What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vận động chính sách phát triển công nghiệp

thoidaianhhung

Administrator
Việt Nam cần có ngành công nghiệp vi mạch​

- Ý kiến của các chuyên gia đến từ nhiều nước cho rằng VN cần xây dựng ngành công nghiệp vi mạch, trong hội nghị về công nghệ vi mạch được tổ chức trong hai ngày (17-18.6) tại TPHCM do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức.

Nhà máy chip 200 triệu USD ?


TS.Phạm Bá Tuân - Phó GD Cty EM Microelectronic (Thụy Sĩ) - đề xuất: “Ngành bán dẫn và các chuỗi cung ứng liên quan sẽ giúp VN chuyển từ nền công nghiệp mang nặng tính lao động sang nền công nghiệp kỹ thuật cao. VN có thể xây dựng một nhà máy sản xuất chip công nghệ 180 nanomet với chi phí khoảng 200 triệu USD”. Theo ông Tuân, nhà máy này phải có khả năng sản xuất ra khoảng từ 400 - 600 chip mỗi năm và hướng tới mục tiêu doanh thu 100 triệu USD.

Dư luận về dự án nhà máy sản xuất chip tại VN đã được lan truyền trong giới vi mạch thời gian qua. Một nguồn tin cho rằng, TCty Công nghiệp Sài Gòn đang hoàn thành dự án trình Chính phủ. Nhà máy này sẽ đảm nhận việc sản xuất chip phục vụ cho việc chuyển đổi từ thẻ chứng minh nhân dân và hộ chiếu thường sang thẻ điện tử theo lộ trình của Chính phủ. Theo ông Tuân, tuổi trung bình của dân số VN là 26,4 tuổi, trẻ hơn tất cả các quốc gia, lãnh thổ tại Châu Á có ngành công nghiệp vi mạch hùng mạnh.

"Lời khuyên" từ các chuyên gia

GS - TS Rino Choi (ĐH Inha, Hàn Quốc) dẫn lại bài học từ Hàn Quốc: Năm 1960 GDP/đầu người tại Hàn Quốc chỉ có 79USD. Tuy nhiên, với quyết tâm theo đuổi ngành công nghiệp mũi nhọn chiến lược, ngành bán dẫn Hàn Quốc từ chỗ chỉ chiếm 2,9% trong tổng GDP năm 1990 đã tăng lên 19,4% vào năm 2000. Ngày nay, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia số 1 về chip nhớ trên thế giới với tổng giá trị tiêu thụ 25,4 tỉ USD, chiếm 43,1% thị phần toàn cầu.

Theo GS Choi, quá trình theo đuổi ngành bán dẫn của Hàn Quốc diễn ra với một chủ trương bền bỉ, nhất quán từ chính phủ tới DN trong suốt 50 năm qua, luôn đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, nhờ đó mới có được thành quả như ngày hôm nay. Ông nhấn mạnh 4 yếu tố để khởi đầu cho ngành công nghiệp chế tạo chip tại VN: 1 - Nguồn vốn: Hợp tác với các đối tác nước ngoài. 2 - Công nghệ: Đầu tư cho R&D và đào tạo. 3 - Quản lý: Tuyển kỹ sư từ các nước. 4-Thị trường trong nước: Phải có sự hỗ trợ có hệ thống từ chính phủ.

Sự khẳng định bước đầu về việc xây dựng ngành công nghiệp vi mạch tại VN đã được ông Đỗ Văn Lộc - Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ KHCN - xác nhận: “Chip sẽ là sản phẩm công nghệ chủ lực của VN trong 5 năm tới”. Tuy nhiên, vấn đề tại VN mỗi khi bàn thảo thực hiện những dự án lớn chính là: Thiếu sự quyết đoán và nhất quán; nhiều lời bàn ra tán vào; thấy có lợi là nhiều đơn vị khác nhảy vào cuộc xin xỏ dự án xảy ra tình trạng vun vén lợi ích nhóm xé nát quy hoạch ngành và phân tán nguồn lực từ vốn đầu tư, chính sách đến nguồn nhân lực.

Chủ tịch Samsung trước đây từng tuyên bố thâm nhập vào lĩnh vực chế tạo chip thì có rất nhiều sự phản đối, nhưng ông vẫn quyết đoán thực hiện, nhờ đó mới có một Samsung hùng mạnh về chip nhớ như ngày nay. Hãng Hyundai cũng đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào lĩnh vực này.

