What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Thành công vì... thất bại !

thoidaianhhung

Administrator
Muốn chiến thắng, phải tư duy như một người chiến thắng​


- Hãy ngừng suy nghĩ: “Chúng ta là một nước nghèo, nên thế này là tốt rồi!". Sẽ là không đủ cho tới khi ta có thể đánh bại những người xuất sắc nhất trên thế giới.

Các bạn thân mến

Có điều này cứ khiến tôi trăn trở từ khoảng 10 năm nay. Giờ có lẽ chính là lúc để tôi chia sẻ với các bạn.

Thường thì khi chỉ ra một điểm yếu kém hay một vấn đề nào đó của quốc gia, sẽ có người phản biện rằng, “Chúng ta còn tốt hơn nhiều nước châu Phi,” hay “Nhiều nước đang phát triển còn tệ hơn chúng ta,” hay “Chúng ta là một nước nghèo.”

Đó là cái mà tôi gọi là “Tâm lý của kẻ thua cuộc.”

Thử tưởng tượng khi giáo viên nói với học sinh, “Em có thể học tốt hơn thế này, hãy cố gắng hơn nữa,” và cậu học sinh trả lời, “Thưa thầy, gia đình em nghèo, nhiều bạn học sinh nghèo khác còn học kém hơn em.”

Tại sao lại so sánh mình với những kẻ thua cuộc? Tại sao không đem mình ra so sánh với những người xuất sắc nhất? Thay vì so sánh chúng ta với những nước đang phát triển, hay những nước nghèo, tại sao không nói, “Chúng ta muốn sẽ đánh bại Pháp và Mỹ trong lĩnh vực công nghệ và kinh doanh.”

“Anh điên à? Đó là hai trong số các cường quốc lớn nhất trên thế giới. Thật là hão huyền và viển vông!”

“Người anh em, nếu tôi nhớ không nhầm, chúng ta đã đánh bại hai nước này trên mặt trận quân sự. Vậy thì kinh doanh hay công nghệ có là gì?”

Thử tưởng tượng 70 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với cả nước, “Thưa Đồng bào, Pháp là một trong những cường quốc mạnh nhất thế giới. Chúng ta không thể đọ được với súng ống và đại bác của họ. Các vị thật quá điên rồ khi nghĩ đến chuyện chiến đấu với họ, chưa nói đến việc đánh bại họ.” Nếu Người đã nói như vậy, giờ chúng ta sẽ ra sao?

Thật không may, sau chiến thắng trên mặt trận quân sự, những thế hệ tiếp theo sống đớn hèn, không nghị lực, không ý chí, không khát khao chiến thắng, không hoài bão vượt trội.

Mấy năm trước, khi tôi bay về Việt Nam, vài người bạn của tôi ở Bộ Ngoại giao đón tôi ở sân bay. Tôi đã rất bức xúc trước thực trạng cán bộ Hải quan đòi tiền Việt kiều ở sân bay, nên tôi nói với bạn mình: “Cậu biết không, mấy thằng trong kia chỉ chăm chăm đòi tiền dân chúng.” Một người bạn của tôi nói rằng, “Ồ, các anh có hàng đống tiền cơ mà. Anh nên chia bớt cho những người anh em nghèo khó mới phải.”

Nghe đến đó, tôi rất thất vọng, nên im lặng không trả lời. Đó là tâm lý của kẻ thua cuộc, tâm lý chấp nhận chất lượng hạng ba, và lý luận bảo vệ sự cam chịu đó. Người bạn này của tôi về sau trở thành đại sứ ở nhiều nước, anh ta không hề thấp kém. Vậy bạn có thể hình dung bao nhiêu người ở nước ta có tâm lý của kẻ thua cuộc như thế.

Nếu có nhiều đến thế những người mang tâm lý của kẻ thua cuộc, Việt Nam sẽ đi về đâu?

Chúng ta, thế hệ này, nên cảm thấy hổ thẹn với cha ông. Cha ông ta đã không nói: “Pháp và Mỹ quá mạnh, chúng ta không thể chiến thắng.” Cha ông ta chỉ có một điều duy nhất trong suy nghĩ – chiến thắng hay là chết. Đó chính là hoài bão vượt trội, khát vọng chiến thắng, khao khát không chấp nhận đứng thứ hai (bởi vị trí thứ hai đối với họ chính là cái chết).

