có lợi so với tín dụng thương mại thông thường

ngoai-giao-balan.jpg

Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan, bà Beata Stelmach​

Ba Lan muốn phát triển quan hệ cả thương mại lẫn đầu tư với Việt Nam

Tham dự diễn đàn lần này có hơn 30 doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề lĩnh vực kinh doanh khác nhau tại Ba Lan như: công nghiệp thực phẩm, sản xuất máy bơm nước, bơm a xít, khai thác mỏ kim loại, ti tan trắng, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng… đến gặp gỡ và tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tìm kiếm đối tác

Ông Rafal Baniak, Phó Quốc vụ khanh, Thứ trưởng Bộ Kinh tế Ba Lan cho hay, với sự tham dự đông đảo của các doanh nghiệp như vậy thể hiện sự quan tâm của các doanh nghiệp phía Ba Lan rất sẵn sàng và muốn tìm kiếm cơ hội để trở thành đối tác của Việt Nam

Riêng Chính phủ Ba Lan đang cố gắng để tạo những thuận lợi về pháp lý tốt nhất cho doanh nghiệp nước này tới đầu tư ở Việt Nam. Sắp tới vẫn có thể mở thêm nhiều hơn nữa môi trường hợp tác kinh doanh để các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi hơn

"Hiện nay chúng tôi đang cố gắng cung cấp cho Việt Nam tín dụng hỗ trợ phát triển và tín dụng của Chính phủ Ba Lan để có thể thực hiện được những dự án tương đối lớn. Ngoài ra, sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để họ có thể sang Ba Lan mua, nhập hàng hóa, máy móc thiết bị của Ba Lan về Việt Nam" - Thứ trưởng Kinh tế Ba Lan nói

Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Danh Vĩnh cho biết, trong những năm qua, vốn cam kết đầu tư của Ba Lan vào Việt Nam đạt 99 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 40 tỷ USD. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu 2 chiều giữa hai nước đạt 620 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam chiếm phần lớn và trung bình năm sau tăng hơn năm trước 20%

Thế mạnh của Ba Lan được cho bết là tính ổn định về chính trị và kinh tế. Từ năm 2006 đến nay tăng trưởng bình quân nước này đạt 4,5%/năm. Thời điểm khủng hoảng kinh tế thế giới nặng về năm 2009, FDI vào Ba Lan vẫn đạt 10 tỷ euro. Sang năm 2010, GDP tăng trưởng 3,8% và dự kiến năm nay đạt 4%. Ba Lan hiện đang xếp thứ 6 thế giới về mức độ thu hút đầu tư do UNCTAD xếp hạng

Trong giao thương với Việt Nam, Ba Lan ưu tiên các lĩnh vực quốc phòng, năng lượng, mỏ, than đá, dầu khí, đóng tàu, hàng không, nông sản, thực phẩm và máy móc xây dựng. Năm 2012, nước này dự kiến mở thêm chi nhánh đại sứ quán ở TP HCM

Theo đánh giá của cả hai bên, hiện nay sự phát triển thương mại cũng như hợp tác song phương vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Ba Lan mong muốn không chỉ là một đối tác trong thương mại mà còn cả đầu tư với Việt Nam
 
Chắp cánh cho thương hiệu xi măng Trung Sơn​

62897_DSC07918.jpg

Kỹ sư Đặng Văn Cương​

- 10 năm gắn bó với Hòa Bình theo chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh. 10 năm kỹ sư Đặng Văn Cương cùng các cộng sự nếm trải vượt qua biết bao chông gai, trắc trở kiên định thực hiện các dự án phát triển công nghiệp trên địa bàn 2 xã Thành Lập, Trung Sơn ( Lương Sơn)

Anh quan niệm, may mắn - thành quả sẽ đến với ai biết tìm cách vượt qua khó khăn và nỗ lực không ngừng

Tôi lại gặp kỹ sư Đặng Văn Cương vào những ngày đầu tháng 8, khi anh đang cùng các nhà thầu tổ chức chạy thử và hiệu chỉnh thiết bị chuẩn bị cho ngày vận hành Dự án xi măng Hòa Bình bằng nguồn điện 110 KV