GS Hiroshi Ochi (Nhật Bản) lại đưa ra một hướng tiếp cận khác đi đến thành công của ngành bán dẫn tại Đài Loan: Đưa nhân tài đào tạo tại Mỹ thâm nhập vào nền công nghiệp bán dẫn của Mỹ. Theo ông Phạm Bá Tuân, chiến lược xây dựng ngành sản xuất chip tại VN sẽ thúc đẩy công tác đào tạo nguồn nhân lực. Từ đó mới có thể hấp dẫn các Cty bán dẫn nước ngoài đầu tư, qua đó chuyển giao kỹ thuật công nghệ
 
Nền công nghiệp điện tử và ôtô sẽ ra sao ?​

Báo chí bàn luận rằng công nghiệp ôtô của ta có nguy cơ phá sản. Tôi cho rằng chương trình xây dựng công nghiệp điện tử và công nghiệp ôtô Việt Nam đã phá sản

Sự phá sản đã được báo trước từ hơn chục năm trước (chí ít với công nghiệp điện tử, mà người viết đã có cơ hội được thảo luận khoảng 15-20 năm trước)

Chương trình công nghiệp lỗi thời, không phù hợp với sự phát triển của thế giới là nguyên nhân chính của sự phá sản. Khi thấy chương trình phát triển ngành ôtô cũng dựa trên cùng tư duy, thì việc dự đoán sự phá sản là không khó, bất chấp những nỗ lực (đáng tiếc là không phù hợp với thời cuộc và rất có thể bị các nhóm lợi ích chi phối) nhiều loại khác nhau từ ưu đãi thuế, tiêu chuẩn nội địa hoá...

Quá trình sản xuất các thiết bị điện tử, các sản phẩm cơ khí phức tạp là một quá trình phân công quốc tế tinh vi. Không một công ty nào sản xuất bất cứ thứ gì từ A tới Z cả

Các tổ chức tập hợp với nhau thành một mạng lưới, từ thiết kế, sản xuất các bộ phận, các bán thành phẩm, đến lắp ráp, phân phối, bảo hành. Có thể có hàng trăm công ty (hay nhà cung cấp) tham gia vào mạng tinh tế này mà thuật ngữ chuyên môn gọi là “chuỗi cung”. Mỗi tổ chức là một mắt xích trong chuỗi cung đó và tạo ra giá trị gia tăng riêng của mình. Toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp hiện đại đều xảy ra như vậy từ nhiều chục năm nay

Mỗi nước có chiến lược phát triển công nghiệp (thành văn hay không thành văn) đều hướng các công ty của mình tích hợp sâu vào các “chuỗi cung” đó, chiếm lấy các mắt xích cụ thể nào đó phù hợp với mình và tạo ra giá trị gia tăng với chi phí thấp (tức là làm ăn có hiệu quả) và cố gắng chiếm được các mắt xích có giá trị gia tăng càng cao càng tốt

Như thế, các công ty len được vào các mắt xích đó thường được chuyên môn hoá rất cao, sản xuất một nhóm sản phẩm phục vụ cho các nhà cung cấp khác trong các mắt xích khác của các chuỗi cung khác nhau. Sự hợp tác và phân công lao động quốc tế ở quy mô cao. Thị trường của các công ty như vậy phải là thị trường toàn cầu hay khu vực chứ không chỉ nhắm vào thị trường nội địa (trừ các thị trường nội địa lớn của các nước như Trung Quốc hay Ấn Độ)

Chính vì thế, tư duy cũ kỹ, lỗi thời về mong muốn có ngành điện tử mạnh, sản xuất từ linh kiện thụ động (điện trở, tụ, mạch in) đến các linh kiện bán dẫn, đến thiết kế chế tạo các thiết bị điện tử hoàn chỉnh là đặc trưng của các nhà hoạch định chính sách công nghiệp điện tử (15-20 năm trước). Tôi còn nhớ, các chuyên gia UNIDO thời đó đã cảnh báo các nhà hoạch định quy hoạch công nghiệp của ta về nguy cơ sai lầm “mong muốn cháy bỏng để làm chủ” dẫn đến những “tham vọng” vô căn cứ, chắc chắn thất bại

