What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Thế lực Hoa Kiều ở Đông Nam Á

LOBBY.VN

Administrator
Người Hoa ở Đông Nam Á - Thế lực đáng gờm​

- Do người Hoa chủ yếu tập trung ở Đông Nam Á và nắm trong tay huyết mạch kinh tế của một số nước, nên họ quả là một thế lực đáng gờm

budhisttemple.jpg

Ngôi chùa lớn nhất của người Hoa ở Đông Nam Á


Người Hoa chủ yếu tập trung ở Đông Nam Á và lên tới trên 24 triệu người, chiếm 80% tổng người Hoa trên toàn thế giới. Năm nước có người Hoa tập trung đông nhất là Malaysia (5,3 triệu), Indonesia (trên 5 triệu), Thái Lan (4 triệu), Singapore (hơn 2 triệu chiếm 80% dân số) và Philippin khoảng gần 1 triệu.Trong số này, có tới trên 80% người Hoa đã nhập quốc tịch nước sở tại

Tài liệu khảo cứu của Trung Quốc cho biết hồi đầu thế kỷ 12 thời Nam Tống, người Hoa bắt đầu di cư ra nước ngoài và chủ yếu xuống khu vực Đông Nam Á Đến thế kỷ 16, có khoảng hơn 100.000 người Hoa ở khu vực này. Thời “Chiến tranh nha phiến”, có tới trên 1 triệu người Hoa ở nước ngoài. Trước ngày Trung Quốc giải phóng năm 1949, có hơn 10 triệu người Hoa ở nước ngoài, chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á. Kể từ sau năm 1949 tới nay, số lượng người Hoa trên thế giới tăng vọt

Tờ “Thời báo Trung Quốc” của Đài Loan vừa qua cho biết tính tới năm 1994, số lượng người Hoa ở hơn 160 nước và khu vực trên thế giới chừng hơn 30 triệu người. Tờ “Người hướng dẫn khoa học Cơ đốc giáo” của Mỹ cho biết tới tháng 3/1994, người Hoa trên thế giới có 30 triệu đến 40 triệu người

Theo tạp chí “The Economist”, tiềm lực kinh tế người Hoa ở nước ngoài rất hùng hậu. Tài sản của người Hoa sống ngoài Trung Quốc đại lục (kể cả Hong Kong và Đài Loan) ước tính vào khoảng 1.500 - 2000 tỉ USD. Nếu trừ Hong Kong và Đài Loan, tài sản của người Hoa vẫn tới 920 tỉ USD. Dự trữ ngoại tệ của người Hoa ở nước ngoài năm 1992 tới trên 300 tỉ USD, trong khi dự trữ ngoại tệ cùng thời điểm của Trung Quốc lục địa cộng với Đài Loan, Hong Kong, Ma Cao cũng chỉ có hơn 400 tỉ USD

Cuốn sách nhan đề “Khảo luận kinh tế người Hoa ở nước ngoài” xuất bản năm 1983 cho biết vốn kinh doanh của người Hoa ở nước ngoài khi đó đã lên tới 95 tỉ USD tiền vốn, trong đó có 65 tỉ USD ở Đông Nam Á. Tới nay, con số này đã được nhân lên gấp bội

Tờ “Tiếng nói Hoa Kiều” của Trung Quốc cho biết tài sản của ngân hàng và công ty tài chính của người Hoa ở Đông Nam Á lên tới trên 50 tỉ USD. Người Hoa cũng nắm huyết mạch kinh tế của nhiều nước

- Tại Indonesia, người Hoa chiếm 2,5% trong số 200 triệu dân, nhưng lại kiểm soát tới trên 70% kinh tế nước này - trong đó kiểm soát trên 75% ngành sản xuất bánh mì, miến, kiểm soát 80% ngành may mặc, 65% ngành nhuộm và 80% ngành lâm sản. Cuối năm1993, 68% doanh nghiệp quy mô lớn của Indonesia do người Hoa kiểm soát

- Tại Thái Lan, người Hoa chiếm 10% dân số, nhưng chiếm trên 90% vốn của các doanh nghiệp và trên 50% vốn của ngành ngân hàng. Những ngân hàng quy mô lớn của người Hoa ở Thái Lan như Ngân hàng Thái Kinh có vốn tới 6,9 tỉ USD, Ngân hàng Nông dân Thái Hoa trên 6,7 tỉ USD, Ngân hàng điện tín Châu Á khoảng 5 tỉ USD, Ngân hàng Băng Cốc 6,2 tỉ USD, Ngân hàng Hoa Thái 6,7 tỉ USD, Ngân hàng thương mại Viễn La 4,6 tỉ USD. Ngân hàng và công ty tài chính của người Hoa ở Thái Lan có tài sản tới trên 22,2 tỉ USD lớn hơn tài sản 21,8 tỉ USD của Chính phủ và Hoàng gia Thái Lan cộng lại. Chính vì vậy mà địa vị người Hoa ở Thái rất cao, nhiều người gốc Hoa từng làm thủ tướng Thái Lan như Thủ tướng bị lật đổ Thaksin. Người gốc Hoa cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể trong Chính phủ Thái Lan

- Tại Philippin người Hoa chiếm chưa đầy 2% dân số, nhưng chiếm trên 35% kim ngạch thương mại của nước này. Thời gian qua, cũng có người gốc Hoa làm Tổng thống Philippin như bà Tổng thống Acquino

- Tại Malaysia, người Hoa kiểm soát gần hết những huyết mạch kinh tế của nước này. Vì vậy, địa vị và quyền lợi của người Hoa rất lớn trên chính trường cũng như trong kinh doanh, giáo dục

- Tại Singapore, do người Hoa chiếm tới 80% dân số, nên họ kiểm soát tất cả các mặt của đất nước từ chính quyền nhà nước tới các doanh nghiệp

Trang Web “Hoa kiều” của Trung Quốc dẫn phát biểu của Giáo sư Lâm Kim Chi, Đại học Hạ Môn cho biết Trung Quốc đã thu hút FDI được 825 tỉ USD, vốn đăng ký nước ngoài tới 484 tỉ USD vào hơn 203.208 hạng mục công trình và xí nghiệp, riêng năm 2000 thu hút FDI được được 60 tỉ USD. Trong số này tới trên 55% của Hoa kiều, chủ yếu ở ĐNA đầu tư về nước

Thời gian qua, Trung Quốc rất chú trọng tới chính sách và ưu đãi đối với Hoa Kiều, vì sự cống hiến và đóng góp kinh tế tài chính của họ cho công cuộc xây dựng kinh tế đất nước. Ngoài ra, Hoa Kiều ở những nước công nghiệp phát triển còn cung cấp cho Trung Quốc đại lục nhiều khoa học kỹ thuật và các công nghệ hiện đại của thế giới để Trung Quốc nhanh chóng đạt được những tiến bộ khoa học kỹ thuật vượt bậc thời gian qua

Kiều Tỉnh
 
Becamex IJC mở bán khu nhà phố Hoa kiều đầu tiên ở Bình Dương​

pho-hoa-kieu.jpg

Phối cảnh Đông Đô đại phố tại Bình Dương​

- Khu thương mại Đông Đô đại phố có diện tích 26ha đang trong quá trình xây dựng và bắt đầu mở bán từ 16/5

Khu thương mại Đông Đô đại phố được đầu tư quy mô thể hiện sự chú trọng của chủ đầu tư đến phân khúc khách hàng người Hoa đầy tiềm năng, hiện vẫn còn bỏ ngỏ

Tại Bình Dương, hiện có khoảng 120.000 người Hoa đang sinh sống như khu vực thị xã Thủ Dầu Một, Tân Uyên và đông nhất là tại phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An

Dự án sẽ được đầu tư với nhiều hạng mục như nhà phố liến kế, văn phòng, thương mại, kết hợp dấu ấn kiến trúc Trung Hoa

Ngoài ra, tổ hợp dự án còn có trường đại học quốc tế Miền Đông, bệnh viện quốc tế, khu phức hợp thể thao, trung tâm hội nghị, tiệc cưới, sân golf và các trung tâm thương mại, giải trí…

Khu đô thị được xây dựng tại thành phố mới Bình Dương, tỉnh Bình Dương. Một số hạng mục dự án đã được khởi công từ tháng 2/2011 và đang được gấp rút triển khai
 
Hoa kiều Việt Nam "Khai sinh chợ trời, lời ít nhưng ăn lâu"

- Một đặc điểm nổi bật ở người Hoa là tinh thần trọng thương mại, họ không chê một ngành nghề nào là nhỏ hay thấp kém. Họ chỉ coi việc kinh doanh là quan trọng, và trong kinh doanh thì sẵn sàng làm bất cứ việc gì ra lợi nhuận, rất cần cù và thực dụng

"Khai sinh" ra chợ trời

Thời điểm Trung Quốc bắt đầu cải cách kinh tế (năm 1978) cũng là thời điểm quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc căng thẳng, và điều đó ảnh hưởng xấu tới cộng đồng người Hoa ở Việt Nam. Thay vì được hưởng một cơ hội, lợi ích nào đó từ công cuộc mở cửa của quê hương, họ lại gặp nhiều vấn đề với chính quyền sở tại, chẳng hạn sa vào cuộc cải tạo tư sản mại bản, vốn đã bắt đầu từ sau khi thống nhất đất nước, năm 1975

Như GS Đặng Phong viết trong cuốn "Tư duy kinh tế Việt Nam: chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975 - 1989", 92 người cả Việt và Hoa bị coi là "tư sản mại bản đầu sỏ" đã bị bắt và tịch thu tài sản trong đợt một của chiến dịch cải tạo, bắt đầu vào đêm 9/9/1975. Trong số này, có những thương nhân gốc Hoa nổi tiếng giàu có, thế lực ở miền Nam trước năm 1975 như "vua lúa gạo" Mã Hỷ, "vua vải vóc" Lưu Tú Dân...

Công cuộc cải tạo công thương nghiệp cùng với các chính sách kinh tế đóng cửa, kế hoạch hóa tập trung đã đẩy lùi sản xuất, ngăn chặn thị trường phát triển. Kinh tế Việt Nam sa vào khủng hoảng, đời sống nhân dân rất khó khăn

Thế mà, trong hoàn cảnh ấy, người Hoa vẫn… làm ăn được, mặc dù cũng như người Việt, họ bị buộc phải kinh doanh lén lút. Họ vừa sản xuất, vừa kinh doanh, buôn bán giấm giúi đủ thứ từ lương thực thực phẩm, hàng gia dụng tới đồ quốc cấm. Chính họ đã "khai sinh" ra khái niệm chợ trời, chợ đen, và đó lại là nơi cung ứng đủ sản phẩm mà người tiêu dùng "khát"

Ông Phong Quang, 42 tuổi, một người sống gần khu Chợ Lớn suốt từ nhỏ đến giờ và đặc biệt thích tìm hiểu về tài kinh doanh của người Hoa, kể lại: "Người Hoa quá năng động. Trước năm 1975, họ đã nắm cả nền kinh tế ở miền Nam. Bao nhiêu ông trùm khét tiếng giàu có, như "vua dệt" Lý Long Thân, "vua bột ngọt" Trần Thành, "vua tín dụng" Lâm Huê Hồ…

Sau năm 1975, nhất là từ khi quan hệ hai nước căng thẳng vào năm 1979, người Hoa thu nhỏ lại, làm ăn theo lối thủ công, đủ ăn thôi. Nhưng lúc nào họ cũng nắm được những ngành hàng thiết yếu mà thị trường quanh năm không thể thiếu. Thế nên lúc nào họ cũng sung túc. Hồi đó, nói họ "dạy" kinh doanh cho dân Việt thì hơi quá, nhưng noi gương họ, bà con mình cũng ra vỉa hè làm ăn buôn bán. Cả nước bung ra, thị trường tự do phát triển hơn cả quốc doanh"

Mạo hiểm đầu tư thời mở cửa

Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới. Một trong những lĩnh vực quan trọng nhất được đổi mới là quan hệ kinh tế đối ngoại: kêu gọi đầu tư nước ngoài, bày tỏ thiện ý làm bạn với tất cả các nước…

Nhưng từ tuyên bố mở cửa đến việc đón nhận những nhà đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư từ phương Tây, là con đường quá dài. Lệnh cấm vận của Mỹ với Việt Nam vẫn còn đó. Trước mắt các doanh nghiệp phương Tây, Việt Nam vẫn là một đất nước vừa ra khỏi hai cuộc chiến tranh, thị trường nhỏ, khép kín và đầy bất trắc

Lúc này, lại cũng chính các doanh nhân gốc Hoa ở Đông Nam Á (Singapore, Đài Loan, Hong Kong, Thái Lan...) đi tiên phong đầu tư vào Việt Nam. Nguyên nhân có thể là do sự có mặt của cộng đồng đông đảo người Hoa - đồng hương của họ - ở Việt Nam

Năm 1987 (năm Việt Nam ban hành Luật Đầu tư), 55% hộ người Hoa ở Sài Gòn có thân nhân cư ngụ tại 20 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, làm nên một lực lượng gửi vốn ngoại tệ, máy móc thiết bị, kinh nghiệm kinh doanh, cũng như mở thị trường tiêu thụ sản phẩm, môi giới đầu tư vào Việt Nam

Theo một thống kê không chính thức, cuối những năm 80 của thế kỷ 20, số chuyến bay từ các nước và lãnh thổ ở Đông Nam Á tới Việt Nam gia tăng, trong đó 80% hành khách là người Hoa. Phải thừa nhận, thời gian này, chỉ có doanh nhân Hoa kiều sẵn sàng "mạo hiểm" đầu tư vào Việt Nam, mở đường cho các nhà đầu tư phương Tây đến đây về sau

Đóng góp của người Hoa ở Đông Nam Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng đối với nền kinh tế Việt Nam, do đó, là không thể phủ nhận

Ở khía cạnh ngược lại, dĩ nhiên không thể không nhắc tới những thiệt hại kinh tế mà dân buôn lậu gây ra. Trong một cuốn sách viết năm 1992 về người Hoa tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Văn Huy nhận xét: "Dân buôn lậu Trung Quốc thích mua những sản phẩm mà sau khi bán người Việt phải mất vài năm, có khi hàng chục năm mới gây dựng lại được, như dây điện đồng, dây điện thoại, nòng đại bác, xích xe tăng, móng trâu, rơm thân lúa non, đọt dây khoai lang, heo sữa, rễ cây quế... Sự kiện này khiến đàn heo, bò, trâu, rừng quế chi, gỗ quý của Việt Nam biến mất quanh các khu vực biên giới"

Đó là hậu quả của sự căng thẳng một thời giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Dù vậy, vai trò kinh tế của những người Hoa đối với Việt Nam vẫn rất lớn. Khi sản xuất suy thoái, hàng hóa thiếu thốn, họ là lực lượng cung ứng. Khi phương Tây còn chưa đặt niềm tin vào thị trường Việt Nam, họ bỏ hàng chục triệu USD đầu tư mở đường. Và, ở mức độ thấp nhất thì họ cũng mang lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm về làm giàu

Doanh nhân Hoa kiều: Gắn kết, cần cù và thực dụng

Một trong những điều làm nên sức mạnh của cộng đồng người Hoa là tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái

Ông Nghị Đoàn, nguyên Trưởng ban công tác người Hoa tại TP , đại biểu QH khóa VI, cho rằng người Hoa ở Việt Nam vừa có vốn tự tích lũy, vừa có nguồn vốn rất lớn từ người thân, bạn bè, đồng hương, đối tác làm ăn trong khu vực và trên thế giới. Họ có thể huy động cấp tốc hàng chục tỷ đồng chỉ trong tích tắc (tất nhiên với chữ Tín), mà không phải trải qua đủ thứ thủ tục phiền hà

Nhờ mạnh về vốn, thương nhân gốc Hoa có thể nhanh chóng vươn từ "ông chủ nhỏ" thành "ông chủ lớn". Tất nhiên, vốn chỉ là một phần. Cái chính, theo ông Nghị Đoàn, là người Hoa rất kiên trì, không ngại khó. Nếu gặp thất bại, họ sẽ làm lại, bền bỉ và nhẫn nại, làm đến khi nào thành công thì thôi. Điểm này tạo nên một tính cách Hoa không thể trộn lẫn

Một đặc điểm nổi bật nữa ở người Hoa trong kinh doanh là tinh thần trọng thương mại, thể hiện ở chỗ họ không chê một ngành nghề nào là nhỏ hay thấp kém. Họ chỉ coi việc kinh doanh là quan trọng, và trong kinh doanh thì sẵn sàng làm bất cứ việc gì ra lợi nhuận, rất cần cù và thực dụng

Ông Phong Quang nhận xét: "Tôi để ý, đồ hàn tiện, đồ sắt, ví dụ đinh búa dao kìm, là những mặt hàng bà con người Việt hay chê vì… nó dơ, nhưng người Hoa không nghĩ thế. Họ sẵn sàng bán những mặt hàng "vặt vãnh", không cần sang trọng, sạch sẽ, miễn là có lãi

Họ cũng rất nhạy cảm với nhu cầu của thị trường, rất biết phát hiện và kinh doanh những sản phẩm cần thiết quanh năm chứ không chạy theo mùa theo mốt, ví dụ vàng mã, cây nhang (hương)… Đó là những sản phẩm thị trường luôn cần, cho thu nhập ổn định, thỉnh thoảng có bị ế một chút cũng không ảnh hưởng nhiều"

Giới tư thương, doanh nhân Việt Nam thường mắc một căn bệnh nặng là ham làm lớn, ham mở rộng kinh doanh, mặc dù nhiều khi họ thích hợp hơn với mô hình tập trung, vừa và nhỏ. Đây là điều khác biệt lớn với quan điểm "lời ít nhưng lời lâu" của người Hoa - lãi ít, bán nhiều, quay vòng vốn nhanh, tập trung vào một ngành hàng để làm thật tốt, giữ chữ Tín

Người Việt thì ngược lại. Một cửa hàng, một công ty khi mới thành lập có thể nhỏ mấy thì nhỏ, nhưng hễ làm ăn phát đạt, tích lũy được chút vốn là ngay lập tức nghĩ tới chuyện mở rộng, vươn tới mô hình lớn. Làm ăn lớn dường như là mong muốn, là thói quen khó cưỡng lại, trong khi người Việt nói chung vẫn là một dân tộc chưa thạo việc kinh doanh buôn bán, và thích hợp với mô hình nhỏ, tự do, linh hoạt hơn, như Hong Kong ở châu Á và Ý ở châu Âu

Một giảng viên Đông phương học ở ĐH KHXH&NV nói vui: "Người Hoa có thể bán hủ tiếu hoặc xe nhang suốt đời, người Việt thì đừng hòng. Một anh Hoa kiều có thể làm nghề bán lẻ hàng chục năm, có vốn thì sẽ mở thêm cơ sở khác ở nơi khác cho người quen cai quản, chứ bản thân anh ta không tự mở rộng thêm. Trong trường hợp đó, nếu là một người Việt thì nhất định anh ta sẽ tiến lên xây siêu thị!"