Anh già đi nhiều nhưng phong thái vẫn như xưa: nhanh nhẹn, hoạt bát và tất bật. Niềm tin và sự phấn khởi đã trở lại trong anh khi chỉ còn ít ngày nữa dự án trọng điểm của Công ty TNHH Xuân Mai và của tỉnh tại vùng nam công nghiệp Lương Sơn đi vào sản xuất

Anh Cương tốt nghiệp chuyên ngành tự động hóa, đại học Bách khoa từ năm 1994. Ngay từ khi ở giảng đường đại học, anh đã không có ý nghĩ làm việc trong Nhà nước mà quyết tâm dấn bước doanh nhân đầy chông gai, trắc trở. Gia đình anh nhiều người làm công nghiệp. Anh biết đến tiềm năng phát triển nguyên liệu xi măng của vùng nam Lương Sơn từ sớm và tâm niệm sẽ triển khai các dự án trên vùng đất này

Dự án xi măng Xuân Mai là bước khởi sự cho Dự án xi măng Hòa Bình giai đoạn 1. Dấn bước làm xi măng, ngay từ đầu anh đã xác định khó khăn. Nhưng phải đến khi thực sự “vào cuộc” anh cũng không ngờ quá trình triển khai lại nhiều áp lực đến vậy. Anh học theo cách giải quyết khó khăn của người châu âu. Anh không kêu ca, kể khổ mà chỉ tìm cách giải quyết những khó khăn, thử thách

Anh tâm sự, không tính đến dự án xi măng Xuân Mai khá thuận lợi vì được sự giúp đỡ chí tình, đầy trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng. Riêng đối với Dự án xi măng Hòa Bình gặp phải 2 khó khăn lớn. Thứ nhất, dự án triển khai vào thời điểm lạm phát với những áp lực về vốn vay với lãi suất cao

Thứ 2 là nguồn điện không bảo đảm tiến độ để nhà máy có thể vận hành theo kế hoạch. Dự án Xi măng Hòa Bình triển khai vào đúng thời điểm lạm phát, các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, lãi suất cho vay lên tới 21%, trong khi đó nguồn vốn của Công ty chỉ có thể cân đối khoảng 200 tỷ đồng, còn lại phải vay ngân hàng khoảng 500 tỷ đồng

Trong bối cảnh này đã phát sinh sự không đồng thuận của một số thành viên trong Hội đồng quản trị Công ty, có thành viên nản chí, rút vốn. Hồi ấy có dư luận, kỹ sư Cương không còn làm Tổng Giám đốc Công ty. Dự án sẽ “vỡ trận”

Trong khi đó, tiến độ Dự án xi măng Hòa Bình đã được xác định hoàn tất sau 17 tháng tính từ ngày khởi công. Vậy là kỹ sư Cương cùng một số thành viên trong HĐQT còn trụ lại vừa tổ chức triển khai dự án, vừa bươn bả tìm đối tác để bổ sung cho nguồn vốn bị thiếu

Đối với cá nhân anh, đây là quãng thời gian nhiều áp lực. Tài sản, hạnh phúc gia đình đặt hết vào Dự án xi măng Hòa Bình. HĐQT Công ty đã tìm được đối tác sau này thành cổ đông chiến lược của Dự án xi măng Hòa Bình

Khi tìm được nguồn vốn bổ sung, công ty và nhà thầu EPC - Hợp Phì Trung Quốc quyết liệt thi công trong điều kiện căng thẳng về điện. Tuy nhiên vẫn bảo đảm kế hoạch sau 17 tháng từ ngày khởi công đã hoàn thành vào tháng 8/2010

Dự án xi măng Hòa Bình xác lập những kỷ lục kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Kỷ lục về giải phóng mặt bằng 40 ha đất trong khuôn khổ dự án được thực hiện trong vòng đúng 10 ngày. Kỷ lục về dự án tầm cỡ nhất tỉnh triển khai vào đúng giai đoạn khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ đề ra như nhiều người nói nếu không phải là dự án của doanh nghiệp tư nhân thì không thể thực hiện