Quy hoạch công nghiệp ôtô về cơ bản cũng xuất phát từ cùng tư duy cổ lỗ như vậy của những người có quyền quyết định chính sách công nghiệp. Người ta nói quá nhiều về cụm công nghiệp về công nghiệp phụ trợ, nhưng tôi e rằng những người nói nhiều lại không hiểu cái cốt lõi đơn giản của các chuỗi cung, của sự hội nhập và phân công lao động quốc tế.
Chính sách công nghiệp phải tạo điều kiện, khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi cung toàn cầu và leo lên các mắt xích có giá trị gia tăng cao hơn

Thay vào đó chiến lược phát triển công nghiệp của chúng ta lại hướng theo sản phẩm: loại ôtô này, loại xe cơ giới khác; đặt ra tỷ lệ “nội địa hoá” bằng này và bằng nọ. Ưu đãi thuế cũng theo tư duy như vậy. Và hậu quả thất bại là hiển nhiên bởi vì các phương hướng như thế chẳng ăn nhập gì với các chuỗi cung hiện có trên thế giới

Và tất cả các nhà “đầu tư”, dẫu là nhà đầu tư nước ngoài hay trong nước, đều tìm cách vận động sao cho chính sách có lợi nhất cho mình. Hứa làm những điều mà một số cơ quan chính phủ rất thích nghe (chuyển giao công nghệ, tăng tỷ lệ nội địa hoá…), nhưng khó có thể thực hiện được. Hàng loạt các liên doanh hay công ty 100% vốn nước ngoài ra đời, rồi tất cả đều chuyển thành công ty 100% vốn nước ngoài

Thị trường nước ta có tiềm năng lớn, nhưng thực sự thị trường hiện tại không lớn. Tất cả chỉ nhắm vào lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh để tiêu thụ trong nước (thay vì khuyến khích các công ty sản xuất một số loại bộ phận chủ yếu để cung cấp cho các chuỗi cung tương ứng ở nước ngoài và trong nước, tức là xuất khẩu phần lớn các bán thành phẩm, thì cách làm hiện nay lại hướng đến sản phẩm cuối cùng). Đấy là sai lầm mấu chốt của các hoạch định công nghiệp của Việt Nam

Khi những điều khoản của các cam kết quốc tế của Việt Nam có hiệu lực (thí dụ về bán buôn, bán lẻ và dịch vụ) thì các công ty trước kia hứa rất nhiều sẽ chấm dứt sản xuất và thuần túy nhập sản phẩm của chính họ (được sản xuất ở nơi khác) về tiêu thụ ở nước ta

Nhiều người đã cảnh báo trước sự phá sản của sự quy hoạch công nghiệp lỗi thời như vậy. Đáng tiếc tiếng nói của họ không được lắng nghe và sự phá sản của các quy hoạch như vậy là chuyện dễ hiểu. Các doanh nghiệp Việt Nam chẳng len nổi vào mắt xích nào của chuỗi cung. Buồn và tiếc, nhưng tư duy nào hậu quả ấy

Nguyễn Quang A
 
Thu hút đầu tư công nghệ cao: Từ những đề xuất bị từ chối​

Trong vòng hai tuần, Chính phủ có văn bản không chấp thuận các đề xuất về ưu đãi của hai nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực công nghệ cao

Tuần trước, Chính phủ đã có công văn chỉ đạo UBND tỉnh Bắc Ninh xem xét, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Nokia để thành lập Công ty TNHH Nokia Việt Nam với mục tiêu chính là sản xuất, gia công và lắp ráp điện thoại di động tại khu công nghiệp VSIP, Bắc Ninh

Tuy nhiên, thay vì cấp phép cho Nokia theo hình thức một dự án công nghệ cao như đề xuất của tập đoàn này, Chính phủ yêu cầu tỉnh Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho theo các qui định ưu đãi hiện hành đối với doanh nghiệp chế xuất, khi nào doanh nghiệp đủ điều kiện công nghệ cao thì sẽ đăng ký để cấp ưu đãi theo doanh nghiệp công nghệ cao

Tuần này, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng có văn bản yêu cầu UBND Tp.HCM hướng dẫn tập đoàn First Solar thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai khi triển khai dự án đầu tư sản xuất pin mặt trời tại Việt Nam theo đúng quy định hiện hành

Văn bản này được ban hành để phúc đáp đề xuất trước đó của UBND Tp.HCM về việc miễn tiền thuê đất cho dự án này

Thông điệp ở đây là khá rõ ràng: Chính phủ muốn nhất quán các chính sách ưu đãi đầu tư, thay vì chấp thuận các đề xuất riêng lẻ của các tỉnh thành nhằm thu hút các nhà đầu tư, để không tạo ra những tiền lệ!