Hơn 30 năm đã qua kể từ khi chính quyền trung ương Trung Quốc tiến hành mở cửa. Mặc dù không trực tiếp nhận được những cơ hội và lợi ích mà công cuộc cải cách ở lục địa mang lại, nhưng bù lại, người Hoa ở Việt Nam đã duy trì và củng cố vai trò kinh tế của họ trên quê hương mới, trở thành một bộ phận không tách rời khỏi nền kinh tế Việt Nam

Ngày nay, cộng đồng người Hoa ở Việt Nam không còn những cá nhân thế lực mạnh như những "vua xăng dầu" (Lý Hoa), "vua sắt" (Trương Đông Lương), "vua cine" (Trương Vĩ Nhiên)... thời trước nữa, nhưng sự thịnh vượng và sức ảnh hưởng về kinh tế của họ vẫn rất lớn. Nhiều mặt hàng tại các chợ đầu mối đều do họ chi phối giá cả, như đồ nhựa, đồ nhôm, hàng tiểu thủ công nghiệp v.v. Nhiều doanh nhân Việt Nam thành đạt không giấu giếm gốc gác là người Hoa

Hiện tại và tương lai của đất nước thời hội nhập đặt ra yêu cầu về việc xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam và tận dụng mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, trong đó có nguồn lực do cộng đồng người Hoa tạo ra - về tài chính, về cơ sở vật chất và cả về những giá trị vô hình như tinh thần trọng thương và tài kinh doanh nữa
 
Làn sóng Hoa Kiều​


Ước tính có từ 70 đến 130 triệu người gốc TQ sống ở hải ngoại. Lực lượng Hoa kiều này, mà có khi được gọi ví von là “tỉnh thứ 24” của TQ, là một động lực lớn cho việc phát triển kinh tế ở TQ. Hoa kiều mang lại cho TQ rất nhiều thứ như:

- Giúp TQ tạo dựng quan hệ với các nước khác, chiếm lĩnh thị trường ở các nước khác, và làm “tai mắt” của TQ ở các nơi

- Đem đầu tư, tiền của và khoa học công nghệ vào TQ. Theo Pierre Picquart, tác giả của cuốn sách “L’Empire Chinois”, khoảng 3/4 các đầu tư nước ngoài ở TQ là qua Hoa kiều

Dưới thời Mao, việc đi lại của dân TQ được kiểm soát chặt chẽ. Các chuyên gia hay công nhân TQ đi sang các nước “anh em” làm việc, hết thời hạn là bắt buộc phải về nước. Trong những năm 1970, có một chục nghìn người TQ sang Tanzania xây dựng tuyến đường sắt Tazara, và sau khi xây xong thì họ quay về lại TQ. Các Hoa kiều “cũ” ở các nước chủ yếu rời khỏi TQ từ trước 1950. Họ tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Á (Thái Lan và Malaysia mỗi nước có khoảng 10 triệu Hoa kiều, rồi đến Indonesia, Vietnam, v.v). Ở châu Mỹ và châu Âu cũng có Hoa kiều cũ nhưng ít hơn, và châu Phi hầu như không có

Làn sóng di cư mới của dân TQ ra nước ngoài bắt đầu từ quãng năm 1985, cùng với các chính sách mở cửa và khuyến khích di dân của TQ. Họ nhận ra rằng, Hoa kiều là thế mạnh của TQ, và càng có nhiều Hoa kiều thì TQ càng mạnh, càng “bành trướng” được nhiều

Ngày nay, hầu như không có nước nào mà lại không có những “Chinatown”, không có thành phố nào mà lại thiếu quán ăn hay cửa hàng TQ. Ngay cả những nước mà cách đây 3 thập kỷ có rất hiếm người TQ, thì nay cũng có đông dân TQ. Ví dụ, số người TQ ở Italy tăng từ 300 người vào năm 1980 lên thành 200 nghìn người vào năm 2010. Ở Pháp, theo thống kê dân số năm 1985 mới chỉ có 5 nghìn người được tính là người TQ, nhưng đến năm 2010 con số đó đã lên thành quãng nửa triệu người, và 25% quán cafe ở Paris có chủ nhân là TQ. Brasil từ chỗ gần như không có người TQ nào lên thành 100 nghìn người. Ở Nam Phi số người TQ lên đến 200 nghìn, và ở Algeria số người TQ cũng lên đến 100 nghìn, v.v. (Đây là các con số ước lượng) (5). Ở Dakar (Senegal, châu Phi), các cửa hàng TQ mọc lên nhiều và cạnh tranh mạnh đến mức dân bản địa xuống đường biểu tình để phản đối các “thủ đoạn bất công” (unfair commercial practices) của dân TQ

Sinh viên TQ ra nước ngoài học đại học (phần lớn là tự túc) cũng tăng lên nhiều trong những năm gân đây. Ví dụ, vào năm 2009, tính riêng nước Pháp đã có đến 35 nghìn sinh viên TQ sang học. Một phần không nhỏ các sinh viên đi học ở nước ngoài này cũng sẽ ở lại, gia nhập đội ngũ Hoa kiều mới

Khác với thời của Mao, ngày nay dân TQ muốn đi nước ngoài, không những làm giấy tờ xuất cảnh rất dễ dàng, mà còn được chính phủ khuyến khích tạo điều kiện, và không bắt phải về. Đặc biệt là ở các vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao ở TQ, chính phủ khuyến khích dân chúng tìm việc làm ở nước ngoài. Ví dụ, một công nhân ở Chongqing (Trùng Khánh) tìm được việc làm ở châu Phi thì sẽ được miễn phí giấy tờ xuất cảnh, và đại lý của người đó châu Phi sẽ được chính quyền thưởng cho 500 RMB

Công nhân xây dựng TQ khi ra nước ngoài làm việc, thường là làm như nộ lệ, có thể đến 14 tiếng một ngày, và được chủ thầu TQ xếp ăn ở kiểu 8 người ngủ giường tầng trong căn phòng 20m2, ở trong các “làng TQ”. Khi hết việc, họ tìm cách ở lại nước ngoài tìm việc khác, sinh sôi lập nghiệp (vì dù có khổ thì vẫn sướng hơn là ở nhà quê của họ ở TQ, và có nhiều hy vọng đổi đời hơn). Cùng với đội ngũ công nhân là đội ngũ tiểu thương, đi mở quán và bán hàng tại các nơi. Chỗ nào có công nhân TQ thì họ có thể đầu tiên phục vụ cho người TQ trước khi mở rộng ra thâm nhập vào thị trường địa phương

Khi doanh nhân TQ lập nên hay mua lại các công ty ở nước ngoài, họ cũng kéo dân TQ sang làm việc. Thành phố Prato, cái nôi của công nghiệp dệt may của Italy, là một ví dụ điển hình: thương nhân TQ lập nên các công ty ở đó, rồi kéo hơn 20 nghìn người TQ sang làm việc dệt may (trong khi toàn thành phố chỉ có 160 nghìn người) - ảnh. Đồ may mặc “made in Italy” ngày nay cũng có không ít khả năng là “made by Chinese” !

Những nước giàu dễ có nhiều người TQ ở bất hợp pháp. Họ đi chui sang các nước đó, hoặc ở lại quá hạn visa, với hy vọng một lúc nào đó được hợp pháp hóa giấy tờ, đổi đời. Khi chưa có giấy tờ hợp pháp thì họ làm chui. Ví dụ, ở Tây Ban Nha, năm 2002 có khoảng 80 nghìn người TQ thì gần một nửa trong số đó là không có giấy tờ hợp lệ

Dân các nước giàu có khi thấy những người nước ngoài ở bất hợp pháp tại nước họ (không chỉ từ TQ, mà còn từ nhiều nước nghèo khác) thì đấu tranh để chính phủ phải hợp pháp hóa giấy tờ và giúp đỡ những người này, và kết quả là rất nhiều người trở thành ở lại hợp pháp theo con đường như vậy. (Các chi phí xã hội cho những “khách không mời mà đến” này thì các nước giầu phải trả, nhưng khoản đó không được tính vào giá thành khi người ta nhận nhập khẩu lao động nên cứ “tưởng” lao động nhập khẩu là rất rẻ). Theo triết lý mèo trắng mèo đen, hợp pháp hay không không quan trọng, miễn sao đạt mục đích là ở lại được !

Nguyễn Tiến Dũng - ĐH Toulouse – Pháp
 
Khi người Việt Nam xây phố dành riêng cho người Hoa ?​

Nếu việc này cũng là tiền đề cho các địa phương khác đang có ý định "dời đô" noi theo thì rất nhiều khả năng sẽ tồn tại những khu phố người Hoa khác do chính Việt Nam xây dựng nên ?

"Xuất khẩu" lao động phổ thông giá rẻ

Người Trung Quốc (người Hoa) di cư vào làm ăn, sinh sống tại Việt Nam từ rất lâu đời. Lần đầu tiên người Hoa di cư vào Việt Nam được ghi nhận là từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Trong suốt 2 thiên niên kỷ tiếp sau đó, nhiều làn sóng người Hoa di cư sang Việt Nam với nhiều nguyên nhân, từ quan, lính, tội phạm ... đến những người phải trốn chạy khỏi các cuộc nội chiến triền miên ở Trung Quốc

Sau những biến cố lịch sử, người Trung Quốc di cư đến Việt Nam ngày càng đông. Họ cư trú tập trung ở những nơi có điều kiện buôn bán và dần dần hình thành nhiều khu phố người Hoa. Đó là đô thị thương mại Vân Đồn thế kỷ 15, đô thị phố Hiến thế kỷ 16, đô thị Hội An thế kỷ 17 và đậm nét nhất phải kể đến là khu Sài Gòn - Chợ Lớn thế kỷ 18, 19

Ngày nay, làn sóng di cư người Trung Quốc sang Việt Nam vẫn không ngừng gia tăng. Không giống như trước đây, người Trung Quốc đang di cư sang Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau nhưng chủ yếu là lao động phổ thông từ các gói thầu EPC. Theo thống kê không chính thức của các cơ quan báo chí thì hiện có khoảng 90% gói thầu EPC đang được các nhà thầu Trung Quốc thực hiện, trong đó, ngoài các nguyên vật liệu, thiết bị cần thiết thì ngay cả lực lượng lao động phổ thông cũng được các nhà thầu này "xuất khẩu" sang Việt Nam

Hiện chưa có con số thống kê chính thức nhưng có thể nói số lượng người Trung Quốc nói riêng và người gốc Hoa nói chung đang hiện diện trên đất nước Việt Nam là rất lớn. Có lẽ, trong tất cả các sắc dân nước ngoài đang sống trên lãnh thổ Việt Nam thì người Hoa là cộng đồng dân cư nước ngoài có số lượng đông nhất

Liệu đây có phải là một quyết định quá "ưu ái" cho cộng đồng người Hoa nơi đây nói riêng và các địa phương khác nói chung ?

Công bằng mà nói thì người Hoa cũng đã ít nhiều góp phần vào sự phát triển kinh tế và làm tăng tính đa dạng của bản sắc văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, với sự xuất hiện ồ ạt những đối tượng lao động nhập cư đến từ Trung Quốc đang gây nên những mối lo ngại về an ninh trật tự nơi người Trung Quốc cư ngụ đông như đã từng xảy ra ở Ninh Bình và đang góp phần đẩy người lao động Việt Nam đến chỗ thiếu công ăn việc làm

Trước đây, chính phủ Trung Quốc đã thành công trong việc "xuất khẩu" nông dân sang châu Phi thì một lần nữa họ lại rất thành công trong việc "xuất khẩu" lao động phổ thông giá rẻ sang các nước mà các nhà thầu mang quốc tịch Trung Quốc đang chiếm nhiều ưu thế như Việt Nam

Khác với các quốc gia ở châu Phi, Việt Nam là một quốc gia với đặc điểm đất chật, người đông và nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp. Hiện nay, nhiều khu đất canh tác truyền thống thuộc dạng "bờ xôi, ruộng mật" đang dần nhường chỗ cho các dự án khác như khu công nghiệp, sân golf, ... Người Việt Nam đang đối diện với nguy cơ thiếu đất canh tác và đất ở nghiêm trọng. Nếu phải gồng mình chia sẻ tài nguyên đất đai vốn dĩ hạn hẹp với người dân nhập cư ồ ạt đến từ Trung Quốc thì không biết trong vài chục năm nữa, người dân Việt Nam sẽ đi về đâu ?

Do điều kiện lịch sử, xã hội, cũng là một sự giao lưu tự nhiên, và do đặc điểm dân số quá đông của Trung Quốc, mà đến ngày nay, tại hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên trái đất đều có sự hiện diện của cộng đồng người Hoa làm ăn, sinh sống. Tại đây, họ đều để lại những dấu ấn đậm nét Trung Hoa. Đó là những khu phố người Hoa không lẫn vào đâu được đang nằm rải rác khắp thế giới

Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là những khu phố người Hoa này đều do chính những người Hoa di cư đến tự thành lập và xây dựng nên. Sự có mặt và thành công của họ cũng chính là góp phần vào sự thịnh vượng của các quốc gia và vùng lãnh thổ mà họ đang sinh sống


Dong-Do-dai-pho-2_1309256302.jpg

Khu Đông Đô Đại Phố đang được triển khai đầu tư xây dựng ngay giữa trung tâm Thành Phố Mới ở Bình Dương​

Quyết định "ưu ái" cho cộng đồng người Hoa ?

Trước những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đất đai đang rất hạn chế như đã nói đối với Việt Nam và lịch sử hình thành của những khu phố người Hoa trên khắp thế giới, thì việc xây dựng một khu phố mới toanh đặc biệt chỉ dành cho người Hoa như khu Đông Đô Đại Phố đang được triển khai đầu tư xây dựng ngay giữa trung tâm Thành Phố Mới ở Bình Dương, thực sự đang gây nên nhiều quan ngại. Khu phố này do chính Công ty Becamex IJC tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư

Nhiều người sẽ đặt ra những nghi vấn rằng tại sao phải xây dựng một khu phố người Hoa mà không phải của một dân tộc nào khác ở ngay trung tâm đô thị được giới thiệu là trung tâm hành chính trong tương lai của một tỉnh ? Tại sao không để một khu phố rất đặc trưng như vậy hình thành theo quy luật sinh tồn như vốn có của nó từ hàng nghìn năm nay trên khắp thế giới ? Liệu người Việt Nam có bị bắt buộc phải không được bén mảng đến đây (trên chính đất nước Việt Nam) như tại một Casino quốc tế ở Đà Nẵng, hay một sân gofl ở ngay địa đầu Móng Cái ?

Trong những năm qua, tại một số tỉnh thành phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh bỗng đều đang có ý định "dời đô". Trong đó Bình Dương là một tỉnh đi đầu trong việc xây dựng một thành phố mới, là bước đệm cho việc di dời các cơ quan hành chính chủ chốt của tỉnh về thành phố này. Điều đáng nói là ngay sau khi đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, ... thì Bình Dương cho tiến hành ngay dự án dành riêng cho người Hoa? Liệu đây có phải là một quyết định quá "ưu ái" cho cộng đồng người Hoa nơi đây nói riêng và các địa phương khác nói chung ?

Nếu việc này cũng là tiền đề cho các địa phương khác đang có ý định "dời đô" noi theo thì rất nhiều khả năng sẽ tồn tại những khu phố người Hoa khác do chính Việt Nam xây dựng nên? Khi đó, liệu người Việt Nam có bị đẩy lùi ra khỏi khu trung tâm của những thành phố mới trong tương lai? Và, khi bắt tay xây dựng những khu phố "dành riêng" khác tương tự liệu các nhà đầu tư Việt Nam có khi nào nghĩ đến trong một tương lai không xa, người Việt Nam sẽ không còn được làm chủ trên chính mảnh đất của mình ?