Một kỷ lục về dự án đi vào bế tắc khi hoàn thành do không có nguồn điện vận hành và sản xuất. “Đây cũng là khó khăn lớn đầy áp lực đối với Công ty TNHH Xuân Mai“ - Kỹ sư Cương chia sẻ

dt_5820111554_DSC07906.jpg

Nhà máy xi măng Hòa Bình chuẩn bị hoạt động​

Đúng 1 năm trời Dự án xi măng Hòa Bình khi đã hoàn thành phải nằm im bất động vì không có nguồn điện 110 KV- Thanh Nông - Xuân Mai. Công ty tổn thất nặng nề, lãi suất ngân hàng tiếp tục đè nặng lên các thành viên trong HĐQT công ty

Số là Dự án đường dây 110 KV Xuân Mai - Thanh Nông do Tổng Công ty Điện lực miền Bắc làm chủ đầu tư được khởi động từ nhiều năm và xác định hoàn thành cùng thời điểm hoàn thành của Dự án xi măng Hòa Bình

Thế nhưng dự án này “ lỗi hẹn” 1 năm trời. ở dự án này, công tác GPMB rất phức tạp ở cả Hòa Bình và Hà Nội. Mãi đến tháng 12/2010, địa phận Hòa Bình mới GPMB xong

Phần còn lại, quy trình GPMB rất khó khăn bởi cơ chế, chính sách ở Hà Nội khác hẳn, đặc biệt là trong xác định nguồn gốc đất đai, bảo đảm đúng theo trình tự pháp lý, cụ thể và chi tiết, đòi hỏi chi tiết từng gốc cây, bụi rau

Mỗi hộ dân nhất trí nhận tiền đền bù, mỗi cây cột điện được dựng, mỗi mét dây được kéo đều là những mốc thời gian lịch sử mà từng cán bộ, kỹ sư Công ty TNHH Xuân Mai mong đợi. Rồi ngày 30/6/2011 đã hoàn thành các thủ tục đền bù GPMB, giải tỏa hành lang lưới điện, hoàn thành dựng cột, kéo dây

Đến 12/7 tổ chức nghiệm thu cơ sở trên toàn tuyến và đến 18/7 đã thực hiện đóng điện trạm biến áp, vận thử và tổ chức hiệu chỉnh các thiết bị, dây chuyền lần cuối để chuẩn bị cho ra lò những sản phẩm đầu tiên vào tháng 9/2011, đưa Nhà máy xi măng Hòa Bình sản xuất vào đúng dịp kỷ niệm 125 năm ngày thành lập tỉnh Hòa Bình và 20 năm ngày tái lập tỉnh

10 năm kỹ sư Đặng Văn Cương gắn bó với quê hương Hòa Bình. Ngần đó thời gian, anh cùng cộng sự đồng cam cộng khổ vượt qua biết bao khó khăn, áp lực và trưởng thành trong nắng gió Thành Lập, Trung Sơn để triển khai 2 dự án xi măng tầm cỡ, kiên định và quyết liệt theo đuổi thực hiện dự án trọng điểm của tỉnh và của công ty, thực hiện mục tiêu đưa thương hiệu xi măng Trung Sơn- sản phẩm được đăng ký bảo hộ của Dự án xi măng Hòa Bình gia nhập sản phẩm vật liệu xây dựng chất lượng cao trên thị trường

Tôi biết, với anh phía trước còn nhiều gian nan, vất vả. Nhưng đối với kỹ sư Đặng Văn Cương và các cộng sự, thử thách, nghị lực được bồi đắp và tôi luyện trong khó khăn đang theo đuổi những mục tiêu cao cả và lớn lao hơn, xây dựng vóc dáng công nghiệp, góp phần tạo nên sự biến đổi cho những vùng quê còn thuần nông nghèo khó

Lê Chung
 
Top