Nhiều năm qua, các tỉnh thành đã tìm mọi cách “vận dụng” các chính sách hiện hành để đưa ra ưu đãi cao nhất cho nhà đầu tư. Đối với những dự án đặc biệt cần áp dụng những ưu đãi “vượt khung”, cách làm “an toàn” nhất của các tỉnh thành là trình lên Chính phủ xin chấp thuận như là những trường hợp ngoại lệ

Trở lại với trường hợp của Nokia, nếu được hưởng ưu đãi như doanh nghiệp công nghệ cao, nhà đầu tư này sẽ được hưởng thuế suất thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là 10% trong vòng 15 năm, trong đó 4 năm đầu được miễn thuế (0%) và 9 năm tiếp theo được giảm 50% (còn 5%)

Ngoài ra, nhà đầu tư còn được miễn thuế nhập khẩu cho máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển chuyên dụng (trên 24 chỗ) nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên vật liệu xây dựng tài sản cố định trong nước chưa sản xuất được…

Trong khi đó, đối với doanh nghiệp chế xuất, thuế suất thu nhập doanh nghiệp sẽ là 20% trong vòng 15 năm, trong đó có 2 năm đầu được miễn thuế và 4 năm tiếp theo được giảm 50% (còn 10%)

Với các dự án quy mô nhỏ, lợi nhuận ít, các ưu đãi này đôi khi không có nhiều ý nghĩa đối với nhà đầu tư. Nhưng với một dự án có vốn đầu tư lên tới 200 triệu Euro như Nokia, sự khác biệt giữa “doanh nghiệp công nghệ cao” và “doanh nghiệp chế xuất” là rất đáng kể

Theo nguồn tin của VnEconomy, trước đây một số nhà đầu tư tại Bắc Ninh, dù chỉ đầu tư vào các khu công nghiệp thông thường nhưng cũng đã được tỉnh này chấp thuận cho hưởng ưu đãi dành cho doanh nghiệp công nghệ cao

Cũng cần nhắc lại là hồi đầu năm, tỉnh Bắc Ninh đã có công văn đồng ý hỗ trợ tiền thuê đất hàng năm cho phần diện tích 17,25 ha mà Nokia thuê lại của Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh cho toàn bộ thời gian hoạt động của nhà máy

Đây chính là một ưu đãi rất đặc biệt mà nhiều nhà đầu tư khác đã và đang đề xuất, trong đó có First Solar. Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp như First Solar đưa ra đề xuất này; họ có lẽ cũng đã “nhìn trước ngó sau” để tìm các tiền lệ làm căn cứ cho đề xuất của mình

Vấn đề là ở chỗ ưu đãi ở mức nào là vừa đủ để thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài đồng thời không phải phá rào ưu đãi ?

Quyết định là không dễ dàng vì ngoài Việt Nam, các quốc gia khác cũng đang trải thảm đỏ để chào đón các dự án công nghệ cao

Ông Fred Burke, luật sư thuộc công ty Baker&McKenzie khi bình luận về các dự án của Nokia và First Solar đã nói rằng Việt Nam “đang đứng ở ngã ba đường, khi mà những nhà sản xuất quốc tế đang cần tìm một ngôi nhà mới để thiết lập những nhà xưởng của tương lai và chúng ta có thể nắm lấy cơ hội này hoặc để tuột mất nó”

Thông điệp mà vị chuyên gia có hàng chục năm kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam này muốn gửi gắm là muốn thu hút các dự án công nghệ cao thì không có cách nào khác là tiếp tục đưa ra các ưu đãi

“Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành công nghiệp có sức hấp dẫn nhất sẽ được theo đuổi bởi các chính phủ nước chủ nhà ở bất cứ nơi nào trên thế giới”, ông nói, nhấn mạnh rằng những ưu đãi tài chính hiện nay cho các ngành công nghiệp “công nghệ cao” là quá hẹp để các dự án đầu tư nước ngoài sinh lợi nhiều nhất có thể đến Việt Nam

“Các nhà đầu tư thường không thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi họ quyết định đầu tư tại nơi nào khác sau khi ngắm nghía Việt Nam”, ông ví von, đại ý có rất nhiều lựa chọn cho các nhà đầu tư, nhất là trong thời điểm thị trường vốn đang “nghiêng ngả” như hiện nay
 
Top