Trần Minh Quân
 
Tỉ phú Trần Thành: Nghìn vàng mua một trận cười​

Nhắc đến Trần Thành, phần lớn những người đã sinh sống tại Sài Gòn trước đây, đều nghĩ ngay đến ông Bang trưởng Triều Châu, một người rất được kính nể, nắm trong tay quyền lực kinh tế mạnh mẽ nên có thể ví von ông ta là "vua không ngai của vương quốc người Hoa Chợ Lớn"

Để đạt được địa vị như vậy, Trần Thành đã phải trải qua không biết bao nhiêu vất vả, nhọc nhằn để vươn lên từ hai bàn tay trắng. Thế nhưng, sản nghiệp khổng lồ mà ông ta dày công xây đắp cuối cùng cũng tan theo lạc thú

Từ anh lao công cọ rửa thùng dầu...

Trong hoàn cảnh khốn khó, loạn lạc của đất nước Trung Hoa những năm trước Đệ nhị thế chiến, giống như nhiều người Hoa khác, cậu thiếu niên Trần Thành đã cùng với gia đình, lưu lạc sang Việt Nam, tha phương cầu thực. Trước Cách mạng Tháng Tám, Trần Thành vẫn còn bữa đói, bữa no. Lang thang, gõ cửa các hãng xưởng của những đồng hương trong vùng Chợ Lớn, chỉ mong kiếm được một công việc làm, đủ cơm ngày hai bữa

Dịp may đến, Trần Thành được một ông chủ họ Trịnh thu nhận vào làm công tại một cơ sở sản xuất dầu thực vật. Cơ sở này chuyên thu mua đậu nành, đậu phộng, đem về ép, rồi chế biến thành dầu ăn, bán ra thị trường. Lúc bấy giờ, chưa có máy móc, ngoại trừ khâu ép dầu phải dùng máy nổ, kéo các trục ép sát vào nhau. Mọi công đoạn khác đều làm thủ công, sức người là chính. Công việc đầu tiên của Trần Thành trong cơ sở này là cọ rửa các thùng chứa, một loại lao động phổ thông, không cần trình độ, do đó đồng lương cũng chẳng là bao. Nhưng đối với hoàn cảnh của Trần Thành lúc bấy giờ, như thế đã là hạnh phúc

Cần mẫn với công việc hàng ngày, cậu thanh niên Trần Thành không bao giờ kêu ca, phàn nàn dù nặng nhọc đến mấy. Đã thế, tuy hết giờ làm, nhưng Trần Thành luôn vui vẻ phụ giúp người khác làm thêm những phần việc không thuộc trách nhiệm của mình, như quét dọn cơ xưởng, góp nhặt các nguyên vật liệu rơi vãi, sắp xếp ngăn nắp dụng cụ…

Chính vì thế mà chẳng bao lâu ông ta đã chinh phục được cảm tình của nhà chủ, được giao hết khâu vệ sinh nhà xưởng. Được tin dùng, Trần Thành càng tỏ ra năng nổ hơn nữa. Ông phân chia công việc thật công bằng và hợp lý, bản thân ông lãnh phần công việc còn nặng nề hơn những người khác. Chính cách hành xử này đã khiến chủ nhân họ Trịnh càng hài lòng hơn nữa

Uy tín của Trần Thành đối với chủ và cả anh em công nhân ngày càng lên cao, từ đó ông được ông chủ Trịnh cho đi thu mua nguyên liệu ở nông thôn các tỉnh miền Tây. Trần Thành sau này từng tâm sự, đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, đã làm thay đổi cuộc đời ông ta

Từ một người lao động chân tay, suốt ngày ru rú ở một góc tối tăm trong xưởng, ông bước ra xã hội rộng lớn bên ngoài và ngỡ ngàng làm quen với việc kinh doanh. Điều này đã mở rộng tầm mắt cho ông, để ông quyết tâm học hỏi ở trường đời và tích lũy vốn sống vô cùng quý báu cho sự nghiệp làm ăn

Chẳng nề hà gian khổ, Trần Thành lặn lội đến tận những vùng sâu, vùng xa để thu mua đậu phộng, đậu nành. Ông tỏ ra giản dị, chân thật và rất hòa đồng với người nông dân. Không bao giờ lợi dụng tình trạng trồi sụt của thị trường để ép giá. Ông cũng chẳng bao giờ sai hẹn và hứa hẹn những gì mà không làm. Mua rẻ, thì Trần Thành ghi vào sổ sách là rẻ. Mua cao, thì ông ghi cao

Trần Thành tuyệt nhiên không bao giờ kê giá lên để hưởng lợi. Phương cách mua bán lấy chữ Tín làm đầu trên đây đã tạo được niềm tin với nhà nông, và họ rỉ tai nhau giành ưu tiên bán sản phẩm cho Trần Thành. Để tưởng thưởng, ông chủ Trịnh thường xuyên cho trích hoa hồng và ban tiền thưởng hậu hĩ

Nhưng phần thưởng lớn nhất mà Trần Thành được hưởng, là ông đã trở thành người đứng đầu toàn bộ khâu thu mua của xưởng. Thế là ông có dịp đi khắp nước, từ miền Đông ra tới miền Trung và chính ông đã mở rộng việc thu mua sang tận Campuchia, biến địa bàn này thành nơi cung cấp lớn nhất. Từ khi Trần Thành góp sức, xưởng của ông chủ Trịnh không còn tình trạng thiếu nguyên liệu để sản xuất

Lúc này Trần Thành đã lập gia đình và đã tích lũy được một số vốn. Nhận thấy Trần Thành có nhiều đức tính tốt, và khả năng đặc biệt trong kinh doanh, nhất là rất có chí tiến thân. Hơn nữa, Trần Thành đã đóng góp phần công sức to lớn cho hãng, nên bằng tất cả lòng yêu thương, họ Trịnh quyết định cho Trần Thành được độc lập gây dựng cơ nghiệp. Tin tưởng vào sự thành công của Trần Thành, ông chủ Trịnh không những khuyến khích mà còn cho Trần Thành vay một số vốn lớn để đầu tư

Trước mắt, ông cho Trần Thành độc quyền cung cấp nguyên liệu sản xuất cho hãng của ông ta. Chẳng bao lâu, Trần Thành trở thành nhà cung cấp các loại hạt có dầu cho hầu hết các hãng xưởng ở khắp miền Nam

... trở thành ông chủ hãng bột ngọt Vị Hương Tố

Sự nghiệp và tài sản của Trần Thành tăng nhanh theo tốc độ phi mã, khiến người ta kinh ngạc. Không những đã hoàn lại vốn cho ông chủ Trịnh, Trần Thành còn đủ khả năng thâu tóm mọi nguồn hàng của ngành nghề này. Khi đã gây dựng được một cơ nghiệp khá vững chắc, Trần Thành xoay ra đầu tư vào các hướng kinh doanh và sản xuất khác. Với nhãn quan kinh doanh xa rộng, ông còn cất công đến Nhật Bản, Đài Loan, Singapore… tham quan các xí nghiệp lớn để học hỏi cách tổ chức và điều hành của họ, đồng thời tìm hiểu thị trường

Trên thế giới, có nhiều ngành sản xuất nổi tiếng, lợi nhuận cao. Nhưng Trần Thành lại rất say mê ngành công nghiệp thực phẩm. Ông suy nghĩ, ăn uống là nhu cầu hàng đầu của con người. Cứ nhìn vào sự thành công của "vua bánh kẹo Mỹ", sức hấp dẫn toàn cầu của đại Công ty CocaCola, hẳn biết. Đầu óc nhạy bén của Trần Thành đã nghĩ ngay đến bột ngọt

Đây là một loại gia vị cần thiết cho bữa ăn của mọi gia đình, vì thế, nhu cầu của sản phẩm này trên thị trường to lớn biết chừng nào. Vào thời điểm đó, ở miền Nam còn phải dùng bột ngọt của Nhật Bản và Đài Loan, với số lượng nhập có hạn

Trần Thành tính toán: Nếu như có một nhà máy sản xuất bột ngọt trong nội địa, bước đầu, chất lượng sản phẩm do mình làm ra có thể chưa bằng người ta, do khâu kỹ thuật còn yếu kém. Nhưng, nếu có một nhà máy với trang thiết bị hiện đại, công nghệ chế biến tiên tiến, thì việc đạt được 80% chất lượng của họ là điều nắm chắc trong tay. Từ đó, ưu điểm giá rẻ sẽ chiếm dần thị phần và đánh bạt được hàng ngoại nhập

Với lập luận hợp lý đó, năm 1960, Trần Thành đã cho ra đời Nhà máy sản xuất bột ngọt Vị Hương Tố, có công suất lớn, với trang thiết bị nhập từ Nhật Bản, được đánh giá là hiện đại nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Công việc sản xuất và kinh doanh của nhà máy sớm đi vào ổn định

Ngay bước đầu, nhờ chất lượng sản phẩm chẳng thua kém gì của Nhật Bản và Đài Loan, mà giá cả lại rẻ hơn. Vì thế, bột ngọt Vị Hương Tố sớm được các bà nội trợ ủng hộ nhiệt tình

Số lượng xuất xưởng ngày càng tăng cao. Nhà máy đã chạy hết công suất vẫn không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đến nỗi, chỉ khi nào không mua được bột ngọt Vị Hương Tố, người tiêu dùng mới hỏi đến bột ngọt ngoại nhập. Thừa thắng xông lên, Nhà máy bột ngọt Vị Hương Tố còn sản xuất thêm các mặt hàng mì gói, mì chay, nước tương, tàu vị yểu và đều rất thành công

Suốt thập niên 60 của thế kỷ trước là thời gian cực thịnh của Trần Thành. Từ lợi nhuận kếch xù của Nhà máy bột ngọt Vị Hương Tố, ông tiếp tục đầu tư vào nhiều ngành nghề khác như: Ngũ cốc, khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, và trường học, mà lĩnh vực nào cũng đạt thắng lợi một cách mỹ mãn

Không dừng lại ở đó, Trần Thành còn mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như bất động sản, khách sạn, nhà hàng. Tuy không biết số vốn mà Trần Thành đầu tư ở Singapore, Đài Loan, Hồng Công là bao nhiêu, nhưng các nhà tài phiệt Chợ Lớn nói rằng, nó còn lớn hơn tài sản của Trần Thành ở Việt Nam

Một trong những ưu điểm của Trần Thành là do xuất thân từ công nhân nghèo khó, nên khi trở thành ông chủ, ông đặc biệt quan tâm đến đời sống của công nhân một cách thiết thực. Nếu ai có tang cha, mẹ, vợ, chồng, con cái, Trần Thành sẽ tặng một quan tài và biếu thêm một tháng lương để lo việc ma chay

Ông sống gần gũi và hòa đồng với mọi người. Bất cứ công nhân nào cũng có thể gõ cửa phòng ông chủ để trình bày nguyện vọng, hoặc xin giúp đỡ những lúc gặp khó khăn. Trần Thành luôn chịu khó lắng nghe, tùy theo hoàn cảnh và trường hợp của mỗi người mà giúp đỡ

Cách đối nhân xử thế như thế đã giúp cho Trần Thành có được một đội ngũ công nhân luôn làm việc nhiệt tình và hết sức trung thành với ông. Uy tín ngày càng lớn, mới 40 tuổi, Trần Thành đã được bầu làm Bang trưởng Triều Châu và là một trong những nhân vật không chỉ được cộng đồng người Hoa tại miền Nam Việt Nam, mà cả chính quyền Sài Gòn kiêng nể

Không ai có thể biết được chính xác tài sản của Trần Thành là bao nhiêu, nhưng người Sài Gòn - Chợ Lớn gọi ông là "tỉ phú của tỉ phú". Thời đó, có nhà báo hỏi ông bí quyết để thành công trong kinh doanh? Trần Thành nói, đó là điều mà người Á Đông đã biết từ ngàn xưa. Chữ Tín, lòng trung thực và sự kiên trì. Làm ăn mà không giữ được chữ tín và sự trung thực thì suốt đời chỉ là "tả cống chảy" (người làm công), chẳng bao giờ có thể trở thành "tài xì thẩu" (ông chủ lớn). Của cải mất đi còn có thể gây dựng lại được, nhưng uy tín không còn thì coi như trắng tay

Trần Thành kể, thời kỳ mới khởi nghiệp, có một lần ông đã gom hết vốn liếng có được đánh một chuyến hàng thật lớn từ Nam Vang (Campuchia) về. Chẳng may, toàn bộ chuyến hàng đó bị thất lạc, mất trắng. Coi như ông hoàn toàn bị phá sản, nợ nần ngày càng chồng chất. Trần Thành tưởng chừng như không còn có thể gượng dậy nổi

Một thời gian ngắn sau, khi cơn sốc đã tạm lắng, Trần Thành nghe ngóng dư luận trong số những người quen thân, thử coi uy tín của mình còn hay không? Biết chắc niềm tin của họ đối với ông không những chẳng chút suy chuyển, mà còn tỏ ra rất cảm thông

Trần Thành yên tâm đứng dậy, làm lại từ đầu. Ông ta vay mượn vốn liếng, và chí cốt làm ăn với sự thận trọng hơn trước. Chỉ một thời gian ngắn, Trần Thành lại vươn lên, trả hết nợ nần, ơn nghĩa, và bước vào hàng những ông chủ lớn

Tỉ phú làm sao qua được ải mỹ nhân !


Triết lý sống của Trần Thành là lúc khởi nghiệp phải biết cần kiệm và tránh xa những chốn ăn chơi. Ông nói, làm ăn cũng giống như đi tu. Không nên dính líu đến rượu chè, cờ bạc và phụ nữ. Nhưng đó cũng chỉ là mớ lý thuyết, mang tính dạy đời của một con người đã nắm trong tay hàng đống của cải

Kỳ tình, khi đã trở thành "tỉ phú của tỉ phú", Trần Thành cũng sa đà vào con đường ăn chơi và mê gái chẳng ai sánh kịp. Người dân Sài Gòn - Chợ Lớn, ắt hẳn vẫn chưa quên chuyện tình nổi đình nổi đám một thời giữa Trần Thành với diễn viên điện ảnh Thang Lan Hoa nổi tiếng của Đài Loan dạo đó

Trong một lần sang Việt Nam biểu diễn, theo lời mời của cộng đồng người Hoa, thông qua một số bang trưởng nhan sắc của Thang Lan Hoa đã làm cho trái tim quen đập theo nhịp tính toán của "ông vua không ngai trong vương quốc Chợ Lớn" không còn tự chủ được nữa. Trần Thành đã tìm mọi cách làm quen và gần gũi người đẹp

Để đạt được mục đích, ông Bang trưởng Triều Châu đã không ngại bỏ ra hàng núi tiền dưới chân Thang Lan Hoa. Cuối cùng, những món quà tặng của nhà tỉ phú đa tình này là những viên đá quý đắt giá, hiếm hoi trong thế giới kim hoàn, cũng đã làm lóa mắt mỹ nhân xứ Đài

Từ đó, Trần Thành thường xuyên đi về Đài Loan như đi chợ. Ông sẵn sàng quăng tiền qua cửa sổ một cách hào phóng, để mua lấy lạc thú hàng đêm. Dường như Trần Thành đã quên rồi cái thuở cơ hàn, cọ rửa thùng chứa dầu cho ông chủ Trịnh với đồng lương ít ỏi

Sau khi chia tay với cô đào Thang Lan Hoa, Trần Thành thường qua lại Singarpore để làm ăn. Vốn là người rất mê tín, tại Singapore, ông ta là khách hàng ruột rà của một vị bốc sư, được dân địa phương phong tặng là "ông tiên". Chính từ "ông tiên" này, đã ráp nối cho Trần Thành dính líu với một phụ nữ bản xứ, sinh được một người con gái

Cuối cùng, vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước. Khi đến ăn chơi tại vũ trường Maxim, Trần Thành lại bị một vũ nữ trẻ đẹp hốt xác. Về sau, cô vũ nữ này trở thành vợ bé không biết thứ mấy của Trần Thành. Có điều, sau năm 1975, họ vẫn còn ăn ở với nhau

Trong số các con trai đời vợ đầu của Trần Thành, có người về Việt Nam làm ăn từ năm 1990 đến 2000. Người này kinh doanh ngành nhà hàng và vũ trường. Có thời gian khai thác vũ trường Queen Bee nổi tiếng trên đường Nguyễn Huệ
 
Ông vua nghành phế liệu và tín dụng đen Chợ Lớn Lâm Huê Hồ: Của thiên trả địa

Sinh ra tại Phúc Kiến Trung Quốc, đi lên từ tiệm tạp hóa nhỏ trở thành một ông chủ đầy quyền lực trong giới thương nhân người Hoa tại Sài Gòn trước năm 1975 Lâm Huê Hồ cũng lại đánh mất tất cả sau ngày 30/4/1975.

Ăn” từ xác tàu đến... vỏ đạn đại bác

Nhìn vào hình thức và dáng dấp bên ngoài, Lâm Huê Hồ chẳng khác nào một kẻ khố rách, áo ôm. Thật ra, tiền vận của Lâm Huê Hồ cũng chẳng hơn gì. Sinh năm 1923 tại Phúc Kiến (Trung Quốc), sang Việt Nam và cư trú tại khu vực Chợ Lớn trước Cách mạng Tháng Tám (1945), với hai bàn tay trắng, chỉ mong kiếm đủ cái ăn. Lâm Huê Hồ hoàn toàn mất liên lạc với gia đình, chẳng biết cha mẹ sống chết ra sao! Số phận bèo bọt gặp nhau, Lâm Huê Hồ lấy vợ là bà Huỳnh Hương, một phụ nữ mồ côi cả cha lẫn mẹ.