Nếu muốn chiến thắng, cần phải tư duy như một người thắng cuộc. Và đó là, “Chúng ta muốn thắng những người mạnh nhất. Chúng ta muốn là vô địch. Và chúng ta sẽ tạo ra con đường của mình từ đây đến chiến thắng cuối cùng.” Tâm lý của người thắng cuộc đó sẽ tự động buộc tâm trí ta vào trạng thái không chấp nhận làm kẻ tầm thường, không chấp nhận biểu hiện kém cỏi, không chấp nhận bất cứ cái gì thấp hơn nỗ lực cao nhất, phấn đấu lớn nhất, làm việc chăm chỉ nhất, và tư duy tích cực nhất.

Ai đó có thể nói, “Nhưng chiến đấu vì sinh tồn khác với cạnh tranh để làm giàu. Nền văn hóa của chúng ta chưa bao giờ coi trọng sự giàu sang. Trong nền văn hóa truyền thống, một thầy giáo nghèo là người được coi trọng nhất.”

Câu trả lời của tôi sẽ là:

(1) Khi chúng ta chiến đấu chống lại Pháp và Mỹ, đó không chỉ là chiến đấu để tồn tại. Chúng ta vẫn có thể sống dưới ách đô hộ của Pháp và Mỹ. Nhưng đó là một cuộc sống không có danh dự. Chúng ta chiến đấu vì danh dự, không phải vì sinh tồn.

(2) Ngày nay, chiến đấu để làm giàu và chống đói nghèo cũng là chiến đấu vì danh dự, bởi bất cứ ai trên thế giới cũng đều khinh thường công dân của một nước nghèo.

(3) Nền văn hóa truyền thống tôn vinh cái nghèo là hoàn toàn sai lầm. Là thuốc phiện. Đối với một cá thể, có thể sự giàu sang là vấn đề ý thích cá nhân, và không ảnh hưởng nhiều đến người khác. Nhưng đối với một quốc gia, đói nghèo là cái tội, sự giàu sang là sức mạnh và độc lập. Nếu Việt Nam giàu và mạnh từ một ngàn năm trước, thì Trung Quốc, Pháp, Mông Cổ, Nhật, và Mỹ đã chẳng dám tấn công chúng ta.

Nếu thế, ta đã chẳng mất một ngàn năm chiến tranh. Đối với một quốc gia, nghèo nghĩa là yếu, là mở cửa cho những kẻ khác tấn công, là để bị đô hộ và giày xéo bởi các quốc gia khác, là bị khinh thường bởi người dân của các nước giàu có hơn. Hãy đi ra thế giới và bạn sẽ hiểu.

Hãy tin vào chính mình. Nếu ta nghĩ ta có thể làm được, thì ta sẽ làm được.

Đói nghèo là căn bệnh của một quốc gia. Đói nghèo cần phải bị xóa bỏ.

Bất kể triết lý cá nhân của mỗi chúng ta về sự giàu sang ra sao, đối với đất nước, làm giàu là mục tiêu chính yếu. Vì vậy hãy nhắc nhau đòi hỏi nhiều hơn nữa ở bản thân mình, ở bạn bè, thầy cô, chính phủ, và những nhà lãnh đạo.

Hãy nhìn cách những nước giỏi nhất thế giới, như Nhật, Anh, Úc làm việc, học hỏi từ họ với quyết tâm về sau sẽ vượt qua họ (và họ sẽ vui lòng lắng nghe bạn, các bạn sinh viên, nói lên điều này, bởi bất cứ một giáo viên chân chính nào cũng muốn nhìn thấy cái ngày học trò đánh bại mình).

Hãy ngừng suy nghĩ “Chúng ta là một nước nghèo, nên thế này là tốt rồi.” Không, sẽ là không đủ cho tới khi ta có thể đánh bại những người xuất sắc nhất trên thế giới.

Hãy tin vào chính mình. Nếu ta nghĩ ta có thể làm được, thì ta sẽ làm được.

Đừng chấp nhận làm kẻ tầm thường. Đừng chấp nhận đứng ở vị trí thứ hai.

Hãy chấp nhận là người xuất sắc nhất.

Luôn đòi hỏi bản thân và dân tộc vượt trội nhất.

Và chúng ta có lịch sử hỗ trợ bên mình, rằng chúng ta có thể làm được những gì mà các dân tộc khác cho là không tưởng.
 
Thành công vì... thất bại

Thành công vì... thất bại



Vào những năm 1950, anh em nhà Jacuzzi đã phát minh ra một loại bồn tắm thủy lực có tác dụng massage rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị cho những người mắc chứng bệnh viêm khớp.