Bắt đầu từ nghề làm công cho một cơ sở kinh doanh mễ cốc của một người đồng hương, cái nghèo đã khiến Lâm Huê Hồ tiện tặn, chắt bóp từng đồng, từng cắc. Sau vài năm, ông ta tích lũy được một số vốn nho nhỏ, đủ để mở một tiệm tạp hóa. Cái nghề buôn bán tạp hóa là sở trường của người Hoa. Lợi nhuận thu được từ cửa tiệm này, được Lâm Huê Hồ tích cóp, mở thêm cửa tiệm khác. Cứ thế, chẳng bao lâu ông ta đã là chủ nhân của nhiều cửa tiệm tạp hóa.

Thời mới lưu lạc sang Việt Nam, Lâm Huê Hồ cũng từng quảy gánh đi rong khắp hang cùng ngõ hẻm để mua bán ve chai. Vì thế mà ông ta rất rành cái nghề lam lũ, nhưng cũng kiếm được tiền này. Ông ta nảy ra suy nghĩ, nếu như có một cơ sở thu mua phế liệu, thì cũng không khó để làm giàu. Thế là Lâm Huê Hồ hăm hở khai trương cơ sở thu mua phế liệu. Với kinh nghiệm sẵn có, ông ta tuyển mộ một số nhân công giỏi chuyên phân loại và tân trang những thứ mà người ta bỏ đi, để mua vào với giá hời. Thế là có những món ông ta chỉ bỏ ra 1 đồng nhưng thu lại đến 10 đồng.

Đến năm 1956, ông ta không còn thu mua lẻ tẻ, mà bắt đầu bỏ vốn đánh những chuyến hàng phế liệu lớn, như các loại sắt, thép của quân đội không còn sử dụng, đang cần thanh lý. Ra quân lần đầu, Lâm Huê Hồ được một người quen cho biết: Hải đoàn 24, trú đóng tại Cát Lái, đang muốn thanh lý một số lượng khá lớn sắt, thép không còn sử dụng. Sau đó, Lâm Huê Hồ được kẻ môi giới tiến cử với viên chỉ huy đơn vị này là Nguyễn Thúc Phụng.

Thoạt đầu, nhìn Lâm Huê Hồ, Phụng tỏ ra thất vọng và coi thường dáng vẻ nghèo nàn của đối tác. Nhưng Lâm Huê Hồ nhanh chóng chìa ra món tiền lót tay khá hậu hĩ. Vậy là hơn 30 tấn sắt, gần 400 kg vừa nhôm, vừa đồng được Nguyễn Thúc Phụng bán cho Lâm Huê Hồ với giá 40.000 đồng.

Tiền trao, cháo múc. Lâm Huê Hồ hí hửng điều xe tải đến Cát Lái chở hàng về kho. Nhưng khi vừa ra đến xa lộ, thuộc địa phận Thủ Đức, đoàn xe bị nhân viên thuế quan chặn lại và hốt trọn do không có giấy tờ hợp lệ. Ngay sau đó, Lâm Huê Hồ phải móc hầu bao ra chung chi cho mấy “con hạm” ở Cơ quan An ninh Bộ Quốc phòng đang điều tra vụ việc để khỏi bị truy tố về tội danh: “Mua bán bất hợp pháp hàng quân dụng”. Thua to vố này, khiến Lâm Huê Hồ rút ra bài học xương máu, để tự biết mình chưa đủ thế lực đụng đến phế liệu quân dụng. Ông ta quay sang mặt hàng phế liệu dân dụng cho an toàn để chờ thời.

Năm 1961, do đã quá hạn sử dụng nên Hãng tàu kéo Satav cho thanh lý tàu Algol. Lâm Huê Hồ đã trúng vụ thầu này, nhưng bị Đại tá Đỗ Mậu, Giám đốc Nha An ninh quân đội Sài Gòn, làm văn thư gửi đến các cơ quan hữu quan, yêu cầu bác bỏ kết quả này, với lý do: Tránh hậu quả Lâm Huê Hồ tiếp tục làm ăn phi pháp, bởi lẽ ông ta là một gian thương có nhiều thành tích bất hảo. Lúc bấy giờ Lâm Huê Hồ đã có nhiều tiền và cũng đã biết kết thân với một vài nhân vật có thế lực trong guồng máy chính quyền và quân đội Sài Gòn để chống lưng. Vì thế ông ta đâu chịu buông tay.

Lâm Huê Hồ đã thông qua bùa phép của các quân sư, nhờ người khác đứng tên. Kết quả, Lâm Huê Hồ không phải chỉ mua được con tàu nói trên, mà ông ta còn trúng đến 6 con tàu phế liệu cũng của Hãng Satav. Lâm Huê Hồ nhanh chóng tân trang những con tàu này thành tàu chở hàng. Nhưng lo sợ nếu mình đứng ra khai thác, sẽ bị những đối thủ cạnh tranh và các thế lực đối nghịch tố cáo về tội gian lận thương mại. Thế là ông ta nhanh tay bán nó đi để thu về một số lời khá lớn.

Sẵn tiền trong tay, ông ta thường xuyên đi đêm với các chức sắc cao cấp của ngành hỏa xa, lót tay cho họ những khoản hoa hồng hậu hĩ, để độc quyền thu mua hầu như tất cả đầu máy, đường ray, tà vẹt, toa xe và cả những đoàn tàu từ thời Pháp để lại đang được phép thanh lý theo mặt hàng phế liệu. Sau khi những núi hàng khổng lồ này đã lọt vào tay Lâm Huê Hồ, các quan chức hỏa xa không còn gì để ăn, nhiều đoạn đường sắt, nhiều toa xe còn tốt. được họ báo cáo “bị Việt Cộng đặt mìn phá hủy”, phải thay thế. Lâm Huê Hồ lại có hàng để mua.

Cũng vào thời điểm này, quân đội Mỹ chủ trương tái vũ trang cho quân đội Việt Nam Cộng hòa những loại vũ khí tối tân. Hàng trăm nghìn khẩu súng do Pháp để lại, như: Grant M1, tiểu liên Thompson, tiểu liên M3, trung liên bar, đại liên 30 và cả xe nồi đồng đều được gom về các kho của Lục quân Công xưởng, nấu chảy ra, thành phế liệu, trước khi thanh lý, theo quy định. Lâm Huê Hồ lại thu gom được món hàng béo bở này.

Thứ mà ông ta thích nhất là vỏ đạn bằng đồng của đại bác 105 ly, bởi vì kim loại này rất được giá. Thế nhưng, khi thấy nguồn lợi từ ngành này quá lớn, và Lâm Huê Hồ đã ăn được những quả quá ngon, nên ông vua vải sợi Lý Long Thân, có cơ sở cán thép xây dựng, và thượng nghị sĩ Hoàng Kim Quy, “ông vua ngành sản xuất cọc sắt, hàng rào kẽm gai, lưới chống đạn B40” phục vụ cho quân đội đã nhảy vào chia phần.

Ý thức được thế lực ngầm lẫn công khai của hai đối thủ này, một mặt Lâm Huê Hồ đã khôn khéo xuống nước chịu làm nhà cung cấp nguyên liệu cho cả hai phía để cầu thân. Ông ta nghĩ, bán cho ai cũng là bán, miễn sao có lời thì thôi. Một mặt, Lâm Huê Hồ lo ngại về lâu, về dài sẽ bị lật kèo và nhiều bất trắc sẽ xảy ra. Thế là ông ta bắt đầu để mắt sang lĩnh vực cho vay vốn đang thịnh hành trong cộng đồng người Việt gốc Hoa tại Sài Gòn - Chợ Lớn. Một kiểu tín dụng đen, bởi chỉ hoạt động chui, không được cấp phép và tất nhiên là không hợp pháp.

Ông chủ của “siêu ngân hàng”

Trước năm 1975, tại miền Nam chỉ có một ngân hàng duy nhất thuộc quyền chế độ Sài Gòn là Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, với trương mục tiết kiệm nổi tiếng "Con gà ấp trứng vàng". Còn lại, tất cả những ngân hàng khác, đều do tư nhân đầu tư, hoạt động dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Bộ Tài chính. Trong số đó, hơn một nửa là các ngân hàng khá bề thế của nước ngoài, như: Chase Manhattan của Tập đoàn dầu lửa Mỹ Rockefeller, Banque Francaise Commerciale (BFC - Pháp), Banque Francaise Asiatique (BFA - Pháp), Trung Hoa Ngân hàng, Thượng Hải Ngân hàng, của các tập đoàn tư bản Hồng Công và Đài Loan… Cùng với một số ngân hàng do người Việt Nam làm chủ. Trong số này chỉ có một người Hoa duy nhất hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, đó là tỉ phú Đào Mậu, Tổng giám đốc Trung Quốc ngân hàng.

Sự thật thì, các nhà tỉ phú người Hoa Chợ Lớn, không thích đầu tư vào hoạt động ngân hàng. Bởi vì ngành nghề này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao. Cho dù họ thừa khả năng để thuê mướn những chuyên viên giỏi về quản lý, kế toán, tài chính. Nhưng hầu hết họ đều có chung một tâm lý: chỉ muốn trực tiếp điều hành, tính toán công việc làm ăn trong những ngành ít vướng mắc đến thủ tục, giấy tờ. Nhất là càng ít liên hệ với chính quyền càng tốt. Chính vì thế mà Lâm Huê Hồ bước vào kinh doanh tiền tệ không bằng cách mở ngân hàng, mà chỉ dưới hình thức cho vay, lấy tín chấp làm chính mà không cần tín dụng.

Vào thời điểm đó, tình trạng cho vay tiền góp, mua bán hàng hóa bằng hình thức trả góp chưa thịnh hành như bây giờ. Khi cần tiền, người có nhu cầu phải vay với lãi suất cắt cổ. Phổ biến nhất là mấy tay người Chà Và Ấn Độ, thống lĩnh các con đường Gia Long (Lý Tự Trọng ngày nay), Nguyễn Phi, Trương Định và các khu vực vây quanh chợ Bến Thành, chợ Cũ, chợ Cầu Ông Lãnh… chẳng biết do đâu mà người dân gọi họ là "Chà sét-ty", chuyên cho vay với lãi suất "xanh xít - đít đu" (5 thành 6, 10 thành 12). Biết là thế, nhưng đa số dân chúng vẫn tìm đến họ, vì chưa quen với việc vay vốn ngân hàng, mới nghe đến giấy tờ, thủ tục rườm rà họ đã xá dài.

Tại Chợ Lớn cũng thế, nơi mà các hoạt động kinh doanh khá sôi nổi và phát triển. Ngoại trừ một ít những nhà tư sản, làm ăn lớn, có hãng xưởng hẳn hoi, khi cần vốn mới quan hệ với ngân hàng để vay. Tuyệt đại đa số còn lại, họ chỉ biết tìm tới những người dư dả cùng bang, trong cộng đồng để hỏi vay. Đặc biệt, giữa người Hoa với nhau, lãi suất được chủ nợ tính rất nhẹ nhàng, hợp lý.

Con số người đứng ra cho vay chuyên nghiệp tại Chợ Lớn cũng chỉ trên dưới 10 người. Lượng tiền huy động cho mỗi thân chủ vay cũng đến mức 100 triệu là tối đa. Nhưng từ khi Lâm Huê Hồ nhập cuộc thì khác hẳn. Tùy theo thân thế và sự nghiệp của mỗi người, ông ta cho vay từ năm, bảy chục ngàn đến vài tỉ. Lâm Huê Hồ đặt cơ sở cho vay tại hai địa chỉ: 70 Trần Chánh Chiếu và 12 Trần Thanh Cần. Mỗi nơi chỉ có vài nhân viên thư ký và tài phú trực tiếp làm việc với khách hàng. Thủ tục vay hết sức đơn giản. Nếu không được những người quen biết, hoặc có uy tín giới thiệu: con nợ phải chứng minh được địa chỉ, nơi cư trú một cách chính xác và rõ ràng. Kế đến, ghi vào một cuốn sổ tên họ, số tiền vay và cam kết hoàn trả đúng ngày. Tất cả được các thư ký đưa tới cho Lâm Huê Hồ duyệt xét, và người vay ký tên trước mặt ông ta là xong.

Lãi suất mà Lâm Huê Hồ đưa ra, cao nhất là 3% mỗi tháng, đối với những khoản tiền lớn. Còn những khoản tiền nhỏ, của những người kinh doanh cò con, Lâm Huê Hồ chỉ thu từ 1 - 2%. Thủ tục đã đơn giản mà mọi việc đều được tiến hành một cách nhanh chóng. Lúc nào Lâm Huê Hồ cũng có sẵn một lượng tiền mặt rất lớn để phục vụ khách hàng. Nhiều "đại xì thẩu" tiếng tăm lừng lẫy, như Lý Long Thân, Trần Thành, La Thành Nghệ, Mã Hý, Trương Văn Khôi… từng là con nợ của ông ta. Nhưng chỉ riêng hai nhân vật Lý Long Thân và Trần Thành, thì số tiền họ vay có lớn đến mấy, Lâm Huê Hồ chỉ tính lãi từ 1 - 1,5%. Đôi khi thời gian vay không lâu, ông ta... cống hỷ luôn.

Câu hỏi được đặt ra là Lâm Huê Hồ lấy đâu một lượng tiền khổng lồ như thế để kinh doanh tín dụng đen? Chắc chắn đó không phải là vốn liếng của riêng một mình ông ta, mà do một số bà con người Hoa, có tiền nhàn rỗi, không làm ăn gì, thấy cơ ngơi và thế lực của Lâm Huê Hồ quá lớn, họ đã tin tưởng, mang tới gửi cho ông ta với lãi suất chỉ 1%. Ông ta dùng khoản tiền đó cho vay xoay vòng với lãi suất gấp đôi để thu lợi. Vấn đề là Lâm Huê Hồ rất đúng hẹn, không bao giờ trả lãi chậm cho số người này. Đồng thời, bất cứ lúc nào họ muốn rút vốn ra, cũng được Lâm Huê Hồ vui vẻ đáp ứng ngay.

Sau ngày 30/4/1975, giống như hầu hết các ông vua không ngai khác, Lâm Huê Hồ đã tìm cách tẩu tán tài sản của mình. Ông ta còn cầm đầu một đường dây với quy mô lớn, thu tiền của nhiều nhà tỉ phú khác, để mua vàng tẩu tán qua Hồng Công. Lâm Huê Hồ đã tạo ra tình trạng chảy máu vàng nghiêm trọng và là nguyên nhân gây xáo trộn thị trường, làm cho giá vàng vào thời điểm đó tăng nhanh đến chóng mặt.

Khi đánh hơi được việc làm phi pháp, gây tác hại nghiêm trọng cho đất nước và xã hội của mình sẽ bị Cơ quan An ninh chính quyền mới phát giác, Lâm Huê Hồ và những kẻ đồng hội đồng thuyền, chuẩn bị vượt biên. Nhưng tất cả đã muộn màng. Ngày 10/9/1975, Lâm Huê Hồ cùng đồng bọn, bao gồm Mã Tuyên, Trần Thanh Hà, Trang Trịnh Nghi, vua xăng dầu Đào Tắc Kinh… và đám tay chân bộ hạ đang tụ tập tại nhà ông ta, chuẩn bị xuống tàu thì bị sa lưới
 
Người của giang hồ Lý Long Thân​

Mãi đến sau này, khi đã là một “hoàng đế không ngai” ngự trị cùng lúc trên nhiều “vương quốc” như dệt may, sắt thép, máy nông ngư cụ... Lý Long Thân vẫn là một kẻ có lai lịch bí ẩn đối với mọi người

Ngay bạn bè thân cũng chẳng biết gì về Lý, chỉ nhìn thấy ông ta như một mẫu người tha hương thành đạt, giàu có và đầy quyền lực, có thể khuynh đảo cả một phần nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa. Hơn thế nữa, là một trùm mafia của miền Nam trước ngày giải phóng...

1. Những cuộc “đảo chính từng phần” của gã làm thuê

Hồ sơ của cảnh sát ngụy lập nhiều lần về Lý cũng chỉ sơ sài một vài thông tin cơ bản nhất. Theo đó, Lý Long Thân sinh ngày 27.8.1918, tại Amoy, Phúc Kiến, Trung Quốc. Cha mẹ của Lý, ông Lý Ngọc và bà Trương Thị đều là những nông dân nghèo khó. Đông con nhưng ít ruộng, chật vật lắm ông bà Lý Ngọc mới nuôi nổi anh em Lý bằng cháo kê, xá bấu (củ cải muối)... Tuổi thơ luôn thèm chỉ một bữa no đã đốt lên trong lòng Lý Long Thân khát vọng về một sự đổi đời

Năm 1938, Lý Long Thân tròn 20 tuổi. Nghe lời bạn bè rủ rê, anh quyết định bỏ xứ đi tha hương lập nghiệp. Thu hết can đảm, Lý nhờ mẹ dẫn đến nhà người chú họ - một tay phú nông trong làng để vay mượn ít tiền làm lộ phí. Thay vì móc hầu bao, người chú họ lại móc ruột móc gan mẹ con gã bằng những câu sỉ nhục

- Đồ thối thây, ngữ mày thì đi được đến đâu mà học đòi bỏ xứ ? Sức dài vai rộng thì làm gì mà phải đói. Về đi ! Đừng bước vào đây mà bẩn nhà tao. Nhìn thử xuống chân xem có đi nổi đến đâu không ?

Mặt đỏ đến tận mang tai, máu chảy giần giật hoa cả mắt, nhưng Lý vẫn bất giác đưa mắt nhìn xuống. Trong đôi giầy cỏ đã rách nát, những ngón chân đen đúa, móng vàng ệch vì lội bùn đang thò ra ngọ nguậy

Không thể chịu đựng nổi, Lý kéo mẹ trở về, đi mà như chạy, vấp ngã, xiêu vẹo trên con đường mấp mô mù bụi...

Tối hôm đó, Lý thức trắng đêm. Dưới ánh trăng vằng vặc, gã xoè rộng hai tay, ngó trân trân vào những đường rãnh chạy dọc ngang trên đó, đè cả lên những vết chai sần thô ráp, tự hỏi không biết đời mình rồi sẽ đổ về đâu

Về đâu thì mặc, nhưng dứt khoát gã phải ra đi. Đằng nào cũng chết, làm trai gã không muốn đời mình chết rũ ở xó quê heo hắt này

Không tiền, Lý và A Chảy - một người bạn cùng xứ - vừa đi vừa làm thuê, đến giữa năm ấy, cả hai đã có mặt ở cảng Hải Phòng

Nhưng Hải Phòng không phải là miền đất hứa cho những kẻ tha hương. Mang tiếng là một hải cảng quan trọng, nhịp thở kinh tế của nó vẫn lèo tèo, buôn bán không phát triển. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, nước Pháp - vừa ra khỏi chiến tranh đế quốc chưa lâu - bị tàn phá nặng nề và trở nên kiệt quệ. Vì vậy chính sách của Pháp đối với xứ Đông Dương thuộc địa là tận thu

Than, thiếc, gạo, muối... và nhiều thứ hàng hoá, khoáng sản khác của xứ Việt Nam nghèo nàn cứ nối nhau tuôn xuống Hải Phòng rồi chảy vào giữa những khoang tàu thuỷ đang toang hoác miệng chờ; sau đó được chở về chính quốc mà không hề có một thứ gì hồi âm hay gọi là trao đổi trở lại

Xứ Bắc Kỳ quá nghèo, cuộc sống của người dân chỉ gồm những nhu cầu tối thiểu, đã bị cắt bỏ gần hết, thành thử hàng nhập về cảng hầu như biệt bóng. Nhìn toàn cảnh, Hải Phòng giống như một trạm tiếp hàng cho nước mẹ đại Pháp - khá tham lam và keo kiệt - hơn là thành phố cảng - một cửa ngõ thông thương buôn bán. Nhà máy, công xưởng, rồi bến bãi hầu như không được đầu tư gì mấy, phô ra giữa nắng mưa một vẻ còi cọc, tiều tụỵ

Giả sử không có dòng người Trung Hoa cầu thực inh ỏi gọi tìm nhau trên bến; không có đám du thủ du thực đánh chửi nhau ngoài cảng và không có những gã nhà quê ngờ nghệch bị nẫng mất tay nải đang kêu khóc váng lên phía cầu tàu thì trông Hải Phòng chẳng khác gì một công trường thủ công của châu Âu thế kỷ XVII, XVIII bị bỏ quên cho đến tận bây giờ

Có điều, châu Âu thì Lý và A Chảy chưa đến, chưa nghe bao giờ, kể cả trong mơ, thế kỷ XVII, XVIII họ cũng chưa từng sống, cho nên những sự so sánh ấy cả hai đều mù tịt. Lý chỉ thấy cái hải cảng xa xôi ở phương Nam cũng chẳng khá gì hơn xứ Amoy của cậu, nghĩa là cũng nghèo khó, lam lũ, không một tí hứa hẹn gì sáng sủa hơn

Khó khăn lắm hai kẻ tha hương mới lách qua được dòng người chen chúc vội vã, loằng ngoằng những bu gà, rọ lợn, và vô số những bị, những làn để vọt lên đến bờ. Và đứng nhìn nhau. Cái ngỡ ngàng của phút đầu tiên đặt chân lên đất khách quê người không đủ mạnh để xua đi nét lo âu hằn lên trên khuôn mặt họ

Ngó chiếc ống khói phía xa xa đang tuôn lên vòm trời đầy bụi những cụm khói u ám và buồn bã, cả hai cùng khẽ thở dài. Rồi cuộc đời họ cũng như những cụm khói kia thôi, tha hồ cho gió đẩy đưa, lang thang vô định, không biết bao giờ mới được lai hồi cố thổ

- Mày tính sao, Lý ?

Nghe A Chảy hỏi Lý mới sực tỉnh. Gã gãi mái đầu bờm xờm

- Tao cũng không biết. Nhưng mà về thì không được, hết tiền rồi

Vừa nói, Lý vừa lần cạp quần. Đếm đi đếm lại bao nhiêu lần, số tiền vẫn là 17 xu, chẳng hơn. Mặt A Chảy thượt ra. Lý cười

- Kệ ! Cứ lên phố rồi tính

Nhưng A Chảy không muốn tính toán gì thêm. Quá chán nản với bước kiếm tìm vô định, A Chảy quyết định ở lại phụ bán mì với một người quen tình cờ gặp lại khi cả hai lang thang trên phố. Anh ta không muốn kéo dài thêm những hy vọng hão huyền về miền đất hứa, chưa chắc đã có gì tốt đẹp hơn

Còn Lý, nhìn phố cảng chật hẹp và đầy bụi, lại quá đông Hoa kiều tha phương, gã thở dài, lắc đầu. Lại lén trốn xuống tàu, lại làm thuê, Lý lần mò vào được Sài Gòn

Số phận bắt đầu mỉm cười với Lý Long Thân khi anh ta tìm được bang hội Phúc Kiến ở Chợ Lớn. Cùng kiếp bỏ xứ ra đi, những người Hoa Phúc Kiến đã chia sẻ và cưu mang Lý. Mắt to, sáng, trán rộng, mặt dài, ăn nói lễ phép dù rất thẳng tính, Lý Long Thân lọt vào cặp mắt ưu ái của Bang trưởng Phúc Kiến

Ông bèn bảo lãnh cho Lý được làm công trong hiệu kim hoàn Kim Thành nổi tiếng. Lý tỏ ra rất chăm chỉ, cẩn thận và sáng dạ nên được cả chủ tiệm, người làm công và khách hàng quí mến. Không ai biết, phía sau nụ cười cầu thân với tất cả mọi người là một toan tính mưu mô, đầy thủ đoạn

Khách đến hiệu vàng Kim Thành toàn là những ông Đốc, bà Tham, những nhà buôn lớn, các tay được bạc... lắm tiền nhiều của, chi tiêu rất hào phóng. Cười rất tươi, Lý Long Thân nhã nhặn cảm ơn và từ chối những món tiền pour-boire lẻ tẻ, nhưng lại đưa ra những gợi ý hấp dẫn về mẫu mã nữ trang, lại sốt sắng chỉ mối, giúp đổi tiền cho khách, để sau đó ăn chặn được một khoản khá hơn nhiều

Dần dà, Lý trở nên lọc lõi, trở thành một tay môi giới trong việc mua bán vàng và đổi tiền. Nhờ đó, y giàu lên rất nhanh. Khi chủ tiệm Kim Thành nhận ra điều đó thì đã muộn. Ông ta không thể đuổi việc Lý Long Thân vì trong số vốn liếng của hiệu vàng đã có một phần là của Lý hùn, hơn nữa anh ta lại là người nắm các đầu mối hàng quan trọng. Nghiễm nhiên, Lý Long Thân trở thành một đại lý kiêm nhà môi giới của hiệu Kim Thành, ăn hoa hồng

Vốn thông minh và nhạy bén, Lý nắm bắt kịp thời các thời điểm lên xuống của giá vàng và nhanh chóng bung vốn của Kim Thành ra mua bán. Lời y ăn, lỗ (rất ít khi lỗ) hiệu Kim Thành chịu. Sau năm năm, số vốn của Lý Long Thân cứ không ngừng phình lên

Y trở thành một trong những người có phần hùn lớn nhất của thương hiệu kim hoàn uy tín nhất Đông Dương, từ Sài Gòn - Hà Nội - Viên Chăn đến Nam Vang, với nhãn hiệu in hình quả núi. Đó là cuộc “đảo chính” lần thứ nhất của Lý Long Thân, đưa y từ thân phận một kẻ làm thuê lên hàng ông chủ lớn

Khi số vốn đã lên đến bạc triệu, Lý bỏ Kim Thành, đứng ra lập Công ty môi giới địa ốc TONG YUAN. Sự quen biết rộng rãi và kinh nghiệm môi giới lúc còn làm cho Kim Thành đã giúp Lý tiến rất nhanh trong nghề mới, thu về bạc vạn mỗi tháng. Từ năm 1943, tiền kiếm được trong nghề môi giới, Lý đem hết vào mua cổ phần của công ty SAVICO - Địa ốc Thương cuộc. Đến năm 1945, cuộc “đảo chính từng phần lần hai” của Lý kết thúc với thắng lợi giòn giã

Với phần hùn chiếm đa số trong vốn pháp định bốn triệu đồng của SAVICO, Lý được bầu làm giám đốc công ty. Ngay lập tức, Lý cho mở rộng thêm mấy chữ “Xuất nhập khẩu” vào sau chức năng “Địa ốc Thương cuộc” của SAVICO, nhằm triệt để khai thác các nguồn lợi kinh tế đang tiềm ẩn trong mối quan hệ dân tộc giữa Hoa kiều Chợ Lớn với Đài Loan, Hồng Công và Đại Lục mà Lý Long Thân là một mắt xích

Kinh doanh đúng hướng, nhanh nhạy và đầy ắp thủ đoạn, Lý Long Thân giàu lên vùn vụt, trở thành một nhân vật quyền lực trong cộng đồng người Hoa. Y cũng lột xác, vứt toẹt bộ mặt đạo đức siêng năng của một anh chàng làm công ngày nào, phơi bày bản chất độc đoán, tàn nhẫn của một kẻ kinh doanh đầy tham vọng và coi tiền trên hết

Tháng 12.1947, một nhân viên SAVICO do sơ sót đã làm không đúng ý Lý Long Thân. Nổi giận, Lý đã xông vào đánh người nhân viên này gãy tay. Chưa hả giận, y còn đập cả vỏ chai rượu vào mặt anh ta, gây thương tích nặng. Kết quả: anh nhân viên xấu số phải đi cấp cứu và tàn phế suốt đời. Còn Lý, ngày 30.12.1947 phải ra hầu Toà tiểu hình. Nhờ vung tiền lo lót, Lý Long Thân mới thoát ngồi tù, nhưng bị phạt 500 quan về tội “vô ý gây thương tích” !

Có tiền, Lý Long Thân cũng bắt đầu nổi danh như một tay ăn chơi khét tiếng. Cứ chiều thứ bảy, y lại diện comple trắng, nón nỉ Boosalino đội lệch một bên leo lên một chiếc Peugeot Traction bên cạnh có ba vệ sĩ người Phúc Kiến đi mô tô hộ tống đến nhà hàng Đại La Thiên, sòng bạc Đại Thế Giới ăn chơi đập phá

Nhiều lần cao hứng, ngay trên sàn nhảy, y đã đứng lên tuyên bố “đãi rượu tất cả mọi người”. Tại Đại Thế Giới, Lý Long Thân kết thân với nhiều nhân vật có tên tuổi trong các bang hội Hoa kiều Chợ Lớn như Trương Duy Nhạc, cha con Điển Nam, Nghiệp Sô...

Cũng tại đây, Lý Long Thân dần dà làm quen với nhiều vị tai to mặt lớn trong chính quyền, quân đội, trong đó có tướng Bình Xuyên đầu Tây Lê Văn Viễn (Bảy Viễn) cùng hai tên quân sư Lại Hữu Sang và Lại Hữu Tài. Biết thực lực Bảy Viễn còn mạnh, Lý ra sức chiều chuộng lấy lòng “cọp rừng Sác”

Cuối năm 1954, y đã ném ra cửa sổ một lúc 4 triệu đồng để tổ chức một buổi “nhất dạ đế vương” khao Bảy Viễn và một số kẻ chức quyền khác. Tại nhà hàng Đại La Thiên, Lý Long Thân còn độc quyền bao riêng một cô gái nhảy nổi tiếng là Lý Bing Bing - người được coi là Hoa hậu Phúc Kiến của Chợ Lớn

Ngay trong đêm “nhất dạ đế vương”, biết Bảy Viễn thích Bing Bing, Lý Long Thân đã ép cô gái phải ngã vào tay Bảy Viễn. Không dám từ chối “ông trùm” đồng hương và ông “cọp rừng Sác”, cô Hoa hậu đành phải vâng lời

Sáng hôm sau, Lý Long Thân gọi Lý Bing Bing đến, không thèm nhìn mệnh giá, ký ngay một tờ ngân phiếu thưởng cho cô gái. Đám thuộc hạ của cả Lý Long Thân lẫn Bảy Viễn đều trợn mắt vì cử chỉ coi tiền như rác này. Họ biết, mệnh giá nhỏ nhất trong tập ngân phiếu mà Lý mang theo cũng lên đến 50.000 đồng

Với “đòn độc” này, Lý đã nắm hoàn toàn Bảy Viễn, tô phết thêm cho mình chút oai vệ quyền thế để cạnh tranh trên thương trường, được bảo chứng bằng những họng súng của đám hàng quân Bình Xuyên đầy chất lục lâm thảo khấu

2. Nâng uy tín trên thương trường nhờ dao súng

Số tiền “khổng lồ” mà Lý Long Thân ném ra chi cho Bảy Viễn và thủ hạ thực ra không thấm vào đâu so với những nguồn lợi vô kể mà y thu được nhờ uy thế của viên tướng Bình Xuyên vốn dĩ võ biền. Về đầu Tây được ít lâu, Bảy Viễn được Pháp giao bảo vệ an ninh tuyến đường Sài Gòn - Vũng Tàu

Ngay lập tức, Lý Long Thân vạch ra một chương trình đồ sộ nhằm khai thác kinh tế trình cho Bảy Viễn: lập hãng xe đò Nghĩa Hiệp độc quyền vận tải tuyến Sài Gòn - Vũng Tàu; xây dựng một loạt nhà hàng khách sạn ở thành phố biển... Thấy lợi, Bảy Viễn cũng tham nhưng y ngần ngừ vì không có vốn. Nghe “cọp rừng Sác” giải bày, Lý Long Thân mỉm cười, bảo

- Khởi đầu bằng 500 lượng, Thiếu tướng thấy sao ?

Bảy Viễn sáng mắt

- Nếu vậy, tôi và anh coi như đã có hãng xe đò !

Lý tiếp tục vờn ông tướng võ biền óc ít

- Phần nhà hàng khách sạn, bạn bè tôi ở nhà băng Việt Nam Thương Tín sẽ đứng sau lưng Thiếu tướng

Chút ngần ngừ của Bảy Viễn biến mất khi hai tên quân sư Tài, Sang cũng góp lời vào. Nói là làm, Lý Long Thân sang ngay cho Bảy Viễn 500 lượng vàng, nhưng dưới danh nghĩa của câu lạc bộ Thanh Sơn của người Hoa Phúc Kiến, đặt trụ sở ở nhà hàng Đồng Khánh

Khi đã thu thập đủ vốn, Bảy Viễn lại giao lại toàn bộ việc thầu xây cất, mua sắm cho Lý Long Thân. Riêng trong “cú” thầu này, hai hãng TONG YUAN và SAVICO đã thu về cho họ Lý bạc triệu

Một nguồn lợi khổng lồ khác mà Lý thu được nhờ uy Bảy Viễn là việc khai thác hai sòng bạc Kim Chung và Đại Thế Giới. Trước đó, hai sòng bạc này do một “xì thẩu” có máu mặt của người Hoa tên là Lâm Giống cai quản

Với khoảng 300 tay đao dưới trướng, toàn loại đầu trâu mặt ngựa tuyển từ Ma Cao, Hồng Công sang, Lâm Giống tha hồ làm mưa làm gió ở đất Chợ Lớn mà không một ai dám cạnh tranh. Trong một buổi trà dư tửu hậu ở nhà hàng Kim Huê, Giống tuyên bố

- Khắp Nam kỳ lục tỉnh, may ra chỉ có Bảy Viễn Bình Xuyên mới đáng mặt được Giống này coi là bậc đàn anh

Lý Long Thân biết Giống nói thật, vì dưới tay Bảy Viễn còn có cả ngàn tay súng và viên tướng đầu Tây còn nắm toàn bộ lực lượng Cảnh sát Quốc gia do Bảo Đại giao phó. Vậy là Lý đút tiền cho Moris Thiên - tay Phòng Nhì nằm cạnh Bảy Viễn - nhờ tên này thuyết phục. Bảy Viễn nghe xong lắc đầu

- Tiền đâu chịu nổi, riêng thuế đã đến 500 ngàn mỗi ngày cho một nơi. Thằng Giống có cả đống xì thẩu Tàu hỗ trợ, tao đâu có ai !

Lúc này, tên cò mồi Moris Thiên mới tung bài tẩy

- Ông Bảy thử hỏi ý kiến ông Lý xem sao ?

Tất nhiên, Lý Long Thân nhận lời, với điều kiện y bỏ tiền đầu tư, còn Bảy Viễn chịu lấy danh nghĩa Bình Xuyên ra đấu thầu

Ngay sau đó, Moris Thiên được Bảy Viễn và Lý Long Thân sai đóng vai thuyết khách đến nhà Lâm Giống. Moris Thiên ngỏ ý

- Bình Xuyên có ý nhận đấu thầu đợt tới ở hai sòng bạc Kim Chung và Đại Thế Giới, vừa tiện bảo vệ vừa có cơ sở kinh tài để nuôi quân, nay sai tôi tới thưa lại cùng Lâm xếnh xáng !