Tuy nhiên, rất ít người mắc chứng bệnh này lại có đủ tiền để mua được một vật đắt giá như vậy. Vậy nên, phát minh của anh em nhà Jacuzzi đã nằm im trong kho cho đến khi họ chợt nghĩ rằng: tại sao không biến sản phẩm này trở thành một chủng loại hàng hóa xa xỉ dành cho những ai lắm tiền, nhiều của.

Ý tưởng của họ đã thành công đến mức ngày nay thương hiệu bồn tắm massage thuỷ lực (Jacuzzi) đã trở nên quá nổi tiếng trên thế giới. Và nếu như nhà sản xuất vẫn cứ quảng cáo rằng bồn tắm Jacuzzi cung cấp phương pháp chữa trị thủy liệu vượt trội thì khách hàng sẽ thấy ít hấp dẫn hơn khi nghe Jacuzzi đem đến sự thư giãn tuyệt vời.

Công ty Motor Honda của Nhật, năm 1959 đã quyết định đem sản phẩm Honda tiết kiệm năng lượng thâm nhập vào thị trường Mỹ. Nhưng họ đã thất bại liên tiếp và học được một bài học đắt giá rằng không thể khiên cưỡng đưa một sản phẩm vào thị trường mà không nghiên cứu kỹ đặc điểm của thị trường đó.

Bởi vì, loại Honda tiết kiệm năng lượng rất thích hợp trên các vùng ngoại ô Tokyo, không được chào đón ở Mỹ, nơi mà đường sá rộng rãi, thẳng tăm tắp với nhiều làn đường. Từ thất bại đó, họ mới nghĩ ra việc đưa loại xe máy phân khối lớn sang thị trường này và sản phẩm này đã trở nên rất thông dụng ở đây.

Soichiro Honda, người sáng lập ra hãng Honda đã nói rằng: “Nhiều người mơ ước mình sẽ thành công. Nhưng hẳn ít người hiểu rằng thành công chỉ có thể đến với bạn sau rất nhiều thất bại liên tiếp và sự tự xem xét nội quan. Thành công chỉ đại diện cho số 1% kết quả công việc mà bạn đạt được từ 99% khác được gọi là sự thất bại”.

Để phát triển khái niệm những lợi ích của sự thất bại, Trường đại học Penn State đã có một khóa học cho những sinh viên sắp ra trường gọi là “Thất bại 101”. Sinh viên có thể gặp những rủi ro khi làm thí nghiệm. Và càng gặp nhiều thất bại, họ sẽ càng nhành chóng lấy được chứng chỉ loại A.

Bạn có thể kể đến rất nhiều sự thành công lớn lao khác được khởi nguồn từ sự thất bại. Columbus đã thất bại khi ông bắt đầu lên đường để tìm một con đường mới đến Ấn Độ. Thay vì tìm được con đường đó, ông ta lại tìm ra châu Mỹ (và bởi vì ông ta nghĩ đó là Ấn Độ nên đã gọi vùng đất này là quê hương của Ấn Độ).

Rượu sâm-banh do một thầy tu tên là Dom Perignon phát minh ra sau khi nếm thử một chai rượu bỗng nhiên bị nhiễm khuẩn và lên men.

Tập đoàn 3M đã phát minh ra keo dán, đã từng vấp phải thất bại khi sản xuất ra thứ không dính được. Nhưng nó lại trở thành nguồn gốc cho ý tưởng phát minh ra giấy sticker sau này trở nên rất thành công.

Các nhà khoa học tại Tập đoàn dược phẩm Pfizer đã thử nghiệm một loại thuốc có tên là Viagra để làm giảm những cơn cao huyết áp. Những người đàn ông trong nhóm thử nghiệm đã báo cáo kết quả cho thấy thử nghiệm không làm giảm huyết áp mà lại mang đến cho họ một lợi ích khác.

Các nhà sản xuất Pfizer đã tiến hành điều tra xem cái lợi ích mà những người đàn ông đó đã bí mật không nói ra là gì và phát hiện ra loại thuốc này có tác động tạo ra hưng phấn tình dục ở họ. Viagra trở thành một trong số những thất bại thành công nhất của mọi thời đại.

Thậm chí, nếu thất bại không trực tiếp mang đến sự thành công, thì nó cũng có thể được xem như bạn đã bước một bước trên con đường đi đến sự thành công. Thái độ của nhà bác học nổi tiếng Edison đối với sự thất bại rất đặc biệt và hữu ích với bạn. Khi được hỏi tại sao ông lại có nhiều thí nghiệm thất bại đến như vậy, ông đã giải thích rằng, đó không phải là thất bại. “Đó là tôi đang khám phá ra một phương pháp nhưng nó chưa làm việc”.
 
Top