Biết mình yếu thế, Lâm Giống đành lặng lẽ rút lui. Riêng từ hai sòng bạc này, trừ thuế và chi phí, Bảy Viễn và Lý Long Thân cũng còn thu lãi tới sáu bảy trăm ngàn mỗi ngày. Vì vậy, mối giao hảo Bảy Viễn và Lý Long Thân ngày càng gắn bó

Tuy vậy, tham vọng của Lý Long Thân trong việc lợi dụng Bảy Viễn vẫn chưa dừng lại. Qua mặt Bảy Viễn, y lại ném tiền ra mua chuộc được Trần Phước, một tay thân tín của tướng Bình Xuyên để cùng tên này buôn bán thuốc phiện

Khi Bảy Viễn còn là một tay giang hồ trẻ tuổi chưa thành danh, y là tài xế riêng kiêm cận vệ của ông chủ Trần Phước. Vào thời đó, Trần Phước tỏ ra biệt đãi và thường khích lệ Bảy Viễn

- Anh Bảy có tướng hổ, lưng gấu, thuộc hàng chọc trời khấy nước chớ đâu phải hạng tầm thường làm tài xế kiếm cơm

Sau này, khi công thành danh toại, Bảy Viễn tri ân, gọi Trần Phước về cho làm quản lý hai sòng bạc Kim Chung và Đại Thế Giới, nắm giữ tay hòm chìa khoá. Lý Long Thân bỏ tiền ra, giao cho Trần Phước mua lại toàn bộ nguồn thuốc phiện của Bảy Viễn với giá rất rẻ. Thuốc phiện từ các nơi được xe quân đội chở về đại bản doanh của Bảy Viễn bên kia cầu chữ Y, sau đó Bảy Viễn lại cho xe riêng chở đến cho Trần Phước cất giấu tại nhà y, số 43 đường Lacaze cạnh Đại Thế Giới

Tại đó, Lý Long Thân kiểm hàng, giao tiền và giao hết số thuốc phiện này cho Mã Tuyên, một đại gia ở Chợ Lớn, tay chân tin cẩn đồng thời là cơ sở kinh tài của anh em Diệm - Nhu sau này, để Mã Tuyên cung cấp cho mạng lưới nhà hàng, tiệm hút khắp Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn và các tỉnh phụ cận

Hàng chuyển đi, Trần Phước sai các tên Ngô Kiều, Ngô Lâm, Bách Chúng, Bách Kiều... những tên võ sĩ lừng danh từ Hồng Công sang áp tải, tất nhiên cũng bằng xe riêng của “Thiếu tướng Lê Văn Viễn”! Riêng việc giao nhận hàng, họ Lý chỉ đến kiểm tra, còn mọi việc đều do Mã Tuyên trực tiếp tiến hành cho nên Lý Long Thân không để lại dấu vết

Tốc độ làm giàu của Lý Long Thân trong giai đoạn này quả là chóng mặt, khó ai bì kịp nhưng chủ yếu đều nhờ vào những “cú” làm ăn trong bóng tối. Vì vậy, y nghĩ đến việc “rửa tiền”. Để làm việc đó, y lại tung tiền ra mua chuộc đồng thời nhờ uy thế của Mã Quốc Tuyền - Bang trưởng Phúc Kiến, Điển Nam - Chủ hãng đóng tàu Nam Hoà Hưng kiêm đại lý Hoa kiều tại Sài Gòn - Chợ Lớn và Hồng Cảnh Tùng - Phó Tổng lãnh sự Đài Loan tại miền Nam Việt Nam ép Ban Giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thương Tín phải nhận Mã Tuyên vào làm chân “Hoa vụ kinh lý” cho ngân hàng này ở Sài Gòn

Bên cạnh Mã Tuyên, Lý Long Thân đặt thêm một tay túc hạ tin cẩn là Trang Tôn (tức Trang Trinh Nghi) để tiến hành các phi vụ ám muội này. Được Mã Tuyên cấp giấy phép, Trang Tôn liên tục nhận tiền Đông Dương của Lý Long Thân đổi ra tiền franc Pháp, từ tiền Pháp lại đổi ra franc Thụy Sĩ rồi lại dùng franc Thụy Sĩ mua dollar Mỹ

Với loại ngoại tệ này, Lý đem bán lại cho Hoa kiều Chợ Lớn để họ chuyển về Hồng Công, Trung Quốc mua hàng hoặc đầu tư, trả lại cho Lý bằng dollar Hồng Công. Từ dollar Hồng Công, y lại giao cho Trang Tôn đưa vào Ngân hàng Việt Nam Thương Tín đổi lấy tiền Việt. Cách buôn tiền này không những giúp Lý Long Thân xóa dấu vết của các nguồn tài chính phi pháp mà còn giúp y tăng nhanh số vốn ban đầu

Những năm 1950, giới kinh doanh người Hoa ở Chợ Lớn luôn phập phồng lo sợ sự thay đổi chính sách của chính quyền đối với người Hoa trên đất Sài Gòn - Chợ Lớn. Họ rất ít đầu tư vào các lĩnh vực “ngâm vốn” như bất động sản, kỹ nghệ... mà chủ yếu kiếm tiền trong lĩnh vực buôn bán, sau đó gửi tiền về Hồng Công, Đài Loan để đầu tư

Vì vậy, buôn tiền là một nghề sinh lãi cực lớn. Nghề này bị đặt ra ngoài vòng pháp luật nên ít kẻ dám làm. Nhờ thế lực hùng mạnh đã nắm trong tay, Lý Long Thân đã độc quyền thao túng nghề kinh doanh béo bở này. Không chỉ rửa tiền cho bản thân, y còn rửa tiền cho rất đông “xì thẩu” Hoa kiều khác ăn hoa hồng tỷ lệ cao

Kết quả: tiền Việt mất giá, trong khi dollar Mỹ và dollar Hồng Công lại tăng giá chóng mặt. Đến thời Diệm - Nhu, chính Ngô Đình Nhu đã chỉ thị cho cơ quan mật vụ (Sở Nghiên cứu chính trị) của Trần Kim Tuyến điều tra để phanh phui trừng trị những tên rửa tiền. Trang Tôn và hàng loạt tên đàn em khác bị bắt, bị bỏ tù. Tên tuổi Lý Long Thân cũng đầy chật trong các báo cáo của mật vụ ngụy quyền

Tuy nhiên, là một tên cáo già, Lý Long Thân đã xoá hết mọi dấu vết có thể dẫn Cảnh sát Hoạt vụ đến hỏi thăm ngay trong lúc tiến hành các phi vụ. Thêm vào đó, Mã Tuyên - đồng sự và là đàn em tin cẩn nhiều ân oán với Lý Long Thân lại đang là cánh tay kinh tài của Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân cho nên đã kịp thời cứu Lý Long Thân nhiều lần ngay trong tình thế đường tơ kẽ tóc

Hồ sơ về Lý Long Thân tuy càng ngày càng dày lên trong Nha Cảnh sát Sài Gòn, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ chung chung, đại loại: “Có nghi vấn nhưng thiểm nha chưa thâu thập được bằng chứng cụ thể nào về các tin tức nói trên của đương sự”

3. Ban ngày doanh nhân, ban đêm kẻ cướp

Ngoài quan hệ thâm giao với Bảy Viễn và Bình Xuyên, Lý Long Thân còn có quan hệ mật thiết gắn liền cùng các phi vụ mờ ám với ba nhân vật Hoa kiều tên tuổi khác, đó là Trương Duy Nhạc và cha con Điển Nam (tự ông Sơ), Nghiệp Sô (tự ông Tích)

Trương Duy Nhạc là chủ tiệm sắt Đức Hiệp Hưng, nổi tiếng giàu có và đầy uy lực. Y có phần hùn đáng kể trong công ty SAVICO của Lý Long Thân. Cha của Trương từng là một Bang trưởng Phúc Kiến đầy quyền thế tại Sài Gòn

Những ngày hàn vi, ngôi nhà số 37Bis, đường Ký Con của Nhạc cũng là nơi mở rộng cửa cho Lý Long Thân vào tá túc. Khác với Lý Long Thân xuất thân nghèo hèn, họ Trương đã liên tục mấy đời là dòng họ danh giá, có học thức và rất giàu có. Cha con Trương Duy Nhạc đều giỏi tiếng Pháp, tiếng Anh và rất thạo nghề buôn bán lớn

Khi Lý Long Thân đã trở nên giàu có thì Trương Duy Nhạc cũng nhờ uy của bố giành được vị trí Phó lý sự trưởng bang Phúc Kiến tại Sài Gòn. Đến đây, hai kẻ đầy mưu mô lại càng bắt tay nhau chặt hơn để cùng loại các đối thủ Hoa kiều khác ra khỏi các mối làm ăn, tranh giành lợi nhuận

Giữa năm 1955, trước khi rút toàn bộ quân đội về nước chấm dứt vĩnh viễn sự dính líu quân sự ở Việt Nam, Pháp thông báo cho thanh lý các vật dụng nhà binh còn lại với giá rất rẻ. Hoa kiều ở mọi ngành kinh doanh đều đổ xô vào tham gia cuộc đấu giá này. Thấy lợi lớn, Nhạc và Thân cùng nhảy vào

Trương Duy Nhạc nhờ uy bố, Lý Long Thân mượn oai cha con Điển Nam, Nghiệp Sô (bang Quảng Đông) huy động một nguồn vốn rất lớn, tuyên bố sẽ “thầu toàn bộ số vật dụng nhà binh thặng dư” nói trên, bằng cách đi cửa sau không qua đấu giá công khai. Thấy mất phần, các doanh gia tên tuổi người Hoa phản ứng. Lý Long Thân lại tuyên bố

- Tôi chỉ là người đại diện, còn thầu lô này là ý định của ông Bảy Bình Xuyên

Mỗi lần đi định giá một lô hàng, Nhạc và Thân lại vứt xe Peugeot ở nhà, leo lên xe cách-cách (xe cam nhông ngắn đuôi) của Bình Xuyên có đầy lính vũ trang và đích thân anh em Tài, Sang ngồi cạnh phóng đến. ở vòng ngoài, cha con Trương Duy Nhạc cũng lịch sự chống ba-toong liên tục “đi thăm hỏi” các vị bang trưởng các bang người Hoa ở Chợ Lớn, ngỏ ý “lấy làm tiếc vì sự bất đồng của anh em” trong vụ “mối hàng cỏn con không đáng là bao” này

Dù rất hậm hực nhưng biết quyền thế của gia đình Trương Duy Nhạc quá mạnh, lại sợ dây dưa với Bình Xuyên nên bang trưởng các bang đều nuốt hận, ra lệnh ngầm cho người của phe mình rút lui khỏi các cuộc đấu giá. Kết quả, Nhạc và Thân độc chiếm quyền khai thác nguồn hàng, thu lãi ròng hơn 5 triệu bạc

Tuy nhiên Lý Long Thân lại khôn khéo lui vào sau, để quyền công khai đấu thầu cho một mình Nhạc. Vì vậy, bao nhiêu oán hận, giới thương nhân Hoa kiều đều trút lên đầu Trương Duy Nhạc và đám Bình Xuyên mà không để ý gì tới Lý Long Thân. Có kẻ còn thề sẽ có ngày “trả thù”

ít lâu sau, do chủ quan, cậy thế, Trương Duy Nhạc đã phạm sai lầm khi áp phe một lô mủ cao su trị giá 8 triệu đồng mà không thèm lo đủ giấy tờ. Tức khắc, một thương gia tên là Trịnh Công Quý, cũng hoạt động trong ngành kinh doanh nguyên liệu cao su, đứng ra tố cáo Nhạc sang đoạt bất hợp pháp lô hàng này

Chứng cớ rành rành, Nhạc bị tống giam vào Chí Hoà. Lúc này Bình Xuyên cũng bị anh em Diệm - Nhu tận diệt. Thừa cơ, đám Hoa kiều thi nhau gởi đơn tố cáo Nhạc có quan hệ mờ ám với Bình Xuyên. Sợ liên lụy đến thân, Lý Long Thân vội vã bung tiền ra thu xếp với các bang Hoa kiều, lo lót với cảnh sát đồng thời cầu cứu Ngân hàng Việt Nam Thương Tín đứng ra bảo lãnh cho Nhạc

Cha của Nhạc cũng cầu cứu lãnh sự quán Đài Loan gây sức ép với chính quyền Diệm. Nhờ vậy Trương Duy Nhạc mới thoát khỏi hầu toà, vụ việc bị ỉm đi vì “không đủ chứng

Mối quan hệ của Lý Long Thân với cha con Điển Nam, Nghiệp Sô cũng khăng khít không kém

Điển Nam cũng là một tay cự phách có quyền lực ngầm cực mạnh trong bang Triều Châu, dưới trướng có gần 3000 người. Chính cha con Điển Nam, Nghiệp Sô đã cùng Lý Long Thân và anh em Lại Hữu Sang, Lại Hữu Tài vận động Bảy Viễn gây áp lực hậu thuẫn để đưa Mã Quốc Tuyền lên làm Bang trưởng Triều Châu, nhằm dễ bề thao túng cộng đồng Hoa kiều, đặc biệt với giới thương nhân trong các vụ làm ăn sau này

Điển Nam còn là một trong những người Hoa ở Chợ Lớn có dính líu nhiều mặt với Quốc dân Đảng ở Đài Loan và ở Đại lục. Y là kẻ phụ trách các hoạt động bí mật đem học sinh Hoa kiều về Đại lục bất hợp pháp, đồng thời là một đại lý chuyển ngân cho Hoa kiều đi Hồng Công, Singapore, Đài Loan... trong đường dây buôn tiền của Lý Long Thân. Nghiệp Sô (tự ông Tích), con của Điển Nam giữ chức Phó lý sự trưởng Phòng thương mại Hoa kiều

Do đó, y đã thu xếp để nhận Lý Long Thân vào chức vụ Lý sự vụ của bộ phận này, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Lý Long Thân hoạt động rửa tiền và chuyển ngân phi pháp
 
Lý Long Thân​

Vốn dĩ, giới làm ăn Hoa kiều rất tin vào tướng số. Dưới mắt họ, Lý Long Thân có chân mạng đế vương ắt hẳn sau này sẽ là một kẻ có tài kinh bang tế thế có thể lợi dụng được

Vì vậy, cha con Điển Nam, Nghiệp Sô cũng như khá đông tay có máu mặt khác của người Hoa đều không tiếc công của giúp đỡ Lý, đưa y leo dần lên từng nấc thang kinh tế và quyền lực trong bóng tối. Lý Long Thân biết rất rõ mục đích đó của những người đồng hương. Y cũng chờ cơ hội để có thể đáp lễ

Thời cơ đến với Lý khi cha con Điển Nam, Nghiệp Sô mưu toan chiếm trọn khu đất Tân Địa Lộ đường Armand Roussau (Nguyễn Chí Thanh) để chuẩn bị xây nhà xưởng. Khu đất này có khá đông bà con lao động người Hoa sinh sống. Họ không chịu dời đi dù Điển Nam, Nghiệp Sô tìm mọi cách mua chuộc và dụ dỗ

Tháng 1.1955, cha con Điển Nam sai tay chân đến phá phách, đốt nhà để khủng bố tinh thần nhằm đuổi dân khỏi khu vực này. Không may cho đám côn đồ, trong khu lao động Tân Địa Lộ còn có cả hai anh em Chu Chí Kinh, Chu Chí Vịnh sinh sống. Cả hai đều là những tay giang hồ hảo hán thời hiện đại, rất giỏi võ và luôn sẵn sàng “dọc đàng thấy chuyện bất bằng chẳng tha”

Khi đám côn đồ định ra tay thủ ác, anh em họ Chu đã kịp thời có mặt đánh cho cả bọn chạy tan tác. Cha con Điển Nam tức lắm nhưng dưới trướng không có kẻ nào dám công khai đương đầu với anh em họ Chu. Việc đuổi dân chiếm đất càng khó khăn hơn khi bà con lao động tin tưởng, vừa đùm bọc bảo vệ, vừa nghe lời anh em họ Chu phát đơn kiện cha con Điển Nam, Nghiệp Sô

Chu Chí Kinh còn cùng với em đi khắp vùng Chợ Lớn gặp nhiều vị có thế lực và trọng công bằng của các bang hội Hoa Kiều khác nhờ giúp đỡ để chống lại âm mưu cướp đất. Không ít người vốn ghét các trò bất nghĩa của cha con Điển Nam nên đã nhận lời

Đúng lúc cha con Điển Nam tưởng phải từ bỏ âm mưu thì Lý Long Thân mời họ đến. Tại văn phòng công ty SAVICO, Lý vạch cho “đối tác” thấy rõ: chỉ có tiêu diệt anh em họ Chu thì mới mong cướp được đất. Lý bảo

- Việc đó, tôi xin giúp

Điển Nam hứa

- Một phần năm khu đất đó sẽ thuộc về ông Lý

Lý Long Thân từ chối

- Tôi sẽ còn nhờ Điển tiên sinh nhiều dịp, còn chỗ đất kia, Điển tiên sinh cứ giữ lại cho thêm rộng chỗ

Nghe lời Lý Long Thân, cha con Điển Nam chấp nhận đưa vụ đất đai ra toà, và bỏ tiền ra lo lót

Trong khi đó, Lý Long Thân lại mở tiệc chiêu đãi Lê Binh Nghĩa, trưởng Công an xung phong của Bình Xuyên. Tiệc đến cao trào, hai ả xẩm xinh đẹp được Lý gọi ra, một ả nâng chiếc khay có đặt một phong bì dày cộp trao cho Nghĩa, ả kia tiêm thuốc phiện đưa mời tận miệng. Lúc này, Lý Long Thân mới ngỏ lời nhờ vả. Đang ngây ngất vì rượu, vì gái, tiền và khói thuốc phiện, Lê Binh Nghĩa chắp tay

- Việc của Lý tiên sinh là việc của ông Bảy, việc của ông Bảy thì có chết, tôi cũng không thể chối từ

Tháng 2.1955, anh em Chu Chí Kinh, Chu Chí Vịnh từ Chợ Lớn đón xe lên Sài Gòn định gặp ông Lương Tế Phi, Phó lý sự trưởng bang Quảng Đông mượn 10.000 đồng để đóng tiền hầu kiện. Khi xe đến dưới chân cầu chữ Y, một toán công an tự xưng là Công an xung phong chặn xe lại, lôi anh em Chu xuống đưa đi

Sau đó, họ không bao giờ xuất hiện nữa. Như rắn mất đầu, số bà con lao động người Hoa đành rời khỏi lô đất Tân Địa Lộ để tránh bị bọn côn đồ cướp phá. Một số người có làm đơn trình bày vụ mất tích của Chu Chí Kinh, Chu Chí Vịnh nhưng không được trả lời. Lý do: họ bảo anh em họ Chu bị bắt cóc thủ tiêu nhưng không có ai đứng ra làm nhân chứng !

4. Làm vua không được, làm giặc không xong...

Thâu tóm xong quyền lực chính trị ở miền Nam, Diệm - Nhu bắt đầu quay sang tấn công tiêu diệt quân đội của các giáo phái. Đầu tháng 12.1954, Bảy Viễn nhận được thư của Diệm “mời” vào dinh Độc Lập để “thảo luận một số vấn đề quan trọng của quốc gia”

Biết rõ mưu đồ của Diệm - Nhu, Bảy Viễn viện đủ cớ thoái thác không vào. Dỗ ngọt không xong, cuối tháng 12.1954, Diệm nhờ tướng Mỹ O’ Daniel “ném” tối hậu thư cho Bình Xuyên: “Nếu Thiếu tướng không chịu về với quốc gia thì chỉ sau một tuần, quân chính phủ sẽ giải quyết xong vấn đề Bình Xuyên”

Bị đe dọa, Bảy Viễn nổi khùng văng tục và tuyên bố

- Bình Xuyên có chiến lược riêng, thích ứng với thiên thời, địa lợi vùng sông nước Nam Bộ, chẳng việc gì phải sợ

Thấy Bảy Viễn ngoan cố, đầu năm 1955, Diệm ra lệnh đóng cửa hai sòng bạc Kim Chung và Đại Thế Giới, nhằm cắt đứt hầu bao nuôi quân của Bình Xuyên. Bảy Viễn quay sang cầu cứu tướng Pháp Paul Ely, nhưng nước Pháp đang sa lầy ở Algerie nên cũng đành làm ngơ cho Diệm thanh toán giáo phái

Không chịu khoanh tay chờ trói, Bảy Viễn lại cho gọi Lý Long Thân bàn bạc kế hoạch: đẩy mạnh phát hành đồng “Phật lăng Bình Xuyên” giao cho Lý Long Thân đổi ra dollar Mỹ hoặc franc Pháp, lấy số ngoại tệ đó mua súng đạn, khí tài và tuyển quân cảm tử để lập các đội khủng bố đối phó với anh em Diệm - Nhu

Nghe đề nghị, Lý toát mồ hôi hột. Rửa tiền cho Bình Xuyên thì Lý có thể làm được, vì y có mạng lưới chuyển ngân dày đặc, còn các yêu cầu sau, Lý biết dây vào là cầm chắc mang tội chống chính phủ quốc gia, không chết vì ăn đạn cũng khó thoát khỏi tù đầy. Thấy Lý hoảng sợ, anh em Tài, Sang chơi bài ngửa

- Diệm - Nhu diệt xong Bình Xuyên chắc ông Lý cũng khó thoát khỏi tội chết vì hồ sơ họ đầy ra đó. Còn nếu Bình Xuyên đủ lương thảo, súng đạn cầm cự, mai mốt Quốc trưởng (Bảo Đại) về, ông Lý sẽ là bậc công thần, muốn tự do kinh doanh, Diệm - Nhu cũng không ép nổi. Ông Lý tính sao ?

Đã cưỡi lên lưng cọp, muốn xuống cũng không xong, Lý Long Thân đành nhắm mắt gật đầu

Phải thừa nhận rằng Lý là tay cực kỳ tháo vát. Chỉ sau ít ngày, số tiền “Phật Lăng Bình Xuyên” vừa phát hành, Lý đã tiêu thụ sạch. Có ngoại tệ, Lý cùng Vương Nha Sinh, kẻ phụ trách tuyển quân của Bình Xuyên đi khắp nơi chiêu binh mãi mã

Lý đưa ra mồi nhử: bất cứ người nào tham gia cảm tử quân của Bình Xuyên cũng sẽ được lãnh trước 10.000 đồng và sau đó người nào làm việc đắc lực sẽ có thưởng khác nữa. Thấy có tiền, khá nhiều tên du thủ du thực ở quận 6, quận 8 và vùng Chợ Lớn ào ào xin đăng ký đầu quân. Nhưng cứ cầm tiền xong, chúng lại tìm cách bỏ trốn

Để trang bị cho đám này, Lý Long Thân lại nhờ mối giao hảo của một số thương nhân Hoa kiều móc nối với phòng nhì Pháp xin mua lại với giá thật rẻ một số súng đạn của quân Pháp ở Việt Nam chưa bị thanh lý hết! Sau đó, y “hợp đồng” với cha con Điển Nam, Nghiệp Sô để hai tên này cho tàu của hãng Nam Hòa Hưng chuyên chở vũ khí, lương thực tiếp tế cho quân Bình Xuyên. Giữa tháng 3.1955, Lý hồ hởi báo với Bảy Viễn

- Vào cuối tháng này, Thiếu tướng sẽ có thêm 100 khẩu tiểu liên Thompson, M3, M1 và Garrand, 4 khẩu cối 60 ly và khoảng 10.000 viên đạn các loại

Nhưng, mọi tính toán và hành động của Lý đều không lọt qua được con mắt nghề nghiệp lọc lõi của Lý Kai, chuyên viên á Châu thuộc Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hoà, thực chất là một mật vụ tin cẩn của Ngô Đình Nhu. Là một Hoa kiều, Lý Kai cũng có nhiều mối quan hệ khăng khít với cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn, đặc biệt là với số người Hoa Quốc dân Đảng Đài Loan

Trong số đó, không ít kẻ từng bị Lý Long Thân chèn ép trên thương trường nên luôn tìm cách dò xét mọi hành động của Lý để chờ dịp hạ địch thủ. Thông qua những người Hoa này, Lý Kai đã có đủ tài liệu để khép Lý Long Thân vào tội “hoạt động phiến loạn chống chính phủ”

Đánh hơi thấy nguy hiểm, Lý Long Thân vội vã cầu cứu Bình Xuyên. Đang cần Lý Long Thân để lo vụ mua súng đạn, Bảy Viễn liền ra lệnh cho đội cảm tử của Vương Nha Sinh bắt cóc Lý Kai. Tuy vậy, Lý Long Thân vẫn chưa được yên. Khá đông nhân vật quyền thế trong các bang hội Hoa kiều đều khẳng định: Việc Lý Kai bị bắt cóc có tay Lý Long Thân nhúng vào

Họ dọa tẩy chay và có biện pháp trừng phạt nếu Lý Long Thân không có biện pháp giải cứu cho Lý Kai. Không thể chạy sang yêu cầu Bình Xuyên thả Lý Kai vì như vậy có khác gì thừa nhận mối giao hảo với “quân phiến loạn”, Lý Long Thân bèn tính một “đòn gió”: y cùng Ngô Đắc - một Hoa thương tên tuổi của bang Triều Châu chạy khắp các nơi có thế lực, gõ cửa cả nhà của trùm mật vụ Mai Hữu Xuân yêu cầu có biện pháp giải thoát cho nạn nhân của... chính mình

Mọi chuyện đang rối như mớ bòng bong thì đêm 29.3.1955, Bình Xuyên bất ngờ nã pháo vào dinh Độc Lập, chủ động tấn công quân chính phủ trước. Chỉ chờ có vậy, Ngô Đình Diệm cho mở ngay chiến dịch Hoàng Diệu “phản công lại”, giao cho Dương Văn Minh - mới được đặc cách lên đại tá - chỉ huy. Suốt năm ngày năm đêm, giao tranh đã xảy ra ác liệt trên dọc tuyến đường Bến Chương Dương, Hàm Tử từ cầu Nhị Thiên Đường, cầu chữ Y và kéo dài xuống tận cầu Tân Thuận

Càng đánh nhau, quân Bình Xuyên càng yếu thế. Bảy Viễn vội thu quân về rừng Sác, lấy miền rừng ngập mặn làm căn cứ để “cầm cự chờ Quốc trưởng Bảo Đại về phán xử”

Những ngày đó, Lý Long Thân hoang mang cực độ. Y vội vã gom góp tư trang tiền bạc, đóng cửa các văn phòng nhà xưởng nằm yên, vừa run vừa nghe ngóng. Cuối cùng, không thắng nổi sợ hãi, ngày 14.5.1955, Lý Long Thân tính bài chuồn, lấy vé định bay sang Hồng Công chạy trốn. Nhưng máy bay chưa cất cánh, Lý Long Thân đã bị Cảnh sát Hoạt vụ còng tay lôi xuống

Rất may cho Lý, y là kẻ đứng tên hùn vốn trong khá nhiều đường dây kinh tế của người Hoa. Nếu để y bị Diệm trừng trị, các cơ sở kinh tế ấy cũng bị vạ lây, bị cảnh sát tịch biên hoặc đóng cửa. Vì vậy cha con Điển Nam, Nghiệp Sô, bang trưởng Triều Châu Mã Quốc Tuyền... vội vã đổ tiền ra để chạy tội cho Lý Long Thân

Ngay cả quyền Tổng lãnh sự Đài Loan Trầm Tố Tâm cũng đứng ra bảo lãnh và gây sức ép để Diệm tha Lý. Vì vậy, Lý mới được tại ngoại điều tra. Suốt bốn tháng trời, Lý Long Thân đã đổ tiền như núi để bịt kín tất cả các mối rò rỉ thông tin có thể đưa y ra toà. Đến tháng 9.1955, Lý mới thở phào: Bảy Viễn và hai tên Lại Hữu Sang, Lai Hữu Tài đã được Pháp giải thoát đưa sang Paris lưu vong

Đầu mối quan trọng nhất để buộc tội y đã bị chặt đứt, Lý Long Thân được đình chỉ điều tra. Vừa thoát chết, đầu óc nhanh nhạy của Lý đã nhìn thấy cơ hội làm ăn lớn. Trước mắt Lý, con đường dẫn đến ngôi “vua” đã bắt đầu rộng mở

5. Ông vua hai ngai

Trong kinh doanh, Lý Long Thân là một kẻ rất nhanh nhạy với thời cuộc, thông minh, táo bạo và cực kỳ thành đạt. Để loại trừ thế độc quyền kinh doanh, lũng đoạn thương nghiệp của giới kinh doanh Hoa kiều, Diệm - Nhu đã ra sắc luật cấm người Hoa kinh doanh một số mặt hàng và không được tham gia vào một số ngành nghề khác, trong đó có vải sợi, sắt thép, máy móc v.v...

Không chút đắn đo, Lý Long Thân bèn xin đổi từ quốc tịch Hoa sang quốc tịch Việt, nhằm né tránh sắc luật bất lợi này. Tiếp theo, tháng 3.1959, Lý lại ký quỹ một số tiền rất lớn vào Ngân hàng Việt Nam Thương Tín để được ngân hàng này tiếp nhận vào chức vụ Hoa vụ kinh lý - chuyên trách điều tra tài sản và thu hút vốn của cộng đồng Hoa kiều

Nhờ vậy, Lý có điều kiện thu hút vốn mạnh mẽ, cho ra đời hai công ty VINATEXCO (Việt Nam vải sợi công ty) và VINATEFINCO (Việt Nam vải sợi hoàn tất công ty) vừa sản xuất vừa kinh doanh xuất nhập khẩu, thao túng toàn bộ thị trường vải miền Nam Việt Nam

Riêng tại kho nhiên liệu của Lý ở gần ngã tư Bảy Hiền, hoá chất phục vụ cho ngành dệt nhuộm cũng luôn sẵn sàng cung cấp cho sản xuất trong vòng ba năm liên tục chưa hết. Nghiễm nhiên Lý trở thành một “hoàng đế” ngự trên “vương quốc” may mặc và vải sợi

Chiến tranh ngày càng lan rộng, vũ khí, khí tài quân sự do Mỹ đổ vào miền Nam cho ngụy quân ngụy quyền ngày càng nhiều. Theo thời cuộc, một phần lớn những trang bị này bị loại bỏ trở thành phế liệu

Đánh hơi thấy nguồn nguyên liệu dồi dào, Lý Long Thân lại đứng ra thành lập nhà máy cán sắt VISACA, độc quyền tận thu nguồn nguyên liệu sắt từ các chiến trường

Với giá thu mua cực rẻ, Lý Long Thân đã có một nguồn nguyên liệu cực tốt và dồi dào để biến thành những sản phẩm xuất khẩu giá trị. Ngay cả thị trường Nhật Bản, Đại Hàn cũng rất chuộng loại thép thành phẩm do VISACA sản xuất cho nên công ty của Lý phát triển vùn vụt. Đến năm 1974, vốn của VISACA đã lên tới con số sáu trăm triệu đồng

Tuy nghiên, nguồn lợi thu được từ chiến tranh là miếng mồi quá lớn nên lắm kẻ có tiền, có quyền thi nhau nhảy vào xâu xé. Vì vậy, trong lĩnh vực sắt thép, phế liệu, dù cực giàu, Lý vẫn chưa thể làm một ông vua tận chiếm mọi quyền hành

Để mị dân, tránh tiếng biến miền Nam thành thị trường tiêu thụ hàng ế thừa của Mỹ, ngụy quyền Sài Gòn liên tục đưa ra các khẩu hiệu như “chấn hưng kinh tế”, “bình định và phát triển nông thôn”, “cách mạng trong sản xuất lúa gạo”, “thay sức người bằng sức máy”...

Với chiêu bài “ủng hộ chủ trương của chính phủ”, Lý Long Thân liên tiếp cho ra đời thêm hàng chục công ty lớn, nhỏ nhằm nhập khẩu ồ ạt các loại máy móc nông ngư cụ, hàng tiêu dùng cung cấp cho thị trường. Với những khoản tiền đút lót hậu hĩnh, với nguồn tài chính hậu thuẫn cực mạnh từ Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, Lý vừa trốn được nhiều khoản thuế lớn, vừa nhanh chóng và khéo léo lọt qua được các rào cản lỏng lẻo của luật pháp để làm giàu

Chỉ riêng một phi vụ nhập máy móc về “phục vụ sản xuất”, Lý đã cùng Nghiệp Sô - Giám đốc điều hành VINATEXCO cấu kết với Huỳnh Văn Lang - Viện trưởng Viện Hối đoái tìm cách trốn thuế khoản tiền lên đến 40 triệu đồng. Lý nhanh chóng trở thành một “vua nông ngư cụ” với 19 kho hàng và hàng chục nhà xưởng rải khắp Sài Gòn - Chợ Lớn

Bất cứ lúc nào, dãy kho nông ngư cụ của Lý ở Phú Thọ Hoà cũng có sẵn hàng trăm chiếc máy cày hiệu Kohler, Kubota vừa nhập cảng từ Nhật Bản. Tại đường Mạc Vân bên kia cầu Sài Gòn, các loại hàng tiêu dùng, phụ tùng xe máy của Lý chất kín trong năm dãy nhà kho đồ sộ

Ngay tại trung tâm thành phố Sài Gòn, tại đường Tôn Thất Đạm, cơ ngơi của Lý cũng chiếm ba dãy nhà là văn phòng của ba công ty lớn: Trường Phát, Quốc Tế Thương Cuộc và Đông Nam á, với giá trị hàng hoá của mỗi công ty từ 300 - 600 triệu đồng cho bất cứ thời điểm nào, đó là chưa kể những hàng hóa là phần hùn của Lý trong khá nhiều công ty khác, trị giá số hàng lớn này ở mỗi nơi cũng lên đến vài trăm triệu

Để “cai trị” được một tài sản đồ sộ với nhiều ngành nghề khác nhau, tất nhiên một mình Lý Long Thân không thể nào lo xuể. Là người khôn khéo, giỏi nhìn xa trông rộng, Lý Long Thân luôn biết cách tạo ra những liên minh quyền lực chằng chịt và dày đặc nhưng mọi mối đều buộc vào một sợi dây nằm trong tay Lý

Ở hai công ty lớn của ngành dệt may thì Lý giữ chức Chủ tịch VINATEFINCO, Phó chủ tịch ở VINATEXCO trong khi một “cánh hẩu” khác là Trương Duy Nhạc làm phó ở công ty thứ nhất và làm chủ tịch ở công ty thứ hai. Riêng chức vụ Giám đốc điều hành VINATEXCO, Lý giao cho Nghiệp Sô - một kẻ thâm giao thừa kinh nghiệm lưu manh nắm giữ

Khác với truyền thống kinh doanh của người Hoa, thường đưa con em hoặc thân nhân vào nắm giữ các vị trí then chốt của guồng máy làm ăn, Lý Long Thân không làm như vậy. Y từng tuyên bố: “Kẻ nào biết rõ về ta, kẻ ấy thắng ta một nửa”

Do vậy, Lý chủ trương chỉ tuyển các tay chân tin cẩn ở ngoài dòng tộc. Những kẻ này đều quen biết Lý thông qua các phi vụ làm ăn và đều là những tay sừng sỏ. Trong số đó có Châu Trần Tọa, một đồng hương Phúc Kiến hơn Lý năm tuổi

Châu là một thành viên Quốc dân Đảng vào loại “gộc” của Đài Loan, được Diệm cho phép hoạt động trong chi bộ Quốc dân Đảng của Trần Y Lịnh, bí thư cơ quan Đại sứ quán Trung Hoa Dân Quốc tại Sài Gòn

Tọa từng bốn lần sang Đài Loan mừng thọ Tưởng Giới Thạch với tư cách khách mời; từng làm Bang trưởng Phúc Kiến tại Chợ Lớn; từng vượt biên sang Nam Vang tham gia bàn bạc chủ trương với Phái đoàn kinh tế Việt Nam do Quốc dân Đảng tổ chức năm 1958

Nhìn thấy “thiên tài” của Châu Trần Tọa đối với các hoạt động trong bóng tối, Lý Long Thân đã không tiếc tiền của để kéo Châu về dưới trướng. Sau vụ đảo chính Diệm - Nhu (11.1963), Mã Tuyên bị hất khỏi chức vụ Mại bản (compradore) của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, Lý đã xuất 2,5 triệu đồng của VINATEXCO để ký quỹ và vận động công ty Tứ Hải Nguyên xuất thêm 10 triệu đồng bảo lãnh cho Châu Trần Tọa trám vào chức vụ này. Có được Châu Trần Tọa, Lý Long Thân càng tha hồ phù phép để buôn tiền và hợp thức hoá các nguồn tài chính đen để đã giàu càng tiếp tục giàu thêm

ở mỗi công ty, nhà máy, cửa hàng, ngoài các ban bệ bình thường, Lý Long Thân đều đặt thêm các tai mắt tin cẩn giám sát công việc kinh doanh và tổ chức các chiến dịch, phi vụ trong bóng tối. Thực tế, mọi quyền điều khiển hoạt động kinh doanh, ngân quỹ đều do những kẻ ẩn danh này nắm giữ và báo cáo trực tiếp với Lý Long Thân

Trong khi đó, Lý tuyệt đối không cho con cái tham gia vào việc làm ăn. Hai người con trai lớn là Lee Poon Leung và Lee Sok Wah được Lý gửi vào Đại học Kowloon (Hồng Công) ăn học vì “thời thế đổi thay, không học không làm vua được mãi”

Một trong những lý do khiến Lý Long Thân chỉ quan hệ làm ăn với người ngoài dòng tộc là để khi cần thiết, vì quyền lợi y có thể “bán đứng” kẻ chung lưng đấu cật mà không hề thương tiếc. Ngày 1.11.1963, anh em Diệm - Nhu bị đảo chính. Trước khi bị bắt, Diệm - Nhu có trốn ở nhà Mã Tuyên ở Chợ Lớn

Anh em Diệm - Nhu bị thanh toán xong, Mã Tuyên cũng bị phe đảo chính truy nã gắt gao, phải trốn chui trốn nhủi. Ngày 6.11, Mã Tuyên trốn được tới nhà Lý Long Thân. Là cánh tay kinh tài của anh em Diệm chắc chắn Mã Tuyên sẽ không còn cơ hội thoát hiểm để tiếp tục làm ăn, cho nên sẽ chẳng còn tác dụng gì với Lý Long Thân. Lựa lời ngọt nhạt, Lý phân tích thiệt hơn và khuyên Mã Tuyên trốn sang Nam Vang

8 giờ tối, rời khỏi nhà Lý chưa được 300 mét, Mã Tuyên đã bị Cảnh sát chờ sẵn bắt đi. Để tránh tiếng phản bạn và những ánh mắt nghi ngờ từ cộng đồng người Hoa đổ về mình, ngày 26.11.1963, Lý Long Thân làm đơn gởi Đô trưởng Sài Gòn xin bảo lãnh cho Mã Tuyên ra Bệnh viện Grall (nay là Bệnh viện Nhi đồng II) chữa bệnh. Không ai biết Lý chạy chọt thế nào nhưng sau đó, đơn của Lý được chấp thuận. Tại bệnh viện Grall, cuộc thăm hỏi của Lý với Mã Tuyên chỉ diễn ra trong vòng vài phút. Mã Tuyên từ chối không thèm nhìn mặt Lý

Vụ việc trên cùng với khá nhiều hành vi ám muội khác của Lý bất ngờ bị tuần báo Hành động lôi tuột ra ánh sáng vào tháng 3.1964 trong suốt ba kỳ báo. Uy tín, nhân cách của một “ông vua” bị báo chí quật cho tơi tả. Cáu tiết Lý Long Thân đâm đơn kiện tờ Hành động ra Toà tiểu hình. Vụ kiện kéo dài gần năm tháng

Cuối cùng “tờ báo cỏn con” không chịu nổi sức ép từ hàng núi tiền do Lý ném ra, đành chịu thất kiện. Lý đưa ra điều kiện: hoặc đính chính hoặc phải “bồi thường danh dự” bằng một số tiền khổng lồ. Để tránh “cái chết” chắc chắn sẽ xảy ra, ngày 26.8.1964, tờ Hành động đành phải đăng bài đính chính

Công việc kinh doanh càng phát triển, Lý Long Thân càng thường xuyên phải xuất ngoại để mở rộng quan hệ. Mỗi lần xin đi, Lý lại một lần bị điều tra vì trong quá khứ, y có quá nhiều mối quan hệ mờ ám. Một lần nữa, Lý lại vung tiền mua khắp bộ máy ngụy quân ngụy quyền, từ Cảnh sát quận đến Toà áo đỏ (toà thượng thẩm). Đồng tiền của Lý phát huy tác dụng khá triệt để: Ngày 13.12.1966, Chư Ngọc Liễn - Phụ tá Tổng ủy viên An ninh đã ký giấy chấp nhận cho Lý Long Thân “bạch hoá hồ sơ”. Kể từ đó, “đương sự Lý Long Thân” trở thành một người “sạch sẽ”, không bị điều tra lôi thôi tốn thì giờ khi đứng đơn xin đi đâu hay làm bất cứ việc gì. Nhưng Lý vẫn chưa thoả mãn

Y lại tiếp tục vung tiền mua chuộc hai viên đại tá ngụy là Trần Văn Lâm - Tổng giám đốc Việt tấn xã và Tạ Văn Đức - sĩ quan Tổng cục tiếp vận Bộ tổng tham mưu để hai viên đại tá này ký giấy “bảo đảm cho bạn tôi, cam đoan chịu mọi trách nhiệm nếu đương sự có hành vi sai trái hoặc vi phạm luật pháp...”. Với sự bảo lãnh của hai viên sĩ quan cao cấp này, Lý Long Thân trở thành một “công dân lương thiện và đáng kính của xã hội”

6. Nhà tư bản cá mập

Càng giàu có, Lý Long Thân càng ra sức bóc lột công nhân. Thỉnh thoảng để chiều lòng ngụy quân ngụy quyền đang tìm mọi cách bắt lính, Lý lại vô cớ tuyên bố sa thải một số nam công nhân để đẩy họ vào lính. Theo thống kê, trong ba năm 1962 - 1964, vật giá ở Sài Gòn tăng 48%. Cũng trong ba năm đó, công nhân ngành dệt may của Lý phải tăng năng suất lao động lên gần gấp đôi. Công nhân dệt từ chỗ đứng 25 - 30 máy/ người phải tăng lên đứng 50 máy/ người. Chưa hết, khẩu phần ăn của họ còn liên tục bị cắt xén, phòng nghỉ xuống cấp không được tu bổ, điều kiện vệ sinh rất kém

Vậy nhưng suốt ba năm, Lý không hề tăng lương cho công nhân. Vì vậy, ở hai công ty VINATEXCO và VINATEFINCO, đình công đã liên tục xảy ra. Để phá các cuộc đình công, Lý đã sử dụng tên Tô Tấn Phiếu - một chuyên gia phá hoại nội bộ công nhân của Quốc dân Đảng do Châu Trần Tọa tiến cử

Trong khi mức lương giám đốc công ty chỉ 4 - 5.000 đồng/tháng, Lý đã trả cho Tô Tấn Phiếu tới 8.000, rồi 10.000, sau lên 15.000 đồng/tháng

Mỗi lần có nguy cơ nổ ra đình công tại các nhà máy công xưởng của Lý, Tô Tấn Phiếu lại cùng đám cò mồi đàn em tìm cách phát hiện chủ trương đấu tranh, nhận diện người cầm đầu và ban lãnh đạo báo cáo cho Lý

Trong các cuộc đình công, đám cò mồi cố tình gây ẩu đả, đập phá để Lý Long Thân có lý do trừng phạt công nhân, phá rã đấu tranh. Lý thường vu cho những người lãnh đạo là “Cộng sản nằm vùng”, tạo bằng chứng giả để đưa cảnh sát đến xưởng đàn áp bắt bớ

Nổi tiếng nhất là cuộc đình công đòi tăng lương, chống chủ đuổi công nhân cho ngụy quân chiếm nhà xưởng xảy ra đồng lúc ở cả VINATEXCO và VINATEFINCO, nổ ra ngày 29.12.1963

Theo đúng bài bản, Lý cố tình tránh mặt, chỉ đạo cho giám đốc các xưởng sản suất không nhận thỉnh nguyện thư vì “không đủ thẩm quyền”. Sau bốn ngày đấu tranh, công nhân đã tập hợp được hơn 1000 người đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ khá đông thợ thuyền các giới. Họ bắt giữ Triệu Diêu Đông - Cố vấn kỹ thuật của VINATEXCO và hai xưởng trưởng là Triệu Thọ Mậu và Trang Đinh làm con tin

Bàn ghế, kiện sợi, thùng phi được công nhân ném ra làm chướng ngại vật để chống lại sự đàn áp của cảnh sát do Lý Long Thân mời đến. Đến lúc nay, Lý mới hoảng sợ, hứa sẽ tăng lương nhưng chỉ tăng 4%. Công nhân không nhượng bộ. Ngày 8.1.1964, thêm hơn 1000 thợ của các công ty khác tiếp tục kéo đến ủng hộ và tiếp tế cho công nhân hai công ty đang đấu tranh. Hoảng sợ, Lý Long Thân liền viết đơn đề nghị chính quyền ngụy “dập tắt cuộc bạo loạn do Cộng sản xúi giục và lãnh đạo”

Ngày 17.1, một đại đội Cảnh sát dã chiến và một tiểu đoàn Quân cảnh trang bị súng ống, hơi cay, dùi cui xông vào VINATEXCO và VINATEFINCO đánh đập công nhân dã man, bắt đi hơn mười người. Liên tiếp những ngày sau, hai nhà máy đều bị cảnh sát bao vây, bắt thêm một số người nữa

Đến 21.1.1964, Lương Đệ, Tăng Bôi và toàn bộ đại diện công nhân đều bị bắt, các nhóm đấu tranh bị cô lập và tan rã trong khi Lý Long Thân vẫn không đáp ứng các yêu sách của họ...

Không chỉ tàn nhẫn với công nhân, Lý Long Thân còn nổi tiếng tàn bạo trong các cuộc cạnh tranh với những nhà doanh nghiệp khác. Ngày 12.5.1974, văn phòng công ty Đại Nam của Lý Long Thân nhận được điện của cơ sở ở nước ngoài báo tin: lúc 6 giờ sáng cùng ngày, tàu Viễn Đông đã rời cảng Stockholm (Thụy Điển) chở về Sài Gòn cho công ty X. 6000 tấn giấy gồm 4000 tấn giấy vở học sinh và 2000 tấn giấy in báo, đồng thời cũng cho biết luôn giá giấy trên thị trường thế giới. Đọc xong bức điện, Lý Long Thân nhanh chóng tính nhẩm ngay ra số lãi sẽ thu được, dù tàu giấy trên... không phải của y, và giấy cũng chưa bao giờ là ngành kinh doanh “mặn mòi” với Lý

Tức khắc, Lý quyết định nẫng tay trên món lợi. Y ra lệnh cho tất cả các cửa hàng dưới quyền mình hạ giá giấy 10%, riêng khu vực quanh Sài Gòn hạ tới 20%. Vài ngày trước khi tàu Viễn Đông cập bến, Lý lại ra lệnh hạ giá thêm 20% nữa, riêng khu vực cảng hạ tới 30% đồng thời đăng quảng cáo rầm rộ sẽ có hai tàu giấy từ Thụy Điển sắp về Sài Gòn với giấy tốt, giá rẻ

Thông tin của Lý quá ồn ào, giá bán giấy hạ quá đột ngột khiến tất cả các nhà in, các tờ báo, các nhà kinh doanh giấy đều lo ngại không dám tích trữ giấy, cũng không dám mua vào vì sợ không tiêu thụ được. Đích thân chủ công ty X. đi chào mời mua giấy nhưng đến đâu, ông ta cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu

Dã man hơn, Lý Long Thân còn chở giấy ra tận cầu cảng, phát không cho những người bán quà bánh, hàng rong mỗi người vài ba thếp trắng tinh

Tàu Viễn Đông về cảng Sài Gòn, ông chủ hãng X. ra đón thấy giấy trắng gói hàng vứt vung vãi xung quanh, ông ta quá sức ngạc nhiên. Hỏi, ông ta được những người bán hàng trả lời

- Giấy rẻ như cho, không gói quà thì để làm gì ?

Tàu Viễn Đông về nằm khan tại cảng suốt mấy ngày vẫn không tìm ra người mua giấy, ông chủ hãng X. ruột gan như muốn lộn tùng phèo. Đã vậy, hè đã đến, các cơ sở tiêu thụ lẻ cũng chẳng quan tâm mấy đến giấy vở vì không biết bán cho ai. Đúng lúc đó, người của công ty Đại Nam đến đặt vấn đề mua trọn số giấy của tàu Viễn Đông, dĩ nhiên là theo biểu giá đã hạ 50%

Lỗ nặng nhưng không bán không xong vì giấy ngoài thị trường càng ngày càng hạ giá, lại thêm tiền neo đậu bến bãi của tàu Viễn Đông càng ngày càng nhiều thêm, nhà tư sản ngành giấy đành phải gật đầu. Đã thua đơn lại thêm thiệt kép, ông ta còn phải chở giấy đến tận kho của Đại Nam mà không được tính thêm một xu tiền cước

Vậy là 6000 tấn giấy nhanh chóng chui vào kho của Lý Long Thân với giá còn rẻ hơn giá gốc, lại không tốn đồng chuyên chở nào. Chỉ dăm ba ngày sau, giá giấy lại dần dần nhích lên. Một số báo chí nhanh nhẩu khám phá ra rằng vụ “hai tàu giấy đang về Sài Gòn” chỉ là tin “bố láo”, lại càng khiến giấy tăng giá, đúng như bài bản mà Lý đã vạch

Khi hiểu ra toàn bộ cơn sốt tăng, giảm điên khùng giá giấy nói trên đều là trò phù thuỷ của “Vua” Lý Long Thân, nhà tư sản ngành giấy kia chỉ còn biết nước mắt lưng tròng và ngửa mặt than trời. Vụ “chó ăn xương chó” này - như cách gọi của báo chí Sài Gòn thời đó - càng khiến tên tuổi Lý Long Thân lừng lẫy, chứng tỏ quyền lực lũng đoạn kinh tế ghê gớm của y là không đối thủ

Nhưng, mọi thủ đoạn đều không giúp Lý Long Thân tồn tại được vĩnh viễn. Những binh đoàn quân giải phóng đã tiến thẳng vào Sài Gòn trưa ngày 30.4.1975, quét sạch toàn bộ bộ máy ngụy quân ngụy quyền Sài Gòn, quét luôn cả mọi tham vọng và thủ đoạn làm giàu bất lương của ông vua không ngai Lý Long Thân

Biết không còn đất sống cho những thủ đoạn lọc lừa, ngay sau giải phóng, Lý đã cùng sáu người khác mua thuyền vượt biên và bị bắt tại Bến Tre. Và chính lúc đó, mọi quyền hành, mọi thế lực hống hách đều biến mất, Lý trở lại đúng với bản chất một kẻ trọc phú - giàu tiền của nhưng nghèo sĩ khí. Trước khi cánh cửa buồng tạm giam khép lại, Lý đã nước mắt nước mũi chảy dài và gào toáng lên

- Cho tôi ra, cán bộ ơi, cho tôi ra. Tiền của tôi còn nhiều lắm !

Cũng như nhiều nhà tư sản mại bản khác, sau đợt cải tạo công thương nghiệp, Lý Long Thân đã ra nước ngoài định cư, sống nốt quãng đời còn lại

Hình như ở một góc nào đó trên đất Mỹ xa xôi, ông già Lý Long Thân, đã lẫn đi nhiều, vẫn xoè đôi tay nhìn đường đời đan chằng chịt dọc ngang trên đó và lẩm bẩm

- Qua mất rồi... Hết tất cả rồi !
 
Top